Tin Việt Nam – 09/10/2019
Văn Ngọc Hoàng, tài xế phản đối thu phí
tại BOT An Sương, được giảm 6 tháng tù giam
Tại phiên tòa phúc thẩm của TAND TP.HCM diễn ra vào ngày 08/10/2019, Văn Ngọc Hoàng, người thường được biết với biệt danh “chiến binh đánh BOT”, vừa được tuyên giảm 6 tháng tù giam. Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho tài xế Văn Ngọc Hoàng cho biết thông tin này vào tối ngày 8/10.
Văn Ngọc Hoàng là người đã mạnh mẽ phản ứng việc thu phí ở trạm thu phí BOT An Sương – quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh – và đã phản đối bằng cách tông xe làm gẫy thanh chắn ở trạm BOT.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, sau phần nghị án, hội đồng xét xử đã tuyên chấp nhận nội dung đơn kháng cáo xin giảm án của Hoàng. Mức án mới của Văn Ngọc Hoàng là 12 tháng tù giam (được giảm 06 tháng tù giam).
Vào trung tuần tháng 5 vừa qua, tại phiên tòa sơ thẩm của TAND Q.Bình Tân, Hoàng đã bị tuyên phạt 18 tháng tù giam về tội danh “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo điều luật 178, Bộ luật Hình sự 2015.
Luật sư Đặng Đình Mạnh hôm 8/10 nói với RFA rằng, mức hình phạt (đã giảm) so với giá trị tài sản bị hủy hoại, cho thấy tính chất chế tài rất hà khắc của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay.
“12 tháng tù so với giá trị tài sản bị phá hủy chỉ có hơn 5 triệu đồng tôi cho rằng hình phạt vẫn rất nặng, nói lên sự hà khắc của điều luật chế tài đối với những trường hợp như thế này. Với cương vị một luật sư tôi tin rằng cơ quan lập pháp phải có sự sửa đổi đối với hình phạt trong những trường hợp tương tự, không thể hình phạt tước đi tự do của người ta trong thời gian dài khi lỗi phạm rất nhỏ bé, không đáng gì cả”.
Theo cáo trạng, tối 5/3/2019, Văn Ngọc Hoàng điều khiển xe container chạy từ khu công nghiệp Vĩnh Lộc hướng ra Quốc lộ 1A. Khi xe đến trạm thu phí An Sương thuộc quận Bình Tân, Hoàng dừng xe nhưng không mua vé qua trạm. Sau đó, Hoàng điều khiển xe tông thẳng vào thanh chắn kiểm soát vé, làm gãy đôi thanh chắn và cho xe quay về công ty.
Sau khi vụ việc xảy ra, doanh nghiệp quản lý trạm thu phí BOT An Sương đã trình báo sự việc lên Công An.
Theo kết quả định giá tư pháp, thanh chắn bị tông gãy có giá trị 5.200.000 đồng.
Ngày 15/05/2019, Hoàng bị khởi tố và bắt tạm giam. Đến nay, Hoàng đã bị giam gần 05 tháng. Hoàng sẽ phải thụ án tù giam thêm 07 tháng nữa mới mãn hạn.
Đối với trạm BOT An Sương, nơi được coi là hiện trường của vụ án Văn Ngọc Hoàng, căn cứ theo thông tin của Thanh Tra Chính Phủ, lẽ ra việc thu phí công trình đã hết hạn vào tháng 01/2017. Nhưng tính đến thời điểm xảy ra vụ án (tháng 03/2019), những người phản ứng lại trạm BOT An Sương cho rằng đã có việc thu phí lố đến gần 26 tháng.
TP HCM: Tám người bị kết án tử hình
vì vận chuyển ma túy
Ông trùm đằng sau đường dây buôn bán ma túy quy mô lớn từ Lào vào Việt Nam và 7 đồng phạm vừa bị kết án tử hình vào ngày 7/10 tại TPHCM. Truyền thông trong nước loan tin này trong cùng ngày.
Theo tin, Phan Hữu Hiệu, biệt danh là “Chuột”, cùng đồng phạm gồm sáu người đàn ông và một phụ nữ trong độ tuổi từ 38 đến 65, đã bị kết án tử hình vì buôn bán 132 kg heroin và 55 kg meth.
Còn một thành viên khác của băng đảng “Hiệu chuột” đã bị kết án chung thân.
Đây được coi là vụ bắt giữ việc vận chuyển, mua bán heroin lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh tính đến thời điểm hiện tại.
Băng đảng buôn bán ma túy của “Hiệu chuột” đã bị bắt vào tháng 7 năm 2018 sau khi cảnh sát thực hiện một chiến dịch truy quét lớn tại các địa điểm khác nhau trong thành phố và tỉnh Bình Dương.
Đường dây của “Hiệu Chuột” đã chuyển ma túy từ Lào vào trung tâm thành phố Đà Nẵng trước khi phân phối chúng đến các khu vực khác.
Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La hôm 7/10 cũng đưa ra 3 hình phạt tử hình, 2 án chung thân và 1 bản án 18 năm đối với những người mua bán, vận chuyển trái phép ma túy.
Việt Nam là một trung tâm buôn bán ma túy chính từ khu vực “Tam giác vàng”, một vùng đất nằm giữa Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Myanmar. Tam giác vàng đồng thời cũng là khu vực sản xuất ma túy lớn thứ hai thế giới.
Các vụ buôn bán ma túy ngày càng gia tăng tại dải đất chữ S mặc dù Việt Nam có luật về ma túy hà khắc nhất thế giới.
Theo luật, những người bị kết án sở hữu hoặc buôn lậu hơn 600 gram heroin hoặc hơn 2,5 kg methamphetamine phải đối mặt với án tử hình. Việc sản xuất hoặc bán 100 gram heroin hay 300 gram ma túy trái phép khác cũng bị trừng phạt bằng cái chết.
Báo trong nước trích số liệu cho biết năm 2018, Việt Nam đã xử lý 24.500 vụ án hình sự liên quan đến chất ma túy và bắt giữ hơn 30.000 người.
Liên Hiệp Quốc nhiều lần lên tiếng phản đối mức án tử hình mà Việt Nam đưa ra và yêu cầu chính phủ Hà Nội cần thay đổi.
Theo thống kê của Bộ Công an việt Nam đưa ra hồi năm 2017, từ năm 2011 đến 2016, Việt Nam có hơn 1.100 tử tù. Số người bị tử hình bằng tiêm thuốc độc từ năm 2013 – 2016 là 429 người.
Ân Xá Quốc tế (Amnesty International) xếp Việt Nam vào danh sách 5 nước thi hành nhiều án tử hình nhất thế giới.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng hình phạt tử hình ở Việt Nam chỉ được áp dụng cho các tội phạm ‘đặc biệt nghiêm trọng’ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Việt Nam tuyên phạt tử hình đối với 15 loại tội phạm, bao gồm hãm hiếp, giết người, tham nhũng và các tội liên quan đến ma túy và an ninh quốc gia. Chính phủ Hà Nội đã chuyển hình thức thực hiện tử hình từ bắn súng sang tiêm thuốc độc vào năm 2013.
Nghệ An dự kiến xử nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh
vào ngày 17/10
Tin từ Nghệ An, ngày 09/10/2019: Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Nghệ An đã quyết định tổ chức phiên toà sơ thẩm xét xử nhà hoạt động giảng viên cao đẳng Nguyễn Năng Tĩnh với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước” vào ngày 17/10.
Toà án cộng sản tỉnh Nghệ An sẽ xét xử giảng viên cao đẳng Nguyễn Năng Tĩnh theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, và ông sẽ phải đối mặt với mức án từ 5 đến 12 năm tù giam nếu bị kết tội. Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh và hai đồng nghiệp khác sẽ bào chữa cho ông tại phiên toà.
Ông Tĩnh bị công an Nghệ An bắt vào ngày 29/5 và sau đó bị khởi tố về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Ông bị biệt giam nhiều tháng và mới được gặp luật sư trong thời gian gần đây.
Ông Tĩnh, sinh năm 1976 tại xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu và cư trú tại xã Nghi Phú, thành phốVinh. Ông là giảng viên của trường Cao đẳng Văn hoá-Nghệ thuật Nghệ An.
Ông bị cho là “đã đăng tải, chia sẻ các bài viết, video, hình ảnh có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân; xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, nhằm mục đích chống nhà nước…” trên Facebook cá nhân mang tên Nguyễn Năng Tĩnh.
Nhiều người hoạt động ở Nghệ An cho biết ông Tĩnh là một người hoạt động dân chủ và nhân quyền tích cực, và cuối năm 2017 ông đã dạy cho các em trong trường học hát nhạc phẩm Trả Lại Cho Dân của nhạc sĩ Việt Khang.
Từ đầu năm đến nay, 7 nhà hoạt động và Facebooker đã bị bắt với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước từ đầu năm đến giờ, và có 6 người bị kết án từ 5 đến 8 năm tù giam về tội danh trên.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nghe-an-du-kien-xu-nha-hoat-dong-nguyen-nang-tinh-vao-ngay-17-10/
Đà Nẵng: phát hiện 10 người Trung Quốc
mang thiết bị phát sóng nhập cảnh trái phép
Công an quận Hải Châu, Đà Nẵng, hôm 9/10 cho biết cơ quan này vừa phát hiện được 10 người Trung Quốc vào Việt Nam trái phép, mang theo các thiết bị phát sóng. Truyền thông tron nước loan tin này vào cùng ngày.
Theo thông tin, vào tối ngày 8/10, khi tiến hành kiểm tra lưu trú tại nhà số 105 Nguyễn Lộ Trạch, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, Đội An ninh Công an Hải Châu đã phát hiện 10 người mang quốc tịch Trung Quốc (có độ tuổi từ 24 đến 31) không có thị thực nhập cảnh vào Việt Nam.
Trong 10 người này, chỉ có 2 trường hợp có hộ chiếu, 6 trường hượp chỉ có căn cước công dân, 2 trường hợp không xuất trình được giấy tờ tùy thân.
Ngoài ra, công an còn phát hiện 15 máy tính, 11 điện thoại, 5 thiết bị phát sóng cùng số tiền hơn 66 triệu đồng và 979 Nhân dân tệ. Những người này không thừa nhận là chủ sở hữu của ác thiết bị này.
Theo Công an Quận Hải Châu, những người này đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng đường bộ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 năm 2019.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam liên tục phát hiện các trường hợp người Trung Quốc dùng các thiết bị can thiệp vào sóng thông tin di động ở Việt Nam, bị nghi ngờ là để phục vụ hoạt động đánh bạc trái phép qua mạng.
Hồi tháng 4 vừa qua, lực lượng chức năng thành phố Mong Cái (Quảng Ninh) cũng phát hiện 11 người Trung Quốc thuê một ngôi nhà, lắp đặt và sử dụng một bộ thiết bị kích sóng thông tin di động.
Sau đó, vào tháng 7, Công an thành phố Móng Cái cũng cho biết đơn vị này đã tạm giữ 5 người Trung Quốc khác để điều tra về hành vi sử dụng máy kích sóng di động trái phép, gây nhiễu thông tin liên lạc. Một lãnh đạo thành phố Móng Cái cho truyền thông trong nước biết những người này đã kích sóng di động nhằm mục đích tổ chức đánh bạc online thông qua một hệ thống mạng của Trung Quốc.
Hồi cuối tháng 7 vừa qua, truyền thông trong nước cho biết Công an Việt Nam vừa bắt giữ hơn 380 công dân Trung Quốc với cáo buộc điều hành một đường dây đánh bạc bất hợp pháp tại thành phố Hải Phòng với ước tính số tiền lên đến 10.000 tỷ đồng.
HRW yêu cầu Việt Nam phóng thích
nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch hôm 7/10/2019 ra thông cáo yêu cầu “chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với anh.”
Ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trong thông cáo cho hay:
“Chính quyền Việt Nam nghĩ rằng có thể dập tắt tiếng nói của Nguyễn Quốc Đức Vượng bằng cách bắt giữ anh về hành vi bày tỏ ý kiến trên Facebook.
Nhưng việc đó chỉ gây nhiều sự chú ý hơn tới các quan điểm của anh, và tới những nỗ lực đè nén nhằm kiểm duyệt thông tin trên mạng của chính quyền Việt Nam.”
Hôm 23/9/2019, công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ Facebooker Vượng Nguyễn, tên thật là Nguyễn Quốc Đức Vượng, người thường dùng mạng xã hội phát trực tiếp các bài nói chuyện bày tỏ chính kiến về các vấn đề ở Việt Nam.
Báo Công An Nhân Dân hôm 27/9 cho biết, anh Vượng bị bắt giữ với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,” theo điều 117 của bộ luật hình sự.
Theo các điều 173 và 74 của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, bị cáo buộc về tội danh an ninh có nghĩa là anh có thể vừa bị tạm giam, vừa không được tiếp xúc với nguồn trợ giúp pháp lý cho đến khi công an kết thúc điều tra, một tình huống có thể dẫn đến ngược đãi hoặc tra tấn.
Anh Nguyễn Quốc Doanh, anh trai của nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng chiều 8/10 cho hay, gia đình anh từ hôm 4/10 đã gửi đồ thăm nuôi cho anh này và biết anh hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam tỉnh Lâm Đồng.
“Hôm thứ Sáu tuần trước em có được bên huyện (Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng – PV) xuống mời, bố lên rồi làm đơn gửi lên Đà Lạt để vô Trại Mát thăm nuôi.
Nhưng chỉ được gửi đồ thôi chứ chưa được gặp mặt,” anh Doanh nói qua điện thoại.
Luật An ninh mạng gây tranh cãi của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Kể từ đó đến nay, đã có khoảng hơn 10 nhà hoạt động bị bắt được ghi nhận trên truyền thông, trong đó có blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do.
Theo Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, các trường hợp khác bị bắt giữ do đăng hoặc chia sẻ bài trên Facebook gồm có thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh bị bắt vào tháng Năm và ông Phạm Văn Điệp, một người Nga gốc Việt lên tiếng phê phán chính quyền bị bắt hồi tháng Sáu.
Luật sư của Trương Duy Nhất
‘sẽ không ngạc nhiên nếu lại tiếp tục bị gây khó khăn’
Người bào chữa cho nhà báo độc lập, blogger Trương Duy Nhất nói với Đài Á Châu Tự Do rằng ông “sẽ không ngạc nhiên nếu lại tiếp tục bị gây khó khăn, trở ngại khi thực hiện việc chức nghiệp bào chữa của mình.”
Ông Trương Duy Nhất, cựu trưởng Văn Phòng Đại Diện Báo Đại Đoàn Kết giai đoạn từ năm 1998 đến 2011 ở Thành phố Đà Nẵng bị truy tố với cáo buộc ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Khoản 2 Điều 356 Bộ Luật Hình Sự năm 2015.
Hồi tháng 9/2019, các báo nhà nước dẫn cáo trạng cho rằng ông Trương Duy Nhất lợi dụng chủ trương của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng trong việc tạo điều kiện bán nhà, đất công sản cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Đà Nẵng làm trụ sở và nhiệm vụ được Ban Biên Tập Báo Đại Đoàn Kết giao.
Hôm 9/10, Luật sư Đặng Đình Mạnh, trưởng Văn phòng luật cùng tên, gửi kiến nghị chuyển hồ sơ vụ án hình sự truy tố ông Trương Duy Nhất đến Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử theo thẩm quyền lãnh thổ trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trả lời RFA hôm 8/10, Luật sư Mạnh giải thích:
“Căn cứ vào bản Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cho thấy : Tất cả những hành vi “bị cho” là tội phạm của ông Trương Duy Nhất đều xảy ra tại Đà Nẵng, kể cả tài sản bị xâm phạm cũng tọa lạc tại Đà Nẵng. Do đó, căn cứ theo khoản 1 điều 169 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về thẩm quyền lãnh thổ, thì: “Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện”, thì thẩm quyền xét xử vụ án phải là Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng. Việc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử là không đúng thẩm quyền lãnh thổ như pháp luật quy định.”
“Thế nên, việc tôi có văn bản gởi các cơ quan tiến hành tố tụng kiến nghị chuyển hồ sơ chỉ có ý nghĩa để bảo đảm tính hợp pháp của cơ quan tài phán mà thôi.”
Luật sư Mạnh cũng cho biết rằng ông đã có buổi gặp ông Trương Duy Nhất trong trại giam T16 Bộ Công an hôm 4/10. Ông nói thêm:
“Trước đó, tôi đã dự kiến thực hiện buổi làm việc này vào ngày 27/9. Tuy nhiên, điều tra viên của Bộ Công an đã chủ động điện thoại báo cho tôi biết là họ không thu xếp vào làm việc được và đề nghị tôi hoãn lại. Thoạt đầu, tôi không đồng ý vì không có quy định nào buộc tôi làm việc với thân chủ phải có điều tra viên ngồi cạnh để giám sát cả. Nhưng đến khi điều tra viên nói ẩn ý rằng nếu không có anh ta thì nhiều khả năng tôi sẽ không được trại giam cho phép gặp thân chủ. Tôi hiểu cung cách hoạt động của hệ thống tư pháp Việt Nam nên phải đành hoãn buổi làm việc lại cho đến ngày 4/10.”
Đề cập vụ Luật sư Trần Vũ Hải, người ban đầu nhận bào chữa cho ông Nhất, nay đang bị đề nghị truy tố với cáo buộc “trốn thuế”, Luật sư Đặng Đình Mạnh chia sẻ:
“Người tiền nhiệm là Luật sư Trần Vũ Hải đã gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục đăng ký bào chữa cho ông Trương Duy Nhất trong giai đoạn điều tra vụ án. Tôi cũng gặp một phần khó khăn như vậy. Tôi đã đăng ký bào chữa tại Cơ quan Điều tra Bộ Công an, đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và khi hồ sơ chuyển qua đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thì tôi mới được cấp thông báo người bào chữa. Cho nên, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu lại tiếp tục bị gây khó khăn, trở ngại khi thực hiện việc chức nghiệp bào chữa của mình.”
Ngoài ra, Luật sư Mạnh cũng nói thêm rằng trong lần gặp gần đây nhất, ông nhận thấy ông Nhất “rất khỏe, hết sức sôi nổi” và “rất bức xúc, phản ứng rất dữ với cáo buộc, cho rằng mình bị oan”.
Nhà báo độc lập/blogger Trương Duy Nhất (sinh năm 1964) từng nổi tiếng với trang blog “Một góc nhìn khác”. Ông từng bị tuyên án 2 năm tù vào năm 2014 với cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Ông cộng tác viết blog với Đài Á Châu Tự Do từ năm 2015 sau khi ông ra tù.
Vào cuối tháng 1 vừa qua, ông đột ngột mất tích khi đang xin quy chế tỵ nạn ở Bangkok, Thái Lan. Theo Ân xá Quốc tế, blogger đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc với sự giúp sức của cảnh sát Thái Lan.
Chỉ đến ngày 25/3, Bộ Công an Việt Nam mới chính thức thông báo blogger Trương Duy Nhất bị bắt giữ và đang bị giam giữ tại Hà Nội, mà không giải thích cụ thể ông bị bắt thế nào.
Công nhân Việt Nam ở Đài Loan
bị truy tố tội tấn công tình dục
Văn phòng công tố quận Đài Bắc, hôm thứ Tư, ngày 9 tháng 10 truy tố một công nhân người Việt Nam bỏ trốn vì sử dụng căn cước của một người khác để làm công việc mát-xa và đã tấn công tình dục một khách hàng.
Theo cáo trạng, người bị truy tố tên Nguyễn Minh Đức, đến Đài Loan làm việc hồi tháng 8 năm 2014 và nhà tuyển dụng vào tháng 3 năm 2015 đã thông báo người này không còn làm việc nữa, do đó đã bị rút giấy phép cư trú.
Nguyễn Minh Đức được phát hiện đã dùng căn cước của một công dân Đài Loan họ Ho từ một người đồng hương để nộp đơn làm công việc mát-xa tại Đài Bắc hồi tháng 7 năm 2019.
Nguyễn Minh Đức, vào ngày 9 tháng 9, bị một nữ khách hàng tố giác đã hiếp dâm cô ta khi cô cùng bạn trai đến phòng dịch vụ mát-xa.
Sau khi tiến hành điều tra, Công tố quận Đài Bắc ra quyết định truy tố Nguyễn Minh Đức tội tấn công tình dục và sử dụng căn cước của người khác, theo Luật Đăng ký Hộ khẩu của Đài Loan.
Đài Loan là một trong những nước nhận nhiều lao động từ Việt Nam nhất, chỉ sau Nhật Bản. Theo thống kê của chính phủ Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2019, nước này đã nhận hơn 36.000 lao động từ Việt Nam.
Tuy nhiên thời gian qua, Đài Loan cũng phải đối mặt với tình trạng người Việt lao động trái phép ở nước này. Vụ có nhiều lao động Việt trốn đồng loạt sang lao động chui tại Đài Loan nhất là vụ 149 người Việt bỏ trốn khi đến sân bay Đài Loan hồi cuối năm ngoái.
Tranh cãi về tài sản hàng trăm tỷ
của sư Thích Thanh Toàn
Khối tài sản trị giá 200-300 tỷ của ông Lê Hữu Long (sư Thích Thanh Toàn), nguyên trụ trì chùa Nga Hoàng, hoàn toàn là tài sản do xã hội và Ban Tôn giáo Chính phủ sẽ điều chỉnh, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch không có thẩm quyền.
Đó là thông tin do ông Nguyễn Thái Bình, người đại diện Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa ra tại buổi họp báo quý III của bộ này tại Hà Nội, xung quanh vụ việc sư Thích Thanh Toàn xả giới nhưng xin giữ lại toàn bộ tài sản là trang trại, đất đai, vật dụng do nhà sư này đứng tên.
Người phát ngôn Bộ Văn hóa –Thể thao và Du lịch khẳng định Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính tham mưu ban hành văn bản quy định về sử dụng tiền công đức ở các cơ sở tôn giáo. Và đó là lý do Bộ Văn hóa –Thể thao và Du lịch không có thẩm quyền đối với tài sản do sư Thích Thanh Toàn đứng tên.
Trước đó sư Thích Tâm Vượng, Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc cho biết Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc chỉ tiếp nhận và quản lý các tài sản hợp pháp cơ sở tôn giáo chùa Nga Hoàng khi ông Thích Thanh Toàn bàn giao có sự chứng kiến tham dự của các cấp chính quyền.
Sư Thích Tâm Vượng đồng tình với thỉnh nguyện của ông Lê Hữu Long (sư Toàn) xin được giữ lại tài sản mà ông đứng tên chủ sở hữu vì quyền sở hữu này đang được pháp luật VN bảo hộ. Sư Vượng cũng lo ngại rằng nếu Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc muốn giữ số tài sản thuộc sở hữu của sư Toàn cho chùa thì có thể sư Thích Thanh Toàn sẽ gửi đơn kiện.
Trong một cuộc họp chiều 5/10, sư Thích Thanh Toàn cho biết toàn bộ số tài sản do ông này đứng tên trị giá lên tới 200-300 tỷ đồng.
Chiều 7/10, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ký quyết định chính thức bãi nhiệm chức danh trụ trì và thu hồi quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Nga Hoàng đối với sư Thích Thanh Toàn.
Ban Tăng sự tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã được giao tiến hành các thủ tục xả giới hoàn tục theo Pháp Luật, thu hồi các giấy tờ do giáo hội cấp đối với sư Thích Thanh Toàn, tức ông Lê Hữu Long.
Ông Lê Hữu Long bị buộc sẽ phải bàn giao chùa, tài sản và con dấu chùa Nga Hoàng cho Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo phóng sự điều tra của báo Phụ Nữ hồi tháng 9/2019, ông Lê Hữu Long đã có hành vi ‘gạ tình’ nữ phóng viên trong lúc đang là sư trụ trì chùa Nga Hoàng.
Ông Lê Hữu Long sinh năm 1976 ở Quảng Trị, từng bị cáo buộc có liên quan đến tập đoàn Sun Group trong việc lấy đất rừng làm chùa ở Tam Đảo.
Gia đình cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
rút sạch vốn tại Bản Việt
Tin Vietnam.- Báo Người Việt ngày 8 tháng 10 năm 2019 dẫn lại tin từ báo Sputnik của Nga cho biết, cả gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Thủ tướng Chính phủ Cộng sản Việt Nam đã rút toàn bộ vốn ra khỏi công ty chứng khoán Bản Việt.
Sự việc trên khiến nhiều người ngạc nhiên. Vì lâu nay dư luận chỉ biết đến bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của ông Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty này, còn toàn bộ thông tin về người thân của bà Phượng là cổ đông của công ty, cũng như số vốn đều được dấu rất kín.
Tuy nhiên, trong một danh sách mà Sputnik Việt ngữ loan tải, thì ngoài bà Phượng còn có đại gia đình bà cũng là cổ đông của công ty này như: ông Dũng, vợ ông Dũng là bà Trần Thanh Kiệm, chồng bà Phượng là Nguyễn Hoàng Bảo, hai con trai là Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết, và thậm chí là cả hai con của bà Phượng là Nguyễn Bảo Hoàng Mi và Nguyễn Bảo Hoàng Mai.
Không biết vì nguyên nhân gì mà tất cả những người này đều đã rút toàn bộ vốn khỏi công ty, trừ bà Phượng còn giữ 6,750,000 cổ phần. Đồng thời, các công ty khác mà bà Phượng cũng là cổ đông lớn như: công ty cổ phần cai quản Quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt, và công ty cổ phần bất động sản Bản Việt cũng đã được bà rút hết vốn.
Vào đầu tháng 10 vừa qua, công ty chứng khoán Bản Việt cũng đã nhận những thông tin không được tốt như tụt hạng về thị phần môi giới trên sàn HSX, và rớt hạng trong danh sách 10 công ty chứng khoán môi giới hàng đầu trên HNX.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/gia-dinh-cuu-thu-tuong-nguyen-tan-dung-rut-sach-von-tai-ban-viet/
Cử tri đề nghị cách chức thành ủy viên,
đại biểu HĐND đối với ông Tất Thành Cang
Theo tin của VTC News, tổ đại biểu quốc hội TPHCM tiếp xúc cử tri ở quận 9 gồm có ông Phan Nguyễn Như Khuê, trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, bà Trịnh Ngọc Thúy, Phó chánh án TAND TPHCM và bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên chủ tịch HĐND TPHCM.
Tại buổi tiếp xúc, đa số cử tri bày tỏ sự thất vọng về việc xử lý cán bộ sai phạm chưa nghiêm. Đương cử, cử tri Trương Thế Cần đưa dẫn chứng cụ thể về trường hợp của ông Tất Thành Cang và đặt dấm chấm hỏi tại sao ông này đã bị Trung ương cách hết các chức vụ nhưng vẫn còn là Thành ủy viên và đại biểu HĐND TPHCM?
Trước thắc mắc của cử tri, ông Phan Nguyễn Như Khuê cho biết về mặt Đảng, Trung ương đã cách chức Ủy viên trung ương đảng và chức Phó bí thư trường trực của ông Cang nên đương nhiên ông này mất luôn chức thường vụ thành ủy. Do đó ông Cang chỉ còn là thành ủy viên. Trong khi việc xem xét chức vụ này phải do Đảng bộ TPHCM thực hiện. Nghĩa là theo ông Khuê, Trung ương chỉ cách các chức vụ mà Trung ương quản lý chứ không chỉ đạo cách chức thành ủy viên hay tư cách HĐND của ông Cang.
Cách giải thích của Trưởng ban tuyên giáo thành ủy TPHCM không khiến cho cử tri quận 9 thỏa mãn khi cử tri vẫn còn bức xúc khi cho rằng ông Tất Thành Cang sau khi bị kỷ luật vẫn còn ngồi ghế đại biểu, vẫn làm lãnh đạo một cơ quan nghiên cứu về lịch sử, họp hành và phát biểu dõng dạc. “Vì sao không cho ông ấy nghĩ mà vẫn để ngồi ghế đại biểu của dân. Làm như vậy là coi thường cử tri”, cử tri Trương Thế Cần thắc mắc.
Vào ngày 26/12/2018, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam công bố quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Tất Thành Cang bằng hình thức cách tất cả chức vụ bao gồm Ủy viên T.Ư đảng khoá XII; Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Trước đó, ông này bị Ủy ban kiểm tra kết luận là có những vi phạm rất nghiêm trọng như thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách đảng bộ thành phố.
Phát biểu bế mạc hội nghị T.Ư 9, khóa XII, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, việc kỷ luật Tất Thành Cang là bài học sâu sắc cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không chỉ đối với ông Cang mà là “bài học chung đối với tất cả chúng ta.”
Có nên gắn camera trong lớp học để ngăn bạo hành?
Sau vụ việc xảy ra ở Trường tiểu học Phan Chu Trinh, thuộc quận Tân Phú, TPHCM, một camera được cho là do một phụ huynh lén đặt trong lớp học, đã phát hiện cô Nguyễn Hồng Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 2/11 bạo hành, đánh, véo tai liên tục học sinh, làm người xem bàng hoàng, dư luận phẫn nộ.
Phụ huynh đồng tình
Theo Sở Giáo dục – đào tạo TPHCM, đây là hành vi bạo hành trẻ, không phù hợp với môi trường sư phạm, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý của học sinh và uy tín của ngành giáo dục. Hiện Trường tiểu học Phan Chu Trinh tiếp tục đình chỉ giảng dạy đối với cô Hà trong thời gian chờ kết luận giải quyết tố cáo.
Mặc dù tại Việt Nam, nhiều người thường gọi nôm na nghề giáo viên là nghề “gõ đầu trẻ”, vì cho rằng việc dạy trẻ rất khó khăn, nhất là trẻ ở độ tuổi mới lớn, nên đôi lúc cần phải có biện pháp mạnh để răng đe. Tuy nhiên, không chỉ phụ huynh lo lắng, xót con… mà ngay bản thân học sinh khi đến tuổi hiểu biết cũng không đồng tình việc thầy cô giáo sử dụng vũ lực với học sinh.
Nếu gắn được camera trong lớp học thì tốt cho cả gia đình phụ huynh, cũng như các em trong lớp. Vì bây giờ cũng có nhiều em học sinh đánh nhau, phá phách. Giáo viên thì có người tốt người không, sắp tới đây họp phụ huynh thì tôi sẽ đưa ra ý kiến này.
-Một phụ huynh
Một em học sinh ở Nghệ An khi trao đổi với RFA cho biết ý kiến của mình:
“Em không đồng tình, cũng như cực lực phản đối việc thầy cô giáo sử dụng vũ lực với học sinh dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù mục đích của giáo dục có tốt đẹp đến đâu đi nữa.”
Khi chia sẻ với RFA về đề tài này từ Hà Nội, Thầy Đỗ Việt Khoa, cho biết, tại Việt Nam, người giáo viên trên lớp luôn tự coi mình là một cái gì đó cao lắm hơn cả cha mẹ, hơn cả cảnh sát, hơn cả công quyền và họ coi học sinh là những đối tượng phải phục tùng. Nghĩa là học sinh làm sai thì phải bị phạt và phạt rất nặng. Từ đó họ sử dụng những biện pháp hành xử đối với những học sinh dù vi phạm lỗi nhỏ như là tội phạm, thay vì họ coi học sinh là những đối tượng được phục vụ.
Trở lại với vụ việc xảy ra ở Trường tiểu học Phan Chu Trinh, TPHCM, mặc dù nhiều người lên án hành vi đánh học sinh của cô giáo Hà nhưng theo nguồn tin riêng của RFA thì việc phụ Huynh gắn camera để “bắt quả tang” cô Hà đánh học sinh là do có sự đồng ý của lãnh đạo trường. Tuy vì lý do cá nhân hay gì đi nữa giữa cô Hà và lãnh đạo trường, thì việc giáo viên bạo hành học sinh là một hành động đáng bị lên án.
Tuy nhiên, vì điều đó mà phải gắn camera trong các trường học thì lại không nhận được sự đồng tình của cả hai phía: phụ huynh và giáo viên.
Giáo viên sẽ không dạy hết mình
Một phụ Huynh có con học ở trường Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết:
“Nếu gắn được camera trong lớp học thì tốt cho cả gia đình phụ huynh, cũng như các em trong lớp. Vì bây giờ cũng có nhiều em học sinh đánh nhau, phá phách. Giáo viên thì có người tốt người không, sắp tới đây họp phụ huynh thì tôi sẽ đưa ra ý kiến này.”
RFA trao đổi qua tin nhắn với Cô Huỳnh Thị Xuân Mai, một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, về việc này và được cô cho biết ý kiến của mình như sau:
“Gắn camera trong lớp học, để ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau, ngăn chặn bạo hành, bạo lực học đường, dâm ô… thì tôi thấy rất tốt. Được vậy thì rất tốt.”
Tuy nhiên vẫn có ý kiến trái chiều khi cho rằng gắn camera trong lớp học ảnh hưởng tâm lý của giáo viên khiến họ như bị “giám sát” trực tiếp, ảnh hưởng quyền cá nhân.
Một thầy hiệu phó tại một trường phổ thông cấp một & hai ở Sài Gòn cho biết:
“Theo tôi muốn tất cả các trường gắn camera thì đâu có được. Thứ nhất muốn gắn camera thì phải xã hội hóa, tiền từ phụ huynh, chứ trường không đủ tiền đâu. Thứ hai, gắn camera thì không mắc nhưng bộ nhớ thì rất mắc, nhiều camera thì bộ nhớ phải lớn lắm. Nếu muốn lưa cả tuần thì bộ nhớ lại càng lớn hơn. Ngoài ra không có nhân sự để kiểm tra toàn bộ video đã lưu đó.”
Theo tôi nếu gắn camera trong lớp học thì giáo viên không thỏa mái đứng lớp dạy. Mà một khi không thoải mái thì giống như có cái gì đó ngăn mình lại, không thể phát huy hết những gì mình dạy và truyền đạt cho học sinh, sẽ dạy giống như máy móc.
-Cô Hạnh
Ngoài ra, theo vị lãnh đạo trường này, nói chung là không giáo viên nào thích gắn camera, vì đang dạy mà gắn camera quản lý thì giáo viên sẽ mất tự nhiên, không dạy được. Theo thầy, giáo viên chịu nhiều sức ép lắm, nếu mà gắn camera thì chắn chắn giáo viên sẽ buông trôi, những học sinh nào không học được thì giáo viên cứ để trôi luôn, thì sau này đọc không được, viết không được.
Cô Hạnh, một giáo viên tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận định:
“Theo tôi nếu gắn camera trong lớp học thì giáo viên không thỏa mái đứng lớp dạy. Mà một khi không thoải mái thì giống như có cái gì đó ngăn mình lại, không thể phát huy hết những gì mình dạy và truyền đạt cho học sinh, sẽ dạy giống như máy móc. Học sinh đâu phải bé nào cũng ngoan, có những bé hư không làm bài, nói chuyện hay chọc phá bạn thì giáo viên cũng chẳng dám la, mà cứ theo đà như vậy sẽ không có nề nếp, không quản được, rồi chất lượng học trò kém đi… muốn dạy hết tâm hyết của mình cũng không dám vì có camera. Nói chung rất là nhiều hệ lụy.”
Công việc của nhà giáo là một nghề cao quý, được cả xã hội trân trọng, và đó được gọi là nghề “trồng người”, đào tạo nên những người có ích cho xã hội. Để một xã hội phát triển và đi lên thì nền tảng đó là giáo dục, đây là điều nhiều nước phát triển trên thế giới rất chú trọng.
Nhìn lại nền giáo dục Việt Nam từ trước đến nay, có thề thấy rằng “niềm tin” của phụ huynh vào giáo viên và ngược lại những năm gần đây, đã không còn như xưa. Khi bị mất niềm tin thì đúng là lỗi ở cả hai phía. Làm thế nào lấy lại niềm tin? Là câu hỏi cần trả lời từ các nhà quản lý giáo dục.
Đã có các vụ kiện chính phủ vì ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí ở Việt Nam cho đến nay chủ yếu được nói đến trên mạng xã hội, báo chí chứ chưa ra tới tòa án.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 02/10/2019 đã đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường cùng Hà Nội, TP HCM có giải pháp “căn cơ, đồng bộ, rõ ràng hơn để xử lý vấn đề ô nhiễm không khí, không để cho người dân bức xúc”.
Đây có vẻ là cách tiếp cận vấn đề “phần ngọn”, còn các chính sách nào của chính phủ Việt Nam về giao thông, về phát triển nhà máy, về xử lý rác… là tác nhân lâu dài của ô nhiễm không khí thì không thấy ông Phúc nói đến.
Ngoài ra, có vẻ như cơ chế pháp lý tại nước này chưa tính đến việc chính quyền bị kiện vì ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí cứ để dân tự lo?
AirVisual ‘bị đánh’ đúng tuần Hà Nội ô nhiễm không khí nặng
Ô nhiễm không khí Hà Nội: Ứng phó và xử lý thế nào?
Sau đây là một số vụ kiện liên quan đến ô nhiễm không khí trên thế giới:
Indonesia
Hồi tháng 7/2019, sau khi chỉ số AirVisual tháng 6 cho Jakarta liên tục đạt trên 200, một nhóm 30 công dân Indonesia đã kiện chính quyền.
Tập hợp các công chức nhà nước, doanh nhân, nghệ sỹ, nhà hoạt động môi trường, nhóm này đã kiện tổng thống Indonesia, bộ trưởng y tế, bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng môi trường.
Thống đốc Jakarta và thống đốc Banten và Tây Java cũng bị kiện.
Ô nhiễm không khí ở mức có hại cho sức khoẻ chứng tỏ các chính sách của chính quyền là không hiệu quảBà Eza Tiara, luật sư
Luật sư Ayu Eza Tiara từ Viện Luật pháp Jakarta, đại diện cho nguyên đơn, nói với báo chí rằng, ô nhiễm không khí ở mức có hại cho sức khoẻ chứng tỏ “các chính sách của chính quyền là không hiệu quả”.
Bà cũng nói vụ kiện có tác dụng tạo tiếng vang, nâng cao ý thức cộng đồng, trong giới quan chức về ô nhiễm không khí, và thúc đẩy chính quyền có biện pháp cụ thể hơn.
Anh Quốc
Ở Anh, tổ chức từ thiện ClientEarth đã thắng chính phủ trong ba vụ kiện liên tiếp về ô nhiễm không khí.
Gần đây nhất, ClientEarth gửi lời cảnh báo đến 38 hội đồng địa phương ở Anh và Wales, đe dọa kiện họ nếu không công bố kế hoạch giải quyết nạn ô nhiễm khí thở.
Hà Nội ‘gần nhất Đông Nam Á’ về ô nhiễm không khí
Không khí đô thị gây hại sức khỏe và chất lượng sống
Trung Quốc, Việt Nam và ô nhiễm không khí
Căn cứ pháp lý của các vụ kiện này là một luật đã thông qua ở Anh buộc các tỉnh, thành phố phải ra kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện chất lượng không khí cho dân cư trong địa phương mình.
Trên thực tế, Anh Quốc đã ra nhiều luật về Không khí Sạch mà mới nhất là Clean Air Act 2019.
Luật này đặt ra mục tiêu giảm đi 50% mức ô nhiễm PM2.5 theo ngưỡng của WHO là 10 μg/m3 vào năm 2025.
ClientEarth sẽ kiện các đô thị ở Anh và Wales nếu họ không kịp công bố văn bản về kế hoạch thực hiện mục tiêu trên như đã hứa.
Một số hộ̣i đồng địa phương đã không kịp làm gì dù luật được thông qua bởi Quốc hội Anh vào tháng 1/2019.
Canada
Năm 2018, Hội Bác sỹ vì Môi trường Canada (Canadian Association of Physicians for the Environment) cũng đe dọa kiện chính phủ ở Ottawa vì đã không điều tra kỹ tác động của xe hơn Volkswagen với ô nhiễm không khí.
Bà Kim Perrotta, giám đốc của tổ chức nêu trên cho hay bà muốn chính phủ Canada phải phạt tiền Volkswagen và dùng tiền đó vào công tác cải thiện không khí.
Công ty Volkswagen bị cho là đã thay đổi chỉ số của khí thải từ động cơ diesel của họ, dẫn tới cuộc điều tra ba năm, 2015-2018, bắt đầu từ Hoa Kỳ.
Nhưng dù Volkswagen đã bị phạt 4,3 tỷ USD năm 2017, và Audi bị phạt 800 triệu USD năm 2018, do vi phạm Luật Khí sạch của Đức, giới vận động Canada muốn chính phủ của họ phải làm mạnh hơn.
Cộng hòa Nam Phi
Giữa năm 2019, tòa thượng thẩm Pretoria đã nhận đơn kiện chính phủ của một nhóm bảo vệ môi trường.
Bên nguyên đơn cho rằng chính quyền Nam Phi đã vi phạm quyền trong Hiến pháp về môi trường sống lành mạnh cho công dân.
Họ cho rằng con số tử vong vì bệnh phổi và các bệnh đường hô hấp trong vùng đông dân Highveld tăng lên những năm qua.
Sự thất bại trong chính sách điều phố năng lượng, giảm nguồn nhiệt điện từ than đá (12 lò đốt chỉ trong một vùng) là một trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí cao ở khu vực nói trên, theo bên nguyên đơn.
Họ cũng muốn buộc bộ trưởng môi trường Nam Phi phải cập nhật luật về bảo vệ môi trường có từ 2012.
Phong trào toàn cầu
Từ những năm qua, ý thức về môi trường đã biến thành một ý thức hệ mới, đặt câu hỏi về các mô thức kinh tế, cách điều hành xã hội, văn hóa ẩm thực, nuôi tròng của mọi quốc gia.
Cùng lúc, một phong trào vì Trái Đất, gồm bầu khí quyển và khí thở của con người và các loài, đang dâng cao, và có lúc va chạm gay gắt với giới doanh nghiệp và chính quyền.
Việc tìm kiếm các giải pháp đồng bộ, lâu dài cho những thách thức môi trường, không chỉ tập trung vào mảng công nghệ, đang là thách thức cho mọi chính phủ, gồm cả chính phủ Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-49987517
Ô nhiễm ở Việt Nam do ‘sản xuất thiếu kiểm soát’
Tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam nói chung và ô nhiễm bụi mịn, nói riêng, là do các quy định về môi trường ở Việt Nam quá lỏng lẻo khiến các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dựa vào đó để lách luật, một nhà nghiên cứu về môi trường ở Mỹ nhận định với VOA và đề xuất Việt Nam ‘nên cân bằng giữa kinh tế và môi trường’.
Bầu trời ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam, nhất là thủ đô Hà Nội, kể từ cuối tháng 9 đến nay trở nên mờ mịt khiến người dân ở nơi đây cảm thấy bất an, lo lắng, theo tường thuật của báo chí trong nước.
Chỉ số Chất lượng Không khí (AQI) từ cơ quan giám sát chất lượng không khí AirVisual có lúc cho thấy mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội ở mức cao nhất trong số 90 thành phố lớn mà cơ quan này có số liệu quan trắc.
Báo chí trong nước dẫn lời những nhà khoa học cho biết tình trạng ô nhiễm này ‘là do bụi mịn’.
‘Đã ô nhiễm lâu nay’
Nạn ô nhiễm bụi mịn này không phải bây giờ mới có ‘mà đã xảy ra từ đó đến giờ mà bây giờ mới thấy rõ’, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, nhà nghiên cứu môi trường ở Houston, bang Texas, Mỹ, nói với VOA.
Ông giải thích nguyên nhân khiến bụi mịn ở Hà Nội làm cho không khí trở nên mù mịt là do ‘độ ẩm không khí’.
“Nếu độ ẩm tăng cao thì những lớp lơ lửng (bụi mịn) đó sẽ xuống thấp (và thấy được) trong khi nếu độ ẩm trong không khí là 30 hay 40% (độ ẩm thấp) thì lớp lơ lửng đó sẽ lên cao vào chúng ta sẽ không thấy hiện tượng sương mù.”
“Cộng thêm một số khí như CO, SO2, benzene phát thải từ xăng dầu tạo thành một lớp mù che phủ tầm nhìn của người dân,” ông nói.
“Trong lớp sương mù đó có tất cả mọi phế thải độc hại trong quá trình sản xuất hay di chuyển của người dân ở hai thành phố lớn.”
Theo Tiến sĩ Truyết, lâu nay do độ ẩm thấp nên người dân không biết trong không khí bị ô nhiễm bụi mịn mặc dù ‘sự ô nhiễm đó vẫn tồn tại và ngày càng trầm trọng hơn’.
“Tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở Việt Nam đã diễn ra rất nhiều năm qua và tăng từ từ từ lúc Việt Nam bắt đầu mở cửa từ năm 1986 trở đi,” chuyên gia này nhận xét.
Nguyên nhân ô nhiễm
Về nguyên nhân ô nhiễm, Tiến sỹ Truyết chỉ ra khí thải từ các phương tiện xe cộ và các nhà máy sản xuất ở các khu công nghiệp.
“Hai thành phố lớn ở Việt Nam có hơn 800.000 xe có động cơ và hơn 10 triệu xe gắn máy không có gắn hệ thống lọc khí thải nên chuyện ô nhiễm là bình thường,” ông nói.
“Trên 316 khu công kỹ nghệ (ở Việt Nam) có thể nói là hoàn toàn không có hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng và đặc biệt là xử lý không khí,” ông nói thêm và cho biết ông đã từng tiếp xúc với một cựu Tổng giám đốc của Khu chế xuất Tân Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh và được xác nhận về tình trạng này, thậm chí là cho đến ngày hôm nay.
Ông Truyết lưu ý rằng Luật Môi trường của Việt Nam ghi rõ bất cứ dự án sản xuất hóa chất hay công kỹ nghệ nào cũng phải đáp ứng đủ ba điều kiện mới được đi vào hoạt động: có báo cáo tác động môi trường, có hệ thống thanh lọc không khí và có hệ thống xử ký chất thải rắn cũng như chất thải lỏng, nhưng “chính Bộ Tài nguyên-Môi trường gần đây cũng công bố là 97% các nhà máy hiện có ở Việt Nam đều không đáp ứng được 3 điều kiện trong Luật Môi trường.”
Về tình trạng có luật mà không thực thi, ông Truyết cho rằng ‘ở Việt Nam từ trên xuống dưới đều có sự luồn lách để lách luật’ và đưa ra dẫn chứng gồm nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, vốn gây ra thảm họa môi trường cho bốn tỉnh miền Trung hồi năm 2016 và nhà máy bauxite Tân Rai-Nhân Cơ ở tỉnh Đắc Nông với nguy cơ về bùn đỏ.
“Nếu nhà máy đó của tư nhân thì chỉ cần bôi trơn một số tiền nào đó thì cũng sẽ được phép xây dựng,” ông nói.
Ngoài nguyên nhân đến từ quá trình sản xuất, ông Truyết còn chỉ ra khí thải từ xe cộ và bụi bặm từ các công trình xây dựng dày đặc ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam.
Theo ông, ngoài khói bụi thì khí thải xe cộ ở Việt Nam còn có một chất hữu cơ nguy hiểm là benzene vốn làm tăng khả năng mắc ung thư nếu đi vào cơ thể người. Điều này là do xăng chạy xe ở Việt Nam ‘có pha dầu’, ông nói và so sánh ở Mỹ các phương tiện xe cộ ‘đều có hệ thống kiểm soát bình lọc khí để tránh thải khí độc ra môi trường’.
‘Mật độ xây dựng cũng là một nguyên nhân chính yếu,” Tiến sĩ Truyết nói thêm. “Ở Hoa Kỳ các công trình xây dựng đều được bao bọc trong khi ở Việt Nam các công trình xây dựng ngoài trời dang dở được để mở từ năm này qua tháng nọ.”
Quan chức lấp liếm?
Ông Truyết phản bác những tuyên bố của cơ quan hữu trách ở Việt Nam về nguyên nhân gây ô nhiễm và gọi đó là ‘sự lấp liếm để che đậy’ vì nhà chức trách Việt Nam ‘không chấp nhận ô nhiễm không khí là do sản xuất công nghiệp’.
Ông cũng bác bỏ lập cho rằng khói mù ở Việt Nam là do ảnh hưởng từ hiện tượng cháy rừng ở Indonesia.
“Nếu nói khói thải từ Indonesia thì tại sao đến ngày 5/10 mức ô nhiễm của Sài Gòn giảm xuống còn 72 còn Hà Nội lại tăng lên 92? Chẳng lẽ khói ô nhiễm từ Indonesia bay qua khỏi bầu trời Sài Gòn để lên đến Hà Nội hay sao?” ông Truyết nói và dẫn số liệu quan trắc AirVisual cho biết.
Chuyên gia về môi trường này cho rằng kết quả quan trắc của AirVisual là rất đáng tin cậy.
“Hệ thống quan trắc của AirVisual áp dụng cho tất cả các quốc gia trên thế giới,” ông nói. “Đặc biệt ở Việt Nam các hãng xưởng lớn và các tòa đại sứ đều có theo dõi hàng ngày.”
“Chính Mỹ, Anh, Đức mới đây đã khuyến cáo công dân của họ khi làm việc ở Việt Nam nên cảnh giác về mức độ ô nhiễm và hạn chế ra đường,” ông dẫn chứng.
Ngoài ra, ông còn dẫn số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy Hà Nội ‘có trên 257 ngày vượt tiêu chuẩn của WHO về nồng độ bụi mịn PM2,5’ trong khi thành phố Hồ Chí Minh là 222 ngày.
Cân bằng kinh tế-môi trường
Về phương cách để giải quyết rốt ráo tình trạnh ô nhiễm ở Việt Nam, Tiến sĩ Truyết nói: “Nếu Bộ Tài nguyên-Môi trường áp dụng đúng đắn những điều luật môi trường thì có thể giải quyết được phần nào tình trạng ô nhiễm.”
“Làm thế nào để các cơ sở sản xuất hóa chất, các cơ sở công kỹ nghệ không thể nào nằm trong các khu dân cư nhưng ở Việt Nam hoàn toàn không có việc đó.”
“Giữa kinh tế và môi trường cũng không nên ưu tiên môi trường mà bỏ kinh tế vì Việt Nam là nước đang phát triển,” nhà nghiên cứu môi trường này đề xuất.
“Ở Mỹ nếu sản xuất thành phẩm với giá thành 1 đô la thì hãng xưởng phải bỏ ra 50 cent để giải quyết các phế thải độc hại của quá trình sản xuất đó nên giá thành thật sự là 1,5 đô la. Do đó, giá thành sản phẩm của Mỹ mắc hơn ở Việt Nam và Trung Quốc.”
“Nhưng nếu vì ham giá thành rẻ mà bỏ qua giai đoạn xử lý và thanh lọc phế thải thì chúng ta có thể có lợi nhuận cao nhưng sẽ trả giá rất nặng về y tế và sức khỏe của người dân,” ông khuyến cáo.
Dẫu rằng khó có thể đòi hỏi Việt Nam ‘nghiêm ngặt trong luật lệ môi trường như ở Mỹ,’ nhưng ‘tối thiểu các cơ sở sản xuất phải có bộ lọc không khí và có nhà máy khử chất thải lỏng,’ ông Truyết kêu gọi và cho biết chi phí lắp đặt các thiết bị này ‘không quá đắt đỏ’.
Thương chiến Mỹ -Trung sẽ lan sang Việt Nam ?
Trang mạng East Asia Forum ngày 08/10/2019 có đăng bài viết của hai giáo sư Mỹ James Riedel, Đại học Johns Hopkins, and Markus Taussig, Đại học Rutgers cho biết ngày càng có nhiều quan ngại về khả năng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung lan đến Việt Nam.
Mức thặng dư thương mại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ trong năm 2017 đứng vào hàng thứ 16 trong toàn bộ thâm thủng mậu dịch song phương của Mỹ. Nhưng tính theo tỷ lệ trên tổng trao đổi mậu dịch song phương Mỹ-Việt, thặng dư thương mại của Việt Nam lại cao hơn bất cứ quốc gia nào khác, kể cả của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo hai giáo sư Riedel và Taussig, Hoa Kỳ không nên phát động một cuộc chiến tranh thương mại với Việt Nam với cùng những lý do mà lẽ ra họ không nên gây chiến với Trung Quốc trên mặt trận thương mại. Washington có lý do chính đáng khi họ than phiền về cách thức làm ăn của Trung Quốc, đặc biệt là việc ăn cắp bản quyền và việc chính phủ trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng lẽ ra Hoa Kỳ nên có biện pháp chống những hành vi đó, thay vì hạn chế mậu dịch song phương.
Khác với Trung Quốc, Việt Nam không phải là một mối đe dọa về địa chính trị đối với Hoa Kỳ, thêm một lý do khiến Mỹ không nên để chiến tranh thương mại lan sang Việt Nam. Trái lại, theo hai giáo sư Riedel và Taussig, Hoa Kỳ nên bảo vệ và thúc đẩy trao đổi thương mại với Việt Nam, như là một cách để làm đối trọng với những mưu đồ địa chính trị của Trung Quốc, vì Hà Nội là tiếng nói thân Mỹ rất hữu ích bên trong ASEAN.
Hai vị giáo sư kết luận : « Không có lý do mang tính logic nào khiến Hoa Kỳ mở rộng chiến tranh thương mại sang Việt Nam, nhưng trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng chẳng có một logic nào. Có thể cách tốt nhất đối với Việt Nam là lặng yên đứng chờ xem, với hy vọng là tổng thống Trump quá bận tâm với Trung Quốc, không để ý đến Việt Nam. »
Việt Nam tăng nhập khẩu từ Mỹ
Nhưng do vẫn lo ngại bị rơi vào tầm ngắm thuế quan của tổng thống Trump, Việt Nam đang cố nhập thêm nhiều hàng hóa « made in America » để giảm bớt mức thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ, theo trang mạng The Load Star của Mỹ trong một bài viết đề ngày 04/10/2019.
Theo các số liệu của US Census Bureau, trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã lên đến 36 tỷ đôla, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Hậu quả là thâm thủng mậu dịch của Mỹ đối với Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 25% , vượt quá 50 tỷ đôla năm nay.
Tổng thống Trump đã từng mô tả Việt Nam là « kẻ lợi dụng tồi tệ nhất » từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và đã áp thuế nặng đối với một số sản phẩm thép của Việt Nam.
Ngoài việc tăng cường chống hàng hóa Trung Quốc gắn mác « Made in Vietnam », Hà Nội cũng đã nhanh chóng cho triển khai dự án nhà máy nhiệt điện khí hóa lỏng ở Bình Thuận, với nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất sẽ được nhập trực tiếp từ Mỹ.
Chính phủ Việt Nam cũng đã thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa từ những bang của Mỹ vốn là những nơi có nhiều cử tri của tổng thống Trump, trong đó có than đá, thịt heo và động cơ máy bay.
The Load Star trích lời ông Paul Khoa, chủ tịch công ty T&M Forwarding, cho biết là trong 8 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ vào Việt Nam đã tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức bình quân của tổng kim ngạch nhập khẩu.
Nhưng một yếu tố có thể gây cản trở cho việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đó là các hiệp định thương mại tự do, trong đó có hiệp định gần đây Việt Nam vừa ký với Liên Hiệp Châu Âu và hiệp định CPTPP. Những hiệp định này làm giảm giá các mặt hàng nhập khẩu từ những nước cạnh tranh với Hoa Kỳ như Úc, New Zealand, Nhật Bản và Canada.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20191008-thuong-chien-my-trung-co-se-lan-sang-viet-nam
Doanh nghiệp Việt Nam
cần tinh thần của ‘Chủ nghĩa tư bản’
Luật sư Ngô Ngọc TraiGửi cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội
Chính phủ Việt Nam lâu nay vẫn luôn nói rằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tự do kinh doanh, kiến tạo môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động.
Song thực tế lại không như vậy, rất nhiều trường hợp doanh nghiệp đang bị kiềm chế phát triển mà nguyên nhân thuộc về phía cơ quan quản lý.
Và điều đáng lưu tâm là dường như chẳng ai có lỗi trong những việc như vậy, thực tế xấu vẫn đang diễn ra hiển hiện hàng ngày, mà nguyên do là bởi khuôn khổ nhận thức chung còn nhiều hạn hẹp.
Doanh nghiệp bị kìm hãm
Ở Việt Nam, Chính phủ có thẩm quyền lớn trong quản lý điều hành nền kinh tế, cùng với doanh nghiệp, hai bên là những mảnh ghép tạo thành bức tranh tổng thể chung của nền kinh tế.
VN: Cải cách là dư địa lớn cho tăng trưởng
Cộng đồng DN thờ ơ với cải cách tư pháp?
Công ty sân sau và tư bản thân hữu từ đâu ra?
VN cần cải tổ doanh nghiệp bằng cách nào?
Vì một thế hệ các nhà tư bản mới
Từ cảm thức của một luật sư cũng như khi đặt mình vào vị thế của doanh nghiệp xây dựng tôi thấy thật bất công. Vì những cái đó do nhà nước phải chịu, đó là trách nhiệm thuộc về nhà nước chứ đâu phải trách nhiệm của doanh nghiệpLS Ngô Ngọc Trai
Trong đó doanh nghiệp thì lo làm ăn chạy theo lợi nhuận, nhà nước thì lo quản lý để mọi thứ chôi chảy đâu ra đấy. Nếu mọi thứ ăn khớp thì kinh tế phát triển, còn nếu xộc xệch thì sẽ khiến hiệu quả kinh tế kém đi.
Nhưng thực tế lâu nay tồn tại nhận thức coi trọng hoạt động quản lý nhà nước hơn là hoạt động của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp hiện đang chịu thiệt hại từ năng lực hạn chế yếu kém từ phía cơ quan quản lý.
Một từ thường nghe thấy nói đến là từ “quá tải”. Có một cái gì đó không phát triển kịp so với cái kia dẫn đến việc tắc nghẽn quá tải, và cái không phát triển kịp đó thường gắn liền với một hoạt động nào đấy từ phía nhà nước.
Lấy ví dụ, nhiều doanh nghiệp xây cao ốc vượt quá số tầng được cấp phép và bị cho là vi phạm, bị đập bỏ xử phạt. Tôi tự hỏi là tại sao doanh nghiệp muốn xây thêm tầng lại không cho xây? Doanh nghiệp có khả năng xây được lên 50 tầng tại sao lại chỉ cấp phép cho 30 tầng?
Doanh nghiệp muốn xây thêm, năng lực làm được, thị trường nó tiêu thụ được mà lại không cho, lại kìm hãm chỉ cho 30 tầng, để rồi xây vượt quá lại đập bỏ?
Lý do phía cơ quan quản lý nhà nước thường đưa ra là cho xây 30 tầng để còn phù hợp với cơ sở hạ tầng điện đường trường trạm, hạ tầng giao thông môi trường này nọ, nếu không sẽ bị quá tải hạ tầng đô thị không chịu nổi.
Từ cảm thức của một luật sư cũng như khi đặt mình vào vị thế của doanh nghiệp xây dựng tôi thấy thật bất công. Vì những cái đó do nhà nước phải chịu, đó là trách nhiệm thuộc về nhà nước chứ đâu phải trách nhiệm của doanh nghiệp xây dựng.
Nhà nước phải lo cái đó chứ không thể nào lo không được thì lại quay ra kìm hãm doanh nghiệp, trói buộc không cho lớn, không cho doanh nghiệp phát triển được như tiềm năng có thể.
Trong khi vốn dĩ doanh nghiệp có bản chất là làm theo lợi nhuận, họ muốn xây cao ốc kiếm tiền chứ đâu có trách nhiệm lo đường thông hè thoáng cho người dân đi lại. Quy định nào trong luật doanh nghiệp buộc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về cái đó? Hay như theo luật giáo dục thì nhà nước lo trường lớp cho học sinh chứ đâu phải doanh nghiệp xây cao ốc?
Hoặc giả sử nếu vẫn bắt buộc phải khống chế hoạt động của doanh nghiệp để phù hợp với các yêu tố khác, thì câu hỏi phải đặt ra là các ngành chức năng đã phát huy hết năng lực của mình để giải quyết các vấn đề chưa? Hay là giải quyết kém rồi đẩy đưa vấn đề sang cho doanh nghiệp phải chịu?
Và như vậy là đang tồn tại một nhận thức tư duy chưa vì doanh nghiệp.
Mâu thuẫn giữa quản lý và phát triển
Ở lĩnh vực hàng không hiện có tình trạng doanh nghiệp muốn mua thêm máy bay, mở thêm hãng hàng không cũng không được. Lý do được cơ quan quản lý đưa ra là hạ tầng hàng không hiện nay chỉ có thể đáp ứng được ngần ấy doanh nghiệp, ngần ấy máy bay mà thôi, vượt quá không chịu nổi.
Và cái lý lẽ như vậy dường như rất hợp lý và không ai phản bác gì được.
Nhưng tôi thấy thật ngang trái vô lý, doanh nghiệp họ muốn phát triển thì phải làm hết sức để giải quyết chấp nhận cho họ chứ, tại sao cơ quan quản lý nhà nước lại viện cớ để kìm hãm doanh nghiệp.
Như thế rất tai hại cho nền kinh tế. Trong khi theo luật doanh nghiệp thì luật không cấm người dân kinh doanh, nhưng khi hoạt động lại bị rào cản kìm hãm như vậy thì khác nào tự do kinh doanh chỉ một nửa?
Để giải quyết tình trạng quá tải, tại sao tất cả những vấn đề về hạ tầng liên quan đó không chuyển giao cho doanh nghiệp xử lý? Nếu làm như thế tất cả sẽ có được môi trường, tiềm năng phát triển cân xứng bởi năng lực chung của nền kinh tế.
Khi các vấn đề cùng được xử lý giải quyết bằng năng lực của doanh nghiệp và tầm vóc chung của nền kinh tế, thì các mảng hoạt động sẽ tương xứng cân xứng với nhau.
Còn ngược lại, một khi vẫn còn những mảng hoạt động nhà nước ôm đồm giữ lại cho mình, để lại một mảng hoạt động nào đấy nằm ngoài và không được sự điều tiết của bàn tay vô hình của thị trường, thì sẽ vẫn còn bị quá tải.
Để rõ hơn cho điều này, có thể lấy dẫn chứng từ phát biểu của Tổng giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, bà từng cho biết, để thay đổi một vách kính ở sân bay nhằm tạo không gian thông thoáng cho hành khách thì nhà nước làm mất 2 năm. Trong khi đó cùng thời gian đó thì doanh nghiệp tư nhân đã xây được cả một sân bay.
Tinh thần Chủ nghĩa tư bản
Một điểm khác biệt ở Việt Nam so với các nước, đó là sự đánh giá tác động ảnh hưởng này nọ lâu nay đều thuộc về một cơ quan quản lý nhà nước nào đó.
Do thiếu một nền tảng xã hội dân sự lành mạnh, thiếu những viện nghiên cứu đánh giá độc lập, cho nên sự đánh giá tác động chỉ do một phía cơ quan nhà nước đưa ra mà doanh nghiệp phải chấp nhận mà không thể có ý kiến gì khác.
Doanh nghiệp Việt chẳng thể tìm nhờ một viện nghiên cứu ngoài nhà nước đánh giá lại xem kết quả kia đúng sai, để rồi có thể khởi kiện cơ quan cấp phép, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do bị áp dụng chính sách bất công.
Ở các nước tư bản, họ có một thứ chủ nghĩa tư bản, họ coi trọng các hoạt động của doanh nghiệp hơn là các hoạt động quản lý của nhà nước.
Ở đó doanh nghiệp không chỉ là trọng tâm của nền kinh tế mà toàn bộ hoạt động của đời sống chính trị và bộ máy nhà nước chỉ xoay quanh chủ nghĩa tư bản, dòng chảy tài chính, sự sinh lời của đồng tiền.
Doanh nghiệp chỉ gặp phải rào cản phát triển từ chính năng lực hạn chế của mìnhLS Ngô Ngọc Trai
Đứng trước các vấn đề người ta sẽ luôn nhìn vào phía nhà nước, kiểm tra giám sát xem ông đã làm gì để tháo gỡ giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp, ông đã không làm gì để đến nỗi xảy ra sự việc nào đó, chứ người ta không bao giờ chấp nhận lý lẽ bao biện nhà nước chưa lo được hạ tầng này nọ nên đành để doanh nghiệp dừng việc kinh doanh lại.
Đồng thời với đó, qua cơ chế dân cử người ta sẽ loại bỏ ngay những người không đảm đương được công việc khiến ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.
Đó là tinh thần của chủ nghĩa tư bản, đặt doanh nghiệp lên hàng đầu, luôn luôn giám sát đánh giá lại những lý do từ phía nhà nước, không thể chấp nhận tồn tại những rào cản kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ gặp phải rào cản phát triển từ chính năng lực hạn chế của mình.
Như thế, doanh nghiệp nước ngoài có cả một chủ nghĩa tư bản làm bệ đỡ, còn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, muốn phát triển mạnh hơn thì đã đến lúc cũng cần phải có một thứ tinh thần của Chủ nghĩa tư bản như vậy.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một luật sư đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-49986777
Dự án Metro số 1 tại TPHCM có thể phải dừng thi công
Dự án xây dựng đường sắt đô thị Metro số 1 (tuyến Bến Thành-Suối Tiên) có nguy cơ phải ngừng thi công do chậm trễ trong việc thông qua thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư của hai Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Bộ Tài Chính.
Truyền thông trong nước vào ngày 8 tháng 10 loan tin vừa nêu, dẫn nguồn từ Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) cho biết vừa gửi công văn đến hai Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Bộ Tài Chính để thông báo về thời hạn hoàn tất hồ sơ phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của hai dự án metro số 1 (tuyến Bến Thành-Suối Tiên) và số 2 (tuyến Bến Thành-Tham Lương) dự kiến phải kết thúc trước ngày 31 tháng 10; tuy nhiên Chính quyền TP.HCM cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được ý kiến thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn từ hai Bộ này.
Nội dung công văn nêu rõ nếu không thực hiện thủ tục phê duyệt điều chỉnh kịp thời trong tháng 11 năm 2019 thì sẽ dẫn đến hậu quả trong việc thanh toán chậm trễ cho các nhà thầu và dự án tuyến metro số 1 có thể bị ngừng giãn tiến độ thi công.
UBND TP.HCM còn đánh giá nguy cơ dừng thi công dự án tuyến metro số 1 sẽ làm phát sinh nhiều hệ lụy, trong đó gây ảnh hưởng đến mối ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia tài trợ dự án như trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tài trợ tiếp theo cho dự án cũng như các dự án metro khác trong tương lai.
Hồi hạ tuần tháng 11 năm 2018, truyền thông quốc nội dẫn thông báo của Đại sứ quán Nhật cho biết Đại sứ Nhật Umeda Kunio đã gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Bí thư Thành ủy TP.HCM cùng lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trong dự án metro Bến Thành-Suối Tiên với cảnh báo rằng các doanh nghiệp Nhật sẽ dừng thi công dự án metro này nếu Việt Nam không thanh toán tiền cho một số hạng mục đã hoàn thành, lên đến hơn 100 triệu đô la Mỹ (USD), tính đến ngày 16/11/18; đồng thời nhấn mạnh rằng dự án sẽ buộc phải ngừng thi công nếu vấn đề không được giải quyết đến cuối tháng 12 năm 2018
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sắp thăm Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper sẽ đến thăm Việt Nam trong thời gian tới để thảo luận việc gia tăng hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Thông tấn xã Việt Nam loan tin này hôm 9/10.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong cuộc gặp giữa Thứ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Randall Schriver – Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách an ninh khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương, ông Schriver đã chuyển lời của Bộ trưởng Esper mong muốn đến thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, ông Schriver không cho biết thời gian sớm nhất là bao giờ.
Trước đó, tại một hội nghị ở Viện Brookings ở Washington hôm 1/10, ông Randall Schriver cũng cho biết Bộ trưởng Esper sắp đến thăm Việt Nam và sẽ gặp gỡ các đồng sự từ Nam Hàn và Nhật Bản. Ông Schriver cho biết đây là cuộc họp của các bộ trưởng ASEAN với các đối tác.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis cũng từng tới Việt Nam hai lần vào năm 2018 trước khi ông từ chức.
Hoa Kỳ và Việt Nam những năm qua có nhiều hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng bao gồm các chuyến thăm qua lại của các đoàn cấp cao, các chuyến thăm của tàu chiến Mỹ đến các cảng của Việt Nam. Ngoài ra Hoa Kỳ cũng giúp Việt Nam trong việc đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm cho lực lượng tham gia giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc, giúp tẩy sạch chất độc da cam ở sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng.
Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương mở được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hồi đầu tháng 6 vừa qua cũng nhìn nhận Việt Nam là một đối tác tiềm năng trong khu vực.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-defense-secretary-to-visit-vn-10092019135232.html
Mơ mộng hão huyền của người Việt Nam:
Đòi Đại biểu Quốc hội chất vấn Chính phủ
Lâm Thế Mai
Có những bạn trẻ hỏi: “Vụ ô nhiễm không khí Hà Nội thật kinh khủng. Mình có thể yêu cầu Đại biểu Quốc hội lên tiếng không? Mình có thể yêu cầu họ phát biểu chất vấn chính phủ trên báo chí và diễn đàn Quốc hội không?”
Tôi nói: Các em hỏi rất trúng. Đó là quyền của người dân và là nghĩa vụ của đại biểu. Nhưng họ có làm hay không lại là chuyện khác. Và mình có thể tìm ra họ để yêu cầu họ lên tiếng hay không, cũng không phải dễ.
Mỗi người dân Việt Nam có ít nhất bốn vị đại biểu
Theo luật, mỗi người dân Việt Nam có ít nhất bốn vị đại biểu cho mình: Đại biểu Hội đồng nhân dân (viết tắt là HĐND) cấp xã-phường; Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp quận-huyện; Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh-thành phố và Đại biểu Quốc hội.
Tùy từng cấp, mỗi vị đại biểu hoạt động trong phạm vi ranh giới đã được nêu rõ trong chức danh, nhưng nói chung đều “ do dân trực tiếp bầu ra”, phải “đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân”, “thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước” tại các cấp chính quyền.
Luật cũng quy định họ phải “liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe tiếng nói của dân, được dân tín nhiệm”.
Vậy trong khi cả xã hội lo sợ nạn ô nhiễm thì sao?
Quý vị sẽ tự rút ra câu trả lời vào cuối bài.
Đại biểu của dân hay của Đảng?
Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất Việt Nam thời gian qua. Nên để làm ví dụ, chúng ta sẽ đi tìm các vị đại biểu ở thành phố này.
Từ cao nhất, Đoàn đại biểu Quốc hội Tp Hà Nội có tổng cộng 25 vị. Trong đó hết 22 người là quan chức Nhà nước, từ ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư, Chủ tịch nước), ông Hoàng Trung Hải (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội), đến các bí thư huyện ủy, Chánh án TAND Hà Nội, lãnh đạo các ngành công an, Học viện quân sự…
Theo quy định của nhà nước Việt Nam, từ cấp trưởng phòng công sở trở lên đều phải vào Đảng mới được bổ nhiệm, do vậy 22 vị này tất tật đều là đảng viên.
Ba vị còn lại gồm một luật sư, một giám đốc doanh nghiệp và một nhà sư. Nhưng vị luật sư lại là Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Tp Hà Nội. Thế thì vị này nhất quyết cũng phải Đảng.
Còn lại 2 vị, trong tổng số 25 là ngoài Đảng.
Giả sử họ có ý kiến (chắc gì có) thì nó cũng lọt thỏm đi mất.
Hội đồng nhân dân Tp Hà Nội cũng vậy. Tổng cộng 105 vị thì hết 93 vị có Đảng. Chỉ 12 vị ngoài Đảng, gồm một số giám đốc, chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn độc lập, một luật sư và hai nhà sư.
Đến cấp quận. Tôi tìm đại quận Hoàn Kiếm, là một quận trung tâm của Hà Nội.
Kết quả có 37 đại biểu. Trong đó “đồng chí Dương Đức Tuấn (tức Dương Tuấn), Phó bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm, có tỷ lệ phiếu bầu cao nhất (93,9% phiếu bầu). Nhiều đồng chí có tỷ lệ phiếu bầu cao như: Trần Đức Hiếu, Trưởng ban Tổ chức Quận ủy (90,75% phiếu bầu); Nguyễn Chí Lực, Phó bí thư Thường trực Quận ủy (90,04% phiếu bầu); Đinh Hồng Phong, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận (85,45%); Nguyễn Thị Phương Chung, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân quận (83,86%); Phạm Tuấn Long, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận (75,87% phiếu bầu)….” (trích nguyên văn từ trang web dẫn chiếu dưới phần tham khảo).
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam bắt buộc đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng (…) phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng”. Phải thực hiện biểu quyết, phát ngôn bảo đảm Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng. Nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật phù hợp với mức độ vi phạm, thậm chí có thể bị khai trừ khỏi Đảng.
Dù đảng viên đang sắm vai đại biểu của nhân dân, cũng vậy.
Chính vì đảng viên không được phép phát ngôn hay biểu quyết khác, hoặc vượt ra ngoài nghị quyết Đảng, nên nếu các vấn đề mà người dân quan tâm hay lo lắng, nhưng Đảng lại chưa, hoặc không lo lắng quan tâm (hỡi ôi, ở Việt Nam là chuyện thường ngày ở huyện), thì các đại biểu-đảng viên này sẽ không ai dám hó hé.
Đứng về phía dân, chẳng may bị khai trừ thì mất chức, mất quyền, mất tiền, bị chèn ép. Ai dại?
Quốc hội là một đảng bộ to
Cho rõ ràng hơn việc bản chất của Quốc hội chính là một Đảng bộ to, ông Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, viết trên Tạp chí Cộng sản vào ngày 26-8-2019 như sau (xin trích):
-Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, HĐND là vô cùng quan trọng (…), đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, HĐND là toàn diện, trực tiếp và liên tục. Đảng phải lãnh đạo và nắm được tư tưởng chính trị của hệ thống cơ quan dân cử và các đại biểu dân cử, bảo đảm không chệch hướng. Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo thông qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đối với cơ quan dân cử mang tính chủ trương, định hướng lớn.
Theo đó, có các nguyên tắc:
Nguyên tắc đầu tiên, điều kiện tiên quyết là số lượng đảng viên của Đảng trong Quốc hội, HĐND phải chiếm tỷ lệ đa số.
Nguyên tắc thứ hai, đảng viên phải nắm được các vị trí then chốt trong Quốc hội, HĐND, nhất là các chức danh quan trọng, ở khâu trọng yếu nhất.
Nguyên tắc thứ ba (…)
Nguyên tắc thứ tư, phải có cơ chế quản lý, kiểm soát bảo đảm các nguyên tắc sinh hoạt đảng: nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình trong các tổ chức đảng của hệ thống cơ quan dân cử.
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ cũng ra một quyết định về cơ cấu số đại biểu, cụ thể như sau:
-Đại biểu trẻ dưới 35 tuổi, phấn đấu đạt tỷ lệ chung không dưới 15%.
– Đại biểu nữ, phấn đấu đạt tỷ lệ chung khoảng 30% trở lên.
– Đại biểu là người ngoài Đảng, phấn đấu đạt tỷ lệ chung không dưới 10%.
Nghĩa là ngoài bản chất Quốc hội cũng chính là Đảng thì về hình thức, nó còn phải được cơ cấu cho đẹp đội hình. Tóm lại, Quốc hội cũng chỉ một thứ trang trí (tốn tiền) không hơn không kém. Người biết thì buộc phải ngậm miệng. Người được “cơ cấu” có khi đọc còn chưa “thõi”, lấy đâu ra kiến thức để đọc hiểu, thẩm định, góp ý, sửa đổi dự án luật cho oách với người ta.
Hơn thế, một Quốc hội cơ cấu còn là cái giấy chứng nhận chìa ra với các đòi hỏi của thế giới văn minh về thể chế xã hội tam quyền phân lập. Đấy đủ cả lập pháp, tư pháp, hành pháp đấy, bố bảo đứa nào dám chê là thể chế độc Đảng toàn trị, thiếu dân chủ?
Nghị câm, nghị gật
“Ruột” thì đỏ, vỏ thì “xanh”, thế cho nên dân Việt Nam mới có những đại biểu “lu”, đại biểu “lon”, đại biểu lừa đảo kinh doanh, đại biểu âm thầm cài cắm sẵn quốc tịch thứ hai ở nước ngoài, đại biểu tham nhũng… Còn lại đa số là nghị câm và nghị gật.
Nhưng câm và gật không phải vì dốt mà là cực khôn, ngậm miệng hưởng các chế độ ưu đãi cho đại biểu, tăng thêm uy danh ở địa phương hay nơi làm việc, đóng đinh vào các chân ghế, sắm cái bao an toàn cho những trò lậu lá nếu có. Chứ phát biểu với ai, phát biểu để làm gì, ai nghe mà phát? Phát xong rồi cái ghế béo ngậy có còn ngồi yên không?
Thế cho nên dân Việt Nam đừng mơ mộng hão huyền đòi hỏi các ông nghị lên tiếng đòi làm sạch không khí, hay bất cứ cái gì thuộc về quyền của người dân nữa nhé. Nhà thì không bao việc nhưng còn bao tiền phải tiêu, chúng ông không rảnh!
Tham khảo:
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
“Cóc tía” mở miệng, liệu sẽ có khởi kiện?
Chiến Thành
Chẳng dám phạm thượng đưa “cậu ông Trời” ra để ví với Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng. Chẳng qua dựa vào câu chuyện dân gian để bàn về việc Hà Nội liệu có dám khởi kiện Bắc Kinh. Hơn ba tháng nay, Trung Quốc cho tàu đủ loại vào ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) của Việt Nam như chốn không người mà mãi cho đến hôm 7/10 ông Trọng vẫn ngậm tăm như hến.
Bỗng sáng mồng 7/10, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “phát âm” được chữ Biển Đông trong diễn văn khai mạc họp trung ương! Tổng chủ yêu cầu phải “phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông”. Một thành tựu vĩ đại của TƯ-11. Vâng, ông Trọng biết“phát âm”chữ Biển Đông! Nhưng khi phải nói về hành động xâm lăng của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính thì ông bị ngọng trở lại. Mang hỗn danh đứng đầu một đảng có quyền lãnh đạo đất nước toàn diện và triệt để, lần đầu tiên tuyên bố về một khu vực nóng như chảo lửa trên biển đảo, sao lại ấp a ấp úng thảm hại như vậy? Nói cho cùng, bản lãnh của Nguyễn Phú Trọng chưa đáp ứng được đòi hỏi của dân chúng. Hai tiếng Trung Quốc Tổng chủ vẫn không dám phát ra thì thực sự, đây là một trung ương bạc nhược của một đảng khiếp nhược.
Bước sang ngày thứ ba, hội nghị TƯ-11 vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy, hơn 200 trung uỷ phản ứng ra sao trước đòi hỏi của Tổng chủ. Có vẻ ban lãnh đạo giờ này đang như“gà nuốt phải dây thun”trong việc tìm kiếm phương hướng ứng phó với Trung Quốc, một đối tác vừa là chiến lược toàn diện, vừa là đàn anh đồng minh về ý thức hệ Mác – Lê – Mao – Hồ, nhưng đồng thời lại là kẻ xâm lược khốn nạn nhất trong lịch sử Việt Nam, kể từ xa xưa, đặc biệt là cuối thế kỷ 20 đến nay. Liệu TƯ-11 có đốt đuốc giữa ban ngày để đi tìm điều chưa bao giờ có trong lý thuyết và chưa từng tồn tại trên thực tế ở bất cứ góc nào trên trái đất, đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trích từ một phát biểu trước đây của uỷ viên trung ương, bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh).
Nói ông Trọng ấp a ấp úng không sai, vì Tổng chủ chỉ đặt Biển Đông như một mệnh đề phụ của tình hình thế giới và trong nước, cho dù có nhấn mạnh thêm hai chữ“nhất là”. Tuy nhiên, nếu so với cái tuyên bố để đời hồi ông còn làm chủ tịch Quốc hội, tình hình Biển Đông chẳng có gì mới, thì cái hiệu lệnh cần phân tích và dự báo lần này là khá mãnh liệt rồi. Hãy ban phước cho một người vừa bị đột quỵ khi quanh giường bệnh là một lũ tiểu yêu Tàu đội lốt lang y, quanh bàn làm việc (mỗi khi ông gượng dậy được) là cả chục đồng chí, mà chục này còn kéo theo cả trăm đồng chí khác làm nội gián cho Tập Cận Bình. Vậy nên ông biết tin ai và có ai tin ông??? Nghe phản ánh là trong Nam, khác với cái thời của Ba Duẩn, Sáu Búa (Lê Đức Thọ) và Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) lòng họ lúc nào cũng hướng ra Bắc, giờ đây một bộ phận không nhỏ chúng nó đang nhảy múa quanh bàn nhậu khi tin đồn lan truyền ông có thể về vườn trước cả Đại hội. Chúng ngán mấy cái lò của ông đến độ mất cả nhân tính chứ đừng nói chi đến tình đồng chí mà ông vẫn rao giảng!
Vậy người dân có thể chờ đợi gì từ một hội nghị trung ương như thế? Câu trả lời là chẳng có gì cả! Chương trình nghị sự mà các ông cho công khai thì nó xa vời vợi, nghe cứ như những chuyện trên sao Hoả, sao Kim. Người dân biết rất rõ là đến năm 2045, thậm chí sớm hơn là đến năm 2030 thì đa số các đồng chí trong 200 vị đang gật gù tại Hội trường Ba Đình hôm nay cũng đã sang cát đến mấy lần, lấy đâu ra để bàn về mục tiêu hay tầm nhìn? Chẳng qua các ông phân kỳ, chia đoạn cho giống cách làm bên Tàu. Đúng như GS. Nguyễn Đình Cống từng gióng chuông cảnh báo: Bịp, bịp và đại bịp! Trong dân cũng có vài người ngu ngơ, băn khoăn hỏi nhau, liệu TƯ-11 có dám ra một nghị quyết về tình hình nguy cấp xung quanh khu vực Bãi Tư Chính hay không? Xin đừng mơ giữa ban ngày! TƯ-11 không thể là một Diên Hồng của thời đại! Lấy đâu ra một quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, nếu bệ hạ muốn hàng thì hãy chém đầu thần trước đã. Đúng vậy, trừ một vài ngoại lệ, 200 uỷ viên trung ương đang lo ngay ngáy, vì danh sách chốt mấy lần rồi mà vẫn chưa xong. Đành rằng đã phổ biến đến tận đương sự (tức là người biết mình sẽ được Đại hội chọn, tuy chưa bầu), nhưng nhiều phút thứ 89 vẫn còn có thể diễn ra lắm.
Trong bối cảnh từ nay đến khi Đại hội 13 mở màn, các đơn thư nặc danh tiếp tục bay như bươm bướm. Chuyện của thím Ngân đã được dấu nhẹm từ cách đây cả năm mà giờ vẫn bị khui ra một cách rôm rả, mặc dầu danh tính các“chuyên cơ nhân”ấy vẫn phải giữ kín. Người ta đánh là đánh kẻ cho đi nhờ chứ ai lại đánh người chạy trốn. Nhưng rồi mấy khi học được chữ ngờ, biết đâu trong những tên bỏ phiếu bằng chân ấy lại chẳng có dây mơ rễ má đến một số đồng chí X nào đấy trong trung ương hay bộ chính trị. Nếu thế thì quả thật, phải bảo vệ các đồng chí chạy trốn ấy như bảo vệ con ngươi của mắt mình. Lộ ra vào thời điểm này thì chết cả nút là cái chắc. Mấy ông làm chính trị nội bộ chắc nằm lòng di huấn của bác Đỗ Mười. Trong một lễ mừng sinh nhật sau khi ông về hưu, giữa đám cận thần có cả tướng tá quân đội lẫn công an, tay ông vẫn chém lên chém xuống:“Chúng mày liệu mà bảo nhau. Bảo nhau mà làm – mà ăn – mà chơi, nhưng bỏ cái kiểu trâu cột ghét trâu ăn đi. Bằng không chúng mày sẽ xuống hố cả nút đấy!”Không rõ, lúc bấy giờ cựu TBT đã biết, trong dân gian, xuống hố cả nút (viết tắt XHCN) là tiên đoán của họ từ lâu rồi?
Cuối cùng, Tổng chủ đã buộc phải mở miệng! Chính xác hơn là mở nửa miệng! Còn một nửa, ông vẫn đắn đo, đám quần thần vẫn đang rót vào tai ông hàng ngày. Khu vực Bãi Tư Chính cũng như mọi căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, kể cả khu vực Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam… tất cả là chuyện giành giật nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Ta không việc gì phải đi đầu. Có chăng là nên canh chừng đám dân đen yêu nước và trí thức thích phản biện đang bức xúc chuyện Tàu xâm phạm liên tục ba tháng nay. Gác chuyện kiện tụng lại! Cứ để cho Mỹ và Trung Quốc xử nhau. Thỉnh thoảng cho phép Bộ Ngoại giao the thé lên thế là đủ rồi. Mà cũng đừng la to quá. Để kết thúc bài viết, kể một chuyện vui (cho đỡ buồn) trong những ngày này: Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn xe chở các trung uỷ được cho là thân cận nhất của ông chạy thẳng xuống đặc khu Cát Bà sau khi Hà Nội bị lính Trung Quốc huỷ diệt gần như toàn bộ. Trong lúc chờ mẫu hạm Shinano (lớp Yamato) tiến vào giải cứu thì Thần Kim Quy lại tái hiện, chỉ thẳng vào ông Trọng, giặc ngay sau lưng nhà ngươi đấy! Nguyễn Phú Trọng quay lại lệnh cho đội cận vệ xả một loạt AK vào đoàn xe hộ tống, rồi nhảy lên tàu sân bay Nhật Bản trực chỉ Thái Bình Dương.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/trong-first-time-mentions-scs-10092019121221.html