Tin Việt Nam – 12/06/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 12/06/2018

Bạo động tại Bình Thuận, giọt nước tràn ly

Kính Hòa RFA

Trong liên tục ba ngày 9,10,11 tháng Sáu, những cuộc biểu tình huy động hàng ngàn người diễn ra trên cả nước: Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Nghệ An, Bình Thuận, để phản đối dự luật đặc khu kinh tế cho người nước ngoài thuê đất 99 năm. Đại đa số các cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, ngoại trừ tại Bình Thuận, cuộc biểu tình đã biến thành bạo động, dân chúng đốt trụ sở ủy ban tỉnh, đốt xe và đụng độ với cảnh sát.

Chuyện gì đang xảy ra tại Bình Thuận?

Giọt nước làm tràn ly

Tỉnh Bình Thuận đã từng biết đến biểu tình có bạo động. Cách đây hơn 3 năm, vào tháng Tư năm 2015 cũng tại Tuy Phong đã có biểu tình bạo động chống các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm. Cuộc biểu tình bạo động đã gây thiệt hại lớn về tài sản tại đây.

Đây phải là sự dồn nén trong nhiều năm qua, những nhà máy nhiệt điện hủy hoại môi trường, ngư dân mất đi ngư trường bình thường của họ, lần này là giọt nước làm tràn ly.

-Ông Phan Hữu Trọng Hiền.

Một người theo dõi rất kỹ những diễn biến của việc ô nhiễm môi trường tại Bình Thuận, và cũng là một người sinh ra và lớn lên tại Bình Thuận, ông Phan Hữu Trọng Hiền nói với chúng tôi từ Úc, sau cuộc bạo động ngày 10/6:

Người Bình Thuận rất hiền lành, họ rất ít khi phản ứng. Cho nên đây phải là sự dồn nén trong nhiều năm qua, những nhà máy nhiệt điện hủy hoại môi trường, ngư dân mất đi ngư trường bình thường của họ, lần này là giọt nước làm tràn ly, mà hậu quả thật bất ngờ là nó lại quá lớn như vậy.”

Ông Phan Hữu Trọng Hiền hiện là một chuyên viên tin học tại Úc. Vào năm 2017 ông đã dùng tiền túi lập ra một trang Facebook phản đối việc xả bùn thải xuống vùng biển Bình Thuận của Bộ Tài nguyên và môi trường. Sau đó kế hoạch này của Bộ Tài nguyên môi trường đã bị hủy bỏ. Ông Hiền quan sát thấy rằng mặt dù Phan Thiết vốn là một ngư trường giàu có nổi tiếng của Việt Nam từ lâu đời, nhưng hiện nay ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, vì đi đánh bắt ngoài khơi xa thì bị tàu Trung Quốc chèn ép, còn ở trong bờ thì lực lượng kiểm ngư đã thất bại để cho những loại ghe cào tận diệt nguồn hải sản gần bờ.

Chúng tôi đặt vấn đề mà ông Hiền nêu lên với một người dân sống tại Phan Thiết, nơi xảy ra cuộc bạo động 10/6, ông Thái Bình cho biết:

“Có lẽ nhận định đó có phần đúng, vì theo quan sát của tôi thì trong cuộc bạo loạn hồi hôm toàn là dân lao động biển, gần như 100%, qua cái cách ăn mạc, cách họ nói chuyện, cách họ đi, …. Thì mình có nhận xét như thế.”

Vào năm 2017, khi dư luận đang xôn xao về kế hoạch xả bùn xuống biển của Bộ Tài nguyên và môi trường, chúng tôi có liên lạc được với các chủ trại nuôi tôm giống tại Tuy Phong, được họ cho biết là việc nuôi tôm giống của họ đã trở nên rất khó khăn từ trước đó, từ khi có cảng nhập than đá để chạy các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.

Chính tại Tuy Phong đã bắt đầu cuộc biểu tình chặn Quốc lộ 1A trong sáng ngày 10/6 để phản đối dự luật đặc khu, và bạo động tiếp tục diễn ra tại đây trong ngày 11/6 khi người dân tấn công và đốt đồn cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

Theo quan sát của tôi thì trong cuộc bạo loạn hồi hôm toàn là dân lao động biển, gần như 100%.
-Ông Thái Bình, cư dân Phan Thiết.

Trước sự sụt giảm về tài nguyên biển, đã từng có hy vọng rằng nguồn lợi du lịch từ những bãi biển đẹp và khí hậu tốt của Phan Thiết sẽ bù lại cho dân chúng ở đây. Đã hơn 20 năm từ khi khu nghĩ dưỡng đầu tiên được xây dựng tại bãi biển Mũi Né, Phan Thiết, và Bình Thuận được mệnh danh là thủ đô resort của Việt Nam. Nhưng ông Thái Bình không cảm thấy điều đó:

“Những resort đó là những người có tiền ở đâu tới đầu tư, hoặc nước ngoài vô đầu tư, chứ còn dân biển thì con cháu chỉ vô làm thuê bồi bàn, bồi phòng, chứ nó không có tác động lớn đến cuộc sống người dân Bình Thuận.”

Chúng tôi tìm cách liên lạc với ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở tài nguyên môi trường Bình Thuận để hỏi về những vấn đề môi trường, nhưng không có người bắt máy theo đường dây nóng công bố trên mạng.

Chúng tôi cũng đã gửi email cho ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch Tỉnh Bình Thuận, nhưng không được phản hồi.

Làm gì sau cuộc bạo động?

Trả lời câu hỏi làm thế nào để những cuộc bạo động tương tự không xảy ra trong tương lai, ông Phan Hữu Trọng Hiền cho rằng đó là một việc rất khó khăn:

Bộ Tài nguyên môi trường, các tập đoàn lớn về năng lượng đã đặt xuống cách đây vài năm. Cho nên chính quyền địa phương có muốn giải quyết thì họ cũng không có đủ quyền lực, không đủ sức mạnh đưa ra những quyết định lâu dài cho người dân địa phương. Một mâu thuẫn rất khó giải quyết. Nhưng mà chính quyền địa phương có thể đi gần với dân hơn, liên tục phải có những hành động giảm thiểu những tác hại, và đặc biệt phải có sức ép ngược lên trên trung ương để mà đưa ra những quyết sách có lợi cho dân địa phương.”

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam hiện sống tại Sài Gòn, cho chúng tôi biết là ông cũng tán thành nguyên nhân sâu xa của vụ bạo động là chuyện ô nhiễm và phương kế sinh nhai của ngư dân Bình Thuận bị mất mát như hiện nay. Bên cạnh đó ông cho rằng câu chuyện gây kích hoạt những cuộc biểu tình là dự luật đặc khu có thể tránh được:

Khi trình những luật mang tính nhạy cảm chẳng hạn như luật ba đặc khu, là phải được thảo luận rộng rải trong nhân dân, lường hết những hậu quả thế này thế kia thì có lẽ sẽ không xảy ra những việc đáng tiếc như vừa qua. Điều đó cho thấy rằng việc làm luật ở Việt Nam chưa tạo điều kiện cho người dân tham gia từ đầu. Dĩ nhiên những dự thảo luật đó có đưa lên mạng, nhưng có mấy người biết rằng dự thảo luật đó có trên mạng để mà góp ý?”

Theo báo chí nhà nước Việt Nam thì rạng sáng ngày 11/6, lực lượng công an đã phải được tăng cường để giải tán đám đông bạo động tại trụ sở Ủy ban tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên ông Thanh Bình cho rằng giải pháp dùng sức mạnh không nên được sử dụng trong lúc này.

Việc làm luật ở Việt Nam chưa tạo điều kiện cho người dân tham gia từ đầu.

-Luật sư Trần Quốc Thuận.

“Theo tôi thấy tình trạng nó xảy ra kinh khủng quá, mất kiểm soát. Theo tôi nghĩ cách tốt nhất hiện nay là lãnh đạo nên gặp gỡ người dân, lắng nghe tiếng nói của họ, biết yêu cầu của họ để phần nào xoa dịu họ, thì có thể nó sẽ lắng dịu, chứ mà dùng cảnh sát đối đầu với người dân thì không phải là cách hay nhất.”

Theo báo chí Việt Nam, ngày 11/6, cuộc bạo động tại Bình Thuận diễn ra sang ngày thứ hai tại khu vực Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, dân chúng đã đốt xe và tấn công cảnh sát cơ động. Các giới chức chính quyền cho biết có đến 28 cảnh sát cơ động bị thương. Trật tự được vãn hồi sau khi cảnh sát cơ động rút đi.

Theo nguồn tin riêng mà ông Thái Bình cho chúng tôi biết thì những người lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã họp khẩn cấp và quyết định là không dùng sức mạnh để đàn áp. Chúng tôi không thể kiểm tra sự xác thực của tin này.

Từ diễn đàn Quốc hội, sáng ngày 11/6, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng kêu gọi mọi người dân hãy bình tĩnh, nhưng nói thêm là đừng để cho lòng yêu nước bị lợi dụng.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/binh-thuan-violence-the-water-drop-06112018125210.html

 

Căng thẳng ở Phan Rí Cửa được kiểm soát

Tại điểm nóng Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận , Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, Bình Thuận ông Huỳnh Văn Điển vào lúc 9 giờ tối ngày thứ Ba 12-6-2018 cho báo giới biết Phan Rí Cửa đã yên bình trở lại sau 2 ngày mà theo lời ông này cũng như cơ quan chứa năng là ‘hỗn loạn’.

Báo Thanh niên dẫn thêm lời ông Điển là ‘vẫn còn một số đối tượng quá khích manh nha muốn tiếp tục gây rối trở lại’.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Thanh niên, trạm cảnh sát Phòng cháy chữa cháy của Công an Bình Thuận ngổn ngang xác xe ô tô bị cháy, vật dụng của cảnh sát cơ động bị vứt tràn lan trên mặt đường.

Ông Huỳnh Văn Điển nói rằng do được lệnh không chống trả người dân nên dẫn đến tình trạng có nhiều cảnh sát cơ động bị thương.

Phan Rí Cửa, Bình Thuận là một trong nhiều tỉnh thành ở Việt Nam diễn ra cuộc tổng biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu và An Ninh Mạng diễn ra vào Chủ nhật 10-6 vừa qua.

Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ cơ quan chức năng rằng vào sáng ngày 10/6 người dân tại Tuy Phong, Bình Thuận đã tràn ra đường ngăn chận xe cộ để phản đối dự luật đặc khu mà Quốc hội Khóa 14 đưa ra vào đầu kỳ họp thứ năm đang diễn ra ở Hà Nội.

Đến tối 10/6, hàng trăm người dân đã tràn vào trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh tại thành phố Phan Thiết, dùng bom xăng phóng hỏa và đập phá. Ngoài ra có nhiều xe hơi và xe gắn máy bị đốt cháy. Công an đã dùng vòi rồng để giải tán đám đông nhưng không thành. Đến rạng sáng ngày 11/6 công an phải tăng cường lực lượng để giải tán đám đông.

Theo tin trong nước, khuya ngày 11-6 còn có 1 nhóm người bị cho là ‘quá khích’ kéo 1 xe máy ra cầu Trần Hưng Đạo đốt cháy.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Workers-in-long-an-protest-06122018092302.html

 

Thanh niên Mỹ gốc Việt

biểu tình bị bắt giam ở Sài Gòn

Thông tin từ mạng xã hội cho biết một thanh niên người Mỹ gốc Việt, tên William Nguyễn bị bắt giữ ở Sài Gòn khi anh tham gia biểu tình phản đối hai Dự luật An ninh mạng, Dự luật Đặc khu vào ngày 10 tháng 6 và cho đến tối hôm sau, gia đình vẫn chưa trực tiếp liên lạc được.

Bạn trẻ Nguyễn Peng, vào tối ngày 11 tháng 6 kể lại với RFA anh đã nhìn thấy anh William Nguyễn trong đoàn biểu tình, mặc dù không biết anh là ai và cũng bắt gặp hình ảnh anh William Nguyễn bị bắt:

“Tầm 2 giờ có một số bạn bị bắt vô phường 6 quận 3. Tụi em đến đòi người nhưng không được cho vào và tụi em đứng cách xe khỏang 1 căn nhà. Lúc đó tụi em nhìn thấy 1 chiếc xe buýt và 1 chiếc xe jeep của phường chở khoảng 5 người về. Trong đó em thấy có 1 anh bạn người nước ngoài, tóc đầu đinh mặc áo thun ba lỗ mà máu đổ đầy mặt. Mấy người còn lại bị cưỡng chế bồng ‘giục’ vào phường. Còn anh này thì bị lôi đi vào trong phường.”

Nguyễn Peng cho biết sau khi xem được thông tin trên mạng xã hội thì mới biết đó là anh William Nguyễn. Facebook Văn Đắc An đăng tải video ghi lại hình ảnh anh William Nguyễn bị các an ninh Việt Nam mặc thường phục trấn áp, kéo lê trên đường và bị quăng lên xe cảnh sát với phía đầu bên trái bị đổ máu.

Thông tin cụ thể cho biết anh William Nguyễn là cư dân ở thành phố Houston, tiểu bang Texas. Anh William Nguyễn tốt nghiệp cử nhân tại trường Đại học Yale và sắp tốt nghiệp thạc sĩ ở Singapore, qua chương trình học bổng Lý Quang Diệu. Bà Vân Nguyễn, thân mẫu của anh William Nguyễn cho RFA biết gia đình đã thông báo với Đại sứ quán Mỹ về vụ việc con trai bị bắt:

“Từ lúc biết thì có gọi điện thoại đến Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội. Họ nói sẽ gửi người xuống để coi William thế nào do biết William bị thương. Từ lúc đó đến giờ thì không nghe tin gì của Tòa Đại sứ về việc có gửi người đến gặp William hay không. Tôi cũng có gửi email cho ông Đại sứ rồi.”

Mẹ của anh William Nguyễn cho biết thêm thân nhân ở Việt Nam vào tối ngày 11 tháng 6 nói rằng anh William đã được chuyển qua phường 13 quận 3:

“Họ gọi cho biết được để đồ ăn lại cho William, nhưng không được gặp William. Họ hỏi công an tại sao William không được thả và được trả lời rằng William không chịu ký giấy biên bản gì đó. Bây giờ gia đình đang lo quá vì William vẫn còn ở trong đó.”

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, các cuộc biểu tình của người dân Việt Nam chống hai Dự luật Đặc khu và An ninh mạng nổ ra tại một số thành phố từ Bắc đến Nam trong những ngày 6, 9, 10 và 11 tháng 6; trong đó ngày 10 với sự tham gia được cho là đông nhất kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến nhận định giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam không thể thống kê được số liệu có bao nhiêu người bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6 vừa qua. Ông Đinh Quang Tuyến nói:

“Thực chất do diễn ra ở quá nhiều nơi và có rất nhiều người mới mà chưa ai biết. Giữa những người xuống đường không có mối liên hệ, không có một nhà tổ chức thật sự cho nên số người bị bắt là không thống kê được. Nhưng, tôi cho rằng số người bị bắt ít hơn rất nhiều so với cuộc biểu tình phản đối nhà máy Formosa. Hôm qua, khoảng hơn một chục người bị bắt tại Sài Gòn.”

Ông Đinh Quang Tuyến nhận xét nhà cầm quyền Việt Nam vẫn thực hiện chiến thuật đàn áp mạnh tay y như cuộc biểu tình hồi biến cố thảm họa môi trường biển Formosa. Tuy nhiên, ông cho rằng lần này họ có phương án dự phòng, tức là trong trường hợp áp lực của người dân cao quá thì họ buông. Và, theo ghi nhận của ông trong cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6 tại Sài Gòn, ít người bị đánh đập và bị bắt giữ bởi sự kết hợp giữa tinh thần yêu nước mạnh mẽ với áp dụng những kỹ năng tự vệ tốt hơn so với các lần biểu tình trước đó và còn bởi một yếu tố đặc biệt do lực lượng đàn áp bị dao động mất tinh thần, bị giằng xé giữa mệnh lệnh và nhận thức mất nước khi người biểu tình chủ động lên tiếng với họ rằng “các anh chị định đánh chúng tôi là các anh chị muốn phản quốc phải không?”.

Hình ảnh video người Mỹ gốc Việt, anh William Nguyễn bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 10/06/18 tại Sài Gòn, (Nguồn: Facebook Văn Đắc An):

https://www.facebook.com/andy.thunderocker/videos/1996032187074783/?hc_ref=ARSnhcSp4fGK8uIM8b-lCwJGVAKrpBCMgiNUkmEiakfTc7dPtd2_TIzrDFa2leUPvXo

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/a-vietnamese-american-student-detained-in-saigon-against-sez-06112018142451.html

 

Kêu gọi hoãn ‘bấm nút’

thông qua Luật An ninh mạng

Khánh An-VOA

Ngay sát thời điểm Quốc hội Việt Nam chuẩn bị “bấm nút” thông qua Luật An ninh mạng, một làn sóng “phản đối” thông qua dự luật được cho là còn có sức ảnh hưởng “sâu sắc” hơn cả Luật Đặc khu đang thành hình.

Một nhóm gần 80 luật sư trong nước hôm 11/6 đã ký tên vào một bản kiến nghị, yêu cầu các đồng nghiệp của mình trong Quốc hội không “bấm nút” thông qua luật này vì lý do đạo luật có thể “dễ bị lợi dụng để xâm phạm các quyền con người”, “cản trở tiến bộ xã hội” và “kìm hãm phát triển kinh tế”, “gây hại cho nhà nước pháp quyền” và “phá vỡ nhiều cam kết quốc tế của Việt Nam”.

Cùng ngày, 13 Hội, Hiệp hội về Viễn thông và Công nghệ Thông tin và nhiều người trong giới trí thức cũng đề nghị Quốc hội “hoãn” thông qua Luật An ninh mạng, trong lúc mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi “hành động” để Quốc hội phải nhượng bộ như đối với Luật Đặc khu.

Đây được xem là những phản ứng mới nhất tiếp theo hàng loạt hành động phản đối dự luật an ninh mạng dự kiến sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12/6.

Thể hiện ‘lòng tự trọng’

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một trong những người ký tên vào bản kiến nghị của các luật sư, cho VOA biết:

“Thư này được chuyển đến văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam để đề nghị họ sao ra gửi cho các luật sư là đại biểu Quốc hội, yêu cầu họ phải có trách nhiệm vì mang danh là luật sư và đại biểu Quốc hội thì phải có tiếng nói. Ngoài tiếng nói, ít ra các anh cũng không bấm nút thông qua luật để thể hiện thái độ và lòng tự trọng của một luật sư”.

Cùng với dự Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, gọi tắt là Luật Đặc khu, dự luật An ninh mạng là một trong hai nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ trên cả nước vào ngày 10/6.

Trước đó, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, các chuyên gia và nhà hoạt động tại Việt Nam đã bày tỏ lo ngại rằng Luật An ninh mạng có thể bóp nghẹt tự do internet và tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Luật sư Phúc nói với VOA rằng “có rất nhiều vấn đề” trong Luật An ninh mạng, dẫn đến việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động của những người tham gia hoạt động trên mạng. Ông cho đây là một “bước đi sâu hơn” của chính quyền trong việc kiểm soát thông tin cá nhân. LS. Phúc nói:

“Luật đó hợp thức hóa hành vi của lực lượng chuyên trách, mà ai cũng hiểu là lực lượng an ninh, có thể [cho phép họ] yêu cầu các nhà mạng không cung cấp dịch vụ, ngăn chặn, xóa bài.. hoặc cung cấp thông tin của chủ tài khoản”.

Ảnh hưởng hơn Luật Đặc khu

Nhà báo Trương Huy San cho rằng Luật An ninh mạng có thể còn ảnh hưởng “sâu sắc hơn Dự luật Đặc khu” đối với sự phát triển của đất nước.

Ông viết trên trang Facebook cá nhân: “Có lẽ vì nó quá chuyên ngành và mối đe doạ không dễ tạo ra ‘nhận thức chung’ như đất đai, lãnh thổ. Nên, Dự luật này đã không sớm nhận được sự phản ứng đông đảo và không được các tổ chức có ảnh hưởng chính trị lớn như Hội Cựu Chiến binh lên tiếng”.

Nhà báo kỳ cựu của Việt Nam cho biết thêm rằng “nhiều nỗ lực góp ý cho Dự luật một cách xây dựng trên báo chí chính thống đều gần như bị dập tắt. Một số chuyên gia, nhà báo phải chịu đựng rất nhiều áp lực, kể cả người viết bài này”.

10/6/2018.

Trong thư gửi cho các đại biểu Quốc hội vào ngày 11/6, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ Đào Tiến Thi nói ông “hết sức thông cảm với các nhà quản lý, các đại biểu Quốc hội” nhưng cho rằng “nếu chỉ thấy mặt trái của internet mà tìm cách ‘siết’ người sử dụng thì vô cùng tai hại”.

Nhà nghiên cứu này phân tích các khái niệm về luật pháp và ảnh hưởng của Luật An ninh mạng lên quyền và nghĩa vụ của người dân. Ông trích dẫn một nhà tư tưởng hàng đầu thế giới, J.J. Rousseau, viết: “Khi một đạo luật được hình thành và phản ánh được cả tập thể dân chúng cũng như ý chí tập thể, thì đạo luật này tôi gọi là luật pháp”.

‘Hiểu sai’ khái niệm

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và cũng là một nhà hoạt động nổi tiếng tại Việt Nam, cho rằng phải gọi đúng tên của dự luật sắp được Quốc hội biểu quyết thông qua là dự luật “giám sát tự do ngôn luận trên mạng”. Theo ông, các nhà lập pháp Việt Nam đã “hiểu sai” về khái niệm “an ninh mạng”. Ông phân tích:

“Tình trạng an ninh mạng của Việt Nam rất kém nên các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp… bị tấn công, lấy cắp dữ liệu rất nhiều. Nhưng họ không tập trung vào chuyện đó, mà họ lại hiểu an ninh mạng theo kiểu ai nói không giống họ là làm mất an ninh mạng, mất an ninh quốc gia. Cách hiểu đó là hoàn toàn ngược đời!”

Trong phiên họp ngày 11/6, một số đại biểu đề nghị Quốc hội hãy thận trọng xem xét trước khi thông qua Luật An ninh mạng, trong bối cảnh Việt Nam đã có Luật An ninh quốc gia và Luật An toàn thông tin mạng, được xem là “hai cái khóa rất chắc chắn” trong việc bảo vệ an ninh quốc gia trong môi trường internet, VnExpress dẫn lời Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy.

Theo bà Thúy, việc Luật An ninh mạng buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng ngay tại Việt Nam, là “trái với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam”.

Không giống như Luật Đặc khu đã được QH hoãn lại, Luật An ninh mạng được dự đoán sẽ được thông qua “toàn văn” tại nghị trường vào ngày 12/6, bất chấp các kiến nghị và phản đối. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Quang A, trước đây tại Việt Nam đã từng có dự luật được thông qua nhưng vẫn phải thay đổi khi vấp phải sức phản kháng mạnh mẽ từ người dân.

https://www.voatiengviet.com/a/keu-goi-hoan-bam-nut-thong-qua-luat-an-ninh-mang/4433974.html

 

VN thông qua Luật An Ninh Mạng bất chấp phản đối

Quốc hội VN ngày 12 tháng 6 đã chính thức thông qua Luật An ninh mạng với hơn 86% đại biểu tán thành; bất chấp mọi kêu gọi và phản đối dự luật này.

Hãng AFP cho biết trong số 466 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết luật an ninh mạng 2018, thì có đến 423 người tán thành, 15 người không tán thành và 28 người không biểu quyết.

Ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh nói rằng việc đặt trung tâm dữ liệu tại Việt Nam sẽ làm tăng kinh phí của các nhà cung cấp dịch vụ, nhưng đây là điều cần thiết nhằm đáp ứng những yêu cầu về an ninh mạng cho VN.

Luật an ninh mạng đưa ra nhiều quy định từ việc cấm người dùng phát tán tài liệu bị cho là kích động biểu tình đến các tài liệu bị mà cơ quan chức năng nói là xúc phạm quốc kỳ hay lãnh đạo, lãnh tụ của VN,… Nếu bài viết vi phạm sẽ bị Google và Facebook gỡ xuống trong vòng 24 giờ.

Sau khi Quốc Hội thông qua đến đầu năm 2019 luật sẽ có hiệu lực thi hành.

Trong số 15 đại biểu không tán thành, một số ý kiến nói rằng luật an ninh mạng đi ngược lại những cam kết quốc tế và có thể sẽ gây ra tình trạng lạm dụng quyền lực.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu không đồng tình với điều luật cấm thông tin tuyên truyền chống Nhà nước hay kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự,…Ông giải thích rằng có nhiều thứ ranh giới đúng sai rất mong manh, vậy ai sẽ là người quyết định thông tin đó có vi phạm luật hay không?

Ngay sau khi luật an ninh mạng được thông qua, dư luận đặc biệt là giới hoạt động dân chủ cho rằng luật này sẽ thắt chặt tiếng nói phản biện, và vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân.

Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo nhắc lại những ý kiến về dự thảo Luật An Ninh Mạng cũng như ý kiến của ông sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua luật này:

“Trước khi Quốc hội Việt Nam thông qua thì có nhiều tổ chức như là Theo dõi nhân quyền, rồi Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn, đã lên tiếng phản đối, thế mà Việt Nam bất chấp, vẫn để Quốc hội thông qua, thì tôi nghĩ họ đang làm một việc là bắn vào chân mình. Thế giới sẽ nhìn với con mắt ghê tởm, có lẽ giống như ông Bắc Triều Tiên thôi.”

Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cũng lên tiếng phản đối luật an ninh mạng, cho rằng nó sẽ cho phép chính phủ VN thêm quyền lực kiểm soát các hoạt động trên mạng của người dân.

Tổ chức Ân xá Quốc tế – Amnesty International, có trụ sở tại Luân Đôn, nước Anh ra thông cáo báo chí phản đối Luật An ninh Mạng mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua ngày 12 tháng 6.

Thông cáo báo chí dẫn phát biểu của bà Clare Algar, Giám đốc các hoạt động toàn cầu của Amnesty International, rằng quyết định của chính phủ Hà Nội mang lại những hậu quả hủy hoại quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam trong thời gian tới. Bà nói thêm hiện Việt Nam đang ở trong bầu khí đàn áp nặng nề, nên không gian mạng là nơi tạm ẩn để người ta có thể chia sẻ với nhau những ý kiến và quan điểm, mà ít sợ phải bị kiểm duyệt bởi cơ quan chức năng.

Bà Clare Algar thúc giục các công ty kỹ thuật điều phối internet và mạng xã hội không nên tuân thủ những bắt buộc của Việt Nam mà hãy thách thức chính phủ nước này về những qui định đó.

Vừa qua Amnesty International đã viết thư ngỏ gửi đến cấp điều hành chính của các tập đoàn Apple, Facebook, Google, Microsoft, Samsung để bày tỏ quan ngại về dự luật An Ninh Mạng mà quốc hội Việt Nam đưa ra bàn thảo.

Được biết là theo đạo luật an ninh mạng vừa mới được thông qua thì các công ty cung cấp dịch vụ Internet và mạng xã hội phải đặt máy chủ ở Việt Nam và phải cung cấp dữ liệu cá nhân của người sử dụng cho cơ quan an ninh, bất kể có giấy triệu tập của tòa án hay không.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-mps-approve-sweeping-cyber-security-law-06122018085220.html

 

‘Luật an ninh mạng, bước lùi lớn cho VN’

Sáng 12/6, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng trước bối cảnh các cuộc biểu tình chống đối bộ luật gây nhiều tranh cãi đã bước sang ngày thứ ba.

Internet ‘cần tự do’ và QH cần thận trọng

Quốc Hội VN lùi đặc khu, kêu gọi dân ‘bình tĩnh’

Thứ trưởng công an vào Bình Thuận

Tin buồn cho ngày hôm nay, nhưng tôi không mấy ngạc nhiên.David Brown

Internet ‘cần tự do’ và QH cần thận trọng

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

‘Hậu quả tàn hại’

Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) lập tức ra thông cáo báo chí, trích phát biểu của bà Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của tổ chức:

“Quyết định này có nguy cơ gây hậu quả tàn hại cho tự do ngôn luận ở Việt Nam. Trong bầu không khí tự do phát biểu bị kìm nén sâu sắc, không gian mạng là nơi mọi người có thể chia sẻ ý kiến mà ít lo ngại về sự chỉ trích của chính quyền.”

“Luật cho phép chính phủ một quyền hạn bao quát để giám sát hoạt động trực tuyến của người dân, cuộc bỏ phiếu này có nghĩa là hiện nay ở Việt Nam không còn chỗ an toàn nào để mọi người tự do nói chuyện.”

Chia sẻ nhận định của ông với BBC Tiếng Việt ngay sau tin luật được phê chuẩn, linh mục Phan Văn Lợi từ Huế nói:

“Đối với dân Việt Nam, hành động đó là vô nghĩa. Đối với các thành viên Quốc hội bỏ phiếu, đó là một chi tiết trong hồ sơ tội trạng của họ với đất nước.”

Ông David Brown, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam chia xẻ nhận định với BBC Tiếng Việt:

“Tin buồn cho ngày hôm nay, nhưng tôi không mấy ngạc nhiên. Dưới áp lực từ các Bộ Công an, Quốc phòng và sau sự tán thành của ủy ban trung ương đảng, cơ quan lập pháp của Việt Nam hôm nay thông qua luật an ninh mạng được soạn thảo một cách kém cỏi.”

Ông Brown giải thích:

“Tất cả các quốc gia cần phải thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ bí mật hồ sơ, tài liệu chính thức, và ngăn chặn hành vi trộm cắp dữ liệu cá nhân, tôi không tranh luận gì với những quy định này của luật mới.”

“Nhưng nhiều điều khoản khác sẽ cản trở sự hội nhập của Việt Nam vào mạng lưới toàn cầu; làm chậm sự tăng trưởng của quốc gia.”

“Tệ hơn nữa, theo quan điểm của tôi, bộ luật vừa được thông qua là một nhạo báng cho cam kết của Việt Nam với tự do ngôn luận. Cảnh sát bây giờ sẽ có thể buộc Google (You Tube), Facebook và phương tiện truyền thông xã hội khác cho họ truy cập vào các tài khoản của bất kỳ công dân Việt Nam nào. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng đánh cược rằng, như họ từng làm trước đây, giới tư tưởng độc lập của Việt Nam sẽ tìm cách gây thất vọng cho đảng.”

Trả lời phỏng vấn của trang Bloomberg, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế và cựu cố vấn chính phủ tại Hà Nội nói:

“Luật an ninh mạng là một bước lùi lớn cho Việt Nam. Nó sẽ hạn chế tự do ngôn luận và ngăn chặn các nhà đầu tư nước ngoài vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam”.

Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài, và bây giờ với luật này “sẽ làm tổn hại nghiêm trọng nỗ lực đó,” ông Doanh nhận định.

‘Bức xúc vì thông tin chống đối’

Trong khi đó, tại Việt Nam, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, cho hay ông ủng hộ Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng.

Phát biểu hôm 12/6, ông Nhưỡng nói: “Những thông tin chống đối đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta những ngày qua trên mạng xã hội tạo ra sự bức xúc. Những ĐBQH như tôi suy nghĩ cần phải ủng hộ việc thông qua đạo luật này.”

“Không có bất kỳ một đạo luật nào là hoàn hảo, phải sơ kết và tổng kết. Quá trình thực hiện chúng ta sẽ lấy thực tiễn làm thước đo và xem xét lại để đánh giá. Lúc đó sẽ biết rõ đạo luật đó có hay không có tính khả thi cao, có liên quan đến vấn đề xã hội và vấn đề pháp lý hay không.

Các đạo luật ra đời thông thường để phúc đáp lại yêu cầu của xã hội, bây giờ xã hội đang rất cần nó thì dứt khoát phải bấm nút thông qua.

Ở đây chúng ta phải phải đặt lợi ích quốc gia cao hơn.Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng

Còn câu chuyện của nhiều người, tôi không loại trừ trong đó có những đối tượng chống phá nói có vấn đề nọ, vấn đề kia. Bản thân tôi trước đó cũng đã có những lo ngại và bây giờ vẫn còn có điều băn khoăn. Nhưng mình phải đặt ra so sách là việc thông qua luật có lợi hơn hay không thông qua có lợi hơn. Ở đây chúng ta phải phải đặt lợi ích quốc gia cao hơn.”

Hôm 9/6 tổ chức Ân xá Quốc tế viết một loạt thư ngỏ cho giám đốc điều hành của các công ty Apple, Facebook, Google, Microsoft, và Samsung kêu gọi những công ty này “thách thức” luật An ninh mạng, và “cho chính phủ Việt Nam biết sẽ không thực hiện bất kỳ yêu cầu, hoặc chỉ thị nào vi phạm những quyền cơ bản của con người.”

Trong thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế gửi đi sáng nay, bà Clare Algar được trích lời nói:

“Luật an ninh mạng chỉ có thể hữu hiệu nếu các công ty hợp tác với yêu cầu của chính phủ Việt Nam trong việc bàn giao dữ liệu cá nhân. Những công ty hoạt động ở đây phải không tham gia vào các vụ lạm dụng nhân quyền. Chúng tôi kêu gọi họ sử dụng quyền lực đáng kể mà họ có theo ý của họ để thách thức chính phủ Việt Nam về việc ban hành luật lệ tụt hậu này.”

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết chưa nhận được hồi âm của các công ty này.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44449357

 

An ninh mạng:

‘Đâu phải Đảng quyết là QH phải theo’

Quốc PhươngBBC Tiếng Việt

Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là những thiết chế quyền lực ‘cầu tiến bộ’, từng biết xem lại các quyết định, nên Quốc hội cũng cần xem lại cách làm, không phải cứ Đảng quyết là Quốc hội ‘phải theo y nguyên’, một chuyên gia luật học nói.

Nhưng trước hết, từ Hà Nội hôm 11/6/2018, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân ở Hà Nội bình luận vì cần có độ mở với tự do Internet, ông nói:

“Tôi coi mạng Internet như là một dạng báo chí, báo chí là một công cụ, mà báo chí cần tự do thì Internet cũng phải cần tự do.

Cái này rất đúng với ý của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây đã từng nói là khi mà có vấn đề gì mà trên mạng đưa tin xấu về chính quyền, thì chính quyền cần phải phân bua ở ngay trên mạng.

Cái này rất đúng với ý của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây đã từng nói là khi mà có vấn đề gì mà trên mạng đưa tin xấu về chính quyền, thì chính quyền cần phải phân bua ở ngay trên mạngGS. TS. Nguyễn Đăng Dung

LM Phan Văn Lợi: ‘Luật An ninh mạng 3 xâm phạm và 5 tác hại’

Bàn tròn: Cuộc gặp Trump-Kim, Luật An ninh mạng và vụ Bình Thuận

Luật An ninh mạng ‘thừa mà ảnh hưởng dân quyền

AI: Phải thách thức ‘đề xuất lạnh người’ của luật an ninh mạng

HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng’

“Tức là cần phải mở ra hơn nữa để cho chính quyền, để cho nhân dân, tất cả tự do ngôn luận ở đây, để cho người ta tranh luận và qua tranh luận ấy thì sẽ thấy rõ cái gì đúng, cái gì sai. Tôi coi luật tự do Internet như luật tự do báo chí. Tự do chúng ta ứng xử với báo chí như thế nào, thì chúng ta ứng xử với Internet như vậy.”

Quốc hội có cần rút kinh nghiệm?

Tiếp theo, khi được hỏi trong tình hình rất nóng của các cuộc xuống đường và biểu tình rất nóng vừa nổ ra trên toàn quốc Việt Nam hôm 10/6, liệu Quốc hội Việt Nam có nên thông qua Luật An ninh mạng hay không, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung nói:

“Theo quan điểm của tôi, cái này cũng rất phải thận trọng, nếu như luật An ninh mạng mình viết theo kiểu, quy định theo kiểu ngăn chặn hay là cấm đoán thì nó cũng là cái rất cản trở cho sự phát triển của chúng ta [Việt Nam], cũng như quốc gia của chúng ta trong tương lai.”

Hôm Chủ nhật đã xảy ra những cuộc biểu tình, phản đối mạnh mẽ một dự luật mà ban đầu Quốc hội Việt Nam định thông qua vào ngày 15/6, nhưng nay đã biểu quyết hoãn lại, khi được hỏi có điều gì giới làm luật và Quốc hội Việt Nam cần rút kinh nghiệm hay không, chuyên gia luật nhân quyền này nói:

Quốc hội cần có một chiều thứ hai – tức là hạ những luật nào chuẩn bị không tốt, hoặc thể hiện lợi ích nhóm được cài cắm vào đấyGS. TS Nguyễn Đăng Dung

“Về việc làm luật, đã có nhiều lần tôi phát biểu đây là công việc cần thiết phải thận trọng nhất trong tất cả các công việc của phía chính quyền. Vì vậy phải nghe nhiều thứ, nghe nhiều chiều, thậm chí phải xem xét cả những ý kiến không đúng với ý kiến chính thống của chính quyền.

“Nhiều khi Quốc hội cần làm luật đấy, nhưng tôi đã nói nhiều lần Quốc hội cần có một chiều thứ hai – tức là hạ những luật nào chuẩn bị không tốt, hoặc thể hiện lợi ích nhóm được cài cắm vào đấy.

“Vì vậy Quốc hội làm lập pháp không giản đơn là thông qua những dự án luật đã được chuẩn bị sẵn, mà chủ yếu trên tinh thần đó, phải tranh luận và phải không cho thông qua các dự luật nào mà chưa được chuẩn bị một cách chắc chắn.”

Đảng quyết là Quốc hội phải quyết?

Trước câu hỏi liệu Quốc hội có bị ‘kẹt’ hay không khi có nhiều trường hợp các dự luật đã được Bộ Chính trị ‘kết luận’ hay ‘quyết định’ như chủ trương lớn và chỉ đạo phải xây dựng và thông qua, chuyên gia Luật từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:

Điều trần ‘Năm tồi tệ của nhân quyền VN’ trước QH Mỹ

Luật An ninh mạng không tốt cho kinh tế VN

Đừng để VN trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ

HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng’

“Cái này trong một phát biểu, tôi và PGS. TS. Phạm Đức Bảo và Luật sư Nguyễn Tiến Lập cũng đã nhắc đến vấn đề Đảng, hay Bộ Chính trị, hay Ban Chấp hành Trung ương của chúng ta [Việt Nam] cũng là một thiết chế cầu tiến bộ.

Đảng, Bộ Chính trị, cũng là một thiết chế cầu tiến bộ; cầu tiến bộ chứ không nhất thiết cái gì đã quyết rồi thì cứ giữ y nguyên như thế

“Cầu tiến bộ chứ không nhất thiết cái gì đã quyết rồi thì cứ giữ y nguyên như thế, có nhiều lần quyết rồi đấy, nhưng dưới sự chỉ đạo của Trung ương, Trung ương cũng nhìn thấy và Bộ Chính trị cũng nhìn thấy và dừng lại nhiều vấn đề chứ đâu phải cứ Bộ Chính trị quyết là Quốc hội phải quyết.”

VN muốn kiểm soát chặt hơn nữa Facebook và Google?

‘VN muốn kiểm soát chặt hơn nữa Facebook và Google?VN sao chép cách kiểm soát thông tin của TQ’

Chủ tịch Quang kêu gọi quản lý chặt internet

Việt Nam lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng

Mời quý vị theo dõi các Bàn tròn của BBC Tiếng Việt trong dịp này về các dự luật gây tranh cãi trên Quốc hội Việt Nam tại đường dẫn này hoặc tại đây.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44443762

 

Hoãn Luật Đặc khu:

Phía sau quyết định lúc 3 giờ sáng

Cát Linh, RFA

Từ nỗ lực dập tắt biểu tình

Người dân trong nước đón nhận thông báo từ Văn phòng Chính phủ về quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp được loan đi vào lúc 3 giờ sáng ngày 9-6-2018 với mấy luồng ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng Chính phủ đã “lắng nghe” dân. Một số khác thẳng thắng cho rằng đó là cách duy nhất để tránh một cuộc biểu tình lớn. Cũng không thiếu một số ý kiến bày tỏ nghi ngờ đây là “kế hoãn binh” vì “chỉ hoãn chứ không phải lùi”.

Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập Phạm Chí Dũng nói với RFA, ông cho rằng thông cáo đó bắt nguồn từ một “sự bất ngờ hoàn toàn” của Bộ Chính trị Việt Nam vốn luôn trong tâm thế rất chủ quan.

“Do bất ngờ như vậy nên mới có việc là chỉ đạo lại, yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có công văn vào lúc 3 giờ sáng gởi cho các nơi là Chính phủ đề nghị hoãn Luật Đặc khu. Chúng ta biết ông Phúc trước giờ không làm những chuyện này nếu không có chỉ đạo từ Bộ Chính trị. Và đặc biệt Chính phủ cũng không có thói quen minh bạch hoá những chuyện này vào lúc 3 giờ sáng.

Cho nên họ làm như vậy chẳng qua là họ cố gắng dập tắt cuộc biểu tình.”

Do bất ngờ như vậy nên mới có việc là chỉ đạo lại, yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có công văn vào lúc 3 giờ sáng gởi cho các nơi là Chính phủ đề nghị hoãn Luật Đặc khu. Chúng ta biết ông Phúc trước giờ không làm những chuyện này nếu không có chỉ đạo từ Bộ Chính trị. Và đặc biệt Chính phủ cũng không có thói quen minh bạch hoá những chuyện này vào lúc 3 giờ sáng.

Cho nên họ làm như vậy chẳng qua là họ cố gắng dập tắt cuộc biểu tình. – Phạm Chí Dũng

Trước ngày 10-6 vài ngày, trong lúc diễn ra những họp Đại biểu Quốc hội, mạng xã hội và báo chí tràn ngập những bài viết cũng như phản ứng của người dân cả nước về Dự thảo Luật Đặc khu trong đó có nội dung cho thuê đất 99 năm. Nổi bật nhất là những lời kêu gọi xuống đường tuần hành vào ngày 10-6 trên cả nước.

Người dân Việt Nam đã từng “nói là làm”. Chính quyền Việt Nam từng chứng kiến cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra trên khắp cả nước phản đối Formosa vào năm 2016; chống Trung Quốc năm 2015. Chính vì vậy, nếu cho rằng những người lãnh đạo nhà nước e ngại một cuộc tuần hành mang tính lan rộng vào ngày 10-6 thì hoàn toàn có cơ sở.

Có thể như vậy, quyết định “hoãn lại” vào rạng sáng ngày 9-6 đã nhanh chóng được đưa ra. Thế nhưng, với kinh nghiệm quan sát chính trường Việt Nam của ông Phạm Chí Dũng, thì ông gọi đó chỉ là “kế hoãn binh”.

“Lùi lại luôn luôn là một kế hoãn binh. Khi mà họ không tiến lên được thì họ chấp nhận lùi. Lùi đó là một cách âm thầm tổ chức lại và sẽ có một số động tác không công bố và sau đó sẽ trình dự luật y như cũ, và thậm chí có thể âm thầm lén lút thông qua.

Với Quốc hội như thế này thì tôi chẳng kỳ vọng gì.”

Quan sát của ông Phạm Chí Dũng không khác với một số đông người dân trong nước. Họ thể hiện rõ sự nghi ngờ thông cáo của Văn phòng Chính phủ. Những trạng thái họ bày tỏ trên mạng xã hội đã chứng minh lòng tin với chính phủ của họ hầu như không còn, cho dù đó là một quyết định do chính người đứng đầu nhà nước là ông Thủ tướng.

Đặc biệt, có một ý kiến từ Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường ông Đặng Hùng Võ trả lời báo trong nước về lĩnh vực bất động sản ở 3 đặc khu khi Chính phủ hoãn Luật Đặc khu đã khẳng định: “Việc thành lập các đặc khu chỉ là việc sớm hay muộn”.

Để hiểu rõ thêm về hàm ý của việc “sớm hay muôn”, RFA liên lạc với ông Đặng Hùng Võ, và được ông chia sẻ nhận định:

“Theo tôi quyết định đó có tính hợp lý, ở chỗ là khi nghe được nhiều ý kiến từ nhiều phía thì việc chính phủ đề nghị cho nghiên cứu thêm để thông qua kỳ họp sau thì tôi cho rằng đó là một cách tiếp cận hợp lý.

Ngay bản thân cũng có ý kiến rằng tìm động lực nào để các động lực phát triển là vấn đề chính chứ tôi không nói thời hạn sử dụng đất là vấn đề chính.

Tuy không trực tiếp đề cập đến lời kêu gọi biểu tình trên mạng xã hội của người dân cả nước, nhưng giáo sư Đặng Hùng Võ có nhắc đến “an ninh” trong lý do hoãn lại Luật đặc khu.

“Tôi cho rằng dừng lại để nghiên cứu thêm thậm chí có những ý kiến nói rằng về quốc phòng an ninh cần phải bảo đảm thì tôi cho rằng những ý kiến đó cũng hợp lý.”

Ngược lại, các nhà hoạch định chiến lược, các chuyên gia kinh tế, các quan chức chính phủ thì nhìn nhận đây là một thể hiện tích cực của lãnh đạo nhà nước.

Tôi cho rằng dừng lại để nghiên cứu thêm thậm chí có những ý kiến nói rằng về quốc phòng an ninh cần phải bảo đảm thì tôi cho rằng những ý kiến đó cũng hợp lý. – Đặng Hùng Võ

Báo chí trong nước trích dẫn ý kiến của giới tri thức, chuyên gia kinh tế, những người từng lên tiếng phản đối Dự Luật đặc khu về quyết định này. Chuyên mục Kinh doanh của trang điện tử soha.vn dẫn lời Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết: “Điều này thể hiện Đảng, Lãnh đạo và Chính phủ đã lắng nghe các ý kiến mang tính xây dựng chân thành của người dân, các hiệp hội và giới tri thức, chuyên gia.”

Cho đến cuộc biểu tình lịch sử

Thế nhưng cuối cùng, nỗ lực của Văn phòng Chính phủ vào lúc 3 giờ sáng  ngày 9-6 cũng không thể ngăn cản những bước chân xuống đường của người dân. Điều này được ông Phạm Chí Dũng giải thích là do người dân đã được hứa hẹn, đã chờ đợi quá nhiều. Thực tế cho thấy cho đến giờ này, Việt Nam chưa thực hiện 1 điều gì để lo cho ngư dân trong việc đối phó với Trung Quốc; BOT vẫn sách nhiễu đủ thứ…

“Chính quyền gần như không làm gì cả. Chỉ hứa hẹn thôi và sau đó làm ngược lại. Chính vì sự mất hẳn niềm tin vào Đảng Cộng sản và chế độ cầm quyền nên cuối cùng người dân phải xuống đường biểu tình, hy vọng bằng biểu tình bằng tiếng la, tiếng hét, bằng những bước chân đi rầm rập của họ thì mới có thể thay đổi tình thế. Nước không bị bán đi.”

Hơn chục ngàn người dân mỗi nơi ở khắp trên 30 tỉnh thành đồng loạt xuống đường làm nên một ngày lịch sử sau hơn 43 năm. Không một tổ chức xã hội dân sự nào dẫn dắt. Tất cả được cho là bắt nguồn từ nỗi phẫn uất quá lâu và niềm tin đã hoàn toàn bị bóp nghẹt.

Đối với Giáo sư Đặng Hùng Võ, ông có cách nhận định khác về cuộc tổng biểu tình của người dân cả nước ngày 10-6 vừa qua, cho rằng “nếu phản kháng thì chúng ta cũng nên bình tĩnh nhìn vào sự thật của vấn đề, là một câu chuyện khá phức tạp.”

“Tôi có thể nói thẳng người dân Việt Nam dân trí chưa cao. Cách tư duy độc lập về một vấn đề nào đó cũng không mang tính chủ động. Hơn  nữa, quan điểm mang tính tiếp cận của người Việt Nam cũng mỗi người hiểu 1 khác. Ở đây có 1 yếu tố tôi cho là hiệu ứng đám đông, người này lôi kéo người khác. có những người yêu nước nhưng mù quáng.”

Có phải hiệu ứng đám đông như lời Giáo sư Đặng Hùng Võ nhận xét hay không? Câu trả lời đúng nhất có lẽ dành cho cậu thanh niên trẻ có mặt bên cạnh nhà sư Thích Đồng Long, vị sư thầy đã ngồi thiền trước Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn trong ngày Chủ nhật 10-6. Cậu thanh niên ấy là người khiếm thị.

“Từ nhỏ tới lớn là ngày đầu tiên em đi theo đó. Cái khiến em phải biểu tình là vì đồng bào của mình, dân tộc của mình. Em thì hồi đó tới giờ em chưa tham gia như vậy bao giờ hết, nhưng em luôn theo dõi tin tức. Em không ngờ lại bán nước cho người ta 99 năm. Sau 99 năm dân tộc sẽ như thế nào?”

Những gì diễn ra từ buổi sáng Chủ nhật 10-6 ở khắp tỉnh thành Việt Nam đã cho thấy phía sau quyết định hoãn luật đặc khu vào lúc 3 giờ sáng của Văn phòng Chính phủ là một sự kiện mà lịch sử Việt Nam sẽ phải khắc ghi.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Sez-postponed-after-a-decision-made-at-3am-06112018152738.html

 

Phản Đối Dự Luật Đặc Khu:

Cali Biểu Tình Tố VC Bán Nước

Westminster (Bình Sa)- – Để yểm trợ cho đồng bào trong nước hàng loạt cuộc biểu tình đã và đang diễn ra để phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam và Quốc Hội bù nhìn  đang âm mưu bán đứng đất nước cho Tàu cộng qua dự luật Đặc Khu để bán đứng ba địa điểm trọng yếu của quốc gia trong đó có  Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trong vòmg 99 năm.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, vào lúc 4 giờ chiều thứ Bảy, ngày 9 tháng 6, 2018 hàng trăm đồng hương Việt Nam đã tập trung trước Đền thờ Đức Thánh Trần trên đại lộ Bolsa  để biểu tình bày tỏ thái độ căm phẫn trước âm mưu đen tối của nhà cầm quyền Cộng sản và Quốc Hội bù nhìn bán đứng đất nước cho Tàu Cộng.

Tại Tiểu Bang California mở đầu với cuộc biểu tình trước Tòa Tổng Lãnh Sự Việt Cộng tại San Franciso với cả ngàn người từ Nam, Bắc Cali vào sáng thứ Sáu, ngày 8 tháng 6, 2018.

Tại Miền Nam California (Littlesaigon) chiều thứ Bảy ngày 9 tháng 6, Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, Liện Hội Cựu Chiến Sĩ, Tập Thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc biểu tình rầm rộ nhất với hàng trăm người tham dự.

Đoàn biểu tình đã tập trung trước Đền Thờ Đức Thánh Trần Điều hợp chương trình do chiến hữu Nguyễn Phục Hưng. Đoàn người biểu tình bắt đầu tuần hành trên đại lộ Bolsa hướng về đường Brookhurst. Khi đến ngang chợ T&K đoàn biểu tình băng ngang đường đi ngược trở lại địa điểm tập trung trong khu đậu xe trước tiệm Lee’s Sandwiches.

Tại đây một số người tham dự đã có mặt để đón đoàn người biểu tình trở lại điểm tập trung.

Trong những người có mặt chúng tôi thấy có qúy vị trong Hội Đồng Liên Tôn Hoa Kỳ, Hòa Thượïng Thích Chơn Thành (Phó Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, Viện Chủ chùa Liên Hoa), Hòa Thượng Thích Nguyên Trí (Phó Chủ Tịch Nội Vụ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, Viện Chủ chùa Bát Nhã); Giám Mục TL Trần Thanh Vân, Nghị Sĩ Janet Nguyễn và các phụ tá của bà như Dược Sĩ Nguyễn Đình Thức, Dr. Jacqueline Trinh Ôn, ông David Nguyễn; Thị Trưởng Thành Phố Westminster ông Tạ Đức Trí, Phó Thị Trưởng Tyler Diệp, các Nghị Viên Dr. Kimberly Hồ, Nghị Viên Sergi Contreras, ông Nguyễn Mạnh Chí Giám Đốc Sở Vệ Sinh Midway City, bà Frances Nguyễn Thế Thủy, Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Westminster; Nghị Viên Garden Grove ông  Phát Bùi, ông cũng là Chủ Tịch Cộng Đồng NVQG Nam Cali, LS Nguyễn Quốc Lân, Chủ Tịch Khu Học Chánh Garden Grove; cô Asia Cunningham đại diện Dân Biểu Lou Correa, Dân Biểu Alan Lowenthal, ông Lý Vĩnh Phong phụ tá dân biểu, rất đông qúy vị  đại diện các hội đoàn, đoàn thể các hội đồng hương, các tổ chức đấu tranh, Ban Tù Ca Xuân Điềm, CLB Tình Nghệ Sĩ và rất đông các cơ quan truyền thông. Đặc biệt có ông Võ Đại Tôn, Chủ Tịch Liên Minh Quang Phục Việt Nam đến từ Úc Châu, Nhiều câu khẩu hiệu được hô vang như: “Đả Đảo bọn Cộng Sản bán nước,” “Luật Đặc Khu là văn kiện bán nước,” “Không nhường một tấc đất cho Tàu Cộng.”…

Điều hợp chương trình Chiến Hữu Phan Tấn Ngưu,

Buổi lễ bắt đầu, sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm, Ông Phan Kỳ Nhơn thay mặt ban tổ chức cám ơn quý vị Hội Đồng Liên Tôn, lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, quý vị dân cử và đồng hương đã hy sinh thì giờ cuối tuần đến đây bày tỏ tinh thần yêu nước và thái độ căm phẫn đối với bè lũ Việt cộng dã tâm bán đứng Tổ Quốc cho Tàu Cộng.

Tiếp theo Ban tổ chức mời đại diện Hội Đồng Liên Tôn, hai vị Hòa Thượng và Giám Mục TL Trần Thanh Vân cùng một số dân cử phát biểu. Tất cả đều nói lên nỗi lo lắng và căm phẫn trước nguy cơ Tổ Quốc Việt Nam rơi vào tay Tàu Cộng, và lên án nhà cầm quyền CSVN bán nước, những vị nầy cũng đã kêu gọi sự đoàn kết của toàn dân, quyết noi gương những vị anh hùng muôn thuở trước để bảo tồn giang sơn gấm vóc của tổ tiên.

Sau đó là chương trình văn nghệ đấu tranh do Ban Tù Ca Xuân Điềm, CLB Tình Nghệ Sĩ, Ban hợp ca Tập Thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ và một số ca nghệ sĩ  thân hữu thực hiện.

Sau khi được tin dự luật đặc khu đưa ra biểu quyết, tại hải nghọa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu, Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, LM Nguyễn Văn Lợi, Hội Đồng Liên Tôn VN tại Hoa Kỳ cũng ra Thông Báo kêu gọi đồng hương biểu tình chống nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bán nước.

 

Sang ngày Chủ Nhật vào lúc 10 giờ sáng ngày 10 tháng 6 năm 2018 tại khu thương mại đối diện với Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành Phố Westminster một cuộc biểu tình tuần hành do Cộng Đồng Việt Nam Nam California, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, một số các hội đoàn đoàn thể tổ chức đất tranh chính trị, các cơ quan truyền thông.

Quan khách có: qúy vị đại diện tinh thần các tôn giáo, Thị Trưởng Thành Phố Westminster ông Tạ Đức Trí, Phó Thị trưởng Tyler Diệp, Luật sư Dina Nguyễn, Giám Độc Sở Thủy Cục Orange County, kiêm Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove, ông Nguyễn Mạnh Chí. Giám đốc Sở Vệ Sinh Midway City.. .

Một rừng cờ vàng và nhiều biểu ngữ : “Đả đảo Cộng Sản bán nước”; “Lật đổ Cộng Sản-Thoát nợ Trung Quốc” – “Stop China, Down Communist”; “Quốc Nội Vùng Lên, Hải Ngoại Yểm Trợ”, đã tung bay trước khu thương xá Phước Lộc Thọ, nhiều chiếc xe chạy ngang đã bóp còi ủng hộ cuộc biểu tình.

Sau phần nghi thức chào cờ Việt-Mỹ, phút mặc niệm, tiếp theo ông Võ Khôi, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam California, Trưởng Ban tổ chức lên chào mừng, cảm ơn quan khách và đồng hương tham dự, ông tiếp: “Dân tộc Việt của chúng ta đang đứng trước nguy cơ hiểm họa mất nước do Cộng Sản Việt Nam đã ‘cõng rắn cắn gà nhà’ và ‘rước voi về giày mả tổ,’ vì họ đã cho thành lập ba đặc khu trọng yếu  ngay trên mảnh đất của quê hương để bán cho Tàu Cộng, mà tổ tiên của chúng ta đã đổ biết bao nhiêu xương máu để gầy dựng và duy trì.”

Sau đó là phần phát biểu của qúy vị đại diện tôn giáo, quan khách, trong lời phát biểu ông Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí đã nói:  “Lại một lần nữa, tập thể người Việt tị nạn Cộng Sản tại Little Saigon và nhiều nơi khác quy tụ về đây để xuống đường tuần hành, nhằm lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã có ý định nhượng lại ba vị trí chiến lược cho tàu Cộng. Như quý vị đều biết, ba vị trí này là ba tử huyệt của lãnh thổ Việt Nam. Và từ hôm qua, đồng bào trong nước ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam đã xuống đường biểu tình để chống đối. Trong 40 năm qua, chưa có khi nào mà đồng bào trong nước xuống đường chống đối nhà nước Cộng Sản một cách rầm rộ và mãnh liệt như vậy. Tại hải ngoại, nhiều nơi cũng đồng hành với đồng bào trong nước biểu tình chống đối việc Cộng Sản có mưu đồ bán nước cho Tàu Cộng. Đất nước của chúng ta là do tiền nhân có công xây dựng và gìn giữ, thì chúng ta là phận con cháu phải có nhiệm vụ là tiếp nối duy trì và gìn giữ mảnh đất Việt Nam của chúng ta.”

Sau phần phát biểu của quan khách cuộc biểu tình tuần hành bắt đầu, mọi người cùng sắp thành hai hàng từ địa điểm hành lễ di chuyển đến đường Magnolia băng ngang qua đường phía Tượng Đài Dức Thánh Trần đi đến khu Phước Lộc Thọ, rồi trở về vị trí cũ là khu thương mại đối diện với Thương Xá Phước Lộc Thọ.

https://vietbao.com/p113a282040/phan-doi-du-luat-dac-khu-cali-bieu-tinh-to-vc-ban-nuoc

 

Bộ Giao Thông – Vận Tải thừa nhận

17 trạm BOT đặt sai vị trí

Trong phiên họp Quốc hội ngày 12 tháng 6, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải thừa nhận trong tổng số 88 trạm thu phí trên cả nước thì có đến 17 trạm thu phí BOT đặt sai vị trí.

Cụ thể, có 3 trạm BOT đặt “nhầm” chỗ, nằm ngoài phạm vi dự án như trạm Cầu Rác tại Hà Tĩnh, trạm Tào Xuyên ở Thanh Hóa, và trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài thuộc Hà Nội.

Thêm vào đó, còn có 6 trạm BOT đặt trên tuyến chính thu phí cho tuyến tránh. Trong đó, có trạm BOT Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang hiện đang tạm ngừng thu do vẫn chưa tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết.

Ngoài ra, có 6 trạm thu phí song hành, tức thu cùng lúc trên quốc lộ và cao tốc khi xây dựng đường cao tốc và cải tạo quốc lộ.

Bên cạnh đó là 2 trạm thu phí dùm hầm Đèo Cả là trạm La Sơn – Túy Loan và trạm Nam Hải Vân. Đáng chú ý là công trình hầm Đèo Cả ở một nơi, nhưng lại thu giá một nơi đồng thời tiến hành thu thêm giá trên tuyến đường đầu tư.

Tuy nhiên, nói trước Quốc hội, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải cho biết trong 17 trạm thu phí BOT sai vị trí này, Bộ chỉ đề xuất bỏ 1 trạm và gộp 1 trạm, những trạm còn lại giữ nguyên không thay đổi.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cho rằng để giải quyết tình trạng các trạm BOT đặt sai vị trí, các cơ quan thẩm quyền cần công khai minh bạch đầy đủ thông tin dự án, từ đó người dân mới đánh giá được phương án giải quyết của chính quyền.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-transport-admitted-17-bot-stations-were-put-in-wrong-place-06122018100458.html

 

Tập đoàn Vingroup

‘lấn sân’ sang điện thoại thông minh

Tập đoàn Vingroup của Việt Nam đang tạo bước đột phá đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện thoại thông minh, kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi lớn trên thị trường trong nước, vốn bị thống trị bởi những tập đoàn công nghệ nước ngoài như Apple, Samsung, theo hãng tin Reuters.

Hôm 12/6 tập đoàn Vingroup cho biết đã thành lập công ty VinSmart Co với số vốn đăng ký là 3.000 tỷ đồng (131,54 triệu đôla) để sản xuất điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử thông minh khác với thương hiệu là Vsmart.

Theo Zing.vn, nhà máy sản xuất điện thoại thông minh Vsmart sẽ được đầu tư xây dựng tại tổ hợp sản xuất ôtô VinFast ở khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng, theo tiêu chuẩn quốc tế.

Truyền thông Việt Nam cho biết, Vingroup đang làm việc với các công ty tư vấn hàng đầu thế giới để thuê tư vấn thiết kế, tìm kiếm các chuyên gia, mua bản quyền thiết kế các thành phần của điện thoại thông minh, và tiến hành mua dây chuyền thiết bị để sản xuất điện thoại.

Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin cụ thể về việc Vingroup sẽ sản xuất smartphone gì và lộ trình ra mắt sản phẩm như thế nào.

Vào tháng 9 năm ngoái, Vingroup đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất ôtô và xe máy có tên VinFast ở Hải Phòng với giá trị đầu tư từ 1 tới 1,5 tỷ đôla.

https://www.voatiengviet.com/a/tap-doan-vingroup-se-san-xuat-dien-thoai-thong-minh/4435383.html

 

Trợ lý Ngoại giao Mỹ

khánh thành ‘sứ quán’ mới tại Đài Loan, thăm VN

Cuối tuần qua một số quan chức Mỹ đã đến Đài Loan trong đó có Trợ lý Ngoại trưởng Marie Royce, để dự lễ khánh thành tòa văn phòng mới của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT).

Trang Taiwan News trích lời dân biểu Hoa Kỳ Gregg Harper, đồng chủ tịch Nhóm nghị sĩ quan tâm đến các vấn đề Đài Loan, nói hôm 11/6: “Kinh phí xây dựng cở sở mới trị giá 250 triệu đôla” thể hiện cam kết “mạnh mẽ” của chính phủ Hoa Kỳ đối với Đài Loan.

Tờ Southern China Morning Post của Hong Kong nhận định rằng trong một nỗ lực nhằm xoa dịu Bắc Kinh, Washington đã cử một đại diện cấp thấp để khánh thành tru sở mới có chức năng thực tế như một tòa đại sứ của Mỹ tại Đài loan, trùng với dịp diễn ra hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim ở Singapore.

Bà Marie Royce, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề giáo dục và văn hóa, sẽ mở Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan hôm thứ Ba 12/6, Viện AIT cho biết trong một tuyên bố ngày 10/6.

Trung Quốc mạnh mẽ phản đối quan hệ chính thức giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh coi như một tỉnh ly khai thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Hôm 11/6, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ngoài việc đến Đài Loan, bà Royce còn công du sang Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày 10 đến ngày 23/6 để thúc đẩy và tăng cường các nỗ lực ngoại giao văn hóa và giáo dục.

https://www.voatiengviet.com/a/tro-ly-ngoai-truong-my-khanh-thanh-su-quan-moi-tai-dai-loan-tham-vn/4433833.html