Tin Việt Nam – 12/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 12/07/2017

Nhà hoạt động Trần Thị Nga đối mặt ‘bản án có chỉ đạo’

Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam thông báo họ xét xử nhà hoạt động Trần Thị Nga trong hai ngày 25 và 26/7 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Một trong ba luật sư bào chữa nói nhiều khả năng bà Nga phải đối mặt với một bản án “có sự chỉ đạo”.

Theo báo chí trong nước, nhà hoạt động nữ 40 tuổi bị nhà chức trách Hà Nam bắt hồi cuối tháng 1 năm nay, đúng lúc bà “đang truy cập mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bà Nga được nhiều người biết đến qua các hoạt động như nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, phản đối hãng Formosa trong thảm họa môi trường ven biển miền Trung, cũng như giúp đỡ dân oan khiếu kiện.

Trong phiên tòa này, chúng tôi tập trung vào chuyện yêu cầu triệu tập các giám định viên để chúng tôi tranh tụng tại tòa. Trong quyết định đưa ra xét xử, cũng có triệu tập các giám định viên. Nhưng thực tế không biết các giám định viên sẽ có mặt hay không, nên phiên tòa như thế nào chúng tôi cũng chưa dự đoán được.

Luật sư Hà Huy Sơn

Luật sư Hà Huy Sơn cho VOA biết ông cùng hai đồng nghiệp là Lê Văn Luân và Ngô Anh Tuấn sẽ bào chữa cho bà Nga. Ông nói khó “dự đoán” về việc tranh tụng tại tòa:

“Đối với tội tuyên truyền chống nhà nước, từ xưa đến nay, người ta vẫn theo một công thức chung. Tức là người ta đưa ra các kết luận giám định, các thông tin, bài viết. Từ đó, người ta kết án. Trong phiên tòa này, chúng tôi tập trung vào chuyện yêu cầu triệu tập các giám định viên để chúng tôi tranh tụng tại tòa. Trong quyết định đưa ra xét xử, cũng có triệu tập các giám định viên. Nhưng thực tế không biết các giám định viên sẽ có mặt hay không, nên phiên tòa như thế nào chúng tôi cũng chưa dự đoán được”.

Phiên xét xử bà Nga diễn ra chỉ chưa đầy một tháng sau khi một tòa án ở Khánh Hòa kết án một nhà hoạt động nữ khác, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tới 10 năm tù giam cũng vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”.

Cái khó khăn của chúng tôi là không được tranh tụng. Đại diện Viện Kiểm sát người ta không tranh tụng với luật sư. Hoặc là các ý kiến của luật sư đưa ra không được tòa tiếp thu để ra bản án.

Luật sư Hà Huy Sơn

Nhận định về những thách thức cho phía luật sư bào chữa trong những phiên tòa kiểu này, luật sư Sơn nói:

“Chắc là bản án này cũng có chỉ đạo giống như các bản án mang màu sắc chính trị. Cái khó khăn của chúng tôi là không được tranh tụng. Đại diện Viện Kiểm sát người ta không tranh tụng với luật sư. Hoặc là các ý kiến của luật sư đưa ra không được tòa tiếp thu để ra bản án. Và cái chính là các phiên tòa này tuy là công khai nhưng báo chí rất bị hạn chế và người dân không được tự do tham dự, nên nó giảm đi tiếng nói của luật sư tại phiên tòa”.

Báo chí Việt Nam tường thuật lại rằng tại phiên tòa xử bà Như Quỳnh, còn gọi là blogger Mẹ Nấm, đại diện Viện kiểm sát Khánh Hòa và Hội đồng xét xử có cùng nhận định rằng bà Như Quỳnh “luôn giữ thái độ chống đối nhà nước, không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình”, do vậy “cần xử lý nghiêm minh”.

Bản án 10 năm dành cho bà Quỳnh bị giới quan sát cho là nặng một cách bất thường. Sau đó, một số người viết trên mạng xã hội rằng những bị cáo như bà Quỳnh hay bà Nga khó có thể được trắng án, vì vậy, bị cáo và luật sư nên cân nhắc thái độ và lời lẽ để được nhận bản án nhẹ nhất có thể.

Về điều này, luật sư Hà Huy Sơn nói với VOA việc bào chữa sẽ thực hiện trên hai nguyên tắc là dựa vào pháp luật hiện hành và dựa vào ý chí, mong muốn của thân chủ. Vị luật sư không cho biết về những bàn bạc giữa ông và bà Nga trong giai đoạn chuẩn bị cho phiên tòa sắp tới.

https://www.voatiengviet.com/a/nha-hoat-dong-tran-thi-nga-doi-mat-ban-an-co-chi-dao/3941124.html

 

Việt Nam: Quân đội bàn giao đất ở 13 sân bay

Quân đội Việt Nam đã bàn giao 1.500 ha đất quốc phòng cho mười ba sân bay dân sự ở Việt Nam, truyền thông nhà nước cho hay.

Hôm 12/7/2017, báo VietnamNet dẫn lời lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết chi tiết về động thái này.

Vụ máy bay rơi cho thấy điểm yếu của VN?

Các góc nhìn ‘Quân đội VN trong kinh doanh’

Thêm ý kiến về ‘Quân đội VN làm kinh tế’

Nhưng chúng ta cần tính đến lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp đầu tư vào sân golf. Nếu đã thu hồi thì cương quyết không cho phép bất cứ doanh nghiệp khác đầu tư vào khu vực đóBộ trưởng Ngô Xuân Lịch

“Bộ Quốc phòng đã bàn giao hơn 1.500 ha đất quốc phòng cho 13 sân bay địa phương mở rộng sân bay, xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế,” VietnamNetviết.

Vẫn theo nguồn này, tại buổi kiểm tra và làm việc với Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn sáng 12/7, khi đề cập vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng cho biết:

“Ngay từ đầu năm đã chỉ đạo dừng toàn bộ các hoạt động xây dựng các dịch vụ xây dựng công trình nhà hàng, khách sạn, biệt thự, căn hộ cho thuê, chứ không phải chờ Thủ tướng chỉ đạo.

“Tôi yêu cầu dừng lại… Nhưng chúng ta cần tính đến lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp đầu tư vào sân golf. Nếu đã thu hồi thì cương quyết không cho phép bất cứ doanh nghiệp khác đầu tư vào khu vực đó”, Tướng Lịch được báo điện tử dẫn lời nói về việc sẵn sàng thu hồi sân golf trong phi trường này nếu chính phủ yêu cầu mở rộng Tân Sơn Nhất.

Theo vị Phó bí thư Quân ủy Trung ương của Việt Nam, việc bàn giao đã được Bộ Quốc phòng thực hiện từ năm 2013 và tướng Lịch khẳng định “sẽ rà soát và bàn giao” đất quốc phòng chưa sử dụng cho các địa phương để tạo điều kiện phát triển kinh tế.

“Ông cũng yêu cầu các đơn vị quân đội thực hiện tốt quy định, kiên quyết xử lý nghiêm sai phạm trong việc sử dụng đất quốc phòng,” VietnamNet cho biết thêm.

‘Giao đất ngay’

VN: Quân đội làm kinh tế là ‘nhiệm vụ chính trị’

Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?

Bàn tròn: khả năng quân đội ‘ngừng làm kinh tế, kinh doanh’?

Hôm thứ Tư, báo Tiền phong cũng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói: ‘TP. Hồ Chí Minh bắt tay mở rộng sân bay, Bộ Quốc phòng giao đất ngay’.

Báo này dẫn lời tướng Lịch cho rằng việc chậm trễ giao nhận đất quốc phòng cho chính quyền địa phương ở TP. Hồ Chí Minh không do phía quân đội, ông nói:

Đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân chấm dứt việc cho thuê bến bãi, với quyết tâm không để việc làm kinh tế mà ảnh hưởng đến uy tín của quân đội, đến hình ảnh anh bộ đội Cụ HồBộ trưởng Ngô Xuân Lịch

“Theo kế hoạch của TP.HCM, việc mở các tuyến đường này cần khoảng 6,65ha đất mà quốc phòng đang quản lý. Việc thực hiện kế hoạch này chậm là do địa phương chứ không phải do bộ. Tôi đề nghị Thành phố cho phóng tuyến làm ngay đi, Thành phố cử đơn vị chuyên môn làm việc cụ thể với Bộ Quốc phòng là chúng tôi bàn giao ngay.

“Được đi trên những con đường rộng thoáng của Thành phố bản thân tôi cũng sẽ rất tự hào.”

Theo Tướng Lịch, những năm qua Bộ Quốc phòng đã bàn giao hàng ngàn hecta đất quốc phòng cho các địa phương “để phục vụ phát triển kinh tế và hiện đang tiếp tục rà soát” để bàn giao đất ở những khu vực, vị trí không còn phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.

“Riêng những khu vực trọng yếu không thể bàn giao, bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị các địa phương cũng phải hết sức chia sẻ,” Tiền phong tường thuật.

Tướng Lịch cũng cho hay “đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân chấm dứt việc cho thuê bến bãi, với quyết tâm không để việc làm kinh tế mà ảnh hưởng đến uy tín của quân đội, đến hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ,” vẫn nguồn cho biết.

‘Bước đầu tiên’

Cần ‘minh bạch’ về quân đội làm kinh tế

Hiếm có nước nào quân đội làm kinh tế

VN: Chính phủ chỉ đạo Quân đội thôi làm kinh tế

Trong một tọa đàm gần đây với BBC Tiếng Việt về khả năng quân đội Việt Nam ‘thôi làm kinh tế, kinh doanh’, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng cho rằng việc bàn giao đất quốc phòng mà trên thực tế là ‘phi quốc phòng’ giao lại hết cho phát triển kinh tế là bước đầu để quân đội cải tổ vai trò và hoạt động của mình ở Việt Nam.

Ông nói: “Câu chuyện sân golf Tân Sơn Nhất vừa rồi, đó là đất quốc phòng, tôi gọi đó là đất quốc phòng ‘phi quốc phòng’, ở một quốc gia đặc thù như Việt Nam, triền miên bao nhiêu chiến tranh, th những khu đất đặc thù lớn, vị trí quan trọng, nhường cho mục tiêu quốc phòng, tôi cho đó cũng là lẽ đương nhiên.

Cương quyết đất nào gọi là đất quốc phòng, nhưng đã phi quốc phòng rồi thì phải giao hết lại cho phát triển kinh tế.Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất

“Nhưng sau 40 năm, gần nửa thế kỷ rồi, nhiều mảnh đất không còn sử dụng cho mục tiêu quốc phòng nữa, nhưng không được giao lại cho phát triển kinh tế, người ta vẫn để đó, để trống và quy quân đội để làm sao không được chuyển quyền sử dụng đất, không được chuyển mục đích sử dụng đất từ mục đích quân sự sang kinh tế, ví dụ như trong chuyện Đồng Tâm sao giao cho Viettel?

“Viettel là một tập đoàn kinh tế, thì nó nảy ra một điểm mà người dân đấu tranh, vì thế cho nên cũng như chuyện sân golf, không thể nói làm golf là mục tiêu quốc phòng được, bao nhiêu năm đó, đất quốc phòng đó cho dù vẫn thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, nhưng nó đã là phi quốc phòng rồi, anh phải giao lại cho mục tiêu kinh tế và các mục tiêu phát triển khác.

“Nhưng anh lại không giao, bây giờ anh lại liên doanh với Him Lam, rồi bên kia (Đồng Tâm) anh giao cho Viettel, cái đó tôi cho một vấn đề là cương quyết đất nào gọi là đất quốc phòng, nhưng đã phi quốc phòng rồi thì phải giao hết lại cho phát triển kinh tế.

“Đó là bước đầu tiên trong bước gọi là rút chân dần của lực lượng quân đội ra khỏi trận địa kinh tế.”

Hệ quả, ảnh hưởng?

Quân đội Cuba làm cách mạng hay làm ăn?

Các tướng Thái Lan ‘làm kinh tế’ thế nào sau đảo chính

Bình luận về tác động có thể có đối với quân đội Việt Nam nếu có thay đổi trong chủ trương quân đội làm kinh tế và kinh doanh thương mại trong thời gian tới, nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam nói:

“Nếu mà có chủ trương quân đội không được kinh doanh, không được làm kinh tế mà thực hiện được thì chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng, ảnh hưởng tiêu cực tới một bộ phận đặc quyền, đặc lợi không nhỏ ở trong quân đội. Những người trực tiếp, kể cả gián tiếp nắm các cục, vụ, phụ trách về tài chính và trực tiếp nắm các doanh nghiệp, điều hành các doanh nghiệp làm kinh tế của quân đội sẽ bị thiệt hại nặng nhất về vấn đề thu nhập.

Nếu không làm kinh tế nữa thì bộ phận đặc quyền, đặc lợi đó sẽ không còn tiền nữa, hoặc ít tiền đi. Vì thế tôi thấy nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận có thể nói là khá tiêu cực như vậyTiến sỹ Phạm Chí Dũng

“Trong khi đó, tôi không nghĩ là đại đa số binh lính và sỹ quan lại có bị ảnh hưởng gì, vì họ đã có nguồn ngân sách lo rồi. Ngân sách cho quân đội, kinh phí cho quốc phòng ở Việt Nam một năm không nhỏ. Theo các con số từ năm 2013, 2015 tới giờ, một năm cũng phải 13 tỷ rưỡi cho tới 14 tỷ rưỡi đôla, chứ không ít. Như vậy là tương đương với gần 100 ngàn tỷ đồng.

“Mà việc làm kinh tế trong quân đội chủ yếu (mà) trước chúng ta (Việt Nam) trong thời bao cấp gọi là ba lợi ích, thì chủ yếu phục vụ cho một bộ phận ‘đặc quyền, đặc lợi’, nếu không làm kinh tế nữa thì bộ phận đặc quyền, đặc lợi đó sẽ không còn tiền nữa, hoặc ít tiền đi. Vì thế tôi thấy nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận có thể nói là khá tiêu cực như vậy.

“Cái thứ hai, lại là ảnh hưởng rất tốt, tích cực đối với xã hội, tôi nói ngay tới vấn đề sân golf ở sân bay, bây giờ nếu như các doanh nghiệp quân đội mà không được làm kinh tế, thì điều mà anh Trương Duy Nhất gọi là đất quốc phòng ‘phi quốc phòng’ sẽ chính thức trở thành phi quốc phòng, do vậy sân bay Tân Sơn Nhất sẽ lộ diện ra là một hợp đồng sân golf vô hiệu, nói theo đúng lời của ông Nguyễn Đức Kiên là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã nói.

“Và do vậy sân golf Tân Sơn Nhất, toàn bộ 157 ha đã chiếm dụng từ thời của ông Phùng Quang Thanh cho tới, giờ dứt khoát phải trả lại cho sân bay dân sự Tân Sơn Nhất, có nghĩa là trả lại cho xã hội, có nghĩa là trả lại cho người dân, đó là khía cạnh tích cực mà chủ trương chấm dứt làm kinh tế trong quân đội có thể mang lại được,” Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói với BBC.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40582266

 

Bộ Quốc phòng tỏ ý muốn nhường đất sân golf

Người đứng đầu Bộ Quốc Phòng Việt Nam nói hôm thứ Tư ngày 12/7 rằng quân đội sẵn sàng bàn giao lại phần đất sân golf giáp ranh phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất mà họ đang nắm giữ để phục vụ nhu cầu mở rộng sân bay, các báo trong nước đưa tin.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch lên tiếng giữa lúc dư luận đang bất bình về việc quân đội chiếm hữu một vùng đất lớn để phục vụ sân golf trong khi tình trạng ách tắc bên trong và xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất đang ngày càng trầm trọng.

Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về việc mở thêm đường băng hay mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía bắc, liệu có khả thi và hiệu quả hay không bởi vì thu hồi khu vực để mở rộng sân bay đòi hỏi một số tiền bồi thường quá lớn cho nhà đầu tư và người dân.

Trong buổi làm việc với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn có sự hiện diện của người đứng đầu chính quyền thành phố, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, ông Lịch được tờ Tuổi Trẻ dẫn lời nói với ông Phong rằng Bộ Quốc phòng “đã sẵn sàng thu hồi và bàn giao để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất nếu có yêu cầu”. Không thấy ông đề cập cụ thể tới lộ trình và thời hạn của việc bàn giao.

Mặt khác, ông lưu ý rằng việc giải tỏa, thu hồi phần đất sân golf phải tính đến lợi ích của các nhà đầu tư đã đổ tiền ra xây dựng sân golf này.

Ông cho biết từ đầu năm 2017 Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo ngừng xây dựng hoàn toàn các công trình phục vụ như khách sạn, nhà hàng, căn hộ và biệt thự trên phần đất mà quân đội nắm ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo ông Bộ trưởng thì trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2017, Bộ Quốc phòng đã bốn lần bàn giao tổng cộng 98,7 ha đất cho Bộ Giao thông Vận tải để xây dựng đường băng, sân đỗ máy bay và khu vực đảm bảo kỹ thuật cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Đại Tướng Ngô Xuân Lịch cho biết phía thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu quân đội nhường đất để mở rộng một số tuyến đường xung quanh sân bay và Thường vụ Quân ủy Trung ương đã nhất trí bàn giao tiếp 14 ha, sau khi 10.5 ha đất đã được bàn giao từ năm 2004 cho đến 2017.

Trước tình trạng quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Giao thông-Vận tải đặt mục tiêu nâng cấp, mở rộng để có thể đáp ứng công suất từ 43 đến 45 triệu hành khách một năm. Ngoài ra còn có ý kiến nên xây một sân bay quốc tế ở Long Thành, nhưng chưa rõ tính khả thi của đề xuất này.

Liên quan đến những phần đất do quân đội nắm giữ trên cả nước, Bộ trưởng Quốc phòng Lịch nói quân đội không thể bàn giao những vị trí trọng yếu dành cho công tác phòng thủ, để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Tình trạng quân đội làm kinh tế ở Việt Nam đã trở thành đề tài tranh cãi trong thời gian gần đây. Nhiều ý kiến tỏ ý lo ngại việc kinh tế quân đội phục vụ lợi ích nhóm hay tạo điều kiện cho nạn tham nhũng, trong khi một số tướng lĩnh cao cấp trong quân đội khẳng định việc quân đội làm kinh tế là để phục vụ mục đích chính trị.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-quoc-phong-to-y-muon-nhuong-dat-san-golf/3941095.html

 

Hơn 6000 đảng viên bị kỷ luật trong nửa đầu năm 2017

Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng cộng 81 tổ chức và hơn 6.000 đảng viên bị kỷ luật, trong đó, Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật với 7 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Thông tin trên được công bố trong báo cáo của Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương, trong hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra hôm 12 tháng 7.

Cũng theo báo cáo, hơn 1.600 đảng viên cũng đã bị ủy ban kiểm tra các cấp kỷ luật.

Đây là kết quả thu được qua việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với 855 tổ chức đảng và hơn 3.500 đảng viên của Ủy ban kiểm tra các cấp; trong đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra 9 tổ chức và 15 đảng viên, đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật một tổ chức đảng và 6 đảng viên.

Nội dung vi phạm chủ yếu là những điều đảng viên không được làm, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản.

Việc thi hành kỷ luật được nói là cơ bản đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, dân chủ, khách quan và có trọng tâm, không có “vùng cấm”.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cvp-central-disciplinary-committee-punish-wrong-doers-07122017112834.html

 

Đồng ý phá sản 2 dự án, tái sản xuất 3 dự án thua lỗ nghìn tỷ

Bộ Công thương ngày 12 tháng 7 đồng ý cho phá sản 2 dự án và  tái sản xuất 3 dự án trong số 5 dự án thua lỗ nhiều tỷ đồng củaTập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) thuộc 12 dự án loại này của ngành công thương.

Hai dự án bị công bố phá sản là Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ. Về việc quyết toán con tàu 104.000 tấn thuộc Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Bộ Công Thương đã chỉ đạo đề nghị Kiểm toán Nhà nước định giá con tàu.

Ba dự án được tái sản xuất là Nhà máy Ethanol Bình Phước, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất, Công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi Dầu khí.

Dự án Nhà máy Ethanol Dung Quất sẽ được khởi động lại, sau đó thoái hoặc chuyển nhượng vốn.  Dự án Nhà máy Ethanol Bình Phước thì PetroVietnam sẽ làm việc với đối tác nước ngoài để khởi động lại. Đối với dự án Xơ sợi Đình Vũ (PVTex), cũng hợp tác với đối tác nước ngoài để khởi động lại, sau đó thực hiện chuyển nhượng vốn.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-projects-losing-thousands-of-billion-dongs-announced-bankrupt-re-operated-07122017111140.html

 

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam lên tiếng về việc làm kinh tế

Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, vào ngày 12 tháng 7 lên tiếng về vấn đề được dư luận và truyền thông đề cập đến lâu nay là việc quân đội làm kinh tế.

Một trong những điểm được chú ý trong phát biểu của người đứng đầu ngành quốc phòng Việt Nam là quân đội sẵn sàng thu hồi đất của sân golf Tân Sơn Nhất nếu có quyết định của chính phủ.

Phát biểu của đại tướng Ngô Xuân Lịch được đưa ra trong buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông- Vận tải, và Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn vào ngày 12 tháng 7.

Ông Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh việc thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất phải vì mục tiêu công ích chứ không phải thu hồi rồi giao cho công ty khác làm ăn.

Ông Lịch nói là đã quyết định giao 14 hectare cho Bộ Giao thông- Vận tải để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam. Sự chậm trễ trong việc dùng 14 hectare này vào việc cải thiện giao thông khu vực sân bay là do lỗi ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Giao thông- Vận tải chứ không phải Bộ Quốc phòng.

Xin nhắc lại là sân golf Tân Sơn Nhất nằm ở phía bắc sân bay, hiện do một công ty tư nhân là công ty Him Lam vận hành trong một khu vực đất đai do Bộ quốc phòng quản lý.

Trong thời gian đã có nhiều ý kiến là cần phải thu hồi đất đai của sân golf này để xây dựng thêm một đường băng thứ ba cho sân bay. Và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ra quyết định thành lập ban nghiên cứu xây đường bang thứ ba cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Cũng liên quan đến các hoạt động kinh doanh của quân đội Việt Nam, báo Đầu Tư trong nước trích lời thứ trưởng quốc phòng Bế Xuân Trường rằng hiện nay quân đội Việt Nam có 88 doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp này xuất phát từ các nhà máy sửa chữa vũ khí, đóng tàu của quân đội nâng cấp lên.

Theo phát biểu của thứ trưởng Tài chính Trần Văn Hiếu tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, thì cần phải cổ phần hóa hoàn toàn các doanh nghiệp của quân đội, trừ những doanh nghiệp phục vụ cho an ninh quốc phòng.

Bộ Quốc phòng cho biết là hoàn toàn ủng hộ ý kiến này và sẽ rút hoàn toàn vốn của nhà nước từ 21 doanh nghiệp, và giải thể 7 doanh nghiệp.

Trong khi đó thì Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nói rằng từ năm 2013 đến nay Bộ Quốc phòng đã giao lại 1500 hectare đất do mình quản lý, chủ yếu là khu vực các sân bay trên cả nước, về cho địa phương xây dựng kinh tế.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/defense-minister-speaks-up-ab-tan-son-nhat-airport-07122017110106.html

 

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi trả tự do cho blogger Mẹ Nấm

Trả tự do tức khắc cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, phải cho biết Mẹ Nấm có được tiếp xúc với luật sư, gia đình cũng như được chăm sóc sức khỏe đúng mức, bảo đảm trong lúc bị giam giữ cho tới ngày mãn án cô phải được đối xử theo tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc  về tù nhân, nhất là không bị hành hạ tra tấn trong tù.

Đó là những kêu gọi của Amnesty International Ân Xá Quốc Tế đưa ra ngày ngày 12 tháng Bảy, qua thông cáo báo chí có tên “Hành Động Khẩn Cấp”. Với tiêu đề “10 năm tù giam đối với nhà bảo vệ  nhân quyền”, Ân Xá Quốc Tế kêu gọi mọi người viết thư bằng Anh ngữ, Việt Ngữ hoặc bất cứ ngôn ngữ nào có thể, rồi gởi đến thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm, ngoại trưởng Phạm Bình Minh, phản đối bản án 10 năm tù giam đối với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua một phiên tòa dàn dựng mà mẹ cô không được vào phòng xử án trong lúc luật sư của cô không được cơ hội trình bày trọn vẹn trình tự biện hộ cho cô.

Thư nên được gởi đi trước ngày 23 tháng Tám là đề nghị của Ân Xá Quốc Tế trong văn bản kêu gọi hành động khẩn cấp cho tù nhân lương tâm Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, kèm theo địa chỉ cũng như số điện thoại của cấp lãnh đạo được gởi.

Ân Xá Quốc Tế đã căn cứ trên văn bản buộc tội của phiên tòa xử Mẹ Nấm hôm 29 tháng Sáu vừa qua để chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam truy tố Mẹ Nấm những tội danh như viết blog và đưa lên facebook những bài đả kích đảng cộng sản Việt Nam, phát tán tài liệu có tên Chấm Dứt Hành Động Giết Dân do cô thực hiện nói về cái chết mờ ám của 31 người dân trong đồn công an, trả lời phỏng vấn của báo đài nước ngoài, tuyên truyền, xuyên tạc và âm mưu lật đổ chế độ, vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Theo Amnesty International, Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ là một nhà đấu tranh ôn hòa trong mục đích bảo vệ quyền con người nhưng đã bị nhà cầm quyền Việt Nam vi  phạm và chà đạp quyền tự do tư tưởng và tự do phát biểu của công dân.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/urgent-action-imprisoned-blogger-mother-mushroom-07122017103710.html

 

Trách nhiệm của Nhà nước

trong các vụ chết trong đồn công an

Nghi ngờ

Từ đầu năm nay, liên tục xảy ra các vụ chết trong đồn công an gây chấn động dư luận, điển hình như vụ anh Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở Vĩnh Long, được Công an tỉnh này nói là tự sát trong đồn ngày 3/5. Hay anh Phạm Ngọc Nhung, 26 tuổi, ở TP.HCM được nói là chết do té ngã chấn thương sọ não vào ngày 17/1. Gần đây nhất là đầu tháng 7, vụ một thanh niên tên Nguyễn Hồng Đê được tìm thấy treo cổ chết trong phòng hỏi cung của công an thành phố Phan Rang – Tháp Chàm,… Người thân của các nạn nhân trong các vụ việc trên đều không đồng tình với kết luận nguyên nhân tử vong của cơ quan chức năng và đã cầu cứu khắp nơi từ trung ương đến địa phương để làm rõ cái chết của thân nhân nhưng không nhận được kết quả gì.

Trước đó báo cáo của Bộ Công an công bố năm 2015 cũng cho biết từ năm 2011 đến năm 2014, đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà giam giữ, trại giam chết toàn quốc.  Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát. Báo cáo không đề cập đến trường hợp nào được nói là hậu quả của nhục hình, ép cung.

Những tội vặt vãnh như vậy nếu có khởi tố cũng 1, 2 năm tù nhưng tại sao người ta lại chấp nhận tự tử chết?

– Nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân

Truyền thông trong nước thường im lặng trong các vụ việc này, nếu có đưa tin thường chỉ trích dẫn lời nói của cơ quan chức năng chứ không nhắc đến nguyên nhân vì sao gia đình người chết không bằng lòng với kết luận đó. Chính điều này lại càng làm cho dư luận thêm nghi ngờ về tính minh bạch của kết luận chính quyền đưa ra.

Nói với đài RFA, luật sư Võ An Đôn, đoàn luật sư Phú Yên, người từng bào chữa vụ án 5 công an dùng nhục hình đánh chết người dân (ông Ngô Thanh Kiều) ở Phú Yên, giải thích lý do ông nghi ngờ về kết luận công dân tự sát trong đồn công an:

Những người đa số vô đồn công an là thanh niên, nhỏ tuổi, yêu đời tại sao mới vào đồn công an có 1 ngày, 1 đêm là tự tử? Điều đó không bao giờ đáng tin. Thứ hai vào đó làm gì có lúc nào mà tự tử, cảnh sát, công an lúc nào cũng canh họ, kiểm soát họ làm sao họ tự tử được. Đó là điều hết sức vô lý.

Còn cựu tù nhân lương tâm, luật sư Lê Quốc Quân thì nói rằng bản thân ông có nghi ngờ một số vụ được nói là tự tử, nhưng bên cạnh đó ông cho rằng cũng có một vài vụ người dân thực sự tự tử. Theo ông vấn đề đặt ra với những trường hợp này là vì sao họ lại tự tử:

Vấn đề là ai và áp lực nào dẫn đến sự tử tử đó. Đó là còn chưa nói đến chuyện người dân bị đánh rất nhiều, khi thì do chính công an, khi thì công an sai khiến, khi thì những tù nhân mâu thuẫn với nhau.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Thiện Nhân cho rằng những trường hợp phạm tội nhẹ mà tự tử khiến ông hết sức nghi ngờ:

Một số trường hợp người dân không phạm tội gì nặng hết. Những tội vặt vãnh như vậy nếu có khởi tố cũng 1, 2 năm tù nhưng tại sao người ta lại chấp nhận tự tử chết? Phí lý! Trừ khi những tội phạm có khả năng tử hình thì người ta mới nghĩ đến cái chết. Những chuyện phi lý đó dẫn đến nghi ngờ của người dân là chính đáng.

Nhà nước có quan tâm?

Khi báo cáo về số người chết trong đồn công an được Bộ công an đưa ra trước Quốc hội năm 2015, chính những đại biểu cũng lên tiếng nói rằng kết luận nguyên nhân tử vong của Bộ không thuyết phục và đã yêu cầu Bộ công an và Viện Kiểm sát cần điều tra làm rõ. Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên), thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói: “Báo cáo của Bộ Công an cho biết có 226 đối tượng chết trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý, do đối tượng tạm giữ tạm giam tự sát. Vậy có nguyên nhân thứ yếu không? Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng thì đề nghị Bộ Công an làm rõ “điều kiện giam giữ như thế nào để dẫn đến số người bị tạm giam, tạm giữ chết nhiều như vậy, nhiều hơn cả bệnh lý” Nguyên nhân đó là gì?”. Đây là một trong số một vài lần hiếm hoi chuyện công dân chết trong đồn công an được Nhà nước đề cập đến.  Tuy nhiên từ đó đến nay chuyện người dân chết trong đồn công an không những không dừng lại, mà còn xảy ra thường xuyên. Vấn đề này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của Nhà nước trong việc kiểm soát tình trạng này. Luật sư Võ An Đôn nhận định như sau:

Những vụ này xảy ra rồi đều chìm xuồng, lắng xuống dù rõ ràng chứng cứ người dân đưa ra nhưng đều bao che cho nhau hết.

– Luật sư Võ An Đôn

Nếu người ta quan tâm thì đã điều tra làm rõ rồi. Nhưng những vụ này xảy ra rồi đều chìm xuồng, lắng xuống dù rõ ràng chứng cứ người dân đưa ra nhưng đều bao che cho nhau hết.

Luật sư Lê Quốc Quân lại cho rằng Nhà nước hầu như chỉ chọn cách im lặng đối với những vụ này:

Tôi thấy chủ yếu là dân chúng và những người yêu chuộng sự minh bạch, công lý thì người ta mới quan tâm và đòi hỏi. Chứ còn phía Nhà nước họ im lặng, trừ khi những vụ quá vỡ lỡ rồi, thu hút đặc biệt sự quan tâm của dư luận thì người ta cũng công bố một vài điều lấy lệ.

Nhà hoạt động dân chủ, môi trường Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh người vừa bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa kết án 10 năm tù theo điều 88 Bộ luật hình sự đã từng soạn một tập tài liệu lấy tiêu đề “Stop police killing civilians”, mà cô dịch là “Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường”, trong đó thu thập các thông tin về những vụ người chết khi làm việc với công an. Tuy nhiên, Tòa án Khánh Hòa cho rằng mục đích tập tài liệu là để người đọc hiểu sai bản chất vấn đề, đồng thời xúc phạm và làm hạ uy tín của lực lượng Công an nhân dân. Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng đây là một điều hết sức bất công bởi vì đáng ra Nhà nước phải ủng hộ, cổ xúy những dự án như thế để tìm ra sự thật về những cái chết trong đồn công an. Nhưng đằng này Nhà nước lại quy đó vào một trong những tội để kết án cô.

Ông Lê Quốc Quân khẳng định những vụ việc dân chết trong đồn công an này thuộc trách nhiệm của Nhà nước vì người dân chết trong khi họ đang bị tạm giam tại đồn công an, một cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước:

Nếu một nhà nước công khai minh bạch thì tất cả những cái chết đó phải được điều tra, làm rõ và công bố cho người dân biết về nguyên nhân cái chết và ai là người chịu trách nhiệm cho cái chết đấy. Điều này khi đưa ra công luận sẽ giải quyết hết những nghi ngờ. Nhưng hiện tại các kết luận giám định, và việc không ai chịu trách nhiệm đều như một mớ bong bong và cuối cùng không ai biết được. Như vậy càng làm cho dân chúng tăng cường nghi ngờ hơn.

Nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân lại nói rằng ông mong quyền lực của công an sẽ được giảm đi vì hiện tại việc bắt người, giam người, điều tra, khởi tố đều có công an “nhúng tay”. Theo ông, như vậy quyền lực công an quá lớn sẽ dẫn đến lạm quyền:

Thực tế một điều là quyền lực công an hiện tại hầu như tất cả các cơ quan đều sợ hãi cả, kể cả Quốc hội, Tòa án, và thậm chí báo chí cũng quá sợ hãi cho nên chỉ đăng theo lời công an chứ không dám trái lại.

Ông cho rằng công an hiện nay là lá chắn bảo vệ chế độ vì vậy được chế độ trao cho quyền lực rất lớn nên họ dễ lộng hành.

Luật sư Võ An Đôn cho biết thêm rằng điều tra là căn cơ để làm sáng tỏ những vụ người chết trong đồn công an. Tuy nhiên ông nói rằng hiện nay các cơ quan điều tra, giám định không hoạt động độc lập mà do Công an quản lý nên sẽ không đưa ra những kết quả không có lợi cho họ. Mà một khi kết luận giám định nói là tự tử, vụ việc sẽ khép lại tại đó.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/responsibility-of-the-state-in-people-die-in-police-station-cases-07112017151008.html

 

Chính quyền Thừa Thiên Huế

sẽ đối thoại với Đan viện Thiên An

Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế dự định sẽ đối thoại với Đan viện Thiên An để giải quyết tranh chấp đất đai vốn là nguồn cơn của vụ xung đột bạo lực hồi tháng trước.

Theo hãng tin Reuters, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết sẽ gặp gỡ các tu sĩ của Đan viện Thiên An và giới chức giáo hội Công giáo của tỉnh. Trong một thông báo được phát đi vào cuối ngày thứ Hai ngày 10/7, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế nói họ sẽ “xem xét nguyện vọng chính đáng của đan viện trong khuôn khổ pháp luật” nhưng không nói rõ ngày nào sẽ tiến hành đối thoại.

Trước đó, hôm 28/6, các đan sĩ tại Đan viện nói rằng hàng chục người mà họ cho là công an mặc thường phục đã đập phá cây thánh giá trên một ngọn đồi mà Đan viện Thiên An nói thuộc quyền sở hữu của họ.

Chính quyền tỉnh cáo buộc rằng cây thánh giá này đã được dựng trái phép và các đan sĩ đã đốn hạ và san ủi đất một cách bất hợp pháp. Nhà chức trách còn cáo buộc các đan sĩ là đã phá hỏng một con đường dùng để cứu hỏa trong trường hợp xảy ra cháy rừng, và cản trở cơ quan chức năng làm lại đường.

Đan sĩ Giuse Maria Chữ Mạnh Cường nói với Reuters rằng các đan sĩ ở Thiên An phản đối việc xây dựng con dường để nối từ hồ nước đến một khu vui chơi mà không được sự cho phép của đan viện.

Trong vụ xô xát hồi cuối tháng trước, chính quyền cáo buộc đan viện đã có hành động đe dọa và làm bị thương hai người. Tuy nhiên, đan sĩ Cường nói rằng cảnh sát mặc thường phục đã dùng gậy gộc, cưa và ống nước dánh đập các đan sĩ khiến cho nhiều người bị thương.

Nguồn: Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/chinh-quyen-thua-thien-hue-se-doi-thoai-voi-dan-vien-thien-an/3937684.html

 

Khánh thành Tượng đài Chiến sĩ Việt-Mỹ ở Oklahoma City

Hôm 8/7 chính quyền thành phố Oklahoma đã chính thức khánh thành tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ vinh danh những người lính phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam.

Ông Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt tại tiểu bang Oklahoma, từng là một cựu đại tá trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nói với VOA-Việt ngữ rằng đông đảo các hội đoàn và cựu quân nhân Mỹ và quân nhân Việt đến dự buổi lễ khánh thành:

“Trong buổi lễ khánh thành rất đông quý vị đồng hương, hội đoàn và cựu quân nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu tại Việt Nam đến dự. Chúng tôi rất vinh dự có một tượng đài như vậy. Tượng đài đặt tại khu trung tâm thành phố. Tượng đài gồm có tượng hai người lính: một người là chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, một người là chiến sĩ Hoa Kỳ. Hai người đứng đâu lưng với nhau, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.”

Được chọn qua đấu thầu từ 30 mẫu khác nhau, tác phẩm của ông Thomas Jay Warren ở tiểu bang Oregon có tựa đề “Brothers in Arms”- nghĩa là “Chiến hữu”, được thi công trong 7 tháng qua với hai người lính xoay lưng vào nhau để đối đầu với mọi hiểm nguy xung quanh trước kẻ thù.

Kênh truyền hình News9 trích lời của điêu khắc gia Warren nói rằng: “Chúng tôi có nhiều ý tưởng khác nhau: tượng hai người lính đứng bên cạnh nhau, cùng phối hợp với nhau, nhưng đặt hai người lính quay lưng vào nhau là rất hay vì những người lính luôn luôn nói rằng họ có sự hậu thuẫn của đồng đội.”

Tại buổi lễ, ông Mich Cornett, Thị trưởng Oklahoma City đọc diễn khánh thành.

Theo thông cáo báo chí của thành phố Oklahoma, tượng đài bằng chất liệu đồng, cao gần 2 mét, có ý nghĩa vô cùng lớn lao, vinh danh tập thể cựu chiến binh Hoa Kỳ và Việt Nam, và những chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.

Ông Vinh nói tượng đài này giúp cho các thế hệ con cháu biết về Chiến Tranh Việt Nam và tìm hiểu lịch sử của Việt Nam và Hoa Kỳ:

“Tượng đài giúp cho chúng ta nhớ lại những người đã hy sinh: 2 triệu quân nhân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, trên 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ, và khoảng 7,000 đồng minh trong chiến tranh Việt Nam, giữ gìn tự do cho miền Nam Việt Nam. Tượng đài còn giúp cho thế hệ thứ hai, thứ ba hiểu hơn về chiến tranh Việt Nam, cũng như tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và Hoa Kỳ.”

Theo ông Vinh, vào năm 2014, chính quyền thành phố cho phép sử dụng mảnh đất tại Military Park tọa lạc tại khu trung tâm, và cộng đồng người gốc Việt bắt đầu gây quỹ đến năm ngoái được 250,000 đôla để xây dựng tượng đài.

Cũng theo ông Vinh, thành phố Oklahoma nơi khoảng 20,000 người Mỹ gốc Việt sinh sống, là khu vực tập trung đông nhất người gốc Việt tại tiểu bang Oklahoma.

https://www.voatiengviet.com/a/khanh-thanh-tuong-dai-chien-si-viet-my-o-oklahoma-city/3937573.html