Tin Việt Nam – 14/09/2019
Nơi Yên Nghỉ Cuối Cùng
của 81 người lính dù VNCH
Nguyễn Ngọc Phúc
Cựu bộ trưởng Hải Quân Hoa Kỳ năm 1987 thời Tổng Thống Ronald Reagn và là cựu nghĩ sĩ Dân Chủ Thượng Viện, đã từng là sĩ quan phục vụ trong chiến tranh Việt Nam thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, ông Jim Webb, có viết một bài đăng trên diễn đàn báo USA TODAY ngày 13 thang 9, năm 2019, thật cảm động cho những gì ông nói đến và cho những gì đã xẩy ra trong câu chuyện ngày hôm nay.
Với tựa đề: “ Remember South Vietnam’s Forgotten Soldiers “: hay “ Tưởng Nhớ Những Người Lính Miền Nam Việt Nam Bị Lãng Quên.”
Ông cho biết rằng ngày thứ sáu, 13 tháng 9 năm 2019 từ tiểu bang Hawaii, đã khởi sự một cuộc hành trình trở về với đồng đội ở quê hương mới, vùng Little Saigon, một ngày trở về với chiến hữu và mầu cờ vàng ba sọc đỏ của 81 hài cốt chiến sĩ nhẩy dù quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau hơn 33 năm bị lãng quên và nằm ngủ yên trong căn cứ quân sự quạnh hiu ở Hawaii.
Ông cho biết, một buổi lễ nghi quân cách thật long trọng sẽ được tổ chức trọng thể để vinh danh và tưởng niệm 81 chiến sĩ sĩ này vào ngày 26 tháng 10 năm 2019 tại nghĩa trang Viêt-Mỹ lớn nhất của Hoa Kỳ ở thành phố Westminster, vùng Little Saigon, một nơi định cư của hàng ngàn người Mỹ gốc Việt hiện đang cư ngụ.
Jim Webb wrote:….
On Oct. 26, there will be a full military ceremony honoring their service in Westminster.
These forgotten soldiers will be laid to rest under a commemorative marker in the largest Vietnamese-American cemetery in our country.
Họ là ai và chuyện gì đã xẩy ra cho 81 người chiến sĩ nhẩy dù này?
Quân sử Quân Lực VNCH nói chung và Binh Chủng Nhảy Dù nói riêng , không ai không biết và không bao giờ quên câu chuyện về Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, KBC 4919, một đại đội có những nét lịch sử bi hùng và khốc liệt.
Trong một cuộc hành quân không tải từ Pleiku đến Tuy Hòa, chiếc vận tải cơ C-123B của Không Lực Hoa Kỳ, số đuôi là 64-376 trong một phi vụ chuyển quân có chở theo 81 chiến sĩ thuộc đại đội 72, tiểu đoàn 7 nhẩy dù cất cánh vào lúc 1018H sáng thứ bẩy ngày 11 tháng 12 năm 1965.
Máy bay sau đó đã không đáp xuống phi trường Tuy Hòa cũng như ở nơi nào khác theo giờ ấn định. Mọi điện đàm bị mất và màn hình Radar đã không còn dấu vết của chuyến bay.
Đến sáng hôm sau, ngày 12 tháng 12 năm 1965, chuyến bay đã được xác nhận mất liên lạc không rõ lý do. Sau đó, phía không quân Hoa Kỳ đã cho phi cơ đưa toán chuyên viên RAMP đi tìm kiếm trong 3 ngày liên tiếp 12, 13, 14 nhưng không có kết quả. Đến ngày 15, cuộc tìm kiếm bị ngưng lại vì thời tiết.
Qua ngày 22 tháng 12, sau 7 ngày, trên phi cơ quan sát, toán tìm kiếm đã phát hiện ra xác phi cơ bị gẫy nát, chỉ còn lại khoảng 20 feet, nẳm trên một đỉnh núi về phía Tây Nam, cách Tuy Hòa chừng 20 dặm, có độ cao khoảng 4,000 Ft.
Toán tìm kiếm cho biết:
“không thấy dấu hiệu có sự sống của toàn bộ phi hành đoàn Hoa Kỳ và quân nhân nhảy dù “, thời tiết xấu và mây mù che phủ đã làm ảnh hưởng, gây trở ngại đến sự quan sát vị trí phi cơ lâm nạn, hơn nữa khu vực nầy lại do lực lượng Việt Cộng kiểm soát. Toán tìm kiếm đã cố gắng quan sát thêm, và không thấy có dấu hiệu phi cơ đáp xuống, trước khi đụng vào đỉnh núi ! Họ không thể xác nhận liệu có thể có sự sống sót xảy ra sau khi phi cơ lâm nạn trong khu vực .
Sáu tháng sau cuộc tìm kiếm được tiếp tục vào ngày 6 tháng 1 năm 1966, trên phi cơ qua kính quan sát trong thời gian khoảng 30 phút từ độ cao 30 đến 100 feet, toán tìm kiếm vẫn không tìm thấy được gì hơn trong khu vực phi cơ lâm nạn.
Phải đến tám năm rưởi sau, vào ngày 16 tháng 6 năm 1974, một toán tìm kiếm khác gồm 2 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà và 8 thợ cưa gỗ rừng tiến vào khu vực phi cơ lâm nạn quan sát tình hình trước.
Đến ngày 23 tháng 6 năm 1974, toán tìm kiếm đã gom lại được tất cả 17 bao tải từ phần còn lại bên ngoài phi cơ, họ không thể vào trong thân phi cơ vì còn nhiều lựu đạn và đạn M-79.
Đến ngày 28 tháng 6 năm 1974, 17 bao thu hồi bên ngoài phi cơ được Hoa Kỳ đưa về Thái Lan ( CIL-THAI ) để xác định và phân tích.
Trong hồ sơ giới hạn phổ biến của toán chuyên viên Phân loại và nhận dạng, được ghi nhận như sau: Họ không đủ quyền hạn để giải quyết thỏa đáng phần còn lại của bất cứ thi thể liên quan nào !
Theo một tài liệu lưu trữ về chiếc phi cơ C-123 của không quân Hoa Kỳ lâm nạn ngày 11 thàng 12 năm 1965 tại chiến trường Việt Nam được ghi nhận như sau:
Trưởng phi cơ là Thiếu tá Robert Milvoy Horsky, ông nguyên là phi công pháo đài bay chiến lược B-52 từ năm1962 đến năm 1964. Sau đó ông chuyển qua bay vận tải cơ C-123 từ năm1965 cho đến khi xảy ra tai nạn. Nguyên nhân phi cơ lâm nạn là do mây mù và mưa rào che khuất tầm nhìn của phi công làm cho phi cơ đụng vào cây trên sườn núi cao độ 4000 FEET, phi cơ rơi xuống một đĩnh núi cao độ 1000 FEET, làm cho tất cả 4 nhân viên phi hành đoàn không quân Hoa Kỳ và 81 quân nhảy dù QLVNCH thiệt mạng.
Năm 2012, Mr. Robert Maves, Civ JPAC J2; cựu thiếu tá KQVNCH Nguyễn Qúy An và Gia Đình Mũ Đỏ đã gởi một bản nhắn tin trên các báo chí Việt ngữ tại Hoa Kỳ để thông báo, liên lạc với thân nhân của 81 quân nhân nhảy dù, và thông báo duy vật còn lại như: Thẻ bài – ID Tags, căn cước quân nhân – ID Cards và vài giấy tờ tuỳ thân của 19 trong số 81 quân nhân thuộc ĐĐ72, TĐ7ND thiệt mạng đã tìm được, danh sách gồm có:
LE, Binh Van SQ 8 Vietnam Armed Forces Card
TRAN, Quy SQ 6DA 100401 ID Tag
NUON, Chau. SQ 121969/52 ID Tag
TRAN, G. O. SQ 58/202.400 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V SQ 63A 108.047 ID Tag
LE, Hoa Van Birth Certificate
NGUYEN, Tuyet Thi Partial ID Card
LE, Suyen Van SQ 57/211.162
NGUYEN, Tai Van SQ 566726 Vietnam Armed Forces Card
DO, Dien Van SQ 125.114 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V SQ 63A 108.047 ID Tag
NGUYEN, Tuong Van SQ 591535 ID CARD
DO, Linh Van SQ 55A 121.239 ID TAG
LE, Thu Ng SQ 55A 121.239
LAM Dan Sy SQ 51/302.734 ID CARD
THY ID CARD
BICH, Pham N. SQ 401978 ID TAG (Hình như là Đại Đội Trưởng ĐĐ72ND)
Một số hài cốt thu hồi được trong 17 bao vào năm 1974 của 81 chiến sĩ nhảy dù vẫn còn lưu giữ tại phòng giảo nghiệm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Hawaii (Defense POW/MIA Accounting Agency Hawaii) đã qua 45 năm tính tới năm 2019. Không biết có bao nhiêu gia đình Cô Nhi Qủa Phụ và thân nhân của của các Tử Sĩ Nhảy Dù biết được chuyện chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965. “
Nơi Đất và Trời giao hòa, nơi Thiên và Địa gặp nhau:
Trong bài viết của mình, ông Jim Webb đã nói về những nổ lực của mình để tìm một nơi yên nghỉ ngàn thu cho những hài cốt của người lính miền Nam Việt Nam, ông gọi họ là những người lính không có quê hương vì ông đã liên lạc với Hà Nội hai lần về yêu cầu chôn cất và đều bị từ chối. Ngược lại, bởi họ không phải là chiến sĩ Hoa Kỳ hay có quốc tịch Hoa Kỳ để có thể được chôn cất theo lễ nghi quân cách trang trọng ở Hoa Kỳ.
Và rổi họ trở thành các chiến sĩ vô danh trong khi thực sự, họ đã hy sinh chiến đấu cho một đất nước nay không còn hiện hữu tồn tại nữa.
Nơi Yên Nghỉ Cuối Cùng: Westminster’s Freedom Park
Ông Jim Webb vẫn không ngừng tìm kiếm nơi yên nghỉ cuối cùng cho 81 chiến sĩ nhẩy dù của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Trong trái tim của ông, 81 chiến sĩ VNCH này không phải là riêng rẽ ở trong chuyến bay bị tai nạn đó.
Với 17 bao tải đựng hài cốt lẫn lộn của 4 phi hành đoàn Hoa Kỳ, kết quả phân tích và xác định được hài cốt của 4 binh sĩ Hoa Kỳ qua kỹ thuật DNA ở Bangkok, phần còn lại không lên được danh sách xác nhận vì là binh sĩ VNCH.
Do đó, tới năm 1986, tất cả phần hài cốt còn lại được chuyển về căn cứ quân sự Hoa Kỳ POW/MIA lab ở Hawaii . Từ đó tới nay năm 2019 là 33 năm dài, họ đã nằm quạnh hiu và cô đơn ở đây.
Dù thế nào đi nữa, chuyện vẫn không làm thay đổi ý nghĩ và cảm xúc của ông. Ông vẫn coi 81 chiến sĩ này là những người lính đồng minh cùng chiến đấu bên cạnh những người lính Hoa Kỳ, ông luôn luôn nghĩ họ thật xứng đáng để được tưởng nhớ với danh dự và đầy nhân cách.
Ông vẫn tiếp tục đi tìm nơi yên nghĩ cuối cùng cho 81 hài cốt người lính nhẩy dù này.
Trong hai năm qua, ông không ngừng nghỉ tìm kiếm, thương thảo và tranh đấu trên phương diện ngoại giao và pháp lý để cuối cùng, ông đã tìm được một nơi yên nghỉ cho 81 chiến sĩ ông gọi là những người sánh vai đồng minh chiến đấu với đất nước Hoa Kỳ, xứng đáng có một nơi yên nghỉ với danh dự và đầy nhân cách.
Ngày 26 tháng 10 năm 2019, một buổi lễ rất trang nghiêm trong nghi lễ quân cách sẽ được thực hiện tại
Westminster’s Freedom Park
Ông kết luận rằng buổi lễ không những sẽ mang ý nghĩa lớn hơn là sự hy sinh của những người lính trẻ chiến đấu cho tự do dân chủ của một đất nước nay không còn tồn tại mà còn là một câu chuyện nhắc nhở về hàng trăm hàng ngàn người lính khác đã hy sinh trong cuộc chiến mà thân xác không bao giờ được tìm thấy nhưng sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Đó là trang sử buồn và là cái giá phải trả để đến được xứ tự do Hoa Kỳ của hai triệu người Mỹ gốc Việt.
Ông nói trong phần chót của bài viết:
Chúng ta sẽ nhớ đến và cám ơn những đóng góp của họ đã làm cho đất nước Hoa Kỳ mạnh mẽ và sáng sủa hơn. Đó là những gì chúng ta sẽ không quên khi là người Hoa Kỳ, một dân tộc luôn luôn trân quý sinh mạng con người và sẽ không bao giờ quên đến những người đã sát cánh bên vai với chúng ta khi bị cực kỳ lâm nguy khổ nạn.
Thân nhân muốn hỏi thăm tin tức về 81 quân nhân của ĐĐ72 – TĐ7ND bị mất tích, nên liên lạc gấp với Mr. Robert Maves, Civ JPAC J2 Robert.Maves@JPAC.PACOM.MIL.
Hoặc liên lạc với anguyen219@yahoo.com, dsmd@hotmail.com để được giúp đỡ thêm
Nguyễn Ngọc Phúc.
9/13/2019
Trích và tham khảo:
· Jim Webb: Remember South Vietnam’s forgotten soldiers
Jim Webb, Opinion contributor Published 6:00 a.m. ET Sept. 13, 2019 USA Today
81 Chiến Sĩ Đại Đội 72, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù tử nạn trên chuyến bay C-123 của Không Lực Hoa Kỳ ngày 11 tháng 12 năm 1965
Posted on May 29, 2019 by dongsongcu
Nguyễn Quân
Bài viết trên Vietbao.com: Đại đội 72, Tiểu đoàn 7 Nhảy dù mất tích trên chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965 – 28/09/2016 00:02:00(Xem: 8564) Tân Sơn Hoà
https://vietbao.com/p112a298767/noi-yen-nghi-cuoi-cung-cua-81-nguoi-linh-du-vnch
Việt Nam:
Từ Formosa đến Rạng Đông – bài học vẫn lặp lại
Vụ cháy ở kho hàng của công ty Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông cho thấy nhà nước và chính quyền ở Việt Nam vẫn chưa học được hết bài học từ những lần xử lý yếu kém các vụ khủng hoảng môi trường trong nước thời gian gần đây, trong đó có vụ Formosa xả thải công nghiệp trái phép gây ô nhiễm trầm trọng môi trường Biển.
Đây là một cuộc khủng hoảng nhiều mặt của cả một hệ thống quản lý ứng phó với các bất thường xảy ra, một nhà phản biện chính sách từ Liên hiệp các hội khoa học & kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với Bàn tròn thứ Năm từ London.
Bàn tròn thứ Năm: vụ cháy ở Công ty Rạng Đông và bài học
Vụ cháy Rạng Đông: “Dân không còn biết tin vào đâu”
Hà Nội khắc phục hậu quả vụ cháy Công ty Rạng Đông
Hôm 12/9/2019, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo về Phát triển Cộng đồng (RTCCD) nêu quan điểm với BBC News Tiếng Việt:
Toàn bộ ba câu chuyện vừa rồi, kể cả vụ cháy ở công ty Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông cho thấy rằng không hề tồn tại một sự chỉ đạo quản lý khủng hoảng mang tính chất khoa họcBác sỹ, Tiến sỹ Trần Tuấn
“Tôi cho rằng trong trường hợp này, chúng ta phải nhìn nhận rằng đây (vụ cháy Rạng Đông) không phải là trường hợp đầu tiên, mà nó là trường hợp tiếp nối từ các trường hợp khác mà tôi tạm gọi là các case-studies mà chúng tôi đã chỉ ra từ vấn đề Formosa cho đến vấn đề sán lợn ở Bắc Ninh, rồi đến vấn đề này.
“Thì đó thể hiện một cuộc khủng hoảng nhiều mặt của một hệ thống quản lý ứng phó với các bất thường xảy ra và đặc biệt trong trường hợp này là ứng phó với bất thường xảy ra do rò rỉ, thất thoát của hóa chất độc hại (thủy ngân…) trong môi trường.”
Về các mặt của cuộc khủng hoảng cần phân tích để rút ra bài học, ông Trần Tuấn nói:
“Mặt thứ nhất là mặt quản lý và điều phối, thì mặt này, ở tầm quốc gia, quản lý phải biết rằng luôn luôn có thể xảy ra các bất thường, từ cả thiên nhiên, cũng như là do con người, nhân tai.
“Vậy thì phải tổ chức quản lý mang tính chất liên ngành, mang tính chất phối hợp các cấp giữa chính quyền với các cơ quan chuyên môn và với những thông tin để cho nhân dân. Vấn đề này thì Tổ chức Y tế Thế giới đã có những hướng dẫn cụ thể, vậy phải làm ra hướng dẫn của thế giới, lập ra ban này.
“Toàn bộ ba câu chuyện vừa rồi, kể cả vụ cháy ở công ty Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông cho thấy rằng không hề tồn tại một sự chỉ đạo quản lý khủng hoảng mang tính chất khoa học.”
‘Thiếu chỉ đạo quản lý khủng hoảng’
Và nhà phản biện chính thấy rằng có rất nhiều vấn đề ‘về mặt chuyên môn’ qua ứng phó xử lý, quản lý trong vụ cháy Rạng Đông, ông nói:
Lời kể của một người dân sống sát vách nhà máy Rạng Đông
Lo nhiễm thủy ngân sau cháy Rạng Đông
Formosa: Các nạn nhân kiện đòi 4 triệu đôla tại Đài Loan
Chúng ta thấy là khủng hoảng lòng tin và đây là cái nặng nhất để vấn đề khủng hoảng lòng tin xảy ra giữa người dân với chính quyền, giữa các cấp trong chính quyền với nhau, rồi giữa cơ quan khoa học và cơ quan quản lýBác sỹ, Tiến sỹ Trần Tuấn
“Điểm thứ hai…, chuyên môn ở đây, chúng tôi muốn nói là chuyên môn khoa học dẫn đường, khi chúng ta làm việc với hóa chất, mà đặc biệt là hóa chất độc mà lại nằm trong danh sách cấm, như là thủy ngân, ở đây còn một vấn đề khoa học nữa liên quan việc tuân thủ các khuyến cáo, các công ước của quốc tế, mà trong trường hợp này là công ước Minamata.
“Chúng ta đã ký rồi, thì toàn hệ thống phải buộc chạy theo các vấn đề đó. Chúng tôi thấy hầu như là không có thực hiện việc này. Ký là ký, còn thực hiện lại sang một chuyện khác.
“Điểm thứ ba là đạo đức của người thi hành công vụ, chúng ta thấy rằng vấn đề này, rõ ràng là các cán bộ các cấp, đặc biệt là của chính quyền, cũng như cán bộ chuyên môn của các cơ quan chuyên môn, chúng ta thấy rằng là để xảy ra tình trạng không minh bạch thông tin và phản ứng theo tính chất đối phó, đi theo tính chất thủ thế.
“Và tôi cho rằng đây phải được xem lại, nó là từ vấn đề gọi là đạo đức công vụ.
“Điểm thứ tư, vấn đề khủng hoảng thông tin, gây ra cho dân đến bây giờ là không biết tin vào thông tin như thế nào để mà có thể ứng xử và ngay cả các cơ quan chuyên môn, cũng như các cấp chính quyền, cũng không rõ thông tin đến đâu là chính xác, là có thể dựa vào đó để có thể hành động.
Ý kiến của nhà nghiên cứu chính sách và pháp luật về vụ cháy ở công ty bóng đèn, phích nước Rạng Đông ở Hà Nội và xử lý
“Điểm cuối cùng chúng ta thấy là khủng hoảng lòng tin và đây là cái nặng nhất để vấn đề khủng hoảng lòng tin xảy ra giữa người dân với chính quyền, giữa các cấp trong chính quyền với nhau, rồi giữa cơ quan khoa học và cơ quan quản lý.
“Tất cả những vấn đề này đều thể hiện rằng là chúng ta đang cần phải có một cái nhìn lại một cách tổng thể để đối phó với khủng hoảng.
“Nếu không, nó sẽ như vòng xoắn cứ tiếp tục xảy ra mà chúng ta đã thấy đứng chờ ở phía trước, rằng có thể có bất kỳ một biến cố nào xảy ra, chúng ta lại lặp lại tình trạng như vậy,” Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn nói với BBC.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi toàn văn Bàn tròn thứ Năm của BBC về vụ cháy ở nhà kho công ty Rạng Đông.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49682722
Vụ cháy Rạng Đông:
“Có thể tin môi trường đã an toàn?”
Môi trường bên ngoài kho Rạng Đông đã an toàn, theo tuyên bố của người đứng đầu ngành quản lý môi trường và tài nguyên Việt Nam được truyền thông nhà nước dẫn lời hôm thứ Năm.
Tuy nhiên, người dân địa phương hiện ‘rất lo sợ, lo ngại’ và không biết là tin vào ai để nói rằng môi trường đã an toàn trở lại, một khách mời là cư dân địa phương kề cận địa điểm vụ cháy thuộc Công ty Rạng Đông nói với hội luận trực tuyến của BBC News Tiếng Việt hôm 12/9/2019.
Không nên lặp lại hành xử chính sách ‘quá lố’ từ phía quan chức chính quyền khi tuyên truyền cho người dân về mức độ an toàn sau sự cố môi trường như việc ‘tắm biển và ăn mực’ hồi xảy ra vụ ô nhiễm, xả thải Formosa làm cá chết hàng loạt, một giảng viên và nhà nghiên cứu ở đại học tại Hà Nội bình luận tại Bàn tròn thứ Năm.
Hiện nay, Việt Nam đã có luật về tiếp cận thông tin, người dân có quyền được biết những thông tin mà không thuộc diện bí mật nhà nước, còn nếu có ai làm trái, làm sai gây ảnh hưởng tới dân liên quan tới thông tin về vụ việc, thì chiểu theo pháp luật có thể xử lý, một nhà nghiên cứu về luật pháp và chính sách nêu quan điểm cũng tại diễn đàn này.
Bàn tròn thứ Năm: vụ cháy ở Công ty Rạng Đông và bài học
Hà Nội khắc phục hậu quả vụ cháy Công ty Rạng Đông
Lời kể của một người dân sống sát vách nhà máy Rạng Đông
Lo nhiễm thủy ngân sau cháy Rạng Đông
‘Thông tin rất mâu thuẫn’
Trước hết, ông Nguyễn Tường Thụy, nhà văn, nhà báo độc lập, cư dân địa phương đang cùng gia đình sơ tán, lánh nạn sau vụ cháy, nói với BBC:
“Vấn độ và tính chất còn nguy hiểm hơn vì đó là ô nhiễm môi trường sống, mà cụ thể là ở nguồn nước và ở bầu không khí, có nghĩa là nó sẽ tác động đến con người, cư dân xung quanh, một vùng dân cư mật độ dày đặc như vậy.
“Nó sẽ đi vào con đường khí quản, tức là hít thở, vừa là thực quản nếu như ăn phải thực phẩm, tôm cá mà nuôi, trồng ở vùng nước bị nhiễm thủy ngân. Cho nên ảnh hưởng của nó, thực ra người dân rất lo sợ và rất lo ngại, chưa biết như thế nào.
“Thông tin nó rất nhiều mâu thuẫn với nhau, bây giờ họ cứ bảo ăn vào là không an toàn, nói thực là chúng tôi không biết thông tin nào đúng hoặc không tin được thông tin nào cả. Nên bây giờ phải xem chừng và căn cứ vào đâu cũng phải chừng mực thôi.
Chính quyền không nên có những biện pháp quá lố, giống như đưa bản thân những quan chức vào đó tắm biển, hay là ăn mực như hồi ở Formosa, bởi vì nó cũng không gây được lòng tin với người dân, mà nó sẽ làm cho hiện đấy trở nên phản cảmPGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh
“Chứ còn bắt đầu là giấu giếm, sau đấy thì mỗi một nguồn tin khác nhau, người thì bảo là an toàn, người thì bảo lên tới 27,2 kg, rồi thì mười lần, cho đến ba mươi lần mức độ cho phép về mức độ nhiễm độc.”
“Họ đã đưa ra con số trắc nghiệm về hàm lượng thủy ngân là 10-30 kg, tự nhiên họ lặng lẽ rút, họ chẳng giải thích gì cả. Vậy thì căn cứ vào đâu để mà chúng ta tin tưởng là nó an toàn?
“Cũng là Bộ Tài nguyên & Môi trường hôm trước thì nói là như thế, hôm sau thì lặng lẽ rút con số này xuống, rút con số này đi mà không giải thích gì,” ông Nguyễn Tường Thụy nói.
‘Đừng hành xử quá lố’
Một khách mời Bàn tròn khác, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên thuộc một đại học ở Hà Nội, người mà gia đình cũng ở trong khu vực có thể bị ảnh hưởng từ sự cố, bình luận:
“Những phản ứng của những có trách nhiệm ở Việt Nam do có quá nhiều e sợ thường rất chậm và không minh bạch thông tin. Tuy nhiên, vào thời buổi bây giờ, thông tin trước sau cũng sẽ bị lộ.
“Nó không còn là cái lúc mà chúng ta có thể “một bàn tay che cả bầu trời”, muốn nói gì thì nói nữa, vì vậy cho nên tôi rất là mong chính quyền sớm có một lực lượng gọi là phản ứng nhanh, nên có một cơ quan quản lý về truyền thông.
“Để có thể kịp thời đưa ra những thông điệp vừa chính xác mà lại vừa có thể đảm bảo được là không gây hoảng loạn, và có những khuyến nghị với người dân để bảo vệ bản thân ngay, ví dụ như là phường Hạ Đình đã làm được, đó là điểm sáng duy nhất trong thảm họa lần này.
Anh không thể nói sai sự thật, không được quyền che dấu sự thật. Bởi vì chúng ta (Việt Nam) bây giờ có Luật Tiếp cận thông tin rồiPGS. TS. Phạm Đức Bảo
“Và chính quyền không nên có những biện pháp quá lố, giống như đưa bản thân những quan chức vào đó tắm biển, hay là ăn mực như hồi ở Formosa, bởi vì nó cũng không gây được lòng tin với người dân, mà nó sẽ làm cho hiện đấy trở nên phản cảm.
“Hãy có những sự đứng ra, ví dụ bây giờ mọi người vẫn thắc mắc là thấy Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố đứng ra nói một lời nào về chuyện này, hay là như vừa rồi mọi người nói là Bộ Y tế cũng không có một lời nào chính thức.
“Thì các cơ quan chính thức nên lập tức và nhanh chóng có một lời nói hay khuyến nghị nào đó với người dân và những người lãnh đạo nên xuất đầu, lộ diện. Như vậy, đây là thời điểm để chúng ta (chính quyền) lấy được điểm trong mắt dân chúng và đồng thời là nó lấy được uy tín chính trị…,” bà Hoàng Anh nói với Bàn tròn.
Trước đó, hôm 11/9, bình luận với BBC về việc có nên xử lý hay không các hành vi, nếu có, được cho là che dấu, hoặc ngăn cản tìm kiếm, công bố, sự thực, làm giảm nhẹ hoặc gây hiểu sai về tầm mức, mức độ thiệt hại do vụ cháy xảy ra, một nhà nghiên cứu về chính sách và pháp luật từ Hà Nội, PGS. TS. Phạm Đức Bảo, nêu quan điểm:
“Cứ đúng pháp luật mà xử lý, bởi vì trong pháp luật về mặt hình sự cũng như về mặt hành chính đều có những quy định cả.
“Người nào mà vì chức trách của mình mà không công bố đúng sự thật những thông tin mà cần phải công bố, hoặc là che dấu những thông tin vì những lý do nào đó, nhưng mà ảnh hưởng đến người dân, gây thiệt hại người dân, thì đều phải bị xử lý.
“Anh không thể nói sai sự thật, không được quyền che dấu sự thật. Bởi vì chúng ta (Việt Nam) bây giờ có Luật Tiếp cận thông tin rồi. Người dân có quyền tiếp cận thông tin gì và cơ quan nhà nước, các cơ quan chức năng phải công bố những thông tin gì, trừ những vấn đề thuộc bí mật nhà nước.
“Còn những gì không thuộc bí mật nhà nước thì phải công khai cho dân biết,” ông Phạm Đức Bảo nói với BBC.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi toàn văn Bàn tròn thứ Năm của BBC về vụ cháy ở nhà kho công ty Rạng Đông.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49682716
Người Việt tức giận vì tội phạm ma tuý Trung Cộng
chỉ bị phạt hành chính
Tin từ Bình Định, ngày 14/9/2019: Nhiều người Việt Nam thể hiện sự tức giận của mình trên mạng xã hội về việc nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng hình phạt quá nhẹ đối với tội phạm ma tuý đến từ Trung Cộng.
Theo báo chí nhà nước, trong vụ truy kích một kho hàng sản xuất ma tuý ở phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn vào đầu tháng 8, công an Việt Nam đã bắt giữ 4 công dân Trung Cộng là Huang Zengfang, Lin Cunzhou, Zhou Meilianvà Zhou Liuging. Công an thu giữ hàng tấn hoá chất và tiền chất cùng nhiều dụng cụ để sản xuất ma tuý đá Methamphetamine.
Trong khi hình phạt đối với tội phạm ma tuý người Việt Nam là rất khắc nghiệt, từ án tù nhiều năm tới tử hình, thì ngày 11/9, chủ tịch tỉnh Bình Định ra quyết định phạt hành chính từ 20 triệu đến 35 triệu đồng cho 4 tên tội phạm người Trung Cộng trên về lưu trú bất hợp pháp.
Dường như kho sản xuất ma tuý ở Bình Định có liên quan đến một cơ sở sản xuất ma tuý cũng của người Trung Cộng ở thị trấn Đak Ha, tỉnh Kon Tum. Trong ngày 7/8, công an Việt Nam đã đột kích các cơ sở trên và bắt giữ nhiều người Trung Cộng, tịch thu tang vật là 150 lít dung dịch đặc màu đen chứa ma túy đá Methamphetamine, 13 tấn hóa chất, tiền chất các loại được đựng trong nhiều thùng phi, can nhựa, số chậu… và khoảng 20 tấn thiết bị,máy móc, phục vụ sản xuất trái phép chất ma túy. Điều hành các cơ sở trên là một tên tội phạm mới được Trung Cộng ân xá.
Một số nhà bình luận chính trị cho rằng việc đem ma túy sang Việt Nam là một chính sách quốc gia của Trung Cộng để đầu độc nhân dân Việt Nam. Đây cũng là chính sách mà người Anh đã thực hiện với nước Trung Hoa trong thế kỷ trước.
Không rõ nhà cầm quyền Việt Nam có đưa những tên tội phạm ma tuý người Trung Cộng ra xét xử, hay lại trục xuất chúng về nước như đối với hàng trăm tên tội phạm đánh bạc và chứng khoán giả gần đây. Mới đây, quốc hội Trung Cộng đã chuẩn thuận hiệp định dẫn độ tội phạm với Việt Nam, một văn bản mà nhân dân Việt Nam không hề được biết.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nguoi-viet-tuc-gian-vi-toi-pham-ma-tuy-trung-cong-chi-bi-phat-hanh-chinh/
Phụ nữ Hà Nội
săn lùng trái lựu Trung Cộng về ăn cho sắc đẹp
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 14 tháng 9 năm 2019 loan tin, thị trường trái cây Hà Nội vừa xuất hiện loại trái lựu Trung Cộng mới lạ, có vỏ ngoài màu đỏ nhưng trong ruột màu đen.
Dù xuất xứ không rõ ràng, không có sự kiểm chứng về độ an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng loại trái cây này ngay lập tức được nhiều phụ nữ Hà Nội lùng mua về ăn. Những thực khách này tin rằng, loại lựu mới xuất hiện trên thị trường trên sẽ giúp họ giữ được dáng đẹp, giúp da đẹp, giúp chống lão hoá.
Chị Đỗ Thị Ngọc Hương, chủ một cửa hàng trái cây ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, loại lựu vỏ đỏ, ruột đen này là giống lựu mới của Trung Cộng, và nó được bán với giá cao gấp 3 lần các loại lựu khác, từ 160,000 đồng đến 180,000 đồng/kg. Theo chị Hương, khách hàng muốn mua được loại lựu ruột đen này thì phải đặt trước vài ngày mới có hàng. Anh Nguyễn Tiến Hùng, chủ một cửa hàng trái cây ở Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, loại lựu ruột đen trên mới được anh mua về bán được khoảng 1 tuần, và hàng lúc nào cũng đắt khách, được chị em phụ nữ đặt mua nhiều, trung bình mỗi người mua từ 3 đến 5kg.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, một người chuyên bán sỉ lựu tại tỉnh Lào Cai cho biết, hầu hết trái lựu trên thị trường Việt Nam hiện tại đều là lựu Trung Cộng. Nếu trái lựu nhập từ nước khác về thì giá rất đắt.
Trước “phong trào” đặt mua lựu trên, một nữ khách hàng ở Hà Nội cho biết, sau khi nghe quảng cáo, chị đã mua thử lựu ruột đen về ép nước uống thì thấy loại lựu này có vị chua chứ không được ngọt như quảng cáo, và cũng không ngon ngọt như quả lựu đỏ.
Báo Vietnamnet cho biết, để lừa dối khách hàng thì một số cửa hàng bán trái cây online đã quảng cáo loại lựu đen trên là lựu có nguồn gốc từ Ấn Độ.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/phu-nu-ha-noi-san-lung-trai-luu-trung-cong-ve-an-cho-sac-dep/
Facebooker bị tuyên án 5 năm tù vì nói xấu chế độ
Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Bình hôm 5 tháng 9 đã tuyên án tù 5 năm đối với ông Lê Văn Sinh (sinh năm 1965) về tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo điều 52 và điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.
Báo Ninh Bình trích cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Ninh Bình cho biết từ tháng 5/2018 đến tháng 2/2019, ông Lê Văn Sinh đã sử dụng 2 tài khoản Facebook mang tên Sinh Lê và Sinh Levansinh (Sinhle) để soạn thảo, đăng tải, chia sẻ các nội dung nói xấu, bôi nhọ đảng, nhà nước và lãnh đạo tỉnh Ninh Bình. Cáo trạng cho biết ông Sinh đã viết 16 bài có nội dung nói xấu chế độ, xuyên tạc, chủ trương, đường lối của đảng Cộng sản, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đặc khu.
Cáo trạng cũng cáo buộc ông Sinh đã chia sẻ 25 bài có nội dung bịa đặt, nói xấu, áp đặt, quy chụp sai phạm đối với 14 lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, huyện Hoa Lư và lãnh đạo các phòng, ban khác của huyện Hoa Lư.
Ông Lê Văn Sinh bị bắt giữ hôm 15/2/2019.
Việt Nam là một trong những quốc gia xếp cuối bảng về tự do báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế, tính đến tháng 6 năm 2019, có ít nhất 133 người đang bị giam giữ ở Việt Nam vì thực hành các quyền tự do cơ bản.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế, EU và Hoa Kỳ đã từng lên tiếng chỉ trích Việt Nam về Luật An ninh mạng vừa đi vào hiệu lực từ hồi đầu năm nay vì cho rằng luật này nhằm mục đích hạn chế quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân.
Theo thống kê của RFA, từ đầu năm đến nay các tòa án ở Việt Nam đã kết án tù ít nhất 40 người với các cáo buộc tội âm mưu lật đổ nhà nước, tuyên truyền chống chế độ, lợi dụng các quyền tự do dân chủ, gây rối trật tự công cộng, tàng trữ vũ khí và khủng bố.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/facebooker-sentenced-to-5-years-09132019141102.html
Giáo viên hợp đồng tắt lửa nghề vì “biên chế”…
Hôm 13 tháng 9 năm 2019, truyền thông trong nước đồng loạt đăng tải thông báo mới nhất của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về Nghị định 161 của chính phủ, theo đó, không có ai trong số gần 3.000 giáo viên hợp đồng lâu năm tại Hà Nội có đủ điều kiện để xét đặc cách vào biên chế.
Chính sách “ép” giáo viên
Điều này đi trái lại lời hứa của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khi trong phiên chất vấn của Hội đồng Nhân dân Hà Nội, ông Chung cho biết sẽ xét đặc cách cho tất cả giáo viên hợp đồng nếu đạt ba điều kiện là giáo viên có hợp đồng và có đóng bảo hiểm ít nhất 5 năm trở lại đây; có kiểm tra đảm bảo sức khỏe, có năng lực, trình độ phù hợp với vị trí việc làm.
Trong khi đó, kết luận không xét đặc cách các giáo viên hợp đồng được cho là chiếu theo Khoản 7 Điều 2 Nghị định 161/2018, rằng “Người ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập”.
Với kết luận này, nhiều giáo viên từng có thời gian giảng dạy từ 5 năm đến 20 năm, vẫn sẽ phải trải qua kỳ thi tuyển dụng viên chức ngành giáo dục bằng hai hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển mà không có bất kỳ ưu tiên gì.
Muốn vô biên chế phải có tiền mới vào được, không thì mãi thế thôi. Khi có cơ hội sẽ bị họ đào thải, như em đây bảo tinh giảm thế là cho nghỉ việc luôn, mặc dù đã là hợp đồng của huyện, nghỉ mà còn không có 1 công văn nghỉ việc nào cả.
-Cô Vân Đỗ
Một giáo viên hợp đồng tại Hà Nội không muốn nêu tên cho biết, cô rất lo lắng vì sau khi đã dạy học mấy chục năm, gần đến tuổi hưu mà bây giờ phải đi thi công chức:
“Tuổi tôi bây giờ là độ tuổi sắp đến tuổi về hưu rồi… bây giờ mà thi công chức… mà không đỗ… chúng tôi có thể bị rút hợp đồng.”
Không chỉ Hà Nội, trước đây, giáo viên hợp đồng tại nhiều địa phương khác cũng phải chịu nhiều bất công, như vụ 376 giáo viên tại Thanh Hóa bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng; 200 giáo viên ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh phải làm đơn kêu cứu vì cơ quan chức năng địa phương đe dọa chấm dứt hợp đồng, hay vụ 550 giáo viên ở huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk bị Ủy Ban Nhân Dân huyện Krông Pắk ra quyết định chấm dứt hợp đồng.
Hay như vụ việc xảy ra vào cuối năm 2018 tại tỉnh Hải Dương khi có đến 4.000 giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc do chủ trương của tỉnh về tinh giảm biên chế. Mặc dù sau đó, hơn 1.200 giáo viên có việc làm trở lại, tuy nhiên cũng có nhiều giáo viên từng đạt các danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh bị mất việc.
Cô Vân Đỗ, một giáo viên hợp đồng ở Hải Dương, khi trao đổi với RFA hôm 13/9 qua tin nhắn cho biết về trường hợp bị cho nghỉ việc một cách vô cớ của mình sau khi đã dạy học được 8 năm:
“Em vào nghề từ năm 2011, Em nghĩ đặc cách cho giáo viên là đúng, vì giáo viên hợp đồng rất vất vả. Như bọn em cống hiến rất nhiều và tâm huyết, nhưng đổi lại nhiều chế độ không được hưởng, không được tăng lương và nâng bậc, như trường em còn không được xét chiến sĩ thi đua dù có thành tích cao, hè không được hưởng lương. Muốn vô biên chế phải có tiền mới vào được, không thì mãi thế thôi. Khi có cơ hội sẽ bị họ đào thải, như em đây bảo tinh giảm thế là cho nghỉ việc luôn, mặc dù đã là hợp đồng của huyện, nghỉ mà còn không có 1 công văn nghỉ việc nào cả.
Thậm chí Cô Vân Đỗ còn cho biết, Hiệu trưởng trường Cô còn đánh sẵn 1 văn bản là đơn xin nghỉ việc và yêu cầu cô ký. Nếu không ký thì cô sẽ không có giấy tờ gì đi làm bảo hiểm thất nghiệp. Cô nói tiếp:
“Nghĩ lại rất chán, em đã cống hiến 8 năm trời. Giáo viên hợp đồng có thể thi vô biên chế nếu có đợt, nhưng chỉ là hình thức, nếu có tiền nhiều sẽ vô được. Không tiền, nộp hồ sơ vẫn thi bình thường, nhưng không đỗ, vì họ mua giám khảo hết rồi.”
Tắt lửa nghề
Theo Thầy Đỗ Việt Khoa, hiện đang giảng dạy cấp Trung học Phổ thông tại Hà Nội, đây là một bất cập rất lớn, chính phủ đã không chuẩn bị các phương án cho các giáo viên hợp đồng, bây giờ không có một ưu tiên gì là rất thiệt thòi cho giáo viên hợp đồng. Thầy Khoa cho biết, thực tế không riêng Hà Nội mà trên cả nước, có rất nhiều thầy cô giáo đã có hợp đồng 10 năm, 20 năm, thậm chí 24 năm như ở Thanh Oai, Hà Nội, vẫn không vào được biên chế.
Nhiều năm qua, các quan chức ngành giáo dục đã lợi dụng việc phân bổ giáo viên không hợp lý, thừa thiếu cục bộ ở các địa phương, đã phóng đại tình trạng thiếu giáo viên để tuyển ào ạt các giáo viên hợp đồng do đó mới ra cớ sự như hôm nay. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa đặt dấu hỏi không biết các cấp lãnh đạo giáo dục thực sự muốn nhắm tới điều gì khi làm như vậy?
Để tìm hiểu thêm, hôm 13/9, RFA trao đổi với Cô Huỳnh Thị Xuân Mai, một giáo viên trung học có nhiều năm kinh nghiệm, bị ép nghỉ việc vì lên tiếng cho sự thật, cho biết:
“Giáo viên sau này ra trường toàn dạy hợp đồng, không có được vô biên chế, các em nói với Chị là muốn vô hợp đồng là phải nộp 50 triệu, cái này mình chỉ nghe các nạn nhân nói lại chứ không có bằng chứng. Chị nghĩ, chuyện giáo viên hợp đồng là nạn nhân của tiêu cực, chắc chắn là có, tại vì hồi mình đi dạy, giáo viên trong biên chế đàng hoàng mà hiệu trưởng còn tiêu cực, nói chi giáo viên hợp đồng.”
Chị nghĩ, chuyện giáo viên hợp đồng là nạn nhân của tiêu cực, chắc chắn là có, tại vì hồi mình đi dạy, giáo viên trong biên chế đàng hoàng mà hiệu trưởng còn tiêu cực, nói chi giáo viên hợp đồng.
-Cô Huỳnh Thị Xuân Mai
Theo Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai, giáo viên hợp đồng như cá nằm trên thớt, hiệu trưởng muốn giết lúc nào cũng được.
Cô Dung, một giáo viên hợp đồng dạy cấp Mầm Non cho RFA biết hôm 13/9, về những khó khăn của giáo viên hợp đồng
“Nói chung, giáo viên hợp đồng có niềm lo vì mỗi năm nếu có giáo viên biên chế về thì hợp đồng của mình có thể bị cắt. Ở trường em đa số cô nào cũng hợp đồng. Dạy một thời gian mới nộp đơn vô, chứ ít ai mới ra trường mà được vô lắm. Ở trường, giáo viên hợp đồng thì lúc nào cũng phải sau giáo viên biên chế rồi như trong các thi đua hay sự kiện gì của trường. Cô Hiệu trưởng có nói nếu Phòng giáo dục mà đưa về đủ giáo viên thi bắt buộc phải cắt giáo viên hợp đồng.”
Thầy Đỗ Việt Khoa cho biết, việc thi vào biên chế chỉ xuất hiện khoảng hơn mười năm nay, trước đây chỉ có xét vào biên chế. Theo Thầy Khoa việc bắt thi vào biên chế là hết sức bất cập, nó không thể hiện được năng lực người giáo viên, nó cũng chẳng chọn được người tài. Thầy nói tiếp:
“Nhưng nó có một tác dụng rất lớn là nó vẽ ra được một kỳ thi và giáo viên phải chạy tiền. Có nhiều người tôi biết muốn vào biên chế phải chạy từ 200 đến 300 triệu đồng.”
Nhà giáo, tuy được xã hội trọng vọng vì là người truyền cho chữ cho thế hệ mai sau nhưng khi đứng trước khó khăn, họ không có đủ sức mạnh tập thể để nói lên tiếng nói của mình, đặc biệt trong hoàn cảnh này, ngay cả muốn lên tiếng để bênh vực cho hàng ngàn giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc do chính sách của nhà nước về biên chế, xem chừng cũng khó khăn… Vậy thì làm sao họ dám nghĩ đến việc khác, hệ trọng hơn đó là góp ý kiến giúp Chính phủ thay đổi chính sách giáo dục quốc gia, chấn hưng nền giáo dục nước nhà!
Cảnh sát sử dụng bạo lực giải tán đám đông vì … sợ?
Diễm Thi, RFA
Cảnh sát cơ động dùng dùi cui chích điện, bình chữa cháy xịt thẳng vào đám đông đi đón ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc sang Việt Nam khiến người dân ngỡ ngàng. Đám đông là các fan trẻ yêu điện ảnh Hàn Quốc, không gây rối, không biểu tình, không bạo động, có chăng là sự cuồng nhiệt của tuổi trẻ với thần tượng, vậy mà bạo lực đã xảy ra… Vậy nguyên nhân từ đâu?
Năng lực yếu kém…
Hôm 10/9/2019, đám đông hâm mộ đi đón nam diễn viên Hàn Quốc Ji Chang Wook đã bị lực lượng an ninh sử dụng nhiều biện pháp mạnh như hú còi báo động, sử dụng bình chữa cháy, dùi cui chích điện để trấn áp, giải tán.
Đây là lần đầu tiên người dân chứng kiến cách hành xử bạo lực của cảnh sát với những trường hợp tụ tập đông người “không có yếu tố chính trị” như thế.
RFA trò chuyện với một số người dân trong nước, phần đông họ đều có cùng nhận định là cảnh sát đã quen thói bạo lực, lạm quyền nên cư xử với dân như thế.
Ông Chế Quốc Long, một giảng viên đại học từ Sài Gòn nhận xét:
“Theo tôi thì cảnh sát đã làm một việc phản cảm. Thứ nhất có thể họ không lường trước được sẽ có đông người như vậy; Thứ hai trình độ tổ chức và xử lý tình huống của cảnh sát quá kém. Khi đám đông tăng dần họ trở nên căng thẳng và mất kiểm soát nên phải dùng bạo lực.”
Tuy nói cảnh sát đã hành xử phản cảm, ông Long cũng nhận xét khách quan rằng bản thân đám đông cũng coi thường cảnh sát dẫn đến “lằn ranh đỏ” không được tôn trọng nữa.
Anh V. từ Sài Gòn thì cho rằng có lẽ do tình hình quá hỗn loạn mà cảnh sát Việt Nam lại quen thói lạm quyền, luôn hành xử bất chấp luật pháp nên họ đã hành động như vậy.
Anh H. từ Hà Nội có cùng ý nghĩ khi cho rằng:
“Cảnh sát Việt Nam có thói quen sử dụng bạo lực cùng với suy nghĩ cửa quyền. Họ tự coi mình là tầng lớp mặc nhiên được quyền răn đe và sử dụng vũ lực với người dân”.
Báo chí trong nước dùng từ “hỗn loạn” khi mô tả đám đông lên tới hàng nghìn người đổ về trung tâm thành phố Sài Gòn để được tận mắt nhìn thấy thần tượng của mình bằng xương bằng thịt.
Theo Nhà báo Ngô Nhật Đăng, sự việc này cần có nhìn công tâm từ hai phía. Phía cảnh sát và phía đám đông:
“Phía thứ nhất là lực lượng cảnh sát. Cảnh sát ở Việt Nam cũng như một số nước độc tài toàn trị khác thường không có lòng nhân từ mà họ có sự độc ác. Khi quyền lực được trao một cách quá mức thì thường dẫn đến sự lạm dụng.
Phía thứ hai là phía đám đông. Năng lượng thừa của giới trẻ không được hướng vào những lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu, học tập hoặc cống hiến… mà hầu như hướng vào những thứ giải trí vô bổ, ví dụ như một sự cuồng loạn vì một sao Hàn”.
… hay sợ hãi?
Sau sự việc xảy ra ở Sài Gòn 3 hôm, thì sáng 13/9/2019, công an Hà Nội đã tổ chức diễn tập thực binh xử trí tình huống giải tán đám đông biểu tình gây rối an ninh trật tự, tấn công đối tượng khủng bố, giải cứu con tin. Buổi thực tập quy tụ 5.000 cán bộ, chiến sĩ các lực lượng Công an thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và cả người dân.
Truyền thông trong nước dẫn lời Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho rằng các thế lực thù địch, phản động, các thành phần chống đối cực đoan trong và ngoài nước đã lợi dụng triệt để những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; những sơ hở, thiếu sót trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội để cổ súy, hỗ trợ và trực tiếp chỉ đạo các hoạt động kích động tập trung đông người, tuần hành, biểu tình trái pháp luật nhằm tập dượt cho một cuộc “cách mạng sắc màu” tại Việt Nam, và kết quả buổi diễn tập có tác dụng răn đe, phòng ngừa âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, giữ gìn và bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho Thủ đô trong mọi tình huống.
Với động thái trên, nhiều người hồ nghị rằng dường như chính quyền Việt Nam sợ cuộc biểu tình ở Hong Kong ảnh hưởng đến hành vi của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ và cũng đặc biệt diễn ra trong các sự kiện tập trung đông người như vụ đón sao Hàn hôm 10/9?
Nhà báo Mạnh Kim nêu quan điểm của mình với RFA:
“Có thể đó là tác động của “hiệu ứng Hong Kong”. Chắc chắn tất cả diễn biến biểu tình Hong Kong đều được an ninh Việt Nam theo dõi rất kỹ để rút ra bài học chống bạo động. Họ phải ngăn chặn mọi nguy cơ có thể xảy ra”.
Còn Nhà báo Ngô Nhật Đăng thì nhận định, người cộng sản có đặc tính hay lo xa và hay hoảng sợ với tất cả những vấn đề xảy ra trong xã hội. Họ lo ngại trong đám đông có những người mà họ gọi là “thế lực thù địch” hoặc “những phần tử kích động”. Phương châm của họ là ‘thà bắt lầm còn hơn bỏ sót’. Ông nói thêm:
“Khi nhìn về Hong Kong – dĩ nhiên tính chất khác hẳn Việt Nam – nhưng bài học trước mắt cho nhà cầm quyền là các cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa nhưng phía cảnh sát lại dùng bạo lực. Khi bạo lực từ phía cảnh sát leo thang thì người biểu tình cảm thấy ôn hòa không có tác dụng, họ đã phản ứng lại trực tiếp bằng bạo lực”.
Khi trao đổi với RFA về những vấn đề liên quan, Luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết, ông không chứng kiến sự việc xảy ra nên không thể có bình luận chi tiết cũng như không thể kết luận cách hành xử của cảnh sát có vi phạm luật pháp hay không. Tuy nhiên ông cho rằng, cảnh sát có thể viện dẫn những quy định để giải thích hành động của mình, còn chuyện họ có lạm quyền hay không thì khó kết luận nếu người bị đàn áp không lên tiếng. Ông còn dẫn giải quy định:
“Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 thì người được giao công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ được sử dụng công cụ hỗ trợ trong các trường hợp sau:
Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy…”
Trang bị camera cho phòng hỏi cung
có giảm được oan sai?
Không có kinh phí
Tại phiên họp 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Sơ kết 5 năm thi hành Hiến pháp 2013, diễn ra vào sáng ngày 11 tháng 9, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, bà Lê Thị Nga đề cập đến vấn đề quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và trong Luật Tố tụng Hình sự mặc dù đã được cụ thể hóa bằng nhiều quy định, như quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can để làm căn cứ chứng minh chống bức cung, nhục hình, chống oan sai; thế nhưng trên thực tế quy định này vẫn chưa được thực thi.
Bà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết theo báo cáo của Bộ Công an giải thích thì Bộ này không có tiền để xây dựng phòng hỏi cung có trang bị máy cũng như không có tiền mua máy ghi âm, ghi hình…
Chỉ là cái cớ và ngụy biện?
Lướt qua trang fanpage của một số báo mạng chính thống tại Việt Nam, Đài RFA ghi nhận không ít ý kiến của độc giả thắc mắc rằng mỗi phòng hỏi cung vốn dĩ đã có sẵn và lắp đặt thêm một máy camera thì chẳng lẽ tốn kém lắm hay sao? Hay có người còn viện dẫn những vụ án đánh bạc nghìn tỷ, các vụ hối lộ hàng triệu đô la Mỹ (USD), hoặc những vụ án tham nhũng buộc thu hồi tài sản do tham nhũng gây ra trả lại cho Nhà nước, Chính phủ không trích từ nguồn này để đầu tư cho Bộ Công an?
Cô Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, một nạn nhân bị Công an Hà Nội đánh chết hồi năm 2011 do chạy xe không đội mũ bảo hiểm, lên tiếng với RFA rằng lý do mà Bộ Công an đưa ra là không chính đáng:
“Em nghĩ ngân sách của ngành Công an là rất nhiều. Vì ngành Công an là ngành được hưởng lợi từ ngân sách số tiền rất lớn, cho nên không thể có chuyện mà họ không đủ ngân sách để lắp đặt phòng hỏi cung với hệ thống camera ghi âm, ghi hình được. Tại vì những khoản tiền lắp đặt như vậy tại mỗi đồn công an ở phường rất ít (chi phí) và số tiền không đáng so với những gì mà ngành công an được nhận hàng năm.”
Tôi nghĩ ngân sách của ngành Công an là rất nhiều. Vì ngành Công an là ngành được hưởng lợi từ ngân sách số tiền rất lớn, cho nên không thể có chuyện mà họ không đủ ngân sách để lắp đặt phòng hỏi cung với hệ thống camera ghi âm, ghi hình được. Tại vì những khoản tiền lắp đặt như vậy tại mỗi đồn công an ở phường rất ít (chi phí) và số tiền không đáng so với những gì mà ngành công an được nhận hàng năm
-Cô Trịnh Kim Tiến
Bởi vì thân phụ đã bị thiệt mạng oan ức trong lúc làm việc với công an, cho nên cô Trịnh Kim Tiến còn khẳng định Bộ Công an nói không có tiền để xây dựng phòng hỏi cung có lắp đặt máy ghi âm, ghi hình chỉ là cái cớ mà họ đưa ra nhằm trốn tránh, không công khai minh bạch trong quá trình điều tra án.
Trong khi đó, trên trang fanpage Thông tin Chính phủ, vào hôm 12 tháng 9, đăng tải thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một ngày trước đó ký ban hành Quyết định số 1172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trang fanpage Thông tin Chính phủ còn ghi rõ từ ngày 1/1/2020 sẽ thực hiện thống nhất ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Luật sư Phạm Công Út, một luật sư từng tham gia đóng góp ý kiến đề nghị đưa quy định cần lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình trong phòng hỏi cung vào luật, cho RFA biết theo nhận định của ông trước thông tin vừa nêu, thì lộ trình gắn máy ghi âm, ghi hình ở 63 tỉnh, thành tại Việt Nam sẽ không được đồng bộ. Ông khẳng định rằng quyết định đó chỉ là ước mơ và trên thực tế thì khó thực hiện, vì kể từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được thông qua cho đến năm 2020, suốt 5 năm mà tại các phòng hỏi cung bị can ở thành phố lớn vẫn chưa được lắp đặt máy ghi âm, ghi hình.
Mặc dù vậy, Luật sư Phạm Công Út cho rằng báo cáo của Bộ Công an đưa ra “do không có tiền xây dựng phòng hỏi cung có lắp đặt máy ghi âm, ghi hình” không phải là không hợp lý trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Luật sư Phạm Công Út giải thích:
“Ví dụ như có những vụ đại án với hàng vài chục bị can, bị cáo hoặc trên 100 bị can, bị cáo thì hồ sơ của những vụ án đó rất đồ sộ, khổng lồ. Rất nhiều lần lấy lời khai đối với từng người. Rất nhiều cuộc đối chất giữa người này với người khác, giữa bị can này với bị can khác…. Nếu nói bằng văn bản thì những bộ hồ sơ đó có thể lên đến hàng trăm nghìn bút lục. Đó là riêng về hồ sơ bằng giấy; 1 vụ án có thể chở đầy cả 1 xe tải.
Và nếu lấy lời khai tất cả bị can, bị cáo trong một vụ án như vậy đều bằng ghi âm, ghi hình thì dung lượng lưu trữ đối với vụ án đó rất là khủng khiếp và việc lưu trữ đó đắt đỏ hơn gấp nhiều lần so với vấn đề lắp đặt máy. Lắp đặt máy có thể chỉ một lần, nhưng có thể sử dụng trong nhiều vụ án. Nhưng lấy lời khai vụ án để lưu trữ thì một vụ án có thể nhiều lần lấy lời khai…Như thế, người ta phải tính toán đến vấn đề lưu trữ các thông tin đã thực hiện theo quy trình tố tụng, là ghi âm, ghi hình, ghi tiếng. Do đó, tôi cho rằng chỉ là mơ ước mà bước vào hiện thực thì còn khỏang thời gian khá dài để hoàn chỉnh được vấn đề này.”
Luật sư Phạm Công Út còn đặc biệt lưu ý một “kẻ hở” pháp luật mà cho dù phòng hỏi cung của Cơ quan điều tra được lắp máy camera thì vẫn không tránh khỏi các tình trạng bức cung, dùng nhục hình và bị oan sai:
“Một điểm không nằm trong luật, tức là khi người bị bắt giữ thì ngay lập tức đưa về công an phường để lấy lời khai. Và công an phường không phải là Cơ quan điều tra nên không có máy ghi âm, ghi hình nên tại nơi đó họ mặc sức có thể dùng bức cung, nhục hình để buộc một người nào vào phải ký vào bản nhận tội. Sau khi đã nhận tội rồi thì mới chuyển qua Cơ quan điều tra có hệ thống ghi âm, ghi hình. Và hệ thống ghi âm, ghi hình này là hợp thức hóa phần nhận tội trước đây ở tại công an phường.”
Không bao giờ hết oan sai
Từ Sài Gòn, Blogger Nguyễn Ngọc Già lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do rằng Việt Nam bắt buộc phải có những thay đổi trong quá trình tố tụng khi bắt giữ người dân theo cam kết mà Hà Nội đã ký vào các Công ước Quốc tế, như “Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (gọi tắt là “Công ước chống tra tấn”), tuy nhiên Bộ Công an viện dẫn vì không có tiền nên chưa thực thi thì đó chỉ là “phép ngụy biện đánh tráo vấn đề”.
Blogger Nguyễn Ngọc Già bày tỏ rằng ông không có niềm tin Việt Nam sẽ thực thi quy định lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình một cách hữu hiệu:
Trừ trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng độc lập và có tam quyền phân lập thì khi xét xử mới được công minh và có công lý theo đúng luật pháp. Cho nên có sửa đổi thế nào cũng như vậy. Tôi nghĩ không bao giờ thay đổi được
-Luật sư Võ An Đôn
“Theo tôi, thậm chí dù có tiền, dù có phòng hỏi cung ghi hình, ghi âm gì đó thì tôi vẫn cam đoan rằng án oan không bao giờ dứt. Một thực tế mà tôi đã trải qua tại trại tạm giam Chí Hòa, thì Luật Tạm giữ Tạm giam đã có hiệu lực từ ngày 01/07/16. Vào tháng 9 năm 2016, tức là luật này có hiệu lực đã 2 tháng rồi, nhưng giới công an ở tại Trại giam Chí Hòa muốn đánh người lúc nào cũng được. Thậm chí, họ có gắn camera ghi hình ở ngoài hành lang và chính mắt tôi chứng kiến là giới công an ở Trại giam Chí Hòa lôi người tù, lôi những người tạm giam vào góc khuất để đánh. Còn chính bản thân tôi đã bị đối xử không còn quyền con người và họ đã cùm tôi suốt hai tuần lễ. Nói tóm lại là họ vi phạm Luật Thi hành Tạm giữ Tạm giam, mặc dù luật này đã có hiệu lực.”
Blogger Nguyễn Ngọc Già và một số nhà hoạt động dân chủ ở trong nước mạnh mẽ tuyên bố rằng Chính quyền Việt Nam không thực thi pháp luật ngay từ khâu đầu tiên của quá trình tố tụng đối với người dân, nhất là những người cất lên tiếng nói chính kiến hay phản đối, chống lại bất công trong xã hội. Họ nêu lên tình trạng Công an Việt Nam tùy tiện bắt giam người dân, mà trong thời gian gần đây đã có hàng loạt trường hợp như Hà Văn Nam, Đoàn Thị Hồng, Ngô Văn Dũng…và chắc chắn những người bị bắt giữ này sẽ tiếp tục gánh chịu những bản án oan sai.
Một số các vị luật sư ở Việt Nam thì khẳng định với RFA rằng Việt Nam có thể thực hiện đúng Hiến pháp về bảo vệ quyền con người, quyền công dân và không để xảy ra tình trạng bức cung, nhục hình, chống oan sai chỉ khi nào có tam quyền phân lập, như lời khẳng định của Luật sư Võ An Đôn:
“Trừ trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng độc lập và có tam quyền phân lập thì khi xét xử mới được công minh và có công lý theo đúng luật pháp. Cho nên có sửa đổi thế nào cũng như vậy. Tôi nghĩ không bao giờ thay đổi được.”
Phóng viên CNN
nói về chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa
Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (bị Trung Quốc cưỡng chiếm) được nêu trong bài viết mới đây của phóng viên Mỹ Lendon.
Phóng viên Brad Lendon của đài truyền hình Mỹ CNN gần đây có thăm Bảo tàng Quần đảo Hoàng Sa ở Đà Nẵng, Việt Nam. Từ đây ông đã tường thuật về những gì mắt thấy tai nghe, về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Trong bài viết hôm 30/8/2019, Lendon cho biết, kể từ khi khai trương vào năm 2018, đã có 40.000 khách tham quan bảo tàng này, trong đó một nửa là học sinh phổ thông. Tại bảo tàng, du khách có thể khám phá các hiện vật, bao gồm tài liệu, bản đồ, và các bức ảnh, tất cả đều hướng tới một điểm: Quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam chứ không phải Trung Quốc.
Quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracels) là một tập hợp 130 đảo nhỏ và rạn san hô ở khu vực tây bắc Biển Đông. Nơi đây có sự đa dạng sinh vật biển.
Nếu có ai hiểu về tầm quan trọng của Bảo tàng Quần đảo Hoàng Sa, thì ông Trần Đức Anh Sơn là một người như vậy.
Việt Nam xác lập chủ quyền sớm
Là một trong các chuyên gia về Biển Đông, ông Trần Đức Anh Sơn giúp chăm nom các hiện vật tại bảo tàng, trong đó có những thứ mà ông nói là bằng chứng sớm nhất về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa: một tấm bản đồ từ năm 1686 – bản đồ này cho thấy quần đảo thuộc triều đại Nguyễn từng cai trị hầu hết lãnh thổ mà nay thuộc Việt Nam hiện đại.
Theo ông Sơn, vào cuối thế kỷ 17, nhà Nguyễn cử một đội ngư dân (đội Hoàng Sa) tới “chiếm giữ các đảo đó và thu hoạch tổ yến cùng hải sản để mang về cho các vị chúa”.
Raul Pedroza, một cựu giáo sư luật quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ, là một người ủng hộ quan điểm chủ quyền Hoàng Sa thuộc về Việt Nam.
Ông Pedroza lập luận trong một phân tích năm 2014 cho tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận CNA rằng Việt Nam tỏ rõ sự quan tâm về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ đầu thế kỷ 18 trở đi và duy trì điều này trong thời Pháp thuộc ở nửa đầu thế kỷ 20, trong thời kỳ Việt Nam bị chia cắt năm 1954 và đến khi thống nhất đất nước vào năm 1975.
Theo Pedroza, Trung Quốc không thực sự quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa cho tới tận năm 1909, khi nước này gửi một đội tàu hải quân nhỏ đến đây để kiểm tra và để lại (trái phép) một số cột mốc trên một vài đảo ở khu vực này.
Phải dùng vũ lực, Trung Quốc mới chiếm được Hoàng Sa
Ngay cả vào thời điểm năm 1909, người Trung Quốc cũng không hề sống trên đảo này. Mãi đến khi Trung Quốc chiếm đóng (trái phép) đảo Phú Lâm (đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa) vào năm 1956 và cưỡng chiếm phần còn lại của quần đảo vào năm 1974 thì mới có người Trung Quốc sống trên đó. Riêng năm 1974 Trung Quốc chỉ làm được vậy sau khi thực hiện một cuộc giao tranh đẫm máu với lực lượng quân sự của Việt Nam Cộng hòa đồn trú trên quần đảo này.
Giáo sư Pedroza tuyên bố hành động của Trung Quốc vào cả 2 thời điểm nói trên đều là vi phạm hiến chương của Liên Hợp Quốc cấm sử dụng vũ lực để đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác. Theo Pedroza, các hành động này của Trung Quốc không có giá trị để xác lập chủ quyền.
Trận hải chiến năm 1974, trong đó quân Trung Quốc giết chết 53 quân nhân Việt Nam Cộng hòa, cũng được nêu bật tại Bảo tàng Hoàng Sa, với một tấm bản đồ trình bày chi tiết trận đánh, hình ảnh các con tàu tham gia, và các bức ảnh những người tử trận.
Kể từ khi dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa vào năm 1974, Trung Quốc đã bố trí (trái phép) các cơ sở quân sự trên đây, xây một sân bay và một cảng nhân tạo trên đảo Phú Lâm. Đầu mùa hè 2019, Trung Quốc triển khai (phi pháp) máy bay tiêm kích J-10 lên đảo Phú Lâm.
Bằng chứng sinh động về sự ngang ngược của tàu hải giám Trung Quốc
Bên ngoài Bảo tàng Quần đảo Hoàng Sa là chiếc thuyền đánh cá 90152 TS.
Nhìn thoáng qua, thuyền này không khác nào các con thuyền đang được sửa dọc theo con đường ven biển. Nhưng bên trong bảo tàng, du khách được biết cả một câu chuyện về con thuyền này.
Thuyền bị đắm vào năm 2014 trong một cuộc đối đầu với tàu hải giám Trung Quốc gần Hoàng Sa. Các thủy thủ trên thuyền sau đó đã được một thuyền Việt Nam cứu vớt. Nhưng tính biểu tượng của vụ đối đầu này vẫn còn rất mạnh.
Một phát ngôn viên của Bảo tàng Hoàng Sa viết email gửi cho phóng viên CNN, nói rằng “Thuyền 90152 TS là bằng chứng cho các cáo buộc về hành động ngang ngược của Trung Quốc”. Người này giải thích rằng con tàu hải giám của Trung Quốc lớn hơn, có vỏ sắt nên dễ dàng áp đảo thuyền Việt Nam nhỏ hơn và bằng gỗ.
Vẫn theo đại diện của Bảo tàng, con thuyền nói trên là biểu tượng cho “quyết tâm” của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền đối với hải đảo.
Công tác truyền thông của Việt Nam không giới hạn vào Bảo tàng Quần đảo Hoàng Sa.
Tại cố đô Huế, một trong các điểm thu hút du khách chỉ nằm cách Đà Nẵng vài giờ đi ô tô, người ta có trưng bày một vật mà Việt Nam gọi là “tấm bản đồ đương đại cổ nhất của Trung Quốc”.
Chú thích lớn trên tường như sau: “Tấm bản đồ này cho thấy vào đầu thế kỷ 20, điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam và không hề đề cập bất cứ điều gì về quần đảo Tây Sa và Nam Sa mà trên thực tế chính là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”.
Thanh niên tuổi… bốn mươi
Nguyễn Tường Thụy
Quốc hội đang rôm rả thảo luận về luật thanh niên sửa đổi. Đáng chú ý hơn cả là người ta đang muốn tăng tuổi thanh niên lên tới… 40!?
Hồi còn trẻ, tôi thấy qui định tuổi đoàn viên từ 15 – 28. Hiện nay theo điều lệ đoàn thì tuổi đoàn từ 16-30, tức là theo qui định của Luật thanh niên hiện hành.
Còn bây giờ, người ta muốn tăng tuổi tối đa của thanh niên lên cao hơn nữa. Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật đề xuất nâng độ tuổi thanh niên lên tới 35 hay 40.
Một đống luật đang bị xếp vào một xó, không dám đụng tới như Luật biểu tình, Luật về hội… Họ không muốn xây dựng những luật “nhạy cảm” ấy nhằm chừa ra chỗ trống để xử lý theo luật rừng. Lại có thứ luật mà không ai đủ can đảm nhắc tới như Luật về hoạt động của đảng (CSVN) cho nên ĐCSVN muốn làm gì thì làm.
Những luật đó rất cần thiết, nó tạo ra cơ sở pháp lý để quản lý xã hội.
Trong khi hoãn đi hoãn lại Luật biểu tình, Luật về Hội, không dám nhắc đến luật đảng thì quốc hội lại đem luật thanh niên ra bàn lại. Hình như quốc hội không có việc gì để làm. Nói đúng ra là những việc cần làm thì không được phép nên đành lôi những việc vô bổ ra bàn thảo. Chẳng lẽ đến nghị trường chỉ để ngủ. Mà đã làm cho có việc thì sinh ra nhiều ý kiến rất vớ vẩn, chỉ tổ cho dư luận giễu cợt.
*
Trở lại việc nâng tuổi thanh niên tới 40. Tuổi thanh niên cần qui định trong độ tuổi như thế nào để người ở giới hạn tối đa và tối thiểu phải có những điểm tương đồng không cách biệt nhau mấy. Theo ý kiến của ông Nguyễn Khắc Định thì tuổi tối thiểu và tối đa của thanh niên cách nhau tới 24 tuổi, tức là cách nhau hẳn một thế hệ. Hơn kém nhau 24 tuổi, mọi thứ nó khác lắm như về sức khỏe, độ nhanh nhẹn, tính trẻ trung sôi nổi. Một người 40 tuổi hoàn toàn có thể có con từ 16 đến 20, 21 tuổi. Khi ấy, sẽ xảy ra chuyện, bố con hoặc mẹ con cùng sinh hoạt trong một… chi đoàn thanh niên.
Đọc những ý kiến của các vị đại nghị gật, hóa ra họ muốn nâng tuổi tối đa của thanh niên lên để những người trong độ tuổi (mở rộng) “cống hiến” được nhiều hơn. Ông Phùng Quang Hiến, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng sửa luật để “tiếp lửa cho khí thế hừng hực của thanh niên”. Chỉ cần sửa mấy điều luật mà những “thanh niên” 31, 40 bỗng trở nên “hừng hực” được thì lạ thật.
Họ cứ làm như thể một người 40 tuổi, khi xếp vào thanh niên thì anh ta khỏe ra không bằng.
Ngược lại, người trẻ nếu xếp vào lớp già cũng không làm cho họ già đi. Ngày xưa, thế hệ bố mẹ tôi, 50 tuổi đã có người gọi bằng cụ. Bố tối hồi 49 tuổi, ra đường được chào “cháu kính cụ”, “chào cụ giáo”. Sở dĩ tôi nhớ được là hồi ấy đoàn công tác tìm đến nhà cụ giáo để điều tra dân số. Gọi là cụ, nhưng đâu phải làm ông già đi. Ông vẫn còn dạy học được hơn 10 năm nữa mới nghỉ hưu. Còn tôi được báo về hưu từ năm 39 tuổi, có nghĩa là theo dự tính tuổi thanh niên bây giờ thì tôi về hưu khi chưa hết tuổi đoàn. Tôi đi lính, ở nhà dân, gọi những người 40 tuổi thậm chí 35 tuổi là bố mẹ, vì con của bố mẹ cũng xêm xêm tuổi tôi. Ông Hồ Chí Minh xưng là “cha già dân tộc” khi ông mới 55 tuổi, tức là hơn tuổi thanh niên mở rộng có 15 tuổi. Rõ ràng, xưng thì cứ xưng, gọi thì cứ gọi nhưng không thể biến ông thành người cao tuổi nhất nước được.
Tiện nói đến ông Hồ, nhắc luôn mấy câu thơ của ông:
“Chưa năm mươi đã kêu già
Sau ba mình nghĩ vẫn là đương trai”.
Ở một bài khác:
“Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà,
Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già”.
Sáu ba: đương trai, năm chín: chưa già là lối nói lạc quan, tự động viên mình và động viên người khác, chứ không có nghĩa là tuổi ấy vẫn còn là thanh niên.
Mấy ông bà quốc hội nghĩ, cứ tăng tuổi thanh niên lên là con người trẻ ra. Trẻ hay không là phụ thuộc vào tuổi chứ đâu phụ thuộc vào việc xếp vào nhóm nào, thanh niên hay người cao tuổi. Ví dụ tuổi thanh niên nếu qui định tới 65 thì bà Kim Ngân vẫn là bà già 65 tuổi chứ đâu biến được bà thành cô gái.
Cơ cấu tuổi trong dân số là khách quan. Dù phân loại theo tiêu chí nào thì nguồn lao động xã hội nó vẫn thế. Cho rằng tăng tuổi thanh niên để tăng thêm nguồn lực lao động là lối tư duy nhảm nhí.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/40-years-old-youth-09132019112754.html
‘Hộ đảng’ khó hơn… hộ đê!
Tuần này, trận bão dư luận trên mạng xã hội Việt ngữ bùng lên từ một status do ông Nguyễn Văn Minh chia sẻ trên trang facebook của ông.
Trong status được giới thiệu là dẫn từ “Chống diễn biến hòa bình”, ông Minh chỉ trích kịch liệt việc gọi Hoàng Chí Phong – một thanh niên Hồng Kông – là nhà hoạt động xã hội. Với ông Minh, Phong chỉ là “nhãi ranh, mặt dơi, mõm chuột”. Năm, sáu năm gần đây “không lo học hành, rèn luyện, kiến tạo tương lai cuộc sống của mình” mà để bị bọn phản động nước ngoài bơm vá, giật dây, xui ‘ăn cứt gà sáp’, tự huyễn hoặc mình là anh hùng, là nhà dân chủ.
Ông Minh tán thành chuyện “hệ thống truyền thông chính thống của nhà nước Trung Quốc gọi Phong là Hán gian” và phản bác kịch liệt việc nhiều người Việt “cố tình tô vẽ, dựng Hoàng Chi Phong lên như một anh hùng, một biểu tượng của phong trào dân chủ”, rắp tâm du nhập thứ “hình mẫu khốn nạn mặt dơi, mõm chuột” ấy về Việt Nam để kích động giới trẻ.
Ngoài việc chỉ đích danh hàng loạt “đối tượng” đang ca tụng cách mạng Hồng Kông và Hoàng Chí Phong, ông Minh còn cảnh báo rằng, một số cơ quan truyền thộng chính thức như: Tuổi Trẻ, Phụ Nữ TP.HCM cũng tỏ ra hết sức hào hứng với những diễn biến ở Hồng Kông và xem Hoàng Chí Phong là “nhà hoạt động xã hội”. Theo ông Minh, chẳng lẽ những cơ quan truyền thông này muốn chuyện tương tự xảy ra ở Việt Nam (?) và ông tiết lộ “cơ quan chức năng đã nhắc nhở nhận thức sai trái này”(1) …
Có thể vì “cơ quan chức năng” không thể nhắc nhở được các cơ quan truyền thông quốc tế nên sau đó vài ngày, ông Minh lại đưa thêm một status khác, dẫn từ “TC Bút danh”, công kích VOA đăng bài “Thủ lĩnh biểu tình Hong Kong muốn truyền cảm hứng cho người Việt(2) ». Tuy cũng làm báo (báo Quân Đội Nhân Dân) song ông Minh cho rằng, việc VOA phỏng vấn – đưa ý kiến của Hoàng Chí Phong là “âm mưu” không chấp nhận được. Một đất nước độc lập, tự do như Việt Nam không cần “cảm hứng” ấy (3) …
Ông Minh được nhiều người sử dụng mạng xã hội để ý từ năm 2011, lúc còn là một sĩ quan chính trị mang cấp bậc đại úy của quân đội. Thưở đó, ông là một trong số những cây bút chuyên dùng mạng xã hội mạ lị những người phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Tuy hoạt động của ông Minh trên mạng xã hội không hiệu quả nhưng sau đó, ông Minh được rút về làm việc tại báo Quân đội Nhân Dân.
Từ khi trở thành cây bút chuyên “hộ đảng”, “chống diễn biến hòa bình”, ông Minh thăng tiến khá nhanh. Trên mạng xã hội, có người bảo ông Minh hiện là thượng tá nhưng cũng có nhiều người khẳng định nhờ những bài viết “hộ đảng”, ông đã trở thành đại tá. Báo Sạch – trang facebook của một số người từng làm báo – mới công bố một văn bản: Hội Nhà báo Việt Nam đã quyết định thu hồi Giải Khuyến khích từng trao cho ông Minh và hai đồng nghiệp ở báo Quân Đội Nhân Dân vì tác phẩm… “không đúng sự thật” (4) .
***
Có lẽ chẳng phải ông Minh mà còn rất nhiều người không dè, status “Không nên gọi tên nhãi ranh mặt dơi mõm chuột Hoàng Chí Phong là nhà hoạt động xã hội” lại khiến công chúng Việt Nam phẫn nộ đến vậy. Người ta phẫn nộ không chỉ vì ông Minh “bỏ bóng đá người”, thay vì phân tích xem đương sự sai ở chỗ nào và dùng lý lẽ thuyết phục mọi người, vì sao nên nhìn vấn đề như ông muốn thì ông chỉ khai thác đặc điểm hình thể của một nhân vật đã và đang được công chúng trên toàn thế giới dõi theo.
Đã có không ít người như Chanh Tam, phân tích sâu hơn, rằng cần phải xem cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ của dân chúng Hồng Kông sẽ đóng góp như thế nào vào việc chuyển biến nhận thức của dân chúng Trung Quốc về kiểu hành động ngang ngược, bất chấp đạo lý của chính quyền Trung Quốc ở những vùng trời, vùng biển, vùng đất mà Trung Quốc muốn độc chiếm? Cũng cần phải xem lợi ích của việc củng cố toàn trị sẽ tạo ra khó khăn hay mang lại thuận lợi cho tranh đấu thu hồi lại phần lãnh thổ đã bị Trung Quốc xâm chiếm, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam? Chanh Tam nhấn mạnh, đừng ngồi trong giếng mà ẳng suốt ngày theo kiểu “có sự thao túng của bọn phản động quốc tế”. Đừng ngu muội mà răm rắp chấp hành giống như mình là một đảng viên của đảng cộng sản Trung Quốc. Đừng lớn lối thoá mạ những người xem quyền làm người quan trọng hơn cả nồi cơm trước mặt. Đừng có viết báo bằng đờm và đừng để các loại báo viết bằng đờm khạc nhổ bừa bãi (5) …
Status bôi nhọ diện mạo Hoàng Chí Phong của ông Minh cũng là lý do khiến nhiều người đăng lại những tấm ảnh chụp ông… Hồ Chí Mình khi ông còn trẻ. Ngày ấy, “bác” còn hốc hác nên khuôn mặt “bác” từa tựa như tam giác cân dựng ngược, do má “bác” hóp, người ta có cảm giác, xương hàm vươn xa hơn về phía trước… Chẳng phải tự nhiên mà rất nhiều người khẳng định, khi dùng hình tượng “mặt dơi, mõm chuột”, ông Nguyễn Văn Minh cố tình chửi… “bác”, từ đó hình thành một đợt tổng sỉ vả ông Minh, rằng “tại sao mày dám chửi… ‘bác’ tao?”!
Bởi “mạng xã hội rần rần chuyện ‘mặt dơi mõm chuột’ do đồng chí Minh tạo ra”, dù các lực lượng đang đảm trách vai trò “hộ đảng” trên mạng xã hội đã cật lực phản bác bằng “những từ ngữ thô tục nhất” nhưng vẫn không thể ngăn chặn sự lan truyền “mặt dơi mõm chuột” khiến “bác” bị vạ lây, Nguyễn Tấn Thành đưa lên facebook đề nghị “kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Minh” và “bỏ cụm từ ‘mặt dơi mõm chuột” ra khỏi ngôn ngữ Việt”, nếu dùng sẽ khép vào tội nói xấu lãnh tụ (6).
Dựa trên những lý do mà ông Minh dẫn ra để sỉ vả Hoàng Chí Phong, có facebooker như Nguyễn Lân Thắng khái quát “thân thế, sự nghiệp” của “bác”: Bị đuổi học vì tham gia biểu tình ở Huế. 21 tuổi không chịu tu dưỡng, học hành, xuống tàu lang thang khắp thế giới. Nhận rất nhiều tiền của các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là quốc tế cộng sản. Vượt biên trái phép rất nhiều lần. Tham gia thành lập rất nhiều hội nhóm đảng phái trái pháp luật ở trong và ngoài nước để chống phá chế độ. Viết nhiều truyền đơn tài liệu để kích động quần chúng. Tham gia nhiều khóa học về bạo động lật đổ chính quyền ở nước ngoài, đặc biệt là ở Đại học Phương Đông (Liên Xô) trong những năm 1930… – kèm kết luận, so về mức độ “phản động” theo lối lập luận của ông Minh, Hoàng Chí Phong đúng là “nhãi ranh”, không có cửa để so với… “bác”(7) !
***
Trận bão hình thành từ việc ông Minh sỉ vả Hoàng Chí Phong “mặt dơi mõm chuột” chỉ ra một thực tế, “hộ đảng”, đặc biệt là “hộ đảng” trên mạng xã hội càng ngày càng khó. So với hộ đê còn khó hơn rất nhiều lần. Người Việt đề cập đến hộ đê khi bão to, lũ lớn xuất hiện. Hộ đê là huy động nhân lực, vật lực củng cố hệ thống đê điều sao cho đừng sạt lở, đừng vỡ. Xét về tính chất, “hộ đảng” dường như giống với hộ đê nhưng khó hơn. Cộng đồng luôn sát cánh với hệ thống công quyền khi cần hộ đê nhưng trong “hộ đảng”, các thành viên không chỉ càng ngày càng đơn độc mà còn trở thành đối tượng đối đầu với công chúng.
Chẳng hạn trên trang facebook của Lâm Bảo Nhi, khi thảo luận về chuyện Nguyễn Lân Thắng dám so sánh mức độ “phản động” giữa “bác” và Hoàng Chí Phong Nguyễn Tràng bảo rằng: Tụi nhục nhã khi mang cũng họ Nguyễn với con sâu bệnh tật này! Iqos Nguyen – một người cũng mang họ Nguyễn – nhắn Nguyễn Tràng: Mang họ Nguyễn mà về sau phải đổi thành họ khác mới là nhục nhã nhé! Do Nguyễn Tràng thắc mắc: Tại sao? Làm gì phải đổi họ ? Ly Kha Nguyễn – một facebooker khác trả lời: Ví dụ đổi thành họ… Hồ. Câu trả lời buộc Nguyễn Tràng vội vàng đính chính: Tui đang nói thằng Nguyễn Lân Thắng, không phải nói bác kính yêu của tui nhé (8)…
Na ná như vậy, Vinh Quang bảo rằng anh ta “nghi ngờ về gien và dòng máu mà thằng nghiệt súc Nguyễn Lân Thắng đang mang trong người bởi dòng họ Nguyễn Lân rất thông minh, học cao hiểu rộng và sâu sắc”. Vinh Quang dọa Thắng: “Khi hồ sơ, chứng cứ được củng cố đầy đủ, cơ quan pháp luật sẽ tóm cổ, tống mày vào tù”, đồng thời thách Thắng: “Có bản lĩnh mày đi các tỉnh lẻ, công khai xúc phạm bác Hồ ở chỗ đông người xem mày có bị bầm dập tơi tả không”… Khoan bàn đến giọng điệu của một cá nhân “kính bác, yêu đảng”, việc Vinh Quang thách Nguyễn Lân Thắng đến “các tỉnh lẻ”, vô tình xác nhận thực trạng, ở những nơi đủ thông tin, “bác” đã hết… thiêng (9)!
Rõ ràng chẳng phải ngẫu nhiên mà Đỗ Trung Quân than trên facebook: Chúng mày sướng quá hóa rồ, hết khôn dồn ra dại. Xưa chửi bọn “xúi trẻ ăn cứt gà” lập tức thòi ngay ra Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng,… Nay lại chửi Hoàng Chí Phong “ranh con mặt dơi,mõm chuột”, lập tức thòi ngay ra Idol Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Lý Thụy,… kèm chất vấn: Đã dư ngu chưa (10)?
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/nguyenvanminhbqdnd/posts/2599876506718659
(2) https://www.voatiengviet.com/a/thủ-lĩnh-biểu-tình-hong-kong-muốn-truyền-cảm-hứng-cho-người-việt-/4965175.html
(3) https://www.facebook.com/nguyenvanminhbqdnd/posts/2603375109702132
(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=125276775504168&id=100293958002450
(5) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2124581007648155&set=a.895413643898237&type=3&theater
(6) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3226993460645979&set=a.506755012669851&type=3&theater
(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10157542878033808&set=a.371777483807&type=3&theater
(8) https://www.facebook.com/100040812581949/posts/123650285672057
(9) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=131130324872050&id=100039252488145
(10) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=245975029695237&set=a.118355765790498&type=3&theater
https://www.voatiengviet.com/a/hoang-chi-phong-nguyen-van-minh-hong-kong/5082850.html