Tin Việt Nam – 08/02/2018
Xã ở Thanh Hóa bị buộc trả lại “tiền xin”
từ nguồn cứu trợ lũ lụt của dân
Một xã ở Thanh Hóa bị buộc hoàn lại 15% số tiền cứu trợ lũ lụt mà các cán bộ xã đã “xin” của những gia đình bị ảnh hưởng trong đợt áp thấp nhiệt đới cuối năm 2017.
Huyện Hoằng Hóa vừa cho báo chí biết, đã yêu cầu trả lại tiền cho dân, và đang truy cứu trách nhiệm các cán bộ xã liên quan.
Báo mạng Một Thế Giới hôm Thư Tư 7 tháng 2 dẫn lời giới chức huyện xác nhận có chuyện hợp tác xã thủy sản xã Hoằng Phong thu của 97 gia đình số tiền 21.5 triệu đồng (950 Mỹ kim) mà các cán bộ xã nói là để trang trải tiền “chè nước và đi lại” của chính họ.
Một số cư dân xã Hoằng Phong cho biết, khi những gia đình bị ảnh hưởng của đợt áp thấp nhiệt đới vào cuối năm 2017 đến nhận tiền cứu trợ lũ lụt của nhà nước, chủ tịch xã đã công khai bớt một phần số tiền mà mỗi gia đình nhận được.
Nhiều nhân chứng cho hay, gia đình nào được hỗ trợ trên 1 triệu đồng bị “xin lại” 15%, gia đình nào dưới 1 triệu thì “xin lại” 10% tiền “chè nước, đi lại”.
Vẫn theo tờ Một Thế Giới, huyện Hoằng Hóa từng báo cáo thiệt hại do thiên tai lên tới gần 1 ngàn tỉ đồng (43.5 triệu Mỹ kim) hồi cuối năm 2017. Tuy nhiên, sau khi bị báo chí chất vấn, huyện báo cáo lại số tiền thiệt hại là 640 tỉ đồng, giảm gần một phần ba.
Như vậy, tại địa phương này trong tỉnh Thanh Hóa, xã thì ăn chặn tiền cứu trợ của dân, còn huyện thì muốn gian lận tiền cứu trợ từ chính phủ.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/xa-o-thanh-hoa-bi-buoc-tra-lai-tien-xin-tu-nguon-cuu-tro-lu-lut-cua-dan/
Ba Lan: Đông người Việt sang làm giấy tờ EU
Mạc Việt HồngNhà báo tự do tại Warsaw
Hàng ngày trên trang UWAGA, một diễn đàn của cộng đồng người Việt tại Ba Lan, xuất hiện liên tục các câu hỏi như “Tôi có visa du lịch Pháp, đang sống ở Đức, đang học ở Hà Lan hoặc từ Việt Nam” và nay “muốn qua Ba Lan làm giấy tờ…thì thủ tục như thế nào?”
Trong vài năm gần đây, có thể có cả ngàn người Việt Nam đã tìm cách để có được visa du lịch, thăm thân của một nước trong khối Schengen rồi từ đó qua Ba Lan chuyển sang thẻ cư trú dài hạn thông qua con đường lao động.
Những người đang sinh sống, học tập ở các quốc gia Schengen nhưng gặp khó khăn trong việc ở lại, cũng tới Ba Lan với cùng một mục đích trên.
Ba Lan kiểm tra chợ châu Á có đông người Việt
Vì sao Tổng thống Ba Lan thăm VN?
Ba Lan hạ lương hưu hàng nghìn công an CS
Vì sao người Việt Nam vẫn sang Ba Lan?
Điểm đến của thường dân và quan chức
Thậm chí, không ít quan chức dầu khí, ngân hàng, doanh nhân hay người có tên tuổi trong giới showbiz cũng tranh thủ làm thẻ ở Ba Lan để tiện bề đi lại.
Họ cũng không loại trừ khả năng sang định cư hẳn, khi có khó khăn hoặc biến động ở Việt Nam, theo một phiên dịch viên tuyên thệ làm dịch vụ giấy tờ cho hay.
Về nguyên tắc, luật cư trú Ba Lan nói những người có visa, thậm chí chỉ 7 ngày, nhưng được một công ty tại Ba Lan ”nhận vào làm việc” thì đều có cơ hội xin được thẻ tạm cư.
Nhưng gần đây, do số lượng người đệ đơn quá lớn và những bất cập trong chính sách dành cho người nước ngoài dần lộ rõ, biên phòng Ba Lan đã tăng cường kiểm tra và hủy visa của một số trường hợp, khiến nhiều người Việt hoang mang, lo lắng.
Thực tế câu chuyện thế nào?
Theo thống kê được công bố mới đây, năm 2017 có 6200 người Việt nộp giấy tờ xin thẻ lao động ở Ba Lan.
Con số năm trước nữa khoảng vài ngàn. Như vậy, có thể ước tính rằng chỉ trong hai năm qua chừng 10.000 người Việt đã đệ đơn làm thẻ ở Ba Lan.
Tấm thẻ lao động thường có giá trị ba năm và trong thời gian đó, nếu bạn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước Ba Lan thì được gia hạn thêm ba năm nữa.
Sau lần thứ hai này, thẻ tạm cư mở ra cơ hội có thẻ định cư, tương đương với thẻ xanh ở Mỹ.
Cùng với đó là cơ hội để vợ hoặc chồng ‘ăn theo’, bố mẹ, con cái qua chơi, rồi có thể ở lại.
Cửa ngõ thuận tiện nhất EU
Trong mấy năm qua, có thể nói, Ba Lan là quốc gia thuận tiện nhất, ưu ái nhất cho người Việt và một số sắc dân khác nhập cư.
Ba Lan thực sự đang thiếu hàng triệu lao độngMạc Việt Hồng
Có một câu hỏi đặt ra là, tại sao Ba Lan bỗng dưng ‘dễ tính’ như vậy?
Hôm trước, một bạn trên diễn đàn UWAGA đưa ra một nhận xét ngây ngô là Ba Lan còn nghèo, họ cần 200 euro/tháng nên họ mới cho nhập cư như vậy.
Bữa đó tôi không có mặt trên diễn đàn, nên không tiện có vài lời ”phản biện”, nay xin trả lời như sau.
Ba Lan bắt người làm 17 hộ chiếu Việt Nam giả
10 người VN trốn lậu vào Ba Lan
Ba Lan kiểm tra chợ châu Á có đông người Việt
Thứ nhất, Ba Lan hiện là nền kinh tế lớn thứ 23 trên thế giới, tuy chưa thực sự giàu có như nhiều quốc gia Tây Âu, nhưng cũng đáng nể lắm rồi.
Với đà tăng trưởng kinh tế hiện nay, không lâu nữa Ba Lan có thể lọt vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thứ hai, 200 euro mà bạn nhắc đến là mức ZUS (bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng) mà người lao động phải nộp cho nhà nước.
Đó là mức “bệ rạc” vào bậc nhất trong xã hội Ba Lan hiện nay.
Người Ba Lan không “nuôi giấy tờ” như các bạn còn đóng các khoản tương đương 300, 400, 500 euro, thậm chí cả cả ngàn euro một tháng.
Nhưng vì sao dân Ba Lan phải đóng bảo hiểm nhiều như vậy?
Vì ZUS tỉ lệ thuận với tiền lương hàng tháng, nếu lương cao, bảo hiểm xã hội sẽ nhiều hơn.
Mức lương mà những mới nhập cư khai báo để đảm bảo ra thẻ cư trú, thường là nửa ca, với đồng lương tối thiểu, chỉ đủ “ăn bánh mì, uống nước lã” và có người ‘tốt bụng cho ở nhờ, hoặc cho thuê nhà với giá 25 euro/tháng.
Không ít người ‘cao tay’ trong dịch vụ giấy tờ ở Ba Lan đã giúp cho các khách hàng có một tính toán kinh tế nhất, để sao vừa chi ít tiền nhất và vừa có được thẻ.
Trong số họ có cả những sinh viên đi du học Ba Lan và sau đó ở lại và làm các loại dịch vụ giấy tờ nên nắm được vấn đề pháp luật.
Nhưng bạn sẽ hỏi, ‘Nếu tôi đóng góp ít như vậy, Ba Lan cần tôi làm gì?”
Rất cần lao động
Nước Ba Lan đang cần người nhập cư vì ít nhất hai lý do.
Đầu tiên, Ba Lan thực sự đang thiếu hàng triệu lao động.
Quốc gia này buộc phải mở toang cánh cửa biên giới phía Đông để thu hút nguồn nhân lực rẻ từ các nước láng giềng.
Trong vài năm gần đây, lực lượng này đã giúp thị trường lao động Ba Lan bổ sung cả triệu người, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và các công việc giản đơn khác.
Chính sách mở cửa chủ yếu nhắm vào Ukraine, Lithuania, Nga, Belarus nhưng người Việt Nam, Trung Quốc và cả Sri Lanka, Bangladesh cũng được “ăn theo”.
Với bản tính nhanh nhậy và có đội ngũ làm dịch vụ ”xuất sắc”, người Việt đứng đầu bảng trong số các quốc gia ”ăn theo” quy định này.
Thứ hai, đây là quyết sách mang tính chiến lược của Ba Lan nhằm đối phó với sức ép từ EU.
Ba Lan: Người Việt đón Giáng Sinh lo âu
Người Việt và nạn ‘nô lệ hiện đại’ tại Anh
Nhiều người Việt làm móng tay ở Anh bị bắt
Nếu theo dõi thời sự bạn sẽ thấy Ba Lan trong những năm qua luôn từ chối nhận người nhập cư do Liên hiệp châu Âu phân bổ.
Là một quốc gia thuần chủng và hơn 90% dân số theo Công Giáo, các đảng phái cánh hữu Ba Lan không muốn nhận người nhập cư từ các nước Hồi Giáo.
Chuyện này gây ra nhiều tranh cãi, chia rẽ thậm chí xung đột trong khối EU và có thể khiến Ba Lan bị phạt tiền tỉ, nhưng chính phủ vẫn kiên quyết khước từ.
Mở biên giới phía Đông, Ba Lan có cớ nói với EU rằng “đất nước chúng tôi đã nhận, đã cưu mang cả triệu người nhập cư rồi, các vị còn muốn gì nữa?”
Nhưng cùng lúc, Ba Lan không cấm bất kỳ ai lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chui, luồn, lách làm lợi cho bản thân.
Kẽ hở của luật nhập cư này đã giúp hàng ngàn người Việt có cơ hội vào Ba Lan rồi qua đó sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia khác ở EU.
Bạn cứ việc thực hiện ước mơ của mình, nếu muốn; nhưng chớ nên nghĩ rằng, đất nước Ba Lan nghèo túng tới mức cần 200 euro đóng góp hàng tháng của bạn.
Ngoài ra, cần phải nói thêm rằng, đóng bảo hiểm xã hội mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người lao động cũng như cho con cái tới 26 tuổi và bố mẹ.
Bạn cứ việc thực hiện ước mơ của mình, nếu muốn; nhưng chớ nên nghĩ rằng, đất nước Ba Lan nghèo túng tới mức cần 200 euro đóng góp hàng tháng của bạn.Mạc Việt Hồng
Đây là trách nhiệm chung cho y tế công, cho trường học mà bạn nếu nên nghĩ đến việc đóng góp.
Nhiều người Việt, sau khi có thẻ ba năm đã mời bố mẹ qua Ba Lan, rồi tranh thủ khám chữa bệnh từ A tới Z.
Và rất quan trọng nữa, bạn sẽ được hưởng lương hưu của Ba Lan từ khoản ZUS hàng tháng.
Xin chia sẻ đôi hàng để giúp những người vừa sang hoặc sắp sang, hay có ý định sang Ba Lan có được cái nhìn chính xác hơn về quốc gia mà bạn có ý định ngụ cư.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Mạc Việt Hồng hiện sống và làm việc tại Warsaw, Ba Lan.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42992052
VN: Quốc hội mất nhiều quyền vào tay Chính phủ?
Luật sư Ngô Ngọc TraiGửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội
Dư luận trong nước đang ồn ào về dự án nghĩa trang dành cho cán bộ cấp cao được xây dựng tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 1400 tỷ đồng.
Qua theo dõi thì thấy dường như Quốc hội không hề có bất cứ vai trò nào trong dự án này. Tức là dự án được quyết định hoàn toàn bởi Chính phủ mà không thông qua Quốc hội.
Đây là một dẫn chứng cho thấy Chính phủ Việt Nam là chính phủ nắm nhiều quyền rộng rãi nhất so với chính phủ các nước trên thế giới trong việc chi tiêu ngân sách quốc gia.
Quốc hội VN giám sát BOT tới đâu?
Quốc hội VN: Súng kíp, đám ma và khỉ
Nhìn từ các nước
Chúng ta biết rằng tại mỗi quốc gia nguồn ngân sách là có giới hạn cho nên luôn phải lựa chọn tính toán kỹ cho những việc chi tiêu. Và ở hầu hết các nước họ quy định việc quyết định chi tiêu ngân sách phải do cơ quan dân cử là Quốc hội quyết định.
Xuất phát từ tiền đề rằng nhân dân mới là chủ nhân của đất nước, cho nên nhân dân mới là người quyết định mọi việc. Và dân chúng do số lượng đông đảo không thể cùng tham gia việc nước cho nên đã bầu ra những người đại diện cho mình đó là các Đại biểu Quốc hội.
Ở hầu hết các nước họ quy định việc quyết định chi tiêu ngân sách phải do cơ quan dân cử là Quốc hội quyết định.LS Ngô Ngọc Trai
Mặt khác, nhiều khối dân chúng với sự khác biệt về địa vị, nghề nghiệp, nhận thức khác nhau, nên dễ hiểu là khi đứng trước các dự định chi tiêu ngân sách sẽ xảy ra bất đồng tranh cãi.
Các đại biểu Quốc hội thay mặt cho họ sẽ thảo luận với nhau về tính cần thiết và tính cấp thiết của từng dự án, để rồi từ đó dàn xếp nhất trí với nhau thông qua việc chi tiêu bằng biểu quyết theo đa số.
Đối với các khoản chi thường xuyên như trả lương cho bộ máy nhà nước thì Quốc hội sẽ thảo luận và quyết định dự toán ngân sách hàng năm. Còn đối với các dự án đầu tư công thì Quốc hội các nước cũng đem ra bàn tính để từ đó quyết định bằng một dự luật cụ thể.
Theo đó việc chi tiêu ngân sách quốc gia do Quốc hội quyết định đã trở thành nguyên tắc căn bản đương nhiên trong tổ chức bộ máy các quốc gia trên thế giới.
‘Dân chủ Trung Quốc làm lu mờ Phương Tây’
Tỷ phú Cổ Dược Đình chống lệnh hồi hương
Vừa rồi ở bên Mỹ, Quốc hội Mỹ do không nhất trí được dự luật ngân sách chi trả lương cho bộ máy khiến Chính phủ Mỹ phải đóng cửa. Đó là ví dụ cho thấy Quốc hội Mỹ nắm thẩm quyền quyết định về chi tiêu ngân sách quốc gia.
Đến cái khoản chi thiết yếu là chi trả lương cho bộ máy mà Chính phủ Mỹ còn phụ thuộc vào Quốc hội thì thật khó tưởng tượng được là Tổng thống Mỹ có thể quyết định một khoản chi tiêu ngân sách hay một dự án đầu tư mà không thông qua Quốc hội.
Việt Nam thì sao?
Ở Việt Nam lâu nay Hiến pháp cũng đã quy định trao quyền cho Quốc hội là quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương.
Hiến pháp không hề có một nội dung nào có thể diễn giải theo nghĩa cho Chính phủ được tự quyết định chi tiêu ngân sách.
Thực sự là khi tôi xem kỹ nội dung quy định về Quốc hội và Chính phủ trong Hiến pháp thì thấy Chính phủ được mô tả là chủ thể thừa hành, thực thi các ý chí của Quốc hội. Và có thể nhận định là với nội dung tinh thần như vậy thì mối tương quan vai trò giữa cơ quan lập pháp và hành pháp của nhà nước Việt Nam cũng tiệm cận tương đồng với các nước trên thế giới.
Hiến pháp không hề có một nội dung nào có thể diễn giải theo nghĩa cho Chính phủ được tự quyết định chi tiêu ngân sách.LS Ngô Ngọc Trai
Nhưng điều khác hẳn hoàn toàn lại được thể hiện trong Luật tổ chức chính phủ. Theo đó Chính phủ có hàng loạt quyền hành rộng lớn mà theo đó chắc chắn sẽ khiến Quốc hội bị mất đi vai trò.
Việt Nam ‘đổi mới nhưng không đổi màu’?
Vụ ông Vũ Huy Hoàng và niềm tin người dân
Điểm nổi bật trong Luật tổ chức Chính phủ là Chính phủ nắm rất nhiều quyền hạn trong quản lý phát triển kinh tế. Các quyền hạn rộng rãi đã biến Chính phủ không phải là người kiến tạo không gian sân chơi, mà Chính phủ lại là một đơn vị rất nỗ lực đi làm kinh tế.
Theo đó Chính phủ nắm quyền quản lý can thiệp rất sâu rộng vào nền kinh tế thị trường bằng các quyết sách về tài chính tiền tệ và đầu tư có ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Còn theo Luật đầu tư công thì Quốc hội và Chính phủ cùng có quyền quyết định dự án đầu tư, tùy thuộc vào quy mô dự án.
Trong đó Quốc hội quyết định đối với các loại dự án sau:
Dự án quan trọng quốc gia có sử dụng vốn ngân sách từ 10.000 tỷ trở lên
Một số ít ỏi danh mục các dự án khác như dự án nhà máy điện hạt nhân.
Dự án sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên;
Rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
Dự án sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
Dự án di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Ngoài các trường hợp kể trên, Luật đầu tư công phân loại một loạt các dự án nhóm A, B, C với hàng chục kiểu loại đều thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và các Bộ.
VN: Dư luận ‘dậy sóng’ về nghĩa trang cán bộ
HN xây nghĩa trang ‘để an táng cán bộ cao cấp’
Ví như dự án xây dựng nghĩa trang gây tranh cãi 1400 tỷ đồng (thuộc mức ngân sách dưới 10.000 tỷ đồng) thì cũng thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng chính phủ.
Không chỉ thế ở Việt Nam một khối lượng lớn tài sản quốc gia nằm trong các doanh nghiệp nhà nước và việc quyết định đầu tư kinh doanh khối tài sản này cũng nằm trong tay ban lãnh đạo các doanh nghiệp và Chính phủ.
Những điều đó cộng hưởng với nhau tạo ra mức độ khuynh loát chi phối ngân sách quốc gia to lớn mà theo đó Quốc hội gần như hoàn toàn mất đi vai trò.
Quốc hội quá yếu quyền
Quốc hội Việt Nam được thiết kế tổ chức hoạt động theo một cách thức làm suy giảm vai trò của nó.
Ví như việc ấn định thời gian làm việc quá ngắn ngủi, chỉ khoảng hai tháng mỗi năm, tình trạng kiêm nhiệm hay mức độ đầu tư ít ỏi cho các Đại biểu Quốc hội.
Từ đó khiến cho các dự án thay vì được đưa ra Quốc hội bàn luận xác lập rõ tính xác đáng và tính cấp thiết, thì việc quyết định lại chỉ dựa vào ý chí chủ quan của một nhóm nhỏ lãnh đạo chính phủ.
Đồng nghĩa với đó ý chí và nguyện vọng của nhân dân không được điếm xỉa đến.
* Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, trưởng một văn phòng luật sư ở Hà Nội.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42988521
Ông Đinh La Thăng lại ra tòa ‘sau Tết’
Một luật sư nói với BBC rằng phát ngôn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phiên tòa xử ông Đinh La Thăng vụ OceanBank “sau Tết” là “hoàn toàn phù hợp với bối cảnh và đặc điểm chính trị tại Việt Nam, mặc dù điều này là không nên”.
Tin cho hay, trong buổi gặp mặt chúc Tết đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ nhân dịp đón xuân Mậu Tuất 2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói:
“Chúng ta đã làm rất quyết liệt. Áp Tết rồi, toà vẫn vừa tuyên thêm một án tù chung thân với Trịnh Xuân Thanh. Ở TP Hồ Chí Minh thì đại án Phạm Công Danh cũng làm tiếp.
“Còn vụ 800 tỷ đồng tại OceanBank thì để sau Tết, không để không khí nặng nề dịp vui xuân.”
“Sự nhân văn trong cuộc đấu tranh cũng là thế. Cuộc chiến rất cam go, phức tạp, như Bác Hồ nói là ‘chống giặc nội xâm’, thứ ‘giặc’ còn khó chống hơn ‘giặc ngoại xâm’ vì nó phạm đến anh em, đồng chí của chúng ta.”
Vụ xử ông Thăng ‘càng nhanh càng không hay’?
Ông Đinh La Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’
Việt Nam: Khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng
PVN: Sau Phùng Đình Thực và Đinh La Thăng đến ai?
Hôm 22/1, ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên phạt 13 năm tù vì tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại PVN và PVC.
“Xử lý hình sự ông Đinh La Thăng còn là một quyết tâm chính trị của Đảng. Ở Việt Nam, đôi khi quyết tâm chính trị nó còn có sức mạnh hơn cả luật pháp. Mà cái gì liên quan đến chính trị thì cũng rất khó lường nên cũng rất khó đoán kết quả của các phiên tòa sắp tới. Mà theo kinh nghiệm của tôi thì một khi đã bị khởi tố, bắt tạm giam thì việc tuyên ông Thăng vô tội là chuyện hy hữu.”LS Phùng Thanh Sơn
Tháng trước, báo Người Đưa Tin viết:
“Liên quan đến hành vi gây thiệt hại 800 tỷ đồng cho PVN và các cổ đông trong giai đoạn từ năm 2008 – 2011, ông Đinh La Thăng sẽ còn phải ra hầu tòa trong một vụ án khác cũng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.”
“Cáo trạng kết luận ông Thăng chính là người quyết định chủ trương, chỉ đạo việc thực hiện nên phải chịu trách nhiệm chính về số tiền thiệt hại 800 tỷ đồng PVN góp vốn vào Oceanbank,” báo này viết.
VN: Luật sư ‘chia rẽ’ vì phiên tòa ông Thăng?
Xử ông Thăng nhưng có ‘xử được cơ chế’?
‘Chủ trương, đường lối’
Hôm 8/2, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, bình luận với BBC từ TP.Hồ Chí Minh: “Người Việt vốn kiêng kỵ đầu năm mà nói chuyện chết chóc, tù tội. Một khi đưa ra xét xử thì báo chí không thể không đưa tin.”
“Do đó, việc không đưa các đại án còn thời hạn chuẩn bị xét xử ra xét xử trong dịp Tết cổ truyền là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, nếu vì lý do này mà trì hoãn những vụ đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo.”
“Chúng ta không thể vì để không ảnh hưởng đến không khí Tết mà buộc bị cáo phải “hy sinh” quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
“Trên mạng xã hội cũng có ý kiến cho rằng, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu như thế là can thiệp vào công tác xét xử, vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án.”
“Tuy nhiên, cần phải hiểu đúng nội hàm độc lập xét xử của tòa án Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện hệ thống chính trị, trong đó có hệ thống tòa án nên sẽ không có chuyện độc lập tuyệt đối mà chỉ là độc lập tương đối.”
“Nghĩa là về lý thuyết, sẽ không có chỉ đạo cụ thể phải xử người này hoặc người kia tội gì, bao nhiêu năm tù mà chỉ có đưa ra chủ trương, đường lối.” “Do đó, phát biểu của ông Trọng hoàn toàn phù hợp với bối cảnh và đặc điểm chính trị tại Việt Nam, mặc dù điều này là không nên.”
Vụ xử ông Thanh là ‘mũi tên bắn nhiều con chim’
Vụ Trịnh Xuân Thanh và ‘uy tín của VN’
Trịnh Xuân Thanh bị tuyên chung thân lần hai
Luật sư Sơn nói thêm: “Dưới góc độ cá nhân, tôi không ủng hộ kiểu độc lập tương đối như hiện nay. Tòa án phải là nơi nhân danh công lý, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chính nghĩa chứ không phải là công cụ để bảo vệ bất kỳ đảng phái hay nhà nước nào.”
“Khi tuyên án, tòa án phải nhân danh công lý chứ không phải nhân danh Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
“Theo những gì báo chí Việt Nam nêu thì hai vụ án liên quan đến ông Đinh La Thăng kết thúc điều tra chỉ cách nhau có một ngày nên quyết định tách vụ án của cơ quan điều tra (nếu có) là vi phạm Bộ luật Tố tụng hình sự.” “Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Đinh La Thăng. Khi đó, một hành vi phạm tội có thể bị xử lý hai lần và bị tổng hợp hình phạt thay vì bị xử một lần với tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần.”
“Điều này đồng nghĩa với việc sau khi tổng hợp hình phạt thì ông Thăng phải đối diện với mức án tù cao hơn trường hợp xử một lần với tình tiết tăng nặng.”
‘Quyết tâm chính trị’
“Theo Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (có hiệu lực áp dụng tại thời điểm điều tra, truy tố), thì Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.”
Trong trường hợp này thì phải đặt vấn đề nhập vụ án chứ không phải là tách vụ án.
Theo Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018, Viện Kiểm sát có nghĩa vụ phải nhập vụ án (chứ không phải là có thể) khi bị can phạm nhiều tội, bị can phạm tội nhiều lần. Do đó, giả sử cơ quan điều tra tách vụ án là “đúng” quy định thì để có lợi cho ông Đinh La Thăng, Viện Kiểm sát có thể chờ thêm vài này nữa khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực sẽ nhập các vụ án lại.”
“Rất tiếc là trên thực tế chúng ta thấy điều ngược lại. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã gấp rút hoàn thành thủ tục điều tra, truy tố trong một thời gian ngắn kỷ lục nên đã gói gọi thủ tục điều tra, truy tố theo Bộ luật Hình sự 2003 và đương nhiên không thể buộc Viện Kiểm sát phải nhập vụ án.”
“Xử lý hình sự ông Đinh La Thăng còn là một quyết tâm chính trị của Đảng. Ở Việt Nam, đôi khi quyết tâm chính trị nó còn có sức mạnh hơn cả luật pháp. Mà cái gì liên quan đến chính trị thì cũng rất khó lường nên cũng rất khó đoán kết quả của các phiên tòa sắp tới. Mà theo kinh nghiệm của tôi thì một khi đã bị khởi tố, bắt tạm giam thì việc tuyên ông Thăng vô tội là chuyện hy hữu.”
‘Làm sạch tận gốc’ Tập đoàn Dầu khí VN?
Luật sư nói gì về ‘mắt xích’ PVN-OceanBank?
Hồi cuối tháng 12/2017, Luật sư Phan Trung Hoài, một trong các luật sư của ông Thăng, “kiến nghị nhập hai vụ án của ông Đinh La Thăng để xét xử trong cùng một phiên tòa” nhưng yêu cầu này không được chấp nhận.
Trong phiên tòa xử vụ “Cố ý làm trái…” tại PVN, ông Thăng được ghi nhận nói lời sau cùng trước tòa “xin được tại ngoại để thăm người cha bệnh tật và ăn cái Tết cuối cùng với gia đình và người thân trước khi thi hành án.”
Sau đó có tin ông Đinh Văn Nhu, cha của ông Thăng, đã qua đời tại Hà Nội hôm 26/1.
Trong một diễn biến khác, hôm 5/2, em trai của ông Thăng là ông Đinh Mạnh Thắng, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại dầu khí Sông Đà bị tuyên phạt 9 năm tù trong phiên tòa xử vụ tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land).
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42987640
HRW kêu gọi Việt Nam ngưng đàn áp
các nhà hoạt động tôn giáo
Việt Nam cần hoãn phiên xử 6 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, đồng thời điều tra xem các hành động của công an nhằm vào những tín đồ này được thực hiện có phải do phân biệt đối xử hoặc đàn áp tôn giáo hay không.
Đây là nội dung được Tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đưa ra ngày 8/2/2018, một ngày trước khi phiên xử 6 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được dự kiến diễn ra tại Tòa án Nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng vụ xử là biểu hiện mới nhất về chủ trương đàn áp của chính quyền nhằm vào các thành viên nhóm tôn giáo này. Ông nói thêm: “Chính quyền cần chấm dứt việc sách nhiễu và bắt bớ những người tham gia các nhóm tôn giáo không theo phái nhà nước và để cho người dân thực hành tín ngưỡng theo ý mình.”
Sáu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo sẽ bị đưa ra xử theo kế hoạch gồm ông Bùi Văn Trung (còn gọi là Út Trung) 54 tuổi; vợ ông là bà Lê Thị Hên, 56 tuổi; con gái ông là Bùi Thị Bích Tuyền, 36 tuổi; con trai ông là Bùi Văn Thâm, 31 tuổi; Nguyễn Hoàng Nam, 36 tuổi; và Lê Hồng Hạnh, 41 tuổi. Trong đó ông Bùi Văn Thâm bị cáo buộc về tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 của bộ luật hình sự và “chống người thi hành công vụ” theo điều 257. Năm người còn lại bị cáo buộc tội “gây rối trật tự công cộng.”
Vụ việc liên quan 6 người vừa nêu xảy ra vào ngày 18/4/2017, khi cảnh sát giao thông và nhiều người mặc thường phục đã dựng chốt chặn gần nhà ông Bùi Văn Trung ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, để chặn xét và thu giữ giấy tờ của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập mà không trả lại.
Tình trạng tiếp diễn sang đến ngày 19 tháng tư, khiến ông Bùi Văn Trung và mấy chục đồng đạo khác phải mang khẩu hiệu ra khỏi nhà biểu tình chống tình trạng sách nhiễu của lực lượng chức năng địa phương đối với sinh hoạt tinh thần của các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo không theo Ban Trị Sự, tức nhóm mà họ cho là do Nhà nước Việt Nam dựng lên.
Sau đó, vào ngày 26 tháng sáu năm 2017, ông Bùi Văn Trung và con trai bị công an, an ninh bắt đi mà không hề đọc lệnh bắt.
Trong những năm gần đây, có nhiều vụ việc biểu tình và chính quyền tấn công có đối tượng chính là các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không theo Ban Trị Trự do Hà Nội lập nên.
Ông Brad Adams cho biết “Ba thành viên trong gia đình ông Bùi Văn Trung đã từng phải thụ án tù chỉ vì họ từ chối không thực hành tôn giáo của mình dưới sự kiểm soát của nhà nước. Và giờ đây có vẻ chính quyền lại đang đưa ông và các thành viên trong gia đình ông ra xử với cùng lý do đó.”
Nữ nông dân giữ đất sắp mãn án thứ hai
Người đấu tranh cho công bằng xã hội
Theo đúng thời gian thụ án, bà Cấn Thị Thêu, sẽ mãn án 20 tháng tù giam vào ngày 10 tháng 2 năm 2018. Gia đình và người dân Dương Nội chuẩn bị đón bà ra sao? Họ chờ đợi gì về sự kiện này?
Bà Cấn Thị Thêu, được nhiều người biết đến về sự kiên quyết trong hoạt động giữ đất tại làng Dương Nội, Hà Đông – Hà Nội, cũng như lên tiếng đấu tranh cho công bằng xã hội.
Bà bị bắt lần thứ hai vào ngày 10 tháng 6 năm 2016 và bị đưa ra tòa ngày 20 tháng 9 với bản án 20 tháng tù. Cáo buộc để kết án bà là tội ‘gây rối trật tự công cộng’. Phiên phúc phẩm vào ngày 30 tháng 11 cùng năm giữ nguyên mức án 20 tháng tù. Sau khi có án, bà bị chuyển đến trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai vùng ở Tây Nguyên.
Anh Trịnh Bá Tư, con trai bà Cấn Thị Thêu, vào ngày 7 tháng 2 cho Đài Á Châu Tự Do biết về việc đi đón bà này khi thời gian thụ án 20 tháng kết thúc:
Gia đình tôi sẽ có Bố của tôi là Trịnh Bá Khiêm và anh hai của tôi là Trịnh Bá Phương sẽ đến trại giam Gia Trung sáng ngày 25 tháng chạp âm lịch để đón Mẹ tôi mãn hạn tù cái bản án oan sai 20 tháng tù giam.
-Trịnh Bá Tư
“Gia đình tôi sẽ có Bố của tôi là Trịnh Bá Khiêm và anh hai của tôi là Trịnh Bá Phương sẽ đến trại giam Gia Trung sáng ngày 25 tháng chạp âm lịch để đón Mẹ tôi mãn hạn tù cái bản án oan sai 20 tháng tù giam. Sau đó thì gia đình tôi sẽ bay về Hà Nội và buổi chiều thì mọi người sẽ tập trung về Dương Nội để đón Mẹ tôi về.”
Bản thân Anh Trịnh Bá Phương, con trai cả của bà Cấn Thị Thêu cũng xác nhận tin được người em đưa ra:
“Vâng, trước mắt là tối mai, rạng sáng ngày mốt, cháu và Bố cháu sẽ ra sân bay Nội Bài, và lúc 7 giờ là chuyến bay bay đến trại giam Gia Trung. Cháu có nói chuyện với Mẹ qua điện thoại thì Mẹ có nói đã làm việc với giám thị và ngày 10 tháng 2 dương lịch tới đây Mẹ cháu sẽ rời trại giam Gia Trung và cháu và Bố cháu sẽ vào đón ạ.”
Gia đình hai anh Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư từng gặp nhiều trở ngại trong những lần đi đón hai ông bà Trịnh Bá Khiêm và Cấn Thị Thêu lúc mãn án tù lần thứ nhất. Liệu lần này họ có gặp cản trở gì không? Cũng như việc người dân Dương Nội có bị ngăn cản khi tập trung tổ chức đón tiếp Bà tại quê nhà hay không? Anh Trịnh Bá Tư nói:
“Theo suy nghĩ của tôi thì phía trại giam Gia Trung sẽ không có hành động ngăn cản hay cản phá gì, bởi vì theo đúng bản án thì ngày 25 tháng chạp Mẹ của tôi sẽ mãn án tù và Mẹ của tôi sẽ về. Tuy nhiên ở phía Hà Nội thì an ninh có thể sẽ có những động thái ngăn cản nhắm đến Bố Mẹ của tôi, hoặc là theo dõi, hoặc bằng những động thái nghiệp vụ để theo dõi và ngăn cản những bạn bè muốn đến thăm hỏi Mẹ của tôi.”
Một con người sống vì cộng đồng
Bà Bùi Thị Minh Hằng, một dân oan, một cựu tù nhân lương tâm, người từng bị giam giữ chung với Bà Cấn Thị Thêu tại trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai ở Tây Nguyên đưa ra nhận định về Bà Thêu:
“Xuất thân là một người nông dân, Chị đã rất nổi bật trong phong trào cùng những người nông dân khác giữ đất. Bởi vì ở Việt Nam, sau khi nhà cầm quyền có những chính sách cướp đất đai của người dân, đẩy người dân vào tình trạng mất đất, mất nhà, mất ruộng vườn, không thề canh tác lao động được. Thì Chị Thêu nổi lên như một thủ lãnh của dân oan Việt Nam.”
Bà Bùi Thị Minh Hằng nói thêm những gì bà nghe về nhân vật Cấn Thị Thêu trước khi có thời gian bị giam chung ở trại Gia Trung đã được kiểm chứng qua thời gian ở gần bà này. Bà Hằng nói tiếp:
Tôi thấy đây là một phụ nữ rất đặc biệt, là tư tưởng, tinh thần, nhận thức của chị trong cái vấn đề khiến chị trở thành thủ lãnh của dân oan Dương Nội nói riêng và phong trào dân oan Việt Nam nói chung trong việc giữ đất.
-Bùi Thị Minh Hằng
“Tôi thấy đây là một phụ nữ rất đặc biệt, là tư tưởng, tinh thần, nhận thức của chị trong cái vấn đề khiến chị trở thành thủ lãnh của dân oan Dương Nội nói riêng và phong trào dân oan Việt Nam nói chung trong việc giữ đất. Và tôi cũng được biết, để làm được điều đó thì Chị Thêu đã là một con người sống vì cộng đồng, vì đất nước, vì tổ quốc.”
Khi được hỏi kỳ vọng gì về công cuộc giữ đất tại Dương Nội khi Bà Cấn Thị Thêu mãn hạn tù, ông Đào Công Sự, một dân oan ở Dương Nội cho biết qua việc tổ chức đón mừng Bà Thêu trở về người dân Dương Nội muốn chứng minh chính quyền đã làm sai, khi vì sao người dân lại vui mừng khi đón một người ra tù. Ông Sự cho biết thêm:
“Người dân Dương Nội sẽ tổ chức đón mừng Thêu trở về vào ngày 25 Tết âm lịch. Còn việc tổ chức đón mừng là muốn chứng minh cho chính quyền biết là chính quyền đã sai. Tại sao người ta đi tù về mà người dân lại đón và vui mừng như vậy?”
Ông Đào Công Sự cũng cho biết thêm về tình hình hiện nay trong việc giữ đất ở Dương Nội:
“Trong năm mới đây công cuộc giữ đất ở xã Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, thì đường lối và chính sách của bà con Dương Nội sẽ luôn đấu tranh theo đúng luật pháp tuy rằng các vị ấy có ngồi lên pháp luật đi chăng nữa?”
Những người dân tại Dương Nội như bà Cấn Thị Thêu và ông Đào Công Sự phải đi khiếu kiện và kiên quyết giữ đất vì địa phương và doanh nghiệp tuyên bố thu hồi đất Dương Nội để làm dự án. Thế nhưng đất bị bỏ hoang nhiều năm trời trong khi người dân không có đất để sản xuất.
Vào tháng 5 năm 2013, người dân Dương Nội thông báo cho chính quyền huyện Hà Đông và thành phố Hà Nội, là người dân sẽ tự chia lại đất bị thu hồi mà bỏ hoang để dân Dương Nội tái canh tác.
Tuy nhiên đến ngày 25 tháng 4 năm 2014, nhà cầm quyền đã tiến hành cưỡng chế khu đất mà người dân Dương Nội quyết giữ. Bà Cấn Thị Thêu lúc đó quay phim lại cảnh cưỡng chế nhưng bị cơ quan chức năng bắt đưa đi. Bà bị tòa kết án 15 tháng tù giam về tội chống người thi hành công vụ.
Bà Cấn Thị Thêu mãn hạn tù lần đầu vào ngày 25/7/2015. Đến ngày 10 tháng 06 năm 2016, bà Cấn Thị Thêu bị Công an thành phố Hà Nội bắt giữ với cáo buộc gây rối trật tự công cộng khi bà và hơn 50 dân oan tập trung tại Bộ Tài nguyên Môi trường gửi đơn đòi giải quyết đất đai cho người dân Dương Nội.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VTK020718-02072018142439.html
Án tù và mức gây hại: tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch?
Thời gian gần đây, Việt Nam liên tục có những phiên toà hình sự mà cơ quan tố tụng cho là có tính chất nghiêm trọng gây hậu quả nghiêm trọng đến xã hội.
Trong một số vụ đối tượng bị cáo và tội danh đưa ra trong những phiên toà đó tuy khác nhau nhưng mức án cuối cùng không cách biệt nhiều, từ 10 đến 14 năm tù giam.
Có sự khác biệt gì giữa những thiệt hại gây ra bởi các tội danh đó và sai phạm thực tế của các đối tượng bị cáo được ghi nhận ra sao?
Đối tượng bị xâm phạm
Thời gian qua, truyền thông xã hội và báo giới loan tải khá nhiều và đầy đủ về các đối tượng bị cáo, cũng như những sai phạm mà họ bị cáo buộc trước toà. Điều này giúp nhận ra một số bị cáo không những khác nhau về địa vị xã hội mà những sai phạm của họ cũng mang tính chất khác nhau.
Cuối tháng 11/2017, ở phiên toà phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 BLHS Việt Nam.
Đây là bản án mà các luật sư bào chữa cho blogger Mẹ Nấm nhận định là “nặng hơn cả bản án giết người.”
Gần đây nhất là bản án 14 năm tù giam đối với nhà hoạt động môi trường, phó chủ tịch của phong trào Lao Động Việt Hoàng Bình với tội danh “chống người thi hành công vụ” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 257 và 258 BLHS Việt Nam.
Với mức án này, nhà hoạt động Hoàng Bình sẽ có thời gian chịu án lâu hơn ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN, cựu Ủy viên bộ chính trị, người bị Tòa Nhân dân Hà Nội tuyên án 13 năm tù giam vì tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”
Công lý là thế đấy?”Ngay khi bản án dành cho nhà hoạt động Hoàng Bình được công bố, Luật sư Nguyễn Phương Đông đã thốt lên:
“Từ lúc Bạch Hồng Quyền bị truy nã là giới đấu tranh và cả hắn đều biết rõ mình sắp bị bắt. Thay vì chọn con đường đi tỵ nạn chính trị thì hắn lại chọn ở lại quê hương. Và giờ đây phải lãnh cái án 14 năm nặng nề (cao hơn cả Đinh La Thăng khi tham nhũng hàng nghìn tỷ – án 13 năm).
Nhưng đối với chính quyền, họ cho rằng những xâm phạm về lợi dụng tự do dân chủ, ảnh hưởng đến sự quản lý của nhà nước về chính trị, xã hội thì họ coi đó là nghiêm trọng, và họ xếp ngang với những tội danh về quản lý kinh tế. – LS Đặng Đình Mạnh
Cũng dựa trên khía cạnh luật pháp, nhưng luật sư Đặng Đình Mạnh phân tích sâu hơn về thiệt hại do các sai phạm của hai nhóm đối tượng bị cáo, và mức độ vi phạm thực tế của các bị cáo đã bị cáo buộc trước toà.
Trước tiên, ông khẳng định có sự khác biệt rất rõ ràng khi nói về đối tượng bị xâm phạm của tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội danh theo Điều 257, 258 BLHS Việt Nam.
“Nó có sự khác biệt rõ ràng. Một tội xâm phạm vào quy định của quản lý kinh tế của nhà nước. Những sai phạm như vậy nó làm thiệt hại tài sản của nhà nước, mà cũng chính là tài sản của nhân dân.
Còn đằng kia, nhà nước cho rằng những đối tượng đó là tội phạm, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Vì vậy nó sẽ có sự khác biệt nhau về đối tượng bị xâm phạm.”
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, những người bị nhà nước cho là tội phạm ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, ‘âm mưu lật đổ’…luôn có quan điểm trái ngược với những cáo buộc mà họ bị kết tội. Họ cho rằng họ đang thực hiện quyền căn bản của công dân do Hiến pháp quy định.
“Nhưng đối với chính quyền, họ cho rằng những xâm phạm về lợi dụng tự do dân chủ, ảnh hưởng đến sự quản lý của nhà nước về chính trị, xã hội thì họ coi đó là nghiêm trọng, và họ xếp ngang với những tội danh về quản lý kinh tế.
Do vậy nó đưa đến hậu quả mà mình thấy trước mắt là hình phạt nó tương đương nhau.”
Khi phiên tòa phúc thẩm xét xử Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh kết thúc với y án 10 năm tù giam, Luật sư Nguyễn Khả Thành có chia sẻ về quan điểm của ông đối với tội danh của blogger này:
“Lập luận của chúng tôi là Như Quỳnh không phạm tội, hậu quả gây ra cũng không có gì nghiêm trọng.”
Diễn tiến của các phiên toà xét xử vụ án mang tính chất kinh tế, hình sự của Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, hoặc những vụ án chính trị như của Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hoá, Hoàng Bình, Nguyễn Hoàng Phúc đều được truyền thông thế giới theo dõi rất kỹ và tường thuật chi tiết.
Tờ The Guardian vào ngày 6/2/2018, tức ngày tuyên án nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, bình luận về mức án 14 năm mà Toà án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã tuyên:
“Mặc dù chính sách cải cách kinh tế cách đây ba thập niên đã mở ra Việt Nam, 1 đất nước theo chủ nghĩa Cộng sản có cơ hội đầu tư và thương mại nước ngoài, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực, nhưng nhà nước độc đảng này vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ về mọi mặt của cuộc sống bao gồm các phương tiện truyền thông và không có khoan dung cho những ý kiến bất đồng.”
Điều này có thể giải thích phần nào phân tích của luật sư Đặng Đình Mạnh đã đưa ra khi nói về lý do hai đối tượng phạm tội nêu trong bài viết có những hình phạt tương đương nhau.
Sai phạm thực tế
Một sự khác biệt nữa về những phiên xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các nhà hoạt động như Hoàng Bình, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…đó là các cáo buộc mà toà án đã đưa ra đối với sai phạm của họ. Các cáo buộc và cả bản án đều nhận được phản ứng hoàn toàn trái ngược nhau từ công chúng.
Theo quan sát của luật sư Đặng Đình Mạnh, ông nói rằng dưới góc độ người dân, họ sẽ đồng tình với chính quyền về việc truy tố và xử phạt những bị cáo như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh.
Tuy nhiên, với các luật sư, thì sẽ có cái nhìn khác.
Nhận định về mức án Viện Kiểm sát đề nghị đối với hai bị cáo là Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh, Luật sư Hoàng Hướng có ý kiến:
“Với mức án đề nghị tôi cho là nó quá nghiêm khắc. Bởi vì qua quan sát của tôi đối với ông Đinh La Thăng, mức từ 14-15 năm tù, xét thấy qua những lời khai của ông ấy tại toà thì để thực hiện việc điều hành ký hợp đồng tổng thầu nhiệt điện Thái Bình thì rõ ràng ông ấy có quyền chủ động. Tuy nhiên về mặt vốn và một số các hoạt động khác thì như ông ấy đã khai là hoàn toàn có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thậm chí là Bộ Chính trị nữa. Theo quan điểm của tôi, điều này cần làm rõ. Nếu đúng như thế thì đó là những cái mang tính tương đối khách quan có thể giảm nhẹ hình phạt cho ổng.”
Ngược lại hoàn toàn khi nói về những sai phạm mà toà án đã cáo buộc các nhà hoạt động như Mẹ Nấm, Hoàng Bình…nhà hoạt động Lê Văn Sơn viết rằng:
“Hoàng Đức Bình bị cộng sản áp chế 14 năm tù giam, nhưng chính Bình đang là muối men ướp cho mặn nồng hơn tình yêu quê hương đất nước trong lòng các bạn trẻ. Và tương lai đất nước này sẽ được tuổi trẻ đáp lời, nhờ sức mạnh hồn thiêng sông núi, tuôi trẻ Việt Nam sẽ nhấn chìm cộng sản dưới đáy biển khơi.”
Hoàng Đức Bình bị cộng sản áp chế 14 năm tù giam, nhưng chính Bình đang là muối men ướp cho mặn nồng hơn tình yêu quê hương đất nước trong lòng các bạn trẻ. Và tương lai đất nước này sẽ được tuổi trẻ đáp lời, nhờ sức mạnh hồn thiêng sông núi, tuôi trẻ Việt Nam sẽ nhấn chìm cộng sản dưới đáy biển khơi. – Lê Văn Sơn
Một ý kiến khác của từ người dân Hà Tĩnh, hiện sống tại Hà Nội, anh Nguyễn Quang Chung, là thành viên của nhóm Cây Xanh Hà Nội, chia sẻ về bản án của nhà hoạt động Hoàng Bình:
“Theo tôi việc làm của anh Hoàng Bình là việc làm của một người yêu nước, quan tâm đến nỗi khổ của ngư dân sau cái thảm họa miền Trung do nhà máy Formosa gây ra. Anh Hoàng Bình hướng dẫn người dân thực hiện đúng pháp luật là làm đơn khởi kiện Formosa.”
Tất cả những bản án tù giam đề cập trong bài viết đều từ 10 năm trở lên. Thế nhưng, tính chất vi phạm và mức nặng, nhẹ của từng bản án có vẻ như đã chưa thuyết phục được công chúng và truyền thông thế giới.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Jail-sentences-vs-impacts-02072018130457.html
Vũ “Nhôm” bị truy tố tội thứ 3, tạm giam 4 tháng
Bộ Công an Việt Nam vào ngày 7 tháng 2 ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “Nhôm” và được Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối cao phê chuẩn trong cùng ngày.
Theo thông báo của Bộ Công An Việt Nam thì sau quá trình điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C44) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam trong thời hạn 04 tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 để điều tra, làm rõ toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của Phan Văn Anh Vũ và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc mua, bán các nhà, đất công sản tại địa bàn TP Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác”.
Bộ Công an cũng tiết lộ, trước đó ông Vũ bị điều tra trong các vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” và “Trốn thuế” xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương.
Ông Phan Văn Anh Vũ, năm nay 43 tuổi, bị bắt vào ngày 4 tháng 1 năm 2018, khi ông bị Singapore trục xuất về Việt Nam với lý do vi phạm luật cư trú của Singapore.
Trước đó cơ quan chức năng Việt Nam tiến hành khám nhà và phát lệnh truy tố ông Vũ với tội danh ‘làm lộ bí mật nhà nước.’
Ông Vũ vốn là một nhà kinh doanh nhôm kính tại thành phố Đà Nẵng. Sau đó ông trở thành một nhà kinh doanh địa ốc. Ngoài ra, theo báo chí Việt Nam, ông còn là một sĩ quan tình báo của cơ quan an ninh Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-prosecutes-aluminum-vu-02082018095347.html
Mỹ muốn tăng xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam
để giảm ảnh hưởng của Nga
Mỹ muốn Việt Nam mua vũ khí của mình nhiều hơn để giảm ảnh hưởng từ Nga.
Tạp chí chuyên về quốc phòng Defense News loan tin này vào ngày 7 tháng 2 dẫn lời một viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ tại triển lãm vũ khí đang diễn ra ở Singapore nói rằng Việt Nam đang mong muốn có một quan hệ đối tác về an ninh với Mỹ ở tầm cao hơn.
Viên chức này cũng nói rằng nước Mỹ khuyến khích Việt Nam đa dạng các loại vũ khí của mình thay vì chỉ có một nhà cung cấp truyền thống là nước Nga, từ đó sẽ có những quan hệ mật thiết hơn với quân đội Mỹ.
Mỹ đã bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào năm 2016, nhưng cho đến nay việc mua bán vũ khí của Mỹ vẫn không tiến triển.
Một trong những lý do được các nhà quan sát giải thích cho tình trạng không tiến triển đó là vì vũ khí của Nga có giá rẻ hơn, và điều thứ hai và Việt Nam đã quen thuộc với các hệ thống của Nga.
Giới quan sát có nhận định Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Trung Quốc, vì thế nếu xung đột Việt- Trung xảy ra thì Nga có thể bị Trung Quốc ép không cung cấp vũ khí cho Việt Nam, và người Trung Quốc cũng hiểu rõ hệ thống vũ khí mà Việt Nam đang sử dụng.
Theo lời Đại sứ Mỹ tại Singapore Tina Kaidanow thì đã có những tín hiệu khả quan cho việc Việt Nam làm quen với hệ thống vũ khí của Mỹ, đó là việc quân đội Mỹ chuyển giao cho Việt Nam tàu tuần duyên loại Hamilton, và Hà Nội mua của hãng Boeing các loại thiết bị do thám không người lái.
Theo các nhà phân tích thì măc dù đã có những tiến triển nhanh trong quan hệ giữa hai nước, nhưng có thể việc mua vũ khí Mỹ vẫn là điều nhạy cảm đối với một số người Việt vẫn còn không thoải mái khi nhớ lại những hành động can thiệp quân sự của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam trước đây. Ngoài ra Việt Nam còn lo ngại là Mỹ có thể viện dẫn vấn đề nhân quyền trong tương lai để ngưng cung cấp vũ khí.
Cũng theo thông tin từ tạp chí quốc phòng Defense News, đoàn Việt Nam tại hội chợ vũ khí Singapore giữ im lặng không giao tiếp nhiều, và đến ngày thứ tư 7/2 thì đại diện của hãng Lockheed Martin cho biết rằng đoàn Việt Nam có tiếp xúc với họ.
Theo Lockheed Martin thì Việt Nam đang trong giai đoạn tìm hiểu, và cho biết nếu Chính phủ Việt Nam muốn tiến tới thì công ty này rất sẳn sàng thảo luận.
Nạn nhân Formosa đón tết ra sao?
Tết nguyên đán cổ truyền là thời điểm mà hầu hết mọi người dân Việt đều mong chờ, vì đó là dịp để sum vầy gia đình, gặp gỡ bạn bè, người thân để nhìn lại một năm đã qua đi và cùng nhau đón chào năm mới.
Tuy nhiên, đối với nhiều người dân ở khu vực xảy ra thảm họa môi trường Formosa, Tết bây giờ không còn là niềm háo hức nữa mà thay vào đó là nỗi lo toan về chén cơm manh áo và gánh nặng kinh tế kể từ khi thảm họa cướp đi kế sinh nhai của họ.
Bồi thường vẫn chưa xong
Những bài phóng sự trước đây chúng tôi đã đề cập đến chuyện hầu hết các cơ sở hải sản khô và đông lạnh ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nơi xảy ra thảm họa Formosa năm 2016, đều chưa được bồi thường. Họ phàn nàn rằng mặc dù đã kêu cứu khắp nơi từ trung ương đến địa phương nhưng cơ quan chức năng đều đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Mấy tháng sau đó, chúng tôi tiếp tục liên lạc với những hộ dân này để hỏi về tình hình bồi thường và được họ cho biết rằng vào chiều ngày 7 tháng 2, cơ quan chức năng đã bồi thường 30% tiền cho các cơ sở hải sản khô, đông lạnh. Ông Bình, một chủ cơ sở hải sản khô ở Hà Tĩnh, cho chúng tôi biết:
Chiều nay mới nhận được 30% tiền cá khô, tủ đông chứ còn tiền sứa chúng tôi chưa nhận được. Một số hộ làm nghề dịch vụ cá nhận được hơn 17 triệu.
Còn 70% nữa thì trong văn bản quyết định không thấy nói đến.
Những hàng hải sản làm từ cá như ruốc cá cách đây mấy năm kể từ trước thảm họa vẫn chưa được đền bù.
Ông Bình cũng cho biết rằng cuộc sống gia đình ông hiện tại “tuy không chết đói, nhưng cũng rất gian nan vất vả”. Trước đây khi chưa xảy ra thảm họa, gia đình ông làm ăn khấm khá, không phải lo gánh nặng cơm áo. Còn bây giờ, ông vẫn theo nghề buôn bán hải sản khô nhưng hàng không bán được vì cứ nhắc đến khu vực Formosa là người ta sợ không dám ăn. Cuộc sống gia đình ông bấp bênh với nhiều khoản nợ từ ngân hàng:
Đang còn tồn đọng các vấn đề như tiền gốc, tiền lãi của Nhà nước bởi vì làm ăn phải có vay mượn giao dịch lớn.
“Chưa có gì chuẩn bị cả mà Tết đến nơi rồi. Năm nay khó khăn quá. Vay nợ ngân hàng thì chưa có trả.”
– Bà Huynh, Quảng Bình
Chúng tôi tìm đến tỉnh Quảng Bình, là một trong 4 tỉnh chịu thiệt hại nặng nề từ thảm họa Formosa, và được những hộ buôn bán hải sản cho biết họ đã được đền bù mỗi người hơn 16 triệu đồng từ năm ngoái. Nhưng số tiền đó chỉ đủ cho gia đình họ sinh hoạt 2 tháng, rồi cuộc sống lại bấp bênh vì không có tiền mà công ăn việc làm cũng không có.
Bà Huynh, chủ một cửa hàng bán hải sản ở Quảng Bình cho biết hoàn cảnh gia đình bà hiện nay:
Nhà mình hiện vẫn buôn bán hải sản nhưng ruốc, mắm ứa lại nhiều quá bán không được. Người ta cứ nói đồ Formosa, không ai ăn mấy nên đồ ứa lại nhiều lắm.
Buôn bán kiếm được đồng nào ăn đồng đó chứ trong gia đình cũng bật chật, vất vả quá nhiều!
Cũng giống như ông Bình, bà Huynh đang mắc nhiều khoản nợ với ngân hàng mà trước đây vay để buôn bán. Bà nói rằng bây giờ không đủ sức trả tiền lãi, huống chi là tiền gốc. Cuộc sống của gia đình bà rất căng thẳng, vất vả và phập phồng trong nỗi lo nợ nần.
Tại một địa phương khác cũng trong diện chịu thiệt hại đó là tỉnh Quảng Trị, người dân cũng nói với chúng tôi điều tương tự đó là cuộc sống của họ kể từ sau thảm họa hết sức khó khăn, không tiền, không công ăn việc làm với những khoản nợ kếch xù lãi mẹ đẻ lãi con
Gia đình chị Mỹ ở Quảng Trị làm nghề hấp sấy hải sản. Khi thảm họa xảy ra, gia đình chị chịu nhiều ảnh hưởng nhưng không được chính quyền xếp vào danh sách được bồi thường. Chị Mỹ cho biết:
Nhà chị làm lò hấp sấy cá, cũng buôn bán bị thiệt hại nhưng không thấy Nhà nước hỗ trợ. Nhà chị cũng đưa đơn đề nghị Trung ương bồi thường hấp sấy cá.
Giờ không đi biển được vì đi biển không có gì. Lò hấp cũng để không vậy đó. Nói chung hoàn cảnh khó khăn lắm vì có làm gì ra tiền đâu. Đi biển không được, ở nhà không có cá mà sấy.
Tỉnh Quảng Bình ngày 5/12/2017 đã tổ chức họp Hội đồng Bồi thường Thảm họa Môi trường biển Formosa cho các đối tượng còn tồn đọng. Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Lê Minh Ngân nói rằng việc bồi thường cho những người còn lại phải hoàn thành trước ngày 31/12 năm 2017. Đối với những trường hợp không được phê duyệt, ông Ngân yêu cầu hủy quyết định bồi thường.
RFA đã liên hệ với chính quyền các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh cũng như chính quyền xã Thạch Bằng và xã Lộc Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh (hai địa phương có nhiều hộ nói chưa được bồi thường), tuy nhiên họ đều cáo bận hoặc cúp máy. Riêng có ông Lương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh cho biết ngắn gọn là việc bồi thường đã hoàn thành cơ bản, rồi từ chối bình luận thêm:
Cũng [hoàn thành bồi thường] cơ bản thôi! Có gì chị lên cơ quan, tôi có việc chút, có gì trao đổi sau!
Tết buồn
Ngày Tết nguyên đán đến gần, chúng tôi hỏi thăm ông Bình chuẩn bị Tết được đến đâu, ông thở dài bảo rằng “ngày xưa ăn Tết cả mười năm thì giờ mười năm mở Tết một lần”. Ngày Tết sắp đến nhưng trong gia đình ông chỉ nặng trĩu một nỗi lo làm sao trả nợ và làm sao để kế sinh nhai ổn định lại như xưa:
Đồng tiền mà dôi ra thì việc khác còn vui vẻ, bây giờ đồng tiền không có mình cũng chỉ biết tiết kiệm thôi chứ biết van ai đây.
“Còn 70% nữa thì trong văn bản quyết định không thấy nói đến.”
– Ông Bình, Hà Tĩnh
Bà Huynh cũng mang một nỗi buồn tương tự khi xuân đến Tết về:
Chưa có gì chuẩn bị cả mà Tết đến nơi rồi. Năm nay khó khăn quá. Vay nợ ngân hàng thì chưa có trả.
Khi được hỏi về mong ước của bà cho năm mới sắp tới, bà Huynh cũng chỉ đau đáu một điều là làm sao trả được hết nợ ngân hàng để cuộc sống gia đình bà được thanh thản hơn:
Sang năm mới mình mong muốn cấp trên tạo điều kiện để bán được hết mắm, ruốc lấy tiền trả ngân hàng. Chứ nước mắm ứ nhiều quá không có tiền trả cho ngân hàng mà tiền lãi lên nhiều quá.
Còn với ông Bình, ước nguyện của ông là Việt Nam không còn xảy ra những thảm họa môi trường tương tự nữa để người dân không phải chịu thêm nỗi thống khổ. Ngoài ra, ông cũng mong cơ quan chức năng bồi thường cho thỏa đáng với những thiệt hại, mất mát to lớn mà Formosa đã mang lại cho người dân.
Tỉnh Quảng Bình từng cho biết tính đến ngày 4/12/2017, đã giải ngân gần 2.700 tỷ đồng tiền bồi thường cho các nạn nhân thảm họa Formosa. Số này tương đương 99% số tiền được phê duyệt.
Thảm họa môi trường biển xảy ra tại 4 tỉnh Bắc Trung bộ từ tháng tư năm 2016 do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ra. Thảm họa làm cá chết hàng loạt nổi trắng ven biển, khiến hàng trăm ngàn người dân mất sinh kế. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã từng yêu cầu việc đền bù phải hoàn thành trước ngày 30/6/2017.
Đà Nẵng hủy lệnh đòi kiểm duyệt báo chí do bị phản ứng
Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng hôm 8/2 thông báo thu hồi lại một công văn đòi kiểm duyệt báo chí đóng tại địa phương trước khi họ đăng bài, chỉ một ngày sau khi công văn được gửi đi và chịu nhiều chỉ trích từ báo giới lẫn người dân.
Sở TT-TT Đà Nẵng ra văn bản quy định như thế gây cho tôi cảm giác rất kinh hoàng, rất là bất ngờ
Nhà báo Võ Văn Tạo
Công văn ký ngày 6/2 của sở đề nghị báo Đà Nẵng và báo Công an Đà Nẵng “phối hợp, hỗ trợ cung cấp thông tin về nội dung tin, bài trước thời gian in ấn và phát hành”. Đối với Đài Phát thanh-Truyền hình của thành phố, sở đề nghị “phối hợp kịp thời cung cấp các thông tin nổi cộm, cần các cơ quan đơn vị phản hồi thông tin báo nêu”.
Về phần các cơ quan báo chí trung ương và các địa phương khác đóng ở Đà Nẵng, Sở TT-TT thành phố đề nghị họ “cung cấp kịp thời đường dẫn trên báo điện tử hoặc trang thông tin điện tử của báo các thông tin nổi cộm liên quan đến TP Đà Nẵng cần các cơ quan, đơn vị phản hồi thông tin báo nêu”.
Các nhà báo và công chúng đã nhanh chóng chia sẻ thông tin về công văn, gọi Đà Nẵng là “một mình một luật” và chất vấn về tính hợp pháp của nó. Nhiều người cũng bình luận rằng nó “kỳ cục”, “ngoài sức tưởng tượng” và đưa Đà Nẵng quay ngược về quá khứ cả nửa thế kỷ. Nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo nói với VOA:
“Nó quá lạc hậu rồi. Trước đây nhà nước Việt Nam cũng có chuyện đó. Nhưng mà sau này đã bỏ hết những cái đó rồi. Sở TT-TT Đà Nẵng ra văn bản quy định như thế gây cho tôi cảm giác rất kinh hoàng, rất là bất ngờ”.
Nhà báo có gần 2 thập niên kinh nghiệm nói thêm từ khoảng 30 năm nay, chính quyền Việt Nam đã thay việc một cơ quan trung ương kiểm duyệt trước khi đăng bài bằng hình thức các cơ quan báo chí tự kiểm duyệt.
Ông Tạo nói rõ hơn rằng lâu nay ban biên tập các cơ quan báo chí tự quyết định đăng những nội dung gì. Nhưng nếu các cơ quan quản lý như Bộ TT-TT, hoặc an ninh văn hóa của chính phủ, hay Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản “không hài lòng” về tin, bài nào đã đăng, họ sẽ “nhắc nhở, phê bình, hoặc phạt”.
Vài thập kỷ trở lại đây, công tác cán bộ quá kém. Chuyện con ông cháu cha, rồi chạy chọt mua chức mua ghế, dốt nát, bằng giả, v.v… cho nên cái đó chính là cái đẻ ra những cái văn bản quái đản như thế
Nhà báo Võ Văn Tạo
Phản ứng của báo giới và người dân trong một ngày qua dường như đã dẫn đến việc Sở TT-TT Đà Nẵng rút lại công văn gây tranh cãi. Tin trên báo chí trong nước hôm 8/2 nói sở này trong cùng ngày đã thu hồi công văn vì họ thấy rằng nó “không phù hợp với các quy định của Luật Báo chí”.
Nhà báo Võ Văn Tạo đánh giá về động thái mau lẹ của chính quyền địa phương:
“Họ rút lại là một điều tốt. Đấy là một động thái biết lắng nghe phản ứng của công chúng. Nhưng nếu họ không rút, tôi tin rằng cấp trên cũng phải yêu cầu họ rút. Nếu cộng đồng, công chúng phản ứng dữ dội, cơ quan chính quyền cao nhất ở trung ương người ta thấy chối tỉ quá, người ta cũng phải yêu cầu Đà Nẵng rút”.
Một mặt cho rằng tư tưởng muốn quản lý báo chí còn rất nặng nề, không chỉ ở cấp địa phương như thể hiện trong sự việc vừa qua ở Đà Nẵng, mà kể cả ở cấp nhà nước, song mặt khác, ông Tạo nhận định “sự cố” của Sở TT-TT thành phố còn có nguyên nhân ở chất lượng nhân sự. Ông giải thích:
“Các quan chức của Việt Nam bây giờ tôi không hiểu trình độ của họ đến đâu, tư duy họ thế nào, cho nên là lâu lâu lại có những văn bản quái đản tương tự như thế. Cách đây khoảng vài chục năm, họ làm công tác cán bộ còn tàm tạm được. Họ không đến nỗi có những văn bản quái đản như thế này. Vài thập kỷ trở lại đây, công tác cán bộ quá kém. Chuyện con ông cháu cha, rồi chạy chọt mua chức mua ghế, dốt nát, bằng giả, v.v… cho nên cái đó chính là cái đẻ ra những cái văn bản quái đản như thế”.
Báo chí Việt Nam cho hay cùng với việc rút lại công văn đòi kiểm duyệt trước khi báo chí đăng bài, Sở TT-TT Đà Nẵng cũng “thành thật xin lỗi với các cơ quan báo chí”.
https://www.voatiengviet.com/a/da-nang-huy-lenh-doi-kiem-duyet-bao-chi-do-bi-phan-ung/4244456.html
Tàu ngầm nước ngoài vào vùng biển Việt Nam
phải nổi và treo cờ
Tàu ngầm nước ngoài phải nổi lên mặt nước và phải treo cờ khi đi qua lãnh hải Việt Nam.
Đó là một trong những qui định do Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành vào ngày 8 tháng 2. Theo nghị định này thì các tàu ngầm khi đi ngang khu vực 12 hải lý cách bờ biển Việt Nam, nhưng không đi vào các cảng của Việt Nam thì phải nổi lên, treo cờ của nước mình, và chạy liên tục không được dừng lại, trừ trường hợp bất khả kháng là bị tai nạn hay trục trặc kỹ thuật. Và một điều quan trọng nữa là phải báo cho cơ quan chức năng biết lịch trình của mình.
Các loại tàu khác kể cả tàu chiến đều cũng phải tuân theo qui định này.
Ngoài ra trong nghị định của Thủ tướng Việt Nam cũng có qui định liên quan đến các tàu chở chất phóng xạ hoặc chạy bằng năng lượng hạt nhân, theo đó ngoài các qui định về an toàn và công khai với cơ quan chức năng Việt Nam, các tàu này bị bắt buộc phải rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay tức khắc nếu có dấu hiệu không an toàn.