Tin Việt Nam – 09/03/2019
Chạy chức ở VN phải chi tới 100 lần lương tháng?
Một nghiên cứu nạn mua việc làm bằng hối lộ, mà ở Việt Nam có cách gọi riêng là ‘chạy chức’ nói ‘chuẩn trung bình’ ở các nước đang phát triển là 17 tháng lương.
Đây là khoản tiền trung bình một người xin việc, chạy vị trí trong bộ máy công phải trả trước để vào chỗ làm, theo điều tra của Jeff Weaver, ĐH Yale.
VN: Đảng viên cộng sản và ‘bàn tay nhúng chàm’
Việt Nam tham nhũng thứ hai châu Á?
Vụ ‘Vũ nhôm’ và cuộc chiến không vùng cấm
Tất nhiên, có cả những nước người ta cần trả 20-25 lần lương tháng để kiếm việc, tùy vào vị trí gì, ở đâu.
Nhìn chung, ‘mua chức trong khu vực công’ tức hối lộ để làm quan chức (bribery for government jobs) được nói là phổ biến ở châu Phi, Ấn Độ, Indonesia.
Nhưng trong bài ‘Jobs for sale in Vietnam’ – tạm dịch ‘Chạy chức ở Việt Nam’ (24/06/2016) tác giả Eric Sam Juan nêu ra các con số vượt mức quốc tế.
Nêu ví dụ một phụ nữ tên là Hoa (không phải tên thật), có học thức tốt, tiếng Anh giỏi, xin việc vào một ngân hàng ở Hà Nội, Eric Sam Juan viết:
“Để nhận việc, Hoa phải trả 500 triệu đồng (gần 20 nghìn euro). Và sau đó nhà băng sẽ trả cô khoản lương tháng chỉ 5 triệu đồng (200 euro, hoặc 225 USD).”
Nếu đúng như thế, giá tiền ‘chạy việc’ bình thường ở Hà Nội là 100 tháng lương, cao hơn ngưỡng ‘trung bình ở các nước đang phát triển’ quá nhiều.
khi được đưa lên vị trí đó thì anh sẽ phải phục tùng, phải phục vụ lợi ích cho cả nhóm và cho cá nhân họBà Lê Thu Ba
Bài của Eric Sam Juan cũng nói sở, ngành tài chính và cảnh sát giao thông ở VN “có các vị trí được tranh đua chạy vào” hơn cả, vì “quan chức sẽ làm giàu nhanh bằng việc nhận tiền phạt từ lái xe, hoặc đòi tiền lại quả từ người kinh doanh để cho phép họ gia hạn giấy phép”, bài báo trích một người có tên là Dung cho biết.
“Dù lương tháng chỉ bằng 200 euro, người ta sẵn sàng chi 10 nghìn euro (11,250 USD) cho một vị trí.”
Bài báo cũng trích một báo cáo hồi 2015 của Provincial Governance and Public Administration Performance Index (PAPI), do Chương trình phát triển LHQ bảo trợ, cho hay ở Việt Nam, gần một nửa người được hỏi nói “tiền hối lộ phải được trả để vào làm trong khu vực nhà nước”.
Các đường dây này có bảo trợ (patronage) nên tham nhũng thành “hiện tượng mang tính hệ thống” ở Việt Nam, báo cáo này viết.
Hà Nội đi đầu?
Vẫn bài viết cho hay ở Hà Nội, “86 phần trăm người được hỏi đã tính đến chuyện chi tiền hối lộ là cần thiết để có việc trong khu vực công”.
Các tài liệu quốc tế nêu ra ba vấn đề của việc bán chức và mua chức.
Một là việc vi phạm các chuẩn mực chuyên nghiệp về tuyển chọn, và vi phạm pháp luật từ phía người tuyển việc. Kể cả khi hệ thống đặt ra các tiêu chuẩn đúng, người tuyển nhân viên với đã bẻ cong các chuẩn đó, vì thiên vị thân nhân, bạn bè, hoặc để kiếm lời cá nhân. Điều này làm công chúng mất niềm tin vào bộ máy và tính công bằng của nó.
Tác động xấu thứ hai chính là việc phân bổ sai nguồn nhân sự: người giỏi không được nhận việc đúng, còn người kém có thể vì trả tiền mà có việc.
Và tác động thứ ba chính là việc hình thành các nhóm mua bán hối mại quyền lực (clientelism), và tạo bè cánh, các nhóm tiếp tục tham nhũng.
Các thống kê cũng cho hay các nghề trong ngành giáo dục, y tế, cảnh sát, thuế, phân bổ đất đai…thường là khu vực công thu hút nhiều ‘chân chạy” trên thế giới.
Ở các hệ thống dân chủ không khoẻ mạnh cũng có hiện tượng mua phiếu, dùng tiền để vận động (lobby) vào các chức dân cử.
Ở Việt Nam hiện nay, có vẻ chủ đề này cũng đang được bàn thảo.
Một báo Việt Nam gần đây trích lời bà Lê Thu Ba – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương Đảng CSVN nói về nguy cơ thứ ba này:
Chống tham nhũng ‘vào giai đoạn khó khăn’
VN tiếp tục ‘dẹp tham nhũng lộng quyền’
Hai tướng công an khai ‘không thao túng đất vàng’
“Thời gian qua chúng ta đã xử lý rất nhiều vụ việc tham ô, tham nhũng, qua những vụ việc này chúng ta có thể một cá nhân được đưa lên vị trí A, vị trí B nhiều khi không phải do cá nhân đó chạy mà là do một nhóm cán bộ thân tín của họ tham gia chạy. “
Như thế, ở Việt Nam hiện tượng góp tiền để chạy một chức thật cao cho ai đó rồi ban bổ lại lợi lộc đã xảy ra, chứ không phải chuyện kiếm một việc làm vì thiếu việc.
Bà Ba nói tiếp:
“Đương nhiên, khi được đưa lên vị trí đó thì anh sẽ phải phục tùng, phải phục vụ lợi ích cho cả nhóm và cho cá nhân họ.”
Chính vì đây không còn là hiện tượng đơn lẻ, bài báo cũng thừa nhận: “Trên thực tế để phát hiện và chứng minh chạy chức, chạy quyền là vô cùng khó, vì thế, tỉ lệ phát hiện và xử lý cũng rất khiêm tốn, mang tính hình thức”.
Hôm 04/03, ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương của đảng cầm quyền ở Việt Nam cũng nói “phải chống cho được tiêu cực, chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ”.
Ông phát biểu mạnh mẽ, “Anh nào chạy chức thì không dùng”, mà không nói rõ rằng cả bán chức và chạy chức đều là tội hình sự, theo luật của khá nhiều nước.
Ví dụ như ở Ấn Độ, điều 171B Luật Hình sự quy định hình phạt tù giam với quan chức, công chức nhà nước nhận hối lộ để “tạo điều kiện ưu đãi cho người khác” trong cung cấp dịch vụ, việc làm.
Tất nhiên, vấn đề của Ấn Độ và một số nước khác vẫn là tuy có luật nhưng làm sao áp dụng được xuyên suốt trong cả hệ thống.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47501023
Nhà thầu Nhật sắp khởi kiện nhà cầm quyền CSVN ra tòa?
Tin Saigon – Báo Vnexpress ngày 7 tháng 3 loan tin, ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UB của nhà cầm quyền tại Sài Gòn vừa gửi văn bản khẩn cho ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng chính phủ CSVN xin tạm ứng ngân sách trung ương hơn 2,150 tỷ đồng để thanh toán cho nhà thầu ngoại quốc thi công tuyến Metro số 1. Ông Phong bày tỏ, nếu trung ương không cho thành phố ứng tiền, thì ông kiến nghị thủ tướng cho thành phố tạm ứng từ ngân sách của thành phố để trả nợ.
Hành động xin ứng tiền này nhằm tránh việc nhà thầu khởi kiện sau nhiều lần đòi nợ bất thành. Và nhà thầu ngoại quốc ở đây, dù được báo lề đảng tránh nhắc tới, nhưng ai cũng hiểu là nhà thầu Nhật Bản. Bởi vì, thời gian vừa qua, nhiều viên chức Nhật đã thay nhau liên tục đòi nợ số tiền hơn 100 triệu Mỹ Kim cho các nhà thầu Nhật tham gia thực hiện dự án Metro số 1. Sau nhiều lần đòi nợ và luôn nhận được lời hứa xuông, thì lần gần đây nhất là vào ngày 18 tháng 1, trong cuộc gặp với ông Toshiko Abe, Thứ trưởng thường trực Ngoại giao Nhật Bản, ông Nguyễn Thành Phong đã hứa sẽ trả món nợ hơn 100 triệu Mỹ kim cho các nhà thầu nước này trước ngày 1 tháng 2 năm 2019. Nhưng có lẽ đã quá thời hạn của lời hứa mà vẫn chưa nhận được tiền nợ, nên nhà thầu Nhật buộc phải có biện pháp đòi nợ mạnh mẽ hơn.
Được biết, dự án Metro số 1 được thực hiện từ nguồn vốn ODA của Nhật do ngân sách trung ương bố trí và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố. Đến nay, công trình này đã thực hiện được 62%, nhưng đang phải tạm dừng vì hết tiền, và nhà thầu Nhật tuyên bố dừng do bị nợ tiền kéo dài.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nha-thau-nhat-sap-khoi-kien-nha-cam-quyen-csvn-ra-toa/
Một người tị nạn Việt Nam kêu cứu vì bị cảnh sát Thái
truy lùng do liên quan đến ông Trương Duy Nhất
Tối ngày 8/3, ông Bạch Hồng Quyền, một nhà hoạt động nhân quyền hiện đang xin tị nạn chính trị tại Bangkok viết thư kêu cứu vì “Tổng cục cảnh sát Thái Lan kết hợp với Đại sứ quán Việt Nam truy lùng” người này để “bắt giữ và trục xuất về Việt Nam với mục đích xoá dấu vết ông Trương Duy Nhất đến Thái Lan.”
Theo bức thư có chữ ký của ông Bạch Hồng Quyền được công bố thì hiện nay ông đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm vì “là nhân chứng duy nhất chứng nhận việc ông Trương Duy Nhất đã có mặt tại Thái Lan để xin quy chế tị nạn của Cao ủy liên hợp quốc UNHCR.”
Ông này cũng nói rằng, bản thân bị chính quyền Việt Nam truy nã vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền cho người dân trong thảm hoạ Formosa và phải đào thoát đến Bangkok để xin tị nạn chính trị, sau đó được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cấp quy chế tị nạn số 815-17C00228.
“Nhân chứng duy nhất” về việc blogger Trương Duy Nhất có mặt ở Thái Lan
Trong cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA vào tối 8/3, nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền xác nhận là người đã đón blogger Trương Duy Nhất ở một sân bay của Thái Lan, thuê khách sạn và đưa ông nhất đến Văn phòng của UNHCR ở Bangkok để điền đơn xin tị nạn chính trị.
Và vì chỉ có 2 người khác biết tung tích của ông Trương Duy Nhất ở Thái Lan là Kami và Cao Lâm, một người hiện nay đã bị bắt và một người không biết tung tích nơi nào nên bất đắc dĩ ông Quyền trở thành nhân chứng duy nhất của việc này.
“Tôi có đi đón ông Nhất tại sân bay Don Mueang. Khi đó, ông Nhất có nói ông sang đây để xin quy chế tị nạn vì ở Việt Nam thì có thể bị bắt hoặc bị bỏ tù bất cứ lúc nào.
Sau đó, ông Nhất có nhờ tôi thuê một chỗ ở gần chỗ tôi để tiện giúp đỡ đi lại. Sau đó, tôi có đưa ông Nhất tới một khách sạn gần nhà tôi ở Lamluka để thuê phòng ở khách sạn.
Rồi ông Nhất nhờ tôi đưa tới UNHCR (Cao ủy Tị nạn LHQ) để đăng ký tị nạn. Hôm đó là ngày 25/1/2019. Sáng hôm đó tôi đưa ông Nhất tới LHQ để đăng ký, rồi về lại khách sạn. Tối đó, ông Nhất nói có một vài số điện thoại lạ liên lạc.
Hôm sau, cuộc gọi cuối cùng mà tôi liên lạc được với ông Nhất là vào lúc 17:20 chiều 26/1. Sau đó thì ông Nhất mất tích, đến giờ vẫn chưa liên lạc được,” ông Bạch Hồng Quyền tiết lộ.
Cũng theo lời từ nhà hoạt động đang trốn truy nã của chính quyền Việt Nam, báo chí Thái Lan hôm 8/3 đưa tin là Tổng cục cảnh sát Thái Lan kết hợp với Đại sứ quán Việt Nam đang vào cuộc điều tra vụ ông Trương Duy Nhất mất tích tại Thái Lan.
Tuy nhiên, phóng viên của RFA ở Bangkok chưa tìm được bài báo nào của Thái Lan nói về vụ việc này.
Nhà chức trách Thái Lan hồi đấu tháng 2 cũng cho biết họ không có dữ liệu nhập cảnh của ông Nhất và đang điều tra xem ông có nhập cảnh bất hợp pháp hay không và chuyện gì đã xảy ra với ông.
Trang web của VOA dẫn lời Bạch Hồng Quyền nói thêm là, hồ sơ xin tị nạn ở nước thứ ba của ông đã được chính phủ Canada nhận. Hiện ông đang chờ phỏng vấn và làm tiến hành các thủ tục tiếp theo để đi định cư tại đây.
Ông này cũng đã gửi thư kêu cứu và trình bày về tình trạng an ninh của mình hiện nay với cơ quan di trú và Đại sứ quán Canada ở Thái Lan. Tuy nhiên, nhà hoạt động này lo sợ với những diễn tiến hiện nay, phía Canada sẽ không kịp can thiệp nếu ông bị bắt và trục xuất về Việt Nam.
Cao Lâm đối diện với nguy cơ bị trục xuất, ông Trương Duy Nhất vẫn mất tích
Hơn 1 tháng kể từ ngày một blogger bất đồng chính kiến – Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do bị mất tích ở Thái Lan khi đang xin tị nạn chính trị, có nghi ngờ là do mật vụ Việt Nam bắt cóc, cho đến nay vẫn chưa có cơ quan nào lên tiếng xác nhận tình trạng của ông Nhất.
Trong khi đó, một người Việt khác có tên là Cao Lâm bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ ở Bangkok vào ngày 1/3. Ngày hôm sau tòa án Thái Lan buộc tội ông này lao động bất hợp pháp.
Ông Cao Lâm hiện bị giam giữ trại Trung tâm giam giữ người nhập cư (IDC) của Thái Lan và đối diện với nguy cơ bị trục xuất về nước.
Theo lời ông Lâm, cảnh sát Thái Lan không đề cập gì đến việc ông Trương Duy Nhất bị mất tích, mà chỉ hỏi về tung tích của ông Bạch Hồng Quyền, tuy nhiên ông Lâm không rõ số điện thoại và nơi ở của nhà hoạt động đang bị Việt Nam truy nã ở đâu nên không thể cung cấp.
Chúng tôi được biết thông tin ông Cao Lâm sang Thái Lan từ 2003 và sau đó có mở một xưởng may nhỏ ở ngoại ô Bangkok. Ông Lâm cho biết ông sang Thái Lan làm việc với thị thực du lịch.
Ông được nhiều người biết đến về việc giúp đỡ một nhóm người Thượng Việt Nam tị nạn ở Thái Lan và các trường hợp tị nạn chính trị khác.
Trong cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA với Bạch Hồng Quyền vào tối 8/3, anh này tiết lộ ông Cao Lâm sẽ bị trục xuất về nước vào thứ ba 12/3/2019.
Đài Á Châu Tự Do không liên lạc được với Cao Lâm hay Cảnh sát Thái Lan để xác nhận thông tin này.
Hồi năm 2014, ông Trương Duy Nhất – cựu nhà báo Đại Đoàn Kết và chủ blog Một góc nhìn khác bị TAND Tp Đà Nẵng kết án 2 năm tù giam với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, công dân”.
Năm 2014, tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF, có trụ sở tại Pháp vinh danh nhà báo Trương Duy Nhất là một trong 100 anh hùng thông tin của thế giới.
Năm 2016 ông Nhất mãn hạn tù và bắt đầu viết blog cho Đài Á Châu Tự Do.
Một số nguồn tin cho chúng tôi biết, ông Nhất mất tích tại một tiệm kem trên tầng 3 của trung tâm mua sắm Future Park, một ngày sau khi đăng ký thông tin để nộp đơn tìm kiếm quy chế tị nạn tại văn phòng Cao ủy của Liên hiệp quốc về người tị nạn tại Bangkok, Thái Lan.
Hàng loạt các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã yêu cầu chính quyền Thái Lan và Việt Nam tìm kiếm và điều tra về sự mất tích của nhà báo người Việt.
Chính quyền quân đội Thái Lan sau đó đánh tiếng cho biết sẽ điều tra và hiện nay đang có động thái bắt giữ những người Việt Nam có liên quan đến vụ mất tích của ông Nhất.
Một facebooker bị triệu tập vì đưa tin đồn về dịch tả lợn
Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh hôm 9/3 cho biết ông Lê Quang Tự Do – Phó Cục trưởng Cục phát thành Truyền hinh và Thông tin điện tử (Bộ thông tin và truyền thông) vừa có công văn triệu tập một facebooker vì đưa tin không đúng về dịch tả lợn châu Phi.
Giấy mời yêu cầu chủ trang facebook Đầm bầu thời trang Mami vào chiều ngày 11/3 phải có mặt tại trụ sở Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử để làm việc về nội dung thông tin, hình ảnh sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi có thể lây sang người và kêu gọi mọi người không ăn thịt lợn.
Trên trang facebook Đầm bầu thời trang Mami vào ngày 2/3, hình ảnh thịt lợn và một bản tin ngắn viết rằng “lợn dịch tràn lan hết rồi mà ngừoi ta vẫn mổ lợn bán”. Bản tin có đoạn viết “Mọi người đừng nghĩ tỉnh nào có dịch thì chỉ bị vùng đó nhé, ở vùng dịch vì lợn bị tẩy chay không tiêu thụ được nên người ta mới tìm cách tuồn giá rẻ xuống Hà Nội hoặc một số tỉnh lân cận bán tống bán tháo gỡ gạc. Từ ngày mai nhà em chính thức xoá sổ thiẹt lợn khỏi thực. đơn. Thế này dịch sang người thì chết thôi”.
Theo báo Pháp Luật, hình ảnh và tin trên trang facebook này đã có hàng trăm tương tác, bình luận thiếu cân nhắc, thiếu căn cứ khoa học, ảnh hưởng đến người nông dân, ngành chăn nuôi.
Giấy mời của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết nếu chủ tài khoản không đến làm việc theo giấy mời, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Theo Cục thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến chiều ngày 7/3, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 10 tỉnh thành gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Nộ, Hải Dương, Hà Nam, Hoà Bình, Điện Biên và Thái Nguyên. Theo truyền thông Việt Nam, đã có hơn 6.400 con lợn bị tiêu huỷ ở Việt Nam vì bệnh dịch.
Theo Cục thú ý, bệnh dịch tả lợn là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây nên ở lợn nuôi và lợn rừng, và hiện không lây lan cho các loài động vật khác và cũng không gây bệnh trên người. Vì vậy cục khuyến cáo người dân bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị dịch và được chế biến hợp vệ sinh.
Ân xá Quốc tế nói vụ bắt giữ Hà Văn Nam
của chính quyền Hà Nội có động cơ chính trị
Tổ chức Ân xá Quốc tế ngày 9/3 ra thông cáo báo chí yêu cầu nhà chức trách Việt Nam “phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với nhà bảo vệ nhân quyền Hà Văn Nam, người bị bắt và cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” vì những hoạt động ôn hòa của ông ấy.”
Theo đó, Ân xá quốc tế xem cáo buộc chống lại ông Hà Văn Nam là có động cơ chính trị, vì nó chỉ liên quan đến việc ông ấy thực hành ôn hòa quyền con người như một người làm chiến dịch chống tham nhũng và đòi công lý.
“Ông ấy là một tù nhân lương tâm và cần được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện,” thông cáo của Ân xá Quốc tế nêu rõ.
Theo tổ chức quốc tế làm việc để giải phóng các tù nhân lương tâm, vụ bắt giữ ông Hà Văn Nam là một ví dụ khác về việc gia tăng đàn áp của các cơ quan chức năng đối với tiếng nói đối lập và gửi một thông điệp đáng lo ngại đến những nhà hoạt động khắp đất nước.
“Dưới luật nhân quyền quốc tế, mọi người đều có quyền tự do và an ninh cho bản thân, không ai phải bị bắt giữ hay bỏ tù tùy tiện.
Tuy nhiên, Ân xá Quốc tế tiếp tục nhận được những báo cáo về những sự hăm dọa, sách nhiễu và theo dõi những nhà hoạt động nhân quyền cùng với các nhà hoạt động ôn hòa ở Việt Nam.
Công việc của những người theo dõi nhân quyền quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và nhà báo bị hạn chế nghiêm ngặt ở quốc gia này.
Ân xá Quốc tế kêu gọi chính quyền Việt Nam cần đảm bảo hoạt động bảo vệ nhân quyền ở quốc gia này mà không phải lo sợ bị trả thù hay hăm dọa.
Là một phần của nỗ lực này, chính phủ nên áp dụng các biện pháp để cung cấp điều tra nhanh chóng, hiệu quả và không thiên vị đối với các cáo buộc tấn công người bảo vệ nhân quyền và đảm bảo các biện pháp khắc phục hiệu quả cho những người bị tấn công và bảo vệ những người có nguy cơ bị tấn công,” thông cáo của tổ chức phi chính phủ quốc tế gửi RFA cho biết.
Nhiều tài xế bị bắt khi tham gia chống “BOT bẩn”
Ông Hà Văn Nam, năm nay 38 tuổi, là chủ một doanh nghiệp và là một tài xế dẫn đầu trong phong trào chống các “dự án BOT bẩn” trên khắp cả nước.
Hôm 5/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đã ra thông báo về việc bắt giữ ông Hà Văn Nam để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” tại trạm thu phí BOT Phả Lại trên tuyến Quốc lộ 18 đoạn qua huyện Quế Võ.
Liên quan đến vụ này, hồi tháng 1 năm nay, 6 tài xế khác cũng bị Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố bị can để điều tra.
Ông Nam hồi cuối tháng 1/2019 khi đang phát trực tiếp đoạn video trên Facebook cá nhân về việc một vài người lạ mặt theo dõi ông (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thì bất ngờ những người không rõ danh tính lôi ông lên xe đánh đập và nói với nhau là “đưa về đồn”.
Ông Nam được thả ra sau đó với những vết bầm tím khắp người và bị gãy 2 xương sườn. Ông lập tức tố cáo với công an địa phương nhưng cho tới nay không có một cuộc điều tra được mở và không ai bị tạm giữ vì tham gia vào vụ tấn công.
Vào ngày 12/2, xe ô tô của ông Nam cũng bị tạt máu tươi cùng với cái đầu gà đặt trên xe, theo Ân xá Quốc tế thì đó là mối đe dọa chết chóc rõ ràng.
Hôm 9/2/2019, một tài xế khác tên Nguyễn Quang Tuy nhằm trong nhóm các tài xế phản đối và đòi minh bạch các dự án BOT bị bắt giữ ở trụ sở công an huyện Hưng Nguyên, huyện Nghi Lộc với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”.
Các đoạn video trực tiếp của ông này trên Facebook Tuy Quang trước đó cho thấy, ông cố thủ trong xe và không ra trình diện công an do lo sợ hàng chục người đeo khẩu trang liên tục soi đèn pin vào xe và hăm dọa ông này.
Ông cũng quay bản thân và cho biết trên người không có vết thương nào, tuy nhiên bức ảnh chụp lại ông sau khi bị bắt của báo chí thấy rõ những vết bầm trên mặt người tài xế này.
Chấn chỉnh tác phong công an
Trung Khang, RFA
Trong dự thảo thông tư quy định về điều lệnh nội vụ công an nhân dân vừa được Bộ công an công bố, có quy định công an không được đeo kính đen, đút tay vào túi khi làm việc. Quy định này có phù hợp thực tế tại Việt Nam?
Cụ thể Dự thảo thông tư có 8 chương, 50 điều quy định về chức trách, nhiệm vụ, chế độ làm việc, huấn luyện, học tập, nghỉ ngơi của toàn bộ lực lượng công an và sinh viên ngành công an.
Theo điều 43, công an bị cấm đeo kính đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác và đút tay vào túi khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra công an không được nhuộm tóc khác màu đen, để móng tay, móng chân dài và sơn màu… cấm để râu, ria, để tóc dài…hoặc cắt tóc quá ngắn!? Trừ trường hợp đầu bị hói, bị bệnh thì phải có chỉ định của bác sĩ.v.v…
Nếu có thông tư này thì tôi cho rằng cũng quá muộn, đáng lẽ lực lượng vũ trang đã phải nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ này từ lâu rồi. Bây giờ quy định rõ như vậy là hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không.
-Nguyễn Đăng Quang
Nhận định về thông tư này, Ông Nguyễn Đăng Quang, cựu Đại tá Công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội, cho biết:
“Nếu có thông tư này thì tôi cho rằng cũng quá muộn, đáng lẽ lực lượng vũ trang đã phải nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ này từ lâu rồi. Bây giờ quy định rõ như vậy là hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không.”
Còn một người dân ở Bình Thuận thì nhận xét:
“Thông tư hay nghị định thì dành cho người dân, phải tuân theo, chứ công an cán bộ họ không có tuân theo đâu?”
Đây không phải là lần đầu tiên ngành công an đưa ra những quy định như vậy, trước đây nhiều năm cũng đã quy định tương tự. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp công an vi phạm điều lệ, gây bức xúc, bị người dân chụp hình đưa lên mạng xã hội.
Trao đổi với chúng tôi hôm 8/3/2019 về vấn đề này, Bác sĩ Đinh Đức Long, một đảng viên quân đội nhân dân đã từ bỏ đảng nhận định:
“Cái này nó không có gì mới cả, ngày xưa tôi bé tôi đã có nghe một câu là công an khi tiếp dân không được đeo kính, không được gác chân lên xe đạp.v.v… Nhưng lần này có lẽ họ làm bài bản hơn. Đưa vô nghị định thì có lẽ áp dụng toàn quốc. Ngày xưa khi tôi bé, tôi không nhớ là chỉ công an Hà Nội hay công an toàn quốc, đã có việc tương tự như vậy rồi.”
Cũng có nhiều quốc gia không cho phép cảnh sát đeo kính đen khi làm việc như Thái Lan. Hay tại hạt Essex ở miền Đông nước Anh, cảnh sát được yêu cầu phải để kính đen ở nhà trong khi thi hành công vụ. Với lý do được đưa ra là cảnh sát đeo kính đen khi thi hành công vụ trông quá lạnh lùng và vẻ mặt đầy hăm dọa đối với người dân.
Cảnh sát hạt Essex chỉ được sử dụng kính đen khi lái xe để tránh khỏi bị ánh sáng mặt trời làm lóa mắt, nhất là khi rượt đuổi tội phạm. Hay nếu có lý do về sức khỏe thì cũng sẽ được đeo kính đen, ngoài ra trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép mang kính đen khi tiếp xúc với dân.
Không giống như binh lính Mỹ, quân đội Anh tại Iraq vào năm 2003 cũng phải bỏ kính đen ra khi tiếp xúc với dân địa phương, để có thể nhìn thẳng vào mắt người đối thoại, từ đó mới có thể xây dựng lòng tin, tạo hình ảnh đẹp trong lòng người dân bản xứ.
Trở lại với thực tế tại Việt Nam, Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một đảng viên đã từ bỏ đảng cho rằng thông tư này là có tiến bộ, bởi vì theo ông người dân hiện nay thấy bức xúc với việc công an tiếp dân đeo kính đen, khẩu trang… là không lịch sự, không văn minh, không tôn trọng nhân dân, trong khi điều lệ công an yêu cầu khi làm việc với dân phải tôn trọng lễ phép. Ông cho rằng thông tư này là một điều chỉnh tốt, tiến bộ và đáng hoan nghênh. Tuy nhiên ông nói tiếp:
“Nhưng trong thực tế có một lực lượng dân phòng hay xã hội đen, lâu nay dân cứ nói là được công an bảo kê, khi giải tỏa, cưỡng chế đất, nó đánh dân. Thí dụ như đánh những người đấu tranh dân chủ như đánh Chị Nga gãy cả chân trước kia, mà công an đâu có điều tra ra. Thành ra họ sợ công an mà đeo khẩu trang kính đen thì nó lẫn vào đám xã hội đen, nên người ta phân biệt ra.”
Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang đưa ra ý kiến của mình:
“Tôi thấy lực lượng vũ trang phải công khai và có trang bị rõ ràng, song song với lực lượng vũ trang cảnh sát công an, còn có lực lượng thứ hai là lực lượng dân phòng. Dân phòng này không phải lực lượng chính quy nên hoạt động rất tùy tiện. Nhiều khi họ được một thế lực nào đó trong chính quyền lợi dụng để tiến hành những hoạt động không được phép, trong thực tế chống việc không thi hành pháp luật của người dân, hay nói cách khác là thi hành công vụ, thì không chỉ có lực lượng cảnh sát, mà còn có lực lượng dân sự, theo tôi không nên tiếp tục như vậy đươc nữa. Vì pháp luật đã quy định chỉ có những người mặc quân phục mới là người thi hành công vụ.”
Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, ngày xưa thì phần lớn công an vẫn tuân theo điều lệ này, nhưng bây giờ nhiều khi họ lạm dụng, họ mặc quần áo thường dân, đeo khẩu trang, kính đen để hành hung những người bất đồng chính kiến như ông:
Họ mặc quần áo thường dân, đeo khẩu trang, kính râm, bịt mặt để hành hung chúng tôi chẳng hạn. Họ đánh mình xong họ gây lộn với mình, nói mình gây rối trật tự công cộng, rồi bắt mình. Bản thân tôi đã từng bị như thế, rất là khó phân biệt.
-Đinh Đức Long
“Họ mặc quần áo thường dân, đeo khẩu trang, kính râm, bịt mặt để hành hung chúng tôi chẳng hạn. Họ đánh mình xong họ gây lộn với mình, nói mình gây rối trật tự công cộng, rồi bắt mình. Bản thân tôi đã từng bị như thế, rất là khó phân biệt. Những lực mặc cảnh phục thì họ tránh né vì sợ dân chụp hình đăng facebook. Còn lực lượng không mặc cảnh phục thực chất cũng là công an, thì cái đó mình chịu, không có lệnh gì hết thì không thể chấp nhận được.”
Trong dự thảo thông tư này, ngoài những điều cấm vừa nêu, thì cũng có một quy định gây tranh cãi là lực lượng công an không được ăn, uống ở hàng quán vỉa hè!?
Một người dân ở Hội An nhận xét:
“Công an ăn cơm vỉa hè thì có gì đâu mà cấm, người dân ăn cơm vỉa hè bình thường mà.”
Trong khi đó cũng có một số cư dân mạng nhận định, ăn cơm vỉa hè có gì đâu mà cấm, trong khi hình ảnh phản cảm nhất là cảnh sát giao thông đứng ở chỗ khuất và ló ra chộp lấy người vi phạm giao thông, hay núp trong bụi cây để ghi hình người tham gia giao thông thì không cấm?
Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang nêu lên ý kiến của mình:
“Quy định là quy định vậy thôi, chứ thực tế trong lực lượng vũ trang, đâu phải ai cũng có nhà gần đấy để trưa hay tối về nhà ăn. Cơ quan đơn vị cũng không cung cấp được bữa ăn cho những người xa gia đình thì người ta phải tùy cơ ứng biến thôi. Người ta phải ăn cho khỏi đói bụng thì lại cấm người ta. Khi cấm thì phải có điều kiện để người ta giải quyết nhu cầu sinh hoạt chứ.”
Bác sĩ Đinh Đức Long cho rằng việc gì cũng quan trọng cả, chống tham nhũng cũng quan trọng, chống đặc quyền đặc lợi cũng quan trọng, và xây dựng hình ảnh công an cũng quan trọng. Vì theo ông công an là đại diện cho cơ quan công quyền của nhà nước, mà nhem nhuốc quá cũng không được. Theo ông chính quyền làm được cái gì tốt thì nên ủng hộ, dù nhỏ nhất cũng còn hơn là không làm.
Phụ nữ VN trong đấu tranh bất công xã hội
Nhà hoạt động Lê Hiền Đức, 88 tuổi, đã tham gia các hoạt động chống tham nhũng hàng chục năm nay.
Tham gia chương trình Bàn tròn Thứ Năm hôm 7/3, bà Lê Hiền Đức nói bà “không quản tuổi già, không quản sức yếu, tôi luôn chăm lo để sẵn sàng tinh thần sức khỏe, chống tham nhũng.”
Là giáo viên về hưu đã hơn 30 năm bà nhưng “luôn luôn mong muốn đất nước Việt Nam, toàn xã hội được minh bạch.”
“Hiện nay trong nhà tôi có tủ hơn đầu người tôi, chất đến hàng triệu lá đơn, số đơn dân oan các tỉnh.”
Chạy chức ở VN hóa ra cao quá ‘chuẩn thế giới’
Hà Văn Nam là ai, tại sao bị bắt?
Tai nạn giao thông VN: ‘Đi đứng kiểu gì cũng chết’
“Tôi luôn bị nhiều áp lực. Rất nhiều kẻ tham nhũng rất ghét tôi, nhưng không có gì ngăn cản được công dân Lê Hiền Đức chống tham nhũng.”
Mình là công dân phải quan tâm đến xã hội, mình là con cừu thì người ta dắt mình đi đâu, mình đi đấyNhà báo độc lập Cát Linh
“Khi tôi làm công việc chống tham nhũng mấy chục năm nay, nhiều người động viên tôi đem hết sức tàn lực kiệt ra giúp đỡ người dân. Nhưng cũng có những người bàng quan với xã hội.
“Họ khuyên tôi, già rồi, ở nhà vui với con cháu chắt chứ chống tham nhũng làm gì, ‘Bà chẳng làm được gì đâu’.
“Tất cả những lời động viên, tôi cảm ơn, còn ai khuyên tôi không làm gì nữa, tôi bỏ ngoài tai, không có nghĩa lý gì cả.
“Con đường tôi đã chọn, vì con đường tôi đi là con đường chính đáng.”
Nhà báo độc lập Cát Linh, người luôn lên tiếng phản biện các vấn đề bất công trong xã hội thì nói: “Mỗi công dân sống trong quốc gia nào đều không thể tách rời, luôn gắn liền với xã hội.
“Dù sống ở quốc gia văn minh phát triển hay đang phát triển, trách nhiệm với xã hội là lớn nhất và đó là động lực để Cát Linh quan tâm đến các vấn đề xã hội làm cho mọi thứ minh bạch hóa.”
Điều gì cản trở sự quan tâm đến chính trị xã hội?
“Cát Linh nghĩ rằng khó khăn lớn nhất không chỉ phụ nữ và cả dân tộc là kiến thức. Kiến thức về pháp luật và kiến thức về xã hội.
“Khi thiếu thì sẽ thiếu tự tin, và ý kiến không được bày tỏ như chúng ta muốn theo chuẩn mực về đạo đức và pháp luật.
“Cát Linh biết được là nhiều người cũng quan tâm nhiều vấn đề không chỉ chính trị mà những chuyện như thực phẩm, giao thông, chứng tỏ họ có quan tâm đến xã hội một chút.
“Những thứ đang cản trở họ bày tỏ rộng rãi hơn có lẽ là tật xấu. Quan tâm người khác thì thường theo cách soi mói, bình luận nói xấu, chứ không phải kiểu xây dựng đóng góp cho xã hội.
Và ngoài ra còn khá nhiều người vô cảm ích kỉ, nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân chỉ biết đến bản thân họ, gia đình họ,” Cát Linh nói.
Một điều khác cản trở phụ nữ và người Việt là giáo dục, Cát Linh cho biết.
“Giáo dục không đúng cách, thiếu kiến thức căn bản, cho người ta quan tâm đến xã hội nhiều hơn, mình đang ở đâu, là ai đang làm gì.
“Mình là công dân phải quan tâm đến xã hội, mình là con cừu thì người ta dắt mình đi đâu, mình đi đấy.
“Vì người ta thiếu kiến thức thiếu kỹ năng phản biện, giống con cừu người ta cho đi đâu thì đi, dắt đi đâu thì dắt, cho ăn gì thì ăn, không quan tâm đến quyền của mình, quyền mình được hưởng, quyền xứng đáng của con người.”
Cũng đồng tình với Cát Linh, bà Lê Hiền Đức nói bà thấy giáo dục Việt Nam ngày càng “thối nát”.
“Bây giờ ngành giáo dục nát quá rồi, tôi rất đau đớn. Ngành giáo dục ngày xưa tình nghĩa, thầy cô đem hết tâm sức dạy dỗ học trò. Bây giờ chỉ tiền, tiền và tiền.”
Thông điệp cho giới trẻ, phụ nữ
“Tôi không bao giờ cho rằng cuộc đấu tranh của tôi là vô nghĩa,” bà Lê Hiền Đức nói.
“Nhân dân tìm đến tôi, tôi đồng hành người ta, hướng dẫn người ta, mặc dù vô cùng khó khăn nhưng chúng tôi quyết tâm.
Nam giới đều bình đẳng, tất cả chúng ta ai cũng có trách nhiệm phải xây dựng cho đất nước xã hội minh bạchNhà hoạt động Lê Hiền Đức
Bà nói bà có bốn tiêu chí luôn áp dụng để chống tham nhũng.
“Tiêu chí đầu tiênlà phải làm đúng luật pháp. Thứ hai là phải đoàn kết. Thứ ba là phải dũng cảm, dám tố cáo, dám chịu trách nhiệm lời nói trước pháp luật.
“Và cuối cùng là phải kiên trì. Có những vụ tôi kiên trì đấu tranh 11 năm và cuối cùng đã thắng lợi.”
VN: Cải cách là dư địa lớn cho tăng trưởng
Buồn và tiếc khi Quỹ Phan Châu Trinh ngừng hoạt động
VN: Đảng viên cộng sản và ‘bàn tay nhúng chàm’
“Vai trò của người phụ nữ, phụ nữ và nam giới đều bình đẳng, tất cả chúng ta ai cũng có trách nhiệm phải xây dựng cho đất nước xã hội minh bạch.
“Muốn xây dựng xã hội minh bạch thì không phân biệt già trẻ gái trai ai cũng phải quyết tâm chống tham nhũng thì mới xây dựng xã hội tốt đẹp,” bà Lê Hiền Đức nói.
Cát Linh thì cho rằng, ngoài trau dồi kiến thức, dẫy dỗ con trẻ ở gia đình và nhà trường về quyền lợi của chính mình, người trẻ cần biết tận dụng Internet đúng cách.
“Internet phải biết sử dụng chứ không chỉ chơi, mà phải biết quan sát tin tức ở Tây Âu, Đông Âu, Trung Đông, và biết so sánh Việt Nam so với thế giới như thế nào.
“Nếu khi giới trẻ biết tận dụng internet và có giáo dục căn bản từ nhà trường, thì nhận thức về chính trị xã hội không chỉ ở Việt Nam mà sẽ vươn ra toàn thế giới.”
“Chúng ta phải biết chúng ta là ai, chúng ta là phụ nữ, là công dân, chúng ta đang tiến tới một xã hội văn minh, chúng ta phải quan tâm tin tức hàng ngày, phải bổ sung kiến thức pháp luật, để xây dựng quốc gia mình đang sinh sống tốt đẹp hơn, để trước tiên là bảo về quyền lợi của chúng ta, của người thân anh em con cháu chúng ta và sau đó là xây dựng đất nước để sánh vai với cường quốc 5 năm châu,” Cát Linh nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47465807
Các nhà thầu Trung Cộng
muốn đầu tư vào đường xa lộ Bắc – Nam
Tin Việt Nam – Báo Vietnamnet ngày 8 tháng 3 loan tin, tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Cộng đã bày tỏ muốn được tham gia đầu tư dự án đường xa lộ Bắc – Nam tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc với Bộ giao thông vận tải CSVN vào ngày 7 tháng 3, ông Nghiêm Giới Hòa, chủ tịch tập đoàn Thái Bình Dương đã đưa ra gợi ý rằng, dự án đường xa lộ Bắc – Nam có thể đầu tư theo hai hình thức EPC và BTO. EPC tức là từ hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, và thực hiện công trình đều do một chủ thực hiện, còn nhà cầm quyền chỉ cần giám sát chủ thể này. Còn BTO nghĩa là, hợp đồng xây dựng, chuyển giao và kinh doanh sẽ được gắn trách nhiệm của chủ trong xây dựng, và duy trì.
Tuy nhiên, chủ tập đoàn Trung cộng này lại bày tỏ ý muốn tham gia đầu tư lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam theo hình thức PPP, trong đó có dự án đường xa lộ Bắc – Nam phía Đông. Hình thức PPP có nghĩa là Trung Cộng sẽ đầu tư toàn bộ dự án, sau này nhà cầm quyền sẽ mua lại toàn bộ hoặc mua dần từng phần của dự án.
Trước yêu cầu trên của tập đoàn Thái Bình Dương, ông Nguyễn Văn Công, thứ trưởng Bộ giao thông vận tải CSVN cho rằng, hình thức PPP còn rất mới mẻ ở Việt Nam, nên phải vừa làm, vừa tìm hiểu, vừa điều chỉnh, và nhà cầm quyền CSVN sẽ xem xét đưa vào quy định luật pháp. Ông Công còn bày tỏ rất mong tập đoàn Thái Bình Dương của Trung cộng sẽ tham gia đấu thầu một số dự án thành phần của dự án đường xa lộ Bắc – Nam ở phía đông.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cac-nha-thau-trung-cong-muon-dau-tu-vao-duong-xa-lo-bac-nam/
Chủ nghĩa CS goulash ở Hungary
từng hiệu quả vì ‘ngon bổ rẻ’
Nguyễn Giangbbcvietnamese.com
Mùa hè năm 1990 tôi sang Hungary lần đầu và thấy choáng ngợp trước đường phố đầy hàng hóa, tuyến xe điện ngầm hiện đại ở Budapest.
Đã qua các thành phố xám ngắt của Liên Xô, tới một Ba Lan chỉ có ‘dấm, sữa chua và Coca Cola trên quầy’ trong cửa hàng, tôi và mấy người bạn sinh viên từ Việt Nam cảm nhận được Hungary ‘đúng là tư bản rồi’.
Sau này đọc sách thêm mới biết Hungary từng có ‘chủ nghĩa cộng sản goulash’, món ăn tinh thần ‘nhiều, bổ và rẻ’ phù hợp với thực tiễn chính trị Chiến tranh Lạnh.
Mà câu chuyện này phải đưa chúng ta trở về những năm 1960.
Nữ bác sĩ Hungary ‘làm bạn’ với Kim Nhật Thành
Bác sỹ người Việt tại Budapest nói về cuộc sống ở Hungary
Chủ tịch Quốc Hội VN thăm Hungary
Chủ nghĩa cộng sản ‘súp thịt’
Gulyáskommunizmus, hay đường lối Kadarism, mang tên TBT Đảng Cộng sản Hungary János Kádár khi đó, là một biến thể của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, hình thành tại CHND Hungary sau biến cố 1956.
Để nắm quyền mà không phải trở lại với các biện pháp cực đoan thời Stalin, một số nước Đông Âu được Moscow cho phép thí điểm cơi nới hệ thống.
Mặt khác, thấy sự phản kháng của dân năm 1956 trước quân đội Liên Xô, Đảng Công nhân XHCN Hungary (cộng sản) thấy cần ‘tháo van’ kiểm soát để kinh tế dễ thở hơn.
Hàng chục năm trước Khai phóng ở Trung Quốc và Đổi mới ở Việt Nam, Hungary cho áp dụng vài nét của kinh tế thị trường trong nông nghiệp và buôn bán lẻ.
Được gọi là ‘chủ nghĩa cộng sản goulash’, theo tên món súp thịt nổi tiếng của người Hungary, đây cũng là sự tạm gác bỏ ý thức hệ.
Janos Kadar hiểu rằng người dân không mặn mà gì với chủ nghĩa cộng sản, nhưng miễn là họ đừng đụng vào chính trị thì nhà nước cũng để yên cho họ làm ăn.
Trong giáo dục, truyền thông, đảng cầm quyền cũng không bắt toàn xã hội phải ca tụng họ như trước.
Các lãnh đạo, như bản thân ông Kadar, đều né tránh bị mô tả như ‘lãnh tụ vĩ đại’ – vì dư âm tiêu cực của thời Stalin.
Người dân cũng không phải tích cực ủng hộ cuồng nhiệt chế độ XHCN, mà chỉ cần họ không chống là tốt rồi.
Janos Kadar nói câu nổi tiếng: “Ai không chống chúng ta là bạn của chúng ta.”
Đây là cách nhìn thực tiễn và ‘chọn mẫu số chung thấp nhất’, để xây dựng quan hệ phải chăng giữa đảng cầm quyền và dân.
Nhưng điểm cốt yếu của ‘chủ nghĩa cộng sản súp thịt’ vẫn là kinh tế.
Ở đây, Kadar đã làm được những điều mà người tương nhiệm Ba Lan, Edward Gierek không làm nổi.
Đầu tiên là về chế độ nửa cộng sản, nửa tư nhân trong quản lý nông nghiệp.
Kadar hiểu nông dân Hungary không thích vào các nông trang tập thể, nên hệ thống tập thể hóa ở nông thôn bị xóa bỏ.
Nhưng ông không thể bỏ nó hẳn, ít ra là về cái tên.
Sau năm 1956, các nông trường nhà nước Hungary mất 2/3 thành viên. Nhiều nông dân tự bỏ và về làm vườn riêng.
Kadar chấp nhận tình trạng đó nhưng mời họ vào hợp tác xã mà cơ chế quản lý thoáng hơn nông trường.
Người ta được thuyết phục là vừa giữ nguyên miếng bánh vừa có thể ăn nó thoải mái. Không ai cần phải lo âu về các khoản nợ, vốn chỉ tăng thêm nhờ lương hưu hào phóng thời cộng sảnDan Payne
Rút cục là nông dân Hungary, cho đến những năm 1957-59, làm ăn trong tình trạng ‘tự nguyện vào hợp tác’ để thực sự là làm ăn riêng.
Họ thuê dài hạn đất đai từ nhà nước, tự chăm lo các đàn gia súc, và bán sản phẩm ra chợ hoặc bán lại cho chính quyền.
Nhà nước cũng trợ cấp nhiều về vốn và công nghệ cho các hợp tác xã.
Điều thần kỳ đã xảy ra: đến năm 1962, gần 95% đất nông nghiệp thuộc về nông trường hoặc hợp tác xã – đạt tiêu chuẩn ý thức hệ cộng sản mà Liên Xô yêu cầu.
Trong cả khối Đông Âu theo kinh tế kế hoạch hóa có mỗi Hungary đạt mục tiêu sản xuất lương thực vượt mức kế hoạch.
Ai đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại?
Ngày Liên Xô đàn áp Mùa xuân Prague 1968
Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu
Giám mục Ba Lan: ‘hãy để yên người quá cố’
Sang thập niên 1960, Kadar xin phép Khrushchev cho ‘giải thể nốt di sản Stalin’.
Liên Xô đồng ý rút cố vấn ngồi đầy trong các bộ ngành của Hungary từ 1956 về nước.
Sang giai đoạn 1961-62, Hungary còn không coi thẻ đảng viên cộng sản là ‘bùa chú’: chuyên gia ngoài đảng viên vẫn có thể giữ chức trong bộ máy.
Cùng lúc, để chứng tỏ ông rất ‘vì dân’, Kadar loại khỏi Đảng những kẻ cơ hội, cầm thẻ đảng để có chức quyền, lợi ích.
Kadar đã đi trước Đặng Tiểu Bình nhiều năm về chính sách thực tiễn.
Còn Việt Nam phải gần đây mới dám mời chuyên viên có mác ngoại, không đảng viên cộng sản vào Ban tư vấn hay Tổ tư vấn cho thủ tướng.
Những thứ đó, Kadar đã làm từ năm 1962.
So với quốc gia cũng trải qua quá trình tương tự là Ba Lan thì cải cách của Janos Kadar thành công hơn.
Tại Ba Lan, TBT Edward Gierek lên cầm quyền cũng với tinh thần cởi mở, xóa bỏ di sản của thời Stalin và mở cửa trong phạm vi có thể với Phương Tây.
Ba Lan cho các công ty Tây Âu vào đầu tư, cho nhập thuốc lá Mỹ, máy cày Anh và dụng cụ công nghiệp từ Pháp, Đức, bằng chính tiền đi vay.
Khi Gierek lên nắm quyền năm 1970, Ba Lan có khoản nợ nước ngoài vỏn vẹn 1 tỷ USD.
Khi ông rời vị trí năm 1980, Ba Lan đã nợ 20 tỷ USD, và đến 1989, nợ và lãi suất lên 40 tỷ USD, bằng 77 tỷ theo thời giá năm 2011.
Ba Lan và bài học cải tổ chính trị hậu cộng sản
Khi Tổng Bí thư Đảng CS được dân mến
Ba Lan muốn xóa hết tên tuổi ‘cộng sản’
Nữ bác sĩ Hungary ‘làm bạn’ với Kim Nhật Thành
Mất dần ánh hào quang
Nhưng Hungary cũng mắc nợ Phương Tây dù không nhiều bằng Ba Lan, và đây là vấn đề chung của một nghịch lý trong khối XHCN Đông Âu.
Chính vì không đến từ bầu cử dân chủ, chính quyền Hungary và cả Ba Lan, Tiệp Khắc đều phải làm một lúc hai việc trái ngược nhau:
Một mặt, họ thỏa thuận ngầm với người dân rằng tính chính danh của Đảng đến từ mức sống ngày càng nâng cao của dân. CHXH không hấp dẫn nếu dân sống nghèo;
Mặt khác, để kinh tế phát triển, họ phải vay tiền từ Phương Tây và nhập khẩu công nghệ để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, vì công nghệ lạc hậu thì không thể nào xuất khẩu hàng hóa có lãi;
Như New York Time viết năm 1983 về Hungary:
“Chính quyền tin rằng để nắm quyền lực, họ phải đem lại cuộc sống tốt hơn, và điều đó cũng có nghĩa là dân chúng chấp nhận im lặng để đổi lấy điều kiện sống ngày càng tiến bộ và cùng lúc Liên Xô chấp nhận con đường ít nhiều độc lập của Hungary cũng để không phải lặp lại sự kiện năm 1956.”
20 năm sau, mô thức này lỗi mốt mà Đảng CS vẫn cố kiểm soát tư tưởng để phòng ngừa thách thức có thật hoặc tưởng tượng từ nhiều phía.
Điều này liên tục làm giới trẻ và trí thức không hài lòng.
Sang nửa sau thập niên 1970, chủ nghĩa Kadar từng đem lại mức sống cao cho dân Hungary mất đi ánh hào quang.
Hungary bước vào giai đoạn trì trệ trong thập niên 1980 dù vẫn để lại các hình ảnh rất hào nhoáng mà tôi tận mắt chứng kiến năm 1990.
Ngày nay nhìn lại, như Dan Payne viết trên BBC News, không ít người Hungary tin rằng ‘tội ác’ to nhất của Janos Kakar là tạo ra một hệ thống không dám nói thật cho người dân về thực chất cuộc chơi nghịch lý của ông.
“Người ta được thuyết phục là vừa giữ nguyên miếng bánh vừa có thể ăn nó thoải mái. Không ai cần phải lo âu về các khoản nợ, vốn chỉ tăng thêm nhờ lương hưu hào phóng thời cộng sản.”
Nhưng kinh tế thì không thể tăng trưởng mãi khi mà kỳ vọng không có cơ sở vẫn được bộ máy tuyên truyền nuôi dưỡng.
Nhiều tên gọi khác nhau
Chống tham nhũng là ‘tự ta đánh ta’?
Hậu Cộng sản – cuộc chuyển đổi ‘chưa có điểm kết’
TBT Trọng: ‘Cách mạng Tháng 10 mãi ngời sáng’
Đôi nét Cuba nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng
Mô hình xã hội chủ nghĩa đã có nhiều tên gọi khác nhau.
Tại khu vực do Liên Xô kiểm soát, đó là chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Còn ở Tây Âu, sau Mùa Xuân Praha 1968, xu hướng không theo Moscow nữa phát triển, có tên chung là ‘Eurocommunism’.
Còn gọi là ‘chủ nghĩa cộng sản cải tổ’, ý tưởng chính là hợp tác với cả trí thức, doanh nhân chứ không chỉ nhắm vào công nông.
Sau này, nhiều cơ sở của cộng sản châu Âu chấp nhận đấu tranh nghị trường để thành phái dân chủ xã hội (socialdemocrats).
Nhưng chủ nghĩa cộng sản goulash, hay chủ nghĩa cộng sản Trabant (tên chiếc xe của Đông Đức) là những biến thể đặc thù của Đông Âu.
Sau này, thuyết ‘Mèo đen mèo trắng’ của Đặng Tiểu Bình, thuyết Ba đại diện của Giang Trạch Dân, và cả ‘CHXH hài hòa’ của Hồ Cẩm Đào cũng không có gì mới.
Các chủ nghĩa thường đến từ một góc nhìn định trước về thế giới nên cũng không lạ nếu các xã hội có ý thức hệ cụ thể luôn phải thỏa hiệp giữa tư tưởng và thực tế.
Câu chuyện của Hungary cho thấy xét cho cùng dù gọi tên gì thì một chủ nghĩa chỉ có sức sống nếu khiến người dân no bụng.
Và no rồi thì người ta lại kỳ vọng những điều cao sang hơn mà đôi khi sự cứng nhắc của hệ thống không thỏa mãn được.
Đó chính là điều vĩ đại và đơn giản của cuộc sống vốn luôn thách thức khuôn mẫu của các mô hình, bất kể tên gọi của chúng là gì.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46798642
Phúc – Nhân đang câu giờ kết luận thanh tra Thủ Thiêm?
Làm thế nào để tin, dù cái niềm tin chỉ tựa như một lớp cặn dưới đáy ly đã sạch nước, vào những lời hứa hẹn bất tận của giới quan chức mang danh cộng sản về ‘sẽ giải quyết dứt điểm vụ Thủ Thiêm’?
Lời hứa của một chính quyền ‘cuội’
Đầu tháng 3 năm 2019, Võ Văn Hoan – quan chức chánh văn phòng Ủy ban nhân dân TP.HCM và được xem là người phát ngôn của chính quyền thành phố này – thêm một lần nữa thông tin “Trung ương đang hoàn thiện kết luận cuối cùng kết quả thanh tra toàn diện Thủ Thiêm”, nhưng không quên thòng “vấn đề Thủ Thiêm không thể trong thời gian ngắn mà giải quyết hết được nhưng thành phố cố gắng trong năm 2019 sẽ giải quyết cơ bản những vấn đề liên quan đến khiếu nại của người dân”.
Như thường lệ, phát ngôn của Võ Văn Hoan về vụ việc Thủ Thiêm cần được hiểu là đã được sự chuẩn thuận của không chỉ cấp thường vụ đảng bộ TP.HCM mà còn được phép từ cơ quan Thanh tra chính phủ. Từ năm 2018 đến nay, lời hứa của chính quyền TP.HCM đã biến thành ‘cuội’ ít nhất ba lần nhưng hầu như chẳng làm gì để thực hiện những hứa hẹn đó.
Hứa hẹn trên hiện ra trong bối cảnh sau khi Thanh tra Chính phủ công bố Thông báo kết luận số 1483/TB-TTCP kết quả kiểm tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, rất nhiều người dân đã tiếp tục phản ứng và khiếu kiện vì thông báo này chỉ cho rằng 4,3ha nằm ngoài ranh quy hoạch, nhưng theo những tài liệu mà người dân có được thì 5 khu phố thuộc hai phường Bình Khánh, An Khánh cũng nằm ngoài ranh giới này. Trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, hàng trăm người dân Thủ Thiêm tiếp tục ra Hà Nội và tới các cơ quan Trung ương liên tục trong nhiều ngày để phản ánh việc này, yêu cầu Chính phủ cần thanh tra toàn diện khu đô thị và đưa ra kết luận cuối cùng, xử lý sai phạm của các cá nhân liên quan, đồng thời bồi thường thỏa đáng cho người dân…
Vậy làm sao có thể tin rằng bản kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ sắp được công bố sẽ giúp tái cân bằng phần nào cán cân công lý đã đạp xuống bùn đen ở Thủ Thiêm?
Cần so lại quá khứ để nhìn ra hiện tại và tương lai đen đúa đến thế nào.
Biện chứng lịch sử từ Nhân đến Phúc
Phép biện chứng lịch sử của thủy tổ chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx hoàn toàn có thể ứng dụng đối với các học trò của ông trong vụ khiếu kiện khổng lồ, đổ máu lẫn chết chóc ở Thủ Thiêm – Việt Nam. Từ năm 2018 đến nay, phép này đã ứng biến ít nhất một lần đối với Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư thành ủy TP.HCM và Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng chính phủ, là những quan chức phải chịu trách nhiệm chính về giải quyết hậu quả Thủ Thiêm.
Còn nhớ vào trước kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2018, nước mắt dân oan và áp lực quá lớn của dư luận xã hội cùng cái lò lây lất khói của Tổng bí thư Trọng đã buộc đảng bộ và chính quyền TP.HCM không thể nhắm mắt làm ngơ. Thế nhưng, bản báo cáo của chính quyền TP.HCM cho Chính phủ về vụ Thủ Thiêm đã hoàn toàn ‘xù’ trách nhiệm. Bản báo cáo này đã hoàn toàn không giải thích thỏa đáng về những dấu hỏi rất lớn mà dư luận xã hội và báo chí công phẫn nêu ra. Bản báo cáo này cũng không thừa nhận bất kỳ cái sai nào thuộc về trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền TP.HCM, mà chỉ thòng một câu ‘UBND TP đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ’.
Thế còn ‘Thủ tướng Chính phủ’ làm gì?
Như thể ‘hiệp đồng tác chiến’, cùng thời điểm Ủy ban nhân dân TP.HCM phát ra báo cáo trên, vào trung tuần tháng Năm năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc họp chính phủ về vụ Thủ Thiêm. Tuy nhiên trong kết luận chỉ đạo của mình, Thủ tướng Phúc dường như đã cố tình bỏ qua việc làm rõ tính pháp lý của Quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm vào năm 1996 và một quyết định bị xem là ký vượt quyền của Phó chủ tịch chính quyền TP.HCM Nguyễn Văn Đua vào năm 2005 khi ‘thay thế’ Quyết định 367 trên. Ông Phúc cũng tỏ thái độ rất lập lờ khi chấp nhận 99% diện tích giải tỏa của chính quyền TP.HCM, tức chấp nhận cả phần ít nhất 140 đất giải tỏa lố mà đã đẩy đuổi cưỡng chế hàng chục ngàn người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ.
Ông Phúc cũng hoàn toàn không đề cập một từ nào về sự biến mất vô cùng khó hiểu của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt vào năm 1996. Ông Phúc lại chỉ dùng từ ‘sai sót’ đối với trách nhiệm của giới quan chức TP.HCM, trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng…
Trong suốt kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2018, cũng như bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Phúc đã tuyệt đối ‘cấm khẩu’ về vụ Thủ Thiêm.
Khi đó, đã xảy ra một nhịp đồng pha kỳ lạ về quan điểm xử lý khủng hoảng Thủ Thiêm của Nguyễn Xuân Phúc với Nguyễn Thiện Nhân, của các cơ quan trung ương như Thanh tra chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả quốc hội của bà Nguyễn Thị Kim Ngân với chính quyền TP.HCM. Tất cả đều toa rập một cách rất… đồng bộ.
Thủ phạm vẫn đạp trên pháp luật
Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2019 đã vọt đến vài trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố – mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 280 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 12 tỷ USD!
Trong vài trăm ‘điểm nóng khiếu kiện đất đai’ ở Việt Nam mà Thanh tra chính phủ thường thống kê, làn sóng khiếu kiện và tố cáo của dân Thủ Thiêm thuộc loại bi phẫn nhất, dày đặc nhất và kéo dài lâu nhất cho tới ngày hôm nay kể từ khi một quyết định phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm được Chính phủ ban hành vào năm 1996.
Trong thực tế, không phải Thanh tra chính phủ và còn lâu mới là cơ quan này, mà chính người dân Thủ Thiêm đã phát hiện ra là chính quyền đã giải tỏa lố hàng trăm ha đất của dân.
Theo tố cáo của dân oan Thủ Thiêm, trong khi bản đồ người dân trưng ra thực tế diện tích đất chỉ hơn 500 ha thì bản đồ 650 ha của chính quyền tính luôn diện tích nhà đất của người dân.
Có nghĩa là diện tích ‘giải tỏa thêm’ có thể đến 150 ha và do đó đã đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.
Một trong những quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất là Lê Thanh Hải – chủ tịch và sau đó là bí thư thành ủy TP.HCM từ khoảng năm 2000 đến tận cuối năm 2015.
Lê Thanh Hải có những biệt danh chính trị như ‘Anh Hai Sài Gòn’, ‘Lãnh chúa Gia Định’ và cả một biệt danh dân dã mà dân oan Thủ Thiêm đặt cho là ‘Hải Heo’.
Từ nhiều năm qua, Lê Thanh Hải cũng được cho là một trong những quan chức tham nhũng nhất và giàu nhất Việt Nam. Một trong những vụ tai tiếng nhất của Lê Thanh Hải là ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.
‘Đất vàng’ cùng số lợi nhuận khổng lồ trên đã biến thành nguồn cơn khiến chính quyền TP.HCM và Quận 2 tiến hành chiến dịch cưỡng chế di dời đối với dân nơi đây trở nên tàn bạo và đẫm máu nhất trong các vụ cưỡng chế di dời dân ở Việt Nam.
Chiến dịch trên, kéo dài trong nhiều năm trời, đã dẫn đến nhiều cái chết của dân oan Thủ Thiêm nhưng lại tuyệt đối không được bất cứ cơ quan chức năng nào tiết lộ và cũng không được báo chí nhà nước công bố.
Một nạn nhân điển hình của nạn cưỡng chế trên là gia đình bà Nguyễn Thị The. Chồng và con trai của bà The đã treo cổ tự vẫn vì bị cưỡng chế, ruồng bố.
Không chỉ đẩy đuổi dân, chính quyền và công an còn kéo quân phá sập và ủi sạch chùa Liên Trì ở Quận 2 – một cơ sở thờ tự lâu đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Nhưng cho tới nay, toàn bộ thủ phạm gây ra vụ cưỡng chế khổng lồ và đẫm máu ở Thủ Thiêm vẫn không hề bị ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ đụng tới.
Nếu dân không phản ứng mạnh?
“Những hộ ngoài ranh quy hoạch sẽ không phải di dời nữa” – Nguyễn Thiện Nhân nói trong một cuộc gặp với dân oan Thủ Thiêm vào ngày 20/6/2018 .
Nhưng làm thế nào để xác định ‘ngoài ranh quy hoạch’, trong khi cho đến nay toàn bộ chính quyền TP.HCM đã cố tình lấp liếm vụ ‘tấm bản đồ gốc biến mất’, và cho đến ngày hôm nay Thanh tra chính phủ vẫn bỏ ngoài báo cáo nhiều trường hợp nhà dân bị cố tình giải tỏa lố?
Không những không làm được bất cứ điều gì giúp cho dân oan Thủ Thiêm ngoài những hứa hẹn có cánh và ý đồ chỉ muốn đẩy dân oan vào khu tái định cư để khỏi đi khiếu kiện tố cáo, sát tết nguyên đán 2019 Nguyễn Thiện Nhân còn trực tiếp chỉ đạo vụ chính quyền quận Tân Bình giải tỏa như một hình thức cướp đất tại Vườn Rau Lộc Hưng, thậm chí còn cả gan chỉ đạo di dời lư hương trước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở trung tâm Sài Gòn.
Giờ đây, nhiệm vụ có vẻ như duy nhất của Nguyễn Thiện Nhân – quan chức mà từ lâu đã bị thiên hạ gắn mác ‘hèn sĩ’ – là “thăm” dân oan Thủ Thiêm và cố gắng thyết phục những người dân này dọn vào ở trong khu tái định cư Thủ Thiêm – chính là những khu nhà heo hút được xây tạm bợ mà không có gì bảo đảm về chất lượng công trình, thậm chí từ năm 2017 đến nay đưa ra đấu giá mà chẳng có “ma” nào thèm mua.
Để một khi dân oan đã “ổn định” trong khu tái định cư, giới quan chức ăn bẫm hy vọng làn sóng khiếu tố sẽ giảm bớt. Hy vọng đó là rất “đúng quy trình.” Làm thế nào để chính quyền TP.HCM – “tội phạm” trong vụ Thủ Thiêm – lại muốn xử lý những tội phạm “ăn đất” của người dân?
Để cuối cùng, thói “xử lý nội bộ” sẽ dẫn đến “đánh bùn sang ao,” khiến vụ Thủ Thiêm uất nghẹn chỉ còn cách bị nhấn chìm xuồng. Chìm xuồng hẳn.
Như một quy luật về thủ đoạn chính trị không có gì mới và cực kỳ trơ trẽn, cứ sau 3-4 tháng chính quyền TP.HCM lại lấp ló thông tin ‘sẽ giải quyết dứt điểm khiếu kiện Thủ Thiêm’. Quy luật – thủ đoạn này đã kéo dài suốt từ giữa năm 2018 đến nay, sau hai chục năm không có luật pháp mà chỉ có luật rừng ở Thủ Thiêm. Vào lần này cũng vậy, khi Chánh văn phòng Võ Văn Hoan lại ‘cười tươi’ và đưa ra lời hứa mà không biết còn được mấy phần trăm liêm sỉ.
Giờ đây, hàng ngàn dân oan Thủ Thiêm không còn gì để mất lại thêm một lần nữa nhận ra rằng họ vẫn chỉ là những con tốt thí trên bàn cờ lợi ích và chính trị của các nhóm quyền lực – những kẻ coi cái chết tự treo cổ vì phẫn uất do bị cưỡng chế của dân oan chẳng đáng một bữa nhậu của chúng.
Quy luật và thủ đoạn chính trị của chính quyền Nguyễn Xuân Phúc – Nguyễn Thiện Nhân đang tất yếu dẫn đến một quy luật nghịch đảo: nếu dân không phản ứng mạnh, chắc chắn sẽ chẳng có bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm nào được công bố, chưa kể việc có được công bố chăng nữa thì cũng chỉ “đánh bùn sang ao” mà không xử lý bất kỳ bất công ghê gớm nào tại Thủ Thiêm.