Tin Việt Nam – 10/04/2018
Thêm một thành viên
Hội Anh Em Dân Chủ bị tuyên án tù
Thêm một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ bị tuyên án 13 năm tù và 5 năm quản chế, với cáo buộc ‘lật đổ chính quyền nhân dân’, theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Đây là bản án được tuyên bởi Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình đối với nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Túc vào sáng ngày 10 tháng 4 năm 2018. Ông Nguyễn Văn Túc là một cựu tù nhân lương tâm, từng bị tuyên án 4 năm tù giam với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự hồi năm 2008, do một số hoạt động gồm treo khẩu hiệu ở Hải Phòng yêu cầu ‘đa nguyên, đa đảng’; cũng như biểu tình chống Trung Quốc.
Cô Nguyễn Thị Mai, con gái của nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Túc được tham dự phiên tòa và cô thuật lại với RFA sau khi phiên tòa kết thúc:
“Người ta bảo bố em ‘lật đổ chính quyền nhân dân’. Bố em bảo rằng ‘không’, bố em không lật đổ. Bố em bảo chỉ đấu tranh cho lẽ phải và đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, làm cho xã hội tốt lên thôi, chứ bố em không lật đổ, bố em không muốn lật đổ. Người ta nói là có tội, người ta kết tội thì bố em bảo bố em chỉ làm như thế không phải là tội nên bố em vô tội.”
Luật sư Ngô Anh Tuấn, là luật sư bào chữa cho nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Túc nói với AFP rằng ông Túc tại tòa đã thừa nhận là thành viên của tổ chức xã hội dân sự độc lập-Hội Anh Em Dân Chủ và ông Túc cũng thừa nhận đấu tranh vì dân chủ, nhưng ông Túc phản bác rằng ông không lật đổ chính quyền.
Một ngày trước khi diễn ra phiên tòa xét xử đối với nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Túc, Phó Giám đốc Đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền-Human Rights Watch, ông Phil Roberson lên tiếng rằng Chính quyền Việt Nam thường xuyên dùng các điều luật hà khắc để bắt bớ và giam cầm các nhà hoạt động ôn hòa. Tòa án tại Việt Nam chỉ tuyên các bản án theo lệnh của nhà cầm quyền mà thôi. Ông Phil Roberson kêu gọi Hà Nội nên công nhận ông Nguyễn Văn Túc không làm điều gì sai trái mà phải chịu án tù, cần phải rút lại các cáo buộc đối với ông Túc cũng như phải trả tự do ngay lập tức cho ông ta.
Vào ngày 5 tháng 4 năm 2018, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội cũng tuyên tổng cộng 66 năm tù đối với 6 nhà hoạt động dân chủ khác trong Hội Anh Em Dân Chủ, bao gồm Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn và Luật gia Nguyễn Bắc Truyển.
Các Chính phủ như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu-EU, Đức… cùng nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới đồng loạt phản đối bản án mà Việt Nam tuyên cho các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, đồng thời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả tù nhân lương tâm và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của họ và tụ họp một cách ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt.
Phan Văn Vĩnh:
Anh hùng phá án thành trọng tâm vụ án
Có lẽ từ khi ông Phan Văn Vĩnh gia nhập ngành công an, ông chắc cũng không thể hình dung ra số phận của mình ngày hôm nay.
Hôm 6/4, Chủ tịch nước Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Văn Vĩnh, trung tướng, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
Ông bị khởi tố vì liên quan một đường dây đánh bạc ngàn tỷ.
Sinh ngày 19/5/1955 ở thị trấn Ngô Đồng ven sông Hồng, tỉnh Nam Định, ông Vĩnh vào công an khi tuổi đời mới khoảng đôi mươi.
Hồi cuối thập niên 70, ông về tỉnh Hà Nam Ninh công tác, ‘nổi tiếng’ với các màn phá án ‘độc’.
Vụ Phan Văn Vĩnh: Lãnh đạo VNPT Epay bị bắt
TBT Trọng ‘đốt lò’: Mạng xã hội nói gì?
Cựu ‘anh hùng công an’ Phan Văn Vĩnh bị bắt
Bắt tướng Nguyễn Thanh Hóa vì vụ ‘đánh bạc’
Giai thoại Vĩnh “chột”
Theo VTC, vụ án đầu tiên ông phá là vụ ‘trộm thóc’ của hợp tác xã. Sau khi xác định được nghi phạm nhưng không có lý do chính đáng khám nhà, chiến sĩ công an Vĩnh khi ấy nảy ra ý tưởng đốt ‘đống rơm’ nhà nghi phạm.
Dân quân được mô tả là “bình tĩnh ghê gớm cứ nhè bao, thúng,.. chủ nhà giấu dưới gầm giường ra mà cứu, mà khiêng thẳng ra sân”. Chủ nhà khai nhận ngay lập tức.
Trong một vụ án khác, ông ra lệnh bắt cóc một nghi phạm giang hồ, bịt đầu, trói tay chân, đặt ngay trên hai thanh đường ray xe lửa, khiến tên giang hồ “đái ra quần” khai ra thủ phạm.
Trang VTC viết, những giai thoại phá án liên quan đến “chú Vĩnh” nhiều không đếm hết.
“Ông rành rẽ cơ cấu giang hồ, tính nết từng thằng tội phạm gộc hơn cả chính nó và kẻ khác trong giới giang hồ.”
Ông rành rẽ cơ cấu giang hồ, tính nết từng thằng tội phạm gộc hơn cả chính nó và kẻ khác trong giới giang hồ.Nguyễn Hồng Lam, VTC
Có lẽ nổi tiếng nhất là giai thoại 5 tên cướp Thái Bình sang Nam Định “cướp hiệu vàng Thịnh Vượng” hồi 1991.
Trong lúc lực lượng hai bên đang vật lộn, đám giang hồ quăng lựu đạn về phía ông Vĩnh khiến một mảnh đạn văng vào mắt, tạo nên “biệt danh giang hồ hơn cả giang hồ, ‘Vĩnh chột’.
Khi ông lên làm Giám đốc Công an Nam Định thì đất Nam Thành cũng ‘gần như biệt bóng giang hồ’.
Tôi bảo: “Anh lên giám đốc, an hay nguy đất này giờ là trách nhiệm của anh. Các chú cầm lấy ít tiền, qua bên kia phà Tân Đệ, về Thái Bình, Hải Phòng… hay đi đâu đó mà làm ăn, để đây cho anh yên tí. Lỡ có “móm” thì về, anh lại cho một ít”.Tác giả Hồng Lam của VTC thuật lại lời ông Vĩnh.
“Dễ lắm. Nhậm chức giám đốc xong, tôi hẹn hết 500 thằng đấu gấu giang hồ lại, phát cho mỗi đứa một cái phong bì. Tôi bảo: “Anh lên giám đốc, an hay nguy đất này giờ là trách nhiệm của anh. Các chú cầm lấy ít tiền, qua bên kia phà Tân Đệ, về Thái Bình, Hải Phòng… hay đi đâu đó mà làm ăn, để đây cho anh yên tí. Lỡ có “móm” thì về, anh lại cho một ít”. Chúng nó quý nên nghe tôi, kéo nhau bỏ đi hết. Vậy là Nam Định yên lành. Nào có bí quyết gì đâu,” ông Vĩnh nói với tác giả Hồng Lam.
Năm 2000, ông được Chủ tịch nước Trần Đức Lương phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tên tuổi ông nổi tiếng trong dân chúng sau khi tham gia phá án những vụ nổi tiếng như ‘bầu Kiên’ và Lê Văn Luyện.
Báo chí trong từng một thời ca ngợi tướng Vĩnh, tiêu biểu với bài viết “Tướng Công an khóc…” báo Lao Động đăng hồi tháng 6/2015, cho thấy một góc nhìn khác về con người tướng Vĩnh, mô tả ông là một vị tướng tài ba có tình cảm chân thành ấm áp.
Tác giả Thanh Huyền kể ông Vĩnh “rơi nước mắt” khi đồng chí tử nạn, rơi nước mắt nói chuyện qua sóng đàm với chiến sĩ nhà giàn DK1-14.
Từ anh hùng thành bị can
Hình tượng đẹp đẽ của ông Vĩnh vốn được truyền thông chính thống ca ngợi đã nhanh chóng sụp đổ sau khi cũng báo chí do Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát đưa tin hôm 6/4/2018:
”Cựu anh hùng lực lượng vũ trang Phan Văn Vĩnh bị bắt tạm giam vì liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ Rikvip.”
Ông bị khởi tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ (điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999).
Trang Dân Trí đưa tin ngày 06/4/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 04 tháng đối với Phan Văn Vĩnh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 281 – Bộ luật Hình sự năm 1999.
Điều này vô cùng nguy hiểm, ở chỗ, trước đây chúng ta chỉ hình dung tội phạm nằm ngoài lực lượng, bây giờ tội phạm lại nằm trong lực lượng, nằm ngay trong lực lượng chấp pháp, trong lực lượng phòng chống tội phạm. Nghĩa là nó đã đạt đến mức độ ‘mafia’ rất cao.Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng
Báo Lao Động đưa tin hôm 7/4, ông Vĩnh bị tước danh hiệu “Công an nhân dân” và đặt câu hỏi liệu có tước danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” của ông Vĩnh.
Hôm 9/4, báo này lại đưa tin ông Phan Văn Vĩnh ký công văn cho đấu giá hơn 500 m3 gỗ lậu trị giá hàng trăm tỷ đồng vào 2014.
Báo VnExpress hôm 10/4 cũng cho hay ông Vĩnh đã Bộ Công an về đường dây đánh bạc nghìn tỷ.
“Ông Vĩnh nắm rõ đường dây đánh bạc này nhưng không ngăn chặn, không có bất cứ văn bản nào báo cáo Bộ Công an,” VnExpress dẫn lời một nguồn tin có thẩm quyền.
Ông Vĩnh hiện đang bị tạm giam 4 tháng trong quá trình điều tra vụ án.
Hình tượng sụp đổ vì một ‘con nghiện bài bạc’
Hình ảnh của vị tướng anh hùng Phan Văn Vĩnh nhanh chóng sụp đổ từ một vụ việc nhỏ ở thành phố Việt Trì hồi mùa hè 2017.
Một “con nghiện bài bạc” Lê Văn Huy đã chiếm đoạt 110 thẻ cào điện thoại của một phụ nữ để lấy tiền đánh bạc. Sau khi công an tỉnh Phú Thọ truy bắt ra Huy, thì đường dây đánh bài Rikvip cũng dần bại lộ.
“Đây là sự việc rất nghiêm trọng, rất đáng hổ thẹn với một tướng lĩnh trong lực lượng công an. Có thể nói, đây là một bài học đau đớn, không chỉ cho bản thân ông Vĩnh, cho Tổng cục Cảnh sát mà còn cho cả ngành công an,” đại biểu Lưu Bình Nhưỡng bình luận với VTC hôm 8/4.
Việc người đứng đầu cơ quan phòng chống tội lại chính là tội phạm, “bảo kê” cho tội phạm, ông Nhưỡng nói là điều không thể chấp nhận được.
“Điều này vô cùng nguy hiểm, ở chỗ, trước đây chúng ta chỉ hình dung tội phạm nằm ngoài lực lượng, bây giờ tội phạm lại nằm trong lực lượng, nằm ngay trong lực lượng chấp pháp, trong lực lượng phòng chống tội phạm. Nghĩa là nó đã đạt đến mức độ ‘mafia’ rất cao”.
Ông Vĩnh không phải là tướng công an duy nhất dính vào vụ việc nghiêm trọng này.
Hôm 11/3, công an tỉnh Phú Thọ đã bắt tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Thanh Hóa – cựu thiếu tướng, cựu cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao để điều tra về tội tổ chức đánh bạc.
Ban Bí thư Đảng Cộng sản, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã tuyên bố đây là vụ án “có quy mô đặc biệt lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, liên quan đến cán bộ của lực lượng Công an”.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43708188
Vụ Phan Văn Vĩnh: Lãnh đạo VNPT Epay bị bắt
Giám đốc điều hành Châu Nguyên Anh và Giám đốc Kinh doanh Phạm Quang Vinh của Công ty cổ phần Thanh toán điện tử VNPT Epay bị bắt và khởi tố hôm 9/4, theo VNExpress.
Bà Anh và ông Vinh bị khởi tố Tội Tổ chức đánh bạc và Mua bán trái phép hóa đơn.
Ngoài ra, hai lãnh đạo của Công ty Cổ phần Công nghệ TNC, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đình Chiến và Giám đốc Lê Anh Tuấn cũng bị khởi tố Tội Mua bán trái phép hóa đơn.
Đây là diễn biến mới nhất trong đường dây đánh bạc công nghệ cao mà có sự dính líu của cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh.
TBT Trọng ‘đốt lò’: Mạng xã hội nói gì?
Cựu ‘anh hùng công an’ Phan Văn Vĩnh bị bắt
Ông Vĩnh đã bị bắt tạm giam 4 tháng vì tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ hôm 6/4.
Ông Vĩnh bị cáo buộc giúp cựu Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa và Chủ tịch Công ty phát triển an ninh công nghệ cao Nguyễn Văn Dương tổ chức đường dây đánh bạc ngàn tỷ – Rikvip.
Các nhà mạng hưởng lợi nghìn tỷ?
Theo Thanh Niên, gần 43 triệu tài khoản Rikvip từ thời điểm 18/4/2015 đến 29/8/2017 đã nạp khoảng 9.751,2 tỷ đồng qua các cổng thanh toán.
9.583,2 tỷ, tức 97% khoản tiền trên thu qua từ thẻ viễn thông và thẻ game.
Đường dây đánh bạc thông qua các công ty trung gian cung cấp dịch vu thanh toán từ các thẻ cào di động, thẻ game…thanh toán qua hơn 5.000 đại lý cấp 1, cấp 2 trên tòan quốc.
Theo thông tin từ Bộ Công an hồi 17/3, các hãng viễn thông lớn như Viettel, Vinaphone và MobiFone hưởng lợi khoảng 15-16% từ các giao dịch đánh bạc trực tuyến qua các cổng thanh toán.
Riêng vụ đường dây đánh bạc Rikvip, các nhà mạng có thể đã hưởng hơn 1.400 tỷ đồng.
VNPT là nhà mạng đầu tiên đang phải đối mặt khả năng bị truy cứu hình sự vì đường dây này.
VNPT Epay là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán được phân chia hưởng lợi từ 9.583,2 tỉ thu qua các cổng thanh toán.
Mạng xã hội nói gì?
Vậy thì đây có phải là hành vi “phát hành phương tiện thanh toán” không nhỉ?
Và khi các nhà mạng đang “phát hành các phương tiện thanh toán” thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự như quy định của điều 206 BLHS ko?
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43708185
Giới hoạt động Việt Nam
cáo buộc Facebook kiểm duyệt nội dung
50 tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các tổ chức truyền thông độc lập ở Việt Nam vào ngày 9 tháng 4 đã gửi một bức thư ngỏ tới nhà sáng lập Facebook ông Mark Zuckerberg về tình trạng nội dung thông tin trên Facebook của họ bị tháo gỡ và tài khoản bị khóa tại Việt Nam.
Bức thư nêu rõ vào tháng Tư năm ngoái, người đứng đầu Quản Trị Chính Sách Toàn Cầu của Facebook là bà Monika Bickert đã có cuộc gặp gỡ với Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn và đôi bên đã đồng ý hợp tác trong việc theo dõi và tháo gỡ nội dung. Tuy nhiên, kể từ sau buổi gặp mặt giữa hai bên, tình trạng bóp nghẹt tự do biểu đạt trên mạng và bỏ tù các nhà hoạt động, cũng như vấn đề khóa tài khoản và tháo gỡ nội dung đã gia tăng nghiêm trọng mà không nhận được lời giải thích thỏa đáng từ Facebook ngoài lý do mơ hồ là “vi phạm tiêu chuẩn”.
Bức thư cũng cho biết tình trạng nhiều nhà hoạt động không thể đăng tin trên Facebook của họ sau phiên tòa xét xử 5 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ vài ngày trước đó.
Ngoài ra, bức thư còn tố cáo chính quyền Việt Nam thiết lập một đội quân hơn 10 nghìn người, với mục tiêu duy nhất là tung tin giả và đàn áp tiếng nói đối lập. Họ cho rằng Lực Lượng 47 đang lợi dụng chính sách cộng đồng của Facebook và tung tin giả dối về các nhà hoạt động và tổ chức truyền thông độc lập.
Các nhà hoạt động và tổ chức bảo vệ nhân quyền VN đã thúc giục ông Mark Zuckerberg xem xét lại cách làm việc của Facebook vì có thể dập tắt tiếng nói của giới bảo vệ quyền con người và nhà báo độc lập ở Việt Nam, đồng thời trở thành đồng lão với kiểm duyệt của một nhà nước độc tài cai trị như Việt Nam. Bên cạnh đó họ còn yêu cầu Facebook mở cuộc đối thoại trực tiếp và thẳng thắn với các thành phần bị ảnh hưởng tại Việt Nam.
Hãng tin AFP cho biết họ đã liên lạc với cơ quan chức năng Việt Nam về thông tin trên nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Về phía Facebook, chiều tối ngày 10 tháng 4, đại diện truyền thông của Facebook bà Sophie Vogel nới với đài RFA rằng Facebook có các tiêu chuẩn Cộng đồng riêng về những thông tin được phép hay không được phép đăng, nhằm đảm bảo một cộng đồng an toàn. Tuy nhiên bà Sophie khẳng định rằng đôi khi Facebook phải tháo gỡ hoặc hạn chế quyền truy cập tới một nội dung nào đó vì vi phạm pháp luật của một quốc gia nhất định, mặc dù nội dung đó có thể không vi phạm tiêu chuẩn Cộng đồng của Facebook.
Facebook có quy trình rõ ràng và nhất quán nếu một chính phủ muốn đề nghị điều gì, và quy trình này không có gì khác ở Việt Nam so với thế giới. Trong Báo cáo Minh bạch của Facebook có ghi rõ ràng tất cả những nội dung bị hạn chế vì vi phạm luật của một quốc gia.
Đại diện truyền thông Facebook còn cho biết thêm, nếu một quốc gia yêu cầu gỡ bỏ những nội dung bị cho là phạm luật, Facebook không nhất thiết sẽ xóa bỏ nội dung đó hoàn toàn mà có thể chỉ giới hạn quyền truy cập nội dung đó trong phạm vi quốc gia nơi nội dung này bị cho là phạm luật mà thôi.
Facebook cũng cho biết sẽ tiếp tục làm việc với các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và trên toàn thế giới để bảo vệ cộng đồng người dùng khỏi sự can thiệp một cách quá mức và không cần thiết của chính phủ.
FT: Người Việt Nam ‘tự tin chi tiêu mạnh’
Một nghiên cứu vừa ra của báo Financial Times (09/04/2018) nói rằng người tiêu dùng Việt Nam vẫn chi tiền mua sắm mạnh tay, nhờ kinh tế năng động đang đẩy thu nhập hộ gia đình lên.
Việt Nam ‘tiến bộ về sáng tạo’
Cải cách thể chế ở Việt Nam quá chậm chạp?
Việt Nam ‘tiến bộ trong chống tham nhũng’
Xu hướng chi tiêu này sẽ còn tiếp tục, với một điều tra của FT Confidential Research cho thấy tâm lý người tiêu dùng Việt Nam về nền kinh tế đang ở trạng thái lạc quan cao nhất trong ba năm.
FT Confidential Research cũng kỳ vọng kinh tế Việt Nam duy trì mức tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế chủ chốt của khu vực, nhưng cũng cảnh báo rằng thành công này phụ thuộc vào khả năng chính phủ Việt Nam xử lý được việc rút vốn một phần ra khỏi nền kinh tế, và quan hệ của Việt Nam với một Trung Quốc đang ngày càng thể hiện vị thế.
Vẫn nguồn của FT nói năm ngoái, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8%, nhỉnh hơn Philippines một chút, và chính phủ VN mong đợi mức tăng trưởng cao hơn.
Điều tra của FP với 5000 người tiêu dùng ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam cho thấy giới trẻ VN lạc quan nhất trong cả nhóm các nước này về triển vọng kinh tế nước họ.
FT cũng nói lao động người Việt rời đồng ruộng đến làm việc trong các nhà máy, theo mô hình các nước láng giềng đã trải qua, và riêng Samsung đã đầu tư vào Việt Nam 17 tỷ USD từ 2009. Tập đoàn này năm ngoái đã xuất xưởng gần một nửa điện thoại smartphone ra thế giới từ công xưởng dùng ‘bàn tay công nhân Việt Nam’.
Các thách thức
Nhưng các thách thức cho chính phủ Việt Nam để duy trì tăng trưởng kinh tế cũng không hề nhỏ.
FT điểm ra câu chuyện thoái vốn của nhà nước ra khỏi các doanh nghiệp lớn, kém hiệu năng, và căng thẳng về các dự án khoan dầu khí ‘bùng lên ‘ khi Trung Quốc ngày càng thể hiện sức mạnh, và Hoa Kỳ ngày một hướng nội.
Các vấn đề của kinh tế Việt Nam 2018 được chính truyền thông nước này nói đến từ đầu năm.
Thực tế tăng trưởng kinh tế trong năm 2018 ‘vẫn là một bài toán không dễ, nhất là trong bối cảnh nợ công tăng cao, ngân sách eo hẹp’, theo VTV 10/01/2018.
Năm 2018 là năm Việt Nam sẽ dần thực hiện các cam kết của 16 hiệp định thương mại tự do khi đó hàng loạt thuế suất sẽ giảm về 0%, nên thu ngân sách rất khó khăn.
Còn theo trang baochinhphu.vn cũng trong tháng 1, năm 2018 là năm Việt Nam phải dần thực hiện các cam kết của 16 hiệp định thương mại tự do, hàng loạt thuế suất sẽ giảm về 0%, gây khó khăn thêm cho nguồn thu ngân sách.
http://www.bbc.com/vietnamese/business-43711107
Ban Bí thư Trung ương Đảng họp
tổng kết công tác thanh kiểm tra năm 2017
“Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người khác làm” là tuyên bố mà ông Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra trong cuộc họp tổng kết công tác kiểm tra của Ban Bí thư TW Đảng tại 10 tỉnh thành và 5 cơ quan Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng sáng ngày 10/4.
Truyền thông trong nước loan tin theo đó phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng năm 2017, tính công khai đã được chú ý đầy đủ và nhiều hơn. Ý thức Đảng, tính Đảng ở các cơ quan chính quyền đoàn thể đã được chú ý hơn. Mục tiêu đặt ra là cần giải quyết những vấn đề tồn đọng, sửa chữa khuyết điểm và tập trung xử lý những sai phạm vi phạm pháp luật Nhà nước, đẩy mạnh công tác, giáo dục, xây dựng tư tưởng phòng ngừa giữa xây và chống. Ông cũng nhấn mạnh rằng công tác xây dựng Đảng đã phát huy ưu điểm, chống thoái hoá biến chất và đã thúc đẩy các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại. Nhờ đó, kinh tế xã hội quý I lần đầu sau 10 năm đạt 7.38%.
Ông Trọng cũng chỉ ra những hạn chế như tình trạng “trên nóng dưới lạnh” với sự chuyển biến chưa toàn diện và đồng bộ giữa các cấp, ngành, lĩnh vực. Vẫn còn tình trạng nhiều cơ sở học tập và làm việc theo hình thức, chưa có nhiều sáng kiến đổi mới và đang đi dần vào lối mòn. Bên cạnh đó, vẫn chưa phát huy được vai trò của nhân dân, Mặt trận tổ quốc, phê bình, tự phê bình còn nể nang, kiểm soát quyền lực chưa tốt, nhất là kiểm soát bằng cơ chế, chính sách.
Ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc xét xử hàng loạt vừa qua đa phần là các vụ án về kinh tế, làm thất thoát nhưng phần sâu xa hơn là sự tuyệt đối trung thành với Đảng, kiên định với chế độ cần được tăng cường hơn nữa.
Kết quả kiểm tra 10 tỉnh và 5 cơ quan Trung ương sẽ được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tổng hợp, thông báo công khai và phổ biến cho các nơi.
Hiện đại hóa Hải quân, ngư dân Việt có an tâm hơn?
Hòa Ái, phóng viên RFA
Mỗi khi Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản hằng năm tại một số khu vực ở Biển Đông thì lại liên tiếp có tin tàu cá của ngư dân Việt bị ‘tàu lạ’ tấn công tại ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Liên tục bị tấn công
Truyền thông trong nước loan tin từ trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 2018, có đến 4 tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài tấn công ngay trong ngư trường thuộc chủ quyền lãnh hải quốc gia.
Tàu cá QNa 90822 TS, ở Quảng Nam, khi đang đánh bắt ở ngư trường gần đảo Tri Tôn, Hoàng Sa vào ngày 18 tháng 3, thì bị một tàu lớn không rõ số hiệu tấn công, cướp phá ngư cụ.
Tàu cá QNg 90599, ở Quảng Ngãi trình báo vào chiều ngày 19 tháng 3, trong khi đang neo đậu gần khu vực đảo Linh Côn, gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị tàu vỏ sắt màu trắng, số hiệu 45103 áp sát, đâm vào phía sau cabin. Thuyền trưởng của tàu cá QNg 90599, ngư dân Trần Quang nói với Tuổi Trẻ Online rằng trên tàu vỏ sắt, có nhiều người mặc sắc phục Hải cảnh Trung Quốc, truy đuổi tàu cá của ông và còn phát loa yêu cầu ra khỏi vùng biển của Trung Quốc.
Vào ngày 4 tháng 4, hai tàu cá NA-84281-TS và NA-90427-TS, ở Nghệ An, bị một tàu lớn đâm chìm khi hai tàu này đang khai thác trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ, làm cho 19 ngư dân gặp nạn, trong đó có 7 người bị thương nặng. Báo VNExpress.net dẫn lời của ngư dân Hoàng Văn Mạnh, thuyền trưởng của một trong hai tàu cá này nói rằng do vụ việc xảy ra lúc trời tối nên không nhìn thấy được quốc tịch của tàu.
Cư xử là phản đối, không việc gì phải nghe họ cả và bảo vệ người ngư dân. Cách làm như thế là được rồi. Chứ còn làm hơn nữa thì để lúc nào mà căng thẳng quá đến mức người Trung Quốc để tàu Hải quân hay tàu Hải cảnh của họ, hay gọi là tàu Hải giám, thuộc lực lượng Hội Nghề Cá Trung Quốc vào ngăn cản và dùng vũ lực thì (Việt Nam) sẵn sàng cư xử một cách thích đáng thôi
-Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp
Tuy nhiên, trong cùng một bản tin, VNExpress.net lại cho biết theo ghi nhận của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam thì vụ việc xảy ra vào buổi sáng, cách Hòn Mê, thuộc tỉnh Thanh Hóa khoảng 90 hải lý về hướng Đông-Bắc và tàu cứu nạn SAR 411 đến sơ cứu các ngư dân trong đêm cùng ngày, trước khi đưa vào đất liền.
Trả lời câu hỏi của RFA qua các vụ việc vừa nêu, liệu rằng ngư dân Việt lo sợ đến sự an tòa của mình khi ra khơi đánh bắt ở ngư trường biển Đông, đặc biệt trong thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8, là thời điểm Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt ở khu vực Biển Đông; ngư dân Trần Văn Tuất, ở Nghệ An chia sẻ ông vẫn ra khơi mà không nao núng, bởi vì:
“Bây giờ ở Việt Nam, đoàn cứu hộ đông lắm. Có chuyện gì là tàu cứu hộ họ cứu hộ ngay. Nói chung là đầu tư nhiều, cho nên ngư dân đi biển được yên tâm hơn.”
Tiếp tục ra khơi
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về lệnh đơn phương cấm đánh bắt ở Biển Đông hàng năm của Trung Quốc, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho biết Việt Nam cũng có quy định ngư dân khi nào được đánh bắt và khi nào không được đánh bắt để đảm bảo môi trường hải sản, tạo cân bằng về sinh thái trong môi trường biển. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ công bố thông tin về quy định này cho ngư dân trong vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải quốc gia. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là vô lý:
“Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì người Việt muốn làm gì là quyền của người ta. Thế thì đấy là về mặt chủ quyền. Không chỉ riêng Trung Quốc và Việt Nam mà nhiều nước trong ASEAN cũng có các quy định chung về khi nào đánh cá và khi nào thì không. Thế nhưng đó không phải là lệnh cấm. Trung Quốc đưa ra lệnh cấm này là Trung Quốc mang màu sắc chính trị, mang màu sắc là tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, chứ không phải liên quan đến nghề cá.”
Chúng tôi nêu vấn đề theo như đề nghị của Hội Nghề Cá Việt Nam rằng Chính phủ Việt Nam cần thiết phải có những biện pháp ngăn chặn khác để Trung Quốc chấm dứt ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trong 3 tháng, bên cạnh việc lên tiếng phản đối từ phía Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu lên nhận định của ông:
“Cư xử là phản đối, không việc gì phải nghe họ cả và bảo vệ người ngư dân. Cách làm như thế là được rồi. Chứ còn làm hơn nữa thì để lúc nào mà căng thẳng quá đến mức người Trung Quốc để tàu Hải quân hay tàu Hải cảnh của họ, hay gọi là tàu Hải giám, thuộc lực lượng Hội Nghề Cá Trung Quốc vào ngăn cản và dùng vũ lực thì (Việt Nam) sẵn sàng cư xử một cách thích đáng thôi.”
Bây giờ ở Việt Nam, đoàn cứu hộ đông lắm. Có chuyện gì là tàu cứu hộ họ cứu hộ ngay. Nói chung là đầu tư nhiều, cho nên ngư dân đi biển được yên tâm hơn
-Ngư dân Trần Văn Tuất
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp ghi nhận với chủ trương Việt Nam thực hiện hiện đại hóa Hải quân cùng với sự hỗ trợ của một số các quốc gia, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc…về các hoạt động trên biển, ông cho rằng các lực lượng bao gồm Cảnh sát biển, Biên phòng và Hải quân luôn sẵn sàng bảo vệ cho ngư dân Việt ở ngư trường Biển Đông. Một vài chuyên gia về Biển Đông mà Đài RFA tiếp xúc cũng có cùng quan điểm với Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp về xu thế Hải quân Việt Nam được hiện đại hóa thì sự an toàn của các ngư dân Việt được đảm bảo hơn trong tương lai, mặc dù khu vực biển Đông tranh chấp đang bị căng thẳng leo thang do từ phía Trung Quốc gây ra.
Tại cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào sáng ngày 2 tháng 4 vừa qua, ở Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai phía không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển.
Sự tin cậy không chắc chắn
Đài RFA trao đổi với một số những ngư dân dọc vùng biển miền Trung Việt Nam và được họ bày tỏ dù tình hình thế nào, nhưng vì cuộc sống mà họ vẫn ra khơi đánh bắt xa bờ. Qua các vụ tàu cá bị liên tục tấn công trong những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 vừa rồi, những ngư dân cũng cho biết họ hy vọng một khi các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam được tăng cường thì họ càng an tâm hơn cho số phận của mình sẽ không còn bị cô thế ở ngư trường Biển Đông.
Tuy vậy, theo ghi nhận của thông tín viên từ Việt Nam thì cũng không ít ngư dân cho biết họ cứ mặc cho sự may rủi trong mỗi lần ra khơi kiếm sống, do hiện tại họ phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, vì ngư dân Việt bị uy hiếp, bị cướp bóc và đánh đập trên ngư trường Việt Nam là chuyện xảy ra như cơm bữa, nhưng Cảnh sát biển Việt Nam chẳng làm gì để bảo vệ được cho họ; còn tàu Hải cảnh Việt Nam thì thỉnh thoảng cặp theo tàu cá để xin tiền và hải sản ăn nhậu, chứ hiếm khi xuất hiện vào lúc tàu cá đánh tín hiệu cầu cứu, như một ngư dân chia sẻ:“Ảnh hưởng nói chung là mọi mặt. Bây giờ dân không biết nói sao hết. Đường nào ngư dân cũng phải gánh hết.”
Hai di dân Việt bị bỏ tù vì trồng cần sa ở Ireland
Hai người đàn ông Việt Nam làm việc trong một căn nhà dùng để trồng cần sa ở Ireland vừa phải nhận án tù hai năm rưỡi. Lượng ma túy trong căn nhà có giá trị lên tới gần 1,8 triệu euro (hơn 2,2 triệu đôla).
Hai người Việt đã được đưa lậu đến Ireland. Một trong hai người đã đến Ireland trong một chiếc container và nghĩ rằng ông ta sẽ làm việc trong một trang trại, còn người kia nghĩ rằng ông ta sẽ làm đầu bếp, theo lời khai trước đây tại Tòa Hình sự Khu vực Dublin.
Ngoc Toan Vu, 54 tuổi, và Thang Nguyen Van, 46 tuổi, đã nhận tội trồng cần sa không giấy phép tại một nhà kho ở đường Ballymount, Dublin vào ngày 10/5 năm ngoái.
Bản án đối với họ đã bị đình chỉ hồi tháng 12 năm ngoái để cho phép nhà chức trách tiếp tục điều tra xem liệu họ có phải là nạn nhân của nạn buôn người hay không.
Hôm 9/4, ông James Dwyer, đại diện bên công tố, nói với tòa rằng kết luận của cuộc điều tra cho thấy cả hai người đều không phải là nạn nhân của nạn buôn người.
Tuy nhiên, Thẩm phán Martin Nolan nói ông coi cả Ngoc Toan Vu và Thang Nguyen Van đều là “những người tuyệt vọng”.
“Họ dường như không có bất cứ quyền gì và họ đã bị biến thành con mồi, có thể là bởi chính đồng hương của họ”, thẩm phán phát biểu.
“Về mặt đạo đức, họ không đáng trách nhiều lắm. Họ hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tham gia vào tội phạm này”, ông nói thêm.
Thẩm phán Nolan nói ông tin chắc rằng cả hai người Việt đều biết những gì họ làm là sai và ông lưu ý đến giá trị của lượng ma túy là rất cao.
Ông đã tuyên bản án hai năm rưỡi tù giam và xác định nó có hiệu lực từ tháng 5 năm ngoái, khi cả hai người kể trên bị bắt giam.
Vì cả hai người đều là di dân bất hợp pháp, nhiều khả năng họ sẽ bị trục xuất sau khi được thả.
(Independent, The Times)
https://www.voatiengviet.com/a/hai-di-dan-viet-bi-bo-tu-vi-trong-can-sa-o-ireland/4340364.html
Việt Nam lên kế hoạch
xây đường sắt kết nối với Trung Quốc
Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc mới nối liền thủ đô Hà Nội với khu vực biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc để thúc đẩy thương mại hai chiều, theo Tân Hoa Xã.
Hãng tin của Trung Quốc dẫn lại Thông Tấn xã Việt Nam cho biết, Bộ Giao thông Việt Nam đang xem xét xây dựng tuyến đường sắt dài gần 400 km, tốc độ 160 km/h, kết nối với đường sắt Hà Khẩu của Trung Quốc.
Theo đó, tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai sẽ tồn tại song song cả tuyến cũ và mới. Trong đó, tuyến mới đảm nhận vận chuyển hàng hóa và toàn bộ hành khách, được xây dựng khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, và được điện khí hóa.
Báo VnExpress cho biết tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai bắt đầu từ ga Lào Cai hiện tại, theo hướng Đông qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), tổng chiều dài tuyến là 391 km; đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) – Lào Cai (Việt Nam) có chiều dài 6,29 km.
Theo Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông, đây là tuyến quan trọng về vận tải hàng hóa và hành khách của đường sắt Việt Nam; không chỉ có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế xã hội các địa phương tuyến đi qua, mà còn trong kết nối giao thông, giao thương quốc tế, đặc biệt với Trung Quốc.