Tin Việt Nam – 11/12/2019
Từ vụ Thủ Thiêm: Nhìn lại lịch sử thu hồi đất
LS Ngô Ngọc TraiGửi đến BBC từ Hà Nội
Thông tin mới đây cho biết, Ủy Ban dân nguyện của Quốc hội sẽ tham gia vào công tác giám sát việc giải quyết các vấn đề của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
700 dân Thủ Thiêm ‘mòn mỏi’ chờ Thủ tướng
‘Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa’
Kết luận Thủ Thiêm: ‘Nhiều sai phạm, nhà đầu tư hưởng lợi’
Ông Tất Thành Cang đã làm gì ở đất Thủ Thiêm?
Từ hơn 20 năm trước, khu dân cư Thủ Thiêm được quy hoạch xây dựng thành một khu đô thị mới. Suốt thời gian hàng chục năm sau đó, hàng vạn cư dân bị thu hồi đất đẩy ra khỏi chỗ ở.
Những mong về một khu đô thị mới sầm uất đẹp đẽ ở đâu chưa thấy, nhiều diện tích vẫn là bãi cỏ hoang cùng những nền móng công trình dang dở.
Tới nay nhìn lại lịch sử về thu hồi đất sẽ thấy được nhiều điều.
Khởi đầu
Luật đất đai đầu tiên của Việt Nam được ban hành vào năm 1987, sau thời điểm đất nước bước vào thời kỳ cải cách mở cửa 1986 đúng một năm.
Nói là luật đất đai đầu tiên vì trước đó cũng có Luật cải cách ruộng đất năm 1953, tuy cũng liên quan đến đất đai, nhưng là những chế định theo kiểu khác.
Điều đáng chú ý ở Luật đất đai năm 1987 là quy định rất ít ỏi về việc thu hồi đất.
Toàn văn bản luật chỉ có 6 lần thuật ngữ “thu hồi đất” được sử dụng.
Và trường hợp phải thu hồi đất thì cũng vì lý do rất đặc biệt.
Dân Thủ Thiêm: Nghị quyết bồi thường ‘có hợp lòng dân’?
Luật quy định: Trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh hoặc chống thiên tai thì việc thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định theo đề nghị của cơ quan chỉ huy quân sự hoặc cơ quan chỉ huy chống bão lụt.
Theo đó, lý do về thu hồi đất gắn liền với tình trạng nguy cấp như chiến tranh, chống thiên tai hay bão lụt.
Đến Luật đất đai năm 1993 chế định về thu hồi đất bắt đầu có sự thay đổi.
Luật quy định: Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại.
Cụm từ “trong trường hợp thật cần thiết” cho thấy nhận thức khi đó việc thu hồi đất vẫn được đặt trong những trường hợp bối cảnh đặc biệt, chứ không đại trà. Nhưng nó sẽ sớm mất đi trong những văn bản luật đất đai sau này.
Trừ đi cụm từ đó, đoạn văn còn lại trong điều luật được duy trì sử dụng đã trở thành quen thuộc cho đến tận ngày nay. Đó là việc thu hồi đất sẽ mở rộng vì các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Cũng nên biết là Luật đất đai năm 1993 sử dụng 11 lần thuật ngữ “thu hồi đất”.
Biến đổi nhảy vọt
Sau một thời gian đất nước hội nhập, phát triển kinh tế thị trường, xã hội biến đổi, nhận thức của các ban ngành về nguồn lực quốc gia, lợi ích kinh tế, và ưu thế thể chế, đã đưa đến sự biến đổi căn bản nhất của chính sách pháp luật về đất đai.
Theo đó, tất cả các vấn đề khác chỉ còn là phụ, việc thu hồi đất trở thành vấn đề trọng tâm, được quan tâm nhất trong luật đất đai, và trở thành vấn đề nóng bỏng nhất trong đời sống xã hội.
Luật đất đai năm 2003 sử dụng đến 72 lần từ “thu hồi đất”, phát triển nhảy vọt từ con số 11 lần được sử dụng ở Luật đất đai năm 1993 trước đó.
Nhưng nó vẫn chưa là gì so với Luật đất đai năm 2013 sử dụng đến 167 lần thuật ngữ “thu hồi đất”.
Tần suất mức độ sử dụng thuật ngữ này cho thấy tính quan trọng và tầm ảnh hưởng chi phối của vấn đề trong toàn bộ văn bản pháp luật về đất đai.
Trao quyền rộng rãi
Thu hồi đất mặc dù là vấn đề ảnh hưởng trực diện đến lợi ích sát sườn của người dân, nhưng sự trao quyền rộng rãi trong việc thu hồi đất lại cho thấy mức độ xem nhẹ quyền lợi của người dân ra sao.
Chế định thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2003, được quy định trong luật và các nghị định hướng dẫn thi hành luật, quy định rộng rãi các trường hợp được thu hồi đất.
Nghị định 84 năm 2007 cho phép việc thu hồi đất để thực hiện các dự án như khu dân cư, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, khu thương mại dịch vụ tổng hợp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí ngoài trời.
Thẩm quyền thu hồi đất cũng trao rộng rãi cho nhiều cấp chính quyền.
Trong đó Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện được ban hành văn bản về chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư.
Tức là việc thu hồi đất thực hiện dự án được quyết định bởi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
Sự trao quyền rộng rãi như vậy đã tạo ra vấn nạn về thu hồi đất và khiếu kiện đất đai nóng bỏng suốt mười mấy năm qua.
Suốt thời gian đó, nhiều ý kiến của các Luật sư, các Chuyên gia và Đại biểu Quốc hội, đã phản ánh những sai trái bất cập khi nhà nước thu hồi đất của người dân giao cho doanh nghiệp làm thương mại kinh tế.
Đúng ra nhà nước chỉ thu hồi đất cho những dự án an ninh quốc phòng mà thôi, còn lại doanh nghiệp muốn làm dự án kinh tế thì phải tự thỏa thuận chuyển nhượng đất với người dân.
Đến Luật đất đai năm 2013 đã có sự cải thiện theo hướng thu hẹp phạm vi những trường hợp nhà nước thu hồi đất và thu hẹp phạm vi cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất.
Những dự án như trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, chủ đầu tư sẽ phải tự thỏa thuận với người dân để có đất làm dự án.
Tuy vậy nhiều dự án với tính chất “lợi ích công” vẫn nằm trong danh mục được nhà nước thu hồi đất giao cho doanh nghiệp, như dự án khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, cụm công nghiệp, khu sản xuất…
Theo đó nhiều doanh nghiệp vẫn nương tựa và có mối quan hệ cộng sinh với chính quyền địa phương để thu lợi.
Nhưng có thêm một ràng buộc, là việc thu hồi đất cho những dự án này sẽ phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, thay vì quyền quyết định thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện như trước đó.
Vẫn còn lỗ hổng
Mặc dù chế định về thu hồi đất nói riêng và pháp luật về đất đai nói chung liên tục được chỉnh sửa, ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng những bất cập lỗ hổng vẫn còn, và theo đó quyền của người sử dụng đất vẫn rủi ro kém được bảo vệ.
Luật đất đai năm 2013 quy định việc thu hồi đất thực hiện một số dự án sẽ phải do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Nhưng vấn đề đặt ra là, với những dự án đã được phê duyệt cấp phép đầu tư từ trước đó, mới triển khai được một phần, phần còn lại của dự án sau năm 2013 mới triển khai tiếp thì sao.
Phần dự án triển khai sau này việc thu hồi đất có phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận không?
Một ví dụ như từ năm 2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp làm dự án cụm công nghiệp An Ngãi, nằm ở xã An Ngãi, huyện Long Điền.
Sau 10 năm dự án triển khai chỉ có một công ty thuê đất làm xưởng, nhiều diện tích đất bỏ trống, nhưng đến năm 2017 chính quyền địa phương lại tiếp tục thu hồi đất của các hộ dân.
Vậy phần dự án triển khai sau này, lúc này việc thu hồi đất có phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận như quy định mới không?
Bất công vẫn cao đầy
Cũng trong dự án này, người dân cũng thắc mắc, tôi cũng đang mở kho bãi kinh doanh, tại sao lại phải giao đất cho doanh nghiệp làm cụm công nghiệp?
Tại sao chúng tôi có đất lại bị mất rồi muốn có mặt bằng sản xuất lại phải đi thuê?
Những điều đó cho thấy, bất công vẫn còn cao đầy, mặc cho chế định về thu hồi đất liên tục được chỉnh sửa.
Và thực tế là khi nào vẫn còn chế định về thu hồi đất, kể cả vì lợi ích công cộng, thì bất công cũng vẫn xảy ra, vì tại sao một số nhỏ lại phải hy sinh lợi ích của mình vì những người khác?
Để đảm bảo lẽ công bằng thì luật đất đai sẽ phải tiến hóa lùi.
Sẽ phải giới hạn lại thật hạn hẹp những trường hợp được thu hồi đất như trước đây, chỉ thực hiện trong trường hợp thật cần thiết hoặc chỉ vì tình trạng nguy cấp như chiến tranh, chống thiên tai hay bão lụt mà thôi.
Lược lại lịch sử như thế để thấy những bất công, soi chiếu vào vụ việc ở Thủ thiêm thì thấy.
Nay với việc Ủy ban dân nguyện của Quốc hội tham gia vào công tác giám sát các vấn đề của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, sẽ mở ra hy vọng cho các vấn đề dân nguyện của người dân được lắng nghe chấp nhận.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của LS Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50710640
Khởi tố nguyên Giám đốc
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Bình
Ông Lê Quang Sỹ, nguyên Giám đốc Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh Quảng Bình, vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình tống đạt quyết định khởi tố bị can về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Khoản 2, Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 và bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Báo trong nước loan tin ngày 11/12, trích quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đưa ra 1 ngày trước đó.
Kết quả điều tra cho biết ông Lê Quang Sỹ trong thời gian làm Giám đốc Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh Quảng Bình đã không theo dõi, kiểm tra việc thu chi tại đơn vị; không sâu sát, thiếu kiểm tra đôn đốc giám sát công tác quản lý tài chính kế toán; không cùng thủ quỹ, kế toán kiểm kê quỹ tiền mặt để phát hiện thừa thiếu tiền tại quỹ; để cán bộ cấp dưới của đơn vị lợi dụng rút tiền từ ngân hàng không gửi tiết kiệm và không nhập quỹ; chi tiền nộp ngân hàng nhưng không nộp; thu tiền của các cơ quan, đơn vị ủng hộ nhưng không nhập quỹ để tăng nguồn thu mà sử dụng vào mục đích cá nhân với số tiền hơn 1,1 tỉ đồng.
Đầu năm 2019, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình đã phát hiện nhiều sai phạm trong công tác quản lý tài chính khi ông Lê Quang Sỹ nghỉ hưu và bàn giao nhiệm vụ cho Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Bình.
Sau khi kiểm tra phát hiện ông Lê Quang Sỹ – Giám đốc, bà Trần Thị Thủy – Kế toán và bà Hoàng Thị Hường – Thủ quỹ có dấu hiệu làm giả hồ sơ, chứng từ, thanh toán khống nhằm chiếm đoạt số tiền hơn 1 tỉ đồng trong ngân sách chi thường xuyên và tiền Quỹ Hỗ trợ Trẻ em.
Ngày 28/8 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Trần Thị Thuỷ và bà Hoàng Thị Hường về tội “Tham ô tài sản” được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015.
Bên cạnh đó, bà Trần Thị Thuỷ còn bị tạm giam 4 tháng và bà Hoàng Thị Hường bị cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra, làm rõ vụ án.
200 cá nhân và 18 tổ chức Đảng
trong lực lượng Biên phòng bị kỷ luật
18 tổ chức Đảng và 200 cá nhân trong lực lượng Biên phòng Việt Nam bị kỷ luật trong năm 2019.
Thông tin vừa nêu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2019, do Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức, khai mạc vào sáng ngày 11/12 và được truyền thông quốc nội loan đi trong cùng ngày.
Báo giới dẫn lời của Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng cho biết có hơn 400 tổ chức Đảng và hơn 3000 đảng viên được giám sát trong năm 2019 và thi hành kỷ luật đối với 18 tổ chức Đảng và 200 cán bộ, đảng viên; đồng thời điều tra, xác minh và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan nội bộ.
Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng còn cho biết trong năm 2019 đã kiểm tra toàn diện 66 đồn Biên phòng và đã thanh tra 5 đơn vị chịu trách nhiệm về quân sự, biên phòng, quản lý sử dụng đất quốc phòng…và chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm.
Liên quan đến công tác kỷ luật sai phạm trong quân đội Việt Nam năm 2019, Nguyên thứ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh quân chủng Hải quân Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị cách các chức vụ trong
Đảng, bị xóa tư cách nguyên tư lệnh Quân chủng Hải Quân và bị khởi tố với tội danh ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ theo khoản 3, điều 360 Bộ Luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Hiến bị quy trách nhiệm đã không thực hiện đúng thẩm quyền, vi phạm các qui định pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng đối với 10 khu đất quốc phòng và đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của đảng ủy Quân chủng Hải quân, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý, sử dụng các khu đất quốc phòng.
Trong cùng vụ việc còn có Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình. Hai sỹ quan cấp cao này, trong năm 2019 bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo.
Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn
bị triệu tập đến 2 phiên tòa trong tháng 12
Truyền thông trong nước cho biết tin này vào ngày 11/12 trích dẫn lời của TAND tỉnh Phú Thọ rằng tòa Phú Thọ sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm ông Đặng Anh Tuấn về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trước đó, vào ngày 25/11, TAND tỉnh Phú Thọ đã từng mở phiên sơ thẩm nhưng đã phải hoãn xét xử do ông Trương Minh Tuấn, với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vắng mặt tại phiên tòa. Hiện TAND Phú Thọ cho biết đã gửi giấy triệu tập ông Trương Minh Tuấn.
Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn đang bị tạm giam tại trại giam T16 (Bộ Công An).
Ông là bị can trong vụ án Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ xảy ra tại dự án MobiFone mua AVG mà dự định đưa ra xét xử từ ngày 16 đến 31/12, tại TAND Hà Nội.
Trong phiên tòa này, ông Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng TT&TT) bị triệu tập với tư cách bị cáo.
Cả hai cựu bộ trưởng đều đã bị khởi tố và bắt giam vào ngày 23/2/2019 và cả hai ông đều bị kỷ luật khai trừ khỏi đảng hôm 11/10.
Việt Nam liên tục có các phiên tòa ‘
tuyên truyền chống nhà nước’
Nhiều phiên toà với cáo buộc tuyên truyền chống lại chính quyền nhân dân đã được tổ chức trong thời gian gần đây tại Việt Nam.
Và kết quả là ngày càng có nhiều nhà hoạt động bị giam cầm, và thậm chí chết khi đang ở trong tù.
Mới đây nhất, nhà hoạt động Đào Quang Thực, 58 tuổi, nguyên giáo viên Trường tiểu học Triệu Phúc Lịch, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, bị kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” đã qua đời khi đang thụ án tại Trại giam số 6 (tỉnh Nghệ An).
Ông Thực đã nhập viện cấp cứu ngày 13/4 do sức khỏe ngày càng giảm khi ở trong tù.
Phản ứng dư luận sau khi cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt
‘VN bắt người đe dọa vị thế độc tôn quyền lực’
Ông Phạm Chí Dũng bị bắt: lý do và tác động tới giới hoạt động VN
Việt Nam ‘thực ra đã có lực lượng đối lập’
Ông Thực bị bắt ngày 6/10/2017 với cáo buộc theo điều 79 Bộ luật Hình sự – “Âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Theo đài VOA, trước đó, trong các bài viết đăng trên trang Facebook cá nhân, ông Thực phản đối Formosa trong vụ xả độc làm cá chết kéo dài dọc theo hàng trăm cây số bờ biển miền Trung và những tranh chấp về chủ quyền biển đảo của Việt Nam với Trung Quốc trên biển Đông.
Trong một tuyên bố gửi đến truyền thông, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) nhấn mạnh:
“Cái chết của ông Đào Quang Thực sau một vụ đột quỵ một lần nữa đặt ra vấn đề về điều kiện nhà tù khủng khiếp của Việt Nam. Cái chết của ông phải được điều tra một cách minh bạch, vô tư, và có báo cáo công khai về những gì đã xảy ra với ông…
“Trong khi chúng ta chưa thể kết luận bất cứ điều gì về những gì đã xảy ra với ông Đào Quang Thực, cái chết của ông đặt ra nhiều câu hỏi cần phải được chính quyền trả lời. Chẳng hạn, tại sao giám thị trại giam không cho phép đưa thi thể của ông về nhà chôn cất. Họ có điều gì muốn che giấu? Rõ ràng rằng có rất nhiều chuyện chính quyền cần giải thích,”
Gia tăng trấn áp
VN: Chính quyền có nên xem lại chính sách của mình?
Người bất đồng chính kiến Công giáo bị ”ngắm”?
Việt kiều Mỹ bị bắt cùng 4 nhà bất đồng chính kiến
Nguyễn Văn Hóa bị tạm giam theo điều 258
Nhà hoạt động Đào Quang Thực là một trong những trường hợp lãnh án tù do liên quan đến các hoạt động trên Facebook.
‘Liệu các cá nhân có bị trừng phạt bởi các hoạt động online’ là một trong những nội dung được đưa vào đánh giá trong báo cáo báo cáo “Freedom on the Net 2019” (Tự do trên mạng 2019), do tổ chức Freedom House công bố tháng 11vừa rồi. Và với nội dung này, Việt Nam nhận được số 0 tròn trĩnh trên tổng cộng 6 điểm, góp vào thành tích bết bát số điểm 24 trên tổng số 100 và do vậy được xếp vào nhóm các nước không có tự do internet.
Báo cáo này viết rằng, Việt Nam tiếp tục tiến hành đàn áp đáng kể chống lại quyền tự do ngôn luận trực tuyến. Việc các cá nhân bị truy tố bởi các hoạt động trực tuyến là phổ biến và một số blogger và người bảo vệ nhân quyền đã nhận án tù dài.
Theo báo cáo này, chỉ trong năm 2018, ít nhất 42 nhà hoạt động nhân quyền và blogger đã bị lãnh án tù.
Còn Tổ chức Theo dõi nhân quyền thì cho rằng, số tù chính trị tại Việt Nam hiện vượt quá con số 130. Trong khi đó, dự án 88 (định danh theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam – thì số các nhà hoạt động bị cầm tù là 269 và 143 người khác có nguy cơ bị bắt.
Mấy tuần gần đây, có thêm nhiều người bị cáo buộc tội danh “phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ra tòa.
Hầu hết họ đều liên quan đến việc sử dụng tài khoản Facebook để chia sẻ hay đăng tải các bài viết mà báo chí nhà nước Việt Nam gọi là “có nội dung xuyên tạc, kích động chống đối chính quyền lên mạng xã hội”.
Chẳng hạn, cuối tháng 11, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Thanh Giang (sinh năm 1971) với tội danh trên.
Theo cáo trạng, từ năm 2014 đến ngày 1/3/2019, anh Giang đã tạo tài khoản Facebook ‘Giang Tran Thanh’ sau đó đổi thành ‘Thanh Chan,’ và sử dụng tài khoản này để đăng tải, chia sẻ, bình luận các bài viết, hình ảnh hay video được cho là có nội dung tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xúc phạm Đảng Cộng sản và các cá nhân lãnh đạo của Việt Nam.
Còn tại Bạc Liêu, cũng vào cuối tháng 11, anh Nguyễn Chí Vững (sinh năm 1981) bị đưa ra toà với cáo buộc là đã tạo lập 2 tài khoản Facebook để livestream, đưa ra các thông tin “xuyên tạc, kích động tư tưởng, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.”
Và còn nhiều trường hợp khác cũng ra toà với cáo buộc tương tự trong thời gian gần đây như Phạm Văn Điệp (ở Thanh Hoá); Đoàn Viết Hoan, Võ Thường Trung, Ngô Xuân Thành và Nguyễn Đình Khuê; Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga (đều ở Đồng Nai).
Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam, những người bị cáo buộc tội danh này có thể sẽ bị phạt tù từ 5 đến 12 năm; trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể bị án tù từ 10 đến 20 năm.
Tiến bộ nhân quyền trở nên khó khăn hơn
Từ nông dân thành nhà bất đồng chính kiến
Nhà nước Việt Nam cần dũng khí ‘từ bỏ độc quyền báo chí’
HRW: Luật tố giác ‘trừng phạt tự do ngôn luận’
Ông Phil Robertson bình luận với BBC News Tiếng Việt rằng lý do thời gian gần đây Việt Nam gia tăng xét xử các vụ án liên quan dến hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là vì:
”Chính phủ Việt Nam muốn tranh thủ lúc cộng đồng quốc tế đang bị phân tâm và không chú tâm nhiều đến các vấn đề nhân quyền ở VN để dẹp yên các tiếng nói bất đồng, cũng như đe dọa những người khác đang manh nha ý định như vậy.”
Theo ông Phil Robertson, khi không có bằng chứng nghiêm trọng để buộc tội các nhà hoạt động, chính quyền sẽ viện đến điều 117 Bộ luật Hình sự. Bởi thực tế là việc tìm ra một số post [bài đăng] hoặc tuyên bố trên Facebook và rồi dùng nó để buộc tội họ với điều 117, tuyên truyền chống nhà nước, là khá dễ dàng.
Tác giả David Hutt trong bài viết “Việt Nam tấn công vào một nhà báo” trên Asia Times, nói về trường hợp nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người vừa bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ vì cáo buộc theo điều 117 Bộ luật Hình sự sửa đổi nói trên, cũng nhận định rằng, nỗ lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm trấn áp những tiếng nói bất đồng chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.
Ông Hutt lý giải rằng đó là do các chính quyền Mỹ liên tiếp nuông chiều Đảng Cộng Sản Việt Nam vì cho rằng, Hoa Kỳ phải duy trì liên minh chiến lược với Hà Nội vì Việt Nam chống đối lại sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Còn với ông Phil Robertson, trong khi người biểu tình và các nhà hoạt động rất kiên trì và dũng cảm đứng lên đòi sự tôn trọng các quyền con người, thì chính quyền Việt Nam cũng rất kiên trì trong việc phớt lờ các quyền đó. Bởi vậy, tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam hiện trở nên khó khăn hơn.
HRW: Nhân quyền VN ‘xuống cấp nghiêm trọng’
HRW: VN ‘leo thang bạo lực với giới hoạt động’
HRW: ‘Việt Nam không có phiên toà thực sự’
Tổ chức Theo dõi nhân quyền đã nhiều lần yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù chính trị bị giam giữ, chấm dứt các cuộc tấn công nhắm vào các nhà hoạt động; tôn trọng các quyền dân sự và chính trị cốt lõi.
Ông Phil Robertson cũng kêu gọi các nhà ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, cũng như đại diện Liên hiệp quốc tại Hà Nội, lên tiếng kêu gọi Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế về nhân quyền.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50727150
Việt Nam bắt 12 nhà báo trong năm 2019
Việt Nam bỏ tù 12 nhà báo trong năm 2019 và là một trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới có biện pháp đàn áp đối với báo giới chỉ trích chính phủ.
Thông cáo báo chí của Ủy Ban Bảo vệ Ký giả- CPJ, trụ sở tại Hoa Kỳ công bố ngày 11 tháng 12 kết luận như vừa nêu. Cụ thể trên toàn thế giới có ít nhất 250 nhà báo bị bỏ tù trong năm 2019. Năm ngoái con số cũng tương tự chỉ nhỉnh hơn một chút là 255.
Trung Quốc là nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất trong năm nay với số lượng ít nhất là 48 người; trở thành quốc gia đứng đầu đàn áp giới ký giả trong năm 2019. Theo CPJ thì số lượng nhà báo tại Hoa Lục bị bỏ tù tăng đều đặn mỗi năm kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền và củng cố kiểm soát chính trị tại đất nước đông dân nhất thế giới này.
Tại Việt Nam, kể sau kỳ đại hội đảng lần thứ 12 vào tháng giêng năm 2016 và ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức tổng bí thư, biện pháp đàn áp được nhận định tăng mạnh hơn so với trước đó. Nhà báo mới nhất bị bắt vào ngày 21 tháng 11 vừa qua là ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập.
CPJ tổng kết đa số những nhà báo bị bỏ tù đều đối diện với cáo buộc chống nhà nước hoặc bị cho là đưa tin giả.
Theo CPJ thì chừng 8% những nhà báo bị bỏ tù trên thế giới trong năm 2019 là nữ giới; giảm so với tỷ lệ 13% vào năm ngoái
CPJ cho rằng các nhà báo không thể bị cầm tù chỉ vì thực thi nhiệm vụ đưa tin của họ.
Cập nhật thông tin
về 164 sinh viên Việt mất tích tại Hàn Quốc
Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 11 tháng 12 cho biết trong số 164 sinh viên từ Việt Nam mất tích tại Hàn Quốc, có 161 sinh viên là người Việt.
Cụ thể, theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc được đại diện Đại học Incheon đưa ra vào ngày 10/12, nhà trường đang điều tra và tìm kiếm 164 sinh viên, trong đó có 161 sinh viên Việt Nam không đến lớp trong 15 ngày qua và không thể liên lạc được.
Đại học Incheon đã báo cáo vụ việc với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Bộ Tư pháp Hàn Quốc, theo quy định pháp luật.
Trước đó, hôm 10/12, báo chí Hàn Quốc đăng tin cho biết, cảnh sát nước đang tìm kiếm 164 sinh viên Việt theo học tại trường dạy tiếng Hàn thuộc Đại học Quốc gia Incheon sau khi nhận được thông báo của nhà trường về việc số sinh viên này vắng mặt. Những người biến mất nêu trên nằm trong số 1.900 sinh viên Việt Nam đang theo học khóa tiếng Hàn kéo dài 1 năm tại Đại học Quốc gia Incheon và chương trình học bắt đầu từ 4 tháng trước.
Trước đây, cũng từng có trường hợp, sinh viên, học sinh Việt Nam sang Hàn Quốc theo diện du học song bỏ học và trốn ra ngoài làm việc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, vụ việc này có khả năng dẫn tới việc cơ quan chức năng của Hàn Quốc sẽ thắt chặt việc cấp visa du học cho các sinh viên, học sinh Việt Nam trong thời gian tới.
Theo cơ quan chức năng Hàn Quốc, số lượng sinh viên, học viên Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc hiện nay là 37.426 người, tăng hơn 10.000 người so với cuối năm 2018. Sinh viên Việt Nam hiện chiếm 23,4% tổng số sinh viên nước ngoài tại đây và gấp 14 lần so với năm 2009.
Làng Việt kiều Campuchia ở hồ Dầu Tiếng:
Lênh đênh những phận đời…
Rời Campuchia trở về Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Thành, đang sinh sống tại hồ Dầu Tiếng, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; ông sinh ra ở Campuchia, và từng lưu trú tại Pursat; khu vực gần biển hồ Campuchia – Tonle Sap.
Cả cuộc đời ông gắn liền với biển hồ và nghề đánh cá, nhưng ông cho biết có nhiều lý do khiến ông và các gia đình khác chọn đường trở về quê hương để sinh sống, ông nói:
Làm ăn ở trển nó không ổn định cái chỗ này. Vì nó nhiều các chính quyền quá. Vì Camphuchia có biết bao nhiêu đảng, đảng này tranh giành đảng kia rồi xảy ra bắt bớ dân tình khó làm ăn.
Theo lời kể của các gia đình đang sinh sống tại hồ Dầu Tiếng thì hành trình trở về VN là một chặng đường gian nan. Họ mất khoảng 3-4 ngày di chuyển bằng ghe xuồng, đêm nằm ngủ giữa đồng không mông quạnh và cuối cùng cũng về được VN. Hầu như những người về từ Campuchia như họ đều sống tập trung tại Bo Túc, Tây Ninh, hoặc có thể đến làng bè thuộc ấp Hòa Lộc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương – cũng là nơi Việt kiều Campuchia tập trung sống cùng nhau – như người đàn ông này:
Trên đường đi thì cũng hồi hộp, biết về đây sống như thế nào. Thì lúc đó cũng suy nghĩ không biết về đây sống được không.
Đi 3-4 ngày mới tới đây. Cũng vất vả lắm ngủ lang thang vậy đó. Chỗ nào trống đất ruộng đồ thì lên đó ngủ chứ dưới vỏ đâu có ngủ được đâu. Đi 2-3 gia đình chung chỗ nào trống trống đất ruộng người ta đó thì lên đó trải cái su ra, mền mùng gì đó căng ra nằm ngủ.
Tìm nơi yên ổn mưu sinh
Từ ngày trở về Việt Nam, sinh sống cùng nhau tại hồ Dầu Tiếng, những người mang mác “Việt Kiều Campuchia” cho biết họ thoát được cảnh bắt bớ của phía chính quyền Campuchia. Tuy nhiên, họ lại đang lo những chuyện khác…
Tại Hồ Dầu Tiếng, họ vẫn với công việc đánh bắt cá mưu sinh. Tuy thu nhập không cao nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng: cảm thấy yên bình hơn.
Ông Thành và con trai cùng nhau đánh bắt cá, ông cho biết cả hai cha con ông được thoải mái mưu sinh trên hồ, ông nói thêm.
Kiếm 4-5 triệu được, tiền này á. Mình thấy thu được vậy đó heng, còn việc chi phí xăng dầu ăn uống thì nó đâu còn. Thành ra hơi thiếu thốn. Tiền xăng làm một ngày mình làm như vậy thí dụ mình thu được 5-7 chục ngàn, 1 trăm ngàn tiền này đi, thì tiền xăng hết 2-3 lít thì nó còn lại được mấy chục ngàn.
Nói chung bên hải sản đồ…chạy lên xuống gặp tui hoài mà nay người ta không làm khó khăn gì mình đâu. Mình làm đúng cái nghề của mình thôi.
Theo giải thích của ông Thành, nghĩa là miễn gia đình ông đánh bắt cá đúng luật (đánh bắt thông thường, không dùng điện chích) thì chính quyền Việt Nam không cấm đoán.
Mình hiểu chứ. Cá 8 ly, 1 phân thì người ta cấm đâu cho bắt. Thì mình cũng không nên làm cái nghề đó. Vì người ta muốn để cho dưỡng con cá lại để cho nó lớn lên được cá bự mình bắt thuận tiện hơn. Mình bắt cá con lần lần nó đứt giống thì nó đâu có còn, đâu có lớn được mà sinh đẻ thêm.
Thoát đói nhưng vẫn chông chênh
Con trai ông Thành cho biết ngoài công việc đánh bắt cá để kiếm tiền, gia đình ông còn nhận được sự trợ giúp của chính quyền và các mạnh thường quân. Nhiều đoàn đến thăm và tặng lương thực, nên gần như họ không sợ đói. Con ông Thành cho biết:
Trung bình cũng đủ ăn đủ xài, không thiếu thốn gì nữa đâu. Trên người ta cấp quà thì lâu lâu có 5-10 ký gạo ăn. Khi 4-5 ngày, khi 10 ngày cũng có.
Tuy vậy, một công việc tốt hơn để có thu nhập cao hơn nhằm trang trải cho các nhu cầu khác như sửa chữa nhà là mơ ước của bà con nơi đây. Nhiều người chia sẻ muốn có thêm đồng vào đồng ra để sửa chữa nhà tạm vì hiện giờ sống qua ngày là chủ yếu.
Bên cạnh đó, điều họ bận tâm nhất là chưa được cấp hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp lệ để yên ổn sinh sống mặc dù họ đã ở đây gần 2 năm. Và hai nơi Tây Ninh cũng như Bình Dương gần như không ai có giấy tờ tùy thân…Một gia đình sống tại hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh tâm sự:
Về đây cũng đâu có giấy tờ hợp lệ gì đâu. Người ta chứng nhận mình là người ở đây vậy thôi.
Không có giấy người ta đâu có cho nhà trọ nhà gì mướn, rồi cũng đi giăng lưới, đi nhổ mì, đi mần hồ.
Mình cũng chưa biết làm sao. Không có hộ khẩu hay chứng minh gì hết trơn. Mới về đây 1,2 năm nay.
Giăng lưới thì vài trăm ngàn có, vài chục ngàn có chứ đâu có được nhiều đâu.
Người trẻ có sức đi làm mưu sinh, còn phận những người già cả như gia đình ông bà này, cơ cực hơn nhiều. Ông bị tai biến, còn bà vá lưới có khi một ngày không kiếm ra nổi 10 ngàn đồng, bà nói:
Lúc ổng còn mạnh thì còn đi giăng lưới này kia sống kiếm ăn được. Giờ ổng bịnh tai biến rồi nằm một chỗ không có mần gì được.
Kiếm 10 ngàn còn không có. Hai ngày mới được một cái.
Không giấy tờ, không hộ khẩu khiến cho nhiều người dù có nhiều mong muốn đổi đời nhưng vẫn không thực hiện được.
Mình đâu có làm công ty được. Công ty người ta đâu có nhận mình vô làm đâu. Mình đi làm công trình này kia nọ thì được.
Ông Thành phân bua, gia đình ông được Tổng lãnh sự quán Battambang cấp vào năm 1991 nhưng chính quyền VN hiện nay không dựa vào giấy tờ đó để cấp hộ khẩu. Theo như ông biết thì trước đây, những trường hợp như ông đều được VN cấp hộ khẩu. Giờ, hình như VN tạm dừng chương trình đó rồi. Ông Thành tiếc nuối giải bày.
Người ta tạm dừng một thời gian mần hộ khẩu. Đầu tiên về xã thì nói giấy này làm hộ khẩu được. Nhưng mà lúc đó tui về còn khổ, xe cộ không có rồi không biết nữa thành ra không đi làm được. Chứ năm rồi tui lên trển làm mấy cô nói người ta đình lại một thời gian. Chừng nào người ta làm được thì điện xuống cho hay.
Người ta nói sắp xếp nhưng mà không biết chừng nào có.
Rất nhiều trường hợp rời bỏ Campuchia về Hồ Dầu Tiếng sinh sống đều không có giấy tờ chứng minh Quốc tịch, xuất cảnh từ Campuchia, do đó thời gian cư trú của họ tại Việt Nam trở nên khó khan, nhất là làm giấy khai sinh cho con cái.
Mình không có hộ khẩu không mua bảo hiểm được.
Con trai ông Thành lo lắng về tương lai của những đứa cháu của anh sẽ vất vả như anh. Không được đi học, không biết chữ…
Mấy đứa nhỏ ngày sau không được học chắc cũng y chang như mình lúc trước vậy thôi. Cuộc sống của mình đâu có ổn định được. Tự làm tự kiếm ăn chứ biết làm sao bây giờ.
Con gái ông Thành cho biết, chị sinh con ở Campuchia, rồi đùm đề cả gia đình về Việt Nam. Có thể nói, ba thế hệ cùng nhau sống tại làng việt kiều này…Con gái chị đã 5 tuổi và cũng chưa có giấy khai sinh để đi học
Mong muốn được đến trường
Trường hợp có được giấy tờ tạm trú thì con cái được đến trường. Con gái ông thành chia sẻ:
Mấy người về trước người ta có giấy tạm trú này kia đó, người ta có giấy tờ đưa đi học. Ưu tiên cho mấy người về trước. Còn người sau sau này thì không dám nhận nữa.
Hoặc có những lớp dạy học miễn phí cho các trẻ nhỏ ở làng Việt kiều Bình Dương:
Người ta cũng xuống đây dạy nè, người ta cũng ưu tiên cho những người Cam không có giấy tờ, cũng học mà nó còn nhỏ tuổi quá không học được. Lo mê chơi quá trời. Nào học được thì học, không được thì nghỉ.
Ở Tây Ninh thì hàng xóm của gia đình ông Thành, có con đang đi học cho chúng tôi biết:
Như mấy đứa con của tui lúc sanh ra trên Cam nó không có giấy khai sanh nên về đây làm giấy học cũng khó khăn hơn.
Năm rồi không có học được. Năm nay mới mần giấy vô học được.
Còn tại Bình Dương, những hộ chưa có giấy tờ thì con cái vẫn chưa được đến những trường học chính quy của nhà nước và học lâu dài.
Mong muốn sao có giấy tờ hợp lệ với người ta mà sống, con cái này kia được đi học chứ mong muốn gì bây giờ.
Được chính quyền tỉnh Tây Ninh và Bình Dương hỗ trợ từ năm 2016 nên nhiều trẻ em tại làng này đã được đến trường. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều em không đủ điều kiện vẫn phải ở nhà.
Ở Bo Túc, Tây Ninh thì đường xá dễ đi lại, nhưng ở làng Việt Kiều bên phía Bình Dương, con đường đi học còn khó khăn và gập nghềnh hơn, nhất là mùa mưa gió.
Mong mỏi duy nhất của bà con nơi đây là được chính quyền hai nơi này tái khởi động lại chương trình cấp giấy tờ cho các Việt Kiều Campuchia. Có như vậy thì con cái họ mới được cấp giấy khai sinh để đến trường, may ra mới có thể mong có cơ hội đổi đời trên mảnh đất quê hương – bỏ cái cảnh lênh đênh sông nước hết đời này đến đời sau…
Thực hư chuyện ‘công đoàn’ độc lập được thừa nhận ở VN?
Nhiều khái niệm liên quan đến ‘công đoàn độc lập’ thực ra đã bị ‘né tránh’ trong luật lao động sửa đổi của Việt Nam mới đây, theo khách mời của hội luận trực tuyến Bàn tròn thứ Năm của BBC News Tiếng Việt.
Hôm 05/12/2019, từ Paris, nhà báo Tường An, trong khi bình luận về thực hư của việc công đoàn được pháp ‘độc lập’ ở Việt Nam hay không, trước hết cho rằng nhà nước và chính quyền Việt Nam có thể đã chịu một áp lực nào đó, mà không đương nhiên tự ‘công nhận các quyền’ liên quan đến thiết chế thuộc xã hội dân sự này:
“Rõ ràng là có một áp lực, Việt Nam không đương nhiên mà công nhận những quyền này, hoặc là cũng không đương nhiên sửa đổi luật lao động.
“Những câu hỏi đặt ra thực hư như thế nào, thì sau khi Luật lao động với 17 chương và 220 điều được thông qua, thì tôi thấy rất nhiều báo đài đã lên tiếng ca ngợi là Việt Nam đã có “công đoàn độc lập”.
Bàn tròn BBC: Thực hư công đoàn được ‘độc lập’ ở VN?
Việt Nam thiếu kinh nghiệm về Công đoàn độc lập?
VN: Nghiệp đoàn sau CPTPP ‘không làm chính trị’?
VN: Chính quyền có nên xem lại chính sách của mình?
“Ngay cả tờ Le Courrier du Vietnam, tức là một tờ báo Tin Việt Nam bằng Tiếng Pháp cũng đã trích lời của Mỹ nói rằng Mỹ đã rất vui mừng và hoan nghênh việc Việt Nam thành lập công đoàn độc lập và cho đó là một sự thay đổi lịch sử trong luật lao động của Việt Nam.
“Nhưng mà chúng ta đọc kỹ 220 điều đó và nhất là chương 13 là chương thành lập các tổ chức đại diện cho người lao động, chúng ta không tìm thấy một chữ nào nói lên tính độc lập.
“Nó không có chữ độc lập và nó cũng không nói lên tính độc lập của cái gọi là tổ chức đại diện người lao động này.”
‘Biến mất và mơ hồ’
Và vị khách này, người cũng được biết đến với tên gọi là nhà hoạt động Ca Dao, thành viên tổ chức Liên đoàn Lao động Việt tự do, bình luận thêm về quá trình sửa đổi luật lao động mới đây của Việt Nam:
“Trong quá trình dự thảo từ tháng 3/2019, thì họ có nhắc đến một thuật ngữ là “nghiệp đoàn”, đó là một thuật ngữ mà tôi là một thành viên của Liên đoàn Lao động Việt cũng đã dùng, để phân biệt với công đoàn của nhà nước hiện nay.
“Nhưng sau rất nhiều lần hội họp để sửa đổi bản dự thảo, thì chữ “nghiệp đoàn” này, trong bản cuối cùng được thông qua, cũng đã biến mất, mà nó được gọi là ‘tổ chức đại diện cho người lao động’.
“Và trong tám điều ở chương 13 đó, thì chữ “đại diện” cũng biến mất đi, nó chỉ còn là ‘tổ chức người lao động’ mà thôi. Và nó có rất nhiều điều mơ hồ mà luật lao động mới này không nói rõ.
“Chúng ta thấy luật lao động mới này có hai khái niệm, thứ nhất là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, là tổ chức công đoàn duy nhất hiện được hoạt động một cách hợp pháp tại Việt Nam.
“Và cái thứ nhì mà họ gọi là ‘Tổ chức người lao động’, thì Tổng Liên đoàn lao động hoạt động theo luật Công đoàn, nhưng trong luật lao động mới này không nói rõ là ‘Tổ chức đại diện người lao động’ này sẽ hoạt động theo luật nào?
“Điều này là điều rất quan trọng, bởi vì nếu tổ chức mới này bị chi phối bởi luật Công đoàn, thì nó có thực sự độc lập hay không? Bởi vì theo điều 1 của luật Công đoàn thì các tổ chức công đoàn là một bộ phận chính trị của nhà nước Việt Nam, nó có nhiệm vụ phải thực hiện những chỉ tiêu của Đảng, nó có nhiệm vụ phải bảo vệ chính quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và nó phải nằm trong mặt trận Tổ quốc.”
‘Cam kết và thực hiện’
Từ Sài Gòn, dịch giả Hoàng Hưng, một nhà quan sát xã hội dân sự và hoạt động báo chí thuộc ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập ở Việt Nam, nói:
Hoàng Hưng: ‘XH dân sự lớn mạnh nhờ mạng’
VN: Nhà hoạt động công đoàn tố “bị khủng bố”
“Tôi thì tôi thấy ý tưởng mà Quốc hội Việt Nam thông qua luật lao động trong đó có điều khoản nói rằng, tôi không nghiên cứu sâu về các vấn đề chính trị, nhưng đại khái có thể đưa ra một ý tưởng nào đó rằng đến một ngày nào đó có thể cho phép lập nghiệp đoàn, hay tổ chức công nhân mà không phải ở trong hệ thống công đoàn mà do Đảng Cộng sản chỉ huy, đại khái như thế và coi như là ‘công đoàn độc lập’.
“Tôi thấy thực chất cái này, nói thật, chủ yếu cũng là đối phó với những sức ép phải có cái đó thì mới ký được những hiệp định kinh tế vân vân với châu Âu gì đó thôi, chứ còn khi nào mà Đảng Cộng sản
chấp nhận là có luật lập hội, tôn trọng quyền tự do lập hội của tất cả các xã hội dân sự, không cứ là công nhân, mà thực sự chúng tôi là nhà văn hay nhà báo, thì lúc đó mới là thực sự.”
Trước khi sửa đổi luật Lao động, thì Việt Nam phải sửa đổi lại Luật hình sựSaskia Bricmont, Dân biểu EU
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, một blogger và nhà quan sát xã hội dân sự bình luận từ quan điểm của mình:
“Việc luật Lao động mới vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua thì có chính thức thừa nhận Việt Nam có một cái gọi là ‘công đoàn độc lập’, tất nhiên là không phải ngay lập tức mà phải chờ đợi một số năm nữa.
“Thì đấy là một tin vui mà báo chí nước ngoài đã ghi nhận, nhưng đây không phải là bản thân nội tại của một cuộc đấu tranh của những nhà tranh đấu của Việt Nam ở trong nước mà nó có được điều đó, mà đây chủ yếu do sức ép của quốc tế, trong những điều kiện mà quốc tế nêu ra khi mà Việt Nam hội nhập sâu hơn, đó là điểm thứ nhất.
“Điểm thứ hai, tôi hoàn toàn nhất trí với nhà báo Tường An là có thực sự trở thành công đoàn độc lập thực sự hay không? Thì đây chính là những điều mà cần phải có sự đấu tranh trực tiếp nữa của những người công nhân, lao động ở trong nước.
“Bởi vì chỉ có sự đấu tranh, một cách đòi hỏi thực sự, thì chữ ‘độc lập’ hay ‘công đoàn độc lập’ ở trong Bộ luật lao động mới thành ra sự thật của lịch sử trong xã hội, chứ nếu không, nó chỉ có mãi ở trên giấy.
“Việt Nam đã từng cam kết rất nhiều với quốc tế về những điều này, điều khác, nhưng việc thực hiện nó như thế nào mới là điều quan trọng.”
‘Triển vọng và chế tài’
Từ London, ông Đoàn Xuân Kiên, một nhà quan sát khác về xã hội dân sự, nguyên Chủ nhiệm Tạp chí Thông luận, thuộc Tập hợp Dân chủ đa nguyên, nói:
“Tôi chỉ muốn góp thêm một góc nhìn là từ mặt vận động, sinh hoạt xã hội dân sự, để mà nhìn vấn đề này. Đồng ý là luật Lao động mới nó là một kết quả của sức ép quốc tế đối với nhà nước Việt Nam, để có thể sống sót trong những sinh hoạt cộng đồng thế giới, cái đó là tiến trình bắt buộc phải tới của sinh hoạt nhà nước.
“Nhưng cùng một lúc, như anh Nguyễn Xuân Diện cũng đã nói, là người Việt Nam đã phải đấu tranh rất vất vả để có được những cái mà chúng ta thấy ngày hôm nay, mà thí dụ như với anh Hoàng Hưng là cụ thể lắm rồi, (vận động) Văn đoàn Độc lập gặp bao nhiêu khó khăn, thậm chí không thấy ánh sáng cuối đường hầm.
“Chúng ta thấy rằng nhìn ở mặt vận động xã hội, tôi không bi quan, tôi chỉ thấy rằng phải tới một thời điểm nào đó, có một sự ý thức của cộng đồng, của xã hội, thì mọi chuyện mới có thể có những sự thay đổi, tiến triển và khi mà chúng ta không đồng lòng với sinh hoạt nằm trong một sự kiểm soát chặt chẽ, một tổ chức tình nguyện hay một tổ chức dân sự, mà lại bị chặt chẽ trong một hệ thống chính trị của nhà nước, thì nó mất tính cách tự lập, mất tính cách độc lập của nó.
“Nhưng mà vẫn phải có một vận động xã hội để sinh hoạt xã hội dân sự nó có thể tạo được những thành quả trong tương lai.”
Trước câu hỏi, liệu có cần có một biện pháp, hay thậm chí là ‘chế tài’ nào đó để các cam kết, nếu có, liên quan công nhận ‘công đoàn độc lập’ ở Việt Nam được tôn trọng, nhà báo và nhà hoạt động công đoàn độc lập Tường An từ Paris, nói với BBC:
“Một điều mà chúng ta chắc chắn sẽ xảy ra là họ (chính quyền) sẽ sử dụng những hành lang pháp lý để ngăn cản sự phát triển của các tổ chức này, tức là họ sẽ đưa ra những nghị định, những nghị quyết để giới hạn những tổ chức này.
“Cho nên bà nghị viên của Liên minh châu Âu (EU), trong ủy đàm phán về hiệp định ban thương mại EVFTA, bà Saskia Bricmont, cũng nói rằng: “Trước khi sửa đổi luật Lao động, thì Việt Nam phải sửa đổi lại Luật hình sự.”
“Điều đó rất là đúng, vì nếu không họ sẽ sử dụng những luật Hình sự bên cạnh đó để mà kết tội những người muốn thành lập và một điều mà tôi nghĩ rằng rất có thể xảy ra: “Việt Nam sẽ tìm cách qua mặt thế giới, qua mặt EVFTA bằng cách là họ sẽ chuyển những công đoàn cơ sở thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trở thành những công đoàn mà chúng ta tạm gọi là giữa hai dấu ngoặc kép “độc lập”.
Việc có thành hiện thực hay không thì đòi hỏi hai phía. Một là phía quốc tế người ta sẽ luôn luôn giám sát, luôn luôn theo dõi, luôn luôn xem thực hư như thế nào, người ta sẽ có những đoàn đi vào Việt Nam để điều tra xem thực hư như thế nàoTiến sỹ Nguyễn Xuân Diện
“Tức là ở trong luật Lao động mới này họ gọi là những ‘Tổ chức đại diện cho người lao động’, họ sẽ chuyển từ những công đoàn cơ sở này thành những tổ chức người lao động đó, nhưng như từ trước đến nay họ vẫn kết hợp với chủ sở hữu người lao động để ngăn cản những công đoàn độc lập thực sự, những tổ chức đại diện thực sự cho người lao động phát triển,” nhà hoạt động nói.
Từ góc nhìn của mình, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện bình luận thêm:
“Việc có thành hiện thực hay không thì đòi hỏi hai phía. Một là phía quốc tế người ta sẽ luôn luôn giám sát, luôn luôn theo dõi, luôn luôn xem thực hư như thế nào, người ta sẽ có những đoàn đi vào Việt Nam để điều tra xem thực hư như thế nào, đấy là điểm thứ nhất.
“Điểm thứ hai là ở trong nước, những nhà tổ chức hoạt động xã hội phải vận hành công đoàn độc lập như thế nào. Thì tôi nghĩ rằng việc có công đoàn độc lập, người ta chỉ đòi những quyền lợi của họ và những sự đúng đắn của họ giống như lâu nay thôi, chứ không có cái gì mà phải sợ hay phức tạp cả.
“Mà hội nhập thì phải chấp nhận và tôi tin rằng là công đoàn độc lập sẽ được vận hành, sẽ được tổ chức và nhà nước sẽ thấy được những cái lợi ở trong đó và nó không có gì nguy hiểm cho nhà nước và chế độ cả,” blogger và nhà quan sát nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC từ Hà Nội.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn nàyđể theo dõi Bàn tròn thứ Năm hôm 05/12/2019 liên quan đề tài nêu trên.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50733240
Hacker ‘được nhà nước VN hậu thuẫn’
tấn công hãng xe BMW và Huyndai
Truyền thông Đức hôm 11/12 dẫn một báo cáo cho biết nhóm tin tặc APT32, được cho là có sự hậu thuẫn của nhà nước Việt Nam, đã tấn công vào hệ thống mạng của các đại gia sản xuất xe hơi là BMW và Huyndai, để “đánh cắp bí mật thương mại”.
Theo tiết lộ của đài phát thanh truyền hình Đức BR, nhóm tin tặc Việt Nam, còn có tên Ocean Lotus, được cho là đã xâm nhập vào hệ thống mạng của các đại gia ô tô toàn cầu là BMW và Huyndai để giành quyền truy cập vào các bí mật thương mại của họ, nhưng những nỗ lực trên đã bị các nhóm bảo mật của công ty phá hỏng.
Tin cho hay các cuộc tấn công bắt đầu vào mùa Xuân năm nay khi các tin tặc thuộc nhóm APT32 cố cài đặt một công cụ độc hại có tên Cobalt Strike, có khả năng chiếm quyền kiểm soát các máy tính trong mạng, và từ đó truy cập vào các tệp tin được lưu trữ trong các hệ thống mạng đã bị tấn công.
Một mánh khoé khác của nhóm tin tặc này là lập ra một số trang web giả danh trang web của chi nhánh BMW ở Thái Lan và của Hyundai.
BMW không đưa ra bình luận về sự cố cụ thể này nhưng nói với đài BR rằng họ có hệ thống và quy trình để phát hiện các cuộc tấn công mạng và để phục hồi sau các cuộc tấn công này.
Hậu thuẫn từ nhà nước Việt Nam?
Đài phát thanh truyền hình Đức còn nói rằng “có bằng chứng mạnh mẽ về việc nhà nước Việt Nam hậu thuẫn cho nhóm APT32”.
Theo đó, BR dẫn lời ông Dror-John Röcher, thành viên của Tổ chức An ninh mạng của Đức (DCSO), nói rằng nhóm tin tặc bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công mạng vào thời điểm tập đoàn Vingroup mở một nhà máy sản xuất xe hơi, mà hầu hết thiết kế xe là xuất phát từ các công ty Đức.
Việt Nam từ lâu đã đưa ra chủ trương phát triển ngành công nghiệp chế tạo xe hơi, nhưng tất cả những nỗ lực trong hơn một thập niên qua đều không thành công.
“Có thể cuộc tấn công mạng mới nhất nhằm mục đích giành quyền truy cập vào tài sản trí tuệ thuộc về các công ty ô tô Đức”, tờ Teiss nhận định.
Chuyên gia Dror-John Röcher cho biết thêm rằng công cụ độc hại Cobalt Strike đã được nhóm APT32 sử dụng thường xuyên, và quá trình xem xét các sự cố liên quan cũng như phân tích các mục tiêu của nhóm tin tặc này cho thấy có bằng chứng mạnh mẽ về sự bảo trợ của nhà nước Việt Nam đối với nhóm này.
Theo BR, hồi đầu năm nay, Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức (VDA) đã đưa ra cảnh báo cho tất cả các công ty xe hơi về các cuộc tấn công mạng do nhóm tin tặc Ocean Lotus phát động nhắm vào hệ thống
thông tin của họ. Hiệp hội này đã mô tả chi tiết các công cụ và kỹ thuật của nhóm hacker, từ đó giúp cho các nhà sản xuất ô tô tăng cường các giao thức bảo mật không gian mạng của họ.
Nhóm tin tặc Việt Nam lâu nay được biết tiếng về các hoạt động gián điệp không gian mạng và nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp nước ngoài liên kết với sản xuất, sản phẩm tiêu dùng và khách sạn của Việt Nam.
Các chuyên gia của công ty an ninh mạng của Mỹ FireEye cho biết nhóm này cũng từng nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động chính trị và những người ủng hộ tự do ngôn luận ở Việt Nam và trên khắp Đông Nam Á.
Việt Nam có thể mua thêm tàu khu trục Gepard của Nga
Việt Nam mong muốn mua thêm 2 tàu khu trục tên lửa Gepard 3.9 của Nga đang được đóng tại nhà máy Gorky ở Zelenodolsk.
Trang tin Sputnik của Nga hôm 10/12 trích thông tin từ dịch vụ báo chí của Tổng thống nước cộng hòa Tatarsan thuộc Liên Bang Nga cho biết như vậy sau cuộc gặp giữa Tổng thống Rustam Minnikhanov và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.
Hiện Việt Nam đã có 4 tàu khu trục tên lửa Gepard 3.9 mua của Nga. Hai tàu khu trục đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam từ năm 2011. Chiếc thứ tư được giao cho Việt Nam vào tháng 5 năm 2017.
Theo Sputnik, các tàu loại này được thiết kế để tìm kiếm và chiến đấu với các mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và trên không, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, cũng như bảo vệ khu kinh tế biển.
Nga hiện là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Trước đó, Nga đã bán cho Việt Nam 6 tàu ngầm hạng Kilo trị giá khoảng 2 tỷ đô la. Nga cũng giúp huấn luyện thủy thủ Việt Nam và cung cấp thiết bị, kỹ thuật.
Những tranh chấp trên khu vực Biển Đông với Trung Quốc với những hành động lấn lướt của Bắc Kinh thời gian qua được các chuyên gia quốc tế đánh giá là nhân tố khiến Việt Nam gia tăng hiện đại hóa quân sự, đặc biệt là lực lượng hải quân, cảnh sát biển.
Sách Trắng Quốc phòng mới được công bố của Việt Nam cũng khẳng định phương châm bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa, và sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược. Sách Trắng cũng giới thiệu các trang thiết bị vũ khí của quân đội nhân dân Việt Nam mà theo giới thiệu là đủ mạnh để bảo vệ tổ quốc.
Bộ Tài Chính Cộng Sản Việt Nam có thể cắt giảm
một số thuế đối với nông sản Hoa Kỳ
Dưới áp lực của Hoa Kỳ, Bộ Tài chính cộng sản Việt Nam đang đề nghị giảm thuế đối với một số sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang nỗ lực để giảm bớt những áp lực của Hoa Kỳ về sự gia tăng thặng dư thương mại của Việt Nam.
Tờ Houston Chronicle đưa tin, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, cộng sản Việt Nam hiện đang xem xét thuế đối với một số sản phẩm của Hoa Kỳ để giúp cân bằng cán cân thương mại với Hoa Kỳ.
Bộ cho biết, bộ đề nghị giảm thuế đối với thịt gà từ 20% xuống 18%, Hoa Kỳ yêu cầu giảm thuế này xuống còn 14.5% vào năm tới và loại bỏ vào năm 2028. Bộ tài chính đề nghị cắt giảm thuế thịt heo từ 25% xuống 22%, và giảm thuế đối với táo và nho tươi từ 10% xuống còn 8% vào năm 2020. Thuế lúa mì có thể giảm từ 5% xuống 3% trong năm tới. Hoa Kỳ đang yêu cầu giảm thuế đối với thịt heo xuống còn 18.9% vào năm tới và loại bỏ hoàn toàn vào năm 2027.
Hoa Kỳ cũng muốn thuế đối với táo, nho và lúa mì của họ được bãi bỏ vào năm tới. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đạt gần 40 tỷ Mỹ kim trong năm 2018. Khoảng cách đạt 46 tỷ Mỹ kim trong 10 tháng đầu năm 2019, tăng 39% so với cùng thời kỳ năm ngoái.
Vào tháng 5 năm nay, Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia đang bị theo dõi về khả năng thao túng tiền tệ. Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross yêu cầu Việt Nam giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.
Mộc Miên
Những rủi ro của Việt Nam
Nguyễn Xuân Nghĩa
Cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn chưa ngã ngũ mà còn có thể kéo dài lan rộng vào việc cải tổ cấu trúc kinh tế của Bắc Kinh. Gặp cảnh ngộ đó, Việt Nam có thể tưởng mình có lợi vì bán hàng nhiều hơn vào thị trường Mỹ khi số nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã giảm mạnh. Nhưng thật ra Việt Nam cũng gặp nhiều rủi ro tiềm ẩn về cả ngoại thương lẫn ngoại tệ. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao….
Hàng xuất khầu “made in Vietnam”
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, Cục Thống Kê Hoa Kỳ thuộc Bộ Thương Mại cho biết rằng so với cùng kỳ năm ngoái thì số xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong bốn tháng đầu năm nay đã tăng hơn 38% trong khi hàng hóa Trung Quốc bán vào thị trường Hoa Kỳ lại giảm tới gần 13%. Ai cũng nhìn ra mối tương quan của sự chuyển dịch đó là Việt Nam có lợi trong trận thương chiến đã bùng nổ từ năm ngoái giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng liệu rằng lợi thế đó có thể gây tác dụng ngược là Việt Nam sẽ bị Hoa Kỳ trừng phạt khi bán hàng của Trung Quốc và nhiều xứ khác dưới nhãn hiêu gọi là “Chế tạo tại Việt Nam” hay chăng? Ông nghĩ thế nào về rủi ro này?
Việt Nam gặp rủi ro lớn nếu hàng của mình cũng bị áp thuế 25% vì đó chỉ là hàng Trung Quốc dùng Việt Nam làm nơi trung chuyển để bán qua Hoa Kỳ. Cái lợi ngắn hạn của sự gian lận không bù nổi sự thiệt hại cho cả nền kinh tế.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Nhìn trong trường kỳ thì từ năm năm trước rồi, kinh tế Trung Quốc hết giữ vai trò “công xưởng toàn cầu” nhờ lợi thế dân số đông và nhân công rẻ cho nên giới đầu tư cần tìm các thị trường thay thế, trong đó có Việt Nam. Nhưng thật ra, từ nhiều năm nay Việt Nam chưa khai thác nổi lợi thế mới. Nhìn vào ngắn hạn khi hàng hóa Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế vì hiệu ứng của trận thương chiến, trong khi hàng Việt Nam lại không bị thuế nhập nội vào Mỹ thì quả nhiên là số xuất cảng của Việt Nam vào Mỹ tăng vọt như chúng ta vừa thấy. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là hàng đó có thật là do Việt Nam chế tạo hay chỉ là hàng Trung Quốc hoặc của nước khác được ngụy trang thành hàng Việt Nam?
– Chính quyền Mỹ, từ các Bộ Ngân Khố, Thương Mại tới đích thân Tổng thống Donald Trump, đã cảnh báo về hiện tượng ấy sau khi áp thuế tới 400% trên thép từ Việt Nam vào Tháng Bảy vừa qua vì đấy là thép của xứ khác.
– Có lẽ Chính quyền Hà Nội cũng hiểu vậy mà chưa thể kiểm soát hay ngăn nổi tình trạng gian lận đó. Vì vậy, rủi ro cho Việt Nam là có thật nếu Chính quyền Mỹ điều tra và kết luận rằng Việt Nam bán hàng của Tầu vào Mỹ như Tổng trưởng Thương Mại Hoa Kỳ, ông Wilbur Ross, đã nhắc vào đầu tháng trước tại Hà Nội.
Nguyên Lam: Giới quan sát quốc tế cho là cả hai Chính quyền Mỹ-Việt đều đang điều tra hiện tượng này với kết quả là Hà Nội đã ngưng bán một số loại ván ép vào thị trường Mỹ sau khi số ván ép của Trung Quốc tuồn vào Việt Nam tăng đến 37% vào quý một của năm nay khi ván ép của Việt Nam bán vào Mỹ lại tăng đến 95% trong cùng kỳ sau khi ván ép của Tầu vào Mỹ bị áp thuế đến 25%. Ông nghĩ sao về chuyện đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Quả thật Việt Nam gặp rủi ro lớn nếu hàng của mình cũng bị áp thuế 25% vì đó chỉ là hàng Trung Quốc dùng Việt Nam làm nơi trung chuyển để bán qua Hoa Kỳ. Cái lợi ngắn hạn của sự gian lận không bù nổi sự thiệt hại cho cả nền kinh tế. Vì vậy mà tháng trước quan thuế của Việt Nam đã tịch thu khoảng hơn bốn tỷ đô la nhôm Tầu ngụy danh là nhôm sản xuất tại Việt Nam.
Bài toán cho giới lãnh đạo Hà Nội
Nguyên Lam: Như vậy thưa ông, đâu là bài toán cho giới lãnh đạo Hà Nội?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -Việt Nam có một hệ thống kiểm soát rất rộng mà nông vì kém hiệu năng mà thừa tham nhũng. Hải quan của Việt Nam chỉ có thể kiểm tra được 5% các hồ sơ xuất nhập khẩu nên hàng của Trung Quốc rất dễ vào Việt Nam rồi dán nhãn Việt mà tái xuất cảng vào Mỹ. Chính quyền Hoa Kỳ biết vậy và dùng đó làm sức ép để phía Việt Nam giảm mức xuất siêu trong luồng giao dịch với Mỹ. Tại Hà Nội, Tổng trưởng Thương Mại Wilbur Ross có phát biểu là việc mua bán giữa đôi bên đã tăng rất mạnh trong 25 năm qua, nhưng Việt Nam lại đạt thặng dư mậu dịch tới 40 tỷ đô la với Hoa Kỳ.
– Một giải pháp khai thông cho Hà Nội là nên mua thêm hàng và tiếp nhận đầu tư từ doanh nghiệp Mỹ. Khi đó, vấn đề vẫn lại là cơ chế của Việt Nam, chưa nói tới một khía cạnh quan trọng không kém là việc hợp tác về an ninh và quân sự với Hoa Kỳ trước đà bành trướng và sức ép của Bắc Kinh nếu ta nhớ rằng ngoài Tổng thưởng Thương Mại thì Tổng trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng vừa thăm Việt Nam và năm tới sẽ trao cho Hà Nội một chiến hạm thuộc lớp Hamilton của Lực lượng Cảnh sát Duyên phòng Hoa Kỳ.
Nguyên Lam: Ngoài ra, ông còn thấy rủi ro gì khác cho Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Ngoài chuyện ngoại thương, tôi còn thấy một vấn đề khác là ngoại tệ!
– Việt Nam hãnh diện là đạt xuất siêu, là xuất nhiều hơn nhập, trong mối quan hệ về ngoại thương với các nước. Nhưng xuất siêu của Việt Nam với Hoa Kỳ đang là vấn đề như chúng ta vừa phân tách ở trên. Đã vậy, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam còn nhận được một lượng kiều hối rất cao, năm nay có thể lên tới gần 17 tỷ đô la. Nhưng đấy chỉ là mấy con số ảo nếu chúng ta chịu khó đào sâu một chút.
Những con số ảo
Nguyên Lam: Vì sao ông lại gọi đó là những con số ảo?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Nếu nhìn trên tổng thể của kế toán quốc gia thì quả là kinh tế của Việt Nam có đạt thặng dư mậu dịch. Nhưng đi vào chi tiết thì ai đạt mức thặng dư đó?
– Kinh tế Việt Nam còn quá lệ thuộc vào luồng đầu tư trực tiếp của nước ngoài, thường được gọi tắt là FDI, từ Foreign Direct Investment. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để dùng lao động Việt Nam làm gia công và xuất khẩu ra ngoài. Trong khi lượng xuất cảng của các doanh nghiệp có 100% phần vốn của ngoại quốc chiếm tới 70% của số xuất cảng của Việt Nam thì các doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm có 30% mà thôi. Nói cho phũ phàng thì doanh nghiệp quốc tế chiếm phần lớn, tỷ trọng đóng góp thuần túy của Việt Nam chỉ có phần nhỏ và sau khi sử dụng công sức của dân Việt doanh nghiệp quốc tế có thể chuyển tiền lời ra ngoài.
– Bước kế tiếp, ta nên tự hỏi là doanh nghiệp nội địa cần nhập bao nhiêu để có thể xuất khẩu hàng hóa ra ngoài? Câu trả lời là Việt Nam đã để mất ngoại tệ khi buôn bán với thế giới, con số đó cho cả năm nay có thể vượt quá 41 tỷ đô la, cao hơn gấp đôi lượng kiều hối được trút vào Việt Nam là khoảng 17 tỷ trong năm nay….
Nguyên Lam: Nghĩa là đằng sau nhưng con số hào nhoáng đó, thật ra Việt Nam lại bị thất thoát ngoại tệ trong luồng giao dịch buôn bán với các nước. Thưa ông, Việt Nam còn bị những rủi ro gì khác?
Nạn thương chiến với Hoa Kỳ không là mối hiểm nguy duy nhất đối với Việt Nam, mà rủi ro về thiếu ngoại tệ mới là bài toán đáng ngại cho ngân sách quốc gia. Trong khi đó, kinh tế của Việt Nam vẫn quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, là hiện tượng mà quốc tế gọi là một “nền kinh tế công cụ”, hay “captive economy”.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Hiện tượng tẩu tán tư bản hay thất thoát ngoại tệ còn có nhiều ngả khác nữa, thí dụ như tiền đầu tư vào du học sinh, hay đầu tư vào gia cư địa ốc ở ngoại quốc, năm nay, hai khoản này có thể lên tới ítt nhất là sáu tỷ đô la, mà ta chưa nói đến việc đầu tư ra ngoài bị thua lỗ, thậm chí mất sạch vốn.
– Việt Nam đang hãnh diện là trong bốn tháng đầu năm nay đã bán được hơn 20 tỷ đô la hàng hóa vào Mỹ thì lại có thể bị trừng phạt nếu là hàng gian lận mượn nhãn “Chế tạo tại Việt Nam” như chúng ta vừa trình bày. Trong khi đó luồng ngoại tệ bị chảy ra ngoài qua ngả nhập khẩu, du học, đầu tư và thất thoát vì thua lỗ có thể vượt quá 40 tỷ trog năm nay. Tức là Việt Nam thật ra thiếu ngoại tệ và đang cuống cuồng đi vay, ít ra là hơn 20 tỷ đô la trong năm nay. Có vay là có trả cả vốn lẫn lời sau này mà cũng chỉ bằng phân nửa kim ngạch ngoại tệ bị chảy ra ngoài. Vì vậy, nạn thương chiến với Hoa Kỳ không là mối hiểm nguy duy nhất, mà rủi ro về thiếu ngoại tệ mới là bài toán đáng ngại cho ngân sách quốc gia. Trong khi đó, kinh tế của Việt Nam vẫn quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, là hiện tượng mà quốc tế gọi là một “nền kinh tế công cụ”, hay “captive economy”.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích của tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/high-risks-for-vietnam-12112019094358.html
‘Vụng chèo – khéo chống’
vụ nữ công an cấp tá quỵt tiền xe
Thêm một vụ việc liên quan đến cán bộ Công an hành xử sai trái khiến công luận lên án. Đó là chuyện nữ trung tá công an thuê xe đi trong và ngoài tỉnh với giá 3 triệu nhưng chỉ trả 1 triệu. Khi dân đề nghị công an tỉnh xử lý thì được báo người quỵt tiền xe này bị bệnh tâm thần.
Công luận đặt câu hỏi tại sao một người bị tâm thần vẫn giữ chức vụ đến khi có chuyện xảy ra mới cho biết là ‘tâm thần’.
Biện giải ‘tâm thần’ cho nữ trung tá Công an quỵt tiền xe được Công an tỉnh Thái Bình đưa ra và báo Nhân Dân điện tử hôm 9 tháng Mười Hai thuật lại. Bản tin liên quan đến trung tá công an Vũ Thùy Linh đang công tác tại Phòng Hồ Sơ Nghiệp Vụ, Công An tỉnh Thái Bình. Theo đơn kiện từ anh Bùi Đức Hân, một cư dân Thái Bình, trong 2 ngày 7 và 8 tháng Mười Một trung tá công an Vũ Thùy Linh đã thuê anh chở xe đi một số điểm trong và ngoài tỉnh với giá thỏa thuận 3 triệu đồng.
Tuy nhiên sau đó trung tá công an Vũ Thùy Linh chỉ trả cho anh Hân 1 triệu mà thôi, 2 triệu kia mãi không chịu thanh toán dù bị anh Hân đòi nhiều lần.
Chính trung tá công an Vũ Thùy Linh cũng nhận có thuê anh Hân chở đến một số địa điểm trong tỉnh Thái Bình rồi ra tới Nam Định và Hà Nội nhưng chỉ trả 1 triệu và 2 triệu còn lại được cho là tính quá cao nên chưa trả.
Đại đa số công an giữ được bản lĩnh của mình, nhưng mà không loại trừ khả năng bao che. Một ít kẻ viện lý do này lý do khác đề bào chữa cho cá nhân hoặc cho lực lượng,
-Cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang
Tin nói mẹ của trung tá Vũ Thùy Linh cũng đã cùng với công an xác nhận con bà lâu nay có biểu hiện bất thường của người bệnh tâm thần. Người mẹ này đã xin lỗi và trả số tiền còn lại cho anh Bùi Đức Hân.
Bị tâm thần mà leo đến chức trung tá công an thì sao mà đủ bản lĩnh chu toàn trách nhiệm, lại biết chê mắc chê rẻ để khỏi trả tiền thì khôn chứ đâu có tâm thần gì, là suy nghĩ của đại tá Nguyễn Đăng Quang, cựu cán bộ an ninh Bộ Công An:
“Chú từng ở trong ngành nhưng đã về hưu rồi, nhưng chú cũng biết đại đa số giữ được bản lĩnh của mình, nhưng mà không loại trừ khả năng bao che và binh vực cho công an. Một ít kẻ viện lý do này lý do khác đề bào chữa cho cá nhân hoặc cho lực lượng”
Kỳ kèo, đôi co, dằng dai không chịu trả tiền đâu phải chuyện lạ trong mua bán, blogger, nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy nhận định, vấn đề ở đây kẻ quỵt tiền lại là một công an cấp tá được xác định có bệnh tâm thần sau khi việc thưa gởi xảy ra:
“Một người đã phấn đấu lên hàng trung tá công an thì lúc phấn đấu không đơn giản đâu. Đến khi quỵt tiền người ta mới trở thành tâm thần thì ai xác định?Thực ra mà nói tôi không nghĩ cô này tâm thần mà tôi nghĩ là bao che”
Đối với blogger Lâm Ngân Mai, bảo trung tá công an Vũ Thùy Linh có biểu hiện bất bình thường dẫn đến chứng rối loạn phân liệt cảm xúc là coi thường sự suy xét của người dân, thêm vào một chuyện sai trái tích lũy vào những tiêu cực sai trái của ngành công an đến độ những gì xuất phát từ việc làm của ngành đều khiến người ta nghi ngờ, dè bỉu:
“Một ngày hàng trăm, hàng chục vụ như đang nói mà một vài vụ điển hình bị rò rỉ thôi. Đó chỉ là cái ngọn, cái gốc của vấn đề còn hoài. Hết bà này đến ông khác mình nhắm một ngày có thể tìm hiểu hết phốt này phốt nọ phốt kia không? Nhìn vô vấn đề là biết đúng sai như thế nào và vô lý ra sao rồi. Đi tìm cái ngọn hay đi tìm cá nhân thì không thể nào đủ thời gian được. Trong diễn đạt đã kèm câu trả lời cho câu hỏi đó rồi”.
Blogger Nguyễn Tường Thụy thì phân tích những trường hợp tâm thần bị gán ghép ở Việt Nam, một bên trong mục đích bao che và một bên có chủ ý kết tội. Ông đưa ra hai trường hợp nhà báo Lê Anh Hùng của đài VOA và xướng ngôn viên Kiều Trinh, con gái tổng giám đốc Đài Truyền Hình Việt Nam:
“Công an bảo tâm thần là tâm thần, bảo không tâm thần là không tâm thần. Trường hợp Lê Anh Hùng viết cho đài VOA đấy, anh vẫn tỉnh táo nhưng lại bảo anh ấy bị tâm thần mà không có cơ sở nào xác định được. Đầu tiên họ bắt và truy tố nhà báo Lê Anh Hùng theo Điều 258. Sau này ra tòa thì họ chuyển sang bệnh viện tâm thần. Hiện nay Lê Anh Hùng bị cưỡng bức uống thuốc, trói chân trói tay, tống các
thứ thuốc gì vào cơ thể của anh. Muốn cho anh là tâm thần thì họ làm như vậy. Trướng hợp ngược lại là cô Vũ Thùy Linh này thì họ muốn cho cô tâm thần để chối tội thôi”
Một người đã phấn đấu lên hàng trung tá công an thì lúc phấn đấu không đơn giản đâu. Đến khi quỵt tiền người ta mới trở thành tâm thần thì ai xác định?Công an bảo tâm thần là tâm thần, bảo không tâm thần là không tâm thần.
– Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy
“Về thí dụ Kiều Trình ở Đài Truyền Hình Việt Nam, đi lấy đồ ở siêu thị bên Anh nhưng vì có giấy tâm thần cho nên là vô can với pháp luật bên Anh. Tâm thần mà về thì vẫn cứ lên sóng phát thanh, sóng truyền hình để rao giảng về đạo đức, về văn hóa. Đây là chuyện hết sức vô lý,nếu tâm thần tại sao được cất nhắc lên chức trung tá, rồi sau xì căng đan lại bị tâm thần, chuyện không có cơ sở khoa học.
Thực trạng chạy giấy ‘tâm thần’ từng được nhiều người xác nhận xảy ra ở Việt Nam. Mạng VietnamNet vào tháng 8 năm 2018 loan tin Bộ Y tế họp khẩn với lãnh đạo các cục, vụ và một số bệnh viện tâm thần trên địa bàn Hà Nôi để làm rõ thông tin Bệnh viện Tâm Thần Trung ương 1 làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần để giúp các đối tượng trốn án.
Đây là một lĩnh vực ‘tham nhũng’ giúp ‘trắng hóa đen’, ‘ rửa sạch tội cho thủ phạm’, hoặc hơn nữa là ‘triệt hạ người mà chế độ không ưa’…
‘Kỷ luật’ có phải là luật pháp?
Rất nhiều người phấn khởi cho rằng cuối cùng thì sự chờ đợi của dư luận cũng được phản hồi, ba nhân vật có “vấn đề” từ bao năm nay đã lên thớt và chắc chắn bọn họ có an toàn về vườn thì sinh mệnh chính trị cũng không cách nào cứu vãn.
Thật ra nếu nói người cộng sản coi trọng sinh mệnh chính trị thì chỉ đúng phân nửa, đúng khi họ chưa ngoi lên tới đỉnh cao quyền lực thì sinh mệnh chính trị là cứu cánh cho mục tiêu ấy, nhưng tới khi đã đạt được đình cao rồi thì “sự nghiệp tài sản” mới quan trọng đối với họ. Cống hiến để đổi lấy cái thành quả cuối cùng ấy bằng mua chuộc, quỳ lụy, cấu kết, biển thủ và cuối cùng là hạ cánh an toàn. Để đạt được mục tiêu họ sẵn sàng mua chuộc đường giây dẫn tới vị trí mà họ nhắm tới. Muốn chắc chắn hơn họ chấp nhận quỳ lụy và dâng hiến tất cả những gì họ có. Họ sẽ cấu kết với nhau làm thành liên minh để kiếm chác và hành vi biền thủ công quỹ là mục tiêu cuối cùng trước khi hạ cánh. Những đoạn đường ấy họ lấy bốn chữ sinh mệnh chính trị ra để khỏa lấp hay che đậy cái ý đồ mà họ theo đuổi cho tới khi vụ việc bị công luận vạch mặt họ mới cam chịu nhưng không dễ gì khai ra đồng phạm vì đồng phạm là cái phao cuối cùng họ có thể bám víu vào trong thời khắc nguy nan nhất.
Đối với Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật do vi phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 thì thay vì lo buồn ông ta có thể nâng ly cùng bạn bè cánh hẩu để thở phào vì việc kỷ luật ông về cái tội này chỉ là hình thức giơ cao đánh khẽ. Đáng ra ông ta phải chịu hình phạt nặng nề hơn nhiều lần vì trong những năm lãnh đạo tỉnh Hà Giang ông Bí thư tỉnh ủy đã đưa vào hệ thống gần như toàn bộ gia đình gần xa vào làm trong những vị trí quan trọng nhất của tỉnh. Với 8 cái tên họ Triệu trong các huyện, thuộc tỉnh Hà Giang ông Triệu Tài Vinh xứng đáng nhận lãnh huân chương “vì sự nghiệp gia đình” hạng Nhất. Nếu ông bị phanh phui vụ này thì 8 người mà ông cơ cấu ấy sẽ theo ông về chầu Hỏa Lò trong những căn phòng tăm tối nhất.
Ông Vũ Huy Hoàng là nhân vật thứ hai lên thớt sau khi đã bị cho về vườn không kèn không trống. Lý do đầu tiên không khác gì Triệu Tài Vinh vì năm 2015, trong khi đương chức Bộ trưởng Bộ Công thương ông Hoàng đã cơ cấu cho con trai là Vũ Quang Hải khi đó 28 tuổi được lãnh đạo Bộ Công Thương điều động về Sabeco ở vị thế hàm Phó vụ trưởng để đảm đương vị trí chủ chốt là Thành viên HĐQT, đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc. Năm 2011, ông Vũ Quang Hải từng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí VN (PVFI – trong ngành công thương do ông Vũ Huy Hoàng phụ trách).
Nhưng đây chưa phải là lý do cốt yếu vì hệ thống này có hàng trăm thái tử đỏ nắm vận mệnh quốc gia chỉ vì là con cháu ông này bà nọ. Lý do khiến ông Vũ về vườn là có quan hệ cốt tử với Trịnh Xuân
Thanh và bị cho về vườn là vẫn còn may mắn. Lần này bị nêu tên một lần nữa chắc sự may mắn ấy chào vĩnh biệt ông rồi.
Ông thứ ba là Hoàng Trung Hải, khác biệt hẳn với hai người trước nhưng khi bị đặt lên chiếc lò bát quái của ông Trọng quan hình thức kỷ luật thì hầu như dân chúng khắp nơi hoan hỉ vỗ tay chúc mừng. Ông Hoàng Trung Hải mang một tội danh khác: tham nhũng, được mỹ từ hóa “đã có ý kiến chỉ đạo nâng tổng mức đầu tư dự án Gang thép Thái Nguyên thiếu căn cứ”. Số tiển tham nhũng chưa được xác định nhưng hậu quả thì ai cũng thấy: Một nhà máy bề thế hạng nhất miền Bắc nay biến thành sắt vụn phế thải vì không thể vận hành trong hàng chục năm qua.
Hoàng Trung Hải nguyên là Phó Thủ tướng, hiện giữ chức Bí thư thành ủy Hà Nội, một vị trí có tiềm năng trở thành “tam trụ” trong nay mai bỗng dưng bị đá văng khỏi chiếc ghế vàng không thể là một quyết định vội vàng mà quyết định ấy phải nâng lên đặt xuống không biết bao nhiêu lần vì Hoàng Trung Hải có một yếu tố rất quan trong khác đỡ đầu đó là yếu tố Trung Quốc.
Dĩ nhiên cả guồng máy này đều không ít thì nhiều dính dáng tới Trung Quốc nhưng dính tới mức mà một Phó Thủ tướng rồi Bí thư thành ủy như ông ta lại bị một người tấn công không mệt mỏi để công luận chú ý tới lai lịch cũng như hành vi thân cận Trung Quốc thì không thể không có vấn đề.
Người ấy là Blogger Lê Anh Hùng, một cộng tác viên của đài VOA, từng có hàng chục lá đơn tố cáo ông Hoàng Trung Hải là Tàu cộng, bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam từ Tháng Bảy, 2018. Ông Hùng viết tới 76 lá đơn tố cáo ông Hoàng Trung Hải trước khi bị bắt.
Và dĩ nhiên không ai dám kết án ông Bí thư thành ủy Hoàng Trung Hải là có hành vi bán cả nhà máy Gang thép Thái nguyên cho Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC).
Suy cho cùng, cả ba “ông bị can” chỉ là một cái cớ để người dân nhìn về hướng khác mặt dù cái cớ này xem ra nặng ký và khó tiêu hóa cho một thể chế lấy hào nhoáng bên ngoài làm cứu cánh hơn là quyết tâm tiêu diệt tham nhũng từ trong trứng nước.
Nếu quyết tâm thì đã không có các vụ án Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng. Sẽ không có Vũ Nhôm, hay tệ hơn là Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son trong vụ MobiFone mua AVG. Cũng sẽ không có Thủ Thiêm đang mưng mủ. Những Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân sẽ không có cửa để trở thành sứ quân.
Trong khi ba ông lên thớt thì làng Vũ La, xã Nam Đồng, huyện Nam Sách, Hải Dương chính quyền gióng trống phất cờ chiếm đất nông dân để giao cho doanh nghiệp. Trong khi Thủ Thiêm còn chưa hết tang thương thì quan quân đã kéo tới Vườn rau Lộc Hưng tấn công đập phá một mảnh đất con con nhằm chứng tỏ bạo lực cách mạng là đúng đắn.
Vậy thì có nên tin quyết tâm trong sạch bộ máy để đất nước đứng lên hay quyết tâm trả thù bất kể nhân dân lụn bại?
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tai-vinh-vu-huy-hoang-hoang-trung-hai/5200482.html