Tin Việt Nam – 08/10/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 08/10/2017

Đà Nẵng: ‘Giờ ai làm cũng thế’

Cựu lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng, người vừa bị mất các chức vụ Bí thư Thành ủy và Ủy viên Trung ương Đảng, tại Hội nghị Trung ương 6 của Đảng CSVN, ông Nguyễn Xuân Anh, lẽ ra nên chủ động ‘từ chức’ trước và có ‘xin lỗi nhân dân’ trước khi bị Đảng thi hành kỷ luật, theo một quan chức nghiên cứu cao cấp của Đảng được truyền thông Việt Nam dẫn lời cho hay.

Hôm 08/10, ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, được báo Dân Trí trích lời nói:

Nếu Xuân Anh có xin từ chức trước thì vẫn phải chờ cấp trên quyết định, và có các sai phạm khác sẽ vẫn bị xử lý kỷ luật, nhưng điều này nó thể hiện danh dự và lòng tự trọng cá nhânPGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc

“Giá như ông Nguyễn Xuân Anh khi biết mình mắc sai phạm, không đáp ứng được công việc, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân Đà Nẵng thì nên mạnh dạn xin từ chức trước chứ đừng chờ đến khi có quyết định kỷ luật mình.”

VN: Tân Bí thư Đà Nẵng ‘vinh dự nhận nhiệm vụ mới’

‘Không có nhiều thay đổi ở Hội nghị 6 này’

Bàn tròn Điểm tin tức trong tuần (từ 01-07/10/2017)

‘Một đảng không có nghĩa là mất dân chủ’

Nhân dịp này, nhà nghiên cứu sử đảng của Học viện có vai trò bồi dưỡng nghiệp vụ chính trị cấp cao, cũng đề cập tới một hành vi chính trị mà ông gọi là ‘văn hóa từ chức’ của quan chức Việt Nam trong bộ máy lãnh đạo và quản lý của đảng, nhà nước và chính quyền, PGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc được dẫn lời, nói tiếp:

“Nếu Xuân Anh có xin từ chức trước thì vẫn phải chờ cấp trên quyết định, và có các sai phạm khác sẽ vẫn bị xử lý kỷ luật, nhưng điều này nó thể hiện danh dự và lòng tự trọng cá nhân. Xin từ chức và mạnh dạn công khai xin lỗi nhân dân Đà Nẵng sẽ rất tốt, nhưng Xuân Anh lại không làm điều này. Qua đây chúng ta cũng nên nghĩ đến một văn hóa ứng xử cao hơn, đó là văn hóa từ chức”.

Nhà nghiên cứu lịch sử đảng của Việt Nam cũng cho rằng sự việc ở Thành phố Đà Nẵng là ‘trong rủi có may’ đã được xử lý kịp thời tránh được việc để xảy ra sự ‘nguy hiểm’ khi những cán ộ ‘tham vọng quyền lực’ và ‘cơ hội chính trị’ mà theo quan điểm của ông không bị ‘phát hiện sớm’ và ‘ngoi lên’ cao hơn, ông Phúc nói tiếp với báo Dân Trí:

Nếu không phát hiện sớm, có thể những cán bộ này “ngoi” lên những vị trí cao hơn mà vẫn tham vọng quyền lực, cơ hội chính trị không phát hiện ra sẽ rất nguy hiểmPGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc

“Tôi cho rằng sự việc ở Đà Nẵng là trong cái rủi lại có cái may, may là chúng ta phát hiện sớm để khắc phục, Ủy Ban kiểm tra Trung ương đã phối hợp với cấp ủy Đà Nẵng làm rất tốt việc này. Nếu không phát hiện sớm, có thể những cán bộ này “ngoi” lên những vị trí cao hơn mà vẫn tham vọng quyền lực, cơ hội chính trị không phát hiện ra sẽ rất nguy hiểm.”

Khởi xướng một chương trình?

Bí thư Đà Nẵng bị cách chức, ra khỏi Trung ương Đảng

Hai thành viên mới Ban Bí thư có gì đặc biệt?

Bình luận về Hội nghị TƯ6 BCHTƯ Đảng CSVN Khóa 12

Hôm 07/10, trong một Chương trình Bình luận thời sự của BBC ngay sau khi ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, được Bộ Chính trị của ĐCSVN trao quyết định bổ nhiệm vào ghế Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thay ông Nguyễn Xuân Anh, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất nói với BBC Tiếng Việt từ Đà Nẵng:

“Có thể đây là một dấu hiệu, bắt đầu từ ông Nguyễn Xuân Anh là một dấu hiệu để ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, có thể đề xướng, bắt đầu khởi xướng một chương trình dẹp loạn trong nạn Thái tử Đảng xen vào cơ cấu lãnh đạo quốc gia mà nhiệm kỳ vừa qua đã quá rộ lên. Đó là một dấu hiệu tích cực, cũng có một luồng ý kiến nhận định theo hướng đó.”

Có một số đánh giá tôi cho là tích cực, đó là với những già mà ông Nguyễn Phú Trọng làm trong đợt này, dường như ở các cấp to như thế, người ta đã không ‘chạy’ được nữa và không dám ‘chạy’Blogger Trương Duy Nhất

Bình luận về việc Bộ Chính trị điều chuyển ông Trương Quang Nghĩa về Đà Nẵng, ông Trương Duy Nhất nói thêm:

“Vấn đề về Đà Nẵng thì ông nào cũng thế thôi, bây giờ ông Nghĩa cũng không mới mẻ gì cả, trước đây ông Nghĩa đã từng là Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, sau này ông được điều ra ngoài kia, bây giờ phải quay trở lại, thì việc ông Nghĩa cũng không ngạc nhiên lắm.

“Ngạc nhiên ở chỗ là một số nhân vật khác cũng như ông Trương Quang Nghĩa, nhưng rất muốn về Đà Nẵng, lại không muốn được, còn ông Nghĩa, thực ra dư luận đánh giá ở ghế Bộ trưởng ở Việt Nam, thì ghế Bộ trưởng Giao thông là một ghế khá to, to về mặt nghĩa, so với chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

“Cho nên nếu ở nhiệm kỳ khác, ở nhân vật khác, thì có lẽ người ta rất khó đưa một nhân vật khác về, câu chuyện chần chừ lâu đến thế từ ng 18 tháng Chín đến giờ mới công bố ông Trương Quang Nghĩa về cũng là một trong những lý do đó…”

Và cựu phóng viên của báo Công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, nguyên phóng viên báo Đại Đoàn Kết, Văn phòng Miền Trung, nói thêm với BBC:

“Có một số đánh giá tôi cho là tích cực, đó là với những già mà ông Nguyễn Phú Trọng làm trong đợt này, dường như ở các cấp to như thế, người ta đã không ‘chạy’ được nữa và không dám ‘chạy'”, ông Trương Duy Nhất bình luận với BBC.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này hay là đường dẫn này để theo dõi các Tọa đàm, Hội luận về Hội nghị Trung ương 6 khóa 12 của Đảng CSVN diễn ra vào thượng tuần tháng 10/2017.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41542864

 

Cử tri Đồng Nai đòi bãi nhiệm đại biểu quốc hội

Phan Thị Mỹ Thanh vẫn là trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai

Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh, đang phải đối mặt với sức ép từ cử tri, khi nhiều người lên tiếng đòi bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà, theo báo Tuổi Trẻ.

Trước đó Ủy ban Kiểm tra trung ương đã kết luận bà Thanh đã vi phạm Luật phòng chống tham nhũng và các quy định đảng viên không được làm.

Theo báo Tuổi Trẻ, khi còn đương chức giám đốc Sở Công thương, bí thư Huyện Nhơn Trạch, bà Thanh vẫn tham gia điều hành công ty của chồng là Công ty Cường Hưng. Bà Thanh đã ký kết chấp thuận công ty này đầu tư dự án khu dân cư thương mại.

Ngoài ra, bà còn ký kết các văn bản không thuộc lĩnh vực phụ trách và không minh bạch trong kê khai tài sản.

Bàn tròn Điểm Tin tức Tuần đầu Tháng 10/2017

‘Không có nhiều thay đổi ở Hội nghị 6 này’

VN: Tân Bí thư Đà Nẵng ‘vinh dự nhận nhiệm vụ mới’

Xử sắt đá vụ Châu Thị Thu Nga?

‘Không xứng đáng làm đại biểu của dân’

“Sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh được Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định kỷ luật cảnh cáo, sao vẫn để bà Thanh là trưởng đoàn ĐBQH và cho đi tiếp xúc cử tri?” báo này dẫn lời một cử tri tên Hồ Ngọc Khản tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 6/10.

Một cử tri khác tên Hoàng Mai thì nói bà Thanh “tiếp sức cho chồng, không xứng đáng làm đại biểu của dân.”

“Đại biểu do cử tri bầu ra nhưng khi bà Thanh không đủ phẩm chất của một đại biểu thì Quốc hội phải xử lý càng sớm càng tốt. Đừng để cử tri mất lòng tin và làm ảnh hưởng đến đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai,” báo Tuổi Trẻ dẫn lời cử tri Đậu Văn Tạo.

Trả lời cử tri, Phó trưởng đoàn đại biểu, Bùi Xuân Thống nói: “Chị Thanh với tư cách trưởng đoàn sẽ do Ủy ban Thường vụ QH quyết định, còn ở tư cách đại biểu thì do QH quyết định. Chị Thanh còn là người của Ban Bí thư quản lý nên trường hợp của chị Thanh sẽ do Ban Bí thư và QH quyết định trong kỳ họp sắp đến”.

Lấy ngân sách hỗ trợ dự án BOT của chồng

Năm 2013, bà Thanh ký giao cho Hợp tác xã An Phát, do ông Đỗ Tịnh, chồng bà thanh quản lý để làm dự án BOT, làm đường, lập trạm thu phí.

Bà Thanh ký văn bản dùng ngân sách để hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án BOT.

Các doanh nghiệp khai thác đá ở khu vực này nói với bảo Tuổi Trẻ rằng đây là tuyến đường không nhất thiết phải làm BOT vì đầu tư không nhiều tiền, gây tăng chi phí đầu ra cho các đơn vị.

“Thấy bà Thanh ký giao cho Hợp tác xã An Phát của chồng bà làm BOT để thu phí là bất hợp lý nhưng không ai dám nói,” báo này dẫn lời một doanh nghiệp đá.

Tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 6/10, bà Thanh vẫn tham gia với tư cách phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội nên có nhiều cử tri bức xúc lên tiếng.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41541687

 

APEC, mục tiêu đầu tiên của tân bí thư Đà Nẵng

Sau khi lên thay ông Nguyễn Xuân Anh, ông Trương Quang Nghĩa đặt mục tiêu “tổ chức thành công” Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng với sự tham dự của nhiều lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trước sự có mặt của ông Anh, người trước đó đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải nói rằng ông “không bao giờ nghĩ mình sẽ về lại Đà Nẵng làm bí thư”, đồng thời kêu gọi người dân Đà Nẵng “tập trung vượt qua khó khăn thời gian vừa qua”.

Phát biểu nhậm chức hôm 7/10, ông Nghĩa tuyên bố sẽ nỗ lực “để xứng đáng với sự tin tưởng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng”, theo báo điện tử VnExpress.

Xuất hiện tại lễ nhậm chức, theo báo chí trong nước, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Phạm Minh Chính nói rằng việc chọn ông Nghĩa là “phương án tốt nhất” trong số các đề cử.

Tân Bí thư Nghĩa nói rằng Đà Nẵng, nơi ông có hơn hai năm giữ chức phó bí thư thành ủy, là thành phố đã “nuôi dưỡng” ông trong quá trình trưởng thành.

Cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam nhanh chóng được bổ nhiệm thay ông Anh một ngày sau khi ông này chính thức bị kỷ luật vì phải “chịu trách nhiệm chính” về những vi phạm, khuyết điểm của ở Đà Nẵng, cũng như các khuyết điểm “nghiêm trọng” của cá nhân.

Nhân dịp này, ông Chính cũng đã phát biểu rằng cựu bí thư thành ủy Đà Nẵng “sẽ rút được những bài học sâu sắc trong công tác để phấn đấu vươn lên”, theo VnExpress.

Đoạn video được nhiều tờ báo ở trong nước đăng tải cho thấy, khi Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính phát biểu, ông Anh cúi đầu, nhìn vào màn hình điện thoại, trong khi ông Nghĩa, ngồi ngay sát cựu bí thư thành ủy Đà Nẵng, chăm chú lắng nghe.

Cùng với APEC, lễ nhậm chức của ông Nghĩa là một trong các tin được nhiều người đọc nhất trên Báo Đà Nẵng điện tử, cho thấy sự quan tâm của người dân thành phố từng được coi là một trong “nơi đáng sống nhất Việt Nam”.

Ngoài Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, dự kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC vào đầu tháng sau ở Đà Nẵng.

Mời quý vị đọc thêm:

Việt Nam rúng động vụ ‘1,5 triệu đôla chạy đại biểu quốc hội’

https://www.voatiengviet.com/a/apec-la-muc-tieu-dau-tien-cua-tan-bi-thu-thanh-uy-da-nang/4061319.html

 

Tỉnh tuyển dụng sai, 13 thạc sĩ “đặc biệt” bỗng dưng mất việc

TTO – Thanh tra Bộ Nội vụ phát hiện tỉnh Tiền Giang “tuyển dụng đặc biệt” 13 người có trình độ thạc sĩ về địa phương công tác từ 2014-2016 không đúng quy định nên yêu cầu hủy bỏ các quyết định này.

Kết luận thanh tra Bộ Nội vụ và các tuyến định tuyển dụng thạc sĩ quy định của tỉnh Tiền Giang – Ảnh: V.TR.

Sai sót chính là tỉnh không có văn bản xin ý kiến của Bộ Nội vụ trước khi ban hành quyết định tuyển dụng và cũng như không thành lập hội đồng kiểm tra, sát hạch.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, những người này được tỉnh hỗ trợ 75 tháng lương cơ bản và 15% của hệ số lương để đảm bảo 100% lương trong thời gian tập sự một năm.

Có ba người công tác tại Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, bốn người tại các cơ quan của UBND thành phố Mỹ Tho và ba người ở thị xã Cai Lậy. Ba người còn lại đang công tác tại huyện Gò Công Đông, Sở Tài nguyên – Môi trường và Sở Nội vụ.

Trong số đó, một thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi là con của một giám đốc sở cũng nằm trong danh sách phải “ra đi” đợt này.

Bà Nguyễn Thị Thủy (thạc sĩ Luật), một trong 13 người được tuyển dụng và phân công về công tác tại Văn phòng HĐND – UBND thành phố Mỹ Tho từ tháng 6-2016, cho biết Sở Nội vụ đã làm việc với bà và 12 người khác về kết luận của Bộ Nội vụ và đưa ra ba phương án giải quyết.

Cụ thể, theo phương án thứ nhất, nếu người nào muốn thôi việc thì hoàn trả kinh phí hỗ trợ đã nhận.

Phương án thứ hai là nếu muốn tiếp tục công tác tại tỉnh thì đăng ký thi tuyển công chức.

Còn phương án ba là trong trường hợp thi rớt công chức thì thi tuyển, xét tuyển viên chức với điều kiện đơn vị sự nghiệp công lập nào đó có nhu cầu tuyển dụng.

Tuy nhiên nhiều người không đồng tình cả ba phương án nói trên.

Lý do được cho là trước khi về tỉnh công tác thì những người trên đã có việc làm với thu nhập cao, nhưng vì muốn về phục vụ địa phương nên khi tỉnh ban hành chính sách hút nguồn nhân lực thì họ đăng ký và được tuyển dụng minh bạch.

Chính vì thế họ cho rằng nếu tỉnh làm sai thì phải khắc phục để đảm bảo quyền lợi của công chức.

Hiện 13 người này vẫn đang chờ quyết định cuối cùng của tỉnh Tiền Giang.

http://tuoitre.vn/tinh-tuyen-dung-sai-13-thac-si-dac-biet-bong-dung-mat-viec-20171008170408271.htm

 

Mời tài xế trả tiền lẻ để làm rõ hành vi cản trở giao thông

TTO – Sáng 7-10, thượng tá Nguyễn Thanh Hải – phó trưởng Công an huyện Trảng Bom – xác nhận đã ký giấy mời một số tài xế để làm việc sau khi họ trả tiền lẻ mua vé qua trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa (Đồng Nai).

Nội dung thư mời  là để “làm việc về ôtô biển số… qua trạm thu phí Trảng Bom”.

Tuy nhiên một số tài xế cho biết đã nhận được thư mời làm việc vào sáng cùng ngày nhưng chưa sắp xếp được thời gian nên chưa lên công an huyện.

Tài xế N.H.T.L. (xã Tây Hòa) cho hay do thời gian gấp rút, anh bận lái xe nên không lên được.

Theo anh L., anh không đồng tình về việc trạm thu phí cho tuyến tránh lại đặt trên quốc lộ 1 rồi bán vé giá cao, cần phải đặt trạm ở chỗ hợp lý, hợp lòng dân như nhiều lần dân kiến nghị.

Tương tự, tài xế N.Q.V. (xã Bình Minh) giải thích nội dung thư mời chưa rõ ràng. Mặt khác, anh chưa lên trụ sở công an huyện làm việc được vì bận chở khách theo hợp đồng.

Trả lời Tuổi Trẻ Online vì sao phải mời tài xế trả tiền lẻ mua vé lên làm việc, thượng tá Hải giải thích: “Đúng là cái gì pháp luật không cấm thì dân được làm. Tuy nhiên, những tài xế mà chúng tôi mời có dấu hiệu cản trở giao thông nên mời họ lên để giải thích, nhắc nhở nhằm đảm bảo trật tự giao thông trên địa bàn”.

H.M – A LỘC

http://tuoitre.vn/moi-tai-xe-tra-tien-le-de-lam-ro-hanh-vi-can-tro-giao-thong-20171007125102526.htm