Tin Việt Nam – 08/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 08/12/2017

Việt Nam: Khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng

Ông Đinh La Thăng bị đình chỉ sinh hoạt đảng theo sau quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ngày 8/12 của Bộ Công an Việt Nam.

Trước đó cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cho thôi đại biểu Quốc hội với ông Thăng, đồng nghĩa việc ông bị mất quyền miễn trừ.

Ông Thăng bị giáng chức: Truyền thông nói gì?

Việt Nam: Mới mẻ trong xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm?

Ông Đinh La Thăng mất ghế Bộ Chính trị

Các hãng tư vấn đánh giá vụ Đinh La Thăng

Người dân TP HCM nói về ông Đinh La Thăng

Doanh nghiệp Nhật bất an vì vụ ông Thăng?

Trong ngày 8/12, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã ký Quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Đinh La Thăng.

Bắt hai người

Cũng liên quan, ngày 8/12, ông Nguyễn Quốc Khánh mất ghế đại biểu quốc hội và cũng bị khởi tố bị can, bắt tạm giam.

Ông Khánh nguyên là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).

Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao báo cáo.

Sau đó, cơ quan này thảo luận, tiến hành biểu quyết “với tỷ lệ nhất trí cao” thông qua Nghị quyết số 456/NQ-UBTVQH14 ngày 08/12/2017 “Về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, Đại biểu Quốc hội khóa XIV”.

Xem trang Tường thuật trực tuyến của BBC:

Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 457/NQ-UBTVQH14 ngày 08/12/2017 “Về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, Đại biểu Quốc hội khóa XIV”.

Hồi tháng Năm, ông Thăng đã bị kỷ luật, ra khỏi Bộ Chính trị, thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM và được phân công làm Phó ban Kinh tế Trung ương.

Ông từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan hai vụ án kinh tế mà Bộ Công an đang điều tra.

Bộ Công an đang tiến hành điều tra hai vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng.

Vụ thứ nhất liên quan tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (OceanBank).

Vụ án thứ hai liên quan tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.

ÔNG ĐINH LA THĂNG BỊ BẮT TẠM GIAM DO LIÊN QUAN ĐẾN 2 VỤ ÁN KINH TẾ NGHIÊM TRỌNG

Hôm nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng – Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc này thực hiện theo quyết định khởi tố bị can số 522/C46 ngày 8/12/2017 và lệnh bắt tạm giam số 134/C46 ngày 8/12/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. 

Ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, hiện là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa XIV, liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra, gồm:

Vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank);
Vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường, thông qua 2 nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng,

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã ký Quyết định 631-QĐNS/TW về việc đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42279446

 

Tường thuật trực tiếp :

Ông Đinh La Thăng bị khởi tố, tạm giam

17:27

Nhắc lại tin hồi tháng 1/2015:

Hoàn cầu Thời báo chỉ trích Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Việt Nam Đinh La Thăng vì cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc, nói ông ‘khơi gợi tư tưởng bài Trung’.

Tờ báo theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc hôm 10/1 nói hành động của ông Thăng đã gây bất bình ở Trung Quốc.

Chiều 4/1, Bộ GTVT đã có cuộc họp với Tổng thầu Trung Quốc EPC của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) về sự cố sập giàn giáo tại dự án này hôm 28/12.

Tạ̣i đó, ông Đinh La Thăng đã gay gắt chỉ trích Tổng thầu EPC là thực hiện dự án không tốt và khẳng định sẽ trình Chính phủ để có thể thay thế tổng thầu EPC trong dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.

Chiều 4/1/2015, Bộ GTVT đã có cuộc họp với Tổng thầu Trung Quốc EPC của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông về sự cố sập giàn giáo tại dự án này hôm 28/12. Tạ̣i đó, ông Đinh La Thăng đã gay gắt chỉ trích Tổng thầu EPC là thực hiện dự án không tốt và khẳng định sẽ trình Chính phủ để có thể thay thế tổng thầu EPC trong dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.

17:06

Bình luận của Facebooker Nhất Vũ Nguyễn trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt:

“Tôi vẫn cảm thấy những mưu đồ khác sau việc hạ bệ ông Đinh La Thăng. Ông có sai ở một giai đoạn, nhưng ông vẫn là người nói được làm được, có lòng với đất nước.Uy tín của ông quá lớn, có nguy cơ thành đối thủ chính trị nặng kí của ai đó; nên ông bị họ triệt hạ. Tiếc, rất tiếc cho một con người năng nổ, nhiệt huyết như ông.”

16:55

Chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á Zachary Abuza bình luận với BBC

Toàn bộ vụ ông Đinh La Thăng, từ chuyện ông mất ghế ủy viên Bộ chính trị cho đến vụ xử đại án Ocean Bank, đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đầy ngạc nhiên, đều là những chỉ dấu cho thấy vụ này lớn hơn nhiều chứ không đơn giản chỉ là nhằm thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát. Tất cả đều là chính trị. Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ củng cố vị trí của mình. Ông còn triệt hạ các đối thủ chính trị trước Đại hội Đảng sắp tới. Ông Trọng giờ đây đang ở vị thế không ai tấn công được. Tôi thực sự không thể tưởng tượng sẽ có bất kỳ cuộc phản công nào từ vây cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng. Họ chắc là đang kinh hoàng.

Tại Đại hội Đảng vừa qua, điều mà tôi cố giải thích, là chuyện đấu đá nội bộ không phải là giữa “phe cải cách” và “phe bảo thủ” như trước. Rốt cuộc, ông Trọng đã gặp ông Obama tại Nhà Trắng và ủng hộ TPP. Con đường cải cách của Việt Nam là rõ ràng. Tôi không nghĩ sẽ có chuyện đảo ngược. Ông Trọng thấy báo động trước quyền lực ngày một tăng của giới kỹ trị, những người không cho Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều quyền quyết định. Sứ mệnh của ông Trọng là tái lập quyền lực tuyệt đối của Đảng. Đây là ưu tiên duy nhất của ông Trọng trước Đại hội Đảng lần tới.

16:51

Cảnh sát khám xét nhà ông Thăng tối 8/12

Truyền thông Việt Nam đưa tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh khám xét nhà riêng của ông Đinh La Thăng tại tòa CT4, chung cư Sông Đà, Nam Từ Liêm, Hà Nội, từ 19 giờ 30 tối 8/12.

Các báo cho biết nhiều xe biển xanh 80A che kính đen đã xuất hiện tại tòa nhà. Người dân muốn ra vào phải nêu rõ địa chỉ và có sự xác nhận của cư dân sống trong tòa nhà

Đến khoảng 20h45, việc khám xét dường như đã xong và các xe biển xanh đã rời đi.

16:27

Tóm tắt sự nghiệp của ông Đinh La Thăng

8/12/2017: Bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thôi đại biểu Quốc hội, bị đình chỉ sinh hoạt Đảng sau quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam do Bộ Công an ký cùng ngày.

5/2017: Bị kỷ luật, mất ghế trong Bộ Chính trị, mất chức Bí thư Thành ủy TP.HCM. Được chuyển sang làm Phó ban Kinh tế Trung ương.

4/2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, bị Chủ tịch nước miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Giao thông Vận tải.

2/2016: Được bầu làm Bí thư Thành ủy TP HCM.

1/2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

7/2011: Được bầu làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

12/2008: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

4/2006: Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Bí thư Đảng uỷ cơ quan Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

1/2006-12/2008: Giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

11/2003-12/2005: Giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa thiên – Huế. Đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.

4/2001-10/2003: Giữ chức Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà. Đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.

1995-3/2001: Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công đoàn Tổng công ty Sông Đà; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

1983-1988: Kế toán viên, Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng công ty, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Công ty Cung ứng vật tư thuộc Tổng công ty Xây dựng thủy điện Sông Đà.

Ông Đinh La Thăng sinh ngày 10/09/1960 tại Nam Định. Học vị: Tiến sỹ.

s16:11

Trong một bài ra hồi tháng 05/2017 bàn về việc ông Thăng bị mất chức bí thư thành ủy Tp HCM, Financial Times mô tả ông Đinh La Thăng có quan hệ mật thiết với ngân hàng đầu tư Morgan Stanley của Hoa Kỳ.

“Công ty tài chính của PetroVietnam (PVFC) có một thỏa thuận đối tác chiến lược với Morgan Stanley trong giai đoạn ông Thăng bị cáo buộc có các vi phạm. Ngân hàng này cũng từng tuyển con gái ông là Đinh Hương Ly trong giai đoạn từ 2006 tới 2013. Không có cáo buộc việc làm gì sai trái đối với ngân hàng Hoa Kỳ này hay cô Hương Ly.

“Ông Đinh La Thăng giám sát việc bán 10% cổ phần của PVFC cho Morgan Stanley với giá 217 triệu đôla….Morgan Stanley cùng với Citigroup đóng vai trò tư vấn cho việc bán cổ phiếu ra thị trường lần đầu (IPO) cho Vietnam Airlines. Quá trình này được ông Thăng giám sát khi ông là Bộ trưởng Giao thông trong giai đoạn 2011-2016.

“Chính quyền Tp HCM của ông Thăng vào năm 2016 có nhận một đề xuất từ một công ty Mỹ để lắp đặt hệ thống giao thông thông minh được Morgan Stanley cho vay bảo lãnh 300 triệu đôla”.

15:26

Ủy viên Bộ Chính trị nào ở VN từng bị kỷ luật?

Trong hệ thống chính trị của Việt Nam sau 1975, thành viên Bộ Chính trị là những nhân vật cao cấp nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền và việc kỷ luật họ là rất hiếm khi xảy ra.

Tuy vậy, kể từ Đại hội 6 của Đảng cầm quyền ở Việt Nam năm 1986 cũng đã có một số trường hợp ủy viên Bộ Chính trị nhận những hình thức kỷ luật khác nhau.

Đó là các ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Hà Phan, Trương Tấn Sang, và mới đây nhất, hồi tháng 5 vừa qua, là ông Đinh La Thăng.

Tóm tắt

Ông Đinh La Thăng bị đình chỉ sinh hoạt Đảng theo sau quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ngày 8/12 của Bộ Công an

Trước đó, cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cho thôi đại biểu Quốc hội với ông Thăng, đồng nghĩa việc ông bị mất quyền miễn trừ

Tháng 5/2017, ông Thăng bị kỷ luật, ra khỏi Bộ Chính trị, thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.H CM và được phân công làm Phó ban Kinh tế Trung ương

http://www.bbc.com/vietnamese/live/vietnam-42272627

 

Việt Nam: Mới mẻ trong xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm?

Dư luận Việt Nam đang chú ý việc Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

Ủy viên Bộ Chính trị nào ở VN từng bị kỷ luật?

Bình luận của Luật sư Trần Quốc Thuận

Giải mã ‘Chính phủ kiến tạo’ của ông Phúc

Giải mã ‘Chính phủ kiến tạo’ của ông Phúc

‘Chính trị Việt Nam đang có sóng ngầm’

Đây là Quy định được ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành hôm 15/11.

Thực ra, đây không hẳn là chuyện mới, vì nó chỉ thay thế Quy định 181-QĐ/TW đã ban hành ngày 30/3/2013.

Vậy có gì mới, khác trong việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm?

So với quy định 181-QĐ/TW năm 2013, Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 tăng hơn một điều, từ 36 lên 37.

Điều mới bổ sung

Một điều mới hoàn toàn, ghi trong Điều 3, nói về Thời hiệu xử lý kỷ luật:

– 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

– 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia và việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Xử lý ‘kịp thời’ và không luân chuyển

Về Nguyên tắc xử lý kỷ luật, lần này Đảng thêm một chữ “kịp thời” khi nói: “Tất cả các đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất kỳ cương vị, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử l‎ kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.”

Cũng trong Điều 2 này, Quy định mới bổ sung chi tiết: “Không được luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước đối với đảng viên đang được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật.”

Khuyến khích ‘báo cáo’

Điều 4 đề cập tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật đảng.

Nếu trước đây Đảng sẽ xem xét giảm nhẹ nếu “bị ép buộc mà vi phạm”, thì bây giờ, câu này được sửa thành chỉ được xem xét nếu “bị ép buộc nhưng đã chủ động báo cáo với tổ chức”.

‘Trung thực trong lý lịch’

Định nghĩa Vi phạm về quan điểm chính trị và chính trị nội bộ, giờ đây Đảng thêm nội dung hoàn toàn mới: “Không trung thực trong khai lý lịch, lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên.”

Một “vi phạm” mới nữa được ghi vào là “đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên, đa đảng”.

Quấy rối tình dục

Cả hai quy định 2013 và 2017 đều ghi sẽ khiển trách nếu Có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức mà “gây hậu quả ít nghiêm trọng”.

Tuy vậy, nếu đọc tiếp, sẽ thấy cả quy định cũ và mới đều ghi thêm rằng “nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng” thì sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức.

Nếu hành vi quấy rối tình dục gây “hậu quả rất nghiêm trọng” thì sẽ bị khai trừ.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42279445

 

VN Index có bắt đầu lao dốc?

Chi PhạmGửi cho BBC từ Washington D.C, Hoa Kỳ

Sau cơn hồ hởi của kỳ họp APEC ở Đà Nẵng vào tháng 11/2017, VN Index hy vọng tìm đường đi đến mốc tâm lý quan trọng 1,000.

Nhưng sau khi đạt mức 970 ngày 04/12/17, trong ba ngày qua liên tiếp, chỉ số này đã mất 32 điểm hay 3,3%. Ngoài Hà nội, chỉ số chứng khoán cũng mất 2,3% riêng ngày 05/12 và chỉ tăng nhẹ trong hai ngày hôm sau. Đây là lúc cơn sốt chứng khoán tạm ngừng hay dấu hiệu của một cơn lao dốc sắp bắt đầu?

VN Index đang được dân đầu tư và đầu cơ mong tái lập kỷ lục cũ 1.100 của năm 2007 cũng sau kỳ họp APEC ở Hà nội vào tháng 11/2006. Dạo đó, thay vì tìm đến đỉnh trời bao la không giới hạn như giới chứng khoán mong mỏi, chỉ số này đã lao xuống nhiều vực thẳm tới mức 250 trước khi tạm dừng và loay hoay ở mức 300-400 trong nhiều năm. Trong cả hai thời kỳ đó, thị trường chứng khoán (TTCK) có phản ánh tình trạng thực của nền kinh tế không và ra sao?

VN muốn tăng tốc cổ phần hóa DNNN

Hướng đi mới của thị trường chứng khoán VN?

Sáu cách chống tham nhũng để VN chọn

Mười một năm trước, TTCK còn phản ánh các yếu tố căn bản của nền kinh tế nhiều triển vọng hơn về “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” được tung hô, và nền tài chính ngân hàng tương đối ổn định chưa bị phá nát về nợ nần của các xí nghiệp quốc doanh lớn kiểu Vinashin hay Vinalines…Đầu cơ bất động sản đang sôi sục nhưng nợ xấu ngân hàng còn chịu đựng được. Ngân sách quốc gia thời cựu Thủ Tướng Phan Văn Khải còn có kỷ luật tương đối của một nhà điều hành kỹ trị thận trọng.

Trong mười năm sau (2007-2016), nền tài chính đất nước bị tàn phá bởi nhóm lợi ích thân cận (“cronies”) đã thu vén không nương tay, đưa đến tài nguyên quốc gia cạn kiệt, ngân sách ở thế vỡ trận và nợ công ở mức 210% GDP thực sự

Trong mười năm sau (2007-2016), nền tài chính đất nước bị tàn phá bởi nhóm lợi ích thân cận (“cronies”) đã thu vén không nương tay, đưa đến tài nguyên quốc gia cạn kiệt, ngân sách ở thế vỡ trận và nợ công ở mức 210% GDP thực sự (thay vì 63,7% như công bố chính thức, vì không kể đến món nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà chính phủ thực sự phải gánh trả), nợ xấu ngân hàng trên 15% tổng dư nợ nhưng vẫn được gói gọn dưới mức chính thức công bố là 3%. Các DNNN vẫn không lối thoát vì thiếu quyết tâm giải quyết thực sự. Nhiều chính sách trong thời kỳ này còn đi ngược lại chương trình Đổi Mới tương đối thành công của 2 thập niên trước.

Cải cách thể chế ở VN: Dấu ấn 2016

‘Tổ tư vấn của Thủ tướng VN là kênh mở’

Việt Nam: Quân đội vẫn làm kinh tế, nhưng sẽ giảm?

Kinh tế đang về đâu?

Kinh tế Việt Nam bây giờ, không ai còn nhắc nhở đến khẩu hiệu “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” quen thuộc của 10 năm trước. Thay vào đó, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ào ạt và nóng hổi, nhưng không có định hướng chính sách quốc gia, nền kinh tế hướng đến mô hình kinh tế dịch vụ theo mẫu của Philippines.

Sẽ khai thác du lịch thành công, các khu resorts khách sạn nhà hàng giải trí phát triển liên tục để phục vụ khu dịch vụ đó và khu FDI, nhất là khách hàng Trung quốc, Hàn quốc và Nhật bản. Sẽ có thêm nhiều lao động rẻ gồm trí thức và chuyên gia, mà đa số bị thất nghiệp trong nước vì kinh tế đang thật sự bế tắc, ra nước ngoài kiếm sống và gửi tiền về hỗ trợ gia đình. Số nhỏ trí thức có vốn kỹ thuật cao sẽ tìm được bến đỗ ở các nước tiên tiến mà thiên đường là Mỹ.

Còn lại nền kinh tế nội địa phục vụ giới đầu tư ngoại và giới trung lưu trong nước đang giàu có lên sẽ phát triển mạnh trong vài năm tới.

Giải quyết thâm hụt ngân sách? Hy vọng giá dầu quốc tế sẽ tăng lên trên 60$/thùng để khai thác thêm tài nguyên dự trữ, nhưng giải pháp chính là bán các công ty nóng như Vinamilk, Sabeco, Vinaconex…Điều kiện là phải hâm nóng TTCK và bất động sản để tăng thu cho ngân sách trong kế hoạch này. Và bước đầu đã thành công, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã biết châm tín dụng ào ạt cho hệ thống ngân hàng vào hai khu vực này từ quý 3 năm nay, nhằm mục đích tăng mức tín dụng lên 20-22%, để đẩy tốc tăng trưởng GDP lên 6,7% cho cả năm 2017 như mục tiêu chính thức.

Sốt chứng khoán

Bước thứ hai thành công đáng kể và nhờ hình ảnh hấp dẫn của kỳ họp APEC như năm xưa, đầu cơ đã đưa VN Index lên nhanh chóng vượt mức 800 rồi 900 trong thời gian kỷ lục một tháng, như dạo tháng 11/2006 đến tháng 1/2007 đã vượt mức 1.100 trong hồ hởi của thị trường. Ai nói ngược lại là “thằng điên” như người viết này đã chịu đựng sự châm biếm trêu chọc trong nhiều tháng lúc đó, khi còn là “phân tích gia chiến lược” của một quỹ đầu tư hàng đầu! Dù kết quả là quỹ này đã xuống vài trăm triệu đô trong năm 2007.

Lịch sử có tái diễn? Tất nhiên, nhưng trong khung cảnh nền kinh tế vĩ mô tệ hại hơn nhiều trong dài hạn, dù trong ngắn hạn đang có vẻ hấp dẫn. Thêm vào đó tuy chứng khoán Việt Nam đang dẫn đầu so với các nước ASEAN, và lên vù vù vượt mặt cả chỉ số Dow Jones ở Hoa kỳ (lên 35% từ ngày 08/11/16 lúc ông Trump đắc cử TT đến hôm 04/12/17), nhưng tỷ số quan trọng của thị trường Việt Nam là P/E hiện nay ở mức 17-18 cũng không còn rẻ nữa.

Sẽ lao dốc? Và làm gì?

Con đường cho VN Index leo đến 1.000 có lẽ còn hé mở trước khi lao xuống. Một thân hữu theo sát tình hình kinh tế và thị trường nhận xét rằng đầu cơ chứng khoán sẽ vẫn còn tiếp: “nếu NHNN không thay đổi chính sách cho vay thì chẳng ai dừng lại đâu!”.

Ông Các Mác có câu nói rất hay và hoàn toàn đúng cho máu chuộng bài bạc và đầu cơ ở xứ mình: nhà đầu tư nếu lãi 300% thì chết cũng vẫn làm. Câu này cũng đúng lắm cho toàn nền kinh tế hiện nay. Vì lợi nhuận, người ta chẳng sợ gì hết và không phải chỉ giới hạn ở nhà đầu tư như Mác nhận xét mà là toàn xã hội. Vụ đặc khu kinh tế và hiện tượng BOT (Buy-Operate-Transfer) đang được bàn sôi nổi là các thí dụ khác.

Thép VN ‘xuất xứ TQ’ bị Mỹ trừng phạt

Câu chuyện Xuân Anh và những ‘hạt giống đỏ’

Trung ương 5 và vấn đề ‘nhất thể hóa’

Nhưng nếu VN Index thật sự lần này đang lao xuống, sẽ dừng ở mức nào và bao lâu nữa? Câu hỏi khó nhất cho cả các dân chơi và nhà phân tích. Có lẽ may mắn chỉ số có thể tạm dừng ở mức 600, nhờ đầu cơ mới bùng nổ trong nửa năm sau và ngân sách còn cần nguồn thu mới từ bán tài sản hiện có. Bao giờ tới mức đó? Câu trả lời tùy theo sự sáng suốt tỉnh ngộ kịp thời của giới hữu trách, nhất là NHNN, nếu muốn có hạ cánh an toàn cho thị trường lần này để tránh thảm kịch xảy ra cho toàn nền kinh tế kéo dài từ 2007 đến 2010, khi cả bất động sản và chứng khoán cùng “sập tiệm”, và đe dọa đổ vỡ của hệ thống ngân hàng.

Các quỹ đầu tư chứng khoán, nhất là của nước ngoài, đã tạo thành tích lợi nhuận cao trong 6 tháng qua và có thể chịu đựng các mất mát trên giấy tờ của “portfolios” cho 6 tháng tới. Nhưng riêng cho các dân chơi đầu cơ cá nhân, có biết tỉnh ngộ sớm hay không để giữ tiền ăn Tết?

Ai khôn thì tỉnh sớm cho vợ con hay chồng con nhờ? Phải biết nhớ lại lịch sử, mới 10 năm trước thôi.

* Bài thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả Chi Phạm, chuyên gia kinh tế tài chính ở Hoa Kỳ.

http://www.bbc.com/vietnamese/business-42279745

 

Linh mục Thục ‘không được đi dự điều trần nhân quyền ở Úc’

Linh mục JB Nguyễn Đình Thục trả lời BBC về việc ông bị Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất ngăn không cho đi dự phiên điều trần về nhân quyền, môi trường Việt Nam ở Úc.

Linh mục Thái Hà bị cấm xuất cảnh

Báo QĐND nói về ‘lợi dụng tôn giáo kích động’

Giới linh mục vận động quốc tế về vụ Formosa

Linh mục ở nhà thờ Thọ Hòa bị đòi ‘đối thoại’

Theo dự kiến, linh mục Thục, giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh là một trong những người từ Việt Nam được mời dự phiên điều trần tại Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Liên bang Úc hôm 7/12.

Ông Thục là một trong các linh mục dẫn dắt các cuộc biểu tình của giáo dân, ngư dân ở miền Trung đòi bồi thường thiệt hại trong vụ Formosa hồi năm ngoái.

Văn bản của Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất do Trung tá Nguyễn Tiến Sỹ ký quyết định lúc 1:00 hôm 6/12, ghi: “Chuyến bay JQ62 của hãng Jetstar đi Sydney (Úc) lúc 2:10, Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất phát hiện ông Nguyễn Đình Thục là người thuộc diện chưa được xuất cảnh, theo đề nghị của Công an tỉnh Nghệ An.”

Văn bản cũng yêu cầu ông Thục “liên hệ Công an tỉnh Nghệ An để giải quyết.”

Nghệ An: Chuyện gì xảy ra ở một giáo xứ?

Nghệ An: ‘Hội Cờ Đỏ’ tự phát nhưng được phép?

Nghệ An: ‘hàng trăm người’ đi kiện Formosa

Người dân Nghệ An lại tiếp tục kiện Formosa

‘Hằn thù’

Trả lời BBC sau khi đã về lại Nghệ An hôm 7/12, linh mục Thục nói: “Sau khi biết mình không được xuất cảnh thì tôi đã gọi điện cho giám đốc Công an tỉnh Nghệ An để hỏi rõ lý do nhưng ông này không nghe máy.”

“Tôi dự định sẽ tiếp tục yêu cầu gặp Công an tỉnh Nghệ An cũng như cân nhắc việc khiếu kiện vì việc ngăn xuất cảnh như thế này đã xâm phạm quyền đi lại của công dân.”

Vụ Formosa: Linh mục Song Ngọc ‘không tư lợi’

Linh mục nói thêm: “Dù tôi không được đi chuyến này nhưng tôi biết linh mục Joseph Phan Sỹ Phương, trưởng ban Hỗ trợ Ngư dân miền Trung và linh mục Anton Nguyễn Thanh Tịnh sẽ thay tôi trình bày về tình hình ở Việt Nam tuy có luật Tự do Tôn giáo và tín ngưỡng nhưng các quyền cơ bản của linh mục lại bị chính quyền ngăn cản.”

Nguyễn Đình Thục điên cuồng dùng lời lẽ xảo biện, vu vạ chính quyền đàn áp giáo dân, lợi dụng những buổi dâng lễ để kích động.Báo Nghệ An viết hồi tháng 6/2017

“Dù không biết phiên điều trần này sẽ có hiệu ứng hay tạo áp lực với Hà Nội đến đâu, nhưng các linh mục là nhân chứng phải lên tiếng để thế giới biết về tình hình tại Việt Nam.”

Hồi tháng Sáu, báo Nghệ An có bài ‘Đem yêu thương vào nơi oán thù’ viết: “Nói xấu chính quyền, luôn rêu rao chính quyền là vô dụng, nhưng lúc bí đường, Nguyễn Đình Thục đã phải nhờ vào sự giúp đỡ của chính quyền để giữ thân. Để rồi, chỉ vừa được giải cứu, mấy phút sau ông ta lại lên mạng lu loa là chính quyền đàn áp, bắt bớ mình! Hành động như vậy, được người đời xem là cách mà “Nguyễn Đình Thục đã tự tay tát vào mặt mình!”

“…Những việc làm mang tính manh động, vì động cơ cá nhân của Nguyễn Đình Thục và những kẻ như ông ta chỉ là mảnh đất màu mỡ cho kẻ xấu lợi dụng để chia rẽ tình đoàn kết lương – giáo trong cộng đồng, đặc biệt là phá hoại chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước.” bài báo viết.

Cũng trong thời điểm tháng Sáu, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong của Giáo xứ Thái Hà, cũng bị dừng xuất cảnh tại sân bay Nội Bài vì “lý do bảo vệ an ninh quốc gia”.

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong được nhiều người biết đến qua các bài giảng thánh lễ Công lý & Hòa bình tại giáo xứ Thái Hà thường được tường thuật trực tiếp trên mạng xã hội vào Chủ nhật mỗi cuối tháng.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42262438

 

Thêm các cán bộ cao cấp bị bắt

vì tham nhũng và lạm dụng chức quyền

Một cán bộ cấp tỉnh là ông Võ Thanh Tùng ở thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai vừa bị bắt vì cáo buộc tội tham nhũng.

Ông Tùng từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban tổ chức thành ủy của đảng cộng sản tại thành phố Biên Hòa vào năm 2015, và cũng từng là Trưởng phòng Nội vụ thành phố Biên Hòa. Đây là hai cơ quan có nhiều quyền lực trong việc bổ nhiệm và tuyển dụng nhân sự trong thể chế của Việt Nam hiện nay.

Theo thông tin của cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Nai thì ông Tùng mắc hai sai phạm. Thứ nhất là ông đã cắt ngân sách dùng để khen thưởng các danh hiệu thi đua trong địa phương để bỏ túi riêng một số tiền là năm trăm triệu đồng. Thứ hai là ông đã nhận hối lộ 70 triệu để đưa một người vào làm công chức cấp phường.

Tin cũng cho biết là trước đó ông Tùng đã bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện ông bị bắt tạm giam với tội danh lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Cũng tại Đồng Nai, nguyên Tổng Giám đốc Công ty sổ xố kiến thiết và dịch vụ tổng hợp tỉnh Đồng Nai là ông Nguyễn Văn Minh, bị bắt với tội danh lạm dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.

Tin cho biết là trong thời gian làm Bí thư đảng ủy của tổng công ty vừa nêu từ năm 2010 đến 2015, ông Minh đã có nhiều sai phạm trong công tác cán bộ, tức là việc điều động và tuyển chọn người dưới quyền ông.

Ông Minh đã tuyển người thân của mình vào làm việc, cũng như không khai đúng thu nhập, không quyết định mức thế chấp cho các đại lý vé số theo đúng qui định.

Tin báo chí Việt Nam loan tải nói rằng ông Minh đã không chấp hành nghiêm kết luận của Ủy ban kiểm tra tỉnh Đồng Nai, nhưng không nói rõ về quyết định này, cũng như không nói rõ là ông có bị khai trừi đảng hay chưa.

Liên quan đến việc kỷ luật đảng viên của Đảng Cộng sản, cách đây hai hôm, ngày 6 tháng 12 năm 2017, báo chí nhà nước loan tin về một chỉ thị mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là chỉ thị 102, qui định sẽ khai trừ những đảng viên nào lên tiếng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi thực hiện tam quyền phân lập, hay xã hội dân sự.

Hôm 8 tháng 12, một viên chức cao cấp của đảng là ông Trần Đình Đồng, Vụ phó Vụ nghiên cứu, Ủy ban kiểm tra trung ương nói với báo chí rằng theo qui định 102, sẽ có những trường hợp phạm kỷ luật nhưng có thời hiệu thực hiện, tức là khi phát hiện việc phạm tội mà đã quá lâu thì không bị kỷ luật nữa.

Ông Đồng đưa ra hai thời hạn là 5 năm đối với hình thức kỷ luật khiển trách, và 10 năm đối với hình thức cảnh cáo và cách chức.

Tuy nhiên hình thức kỷ luật khai trừ đảng thì không có thời hiệu, liên quan đến những sai phạm thuộc về chính trị, an ninh, quốc phòng, xâm hại lợi ích quốc gia, sử dụng văn bằng giả.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-party-officials-arrested-12082017082456.html

 

Dân dựng lều phản đối nổ mìn thi công

Một số người dân tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh tiến hành dựng lều và rào chắn khoảng nửa tháng nay để phản đối việc nổ mìn của đơn vị thi công cao tốc Hạ Long – Vân Đồn. Đây là dự án do BOT Biên Cương là chủ thầu.

Truyền thông trong nước cho biết người dân tại khu 12 và khu Vạn Yên, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long bấy lâu nay rất bức xúc vì đội thi công cho nổ mìn phá đá, khiến nhà cửa của họ bị hư hỏng. Ngoài ra không khí bị ô nhiễm nặng vì khói bụi. Việc thi công gây ra nhiều tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ.

Những người dân bị tác động đã gửi đơn đến cơ quan chức năng nhưng không nhận được hồi đáp. Phía nhà thầu cũng không thay đổi, ngoài việc đền bù cho mỗi hộ 2 triệu đồng nhưng dân không nhận.

Quá trình thi công đã diễn ra suốt một năm nay.

Trả lời báo chí, ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch UBND phường Việt Hưng xác nhận có 160 hộ dân bị ảnh hưởng, và hiện chủ thầu cùng cơ quan chức năng đang lập kế hoạch bồi thường. Ông cũng cho biết chính quyền đã ra lệnh dừng việc nổ mìn từ đầu tháng 12.

Tuy nhiên, người dân phản ánh với báo chí rằng họ vẫn chưa thấy động thái gì từ phía chủ thầu và chỉ gỡ bỏ rào cản khi nhận được bồi thường thỏa đáng.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/some-people-in-ha-long-set-up-tents-and-barriers-to-protest-against-mine-explosion-12082017075851.html

 

Quốc hội Úc điều trần về vi phạm nhân quyền Việt Nam

Quốc hội Liên bang Úc hôm 7/12 đã tổ chức một buổi điều trần về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, trong khi chính quyền Hà Nội cấm linh mục Nguyễn Đình Thục tham dự phiên điều trần này.

Từ Sydney, anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai của nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Trung Tôn, người đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm, hôm 8/12 nói với VOA rằng anh có cơ hội lên tiếng về tình hình vi phạm nhân quyền tại quê nhà.

“Buổi điều trần chính thức do Tiểu ban Nhân quyền của cả Thượng viện và Hạ viện thuộc Quốc hội Úc tổ chức. Họ lắng nghe ý kiến của các linh mục, các nạn nhân, các thân nhân của các nhà hoạt động đang bị cầm tù.”

Buổi điều trần được tổ chức tại Canberra hôm 7/12, trước ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12, còn nhằm mục đích làm rõ thêm những quan ngại về nhân quyền Việt Nam mà 68 vị Dân Biểu Úc đã đề cập trong một bức thư chung vào tháng 10 vừa qua. Theo đó, các dân biểu Úc đã bày tỏ quan ngại về các đợt đàn áp ngày càng khốc liệt của chính quyền Việt Nam đối với những tiếng nói ôn hoà kể từ đầu năm 2017 đến nay.

Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa đã thay mặt cho hội Anh Em Dân Chủ mang tiếng nói đến chính giới Úc. Đồng thời, anh Nghĩa tham gia vận động trả tự do cho cha mình là mục sư Nguyễn Trung Tôn và các thành viên khác của hội đang bị bắt giữ.

Hội Anh Em Dân chủ thì từ đầu năm đến bây giờ có 7 người bị bắt, và hiện có tổng cộng 13 thành viên của hội đang bị giam cầm.

Nguyễn Trung Trọng Nghĩa

“Tôi đã nhấn mạnh rằng từ đầu năm đến giờ có 21 người đã bị bắt ở Việt Nam và 3 người phải trốn đi. Riêng Hội Anh Em Dân chủ thì từ đầu năm đến bây giờ có 7 người bị bắt, và hiện có tổng cộng 13 thành viên của hội đang bị giam cầm. Ở bên ngoài có đến 30 thành viên bị mời lên mời xuống, hoạnh hoẹ, dọa dẫm, để lấy bằng chứng ghép tội các thành viên Hội Anh em Dân chủ. Hiện tại họ đang rất lo sợ vì có thể bị bắt bất kỳ lúc nào.”

Anh Nghĩa còn cho biết anh và các linh mục từ Việt Nam sang, hôm 8/12 đã có buổi gặp với ông John Barilaro, Quyền Thủ hiến của tiểu bang New South Wales, nơi có đông dân nhất của Úc và thành phố Sydney là thủ phủ. Anh Nghĩa cho biết ông Barilaro hứa sẽ vận động một lá thư chung kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam.

Anh Nghĩa cho biết thêm rằng chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn việc xuất cảnh đối với linh mục Nguyễn Đình Thục thuộc giáo sứ Song Ngoc, tỉnh Nghệ An. Linh mục Thục là người từng lên tiếng bảo vệ cho ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra từ năm ngoái.

“Tôi từ Manila, Philippines sang Úc và không gặp trở ngại gì. Tuy trong đoàn đi điều trần lần này có một người bị cấm xuất cảnh. Đó là linh mục Nguyễn Đình Thục bị cấm xuất cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất vì lý do an ninh, công an tỉnh Nghệ An không cho biết. Tuy nhiên, các linh mục khác có cơ hội sang đây trình bày về vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng, quyền sở hữu đất đai tại Việt Nam.”

Linh mục Nguyễn Đình Thục bị cấm xuất cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất vì lý do an ninh.

Nguyễn Trung Trọng Nghĩa

Trên mạng xã hội hôm 8/12 loan truyền một văn bản được cho là của Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất do Trung tá Nguyễn Tiến Sỹ ký hôm 6/12, nói rằng: “Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất phát hiện ông Nguyễn Đình Thục là người thuộc diện chưa được xuất cảnh, theo đề nghị của Công an tỉnh Nghệ An.”

VOA chưa thể liên lạc với Cục Xuất nhập Việt Nam để xác nhận thông tin này.

Ông Nguyễn Trung Tôn, thành viên của Hội Anh Em Dân chủ, bị bắt vào cuối tháng 7 năm nay, cùng lúc với ký giả Trương Minh Đức, nhà hoạt động Phạm Văn Trội và luật sư Nguyễn Bắc Truyển.

Hội Anh Em Dân chủ là một tổ chức xã hội dân sự đã hoạt động ôn hòa hơn 4 năm trước nhằm thúc đẩy nhân quyền và tiến bộ xã hội ở Viêt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/quoc-hoi-uc-dieu-tran-ve-vi-pham-nhan-quyen-viet-nam/4155251.html