Tin Việt Nam – 09/03/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 09/03/2020

Blogger Trương Duy Nhất bị tuyên phạt 10 năm tù

Phiên tòa xử Trương Duy Nhất bị hoãn từ ngày 28/02, được tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử sáng 09/03, theo thủ tục hình sự sơ thẩm, với cáo buộc “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 356 Bộ luật Hình sự.

Theo báo trong nước, đại diện VKS đánh giá hành vi của bị cáo Trương Duy Nhất là nghiêm trọng, tuy nhiên, ông vì Trương Duy Nhất đã thành khẩn khai báo, nên đề nghị Hội đồng Xét xử (HĐXX) tuyên phạt từ 10-11 năm tù.

Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 9/3, từ Canada, con gái ông Trương Duy Nhất, cô Trương Thục Đoan nói:

”Dù họ có tuyên bao nhiêu năm chăng nữa, tôi vẫn đảm bảo và tin chắc rằng ba tôi vô tội.”

”Họ chỉ đang cố cầm tù ba tôi như một cách để không cho ba tiếp tục sử dụng ngòi bút của mình để phản biện xã hội.” Thục Đoan khẳng định.

Cô cho biết chưa liên lạc được với mẹ sau khi có kết quả vụ xử, nhưng cho biết: ”Tôi đang cố gắng tìm cách liên lạc với mẹ. Và tôi biết chắc rằng cả ba và mẹ, hai luật sư bào chữa và nhiều người khác đang rất phẫn nộ về bản án đó.”

HĐXX cho rằng Trương Duy Nhất đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, làm trái công vụ, tự ý ký ba công văn gửi UBND TP Đà Nẵng liên quan đến việc đề nghị được mua nhà đất công sản. Hành vi này gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, với số tiền là hơn 13 tỉ đồng, theo báo Tuổi Trẻ.

Trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Đặng Đình Mạnh, luật sư bào chữa cho ông Trương Duy Nhất nói, trong phiên tòa hôm 9/3, ông Trương Duy Nhất bác bỏ hoàn toàn cáo trạng.

Ông Mạnh cho biết thêm, khi tòa cho nói lời sau cùng, ông Trương Duy Nhất đã phát biểu: “Tôi cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm tin tưởng đến số phận pháp lý của tôi, điều đó giúp cho tôi thêm sức mạnh và niềm tin để vượt qua khổ nạn này”.

“Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Nghìn năm chưa kể chuyện con con…””Vụ án chỉ là một đòn thù chính trị đê hèn.”

Con gái blogger Trương Duy Nhất cũng phơi bày tâm sự trên trang Facebook cá nhân khi phiên tòa sơ thẩm của ba cô vừa kết thúc:

“Hơn 1 năm rồi con mới lại thấy ba, nhưng không phải là qua màn hình điện thoại mà qua tấm ảnh trên báo. Ba con vẫn vậy, vẫn cương trực, bản lĩnh và mạnh mẽ. Ba ơi, con rất vui khi thấy ảnh tuần trước và tuần này khi ra toà ba đều mặc áo con tặng. Ba biết không, con cố chọn một chiếc sơ mi màu xanh dương để gửi cho ba – màu xanh của hy vọng”.

Vì sao phiên xử blogger Trương Duy Nhất bị hoãn?

Ông Trương Duy Nhất: Những ngày trên đất Thái Lan

Luật sư Mạnh thông tin thêm trên Facebook cá nhân, phiên tòa được xét xử công khai với sự tham dự của đội ngũ cảnh sát tư pháp.

“Hai người em ruột của ông Trương Duy Nhất sinh sống tại Quảng Nam lặn lội ra Hà Nội để tham dự buổi xét xử anh mình, cả hai cầm tờ đơn xác nhận quan hệ gia đình theo dõi phiên tòa từ bên ngoài tường rào tòa án. Ngoài ra, ông Phan Văn Anh Vũ cũng được triệu tập đến tòa với tư cách là ngươi có quyền và nghĩa vụ liên quan. Ông tận dụng phút nghỉ ngơi tại tòa để tiếp cận với hai luật sư nhờ chuyển lời đến bà Lê Thị Nga, đại biểu quốc hội để kêu oan”, luật sư Mạnh viết.

Trước đó trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 28/2, luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định rằng qua quá trình trao đổi với ông Nhất và nghiên cứu hồ sơ vụ án, ông có thể khẳng định rằng thân chủ của mình “bị oan”.

“Qua các lần tiếp xúc tôi thấy ông Trương Duy Nhất là một người hoạt bát, đầy năng lượng và nhiệt huyết, có thái độ đấu tranh không khoan nhượng. Sức khỏe và tinh thần của ông Trương Duy Nhất rất ổn. Ông rất nóng lòng muốn ra phiên tòa này để nói lên tiếng nói minh oan cho mình.”

“Có nhiều chi tiết mâu thuẫn. Chẳng hạn trong bản cáo trạng điều tra mà chúng tôi được tiếp xúc thì có ghi là ông Nhất bị bắt ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhưng thực tế ông bị bắt ở Bangkok, Thái Lan. Các thông tin này hoàn toàn có thể kiểm chứng. Ông Nhất cho hay rằng ông bị hai cảnh sát Hoàng Gia Thái Lan bắt ở Bangkok, sau đó họ giao ông cho một nhóm, khả năng là cảnh sát mật vụ Việt Nam.”

Luật sư Ngô Anh Tuấn, luật sư bào chữa cho ông Trương Duy Nhất, thì nói với BBC Tiếng Việt sáng 28/2 rằng về phương diện pháp lý, “kết luận điều tra nói một đường, cáo trạng nói một nẻo, như thế là trong đó đã có sự bất nhất rồi.”

“Chẳng hạn họ cáo buộc ông Nhất cùng một tội danh nhưng khung hình phạt họ đưa ra lại khác nhau. Kết luận điều tra kết luận hành vi của ông Nhất phạm vào Khoản 2 (với khung khung hình phạt là 5-10 năm tù) nhưng cáo trạng lại nâng lên Khoản 3 (với khung hình phạt từ 10-15 năm tù) với những chứng cứ buộc tội rất mập mờ. Trước họ tính ông Nhất gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 triệu đồng vào thời điểm phạm tội, nhưng nay họ tính thiệt hại ở thời điểm hiện tại thì nó lên tới hơn 13 tỷ đồng.”, ông nói.

Thái Lan ‘điều tra tin Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’

Trương Duy Nhất: Công an Việt Nam khám xét chỗ ở

Ông Trương Duy Nhất nguyên là Trưởng Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết (giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2011) tại thành phố Đà Nẵng. Ông còn được biết đến trong vai trò blogger của trang “Một góc nhìn khác”.

Ông từng bị tù 2 năm tại Việt Nam với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” Cáo trạng khi đó nói ông Nhất có các bài viết “không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51797472

 

Luật sư: Bản án 10 năm tù giam

đối với blogger Trương Duy Nhất là phi lý!

Nhà báo Trương Duy Nhất, blogger của Đài Á Châu Tự Do vừa bị Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên án 10 năm tù giam vào sáng 9 tháng 3 năm 2020 với cáo buộc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong hai luật sư bào chữa cho ông Trương Duy Nhất nói với phóng viên rằng, đây là bản án hết sức nặng nề và bất công.

Tôi có thể khẳng định ngay được, đây là một bản án hết sức là là bất công đối với ông Trương Duy Nhất.

Nếu mà xét thuần túy về phương diện pháp lý thì theo luật Hình sự Việt Nam, để mà buộc tội một người thì có bốn yếu tố cấu thành tội phạm.

Trong đó chúng tôi thấy rằng là có ít nhất 3 yếu tố cấu thành tội phạm là có vấn đề.

Và chỉ cần một yếu tố không đạt được thì tất cả những yếu tố kia không cần phải xem xét nữa.

Nhưng mà cuối cùng dường như họ có chủ định trước nên phiên xử diễn ra rất là chóng vánh nên hình phạt sẽ là như vậy.”

Theo báo chí nhà nước, ông Lê Quang Trang, cựu Tổng biên tập và Bùi Thượng Toản, cựu Phó tổng biên tập, bị Viện kiểm sát nhận định là đã có hành vi tự ý ký các văn bản đề xuất mua cũng như chuyển nhượng nhà đất tại Đà Nẵng.

Hành vi trên có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên xét tính chất, mức độ hành vi, cơ quan điều tra không đề cập xử lý hình sự và mới đây, cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị Ủy ban Kiểm tra trung ương xem xét kỷ luật đối với hai ông, điều này được cho là phù hợp.

Mặc dù cái sự thiệt hại tài sản vẫn là như vậy nhưng hai ông kia lại được tính theo giá trị vào năm 2004, nhưng anh Nhất lại bị tính theo giá trị vào thời điểm năm 2018 là hết sức là phi lý. – LS. Đặng Đình Mạnh

Tuy nhiên luật sư Đặng Đình Mạnh chỉ ra điểm mà ông cho là phi lý này.

Mặc dù cái sự thiệt hại tài sản vẫn là như vậy nhưng hai ông kia lại được tính theo giá trị vào năm 2004, nhưng anh Nhất lại bị tính theo giá trị vào thời điểm năm 2018 là hết sức là phi lý.

Đây là cái điểm hết sức là phi lý mà ở tòa tôi đã chỉ ra các điểm đó nhưng mà tòa án họ không nghe cái điểm này, do đó họ vẫn buộc ông Nhất phải chịu trách nhiệm.

Họ lý giải cho rằng là cái sự thiệt hại kéo dài đến năm 2018, như vậy phải áp dụng cái thời giá năm 2018 là đúng, nhưng nếu giải thích như vậy mà áp dụng đối với ông Trương Duy Nhất thì lẽ ra cũng phải áp dụng đối với hai ông kia.

Theo cáo trạng, ông Trương Duy Nhất khi còn là Trưởng văn phòng đại diện Trung Trung bộ của báo Đại Đoàn Kết năm 2004 đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, làm trái công vụ, tự ý ký ba công văn gửi UBND TP Đà Nẵng liên quan đến việc đề nghị được mua nhà đất công sản để làm trụ sở cho tòa báo ông đang công tác.

Ngoài ra, ông Nhất còn thỏa thuận với ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) thông qua các hợp đồng nguyên tắc với nội dung thông báo sẽ bán nhà đất số 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây dựng 79 bằng với giá UBND TP Đà Nẵng phê duyệt với điều kiện báo Đại Đoàn Kết sẽ sử dụng miễn phí tầng 2 của ngôi nhà trong vòng 30 năm.

Cáo trạng này đã bị ông Nhất bác bỏ và cho rằng ông chỉ là người thừa ủy quyền của hai lãnh đạo cao nhất của tòa báo.

Như chúng tôi đã thông tin, ông Trương Duy Nhất được cho là bị an ninh Thái Lan bắt giữ và giao cho mật vụ Việt Nam dẫn độ về nước, hồi tháng 1 năm 2019, chỉ một ngày sau khi ông đến Văn phòng Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok để xin tị nạn chính trị.

Ông Nhất từng bị tuyên án 2 năm tù giam vào năm 2013 với cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức công dân” theo điều 258 Bộ luật hình sự hồi năm

Lúc đó, ông điều hành trang blog mang tên ông với khẩu hiệu “Một góc nhìn khác” có nhiều bài viết bất đồng ý kiến với chính quyền cộng sản Việt Nam, trong đó ông đã chấm điểm Thủ tướng và yêu cầu Tổng bí thư phải ra đi.

Năm 2015 ông ra tù, tiếp tục làm báo, viết blog, trả lời phỏng vấn các báo đài về tình hình Việt Nam đồng thời cũng viết blog cho Đài Á Châu Tự Do.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/lawyer-sentece-for-truong-duy-nhat-not-fair-03092020082742.html

 

“Ông trùm” tín dụng đen cả nước bị bắt giữ

Công an tỉnh Thanh Hóa vào sáng ngày 9/3 thông báo cho biết đã bắt được người bị cho là “ông trùm” tín dụng đen với qui mô hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Trước đó, vào ngày 7/3 Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa cùng với thành phố Hồ Chí Minh phối hợp bắt giữ ông Nguyễn Cao Thắng, sinh năm 1984. Ông Thắng là chủ tịch hội đồng quản trị công ty tài chính Nam Long được cho là chuyên hoạt động tín dụng đen trên qui mô cả nước.

Theo thông tin được truyền thông trong nước loan đi, ông Nguyễn Cao Thắng cùng với một người khác là Nguyễn Đức Thành (1988) đã thành lập Tập đoàn Tài chính Nam Long và trụ sở tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh nhưng không có đăng ký giấy phép kinh doanh. Hiện công ty Nam Long có 26 chi nhánh tại 23 tỉnh thành nhưng các chi nhánh hoạt động phạm vi cả nước.

Đến tháng 9/2018, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá và đánh sập đường dây “tín dụng đen” này và ra quyết định khởi tố về tội “ Cố ý gây thương tích, giữ người trái pháp luật, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, đồng thời khởi tố 9 bị can liên quan. Riêng ông Nguyễn Cao Thắng bị khởi tố về tội cho vay nặng lãi nhưng ông Thắng đã bỏ trốn và bị truy nã.

Đến đầu tháng 3/2020 công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ ông Nguyễn Cao Thắng và di lý về Thanh Hóa để phục vụ cho công tác điều tra vụ án.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nationwide-loan-shark-netted-03092020093451.html

 

Bắt tạm giam

nguyên Phó Tư lệnh Binh đoàn của Bộ Quốc phòng

Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Đỗ Văn Sang – nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Tổng Công ty 15 thuộc Bộ Quốc Phòng. Nguyên nhân được nói do những sai phạm pháp luật khi ông Sang còn đương chức, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

Theo tin truyền thông trong nước loan đi ngày 8/3, những vi phạm cụ thể về tài chính mà ông Đỗ Văn Sang đã mắc phải khi còn đương chức bao gồm việc đền bù hơn 9 tỉ không có trong dự án; tự ý quyết định giá trần mua giống cây cao su hơn 12 tỉ đồng; không khảo sát thực tế khi ký hợp đồng mua đất trồng cao su tại Campuchia khiến Công ty 75 có khả năng mất hơn 3,3 ngàn hecta, trị giá hơn 39 tỉ đồng. Ngoài ra, ông Sang còn ký hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Phúc để chế biến mủ cao su gây nợ khó đòi, nhiều khả năng không thu hồi lại được.

Trước đó, Tổng Công ty 15 theo chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đã họp kiểm điểm ông Đỗ Văn Sang về những sai phạm khi ông còn giữ chức vụ Giám đốc Công ty 75 thuộc Tổng Công ty 15 trong giai đoạn 2011-2012.

Sau khi Bộ Quốc phòng đọc lệnh khởi tố và bắt tạm giam ông Đỗ Văn Sang tại trụ sở Binh đoàn 15, nhà riêng ông Sang ở số 118 đường Trường Sơn, phường Yên Thế, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã bị khám xét để thu tập các tài liệu phục vụ điều tra.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-deputy-commander-of-the-ministry-of-defense-arrested-03092020083043.html

 

Tòa hoãn xử vụ VN Pharma vì xuất hiện chứng cứ mới

Hội đồng xét xử vụ án VN Pharma hôm 9/3/2020 đã quyết định hoãn phiên tòa để tạo điều kiện cho luật sư xem xét các chứng cứ mới, dù Viện kiểm sát đề nghị tiếp tục phiên xử.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết phiên tòa phúc thẩm vụ án ‘Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh’, xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma hôm 9 tháng 3, được Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM mở lại sau một tháng hoãn xử.

Cụ thể, luật sư bào chữa cho một số bị cáo tại phiên tòa sáng 9/3 đã đề nghị hoãn xử cho đến khi cơ quan điều tra bổ sung một số tài liệu liên quan đến vụ án, gồm kết quả tương trợ tư pháp, nguồn gốc lô thuốc sản xuất tại Ấn Độ…

Về lý do quyết định hõa phiên tòa, Hội đồng xét xử cho biết nhằm tạo điều kiện cho luật sư nghiên cứu hồ sơ và đảm bảo những chứng cứ mới được xem xét toàn diện. Thời gian mở lại vào ngày 6 đến ngày 8 tháng 4 và sẽ không có lý do nào để hoãn phiên tòa trong lần xử tới.

Trước đó vào ngày 1/10/2019, tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân đã tuyên án từ 3 năm án treo cho đến 20 năm tù đối với 12 bị cáo trong vụ án buôn bán thuốc chống ung thư giả tại Công ty cổ phần VN Pharma.

Hai ông Võ Mạnh Cường (Cựu giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C) bị tuyên 20 năm tù và Nguyễn Minh Hùng (Cựu chủ tịch, tổng giám đốc VN Pharma) bị tuyên 17 năm tù với tội danh buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh theo khoản 4 Điều 157 BLHS.

Theo cáo trạng, các bị cáo đã có hành vi làm giả giấy tờ, chứng từ để nhập lô 9300 hộp thuốc H-Capita rồi nâng khống giá để bán kiếm lời.

Hội đồng xét xử xác định toàn bộ lô thuốc trên bị làm giả, kém chất lượng về nguồn gốc xuất xứ, tạp chất định danh không đủ tiêu chuẩn, hồ sơ thuốc bị làm giả.

Ông Nguyễn Minh Hùng bị xác định là người chủ mưu trong vụ án. Những bị cáo khác có vai trò giúp sức cho ông Hùng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/trial-of-vn-pharma-case-to-be-postponed-for-the-second-time-due-to-new-evidence-found-03092020085226.html

 

Nguyên giám đốc Sở Địa chính Bình Dương

sắp ra tòa phúc thẩm

Phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Cao Minh Huệ, nguyên giám đốc Sở Địa chính Bình Dương, và đồng phạm dự kiến diễn ra vào ngày 31/3/2020. Báo trong nước đưa tin hôm 9/3.

Ông Cao Minh Huệ bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 131 tỷ đồng của nhà nước trong vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ liên quan Công ty chế biến cây công nông nghiệp xuất khẩu Bình Dương (Sobexco).

Theo cáo trạng, từ năm 1992 – 2001 công ty Sobexco được UBND tỉnh Bình Dương giao 706 ha đất tại xã An Tây.

Năm 1997, được sự đồng ý của UBND tỉnh Bình Dương, Sobexco đã bán 658 ha cây cao su/706ha đất được giao. Những người mua cây cao su đã được UBND Huyện Bến Cát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng với quy định của pháp luật về đất đai, dẫn đến nhà nước không thu hồi được tiền cho thuê đất.

Khi UBND tỉnh Bình Dương giải phóng mặt bằng để làm khu công nghiệp Tây thì những người mua vườn cây cao su lại được bồi thường về đất, gây hậu quả thiệt hại cho tài sản nhà nước trên 131 tỉ đồng.

Đây là vụ án đã xảy ra hơn 10 năm và từng hai lần tạm đình chỉ điều tra vụ án, điều tra bị can. Vụ án sau đó được Bộ công an điều tra và VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố. VKSND Tối cao ủy quyền cho VKSND tỉnh Bình Dương thực hành quyền công tố trước TAND tỉnh này.

Trong phiên xử sơ thẩm chiều 20/5/2019, ông Cao Minh Huệ bị tuyên 12 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-director-of-binhduong-dept-land-ad-brought-to-appeal-court-03092020092539.html

 

Xử phúc thẩm giảng viên âm nhạc-

nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 18/3

Toà án cộng sản cấp cao tại Hà Nội sẽ tiến hành xem xét kháng cáo của giảng viên cao đẳng- nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 18/3 tại trụ sở Toà án cộng sản tỉnh Nghệ An ở thành phố Vinh.

Ông Tĩnh, 44 tuổi, người được biết với nhiều video clip dạy học sinh hát về nhân quyền và chủ quyền biển đảo và nhiều bài viết về dân chủ-nhân quyền, bị bắt ngày 29/5/2019 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự. Ông bị Toà án cộng sản tỉnh Nghệ An kết án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế trong phiên toà sơ thẩm ngày 15/11/2019.

Việc bắt giữ và kết tội ông Tĩnh nằm trong chiến dịch trấn áp giới bất đồng chính kiến mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiến hành từ cuối năm 2015, với việc hàng trăm nhà hoạt động bị cầm tù bằng những phiên toà không công bằng và những tội danh nguỵ tạo trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự.

Theo nhiều người, kể cả luật sư Nguyễn Văn Miểng của ông Tĩnh thì ông có rất ít cơ hội được giảm án vì ông không thừa nhận tội mà nhà cầm quyền cộng sản đã gán ghép cho ông, và ông cũng không hối tiếc về những hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trước sự xâm lăng của Trung Cộng và đòi dân chủ, nhân quyền.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/xu-phuc-tham-giang-vien-am-nhac-nha-hoat-dong-nguyen-nang-tinh-vao-ngay-18-3/

 

Thượng tá công an tuyên bố“diệt” hết “phản động”

ở tỉnh Đồng Nai bị đưa vào “lò”

Tin Vietnam.- Báo Dân sinh ngày 8 tháng 3 năm 2020 loan tin, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đồng Nai đã ra quyết định kỷ luật, và hủy bỏ tất cả các chức vụ trong đảng đối với thượng tá Hoàng Liên Sơn, Trưởng phòng An ninh điều tra, Phó Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Đồng Nai.

Theo facebooker Phạm Minh Vũ, một nhà hoạt động từng phải làm việc với ông Sơn cho biết, ông Sơn từng dõng dạc tuyên bố: nếu ông còn ở Đồng Nai thì tỉnh này sẽ không có “phản động”. Cùng với tuyên bố này, ông Sơn đã rất mạnh tay trong những vụ án chính trị, đàn áp người bất đồng chính kiến.

Ông Sơn cũng chính là người ra lệnh, và tiến hành bắt bớ những người bất đồng chính kiến; thậm chí các mức án tù của các vụ án chính trị đều do ông Sơn đề nghị để gây áp lực với toà án. Sơn cũng có “công lớn” trong việc “đào tạo” nên những đàn em chuyên đàn áp, đánh đập người bất đồng chính kiến như trung tá an ninh Đỗ Anh Tuấn, một kẻ từng vỗ ngực tuyên bố một tay đánh, và bắt 67 người bất đồng chính kiến ở Đồng Nai.

Mặc dù trung thành với đảng, với chế độ là vậy nhưng ông Sơn vẫn bị viên giám đốc công an tỉnh mới được điều động về thẳng tay thanh trừng trong công cuộc loại bỏ “tay chân” của vị giám đốc công an tỉnh Đồng Nai cũ, để đưa “tay chân” của mình vào.

Ngoài ông Sơn còn 3 người khác là thượng tá Bùi Thanh Sơn; thượng tá Đặng Thế Trung, và trung tá Trần Trọng Thuỷ.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/thuong-ta-cong-an-tuyen-bo-diet-het-phan-dong-o-tinh-dong-nai-bi-dua-vao-lo/

 

Một nhà báo tỉnh Trà Vinh tuyên bố

ra khỏi Hội Nhà Báo để phản đối quy định của hội

Tin Vietnam.- Ngày 8 tháng 3 năm 2020, nhà báo Lê Thuý Bảo Liên, phóng viên đang làm việc cho đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Trà Vinh đã lên facebook tuyên bố ra khỏi Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh. Nguyên nhân được bà Liên đưa ra là, bà cảm thấy cần có phản ứng đối với bộ quy tắc sử dụng mạng xã hội mà Hội nhà báo Cộng sản Việt Nam đã ban hành có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, giành cho người làm báo đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại khoản 3 điều 4 của bộ quy tắc này cấm những phóng viên báo đảng không được đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, hoặc đưa ra các bình luận, chia sẽ các quan điểm cá nhân, hoặc trích đăng lại các bài phát biểu có ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam.

Theo bà Liên, quy tắc này đã vi phạm Điều 19 trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền Liên hợp quốc; mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến. Không chỉ vậy, quy tắc của Hội nhà báo Cộng sản còn vi phạm quyền tự do ngôn luận được quy định tại điều 25 trong Hiến pháp Cộng sản Việt Nam.

Vi phạm điều 1 của Luật báo chí sửa đổi 2016 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 quy định về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Như vậy, dù bộ Quy tắc sử dụng mạng xã hội của Hội nhà báo Cộng sản dù chỉ là văn bản dưới luật, tức thấp hơn cả luật và Hiến pháp nhưng nó lại được áp dụng, và có sức mạnh lớn hơn cả Hiến pháp.

Đây cũng là nghịch lý đang tồn tại trong hệ thống luật của nhà cầm quyền Việt Nam, và nó cũng là cách để Cộng sản Việt Nam lừa thế giới, cũng như bịp người dân.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/mot-nha-bao-tinh-tra-vinh-tuyen-bo-ra-khoi-hoi-nha-bao-de-phan-doi-quy-dinh-cua-hoi/

 

Hạn, mặn sẽ lan rộng đến các tỉnh

miền Trung & Tây nguyên trong mùa khô 2020

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết khô hạn, xâm nhập mặn không chỉ xảy ra ở khu vực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) mà khu vực Trung Bộ trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2020 cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Cụ thể, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Vũ Đức Long ngày 9/3 cho biết từ tháng 3-5, tình trạng khô hạn thiếu nước có khả năng xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Từ tháng 6-8, tình trạng khô hạn thiếu nước, xâm nhập mặn có khả năng lan rộng tại các tỉnh ven biển Trung Bộ và diễn ra gay gắt hơn mùa khô năm 2019.

Ông Long cũng cho rằng, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Một số sông thiếu hụt trên 80%; dung tích các hồ thủy lợi từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế thiếu hụt từ 10-30%; các hồ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận thiếu hụt từ 11-47%; các hồ ở khu vực Tây Nguyên thiếu hụt từ 2-10% so với dung tích thiết kế.

Đối phó tình hình hạn mặn đang hoành hành tại các tỉnh ĐBSCL, ngày 8/3 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo 5 tỉnh ĐBSCL gồm Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang và Cà Mau.

Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch Bến Tre, tỉnh đang bị thiệt hại nặng nề nhất do hạn, mặn xâm nhập cho biết hầu hết ngành công nghiệp chế biến trong tỉnh đều sử dụng nước ngọt cho sản xuất, do đó hiện tượng xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Nếu hạn mặn tiếp tục kéo dài, có thể nhiều nhà máy trên địa bàn tỉnh có nguy cơ ngừng sản xuất.

Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo các tỉnh về những khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân khi hạn, mặn xâm nhập cao,  Thủ tướng đã đồng ý hỗ trợ khoảng 70 tỷ đồng/ mỗi tỉnh từ ngân sách Trung ương cho 5 tỉnh ĐBSCL để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/drought-salinity-to-hit-central-central-highlands-03092020084858.html

 

Cập nhật thêm kết quả cuộc bầu cử tại quận Cam, California

Vào hôm thứ Sáu (6/3), các viên chức tại quận Cam cho biết hơn 170,000 phiếu bầu vẫn chưa được đếm tại đây. Tại Quận Cam, việc đếm phiếu vẫn chưa thể hiện kết quả của đêm bầu cử, nhưng một vài cuộc tranh cử  đang trở nên khít khao hơn và vẫn còn quá sớm để đưa ra kết quả chung cuộc. Câu hỏi đặt ra là trong cuộc tranh cử dân biểu tiểu bang hạt 72, đương kim dân biểu cộng hòa Tyler Diệp, liệu có giữ được vị trí thứ hai hay không, khi mà nghị viên thành phố Garden Grove, cô Diedre Thu Hà Nguyễn, thuộc đảng dân chủ, ngày càng thu hẹp khoảng cách và có thể lật ngược thế cờ để chiếm lấy vị trị thứ 2 của ông Tyler Diệp.

Tính đến tối thứ Sáu (ngày 6 tháng 03), cựu thượng nghị sĩ Janet Nguyễn dẫn đầu với số phiếu 33,735, tương đương 34.59%. Đương Kim dân biểu tiểu bang Tyler Diệp đang đứng ở vị trí thứ nhì với 24,665 phiếu, tương đương 25.29%. Nghị viên Diedre Thu Hà Nguyễn đứng ở vị trí thứ ba với 24,356 phiếu, tương đương 23.98%, nghĩa là chỉ cách dân biểu Tyler Diệp 309 phiếu. Nếu các phiếu được tiếp tục đếm, có thể cô Diedre  Thu Hà Nguyễn đánh bại Tyler Diệp để lên vị trí thứ hai,  và sẽ cùng tranh với cựu thượng nghị sĩ Janet Nguyễn vào tháng 11 này cho chức vụ dân biểu tiểu bang hạt 72.

Trong khi đó, hiện nay không rõ liệu ứng cử viên nào sẽ  tiến vào cuộc đua chức  vụ giám sát viên quận Cam.  Hiện tại đương kim giám sát viên Andrew Đỗ đang dẫn đầu với 33,385 phiếu, vị trí thứ hai là nghị viên Sergio Contreras với số phiếu 15,951 và thị trưởng thành phố Santa Ana, Miguel Pulido vị trí thứ ba với số phiếu 14,744.  Không rõ vào tháng 11 này ông Andrew Đỗ sẽ tranh cử với ông Contreras hay ông Pulio. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cap-nhat-them-ket-qua-cuoc-bau-cu-tai-quan-cam-california/

 

Virus corona: Việt Nam ban hành biện pháp

 « toàn dân khai báo sức khỏe »

Tú Anh

Sau khi hơn một chục trường hợp lây nhiễm virus corona được phát hiện trễ trên chuyến bay Luân Đôn-Hà Nội với hệ quả là hàng trăm người bị cách ly, Việt Nam ban hành các biện pháp cứng rắn.

13 vụ lây nhiễm mới liên quan đến chuyến bay của hãng hàng không Vienam Airlines từ Luân Đôn đáp xuống phi trường Nội Bài ngày 02/03/2020, theo xác nhận của bộ Y tế Việt Nam được AFP trích dẫn. Trên chuyến bay có một phụ nữ Việt Nam 26 tuổi, sau khi lưu trú tại Pháp, Ý và Anh, về nước, được xem là nguồn mang virus lây cho 10 hành khách đi chung trong đó có một người Việt Nam, 7 người Anh, một người Ai Len, một người Mêhicô.

Bộ trưởng bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng có mặt trên chuyến bay, tuy xét nghiệm âm tính với siêu vi Corona chủng mới, cũng bị cách ly trong 14 ngày.

Vụ lây lan bất ngờ này gây náo động dân chúng tại Hà Nội vào lúc trên toàn quốc không có một ca nào được ghi nhận trong các tuần qua.

Dự báo tình hình có thể nghiêm trọng hơn trong những ngày tới « với hàng chục hàng trăm thậm chí hàng ngàn ca nhiễm », phó thủ tướng Vũ Đức Đam thông báo một số đề nghị cứng rắn được trình bày là « giai đoạn chống dịch thứ hai ».

Đối với dân chúng trong nước, kể từ ngày 10/03/2020, tất cả mọi người phải « khai báo sức khỏe y tế » để chống dịch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đe dọa trừng phạt những người « giấu bệnh ».

Đồng thời, Việt Nam tạm ngưng biện pháp miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước châu Âu và Anh. Việt Nam cũng áp dụng biện pháp tương tự đối với công dân các nước ngoài châu Âu có trên 500 ca nhiễm, hoặc mỗi ngày có hơn 50 ca nhiễm.

Trong khi đó, du khách đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc khi đặt chân đến Việt Nam phải bị cách ly 14 ngày.

http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200309-covid-19-vi%E1%BB%87t-nam-ban-h%C3%A0nh-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-to%C3%A0n-d%C3%A2n-khai-b%C3%A1o-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe

 

Virus corona – Việt Nam : Biện pháp

toàn dân khai báo sức khỏe có khả thi và hiệu quả?

Thanh Hà

Ngày 08/03/2020 phó thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam đề nghị bộ Thông Tin và Truyền Thông, bộ Y tế, các nhà mạng, các đơn vị công nghệ thông tin nhanh chóng hoàn tất các công cụ để thực hiện chính sách khai báo sức khỏe toàn dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trương xử lý nghiêm trường hợp giấu bệnh.

Theo cập nhật mới nhất từ ộ Y tế, tính đến hết ngày 08/03/2020 Việt Nam ghi nhận tổng cộng 30 người dương tính với virus corona – trong đó 16 người đã được chữa khỏi ; 100 người bị nghi nhiễm đang được cách ly. Từ đầu mùa dịch, tại Việt Nam đã có hơn 18.000 người tiếp xúc gần với người nghi nhiễm và nhập cảnh từ vùng dịch được theo dõi sức khỏe.

Trả lời RFI Việt ngữ, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 1 tại Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết một cách cụ thể làm thế nào để thực hiện chính sách “khai báo sức khỏe” toàn dân và mục tiêu của biện pháp đó là gì. Số lần khai báo có bị giới hạn hay không ? Làm thế nào để bảo đảm là “toàn dân” cùng thi hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ này ? Vấn đề bảo mật thông tin y tế cho bệnh nhân ?

Phỏng vấn BS Trương Hữu Khanh- BV Nhi Đồng 1-VN

BS Trương Hữu Khanh :  Theo tôi, việc khai báo sức khỏe là để mình nắm chặt tình hình về những người có triệu chứng lâm sàng và có yếu tố nguy cơ. Có nghĩa là làm sao phát hiện sớm những người có vấn đề sức khỏe, có nguy cơ mang mầm bệnh. Có khả năng sẽ sử dụng những ứng dụng điện thoại đẻ làm công việc khai báo đó, hoặc mọi việc sẽ diễn ra chính tại những cơ quan y tế. Đó cũng là những nơi rất tốt để khai báo sức khỏe. Có lẽ tự khai báo thì thông tin sẽ được cập nhật hàng ngày về dịch tễ và triệu chứng.

RFI : Nếu khai báo hàng ngành, có nghĩa là không giới hạn số lần khai báo nhưng làm thế nào để kiểm soát và bảo đàm là “toàn dân”, tức gần 90 triệu người thi hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ này ?

BS Trương Hữu Khanh :  Thực ra điều này cũng là khó. Cũng là kêu gọi thôi. Tôi được biết là khai báo sức khỏe không phải là điều gì ảnh hưởng đến người cần được giám sát. Thông báo rõ ràng của chính phủ là như vậy. Đây chỉ là biện pháp để chống dịch thôi, thì có lẽ là người dân sẽ hợp tác. Thật ra không là tám mươi mấy triệu người cùng phải khai báo sức khỏe. Em bé thì không có khai báo gì cả. Những người thường xuyên ở nhà thì cũng không cần khai báo. Chỉ liên quan đến những người di chuyển nhiều, làm việc trong môi trường có khả năng tiếp xúc với nguồn bệnh, có khả năng tiếp xúc với người nước ngoài. Chắc chắn là sẽ phải sử dụng công nghệ, chẳng hạn như ứng dụng điện thoại để chuyển những thông tin đó về cho cơ quan đặc trách xử lý.

RFI : Trong trường hợp người dân không cộng tác thì sao ?

BS Trương Hữu Khanh : Hiện nay Việt Nam có luật phòng chống truyền nhiễm. Luật quy định nếu mang mầm bệnh và biết được điều đó, mà không tự khai báo, không tự bảo vệ mình và những người chung quanh, để lây lan bệnh cho những người khác thì sẽ bị phạt. Có thể dựa vào điều luật đó để yêu cầu mọi người khai báo sức khỏe qua ứng dụng điện thoại. Thí dụ như người đó giấu bệnh, khi phát hiện, có khả năng trường hợp này sẽ bị phạt. Đồng thời, khai báo sức khỏe không là biện pháp duy nhất để ngăn ngừa dịch lây lan. Việt Nam có nhiều biện pháp khác. Thí dụ đến từ các vùng có dịch, khi vừa mới về sân bay là đã bị cách ly, tiếp xúc với người bệnh cũng bị cách ly. Vì vậy hiện tại số ca cách ly tăng vùn vụt sau ca nhiễm (thứ 17) được phát hiện trên máy bay.  

RFI : Ở đây còn đặt ra vấn đề bảo mật thông tin của các bệnh nhân nữa ?

BS Trương Hữu Khanh :  Thật sự ra thì ngay khi cách ly, người đi theo, ghi chép,  nguyên tắc đã là bảo mật rồi. Chuyển sang dùng ứng dụng điện thoại để phòng chống dịch thì cũng vậy thôi. Nhân viên có trách nhiệm phân tích các thông tin và dữ liệu cũng phải bảo mật các số liệu. Chắc chắn là sẽ có những ràng buộc đối với những người phân tích số liệu.

RFI : Hiệu quả chính sách chống dịch của Việt Nam cho tới thời điểm này ?

BS Trương Hữu Khanh : Theo tôi, tốc độ lây lan của dịch Covid-19 rất là quan trọng so với đáp ứng của ngành y tế. Nếu Việt Nam làm như vậy, tốc độ lan nhiễm sẽ chậm lại. Qua đó dễ quản lý hơn nếu số người bệnh giảm xuống. Trong trường hợp của Việt Nam, quản lý 30 người khó hơn là 14, vì đã có 16 bệnh nhân được chữa khỏi. Chúng ta đã thanh toán được, kiểm soát được nguồn lây nhiễm của 16 ca nói trên. Giờ còn lại 14 ca thì cũng nhẹ gánh hơn. Nếu làm đúng như vậy cộng thêm với thời tiết nóng của Việt Nam, thì sẽ thuận lợi cho việc phòng chống dịch.

RFI : Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát, TP Hồ Chí Minh đã có những bước chuẩn bị nào ?

BS Trương Hữu Khanh : Theo tôi biết các cơ sở của các tỉnh, trong đó có TP Hồ Chí Minh đã dự trù hết rồi. Thí dụ TP Hồ Chí Minh bàn đến việc sử dụng một khu vực ở gần sân bay, để hành khách (từ  các vùng dịch hay có triệu chứng) xuống là mình cách ly luôn. Tuy nhiên tùy theo mức độ và số ca lây nhiễm thì Việt Nam sẽ mở dần dần khu vực đó. Bên cạnh đó TP Hồ Chí Minh cũng tính toán lại tổng nguồn lực nhân viên y tế, về dụng cụ y tế, thuốc mên … Có lẽ là những tỉnh khác cũng tính như vậy thôi. Trong những ngày qua chúng tôi đã có rất nhiều cuộc họp và bàn tính rất nhiều về các phương án. Chẳng hạn như huy động trước tiên là bác sĩ chuyên về các đường truyền nhiễm, rồi đào tạo cho các bác sĩ chuyên ngành khác, dậy cho họ những bước cơ bản để tham gia vào việc đối phó với dịch.

http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200309-ch%E1%BB%91ng-covid-19-vi%E1%BB%87t-nam

 

Việt Nam công bố thêm trường hợp thứ 31 nhiễm COVID-19

Bộ Y tế Việt Nam vào chiều ngày 9 tháng 3 công bố thêm trường hợp thứ 31 nhiễm COVID- 19.

Tin nói rõ Viện Pasteur Nha Trang xác nhận, bệnh nhân nam, 49 tuổi, quốc tịch Anh cùng đi trên chuyến bay VN0054 từ London đến Hà Nội hôm 2/3 vừa qua, có kết quả dương tính với COVID- 19

Diễn biến mới này làm nâng tổng số người mắc dịch COVID-19 ở Việt Nam là 31 người bao gồm cả ông Nguyễn Quang Th., 61 tuổi, được xác nhận vào buổi sáng ngày 8/3.

Trong 10 ca người nước ngoài thì có 4 ca ở Quảng Ninh, 2 ca ở Lào Cai, 2 ca ở Đà Nẵng, 1 ca ở Quảng Nam và 1 ca ở Huế.

Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam đã quyết định tạm hoãn Phiên họp lần thứ 43, dự kiến tổ chức từ ngày 10/3, với lý do “căn cứ tình hình thực tế chuẩn bị” nhưng các ý kiến cho rằng có liên quan đến tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra ở Việt Nam.

Văn phòng Chính phủ hôm 8/3 cũng có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm hoãn đi công tác nước ngoài đối với các cán bộ vì “diễn biến phức tạp của dịch COVID-19”.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 9/3 cho biết theo văn bản của Văn phòng chính phủ, các cán bộ được yêu cầu cân nhắc và tạm hoãn các chuyến công tác nước ngoài, không cử cán bộ đi nước ngoài trong thời điểm hiện nay, nhất là những nước và vùng lãnh thổ có dịch. Mục tiêu được nêu ra là để tập trung chỉ đạo, điều hành tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.

Văn phòng Chính phủ cũng đặc biệt nêu lý do đặc biệt là vì phát hiện một trường hợp dương tính với COVID-19 ở Đông Anh, Hà Nội hôm 6/3.

Ngoài ra, tỉnh Nghệ An cũng đã quyết định hoãn kỳ họp thứ 13 Hội đồng Nhân dân, thực hiện theo công văn của Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp.

Cũng liên quan, 21 tỉnh thành trên cả nước vào chiều 9/3 đã tăng thêm ngày nghỉ cho học sinh các cấp sau khi Việt Nam ghi nhận thêm 14 trường hợp nhiễm virus Corona mới.

Đa phần 21 tỉnh thành gồm 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM sẽ dời dịch nghỉ đến hết ngày 15/3 (thêm khoảng 2 tuần so với yêu cầu trước đó của Bộ Giáo dục – Đào tạo)

Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) cũng vừa có quyết định hoãn các trận đấu trong tháng 3 và 6 ở vòng loại World Cup 2022 khu vực Châu Á.

Trước đó FIFA đã quyết định hoãn nhiều trận vòng loại World Cup, bao gồm trận Malaysia – Việt Nam ở Kuala Lumpur.

Với những thay đổi do FIFA đưa ra, đội tuyển Việt Nam có khả năng sẽ không thi đấu trong tháng 3 và các trận đấu tháng 6 sẽ dời đến tháng 11.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/31-patient-covid-19-vietnam-03092020085645.html

 

Một viên chức cao cấp của chế độ CSVN bị nhiễm COVID-19

Tin từ Hà Nội: Theo thông tin từ mạng xã hội Facebook, giáo sư Nguyễn Quang Thuấn, phó chủ tịch hội đồng lý luận trung ương,  đã bị nhiễm Covid-19 và đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị.

Ông Thuấn có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 ngày 07/3, chỉ 4 ngày sau khi trở về Việt Nam. Ông là một trong nhiều người bay cùng chuyến bay với cô gái Hồng Nhung, bệnh nhân Covid-19 số 17 hiện cũng đang điều trị cùng một cơ sở y tế.

Ông Thuấn được cho là ngồi ghế 5A hạng C rất gần với ghế của cô Nhung. Cũng ngồi gần đó là bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Tuy nhiên, theo truyền thông nhà nước cộng sản thì ông Dũng có test thử âm tính với dịch và chỉ bị cách ly 14 ngày.   Tuy nhiên, báo chí nhà nước cộng sản không nói rõ tên ông Thuấn trong các bài viết nói về bệnh nhân số 21 mà chỉ sử dụng tên viết tắt N.Q.T.

Theo Facebooker Bạch Hoàn, chỉ 1 ngày sau khi hạ cánh xuống phi trường Nội Bài, ông Thuấn tham gia cuộc họp Hội đồng Lý luận Trung ương của đảng cộng sản cầm quyền vào ngày 04/3. Không rõ ông Thuấn đã tiếp xúc với bao nhiêu người và họ có bị cách ly không.

Mạng xã hội băn khoăn về việc bộ trưởng Dũng đã có nhiều chuyến viếng thăm và nhiều cuộc họp với nhiều viên chức cao cấp của chế độ. Ông có đi thăm tỉnh Nghệ An và gặp gỡ nhiều viên chức địa phương, và thăm cả một đơn vị quân đội.  Như đã đưa tin, Hà Nội phải cách ly cả một khu phố ở phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, nơi cô gái Hồng Nhung sinh sống sau khi trở về từ Anh Quốc.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/mot-vien-chuc-cao-cap-cua-che-do-csvn-bi-nhiem-covid-19/

 

Nhân viên Công ty điện gió

bị đi cách ly COVID-19 thay lãnh đạo

Chủ tịch hội đồng quản trị một công ty điện gió, tên L.T.H là một trong trong bốn người ngồi cùng khoang máy bay có người bị nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, ông H đã đánh tráo đưa nhân viên cấp dưới đi cách ly thay mình.

Truyền thông trong nước, vào ngày 9/3 dẫn lời ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết ông H và 3 người khác trong công ty điện gió  P.Đ đáp chuyến bay VN 1547 từ Hà Nội về Huế, ngày 6/3. Điểm đến cuối cùng của 4 người đều về huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Đến ngày 8/3 một hành khách ngồi cùng khoang máy bay với 4 người này bị phát hiện dương tính với COVID-19. Trong tối cùng ngày 8/3, tất cả 4 người thuộc công ty điện gió P.Đ được đưa vào danh sách bắt buộc đưa đi cách ly. Thế nhưng, vào sáng ngày 9/3, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị phát hiện ông H đã đưa 1 nhân viên cấp dưới đi cách ly thay cho ông.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Trị cho biết thêm cơ quan chức năng phải dùng các biện pháp nghiệp vụ để đưa ông H về trung tâm cách ly tại thành phố Đông Hà, ngay sau khi phát hiện sự đánh tráo đó.

Trưởng công an huyện Hướng Hóa, Thượng tá Hồ Sỹ Nhung xác nhận với báo giới trường hợp của ông H rất đáng lên án và nên được xử lý nghiêm.

Truyền thông quốc nội, trong ngày 9/3 cũng cho biết Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các nghệ sĩ từng tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 và chị ruột của bệnh nhân này phải khẩn trương liên hệ với các trung tâm y tế để được kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Sở Y tế TP.HCM ban hành công văn với nội dung vừa nêu và đề nghị Sở Văn hóa-Thông tin TP.HCM vận động các nghệ sĩ, cư trú tại thành phố, đã tham gia sự kiện thời trang ở Milan (Ý) và Paris (Pháp) từ ngày 18 đến ngày 24/2 và đã tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17 cùng chị gái của người này cần phải trình báo với cơ quan y tế.

Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM cũng đề nghị cơ quan chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát những người khác cùng tham gia sự kiện và có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 thứ 17 để yêu cầu kiểm tra sức khỏe và được hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh này.

Liên quan trường hợp Bộ trường Bộ Kế hoạch-Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, ngồi cùng khoang máy bay với 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17 và thứ 21 được cách ly tại nhà, Chủ tịch thành phố Hà Nội-ông Nguyễn Đức Chung cho báo giới biết ông Nguyễn Chí Dũng có kết quả âm tính với COVID-19 và nhà ông Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là khu vực đủ điều kiện cách ly, không phải do được ưu tiên.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/a-company-chairman-violates-covid-19-quarantine-requirement-03092020085338.html

 

Hà Nội: Khách sạn Metropole tạm dừng hoạt động vì dịch

Hiểu Minh

Khách sạn 5 sao Metropole (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tạm dừng hoạt động để rà soát những người tiếp xúc với 2 du khách người Anh được xác nhận dương tính với COVID-19, từng lưu trú ở đây.

Theo bản tin trên báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Trí Lực – Chủ tịch quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, sáng nay (9/3), quận đã phun khử khuẩn tại khách sạn Metropole tại phố Ngô Quyền.

Trước đó, vào tối 8/3, UBND phường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) đã có thông báo gửi tới khách sạn Metropole Hà Nội (số 15 Ngô Quyền) liên quan đến hai hành khách người nước ngoài được xác nhận dương tính với COVID-19 đã từng lưu trú tại khách sạn này từ ngày 2 đến 5/3. Hai khách sau đó dời đi Quảng Ninh.

Thông báo này yêu cầu khách sạn phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của phường cách ly sảnh khách sạn, toàn bộ nhân viên và khách đến tạm trú, lưu trú; không nhận khách mới vào lưu trú từ 22 giờ ngày 8/3; tiến hành rà soát, lập danh sách người từng tiếp xúc gần với khách bị bệnh đã lưu trú, để theo dõi sức khỏe…

Theo ghi nhận của báo Dân Trí, đường Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) rất vắng vẻ. Hầm để xe của khách sạn Metropole đã rào lại để ngăn phương tiện ra vào.

Riêng nhân viên khu vực bãi xe đã được yêu cầu sát khuẩn cồn và đeo khẩu trang 100%. Tất cả các xe đưa đón ở khách sạn đã trùm bạt, ngưng hoạt động.

https://www.dkn.tv/thoi-su/ha-noi-khach-san-metropole-tam-dung-hoat-dong-vi-dich.html

 

Cách ly 11 người

cùng phòng bệnh nhân COVID-19 trở về từ Hàn Quốc

Hiểu Minh

Ninh Bình cách ly 11 người ở cùng phòng trong đó có em gái của bệnh nhân mắc COVID-19 (ca thứ 18) trở về từ Daegu, Hàn Quốc ngày 4/3.

Theo bản tin trên VnExpress, “bệnh nhân 18” là thanh niên 27 tuổi từ ổ dịch Daegu về nước ngày 4/3, được cách ly tại trường Quân sự ở thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Anh này được Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 xác định là trường hợp bệnh xâm nhập, đã đưa đến Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình cách ly điều trị.

Những người tiếp xúc gần với anh này gồm bạn cùng phòng ở khu cách ly tập trung, và em gái đi cùng từ Hàn Quốc về.

Các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại khu cách ly và tất cả người cách ly ở trường Quân sự được giám sát sức khỏe hàng ngày.

Báo Zing dẫn thông tin từ Sở Y tế Ninh Bình, ngày 17/2, bệnh nhân trên nhập cảnh tại sân bay quốc tế Gimhae, Busan, Hàn Quốc, sau đó di chuyển về nhà bằng phương tiện công cộng tại khu vực Buk-gu, thành phố Daegu, Hàn Quốc. Đi cùng với bệnh nhân có em gái.

Bệnh nhân cùng em gái và hai người bạn là T.D.P. (sinh năm 1991) và N.T.T. (sinh năm 1997) quê ở thành phố Hải Phòng đi siêu thị 2 lần (ngày 18/2 và 19/2). Hai người bạn của bệnh nhân đã về Việt Nam ngày 26/2 và đang được cách ly tại trường Quân sự Sơn Tây, Hà Nội.

Theo lời kể của anh T., hai người bạn đi ra bên ngoài nhiều hơn so với bệnh nhân khi ở Daegu. Đến ngày 29/2, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện ho khan và rát họng, không sốt, không khó thở. Bệnh nhân không uống thuốc mà chỉ theo dõi và không đi ra ngoài trong thời gian này cho đến khi xuất cảnh về Việt Nam.

Đến sáng ngày 4/3, bệnh nhân cùng em gái lên sân bay quốc tế Gimhae, Busan để về Việt Nam, khởi hành lúc 8h và nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay Vân Đồn lúc 11h15 cùng ngày trên chuyến bay VJ981 của Vietjet Air.

Sau khi làm các thủ tục nhập cảnh, bệnh nhân được đưa về khu cách ly tập trung của trường Quân sự, phường Tân Bình, thành phố Tam Điệp, Ninh Bình.

Tất cả hành khách của chuyến bay VJ981 cũng được cách ly và theo dõi sức khỏe.

Đến nay Ninh Bình có 109 trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 được lấy mẫu xét nghiệm, trong đó một trường hợp dương tính, 48 người âm tính, còn lại đang chờ kết quả.

12 người đang được cách ly tại các cơ sở y tế. 79 người cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh, 119 ở Trung đoàn 855, Trường Quân sự Quân đoàn I cách ly 764 người.

Hiện, Việt Nam đã ghi nhận 30 ca nhiễm COVID-19, 100 trường hợp nghi ngờ được cách ly. Ngoài ra 18,497 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe.

https://www.dkn.tv/thoi-su/cach-ly-11-nguoi-cung-phong-benh-nhan-covid-19-tro-ve-tu-han-quoc.html

 

Covid-19: VN nên ‘bế quan tỏa cảng’

hay ‘sống chung với lũ’?

Ban Chỉ đạo quốc gia của Việt Nam về phòng chống dịch virus corona chủng mới, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đứng đầu, hôm 8/3 yêu cầu mọi người Việt thực hiện khai báo sức khoẻ từ sáng 10/3.

Chỉ thị trên được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm đột ngột tăng trở lại ở Việt Nam, lên đến 31 người, theo con số do Bộ Y tế công bố hôm 9/3.

Tin cho hay, trong số những người mới mắc phải Covid-19, có tới 12 người là hành khách đi cùng chuyến bay với người nhiễm thứ 17, một cô gái đi về Hà Nội từ châu Âu hôm 2/3 và bị phát hiện dương tính với virus hôm 6/3. Hàng trăm người đã tiếp xúc với các ca nói trên hiện đang bị cách ly hoặc theo dõi sức khỏe.

Trước đó, trong nhiều tuần, Việt Nam không có bất cứ ca nhiễm nào sau khi 16 người đầu tiên mắc phải virus corona chủng mới đều được điều trị khỏi bệnh.

Nói về sự cần thiết của việc người dân phải khai báo sức khỏe, ông Đam chỉ ra mục tiêu của việc này là “để mọi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch” khi đất nước bước vào “giai đoạn 2” của cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19, được xem là “khó khăn hơn” vì dịch đã lan ra hơn 100 nước.

Những ngày tới đây, nếu có “vài chục, vài trăm ca nhiễm” ở Việt Nam, điều đó “cũng không có gì bất ngờ”, ông Đam nói hôm 8/3, được báo chí dẫn lại.

Bác sĩ, tiến sĩ Trần Tuấn, một chuyên gia độc lập thường lên tiếng phản biện về lĩnh vực y tế, đưa ra nhận định với VOA rằng việc khai báo sức khỏe bắt buộc sắp diễn ra sẽ có “sai số rất nhiều:

“Tiến trình thu thập thông tin, kiểm soát sai số của thông tin là cực kỳ khó, nên sẽ dẫn đến kết quả mà sẽ rất khó để rút ra những khuyến cáo cho đúng với thực tế”.

Đối với kiểm soát nhập cảnh trong mùa dịch, Phó Thủ tướng Đam cho hay Ban Chỉ đạo phòng chống dịch kiến nghị rằng chính phủ tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) và Anh.

Ngoài ra, ban chỉ đạo cũng đề nghị tạm dừng hoặc từ chối cấp thị thực cho người đến từ những nước khác có trên 500 ca nhiễm, hoặc có trên 50 ca nhiễm tăng trong một ngày.

Sau các phát ngôn của Phó Thủ tướng Đam, nhiều người dân Việt Nam bày tỏ trên mạng xã hội sự ủng hộ của họ dành cho các biện pháp siết chặt của chính quyền để chống dịch, thậm chí chia sẻ các ảnh chế có nội dung như “Hãy đứng yên khi tổ quốc cần”, với hàm ý người dân cần tránh đi lại, giao thương, tụ tập đông người…

Trong khi đó, một số chuyên gia, nhà trí thức cho rằng cách chống dịch virus corona đang lan rộng bằng biện pháp phong tỏa hay bế quan tỏa cảng sẽ gây thiệt hại lớn về nhiều mặt. Vì vậy, Việt Nam nên “sống chung với lũ”.

Tiến sĩ Vũ Tú Thành thuộc Hội đồng Kinh tế Hoa Kỳ-ASEAN hôm 8/3 đăng một bài viết dài trên trang cá nhân, đề xuất về một chiến lược mới cho việc Việt Nam đối phó với dịch, được hàng trăm người ủng hộ, chia sẻ.

Vị tiến sĩ từng học tập, nghiên cứu ở Mỹ nhận định rằng các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập và ngăn dịch lây lan tỏ ra hiệu quả trong giai đoạn 1, khi nguy cơ chủ yếu đến từ Trung Quốc, giờ đây không còn phù hợp.

Chỉ ra rằng ở giai đoạn 2 hiện nay tình hình đã chuyển biến “xấu hơn hẳn” với thực tế là dịch bệnh đang lan rộng ra toàn cầu, tiến sĩ Thành cảnh báo rằng “bế quan tỏa cảng” sẽ khiến nền kinh tế vận hành hoàn toàn dựa vào những gì tích trữ được hoặc có thể tự túc, nhưng nguyên liệu, nguồn lực sẽ “sớm cạn kiệt”, buộc toàn xã hội phải vận hành ở mức “tiêu thụ tối thiểu chỉ để duy trì sự tồn tại”.

Vì vậy, giải pháp tiến sĩ Thành đưa ra là chỉ nên “cách ly bảo vệ nhóm rủi ro cao nhất bao gồm người già, người có bệnh nền hoặc cả 2” và “cách ly ngăn chặn chỉ áp dụng với các trường hợp nhiễm”.

Đồng thời, theo ông Thành, “không áp dụng bế quan tỏa cảng”, mà chỉ cần “duy trì khai báo và sàng lọc y tế bắt buộc tại cửa khẩu”.

Theo quan sát của VOA, đề xuất của tiến sĩ Thành được nhiều người thuộc giới trí thức ủng hộ, gọi đó là giải pháp “sống chung với lũ”.

Bình luận về chiến lược này, bác sĩ-tiến sĩ Trần Tuấn nói với VOA rằng cá nhân ông không ủng hộ việc phong tỏa quy mô lớn như cả một thành phố hay một làng; song ông Tuấn chưa thể dứt khoát đứng về phía ý tưởng “sống chung với lũ”, vì trong điều kiện của Việt Nam, các dữ liệu và thông tin còn “thiếu” và “không đủ khách quan”.

Bác sĩ Tuấn nói:

“Các số liệu hiện nay chúng ta nhận được là số ca mắc. Nhưng chúng ta không biết được đúng tỉ lệ mắc, tại sao, xác suất mắc thế nào để đánh giá, hay là khối toàn nhiễm hiện nay là đến đâu, bao nhiêu, chúng ta không biết. Ngay cả WHO cũng không nêu. Thế nên là rất khó”.

Hôm 9/3, tại một cuộc họp với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “cần có biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ, kịp thời” để ngăn chặn có hiệu quả nguồn lây cũng như “xử lý nghiêm” trường hợp giấu bệnh.

Chỉ đạo của Thủ tướng Phúc có xét đến thực tế là Việt Nam “hội nhập quốc tế sâu rộng”, người trong và ngoài nước “đi lại nhiều”, dẫn đến “nguồn lây nhiễm đa dạng”.

Thủ tướng lưu ý rằng để chống dịch thành công và bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, “có thể hy sinh một số lợi ích kinh tế”.

https://www.voatiengviet.com/a/covid-19-vn-nen-be-quan-toa-hay-song-chung-voi-lu/5321025.html

 

Việt Nam tạm dừng miễn thị thực

đối với 8 quốc gia châu Âu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra quyết định tạm dừng miễn thị thực đối với 8 quốc gia châu Âu trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát dịch coronavirus chủng mới-COVID-19

Thông tin trích dẫn từ trang mạng của chính phủ Việt Nam ngày 9 tháng 3, nêu rõ quyết định tạm dừng miễn thị thực du lịch cho công dân Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha đã được thông qua theo khuyến nghị của Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống và kiểm soát dịch coronavirus.

Đợt bùng phát của hơn 10 ca nhiễm mới vào cuối tuần qua liên quan tới một chuyến bay từ London đến Hà Nội đã khiến chính phủ Việt Nam phải hạn chế tiếp nhận khách du lịch quốc tế.

Vào tuần trước, Việt Nam đã đình chỉ chính sách miễn thị thực cho công dân Ý.

Theo thông tin từ một cuộc họp ngày 8 tháng 3, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 cũng đề xuất biện pháp tương tự đối với các quốc gia đã có hơn 500 trường hợp lây nhiễm hoặc hơn 50 trường hợp được ghi nhận trong một ngày.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-suspends-visa-exemptions-for-8-european-nations-03092020104228.html

 

Covid-19: Bệnh nhân thứ 21

 gây bức xúc vì đi nhiều và cuộc sống ‘cao cấp’

Dư luận Việt Nam nói nhiều về bệnh nhân thứ 21 bị dương tính virus corona sau khi đi cùng chuyến bay với bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và cô Nguyễn Hồng Nhung từ London về Hà Nội trên chuyến bay VN0054 tuần trước.

Dù tên của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư được nêu rõ, cùng tin ông Dũng “âm tính” sau xét nghiệm Covid-19, và cô Nguyễn Hồng Nhung được gọi là bệnh nhân 17, nhưng người thứ 21 lại không được nêu rõ tên.

Trang VietnamNet 08/03 chỉ ghi tắt gọi ông là “N.Q.Th, 61 tuổi”.

Xét về mặt dịch tễ học, người này được coi là “tác nhân siêu lây lan” (super spreader) vì đã tiếp xúc ít nhất 96 người khác, theo thông báo của Bộ Y tế Việt Nam.

Covid-19: Quan hệ tình dục có lây không?

TS Phạm Đỗ Chí: Virus corona đánh vào kinh tế Mỹ và VN

Covid-19: Thứ trưởng Y tế Iran Iraj Harirchi ‘mắc virus’

Đảng viên cộng sản ở VN bị cấm rất nhiều thứ

Tại một cuộc họp ở Hà Nội, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, ông Th. ngồi ghế 5A cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân N.H.N (ghế 5K).

Ông Th. bay từ Việt Nam đi Ấn Độ, sau đó sang Anh rồi về Việt Nam. Trên chuyến bay từ Ấn Độ sang Anh có ngồi cạnh 1 người quốc tịch Anh có biểu hiện sốt và ho liên tục.”

Sau khi về Việt Nam, ông Th. đã có nhiều hoạt động ở nhiều nơi.

“Ông đã tiếp xúc với 96 người, ở nhiều nơi, có hội nghị ông dự đông nhất lên đến 40 người, tiếp xúc gần đây nhất là buổi đi ăn, đi chơi golf…”

Cùng ngày, trang Thanh Niên nói Việt Nam đã “cách ly y tế 50 người theo dõi nhiễm Covid-19 liên quan ca bệnh 61 tuổi”.

Cũng có ý kiến cho rằng việc một cô gái con nhà giàu, một bộ trưởng và một quan chức cao cấp của đảng cầm quyền ở Việt Nam “có liên quan đến bệnh dịch” khiến nhãn quan của hệ thống chính trị về Covid-19 đột ngột thay đổi.

Cho đến gần đây, sự chú ý của nhà chức trách tập trung vào người bình dân, lao động, khách nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc) hơn là các thành viên của tầng lớp trên.

Người ta cũng tập trung quá nhiều vào nguy cơ dịch bệnh từ châu Á mà ‘bỏ ngỏ’ các nước Ý, Anh vốn đang có số lây nhiễm dâng cao.

Vụ cô Hồng Nhung, ông Nguyễn Chí Dũng và ông N.Q.Th. còn khiến nhiều cư dân quyền thế của thủ đô Việt Nam thấy “thời khắc Iran” đến gần, khi quan chức và cơ quan chính quyền bị tác động trực tiếp bởi nguy cơ virus corona.

Việc hai chị em cô Nguyễn Hồng Nhung bị mắc virus cũng khiến dư luận chú ý đến lối sống của giới con nhà giàu người Việt.

BBC News trên livepage tiếng Anh về virus trên toàn cầu có nhắc đến cô Nguyễn Hồng Nga ở London, gọi đây là “Vietnamese socialite” (tiểu thư ăn chơi Việt Nam), “đã mắc virus corona sau khi đi Milan và Paris dự hội chợ thời trang”.

Liên quan tới giới showbiz, dư luận cũng chú ý đến một nữ ca sĩ “được mời diễn tại buổi tiệc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và có tiếp xúc với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng”.

Tuy phụ nữ này được báo Việt Nam nói là “xét nghiệm âm tính”, sinh hoạt cao sang, tiệc tùng của giới quan chức trong mùa dịch Covid-19 vẫn trở thành đề tài bình luận rộng rãi trên Facebook.

Nhà lý luận bình dị ‘chơi sang’

Riêng về “người số 21”, các trang tài liệu lưu truyền trên mạng xã hội nước này nói ông Th. làm việc tại Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một trang web tiếng Việt khác, thì nói ông còn là “thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng chính phủ Việt Nam”.

Cùng lúc, cộng đồng mạng đặt ra câu hỏi một cơ quan “cầm lá cờ” về lý luận của chủ nghĩa cộng sản, phong trào cách mạng của những người vô sản, lại có quan chức “ăn trưa ở khách sạn 5 sao”, buổi tối “đi chơi golf”.

Một Facebooker là Nguyễn Tiến Tường viết trên trang cá nhân:

“…Ngoài việc họp ở hội đồng lý luận, ông đi ăn trưa ở ks Daewoo, ăn tối ở nhà hàng, đi đánh golf cùng đồng sự. Cũng phải nhờ đến con virus, mới phơi lộ được sự thật đằng sau vẻ bình dị.”

Một số ý kiến cũng hỏi vì sao dân mạng ban đầu tập trung phê phán bệnh nhân 17, một thường dân, nhưng đến vụ quan chức – bệnh nhân số 21 – cũng không khai báo, còn đi làm, đi họp, dự tiệc, thì người ta ít phê phán hơn.

Phải chăng có điều gì đó không công bằng?

Trong lúc có chỉ trích đối với bệnh nhân số 21, cộng đồng mạng đánh giá cao ứng phó của chính quyền Hà Nội, và Bộ Y tế, qua chỉ đạo ngày đêm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Facebooker Trần Mạnh Kiên viết hôm 07/03:

“Hãy xem cách Bộ Y tế công bố 3 ca số 18, 19, 20 hay 16 ca trước đó. Rất nhẹ nhàng, chuyên nghiệp, bảo mật thông tin cá nhân của người nhiễm.

Tất nhiên ca số 17 bản chất có khác nhưng mọi thứ đều đã được cơ quan chức năng biết trước và xử lý trước đó rồi, liệu có cần “họp khẩn” hoành tráng lúc 22g đêm với cách thức đưa thông tin cũng rất “bí hiểm” để tạo sự tò mò cao độ trên MXH như vậy không? Kết quả thực tế cho thấy là chỉ vì 1 ca nhiễm mà cả Hà Nội náo loạn hết cả lên.

Chính quyền Hà Nội xử lý rất tốt việc cách ly dịch nhưng cũng cần rút kinh nghiệm trong việc truyền thông tới công chúng để tránh gây hoảng loạn không cần thiết.”

Sau khi ban BBC News Tiếng Việt đăng video Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ họp khẩn đêm 06/03 về ca 17 tại Hà Nội dính Covid-19, trên trang Facebook của ban đã nhận được có nhiều bình luận.

Facebooker Toan Nguyen viết:

“Nói thật thời covid-19 này thì ở VN còn yên tâm hơn ở Hàn hay ở Mỹ và châu Âu rất nhiều (thông tin về dịch rất minh bạch rõ ràng)”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51803726

 

Lộ trình 7 khách nước ngoài nhiễm COVID-19

Hiểu Minh

Lộ trình 7 hành khách người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trên chuyến bay VN0054 cùng với bệnh nhân thứ 17.

Chiều 8/3, Bộ Y tế ra thông báo về 9 ca nhiễm COVID-19 mới. Trong đó, có 4 ca ở Quảng Ninh, 2 ca ở Lào Cai, 2 ca ở Đà Nẵng và 1 bệnh nhân ở Thừa Thiên – Huế.

Bệnh nhân thứ nhất là nữ SN 1970, quốc tịch Ireland, tạm trú tại khách sạn WyndHam, TP. Hạ Long.

Theo Vietnamnet, du khách này nhập cảnh ngày 2/3 tại sân bay Nội Bài, sau đó về thẳng khách sạn bằng xe khách sạn (lái xe là N.Đ.L, tổ 6, khu 2, phường Việt Hưng. Hiện lái xe này đang được cách ly tại nhà riêng, sức khỏe bình thường).

Tại Hạ Long, chị Sidhu đi ăn tại một số quán cà phê và nhà hàng như quán cà phê ECO, quán BAMBOO, khách sạn WyndHam, nhà hàng Avacado.

Sau đó, ngày 5/3, bệnh nhân đi thăm Vịnh Hạ Long trên tàu du lịch QN-5626 (còn 01 nhà hàng chưa có thông tin tiếp xúc). Qua rà soát, bước đầu đã xác định được 47 người tiếp xúc gần với trường hợp trên.

Bệnh nhân thứ 2 và 3 đều giới tính Nam, quốc tịch Anh.

2 du khách này đi từ sân bay Nội Bài về TP. Hạ Long bằng xe thuê riêng, tổng số người có liên quan đến xe đón đoàn có 5 người.

Hồi 11h30 ngày 5/3, xuống tàu từ Cảng Tuần Châu ăn trưa trên tàu; 15h thăm quan hang Tiên Ông, làng chài Cửa Vạn và quay về tàu, tối ăn nghỉ trên tàu lúc 17h

7h30 ngày 6/3, 2 du khách sang tàu Sunset ăn sáng, sau đó tham quan hang Sửng Sốt. 11h30 quay về tàu Sunset ăn trưa, buổi chiều tàu Sunset chở đến hang Luồn để chèo Kayak và tham quan khu nuôi ngọc trai, 17h00 quay trở về tàu QN-5228.

Ngày 7/3, 2 bệnh nhân cập bến cảng tàu Tuần Châu. Số khách trên tàu (14 người nước ngoài) và 5 nhân viên lữ hành trên xe được đưa về theo dõi, cách ly tại phường Bãi Cháy. Công an TP Hạ Long đang tiếp tục xác minh lịch trình di chuyển và tiền sử tiếp xúc của các trường hợp trên.

Bệnh nhân thứ 4: SN 1962, giới tính Nam, quốc tịch Anh, di du lịch tại Vịnh Hạ Long.

Hồi 11h30 ngày 06/3, du khách này đến Văn phòng du thuyền Athena, cảng Hòn Gai Vinashin sau đó 12h45 lên tàu QN-8788 đi làng chài Vung Viêng, 15h45 ngồi thuyền nan tham quan làng chàng Vung Viêng, 16h45 quay về tàu QN-8788.

8h30 sáng ngày 7/3, khách đã chuyển sang tàu QN-7519 đi tham quan khu vực Cống Đỏ. Đến 16h10 ngày 7/3, cập cảng Vinashin, được đưa vào cách ly tại khách san Thái Sơn, phường Bãi Cháy.

Hiện Công an TP. Hạ Long đang tiếp tục xác minh tiền sử tiếp xúc của trường hợp trên.

Lộ trình của nữ du khách người Anh (nhiễm Covid-19 thứ 5) trước khi vào Huế

Báo Zing thông tin, sau khi đáp xuống sân bay Nội Bài lúc rạng sáng 2/3, hai du khách này ở lại 3 ngày tại Hà Nội, sau đó đi Hải Phòng bằng tàu du lịch trước khi quay lại sân bay Nội Bài. 2 người này đáp chuyến bay mang số hiệu VN1547 từ Hà Nội vào Thừa Thiên – Huế tối 6/3.

Họ được tài xế cùng hướng dẫn viên đưa về lưu trú ở khách sạn Moonlight (đường Phạm Ngũ lão, TP. Huế). Trong đêm 6/3, 2 người này đã rời khách sạn đi ăn tối.

Đến sáng 7/3, cả 2 trường hợp này được cán bộ y tế cách ly và lấy mẫu xét nghiệm cho thấy nữ du khách nhiễm COVID-19. Riêng nam du khách có kết quả âm tính. Cả 2 đang được cách ly y tế tại Bệnh viện Trung ương cơ sở 2 (xã Phong A, huyện Phong Điền).

Lộ trình của 2 người Anh (nhiễm Covid-19 thứ 7-8) đi Lào Cai

Đây là 2 vợ chồng người Anh đến Sa Pa du lịch trong ngày 5-6/3. Qua điều tra dịch tễ, Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết sau khi xuống sân bay Nội Bài, 2 người đã đi tàu hỏa Livitras từ Hà Nội đến Lào Cai vào lúc 22h ngày 4/3 và ở lại Sa Pa trong ngày 5-6/3.

Đến 15h ngày 7/3, cặp vợ chồng này được xe Bệnh viện Đa khoa tỉnh đón về cách ly tại bệnh viện và xét nghiệm cho thấy cả 2 đều nhiễm Covid-19. Bệnh nhân nam sốt 38,3 độ C, không ho, không khó thở. Bệnh nhân nữ không sốt. Sở Y tế tỉnh Lào Cai đã cách ly 180 người có tiếp xúc với bệnh nhân để dõi sức khỏe.

Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 30 ca nhiễm COVID-19, 100 trường hợp nghi ngờ được cách ly. Ngoài ra 18,497 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe.

https://www.dkn.tv/thoi-su/lo-trinh-7-khach-nuoc-ngoai-nhiem-covid-19.html

 

Phong tỏa khách sạn liên quan đến hành khách

nhiễm virus corona trên chuyến bay VN0054

Khôi Minh

Trong ngày 8/3, nhiều địa phương đã phong tỏa khách sạn, khu dân cư liên quan đến bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 trên chuyến bay VN0054.

Báo VnExpress cho biết, chiều 8/3, ở phường Bãi Cháy (TP. Hạ Long) khách sạn Wyndham (ở khu 1, phường Bãi Cháy) và Thái Sơn (thuộc khu đô thị Đông Hùng Thắng, phường Bãi Cháy) đã bị phong tỏa, do là nơi lưu trú của du khách nước ngoài nhiễm nCoV.

Tại khách sạn Wyndham, công an đã căng dây xung quanh, dựng barie, lập chốt kiểm soát và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế. Hiện trong khách sạn có 49 nhân viên phục vụ; 66 du khách (34 người nước ngoài, 32 người Việt Nam).

Tại khách sạn Thái Sơn, nơi cách ly tập trung nhóm du khách nước ngoài đi chuyến bay VN0054, cũng đang bị phong tỏa. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh giám sát, phát hiện 3 du khách người Anh lưu trú ở đây dương tính với nCoV.

Cả bốn ca nhiễm nCoV đã được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) để điều trị. 127 trường hợp tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với 4 người này gồm thuyền viên, phục vụ, lái xe… đang được cách ly.

Ngày 8/3, trên Báo Giao Thông, UBND huyện Hoa Lư (Ninh Bình) cho biết, liên quan tới việc 12 hành khách mang Quốc tịch Anh đi cùng chuyến bay với nữ bệnh nhân N.T.H.N, ở Hà Nội dương tính với Covid-19 đã ghé Ninh Bình tham quan du lịch hôm 4/3, nên địa phương này đã phong tỏa khẩn cấp 2 khách sạn và 1 homestay với gần 100 người để cách ly, theo dõi.

Qua rà soát, có 8 người đến lưu trú tại khách sạn Hidden Charm (khu du lịch Tam Cốc – Bích Động) từ ngày 4/3. Đến ngày 6/3 cả 8 du khách này đã di chuyển đến Cát Bà, Hải Phòng và hiện đã được cách ly tại đây. Số còn lại có 2 người đến lưu trú tại Tam Cốc – Mr Loa Homestay; 4 người đến lưu trú tại khách sạn Banana Tree (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Toàn bộ 6 người này đều được ngành y tế địa phương cách ly riêng biệt và lấy mẫu đưa đi xét nghiệm.

Theo báo Thanh Niên, cũng trong chiều 8/3, cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã xác định có 180 người có tiếp xúc với 2 vợ chồng người Anh nhiễm Covid-19, trong đó 54 người tiếp xúc gần, 51 người tiếp xúc gián tiếp và 75 người tiếp xúc vòng 3.

Chủ tịch tỉnh Lào Cai yêu cầu cơ quan y tế cách ly toàn bộ 180 người đã tiếp xúc với vợ chồng du khách người Anh, tiếp tục theo dõi diễn biến sức khỏe.

https://www.dkn.tv/thoi-su/phong-toa-khach-san-lien-quan-den-hanh-khach-nhiem-virus-corona-tren-chuyen-bay-vn0054.html

 

Tin tổng hợp 9/3: Việt Nam khai báo sức khoẻ toàn dân,

Khách sạn Metropole tạm dừng hoạt động

Tâm Tuệ

Kính chào quý vị đến với bản tin trong nước tổng hợp ngày 9/3 của Đại Kỷ Nguyên. Bản tin hôm nay sẽ có những nội dung sau:

Việt Nam khai báo sức khoẻ toàn dân

Thông tin trên được phát đi tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới COVID-19 gây ra vào ngày 8/3. Theo đó, việc khai báo sức khỏe y tế với mọi người dân trên toàn quốc sẽ bắt đầu từ ngày 10/3 được đăng tải trên báo Người lao động.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam việc khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh vào Việt Nam là chưa đủ. Do vậy cần khai báo y tế với mọi người Việt Nam.

Ông Đam cho rằng Việt Nam đã bước vào giai đoạn 2 của việc phòng, chống dịch COVID-19 khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện. Đây là giai đoạn khó khăn hơn khi dịch đã lan ra hơn 100 nước.

Về nhập cảnh, Chính phủ tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Anh.

Với những nước ngoài EU có trên 500 ca nhiễm hoặc có trên 50 ca nhiễm tăng trong một ngày cũng đề nghị tạm dừng; từ chối cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam nếu có các triệu chứng, yếu tố dịch tễ.

Lộ trình 4 khách nước ngoài nhiễm COVID-19

Theo báo Zing, nhà chức trách Quảng Ninh vừa thông tin về lịch trình của 4 du khách nước ngoài nhiễm COVID-19 đi cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân thứ 17.

Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân S.K. (50 tuổi, nữ, quốc tịch Ireland, tạm trú tại khách sạn WyndHam, TP. Hạ Long).

Du khách này nhập cảnh ngày 2/3 tại sân bay Nội Bài, sau đó về bằng xe khách sạn. Tại Hạ Long, bà K. đến một số quán cà phê và nhà hàng. Đến ngày 5/3, nữ du khách đến Vịnh Hạ Long trên tàu du lịch QN-5626 (còn 1 nhà hàng chưa có thông tin tiếp xúc). Bước đầu đã xác định được 47 người tiếp xúc gần với trường hợp trên.

Bệnh nhân thứ 2 và 3 là D.G. (74 tuổi, nam) và Sh.B. (67 tuổi, nam, cùng quốc tịch Anh). 2 du khách này đi từ sân bay Nội Bài về TP. Hạ Long bằng xe thuê riêng.

Ngày 5/3, hai người này xuống tàu từ Cảng Tuần Châu. 15h cùng ngày, họ đi tham quan hang Tiên Ông, làng chài Cửa Vạn.

Ngày 6/3, hai du khách sang tàu Sunset đến Luồn để chèo kayak và tham quan khu nuôi ngọc trai. 17h00, cả hai quay trở về tàu QN-5228. Ngày 7/3, hai du khách Anh cập bến cảng tàu Tuần Châu.

Bệnh nhân thứ 4 là R.A. (58 tuổi, nam, quốc tịch Anh). 11h30 ngày 6/3, du khách này đến Văn phòng du thuyền Athena, cảng Hòn Gai Vinashin, sau đó lên tàu QN-8788 đi làng chài Vung Viêng.

Ngày 7/3, ông A. chuyển sang tàu QN-7519 đến Cống Đỏ. Đến 16h10 ngày 7/3, ông A. cập cảng Vinashin, được đưa vào cách ly tại khách san Thái Sơn, phường Bãi Cháy.

Huế, Quảng Nam phong toả nhiều nhà hàng – khách sạn

Báo VnExpress thông tin, tối 8/3 nhà chức trách Thừa Thiên Huế phong toả khách sạn Moon light (đường Phạm Ngũ Lão) và nhà hàng ELegant (đường Võ Thị Sáu).

Khách sạn và nhà hàng này là nơi nữ du khách người Anh nhiễm COVID-19 lưu trú, đến ăn tối sau khi đáp chuyến bay từ Hà Nội vào TP. Huế ngày 6/3.

Cũng trong chiều 8/3, khách sạn Wyndham và Thái Sơn ở TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã bị phong tỏa, do là nơi lưu trú của du khách nước ngoài nhiễm COVID-19.

Khách sạn Wyndham là nơi nữ du khách quốc tịch Ireland thuê phòng nghỉ từ ngày 2 đến 7/3. Người này đi cùng chuyến bay VN0054 với “bệnh nhân 17” từ Anh về Việt Nam và có kết quả dương tính với vius corona.

Khách sạn Thái Sơn thuộc khu đô thị Đông Hùng Thắng, phường Bãi Cháy, nơi cách ly tập trung nhóm du khách nước ngoài đi chuyến bay VN0054, cũng đang bị phong tỏa. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh cho biết phát hiện 3 du khách người Anh lưu trú ở đây dương tính với virus corona.

Ngoài ra, TP. Hạ Long đã phong tỏa tạm thời tổ 6, khu 2 phường Việt Hưng, nơi tài xế taxi chở nữ du khách Ireland; khoanh vùng thôn Vườn Cau, xã Sơn Dương (nơi tài xế taxi đến chơi); phong tỏa toàn diện và dừng cấp phép rời cảng đối với 18 tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long do đã chở nhóm khách nước ngoài đi chung chuyến bay với “bệnh nhân 17”.

Khách sạn Metropole tạm dừng hoạt động

Sáng ngày 9/3, ông Đinh Hồng Phong, Phó Chủ tịch thường trực UBND quận Hoàn Kiếm nói với báo Dân Trí, khách sạn 5 sao Metropoleđã tạm dừng hoạt động do 2 du khách từng lưu trú ở đây được phát hiện dương tính với COVID-19.

Theo đó, toàn bộ khách sạn được yêu cầu dừng hoạt động. Phía khách sạn cũng đang rà soát những khách ở thời điểm tiếp xúc với du khách người Anh nhiễm vius corona lưu trú và những nhân viên đã tiếp xúc với du khách bị nhiễm bệnh.

Đường Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vắng vẻ. Hầm để xe của khách sạn Metropole đã rào lại để ngăn phương tiện ra vào.

7 căn nhà ở An Giang bị thiêu rụi

Báo Zing thông tin, vụ cháy xả ra vào lúc rạng sáng ngày 9/3, tại khu vực ấp Phước Mỹ, xã Phước Hưng, huyện biên giới An Phú, tỉnh An Giang.

Ngọn lửa bắt nguồn từ ông Trần Văn Tải (86 tuổi), sau đó lan sang các hộ liền kề. Do các căn nhà này làm bằng vật liệu dễ cháy, lúc xảy ra hỏa hoạn có gió lớn nên lửa lan nhanh. Hơn 4h sáng, ngọn lửa được dập tắt.

Vụ cháy không gây thương vong về người. 7 căn nhà bị cháy, trong đó 6 căn nhà cháy hoàn toàn.

https://www.dkn.tv/thoi-su/tin-tong-hop-9-3-viet-nam-khai-bao-suc-khoe-toan-dan-khach-san-metropole-tam-dung-hoat-dong.html

 

“Vào cuộc” và… “toang”!

Đồng Phụng Việt

Cuối tuần vừa qua, “toang” (một kiểu tĩnh lược, gần đây được nhiều người Việt sử dụng để diễn đạt sự sụp đổ, tan hoang) tràn ngập trên mạng xã hội Việt ngữ.

Trước “toang”, hai chữ “vào cuộc” tràn ngập trên hệ thống truyền thông chính thức và mở đường cho hai chữ khác là “ngạo nghễ” xuất hiện, tạo ra một cuộc tranh cãi kịch liệt.

“Toang” rộ lên như nấm sau mưa khi tại Việt Nam có người thứ 17 nhiễm COVID-19 (dịch cúm Vũ Hán). Không phải tự nhiên mà người Việt dùng “toang”!

Trước đó không ít người từng “bán tin, bán nghi” khi “toàn bộ hệ thống chính trị” đã “vào cuộc”, đã “chiến thắng trong chiến dịch mở màn” nhưng trong phòng – chống dịch cúm Vũ Hán, thỉnh thoảng lại xuất hiện một vài sự kiện không những khó hiểu mà còn khó tưởng tượng, kiểu như vừa tìm thấy bốn công dân Trung Quốc, tuy không có hộ chiếu, không khai báo nhập cảnh, vẫn có thể đi xuyên qua tất cả các hình thái kiểm soát cả về trật tự – trị an lẫn phòng – chống dịch bệnh để hiện diện tận… Thừa Thiên – Huế!

Khi Trung Quốc vẫn là ổ dịch lớn nhất, nguy hiểm nhất nhưng “toàn bộ hệ thống chính trị” không kiểm soát được những người thuộc nhóm có nguy cơ cao vì đến từ những khu vực mà dịch bệnh đang lây lan, để họ tự do xâm nhập, di chuyển thì “toang” là tất nhiên! Bệnh nhân thứ 17 là điều tất yếu! Chuyện chỉ

trong hai ngày, tính từ khi phát giác người thứ 17 đã có thêm bốn người nữa dương tính với COVID-19 hoàn toàn hợp quy luật! Làm gì có chuyện COVID-19 thoái bộ vì “toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc”!

Đừng nhìn bệnh nhân thứ 17 như tác nhân khiến phòng tuyến chống COVID-19 của Việt Nam “toang” sau khi vừa “chiến thắng trong chiến dịch mở màn”. Yếu tố dẫn đến “toang” không phụ thuộc vào một cá nhân mà đã “ngạo nghễ” nằm ở chỗ kiểm soát nhập cảnh, cư trú không chặt chẽ từ lâu, cho nên mới để “sổng” những người đồng hành với du khách người Nhật bị nhiễm COVID-19 trên chuyến bay VN814 ngày 3 tháng 3 từ Siem Reap đến Tân Sơn Nhất.

May mắn là chưa có ai đồng hành với du khách Nhật vừa kể (bao gồm cả phi hành đoàn lẫn hành khác cả Việt Nam lẫn ngoại quốc) bị xác định là nhiễm COVID-19. Nếu không, phòng tuyến đã “toang” trước khi Việt Nam tổ chức đợt diễn tập quân sự đầu tiên và lớn nhất để biểu diễn quyết tâm và năng lực phòng chống dịch bệnh của “toàn bộ hệ thống chính trị”, trước khi ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng, tuyên bố “chiến thắng trong chiến dịch mở màn”!

***

Thật ra “toang” không nằm ở chỗ xuất hiện thêm bệnh nhân thứ 17, 18, 19, 20, 21… và số liệu liên quan đến nhiễm COVID-19 ở Việt Nam có thể trở thành ba, bốn, thậm chí năm chữ số như thiên hạ. “Toang” nằm ở việc những người cư trú tại các khu vực được cho là có người nhiễm COVID-19 hối hả di tản để tránh tình trạng cô lập. “Toang” nằm ở chỗ người ta hối hả vét sạch những thứ nhu yếu phẩm mà họ cho là cần trữ để bảo đảm yếu tố sống còn của mình và thân nhân…

“Toang” còn nằm ở chỗ tên tuổi, địa chỉ của các bệnh nhân, thân nhân của họ, thông tin, thậm chí ảnh chụp các báo cáo nội bộ tràn lan cả trên hệ thống truyền thông chính thức lẫn mạng xã hội. Chưa thể kết luận đó có phải là một phương thức mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam lựa chọn để giải trừ trách nhiệm của mình hay không nhưng có thể dựa vào đó để khẳng định bản lĩnh, năng lực của những hệ thống này tại Việt Nam sẽ gia tăng hỗn loạn và bất ổn.

Tại sao thông tin về tình trạng sức khỏe của các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam được xác định là “bí mật quốc gia” mà thông tin về tình trạng sức khỏe của công dân lại có thể thản nhiên đem ra phơi bày hết sức thoải mái như thế ? Tại sao các quốc gia khác xem tình trạng sức khỏe của mọi công dân là “quyền riêng tư”, phải tôn trọng ở mức tuyệt đối, cho dù COVID-19 có những đặc điểm mà minh bạch hoạt động của các cá nhân bị lây nhiễm sẽ giúp phòng ngừa hữu hiệu hơn nhưng tiết lộ tới mức nào luôn luôn được thiên hạ cân nhắc cẩn thận, đặc biệt là những thông tin liên quan đến danh tính, nơi cư trú thì giới hữu trách ở Việt Nam lại không thèm bận tâm?

Hậu quả do “toang” sẽ thảm khốc hơn khi phẩm giá của người nhiễm COVID-19 bị hệ thống chính trị, hệ thống công quyền mang ra chà đạp trước như một cách “thị phạm” cho đám đông vốn đang bất an xúm vào vùi dập để giải tỏa các ẩn ức. Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tổ chức kiểm soát nhập cảnh, cư trú có hiệu quả, chắc chắn sẽ không để “sổng” cá nhân nào thuộc diện cần cách ly và tất nhiên sẽ không có những vụ “luận tội tập thể” đối với những cá nhân “thiếu ý thức bảo vệ cộng đồng” ở Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), hay bệnh nhân thứ 17,… như đã thấy và sắp tới, sẽ có bao nhiêu người đủ dũng cảm, tự giác khai báo rằng chính họ có thể đang mang mầm bệnh?

Với một hệ thống chính trị, hệ thống công quyền nhận thức và hành xử như thế, làm sao có thể giảm thiểu bất an, hỗn loạn nếu xảy ra tình trạng “toang” trên diện rộng? Làm sao có thể bảo đảm những người bị nhiễm COVID-19 và những người chẳng may phải sống trong những khu vực bị cô lập được tôn trọng và được đối xử nhân đạo, được hỗ trợ đúng mức để có thể vượt qua nghịch cảnh một cách an toàn, không rơi vào thảm cảnh như những đồng loại ở Vũ Hán, Hồ Bắc?

Đáng ngại hơn khi tập trung chú ý vào diễn biến của COVID-19, nhiều người không nhận ra hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đang chối bỏ nghĩa vụ bảo đảm “cơm no, áo ấm” cho đồng bào của mình. Ba tháng vừa qua, các viên chức hữu trách lãnh đạo đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ đã đề ra được bao nhiêu giải pháp thật sự thiết thực để giữa bối cảnh phức tạp do COVID-19 tạo ra, công dân đã cũng như sẽ giữ được sản nghiệp, việc làm, thu nhập và không để kinh tế – xã hội “toang”?

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/prelude-for-a-destruction-03082020140457.html

 

Nạn nhân thứ 17 của Corona Virus

Tuấn Khanh

Câu hỏi hiện nay là tại sao rất nhiều người Việt Nam trong nước rất đồng lòng cùng truyền thông nhà nước xác định cô Nhung là đối tượng lây lan nguy hiểm nhất từ khi có dịch đến nay. Và mọi thông tin về cô ấy đều do nhà nước tiết lộ là chính.

Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, khi facebook và các trang mạng khác dẫn hình riêng tư của cô Nhung, người được báo chí nhà nước, các KOLs (Key Opinion Leader) tung ra, mô tả cuộc sống giàu có, đi nhiều nước trên thế giới, một làn sóng chỉ trích và nguyền rủa nạn nhân Coronavirus này tăng đến không thể ngờ.

Điều quan trọng, là cô Nhung về từ Ý, cùng chuyến bay với các quan chức cấp cao, mà tin tức nhiễm bệnh của họ được sắp xếp đưa ra, sau khi công bố mang tính áp đặt là cô ta đã lây cho tất cả.

Hãy thử nhìn lại, trong chuyến bay đó vào VN, có thể chính các quan chức là nguồn lây lan nhưng không thể tiết lộ. Họ cũng là những người được ra vào một cách tự do không cần bị cách ly, và virus Corona thì phát bệnh ở mỗi người với số thời gian khác nhau là diễn biến có thật.

Việc đòi hỏi một người thường dân có ý thức là đúng, nhưng cũng cần đặt vấn đề lớn hơn nữa về ý thức của các quan chức chính quyền. Không có nghĩa một quan chức vô ý thức lây bệnh là tội nhẹ hơn một dân thường.

Đáng chú ý, trên các diễn đàn tập trung giới DLV, cách tập trung miệt thị, tạo cảm giác tức giận chung cho đám đông, khẳng định như hoàn toàn mọi thứ tội ác là từ người phụ nữ này. Không thể không nhận thấy sự thành công của làn sóng công kích, mà mọi chứng hay hình ảnh về nạn nhân được tung ra từ từ rất chủ ý. Áp lực lớn đến nỗi nạn nhân thứ 17 tại Việt Nam phải viết trên trang facebook cá nhân của mình, xin lỗi tất cả mọi người.

Trong khi đó, các quan chức cùng nhiễm bệnh – công bố chậm hơn – thì hoàn toàn im lặng.

Với Coronavirus, từ tháng qua, các nhà khoa học đã chứng minh sự phức tạp của lây lan. Thời gian nhiễm bệnh, ủ bệnh và phát bệnh đều có những sai biệt khác nhau ở mỗi người. Nên ở đây, các tạo truyền thông định hướng và lập luận một chiều là chỉ có cô Nhung lây cho các quan chức – chứ không ngược lại, khó đứng vững trong trường hợp này.

Lại những thông tin từ nhà nước phát đi nói rằng cô Nhung đã đi lại và tiếp xúc rất nhiều người. Nhưng cũng không có nghĩa là các quan chức và những người khác thì ở một mình.

Để củng cố cho việc kết tội. Đã có nguồn tin tung ra, nói chị cô Nhung ở nước ngoài cũng đã mắc bệnh.

Truyền thông nhà nước và những KOLs có chủ đích đã làm rất tốt công việc của mình trong việc che đi hình ảnh các quan chức và những nhân vật khác trong chuyến bay về Việt Nam. Điều không ai nhắc đến, và phải đặt thành vấn đề hình sự, là vì sao tất cả những người mắc bệnh chung một chuyến bay, đi vào Việt Nam, lại không có ai bị xét nghiệm, cách ly như những người dân thường. Chính các quan chức được ưu tiên đó, đang lây nhiễm trầm trọng hơn hết, sau khi vừa đáp xuống đã đi chào hỏi, dự hội nghị, bắt tay nhau… truyền thông của nhà nước cũng thú nhận như vậy.

Rất rõ, cô Nhung có thể là tác nhân, những cũng có thể một nạn nhân được chọn, trong bài tính có nhiều mục đích của truyền thông nhà nước.

Mọi thứ đều có thể – trong một thế giới thông tin vừa đầy đủ vừa thiếu thốn – và điều cần thiết là phải soi chiếu sự kiện trên một bàn cân độc lập, nhìn thấy nó, và đứng ngoài những trò chơi thao túng quen thuộc.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/the-17-victim-of-coronavirus-03092020073459.html