Tin Việt Nam – 07/05/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 07/05/2020

Chánh án TANDTC: ‘Hồ Duy Hải có mặt hiện trường khi vụ án xảy ra’

Phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam tiếp tục ngày thứ hai vào hôm 7/5.

20 phút xuất hiện của luật sư có giúp gì cho tử tù Hồ Duy Hải?

Mẹ Hồ Duy Hải: “Từ hiền lành chất phác tôi thành người đàn bà dữ dằn.”

Thông tin chi tiết nhất về diễn tiến trong tòa chủ yếu đưa ra dư luận thông qua trang tạp chí Tòa án Nhân dân Điện tử, và báo Công Lý, tất cả đều là cơ quan ngôn luận của Tòa án Nhân dân Tối cao.

Tường thuật buổi sáng 7/5, báo Công Lý dẫn lời Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho rằng ông Hồ Duy Hải đã “có mặt tại hiện trường thời điểm xảy ra vụ án”.

Cụ thể, tờ báo tường thuật diễn biến tại phiên xử:

“Việc xác định hung thủ không chỉ chứng minh bằng thời gian, mà theo cơ quan điều tra giải trình, còn bằng những chứng cứ khác. Do vậy phải tổng hợp chứng cứ thì mới chứng minh được vấn đề này.

Thứ nhất là dữ liệu điện thoại.

Thứ hai là thực nghiệm điều tra về khoảng thời gian Hải có mặt tại hiện trường là phù hợp.

Thứ ba là nhận dạng trong lời khai của nhân chứng Thường chưa xác nhận chính xác thanh niên đó là Hải vì hai người này không biết nhau, không thể nhìn qua là nhận dạng được. Nhưng mô tả đặc điểm nhận dạng là tương đồng, đặc biệt có một chi tiết phù hợp lời khai của Hải là cầm điện thoại và anh Thường cũng nhìn thấy.

Cùng với những tài liệu khác nữa đã khẳng định được Hải có mặt tại hiện trường thời điểm xảy ra vụ án.”

Phiên tòa vẫn tiếp tục làm việc trong chiều 7/5.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam kiến nghị

Hôm 7/5, Liên đoàn Luật sư Việt Nam chính thức kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC xem xét yêu cầu của Luật sư Trần Hồng Phong đề nghị được tham gia đầy đủ phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải.

Văn bản do TS. LS. Phan Trung Hoài – Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam ký, được gửi tới ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án TAND tối cao – Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm.

Luật sư Trần Hồng Phong đã nói rằng trong buổi sáng 6/5, ông chỉ được trình bày 20 phút. Sau đó, Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm nêu ý kiến Luật sư Phong không cần tiếp tục tham gia phiên tòa nữa, vì phần sau là phần xét xử mang tính nội bộ, không cần có luật sư tham gia.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam nêu quan điểm:

“Nếu trình bày nêu trong Đơn đề nghị hỗ trợ là đúng, việc Luật sư Trần Hồng Phong chỉ được tham gia trình bày tài liệu, chứng cứ mới trong khoảng hơn 20 phút, mà không được tham gia đầy đủ, xuyên suốt thời gian diễn ra phiên tòa giám đốc thẩm như Thư mời của Tòa án nhân dân tối cao thể hiện có thể ảnh hưởng đến việc bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án, cũng như quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.”

Liên đoàn nói: “Việc xem xét, tạo điều kiện cho Luật sư tham gia tiếp tục tại phiên tòa giám đốc thẩm sẽ thêm một minh chứng rõ nét về sự ghi nhận và tôn trọng của hệ thống Tòa án đối với vị trí, vai trò của người bào chữa.”

Vụ án 12 năm

Vụ án Hồ Duy Hải, với bản án tử hình năm 2008, đã kéo dài 12 năm nhưng đến nay chưa thi hành được.

TAND tỉnh Long An vào tháng 12 năm 2008 đã xử phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội “Giết người” và 5 năm tù về tội “Cướp tài sản”. Tổng hình phạt chung là tử hình.

Vụ án liên quan hai nạn nhân bị giết, Nguyễn Thị Ánh Hồng (SN 1985) và Nguyễn Thị Thu Vân (SN 1987), cùng là nhân viên Bưu điện Cầu Voi.

Ngày 28/4/2009, Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP Hồ Chí Minh đã giữ nguyên bản án tử hình.

Ngày 04/5/2009, bị can Hồ Duy Hải có đơn xin ân xá gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Cuối năm đó, Tòa tối cao nói bản án tử hình là có căn cứ pháp luật.

Đến ngày 22/5/2011, Chánh án TANDTC lại Quyết định không kháng nghị và Tờ trình Chủ tịch nước đề nghị bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải.

Ngày 17/5/2012, Chủ tịch nước, lúc này là ông Trương Tấn Sang, có Quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải.

Nhưng ngày 04/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có Công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải và yêu cầu Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC chỉ đạo xem xét, làm rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không.

Băn khoăn trên mạng xã hội

Việc giám đốc thẩm vụ án từ 6 đến 8/5 đang thu hút nhiều bình luận.

BBC Tiếng Việt hôm 6/6 có buổi thảo luận về vụ án.

Nhiều cây bút cũng đưa ra bình luận khác nhau qua Facebook.

Hoàng Hải Vân

“CÔNG LÝ” ĐỘC QUYỀN

Trong khi phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải do Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa đang diễn ra thì cơ quan ngôn luận của TANDTC là báo Công Lý đã đưa tin hơi bất thường.

Trước hết, không biết có sự ưu ái đặc biệt nào về truyền thông dành cho cơ quan ngôn luận của TANDTC hay không, nếu có thì căn cứ vào luật nào, mà báo Công Lý tự cho mình “độc quyền” đưa hình ảnh phiên tòa. Cơ quan ngôn luận của TANDTC có được “độc quyền” truyền thông hình ảnh của phiên tòa do Chánh án TANDTC chủ trì không ?

Thứ hai, trong các bài tường thuật, khi phiên tòa vẫn chưa có phán quyết cuối cùng, thì báo Công Lý liên tục đưa ra những lời khẳng định giật thành tít lớn tít nhỏ : “Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải: Các chứng cứ đã chứng minh bị cáo có mặt tại hiện trường vụ án”, “Hồ Duy Hải không bị ép cung, nhục hình”…, khiến cho người đọc có cảm giác báo này đưa tin “định hướng” dư luận.

Tất nhiên báo chí là báo chí, còn tòa là tòa. Các vị thẩm phán công tâm không bị chi phối bởi cảm xúc từ truyền thông, nhưng báo Công Lý là cơ quan ngôn luận của Tòa án Nhân dân tối cao, là cơ quan đang trực tiếp giám đốc thẩm vụ án thì không còn chuyện báo đi đường báo tòa đi đường tòa nữa.

Dư luận đang rất tin tưởng công lý sẽ được khẳng định tại phiên tòa giám đốc thẩm được chờ đợi từ rất lâu này. Dù Hồ Duy Hải có tội hay không, dù các cơ quan tố tụng của hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm có đúng hay là sai, thì Tòa án nhân dân tối cao cũng tuyệt đối chỉ dựa vào sự thật. Cơ quan ngôn luận của Tòa án nhân dân tối cao đâu có cần phải “độc quyền” đưa hình ảnh và từng phần khẳng định trước khi có phán quyết ?

HOÀNG HẢI VÂN

Thanh Hằng

Tôi rất thích đọc thông tin 2 chiều, tất nhiên gồm cả chiều mà nhiều người không thích, như link dưới đây. Vì nó thật sự thú vị khi làm rõ ra nhiều vấn đề. Ví như ở thông tin từ tạp chí của Tòa án này, nó cho thấy phiên tòa khá căng thẳng vì có sự đấu tranh giữa các thành viên dự, chứ k phải như nhiều người đang tưởng tượng là chỉ có 1 chiều ý kiến!

À, tự dưng nhớ chuyện gần chục năm trước, dư luận ầm ầm về kỳ án 3 thanh niên ở Hà Đông hiếp dâm, sau khi một nhân viên y tế sờ tai một cậu và khẳng định cậu ý còn trình, nên k thể phạm tội hiếp dâm được. Chị y tế này tuyên bố xanh rờn thế và bảo nếu cho mấy cậu này đi tù thì chị tự thiêu. Ba cậu này cùng gia đình cũng kêu oan ầm ĩ, rằng mình k hề phạm tội. Đơn kêu oan gửi đi tứ tung. Các báo đương nhiên bênh vực 3 cậu phạm nhân này vì cho rằng có oan sai. Thế là 3 cậu tạm được tại ngoại.

Nhưng sau đó, cùng với việc điều tra lại, báo của Tòa án (hay VKS ý quên òi) mới công bố lại kết quả điều tra thì tòi ra là thủ phạm tự đến CA đầu thú chứ có phải truy bắt ra đâu! Có điều là các báo ngoài không đăng thông tin này! Hehe!… Ba cậu bị bắt đi tù trở lại sau khi 1 cậu đã kịp cưới vợ trong thời gian tại ngoại, còn chị gì cũng k thấy tự thiêu! 😀 Hết chuyện! Ai k tin thì gúc! )

https://tapchitoaan.vn/…/giam-doc-tham-vu-ho-duy-hai-lam-ro…

https://congly.vn/…/giam-doc-tham-vu-an-ho-duy-hai-cac-chun…

https://tapchitoaan.vn/…/giam-doc-tham-vu-ho-duy-hai-khang-…

Lê Kiên

Trưa nay có người hỏi tôi rằng theo dõi phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải có thấy hoài nghi gì không?

Tôi trả lời rằng tôi không được theo dõi trực tiếp nên không đề cập đến sự hoài nghi. Hơn nữa, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao là cơ quan có thẩm quyền cao nhất để phán quyết nên chúng ta hãy chờ đợi và tôn trọng kết quả cuối cùng (với tôi, khi Hội đồng thẩm phán có quyết định thì tôi sẽ không có bất cứ bình luận chính thức nào nữa).

Tuy không hoài nghi, nhưng quan sát về thủ tục thì tôi có 2 băn khoăn:

-Thứ nhất, Chủ toạ phiên toà này là Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình, chủ trì xét xử vụ án mà chính bản thân ông khi đương chức Viện trưởng VKSND tối cao đã quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm.

Hay nói cách khác, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình làm Chủ toạ phiên toà giám đốc thẩm vụ án mà Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hoà Bình đã quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm.

Việc này, về mặt hình thức, tôi xin nhấn mạnh là trước hết xét về mặt hình thức, là có mâu thuẫn về vai trò của 2 chủ thể khác nhau trong một con người, cho dù người ấy thực hiện nhiệm vụ, vai trò mỗi chủ thể ở những giai đoạn khác nhau.

Rất khó cho Chánh án Nguyễn Hoà Bình, bởi nếu ông bác các nội dung kháng nghị của VKSND tối cao hiện nay, sẽ khiến cho không ít người có cảm giác là ông quyết tâm bảo vệ quyết định của chính mình ở nhiệm kỳ trước. Còn nếu ông đồng ý với các nội dung kháng nghị, thì sẽ khiến nảy sinh sự băn khoăn lớn về quyết định không kháng nghị trước đây.

Nhưng luật buộc ông Bình phải ngồi ghế Chủ toạ, không thể khác.

-Thứ hai, luật sư Phong, người hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải được mời đến phiên toà, nhưng chỉ được tham dự trong thời gian rất ngắn và bị mời ra để Toà làm việc nội bộ. Trong khi đó thì báo chí, đặc biệt là Công lý – cơ quan của TAND tối cao – được dự và cập nhật thường xuyên diễn biến phiên toà.

Vì sao một số phóng viên được dự phiên mà luật sư lại không được dự toàn bộ phiên xét xử này?

Rất mong Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét mọi khía cạnh để làm rõ sự thật khách quan của vụ án này, đồng thời làm an lòng dư luận. Một trong những mục đích của các phiên xét xử là không để lại sự hoài nghi.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52575031

 

20 phút xuất hiện của luật sư

có giúp gì cho tử tù Hồ Duy Hải?

Mỹ HằngBBC News Tiếng Việt

Vụ án kéo dài 12 năm nhưng luật sư bào chữa chỉ có cơ hội trình bày 20 phút trong phiên giám đốc thẩm ba ngày quyết định số phận tử tù Hồ Duy Hải.

Hồ Duy Hải bị bắt và kết án từ năm 2008, nhưng phải tới năm 2020 mới có phiên Giám đốc thẩm xem xét lại lại bản án và xem xét lại quyết định tử hình.

Việc ông chủ toạ phiên toà lịch sử sáng 6/5 ‘mời’ luật sư Trần Hồng Phong ra khỏi tòa sau 20 phút trình bày đã làm niềm tin của giới luật sư và của người dân vào luật pháp lung lay rất nhiều. Đây là hành động trái luật, thiếu suy nghĩ và chứa đựng nhiều khuất tất…Luật sư Ngô Anh Tuấn

Quyết định này đã có hiệu lực về pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Mẹ của tử tù Hồ Duy Hải cũng đã bán hết nhà cửa, ròng rã đi kêu oan cho con trong suốt 12 năm qua.

Gia đình tử tù Hồ Duy Hải không được dự phiên giám đốc thẩm

Mẹ Hồ Duy Hải: “Từ hiền lành chất phác tôi thành người đàn bà dữ dằn.”

LS Trần Hồng Phong: ‘Không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ Hồ Duy Hải’

Vì sao phiên xử blogger Trương Duy Nhất bị hoãn?

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 7/5, một ngày trước khi ban Giám đốc thẩm đưa ra quyết định ‘định mệnh’ với Hồ Duy Hải, luật sư Ngô Anh Tuấn, người theo dõi sát vụ án, đồng thời đã gặp mặt trực tiếp luật sư Trần Hồng Phong ngay sau buổi xét xử hôm 6/5, cho hay:

“Việc luật sư Trần Hồng Phong được mời tham dự phiên toà giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải là một sự kiện rất quan trọng đối với nghề luật sư. Bởi lẽ, vai trò luật sư được ghi nhận trong một phiên toà mang tính quyết định. Việc này rất hiếm.”

“Trước đó, hầu như chưa luật sư nào được mời tham gia vào những phiên toà này. Bản thân tôi cũng từng là luật sư hỗ trợ cho thân chủ trong hai vụ án dân sự đã được tòa hủy án theo thủ tục giám đốc thẩm (năm 2016 và 2018) nhưng cũng chưa một lần được toà mời đến.”

BBC: Việc giới hạn thời gian tham dự của luật sư bào chữa trong phiên giám đốc thẩm như vậy có vi phạm luật pháp hay không?

LS Ngô Anh Tuấn: Cần phải nói rõ ràng rằng, hành động hội đồng giám đốc thẩm hôm 6/5′ mời khéo’ luật sư Trần Hồng Phong ra khỏi tòa chỉ sau 20 phút trình bày, và không cho tham dự các ngày tiếp theo, là vi phạm pháp luật.

Theo khoản 2, điều 386 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.

Luật cũng ghi rõ, rằng chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng “trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước tòa án”.

Đánh giá một cách tích cực, thì việc mời luật sư Trần Hồng Phong tham gia phiên toà xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải là một điểm rất tiến bộ. Nhưng nếu vị chủ tọa khách quan, công minh, nghĩa là họ tôn trọng đồng nghiệp của chúng tôi, tôn trọng nghề của chúng tôi và quan trọng hơn là tôn trọng những cơ sở pháp lý mà luật sư Phong đã chuẩn bị một cách công phu cho phiên toà này nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Nhưng rõ ràng họ đã không làm vậy.

BBC: Được biết luật sư Trần Hồng Phong đã có cuộc gặp gỡ với một số luật sư khác, trong đó có ông, ngay sau phiên xét xử sáng 6/5. Có thể nào tiếng nói từ phía giới luật sư sẽ giúp ông Phong được quay trở lại phiên xét xử ít nhất là vào ngày quyết định 8/5?

LS Ngô Anh Tuấn: Trong phiên giám đốc thẩm sáng 6/5, sau khi nghe thư ký báo cáo sự có mặt của những người tham gia tố tụng, Thẩm phán chủ toạ phiên toà, ông Nguyễn Hoà Bình – Chánh án Toà án nhân dân Tối cao cho biết, ông rất tiếc khi một số luật sư, kiểm sát viên tham gia trong quá trình giải quyết vụ án đã vắng mặt, bởi đây là phiên toà quan trọng, là dịp cùng nhau có trách nhiệm để làm rõ, xem xét lại vụ án.

Còn với giới luật sư chúng tôi, khi được tin luật sư Trần Hồng Phong, người bào chữa chính cho tử tù Hồ Duy Hải, nhận được giấy mời của người đứng đầu ngành tòa án, chúng tôi thấy ‘nở mày nở mặt’.

Quả đúng là giới luật sư, qua sự việc này, đã kỳ vọng rằng vị thế của luật sư sắp được nâng lên một tầm cao mới, quyền lợi người dân yếu thế tới đây sẽ được tôn trọng hơn. Nhưng, thực tế không như vậy.

Theo thông tin tôi có được, danh tính các luật sư mà vị chủ toạ có nhắc tới là luật sư Nguyễn Văn Đạt và Nguyễn Văn Hoà. Cả hai ông vốn là thành viên của Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. Luật sư Đạt, hiện đã định cư ở nước ngoài, còn luật sư Hoà thì cũng không có thông tin gì về việc mình được mời tham dự phiên toà này.

Còn trong buổi nói gặp gỡ, trao đổi trưa 6/5 với luật sư Trần Hồng Phong, ông cho biết hai điểm chính gây thất vọng sau đây.

Thứ nhất, trong quá trình diễn ra phiên toà, ông chỉ được nói khoảng trên dưới 20 phút, sau đó thì được chủ tọa mời khéo ra để toà “làm việc nội bộ” (nguyên văn theo lời luật sư Phong), dù trong giấy mời rất trang trọng gửi tới ông trước đó, lịch ghi rõ là toà làm việc ba ngày. Luật sư Phong có làm đơn đề nghị được tiếp tục dự nhưng chủ tọa nói Hội đồng đã hội ý và thấy không cần thiết có mặt luật sư nữa. Luật sư Trần Hồng Phong có đề nghị thư ký lập biên bản ghi nhận sự việc này.

Thứ hai, phía đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cũng mong muốn luật sư Phong tiếp tục có mặt tại phiên toà này nhưng khi vị này chưa phát biểu thì chủ toạ đã tuyên bố rồi nên đành im lặng, không lên tiếng nữa.

Như vậy, rõ ràng thực tế không như chúng ta nghĩ, không như chúng ta kỳ vọng, nếu không nói là đang đi theo hướng ngược lại.

Niềm tin vào sự công bằng, khách quan của ông chủ toạ phiên toà lịch sử sáng 6/5 đã bị lung lay rất nhiều sau hành động trái luật, thiếu suy nghĩ và chứa đựng nhiều khuất tất này.

Trưa nay 7/5, tôi cùng một số luật sư đã ký kiến nghị khẩn cấp, đề nghị hội đồng giám đốc thẩm cho phép luật sư Lê Hồng Phong tham dự phiên xét xử quyết định vào ngày 8/5.

Trong phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải sáng 6/5, điều tra viên thừa nhận có sơ suất trong khám nghiệm hiện trường.

Theo hồ sơ vụ án, Hồ Duy Hải giết 2 nhân viên bưu điện bằng ghế, dao, thớt. Nhưng phải hơn 2 tháng sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra (CQĐT) mới thu giữ 1 chiếc ghế có mã số khác với mã số chiếc ghế được ghi nhận trong biên bản khám nghiệm hiện trường.

Đối với vật chứng là con dao, và cái thớt, CQĐT không thu giữ được hai vật này ở hiện trường nên đã cho người ra chợ mua để bổ sung vào hồ sơ vụ án.

BBC: Việc tòa chỉ giới hạn thời gian phát biểu và tham dự của luật sư bào chữa trong một vụ án quan trọng như vậy nói lên điều gì? Và việc này có ảnh hưởng gì tới phán quyết của ban giám đốc thẩm?

LS Ngô Anh Tuấn: Có vẻ như toà mời đại diện một luật sư chỉ để “làm màu” chứ không thực sự cần lắng nghe nhiều điều ở ông vì nếu cần ông, không đời nào họ mời ông ra khỏi toà khi mọi thứ mới chỉ bắt đầu diễn ra, phần quan trọng chưa tới.

Ở đây có hai tình huống có thể xảy ra.

Thứ nhất, hoặc là toà hỏi các vấn đề liên quan theo hướng bất lợi và sẽ tuyên một bản án bất lợi cho thân chủ của luật sư Phong nên không muốn ông ở lại.

Hai là, hoặc tòa sẽ tuyên hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật theo cách như ông chủ tọa nói là “đóng cửa bảo nhau” – trong việc này, công luật sư chỉ là người truyền tin còn công lớn là của hội đồng xét xử mới là quan trọng nhất, không ai khác là ông chủ toạ…

Nhưng cần phải nói rằng, dù chỉ được trình bày 20 phút ngắn ngủi, nhưng luật sư Trần Hồng Phong đã cung cấp cho tòa các tài liệu vô cùng quan trọng mà ông đã dày công nghiên cứu, thu thập, và dù muốn hay không chúng cũng sẽ đều được xem xét.

BBC: Căn cứ vào các thông tin ông có được về vụ việc, vào mức độ quan tâm của dư luận, vào bối cảnh chính trị của đất nước hiện nay, và vào tính chất của nền tư pháp Việt Nam, ông nghiêng về tình huống nào hơn trong quyết định của ban giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải?

LS Ngô Anh Tuấn: Những người có trách nhiệm trực tiếp đến quá trình điều tra, xử lý vụ án Hồ Duy Hải đều không có mặt và không thực hiện nhiệm vụ tại phiên giám đốc thẩm này, trừ vị chủ toạ, do đó có khả năng kết quả phiên giám đốc thẩm sẽ không quá đáng ngại.

Bỏ qua nhiều sự nghi vấn, qua trao đổi với các luật sư, tôi vẫn có niềm tin lớn về một kết quả có lợi cho Hồ Duy Hải, rằng ban giám đốc thẩm sẽ hủy án. Lý do là vì đây là điều nên làm và nhiều người khác sẽ được hưởng lợi vì kết quả này, vào thời điểm mà Đại hội Đảng toàn quốc đang cận kề, đang cần thêm thành tích, công trạng, tội danh trong cuộc đấu đá, ganh đua về chính trị chưa tới hồi phân giải…

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52569621

 

Mười luật sư kiến nghị cho luật sư của Hồ Duy Hải

 dự phiên Giám đốc thẩm

Khoảng 10 luật sư hôm 7-5-2020 đã ký tên vào Đơn kiến nghị khẩn cấp gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đồng thời cũng gửi tới những nơi khác như Chủ tịch nước Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội… đề nghị tạo điều kiện cho luật sư Trần Hồng Phong tiếp tục tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải theo quy định của pháp luật.

Hồ Duy Hải là tử tù vì bị kết án về tội giết người, cướp tài sản trong một vụ án còn nhiều nghi vấn cách đây 12 năm.

Các luật sư này bày tỏ trong đơn là “hết sức bất ngờ và thất vọng” vì luật sư đồng nghiệp được gia đình Hồ Duy Hải yêu cầu bảo vệ cho bị án trong giai đoạn Giám đốc thẩm của vụ án – chỉ được có mặt trong phần thủ tục đầu tiên của phiên tòa và trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng Thẩm phán trong khoảng thời gian 20 phút hôm 6/5.

Luật sư Lê Văn Hòa, một trong 10 người ký đơn vào trưa ngày 7-5-2020 đã trực tiếp cầm đơn kiến nghị gửi cho Bộ phận tiếp dân của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. Ông cho biết qua điện thoại với phóng viên Đài Á Châu Tự do như sau:

“Trong bộ luật Tố tụng Hình sự đã ghi rõ rồi cho nên cái việc đó chúng tôi thấy rằng là Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao chưa tạo điều kiện tối đa cho luật sư để thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình để bảo vệ cho thân chủ là tử tù Hồ Duy Hải.

Chúng tôi hi vọng rằng ông Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao sẽ lắng nghe kiến nghị của chúng tôi, nếu mà ông ấy đáp ứng ứng được cái điều đó đó thì tôi nghĩ sẽ rất là có lợi.

Bởi vì vụ án này kéo dài cũng rất được quan tâm trong suốt thời gian qua, bà con ở trong nước và kể cả cả hải ngoại rồi các tổ chức thế giới đều rất là quan tâm đến vụ án này.”

Cũng theo luật sư Hòa, đơn kiến nghị gửi đi vào ngày thứ 2 của thủ tục Giám đốc thẩm, ông không rõ việc duyệt đơn có phụ thuộc vào ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình hay là người cấp cao hơn nhưng các luật  sư cũng rất hi vọng rằng lá đơn sẽ được đáp ứng.

Nội dung  lá đơn chỉ rõ: “Khi Luật sư Trần Hồng Phong mất đi quyền có mặt và thực hiện nghĩa vụ, quyền tranh tụng của mình tại phần tiếp theo của phiên tòa, có nghĩa là bị án Hồ Duy Hải đã bị tước đi cơ hội cuối cùng, hy vọng cuối cùng được xem xét công bằng theo quy định.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ten-lawyers-ask-for-defending-lawyer-s-attendance-at-the-cassation-of-ho-duy-hai-05072020073853.html

 

Vụ án Hồ Duy Hải: Đề nghị thực nghiệm hiện trường

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao Việt Nam trong ngày xét xử thứ hai theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án giết người, cướp tài sản có liên quan đến tử tù Hồ Duy Hải đưa ra đề nghị cần thực nghiệm lại hiện trường vụ án. Mục tiêu nhằm xác định thời điểm, thời gian Hồ Duy Hải có mặt tại Bưu Điện.

Tin từ truyền thông trong nước ngày 7 tháng 5 cho biết đây cũng là nội dung liên quan đến kháng nghị của Viện Kiểm Sát và chứng cứ đưa ra của người đề nghị cung cấp chứng cứ là luật sư Trần Hồng Phong.

Theo Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao Việt Nam thì kết luận về thời gian Hồ Duy Hải có mặt tại Bưu Điện Cầu Voi vào tối xảy ra án mạng đều từ những chứng cứ gián tiếp.

Ngoài ra cơ quan này cũng cho rằng tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã có sai lầm mà theo Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao Việt Nam là ‘nghiêm trọng’ khi không đánh giá động cơ, mục đích gây án.

Vụ giết hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An tại nơi làm việc xảy ra hồi trung tuần tháng 1/2008.  Ngay sau đó, thanh niên Hồ Duy Hải, sinh năm 1985, ở Long An bị bắt giữ và bị tuyên án tử hình dưới tội danh “giết người, cướp tài sản” tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.

Hơn 12 năm qua, bản thân Hồ Duy Hải và gia đình kêu oan. Thân nhân tử tù này nộp đơn đến các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương và đại biểu quốc hội.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội từng kêu gọi Chính quyền tỉnh Long An điều tra lại vụ án vì cho rằng việc xét xử vụ án đã không diễn ra đúng các trình tự pháp luật, và thiếu bằng chứng.

Năm 2014, TAND tỉnh Long An cho biết sẽ tổ chức thi hành bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Tuy nhiên, Văn phòng Chủ tịch nước yêu cầu tạm dừng thi hành án để xem xét kỹ lại vụ án này.

Hồi cuối tháng 11 năm 2019, Viện KSND Tối cao ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị xóa bỏ toàn bộ các bản án trước đó đối với tử tù Hồ Duy Hải để điều tra lại.

Trước đó vào cuối tháng 10 năm 2019, Tổng thư ký Ân xá quốc tế Nauy là ông John Peder Egenaes đã  ký tên và gửi thư đính kèm cùng với chữ ký của hơn 25.500 người quan tâm đến Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải; đồng thời kêu gọi một quy trình tái xét xử công bằng cho Hồ Duy Hải.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/supreme-prosecuratory-proposes-to-simulate-murder-scene-in-ho-duy-hai-case-05072020075639.html

 

Án oan do luật sư chịu nhiều hạn chế yếu kém?

LS Ngô Ngọc TraiGửi cho BBC từ Hà Nội

Dư luận trong nước đang nóng lên với vụ án của tử tù Hồ Duy Hải hiện đang được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại trong một phiên họp Giám đốc thẩm.

Chánh án TANDTC: ‘Hồ Duy Hải có mặt hiện trường khi vụ án xảy ra’

20 phút xuất hiện của luật sư có giúp gì cho tử tù Hồ Duy Hải?

LS Trần Hồng Phong: ‘Không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ Hồ Duy Hải’

Gia đình tử tù Hồ Duy Hải không được dự phiên giám đốc thẩm

Để mọi người hiểu thêm về nền tư pháp và nguyên nhân gây ra những vụ án oan sai, tôi xin chia sẻ về nghề luật sư bào chữa.

Do luật định

Các bạn bên ngoài có lẽ không biết về quyền hạn yếu kém của người luật sư bào chữa.

Và ngay cả các bạn luật sư trong nghề thì cũng ít người ý thức được vấn đề này.

Bởi lẽ các luật sư đều chưa từng được trải nghiệm qua môi trường tư pháp quyền mà hạn luật sư lớn mạnh, cho nên không có cơ sở để mà ý thức.

Và cũng do bởi quy định pháp luật hiện nay đang như thế thì mọi người có xu hướng chấp thuận tuân theo như thế, tuân theo luật đã là quán tính, tưởng rằng làm theo luật đã là chuẩn mực rồi, cho nên ít ai cảm thấy có vấn đề gì về quyền hạn của mình.

Mà rồi từ đó dẫn đến hạn chế trong việc bảo vệ bị cáo, góp phần dẫn đến oan sai.

Khác với nhiều đồng nghiệp, bản thân tôi ý thức rất rõ về vai trò yếu kém của luật sư bào chữa.

Do tự cảm thức được trong quá trình hành nghề, khi làm việc luôn tự đặt ra câu hỏi vì sao lại như thế, tại sao thế này mà không phải thế khác?

Tiếp đến là do tự nghiên cứu học hỏi về vai trò quyền hạn của người luật sư qua sách báo phim ảnh nước ngoài.

Từ đó đối chiếu nhìn lại giúp nhận ra những hạn chế của vai trò luật sư nơi mình.

Xin chỉ ra một hoạt động cho thấy vai trò hạn chế của luật sư bào chữa như sau:

Ở giai đoạn điều tra hiện nay luật sư bào chữa không được chủ động vào nơi giam giữ gặp bị can, việc gặp phải có sự giám sát của điều tra viên, mà nếu không báo trước để cơ quan điều tra cử người đến giám sát thì việc gặp không thành.

Nếu cơ quan điều tra không tạo điều kiện cho phép thì không gặp được và trại giam sẽ không cho gặp.

Lâu nay hàng vạn luật sư đều cam chịu lề lối làm việc như vậy mà không biết rằng ở các nước có nền tư pháp tiến bộ việc luật sư vào gặp bị can là quyền đương nhiên không thể ngăn cản.

Không chỉ thế, lâu nay đa phần việc luật sư gặp bị can đang bị giam là tại các buổi hỏi cung của điều tra viên.

Trong khi đó pháp luật quy định khi dự cung luật sư chỉ được hỏi khi được điều tra viên cho phép.

Nội dung này sẽ được nhân viên điều tra giải thích nhắc nhở ngay từ đầu, tạo hình ảnh yếu kém của người luật sư bào chữa trong con mắt của thân chủ trong buổi làm việc.

Do luật quy định như vậy dẫn đến thực tế là suốt buổi hỏi cung luật sư chỉ có thể ngồi nghe im lặng, hoặc nói những câu phụ họa vô nghĩa, làm chứng cho việc hỏi cung.

Cuối cùng ký vào tời khai cùng với bị can, hành động không khác gì làm chứng cho việc tạo lập bằng chứng kết tội thân chủ.

Hàng vạn luật sư Việt Nam từ lâu nay đều đang chấp nhận lề lối làm việc như vậy.

Tiếp nữa, luật quy định việc giải thích các quyền và nghĩa vụ cho bị can là thẩm quyền trách nhiệm của điều tra viên.

Thực tế nhân viên điều tra sẽ chỉ đọc điều luật về quyền và nghĩa vụ của bị can. Hầu như không có sự thắc mắc giải thích gì thêm.

Điều đó không giúp bị can hiểu được ý nghĩa về quyền trình bày lời khai của mình và cách thức thực hiện sao cho có lợi.

Nếu luật sư chen vào tranh thủ nói với bị can rằng là bị can được quyền trình bày lời khai, do luật quy định khai báo là quyền nên bị can không bị buộc phải trả lời câu hỏi. Thì ngay lập thức sẽ nhận được thái độ bực bội ngăn cản của điều tra viên.

Có nghĩa là luật sư bào chữa không có điều kiện để giải thích cho bị can hiểu rõ quyền trình bày lời khai của mình và cách thức thực hiện theo đúng tinh thần pháp luật.

Quá trình hỏi cung nếu luật sư thấy có sự gò ép, mớm cung mà lên tiếng bày tỏ không đồng tình thì bị quy cho là gây khó khăn cho việc điều tra.

Bản thân tôi hôm vừa rồi tham dự buổi hỏi cung một bị can trong vụ Đồng Tâm, chỉ vì thấy việc ép cung mà bày tỏ sự không đồng tình thì điều tra viên ngăn lại nói rằng “anh đang không tôn trọng chúng tôi đấy” và dọa nếu tiếp tục sẽ cùng với quản giáo lập biên bản luật sư.

Việc hỏi cung cũng không được ghi âm ghi hình lại như Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định.

Lý do của toàn bộ việc này là giai đoạn điều tra có vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ diễn biến giải quyết một vụ án hình sự.

Do tính quan trọng như vậy cho nên các quy định pháp luật trong giai đoạn này cũng ngoắt nghéo, lắt léo, bảo đảm tính chi phối của việc điều tra mà giảm đi vai trò của việc bào chữa.

Những hạn chế nội tại

Ngoài việc pháp luật ấn định những hành lang pháp lý chật hẹp cho người luật sư thì bản thân người luật sư cũng thiếu sự trau dồi.

Xuất phát từ quá trình đào tạo và môi trường pháp lý trong nước còn nhiều hạn chế, cho nên nghề luật sư là sản phẩm của môi trường đó cũng khó tránh khỏi những hạn chế.

Bản thân tôi do không được đi học ở nước ngoài cho nên đã phải tự trau dồi học hỏi giúp nhận ra những hạn chế của người luật sư ở Việt Nam.

Một ví vụ về việc học hỏi qua việc đọc cuốn sách Hồi ký của bà Hillary Clinton.

Do bản thân bà Hillary là một luật sư và chồng bà là Tổng thống Clinton cũng là một người học luật, Bộ trưởng tư pháp bang, cho nên trong hồi ký của mình bà nói nhiều về các hoạt động pháp lý của luật sư nước Mỹ.

Bà cho biết, năm 1974, ở độ tuổi 26, bà đã tham gia vào một việc mà bà gọi là ‘một trong những trải nghiệm quan trọng và mạnh mẽ nhất trong cuộc đời của mình’.

Đó là hỗ trợ cho nhóm 40 luật sư tham gia vào quá trình luận tội Tổng thống Richard Nixon trong vụ Watergate.

Phụ trách nhóm này là một Luật sư có tên là John Doar, bà Hillary đã dành nhiều lời đánh giá rất cao nguyên tắc làm việc của vị luật sư trưởng nhóm.

Những lời đúc kết đã trở thành phương châm làm việc của bà Hillary trong nhiều năm về sau, và đó cũng là nguyên tắc làm việc chuyên nghiệp của các luật sư.

Bà viết về John Doar như sau:

‘Ông biết rằng thận trọng là phương cách duy nhất để đạt được một quy trình công bằng và có giá trị’.

‘Là một trong những luật sư khắt khe, kỹ tính nhất mà tôi từng được làm việc, Doar nhấn mạnh rằng không ai được rút ra kết luận cho đến khi tất cả các sự kiện được đánh giá’.

Khi ông Bill Clinton làm Tổng thống, một nhóm nghị sĩ đối lập tìm cách phanh phui sai phạm của ông Clinton trong một hoạt động đầu tư trước đó.

Họ đã phải nhờ đến một nhóm luật sư cố vấn xử lý vụ việc, bà Hillary đã nói về nguy cơ rủi ro cho chồng mình như sau.

‘Họ đều là những luật sư dày dạn kinh nghiệm chuyên về lĩnh vực hình sự, nên họ hiểu rằng người vô tội vẫn có thể bị kết án’.

Nhiều tri kiến pháp lý cũng được thể hiện trong các cuốn sách khác như Hồi ký của ông Lý Quang Diệu, cuốn sách về ông Gandi ở Ấn Độ, đó đều là các luật sư.

Qua tri kiến của các nhân vật lớn của thế giới đã giúp tôi tự rèn cho mình các nguyên tắc làm việc theo tiêu chuẩn cao.

Đối với vấn đề án oan sai hầu như chỉ nói về vụ án mà mình nắm rõ nhất, vụ Hàn Đức Long mà bản thân trực tiếp tham gia bào chữa minh oan thành công.

Còn đối với những vụ án khác như tử tù Hồ Duy Hải thì luôn thận trọng và không đưa ra kết luận hay khẳng định gì về vụ án.

Bởi vì sự dễ dãi trong nhận định sẽ biến mình thành không đáng tin cậy.

Bản thân tôi cũng thường xuyên có các bài phân tích về nền tư pháp vì đây là lĩnh vực làm nghề nắm rõ nhất, việc chỉ ra những khiếm khuyết bất cập của nền tư pháp là nguyên nhân dẫn đến những án oan.

Đó là một cách lên tiếng bênh vực cho những người kêu oan, họ xứng đáng được xem xét lại việc xét xử theo một cơ chế công bằng, và qua đó thúc đẩy tạo dựng môi trường pháp lý văn minh tiến bộ.

Do đã lựa chọn lối làm nghề chuẩn chỉnh chỉ tuân theo pháp luật và không chấp nhận tiêu cực, mà hiện tại thì lối làm việc như vậy lại đang gặp khó khăn trong môi trường cơ chế tư pháp hiện nay.

Không còn cách nào khác tôi phải lên tiếng để phản ánh và thúc đẩy tạo dựng môi trường pháp lý văn minh tiến bộ, để tháo gỡ những hạn chế yếu kém của nghề luật sư, giảm tránh đi những vụ án oan sai.

Bài viết thể hiện ý kiến và lối hành văn riêng của Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52575032

 

Viện Kiểm sát bác kháng cáo

của hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng

Hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng, hôm 7/5 vừa bị Viện Kiểm sát bác kháng cáo và đề nghị giữ nguyên án sơ thẩm.

Truyền thông trong nước trích phát biểu của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKS) Cấp cao tại Hà Nội, loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết thêm, theo cơ quan này, hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến vẫn giữ vai trò chính trong việc để Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) thâu tóm dự án, nhà đất công sản khiến Nhà nước thiệt hại 22.000 tỉ đồng.

Do đó, VKS đề nghị Tòa án Nhân dân (TAND) Cấp cao tại Hà Nội giữ nguyên mức án 17 năm tù với ông Minh và ông Chiến 12 năm tù vì hai tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.

Riêng ông Phan Văn Anh Vũ cũng bị VKS đề nghị giữ nguyên 25 năm tù về hai tội trên. VKS chỉ chấp nhận giảm án cho 3 bị cáo từ 6-12 tháng tù, và đề nghị giữ nguyên mức án với 14 bị cáo khác.

Theo cáo trạng, các lãnh đạo thành phố Đà Nẵng bán đất vào năm 2011, sau khi đã xây đê biển và san lấp, nhưng lại áp giá năm 2006, khi chưa cải tạo. Đến năm 2018, khu đất được Vũ ‘Nhôm’ mua với giá 87 tỷ đồng được định giá là 11.300 tỷ đồng.

Cáo trạng nói Vũ được ưu đãi để có thể thâu tóm hằng loạt nhà đất, công sản tại Đà Nẵng nhờ các thủ thuật như không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, áp đơn giá giao quyền sử dụng đất không theo giá thị trường, giảm 10% tiền chuyển mục đích từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở…

Thực tế đó khiến nhà nước bị thiệt hại hơn 22 ngàn tỷ đồng; trong đó thiệt hại tại 22 nhà, đất công sản là hơn 2.400 tỷ đồng, và tại 7 dự án đất là hơn 19.600 tỷ đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-procuracy-rejected-the-appeal-of-the-two-former-presidents-of-dn-05072020081949.html

 

Xử phúc thẩm vụ học sinh

Trường Tiểu học Gateway tử vong ngày 18/5

Phiên xử phúc thẩm vụ án học sinh Trường Tiểu học Gateway tử vong trên xe đưa đón sẽ được diễn ra vào ngày 18/5 tới đây.

Báo trong nước dẫn thông tin từ Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội loan tin ngày 7/5.

Tin cho biết, phiên tòa dự kiến diễn ra trong một ngày, thể theo đơn kháng án của 3 bị cáo sau khi bị tuyên án trong phiên sơ thẩm diễn ra ngày 15/1 vừa qua.

Theo đó, tòa đã tuyên phạt bà Nguyễn Bích Quy (người đưa đón học sinh trường Gateway) 24 tháng tù; ông Doãn Quý Phiến (tài xế xe đưa đón học sinh) 15 tháng tù về tội ‘vô ý làm chết người’. Còn cô Nguyễn Thị Thủy (Giáo viên chủ nhiệm của cháu bé) bị tuyên 12 tháng tù tội ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’.

Bị hại trong vụ án là cháu Lê Hoàng Long, sinh năm 2013, học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Gateway. Hội đồng xét xử trong ngày 15/1 khẳng định cháu Long bị bỏ quên trên xe từ 7h30 đến 16 giờ ngày 6/8 và bị tử vong do suy hô hấp, sốc nhiệt trong không gian giới hạn.

Sau phiên tòa sơ thẩm, bà Nguyễn Bích Quy làm đơn kháng cáo cho biết bà vô tội và đặt ra câu hỏi trách nhiệm nhà trường, đồng thời nêu ra 10 lý do làm đơn.

Còn ông Doãn Quý Phiến và cô Nguyễn Thị Thủy đều mong muốn tòa xem lại tội danh và hình phạt.

Ngoài 3 bị cáo trên, Công ty TNHH Vận tải và du lịch Ngân Hà cũng làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại mức bồi thường dân sự.

Theo phía công ty, việc Tòa sơ thẩm tuyên buộc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường 249 triệu đồng cho gia đình cháu bé thay cho cả bà Nguyễn Bích Quy và ông Doãn Quý Phiến là không đúng quy định của pháp luật.

Vụ án tại trường Gateway đã gây chú ý và nhiều tranh luận trong xã hội. Mặc dù đã có kết luận điều tra của công an, nhưng một số ý kiến của người dân trên mạng cho rằng vẫn còn nhiều khuất tất trong điều tra vụ án và trách nhiệm chính phải thuộc về trường Gateway, những người quản lý của trường đã để xảy ra sự việc.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/appealed-to-the-case-of-gateway-elementary-school-student-died-05072020084442.html

 

Bộ Y tế công bố thêm 17 người nhiễm Covid-19

Hiểu Minh

Tối 7/5 Bộ Y tế ghi nhận thêm 17 ca nhiễm Covid-19, đều là người Việt đi chung chuyến bay VN0088 từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất về Bạc Liêu.

Các ca nhiễm mới được ghi nhận từ số 272 đến 288, gồm 6 nam, 11 nữ. Trong đó có một bé trai sinh năm 2020. Số còn lại đều trong độ tuổi từ 20 đến 58.

Chuyến bay trên đưa 297 công dân Việt Nam về nước ngày 3/5, theo chương trình từ các cơ quan chức năng Việt Nam.

Sau khi nhập cảnh, toàn bộ hành khách cách ly tập trung tại Ký túc xá sinh viên tỉnh Bạc Liêu, lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 7/5, kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP. HCM ghi nhận 17 người dương tính, 280 người âm tính với nCoV. Trong số ca nhiễm có một gia đình ba người đã sống cùng một bệnh nhân Covid-19 tại Dubai.

Hiện, 17 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, tình trạng sức khỏe ổn định. Các thành viên phi hành đoàn đã được cách ly.

Như vậy tính đến ngày 7/5, Việt Nam có 288 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó, 148 ca bệnh xâm nhập được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, 140 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng của Bộ Y tế nhận định trong giai đoạn này, chúng ta có thể có thêm những ca mắc Covid-19 từ người nhập cảnh.

“Việt Nam theo chính sách bảo hộ công dân nên tiếp tục có người nhập cảnh, từ đó tiếp tục phát hiện người dương tính trong số nhập cảnh này. Hoặc những người vào nước theo đường bộ, lối mòn. Dù có ca dương tính song không đáng ngại vì chúng ta đã cách ly được số lượng này”, PGS Phu nói trên báo Zing.

https://www.dkn.tv/thoi-su/bo-y-te-cong-bo-them-17-nguoi-nhiem-covid-19.html

 

Có máy móc khi buộc học sinh mang tấm chắn

khi trở lại lớp học trong dịch COVID-19?

Phản đối của cộng đồng

Báo mạng Giáo Dục Việt Nam, vào ngày 6/5, đăng tải bài viết “Con khó thở lắm cô ơi!” của tác giả Thảo Ly. Bài báo ghi lại những lời than vãn của học sinh cùng giáo viên về việc nhà trường bắt phải mang khẩu trang, miếng nhựa chắn nước bọt dưới thời tiết nắng nóng thiêu đốt, trung bình ở mức 37 độ C và có nơi lên đến 40 độc C.

Kể từ khi học sinh bắt đầu trở lại trường vào hôm 4/5, Đài RFA ghi nhận rất nhiều người, qua mạng xã hội, lên tiếng phản đối gay gắt những biện pháp vừa nêu mà một số trường học áp dụng cho học sinh, với mục đích nhằm bảo đảm an toàn cho các em.

Báo giới quốc nội trong 3 ngày qua cũng đăng tải những thông tin liên quan sự lo lắng của các phụ huynh có con nhỏ đến trường bị bắt buộc đeo khẩu trang và miếng nhựa chắn nước bọt, cũng như lớp học không được bật máy điều hòa nhiệt độ. Không ít phụ huynh còn bày tỏ sự bất bình vì cho rằng nhà trường dùng các biện pháp đó chẳng khác nào gây khổ cho trẻ con.

Bác sĩ Lê Văn Dũng, từng làm việc trong Viện Y tế Dự phòng, vào ngày 6/5 nói RFA rằng nỗi lo ngại của phụ huynh là hợp lý. Bởi vì, theo Bác sĩ Lê Văn Dũng, lớp học thường ngày dưới nhiệt độ nóng bức, học sinh vốn dĩ đã bị thiếu oxy để thở do tình trạng quá tải; huống chi các em nhỏ còn bị đeo khẩu trang và che chắn thêm miếng nhựa bên ngoài như thế thì còn thiếu không khí để thở đến mức nào.

Theo tôi nghĩ nếu dịch bệnh còn âm ỉ trong cộng đồng thì ở nhà là an toàn nhất, chứ còn vô trường thì cho dù trường làm mọi biện pháp cỡ nào cũng không yên tâm. Con nít thì làm sao tránh được
-Cô An, một phụ huynh ở Sài Gòn

Các chuyên gia y tế trong nước cũng lên tiếng về tình trạng này. Báo mạng yan.vn dẫn lời của Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) khẳng định rằng việc đeo nón che giọt bắn là không cần thiết. Trong khi đó, Tiến sĩ-Bác sĩ Phí Duy Tiến, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM cho rằng việc học sinh phải nhìn qua tấm nhựa chắn trong thời gian quá dài sẽ bị ảnh hưởng tới thị lực. Đặc biệt đối với những trẻ bị cận hay viễn thị… đang phải đeo kính còn bị nguy cơ thị giác phát triển chậm trễ, nghiêm trọng hơn là không phát triển thị lực nữa.

Cô Nhân, một phụ huynh ở Sài Gòn, có hai con trai ở tuổi học trung học cơ sở và tiểu học, vào tối ngày 6/5 lên tiếng với RFA:

“Theo tôi nghĩ nếu dịch bệnh còn âm ỉ trong cộng đồng thì ở nhà là an toàn nhất, chứ còn vô trường thì cho dù trường làm mọi biện pháp cỡ nào cũng không yên tâm. Con nít thì làm sao tránh được.”

Làm thế nào để đảm bảo an toàn?

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào ngày 5/5, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết hiện học sinh ở 63 tỉnh, thành phố đã đi học trở lại với tỷ lệ rất cao. Ông Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh rằng Bộ Giáo dục-Đào tạo đã ban hành hai văn bản 1398 và 1467 căn cứ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo đảm an toàn cho học sinh trở lại trường.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định, tại phiên họp ngày 5/5 rằng theo 15 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn của Bộ Y tế thì không có hướng dẫn nào yêu cầu phải đeo tấm chắn bọt bắn.

Bà Nguyễn Thị Diễm, phụ huynh ở Đồng Tháp cho biết bà cảm thấy yên tâm khi con của bà đi học trở lại, theo cách sắp xếp của trường:

“Học xen kẻ. Một lớp chia ra làm hai, phân nửa lớp học 3 ngày (thứ Hai-thứ Tư-thứ Sáu) và phân nửa lớp học 3 ngày còn lại (thứ Ba-thứ Năm-thứ Bảy). Học sinh đeo khẩu trang và ngồi giãn cách ra. Trước khi học là giáo viên phải vệ sinh trường lớp, kéo bàn ghế cách khoảng và phân chia lịch học, trang bị thêm các chỗ rửa tay với xà bông trước khi bước vô lớp. Nói chung là trường học cũng tìm cách tốt nhất cho học sinh rồi.”

Cô Nhân cho RFA biết cô được nhà trường thông báo bắt đầu từ tuần sau, ngày 11/5 trở đi, lớp học của các con cô trở lại bình thường như trước khi dịch bệnh xảy ra, nghĩa là vẫn học chung một lớp và không đeo khẩu trang.

Cô Nhân bày tỏ rằng cô sẽ cho các con mình đến lớp trước thông báo mới của trường, vì:

“Tôi đọc bài báo thấy là ông Vũ Đức Đam nói rằng nới lỏng toàn bộ xã hội, nhưng thắt chặt và kiểm soát chặt chẽ những người vào Việt Nam. Trong xã hội đã ổn thì nới lỏng được. Nói chung là vậy, nên mình cũng cảm thấy yên tâm trong cộng đồng.”

Bác sĩ Lê Văn Dũng cho rằng để đảm bảo an toàn cho học sinh thì trách nhiệm của trường học và chính quyền là rất quan trọng và cần thiết.

“Nhà trường và chính quyền phải làm nhiều việc hơn. Có kế hoạch khử khuẩn phòng học trong một tuần bao nhiêu lần hay hàng ngày, rồi dùng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn Chloramine B…”

Bác sĩ Dũng nói thêm về trách nhiệm của phụ huynh, học sinh là phải luôn chú trọng rửa tay thường xuyên và đúng cách:

Phải nên duy trì bởi vì thực trạng và thực tế như thế rồi thì dần dần tạo thành thói quen phòng bệnh, chứ đã hết dịch bệnh đâu? Nhiều người vẫn còn bị tái phát đấy! Nên cẩn thận hơn thì dần dần hình thành một thói quen ở bất kỳ các nơi đông người cần rửa tay thường xuyên. Đó là thói quen tốt
-Bác sĩ Lê Văn Dũng

“Phải nên duy trì bởi vì thực trạng và thực tế như thế rồi thì dần dần tạo thành thói quen phòng bệnh, chứ đã hết dịch bệnh đâu? Nhiều người vẫn còn bị tái phát đấy! Nên cẩn thận hơn thì dần dần hình thành một thói quen ở bất kỳ các nơi đông người cần rửa tay thường xuyên. Đó là thói quen tốt.”

Bà Nguyễn Thị Diễm, cô Nhân và một số phụ huynh Đài RFA tiếp xúc chia sẻ rằng họ theo dõi rất sát sao và luôn cập nhật những thông báo của trường học, của cơ quan y tế để hướng dẫn cho con em trong việc đi học trở lại. Hầu hết họ nói rằng đã 20 ngày qua Việt Nam không có ca nhiễm COVID-19 mới nên được yên tâm hơn trong việc trở lại mọi sinh hoạt thường nhật như đi làm, đi học…

Tuy vậy, những biện pháp quá mức như đeo tấm chắn có thể gây nên những tác dụng phụ không đáng phải có.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-to-protect-pupils-avoid-covid-19-when-going-back-to-schools-05062020143957.html

 

Nhiều học sinh đệ nhị cấp lập gia đình

trong lúc nghỉ dịch

Tin Vietnam.- Báo Người lao động ngày 6 tháng 5 năm 2020 loan tin, dịch coronavirus khiến toàn bộ học sinh Việt Nam phải nghỉ học hơn 3 tháng qua, và trong lúc nghỉ dịch thì có nhiều học sinh ở trường trung học Quảng Hoà, xã Quảng Hoà, huyện Đăk G’Long, tỉnh Đăk Nông đã “nhân dịp” lập gia đình.

Ông Lê Văn Lương, giáo viên chủ nhiệm lớp 9B, cho biết, dù học sinh trên địa bàn tỉnh đã đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch, nhưng lớp ông có 5 em vẫn còn nghỉ. Do cả 5 em này đã lập gia đình trong lúc nghỉ dịch, trong đó có một em nam nhắn cho ông xin nghỉ một tháng để chăm vợ mới sinh. Còn bốn em khác ông đã đến nhà tìm nhưng không gặp.

Ông Đỗ Ngọc Khanh, Hiệu trưởng trường trung học Quảng Hoà giải thích, thời gian nghỉ dịch trùng với thời điểm các đồng bào dân tộc phía Bắc sống ở Đăk Nông tổ chức lễ hội Mùa Xuân. Nên các em được nghỉ học dài, đi chơi nhiều, chỉ cần gặp vài lần là các em đã về nhà ở với nhau. Việc này là do tự ý các em học sinh, không thông qua nhà cầm quyền, và trường chỉ phát hiện ra khi các em không quay lại trường đi học. Còn phụ huynh thì dấu không dám nói con mình lấy chồng/vợ ở chỗ nào vì sợ giáo viên tìm đến tận nơi để vận động các em đi học lại.

Ông Khanh cho biết thêm, thông tin ông được biết thì có 7 học sinh đã lập gia đình trong thời gian nghỉ dịch, còn 30 học sinh chưa đến trường lại, trong đó có 20 em chưa liên lạc được, do nhiều em đã lập gia đình nên không muốn nghe điện thoại của giáo viên. Các em đang thực thi đúng lời kêu gọi của thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nên lập gia đình sớm để sinh con

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/nhieu-hoc-sinh-de-nhi-cap-lap-gia-dinh-trong-luc-nghi-dich/

 

Loa phát thanh xã liên tục phát tiếng Trung Cộng

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 6 tháng 5 năm 2020 loan tin, nhiều người dân ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế bất mãn cho biết, vào những buổi chiều gần đây, hệ thống loa phát thanh của nhà cầm quyền xã liên tục phát ra những tiếng Trung Cộng. Người dân chỉ nghe thấy tiếng nói của một giọng nam và một giọng nữ, cứ nói đi nói lại về một vấn đề nhưng không ai hiểu nội dung của những đoạn phát thanh trên là gì.

Sự việc này được ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên- Huế nói rằng ông đã nhận được thông tin phản ánh của người dân, nên sở đang làm việc với xã Phú Mậu để tìm hiểu nguyên nhân. Nhưng theo cá nhân ông Sơn nghĩ thì nguyên nhân có thể do hệ thống bắt sóng phát thanh tại các địa phương đã quá cũ, nên có thể xảy ra việc bị bắt nhầm sóng của Trung Cộng. Và việc này thỉnh thoảng vẫn xảy ra ở nhiều địa phương chứ không riêng gì xã Phú Mậu.

Trước đó, vào năm 2016, hệ thống loa phát thanh công cộng của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng đã liên tục phát chương trình nói tiếng Trung Cộng. Sự việc này không chỉ xảy ra riêng ở Thừa Thiên- Huế mà còn xảy ra ở một số địa phương khác ở Việt Nam.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/loa-phat-thanh-xa-lien-tuc-phat-tieng-trung-cong/

 

Hơn 1.000 cuộc tấn công mạng ở Việt Nam

trong 4 tháng qua

Thống kê mới nhất của Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra hôm 7/5 cho hay có hơn 1.000 cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong 4 tháng qua.

Riêng tháng 4 có hơn 203 cuộc dẫn đến sự cố, trong đó có 43 cuộc tấn công lừa đảo; 89 cuộc tấn công thay đổi giao diện và 71 cuộc tấn công cài mã độc.

Cũng trong ngày 7/5, Cục An toàn thông tin ban hành công văn cảnh báo nguy cơ tấn công APT vào các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Theo công văn  này, Cục An toàn thông tin phát hiện thời gian gần đây, lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều nhóm APT đang tích cực hoạt động, để thực hiện tấn công vào hệ thống thông tin của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Công văn cũng đính kèm thông tin kỹ thuật liên quan đến các nhóm APT để tham khảo.

Theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, các nhóm APT thường bắt đầu cuộc tấn công bằng cách đính kèm mã khai thác điểm yếu, lỗ hổng vào các tập tin tài liệu và phát tán tập tin này qua email.

APT là tên viết tắt của Advanced Persistent Threat – thuật ngữ rộng dùng để mô tả một chiến dịch tấn công, thường do một nhóm các kẻ tấn công, sử dụng những kỹ thuật tấn công nâng cao để có thể hiện diện và tồn tại lâu dài trên mạng Internet nhằm khai thác dữ liệu có độ nhạy cảm cao.

Người ta từng đặt câu hỏi về mức khả tín về số liệu tấn công mạng tại Việt Nam khi vào ngày 16/10/2019, Cục An toàn Thông tin công bố số liệu cho thấy, có gần 1.470 cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin tại Việt Nam trong quý 3 năm 2019, giảm gần 40% so với thời gian cùng kỳ năm 2018.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-than-1000-cyber-attacks-in-vn-in-the-last-4-months-05072020082227.html

 

Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết

phát triển quan hệ giữa mùa dịch bệnh COVID-19

Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết phát triển quan hệ hơn nữa trên nhiều lĩnh vực vào khi dịch bệnh COVID-19 đang tiếp diễn trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ.

Truyền thông Việt Nam cho biết, vào ngày 6/5, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ. Vào cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng có một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo.

Theo truyền thông trong nước, tại cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Trump, hai bên đã trao đổi các thông tin về việc phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tổng thống Mỹ đánh giá cao những giúp đỡ của Việt Nam trong việc cung cấp các thiết bị y tế và khẩu trang phòng dịch cho Mỹ. Ông cũng cho biết phía Mỹ sẵn sàng tặng cho Việt Nam một số máy thở để hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trợ giúp Việt Nam 9,5 triệu đô la trong lĩnh vực y tế và kinh tế nhằm đối phó với dịch bệnh COVID-19.

Hai bên cũng đề cập đến trao đổi thương mại giữa hai nước. Theo nội dung cuộc trao đổi được báo chí trong nước đăng tải, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong quý 1 năm 2020 đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai bên nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại, tiếp tục mở cửa thị trường hàng hoá của nhau trong thời gian tới.

Theo VOV, Đại sứ Việt Nam Hà Kim Ngọc mới đây cũng có cuộc điện đàm với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Ted McKinney và cam kết tăng cường hợp tác nông nghiệp, mở cửa hơn nữa cho các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam mà ông cho là chưa công bằng. Tổng thống Trump thậm chí nói Việt Nam là nước lạm dụng Mỹ còn tệ hơn cả Trung Quốc trong vấn đề thương mại.

Hiện Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt hơn 19 tỷ đô la trong quý 1, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt hơn 12 tỷ đô la.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-vn-commit-to-develope-relationship-05072020074659.html

 

Có thể đẩy lùi nạn chạy chức, chạy quyền

tại Đại hội đảng XIII không?

Trong buổi hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành triển khai nhiệm vụ công tác tháng 5 do Ban Tổ chức Trung ương đàng cộng sản Việt Nam chủ trì vào ngày 5/5, tình hình tuyển chọn nhân sự cho Đại hội Đảng XIII diễn ra vào tháng 1/2021 lại được nhắc đển.

Trong đó có việc không bao che, tiếp tay cho hành động chạy chức, chạy quyền, không để cán bộ bị lợi dụng và biến thành công cụ cho những người chạy chức, chạy quyền.

Nội dung này không chỉ Ban Tổ chức Trung ương mà ngay cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị cán bộ toàn quốc được tổ chức vào ngày 23/4 cũng nêu ra.

Bên cạnh đó, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam vào cuối tháng 4 vừa qua cũng có bài viết khẳng định kiên quyết không để những người bị cho có tư chất xấu lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Cụ thể bao gồm những người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, tham nhũng, phe cánh, lợi ích nhóm, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản mà không giải trình được nguồn gốc, bản thân và gia đình lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính…

Nhận xét về những lời kêu gọi vừa nêu, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị, đồng thời là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở ở Singapore cho rằng:

“Trước đây cũng mạnh nhưng bây giờ người ta nhấn mạnh thêm vì chắc chắn có chạy chức chạy quyền. Chạy bằng nhiều thứ như vậy bằng tiền, bằng các mối quan hệ, bằng các tiêu chuẩn… Còn một cách chạy mà ít nguời hiểu là chạy theo cơ cấu như cơ cấu vùng miền Nam, Trung, Bắc, nữ, thanh niên… Nhưng dường như danh sách 205 người ra ứng cử Ban chấp hành trung ương khóa XIII mà đại hội tổ chức cuối tháng giêng năm tới thì không biết chạy thế nào và khó có thể nói đẩy người này ra đưa người kia vào.”

Trao đổi với RFA vào tối 6/5, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, người có cùng tuổi đời và tuổi đảng với Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại lập luận:

“Chạy chức chạy quyền là thế nào, chạy đi đâu, thì họ cứ chạy đến ông có quyền bởi vì đây là tập trung dân chủ. Nội dung ngăn chặn chạy chức, chạy quyền, bè phái được xem như là một dạng hối lộ để được chức cao hơn thì đại hội nào cũng nhắc nhưng kỳ này đại hội nhắc rõ hơn, cụ thể hơn. Trên thực tế là sau Đại hội XII thì số cán bộ bị kỷ luật rất cao, lên tới 50 ủy viên Bộ Chính trị cũng bị kỷ luật, bị tù, họ che chắn nhau nên bị lọt lưới như thế.”

Phát biểu trong cuộc họp Tiểu ban Nhân sự đảng diễn ra ngày 19/3, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng công tác nhân sự là nhiệm vụ ‘then chốt’ của ‘then chốt’, có liên quan đến sự sống còn của đảng, của chế độ.

Vì vậy, bên cạnh kêu gọi không chạy chức, chạy quyền, Ban Tổ chức Trung ương vào ngày 5/5 cũng bày tỏ quyết tâm đẩy lùi những hiện tượng cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm.

Giải thích thế nào là lợi ích nhóm và nói rõ hơn về tình hình này tại bộ máy lãnh đạo nhà nước hiện nay, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho hay:

“Lợi ích nhóm có nhiều loại: lợi ích trong công nghiệp, trong kinh tế, trong phát triển xã hội, các vấn đề quốc phòng – an ninh, các vấn đề cơ cấu về thanh niên, phụ nữ, vùng miền… Lợi ích nhóm còn kèm cục bộ nữa, nhiều tỉnh người ta chơi với nhau và làm sao tạo ra lợi ích lớn hơn cho tỉnh đấy. Đấy là lợi ích nhóm kèm theo cục bộ, rất mạnh.”

Còn theo Nhà báo Phạm Thành, cựu phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, tình trạng cục bộ, vùng miền trong nước đã có từ lâu và vẫn đang phát triển:

“Bao giờ Tổng Bí thư cũng là người miền Bắc, Thủ tướng là người miền Nam, Chủ tịch Quốc hội là người miền Trung. Thậm chí ông Nguyễn Phú Trọng còn nói rằng Tổng Bí thư phải là người miền Bắc mới có lý luận. Đâu phải người miền Bắc mới có lý luận, người nào học hành, chữ nghĩa và nghiên cứu thì người ta đều có lý luận chứ đâu phải chỉ người miền Bắc.”

Tuy nhiên, nhà báo Phạm Thành cho rằng vẫn có ngoại lệ như việc ông Lê Duẩn là Tổng Bí Thư và ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng là không đúng mô tuýp mà đảng đề ra do vấn đề nhân sự.

Ông cho rằng lãnh đạo và báo chí đều nói nhiều về vấn đề nhân sự này vì còn có mục đích khác:

“Họ muốn nói thế để mị dân cho dân thấy các ông cấp trên công bằng chính trực, không vùng miền nhưng trên thực tế thì không bao giờ. Hoặc điều đó phản ảnh cục bộ, vùng miền vẫn tồn tại trong Đại hội đảng và tôi cho rằng giai đoạn này là giai đoạn các nhóm lợi ích đánh nhau quyết liệt nhất từ trước

đến nay trong lịch sử đảng cộng sản tồn tại hơn 70 năm nay, phản ánh tính cục bộ, vùng miền quyết liệt nhất.”

Do đó, nhà báo Phạm Thành cho rằng lời kêu gọi mà chính phủ Hà Nội mỗi lần họp bàn nhân sự đại hội đảng đều nêu ra thể hiện ý muốn duy ý chí và không thể thực hiện được:

“Mồm nói như vậy nhưng cơ chế vận hành của chủ nghĩa xã hội lại không đảm bảo cho việc đó đạt được kết quả. Do thể chế chính trị, cơ cấu vận hành của thể chế chính trị tạo ra vòng xoáy cơ hội cho những phần tử ham muốn quyền lực, chỉ biết lợi ích riêng của mình mà không biết đến lợi ích cộng đồng chui vào bộ máy nhà nước vì mục đích quyền, tiền. Làm gì có cơ hội cho những người liêm chính, sống vì mục đích cộng đồng, dám hy sinh cái tôi của mình để cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên cũng có tác dụng với người không hiểu biết và vẫn tin tưởng vào đảng.”

Đồng quan điểm vừa nêu, Luật sư Trần Quốc Thuận cũng cho rằng việc ngăn chặn ‘mua quan, bán chức’, chống cục bộ, lợi ích nhóm nghe thì có thể tưởng tượng ra được nhưng đi vào cụ thể thì không đơn giản. Do đó, ông đề nghị:

“Tôi ủng hộ nên làm sao để nhân dân tham gia vào việc chọn lựa cán bộ, tự do báo chí được quyền đăng nói về đời tư riêng, tài sản thì có thể loại bỏ bớt cơ hội đưa vào trong đảng. Nếu dân chủ tập trung thì dân chọn lựa từ vòng ngoài, vào vòng trong sẽ loại bớt những thành phần cơ hội, tham nhũng, có nhiều tiêu cực.”

Vẫn theo Luật sư Thuận, phương pháp đẻ ra hậu quả nên nếu chỉ chăm chăm vào việc thay đổi kết quả mà không tìm ra ngọn nguồn nguyên nhân thì thay đổi chỉ dừng lại ở mức độ kêu gọi, hy vọng.

Nguyên nhân của tình trạng chạy chức, chạy quyền còn do cơ chế hiện hành; nếu không thay đổi được cơ chế sinh ra tình trạng này thì biết đến bao lâu mới có thể chấm dứt.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-it-possible-to-repel-getting-higher-position-by-corruption-at-the-xiii-congress-party-05062020152225.html

 

Liệu quan chức nổi trội suốt cuộc chiến

chống COVID-19 có lợi thế hơn

trong cuộc đua nhân sự đảng khoá 13?

Cao Nguyên

Đại hội đại biều toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần 13 theo kế hoạch sẽ diễn ra vào tháng 1/2021. Lãnh đạo đảng trong thời gian hiện nay nói nhiều về vấn đề nhân sự cho thời kỳ 5 năm sắp tới.

COVID-19 ảnh hưởng gì đến Đại hội 13?

Học giả Đỗ Thông Minh hiện cư ngụ tại Nhật nhưng luôn theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, cho rằng hiện giờ, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam có vẻ khá khả quan và sẽ không ảnh hưởng gì đến công việc tổ chức Đại hội đảng. Tuy nhiên, một số chuyên gia có nhận định rằng tình trạng có thể nặng lên bất cứ lúc nào nếu chủ quan:

“Bây giờ ở Việt Nam tình hình khá khả quan nhưng mà một số chuyên gia cũng nói là dịch ở Việt Nam chưa lên đến đỉnh, tức là tình trạng có thể nặng lên bất cứ lúc nào. Chúng ta cũng thấy là một số quốc gia như Âu châu hay Mỹ là những nước bị sau cùng, nhưng lại là những nước bị rất nặng.”

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nêu quan điểm rằng dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến kỳ Đại hội sắp tới, vì 2 nguyên do chính. Thứ nhất là kinh tế Việt Nam ảnh hưởng vì dịch bệnh:

“Theo quan điểm của tôi thì nền kinh tế Việt Nam bình thường thì đã rất là yếu kém, rồi nợ nước ngoài, khả năng trả lãi cho số nợ đó cũng khó. Tức là đang rất khó khăn từ trước đại dịch đã vậy rồi. Khi đại dịch đến thì toàn bộ chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Đó là một cú đánh rất mạnh vào nền kinh tế yếu kém và ọp ẹp. Cho nên kinh tế của Việt Nam từ nay cho đến Đại hội thì nó rất là nặng nề và khó khăn. Đó là điều tôi nghĩ là ảnh hưởng lớn nhất đối với đại hội 13.

Thứ hai là sự ảnh hưởng từ phía Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Vũ Bình, hiện nay, vị thế Trung Quốc trên trường Quốc tế giảm sút nghiêm trọng bởi vì Trung Quốc là nước khởi phát dịch bệnh mà vẫn để cho người từ Vũ Hán đi khắp nơi, lây lan ra nhiều nước và gây ảnh hưởng nặng nề đến toàn thể nền kinh tế Thế giới. Nhiều quốc gia đang có ý định kiện và bắt Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.

Trong khi đó, Trung Quốc vốn luôn tạo ra sự ảnh hưởng nhất định đối với Việt Nam. Cho nên, khi Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn thì sức ảnh hưởng của quốc gia này lên Việt Nam cũng sẽ có nhiều thay đổi:

“Nền kinh tế Trung Quốc cũng bị rất nặng nề. Cái ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam rất là lớn mà nó lại đang ở trong dịp khó khăn như thế này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Đại hội 13.

Ở đại hội này có hai điểm sẽ ảnh hưởng cực kỳ nặng nề là nền kinh tế bị một cú sốc vì COVID, trong khi nó đã rất là yếu kém rồi. Thứ hai là ảnh hưởng từ đồng minh ý thức hệ là Trung Quốc, cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề.”

Các nhân vật chỉ đạo chống dịch có được lợi thế?

Theo số liệu được công bố cho đến ngày 7/5/2020, số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam là 288, chưa có tử vong và 233 người đã bình phục.

Các hoạt động chống dịch ở Việt Nam được cả người dân trong nước và truyền thông quốc tế đánh giá là khá tốt.

Ông Lê Hoàng, người dân Hà Nội trong một lần trả lời RFA đã nói rằng Chính phủ Việt Nam có thể tận dụng tối đa mọi nguồn lực để chống dịch và họ đã làm tốt:

Trong đảng họ làm cái gì thì cũng có quy trình cả, chứ không có ai chịu trách nhiệm riêng. Nhưng ở Việt Nam họ cũng làm cách ly các thứ tương đối tốt. Tôi ủng hộ.”

Hôm 21/4, hãng tin Reuters dẫn lời Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO khẳng định “Do sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ và sự hợp tác của người dân đã giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ở Việt Nam”.

Những người trực tiếp chỉ đạo chống dịch tiêu biểu có thể kể đến là ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Đức Đam và chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung… Vậy những người này liệu có được lợi thế trong việc chọn lựa nhân sự khoá mới hay không?

Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải từ Hà Nội khẳng định vấn đề dịch bệnh không ảnh hưởng gì đến Đại hội Đảng và chuyện nhân sự chủ chốt:

“Nhân sự người ta đã sắp xếp từ năm ngoái rồi, chả ai có thể thay đổi được. Đại hội 13 hay 14 gì thì cũng thế thôi.”

Theo ý kiến nhà báo Nguyễn Vũ Bình, “điểm cộng” cho những người chỉ đạo chống dịch nếu có đi chăng nữa cũng không đáng kể:

“Nếu có điểm cộng thì cái đó đối với quy trình bầu chọn, nhất là nhân sự cấp cao nhất, thì cũng không đáng kể lắm.

Đối với cơ chế toàn trị Cộng sản thì yếu tố này cũng không có ảnh hưởng lắm lớn lắm đến việc bầu chọn nhân sự cao cấp.

Tức là, nó có nhiều yếu tố để chọn nhân sự, nổi lên như vừa qua đã giúp chống dịch nếu có cũng chỉ là thêm chứ không phải là yếu tố chính để quyết định.”

Học giả Đỗ Thông Minh cho rằng dù ông Phúc và ông Đam đang được dư luận đánh giá tốt nhưng vấn đề nhân sự là do nhà cầm quyền sắp xếp:

“Theo tôi nghĩ thì ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Vũ Đức Đam tương đối là được dư luận chú ý, mặc dù vẫn có những sơ sót nhưng có vẻ cũng không nặng lắm.

Còn ông Nguyễn Đức Chung thì có vấn đề về gia đình, làm ăn sân sau, và vụ Đồng Tâm… nên ông Chung thì hơi khó. Còn về nhân sự do nhà cầm quyền đảng sắp xếp, mình cũng không nói trước được.”

Nhóm thân Mỹ sẽ được trọng dụng?

Một yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhân sự cấp cao trong nhiệm kỳ sắp tới mà học giả Đỗ Thông Minh chỉ ra là tình hình sức khoẻ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng:

“Vấn đề khác là vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu ông khỏe thì ông sẽ đứng ra giải quyết. Bởi vì ông ấy là trưởng ban lo về vấn đề nhân sự cho nhiệm kỳ tới.

Nhưng nếu ông ấy yếu thì có thể sẽ bị người ta qua mặt, hoặc ông ấy không đủ khả năng để nắm vững hết các vấn đề.”

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nêu quan điểm riêng của mình là trong Đại hội sắp tới, những nhân vật, nhóm quan chức “thân Mỹ” sẽ có lợi thế hơn. Bởi vì, như ông phân tích, hình ảnh Trung Quốc trong mắt Quốc tế đang xấu đi. Hơn nữa, Mỹ đã lên tiếng bênh vực Việt Nam khi Trung Quốc đâm chìm tàu cá ngư dân Quảng Ngãi hồi tháng trước:

“Tôi đang muốn nói đến xu thế của Quốc tế đang muốn Trung Quốc phải trả giá cho đại dịch này, rồi thêm chuyện Mỹ lên tiếng bảo vệ Việt Nam, ví dụ như vụ tàu Quảng Ngãi bị đâm chìm mà Mỹ đã lên tiếng.

Như vậy thì có thể sẽ có những ảnh hưởng từ phía Mỹ về vấn đề nhân sự.  Những người hoặc nhóm người nghiêng về Mỹ có thể sẽ được trọng dụng hơn.

Những nhân vật của bộ Ngoại giao hoặc Chính phủ thì thường có xu hướng nghiêng về phía Mỹ hơn là nhân vật bên Đảng.”

Ngày 2/4/2020, tàu cá có tám ngư dân Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm tại khu vực đảo Phú Lâm.

Ngày 6/4, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo nói rằng “vô cùng quan ngại” về vụ việc này và yêu cầu Trung Quốc “ngừng lợi dụng những bất lợi sự hay thiếu tập trung của các nước khác để đẩy mạnh các yêu sách phi pháp trên Đông.”

Hôm 26/4, tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu trên kênh Truyền hình Quốc phòng rằng “Điều đáng lên án là những quốc gia nhân dịp này đẩy mạnh những hoạt động phi pháp và tham vọng của họ. Và cái đó tôi cho là không có lợi cho quốc gia đó. Những quốc gia nào làm điều đó không có lợi”.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-are-opportunities-for-succesful-leaders-of-covid-19-fight-in-next-party-congress-05072020101253.html