Tin Việt Nam – 14/10/2017
Vụ Đồng Tâm: CA Hà Nội kêu gọi ‘dân đầu thú’
Công An Hà Nội vừa có thư kêu gọi người dân thôn Hoành từng bắt giữ 38 cảnh sát ‘ra đầu thú’, theo truyền thông chính thống của Việt Nam.
Hôm 13/10/2017, báo Công an Nhân dân điện tử trong bài báo có tựa đề “Công an Hà Nội kêu gọi đầu thú trong vụ bắt giữ người trái pháp luật tại thôn Hoành” cho hay:
“Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội ngày 13-10 đã có Thư kêu gọi tự thú và đầu thú đến các cá nhân có hành vi hủy hoại tài sản, bắt giữ người trái pháp luật (từ ngày 15 đến ngày 22-4) trên địa bàn thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.
Tờ báo của ngành công an trích dẫn nội dung bức Thư kêu gọi, tường trình có đoạn viết:
Bình luận diễn biến mới nhất vụ Đồng Tâm và Điểm tin Tuần (08-14/10)
Khởi tố ‘quan’ trong vụ đất đai Đồng Tâm
Đất đai Đồng Tâm ‘rối như canh hẹ’ từ lâu
Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội sẽ không bắt, giam giữ người tự thú, đầu thú và bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người tự thú, đầu thú theo quy định của pháp luậtBáo Công an Nhân dân Online
Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm
“Trong cuộc sống, đôi khi vì sai lầm trong nhận thức, hành động có thể làm cho cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thậm chí phạm tội. Điều đáng tiếc, không mong muốn đó ảnh hưởng tiêu cực cho người thực hiện hành vi, gia đình họ và cho xã hội. Đối mặt với tình huống này, người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cần phải làm gì để được hưởng lượng khoan hồng, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý với cá nhân mình.
“Cha ông ta đã có lời chỉ dạy “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta nghiêm khắc nhưng cũng thật nhân đạo, khoan dung. Theo đó, người có hành vi vi phạm pháp luật nếu thực sự ăn năn, hối lỗi bằng việc tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, góp phần khắc phục hậu quả tiêu cực cho xã hội mà mình đã gây ra luôn được xem xét, giảm nhẹ đáng kể trách nhiệm pháp lý khi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.”
Bức thư theo báo Công an Nhân dân Online cũng kêu gọi cộng đồng, người thân, gia đình của những người từng bắt giữ các cảnh sát, hợp tác, động viên những người liên quan ra đầu thú và đưa ra một số hứa hẹn:
“Công an TP Hà Nội và Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị cấp chính quyền, gia đình, thân nhân của những người đã có hành vi vi pháp luật nêu trên động viên công dân, người thân của mình có thái độ tích cực trước Thư kêu gọi này và phối hợp với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người tự thú, đầu thú. Đồng thời kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn động viên những người vi phạm ra tự thú, đầu thú; cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan bằng các hình thức tự lựa chọn.
“Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội sẽ không bắt, giam giữ người tự thú, đầu thú và bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người tự thú, đầu thú theo quy định của pháp luật. Người che giấu, cản trở người có hành vi vi phạm pháp luật tự thú, đầu thú sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.”
Trước diễn biến đang được công luận quan tâm này, hồi đầu tháng 7/2017, Chính quyền Hà Nội từng công bố “dự thảo kết luận thanh tra” đất Đồng Tâm sau vụ đối đầu chưa có tiền lệ.
Buổi công bố “dự thảo” này được một vài nhà quan sát trong nước đánh giá là phép thử dư luận trước khi có công bố chính thức.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41621799
Đảng ‘quyết’ nhất thể hóa, nhưng ‘căn cứ luật nào’?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bình luận về Hội nghị TƯ6 khóa 12 vừa bế mạc ở Hà Nội và chủ trương nhất thể hóa quyền lực đảng – chính của Đảng và nhà nước Việt Nam.
Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 12/10/2017, người hiện đang là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh Triết Việt, nêu quan điểm về chủ trương nhất thể hóa nói trên mà Hội nghị Trung ương 6 quyết định sẽ thực hiện tiếp sau vòng thí điểm ở một tỉnh phía Bắc Việt Nam, nhưng có thể được bắt đầu ở cấp cơ sở phường, xã, ông Khắc Mai nói:
Theo nguyên tắc, nếu có một cơ quan đảng với một cơ quan của chính quyền mà trùng nhau, thì giải thể cơ quan của đảng đi, đưa những người tử tế, nếu có, ở bên cơ quan đảng bổ sung cho chính quyền làm việc và tạo ra những luật lệ văn minh, chứ không phải như hiện nayÔng Nguyễn Khắc Mai
Tinh gọn hệ thống chính trị VN: Làm được không?
Bình luận diễn biến mới nhất vụ Đồng Tâm và Điểm tin Tuần (08-14/10)
‘Đã nhúng chàm liệu còn rửa được không?’
“Họ nghĩ một cách đơn giản là có hai cơ quan làm cùng nhau, cùng công việc thì sáp nhập lại, nhưng sáp nhập là sáp nhập thế nào?
“Theo nguyên tắc, nếu có một cơ quan đảng với một cơ quan của chính quyền mà trùng nhau, thì giải thể cơ quan của đảng đi, đưa những người tử tế, nếu có, ở bên cơ quan đảng bổ sung cho chính quyền làm việc và tạo ra những luật lệ văn minh, chứ không phải như hiện nay.
“Cho nên việc nhất thể hóa, tôi thấy là họ làm một cách đại khái… tùy tiện, chẳng có luật nào để nói là nhất thể hóa hết!”
Trong cuộc trao đổi hôm thứ Năm với Quốc Phương của BBC Việt ngữ, cựu Vụ trưởng Ban Dân vận cũng đưa ra một số nhận xét, nhận định ‘thẳng thắn’ từ góc độ quan điểm riêng về tính hiệu quả hay không của Hội nghị 6 khóa 12 BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi, bổ sung các nhân sự trong Trung ương và các ban của Đảng có ý nghĩa gì thực sự gì không hay có thể bình luận gì về vị thế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ đầu nhiệm kỳ II của ông đến nay.
http://www.bbc.com/vietnamese/media-41623158
Tinh gọn hệ thống chính trị VN: Làm được không?
Hội nghị Trung ương 6 vừa kết thúc tại Hà Nội đã bàn về “đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn ‘cồng kềnh’, tổ chức và biên chế ngày càng phình to, số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ “hàm” không hợp lý.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng loan báo thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND; thực hiện Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã ở nơi có đủ điều kiện.
Bình luận diễn biến mới nhất vụ Đồng Tâm và Điểm tin Tuần (08-14/10)
Ông Trọng nói “đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu”.
Hôm thứ Năm, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam đưa ra bình luận với BBC Tiếng Việt:
“Người ta đòi hỏi phải có một luật về đảng, trong khi sửa đổi và xây dựng Hiến pháp năm 2013 người ta đặt ra rất nhiều, nhưng tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam như một tổ chức tạm gọi xen vào trong.
Tổ chức của Đảng là như vậy, còn lãnh đạo như thế nào, thì trong Hiến pháp, điều 4 cũng có nói, còn chuyện người ta đòi hỏi Đảng phải có một luật về đảng, thì chuyện đó người ta đòi hỏi cũng nhiều và nhiều kiến nghị lắmLuật sư Trần Quốc Thuận
‘Đã nhúng chàm liệu còn rửa được không?’
Nghe ý kiến của Luật sư Trần Quốc Thuận
Ông Nguyễn Phú Trọng có chỉnh đốn nổi Đảng?
Bế mạc Hội nghị TƯ6 – Bình luận & Phân tích
Ông Trọng nhắc đảng viên ‘tránh đi vào vết xe đổ’
“Tức là đảng lãnh đạo thông qua ban cán sự, rồi đảng của các bộ phận, đảng đoàn, chẳng hạn như đảng là Bộ Chính trị mà lãnh đạo, thì thông qua ban cán sự đảng chính phủ, hoặc lãnh đạo trong Quốc hội là thông qua đảng đoàn trong Quốc hội.
“Thực tế cũng là Đảng cả nhưng họ đặt ra để lãnh đạo thông qua cái đó… không phải đứng lên trên Quốc hội, trên Chính phủ mà lãnh đạo thông qua Ban cán sự đảng, thông qua đảng đoàn, thông qua đảng ủy, qua các cơ quan ban cán sự.
“Tổ chức của Đảng là như vậy, còn lãnh đạo như thế nào, thì trong Hiến pháp, điều 4 cũng có nói, còn chuyện người ta đòi hỏi Đảng phải có một luật về đảng, thì chuyện đó người ta đòi hỏi cũng nhiều và nhiều kiến nghị lắm.
“Từ trước đến giờ, từ năm 1992 đến giờ người ta đặt đi, đặt lại rất nhiều lần chuyện đó, nhưng cuối cùng vẫn chưa có gì đặt ra. Còn bây giờ người ta muốn để cho chính danh, thì ông Tổng Bí thư có thể kiêm Chủ tịch nước để khi đi nước ngoài, tiếp nước ngoài thì nó rõ ràng.
“Nhưng bây giờ trong ngoại giao, chúng ta thấy là cũng có câu chuyện là Tổng Bí thư đi thăm Mỹ, đi thăm Nhật, người ta cũng ký cái này kia, có lẽ người ta không ngạc nhiên, nhưng mà rõ ràng là cái đòi hỏi rất lớn. Còn lãnh đạo Việt Nam là lãnh đạo thông qua đảng đoàn, đảng bộ và ban cán sự.”
Hợp nhất thế nào, có luật hay không?
Sáp nhập Ủy ban Kiểm tra TƯ với Thanh tra Chính phủ?
Hội nghị TW 6 ‘sắp đặt lại hệ thống chính trị’
Theo nguyên tắc, nếu có một cơ quan đảng với một cơ quan của chính quyền mà trùng nhau, thì giải thể cơ quan của đảng đi, đưa những người tử tế, nếu có, ở bên cơ quan đảng bổ sung cho chính quyền làm việc và tạo ra những luật lệ văn minh, chứ không phải như hiện nayÔng Nguyễn Khắc Mai
‘Không hẳn giảm quan tham là tăng nhân tài’
Hôm 12/10, nhà Nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng, Ban Dân vận Trung ương Đảng CSVN, cũng đưa ra bình luận về chủ đề nhất thể hóa các cơ quan thuộc các hệ thống đảng và chính quyền này, ông nói với BBC:
“Họ nghĩ một cách đơn giản là có hai cơ quan làm cùng nhau, cùng công việc thì sáp nhập lại, nhưng sáp nhập là sáp nhập thế nào?
“Theo nguyên tắc, nếu có một cơ quan đảng với một cơ quan của chính quyền mà trùng nhau, thì giải thể cơ quan của đảng đi, đưa những người tử tế, nếu có, ở bên cơ quan đảng bổ sung cho chính quyền làm việc và tạo ra những luật lệ văn minh, chứ không phải như hiện nay.
“Cho nên việc nhất thể hóa, tôi thấy là họ làm một cách đại khái… tùy tiện, chẳng có luật nào để nói là nhất thể hóa hết!”
Hôm thứ Năm, Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận thêm về vấn đề có tính giả thuyết là nếu đã hợp nhất, nhất thể hóa rồi, thì khi có nhu cầu tách ra, sẽ tách ra như thế nào, ông nói:
“Có những người nói đảng này nên thành lập đảng Hồ Chí Minh, đảng Lao Động trở lại, rồi đảng cộng sản này kia, thì cũng không đơn giản bởi vì Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Tức là một đảng trực tiếp lãnh đạo toàn diện, mà lãnh đạo toàn diện là thế nào?
Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận diễn văn bế mạc Hội nghị TƯ6 của TBT Nguyễn Phú Trọng.
“Trước nhất là lãnh đạo tổ chức là lãnh đạo con người, phân công, bổ nhiệm con người, rồi trực tiếp nắm về tư tưởng, rồi thông tin, truyền hình, báo chí thì Đảng phải trực tiếp nắm, rồi nắm lực lượng vũ trang, nắm công an, quân đội.
“Thì cũng có người cũng hỏi là nếu mà tách ra thì các lực lượng chia làm sao? Người ta chia công an thì ai nắm bộ phận công an, ai nắm bộ phận kia, ai nắm quân đội? Ai thế này, thế kia, rồi ai nắm bộ máy tổ chức? Tổ chức đảng là tổ chức họ lãnh đạo toàn diện, tức là ba lãnh vực ‘trực tiếp’ là lực lượng vũ trang, chính trị tư tưởng và tổ chức bộ máy, thì đều Đảng chi phối.
“Bây giờ trong Nghị quyết Trung ương 6 này, họ siết chặt chữ đó nữa, đảng phải trực tiếp quản lý, nhất là thông qua nghị quyết mới của Bộ Chính trị bởi vì những nhân sự, tất cả các cấp ủy đều phải có sự ưng thuận và đồng ý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp nắm chặt, không có chuyện có thể có ý kiến khác thế này, thế kia được,” Luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41608151
Anh: Hơn 100 trẻ em Việt từng bị buôn người mất tích
Hơn 150 trẻ dưới vị thành niên gốc Việt đã mất tích khỏi các trung tâm chăm sóc ở Anh Quốc từ năm 2015, và 90 trẻ đã mất tích tạm thời, theo tờ Times.
Nhiều người lo sợ nguy cơ nhiều trẻ đã bị những kẻ buôn người bắt lại và tiếp tục làm nô lệ lao động.
Tổ chức chống buôn bán trẻ em ECPAT của Anh Quốc cho biết 28% nạn nhân dưới vị thành niên đều từng mất tích khỏi trung tâm chăm sóc ít nhất một lần, và trẻ em Việt Nam là nhóm hay bỏ trốn nhất.
“Vụ việc này đang diễn ra khắp nơi trên toàn quốc, nhưng nó lại là một vấn đề bị ẩn giấu,” Chloe Setter, người đứng đầu ECPACT nói với Reuters.
Dân Việt trả bao nhiêu để vào lậu nước Anh?
Chủ tiệm người Việt nói về ‘nô lệ hiện đại’
Cũng theo Reuters, Việt Nam luôn nằm trong ba nước có số lượng nạn nhân cao nhất của tệ nạn nô lệ hiện đại ở Anh Quốc. Số liệu cho thấy hơn một nửa nạn nhân là trẻ dưới vị thành niên.
Nạn nhân thường bị bóc lột lao động ở các trang trại trồng cần sa hay các tiệm làm móng. Một số còn bị lạm dụng tình dục.
Các chuyên gia cho rằng trẻ em Việt Nam thường bỏ trốn vì cảm thấy không an toàn hoặc bị cô độc ở các trung tâm chăm sóc, đặc biệt là vì các em không nói được tiếng Anh.
Một số có thể đã chủ động liên lạc với kẻ buôn người sau khi được giải cứu vì lo sợ bản thân hay gia đình bị trả đũa vì tin rằng mình bị nợ nần hoặc kẻ buôn người đã ngon ngọt dụ dỗ.
Ủy viên độc lập chống nạn nô lệ của Anh, Kevin Hyland, cho biết có một sự báo động về số vụ mất tích của các nạn nhân buôn người từ Việt Nam.
Ông nhấn mạnh trường hợp của một cậu bé Việt Nam bị buôn bán hai lần sau khi được chăm sóc ở một trung tâm trẻ em.
Sau khi bị bắt tại một trang trại cần sa lần thứ hai, cậu bé được đưa trở lại chăm sóc tại trung tâm, nhưng lại bị buôn bán vào làm nô lệ gia đình và bị lạm dụng tình dục.
Chính phủ Anh nói đang đưa ra một kế hoạch cung cấp một người hỗ trợ chuyên môn hoặc một người giám hộ cho những nạn nhân trẻ em để giúp đỡ và giảm rủi ro bị tái buôn bán.
Một chuyên gia khác kêu gọi thành lập nhà bảo hộ với sự hỗ trợ và giám sát cao.
Hồi tháng Tám, Tổ chức Tội phạm Quốc gia (NCA) Anh quốc cho biết nạn nô lệ hiện đại và buôn người ở Anh hiện đang “phổ biến hơn chúng ta nghĩ trước đây rất nhiều.”
NCA cho biết hiện đang có hơn 300 chiến dịch của cảnh sát, với nhiều chiến dịch ảnh hưởng tới “từng thị trấn và thành phố ở nước Anh.”
Theo ước tính của cơ quan này, số nạn nhân lên tới hàng chục ngàn. Con số 10 đến 13 ngàn người được đưa ra trước đây chỉ là “bề mặt của tảng băng chìm”.Cơ quan NCA nói tình trạng nô lệ hiện đại tăng mạnh là do những băng nhóm quốc tế ngày càng nhận ra số tiền lớn chúng có thể kiếm được từ việc chi phối người trong rất nhiều ngành kinh tế khác nhau, chứ không chỉ có buôn ma túy.
Việt Nam, Albania, Nigeria, Romania và Ba Lan là những nước có nhiều nạn nhân nhất, nhưng cũng có một số nạn nhân từ Anh.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41619921
Forum 2000 tại Praha,
diễn đàn của những tiếng nói cho Dân chủ, Nhân quyền
Từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 10 vừa qua, một diễn đàn thường niên có tên Forum 2000 được tổ chức tại Praha (Cộng hòa Sec) để thảo luận về các đề tài Dân chủ, Nhân quyền, tôn giáo, chính trị và xã hội. Forum quy tụ nhiều diễn giả là các chính trị gia, các nhà họat động xã hội nổi tiếng quốc tế. Đặc biệt năm nay có sự tham gia của một nhà họat động từ Việt Nam. Từ Praha, thông tín viên Tường An có bài tường trình sau đây
Những ảnh hưởng của Forum 2000
Forum 2000 là một diễn đàn thảo luận về các vấn đề liên quan đến Nhân quyền, dân chủ, được thành lập năm 1996 từ sáng kiến của cựu Tổng thống Cộng Hòa Sec Václav Havel, nhà hoạt động xã hội người Nhật Yohei Sasakawa và giải Nobel Hòa bình 1986 Elie Wiesel.
Diễn đàn 2000 công khai thảo luận mỗi năm một lần tại thủ đô Praha của Cộng Hòa Sec, nhằm hỗ trợ các giá trị của dân chủ và tôn trọng nhân quyền, giúp đỡ phát triển xã hội dân sự và khuyến khích sự khoan dung tôn giáo, văn hoá và sắc tộc, cung cấp ý tưởng cho các nhà lãnh đạo thế giới về quan điểm, đường lối họat động.
Rất là đáng tự hào lần này có một diễn giả từ Việt nam qua, diễn giả lần này là tiến sĩ Nguyễn Quang A tham dự Forum 2000 chia sẻ những vấn đề liên quan đến Dân chủ, Nhân quyền.
– Đinh Phương Thảo
Đây là lần thứ hai tham dự Diễn đàn 2000, cô Đinh Phương Thảo, một người họat động trong nước, hiện giữ vai trò điều hợp họat động của tổ chức Voice tại Âu châu cho biết những lợi ích khi có cơ hội khi tham dự sự kiện quốc tế này:
“Đây là một cơ hội rất lớn để có cơ hội kết nối với những người quan tâm đến những vấn đề dân chủ, Nhân quyền trên tòan thế giới. Quả như là trải nghiệm lần đầu, lần này cũng đã học hỏi rất nhiều, từ bài học, từ những quan điểm, kiến thức của những người lên chia sẻ ở Forum 2000. Và đồng thời kết nối được với những người trẻ, những người quan tâm đến Dân chủ, Nhân quyền ở các quốc gia khác nhau. Hy vọng trong tương lai sẽ có cơ hội để tham dự được những sự kiện tương tự như vậy”.
Forum kéo dài 3 ngày, từ ngày 8 đến ngày 10/10/2017. Một số người Việt Nam thuộc nhiều tổ chức khác nhau đến từ nhiều quốc gia như Pháp, Bỉ, Na Uy, Phi Luật Tân, Đài Loan, Thái lan.v.v…cũng có mặt. Đặc biệt lần đầu tiên có sự tham gia của một nhà họat động đến từ Việt nam : tiến sĩ Nguyễn Quang A. Cô Đinh Phương Thảo cũng đã từng họat động cùng tiến sĩ Nguyễn Quang A chia sẻ niềm tự hào về sự tham gia của một nhà họat động Việt Nam trong vai trò diễn giả :
“Rất là đáng tự hào lần này có một diễn giả từ Việt nam qua, diễn giả lần này là tiến sĩ Nguyễn Quang A tham dự Forum 2000 chia sẻ những vấn đề liên quan đến Dân chủ, Nhân quyền. Khi mà được nghe Bác chia sẻ cũng học hỏi thêm được những quan điểm, những góc nhìn của một người đấu tranh trong nước về những vấn đề của các quốc gia láng giềng“.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A và đề tài thảo luận của ông tại Forum 2000
Tiến sĩ Nguyễn Quang A tham gia thảo luận về 2 đề tài: “Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước thềm Đại Hội 19; Mở rộng bên ngòai và xiết chặc bên trong” và “Chế độ Dân chủ và Độc đóan ảnh hưởng như thế nào đến Nam Á nói riêng và Thế giới nói chung”.
Ngoài ra, trong buổi gala diner gồm những vị khách mời đặc biệt, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng có một bài phát biểu với đề tài : “Các di sản của Phan Châu Trinh và Václav Havel trong quá trình Dân chủ hóa ở Việt Nam”.
Trong những người cộng sản Việt Nam vẫn có thể có những đóng góp đáng kể cho việc chuyển đổi Dân chủ … vai trò của đảng Cộng sản Việt Nam đã hết từ lâu rồi
– Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Nhân dịp này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng nói chuyện trước công chúng tại quảng trường Václav Havel và tại phân khoa nghiên cứu Viễn Đông của trường Đại học Charles (Praha) về tình hình Nhân quyền tại Việt Nam. Nhận xét về tình hình Nhân quyền tại Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Quang A chia sẻ với đài Á Châu Tự Do :
“Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam nói chung là rất xấu, nhưng mà trong 18 tháng trở lại đây thì lại càng xấu hơn nữa.
Sau Đại hội thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam thì việc tôn trọng Nhân quyền bị xấu đi một cách rất là đáng kể. Rất nhiều cuộc bắt bớ, đàn áp những người họat động đã xảy ra, nhưng đồng thời, bất chấp những sự đàn áp như thế, thì phong trào họat động của người dân Việt Nam, của xã hội nói chung trong thời gian vừa qua lại có sự phát triển rất là sôi động, nhất là đối với những dân oan bị thu hồi đất đai như ở Đồng Tâm hoặc sự phản đối của người dân đối với các doanh nghiệp về ô nhiễm môi trường, nhất là Formosa và phản đối các chính sách thu phí BOT, ví dụ như vậy…“.
Forum 2000 lần thứ 21 với chủ đề « Phát triển Dân Chủ trong giai đọan bất ổn » được tổ chức tại Praha và các thành phố khác của Cộng Hòa Czec với sự hiện diện của vua Monaco Albert II, nhiều nhà lãnh đạo tư tưởng cũng như họat động Nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới. Trong giai đọan có nhiều sự bất ổn về kinh tế, chính trị, an ninh… tại các quốc gia có một nền dân chủ lâu đời. Sự quan tâm của họ đối với Việt Nam có phần suy giảm, theo tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng là một điều dễ hiểu, ông nói:
“Trong cái bối cảnh như thế thì các nước phải lo các vấn để của họ nhiều hơn như vấn đề kinh tế, vấn đề dân nhập cư, những vấn đề chính trị nội bộ của họ… thì đó là một điều dễ hiểu. Cho nên việc quan tâm đến phong trào hay họat động Nhân quyền tại Việt nam cũng bớt đi một chút. Đó là một điều đáng tiếc, nhưng mà hòan cảnh quốc tế là như vậy. Tôi nghĩ đối với những người Việt nam trong nước cũng như ngòai nước cũng vẫn phải tự mình làm là chính và vận dụng tối đa sự ủng hộ cũng như giúp đỡ từ bên ngòai”.
Bên cạnh vận động sự ủng hộ của quốc tế để thúc đẩy cải thiện Nhân quyền tại Việt Nam. Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh nội tại vẫn là chính, một trong những phương pháp đó là lên tiếng đòi hỏi, tự thực thi những quyền mà hiến pháp Việt nam và quốc tế đã quy định. Ông chia sẻ :
“Trong thời gian vừa qua thì sự cất lên tiếng nói của người dân đã có hướng phát triển rất mạnh, nhưng tất nhiên so với nhu cầu thì vẫn còn thấp, còn yếu. Muốn để cho người dân cất lên tiếng nói của mình phê phán những sai trái, những vi phạm Nhân quyền, đưa ra những kiến nghị, đưa ra những giải pháp mang tính xây dựng đối với xã hội và góp phần gây ra sức ép liên tục 24/7 đối với chính quyền để buộc chính quyền phải thay đổi thì tôi nghĩ rằng không có một cách gì khác là thực hiện những chủ trương mà cụ Phan Châu Trinh đã đặt ra cho chúng ta từ 111 năm trước, đó là nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí và cải thiện đời sống dân sinh. Nếu chúng ta làm tốt 3 chủ trương đấy thì nó sẽ là động lực để thúc đẩy cho người dân cất lên tiếng nói của mình, và không những chỉ có cất lên tiếng nói của mình mà còn thực thi những quyền của mình, nhận ra những quyền của mình và thực thi những quyền đó. Quyền của chúng ta, chúng ta cứ thực thi, thì đó là áp lực mạnh nhất để buộc chính quyền phải hòan thiện khung pháp lý để giúp chúng ta thực thì quyền của mình, ấy là cách thực tiễn nhất, dễ nhất và hữu hiệu nhất để thúc đẩy Nhân quyền cũng như thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam”.
Ngòai hai yếu tố vừa kể : áp dụng sức mạnh của chính mình, vận động sự ủng hộ của Quốc tế, theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, vai trò của những đảng viên Cộng sản đang làm việc trong hệ thống là một yếu tố không thể bỏ qua trong tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam, ông nhấn mạnh :
“Giới đương quyền có vai trò rất quan trọng, tất cả những cuộc chuyển đối thành công đều có vai trò đóng góp của giới đương quyền. Tôi nghĩ rằng ở trong những người cộng sản Việt Nam vẫn có thể có những đóng góp đáng kể cho việc chuyển đổi Dân chủ. Tôi nghĩ rằng vai trò của đảng Cộng sản Việt Nam đã hết từ lâu rồi, nhưng những thành viên của đảng cộng sản Việt nam có thể có vai trò lớn”.
Theo cô Đinh Phương Thảo, các diễn đàn quốc tế này là một cơ hội để thúc đẩy sự quan tâm của quốc tế về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam, cô nói :
“Cơ hội để một diễn giả từ Việt nam qua nói trong các diễn đàn quốc tế là một cơ hội tuyệt vời để mọi người quan tâm, chú ý nhiều hơn về các vấn đề Nhân quyền ở Việt Nam và hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa những diễn giả nói về Việt Nam hoặc những diễn giả từ Việt Nam đi đến những diễn đàn quốc tế như thế này để chia sẻ về tình hình Việt Nam hoặc những vấn đề Dân chủ, Nhân quyền nói chung”.
Forum 2000 là nơi tập hợp hàng ngàn tư tưởng khác nhau nhưng cùng chia chung một lý tưởng xây dựng một thế giới nhân bản, nhân quyền và dân chủ. Những tâm hồn Việt Nam gặp nhau tại đây đều mong rằng sẽ có một diễn đàn như thế ở Việt nam một ngày không xa.