Tin Việt Nam – 13/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 13/12/2017

Tặng chén nạm vàng 24K cho cán bộ Đoàn?

Trước tin món quà tặng ‘nạm vàng’ cho đại biểu tham dự Đại hội Đoàn Thanh niên CS toàn quốc lần thứ 11 tại Hà Nội, một cựu cán bộ Đoàn nói ‘không biết rõ về món quà’ nhưng ‘không ngạc nhiên’.

“Trong các kỳ đại hội, bao giờ Đoàn cũng có quà cho các đoàn viên tham dự,’ cựu bí thư Đoàn nói với BBC qua điện thoại từ Hà Nội.

“Tặng quà đã trở thành văn hóa của người Á Đông.”

Về ngân sách cho quà tặng, ông cho biết thường không có định mức cụ thể mà tùy vào ngân sách mỗi năm cho công tác tổ chức đại hội mà cân đối.

‘Chán Đảng khô Đoàn’ có phải là mới?

Câu chuyện Xuân Anh và những ‘hạt giống đỏ’

TBT Trọng ra bộ sách về Con đường Đổi mới

Tuy nhiên, giá trị món quà thường rất nhỏ, chỉ từ 50.000 -70.000 VND.

‘Thường là cúp pha lê có logo của Đoàn, hoặc cái bút’, ông cho biết.

Công tác đoàn và rồng phượng

Chén ngọc và hộp bút sứ, quà tặng cho 1000 cán bộ Đoàn, được nạm vàng 24K, theo tiết lộ của nhà sản xuất, ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I trên báo Thanh Niên ngày 9/12.

Giá chính xác của mỗi sản phẩm không được công bố.

Tuy nhiên quy trình làm ra hai sản phẩm này khá công phu, theo bài báo mô tả.

Theo đó, ‘chén ngọc là tác phẩm của sự kết hợp hoàn hảo giữa kiểu dáng thanh nhã, thiết kế tinh tế và kỹ thuật hiện đại với những đường nét chạm khắc tinh xảo’ nhằm ‘tái hiện chân thực và sống động các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên tiêu biểu trên ba miền đất nước trong 5 năm qua’.

Chén được mô tả ‘có đường kính lớn’, được ‘vẽ tỉ mẩn, công phu’ các ‘linh vật rồng và phượng thời Lý – Trần’ nhằm ‘biểu trưng cho nòi giống tiên rồng của người Việt’ và ‘thể hiện sự đoàn kết của tuổi trẻ trên khắp ba miền đất nước’.

Các ‘phong trào lớn của Đoàn’ được vẽ trên thân chén gồm ‘thanh niên tình nguyện’, ‘phong trào thanh niên sáng tạo’, ‘phong trào thanh niên bảo vệ Tổ quốc’.

Trong khi đó, hộp cắm bút được ‘các nghệ nhân ấp ủ và dành gần một năm để hoàn thành’ với ‘hoa văn trống đồng’ và ‘các họa tiết phản ánh đời sống sinh hoạt, chiều sâu tâm linh và nền văn hóa lâu đời Việt Nam’.

Báo Vietnamnet cũng mô tả sản phẩm chén ngọc và hộp đựng bút này với những ‘nét vẽ vàng 24k thủ công tỉ mỉ’ kèm bình luận đây là ‘món quà xứng đáng cho những nỗ lực vượt gian khổ của thế hệ trẻ’, ‘vun đắp lòng tự hào dân tộc và tiếp thêm sức mạnh để mỗi đoàn viên thanh niên luôn có trách nhiệm xây dựng quê hương đất nước, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới’.

Tiền từ đâu?

Trên trang Facebook cá nhân, ông Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng bình luận:

“Nếu bạn hỏi tiền đâu mà Đoàn xài sang thế, hãy hỏi mỗi ngày bước ra đường bao nhiêu loại thuế phí bạn đã đóng? Riêng năm 2016, theo thông báo của Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn nhận 551 tỷ từ ngân sách nhà nước, tức từ thuế phí của bạn đó.

Mà đây chỉ là cho cơ quan trung ương của Đoàn, chưa kể đến các mạng lưới dày đặc các cơ sở của Đoàn ở tỉnh thành, huyện thị, xã phường của bạn, đều sống bám vào tiền thuế phí mỗi ngày bạn đóng hết.”

Còn Facebooker Kien Tran thì bình luận:

“Chén ngọc, được vẽ bằng vàng 24K, sao thấy giống quà tặng vua quan thời phong kiến quá!”

Nghệ An: ‘Hội Cờ Đỏ’ tự phát nhưng được phép?

Báo Tiền Phong gỡ ảnh ‘nhạy cảm’ – BBC Tiếng Việt

Cựu MC truyền hình làm tuyên giáo – BBC Tiếng Việt

Cũng theo ông Tuấn, ngay sau khi ông đăng tải ý kiến cá nhân trên Facebook, báo Thanh Niên đã lập tức sửa nội dung của bài viết trước đó. Chi tiết ‘dát vàng 24K’ bị xóa và ‘tặng cho đại biểu’ sửa thành ‘tặng cho đại hội’.

Trên Facebook cá nhân, ông Tuấn cho rằng việc sửa nội dung này ‘ngầm ý rằng chỉ có 1 chiếc chén ngọc duy nhất được tặng cho nguyên cả Đại hội để giảm bớt cảm giác xa hoa, lãng phí’.

Quốc hội VN: Súng kíp, đám ma và khỉ

Từ Hùng Cửu Long đến việc San Jose cấm cờ đỏ

TQ: ‘Sex, tiền bạc và chủ nghĩa xã hội’

Ông Tuấn vẫn lưu được ảnh bài viết được Báo Mới đăng lại với thông tin về chén vàng 24k.

Ngoài ra thông tin về chén ngọc ‘vẽ bằng vàng 24K’ vẫn được tìm thấy trong bài viết của Vietnanet ngày 10/12.

Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 11 diễn ra từ 10 – 13/12 tại Hà Nội với sự tham dự của ‘1,000 đại biểu là cán bộ đoàn, đoàn viên tiêu biểu’, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi Đoàn thanh niên cần phải giáo dục, khơi dậy trong thanh niên lòng yêu nước, tránh tình trạng ‘nhạt Đảng, khô Đoàn’.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42327284

 

‘Đại án dầu khí’ tác động cải cách ở VN thế nào?

PGS. TS. Phạm Quý ThọHọc viện Chính sách & Phát triển

Đại án ‘PVN’ hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là rất lớn, nghiêm trọng khi có nguyên ủy viên Bộ chính trị bị khởi tố và bắt giam.

Bài viết không đề cập đến chi tiết lâm ly của nó, mà quan tâm cân nhắc từ các khía cạnh liệu đại án này tác động đến cải cách chính trị thế nào và những thách thức đặt ra?

Việt Nam: Mới mẻ trong xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm?

Tín hiệu gì từ vụ bắt ông Đinh La Thăng?

Đại án PVN không chỉ ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống kinh tế – xã hội nói chung, mà còn tác động đến xu hướng cải cách chính trị của Việt Nam trước mắt cũng như lâu dàiPGS. TS. Phạm Quý Thọ

TS. Lê Hồng Hiệp nói về vụ bắt ông Thăng

Vụ ông Thăng: TBT Trọng ‘chọn đúng đối tượng’

Thời điểm kịch tính nhưng không bất ngờ

Ngày 8/12/2017 có thể được coi là điểm ‘kịch tính’ của đại án ‘PVN’ khi tất cả các báo, đài của nhà nước Việt Nam đều đưa tin ông Đinh La Thăng bị khởi tố để điều tra, làm rõ trách nhiệm liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank); Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.

Tính từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch chống tham nhũng, vào nửa đầu năm 2016 với ‘biến cố’ Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên PVC, đến thời điểm này đã có 24 lãnh đạo thuộc PVN qua hai nhiệm kỳ trước, trong đó có nguyên ủy viên Bộ chính trị, ông Đinh La Thăng, bị khởi tố và bắt tạm giam.

Các nhà quan sát cho là ‘không bất ngờ’, nhưng là một đại án lớn và chưa có tiền lệ, bởi vậy nó thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và trong nước. Đại án PVN không chỉ ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống kinh tế – xã hội nói chung, mà còn tác động đến xu hướng cải cách chính trị của Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài.

Chống tham nhũng mang màu sắc chính trị?

Vụ Đinh La Thăng: Đảng không cho ‘hạ cánh an toàn’?

Việt Nam: Khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng

Nhận định về vụ ‘xem xét kỷ luật’ ông Đinh La Thăng

Từ sau Đại hội Đảng CS lần thứ 12 đầu năm 2016, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2 (2016-2021), Đảng và Chính phủ, một mặt, đang nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề về kinh tế, đặc biệt sự phá sản của nhiều doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu cao, nợ công lớn và tăng nhanh…

Mặt khác, Đảng đang thúc đẩy các cải cách chính trị, chỉnh đốn đảng và cán bộ lãnh đạo, chống tham nhũng, ‘tinh gọn’ bộ máy nhà nước đang phình to và các đơn vị sự nghiệp công lập sống dựa vào ngân sách nhà nước, tiền thuế của dân… Hơn thế, chính quyền đang phải đối phó với các cuộc biểu tình ‘tự phát’ bảo vệ môi trường, phản đối FOMOSA gây thảm họa ô nhiễm biển miền Trung và hiện tượng ‘bất tuân dân sự’ lan rộng của các tài xế qua các trạm thu phí BOT, điển hình là Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang… Niềm tin dân chúng vào các chính sách đã giảm sút nghiêm trọng.

Đại án ‘PVN’ là sự kiện tiếp theo của các đại án trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản…, song liên quan đến một ủy viên Bộ chính trị, nên mang màu sắc chính trị hơn là kinh tếPGS. TS. Phạm Quý Thọ

Thời kỳ ‘nóng vội’ tăng trưởng và quản lý kinh tế yếu kém là nguyên nhân trực tiếp của tình hình. Nay Đảng tiến hành những cải cách, phê phán ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’, phai nhạt lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa Mác – Lê Nin, ‘suy thoái đạo đức, lối sống’ của các đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quy định những điều được và không được làm, đưa ra các hình thức kỷ luật… Đảng củng cố vai trò và phương thức lãnh đạo ‘tập trung dân chủ’, ‘tập thể lãnh đạo’ và ‘tập trung quyền lực’. Đây có lẽ là bài học quan trọng nhất được đúc kết từ sự việc kiểm điểm ‘đồng chí X’ tại Hội nghị TƯ Đảng 6 năm 2012 nhiệm kỳ khóa 11 (2011-2016) nhưng không thành. Tham nhũng được nhận định là quốc nạn, ‘nhức nhối’, đe dọa tồn vong của chế độ. Chống tham nhũng, được xem là động cơ cải cách, nhắm tới hai mục đích: lấy lại niềm tin của dân chúng với Đảng và chế độ, đồng thời củng cố Đảng với nội hàm nêu trên.

Đại án ‘PVN’ là sự kiện tiếp theo của các đại án trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản…, song liên quan đến một ủy viên Bộ chính trị, nên mang màu sắc chính trị hơn là kinh tế. Theo lô gic, ‘sự suy thoái’ một thời gian dài, thì đằng sau ông Thăng là ‘nhóm lợi ích’ nào? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất? Liệu có còn ‘vùng cấm’ nào cản trở Đảng tập trung quyền lực?…

Có ý kiến nhận xét rằng cuộc chiến chống tham nhũng có ‘hiệu ứng’ là củng cố Đảng kiểm soát hệ thống chính trị và tăng cường quyền lực cá nhân Tổng bí thư.

Quan sát một số động thái và kết quả chống tham nhũng, từ năm 2016 đến thời điểm khởi tố ông Thăng, quả thực, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thuận lợi chưa từng có để đẩy mạnh cải cách chính trị, về cơ bản, theo mô hình Đảng CS Trung Quốc.

Liệu kinh nghiệm từ Đảng CS Trung Quốc có là Bài học?

Dư luận viết về vụ ông Đinh La Thăng

Báo Đảng: Kỷ luật ông Thăng ‘có ý nghĩa rất lớn’

24 sếp PVN bị khởi tố tạo ‘chuyện không vui’?

Theo dõi quá trình chuyển đổi kinh tế trong suốt hơn 30 năm qua, Việt Nam luôn kiên trì giữ ổn định chính trị với chế độ Đảng cộng sản độc tôn lãnh đạo toàn diện đất nước trong khi mở rộng cửa nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài, thận trọng cải cách thể chế kinh tế thị trường với ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’.

Đảng CS Việt Nam đang tiến hành cải cách theo hướng trên, và đang cần nền tảng lý luận và thực tiễn để lãnh đạo, điều hành đất nước.

Các nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội cho rằng mô hình phát triển Phương Tây với ba trụ cột kinh tế thị trường, tam quyền phân lập và xã hội dân sự là đúc kết quá trình phát triển lâu dài của chủ nghĩa tư bản, là sự tiến hóa trong giai đoạn lịch sử này, mà các quốc gia ‘cần’ hướng tới, kể cả những nước xã hội chủ nghĩa trước đây đang ‘chuyển đổi’ từ mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Họ đưa ra luận điểm đã được đúc kết về lý luận rằng mô hình phát triển như vậy mới kiểm soát được tha hóa quyền lực từ căn nguyên.

Mặc dù tương đồng về ý thức hệ và quan hệ truyền thông, cũng cần cân nhắc những khác biệt, những vấn đề biên giới hải đảo, đầu tư kinh tế kém hiệu quả…, Trung Quốc là một nước lớn với giấc mộng bá quyền thế giớiPGS. TS. Phạm Quý Thọ

Đảng CS Trung Quốc không nghĩ như vậy. Đại hội 19 của Đảng vừa diễn ra vào tháng 10/2017 là ‘minh chứng’ rõ nhất, khi khẳng định vị trí ‘lãnh đạo hạt nhân’, tối cao của Tổng bí thư, chủ tịch nước Tập Cận Bình với ‘tư tưởng’ về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới’ của ông được khắc ghi bên cạnh tư tưởng của Mao Trạch Đông trong cương lĩnh chính trị của đảng.

Các nhà phân tích cho rằng nền tảng tư tưởng trên xuất phát từ nghiên cứu của Vương Hộ Ninh, một trong bảy thường vụ Bộ chính trị, ‘thiết kế’ và được coi là ‘nhà lý luận cung đình’ Trung Hoa. Đó là lý thuyết về ‘chủ quyền’, mà ở nhiều khía cạnh quan trọng trùng với quan điểm của các nhà lý luận phương Tây, tuy nhiên Ông Vương nhấn mạnh rằng chủ quyền đòi hỏi quyền lực chính trị phải có khả năng thực thi sự kiểm soát hành chính thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ mà không có mối đe dọa từ bên ngoài hoặc sự phá hoại từ bên trong. Ba đời tổng bí thư Đảng CS, từ Giang Trạch Dân, thực hành chủ yếu dựa vào cơ sở này.

Khi được coi là ‘tư tưởng’ thì các đảng viên phải phục tùng như ‘kim chỉ nam’, cả xã hội phải học tập và làm theo, không cần tiếp tục tranh luận về dân chủ kiểu phương Tây, về nhân quyền hay tự do báo chí… Đảng CS Trung Quốc kỳ vọng sẽ ngày càng trở nên nổi bật và Tổng bí thư Tập sẽ đảm nhận một vai trò còn lớn hơn nữa trong công cuộc điều hành đất nước và đối ngoại.

Tập Cận Bình sẽ dùng quyền lực to lớn để chống lại đối kháng và tham nhũng. Báo chí mới nêu ‘Trung Quốc cho biết quá trình tố tụng đối với ông Tôn Chính Tài chính thức bắt đầu từ ngày 11/12/2017’ và áp dụng “các biện pháp cưỡng chế”. Ông này được cho là ‘đối thủ tiềm năng’ của Tổng bí thư. Hồi tháng 7/2017, ông Tôn đột ngột bị cách chức lãnh đạo đảng trước thềm Đại hội 19 của Đảng CS…

Trong bối cảnh trên thế giới chủ nghĩa dân túy nổi lên, cải cách theo hướng dân chủ phương Tây của một số quốc gia chưa hẳn đã thành công, chưa có những lý thuyết chuyển đổi từ XHCN sang XHTB thị trường một cách thuyết phục…, thì bài học từ Đảng CS Trung Quốc có thể sẽ còn ảnh hưởng không nhỏ đến Đảng CS Việt Nam. Mặc dù tương đồng về ý thức hệ và quan hệ truyền thông, cũng cần cân nhắc những khác biệt, những vấn đề biên giới hải đảo, đầu tư kinh tế kém hiệu quả…, Trung Quốc là một nước lớn với giấc mộng bá quyền thế giới!

‘Nhiều thách thức phía trước”

Ông Thăng bị kỷ luật, mạng xã hội nói gì?

Ông Thăng bị giáng chức: Truyền thông nói gì?

SkyViet: Đảng không làm thay mà làm luôn?

Công ty nước ngoài có rủi ro khi VN chống tham nhũng?

Trước hết, quy mô kinh tế Việt Nam là nhỏ, yếu so với Trung Quốc nên không thể áp dụng các cải cách thể chế kinh tế tương tự, mà phải ưu tiên tăng trưởng bằng tự do kinh doanh và khởi nghiệp, thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên Việt Nam đang thúc đẩy tự do kinh doanh trong điều kiện bất ổn thể chế. Tự do kinh doanh là nguyên tắc của kinh tế thị trường, một mặt thúc đẩy tăng trưởng, như một ‘cam kết’ của chế độ, mặt khác, tạo ra khu vực kinh tế tư nhân lớn mạnh, thay đổi tương quan sở hữu tư nhân mở rộng và nhà nước thu hẹp với ngân sách hết sức khó khăn để nuôi biên chế ngày càng phình to như hiện nay.

Kinh tế thị trường đã buộc Đảng phải ‘lùi một bước’ khi ban hành chính sách cho phép đảng viên làm kinh tế và có thu nhập càng ngày càng lớn từ cổ phiếu, cổ phần… ngoài đồng lương ngày càng nhỏ đi tương đối. Ngoài ra, họ cũng phải sống với vợ, con, họ hàng và những người thân. Đảng không thể kiểm soát được tài sản của đảng viên lãnh đạo, thậm chí ‘trong diện quản lý’. Kết quả xử các vụ án tham nhũng cho thấy chỉ thu được phần nhỏ tài sản chiếm đoạt.

Cả hai động cơ thúc đẩy này tạo nên những con người mâu thuẫn với động cơ của kinh tế thị trường, tự do kinh doanh, đẩy họ đến mâu thuận với chính mình, buộc họ, nhiều khi khi phải sống với cuộc sống hai mặtPGS. TS. Phạm Quý Thọ

Tội danh ‘cố ý làm trái…’ gắn liền với ‘chủ nghĩa cơ hội’ của cán bộ, đảng viên khi họ có quyền lực, và trong tay họ nắm quyền phân phối tài sản như đất đai, tài nguyên, tài sản của các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước, và khi họ nhân danh ‘đại diện’ cho nhà nước để ‘quan hệ với địa phương, với đối tác, với nhân viên của tổ chức công và với người dân. Tội danh ‘lạm dụng chức vụ, quyền hạn…’ có căn nguyên từ đó và đang lan rộng. Nhiều thứ quy trình hiện tại, nếu không nói là đa số, đang là bình phong cho ‘căn bệnh’ được gọi tên là ‘chủ nghĩa cơ hội của người đại diện’

Kinh tế thị trường, nếu không né tránh, về thực chất là kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế thị trường với động cơ lợi nhuận, kích thích ‘lòng tham’, có thể làm sói mòn ‘đạo đức, lý tưởng cách mạng’ mà Đảng đang kêu gọi, dưới nhiều hình thức khác nhau thách thức các ‘luật chơi’ của cải cách thể chế.

Đảng đòi hỏi các đảng viên, công chức, viên chức tuân thủ, phục tùng và trung thành với lý tưởng của Đảng, nếu không họ sẽ bị chế tài. Cả hai động cơ thúc đẩy này tạo nên những con người mâu thuẫn với động cơ của kinh tế thị trường, tự do kinh doanh, đẩy họ đến mâu thuận với chính mình, buộc họ, nhiều khi khi phải sống với cuộc sống hai mặt…

Có thể kể ra nhiều mâu thuẫn khác nữa. Chẳng hạn khi quan hệ kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh thể chế vẫn diễn ra, nhiều khi một số tổ chức quốc tế và quốc gia khác có thể nêu vấn đề nhân quyền, như một điều kiện khi tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do.

Tuy nhiên, tìm kiếm các giải pháp khách quan theo các quy luật và giá trị chuẩn mực văn minh nhân loại để cải cách phát triển cần được ưu tiên. Ngược lại, nếu phủ nhận nó một cách duy ý chí hoặc bằng bạo lực, thì chắc chắn con đường dẫn dân tộc tới thịnh vượng thiếu bền vững và dài hơn.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, chuyên gia về chính sách công từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42339486

 

VN: ‘Xử pháp nhân thương mại là tiến bộ’

Luật sử Ngô Ngọc TraiGửi bài tới BBC từ Hà Nội

Từ 1/1/2018 Bộ luật hình sự mới của Việt Nam có hiệu lực sẽ xử lý hình sự đối với Pháp nhân thương mại phạm tội.

Đây là một bước tiến mới của luật hình sự Việt Nam tiệm cận với luật pháp quốc tế.

Theo đó các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nếu có vi phạm đều sẽ bị xử lý hình sự, không phân biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay trong nước.

Công ty có vốn Thái mua nhiều cổ phần Sabeco?

Luật sư phải tố giác là ‘tín hiệu đáng sợ’

Yêu cầu kỷ luật việc bổ nhiệm người nhà

LS Schlagenhauf ‘theo dõi sát vụ ông Thanh’

Bộ luật hình sự quy định mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

Sẽ nghiêm trị doanh nghiệp phạm tội

Luật sẽ nghiêm trị các doanh nghiệp phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp hoặc cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Nhưng sẽ khoan hồng đối với doanh nghiệp tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm có phạt chính và hình phạt bổ sung. Trong đó hình phạt chính bao gồm phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Hình phạt bổ sung gồm có phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính), cấm huy động vốn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung.

Cũng nên nhớ là không có hình phạt tù đối với Pháp nhân thương mại.

TS Lê Đăng Doanh: ‘Không thể dựa vào liên kết quyền lực’

Khi doanh nghiệp ‘tặng xe cho lãnh đạo’

Luật sư yêu cầu bỏ ‘thủy điện gây hại’

Do đặc thù là Pháp nhân khác với thể nhân, và do bởi khả năng nhận thức về sự vật hiện tượng của các nhà làm luật Bộ luật hình sự mới của Việt Nam còn có giới hạn cho nên luật hình sự hiện mới chỉ xử lý Pháp nhân thương mại theo một số tội nhất định.

Chỉ có 33 trong tổng số 317 tội danh trong Bộ luật Hình sự được áp dụng xử lý đối với Pháp nhân thương mại, đó là các tội như buôn lậu, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường, buôn bán hàng cấm và hàng giả…

Trong trường hợp doanh nghiệp bị xử lý hình sự thì Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải ra tòa. Người này thường là giám đốc các doanh nghiệp và họ sẽ không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt giam giữ như xử lý hình sự đối với thể nhân.

Luật cũng cho phép người này được mời luật sư bào chữa, tiếp cận với hồ sơ vụ việc, đưa ra các yêu cầu và thực hiện nhiều quyền như tranh luận, khiếu nại, kháng cáo để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

Bước tiến của Việt Nam

Việc xử lý hình sự đối với các pháp nhân đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện từ lâu, ví như luật hình sự của nước Pháp từ 26 năm trước đã bắt đầu xử lý hình sự đối với pháp nhân.

Cụ thể là Luật hình sự Pháp năm 1992 đã quy định nội hàm khá chặt chẽ khi xử lý hình sự đối với không chỉ pháp nhân thương mại mà mọi pháp nhân trong đó gồm cả pháp nhân là cơ quan nhà nước.

Ba Lan kiểm tra chợ châu Á có đông người Việt

Hiệp định TPP là gì?

Platinum-Vincom thương thảo bất thành

Theo luật của họ thì dịch vụ nào có thể ủy quyền cho doanh nghiệp tư nhân làm được, mà nếu cơ quan nhà nước tự làm, thì khi phát sinh hành vi phạm tội đều sẽ bị xử lý hình sự.

Ví như cơ quan nhà nước tổ chức đưa đón nhân viên đi tham quan, tổ chức bán đồ ăn trong căng tin cơ quan, dọn dẹp vệ sinh, hoạt động bảo vệ … là những việc có thể sử dụng dịch vụ bên ngoài, mà nếu cơ quan nhà nước tự tổ chức thực hiện thì nếu để xảy ra tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự.

Còn những hoạt động thực thi quyền lực công mà không ủy quyền được như hoạt động bầu cử, hộ tịch, cảnh sát thì không bị xử lý hình sự pháp nhân.

Đối với pháp nhân là các tổ chức xã hội, các viện nghiên cứu, các hội đoàn thể như công đoàn, hội phụ nữ, hội thanh niên … thì ở nước Pháp sẽ vẫn bị xử lý hình sự như thường.

Trong khi đó luật của Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại, tức là các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, còn các cơ quan nhà nước, các hội đoàn thể, tổ chức phi lợi nhuận thì chưa thuộc diện bị xử lý hình sự.

Cũng theo luật hình sự của nước Pháp thì chỉ có một số tội danh liên quan đến hoạt động báo chí và một số tội danh đặc biệt là không thuộc diện xử lý hình sự đối với pháp nhân. Còn thì mọi tội phạm được quy định trong luật hình sự đều có thể xử lý pháp nhân. Không như luật Việt Nam mới chỉ giới hạn xử lý hình sự pháp nhân thương mại trong phạm vi 33 tội danh trong tổng số 317 tội danh của Bộ luật hình sự.

Lý do như đã nói ở trên, đó là do còn tồn tại sự hạn chế về năng lực nhận thức, còn sự hạn chế chưa trưởng thành về các vấn đề nghiên cứu phát triển về khoa học xã hội và khoa học pháp lý. Cho nên mặc dù đã tiếp thu học hỏi, nhưng ở Việt Nam những bước tiến bộ là có giới hạn.

Cảnh báo cho nhà đầu tư

Việc pháp luật VN bắt đầu xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp là một thông tin cảnh báo cho các nhà đầu tư đang hoạt động tại VN.

Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng không phải lo lắng nhiều vì hoạt động xử lý hình sự đối với doanh nghiệp phạm tội là điều mà luật pháp các nước trên thế giới đã thực hiện từ lâu.

Chỉ có ở Việt Nam do phát triển chậm, đi sau nên đến giờ mới quy định mà thôi.

Quy định mới này sẽ đòi hỏi các nhà đầu tư phải nâng cao đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm khi làm ăn ở Việt Nam.

Vì mục đích tạo công ăn việc làm cho người dân và phát triển kinh tế, chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư mà thực chất đằng sau đó là hi sinh quyền lợi của người dân.LS Ngô Ngọc Trai

Từ mấy chục năm qua Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một chính sách mở cửa mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, nhằm phát triển kinh tế đất nước.

Vì mục đích tạo công ăn việc làm cho người dân và phát triển kinh tế, chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư mà thực chất đằng sau đó là hi sinh quyền lợi của người dân.

Ví như trong các việc thu hồi đất của nông dân đền bù với giá rẻ mạt để mở các khu công nghiệp, chính sách kìm kẹp các hoạt động công đoàn để tạo thuận lợi cho chủ doanh nghiệp, và đặc biệt là những lỏng lẻo dễ dãi trong kiểm soát môi trường.

Nay với việc luật hình sự quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại, những hành vi như trốn thuế hoặc hủy hoại môi trường có thể sẽ khiến doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động.

Đó là một bước tiến bộ hướng tới kiện toàn hệ thống pháp luật của Việt Nam, để tiệm cận hòa chung với khung khổ pháp lý các nước trên thế giới.

Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, trưởng văn phòng luật sư Công Chính ở Hà Nội.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42341597

 

Ấn Độ Vọng Đông vào ASEAN

Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ với Hiệp hội ASEAN của 10 nước Đông Nam Á, tuần qua, chính quyền Ấn Độ thông báo việc mở ra một tín khoản trị giá một tỷ đô la để thực hiện các dự án nối kết hạ tầng và một qũy phát triển các trung tâm chế biến tại Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam. Sau đây, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về chiến lược của Ấn Độ tại Đông Nam Á….

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trước đà bành trướng rất đáng quan ngại của Trung Quốc tại vùng biển Đông Nam Á, dư luận quốc tế lại không mấy chú ý tới việc Ấn Độ cũng cố tranh thủ các bạn hàng trong Hiệp hội ASEAN của 10 quốc gia Đông Nam Á. Vì vậy, người ta ít nói đến sáng kiến mới đây của Ấn tại thủ đô New Delhi là cung cấp một ngân khoản tín dụng trị giá một tỷ đô la và thành lập một quỹ phát triển các dự án chế biến tại Việt Nam, Miến Điện và hai nước Miên và Lào. Tuần này, Diễn đàn Kinh tế xin đề nghị ông phân tích những động thái đó của nước Ấn Độ.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Quả thật là các nước Tây phương ít chú ý đến tiềm năng và vai trò của Ấn Độ tại khu vực Đông Nam Á vì chỉ thấy sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc đi cùng mối đe dọa về quân sự của Bắc Kinh. Chúng ta sẽ trở lại bối cảnh sâu xa của sự việc rồi mới phân tích hậu quả lâu dài của các chuyển động lớn. Khu vực Á Châu đa diện và phức tạp có ba nền văn hóa lâu đời của Ấn Độ, Trung Hoa và thứ ba là tập hợp Hồi giáo trên các nước quần đảo, trong đó, hai cường quốc lục địa có ảnh hưởng nhất vẫn là Trung Hoa và Ấn Độ. Hai nước láng giềng này có biên giới cách trở do địa dư hình thể trong khu vực Châu Á mà vẫn chi phối nhau về kinh tế lẫn văn hóa trước khi các nước Âu Châu xuất hiện và khống chế khu vực.

– Trong thế kỷ 20, Âu Châu lên tới đỉnh cao và bắt đầu suy sụp từ Thế chiến II, để lại một khuôn khổ tương tác mới giữa các nước Á Châu. Sau 30 năm đầu lâm vào khủng hoảng vì chính sách duy ý chí của Mao Trạch Đông kể từ năm 1949, thì Trung Quốc đã tiến hành cải cách từ những năm 1979 trở về sau. Còn Ấn Độ được độc lập từ Đế quốc Anh vào năm 1947 cũng chẳng phát triển mạnh về kinh tế vì bị ràng buộc vào chủ trương bao cấp của kinh tế xã hội chủ nghĩa cho tới năm 1991 mới bắt đầu thay đổi. Nhưng khác biệt quan trọng hơn vậy là xứ Ấn Độ lại thiết lập chế độ dân chủ, còn Trung Quốc thì vẫn theo ách độc tài….

Nhưng khác biệt quan trọng hơn vậy là xứ Ấn Độ lại thiết lập chế độ dân chủ, còn Trung Quốc thì vẫn theo ách độc tài…. – Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyên Lam: Thưa quý thính giả, kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa thường dẫn chúng ta trở về bối cảnh khá sâu xa trong quá khứ rồi mới dần dần giải thích các chuyển động đang xảy ra trước mắt. Thưa ông, phải chăng là ngày nay ta chứng kiến sự tranh đua giữa hai cường quốc lục địa là Trung Quốc và Ấn Độ mà một địa bàn tranh đua ấy chính là khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thưa rằng đúng, vì Trung Quốc cải cách trước Ấn Độ hơn chục năm nên khởi phát rất nhanh trong 30 năm đầu với đà tăng trưởng hơn 10% một năm, và nay bước vào giai đoạn đình trệ tương tự các nước Đông Á đi trước. Còn Ấn Độ chỉ nhập cuộc từ 1991 nhưng có dân số trẻ hơn trên nền tảng dân chủ đa nguyên nên sẽ vượt qua Trung Quốc. Đấy là chuyện lâu dài sau này.

– Nhưng trước mắt, cả hai cường quốc này đều muốn tranh thủ các nước trong khu vực Đông Nam Á vì một lý do địa dư khác. Trên lục địa Á Châu, hai nước láng giềng này tiếp cận với nhau trên những vùng hiểm trở, cách ngỡ và chỉ có thế tác động qua các lân bang như Nepal, Bhutan hay Tây Tạng, trong khi việc giao lưu về kinh tế lẫn yếu tố an ninh lại phát triển ngoài biển. Vì vậy, vùng biển Đông Nam Á mới là địa bàn then chốt. Y như Bắc Kinh, lãnh đạo Ấn Độ sớm thấy ra điều ấy nên đã thiết lập quan hệ mang tính chất chiến lược với Hiệp hội ASEAN từ năm 2002. Ngày nay, họ khai triển chiến lược ấy ra chính sách mà ta gọi là  “Vọng Đông”, tiến về hướng Đông, để nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương….

Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, nếu Trung Quốc đã có sáng kiến xây dựng Con Đường Tơ Lụa, gọi là Nhất Đới Nhất Lộ, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á có trăm tỷ đô la thì việc Ấn Độ mở ra tín khoản chỉ có một tỷ đô la thì có ý nghĩa gì không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Có lẽ ta nên nhìn vào chiều hướng trường kỳ. Lãnh đạo Ấn Độ đã đề nghị tổ chức thượng đỉnh với các nước ASEAN từ 15 năm trước, đã ký kết hiệp định tự do thương mại với ASEAN từ năm 2009 và ngày nay, luồng giao dịch ngoại thương giữa đôi bên đã vượt quá 70 tỷ đô la. Với thế hệ lãnh đạo mới kết tụ quanh Chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi, trào lưu ấy sẽ còn phát triển mạnh hơn sau khi ông Modi tiến hành cải cách kinh tế ở bên trong và đang được quần chúng triệt để ủng hộ. Ở bên kia, Chính quyền Tập Cận Bình đang phải ưu tiên giải quyết những mâu thuẫn cơ bản ở bên trong, về cả an ninh lẫn kinh tế, cho nên các quốc gia Đông Nam Á có một cơ hội nhìn lại quan hệ với hai cường quốc này. Việc Ấn Độ tổ chức Thượng đỉnh với ASEAN trong hai ngày 11 và 12 tháng này nằm trong chiều hướng chiến lược đó.

Nguyên Lam: Nếu như vậy, theo ông nhận xét thì các nước Đông Nam Á đang có một cơ hội mới hay không?

Sau nhiều năm cân nhắc về sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ của Bắc Kinh, nhiều nước Đông Nam Á có thể phân vân về khía cạnh an ninh của sáng kiến đó. – Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Sau nhiều năm cân nhắc về sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ của Bắc Kinh, nhiều nước Đông Nam Á có thể phân vân về khía cạnh an ninh của sáng kiến đó. Chúng ta đã thấy ra một số trở ngại thực tế trong các dự án của Trung Quốc, ngay với một quốc gia đồng minh là Pakistan. Trong khi đó, đề nghị của Ấn Độ về việc xây dựng hạ tầng vận chuyển cho Đông Nam Á lại không có nội dung đe dọa về an ninh như trường hợp Trung Quốc vì Ấn Độ không nuôi tham vọng bành trướng theo kiểu gọi là “Xâu Chuỗi Ngọc Trai” của Bắc Kinh trên eo biển và các quần đảo Đông Nam Á qua Trung Đông và Bắc Phi tới Âu Châu. Chuyện thứ hai cũng đáng chú ý không kém là vai trò của Nhật Bản.

– Chính Nhật Bản đã hỗ trợ Ấn Độ trong việc tổ chức thượng đỉnh tuần này tại New Delhi. Dù chẳng ai chính thức nói ra, các quốc gia trong khu vực đều hiểu ra mối nguy trong sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ của Bắc Kinh, với sáu “tẩu lang kinh tế” trên lục địa và các dự án nối kết khu vực Đông Nam Á với Trung Đông và Âu Châu. Bây giờ, khi một cường quốc bán đảo là Ấn Độ và một cường quốc quần đảo là Nhật Bản lại liên thủ với nhau, từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, bắc ngang khu vực Đông Nam Á, chúng ta đang thấy một chuyển động còn lớn hơn tín khỏan một tỷ đô la của Ấn Độ.

Nguyên Lam: Thưa ông, khi tổng kết lại các sáng kiến gần xa của Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản, các nước Đông Nam Á có thể kết luận như thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Việc phát triển kinh tế quốc gia tùy thuộc vào khả năng thực hiện các dự án cụ thể. Khi thẩm định giá trị của từng dự án, lãnh đạo kinh tế của các nước không nên chỉ tập trung vào khía cạnh lời lỗ mà còn phải đặt dự án, chương trình hay kế hoạch, vào khuôn khổ rộng lớn về an ninh, nhất là trong các dự án xây dựng hạ tầng như cầu đường, hỏa xa, bến cảng hay phi trường, v.v….

– Trên đại thể như vậy, các quốc gia Đông Nam Á cần suy nghĩ xem sáng kiến của Ấn Độ và Nhật Bản qua diễn đàn đối thoại và hợp tác giữa hai cường quốc này có đặc điểm gì là nổi bật? Ấn Độ cần giải phóng tiềm lực của khu vực Đông Bắc có tính chất chiến lược vì tiếp cận với Trung Quốc, chẳng khác gì các dự án hạ tầng của Trung Quốc nhằm giải phóng các tỉnh bị khóa trong lục địa, từ Vân Nam, Quý Châu đến Tân Cương, Nhật Bản đóng góp một vai trò quan trọng cho các dự án đó của Ấn Độ. Nhưng kế hoạch phát triển giữa hai nước cũng bao trùm lên khu vực Đông Nam Á. Việc ba nước Việt, Miên và Miến trong khối ASEAN cùng tham dự hội nghị tuần này tại New Delhi cho thấy là họ hiểu rõ cục diện và  tham vọng của Bắc Kinh nên muốn mở rộng việc hợp tác với Ấn Độ và Nhật Bản.

Nguyên Lam: Khi tổng kết lại, có lẽ chúng ta sẽ không nhìn vào sáng kiến trị giá một tỷ đô la của Ấn Độ mà nên nhìn vào một khung cảnh lâu dài và rộng lớn hơn. Thưa ông, khung cảnh đó là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi xin được nhắc lại là Ấn Độ đã có sáng kiến phát triển quan hệ với các nước ASEAN từ năm 2002 và Nhật Bản đề nghị thế hợp tác từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương từ năm 2007. Những chuyện ấy ngày nay mới thành hình, những trên một cái trớn khác. Họ đều nhìn ra và thực hiện việc đó trước khi Trung Quốc trở thành mối lo cho các nước. Chưa nói gì đến Hoa Kỳ hay Úc trong cái thế tứ giác Ấn-Nhật-Úc-Mỹ đang thành hình trước mắt chúng ta thì các quốc gia Đông Nam Á cũng có một cơ hội ra khỏi bóng rợp của Trung Quốc.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/indo-asean-development-12132017065235.html

 

Việt Nam đối diện nguy cơ tụt hậu

Việt Nam có thể bị tụt hậu nếu không thay đổi hô hình phát triển hiện nay.

Đó là nhận xét của các chuyên gia tại Diễn Đàn phát triển Việt Nam 2017 được Bộ Kế hoạch & Đầu tư, cùng tổ chức với Ngân hàng Thế giới, diễn ra vào sáng nay 13 tháng 12, tại Hà Nội.

Theo những người tham dự diễn đàn, trong đó có Bộ trường Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione, thì những năm qua Việt Nam phát triển dựa trên vốn đầu tư, giá công nhân rẻ, và khai thác tài nguyên thiên nhiên,…

Mô hình này được nhận định là không còn phù hợp nữa.

Các con số thống kê được đưa ra cho thấy tốc độ tăng trường của Việt Nam dù năm nay vẫn còn cao ở mức 6,7%, nhưng đã giảm khá nhiều nếu so với trước đây là 7,3% trong những năm 1990-2000.

Theo ông Ousmane Dione thì cần phải cải cách để tạo nên một cơ chế thị trường có hiệu quả, tăng năng suất lao động, trong đó có việc đào tạo kỹ năng cho người lao động.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam dự báo rằng nguồn vốn vay với những điều kiện ưu đãi sẽ ít dần trong những năm tới.

Tham gia Diễn đàn phát triển Việt Nam 2017 còn có Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc, đến dự phiên họp thứ hai và đọc diễn văn bế mạc.

Thủ tướng Phúc đã đưa ra năm giải pháp để làm tăng năng suất lao động nói riêng và giúp Việt Nam phát triển nói chung trong những năm tới đây, đó là cải cách hệ thống để tạo sự cạnh tranh lành mạnh, đầu tư cho giáo dục, cải cách thể chế pháp luật, hội nhập toàn diện vào các tổ chức kinh tế quốc tế, và cuối cùng là phải giữ vững ổn định chính trị xã hội

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-facing-the-challenge-to-be-left-behind-forum-12132017084910.html

 

Chủ tịch HĐND Đồng Tâm bị bãi nhiệm

Hội đồng Nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội sáng 13/12 đã quyết định bãi nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng này đối với bà Nguyễn Thị Lan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm.

Nguyên nhân được nói là do bà Lan không thực hiện chỉ đạo của cấp trên về khu đất đang xảy ra tranh chấp tại xã Đồng Tâm. Cụ thể, bà Lan không tham gia tuyên truyền về kết luận thanh tra đất tại Đồng Tâm, và không chỉ đạo cán bộ, người dân làm theo các văn bản của cấp trên. Bà Lan từng nói tại một cuộc họp chi bộ rằng bản thân bà chưa xác định đây là đất quốc phòng hay đất của dân Đồng Tâm.

Ngoài ra, khi xảy ra sự việc người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 cán bộ, cảnh sát cơ động vào tháng 4 vừa qua, bà Lan đã bỏ trống vị trí lãnh đạo trong 3 ngày. Bà Lan trước đây từng bị khai trừ khỏi Đảng vì để xảy ra sự việc này.

Xin nhắc lại, mâu thuẫn đất đai giữa người dân xã Đồng Tâm và chính quyền đã xảy ra nhiều năm nay khi dân thì nói chỉ có một phần khu đất tranh chấp là đất quốc phòng còn lại là đất nông nghiệp của họ. Nhưng chính quyền lại nói rằng cả khu đất đó là đất quốc phòng và đòi thu hồi lại giao cho Tập đoàn Viettel.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 vừa qua khi người dân bắt giam 38 cán bộ, cảnh sát làm con tin, đáp trả lại hành động cơ quan chức năng cho bắt giam 4 người dân mà họ nói là vô tội. Lúc bấy giờ ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Thành phố Hà Nội đã phải về tận thôn Hoành để thương lượng với người dân và viết bản cam kết sẽ không truy tố dân vì tội bắt giữ cán bộ. Tuy nhiên ngay sau đó Hà Nội cho khởi tố vụ án bắt người trái phép và phá hoại tài sản tại xã Đồng Tâm.

Tháng 8 vừa rồi, cơ quan chức năng đã tuyên án 14 nguyên cán bộ Đồng Tâm vì các sai phạm liên quan đến đất đai. Nhưng người dân Đồng Tâm đã cho RFA biết rằng những cán bộ này không hề liên quan đến khu đất tranh chấp giữa dân và chính quyền bấy lâu nay mà sai phạm ở khu đất khác.

Hiện tại mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết dứt điểm tại xã Đồng Tâm vì dân phản đối kết luận thanh tra cho rằng cả khu đất là của quốc phòng.

Ngoài bà Lan bị bãi nhiệm, 4 cán bộ khác của xã này bị kỷ luật cảnh cáo trong đó có Chủ tịch và các phó Chủ tịch xã.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dong-tam-senior-official-fired-12132017092353.html

 

Vụ ông Đinh La Thăng: TBT Trọng tung ‘cú đấm thép’

Viễn Đông

Giới quan sát nhận định, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tung “cú đấm thép chưa từng có” trong vụ bắt giữ và truy tố ông Đinh La Thăng, và đây là “đòn cảnh cáo” những ai muốn thách thức mình.

Cựu quan chức từng nằm trong nhóm hơn chục người “chóp bu” đầy quyền lực ở Việt Nam “ngã ngựa” hôm 8/12 với tội danh “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” thời còn nắm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gây rúng động người dân trong nước như thể hiện trên mạng xã hội.

Nhiều khả năng, để tự cứu mình, ông Thanh đã cung cấp bằng chứng giới chức có thể sử dụng để chống lại ông Thăng…

Chuyên gia David Brown.

Trong khi đó, ông David Brown, cựu nhân viên ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, “không ngạc nhiên” trước diễn biến này, nhất là sau khi ông Thăng bị loại khỏi Bộ Chính trị hồi tháng Năm, rồi sau đó là vụ “bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức, gây sóng gió quan hệ Hà Nội và Berlin.

Theo tìm hiểu của VOA tiếng Việt, ông Thanh nắm các vị trí quan trọng ở một công ty thành viên của PVN thời kỳ ông Thăng lãnh đạo tập đoàn nhà nước này, vốn từng đóng góp đáng kể vào ngân sách nhưng hiện lao đao vì giá dầu giảm thời gian qua.

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người quan sát tình hình chính trường Việt Nam, cho rằng ông Thanh “được cho là con át chủ bài” trong hồ sơ về ông Đinh La Thăng”.

Còn ông Brown nhận định rằng “nhiều khả năng, để tự cứu mình, ông Thanh đã cung cấp bằng chứng giới chức có thể sử dụng để chống lại ông Thăng và ông [Nguyễn Quốc] Khánh [cựu Chủ tịch PVN]”.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là: ông Thăng và ông Khánh sẽ thú tội tới mức độ nào để tránh bị án nặng nhất?

Chuyên gia David Brown nói.

Ông Khánh bị tước tư cách đại biểu quốc hội và bị bắt giam cùng ngày với ông Thăng với cùng tội danh.
Chuyên gia David Brown cho rằng Tổng bí thư Trọng “muốn làm trong sạch đảng khỏi những thành phần suy thoái và cơ hội nhằm khôi phục lại uy tín của đảng”.

“Các vụ khởi tố ở PetroVietnam được ‘dàn dựng’ nhằm mục đích cảnh cáo bất kỳ ai muốn thách thức kế hoạch đó của ông Trọng. Câu hỏi đặt ra hiện nay là: ông Thăng và ông Khánh sẽ thú tội tới mức độ nào để tránh bị án nặng nhất?” ông Brown nói.

Nếu bị kết tội, ông Thăng đối mặt với án có thể lên tới 20 năm tù giam, theo Bộ Luật hình sự.

Báo chí trong nước nhiều ngày qua đã khai thác triệt để vụ ông Đinh La Thăng, nhưng không thấy ý kiến của luật sư bào chữa cho ông hay người thân của cựu quan chức từng nắm nhiều trọng trách này.

…liệu ông có muốn được giữ quyền im lặng, được mời luật sư tham gia từ đầu, được giãy bày với báo chí thông qua luật sư và gia đình để rộng đường dư luận, được xét xử bởi một quan tòa độc lập…

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn viết.

Nhà hoạt động Tuấn viết trên Facebook: “Công chúng, bao gồm cả bạn bè người thân của ông [Thăng], sau một thời gian dài bị oanh tạc thông tin bởi hàng trăm tờ báo tập trung khai thác sai phạm của ông với vô số những lời lẽ đao to búa lớn, hẳn sẽ muốn đưa ông lên đoạn đầu đài ngay mà chẳng cần gì đến một phiên tòa. Lúc này, liệu ông có muốn được giữ quyền im lặng, được mời luật sư tham gia từ đầu, được giãy bày với báo chí thông qua luật sư và gia đình để rộng đường dư luận, được xét xử bởi một quan tòa độc lập – những quyền căn bản bình thường của bất kỳ công dân nào ở các nước dân chủ pháp trị?”

Nhận xét rằng các diễn biến về ông Thăng, chuyên gia Brown cho rằng phe bảo thủ ở Việt Nam, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, đang tìm cách “thanh trừng các đồng minh của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, người từng thất bại trong cuộc tranh giành quyền lực trước thủ lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam năm ngoái.

Nhận định này giống với các ý kiến của một số hãng thông tấn đang đặt văn phòng tại Việt Nam. Reuters hôm 9/12 đưa tin, những người chỉ trích chính phủ Việt Nam “bày tỏ nghi ngờ rằng cuộc chiến chống tham nhũng có động cơ chính trị” và “nhắm vào những người thân cận với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

Vụ bắt giam ông Đinh La Thăng ‘có động cơ chính trị’?

Ông Đinh La Thăng ‘chưa phải là mục tiêu cuối cùng’?

Ít ngày sau khi các cựu quan chức dầu khí rơi vào vòng lao lý, trong một diễn biến khác cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng đang gia tăng cường độ ở Việt Nam, ông Lê Quang Thung, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Việt Nam, một công ty lớn của nhà nước, đã bị khởi tố hôm 12/12, nhiều năm sau khi đã về hưu.

Nếu nó giống với những gì hiện diễn ra ở Trung Quốc [nơi hiện có chiến dịch “đả hổ diệt ruồi], đó là bởi vì cả hai đảng cùng đối mặt với các thách thức tương tự, chứ không phải bởi vì ông Nguyễn Phú Trọng nhận lệnh từ quốc gia láng giềng lớn ở phương bắc.

Ông David Brown nói.

Thời gian vừa qua, ông Trọng có những tuyên bố chống tham nhũng được báo chí chính thống và nhiều cư dân mạng trích dẫn lại như: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy” hay “đánh con chuột đừng để vỡ bình”, “không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm”.

Nhà nghiên cứu David Brown cho rằng ông Trọng “đang làm những gì ông cho là cần thiết để duy trì vị thế độc đảng”.

Chuyên gia này nói thêm: “Nếu nó giống với những gì hiện diễn ra ở Trung Quốc [nơi hiện có chiến dịch “đả hổ diệt ruồi], đó là bởi vì cả hai đảng cùng đối mặt với các thách thức tương tự, chứ không phải bởi vì ông Nguyễn Phú Trọng nhận lệnh từ quốc gia láng giềng lớn ở phương bắc”.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tung-cu-dam-thep-trong-vu-bat-ong-dinh-la-thang/4162000.html

 

Carlsberg gần đạt thỏa thuận

mua cổ phần Habeco tại Việt Nam

Nhà sản xuất bia Đan Mạch Carlsberg có nhiều triển vọng đạt thỏa thuận với chính phủ Việt Nam để mua thêm cổ phần công ty Habeco, một trong những nhà sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam.

Theo hãng tin Reuters, Việt Nam là một trong những thị trường bia hấp dẫn nhất thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, nhờ những yếu tố như dân số trẻ với sức tiêu thụ gần 4 tỷ lít hồi năm ngoái. Chính phủ Việt Nam muốn thoái vốn toàn bộ cổ phần của công ty Habeco và của Sabeco, một đối thủ của Habeco.

Carlsberg, hiện đã sở hữu 17,3% cổ phần của Habeco, trong nhiều năm đã điều đình với chính phủ Việt Nam về quyền mua cổ phần ưu tiên.

Một phát ngôn viên của công ty Carlsberg nói: “Carlsberg, Chính phủ Việt Nam và Habeco đã đạt được một sự hiểu biết chung về một số vấn đề trong quá trình đàm phán, chúng tôi hy vọng sự hiểu biết này sẽ thúc đẩy tiến trình mua cổ phần.”

Người phát ngôn của Carlsberg nói thêm rằng Carlsberg thừa nhận nghĩa vụ lâu dài với Việt Nam liên quan tới Habeco, nhãn hiệu bia lâu đời nhất tại Hà Nội.

Vào tháng trước, Chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ hoàn tất việc bán cổ phần Habeco vào quý I năm 2018.

https://www.voatiengviet.com/a/carlsberg-gan-dat-thoa-thuan-mua-co-phan-habeco-tai-vietnam/4161906.html

 

Khởi tố cựu lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam

Một cựu lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam cùng bốn quan chức khác tại các đơn vị thành viên đã bị khởi tố về cáo buộc “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” trong khi nhà chức trách đang mở rộng điều tra vụ án, truyền thông trong nước đưa tin.

Cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An đã ra quyết định khởi tố đối với ông Lê Quang Thung, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cùng bốn nguyên giám đốc, nguyên kế toán trưởng và kế toán trưởng của Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Phú Riềng, báo Tuổi Trẻ cho biết.

Tờ báo này cho biết một cuộc thanh tra của Thanh tra Chính phủ vào năm 2014 xác định VRG đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ gần 2.600 tỉ đồng, nhưng hầu hết đều thua lỗ.

Một số lãnh đạo VRG bị phát hiện tham gia góp vốn cá nhân, gia đình để sáng lập, quản lý và điều hành một công ty xuất nhập khẩu thủy sản bị nói là “kinh doanh không hiệu quả, liên tục thua lỗ, nhiều khoản vay sử dụng sai mục đích, nợ phải trả lên đến trên 253 tỉ đồng.”

Cả năm người trên bị khởi tố điều tra về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 của Bộ luật Hình sự, trong khi giới hữu trách đang mở rộng điều tra và thu hồi tài sản cho Nhà nước, các bản tin trong nước cho biết.

Việt Nam đang gia tăng trấn áp tình trạng tham nhũng rộng khắp tại các công ty nhà nước, ngân hàng và các tỉnh, trong một chiến dịch thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế trước đó trong năm nay khi Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc một cựu lãnh đạo ngành dầu khí ngay tại thủ đô Berlin.

Tập đoàn Cao su Việt Nam đặt tại Sài Gòn là công ty nhà nước lớn nhất trong ngành cao su.

https://www.voatiengviet.com/a/kho-to-cuu-lanh-dao-tap-doan-cao-su-viet-nam/4161089.html