Tin Việt Nam – 08/02/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 08/02/2019

Người đàn ông đánh phụ nữ gây phẫn nộ

trên mạng xã hội có thể chỉ bị phạt 300 ngàn đồng!

Tin Đồng Nai –  Báo Vietnamnet ngày 7 tháng 2 loan tin, khoảng hơn 11 giờ ngày mùng Một Tết, một người đàn ông tên Nguyễn Thành T., tên thường gọi là Đớm, lái xe chở vợ con về nhà bố mẹ đẻ tại đường Nguyễn Tri Phương, phường Xuân An, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Sau khi vào nhà bà nội, con trai Đớm bất ngờ chạy từ trong nhà lao ra đường và không quan sát nên đã đụng vào xe một phụ nữ đang chở con nhỏ trên đường bằng xe gắn máy. Sự việc may mắn khi cậu bé không bị gì sau khi vụ va chạm xảy ra. Thấy vậy, Đớm không hỏi xem con mình có bị gì không, mà ngay lập tức mở cửa xe hơi chạy lại đánh người phụ nữ đi xe gắn máy.

Hành động của Đớm đã gây bất mãn cho những người dân xung quanh và cộng đồng mạng xã hội Việt Nam. Người dân sống ở khu vực trên cho biết, Đớm là con cả trong gia đình, ba Đớm trước làm xã đội trưởng, rồi làm bí thư chi bộ khu phố. Tính cách của Đớm rất hung hãn nên nhiều người ở khu phố rất sợ Đớm. Đớm thường xuyên đi với các nhóm bảo kê, cho vay nợ, cứ vài ngày là Đớm lại đi một chiếc hơi khác.

Sau khi sự việc được đưa lên mạng xã hội, nhóm Bạn hữu Đường xa đã kéo đến nhà Đớm để yêu cầu Đớm xin lỗi người phụ nữ đi xe máy, và cộng đồng mạng xã hội. Tuy nhiên, Đớm đã chở vợ con đi khỏi địa phương sau khi sự việc trên xảy ra.

Ông Bùi Quốc Tuấn, luật sư thuộc đoàn luật sư Sài Gòn cho biết, theo quy định của luật pháp thì hành vi của Đớm chỉ có thể bị phạt 300 ngàn đồng, tương đương $1.50 Mỹ Kim, hoặc 2 tô phở.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-ong-danh-phu-nu-gay-phan-no-tren-mang-xa-hoi-co-the-chi-bi-phat-300-ngan-dong/

 

Thái Lan ‘điều tra tin Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’

Thái Lan sẽ điều tra việc ông Trương Duy Nhất dường như mất tích trong lúc có cáo buộc về khả năng ông bị bắt cóc ở Bangkok.

‘Quyết tâm rất lớn’ để xử Vũ ‘Nhôm’

Slovakia vẫn ‘điều tra’ vụ Trịnh Xuân Thanh

Người đứng đầu cơ quan di trú Thái Lan Surachate Hakparn nói với Reuters rằng không có hồ sơ chính thức về việc ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan.

Tuy vậy, văn phòng di trú Thái Lan đang xem xét có phải ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan bất hợp pháp và xem chuyện gì đã xảy ra với ông.

“Tôi đã ra lệnh điều tra vụ này,” ông Surachate nói với Reuters ngày 7/2.

‘Đã có mặt ở Bangkok’

Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế tuần này nói họ đã xác nhận tin ông Nhất bị những người vô danh bắt giữ tại một trung tâm thương mại, Future Park, ở Bangkok ngày 26/1.

Ân xá Quốc tế nói họ xác nhận tin này với “các nguồn độc lập giấu tên”.

Xuất hiện những tin trên mạng nói rằng ông Nhất đến Thái Lan đầu tháng Giêng. Rồi ngày 25/1, ông nộp đơn xin tị nạn tại văn phòng Bangkok của cơ quan UNHCR.

Ân xá Quốc tế đã kêu gọi Việt Nam và Thái Lan cung cấp thông tin về vụ việc.

Ông Phil Robertson, từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, thì nói ông Nhất đến Thái Lan “chỉ vì một nguyên nhân”.

“Là để xin tị nạn, và ai đó không muốn ông ta làm thế, vì vậy chính phủ Thái nên mở ngay điều tra.”

UNHCR – Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn – tại Thái Lan từ chối bình luận.

Từng ở tù

Blogger Trương Duy Nhất, chủ nhân của trang blog “Một góc nhìn khác”, từng bị tù 2 năm tại Việt Nam.

Ông bị bắt hôm 26/5/2013 tại nhà riêng ở Đà Nẵng.

Phiên tòa ở Đà Nẵng năm 2014 kết tội ông “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”

Cáo trạng nói ông Nhất có các bài viết “không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng”.

Ông ra tù hôm 26/5/2015.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47135186

 

Dân oan mất niềm tin dù Thủ tướng

lại có yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo

Hòa Ái, phóng viên RFA

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vào ngày 3/2, yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiếp tục tập trung kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài.

Đài RFA ghi nhận thông tin vừa nêu cũng như những người dân đi khiếu kiện nói gì về yêu cầu này của Thủ tướng Việt Nam?

Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ

Trong công thư gửi đến các cơ quan và văn phòng từ cấp trung ương đến địa phương phụ trách công tác tiếp công dân vào ngày 3 tháng 2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương công chức, cán bộ tiếp dân, đặc biệt Ban Tiếp Dân Trung ương và các cơ quan cùng tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Trước đó, Ban Tiếp Công dân cho biết đã phối hợp với các cơ quan và địa phương tổ chức tiếp gần 20 ngàn lượt người, hơn 500 đoàn khiếu kiện tập thể, tiếp nhận và xử lý hơn 13 ngàn đơn thư. Ban Tiếp Công dân còn cho biết đến ngày 29 Tết, cơ quan này cũng phối hợp với các cơ quan liên quan để vận động 145 công dân về lại địa phương, hỗ trợ tiền tàu xe cho 115 công dân, không còn người dân khiếu kiện tại trụ sở tiếp công dân trung ương trong dịp Tết Nguyên đán.

Mặc dù Thủ tướng chỉ đạo; cụ thể như vụ đất của ông Vũ Huy Hoàng, tại phường An Khánh mà hiện nay giao cho Công ty GS của Hàn Quốc. Thủ tướng Chính phủ có 14 văn bản chỉ đạo thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phải giải quyết, nhưng TP.HCM đâu chịu giải quyết đâu. Thành ra Thủ tướng nói kệ Thủ tướng, còn TP.HCM cứ làm theo ý của họ. Chừng nào TP.HCM bắt ông Lê Thanh Hải thì lúc đó dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm mới được giải quyết. Do đó, Thủ tướng chỉ đạo kệ thủ tướng, người ta không coi ra gì đâu

-Dân oan Thủ Thiêm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong công thư để nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp công dân trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Công An phối hợp với các ban , ngành từ địa phương đến trung ương làm tốt công tác tiếp công dân, tập trung kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, xử lý nghiêm những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự xã hội.

Phản biện của người dân khiếu kiện

Đài RFA liên lạc với cựu tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu, một dân oan từng bị tuyên án tù hai lần với cáo buộc tội “gây rối trật tự công cộng” do phản kháng chính quyền địa phương thu hồi đất bất hợp pháp cũng như cùng với bà con Dương Nội tập trung tại Bộ Tài nguyên-Môi trường gửi đơn đòi giải quyết những khuất tất đất đai của họ, và được bà chia sẻ nhận xét liên quan yêu cầu vừa nêu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

“Trước đây, họ cũng phát ngôn, họ cũng đưa ra những lời nói như thế cách đây mấy năm về trước. Nhưng đến bây giờ thì thực sự lực lượng dân oan ngày càng đông lên. Các quan chức Cộng sản cướp bóc và gây oan trái cho rất nhiều người ở khắp đất nước Việt Nam này. Nhất là gần đây như vụ Thủ Thiêm xảy ra hàng bao nhiêu năm vẫn không giải quyết, rồi Dương Nội, Văn Giang, Đồng Tâm, và mới nhất cận Tết Nguyên đán thì họ tiếp tục gây ra tội ác ủi phá hơn trăm hộ dân ở vườn rau Lộc Hưng.”

Theo số liệu ghi nhận của Bộ Tài nguyên-Môi trường ghi nhận đến hết tháng 6 năm 2012, khiếu kiện về đất đai chiếm hơn 90% trong tổng số các các vụ khiếu kiện, khiếu nại tại Việt Nam. Vào giữa năm 2018, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng cho biết có đến 75% khiếu nại ở thành phố này liên quan nhà đất. Và theo báo cáo của Quốc Hội, công bố vào trung tuần tháng 11 năm 2018 cho thấy số đơn khiếu nại, tố cáo của người dân trong năm 2018 cao hơn năm trước đó, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức nhà nước.

Trả lời câu hỏi của RFA về công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại của các cơ quan hữu quan từ địa phương đến trung ương trong 20 năm qua trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ở quận 2, TP.HCM, ông Cao Thăng Ca, một dân oan ở Thủ Thiêm lên tiếng:

“Bản chất của dự án này là một dự án không phải kinh doanh mà là dự án ăn cướp. Thành ra việc chậm trễ giải quyết khiếu nại này là do trách nhiệm của Trung ương là chính, trách nhiệm của Ban Tiếp Công dân, trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ. Họ cứ đùn đẩy, né tránh mà không chịu giải quyết. Bởi vì dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm có lợi rất to lớn. Đền bù chỉ 2,3 triệu/m2 mà bán đến 200,300 triệu/m2. Chính vì lợi ích chênh lệch cao như vậy, cho nên cơ quan này đùn đẩy cơ quan khác.

Mặc dù Thủ tướng chỉ đạo; cụ thể như vụ đất của ông Vũ Huy Hoàng, tại phường An Khánh mà hiện nay giao cho Công ty GS của Hàn Quốc. Thủ tướng Chính phủ có 14 văn bản chỉ đạo thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phải giải quyết, nhưng TP.HCM đâu chịu giải quyết đâu. Thành ra Thủ tướng nói kệ Thủ tướng, còn TP.HCM cứ làm theo ý của họ. Chừng nào TP.HCM bắt ông Lê Thanh Hải thì lúc đó dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm mới được giải quyết. Do đó, Thủ tướng chỉ đạo kệ thủ tướng, người ta không coi ra gì đâu.”

Một số những người dân bị buộc vào hoàn cảnh phải lê la khắp các cơ quan pháp luật từ địa phương đến tận trung ương để khiếu nại, khiếu kiện mà Đài RFA tiếp xúc, khẳng định rằng yêu cầu mới nhất của Thủ tướng Chính phủ không thắp thêm chút hy vọng nào cho họ, mà trái lại còn khiến cho họ lo lắng nhiều hơn với sự chỉ đạo của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng “xử lý nghiêm những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự xã hội”.

Khiếu kiện là hệ quả của việc địa phương giải quyết không thấu đáo nên người ta mới khiếu kiện vượt cấp, hoặc khiếu kiện kéo dài lên đến cấp trung ương. Nếu địa phương giải quyết chu đáo, đúng pháp luật thì không nhất thiết phải bắt ép, họ sẽ tự giải tán về lại địa phương
-Luật sư Trần Thu Nam

Các dân oan dẫn chứng trường hợp điển hình trong vụ cưỡng chế mới nhất ở vườn rau Lộc Hưng, tại quận Tân Bình, TP.HCM, văn phòng Thành ủy TP.HCM đã không tiếp và từ chối nhận đơn của hơn 100 cư dân Lộc Hưng khi họ đi nộp đơn kêu cứu vào sáng ngày 17 tháng 1. Các cư dân Lộc Hưng có mặt tại văn phòng Thành ủy TP.HCM sáng hôm đó còn cho biết chính quyền điều động một lực lượng hàng chục người tới bao vây họ như là một nhóm tội phạm. Bên cạnh đó, truyền thông nhà nước loan tin Công an quận Tân Bình, TPHCM đang củng cố hồ sơ xử lý với gần 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối lực lượng và chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng.

Bà Cấn Thị Thêu quả quyết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân được cơ quan chức năng giải quyết rốt ráo và hiệu quả hay không thì:

“Bà con thấy rằng phải nhìn thấy thực tế, chứ còn những lời hứa suông thì bà con vẫn chưa thể tin tưởng được và tất cả dân oan vẫn sẽ đấu tranh đến cùng để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.”

Trong khi đó, giới luật sư tại Việt Nam cho rằng công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người dân ở Việt Nam càng ngày càng quá tải vì các cơ quan địa phương không làm tròn chức trách. Luật sư Trần Thu Nam từng nhận định với RFA:

Khiếu kiện là hệ quả của việc địa phương giải quyết không thấu đáo nên người ta mới khiếu kiện vượt cấp, hoặc khiếu kiện kéo dài lên đến cấp trung ương. Nếu địa phương giải quyết chu đáo, đúng pháp luật thì không nhất thiết phải bắt ép, họ sẽ tự giải tán về lại địa phương.”

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cũng lên tiếng với RFA rằng những bất cập trong chính sách, đặc biệt liên quan đến lãnh vực đất đai, biến Việt Nam thành cường quốc dân oan và để tình trạng khiếu nại, khiếu kiện không bị tồn đọng, kéo dài thì Chính phủ phải giải quyết cái gốc của vấn đề bao gồm phải hoàn thiện và minh bạch trong các chính sách pháp luật và phải nghiêm minh trong việc xử lý những sai phạm của cán bộ nhà nước.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-pm-asked-to-focus-on-resolving-complaints-and-denunciations-02062019123756.html

 

Mỹ thu hồi cá nhập khẩu từ Việt Nam

do không qua kiểm định

27 tấn cá da trơn trèn kết (còn có tên gọi khác là cá trèn răng) từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vừa bị tịch thu, do không qua khâu kiểm dịch ở cửa khẩu biên giới.

Mạng báo Foodsafetynews của Hoa Kỳ loan tin trong tuần này như vừa nêu dẫn thông báo của Cục Kiểm tra An toàn Thực phẩm (FSIS), thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Cơ quan này còn cho biết đây là lần thứ hai mặt hàng cá trèn kết đông lạnh có xuất xứ từ Việt Nam bị tịch thu liên tiếp trong vòng một tuần. Trước đó, 453 kg cá trèn kết tại các cửa hàng bán lẻ đã bị tịch thu hôm thứ Hai, ngày 4 tháng 2 tại bang California.

Theo thông báo của FSIS số cá trèn kết bị tịch thu được nhập khẩu vào Mỹ trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2018, đóng mác nhãn hiệu Maxfield và đến ngày 29 và  30 tháng 1 năm 2019 bị phát hiện đã không qua khâu kiểm dịch tại cửa khẩu của Mỹ.

FSIS quan ngại một số sản phẩm cá trèn kết nhãn hiệu Maxfield này đã được bán ra thị trường và người tiêu dùng đang cất trữ trong tủ đông lạnh. FSIS cảnh báo người tiêu dùng cần vứt bỏ sản phẩm cá trèn kết đã mua hoặc trả lại cho cửa hàng bán cá.

FSIS cho biết thêm rằng chưa có trường hợp nào được thông báo bị bất kỳ phản ứng gì với sản phẩm cá trèn kết khi tiêu thụ.

Ngoài sản phẩm cá trèn kết như vừa nêu, Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết Việt Nam được ghi nhận là nước xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, với thị phần chiếm 93%. Trong đó, ở thị trường Mỹ, Việt Nam chiếm thị phần cá da trơn đến 91%. Tính đến thời điểm giữa tháng 12 năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 525 triệu USD, tăng 57,7% so với cùng kỳ năm 2017.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-importer-recalls-fish-from-vn-after-skipping-border-inspection-02082019075104.html

 

VN Cảnh Báo: Xe Đạp Điện TQ

Đội Lốt Hàng VN Sang Liên Âu

HANOI – Bàn tay Trung Quốc đang thò sâu vào kinh tế Việt Nam…

Và chỉ bị lộ khi hải quan dò  xét.

Bản tin BizLive/ICT News hôm 7/2/2019 cho biết một hồ sơ bị lộ: Xe đạp điện nước ngoài “đội lốt” hàng Việt xuất sang châu Âu…

Bộ Công Thương lên tiếng cảnh báo nguy cơ lượng xe đạp điện từ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Châu Âu bất ngờ tăng mạnh sau khi xe đạp điện Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá.

Bản tin Báo BizLive ghi rằng: Theo thông tin được Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đưa ra tại thời điểm giáp Tết Nguyên đán 2019, vừa qua Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với xe đạp điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào Liên minh châu Âu.

Mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp cộng gộp là từ 18,8 – 79,3% tùy thuộc vào từng doanh nghiệp xuất khẩu, áp dụng trong 5 năm kể từ ngày 18/1/2019.

Cùng đó, số liệu thống kê cũng cho thấy xuất khẩu xe đạp điện từ Việt Nam sang EU tăng sau khi EU tiến hành điều tra đối với xe đạp điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chỉ trong 11 tháng đầu năm 2018, lượng xuất khẩu xe đạp điện của Việt Nam sang EU là 138.467 chiếc, đạt kim ngạch 66,9 triệu Euro, tăng 47,4% về lượng và 22,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

“Việc lượng xuất khẩu xe đạp điện từ Việt Nam sang EU tăng nhanh, trùng với thời điểm EC điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc có thể dẫn đến nguy cơ EC tiến hành điều tra lẩn tránh thuế đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, gây ảnh hưởng liên đới tới các doanh nghiệp xuất khẩu chân chính”, Bộ Công Thương nêu rõ.

Bản tin BizLive/ICT News  ghi rằng VN sẽ tăng cường giám sát:

“Bộ Công Thương đã trao đổi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam cho mặt hàng xe đạp điện, trong đó đặc biệt lưu ý tới khả năng xuất hiện hành vi làm giả xuất xứ Việt Nam.

Bộ cũng đã và đang phối hợp với Tổng cục Hải quan để theo dõi những biến động bất thường trong hoạt động xuất khẩu sang một số thị trường để từ đó có biện pháp kiểm tra, xác minh và xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ Việt Nam nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam cũng như lợi ích của các doanh nghiệp chân chính.”

Bộ cũng cảnh cáo: Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, đồng thời phối hợp theo dõi sát thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khi thấy có dấu hiệu bất thường.

https://vietbao.com/p124a290556/vn-canh-bao-xe-dap-dien-tq-doi-lot-hang-vn-sang-lien-au

 

Vợ công dân Mỹ gốc Việt hy vọng

 chồng được tự do nhân chuyến thăm

của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam

Trong buổi Thông điệp Liên bang được tổ chức vào tối ngày 5/2 vừa qua tại Quốc hội Mỹ, bà Helen Nguyễn, vợ của ông Michael Phương Minh Nguyễn đã được mời tham dự và có cơ hội gặp gỡ với các dân biểu Mỹ. Bà hy vọng Quốc hội và chính phủ Mỹ sẽ gây sức ép lên phía chính phủ Việt Nam để trả tự do cho chồng bà, người đang bị phía Việt Nam giam giữ từ tháng 7 năm ngoái đến nay để điều tra cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Nhân dịp này, Đài Á Châu Tự do có cuộc phỏng vấn với bà Helen Nguyễn về trường hợp của ông Michael Phuong Minh Nguyen.

RFA: Bà có thể cho biết tình hình của ông Michael Phuong Minh Nguyen hiện tại ở Việt Nam thế nào không?

Helen Nguyen: thông tin lần cuối cùng mà chúng tôi nhận được về anh ấy là vào ngày 30 tháng 1 sau khi đại diện lãnh sự quán Mỹ vào thăm anh ấy trong tù. Anh ấy vẫn khỏe chỉ có một số vấn đề sức khỏe nhỏ thôi. Anh chỉ nói hơi đau hàm một chút nhưng nói chung là bình thường và tinh thần tốt.

RFA: Từ khi ông Michael bị bắt giam ở Việt Nam đến nay, phía gia đình có yêu cầu sang thăm không và  phía Việt Nam trả lời thế nào?

Helen Nguyen: Từ khi anh ấy bị bắt giữ đến nay, họ (phía Việt Nam) không cho anh ấy có được tiến trình pháp lý đúng. Không ai được vào thăm, không được thư từ. Không ai có thể được liên hệ với anh, thậm chí cả luật sư, chỉ có đại diện bên lãnh sự quán vào thăm anh ấy 1 lần một tháng từ 20 đến 30 phút.

RFA: Trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi, chồng bà có nói với bà về mục đích ông ấy về Việt Nam là gì không?

Helen Nguyen: Năm nào anh ấy cũng đi Việt Nam. Trong vòng 16 năm qua, năm nào anh ấy cũng đi ít nhất là 1 lần hoặc 2 lần. Tôi biết là anh ấy đi Việt Nam và anh ấy có nói với tôi. Thường vào tháng 7, chúng tôi có ngày nghỉ. Chuyến thăm của anh ấy lần này là chủ yếu thăm chú của anh ấy, người anh em họ và một số bạn bè mà anh đã từng có ở Việt Nam từ trước. Trong vòng 5 năm vừa rồi, chúng tôi có đi Việt Nam, không phải là đi cùng nhau mà là chúng tôi gặp nhau ở Việt Nam. Có hai lần chúng tôi đi cùng nhau. Nhưng các lần khác là gặp nhau ở Việt Nam vì tôi đi với đoàn công tác về y tế ở Việt Nam và chồng tôi sẽ gặp tôi khoảng 1 tuần sau đó, và chúng tôi nghỉ cùng nhau. Lần này anh ấy bận công việc nên anh ấy nói là sẽ cố gắng hoàn tất và đi cùng gia đình nhưng đến khi xong việc thì tiền vé đắt quá nên tôi bảo anh ấy chọn ngày đi và đi một mình. Anh ấy nói là anh ấy đi Việt Nam vì chú của anh ấy ốm nên tôi bảo anh ấy đi thăm luôn.

Từ khi anh ấy bị bắt giữ đến nay, họ (phía Việt Nam) không cho anh ấy có được tiến trình pháp lý đúng. Không ai được vào thăm, không được thư từ

RFA: Trong các chuyến thăm trước tới Việt Nam, bà và chồng bà, gia đình bà có gặp vấn đề gì với chính quyền Việt Nam không?

Helen Nguyen: Cả hai chúng tôi chưa từng bao giờ có vấn đề gì với chính quyền Việt Nam trước kia, cả anh ấy nữa trong suốt 16 năm qua. Vì thế tôi không hiểu lý do gì mà vào năm ngoái anh ấy bị bắt giữ.

RFA: Phía Việt Nói nói rằng họ bắt giữ chồng bà để điều tra về hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Bà có nhận xét gì về điều này?

Helen Nguyen: Khi anh ấy bị bắt giữ, phía Việt Nam không thông báo gì mà họ nói với chồng tôi và anh ấy nói lại với phía đại diện lãnh sự quán Mỹ và phía lãnh sự nói với chúng tôi là anh ấy bị giam giữ để điều tra theo điều 109, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Tôi không biết làm sao họ có được ý nghĩ là điều tra anh ấy về chuyện đó bởi vì anh ấy rất bận ở bên Mỹ, lo cho các con. Anh ấy như là một ông nội trợ vậy, nội trợ toàn thời gian, chăm lo cho các con vì tôi phải đi làm và lịch công việc của tôi kín đặc, và tôi còn phải trực nữa. Vì vậy anh ấy phải lo cho các con. Chúng tôi còn những người cháu họ nữa mà anh ấy cũng chăm sóc luôn, đón chúng từ trường, cho chúng ăn sau khi tan học, rồi anh cũng làm việc của ảnh rồi đến 7 giờ anh ấy phải ở nhà chờ tôi về và ăn cơm tối với tôi. Anh ấy luôn đợi tôi lúc 7 giờ để ăn cơm tối với nhau. Tôi không hiểu còn thời gian đâu mà anh ấy có thể làm những gì mà chính quyền Việt Nam nói là điều tra về hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

RFA: Ông Michael có bạn bè hay công việc gì ở Việt Nam không thưa bà?

Helen Nguyen: Michael không có công việc gì ở Việt Nam. Phần đông bạn của anh ấy đã sang Mỹ và có công việc bên Mỹ rồi về lại Việt Nam thăm. Cô và chú anh ấy ở Việt Nam rất lớn tuổi, ngoài 80 tuổi, và ốm. Vì bố anh ấy không thể về thăm họ nên anh ấy về thăm và báo lại cho gia đình về họ. Anh em họ của anh ấy ở Việt Nam cũng bị bệnh nặng, nên anh ấy cũng về thăm họ.

RFA: Trong chuyến đi này về Washinton DC bà có gặp một số các dân biểu. Xin bà cho biết bà đã nói gì với các dân biểu về tình trạng của chồng mình và bà các dân biểu hứa gì với gia đình?

Helen Nguyen: Tôi ở đây để dự Thông điệp Liên bang theo lời mời của dân biểu Katie Porter, tôi rất cảm kích về lời mời này. Tại buổi Thông điệp Liên bang, tôi đã được gặp Chủ tịch Hạ Viện, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại. Họ sẽ chuyển thông điệp của tôi đến Tổng thống vì Tổng thống sẽ đến Việt Nam vào cuối tháng 2 này. Tôi hy vọng là với việc tôi ở đây và gặp bên Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban đối ngoại thì trường hợp của anh ấy sẽ gây chú ý và giúp anh ấy sớm được trả tự do.

RFA: Từ tháng 10 năm ngoái, 20 dân biểu đã gửi thư đến Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu gây sức ép để Việt Nam trả tự do cho ông Michael. Bà có hy vọng gì về sức ép từ phía Quốc hội Mỹ và theo bà thì chính phủ Mỹ cần làm gì để có thể giúp cho chồng bà?

Helen Nguyen: Bước tiếp theo đó là việc Tổng thống sang Việt Nam vào cuối tháng 2, điều này cũng giúp ích. Hơn 20 dân biểu đã ký bức thư, Đại sứ Mỹ cũng biết chuyện này, và họ đã đưa vấn đề này lên cấp cao như Thủ tướng Việt Nam. Họ đều biết, cả Thủ tướng cũng biết. Cho nên phía Việt Nam cần phải làm gì đó, họ phải trả tự do cho anh ấy. Họ biết là chúng tôi rất chủ động trong vấn đề của anh Michael. Sắp tới sẽ có nhiều hơn nữa những dân biểu tham gia ủng hộ, chứ không phải chỉ có khoảng 20 người như trước đây, nhất là sau chuyến thăm này.

Họ nói họ có thể hoàn tất điều tra vào cuối tháng 3 này nhưng ai mà biết được vì theo luật của họ, họ có thể kéo dài lâu hơn nữa. Điều duy nhất tôi muốn nói với phía Việt Nam là, tôi kêu gọi họ trả tự do cho Michael, hãy trả tự do cho anh ấy. 

RFA: Phía Việt Nam hiện có thông tin gì về chuyện điều tra của chồng ba, bao giờ thì ra tòa?

Helen Nguyen: Chúng tôi không biết đến bao giờ họ mới hoàn tất điều tra. Họ không cho chúng tôi biết thời gian lúc nào, họ không cho phía lãnh sự quán Mỹ biết. Họ nói họ có thể hoàn tất điều tra vào cuối tháng 3 này nhưng ai mà biết được vì theo luật của họ, họ có thể kéo dài lâu hơn nữa. Điều duy nhất tôi muốn nói với phía Việt Nam là, tôi kêu gọi họ trả tự do cho Michael, hãy trả tự do cho anh ấy. Anh ấy phải có quyền tự do.

RFA: Sau chuyện này, sau khi ông Michael được trả tự do, bà còn có ý định quay lại Việt Nam không?

Helen Nguyen: Tôi sẽ quay lại vì đó là những gì tôi đã làm trong suốt 5 năm qua, tôi yêu người dân, tôi cũng yêu nước Mỹ, nhưng tôi cũng yêu người Việt, và tôi sẽ quay lại với đoàn tình nguyện về y tế để giúp người dân.

RFA: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/american-vn-wife-hopes-trump-raised-her-husband-case-02062019143142.html

 

Cộng sản khiến Việt Nam bị xếp hạng không có tự do

Diễm Thi, RFA

Theo báo cáo thường niên của Freedom House – một tổ chức phi chính phủ quốc tế có chức năng theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, khảo sát và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự do cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới – công bố hôm 5 tháng 2 năm 2019, thì Việt Nam vẫn là một quốc gia không có tự do về mọi mặt.

Cụ thể, theo thang điểm từ 0 đến 100, với điểm 0 là không có tự do đến điểm 100 là tự do nhất, thì Việt Nam được 20 điểm, thuộc vùng không có tự do.

Năm 1948 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ra đời. Trong đó, thuật ngữ Nhân quyền được hiểu một cách đơn giản nhất là quyền con người: “những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”.

Tại Việt Nam, sau các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 thì Hiến pháp sửa đổi năm 2013 bổ sung nhiều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, biểu tình, quyền và cơ hội bình đẳng giới… Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo cho những quyền đó được thực hiện trên thực tế.

Việt Nam cộng sản có cái lịch sử từ chối nhân quyền, luôn luôn cho nhân quyền là vấn đề của tư sản, của chủ nghĩa tư bản, của kẻ thù nó lợi dụng để chống lại Nhà Nước XHCN và chống lại đảng. – Nguyễn Khắc Mai

Theo Nhà nhiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai thì khó mà kêu gọi nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền con người như từng hứa hẹn:

Tôi nói là Việt Nam cộng sản có cái lịch sử từ chối nhân quyền, luôn luôn cho nhân quyền là vấn đề của tư sản, của chủ nghĩa tư bản, của kẻ thù nó lợi dụng để chống lại Nhà Nước XHCN và chống lại đảng. Đấy là luận điệu rất lâu rồi. Vấn đề là nhân quyền đã trở thành khát vọng của Việt Nam nhưng vì cộng sản không coi đó là việc của mình nên không làm đến nơi đến chốn.

Theo nhà báo Phạm Thành, cũng là cựu phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam thì Việt Nam có hiến pháp, có luật. Đọc hiến pháp Việt Nam thì thấy họ rất tiến bộ, nhưng họ có thực hiện đâu:

Cộng sản có một rừng luật nhưng họ thực hiện theo luật rừng. Họ nói rất hay, rất đẹp nhưng họ không thực hiện. Họ điều hành và quản lý xã hội theo quyền lực của họ. Ông Nguyễn Phú Trọng đã nói hiến pháp là một đạo luật rất quan trọng nhưng đứng sau đường lối của đảng.

Hôm 16/11/2018, tổ chức Freedom Now công bố báo cáo về tình trạng chính quyền Việt Nam xây dựng và sử dụng luật như một thứ vũ khí để khống chế, đàn áp xã hội dân sự. Điều này đi ngược với giá trị đích thực của luật pháp là để bảo vệ người dân.

Cô Carol Nguyễn, Điều phối viên chương trình của Tổ chức BPSOS, một trong những tổ chức giúp Freedom Now, là một trong các diễn giả của buổi công bố báo cáo, hôm 16 tháng 11 nói rằng:

“Bất chấp những chỉ trích từ quốc tế Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp tôn giáo với Luật tín ngưỡng, tôn giáo được sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 nhằm gia tăng sự kiểm soát của Chính phủ lên các nhóm tôn giáo và dùng luật này để trừng mạnh mạnh tay những người mà họ cho là vi phạm luật tín ngưỡng. Bởi luật có những quy định cụ thể như cấm lợi dụng tự do tôn giáo gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng.”

Theo hiến pháp Việt Nam thì người dân có quyền tự do hội họp và lập hội, thế nhưng một trong những hội bị đàn áp, bắt bớ nặng nề cho đến thời điểm này là Hội Anh Em Dân Chủ. Đây là một tổ chức xã hội dân sự độc lập, thành lập vào tháng 4 năm 2013 với tiêu chí hoạt động là phổ biến kiến thức luật pháp về nhân quyền và dân quyền cho người dân, cũng như vận động xây dựng xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng, văn minh tại Việt Nam.

Anh Lê Thanh Tùng, một người từng tham gia Hội Anh Em Dân Chủ xác nhận với RFA:

Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi không đụng chạm gì đến kêu gọi lật đổ chính quyền, nhưng bản chất của nhà cầm quyền cộng sản độc tài, họ luôn lo ngại phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam lớn mạnh lên thì họ khó nắm được quyền kiểm soát, cho nên khó khăn lớn nhất của chúng tôi là bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp khốc liệt, bách hại ngay từ những ngày đầu thành lập.

Trong bản Phúc trình Toàn cầu 2019 được công bố ngày 17/01/2019, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) một lần nữa nhận định chính phủ Việt Nam xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản như quyền tự do biểu đạt, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin, quyền tự do lập hội và nhóm họp, quyền tự do tôn giáo…

Không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, không có tự do tư tưởng. Nguyên nhân là do những người cộng sản họ tổ chức mô hình xã hội theo học thuyết Mác- Lênin. – Phạm Thành

Nhà báo Phạm Thành nhận định nguyên nhân Việt Nam là một quốc gia mất tự do về nhiều mặt, là do sự cai trị của đảng cộng sản. Ông nói:

Không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, không có tự do tư tưởng. Nguyên nhân là do những người cộng sản họ tổ chức mô hình xã hội theo học thuyết Mác- Lênin. Nhà nước đó không muốn cho những người dân, các tầng lớp người dân nói khác mình, nghĩ khác mình. Họ dùng bộ máy quân đội, công an cũng như các điều luật để đàn áp. Nói gọn một câu là do cộng sản đang cầm quyền. Có thế thôi.

Thống kê cho thấy trong năm 2018, ít nhất 42 người đã bị kết án vì bày tỏ ý kiến ​​chỉ trích chính phủ hoặc tham gia các nhóm ủng hộ dân chủ như 9 thành viên của Hội Anh em Dân chủ và 5 thành viên của Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết… Hơn 100 người tham gia biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng hồi tháng 6 cũng bị án tù.

Sang năm 2019, Việt Nam tiếp tục bắt giữ cũng như mời làm việc một số Facebookers chỉ vì những người này công khai quan điểm trên trang mạng xã hội này.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-is-stil-a-country-without-freedom-up-to-2019-dt-02062019122904.html

 

Việt Nam thoát nghèo hay không

phụ thuộc vào giáo dục tốt và dân chủ

Kính Hòa RFA

Theo một số thông tin được công bố thì mức thu nhập trung bình đầu người của Việt Nam vào năm 2008 đạt xấp xỉ 1000 đô la Mỹ.

Mức thu nhập này được xem như là mức thu nhập trung bình, và bắt đầu từ lúc đó nhiều nhà quan sát kinh tế chính trị đã cảnh báo rằng Việt Nam sẽ bị rơi vào một cái bẫy gọi là bẫy thu nhập trung bình, trong đó nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc khai thác sức lao động rẻ và giản đơn.

Đầu năm 2019, một viên chức cao cấp của Việt Nam là ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư lặp lại lời cảnh báo đó với tình trạng Việt Nam hiện nay nằm trong bốn cái bẫy: chi phí lao động thấp, sản xuất có giá trị thấp, có công nghệ thấp, và thu nhập trung bình.

Thực ra trong bốn điều vừa nêu thì điều thứ tư bao gồm ba điều còn lại gắn chặt với nhau, vì với lao động rẻ, giản đơn, chỉ có thể thao tác máy móc công nghệ thấp, hoặc không có máy móc, và vì thế tạo ra những sản phẩm không có giá trị cao.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, nhận xét về tình trạng thu nhập trung bình của Việt Nam hiện nay:

Chúng ta đã đạt được cái mức trung bình trong một thời gian khá dài rồi. (Năm nay) là xấp xỉ 2500, nhưng để đạt được mức 12000 đô la một đầu người, lại là một quá trình rất dài và khó khăn.”

Mức 12000 đô la một người một năm được xem như thu nhập của một quốc gia đã trở nên giàu có.

Theo một chuyên gia kinh tế khác là Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, từ Na Uy, để cho một quốc gia thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình, không còn nghèo nữa thì cần ba điều sau đây:

Thứ nhất là trình độ khoa học kỹ thuật của dân chúng phải cao, các công ty phải có sự sáng tạo, và thứ ba là thể chế của nhà nước phải tạo điều kiện cho sự sáng tạo đó.”

Ông dẫn ra ví dụ là Malaysia, một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, láng giềng với Việt Nam đang được dự báo là sẽ thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình để trở thành một nước giàu có sắp tới đây.

Khi được hỏi là nếu so sánh với Malaysia thì Việt Nam có một dân số quá đông đúc cần phải giải quyết việc làm ngay lập tức cho số lao động giản đơn, thì liệu chuyện thoát bẫy trung bình đó có khó khăn hơn hay không?

Ông Nguyễn Huy Vũ cho rằng trong bất cứ quốc gia nào cũng có hai lĩnh vực công nghiệp song song, một lĩnh vực chiếm dụng công lao động nhiều, một lĩnh vực khác cần kỹ thuật và kiến thức nhiều hơn. Theo ông Vũ, sự đầu tư vào lĩnh vực thứ hai sẽ làm cho nền kinh tế từ từ dịch chuyển ra khỏi khu vực chỉ sử dụng sức lao động giản đơn.

Các nước bị mắc bẫy thu nhập trung bình thì có nhiều lý do, trong đó có thể chế với các nhóm tư lợi, tham nhũng.

-Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng đề cập đến việc phải thay đổi thể chế để thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình. Ông nhấn mạnh rằng trong tình hình Việt Nam hiện nay sự hình thành các nhóm lợi ích có quyền lực chính trị kinh tế lớn sẽ ngăn cản sự thay đổi thể chế đó:

Các nước bị mắc bẫy thu nhập trung bình thì có nhiều lý do, trong đó có thể chế với các nhóm tư lợi, tham nhũng. Ví dụ như những nhóm này khống chế việc khai thác tài nguyên, xuất nhập khẩu, họ không cần quan tâm gì cả đến việc đầu tư phát triển công nghệ để đưa đất nước đi lên.”

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói thêm là sự thay đổi chính sách, thể chế có thể khuyến khích sự đầu tư tư nhân, tạo nên một chuỗi sản xuất thoát khỏi tình trạng một sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam nhưng có rất ít giá trị là được tạo tại Việt Nam. Ông lấy ví dụ như ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam hiện nay, giá trị của một chiếc áo có khi chỉ có 50% là được tạo ra tại Việt Nam.

Một số ngành thoạt nhìn thì có thể nghĩ là có nhiều giá trị được tạo ra thay vì chỉ là lao động giản đơn, như sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam, nhưng theo ông Nguyễn Huy Vũ, thực tế có thể không phải như vậy.

Cuối cùng phải cải cách về dân chủ, vì khi người dân có được sự suy nghĩ dân chủ, khác biệt, thì họ mới sức sáng tạo, mới đổi mới được.

-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ.

Hiện nay Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất điện thoại thông minh Samsung lớn nhất thế giới, và xuất khẩu điện thoại của hãng này chiếm đến ¼ xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018, theo hãng Reuters.

Tuy nhiên ông Vũ cho rằng những công ty như Samsung có cơ sở nghiên cứu, thiết kế ở các quốc gia phát triển như Châu Âu, Bắc Mỹ, còn tại Việt Nam là nơi được đầu tư để sử dụng sức lao động lắp ráp giá rẻ mà thôi.

Song song với việc thay đổi thể chế, để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của dân chúng, còn một điều quan trọng nữa để thoát bẫy thu nhập trung bình, là ông Nguyễn Huy Vũ nhấn mạnh việc phải có tự do dân chủ hơn:

Cuối cùng phải cải cách về dân chủ, vì khi người dân có được sự suy nghĩ dân chủ, khác biệt, thì họ mới sức sáng tạo, mới đổi mới được.”

Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, từ Đại học Maine, vấn đề giáo dục là vấn đề sẽ cản trở Việt Nam phát triển:

Vấn đề là có chính sách tốt hay là không. Có chính sách tốt thì không lọt vào cái bẫy thu nhập trung bình đó. Mà chính sách tốt là vấn đề giáo dục. Việt Nam không có giáo dục tốt nên không thể đầu tư cái gì cả. Thành ra chỉ có thể làm công cho Samsung thôi, chứ còn hơn nữa thì không đủ trình độ cũng như kỹ năng để theo kịp.”

Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho biết từ những năm 1980 ông đề nghị các giới chức Việt Nam chú ý đến việc giáo dục, nhất là các cấp tiểu học và trung học, nhưng không được lắng nghe, vì Việt Nam mong muốn có cái gọi là đi tắt đón đầu, chú ý vào việc phát triển đại học.

Việt Nam không có giáo dục tốt nên không thể đầu tư cái gì cả. Thành ra chỉ có thể làm công cho Samsung thôi.

-Giáo sư Ngô Vĩnh Long.

Đào tạo đại học để có thầy giỏi thì cũng tốt, nhưng cứ chú ý vào cái đó thì không đúng. Ông Nguyễn Thiện Nhân lên lại đưa ra chuyện trong bao nhiêu năm đào tạo 20 ngàn tiến sĩ. 20 ngàn tiến sĩ làm việc như thế nào được trong khi lẽ ra nên đào tạo vài triệu em cấp ba có trình độ để học tiếp để phát triển thêm.”

Giáo sư Ngô Vĩnh Long đưa ra ví dụ về Hàn Quốc, ngay cả dưới thời chế độ độc tài trước đây, họ đã bắt đầu chú ý đến giáo dục, bắt đầu trước tiên ở những cấp thấp nhất.

Hàn Quốc là quốc gia được xem là đã tăng tốc thành công vượt qua khỏi tình trạng thu nhập trung bình để trở thành một nước công nghiệp phát triển giàu có, nơi sản sinh ra tập đoàn Samsung hùng mạnh đầu tư vào Việt Nam để sử dụng sức lao động rẻ tại đây.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gdp-trap-vietnam-educcation-democracy-02072019114746.html

 

Nhu cầu lao động ngành điện tử

dự kiến tăng mạnh năm 2019

Thực tế nhiều công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng được dự kiến sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam trong năm 2019, sẽ có thể khiến nhu cầu lao động tại Việt Nam trong thời gian tới tăng mạnh.

Tạp chí HRM Asia chuyên vê nguồn nhân lực loan tin vừa nêu vào hôm 8/2 dẫn báo cáo của tập đoàn tuyển dụng Navigos Group.

Báo cáo Navigos Group cho thấy nhu cầu lao động mạnh mẽ đặc biệt đối với các vị trí cấp cao trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng và bất động sản. Mặc dù các kênh bán hàng truyền thống đã ngày càng được thay thế bởi thương mại điện tử, các công ty trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng vẫn có kế hoạch mở rộng trong năm 2019.

Ngoài ra, Navigos Group còn dự báo rằng đặc biệt các công ty đa quốc gia có nhu cầu gia tăng đối với các vị trí tiếp thị quảng cáo và nhân sự. Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các ứng cử viên đủ điều kiện sẽ khiến các công ty sẽ xem xét các ứng viên có kinh nghiệm từ các ngành công nghiệp khác.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnams-consumer-electronics-sector-faces-recruitment-boom-02082019083815.html

 

Kinh Tế: CS Giàu, Dân Khổ

Vi Anh

Cộng sản Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam làm kinh tế sao mà kinh thế, CS giàu sụ còn dân thì nghèo khổ, dân phải trả cái giá mắc quá không thể tưởng tượng nổi. Điều này có thể thấy rõ qua ba ngày Tết cổ truyền của dân Trung Hoa và dân VN.

Tết là một lễ hội lớn nhứt của quốc gia dân tộc Trung Hoa và Việt Nam. Thế mà dân chúng sa vào hoàn cảnh phải bỏ con ở nhà quê vì phải ra thành làm công cho các công ty dịch vụ, khiến trẻ em thiếu nhi thành những trẻ mồ côi. Còn thanh nữ ra thành đô làm việc, ế chồng không dám về quê trong ngày Tết sợ gặp xóm giềng, cha mẹ. Công nhân không đủ tiền mua vé tàu xe,  không  chen lấn nổi để mua vé tàu xe trong ba ngày Tết. Sau đây là những thông tin nghị luận của những tờ báo ngoại quốc có toà đại sứ, có thông tín viên ở TC, ghi lại hầu như hàng năm, và phổ biến về cảnh khổ mà người Trung Hoa và người Việt đã phải chịu.

Trước tiên là TC. Năm nay 2019, Tết Con Heo âm lịch, báo Wasghington Post của Mỹ có đi một bài và các trang mạng xã hội có phổ biến khắp thế giới về thảm cảnh thấu trời ở TC. Đó là gái tơ bị ế không kiếm chồng được, nên Tết  không  dám về nhà. Theo Washington Post phân tích  phụ nữ tại một số nước châu Á nhứt là tại TQ bị coi là “ế” nếu như chưa kết hôn ở lứa tuổi ngoài 20. “Gái ế” là cơn ác mộng trong những ngày Tết âm lịch ở Trung Quốc. Tết là cơ hội truyền thống và phong tục để gia đình sum họp đoàn tụ theo văn minh Á đông. Những cô gái đã ở ngưỡng 30 nhưng vẫn chưa kết hôn, tết gần như trở thành cơn ác mộng vì họ phải đối mặt với áp lực từ gia đình, thôn xóm về việc chưa có chồng. Có người xin ở lại làm việc thêm giờ trong mùa tết, trong khi số khác lại thuê bạn trai về ra mắt bố mẹ để tránh mang tiếng đàm tiếu là “gái ế”.

Cô Emily Liu, 31 tuổi, nhân viên một công ty quốc doanh, chia sẻ về kỳ nghỉ tết diễn ra ở quê nhà Đại Liên tháng tới. “Năm ngoái tôi sợ hãi tới mức không thể về nhà. Tôi không muốn về nhà năm nay, nhưng không có cách nào để trốn được nữa”, “Cha mẹ tôi nói, bạn con đã có con cái cả rồi, còn con thì chưa có bạn trai. Đó là chủ đề duy nhất trong suốt kỳ nghỉ mà tôi phải nghe. Họ thậm chí còn nhờ họ hàng khuyên bảo. Áp lực thật sự quá lớn”. Điều này đã góp phần khiến tỷ lệ sinh ở Trung Quốc giảm nhanh chóng trong các năm qua. Năm 2018, có 15,2 triệu trẻ em ra đời, giảm 2 triệu so với năm 2017. Điều này làm dấy lên quan ngại rằng một quả “bom nhân khẩu học” sẽ phát nổ tại Trung Quốc và khiến dân số nước này già hóa nhanh chóng.

Ngoài ra, số lượng đám cưới ở Trung Quốc cũng đã sụt giảm trong 5 năm qua. Có tới 200 triệu người độc thân trưởng thành ở quốc gia này.

Còn trẻ em TQ ở thôn quê và người lớn cha mẹ ra thành làm việc còn thê thảm hơn. Chưa đầy 20 năm Đảng Nhà Nước TC ‘chuyển hệ tư duy sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’, 61 triệu trẻ em TQ bị cha mẹ bỏ rơi ở nông thôn và 260 triệu công nông không ‘hộ khẩu’ làm lao nô cho các công trường, nhà máy ở thành thị như những người  sanh vô gia cư, tử vô địa táng vì không được nhập hộ khẩu thành phố.

Người TQ gọi những trẻ em bị bỏ rơi này là «nhi đồng lưu thủ”. Ông Chloé Froissart, một chuyên gia Trung Quốc học nhận xét, “Tại Trung Quốc, không hề có chính sách hỗ trợ đoàn tụ gia đình: lao động di cư bị đối xử như là một lực lượng làm thuê, họ bỏ qua khái niệm nhân đạo của vấn đề. Mặc dù có những thông báo gần đây về cải cách hộ khẩu, quyền công dân của những người này vẫn không được công nhận đầy đủ. Các chính sách chỉ ưu tiên cho các thành phố nhỏ và trung bình, nhưng theo nguyên tắc: trả tiền để được hội nhập.”

Còn báo Le Figaro của Pháp nói TC 30 năm làm kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để lại ở nông thôn 60 triệu trẻ em Trung Quốc bị bỏ rơi (tương đương 22% tổng số trẻ em của cả nước TQ) và ở thành thị người lao công không hộ khẩu coi như ‘sanh vô gia cư tử vô địa táng’.

Các em cháu này là nạn nhân, là thành phần dân TQ phải hy sinh vì chính sách phát triển kinh tế của Đảng Nhà Nước TC. Các cháu này là miếng mồi của không biết bao nhiêu lạm dụng trẻ em, bao nhiêu tệ nạn, tai nạn xã hội, bao nhiêu bơ vơ, thiếu thốn tình cảm gia đình.

Còn cha mẹ cuả những ‘nhi đồng lưu thủ này’ ra thành bán sức lao động thì khổ sở không thua con cháu mình bị bỏ rơi ở nông thôn như trẻ mồ côi thực tế. TC có 260 triệu lao công không hộ khẩu ở thành thị, trong đó nữ chiếm 33,6%. Số người này tiếng TQ gọi là “dân công – Mingong”, chữ dùng để chỉ những người nông dân bỏ ruộng đồng lên thành thị làm lao công. Con số lên tới 20% dân số TQ, sống còn thua lao nô thời Trung Cổ, không hộ khẩu, ăn nhờ, ở đậu  trong phòng trọ chật hẹp nhưng giá rất mắc chiếm gần hết tiền lương tháng, bị công an thường xuyên sách nhiễu, chủ lợi dụng tình trạng cư trú không hợp lệ trả lương thấp. Tiền công lao động của một người thợ máy Trung Quốc (0,6U SD/giờ) rẻ gấp 23 lần tiền công của một người thợ máy Pháp (17USD), và thấp hơn 40 lần một người thợ Đức (24USD).

Trung tâm Nghiên cứu Pew thăm dò cho biết những mối lo ngại về sự bất bình đẳng đang xuất hiện khắp nơi. 52% công chúng hiện nay nhìn nhận bất bình đẳng là một “vấn đề rất lớn.”

Chính sách của TC là “kềm giá lương tiền” của công nhân rẻ là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra những sản phẩm rẻ, dễ cạnh tranh, dễ kiếm lời trên thị trường toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư ngoại quốc.

Các công ty bắt công nhân làm việc trong điều kiện quá mức tồi tệ. Một tuần làm 5,5 ngày và 1 ngày 9,5 giờ. Thường không trả tiền giờ phụ trội, lại thường trễ lương hay quịt lương. Việc nợ lương, nhất là nợ lương công nhân tại các công trường từ lâu vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết tại chế độ CS này.

Tiếp theo là tại VNCS cũng thế. Trong 20 năm gọi là chuyển sang kinh tế thị trường, sưu khảo trong giai đoạn 1992/1993 đến 2014, thì thấy tình trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam càng ngày càng tăng cao. Tiến sĩ Đỗ Thiên Kính thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội của CSVN trình bày trong báo cáo có tên Xu Hướng  Bất Bình Đẳng Về Mức Sống Ở Việt Nam Trong 20 Năm Đổi Mới, công bố. Đối chiếu với tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới, ông nói một cách cụ thể thì nhóm đầu là số hộ giàu, khoảng 20% dân số, chiếm 54,4% tổng thu nhập toàn quốc, trong lúc ba nhóm ở giữa với 60% dân số chỉ chiếm 40,9% thu nhập toàn quốc, còn lại nhóm thứ ba là các hộ nghèo, tức 20% dân số còn lại, chỉ  chiếm 4,7% tổng thu nhập toàn quốc mà thôi.

Nhóm đầu  giàu nhứt chỉ có 20% dân số nhưng chiếm 54,4  tổng thu nhập quốc gia là thành phần lãnh đạo, quản lý, doanh nhân và chuyên gia có chuyên môn cao. Ba nhóm ở giữa chiếm 60%  dân số chỉ có 40,9 % thu nhập toàn quốc. Còn nhóm thứ ba là các hộ nghèo chiếm 20% dân số mà chỉ chiếm 4,7% tổng thu nhập quốc gia thôi. Đó là nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Sau cùng, tầng thứ ba, là tầng lớp thấp nhất, bao gồm lao động không chuyên, lao động giản đơn và nông dân.

Tóm lại, cái kiểu CS ‘làm kinh tế’ thật là ‘kinh thế’ ấy. Đảng viên, cán bộ CS và những người ăn theo gì giàu sụ, trọc phú  trên mồ hôi nước mắt của dân chúng, còn dân chúng thì nghèo, khổ, bị bóc lột như thời nô lệ./.(VA)

https://vietbao.com/p123a290575/kinh-te-cs-giau-dan-kho

 

89 Năm Có Đảng,

Mấy Mươi Năm Máu Đổ Thịt Rơi?

Phạm Trần

“Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm.”

Trên đây là đoạn có nội dung phản ảnh tâm trạng hoang mang cao độ nhất trong Bài viết của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2019) đã được phổ biến trên hệ thống báo-đài nhà nước.

THÙ ĐỊCH-DIỄN BIẾN HÒA BÌNH

Nhưng “Các thế lực thù địch”  là  ai? Chưa bao giờ ông Trọng hay đảng CSVN dám chỉ đích danh. Chỉ biết bấy lâu nay, mỗi khi nói đến tình trạng chống đảng từ trong ra ngoài, ngành Tuyên giáo do Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng đứng đầu thường cáo buộc có sự cấu kết trong-ngoài giữa “các phần tử phản động cực đoan người Việt ở nước ngoài” và “thành phần bất mãn, cơ hội”  ở trong nước, nhưng chưa bao giờ nêu ra chứng cớ.

Lập luận này giống như kế hoạch tấn công của Tuyên giáo nhắm vào điều gọi là “diễn biến hòa bình” (DBHB) mà cơ quan này cáo buộc là của các nước Tư bản chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu. Lãnh đạo  Tuyên giáo nói mục tiêu của DBHB là vận động và thúc đẩy các mầm mống chống đối  để loại đảng Cộng sản ra khỏi chính quyền, như đã xẩy ra ở  các nước Xã hội chủ nghĩa và Nga trong giai đoạn 1989-1991.

Nhưng sự thật là đảng cầm quyền muốn dùng hai tấm  “bình phong” này để phủ nhận cả hai “thế lực” đều xuất phát từ  nội bộ đảng cầm quyền. Tai hại hơn dự liệu, dù đã xây dựng và chỉnh đốn từ khóa đảng XI (2011-2016), nhưng trận cuồng phong “suy thoái tư tưởng chính trị”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” nay không còn giới hạn trong hàng ngũ  cán bộ, đảng viên mà đã lây sang cả Quân đội và Cộng an, hai lực lượng rường cột bảo vệ đảng.

Chỉ thị theo dõi tư tưởng cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an và nhân dân  đã được học tập trong cả nước. Các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa và phản ứng kịp thời, đặc biệt tại những “điểm nóng”, đã được chỉ đạo từ trung ương xuống cơ sở.

Đó là lý do  ông Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận trong bài viết: “Công tác xây dựng Đảng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân…”

Để cứu đảng, ông Trọng khuyến cáo: “Trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền, hoạt động trong môi trường phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập; cán bộ, đảng viên giữ nhiều trọng trách, hằng ngày, hằng giờ tiếp xúc với hàng và tiền, gắn liền với lợi ích cá nhân, đối mặt với bao cám dỗ, với mặt trái của cơ chế thị trường, chúng ta càng phải chăm lo giữ vững bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng. Nếu không nhận thức sâu sắc điều này, nếu cán bộ, đảng viên không tích cực và kiên trì rèn luyện thì rất dễ bị thoái hoá, biến chất. Vấn đề giữ vững bản chất của Đảng – là một Đảng Cộng sản, đảng cách mạng chân chính, hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân là vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng.”

Viết ra tư tưởng giáo điều như nước chảy của mình như thế, nhưng người đứng đầu đảng CSVN quên rằng sau lưng những  ngôn ngữ tự bốc thơm mình như “đảng cách mạng chân chính, hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân”  là một chuỗi dài giả tạo và mạo nhận.

THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI?

Trước hết, nếu “chân chính” thì hãy can đảm hỏi dân xem họ có đồng ý như thế  không. Bởi vì chân chính phải có đạo lý dân tộc. Nhưng lịch sử đã chứng minh đảng CSVN, do ông Hồ Chí Minh thành lập và lãnh đạo từ 1930 đến khi ông qua đời năm 1969, và về sau là trách nhiệm của người người thừa kế, đã đẩy dân tộc vào 2 cuộc chiến tranh dài 30 năm (1945-1975), gọi là chống Pháp giành độc lập (1945-1954)  và chống Mỹ cứu nước (1954-1975).

Vậy có ai biết bao nhiêu xương máu của người Việt đã đổ ra để cho đảng CSVN dành được thắng lợi cuối cùng ngày 30/04/1975 bằng lương thực và vũ khí của khối Cộng sản  Nga-Tầu?  Và liệu chiến thắng trên chiến trường có bù đắp được những tổn thương vì chia rẽ vùng, miền và hận thù dân tộc vẫn đang dai dẳng đeo đuổi từ thế hệ này qua thế hệ khác?

Theo ước tính của Thế giới, có khoảng từ 2 đến 4 triệu người Việt Nam đã bị thiệt mạng trong 2 cuộc chiến huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động. Tổn thất vật chất là vô kể, nhưng đỗ vỡ về tinh thần của dân tộc sẽ chẳng bao giờ có thể hàn gắn được chừng nào đảng CSVN vẫn tồn tại.

Đó là chưa kể đến tổn thất của hàng trăm ngàn  con người và tài sản mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu trong hai cuộc chiến với Pol Pot-Khmer đỏ ở biên giơi Tây nam và trên lãnh thổ Campuchea (1975-1989) và với quân Trung Cộng ở biên giới phía bắc từ 1979 đến 1990.

Thêm vào đó, còn có ước tính mấy chục ngàn con người vô tội đã bỏ mình ở Biển Đông trên đường chạy trốn Cộng sản để vượt biển tìm tự do, và gần 4 triệu người Việt khác đã phải sống lưu vong trên Thế giới từ sau ngày Quân Cộng sản chiếm miền Nam năm 1975.

Đó là lý do tại sao, từ mấy năm qua, vô số cán bộ, đảng viên đã phẫn nộ để  “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” nhằm gửi một thông điệp cho lãnh đạo đảng. Trong nhiều trường hợp, lãnh đạo đảng nhìn nhận đã có rất nhiều đảng viên chán đảng, bỏ sinh hoạt đảng, tự ra khỏi đảng và công khai chống đường lối cai trị độc tài và độc tôn của đảng dựa trên nền tảng của Chủ nghĩa Cộng sản vô thần, ngoại lai. Trong khi tầng lớp thanh niên, lớp người từng được hy vọng là kế thừa của đảng cũng đã chán đảng và tìm cách không gia nhập đảng, đoàn.

Đó là hậu qủa nhãn tiền sau 89 năm đảng Cộng sản có mặt trên đất nước hiền hòa và nhân hậu Việt Nam.

Nhưng đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người cực kỳ giáo điều và cuồng tín Cộng sản thì vẫn cứ nói bừa trong bài viết kỷ niệm 89 năm có đảng rằng: “Thực tế gần một thế kỷ qua cho thấy, ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, giành được hết thắng lợi này đến thành công khác.”

Viết vung vít  như thế nhưng ông Trọng có biết đảng của ông đang bị nhân dân lên án và nguyền rủa vì những hành động sai lầm đã gây thảm họa cho dân tộc nhường nào không?

Do đó khi ông khoe đảng Cộng sản đã “hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân” là ông muốn che đi mặt trái của đồng tiền giả vì lịch sử đã chứng minh đảng chỉ biết lo cho quyền lợi của mình và luôn luôn đặt lợi ích của mình trên quyền lợi của dân tộc.

Nếu không thì lại sao lại cấm dân ra báo để độc quyền dư luận? Không chấp nhận đảng đối lập để độc quyền cai trị. Không cho dân tự do ứng cử vào các chức vụ Đại biểu nhân dân mà chỉ duy trì chủ trương “đảng cử dân bầu” phản dân chủ?

KIÊN ĐỊNH CÁI GÌ?

Và tại sao ông Nguyễn Phú Trọng lại kiên định Chủ nghĩa phá sản Cộng sản ngoại lai và buộc cán bộ, đảng viên giữ các chưc vụ lãnh đạo then chốt phải làm theo để đầy đọa dân tộc?

Cũng vì ai mà ông kiện định  “đổi mới nhưng không đổi màu”, “hội nhập mà không hòa tan” để duy trì chủ trương “đổi mới kinh tế” nhưng  “không đổi mới chính trị” y hệt như  chính sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình?

Cụ thể ông nói: “ Đảng ta kiên định chỉnh đốn để đổi mới, xây dựng, chứ không phải “đổi màu”, không làm thay đổi bản chất của một Đảng cách mạng chân chính. Đây là công việc rất quan trọng, cơ bản, lâu dài, đầy khó khăn, phức tạp, nhưng chúng ta phải kiên trì, kiên quyết làm, không lúc nào nghỉ ngơi, vì đây là nhân tố quyết định bảo đảm cho sự thành công, thắng lợi của cách mạng nước ta.” (theo báo Quân đội Nhân dân, ngày 30/01/2019)

Do đó, sẽ chẳng ngạc nhiên khi thấy  ông tự ca thành công về kinh tế trong năm 2018 là do biết đoàn kết trong đảng, và vì giữ được:

“Truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin..”

Nhưng cũng chính ông Trọng đã nói với tổ soạn thảo hiến pháp vào ngày 23-10-2013 rằng: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ Nghĩa Xã Hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?”

Sự hoài nghi của ông Trọng đã nói lên nhiều điều, trong đó quan trọng nhất là ông cũng lơ-tơ-mơ về cái đích mà chính đảng của ông đã định mốc cho toàn dân đi theo. Chẳng hạn như đảng cứ lải nhải mãi câu kinh kệ “chủ trương nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, nhưng Kinh tế Cộng sản đã ngã gục trước Kinh tế Tư bản từ lâu rồi.

Vì vậy ông quên viết khi kỷ niệm 89 năm có đảng là các nước láng giềng phồn thịnh châu Á như Nam Hàn, Nhật Bản, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Thái Lan có cần phải theo Chủ nghĩa Cộng sản đâu mà nhân dân họ vẫn hạnh phúc và kinh tế vẫn phát triển phồn thịnh.

Bằng chứng như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại buổi chia sẻ tầm nhìn 2019 ngày 30-01-2019 rằng: “Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, bình quân đầu người đứng 138/188 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức chỉ ngang bằng GDP bình quân đầu người của Malaysia cách đây 20 năm, của Thái Lan cách đây 15 năm và Indonesia cách đây 10 năm.”

Ông nói thêm:”Đất nước ngày càng lớn mạnh nhưng so với quốc tế chưa thấm gì. Cách đây 40 năm Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan đều như Việt Nam, nhưng đến nay họ đi nhanh hơn và phát triển như vũ bão. Ta vẫn ở mức độ thường thường bậc trung.” (theo báo Tuổi Trẻ, ngày 30/01/20129)

Trong khi đó ông Trọng lại khoe chủ trương “đốt lò” đẹp tham nhũng của ông đã đạt nhiều thành công như: “Tính từ sau Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 5 Uỷ viên Trung ương Đảng đương nhiệm và 3 đồng chí trong số đó đã bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, thậm chí có 1 Uỷ viên Bộ Chính trị đã bị khai trừ ra khỏi Đảng và lĩnh án 30 năm tù; 11 đồng chí nguyên là Uỷ viên Trung ương Đảng đã nghỉ hưu cũng bị xử lý kỷ luật. Đây là bước đột phá trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và của toàn hệ thống chính trị, góp phần quan trọng củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.”

Nhưng vào ngày 29/01/2019, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International, TI) công bố: “Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) năm 2018, cho biết: “Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu.

Theo TI, các chỉ tiêu minh mục của Việt Nam năm 2018 giảm 2 điểm so với năm 2017. Điểm số CPI 2018 của Việt Nam được tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập, theo công bố của tổ chức Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency-TT) cũng hôm 29/1, cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam.”

Tuy về mặt thống kê, việc giảm điểm này của Việt Nam được xem là không đáng kể, nhưng, xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, thì tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được xem là “rất nghiêm trọng.”  (Theo tin VOA, ngày 01/02/2019).

Vì tin của Tổ chức Minh bạch Quốc tế không có lợi cho lời khoe của ông Trọng nên báo đài nhà nước đã bị cấm không đăng.

Như vậy thì dân tin đảng “làm láo báo cáo hay”, hay tin vào những người “nói thật mất lòng” khi câu hỏi  89 năm có Đảng được nêu lên thì mấy mươi năm nhân dân đã máu đổ thịt rơi?-/-

Phạm Trần

(02/06/019)

https://vietbao.com/p112a290549/89-nam-co-dang-may-muoi-nam-mau-do-thit-roi-

 

Thượng đỉnh Trump-Kim:

Tại sao Trump chọn Việt Nam?

Tổng thống Donald Trump loan báo Việt Nam là nước tổ chức họp thượng đỉnh lần thứ hai của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, một động thái mà một số nhà bình luận xem như nỗ lực của Hà Nội để tự chống đỡ trước sự xâm lược của cường quốc Trung Quốc, theo bài phân tích trên ABC Australia đăng ngày 7/2.

Mục đích của Washington trong cuộc họp Trump-Kim cuối tháng này là để Triều Tiên đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân của họ, nhưng Bình Nhưỡng muốn toàn thể bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân, kể cả kho vũ khí của Mỹ tại Hàn Quốc.

Quyết định họp thượng đỉnh tại Việt Nam, một quốc gia dưới sự cai trị của đảng Cộng sản và một nền kinh tế thị trường tự do cùng tồn tại, có tiềm năng biểu tượng.

“Việt Nam nằm trong thế thù địch gay cấn với Trung Quốc tại Biển Đông, do đó Hà Nội đang tìm sự hỗ trợ ngoại giao trong vùng và trên trường quốc tế để làm rào cản ngăn chặn Bắc Kinh,” ông Murray Hiebert thuộc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington được ABC Australia dẫn lời.

Hà Nội có lịch sử với Washington lẫn Bình Nhưỡng.

Là một quốc gia cộng sản theo chế độ độc đảng, Việt Nam tự hào về việc kiểm soát chính trị chặt chẽ và một bộ máy an ninh hữu hiệu. Việt Nam cũng đã tổ chức tổ chức thành công Hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại thành phố biển Đà Nẵng và Diễn đàn Kinh tế Thế giới của khu vực vào năm ngoái tại thủ đô Hà Nội.

“Như Singapore nơi hai nhà lãnh đạo gặp nhau trước đây, Việt Nam là một nơi rất an ninh,” ông Hiebert nói.

“Công an Việt Nam có thể đẩy lùi những đám đông tò mò và giữ các nhà báo tại những khu vực được chỉ định,” ông Hiebert nói thêm.

Việc ông Trump tham dự hội nghị APEC năm 2017 có nghĩa là “ông quen thuộc với nước này và có quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo,” vẫn theo phân tích của ông Hiebert.

Ông Kim cũng tương tự như vậy.

Dù Triều Tiên có lịch sử khác biệt, nhưng hai quốc gia cộng sản này cùng chia sẻ lịch sử chống đế quốc và những quan hệ nước đôi đối với Trung Quốc.

“Việt Nam và Triều Tiên có các quan hệ cộng sản anh em lâu dài, do đó Triều Tiên quen thuộc với quốc gia cũng như các quan chức của nước này,” ông Hiebert nói.

“Triều Tiên cũng cảm thấy tin tưởng là bộ máy an ninh của Việt Nam có thể bảo vệ an toàn ông Kim.”

Việt Nam là trường hợp điển hình của kẻ thù trở thành đồng minh.

Việt Nam đưa ra cho các nhà thương thuyết thượng đỉnh Mỹ một trường hợp điển hình là làm thế nào một cựu thù cộng sản trở thành một đối tác thương mại và an ninh.

Trong một bài diễn văn đọc trước cộng đồng doanh nhân tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói ông Trump tin là Bình Nhưỡng có thể “rập khuôn” con đường của Việt Nam.

“Các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được rằng nước họ có thể cải cách, có thể mở cửa và xây dựng các quan hệ mà chủ quyền, nền độc lập và hình thức chính phủ không bị đe dọa,” ông nói.

“Tôi có một thông điệp cho Chủ tịch Kim Jong Un: Tổng thống Trump tin là nước của quý vị có thể rập khuôn con đường này. Mọi chuyện thuộc về quý vị nếu quý vị nắm bắt thời điểm này.”

Bằng cách giúp Washington đạt được những mục tiêu của chính sách Triều Tiên, Việt Nam có thể hoàn tất mong muốn có những quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ về các mặt khuyến khích thương mại và đầu tư và sử dụng như một đối trọng chiến lược đối với Trung Quốc.

“Quốc gia này có thể thu hút sự chú ý đáng kể của quốc tế, đặc biệt là du khách và các nhà đầu tư qua việc truyền thông tường thuật cuộc họp thượng đỉnh,” ông Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS Yusof Ishak ở Singapore nói.

“Đây cũng là một cơ hội cho Việt Nam chứng tỏ chính sách ngoại giao tích cực, qua đó Việt Nam có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng quốc tế, cũng như hòa bình và an ninh trong vùng,” chuyên gia này nói.

(Theo ABC/AP)

https://www.voatiengviet.com/a/th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-trump-kim-t%E1%BA%A1i-sao-trump-ch%E1%BB%8Dn-vi%E1%BB%87t-nam-/4778031.html