Tin Việt Nam – 08/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 08/11/2018

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy sẽ ra tòa ngày 22/11

Nhà hoạt động nữ Huỳnh Thục Vy sẽ ra tòa xét xử sơ thẩm vào ngày 22/11 tới đây.

Tòa án Nhân dân Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak vào sáng ngày 8 tháng 11, thông báo quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm đối với nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy với cáo buộc tội “Xúc phạm Quốc kỳ” theo điều 276 bộ luật hình sự 1999.

Trước đó vào ngày 2/11, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Buôn Hồ đã tống đạt bản Cáo trạng quyết định truy tố cô Huỳnh Thục Vy.

Luật sư Đặng Đình Mạnh người bào chữa cho cô Vy tại phiên tòa sắp tới cho chúng tôi biết,

Cô Vy nói rất rõ động cơ của cổ là muốn tìm một biểu tượng mà cô không muốn phủ nhận nó. Thì phủ nhận của cô là chính quyền Việt Nam hiện nay là chính quyền không chính danh, tôi cho rằng cô Vy đang thể hiện quan điểm chính trị của cô ấy , mà thể hiện quan điểm như vậy thì đó không phải là hành vi có tội. Nhưng đối với chính quyền Việt Nam nhất là các cơ quan lập pháp thì họ truy tố họ thể hiện quan điểm rất rõ là cô Vy sẽ chịu tội về vấn đề này. Theo như định hướng mà hồi nào giờ Việt Nam vẫn áp dụng thì chắc chắn 100% cô Vy sẽ bị kết tội nhưng với tư một luật sư chúng tôi vẫn nói lên quan điểm của mình về tòa và chúng tôi vẫn khẳng định là cô Vy không có tội đối với trường hợp này.”

Bộ Luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam quy định: “Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Luật sự Mạnh cũng cho hay nếu cô Huỳnh Thục Vy bị tuyên hình phạt tù giam thì với điều kiện cô Vy đang có con dưới 36 tháng tuổi sẽ không thể thi hành hình phạt. Hình phạt sẽ phải hoãn lại cho đến khi nào con cô ấy hơn 36 tháng tuổi.

Cô Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985 là một blogger và là một trong những thành viên sáng lập của Hội Phụ nữ Nhân quyền hiện đang sống ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak.

Vào ngày 10/8 cô bị công an bắt với cáo buộc tội xịt sơn lên lá cờ đỏ sao vàng và cô cũng thừa nhận mình là người xịt sơn để biểu đạt quan điểm của bản thân phản đối chính quyền Việt Nam hiện nay.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-female-activist-huynh-thuc-vys-trial-set-on-nov22-11082018073514.html

 

Trường hợp tù chính trị Nguyễn Văn Hóa

 được trình lên Liên Hiệp Quốc

Kiến nghị về trường hợp tù chính trị trẻ Nguyễn Văn Hóa được tổ chức Freedom Now và Công ty luật toàn cầu Dechert LLP thay mặt gửi đến Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện và yêu cầu có hành động ngay lập tức về trường hợp này.

Thông báo đề ngày 6 tháng 11 do Freedom Now phát đi với nội dung vừa nêu.

Tổ chức này nêu rõ Việt Nam tiếp tục giam giữ anh Nguyễn Văn Hóa là vi phạm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc Tế

Ông Kate Barth, Giám đốc pháp lý của Freedom Now nói rằng  anh Nguyễn Văn Hóa không phải là tội phạm mà chỉ là một nhà báo công dân tường thuật về thảm họa môi trường, và việc tiếp tục giam giữ anh Hóa là một bằng chứng Việt Nam đang hình sự hóa hoạt động báo chí.

“Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam thả anh Hóa ngay lập tức và vô điều kiện. Chúng tôi tin rằng Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện cũng sẽ có kết luận tương tự”, ông Barth nói thêm.

Vào tháng 4 năm 2016, bốn tỉnh miền Trung Việt Nam gánh chịu thảm họa môi trường do Nhà máy thép Fomosa Hà Tĩnh xả thải trực tiếp ra biển khiến cá chết hàng loạt, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề chưa từng có. Các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân phản đối nhà máy thép Fomosa diễn ra khắp nơi dưới sự đàn áp của nhà cầm quyền.

Anh Nguyễn Văn Hóa là nhà hoạt động tham gia tích cực vào các hoạt động phản đối Nhà máy thép Formosa gây ra thảm họa biển miền Trung và giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này.

Cũng theo Freedom Now thì trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Hóa quay phim cho ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do. Hóa là người đầu tiên sử dụng flycam để thu lại hình ảnh hơn chục ngàn người biểu tình trước cổng công ty Formosa vào tháng 10/2016.

Nguyễn Văn Hóa bị bắt vào ngày 11/1/2017 nhưng đến ngày 6/4/2017 chính phủ mới chính thức ra thông báo bắt giữ. Anh bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự trong phiên xử hôm 27/11/2017.

Phiên xử không hề được thông báo trước, không có luật sư bào chữa và diễn ra chóng vánh chỉ trong hai tiếng rưỡi.

Vào ngày  24/10 vừa qua, thân nhân anh Nguyễn Văn Hóa công khai bức thư anh gửi về cho gia đình, cho biết Phó giám thị Trại Tạm giam Công an tỉnh Nghệ An đã đánh đập anh tại phòng cách ly của Tòa án khi anh được đưa đến để làm chứng trong phiên xử ông Lê Đình Lượng vào ngày 16 tháng 8 năm 2018.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/young-political-prisoner-nguyen-van-hoa-case-is-filed-to-un-by-freedomnow-11082018075140.html

 

Tù chính trị Nguyễn Văn Túc

bị chuyển trại giam đến Nghệ An

Tù nhân chính trị Nguyễn Văn Túc, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, vừa bị chuyển trại vào sáng ngày 8 tháng 11 nhưng gia đình không hề được thông báo.

Thông tin này được bà Bùi Thị Rề, vợ ông Túc đưa lên facebook cá nhân sau khi thăm vào chiều cùng ngày mà không gặp được ông Túc.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, chị Nguyễn Thị Mai, con gái ông Túc cho biết:

“Người ta không thông báo gì cả. Lúc mẹ em lên gửi đồ và quần áo thì người ta mới báo chuyển đi từ lúc sáng mà lúc chiều mẹ em mới tới. Ở trại Thái Bình có cái bảng ghi chi tiết ngày hôm nay người nào chuyển đi trại nào, nhưng lúc gặp anh quản giáo anh ấy nói với mẹ em chuyển đi rồi, mẹ em xem chuyển đi đâu thì người ta không ghi. Thông tin rất mập mờ, anh ấy bảo hình như chuyển đi trại Nghệ An thôi chứ không phải chắc chắn.”

Chị Mai cho biết thêm gia đình chị vẫn sẽ sắp xếp để đến Trại giam số 6, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An vào cuối tuần này theo như thông tin ghi nhận được, dù không biết chắc là ông Nguyễn Văn Túc có đang thật sự ở trại giam đó hay không.

“Hỏi mấy bác mà bị giam như bác Đức với chú Thức thì vợ bác ấy bảo là trại giam số 6 Nghệ An nhiều phân trại lắm, ở đâu mới vào được, mỗi phân trại cách nhau không phải là gần.”

Ông Nguyễn Văn Túc bị tuyên y án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế trong phiên phúc thẩm tại Tòa án tỉnh Thái Bình hôm 14/9.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của ông Túc, đồng thời giữ nguyên bản án và cáo buộc ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo Khoản 1, Điều 79, Bộ luật Hình sự 1999 tại phiên sơ thẩm đối với ông này.

Theo chính phủ Hà Nội, Hội Anh em Dân Chủ bị cáo buộc là tổ chức phản động, hoạt động trái pháp luật, nhằm âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chính quyền nhân dân, thay đổi thể chế chính trị.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/political-prisoner-nguyen-van-tuc-was-sent-to-nghe-an-11082018075352.html

 

Viện cớ đất lúa một vụ năng suất thấp

để lấy làm sân golf!

Trong dự thảo nghị định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf, đang được Bộ Kế hoạch- Đầu tư soạn thảo, có quy định đất lúa một vụ năng suất thấp có thể được làm sân golf. Liệu quy định này có phù hợp với quốc gia nông nghiệp như Việt Nam?

Lo ngại sẽ bị lợi dụng?

Mặc dù dự thảo về đầu tư sân golf có nhiều loại đất không được sử dụng để xây sân golf như đất quốc phòng, đất rừng tự nhiên, đất di tích, đất khu công nghiệp, đô thị, đất đê điều và đất trồng lúa… Tuy nhiên, với đất trồng lúa thì dự thảo lại quy định thêm là “trừ đất trồng lúa một vụ năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao và đáp ứng các điều kiện về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Quy định lấy đất lúa một vụ năng suất thấp làm sân golf khiến dư luận lo ngại sẽ bị lợi dụng, không minh bạch trong việc việc chuyển đổi quyền sử dụng đất.

Theo Vietnambiz, tính đến năm 2017, Việt Nam đã có khoảng 58 sân golf ở 24 tỉnh thành, tổng diện tích khoảng 6.340 ha. Hiện vẫn chưa có con số chính thức về giá trị kinh tế các sân golf mang lại, nhưng theo thống kê, mỗi sân golf có diện tích trên 100 ha thì cần đầu tư hàng ngàn tỷ đồng.

Đất lúa một vụ ở trên miền núi, ở vùng không làm thủy lợi được, đó là đất đồi, đất cao nguyên, thì thường thường người ta trồng lúa nương để làm một vụ, đất này cũng không thích hợp làm sân golf lắm.

-Tiến sĩ Đặng Kim Sơn

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do cho biết, đất lúa một vụ thì hiện nay ở Việt Nam không nhiều, chỉ tập trung ở vùng ven biển và vùng đồi núi. Ông nói tiếp:

“Ở vùng ven biển ngập mặn, thì nông dân trồng lúa mùa vào lúc mùa mưa đến, thường thì đất này không thích hợp làm sân golf, vì là vùng đất thấp, nếu không làm lúa thì thích hợp nuôi trồng thủy sản vì điều kiện khí hậu phù hợp hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay của Việt Nam. Đất lúa một vụ thứ hai là ở trên miền núi, ở vùng không làm thủy lợi được, đó là đất đồi, đất cao nguyên, thì thường thường người ta trồng lúa nương để làm một vụ. Nhưng đất này thì người chuyển sang trồng ngô hay gần đây người ta trồng xen trái rất nhiều, đất này cũng không thích hợp làm sân golf lắm.”

Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, hiện nay chủ trương sử dụng diện tích đất lúa đã được thoáng hơn trước. Trước đây thì vì lý do an ninh lương thực nên Việt Nam giữ cứng diện tích đất lúa, không cho chuyển sang cây trồng khác. Nhưng hiện nay trong tái cơ cấu nông nghiệp, hướng về tăng thu nhập cho nông dân thì đất lúa được phép sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Nhưng theo ông, không phải nói như thế là có thể bỏ đất nông nghiệp để chuyển sang các loại hình khác. Ông cho rằng, kể cả đất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, xây dựng thành phố hay làm sân golf thì nên tránh sử dụng vào đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lai, Viện trưởng Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, thì đất đã trồng lúa xấu thì có trồng cây gì khác dù đầu tư lớn cũng không mang lại hiệu quả cao:

“Thật ra thì đất đã trồng lúa xấu thì có trồng cây gì khác thì cũng phải đầu tư rất lớn. Chẳng hạn chuyển sang hoa màu thì đầu tư ban đầu cũng rất là lớn, vì thủy lợi ban đầu mình đầu tư cho lúa là chính. Mà đất đã trồng lúa thấp thì trồng các cây khác hiệu quả cũng thấp. Còn nếu thay đổi trồng cây ăn trái thì lại còn phải làm nhiều thứ hơn và đầu tư rất là lớn. Trước đây theo nghị định 35 thì không cho phép chuyển đất lúa thành đất sân golf, vì Việt Nam cố gắng giữ an ninh lương thực thông qua diện tích trồng lúa. Nhưng Việt Nam hiện nay thì diện tích đất trồng lúa rất là lớn, thành ra những vùng có khả năng chuyển đổi được thì chính phủ vẫn cho đổi.”

Chúng tôi liên lạc với Anh Nguyễn Tiến Lựa, một người trồng lúa ở Bắc Giang, để tìm hiểu về thực tế trồng lúa một vụ tại địa phương, và được anh cho biết như sau:

“Ở đây có chỗ trồng một vụ, có chỗ hai vụ, nếu không úng thì trồng hai vụ, nếu úng thì trồng một vụ chiêm thôi. Nhà nước cho phép cấy lúa thì cấy, còn nhà nước chuyển đổi thì chuyển đổi. Chứ không cho phép mà mình muốn làm cũng đâu làm được. Còn lúa năng suất thấp cũng không thay đổi cây trồng được, vì không phù hợp quy hoạch cũng đâu được làm. Nhà nước quy hoạch làm gì thì mình đành chịu thôi, chứ chẳng làm thế nào được.”

Ảnh hưởng môi trường?

Theo Đại biểu quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, khi trả lời truyền thông cho rằng, đất lúa một vụ nếu năng suất thấp thì trước hết phải xem xét chuyển đổi cây trồng, chuyển sang trồng hoa màu hay nuôi trồng thủy sản… nếu vẫn không hiệu quả mới xem xét chuyển đổi ra khỏi phạm vi nông nghiệp.

Cũng có ý kiến lo ngại đất lúa một vụ năng suất thấp nhưng lại là loại lúa chất lượng cao, mang lại giá trị cao. Tuy nhiên theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lai diện tích này không còn nhiều:

Trước đây đã có trường hợp xây dựng sân golf cắt ngang hệ thống thủy lợi dẫn xuống các vùng lúa khác. Hay có trường hợp phân và thuốc từ cỏ sân golf làm nhiễm bẩn nguồn đất và nguồn nước xung quanh.

-Tiến sĩ Đặng Kim Sơn

“Cũng có những vùng trồng lúa mùa một vụ năng suất thấp, nhưng họ trồng lúa vùng đặc sản chất lượng tốt, giá trị cao. Nhưng diện tích này không còn nhiều, ví dụ như gạo Nàng Hương Chợ Đào, lúc trước có khoảng 600  héc ta, hiện nay chỉ còn 50 héc ta.”

Tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, ngoài những yếu tố về năng suất, hiệu quả, thì còn phải chú ý đến vấn đề môi trường khi chuyển đất lúa một vụ năng suất thấp thành sân golf. Theo ông, ở Việt Nam hiện nay thì các sân golf áp dụng công nghệ thâm canh đối với cỏ, sử dụng phân thuốc khá nhiều, khác với sân golf sinh thái ở nhiều quốc gia khác. Cho nên theo ông nếu sử dụng làm sân golf thì phải có biện pháp bảo vệ hết sức cẩn thận không chỉ với nông dân sản xuất xung quanh, mà đối với cả khu vực lân cận. Ông nói tiếp:

“Trước đây đã có trường hợp xây dựng sân golf cắt ngang hệ thống thủy lợi dẫn xuống các vùng lúa khác. Hay có trường hợp phân và thuốc từ cỏ sân golf làm nhiễm bẩn nguồn đất và nguồn nước xung quanh. Chưa kể là làm sân golf cần diện tích rất rộng, nó làm thay đổi cảnh quan, thay đổi môi trường sinh thái xung quanh. Nên phải rất thận trọng.”

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn đưa ra lời khuyên, không nên chuyển mục đích sử dụng đất lúa một vụ năng suất thấp ra ngoài phạm vi nông nghiệp, trừ trường hợp nằm trong vùng quy hoạch hết sức quan trọng để phải làm công nghiệp hay các công trình phúc lợi công cộng. Còn sân golf thì theo ông, là một mô hình kinh tế tốt nhưng nó phải được quy hoạch bố trí hài hòa với lợi ích của người nông dân, nhất là những vùng cao nơi sinh sống của đa số nông dân nghèo hay người dân tộc thiểu số.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rice-farming-is-not-effective-should-turn-into-golf-11072018122335.html

 

VN: ‘Không đặc xá’

tội Lật đổ chính quyền nhân dân

Một luật sư bình luận với BBC rằng “sẽ có nhiều ý kiến trái chiều từ giới hoạt động nhân quyền về dự luật Đặc xá sửa đổi”.

Tin cho hay các đại biểu Quốc hội hôm 7/11 thảo luận về dự luật Đặc xá sửa đổi.

‘Hi vọng Trần Huỳnh Duy Thức sẽ được ân xá’

Tòa án Việt Nam cần phải được thêm quyền?

Sao Khối Tư pháp vắng mặt trong Bộ Chính trị?

Gia đình vui vì Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực’

Slovakia vẫn ‘điều tra’ vụ Trịnh Xuân Thanh

Báo Tuổi Trẻ hôm 7/11 cho biết: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung rà soát và bổ sung các tội không đề nghị đặc xá, chủ yếu thuộc chương về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và chương về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.”

“Cụ thể, dự thảo Luật đặc xá sửa đổi quy định không đề nghị đặc xá với người bị kết án về một trong các tội: phản bội tổ quốc, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, gián điệp, xâm phạm an ninh lãnh thổ, bạo loạn và khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, phá hoại hòa bình chống loài người và tội phạm chiến tranh, và khủng bố.”

Một trong những thuộc tính của pháp luật Việt Nam là nó phản ánh ý chí của đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền đương nhiên sẽ ban hành các quy định nhằm bảo vệ chế độ chính trị của mình. Đây là một sự thật hiển nhiên, không phải chỉ riêng đảng Cộng sản Việt Nam.luật sư Phùng Thanh Sơn

‘Ý kiến trái chiều’

Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC hôm 7/11: “Tôi nghĩ quy định những tội nào được đặc xá, tội nào không thì phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm của loại tội phạm đó và đặc điểm của thể chế chính trị.”

“Đa số người dân sẽ đồng tình không đặc xá cho các tội: phản bội tổ quốc, gián điệp, xâm phạm an ninh lãnh thổ, phá hoại hòa bình chống loài người và tội phạm chiến tranh, khủng bố.”

“Tuy nhiên việc quy định không đặc xá đối với các tội “bạo loạn và khủng bố chống chính quyền nhân dân, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt từ giới bất đồng chính kiến, giới hoạt động nhân quyền.”

“Nhưng nói thật là tôi không ngạc nhiên với quy định này. Vì một trong những thuộc tính của pháp luật Việt Nam là nó phản ánh ý chí của đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền đương nhiên sẽ ban hành các quy định nhằm bảo vệ chế độ chính trị của mình. Đây là một sự thật hiển nhiên, không phải chỉ riêng đảng Cộng sản Việt Nam.”

“Theo tôi, cái gốc của vấn đề không nằm ở chỗ không đặc xá đối với những tội “nhằm chống lại chính quyền nhân dân” mà nằm ở chỗ chính quyền đó có thực sự là của nhân dân hay không. Nếu chính quyền đó thực sự là của nhân dân chứ không phải của bất kỳ đảng cầm quyền nào thì tôi hoàn toàn ủng hộ không đặc xá đối với những tội này.”

Về một số trường hợp nổi bật

Đề cập về chuyện luật Đặc xá sửa đổi có phải là động thái mở đường cho chuyện trả tự do cho ông Trịnh Xuân Thanh trong những ngày tới, Luật sư Phùng Thanh Sơn nói: “Tôi không nghĩ như vậy.”

“Bởi thông thường để trình một dự án luật, cơ quan soạn thảo phải chuẩn bị ít nhất một hai năm trước đó (tức trước khi ông Trịnh Xuân Thanh “đầu thú”) và để một luật được Quốc hội thông qua có hiệu lực pháp luật thì thường phải mất ít nhất 6 tháng.”

“Chỉ có thể nói dự luật là mở đường cho việc trả ông Trịnh Xuân Thanh về Đức khi thỏa mãn hai điều kiện sau:

Luật có hiệu lực ngay khi được thông qua

Các điều kiện đặc xá mà dự luật đưa ra phù hợp với tình hình của ông Trịnh Xuân Thanh hiện nay.

LS Đài: Vụ xử Lê Đình Lượng ‘còn nhiều bí ẩn’

Đoàn Văn Vươn: ‘Đặng Văn Hiến sẽ thoát án tử’

Bắn chết ba người vì đất đai: Đặng Văn Hiến bị y án tử hình

Ông Lê Đình Lượng bị 20 năm tù, án cao nhất cho giới đấu tranh

Luật sư Đoàn Thanh Liêm: cả đời cho xã hội, cho nhân quyền

“Luật đặc xá năm 2007 trước đây cũng như dự luật hiện nay cũng quy định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại mà người được đặc xá không phải đáp ứng các điều kiện đặc xá chung.”

“Do đó, việc nhà nước Việt Nam trả tự do trước thời hạn cho một số tù nhân chính trị trước đây như blogger Mẹ Nấm và Luật sư Nguyễn Văn Đài là hoàn toàn có cơ sở pháp lý.”

“Việc trả tự do trước thời hạn này xuất phát từ sức ép ngoại giao nên việc công bố sự kiện này cho người dân biết thì chẳng có lợi ích gì cho chính quyền cả. Trái lại, nó càng làm mất uy tín cho chính quyền. Người dân sẽ đặt câu hỏi tại sao họ là tội phạm mà những nước tiến bộ lại ủng hộ và bảo vệ họ? Liệu bản án mà chính quyền Việt Nam dành cho họ có đại diện cho chính nghĩa hay không?”

“Để bảo vệ chế độ hiện nay thì khả năng Đảng đưa tội hoạt động lật đỗ chính quyền nhân dân vào diện được xem xét đặc xá là rất thấp, nếu không muốn nói là không bao giờ có.”

“Nhà bất đồng Trần Huỳnh Duy Thức đang chấp hành hình phạt tù về tội “Hoạt động lật đỗ chính quyền nhân dân”. Do đó, việc ai đó đặt hy vọng ông Thức được đặc xá theo cách thức này là chuyện hy hữu.”

“Bởi lẽ, nếu chính quyền thực sự muốn đặc xá cho ông Thức thì không nhất thiết phải chờ dự thảo lần này đưa tội hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân vào diện được xem xét đặc xá mà có thể đặc xá theo trường hợp đặc biệt để “đáp ứng yêu cầu vì đối nội, đối ngoại”, Luật sư Sơn nói với BBC.

Hồi tháng 7/2018, Luật sư Ngô Ngọc Trai nói với BBC rằng luật sư và gia đình sẽ tiếp tục làm đơn và hi vọng chủ tịch nước sẽ ân xá cho ông Thức.

Theo Luật sư Ngọc Trai, bắt đầu từ 1/1/2018, Bộ luật Hình sự mới có quy định mới về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, và phân biệt rõ mức phạt cho hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội.

Với hành vi chuẩn bị phạm tội, tức tội danh ông Thức bị kết tội cách đây 9 năm, giờ chỉ ở trong khung phạt từ 1 đến 5 năm tù giam.

Ông cho biết mình và các luật sư đã “năm lần bảy lượt” gửi đơn ra nhiều cơ quan ban ngành, đề nghị xem xét việc đặc xá trả tự do cho ông Thức.

“Trong trường hợp xấu các cơ quan không hồi đáp, chúng tôi sẽ vẫn kiên trì và tiếp tục gửi đơn tới các cơ quan,” Luật sư Ngọc Trai nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46109655

 

Về chuyện trả lại kim cương

cho chủ tiệm vàng ở Cần Thơ

Luật sư nói với BBC rằng việc chính quyền Cần Thơ trả lại kim cương cho chủ tiệm vàng trong vụ bị phạt vì đổi tờ 100 đô la “chưa làm rõ được những bất thường trong xử phạt”.

Báo Việt Nam cho hay ông Trương Quang Hoài Nam, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ “giao các cơ quan chức năng sớm tiến hành các thủ tục cần thiết để xem xét hủy bỏ một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tiệm vàng Thảo Lực liên quan đến việc xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và trả lại tang vật”.

“Tang vật” trong vụ này là 20 viên kim cương mà trước đó được công bố là “sung vào công quỹ”.

Quanh vụ đổi 100 đôla bị phạt 90 triệu đồng

Quanh việc ’60 tỷ đô nhàn rỗi trong dân’

Việt Nam: Yêu nước và ‘phương án Vàng’

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và kinh tế VN

VN: Nguy cơ thiệt hại vì chiến tranh thương mại

‘Không nên găm giữ đô la Mỹ’

Báo Dân Trí tường thuật: “Tại buổi làm việc với ông Hoài Nam, ông Lê Hồng Lực, chủ tiệm vàng Thảo Lực, đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ và các cơ quan chức năng đã cân nhắc thấu tình đạt lý, tạo điều kiện thuận lợi cho ông trong quá trình xem xét vụ việc.”

‘Xử lý lại cho đúng’

Hôm 8/11, trả lời BBC qua điện thoại, Luật sư Nguyễn Trường Thành, trưởng văn phòng luật sư Vạn Lý, người trợ giúp pháp lý cho ông Lực trong vụ này, nói: “Vụ trả lại kim cương thì theo quy định của pháp luật thôi.”

“Nói ngắn gọn thì cái gì chưa xử lý đúng thì xử lý lại cho đúng.”

BBC gọi điện đến tiệm vàng Thảo Lực nhưng nhân viên nói ông Lực đi vắng.

Cùng ngày, Luật sư Nguyễn Hà Luân nói với BBC: “Vụ trả lại kim cương cho chủ tiệm vàng chưa làm rõ được những bất thường trong xử phạt.”

“Theo những thông tin trên mặt báo, Tiệm vàng Thảo Lực có hợp đồng chế tác đá quý nên những viên kim cương, đá quý là nguyên liệu trong quá trình kinh doanh của họ thôi.”

“Rồi thì có tin về lệnh khám xét bất thường được ký trước ngày bắt quả tang vụ đổi tờ 100 đô la trong lúc người ta không có thông tin gì rằng tiệm vàng có dấu hiệu vi phạm gì trước đó.”

“Nếu chi tiết này không được làm rõ thì người ta có thể làm sẵn lệnh khám đối với bất kỳ xét cơ sở kinh doanh hoặc nhà riêng cá nhân nào.”

Về chuyện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo báo cáo vụ xử phạt vụ đổi tờ 100 đô la, Luật sư Luân bình luận: “Theo tôi, vụ này lụn vụn quá, chẳng cần đến thủ tướng hay đại biểu Quốc hội lên tiếng.”

“Lẽ ra chỉ cần giới chức cấp thấp hơn tại địa phương xử lý vụ này.”

“Nhưng ở Việt Nam hay có chuyện như vậy. Thậm chí như vụ quán phở Xin Chào mấy năm trước cũng phải đợi đến khi thủ tướng lên tiếng.”

“Qua vụ này có thể thấy các cơ quan cấp dưới làm việc thiếu trách nhiệm, và biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm dù đấy là phạm vi thẩm quyền của họ.”

“Nếu trong những vụ như thế này, công luận nói là xử phạt không đúng thì cơ quan địa phương phải lên tiếng chứng minh chứ không phải chờ chỉ thị từ bên trên.”

Việt Nam: Thượng Đế nơi đây rất dễ tính?

Doanh nghiệp Nhật cần VN có luật pháp rõ ràng

Luật sư Luân cũng nói thêm: “Thường thì những người làm kinh doanh tại Việt Nam như chủ tiệm vàng Thảo Lực có thói quen chỉ quan tâm đến sự bình yên để làm ăn bình thường.”

“Khi lợi ích của họ bị xâm hại, mất mát tài sản quá lớn thì họ buộc phải lên tiếng cầu cứu.”

“Nhưng đến khi có kết quả thiệt hại không còn nhiều nữa, họ suy tính không muốn gây phiền cho giới chức địa phương để tránh bất lợi sau này trong việc làm ăn.”

“Cho nên có thể hiểu chủ doanh nghiệp ở Việt Nam rất tránh việc kiện tụng giới chức.”

“Chỉ khi họ không còn con đường nào khác thì họ mới quyết liệt, bảo vệ quyền lợi sòng phẳng bằng việc đưa ra pháp luật.”

Trước đó, mạng xã hội xôn xao chuyện ông Nguyễn Cà Rê, thợ điện ở phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Cần Thơ chỉ vì đi đổi tờ 100 đô la tại tiệm vàng mà bị phạt 90 triệu đồng.

Tiệm vàng Thảo Lực trong vụ này bị cơ quan chức năng phạt 270 triệu đồng.

Ngoài ra, ông Lê Hồng Lực, chủ tiệm vàng còn bị khám nhà, thu giữ 20 viên kim cương, 19.910 viên đá nhân tạo, toàn bộ vàng trắng trong tiệm với lý do “không có chứng từ, nhãn mác bằng tiếng nước ngoài” và một đầu thu camera an ninh, theo báo Việt Nam.

Hôm 24/10, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thượng tá Trần Văn Dương, trưởng phòng tham mưu Công an Cần Thơ: “Theo những gì tôi được báo cáo thì công an làm đúng luật. Nếu có việc “gài bẫy” thì công an phạt ông Rê 90 triệu đồng để làm gì?”

Hôm 5/11, ông Rê được lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ “thống nhất miễn toàn bộ tiền phạt 90 triệu đồng”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46109659

 

Bà Kim Ngân cần kết luận

về ý kiến của ông Lưu Bình Nhưỡng?

Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân có ý kiến kết luận về phát ngôn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

Phát ngôn được cho là ‘gây sốc’ của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng được ông đưa ra hôm 31/10 tại nghị trường, rằng “Vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp”.

‘Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa’

Bình luận về phát ngôn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng

Ngày 5/11, Thượng tướng Lê Quý Vương thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương đã ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội.

Văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về “một số đánh giá chưa chính xác”, “gây dư luận không tốt” của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, theo Công an nhân dân.

‘Suy diễn, quy chụp’

Văn bản nói trên cho hay số liệu ông Nhưỡng “tự tính” và báo cáo trước Quốc hội “là hoàn toàn không đúng, có tính chất suy diễn, quy chụp, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng công an nhân dân”.

Theo đó, ngành công an đưa ra các con số mà ngành này tự tính, khác hoàn toàn số liệu ông Nhưỡng đưa ra.

Cụ thể, số tin báo, tố giác không thụ lý chỉ chiếm tỷ lệ 0,07%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 94%.

Số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố chậm gửi chiếm 0,03%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 86%.

Số tin báo, tố giác xử lý quá hạn chiếm tỷ lệ 2,82%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 99,76%

Số lần vi phạm trong việc gửi, tống đạt, thông báo, niêm yết chiếm tỷ lệ 0,01%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 100%.

Ngoài ra, văn bản nêu các thành tích của ngành công an Việt Nam với các con số đấu tranh tội phạm và phá án “vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra”.

Bên cạnh đó là các con số về sự hi sinh của các chiến sỹ công an trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, với bảy cán bộ chết, gần trăm người bị thương chỉ trong nửa đầu năm 2018.

Văn bản này cũng nhắc đến “một tài khoản Facebook có tên Lưu Bình Nhưỡng” đăng tải bài viết về tiêu cực của ngành công an, khiến nhiều tài khoản Facebook “phản động”, “lợi dụng vấn đề” để “công kích, bôi nhọ lực lượng công an”.

Trong văn bản nói trên, Đảng ủy Công an Trung ương “kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến kết luận về những nội dung trên để thông báo trước Quốc hội và cử tri cả nước”, đồng thời yêu cầu ông Nhưỡng phải đính chính lại nhận định của ông.

‘Kém tính toán’ hay ‘có động cơ’?

Cùng thời điểm, nhiều báo chính thống của Nhà nước Việt Nam đăng các bài viết phê phán ông Lưu Bình Nhưỡng.

Hôm 8/11, tờ An ninh Thủ đô đăng một bài phỏng vấn dài Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an.

Theo đó, ông Cương nói ý kiến của ông Nhưỡng “hoàn toàn không đáng tin cậy, không đúng sự thật”, hoặc do ông Nhưỡng “kém tính toán”, hoặc “có động cơ với ngành công an”.

Ông Cương “yêu cầu ông Lưu Bình Nhưỡng phải xin lỗi lực lượng Công an về những phát ngôn sai sự thật”.

Một bài viết của Hội nông dân Việt Nam cho hay “người dân Bến Tre thất vọng khi bầu ông Lưu Bình Nhưỡng vào Quốc hội”.

Bài báo đăng hôm 6/11 viết rằng “phát ngôn “khủng khiếp” của ông Nhưỡng về ngành công an “gây hoang mang tột độ trong lòng dân”.

Một số cử tri được phỏng vấn trong bài báo tỏ thái độ “bàng hoàng” và yêu cầu ông Nhưỡng phải đính chính thông tin.

Cử tri Lê Văn Việt (Chợ Lách, Bến Tre) được dẫn lời, nói “thất vọng” vì “đã bỏ nhầm phiếu” cho ông Nhưỡng.

‘Tôi không bịa’

Một ngày sau phát biểu ‘gây bão’ nói trên, ông Lưu Bình Nhưỡng nói với các phóng viên Việt Nam rằng ông “không bịa” ra các con số đó.

Tờ Tiền Phong cho hay bên lề phiên họp Quốc hội hôm 6/1, ông Nhưỡng nói đánh giá của ông là về tỷ lệ vi phạm pháp luật của các cơ quan trong hoạt động tư pháp, được nêu trong một phụ lục báo cáo riêng.

Ông Nhưỡng cũng nói các con số này đều có trong báo cáo chứ ông không “tự nghĩ ra” hay “tự lấy số liệu này chia cho số liệu khác”.

“Không có chuyện tôi bịa ra tất cả những điều đó để làm gì,” ông Nhưỡng được dẫn lời, cho hay.

Trước đó, một tài khoản Facebook mang tên ông đăng một bài viết dài chia sẻ lại việc ông phát ngôn ‘gây bão’ ở nghị trường.

Trong đó, ông Nhưỡng nói “không mong gì hơn ngoài mục đích muốn tâm sự” với “thế hệ 4.0” quan tâm tới các vấn đề của đất nước.

Ông Nhưỡng cũng cho hay ngay trong chiều hôm 31/10, Chủ tịch Quốc hội đã “cho phép trao đổi” và ông đã “báo cáo rõ nguồn tài liệu, cách tính và cách so sánh” của ông.

Mạng xã hội nói gì?

Luật sư Luân Lê viết trên Facebook cá nhân rằng “cần phải ủng hộ những tiếng nói và sự chất vấn của ông nghị Lưu Bình Nhưỡng”.

“Ông Nhưỡng với tâm thế một đại biểu chuyên trách đã làm rất tốt vai trò của một người đại diện cho cử tri là nhân dân. Ông không né tránh hay ngại va chạm, ngay cả với một siêu Bộ quyền lực nhất của chế độ, đó là ngành công an.”

“Ông Nhưỡng, là người có những quan điểm thẳng thắn, rõ ràng và rất tâm huyết với những sự việc nóng đối với nhân dân cả nước. Ông xông xáo và đặt mình vào vị trí của những người mà ông đại diện trực tiếp cho, đó là người dân toàn xã hội.”

“Hãy đồng hành cũng những sự chính trực và nhất là đối với những nhân tố có vị thế chính trị để mỗi chúng ta đều có thể được nghe thấy những tiếng vang của lòng tận tuỵ, sự nhiệt thành và tinh thần trách nhiệm của những con người còn lương tri trên mảnh đất đã quá cạn kiệt lòng trung thực và sự quả cảm, tình yêu đối với con người và tổ quốc này.”

“Đừng để ông ấy đơn độc. Đây là những thời khắc quan trọng để cho những giá trị tốt đẹp còn được trồi mọc lên giữa lòng sa mạc của sự huỷ hoại, lụi tàn, suy biến.”

Luật sư Ngô Ngọc Trai cho hay ông Nhưỡng là thầy của mình ở Đại học Luật Hà Nội.

“Là một luật sư thì tôi thấy cách Thầy dùng từ “khủng khiếp” khi nói về các vi phạm tố tụng của ngành điều tra thì thấy cũng không xa thực tế bao nhiêu,” ông Trai chia sẻ trên Facebook cá nhân.

Nêu ví dụ một số vi phạm tố tụng điển hình, ông Trai viết: “Với tôi khi thầy Nhưỡng dùng từ khủng khiếp khi phản ánh về các sai phạm trong điều tra thì thấy cũng chẳng ngạc nhiên lắm. Tuy rằng có những việc khác thì tôi chưa chắc đã đồng ý với thầy, nhưng trong trường hợp này điều Thầy nói như thế là sát với cảm nhận thực tế.”

“Nhưng thầy đang bị đề nghị xử lý trách nhiệm, điều đó là ko được. Vì Đại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thầy Nhưỡng đang nói thay tiếng nói của nhân dân.”

Luân Lê

21 hours ago

HAI CỬ TRI LẠC DÒNG

Cần phải nói rõ quan điểm về việc chúng ta cần phải ủng hộ những tiếng nói và sự chất vấn của ông nghị Lưu Bình Nhưỡng. Ông với tâm thế một đại biểu chuyên trách đã làm rất tốt vai trò của một người đại diện cho cử tri là nhân dân. Ông không né tránh hay ngại va chạm, ngay cả với một siêu Bộ quyền lực nhất của chế độ, đó là ngành công an.

Ông là đại biểu quốc hội, có quyền giám sát tối cao các thiết chế khác thuộc nhánh hành pháp (cơ quan chấp pháp của quốc hội) và với cả nhánh tư pháp. Và những cơ quan, tổ chức này buộc phải trả lời, giải trình, hoặc tại nghị trường, hoặc bằng văn bản cho ĐBQH. Và những người bị chất vấn không được phép chất vấn ngược hay có quyền phê bình, phán định về những vấn đề mà đại biểu đó chất vấn khi thực hiện vai trò của một nghị sỹ.

Ông Nhưỡng, là người có những quan điểm thẳng thắn, rõ ràng và rất tâm huyết với những sự việc nóng đối với nhân dân cả nước. Ông xông xáo và đặt mình vào vị trí của những người mà ông đại diện trực tiếp cho, đó là người dân toàn xã hội. Ngoài một vài vị thẳng thắn như tướng Sùng Thìn Cò, Lê Thanh Vân (một vài lần, còn vẫn nói theo chiều của ông Tổng), Lê Văn Lai, Dương Trung Quốc, Phạm Thị Minh Hiền, Lê Thị Thu Nga, Trương Trọng Nghĩa,…thì hầu như đều chỉ là những người im hơi lặng tiếng và không có mấy tiếng nói gì trong các cuộc họp quốc hội.

Báo “Hội Nhà Nông” đúng là một báo có tính chất nhà nông, nên với hai cử tri được liệt kê trong bài báo, cộng với một danh từ số ít nhưng không đếm được (với cách gọi “một vài cử tri khác”), mà họ lại lên tiếng thay cho đại từ tập hợp có tính toàn thể là “cử tri Bến Tre” để tấn công vào cá nhân đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, quả thực cho thấy cái sự thực sự “nhà nông” của họ.

Hãy đồng hành cũng những sự chính trực và nhất là đối với những nhân tố có vị thế chính trị để mỗi chúng ta đều có thể được nghe thấy những tiếng vang của lòng tận tuỵ, sự nhiệt thành và tinh thần trách nhiệm của những con người còn lương tri trên mảnh đất đã quá cạn kiệt lòng trung thực và sự quả cảm, tình yêu đối với con người và tổ quốc này.

Đừng để ông ấy đơn độc. Đây là những thời khắc quan trọng để cho những giá trị tốt đẹp còn được trồi mọc lên giữa lòng sa mạc của sự huỷ hoại, lụi tàn, suy biến.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng là thầy dạy ở trường Đại học luật Hà Nội mà tôi theo học từ 2001 – 2005, tức là Thầy của tôi. Nhớ mang máng thầy dạy môn luật lao động hay đất đai gì đó. 

Những điều thầy nói về sai phạm của ngành điều tra đang dậy sóng dư luận, thầy đã nói rõ những cách tính toán các con số của mình rồi, chỉ khác nhau về cách hiểu và thầy nói là mình ko sai. 

Là một luật sư thì tôi thấy cách Thầy dùng từ “khủng khiếp” khi nói về các vi phạm tố tụng của ngành điều tra thì thấy cũng không xa thực tế bao nhiêu.

Đối với cá nhân tôi thì một vụ sai phạm khi gây ra cho án oan Hàn Đức Long ở Bắc giang với 4 án tử hình mà tôi đã minh oan thành công thì đã là khủng khủng khiếp rồi 🙂

Không chỉ thế, là người cổ súy cho quyền im lặng và chế định ghi âm ghi hình khi hỏi cung lâu nay, từ nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân mình, tôi thấy ko một vụ án nào không xảy ra một sai phạm phổ biến đó là tình trạng bị can phải khai báo trái ý muốn (100% luôn 🙂 ).

Sự thật là chẳng bao giờ bị can muốn khai báo để cơ quan điều tra sử dụng biên bản ghi lời khai đó làm bằng chứng để kết tội mình, nhưng lâu nay ko một vụ án nào mà bị can ko phải khai và ko có một vụ án nào mà ko có những biên bản ghi lời khai, thực chất đó đều là khai trái ý muốn, hay nói cách khác đó là sản phẩm của bức cung – một hành vi bị nghiêm cấm.

Cho nên với tôi khi thầy Nhưỡng dùng từ khủng khiếp khi phản ánh về các sai phạm trong điều tra thì thấy cũng chẳng ngạc nhiên lắm. Tuy rằng có những việc khác thì tôi chưa chắc đã đồng ý với thầy, nhưng trong trường hợp này điều Thầy nói như thế là sát với cảm nhận thực tế.

Nhưng thầy đang bị đề nghị xử lý trách nhiệm, điều đó là ko được. Vì Đại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thầy Nhưỡng đang nói thay tiếng nói của nhân dân.

Tất nhiên tôi thì chỉ là một người dân bình thường và chỉ nói lý thôi, còn thì các cơ quan có quyền lực họ vẫn có thể xử lý thầy. Nhưng nếu những tiếng nói của lương tâm và trách nhiệm mà cùng nhau cất lên thì đó cũng là cách để chia sẻ với Thầy 

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46134147

 

Đức ‘giữ quan điểm về Trịnh Xuân Thanh’

Chính phủ Đức vẫn chưa xác nhận có phải nước này đã phục hồi quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam hay chưa.

Bản tin của trang Taz.de hôm 8/11 nói họ có nội dung email nội bộ của trưởng ban Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Đức nói Đức và Việt Nam đã khôi phục quan hệ đối tác chiến lược.

“Việc này dỡ bỏ hạn chế về quan hệ song phương,” trang Taz.de dẫn lại lời trong email.

Chưa có thông tin chính thức từ hai chính phủ Đức và Việt Nam.

‘Giữ quan điểm’

Trả lời BBC ngày 8/11, một nhà ngoại giao Đức từ chối bình luận về tin của trang Taz.de.

Nhưng người này cho biết thêm chi tiết về cuộc gặp ở Berlin ngày 1/11 giữa Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn với Quốc Vụ khanh đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis.

“Ông Michaelis một lần nữa nhấn mạnh khi gặp Thứ trưởng Việt Nam rằng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là sự xâm phạm luật quốc tế và xâm phạm niềm tin không thể chấp nhận.”

“Chính phủ Đức giữ nguyên quan điểm về vụ Trịnh Xuân Thanh và vẫn còn đang thảo luận với phía Việt Nam,” nhà ngoại giao Đức tiết lộ cho BBC.

Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức, nói với BBC hôm 8/11 rằng bà còn đang chờ “thông tin cụ thể hơn” về thân chủ người Việt.

Trong khi đó ở Hà Nội chiều 8/11, tại một cuộc họp báo, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam nhận được câu hỏi có phải đang diễn ra đàm phán song phương để đưa ông Trịnh Xuân Thanh về Đức.

Bà Lê Thu Hằng trả lời: “Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật ở Việt Nam đã được đưa ra xét xử một cách công khai theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và hiện đang trong quá trình thi hành án.”

Bà Hằng nói thời gian vừa qua hai bên đã có những cuộc trao đổi và tiếp xúc để thúc đẩy quan hệ hai nước và Việt Nam “luôn coi trọng củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Đức vì lợi ích của nhân dân hai nước”.

Quan hệ Đức – Việt gặp khủng hoảng sau vụ liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh mà phía Đức nói là bị mật vụ Việt Nam “bắt cóc tại Berlin” hè 2017 rồi chuyển về Hà Nội đưa ra tòa.

Berlin đã tạm ngưng đối tác chiến lược với Hà Nội sau đó.

Ông Trịnh Xuân Thanh đã nhận hai án chung thân trong hai vụ án riêng rẽ ở Việt Nam.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46097924

 

Việt Nam có đưa Trịnh Xuân Thanh

sang Đức hay không?

Kính Hòa RFA

Khủng hoảng ngoại giao Việt Nam và Đức tiếp tục là vấn đề được nhiều người quan tâm; đặc biệt mới đây tin từ Đức cho hay Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn sang gặp người đồng nhiệm ở Berlin để bàn về việc Việt Nam đưa trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức, sau khi đã bắt cóc ông này ở Berlin vào cuối tháng 7 năm 2017, rồi đưa về Việt Nam kết án chung thân về tội tham nhũng.

Người đưa tin này ra công chúng là nhà báo Lê Trung Khoa, của tờ báo Việt ngữ Thời báo tại Thủ đô Berlin. Ông Lê Trung Khoa đã được Bộ Ngoại giao Đức trả lời rằng:

Họ khẳng định với phía Việt Nam những yêu cầu mà Bộ Ngoại giao Đức đã đưa ra trước đó về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Đó là phải trả lại nguyên trạng, tức là đưa ông Thanh sang Đức. Thứ hai là phải xin lỗi bằng cách nào đó, và thứ ba là hứa không tái phạm.”

Chúng tôi có liên lạc với Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin để xác nhận nguồn tin này nhưng không liên lạc được.

Họ khẳng định với phía Việt Nam những yêu cầu mà Bộ Ngoại giao Đức đã đưa ra trước đó về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Đó là phải trả lại nguyên trạng, tức là đưa ông Thanh sang Đức.
-Nhà báo Lê Trung Khoa.

Ông Lê Trung Khoa cũng có nói là đã nói chuyện với luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, và được bà này cho biết là bà hy vọng rằng thân chủ của bà sẽ sang Đức, mặc dù không tiết lộ thêm chi tiết.

Câu hỏi liệu Việt Nam có đưa Trịnh Xuân Thanh về lại Đức hay không đã được giới quan sát tình hình chính trị và ngoại giao của Việt Nam chú ý đến từ ngay sau khi có cáo buộc về vụ bắt cóc hồi năm 2017.

Vấn đề càng được chú ý hơn khi Việt Nam bắt đầu đàm phán với Cộng đồng Châu Âu về hiệp định tự do thương mại.

Tháng sáu năm 2018, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập tại Sài Gòn trích dẫn báo chí từ Đức cho rằng:

Các nguồn tin từ báo chí Đức thì có thể xác tín được. Và còn một chuyện nữa là chuyện luật sư Nguyễn Văn Đài. Đây là người mà chính quyền Việt Nam sợ nhất mà họ còn thả ra cho phía Đức, tức là họ xuống nước lắm rồi, cho nên thả Trịnh Xuân Thanh chỉ là vấn đề thời gian thôi.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài là người thành lập tổ chức Hội Anh em Dân chủ, chủ trương đấu tranh bất bạo động, tiến tới cạnh tranh chính trị trong một xã hội đa đảng tại Việt Nam. Tổ chức của ông bị bắt bớ rất nhiều trong thời gian qua, và bản thân ông bị kết án 15 năm tù giam, với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Ông được trả tự do và tống xuất sang Đức vào tháng sáu năm 2018.

Vào tháng 9/2018 Luật sư Đài cho chúng tôi biết nhận xét của ông về khả năng trả Trịnh Xuân Thanh sang Đức, dựa trên tình tiết là mặc dù khi bị xử án ông Thanh rất hăng hái tranh cãi, nhưng sau đó lại rút lại đơn kháng án:

Việc đó chứng tỏ họ có thỏa thuận gì với nhau rồi, nhưng vấn đề là cho ông Thanh sang Đức bây giờ thì không tránh khỏi bị truyền thông phương Tây lẫn tiếng Việt chú ý và việc đó rất bất lợi cho Việt NamCó thể họ sẽ thả bằng một cách nào đấy

Tháng tám năm 2018, Giáo sư Vũ Tường, giảng dạy chính trị tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ, nói với đài RFA rằng:

“Làm như vậy là bẻ mặt. Chuyện đó đã rồi. Đưa ông Thanh sang Đức là bẽ mặt Việt Nam, cũng như bẽ mặt nước Đức khi bắt cóc ông ấy.

-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ.

Họ có thể trả tự do sớm cho Trịnh Xuân Thanh rồi để ông ta đi Đức.”

Những ý kiến thiên về phía Việt Nam sẽ cho ông Thanh đi Đức có chung một lý do là Việt Nam đang rất cần hiệp định thương mại tự do với châu Âu, mà nước Đức là một quốc gia quan trọng nhất trong khối kinh tế này.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ không đưa ông Thanh sang Đức, như ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, chuyên viên kinh tế đang sống tại Na Uy. Ông cho rằng làm như vậy là mất mặt lẫn nhau.

Hiệp định thương mại với châu Âu của Việt Nam được Ủy ban châu Âu chấp nhận vào ngày 17/10/2018, để đệ trình lên Quốc hội châu Âu phê chuẩn.

Khi việc này xảy ra, chúng tôi có hỏi chuyện ông Lê Trung Khoa rằng có phải Châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng bỏ qua chuyện ông Trịnh Xuân Thanh để ký kết hiệp định vì những mối lợi kinh tế hay không?

Ông Khoa trả lời rằng việc chính quyền những nước Châu Âu có thể ưu tiên cho các mục tiêu kinh tế không có nghĩa là ngành tư pháp của họ sẽ bỏ qua chuyện này, vì họ độc lập.

Sau khi tin tức về phái đoàn ngoại giao của Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn sang Đức được đưa ra, có tin lan ra trên mạng xã hội là nội bộ những người cầm quyền ở Việt Nam đang tranh cãi nhau, Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương muốn giao ông Thanh sang Đức, nhưng người đứng đầu Đảng Cộng sản là ông Nguyễn Phú Trọng không đồng ý.

Chúng tôi không có nguồn tin nào để phối kiểm chuyện này.

Cho tới hiện nay, tin tức chính thức của nhà nước Việt Nam chỉ khẳng định một cách nhất quán rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã về nước đầu thú vào tháng 7/2017. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thì bình luận với đài RFA rằng nếu Trịnh Xuân Thanh được trao cho phía Đức thì đây là một câu chuyện rất trớ trêu, một nhân vật bị cáo buộc tham nhũng lại được đưa sang nước ngoài, thoát khỏi nhà tù Việt Nam, ăn theo việc cải thiện nhân quyền, mà có thể có khi lại được bên ngoài Việt Nam xem như một trường hợp tị nạn chính trị vì ông Thanh từng viết thư tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam khi đang trốn ở Đức.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-germany-trinh-xuan-thanh-11072018122600.html

 

Bộ Ngoại giao: Tù nhân Trịnh Xuân Thanh

đang thụ án tại Việt Nam

Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật ở Việt Nam, được đưa ra xét xử công khai và đang trong quá trình thụ án.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thu Hằng cho biết như vừa nêu, tại buổi họp báo thường kỳ ở Hà Nội, vào chiều ngày 8 tháng 11 khi trả lời câu hỏi của phóng viên Reuters liên quan thông tin Việt Nam và Đức có đàm phán để đưa cựu nhân viên cao cấp Trịnh Xuân Thanh về Đức.

Trước đó, vào ngày 1 tháng 11, Tờ báo Đức TAZ trích nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu một đoàn cấp cao Việt Nam đến Berlin để đàm phán với phía Đức về quan hệ hai nước và khả năng trao trả cựu quan chức ngành dầu khí Việt Nam bị kết tội tham nhũng Trịnh Xuân Thanh về Đức.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Đức không xác nhận với TAZ liên quan thông tin về đàm phán trao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức, mà chỉ cho biết có cuộc gặp giữa hai bên tại Bộ Ngoại giao Đức trong ngày 1 tháng 11 về “các vấn đề quốc tế và song phương”.

Quan hệ giữa Việt Nam và Đức trở nên xấu đi kể từ cuối tháng 7 năm ngoái, khi Hà Nội cho an ninh sang Berlin bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam. Ông Trịnh Xuân Thanh lúc đó đang xin tỵ nạn tại Đức. Sau đó tại phiên tòa ở Hà Nội vào đầu năm nay, ông Trịnh Xuân Thanh bị kết án chung thân về tội tham nhũng.

Vụ bắt cóc nhân vật Trịnh Xuân Thanh còn làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam và Slovakia. Hồi trung tuần tháng 10, Bộ Ngoại giao Slovakia cho biết quan hệ song phương giữa Slovakia và Việt Nam sẽ bị đóng băng giữa lúc có những lời kêu gọi từ đảng đối lập đòi Chính phủ Slovakia phải có điều tra nghiêm túc về việc cho mượn máy bay tham gia vụ bắt cóc và trục xuất đại sứ Việt Nam về nước.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/trinh-xuan-thanh-is-still-serving-sentences-in-vn-11082018073833.html

 

‘VN phải trở thành cường quốc về an ninh mạng’

Việt Nam muốn 50% người dùng truyền thông xã hội sử dụng mạng xã hội trong nước vào năm 2020 và có kế hoạch ngăn chặn “thông tin xấu độc” trên Facebook và Google, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết hôm thứ Năm.

“Bộ TT&TT cũng đã hoàn thiện dự thảo Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam;

“Kế hoạch đấu tranh ngăn chặn việc phát tán, lan truyền thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội. Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng phương án đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên 2 mạng xã hội nước ngoài là Facebook và Google,” thông báo nói trên trang web của bộ này viết.

Mặc dù có những cải cách kinh tế sâu rộng và ngày càng cởi mở trước những thay đổi xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam không mấy khoan dung cho tiếng nói bất đồng và thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với truyền thông, Reuters nhận định.

Tuần trước, chính phủ đã ban hành dự thảo nghị định về hướng dẫn thực hiện luật an ninh mạng mà các công ty công nghệ toàn cầu và các nhóm nhân quyền nói có thể làm ảnh huởng tiêu cực tới sự phát triển cũng như cản trở sức sáng tạo.

Ân xá Quốc tế yêu cầu VN đình chỉ thực thi luật ANM

Thái Lan ‘xem lại dự luật an ninh mạng’

Cựu đại sứ Mỹ: Luật An ninh mạng ‘là bước lùi lớn’

Facebook và Google, hiện được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, và là nơi được các nhà bất đồng chính kiến sử dụng nhiều để bày tỏ quan điểm, đều không có văn phòng hoặc cơ sở lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam và họ đã phản đối các yêu cầu nội địa hóa của luật.

Vào tháng Chín, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam nên tự phát triển mạng truyền thông xã hội để cạnh tranh với các dịch vụ như của Facebook và nắm thị phần nhiều hơn.

“Mục tiêu của Bộ TT&TT là đến năm 2020, thuê bao mạng xã hội Việt Nam chiếm 50% tổng số thuê bao mạng xã hội. Nhiệm vụ này được Bộ tập trung giao cho 3 đơn vị chính là Zalo (VNG), VCCorp và Mocha (Viettel.

“Tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Viettel để hoàn thiện hệ thống lưu chiểu điện tử và giám sát truyền thông, trong đó có hệ thống đo lường số lượng tin xấu, tin tốt,” thông báo nói trên trang web của bộ này viết.

Zalo là dịch vụ nhắn tin hàng đầu của Việt Nam, với hơn 100 triệu người dùng, nhưng Mocha và VCCorp gặp nhiều thách thức trước sự áp đảo của YouTube và Facebook của Google.

Đầu tuần này Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước với sự có mặt của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng được dẫn lời phát biểu kết luận Hội nghị này rằng Việt Nam cần tập trung nguồn lực để hướng tới mục tiêu mà ông gọi là “trở thành cường quốc về an ninh mạng”.

Hội nghị này cũng bàn về việc xử lý “vấn nạn SIM rác” trong khi đợi “giải pháp căn cơ” là xây dựng cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Được biết theo yêu cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương, bộ này tạm dừng xem xét, thỏa thuận cấp mới giấy phép trong hoạt động báo chí mà chỉ cấp các loại giấy phép như giấy xuất bản bản tin và xuất bản đặc san.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46143439

 

Người gốc Việt thắng lớn, bắt đầu cuộc ‘đổ bộ’

của thế hệ thứ 2 vào chính trường Mỹ

Khánh An-VOA

 081118_3a

Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 6/11 cho thấy rất nhiều ứng viên gốc Việt đã giành chiến thắng ở nghị trường Quốc hội các tiểu bang Hoa Kỳ, phác họa một tương lai “nhiều hy vọng” của thế hệ người Việt thứ hai ở Mỹ qua những gương mặt nghị viên trẻ tuổi và nổi trội, theo nhận định của người đứng đầu Hội Tiếng nói người Mỹ gốc Việt ở thủ đô Washington, một tổ chức bất vụ lợi với chủ trương giúp tăng sức mạnh của người Việt ở Hoa Kỳ.

California-thủ phủ của người Việt ở Mỹ

Tập trung và có số lượng ứng cử viên gốc Việt tham gia tranh cử đông nhất trong đợt bầu cử giữa kỳ vẫn là bang California, nơi có đông người Việt nhất nước Mỹ.

Sau đêm bầu cử căng thẳng và sôi động 6/11, bang này đã lập nên kỳ tích là lần đầu tiên có hai nghị sĩ vào Quốc hội. Trong đó, bà Janet Nguyễn tái đắc cử chức Thượng nghị sĩ ở Địa hạt 34 và ông Tyler Diệp lần đầu tiên đắc cử chức Dân biểu tiểu bang ở Địa hạt 72.

Ngoài hai vị trí trên, nhiều người gốc Việt khác cũng giành chiến thắng ở các chức vụ cấp khu vực, thành phố như Thị trưởng Westminter Trí Tạ, Thị Trưởng Milpitas Rich Trần, các nghị viên Phát Bùi, Thu-Hà Nguyễn cũng được dự đoán sẽ chiến thắng ở Garden Grove.

Theo báo Người Việt, có 13 người trong số 24 ứng viên gốc Việt ở California thắng cử trong đợt bầu cử giữa kỳ này nếu kết quả cuối cùng không thay đổi.

Truyền thông Mỹ hồi cuối tháng trước nhận định rằng có một “làn sóng” người Việt, với tên họ phổ biến là “Nguyễn”, đang ra tranh cử trong đợt này.

“Họ là ứng cử viên cho chức thượng nghị sĩ tiểu bang, thành viên Hội đồng thành phố, Quốc hội bang California, cảnh sát trưởng và thị trưởng Westminster”, tờ Los Angeles viết, đồng thời mô tả chiến dịch vận động của những ứng viên gốc Việt “thống lĩnh các góc phố ở khu Little Saigon”.

Trẻ tuổi và nổi trội

Ở các tiểu bang khác, nhiều gương mặt ứng viên gốc Việt cũng lập nên các kỳ tích khiến cộng đồng người Mỹ gốc Việt tự hào.

Joe Nguyễn, một quản lý cấp cao của tập đoàn Microsoft, vừa vượt qua đối thủ Shannon Braddock với tỷ lệ số phiếu ủng hộ là 57,4% và trở thành Thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên của Địa hạt 34, bang Washington.

Dân biểu Hubert Võ của tiểu bang Texas tái đắc cử với số phiếu gần 88%.

Thượng Nghị Sĩ Dean Trần tái đắc cử ở bang Massachusetts với số phiếu 53.5%.

Bà Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, Chủ tịch Hội Tiếng nói người Mỹ gốc Việt ở thủ đô Washington, người từng nhiều năm theo dõi việc tham gia của các ứng cử viên người Mỹ gốc Việt qua các đợt bầu cử, nói với VOA rằng những ứng viên đắc cử lần này “nổi trội” hơn nhiều so với trước đây.

“Vì họ là những người trẻ, rất có khả năng và lòng tin. Đặc biệt, cả hai đảng đều có những người [gốc Việt] giỏi”.

Bà Genie cũng lưu ý đến khuynh hướng gia tăng những gương mặt nữ gốc Việt trong chính trường Mỹ. Họ đều thuộc thế hệ thứ hai của người Việt trên đất Mỹ, trẻ tuổi và gặt hái thành công nhanh khi chỉ mới bước vào sự nghiệp chính trị, như trường hợp của Dân biểu Stephanie Murphy, người vừa tái đắc cử ở Địa hạt 7, bang Florida; Dân biểu Kathy Trần ở Virginia; hay cô Trâm Nguyễn, nữ luật sư vừa đắc cử chức Dân biểu ở Địa Hạt 18, bang Massachusetts hôm 6/11 và trở thành Dân biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên ở Hạ viện tiểu bang.

Trả lời VOA trước ngày bầu cử, nữ luật sư Trâm Nguyễn, người đã rời khỏi Việt Nam khi mới 5 tuổi, cho biết cô muốn trở thành một dân biểu “dễ dàng tiếp cận và sẵn sàng gặp mặt tất cả các cử tri”, và cô sẽ nỗ lực thúc đẩy để cờ vàng 3 sọc đỏ được công nhận là lá cờ chính thức của cộng đồng Việt Nam ở Massachusetts.

Nói về thành công của nữ dân biểu 31 tuổi, bà Genie cho đây là một chiến thắng không dễ dàng, “vì tiểu bang Massachuset là một tiểu bang khá chọn lọc, có rất nhiều người trí thức”, bà Genie nói.

Cả Cộng hòa lẫn Dân chủ

Nếu như trước đây người Việt ở Mỹ đa số ủng hộ và tham gia vào đảng Cộng hòa, thì điều này đang thay đổi ở cả thành phần cử tri lẫn những người ra tranh cử trong các cộng đồng người Việt.

Trong số những gương mặt đắc cử kỳ này, có thể thấy họ thuộc cả hai đảng: Dân chủ và Cộng hòa. Một số ứng cử viên trẻ thuộc đảng Dân chủ, qua các cuộc trả lời phỏng vấn với VOA, tỏ ra không hề lo ngại về việc phải “lội ngược dòng” với thế hệ trước, vốn đa số ủng hộ cho đảng Cộng hòa.

Theo bà Genie, dù là thuộc đảng phái nào, những người trẻ gốc Việt ra tranh cử kỳ này đều có các điểm chung như: theo cha mẹ tị nạn sang Mỹ từ lúc nhỏ, từng “đồng cam cộng khổ” với cha mẹ vượt qua khó khăn trong những ngày đầu trên đất Mỹ, đều có lý tưởng, muốn đóng góp cho xã hội và có một “tâm thức Việt Nam”.

“Họ có động lực rất mạnh”, bà Genie nhận xét về quá khứ “tị nạn” của nhiều ứng cử viên.

“Khi họ đã đi qua bước đường đó, họ hiểu về nhu cầu phúc lợi, vai trò của chính quyền Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn”.

Chiến thắng của “làn sóng” người Việt tại các nghị trường tiểu bang ở Mỹ cho thấy người Việt có quyền hy vọng một thế hệ tiếp nối đầy nhiệt huyết, năng động và trẻ tuổi sẽ góp sức bảo vệ cho các giá trị cao đẹp của nền dân chủ lớn nhất thế giới mà họ đã được hấp thụ, bà Genie nói.

https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-goc-viet-thang-lon-bat-dau-cuoc-do-bo-cua-the-he-thu-2-vao-chinh-truong-my/4648690.html