Tin Việt Nam – 14/11/2018
Lái xe bị công an sách nhiễu
vì dán decal ủng hộ lái xe Lê Ngọc Hoàng
Sáng 13/11, bà Ngô Oanh Phương cho biết bà đang đậu xe uống cà phê thì nhiều công an, cảnh sát giao thông vây quanh xe và đòi phải xuất trình giấy tờ.
Bà Phương yêu cầu phía cảnh sát giao thông trình bày lý do nhưng không nhận được phản hồi.
Thông báo sự việc trên trang Facebook cá nhân, bà Phương cho rằng bà “đang bị làm khó vì dán decal” trên thân xe với nội dung: “Đề nghị trả lại sự công bằng cho lái xe Lê Ngọc Hoàng”.
Trên Facebook, bà Phương cáo buộc hàng chục lực lượng công an, cảnh sát giao thông vây xe, không cho bà rời đi.
Vụ xe Innova đi lùi: ‘Đừng biến mọi người có thể thành tội phạm’
Vụ Lion Air: Đã bắt được tín hiệu hộp đen?
Máy bay quân sự rơi ở Nghệ An khiến hai phi công tử nạn
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh và tài xế Huỳnh Long sau đó có mặt tại nơi xảy ra vụ việc và đã quay trực tiếp lại một số cảnh tranh chấp.
Ông Danh và ông Long hỏi phía lực lượng an ninh về việc bà Phương có bất cứ vi phạm gì thì phía lực lượng an ninh không phản hồi.
Bà Phương và hai sau đó lái xe rời đi mà không gặp bất kỳ sự cản trở gì.
Bà Ngô Oanh Phương là một trong nhiều tài xế trên cả nước dán decal hoặc treo băng rôn tỏ quan điểm ủng hộ ông Lê Ngọc Hoàng, người đã bị tuyên án 6 năm tù giam trong vụ tai nạn tại Thái Nguyên vào tháng 11 năm ngoái.
Hiện Tòa án Nhân dân Tối cao đã rút hồ sơ vụ án.
Sáng 13/11 cũng trong lúc bà Phương đang bị lực lượng an ninh cản trở, Chánh án TAND Nguyễn Hòa Bình trả lời với báo giới về những diễn biến mới nhất về vụ án.
Ông cho biết tòa đã yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ “nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc và thời gian nghiên cứu trong khoảng một tuần,” theo báo Tuổi Trẻ.
Ông Bình nói có nhiều nội dung được nêu ra trong quá trình tranh tụng nhưng chưa được giải quyết như thiết bị an toàn của xe container, điểm va chạm đầu tiên, tốc độ lùi của xe Innova…
“Tinh thần là thận trọng, khách quan. Nếu tòa án các cấp đã đúng thì ta tôn trọng, nếu sai thì phải sửa. Yêu cầu đặt ra là đánh giá phải hết sức khách quan và khoa học,” ông Bình nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46194789
Quảng Ngãi khởi tố vụ án
một kỹ sư bị đánh do tố cáo sai phạm
Công an thành phố Quảng Ngãi ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích một kỹ sư phụ trách trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi do tố cáo những sai phạm của dự án vừa nêu.
Truyền thông trong nước, vào ngày 14 tháng 11 cho biết kỹ sư có tên viết tắt L.T.Đ, là cán bộ Ban Quản lý dự án gói thầu A3, đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi viết đơn gửi đến Bộ Giao Thông-Vận Tải và Trưởng ban Tổ chức Trung ương để tố cáo sai phạm của lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi.
Những sai phạm trong đơn tố cáo của kỹ sư L.T.Đ bao gồm chỉ định thầu sai luật, trù dập cán bộ, không minh bạch trong vấn đề điều chuyển nhân sự và có dấu hiệu tham nhũng.
Báo giới dẫn lời của kỹ sư L.T.Đ cho biết ông và gia đình thường xuyên bị đe dọa an nguy tính mạng kể từ sau khi viết đơn tố cáo tiêu cực trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi.
Vào trung tuần tháng 4 năm 2018, kỹ sư L.T.Đ bị dàn xếp một cuộc đánh ghen tại khách sạn ở thành phố Quảng Ngãi và bị hành hung, với kết quả giám định 0, 9% thương tích.
Công an thành phố Quảng Ngãi quyết định khởi tố vụ án hình sự gây thương tích đối với kỹ sư L.T.Đ.
Cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi ngay sau khi đưa vào sử dụng bị phát hiện nhiều hư hỏng khiến công luận chất vấn về chất lượng công trình.
Truyền thông quốc nội ghi nhận nhiều trường hợp tố cáo tham nhũng thường xuyên bị trù dập, đe dọa, trả thù trong nhiều năm qua tại Việt Nam, nhưng hầu như những người tố giác tham nhũng chưa được một cơ chế bảo vệ hữu hiệu.
Khiếu nại, tố cáo của người dân tăng
liên quan đến cán bộ
Sáng 14/11, tại buổi báo cáo Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2018 của Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết số đơn khiếu nại, tố cáo của người dân năm 2018 cao hơn năm 2017, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức nhà nước.
Cụ thể, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo tăng 11,8%; tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo tăng 4,7% nhưng số lượt đoàn đông người không tăng so với năm 2017. Nhiều vụ việc người dân khiếu nại không được giải quyết nên họ chuyển qua tố cáo. Các vụ khiếu nại, tố cáo đông người chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai.
Theo báo cáo, các cơ quan hành chính Nhà nước đã giải quyết 27.583 vụ việc khiếu nại, tố cáo, đạt tỷ lệ 83,7%. Thực hiện 1.326 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại 2.201 cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hiện 533 đơn vị có vi phạm, kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm 470 tổ chức, 901 cá nhân, xử lý kỷ luật 14 cá nhân.
Tổng thanh tra chỉ ra tình trạng cán bộ lạm dụng quy định nhà nước thu hồi đất của dân nhưng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không thỏa đáng, thiếu công khai, minh bạch, công bằng.
Ông nói thêm rằng “một số thế lực đã lợi dụng tình hình khiếu nại, tố cáo để lôi kéo, kích động công dân tụ tập đông người hoặc có hành vi quá khích làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, tác động tiêu cực vào tâm lý của cán bộ, nhân dân.”
Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu báo cáo cụ thể việc giải quyết 511 khiếu nại, tố cáo phức tạp tồn đọng.
Dân Thủ Thiêm đòi cụ thể
nhưng chính quyền đưa phương án ‘mơ hồ’
Sáng 14/11, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh lại gặp dân ba phường An Lợi Đông, Thủ Thiêm và An Khánh thuộc dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp đền bù hợp ý cả hai phía.
Đây là lần thứ ba liên tiếp trong vòng hai tháng qua lãnh đạo thành phố gặp dân Thủ Thiêm.
“Chỉ những người có thư mời mới được vào bên trong Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận 2 để gặp lãnh đạo thành phố, theo truyền thông Việt Nam.
Nhiều người dân không được vào đã đứng ngoài căng biểu ngữ, băng rôn với nội dung “Cả năm phường quận 2 đều không nằm trong quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm”.
Bà Thùy Dương, một người dân Thủ Thiêm, nói với BBC rằng có xô xát giữa “một nhóm mặc thường phục” với những người dân Thủ Thiêm không được vào hội trường.
“Dân đòi cụ thể – Lãnh đạo mơ hồ”
“Cuộc gặp sáng 14/11 của lãnh đạo thành phố với dân Thủ Thiêm chưa đi đến kết quả gì. Họ chỉ ghi nhận ý kiến của người dân đòi lại 160 ha tái định cư đã bị giao cho 51 doanh nghiệp,” Nguyễn Thùy Dương, một người dân Thủ Thiêm nói với BBC hôm 14/11.
Thùy Dương là người phụ nữ “ném giày” trong cuộc họp của bà ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm với dân Thủ Thiêm hồi tháng 10 gây xôn xao dư luận.
“Dân đòi rõ ràng, thiết thực như trả nhà, đất như cũ, trừng trị quan chức sai phạm. Họ không cần bất kỳ phương án nào khác.”
‘Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa’
Công bố ‘nhiều sai phạm’ trong quy hoạch KĐT Thủ Thiêm
Vụ Thủ Thiêm: ‘Dân mất, chính quyền cũng mất’
Mất hay không có bản đồ Khu đô thị Thủ Thiêm?
“Nhưng thành phố lại mập mờ, đưa ra 10 phương án cũ mà người dân không thèm quan tâm vì không liên quan gì đến quyền lợi của họ.”
“Mong rằng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tôn trọng quyền thương thượng và quyền quyết định của người dân nhanh chóng giải quyết vụ việc.”
“Vì nếu kéo dài thời gian, Khu đô thị mới Thủ Thiêm nói riêng và quận 2 nói chung sẽ hóa thành một đầm lầy khó lòng cứu chữa,” bà Thùy Dương nói với BBC từ Sài Gòn.
“Lấy cả đất ngoài khu đô thị TT để giao doanh nghiệp”
Cũng theo bà Dương, “đại án Thủ Thiêm” thực chất không chỉ liên quan đến dân năm phường thuộc quận 2 – những người đang đấu tranh đòi lại 160 ha đất mà chọ cho là bị thu hồi sai.
“Sai phạm ở Thủ Thiêm còn liên quan đến ba phường khác, là Cát Lái, An Phú, Thạnh Mỹ Lợi. Đây là ba phường không liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm,” bà Dương nói.
“Trong đó, sai phạm nghiêm trọng nhất là ở phường Cát Lái và An Phú.”
“Vấn đề đã nghiêm trọng hơn. Vì họ biết đáng ra họ được tái định cư trong khu 160ha ở trung tâm chứ không phải bị đẩy đi tái định cư ở các phường khác nhau xa trung tâm khoảng 20 km.”
Cũng theo bà Dương, nhiều phần đất tại ba phường này bị thành phố thu hồi, nói là dùng để tái định cư, nhưng thực chất giao cho doanh nghiệp, hoặc không xác định được đã dùng vào việc gì.
“Trong 90 ha đất lấy của phường An Phú, thành phố giao 60 ha cho các doanh nghiệp như Trần Thái, Keppel Land. Trong 30 ha còn lại, họ chỉ dùng 5 ha để tái định cư cho dân. Còn lại 25 ha mất, giờ chưa xác định được mất ở đâu?”
“Riêng ở phường Cát Lái, thành phố lấy 50 ha đất để tái định cư cho dân Thủ Thiêm, nhưng trên thực tế tái định cư không được 10 ha. Phần còn lại giao cho ai?” bà Dương đặt câu hỏi.
‘Khó sửa được như cũ’
Ông Nguyễn Hồng Điệp, trưởng ban tiếp dân của thành phố, nói “Sau nhiều năm rồi, tất cả khó mà sửa lại được y như cũ”.
Về vấn đề này, bà Thùy Dương nói với BBC nói rằng “như cũ” tức là “thành phố cần tái định cư cho dân đúng chỗ cũ, nền cũ, diện tích cũ. Sau đó bồi thường chi phí xây cất, thưa kiện và xử lý quan chức sai phạm”.
Tuy nhiên bà nói “sợ rằng đất đã bị bán trước khi cưỡng chế”.
Ông Điệp nói trong buổi tiếp dân sáng 14/11 rằng ‘mong bà con có gì có thể tha thứ thì rộng lòng tha thứ”, và rằng không có sự hợp tác thì không thể giải quyết được.
Ông Điệp cũng nói sau Tết âm lịch phải giải quyết để người dân có chỗ ở ổn định.
“Kết luận thanh tra 1483 là do Thủ tướng giao”
Một trong những phát biểu đáng chú ý của ông chủ tịch Nguyễn Thành Phong liên quan đến kết luận 1483 của Thanh tra Chính phủ về khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ông Phong khẳng định Thủ tướng đã chỉ đạo giao thành phố triển khai thực hiện kết luận này. Sau đó thành phố đã có kế hoạch 821 triển khai thực hiện và lắng nghe người dân để hoàn thiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư.
Kết luận 1483 cho hay khu 4,3 ha nằm ngoài ranh quy hoạch, mang lại hi vọng lấy lại đất cho chín hộ dân thuộc khu này.
Tuy nhiên nhiều người dân Thủ Thiêm cho rằng đây chỉ là kết luận nội bộ chứ Thủ tướng chưa hề cho thanh tra toàn diện khu Thủ Thiêm. Và rằng hơn 160ha của toàn bộ năm phường ở quận 2 ngoài ranh chứ không phải chỉ 4,3 ha.
Ông Phong cũng hứa sẽ “báo cáo lại” kiến nghị của người dân về việc “còn bốn khu phố nữa cũng nằm ngoài ranh”.
“Liên quan 160ha tái định cư, quá trình rà soát xem xét lại, trên nguyên tắc cái nào sai phải sửa, liên quan trách nhiệm của ai thì phải xử lý”, ông Phong được dẫn lời trên báo Tuổi Trẻ.
Ông Phong lý giải phàn nàn của người dân về việc thành phố ‘chần chừ’ trong bồi thường cho các hội khiếu nại, rằng “phải để thành phố nghiên cứu xem xét trên cơ sở pháp luật”.
Các ý kiến của người dân Thủ Thiêm đưa ra trong cuộc họp chủ yếu nói về tình hình sai phạm liên quan đến thu hồi và đền bù tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Các vụ thu hồi đất sai rất đa dạng, ví dụ trường hợp của bà Mê Linh, phường An Lợi Đông, quận 2, cho biết nhiều thế hệ của một gia đình cùng sinh sống trên khu đất rộng, nhưng khi di dời bị gộp lại thành một khẩu và chỉ đền bù một suất tái định cư.
Hay trường hợp bà Nguyễn Thị Cẩm Mỹ (ngụ phường An Lợi Đông) cho biết nhà bị cưỡng chế năm 2009 và không hề được bồi thường một đồng nào vì bị cho là “nhà không số”.
Hoặc trường hợp bà bà Lê Thị Bạch Tuyết nói nhà bà 56 m nhưng bị ép xuống còn 36 m. Bà không đồng ý nhưng bị ‘cưỡng chế’ rồi tiền đền bù cho bà được gửi vào ngân hàng, mức 18 triệu đồng/m2 trong khi đất nhà bà được chính quyền bán với giá 350 triệu đồng/m2.
Bà Trần Thị Mỹ (77 tuổi, ngụ phường An Khánh) nói bà đã có 14 năm đi khiếu kiện, nêu vấn đề thành phố thu hồi lố hơn 800ha đất 5 phường. Vấn đề chỉ ‘lòi’ ra sau khi dân đọc danh sách bồi thường của thành phố.
Cũng theo bà Mỹ, chính quyền đã tự thay đổi hồ sơ thiết kế được duyệt ban đầu khi đẩy dân 5 phường đi tái định cư ở nhiều phường khác nhau, cách xa trung tâm thành phố tới gần 20 km.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm được phê duyệt quy hoạch đã gần 20 năm, kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế, chi gần 30.000 tỷ đồng bồi thường, tái định cư, 15.000 hộ dân bị di dời, nhưng tới nay vẫn chưa thành hình.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46204894
Quân đội chỉ đạo
hạn chế Pháp Luân Công tại Việt Nam
Vừa qua, Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị Việt Nam, vừa đưa ra một văn bản chỉ đạo các phòng ban về việc theo dõi, kiểm soát, hạn chế hoạt của Pháp Luân Công.
“Những văn bản gây nên sự sách nhiễu”
Văn bản của Cục tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đề ngày 23 tháng 8 năm 2018, do Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục tuyên huấn ký tên đóng dấu.
Cụ thể văn bản được chụp lại nêu ra rằng Pháp Luân Công thời gian gần đây đã có những hoạt động mang màu sắc chính trị, phá hoại an ninh… văn bản cho rằng Pháp Luân Công mang màu sắc chính trị đối lập dưới dạng rèn luyện sức khỏe, tu sữa tâm linh. Cục tuyên huấn còn cho rằng Pháp Luân Công lợi dụng yếu tố tâm linh nhằm lôi kéo quần chúng, đảng viên, quân đội cùng tham gia.
Qua những yếu tố vừa nêu, Cục tuyên huấn chỉ đạo các cơ quan chính trị các cấp định hướng cán bộ công chức cùng người thân không tham gia Pháp Luân Công và các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp khác (tổ chức tôn giáo không do nhà nước kiểm soát).
Cục Tuyên huấn cũng cho rằng cần có biện pháp ngăn chặn quần chúng theo Pháp Luân Công và các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp khác trở thành cực đoan, chống đối chính quyền? Ngoài ra phải xử lý nghiêm những người cầm đầu.
Những cái đó chỉ là thông tin cục bộ, vì những chỉ đạo liên quan pháp luật hay hiến pháp thì phải công khai toàn dân mới được công nhận. Những văn bản như vậy theo tôi như luật rừng.
-Lương Nhất Thế
Văn bản cũng yêu cầu báo chi do nhà nước kiểm soát phải tuyên truyền sự nguy hại của Pháp Luân Công và các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp khác.
Đặc biệt Cục tuyên huấn còn chỉ đạo “Lực lượng 47”phải phản bác kịp thời thông tin trên internet và mạng xã hội cho rằng Pháp Luân Công là rèn luyện sức khỏe và tu sữa tâm linh!?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Anh Lương Nhất Thế, học viên Pháp Luân Công tại Vũng Tàu đưa ra nhận định về văn bản chỉ đạo của Cục Tuyên Huấn:
“Những văn bản như vậy là văn bản mật, nó không được công khai ra ngoài, chỉ là trong những buổi họp chi bộ. Em thấy những cái đó chỉ là thông tin cục bộ, vì những chỉ đạo liên quan pháp luật hay hiến pháp thì phải công khai toàn dân mới được công nhận. Những văn bản như vậy theo tôi như luật rừng.”
Một học viên Pháp Luân Công khác tại Sài Gòn, Bác sĩ Minh Đức, cũng đưa ra nhận định:
“Ở Việt Nam thì chưa có một văn bản chính thức nào gởi đến cho học viên Pháp Luân Công chúng tôi. Cái văn bản của Cục Tuyên Huấn vừa qua chỉ là một trong các văn bản thôi, còn rất nhiều văn bản khác, có cái của tuyên huấn, có cái của văn hóa thông tin, có cái của văn phòng trung ương đảng… nhưng đều chỉ đạo hạn chế Pháp Luân Công. Những văn bản đó đã gây nên sự sách nhiễu đối với học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc những năm qua.”
Một nữ tín đồ Pháp Luân Công không muốn nêu tên cũng cho rằng không có một văn bản chính thức nào mà cấm Pháp Luân Công cả. Chỉ có các văn bản mật này nhưng lại không công khai cho người dân. Cô nói tiếp:
“Quyền công dân của mình là hoàn toàn mình hợp pháp tập Pháp Luân Công, không sai trái gì so với pháp luật Việt Nam và quốc tế. Trong khi các văn bản của Cục tuyên huấn lại hạn chế sự phát triển của Pháp Luân Công tại Việt Nam cũng như trên thế giới.”
Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Cục tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị Việt Nam để xác minh văn bản chỉ đạo về việc theo dõi, kiểm soát, hạn chế hoạt động của Pháp Luân Công, tuy nhiên mọi cố gắng liên lạc đều không thành công.
Nhiều bài viết trên các trang báo do chính phủ Việt Nam quản lý cũng cho rằng thực chất của hoạt động Pháp Luân Công lại mang một màu sắc trái ngược với mục đích ban đầu…
Bị sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ
Theo ghi nhận của Đài Á Châu Tự Do, bộ môn Pháp Luân Công là một môn tập luyện khí công được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, có xuất xứ từ Trung Quốc, được sáng lập vào năm 1992.
Tại Việt Nam, chỉ một ít người tập luyện Pháp Luân Công hồi năm 2000 và số lượng người tham gia tăng hơn 1.500 học viên vào năm 2011, và tính đến năm 2016 có rất nhiều người tu luyện, rất nhiều điểm tập luyện Pháp Luân Công xuất hiện ở các công viên ở Việt Nam.
Tuy nhiên nhiều học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam trong thời gian qua gặp nhiều trở ngại từ phía chính quyền, người thân của các học viên được chính quyền thông báo những thông tin sai lệch về Pháp Luân Công. Ngoài ra, chính quyền cũng gây áp lực đối với trường học, nơi học viên Pháp Luân Công theo học…
Năm 2017 vừa qua, có hai vụ đàn áp, thứ nhất vào ngày 2/7/2017 là hơn 40 người học viên ở Nha Trang ra công viên tập, thì họ bắt 14 người về đồn, trong đó có 1 người có thai. Rồi họ đánh đập những người bị bắt, có người ngất đi phải vào bệnh viện.
-BS Minh Đức
Các học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam còn bị sách nhiễu và bị công an địa phương đánh đập, bắt giữ.
Bác sĩ Minh Đức cho biết về các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị đàn áp thời gian gần đây:
“Năm 2017 vừa qua, có hai vụ đàn áp, thứ nhất vào ngày 2/7/2017 là hơn 40 người học viên ở Nha Trang ra công viên tập, thì họ bắt 14 người về đồn, trong đó có 1 người có thai. Rồi họ đánh đập những người bị bắt, có người ngất đi phải vào bệnh viện. Và thứ hai là vụ ở Thái Nguyên, học viên Pháp Luân Công bị bắt chỉ vì đánh trống.”
Theo Anh Lương Nhất Thế, anh và các bạn đồng tu hoạt động hoàn toàn công khai đường đường chính chính. Tuy nhiên tình trạng bức hại các học viên Pháp Luân Công thời gian gần đây là có thật:
“Cũng có trường hợp bị lấy xe máy, bị đánh đập ở các tỉnh thành, nhưng không thể thống kê con số cụ thể vì có người họ lên tiếng, nhưng cũng có người họ âm thầm chịu đựng. Ví dụ như điểm luyện công ở đồng diều quận 8, họ mặc thường phục đến đánh đập tụi em như dân thường, làm bọn em không thể chụp hình bị công an đánh. Hoặc có những chỗ trước khi bọn em bị đánh buổi tối thì họ cúp điện, làm tụi em không quay phim được. Ai quay phim sẽ dễ dàng bị phát hiện và gặp nguy hiểm.”
Trong một lần trả lời Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết rằng, tại Việt Nam không có một văn bản nào cấm Pháp Luân Công hoạt động, chỉ có một văn bản của Ban Tôn giáo của chính phủ nói rằng Pháp Luân Công không phải là một tôn giáo mà chỉ là cách thức tu tập để có lợi cho sức khỏe. Nhưng theo ông điều đáng nói là ngay trong chính văn bản đó lại bảo rằng không khuyến khích người dân theo môn này, dù rằng trước đó nói rằng nó có lợi cho sức khỏe.
Giới học giả phản đối
biện pháp kỷ luật giáo sư Chu Hảo
Hơn 80 học giả quốc tế lên tiếng chỉ trích Đảng cộng sản Việt Nam về biện pháp kỷ luật đối với Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc kiêm Tổng Biên Tập Nhà Xuất Bản Tri Thức.
Hãng tin AFP loan tin cho biết nhóm 81 học giả và các nhà nghiên cứu từ 10 quốc gia vào ngày 14 tháng 11 công bố thư do họ ký tên bày tỏ các mối lo ngại cũng như lên tiếng ủng hộ Giáo sư Chu Hảo.
Nội dung bức thư được trích nói rằng nhóm các học giả quốc tế không cho rằng những tác phẩm của Giáo sư Chu Hảo là mối đe dọa cho sự phát triển ổn định và hòa bình của Việt Nam; đồng thời khẳng định những cáo buộc của chính phủ Việt Nam là vô căn cứ và đáng lo ngại.
Bản tin của AFP nói rõ Giáo sư Chu Hảo từ lâu đã là một ‘cái gai’ trong mắt đảng cộng sản và đã bị ngăn chặn các quyền tự do về học thuật.
Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức vào hôm 25/10 đã bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đề nghị kỷ luật với lý do cáo buộc ông đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Các tác phẩm của ông đã bị tịch thu hoặc phá hủy.
Ngay sau đó vào 26/10, ông Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, chính thức có văn bản tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam. Đã có ít nhất 10 học giả, cựu quan chức và các nhân vật có tiếng lên tiếng bỏ đảng để ủng hộ ông Hảo.
Ông Hà Quang Vinh, nguyên phó chủ tịch quận Bình Chánh, một người cũng tuyên bố bỏ đảng cộng sản vào tháng 10 trả lời AFP rằng đảng cộng sản Việt Nam luôn tìm cách trừng phạt những người bất đồng chính kiến và giới trí thức chỉ trích đảng ‘để bảo vệ ngôi vị của mình.’
Bắt thêm người từ đại án MobiFone mua AVG
Công an Việt Nam khởi tố bị can và bắt tạm giam hai cựu lãnh đạo MobiFone.
Trang web của Bộ Công an đưa tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang “điều tra mở rộng” vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Thương vụ MobiFone mua cổ phần AVG được mô tả là gây thiệt hại nghiêm trọng về vốn của nhà nước tại MobiFone khoảng hơn 7000 tỉ đồng do việc “đội giá” mua AVG với giá gần 8.900 tỉ đồng hồi cuối năm 2015.
Ông Cao Duy Hải, nguyên Tổng giám đốc và bà Phạm Thị Phương Anh, Phó tổng giám đốc, Tổng công ty Viễn thông MobiFone bị khởi tố về tội “vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày 10/07/2018. Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án hình sự và bắt tạm giam ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch HĐQT MobiFone và ông Phạm Đình Trọng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp Bộ Thông tin – Truyền thông.
Trước đó Thanh tra Chính phủ và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã có một số kết luận mà họ mô tả là làm trái quy định trong việc việc lập, trình dự án đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư của MobiFone, Bộ Thông tin – Truyền thông cùng một số bộ, ngành có liên quan.
Chiếc lò vĩ đại của Tổng bí thư có thật vĩ đại?
Ông Nguyễn Bắc Son bị cách chức Ủy viên Trung ương
Xử lý vụ Mobifone-AVG ‘không thể duy ý chí’
Ông Nguyễn Bắc Son hồi tháng 10 bị xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông sau khi bị bị cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông (nhiệm kỳ 2011 – 2016).
Hiện ông Trương Minh Tuấn, người kế nhiệm ông Nguyễn Bắc Son ở chức Bộ trưởng TT & TT, cũng đã bị hạ bệ.
Tuy nhiên ông Tuấn được điều trở lại làm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương.
Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), có chủ tịch Hội đồng Quản trị là ông Phạm Nhật Vũ, được truyền thông trong nước mô tả là công ty tư nhân đầu tiên được truyền dẫn phát sóng tại Việt Nam.
Báo Đời sống Pháp luật hồi tháng 3/2018 đưa tin vào tháng 11/2010, Truyền hình An Viên của AVG có hợp tác với Truyền hình An ninh (ANTV) thuộc Bộ Công an và Truyền hình Thông tấn Xã Việt Nam (Vnews).
Báo Công an Nhân dân hồi tháng 12/2012 có bài ‘AVG đồng hành cùng ANTV‘ bàn về sự hợp tác này.
Nếu trong đại án PVN-Oceanbank nhà chức trách Việt Nam khởi tố và bắt giam nhân sự Oceanbank sớm thì dường như nhân sự của AVG bị khởi tố khá muộn trong đại án MobiFone-AVG.
Về bản chất, hai đại án này khá giống nhau ở điểm gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng tiền của doanh nghiệp nhà nước thông qua việc đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân.
Vụ Mobifone-AVG: Bộ Công an ‘tiếp nhận hồ sơ’
MobiFone mua AVG: Thu hồi tiền, xem xét khởi tố
Mobifone huỷ hợp đồng với AVG trong vụ “nhạy cảm”
Các diễn biến chính vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG:
10/7/2018: Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án thương vụ MobiFone mua 95% AVG vì vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Lê Nam Trà – nguyên chủ tịch HĐTV, nguyên tổng giám đốc MobiFone (khi bị khởi tố đang công tác tại Văn phòng Bộ TT&TT) và ông Phạm Đình Trọng, vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT).
30/6/2018: Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Nam Trà và ông Phạm Đình Trọng; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Duy Hải, Tổng giám đốc Mobifone; khiển trách đối với ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ TT & TT.
Đề nghị xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT và ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ TT & TT
24/4/2018: Thanh tra Chính phủ chuyển giao hồ sơ điều tra vụ Mobifone mua cổ phần của AVG cho Bộ Công an
14/3/2018: Thanh tra Chính phủ công bố kết luận và xác định Mobifone đã mua cổ phần của AVG “với giá tiền lớn gấp nhiều lần giá trị thực sự của AVG.”
Theo kết luận, AVG chỉ có giá trị ròng khoảng 1.900 tỷ đồng, vì vậy MobiFone làm thất thoát ngân sách khoảng 7.000 tỷ đồng.
MobiFone bị “xác định mắc 4 sai phạm”: Làm trái và thiếu trách nhiệm trong đề xuất dự án; lựa chọn thẩm định giá; lập trình dự án và vi phạm thỏa thuận ký kết, thanh toán mua cổ phần.
Bộ Thông tin Truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong quá trình thẩm định dự án, quyết định phê duyệt dự án.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đã không hướng dẫn Bộ TT-TT và Mobifone thực hiện dự án đầu tư theo quy định, các văn bản thiếu nhất quán.
Bộ Tài chính thì không kịp thời đưa ra những phân tích, đánh giá, đề xuất đầy đủ, toàn diện về những tác động trực tiếp từ việc Mobifone bỏ số vốn rất lớn để đầu tư dự án.
Việc Bộ Công An xác định không cho phép AVG chuyển nhượng cổ phần sang nước ngoài mà buộc phải bán trong nước là “không phù hợp”.
12/3/2018: MobiFone công bố đã chính thức huỷ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần đã ký kết hồi 2015 với AVG.
9/2016: Bắt đầu thanh tra toàn diện vụ MobiFone mua AVG
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46210274
Bình luận diễn biến về phiên tòa xử tướng Vĩnh
Tướng Phan Văn Vĩnh “rời phòng xử vì tăng huyết áp” sáng 11/11, trong lúc một luật sư bình luận với BBC về chuyện ông Vĩnh được ghi nhận “có tình tiết giảm nhẹ”.
Phiên tòa xử ông Vĩnh, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, cùng tướng Nguyễn Thanh Hóa, cựu cục trưởng C50 và những “đồng phạm” trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ đang diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Tòa có bỏ sót tội tướng Vĩnh, tướng Hóa?
Phan Văn Vĩnh: Từ anh hùng thành bị can
Đề nghị truy tố ‘anh hùng công an’ Phan Văn Vĩnh
Vụ Phan Văn Vĩnh: Lãnh đạo VNPT Epay bị bắt
Tin cho hay, sáng 14/11, ông Vĩnh được vào phòng trong để chăm sóc y tế, trong lúc phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn các bị cáo thuộc nhóm tội đánh bạc.
Ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị cáo buộc tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Khung hình phạt theo quy định cho tội danh này là từ 5-10 năm tù.
Trước ngày phiên tòa diễn ra, báo InfoNet cho hay ông Vĩnh “được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: trong quá trình điều tra, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội, khi còn công tác có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều huy chương…”
Trong ngày đầu của phiên tòa, việc ông Vĩnh yêu cầu không công bố bản án sơ thẩm trên cổng thông tin điện tử của tòa án và được Hội đồng Xét xử chấp thuận làm dấy lên cuộc tranh luận về tính pháp lý.
Ông Bùi Quang Sơn, phó chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre, được báo Tuổi Trẻ dẫn lời: “Theo nghị quyết 03 của Hội đồng thẩm phán, chỉ không công bố bản án trong một số trường hợp đặc biệt:
Phiên tòa xử kín, hoặc bản án thuộc phiên tòa xét xử công khai nhưng có chứa các thông tin về bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật gia đình chưa được mã hóa, phiên tòa có người chưa đủ 18 tuổi…”
“Nếu ra tòa, hỏi đương sự nào họ cũng bảo không đồng ý mà tòa cũng chấp nhận thì làm sao có bản án để mà công bố,” tờ báo trích lời ông Sơn.
‘Dư luận quan tâm’
Trả lời BBC hôm 14/11, Luật sư Nguyễn Khả Thành bình luận:
“Tôi thấy đây là một phiên tòa số bị cáo quá nhiều, một số bị cáo trước đây lại là tướng trong ngành công an nên dư luận khá quan tâm.”
“An ninh cho phiên tòa cực kỳ nghiêm ngặt cũng là điều dễ hiểu.”
“Phiên tòa vừa mở, chúng ta không biết bản án sẽ viết những gì. Nhưng nếu bản án có hiệu lực pháp luật mà có chứa một số thông tin sau thì sẽ không được công bố trên cổng thông tin điện tử của tòa án:
-Có chứa nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ hoặc chứa đựng những nội dung mà Nhà nước chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước.
-Có chứa thông tin về hoạt động đầu tư tài chính, bí quyết nghề nghiệp, công nghệ chưa được bộc lộ, có thể được sử dụng và tạo lợi thế trong kinh doanh mà trong quá trình tòa án xét xử, giải quyết vụ việc, người tham gia tố tụng đã có yêu cầu được giữ bí mật.
-Có chứa đựng nội dung ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư.
-Có chứa đựng nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa được mã hóa theo hướng dẫn.
“Nếu ông Vĩnh và cả ông Hóa có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự thì theo Điều 54, tòa có thể cân nhắc hành vi phạm tội, nhân thân, tình tiết tăng nặng… và quyết định một mức hình phạt nằm trong khoản 1 (từ 1 đến 5 năm tù).”
Luật sư Thành cũng cho biết thêm: “Trong vụ án này có thể có hai trường hợp khỏi phải đi tù đó là: Được tòa tuyên “Cải tạo không giam giữ” và được hưởng “án treo.”
“Nếu hình phạt được chuyển xuống khung 1 Điều 356, mức hình phạt sẽ là: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1 đến 5 năm. Và như vậy tùy hành vi, nhân thân… của riêng mỗi bị cáo, tòa có thể cân nhắc xử phạt cải tạo không giam giữ, miễn nằm trong khung 1 là cũng phù hợp với điều 54 Bộ luật Hình sự.”
“Ngoài ra theo Điều 65 Bộ luật Hình sự, khi hình phạt tù không quá 3 năm, tòa cũng có thể xem xét một số yếu tố để áp dụng cho bị cáo được hưởng “án treo”. Chẳng hạn như nếu người phạm tội không thuộc trường hợp là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”
Khám nhà tướng Phan Văn Vĩnh ‘chỉ thấy bằng khen’
Đại tá Võ Tuấn Dũng ‘đột tử’ trong phòng làm việc
Đề nghị kỷ luật tướng Công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân
‘Giá trị nêu gương’
Cũng trong hôm 14/11, nhà báo Nguyễn An Dân từ TP.Hồ Chí Minh, nói với BBC: “Tôi thấy các báo đăng tin ông Vĩnh rời phòng xử vì tăng huyết áp.”
“Nhưng vấn đề không phải ông này khỏe hay không khỏe, mà vấn đề là các lời khai của ông có làm các cơ quan tố tụng “cảm thấy khỏe” trước áp lực dư luận hay không.”
“Cảm nhận ban đầu của tôi là phiên tòa này có vẻ không chuyên nghiệp như phiên tòa xử ông Đinh La Thăng hồi đầu năm.”
“Một khi không công bố bản án thì phiên tòa mất giá trị nêu gương và răn đe sai phạm, dù thiệt hại cho xã hội và cho Đảng trong vụ án này được ghi nhận là rất lớn.”
Các mốc chính trong vụ này
30/9/2011, ông Nguyễn Văn Dương thành lập Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC).
10/10/2011, ông Nguyễn Văn Dương và ông Nguyễn Thanh Hóa ký bản ghi nhớ về hợp tác kinh doanh giữa CNC và C50 của Bộ Công an. Theo đó, CNC hưởng 80% lợi nhuận, C50 20%.
Giữa năm 2015, hai ông Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch HĐQT VTC Online) tung ra cổng game Rikvip/Tip.club, thu hút 43.000 người tham gia đánh bạc.
20/5/2016, ông Phan Văn Vĩnh ký công văn gửi Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị cấp phép cho CNC, hợp thức hóa cổng game Rikvip và 23zdo.
11/3/2018, ông Hóa bị khởi tố, bắt tạm giam và bị tước danh hiệu Công an Nhân dân.
5/4/2018, ông Vĩnh bị khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn tháng và tước danh hiệu Công an Nhân dân.
9/4/2018, Giám đốc điều hành Châu Nguyên Anh và Giám đốc Kinh doanh Phạm Quang Vinh của Công ty cổ phần Thanh toán điện tử VNPT Epay bị bắt và khởi tố liên quan đến cung cấp dịch vụ thanh toán và hưởng lợi từ đường dây đánh bạc.
31/8/2018, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ hoàn thành cáo trạng truy tố ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa, cùng 90 bị can khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46168293
VN chỉ cấm đoán thôi
không giải quyết được nạn tin giả
David NguyễnGửi tới BBC từ London
Chưa bao giờ người Việt Nam được tiếp nhận nhiều lượng thông tin như hiện nay.
Trước đây chúng ta chủ yếu thu nhận thông tin qua các kênh thông tin truyền thống của nhà nước như truyền thanh, truyền hình, báo chí dưới sự kiểm soát chặt chẽ.
Tuy nhiên, sự bủng phát triển vũ bão của Internet và mạng xã hội, người Việt Nam đã được tiếp cận thông tin đa dạng và đa chiều hơn rất nhiều so với những thế hệ trước đây.
Nhờ đó, tri thức, hiểu biết của người Việt Nam đã tăng đáng kể. Bên cạnh mặt tính cực Internet và mạng xã hội đem lại, chúng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực.
Do thông tin được đăng tải và truyền đi quá dễ dàng trên Internet và mạng xã hội dẫn đến hiện tượng tin giả, thông tin không có kiểm chứng tràn làn gây ra những hệ quả nghiêm trọng.
Tin giả hay trong tiếng Anh gọi là ‘fake news’ không chỉ có ở Việt Nam mà tồn tại ở mọi nơi trên thế giới, nhưng vì sao tin giả lại quá phổ biến, được nhiều người tin vào hay chia sẻ trên mạng xã hội ở Việt Nam nhiều như vậy. Theo tác giả dưới đây là một số nguyên nhân:
1. Giáo dục thiếu phản biện
Điều đầu tiên, do giáo dục Việt Nam khá lạc hậu, trong khi ở các nước phương Tây, giáo dục của họ khuyến kích học sinh, sinh viên phản biện lại mọi vấn đề, nhìn vấn đề đa chiều, không có vùng cấm.
Trong khi đó, giáo dục Việt Nam, không khuyến khích tư duy phản biện, nhiều khi mặc nhiên những lời giảng của giáo viên hay sách vở là đúng. Do đó, rất nhiều người Việt Nam không có tư duy phản biện, hay “nhẹ dạ cả tin”.
Dẫn đến, người Việt rất dễ tin vào những thông tin mơ hồ, không chính xác, không có nguồn gốc rõ ràng. Những thông tin nay được đăng tải và chia sẻ tràn lan trên mạng.
Theo quan sát của cá nhân người viết bài, một số loại tin đồn như sau dễ được lan truyền dù độ khả tín thấp, hoặc thậm chí chỉ là tin giả.
Tin chính trị: lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nhà nước bị đầu độc chết, bị quản thúc, hay tin về sức khoẻ của lãnh đạo nói chung.
Tin về kinh tế: chuyện ngân hàng nào đó phá sản, hết vốn; tin những đại gia nhiều tiền bị bắt hay bị hại, thậm chí bị ‘ám sát’.
Tin về xã hội: các vụ án bạo lực như giết người, hiếp dâm.
Tin về giới showbiz: các vụ yêu đương, đánh ghen, tạo scandal để nổi tiếng.
Tin y học: như sừng tê giác chữa bệnh ung thư, nấm chữa bệnh.
2. Báo chính thống bị kiểm soát
Tiếp theo, nhiều người cho rằng các báo chí chính thống tại Việt Nam bị kiểm soát, hạn chế viết về nhiều nội dung, hay viết báo theo chỉ đạo theo định hướng.
Do đó, thông tin báo chí chính thống tại Việt Nam thường nghèo nàn về nội dung đôi khi chưa phản ánh khách quan sự việc. Vì lẽ đó, nhiều vấn đề nhạy cảm người dân tìm đến những nguồn tin không chính thống. Đôi khi, nhiều người tin rằng nguồn tin ngoài luồng lại phản ánh trung thực và chính xác hơn tin chính thống.
3. Tính hiếu kỳ và chạy theo đám đông
Tiếp nữa, do nhiều người Việt có tính hiếu kỳ, a dua theo số đông. Khi thấy thông tin lạ được đưa lên mạng ngay lấp tức được nhiều người chia sẻ và bình luận mà không cần để ý rằng thông tin đó có chính xác hay không.
Tin giả ‘bay nhanh’ hơn tin thật
Chuyên gia nói gì về tin đồn Việt Nam đổi tiền?
Chiến thuật tấn công truyền thông của Trump
Ví dụ như ở Việt Nam gần đây có tin về vụ bà chủ quán trà đá ‘cho chân vào chậu nước trà’ rồi vẫn bán cho khách, khiến cho dư luận phẫn nộ, tẩy chay bà bán nước.
Nhưng thật ra câu chuyện do một khách hàng tự cho chân mình vào chụp ảnh rồi đưa lên mạng xã hội để gây chú ý.
4. Lý do kinh tế và mạng xã hội
Lý do tiếp theo tin giả tin đồn lại phố biến như vậy ở Việt Nam là do trục lợi về kinh tế.
Số lượng người dùng và thời gian dành cho mạng xã hội tại Việt Nam là rất lớn.
Theo thống kê, mạng xã hội lớn nhất hiện nay trên thế giới là Facebook. Ở Việt Nam, hiện có số lượng tài khoản Facebook tới 58 triệu, đứng thứ 7 trên thế giới năm 2017.
Một thống kê khác thì, trung bình một ngày người Việt Nam dành 2,12 tiếng để truy cập mạng xã hội, riêng đối với Facebook thời gian truy cập mạng xã hội này là nhiều nhất (3,55 tiếng), cao hơn so với mức trung bình 1,42 tiếng.
Với thời lượng và số lượng sử dụng mạng xã hội nhiều như vậy đã phát sinh ra các hoạt động kinh doanh đi kèm. Những trang mạng xã hội của cá nhân hay tổ chức nào càng có số lượng like hoặc share càng lớn thì càng thu được nhiều tiền từ mạng xã hội, nhãn hàng quảng cáo hay từ những nguồn khác nữa.
Do đó, để thu hút nhiều like và share, rất nhiều người dùng đến cả những thủ đoạn như tung thông tin giả và thất thiệt để gây chú ý.
Blogger A, một người sở hữu mạng xã hội có lượng người like hơn 10 ngàn cho biết, để có nhiều like, anh ta đã phải làm những chuyện không nên ví dụ như đưa lên mạng những tấm ảnh thương tâm vô đạo đức, thậm chí còn đua theo nói xấu những người nổi tiếng.
Facebook có ‘gỡ tài khoản theo yêu cầu VN’?
Nghiện Facebook nguy hiểm hơn nghiện rượu?
VN không hài lòng vì Facebook thiếu hợp tác
5. Pháp luật không nghiêm
Lý do sau cùng, hiện tại Việt Nam chế tài pháp luật chưa đầy đủ, chặt chẽ, xử lý không nghiêm những người đưa thông tin đồn hay giả mạo nhằm trục lợi, hay có tác hại xấu đến cá nhân, tổ chức và cộng động xã hội.
Điều này khiến nhiều người phát tán thông tin giả mạo thoải mái mà không phải mấy quan ngại là sẽ bị pháp luật đụng tới.
Tóm lại, Internet và mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho con người bên cạnh đó cũng có mặt tiêu cực như đã đề cập đó là thông tin giả mạo, tin đồn.
Để hạn chế được mặt tiêu cực này, theo tác giả, Việt Nam nên cần thực hiện các giải pháp như sau:
Khi có tin đồn tin giả xuất hiện cần có sự xác minh và đưa ra thông báo ngay lập tức của cơ quan có trách nhiệm, tránh những thông tin này lây lan gây tác hại rộng.
Phương pháp giáo dục và đào tạo của Việt Nam nên thay đổi, từ phương thức giáo dục áp đặt ý nghĩ lên người học, cần được thay bằng dạy cho học sinh, sinh viên tư duy phản biện, hoài nghi mọi vấn đề được dạy. Điều này không chỉ giúp học sinh có khả năng phân biệt được thông tin nào là thật hay giả mà còn giúp họ phát triển khả năng sáng tạo, khám phá ra những điều mới mẻ.
Việt Nam cần có quy định pháp luật rõ ràng liên quan đến vấn đề tung tin giả tạo, thất thiệt gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Những xử lý này cần được công bố rộng rãi để mang tính răn đe những người chia sẻ thông tin phải có trách nhiệm với những gì mình đã đưa ra.
Cuối cùng thì cần phải thừa nhận tự do báo chí là rất quan trọng để chống tin giả, do đó không nên có vùng cấm trong báo chí mọi vấn đề đều có thể đưa lên mặt báo để xã hội, công chúng đánh giá một cách công bằng, khách quan.
Điều này giúp cho không chỉ báo chí chính thông thu hút, tạo niềm tin với nhiều bạn đọc, chống lại thông tin giả, không có nguồn gốc mà có ích cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội Việt Nam.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của David Nguyễn, một sinh viên Việt Nam đang học tại London. BBC World Service hiện có mùa ‘Beyond Fake News‘, mời các bạn đọc thêm tại đây.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46207324
Đi Nhật du học để mưu lợi hơn là giúp nước
Nhật Bản vừa qua đã đưa 12 công ty tư vấn du học của Việt Nam vào danh sách đen vì nghi ngờ cấp chứng chỉ tiếng Nhật giả cho các hồ sơ xin visa của sinh viên du học. Vụ việc này lại dấy lên làn sóng dư luận về chuyện các sinh viên Việt sang Nhật du học nhưng rồi ở lại bất hợp pháp và trở thành tội phạm.
Từ chối đơn xin thị thực
Báo trong nước loan tin hôm 12/11/2018 trích tờ Mainichi của Nhật cho biết Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã có lệnh kể từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đại sứ quán nước này tại Việt Nam sẽ từ chối đơn xin thị thực từ 12 công ty được nêu tên, vì nghi ngờ các công ty này đã cấp chứng chỉ tiếng Nhật giả trong một thời gian dài.
…Chưa lấy đủ ‘vốn’ thì họ sẽ trốn ra ngoài, đi làm mấy chỗ mà người ta cần và lương rẻ hơn lương chính thức. Sau đó thì trốn ở lại luôn…
-Cựu du học sinh Nhật
Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói đã thông báo với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam về 12 công ty tư vấn du học này. Chúng tôi liên hệ với ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ Giáo dục – Đào tạo) để có thêm thông tin và được vị này cho biết.
Thường thì bên Nhật họ không muốn thông tin này ra ngoài vì đây là vấn đề ngoại giao. Khi nào họ nói họ cung cấp thì mới đưa ra, còn không thì không đưa ra bên thứ ba.
Chúng tôi hỏi thêm về hướng giải quyết của Bộ Giáo dục – Đào tạo và được ông Hưng cho biết.
Vừa rồi đã có một loạt giải pháp ký giữa hai bên. Việc này thôi để từ từ sẽ có thông tin trả lời đầy đủ, và đề nghị là không trao đổi những nội dung không chính thức. Bao giờ chúng tôi cũng trả lời qua trung tâm truyền thông của Bộ thì mới chính thống.
Truyền thông của Nhật đưa tin các quan chức nước này đã tiến hành các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các ứng viên từ Việt Nam và nhận ra cứ 10 ứng viên thì có ít nhất 1 người không hiểu tiếng Nhật tốt để xin thị thực visa. Tỷ lệ này được nói lên tới 30% trong số các ứng viên được 12 công ty Việt trong danh sách đen làm hồ sơ.
Thực tế du học sinh tại Nhật
K, một du học sinh Nhật từ năm 2006, nói rằng các sinh viên du học tại Nhật được chính phủ tạo điều kiện có thời gian đi làm thêm để trang trải ngoài việc chính là học tập. K giải thích thêm:
Ở bên Nhật, một tuần sinh viên được làm 28 tiếng, thì quy định như vậy thôi nhưng mà có nhiều sinh viên đâu có đi học, hoặc là đi học nhưng làm rất nhiều giờ. Ví dụ như học từ 9 giờ sáng tới 12 giờ trưa là xong, thì khoảng 1 giờ, 2 giờ là sẽ đi làm tới tối luôn. Có người đi làm rồi không đi học, làm nguyên ngày luôn.
Thực tế lo làm mà bỏ học dẫn đến hậu quả mất quyền cư trú hợp pháp tại Nhật. Khi mất quyền cư trú hợp pháp lại dẫn đến những sai trái tiếp theo, K tiết lộ với chúng tôi:
Không được gia hạn visa thì làm cách nào? Ví dụ như chưa lấy đủ ‘vốn’ thì họ sẽ trốn ra ngoài, đi làm mấy chỗ mà người ta cần và lương rẻ hơn lương chính thức. Sau đó thì trốn ở lại luôn, còn nếu mà muốn ở lâu dài thì nộp xin visa tị nạn chính trị.
Chiêu bài ‘tị nạn’
Thống kê chính thức của Bộ Tư pháp Nhật Bản công bố vào tháng 3/2018 cho biết người có quốc tịch Việt Nam nằm trong top 5 các quốc gia có số người xin tị nạn nhiều nhất tại Nhật trong trong 3 năm liên tiếp từ 2015 đến 2017. Quốc tịch Việt Nam chiếm tỉ lệ cao thứ 2 trong số các hồ sơ xin tị nạn tại nước này vào năm 2017 với 3.116 hồ sơ. Tuy vậy, có đến 2,295 hồ sơ đã bị Nhật Bản từ chối.
Có rất nhiều sinh viên sắp hết thời gian lưu trú ở Nhật mà không gia hạn được visa và không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật thì sẽ sử dụng chiêu là nộp hồ sơ xin tị nạn chính trị.
-Cựu du học sinh Nhật
Thống kê của Bộ Tư pháp Nhật khẳng định trong tổng số các hồ sơ xin tị nạn nước này nhận được thì có hơn 25% là du học sinh và công nhân hợp tác lao động. K xác nhận với chúng tôi:
Có rất nhiều sinh viên sắp hết thời gian lưu trú ở Nhật mà không gia hạn được visa và không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật thì sẽ sử dụng chiêu là nộp hồ sơ xin tị nạn chính trị. Nhưng được biết thì rất nhiều hồ sơ xin tị nạn chính trị của Việt Nam bị bác bỏ.
Trường Nhật ngữ Đông Du, một cơ sở trợ giúp sinh viên Việt Nam đi du học Nhật, cho biết từ năm 1991 đã đưa 1.960 người Việt đi Nhật nhưng chỉ có hơn 500 người về nước.
Được biết, K từng là một sinh viên trường Đông Du, tốt nghiệp đại học ở Nhật và quyết định ở lại để làm việc cho một phòng thí nghiệm tại Tokyo. Anh nói rõ lý do vì sao chọn ở lại:
Ở Nhật tiền lương cao hơn, mức sống tuy cao nhưng dễ chịu hơn ở Việt Nam. Nói chung là cảm giác an tâm, an toàn hơn Việt Nam. Giống như là ra đường không sợ bị trộm cắp, ít bị móc túi, không sợ tai nạn giao thông nhiều. Không khí thì trong lành, không ô nhiễm. Thức ăn thì mình an tâm mua các loại ở ngoài siêu thị mà mình biết xuất xứ, không sợ dơ bẩn hoặc xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngoài ra, K cho biết tuy không phải là công dân Nhật, nhưng người nhập cư như K được quyền lên tiếng về các chính sách liên quan đến người nước ngoài của chính phủ và có thể nộp đơn lên các bộ phận. Anh nhấn mạnh về vấn đề tự do ngôn luận là không phải e dè như khi ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy hiện nay nhiều sinh viên Việt Nam tại Nhật đang sống trong cảnh bất hợp pháp, thậm chí tù tội.
Số liệu của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho biết năm 2017, cộng đồng người Việt đã vượt qua Trung Quốc, trở thành nhóm nghi phạm nước ngoài đông nhất tại Nhật Bản, chiếm 30,2% tổng số tội phạm của công dân nước ngoài. Trong số các tội phạm Việt Nam tại Nhật, có khoảng 40% đã đến bằng visa du học và cư trú bất hợp pháp tại đây. Vấn nạn sinh viên đi du học rồi ở lại luôn được nói đến lâu nay; nhất là tại Hoa Kỳ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/study-abroad-in-japan-to-comfort-oneself-11132018131004.html
Phó tổng thống Mỹ
gặp thủ tướng Việt Nam tại Singapore
Trong ngày 14 tháng 11, phó tổng thống Mỹ Mike Pence có cuộc gặp thủ tướng chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc bên lề Hội Nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33 diễn ra ở Singapore.
Tại cuộc gặp, người đứng đầu chính phủ Hà Nội nói rằng Việt Nam xem Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu. Ông Phúc cũng bày tỏ mong muốn nâng quan hệ Đối tác Toàn Diện Việt – Mỹ lên một tầm cao mới.
Ông Nguyễn Xuân Phúc lặp lại hoan nghênh Mỹ ủng hộ lập trường của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, ủng hộ đàm phán CoC trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Người đứng đầu chính phủ Hà Nội có đề nghị chính phủ Mỹ ủng hộ Việt Nam ứng cử thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Ngoài ra Việt Nam và Hoa Kỳ cùng phối hợp thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN – Mỹ khi Việt Nam là chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2020.
Thí điểm tập sự thứ trưởng ở độ tuổi 40:
Tín hiệu đáng mừng?
Hòa Ái, phóng viên RFA
Bộ Nội Vụ, vào cuối tháng 10 trình lên Bộ Chính trị đề án liên quan thực hiện thí điểm tập sự thứ trưởng ở độ tuổi 40. Những người quan tâm đến chính trường Việt Nam nhận xét như thế nào về đề án vừa nêu?
Trẻ hóa lãnh đạo cấp bộ
Truyền thông quốc nội, hồi hạ tuần tháng 10, dẫn lời của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ cho biết Ban Cán sự đảng Bộ Nội Nội Vụ đã xây dựng đề án thí điểm thực hiện chế độ thực tập, tập sự lãnh đạo quản lý và trình lên Bộ Chính trị đề án này.
Theo đề án vừa nêu, những chức danh quản lý, lãnh đạo cấp phó bao gồm thứ trưởng; phó tổng cục trưởng; phó cục trưởng; phó vụ trưởng, phó giám đốc sở và tương đương sẽ được thí điểm tập sự lãnh đạo.
Điều đáng chú ý trong đề án là tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện tập sự áp dụng với cán bộ ở độ tuổi 40; nam dưới 45 tuổi và nữ duới 40 tuổi bên cạnh có 3 năm liên tiếp làm tốt trách nhiệm được giao, được cấp thẩm quyền đề nghị và phê duyệt, cấp ủy thông qua và cơ quan có nhu cầu bổ sung chức danh lãnh đạo, quản lý.
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội nói với RFA bà cho rằng đây là một sự thay đổi tích cực trong việc bồi dưỡng cán bộ trẻ tại Việt Nam:
Những người có hàm thứ trưởng, bộ trưởng ở độ tuổi 40 thì khá là đặc biệt. Và, có một quan điểm chung là không tin tưởng vào những người trẻ. Từ trước đến nay trong xã hội Việt Nam là như vậy rồi. Không chỉ ở Việt Nam, mà tại Châu Á, người ta vẫn coi những người trẻ là không có kinh nghiệm, không có năng lực. Chính vì thế, Việt Nam chủ trương lựa chọn và bồi dưỡng cho cán bộ trẻ như vậy thì đấy là dấu hiệu đáng mừng
-TS. Khuất Thu Hồng
“Như chúng ta thấy từ trước đến nay, các lãnh đạo của Việt Nam thường khá cao tuổi. Những người có hàm thứ trưởng, bộ trưởng ở độ tuổi 40 thì khá là đặc biệt. Và, có một quan điểm chung là không tin tưởng vào những người trẻ. Từ trước đến nay trong xã hội Việt Nam là như vậy rồi. Không chỉ ở Việt Nam, mà tại Châu Á, người ta vẫn coi những người trẻ là không có kinh nghiệm, không có năng lực. Chính vì thế, Việt Nam chủ trương lựa chọn và bồi dưỡng cho cán bộ trẻ như vậy thì đấy là dấu hiệu đáng mừng.”
Mừng hay lo?
Trong khi đó, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận không ít ý kiến trên các trang fanpage của truyền thông trong nước bày tỏ sự quan ngại rằng việc quy định tuổi đối với cán bộ lãnh đạo là không hợp lý và việc chọn lựa người lãnh đạo phải dựa vào tiêu chí có tài, có đức thì mới hữu dụng cho quốc gia. Ông Duy Lê, một chuyên gia về quản trị, là người có cơ hội làm việc và tiếp xúc với rất nhiều người trẻ tại Việt Nam chia sẻ với RFA rằng ông nhận thấy thế hệ trẻ Việt Nam trong vòng một, hai thập niên qua thì đa số là những người thiếu kiến thức sống cũng như kinh nghiệm làm việc và còn là những người vọng tưởng; chỉ muốn không làm gì mà giàu có nhanh chóng. Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhận xét trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều hơn những người trẻ du học đàng hoàng ở nước ngoài trở về nước sinh sống và làm việc với nhiều hoài bão lớn.
Nhận định về chủ trương của Việt Nam sẽ thí điểm thực hành cán bộ lãnh đạo cấp phó lên đến chức danh thứ trưởng ở độ tuổi 40 trong thời gian tới, ông Duy Lê nói với RFA:
“Nhiều người trẻ đi học ở nước ngoài về thật sự có năng lực tốt. Trẻ hóa cũng tốt mà. Nhưng vấn đề là những người này mong chờ gì một khi họ vào trong biên chế nhà nước? Mong chờ dùng năng lực của họ để cống hiến, để làm cho đất nước tốt hơn hay đó là cơ hội để kiếm chác? Đâu đâu cũng có người tốt. Đâu đâu cũng có người muốn cống hiến. Nhưng vào trong guồng máy rồi thì liệu rằng họ có giữ được lập trường, quan điểm, suy nghĩ ban đầu của họ không hay một thời gian sau rồi họ cũng giống như những người trong hệ thống đó?”
Cơ hội tốt?
Đồng quan điểm với Chuyên gia độc lập Duy Lê, một số người quan tâm thông tin về đề án thí điểm tập sự cán bộ quản lý cấp cao trẻ tuổi khẳng định đây là cơ hội tốt cho những người trẻ xem như là một động lực để phấn đấu, nhất là những ai có tâm nguyện đóng góp phụng sự cho đất nước và cho sự phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến quan ngại về cơ chế hành chính hiện nay sẽ là “lực cản” đối với những cán bộ trẻ có nhiệt huyết cống hiến. Cô Nguyễn Trang Nhung, người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, nhấn mạnh với RFA:
“Có thể sự e ngại đến từ chẳng hạn như cơ chế quy hoạch người vào những vị trí như thế này. Liệu có đủ chặt chẽ để cho những người có tư tưởng cấp tiến hoặc cởi mở hơn so với mức mà nhà nước mong muốn vào trong guồng máy cán bộ hay không? Theo khuôn khổ của họ, tức là một mặt họ vẫn muốn cải cách hệ thống hành chính bộ máy nhà nước, bằng cách khuyến khích người trẻ vào; nhưng một mặt khác họ vẫn có cơ chế để đưa những người có những tư tưởng thích hợp với hệ thống để vào trong bộ máy nhà nước.”
Truyền thông quốc nội, trong năm 2018, đăng tải thông tin công tác tuyển dụng công chức, bổ nhiệm cán bộ tại các tỉnh, thành ở Việt Nam vẫn xảy ra các hiện tượng tiêu cực. Đơn cử như trường hợp hàng chục ứng viên trúng tuyển công chức tại thành phố Hải Phòng sử dụng chứng chỉ tiếng Anh không được Bộ Giáo Dục-Đào Tạo cấp phép, hay cán bộ ở Đăk Lăktiết lộ đề thi cho những người quen biết trước khi cuộc thi tuyển công chức diễn ra. Mới đây nhất vào ngày 06/11, Thanh tra Bộ Nội Vụ công bố kết luận hơn 100 công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo tại tỉnh Lâm Đồng.
Trước đây vào đầu năm 2018, lên tiếng với RFA liên quan bộ máy cán bộ hành chính của Việt Nam, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam khẳng định với RFA rằng:
Đâu đâu cũng có người tốt. Đâu đâu cũng có người muốn cống hiến. Nhưng vào trong guồng máy rồi thì liệu rằng họ có giữ được lập trường, quan điểm, suy nghĩ ban đầu của họ không hay một thời gian sau rồi họ cũng giống như những người trong hệ thống đó
-Chuyên gia Duy Lê
“Bộ máy hành chính của Đảng và hành chính của Nhà nước thì nhân viên bám vào biên chế với đồng lương không cao nhưng ai cũng muốn bám lấy biên chế vì bên cạnh lương thì còn bổng. Bổng đã lớn nhưng còn dựa vào quyền để đục khoét của dân thì tham nhũng này mới là khủng khiếp. Tham nhũng từ trên xuống dưới. Càng lên cao thì càng tham nhũng lớn. Trên chóp bu tham nhũng thì cấp dưới tội gì không tham nhũng và cứ thế tham nhũng xuống tận cơ sở. Cho nên cả bộ máy đó không phương cứu chữa.”
Đài RFA nêu vấn đề với Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội về các ý kiến quan ngại cơ chế hành chính sẽ cản trở chủ trương trẻ hóa cán bộ lãnh đạo, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng đưa ra nhận định rằng đề án thí điểm tập sự cán bộ cấp cao kết hợp với những hoạt động chống tham nhũng của Chính phủ có thể “giúp cho việc tuyển dụng những người trẻ tuổi có năng lực vào bộ máy không gặp các vấn đề tiêu cực, tức là đảm bảo được tuyển dụng những người thật sự có tài chứ không phải những người bất tài mà do chạy chọt, hối lộ hay vì bộ máy không trong sạch mà người ta đạt được vị trí của mình.”
Trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng đón nhận thông tin Việt Nam sẽ thực hiện thí điểm tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý đến cấp thứ trưởng ở độ tuổi 40 như thế nào, một số bạn trẻ Đài RFA tiếp xúc bày tỏ họ hân hoan với thông tin này; bởi vì đối với họ đó là một sự công nhận năng lực cũng như khát vọng cống hiến cho nước nhà của họ có thể bắt kịp với thế giới trong thời đại hiện nay vì một Việt Nam phú cường, văn minh và dân chủ.
Mua bán các trường cao đẳng và đại học tư thục
diễn ra sôi động
Kính Hòa RFA
Cuối tháng 10/2018, trường Đại học tư thục nổi tiếng tại Sài Gòn là Hoa Sen được Tập đoàn Nguyễn Hoàng mua. Tập đoàn này mệnh danh là một tập đoàn kinh doanh giáo dục, sở hữu nhiều trường đại học và cao đẳng, đồng thời có cả một khu nghỉ mát.
Việc đổi chủ của Đại học Hoa Sen chỉ là một trong những vụ mua bán trường đại học và cao đẳng diễn ra trong vài năm gần đây.
Nhận định về hiện tượng này với đài RFA, Giáo sư Hoàng Dũng từ Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng ông thấy đây là một diễn biến tất yếu. Theo ông việc tư nhân hóa nền kinh tế Việt Nam tất yếu sẽ dẫn đến việc tư nhân hóa ngành giáo dục, và giáo dục là lĩnh vực cuối cùng mà nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam để cho tư nhân tham gia kiểm soát, bởi vì với đà phát triển, những nguồn lực nhà nước giành cho giáo dục bị cạn kiệt.
Đồng ý với ý kiến của Giáo sư Hoàng Dũng, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, từng làm Giám đốc Trung tâm khảo thí Thành phố Hồ Chí Minh, thêm rằng hệ thống giáo dục do nhà nước quản lý gặp phải những yếu kém như là sử dụng nguồn lực không có hiệu quả, cũng như quản lý tài sản không tốt. Bà nhấn mạnh tài sản trong ngành giáo dục phải kể đến trí tuệ và kỹ năng của đội ngũ giáo viên.
Tiến sĩ Nguyễn Lương Hải Khôi, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh lại đặt vấn đề ở một góc cạnh khác khi quan sát hiện tượng mua bán sôi nổi các trường đại học hiện nay. Ông thấy rằng các nhà đầu tư với tiềm lực tài chính cao đã cứu được nhiều trường cao đảng và đại học chuẩn bị vỡ nợ. Nhưng đồng thời ông đặt câu hỏi là tại sao những nhà đầu tư ấy không lập các trường mới mà lại chỉ đi mua các trường cũ, tức là việc thành lập trường khó khăn hơn.
Mô hình đại học phi lợi nhuận hiện nay không tồn tại ở Việt Nam.
-Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh.
Theo ông Nguyễn Lương Hải Khôi, việc mua bán các trường Đại học hiện nay có mặt tích cực, ít nhất trong ngắn hạn, là cứu được một số trường có nguy cơ phá sản. Còn về dài hạn thì ông cho rằng phải chờ xem.
Theo phân tích của ông Khôi, trong luật giáo dục đại học Việt Nam các trường đại học tư thục vừa có qui chế như một công ty, để có thể dễ dàng mua bán sát nhập, nhưng đồng thời hưởng được một ưu đãi của tính chất giáo dục của nó, là được miễn thuế.
Bàn về tính chất của các đại học tư thục tại Việt Nam hiện nay, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh cho rằng hiện nay chỉ có các trường đại học vì lợi nhuận, tức là sau khi thu học phí, giảng dạy, phải có lời và số tiền lời này được chia cho các cổ đông sở hữu ngôi trường.
Theo bà Vũ Thị Phương Anh, mô hình giáo dục đại học phi lợi nhuận, trong đó tiền lời được dùng để tái đầu tư cho trường, và không có cổ đông làm chủ trường, mô hình này thực sự không tồn tại ở Việt Nam hiện nay.
Ông Nguyễn Lương Hải Khôi, người tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Nhật Bản, nêu ra mô hình Nhật Bản làm ví dụ cho trường Đại học phi lợi nhuận. Ông cho biết các trường này ở Nhật một mặt được sự tài trợ của chính phủ, mặt khác đón nhận nhiều đóng góp thiện nguyện của dân chúng, và ở Nhật không thấy có chuyện mua bán các trường đại học một cách rầm rộ như Việt Nam.
Giáo sư Hoàng Dũng nói rằng ông không phủ nhận một thị trường cho ngành giáo dục, trong đó các trường đáp ứng nhu cầu trước mắt của thị trường, nhưng mặt khác chính nhà nước phải chịu trách nhiệm về những ngành học mà quốc gia cần về dài hạn. Và ông cũng báo động rằng chuyện mua bán sát nhập các trường đại học hiện nay là có lợi vì có nguồn lực đổ vào ngành giáo dục, nhưng có vẻ như nhà nước Việt Nam chưa có chính sách gì rõ rệt cho việc phát triển đại học tư thục. Ông ví von rằng đi buôn là chuyện tốt, nhưng trong một xã hội mà mọi người đều đi buôn thì nó sẽ trở thành không bình thường.
Khi người dân hiến tặng thì tài sản hiến tặng đó phải là của chung chứ không thể trở thành tài sản của một cá nhân nào đó, là các cổ đông của các trường đại học.
-Tiến sĩ Nguyễn Lương Hải Khôi.
Trả lời câu hỏi tại sao mô hình đại học tư thục phi lợi nhuận lại không phát triển ở Việt Nam, ông Nguyễn Lương Hải Khôi lấy ví dụ Nhật Bản, nói rằng khi người dân hiến tặng thì tài sản hiến tặng đó phải là của chung chứ không thể trở thành tài sản của một cá nhân nào đó, là các cổ đông của các trường đại học.
Một lý do khác ông Khôi cho rằng đã cản trở sự hiến tặng để thành lập đại học phi lợi nhuận tại Việt Nam là sự thiếu vắng sự tự do học thuật. Điều này cũng được Giáo sưu Hoàng Dũng đồng ý.
Tuy nhiên Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh cũng hy vọng về khả năng có những đại học phi lợi nhuận tại Việt Nam trong tương lai, vì bà cho rằng thế hệ các nhà đầu tư mới hiện nay vào ngành giáo dục, là những người thông minh, khi họ đầy đủ rồi họ sẽ sẵn lòng thiện nguyện cho sự nghiệp giáo dục hơn.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/college-enthusiastic-purchasing-selling-11132018123606.html
VN lần đầu tiên bị chất vấn ở LHQ
về tình trạng ‘tra tấn’, chết trong đồn công an
Vụ tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn và một số trường hợp chết trong đồn công an; các cộng đồng tôn giáo, người thiểu số Hmong bị bắt bớ, tra tấn; và vụ một đạo diễn tố giác bị công an đánh đến chấn thương ở Cần Thơ gần đây là những trường hợp điển hình được nêu ra trong phiên chất vấn của Ủy ban chống tra tấn LHQ đối với Việt Nam trong phiên họp ngày 14/11, bắt đầu cuộc kiểm điểm về việc thực hiện Công ước chống tra tấn của quốc gia thành viên.
“Đây là lần đầu tiên Việt Nam phải giải trình trước Liên Hiệp Quốc về tình trạng tra tấn đang xảy ra tràn lan ở đất nước Việt Nam”, TS. Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS, tổ chức đã giúp đưa nhiều trường hợp của Việt Nam trình lên Ủy ban chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, nói với VOA khi ông đang có mặt tại trụ sở của LHQ ở Geneva,.
Trong ngày đầu tiên của phiên điều trần kéo dài 2 ngày về trường hợp của Việt Nam, các thành viên Ủy ban Liên Hiệp Quốc đã đặt ra rất nhiều cầu hỏi cho phái đoàn từ Hà Nội, trong đó đặc biệt đề cập đến những cái chết trong đồn công an mà gia đình nạn nhân tin là bị tra tấn, trong khi phía nhà chức trách nói là do tự sát hoặc bệnh tật.
“Liệu có thể tiến hành điều tra độc lập hay không?”, một thành viên trong Ủy ban đặt câu hỏi với phái đoàn Việt Nam khi đề cập đến cái chết của ông Nguyễn Hữu Tấn. “Khi gia đình yêu cầu cơ quan chức năng trả lời, khi họ cố gắng tiếp cận để thu thập bằng chứng thì bị đe dọa, bị tịch thu điện thoại nên họ không làm gì được cả. Câu hỏi của tôi là [Việt Nam] có cơ chế mở nào để cho phép những người liên quan [gia đình] kiểm chứng vụ việc hay không?”, thành viên này nói thêm.
TS. Nguyễn Đình Thắng cho biết nhiều trường hợp khác như bà Trần Thị Hồng bị công an tra tấn liên tục suốt 2 tháng vì cho rằng bà đã cung cấp thông tin cho quốc tế, hay những người thiểu số Tây Nguyên bị đàn áp, trong đó có trường hợp của ông Hoàng Văn Ngài được cho là bị công an đánh đến chết… cũng đã được nêu ra tại phiên họp của Ủy ban Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt, trường hợp của Đạo diễn phim Đặng Quốc Việt tố cáo công an Cần Thơ bắt, tra tấn và ép cung ông hôm 9/11 cũng đã được nhắc đến.
“Có lẽ là một sự ngạc nhiên cho phái đoàn Việt Nam vì Ủy ban chống tra tấn đã nắm rất vững tình hình xảy ra tại Việt Nam”, TS. Thắng nói.
Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người từng bị kết án 10 năm tù với cáo trạng trong đó bao gồm tập tài liệu mà cô tập hợp các trường hợp công an đánh chết người, nói với VOA khi đang có mặt ở thủ đô Washington rằng cô “rất vui” và “hãnh diện” vì những đóng góp của mình trong việc đấu tranh nhằm chấm dứt tình trạng tra tấn ở Việt Nam.
“Tình trạng người dân chết trong đồn công an và Công ước chống tra tấn bắt đầu được quan tâm là một phần thưởng lớn lao hơn những phần thưởng vinh danh khác, bởi vì mình nhìn thấy thành quả làm việc của mình hiện hữu trước mắt và mình tin rằng những gì mình đang theo đuổi, đang làm sẽ có kết quả trong một tương lai không xa”.
Sau phần chất vấn của các thành viên Ủy ban LHQ, phái đoàn Việt Nam sẽ có cơ hội trình bày và trả lời các câu hỏi này vào ngày hôm sau (15/11).
Tin cho hay Việt Nam đã cử một phái đoàn khoảng 30 người, đứng đầu là Thượng tướng Lê Quý Vương-Thứ trưởng Bộ Công an, đến Geneva để tham gia điều trần.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã gửi một báo cáo trước đó cho Ủy ban.
“Trong bản báo cáo đầu tiên của Việt Nam không nhắc gì tới nhiều đến những sự việc đã xảy ra và cách giả quyết như thế nào, mà nhấn mạnh nhiều đến việc họ cải tổ luật và nội luật hóa các cam kết quốc tế để đưa vào khung luật Việt Nam ra sao. Cái đó cũng là một điều mà chúng tôi nghĩ là đáng khuyến khích. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là thực thi luật như thế nào”, TS. Nguyễn Đình Thắng cho biết.
Việt Nam chính thức ký tham gia Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/2013. Tại lễ ký, Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định việc tham gia Công ước thể hiệm cam kết mạnh mẽ của Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, đảm bảo ngày càng tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người.