Tin Việt Nam – 11/08/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 11/08/2018

Tù chính trị Trần Thị Thúy mãn án

Tù nhân chính trị Trần Thị Thúy vào ngày 10 tháng 8 mãn án 8 năm tù giam với cáo buộc ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Vào sáng sớm ngày 10 tháng 8, Công an đưa chị Trần Thị Thúy về nguyên quán của chị ở tỉnh Đồng Tháp.

Chị Trần Thị Thúy, sinh năm 1971, bị bắt vào tháng 8 năm 2010 và đến ngày 30 tháng 5 năm 2011 bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân Tỉnh Bến Tre với bản án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế theo cáo buộc vừa nêu.

Tuy nhiên trong suốt thời gian từ khi bị bắt đến ngày mãn án tú, chị Trần Thị Thúy không nhận tội. Thân nhân của chị qua những lần thăm gặp và một số nữ tù nhân ở cùng trại giam giữ với chị như Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung cho biết trong thời gian ở tù, chị Trần Thị Thúy không được khám chữa bệnh đầy đủ và chịu nhiều biện pháp hà khắc của cán bộ trại giam.

Bản thân chị Trần Thị Thúy và gia đình đi khiếu kiện về vụ việc nhà cửa, đất đai bị thu không đúng qui định. Sau đó chị tham gia lên tiếng đấu tranh cho những dân oan khác cũng như các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Chị Trần Thị Thúy bị bắt và xét xử cùng với Mục sư Hội Thánh Chuồng Bò Dương Kim Khải, chị Phạm Ngọc Hoa, các ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tỉnh.

Ngay sau phiên xử những người vừa nêu, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội được hãng tin AP dẫn lời yêu cầu được tham dự phiên tòa nhưng không được chấp nhận. Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng quan ngại về thông tin một số người bị đưa ra xét xử không được hỗ trợ pháp lý trước phiên xử.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/political-prisoner-tran-thi-thuy-terminated-jail-term-08102018135521.html

 

Hệ quả của nạn nâng điểm thi

tốt nghiệp phổ thông 2018

Hòa Ái, phóng viên RFA

Thông tin mới nhất liên quan vụ việc nâng khống điểm thi Tốt Nghiệp Phổ thông Trung học năm 2018, ở Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn… là hàng chục thí sinh từ các địa phương vừa nêu đậu thủ khoa vào các trường an ninh, quân đội. Hiện tượng này tác động đến xã hội như thế nào?

Nghi vấn đậu thủ khoa

Học viện An ninh cho báo giới biết có 47 thí sinh đạt điểm xét tuyển cao nhất năm 2018, đến từ 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, là các tỉnh bị phát hiện nâng điểm thi khống trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2018. Thủ khoa và á khoa đậu vào Học viện Hậu cần, Học viện Khoa học Quân sự, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Lục quân năm 2018 đều đến từ Hòa Bình. Gần 5% thí sinh trúng tuyển vào Trường Sĩ quan Chính trị là thí sinh của Lạng Sơn. Thí sinh của tỉnh Sơn La là thủ khoa và á khoa hai trường Học viện Biên phòng và Học viện Kỹ thuật Quân sự năm nay.

Công luận đặt ra nghi vấn đối với kết quả xét tuyển như vừa nêu vì do hậu quả từ vụ việc nâng điểm thi khống tại Hội đồng thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2018, ở các tỉnh bao gồm Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình mà hàng loạt cán bộ giáo dục bị bắt giam và khởi tố.

Bên cạnh đó, công luận còn đặc biệt quan tâm đến thông tin trong số 35 thí sinh tự do, là cảnh sát cơ động ở Lạng Sơn, nằm trong danh sách điểm bị phát hiện cao bất thường thì có đến 28 người đậu vào Học viện Cảnh sát và Học viện An ninh. Ba thí sinh cảnh sát cơ động trúng tuyển có bài thi tự luận môn Ngữ văn bị giảm điểm sau khi được chấm lại.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận những ngày qua, trên các mạng xã hội, dư luận bày tỏ sự hoang mang về hiệu quả làm việc của những cán bộ, thuộc các ban ngành quốc phòng của Việt Nam là các sinh viên được nhào nặn từ sự gian dối trong giáo dục, sau này sẽ ra sao? Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Chí Tuyến, từ Hà Nội chia sẻ:

“Việc những em đó bây giờ đỗ vào như thế, những người nhìn theo góc độ tiêu cực thì đặt ra câu hỏi các em kém năng lực mà lại đỗ vào thủ khoa các trường an ninh thì ra trường sẽ trở thành cán bộ an ninh như thế nào? Người ta thắc mắc như vậy bởi vì gần đây vụ việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, gồm các tướng an ninh cấp cao, thậm chí liên quan đến Bộ trưởng Bộ Công An, đến cả an ninh bên nước Đức và nước Slovakia nữa, cũng như vụ việc vẫn chưa dừng lại. Thế thì liệu các em có năng lực kém, điểm thấp, thậm chí còn không tốt nghiệp trong các kỳ niên khóa của mình, mà bây giờ đỗ vào thủ khoa để trở thành các tướng, tá an ninh thì sẽ còn như thế nào nữa?”

Tôi cho là ngành nào cũng thế thôi. Bởi vì bằng chứng ở chỗ mãi đến bây giờ, như ai đó đã nói là ‘một dân tộc không chịu lớn’ thì có lẽ thế thôi. Và tất nhiên những ngành ở lãnh vực chủ yếu của hệ thống, nó nhạy cảm thì nó sẽ thu hút được sự quan tâm nhiều hơn. Dẫu sao thì đây cũng là lỗi của cả hệ thống và cũng là câu chuyện dài, không thể khắc phục ngày một ngày hai được đâu

-TS. Trịnh Hòa Bình

Lỗi hệ thống

Lê tiếng với RFA, Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình cho rằng nỗi lo ngại của công luận không phải là không có cơ sở khi mọi lãnh vực trong xã hội Việt Nam tồn tại hiện trạng viên chức, cán bộ nhà nước mà người ta gọi là “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nói:

“Tôi cho là ngành nào cũng thế thôi. Bởi vì bằng chứng ở chỗ mãi đến bây giờ, như ai đó đã nói là ‘một dân tộc không chịu lớn’ thì có lẽ thế thôi. Và tất nhiên những ngành ở lãnh vực chủ yếu của hệ thống, nó nhạy cảm thì nó sẽ thu hút được sự quan tâm nhiều hơn. Dẫu sao thì đây cũng là lỗi của cả hệ thống và cũng là câu chuyện dài, không thể khắc phục ngày một ngày hai được đâu.”

Truyền thông quốc nội, vào cuối tháng 10 năm 2016, dẫn nguồn từ các chuyên gia dự báo có khoảng 700 ngàn công chức, viên chức (chiếm 30%) làm việc không có hiệu quả. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi còn trong vai trò Phó Thủ tướng cũng đã tuyên bố đội ngũ công chức chỉ có khỏang 30% có thể đáp ứng được nhu cầu công việc. Và, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh rằng 30% cán bộ còn lại không chỉ không làm được việc mà còn vòi vĩnh, nhũng nhiễu, đòi hối lộ.

Hồi trung tuần tháng Giêng năm 2018, Kiểm toán Nhà nước công bố phát hiện dư thừa hơn 57 ngàn cán bộ trong công tác quản lý biên chế công chức, viên chức, góp phần không nhỏ vào bội chi ngân sách hàng năm của chính phủ.

Qua thông tin nữ sinh Sơn La là thủ khoa Học viện Cảnh sát năm 2018 có bố mẹ làm công an, không ít người khẳng định lại là một hình thức “tham nhũng quyền lực”, mà theo nhận định của Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, thì bộ máy hành chính của Đảng Cộng sản và hành chính của Nhà nước Việt Nam tham nhũng từ trên xuống dưới và vô phương cứu chữa.

Căn nguyên từ giáo dục

Vào ngày 6 tháng 8, Báo mạng Giáo dục Việt Nam dẫn lời của Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội phát biểu rằng vụ việc gian lận trong thi cử là báo động đạo đức xã hội và sự giả dối sẽ làm cho xã hội suy vi. Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh nếu để giả dối trong giáo dục lan truyền, mà không được khắc phục thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai của đất nước và dân tộc.

Chế độ này tuyển dụng những kẻ vô dụng bất tài như thế để sau này hy vọng vào tương lai bảo vệ chế độ thế thì chế độ này chắc sẽ không tồn tại được lâu

-Ông Nguyễn Chí Tuyến

Báo giới và cộng đồng cư dân mạng cũng lan tỏa câu nói nổi tiếng của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela rằng “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia”.

Trong khi đó, một số nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam nhận xét sự gian giối trong thi cử và trong tuyển dụng cán bộ, viên chức ở Việt Nam càng tiếp diễn, có thể nhìn dưới khía cạnh tích cực thì Việt Nam càng tiệm cận hơn với tự do, dân chủ, như nhà hoạt động xã hội Nguyễn Chí Tuyến khẳng định: “Chế độ này tuyển dụng những kẻ vô dụng bất tài như thế để sau này hy vọng vào tương lai bảo vệ chế độ thế thì chế độ này chắc sẽ không tồn tại được lâu.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fixing-points-in-high-school-exam-what-is-consequence-08102018141309.html

 

Tái cơ cấu Bộ Công an: một cột mốc?

Sau khi có nghị quyết về đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy Bộ Công an do Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ban hành; vào ngày 6/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Bộ Công an. Tiếp liền sau đó ngành này xúc tiến việc cải tổ.

Điều này được các nhà quan sát chính trị tại Việt Nam cho rằng, đây có thể được xem là đợt giảm biên chế lớn nhất của ngành công an từ trước đến nay.

Cuộc cách mạng lớn của “ngành”

Bộ Công an Việt Nam vào chiều ngày 7/8 đã có buổi họp báo công bố chính thức xóa sổ 6 tổng cục, hơn 60 đơn vị cấp cục và 300 đơn vị thuộc cấp phòng.

Thiếu tướng Lương Tam Quang chánh văn phòng của Bộ Công an nói tại buổi họp báo rằng “Bộ Công an sẽ không tổ chức cấp tổng cục; mà sắp xếp, tinh gọn các đơn vị thuộc Bộ Công an sáp nhập các đơn vị tương đồng hoặc không rõ nhiệm vụ, bảo đảm một cơ quan đơn vị có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.”

Ông Quang giải thích thêm rằng lực lượng công an dôi dư từ Bộ, sau khi tinh giản sẽ được bố trí tăng cường cho địa phương. Các tổng cục trưởng vẫn sẽ thực hiện nhiệm vụ theo quy định, có một số tổng cục trưởng xuống làm cục trưởng. Ông nhấn mạnh rằng trong cuộc tái cơ cấu này “ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an cơ bản không thay đổi”.

Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Luật sư Trần Quốc Thuận gọi quá trình tái cơ cấu bộ công an là “đợt tái cơ cấu bộ máy quy mô lớn nhất từ trước đến nay, không chỉ ở trong ngành công an mà cả hệ thống chính trị.”

Tôi đánh giá đây là cuộc sắp xếp mang tinh thần tiến bộ và có thể coi đó là một cuộc cải tổ đáng ghi nhận từ bộ công an, thậm chí đó là ý chí cao nhất của Bộ Chính trị.

– NB. Trương Duy Nhất

Nhà báo Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng cũng nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, đây được xem là đợt cải tổ bộ máy chính quyền đáng ghi nhận vì theo ông này thì ngoại trừ Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An lâu nay được xem là một thành trì bất khả xâm phạm, anh cho biết thêm:

“Thì cái cuộc cải tổ và tinh giản lại cái bộ máy lần này thì tôi đánh giá đây là cuộc sắp xếp mang tinh thần tiến bộ và có thể coi đó là một cuộc cải tổ đáng ghi nhận từ bộ công an, thậm chí đó là ý chí cao nhất của Bộ Chính trị. Bởi vì không thể xóa hết một lần 6 tổng cục và giảm gần 60 đơn vị cấp cục từ 126 cục còn 60 cục, cấp phòng giảm 300 đơn vị cấp phòng, giảm kinh khủng như thế cùng một lúc.”

Việc xóa sổ 6 tổng cục trong Bộ Công an đã râm ran trong dư luận từ lâu nay. Đề án cải tổ này đã được ngành công an xây dựng trong suốt 2 năm qua, kể từ sau đại hôi đảng lần thứ 12. Mục tiêu của việc cải tổ được nói nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng công an.

Nhà báo Trương Duy Nhất cho biết thêm: “Thì vừa rồi Bộ Công an cũng đã điều chuyển các tướng lĩnh của các tổng cục, các cục bị dôi ra đã được dần dần điều chuyển về các địa phương làm giám đốc CA các tỉnh thành, ông nào tới tuổi về hưu thì cho về và đưa các tướng từ tổng cục và cục bị giải thể về làm lãnh đạo công an các địa phương để giải quyết các vấn đề thừa các tướng này và giải quyết theo tinh thần và chủ trương mới trong ngành công an là không bố trí người đứng đầu CA các tỉnh thành là người địa phương.”

Vị nhà báo này còn cho biết, đây không chỉ là biện pháp giảm bớt bộ máy Công An, mà còn là một ý chí từ Bộ Chính trị muốn công phá trừng trị các tướng tá dính đến tham ô, tham nhũng.

Cùng quan điểm đó Nhà báo Võ Văn Tạo cho RFA biết “Bởi vì trong cái giai đoạn mười mấy năm trở lại đây ngành công an đã có bành trướng ghê gớm việc phong hàm cấp tướng cho công an rất là nhiều. Mà đối với ngành công an thì có nhiều tiêu cực mà chúng ta đều thấy. Thực tế cho thấy là một khi lực lượng quá mạnh mà không kiểm soát được chất lượng thì nó xảy ra những tiêu cực rất là ghê gớm, không chỉ mất niềm tin đối với dân mà chính nó cũng đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.”

Cột mốc đáng ghi nhận?

Trong một báo cáo của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ công bố hôm 2 tháng 7 năm 2018. Việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế tại Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị và Nghị định số 108, tính từ năm 2015 đến đầu tháng 3/2018, tổng số biên chế đã được giải quyết tinh giản là hơn 34.000 người. Ngoài ra, các Bộ ngành sắp xếp giảm 15 Vụ thuộc Bộ, 189 phòng thuộc Vụ và Cục.

Kể từ đầu tháng 8 đã có hai tỉnh thành đã thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và tái cơ cấu lại đội ngũ viên chức. Trong đó tỉnh Quảng Ninh đi đầu trong việc giảm hơn 1000 viên chức làm việc trong cơ sở giáo dục, tiếp đến là Thanh Hóa với hơn 2000 cán bộ, viên chức đang làm việc tại các địa phương.

Riêng Bộ Công an đến ngày 7 tháng 8 công bố giải thể 6 Tổng cục, giảm từ 126 đơn vị cấp Cục còn 60 và giảm 20 sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Không có số liệu cho biết Bộ Công an hiện có tổng cộng bao nhiêu người và sẽ cắt giảm được ngần nào từ con số hiện nay. Một số ước tính không chính thức cho rằng hiện tại có khoảng 600.000 người làm việc cho ngành công an.

Những bộ ngành nào cũng vậy vừa đủ hợp lý thì vận hành nó chạy, còn mà bôi ra nhiều quá, anh này làm ngồi nhìn anh kia tị nạnh nhau rồi đùn đẩy nhau thì nó không hiệu quả, nếu tin gọn được như thế thì rất tốt.

-NB. Võ Văn Tạo

Một câu hỏi được đặt ra là đây có phải là sự quan tâm đặc biệt của Bộ Chính trị dành cho Bộ Công an hay không. Nhà báo Trương Duy Nhât cho biết:

“Tôi cho là lấy bộ công an ra làm thí điểm và nó song hành với cuộc chiến chống tham nhũng được cho là quyết liệt từ trước tới nay. Bởi vì chủ trương nhất thể hóa chúng ta thấy được từ chủ trường cấp hành chính thấp nhất trở lên mà nó khởi động từ  Quảng Ninh thành chiến dịch cắt giảm các thủ tục hành chính điều kiện kinh doanh tại các bộ ngành, tôi cho đó là mặt tích cực.”

Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng so với các tinh giảm biên chế trước đây thì lần này được xem là cột mốc lịch sử trong việc thanh giảm bên chính quyền

Ông đánh giá “Trước hết là chi tiêu giảm bớt đi, các đầu mối tổng cục và cục cũng giảm bớt đi cho lương, chế độ xe cộ này nọ phụ cấp công tác phí …và những chuyện khác nữa mọi thứ đều giảm đi thì nó cũng có hiệu quả. Những bộ ngành nào cũng vậy vừa đủ hợp lý thì vận hành nó chạy, còn mà bôi ra nhiều quá, anh này làm ngồi nhìn anh kia tị nạnh nhau rồi đùn đẩy nhau thì nó không hiệu quả, nếu tin gọn được như thế thì rất tốt.”

Những nhà quan sát chính trị và các nhà báo mà chúng tôi tiếp xúc đều có cùng quan điểm cho rằng cuộc tinh giảm lần này không nên dừng lại ở Bộ Công an mà cả hệ thống chính trị cơ quan Đảng cũng phải làm triệt để, vì ngân sách quốc gia không nuôi nổi một bộ máy cồng kềnh mà kém hiệu quả như bấy lâu nay.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/restructuring-the-ministry-of-public-security-a-milestone-08102018151145.html

 

Một loạt cán bộ cấp cao Bộ Công an

được bổ nhiệm chức danh mới

Bộ trưởng Công an bổ nhiệm một loạt chức danh tư pháp cấp cao đối với một loạt cán bộ cấp cao.

Bộ Công an không còn 6 tổng cục, giảm gần 60 đơn vị cấp cục

Lương sĩ quan quân đội tăng như thế nào?

Theo Cổng TTĐT Bộ Công an, ngày 10/8, Thượng tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an ký ban hành các quyết định bổ nhiệm chức danh tư pháp Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an.

Bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đối với Thiếu tướng Lý Anh Dũng, sinh năm 1961; Cục trưởng Cục An ninh điều tra, Bộ Công an.

Bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đối với Trung tướng Trần Văn Vệ, sinh năm 1959; Chánh Văn phòng Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an.

Bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đối với:

Trung rướng Trần Văn Vệ

+ Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, sinh năm 1964; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu;

+ Thiếu tướng Phạm Văn Các, sinh năm 1960; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy;

+ Đại tá Trần Ngọc Hà, sinh năm 1968; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

Bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an đối với Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, sinh năm 1961; Thứ trưởng Bộ Công an.

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn

Bổ nhiệm Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an đối với Trung tướng Hồ Thanh Đình, sinh năm 1960; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

Bổ nhiệm Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an đối với Thiếu tướng Lê Minh Hùng, sinh năm 1963; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giam, tạm giữ và thi hành án hình sự tại cộng đồng.

Trước đó, Bộ trưởng Tô Lâm đã bổ nhiệm Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và Thượng tướng Lê Quý Vương làm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Các quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Bộ trưởng Tô Lâm đã có công văn gửi Giám đốc Công an các tỉnh, TP: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu về việc sáp nhập 20 CS PCCC vào Công an các tỉnh, TP tương ứng; đồng thời, quyết định điều động lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CS PCCC đến nhận công tác tại Công an tỉnh, TP.

Trong khi chờ sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Giám đốc Công an tỉnh, TP trước mắt phân công 1 Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ; chỉ đạo các đơn vị và toàn thể cán bộ, chiến sĩ thuộc CS PCCC trước đây duy trì trực ban, trực chiến, tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ đang được giao đảm nhiệm; không làm gián đoạn công tác chuyên môn và công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ ở địa phương.

Đến khi sắp xếp ổn định đội ngũ cán bộ, chiến sĩ và tổ chức công bố quyết định của Bộ trưởng quy định tổ chức bộ máy của Công an tỉnh, TP sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo mô hình tổ chức mới.

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/mot-loat-can-bo-cap-cao-bo-cong-an-duoc-bo-nhiem-chuc-danh-moi-469482.html

 

Dân biểu Mỹ kêu gọi trả tự do cho Michael Nguyễn

Bốn Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Lou Correa, Ed Royce và Mimi Walters vừa viết thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo, kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ tìm mọi cách để đưa ông Michael Phương Minh Nguyễn trở về một cách an toàn.

Ông Michael Phương Minh Nguyễn nghi ngờ là đang bị giam giữ tại Việt Nam hơn một tháng nay kể từ khi ông trở về Việt Nam vào cuối tháng Sáu.

Bản thông cáo báo chí hôm 10/8 của dân biểu Alan Lowenthal ghi rằng ông đang bị giam tại Trại Giam Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn.

“Trong những ngày gần đây, chính quyền Việt Nam đã gia tăng sự đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến cũng như bắt giam các công dân Hoa Kỳ ôn hòa,” Dân Biểu Lowenthal viết.

Việt kiều Mỹ bị bắt cùng 4 nhà bất đồng chính kiến

Will Nguyễn ‘cần thời gian hồi phục’

“Sự việc này đặc biệt đáng báo động khi càng ngày có thêm công dân Hoa Kỳ gốc Việt trở thành mục tiêu của chế độ đàn áp này.

“Điều này không thể chấp nhận được và tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các vị đồng viện của tôi trong Quốc hội Hoa Kỳ thuộc lưỡng đảng, cùng với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, để gửi thông điệp rõ ràng đến chính quyền Việt Nam rằng, tiếp tục chà đạp nhân quyền không phải là cách phát triển quan hệ song phương Mỹ-Việt.”

Cách đây không lâu, hôm 20/7, Will Nguyễn, một công dân Mỹ khác mới được thả tự do và bị trục xuất về Mỹ sau 41 ngày bị giam ở Việt Nam với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.

Gia đình và bạn bè của ông Michael cho biết đã bị mất liên lạc với ông hôm 7/7, khi ông đang đi cùng nhóm bạn là ba người bất đồng chính khác là Huỳnh Đức Thanh Bình, Thomas Quốc Bảo và Trần Long Phi.

Trong lá thư gửi Ngoại Trưởng Pompeo, các vị Dân Biểu đề cập thông tin ông Michael bị bắt giam để điều tra với tình nghi “tham gia hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.”

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ nói đây một cáo buộc mơ hồ thường được chính quyền Việt Nam sử dụng để bắt giam các công dân của mình và cả công dân nước ngoài một cách tùy tiện.

“Tôi sát cánh cùng với vợ và các con của ông Michael Phương Minh Nguyễn,” Dân Biểu Lowenthal đã phát biểu, “và tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam phải đối xử và phán xét công bằng đối với ông Michael Nguyễn, cho phép ông được gặp gia đình trong lúc bị giam, và nhanh chóng trả tự do cho ông về lại với gia đình, vợ và các con.”

Gia đình của ông Michael Phương Minh Nguyễn cũng ra thông cáo báo chí hôm 9/8, về việc trao đổi với bốn vị dân biểu.

Ngoài ra, vợ của ông Michael cũng đã trao đổi với Thượng nghị sĩ Ted Cruz bang Texas và văn phòng Thượng nghị sĩ John Cornyn cũng đã nắm được thông tin và đang làm việc.

Trang vận động trả tự do cho ông Michael trên Change.org cũng có gần 50.000 ngàn chữ ký cho đến thời điểm này.

Ông Michael Phương Minh, hiện đang sinh sống ở Quận Cam, bang California, ông đã về Việt Nam hôm 27/6 và dự định sẽ quay trở lại Hoa Kỳ vào 26/7.

Ông Michael thường xuyên chia sẻ các bài viết của giới bất đồng chính kiến về hiện tình đất nước trên mạng xã hội.

Ông là một doanh nhân 54 tuổi, có vợ và bốn con gái nhỏ. Ông cũng hay về Việt Nam để thăm viếng người thân bạn bè.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45140455

 

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thăm Việt Nam

thúc đẩy hợp tác an ninh, mậu dịch quốc phòng

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách Kiểm Soát Vũ Khí & An Ninh Quốc Tế, Andrea L. Thompson sẽ công du Indonesia, Việt Nam và Australia từ ngày 12 đến 26 tháng 8 này.

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát đi ngày 10 tháng 8 cho biết chuyến công du của bà Thứ trưởng Ngoại giao Andrea L. Thompson kỳ này nhằm mục đích thảo luận với các giới chức hữu quan của ba nước vừa nêu về cách thức mà phía Hoa Kỳ có thể đóng góp cho một khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương mở và tự do.

Tại Việt Nam, bà Andrea L. Thompson sẽ có những cuộc gặp với quan chức cấp cao chính phủ Hà Nội và quân đội nước này nhằm tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực hợp tác an ninh, mậu dịch quốc phòng, an ninh hàng hải, hoạt động giữ gìn hòa bình và các vấn đề nhân đạo.

Trong thời gian ở Việt Nam, bà thứ trưởng ngoại giao Andrea L. Thompson, sẽ đến tỉnh Quảng Trị nơi đang có chương trình rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.

Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất cho công tác rà phá bom mìn còn sót lại tại Việt Nam với nguồn kinh phí đóng góp hơn 105 triệu đô la Mỹ kể từ năm 1993 cho đến nay.

Hoạt động này được cho nhằm tiếp tục giúp phòng ngừa tai nạn, cứu mạng con người cũng như tạo nên cơ sở vững mạnh cho mối quan hệ quốc phòng ngày càng mở rộng nhanh chóng và có lợi cho cả hai phía.

Vào đầu tháng 8 vừa qua, Đài VOA loan tin Việt Nam sẽ mua gần 100 triệu đô la vũ khí của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó trong trả lời báo chí vào ngày 2 tháng 8 không xác nhận mà nói chỉ chuyển câu hỏi đến cho các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Năm nay, Hoa Kỳ và Australia kỷ niệm 100 năm quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Đây được cho là trụ cột giúp quy trì hòa bình và ổn định tại khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương và cả trên thế giới.

Chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương được đích thân tổng thống Donald Trump nhấn mạnh tại kỳ họp APEC diễn ra ở Đà Nẵng vào tháng 11 năm ngoái.

Chiến lược này được nói nhằm đối trọng lại hoạt động bành trướng, quân sự hóa của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp Biển Đông, nơi có tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới với lượng hàng hóa hằng năm lên đến chừng 5 ngàn tỷ đô la Mỹ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/under-secretary-of-state-for-arms-control-and-international-security-visit-vn-08102018140359.html

 

Thư Saigon :

Kiểm Hàng, Lưng Trần, Sàm Sỡ, Cầu Hỏng…

Xuân Niệm

Buôn lậu qua sân bay Tân Sơn Nhất là chuyện nhỏ thì phải… Lâu lâu cũng lộ ra.

Báo Người Lao Động kể rằng: Được giao nhiệm vụ kiểm hóa hàng nhưng nữ cán bộ hải quan không kiểm tra, đối chiếu mà chỉ ước lượng đã “tiếp sức” cho 13 kiện hàng buôn lậu trị giá 9 tỉ đồng.

Ngày 10-8, TAND Cấp cao tại TP SG đã xét phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm từ 14 năm tù xuống còn 12 năm tù đối với  Phạm Quang Vinh (SN 1983, quê Đồng Nai), Phan Thị Dạ Hương (SN 1982, quê Đồng Nai) từ 12 năm xuống còn 10 năm tù và Nguyễn Hoàng Minh (SN 1987, nguyên nhân viên Công ty Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất) từ 4 năm tù xuống còn 3 năm tù về tội “Buôn lậu”.

Báo Thanh Niên có bài viết, nhan đề: Nên phạt nặng mấy cô lưng trần, ăn mặc mát mẻ nơi công cộng…

Những trường hợp trưng bày vẻ đẹp cơ thể quá trần trụi nơi công cộng, không chỉ xúc phạm thị giác người đi đường, còn gây ra sự phản cảm về văn hoá. Thuần phong mĩ tục không phải ở đâu xa lạ, nó ở ngay trong cách các chị mặc cái áo, cái quần nào ra đường, các chị nói cái gì, cư xử ra sao với những người xung quanh. Tôi không ngạc nhiên khi thấy độ tuổi của học sinh, sinh viên có những thắc mắc về giới tính, cơ thể và quan tâm đến tình dục ngày càng sớm. Lối ăn mặc thiếu vải của nhiều chị em nơi công cộng có thể cũng là một tác nhân để kích động hơn nữa sự tò mò của nhiều bạn trẻ còn chưa 18 tuổi; kích động quấy rối tình dục nơi làm việc; kích động phần “con” trong nhiều con người, rất dễ xảy ra các vụ tấn công tình dục, cưỡng hiếp…

Báo Pháp Luật nêu câu hỏi: Sàm sỡ đồng nghiệp, sao chỉ phạt có 200.000 đồng?

Nhiều người không đồng tình với mức phạt 200.000 đồng cho hành vi dùng tay bịt miệng, cưỡng hôn, sờ soạng nơi nhạy cảm của nữ đồng nghiệp.

Mới đây, chị NTLA (30 tuổi), chuyên viên Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Triệu Phong (Quảng Trị), có đơn tố cáo đồng nghiệp là ông Nguyễn Bình Tr. có hành vi hiếp dâm mình tại phòng làm việc. Quá trình điều tra, cơ quan công an cho rằng hành vi của ông Tr. là sàm sỡ, trêu ghẹo nên quyết định phạt hành chính ông này 200.000 đồng. Mức phạt này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Vừa hôn, vừa sờ nơi nhạy cảm… chỉ bị phạt 200.000 đồng, kỳ lạ. Thử ra quán bia ôm làm thế, tốn kém hơn nhiều.

Báo Đầu Tư Chứng Khoán kể: Trong kỷ nguyên tới, thị trường 100 triệu dân của Việt Nam là lực hút cho dòng vốn trên toàn cầu mà M&A là con đường được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Trong thập niên qua, lĩnh vực khu công nghiệp được nhà đầu tư Hàn Quốc ưu tiên hàng đầu khi rót vốn vào Việt Nam, nhưng gần đây, dòng tiền này đã chuyển hướng sang lĩnh vực hấp dẫn mới là logistic.

Bà Jiun Park, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến M&A toàn cầu – Kotra (Hàn Quốc) đã chia sẻ như vậy tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2018, phiên thảo luận “Sức hút thị trường 100 triệu dân”.

Bản tin TTXVN kể: Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa khuyến cáo các tổ chức, cá nhân tạm thời ngừng tiêu thụ, sử dụng sản phẩm sữa bột sản xuất tại Phần Lan phát hiện có lẫn dây kim loại (dài khoảng 1,5 cm).

Ngày 10/8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết vừa nhận được cảnh báo của Ban Thư ký Mạng lưới cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) về 2 sản phẩm sữa bột sản xuất tại Phần Lan phát hiện có lẫn dây kim loại (dài khoảng 1,5 cm). Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo các tổ chức, cá nhân tạm thời ngừng tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm này.

Báo Dân Việt kể: Cầu Thăng Long hư hỏng nặng, Hà Nội “từ chối” nhận bàn giao.

Do cầu Thăng Long hư hỏng nặng, Sở GTVT Hà Nội kiến nghị UBND TP.Hà Nội đề xuất Bộ GTVT chỉ đạo các các đơn vị của Bộ nghiên cứu và tổ chức sửa chữa tổng thể toàn bộ mặt cầu tầng trước khi bàn giao cầu Thăng Long cho TP.Hà Nội quản lý.

Báo Tổ Quốc kể chuyện Hà Nội: Xôn xao clip dàn cảnh cướp tài sản ngay tại ngã tư đèn đỏ.

Chiều ngày 9/8, trên mạng xã hội xôn xao  clip 2 người đàn ông dàn cảnh va chạm xe máy khi dừng đèn đỏ để cướp tài sản.

Sự việc được camera hành trình của 1 chiếc ô tô đi phía sau ghi lại vào khoảng 11h51 phút ngày 8/9 tại 1 ngã

tư đèn đỏ trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội.

Hình ảnh trong clip cho thấy, một người phụ nữ điều khiển chiếc xe Lead đi đến và dừng đèn đỏ tại ngã tư, theo ngay sau 2 bên người phụ nữ là 2 người đàn ông đi xe máy. Khi người phụ nữ dừng xe, người bên trái cố tình đánh tay lái sang phải áp sát và đâm vào sườn xe bên phải người phụ nữ. Người đàn ông còn lại tiến đến áp phía tay lái bên phải chiếc xe Lead.

Trong clip cho thấy người đàn ông bên trái có động tác gây chú ý, do thấy va chạm phía sau xe mình nên người phụ nữ đã quay lại xem sao, thì người đàn ông bên phải phía trước xe lợi dụng sự không chú ý đã thò tay lấy định lấy vật gì đó được cho là túi xách phía trước xe người phụ nữ. Người phụ nữ đã phát hiện ra thì bất ngờ người đàn ông này có hành vi mắng chửi và vung tay tát người phụ nữ đi xe Lead rồi cùng chiếc xe đồng bọn phóng đi mặc dù đèn đỏ vẫn chưa chuyển xanh.

https://vietbao.com/p121a284239/kiem-hang-lung-tran-sam-so-cau-hong-

 

VC Đàn Áp, Siết Kỹ Nhân Quyền

Tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn bi thảm… Trong khi một tù nhân chính trị mãn án, một nhà hoạt động khác lại bị truy tố…

Bản tin RFA kể: Tù chính trị Trần Thị Thúy mãn án…

Tù nhân chính trị Trần Thị Thúy vào ngày 10 tháng 8 mãn án 8 năm tù giam với cáo buộc ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Vào sáng sớm ngày 10 tháng 8, Công an đưa chị Trần Thị Thúy về nguyên quán của chị ở tỉnh Đồng Tháp.

RFA nhắc rằng chị Trần Thị Thúy, sinh năm 1971, bị bắt vào tháng 8 năm 2010 và đến ngày 30 tháng 5 năm 2011 bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân Tỉnh Bến Tre với bản án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế theo cáo buộc vừa nêu.

Tuy nhiên trong suốt thời gian từ khi bị bắt đến ngày mãn án tú, chị Trần Thị Thúy không nhận tội. Thân nhân của chị qua những lần thăm gặp và một số nữ tù nhân ở cùng trại giam giữ với chị như Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung cho biết trong thời gian ở tù, chị Trần Thị Thúy không được khám chữa bệnh đầy đủ và chịu nhiều biện pháp hà khắc của cán bộ trại giam.

Bản thân chị Trần Thị Thúy và gia đình đi khiếu kiện về vụ việc nhà cửa, đất đai bị thu không đúng qui định. Sau đó chị tham gia lên tiếng đấu tranh cho những dân oan khác cũng như các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Chị Trần Thị Thúy bị bắt và xét xử cùng với Mục sư Hội Thánh Chuồng Bò Dương Kim Khải, chị Phạm Ngọc Hoa, các ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tỉnh.

Ngay sau phiên xử những người vừa nêu, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội được hãng tin AP dẫn lời yêu cầu được tham dự phiên tòa nhưng không được chấp nhận. Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng quan ngại về thông tin một số người bị đưa ra xét xử không được hỗ trợ pháp lý trước phiên xử.

Trong khi đó, bản tin VOA ghi rằng hôm 10/8, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy cho biết bà chính thức bị khởi tố với cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ,’ bị quản thúc tại gia và cấm xuất cảnh.

Trong tin nhắn gửi cho VOA, bà Thục Vy nói đã về nhà sau một ngày làm việc với chính quyền địa phương về việc bà xịt sơn lên cờ vào năm ngoái.

Sau khi bị Công an Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk khám nhà, thu giữ tang vật và giải đi hôm 9/8, bà viết trên Facebook: “Ngay trong ngày hôm qua, Bộ công an đã chỉ đạo trực tiếp cho Công an Đăk Lăk khởi tố Huỳnh Thục Vy về hành vi xịt sơn. Họ đã áp dụng biện pháp ngăn chặn là “cấm ra khỏi nơi cư trú” và “hoãn xuất cảnh.”

Nữ blogger 33 tuổi nói rằng: “Xịt sơn lên cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt của công dân theo luật quốc tế.”

Trả lời hãng tin AFP, bà Vy nói bà kiên định con đường tranh đấu cho nền dân chủ trước những tiếng nói bất đồng thường xuyên bị đàn áp ở quốc gia độc đảng.

“Cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của chế độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên vi phạm nhân quyền và lạm dụng dân chủ.”

Bà cho AFP biết rằng bà bị chính quyền quản thúc tại gia, hoãn xuất cảnh đến ngày 9/10 để phục vụ cho việc điều tra với cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ” (theo điều 279 của Bộ Luật hình sự năm 1999).

Ông Lê Khánh Duy, chồng của Thục Vy cho VOA biết sáng hôm 9/8 hàng chục công an ập vào nhà họ đọc lệnh khám xét khẩn cấp và lục lọi lấy đồ đạc trong nhà như laptop, máy ảnh, điện thoại, quần áo…

Ông Duy nói công an mượn vụ án này để bịt miệng các tiếng nói chỉ trích chính quyền và phản kháng Trung Quốc:

“Gần đây Vy và tôi, cũng như nhiều người khác, có lên tiếng phản đối về Dự luật Đặc khu và vấn đề Trung Quốc ở Việt Nam. Chúng tôi có tham gia giăng biểu ngữ chống dự luật này và chống Trung Quốc. Tôi nghĩ là họ mượn vụ án này để khống chế, đàn áp và răn đe tinh thần chống Trung Quốc.”

Nữ blogger hiện có con nhỏ mới 22 tháng tuổi. Công an không tiến hành biện pháp tạm giam bị can ngay mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, cụ thể trong trường hợp này là quản thúc tại gia và cấm xuất cảnh.

Ngay sau khi có thông tin blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt giữ, Tổ Chức Ân xá Quốc tế kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho bà Vy ngay lập tức và vô điều kiện. VOA ghi lời Bà Clare Algar, Giám đốc Chương trình Toàn cầu của Ân xá quốc tế, nói hôm 9/8: “Vụ bắt giữ này không gì khác hơn vì động cơ chính trị muốn bịt miệng một trong những tiếng nói cổ vũ mạnh mẽ nhất cho nhân quyền tại Việt Nam.”

https://vietbao.com/p124a284247/vc-dan-ap-siet-ky-nhan-quyen

 

Hiệu Trưởng Chôm Tiền Học Sinh

HANOI –  Thầy không còn tư cách thầy nữa…

Báo Dân Trí kể chuyện ở Ninh Bình: Bị phụ huynh tố, trường phải nộp lại hơn 120 triệu đồng thu chi sai quy định…

Bản tin ghi rằng vì thu chi sai quy định, “biến thủ” hàng chục triệu đồng tiền ăn của học sinh, trường Mầm non Yên Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình) đã bị phụ huynh học sinh phát hiện, yêu cầu thanh tra. Ban giám hiệu trường này đã phải nộp lại hơn 120 triệu đồng về quỹ của nhà trường.

Nhiều phụ huynh có con theo học tại trường Mầm non Yên Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình phản ánh, năm học 2017 – 2018 Ban giám hiệu nhà trường đã thu chi nhiều khoản bất minh khiến phụ huynh bức xúc. Trong đó, lo lắng nhất là về sức khỏe của các cháu khi tiền ăn đóng góp đầy đủ nhưng con em lại phải ăn đồ không đảm bảo cho sức khỏe, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cụ thể, thời điểm cuối tháng 3/2018, một số phụ huynh sau khi nghe con kể, ở trường cô cho ăn bún có mùi hôi, chua đã đến tận bếp ăn của trường để kiểm tra vì quá lo lắng cho sức khỏe của con em mình. Thời điểm kiểm chứng, các phụ huynh bất ngờ phát hiện sổ tính ăn của nhà trường có nhiều khoản chi bất minh.

Theo đó, tiền ga nấu ăn hơn 500.000 đồng/ngày, mỳ chính 50.000 – 60.000 đồng/ngày, hạt nêm 60.000 – 80.000 đồng/ngày, dầu ăn hết 150.000 – 190.000 đồng/ngày… Tương đương mỗi ngày nấu ăn cho các cháu trường Mầm non Yên Sơn tiêu tốn hết khoảng 1,5 bình ga, hơn 1kg mỳ chính, 1kg bột nêm, 6 – 8 lít dầu ăn…

Anh H. phụ huynh có con học tại trường bất mãn cho biết thêm: “Theo dõi qua hệ thống camera, chúng tôi còn phát hiện nhiều điều khuất tất, đặc biệt là sự chênh lệch rõ rệt về số lượng xuất – nhập hàng hóa, thức ăn giữa sổ sách và thực tế của nhà trường.”

Báo Dân Trí cũng ghi rằng UBND xã Yên Sơn đã có buổi làm việc với phụ huynh và nhà trường vào ngày 27/5/2018. Sau khi lắng nghe ý kiến của phụ huynh, những lý giải của nhà trường, để làm rõ hơn, xác định vi phạm, UBND xã không đủ năng lực làm chặt chẽ nên đã báo cáo sự việc lên UBND thành phố Tam Điệp.

Sau đó, UBND thành phố Tam Điệp đã thành lập đoàn để xác minh nội dung vụ việc. Ông Tạ Quang Khải, Chánh Thanh tra thành phố Tam Điệp cho biết, kết quả xác minh phản ánh của phụ huynh học sinh liên quan đến các khoản thu, chi của trường Mầm non Yên Sơn vẫn chưa có kết luận chính thức.

Lý do đoàn xác minh chưa có kết luận chính thức vụ việc được một phụ huynh cho hay, nội dung dự thảo kết luận những sai phạm của trường Mầm non Yên Sơn mà đoàn xác minh đưa ra chưa đúng với yêu cầu của phụ huynh, chưa thỏa đáng…

Cụ thể, qua kiểm tra sổ sách nhiều khoản thu, chi của nhà trường không có hóa đơn, nhiều khoản được chi cao hơn so với thực tế hàng chục triệu đồng như tiền mua sắm đồ dùng học tập, tiền nhập thực phẩm ăn bán trú cho học sinh… Ngoài ra, nhà trường còn nhập thực phẩm của những đơn vị không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để nấu ăn bán trú cho học sinh.

Được biết, sau khi phụ huynh phản ứng gay gắt, ngày 31/7/2018, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm – Hiệu trưởng nhà trường cùng các Phó hiệu trưởng, Kế toán và Thủ quỹ đã tự nguyện nộp lại số tiền trên 126,9 triệu đồng về quỹ của nhà trường.

“Số tiền này phụ huynh chúng tôi yêu cầu không cho vào quỹ chung của nhà trường sử dụng, cũng không trả lại cho học sinh mà Hội Phụ huynh sẽ lên phương án chi để xã hội hóa cơ sở vật chất cho các cháu học sinh được hưởng lợi” – anh H. nói.

https://vietbao.com/p124a284246/hieu-truong-chom-tien-hoc-sinh