Tin Việt Nam – 07/05/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 07/05/2017
Bản quyền hình ảnhHUYNH NGOC CHENH
Image captionBà Minh Thúy đoàn tụ cùng gia đình hôm 5/5

 

Cộng sự Anh Ba Sàm ‘muốn ổn định cuộc sống’

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, người bị bắt cùng blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, vừa mãn hạn tù và trở về với gia đình hôm 5/5.

Ông Vinh và bà Thúy bị bắt giam từ tháng 5/2014.

Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên phạt ông Vinh 5 năm tù giam và bà Thúy 3 năm vào 23/3/2016.

Blogger Đặng Bích Phượng, người đã gặp bà Thúy ngay sau khi bà được ra khỏi trại giam hôm 5/5, cho biết bà Thúy “không có tuyên bố gì và chỉ muốn dành thời gian cho con cái, và chữa bệnh đại tràng”.

Mẹ của cộng sự Ba Sàm ‘hụt hẫng’

‘Anh Ba Sàm’ bị xử 5 năm tù

Qua lời bà Phượng, bà Thúy kể là được đối xử rất tử tế và tốt hơn những tù nhân khác.

“Họ muốn chứng minh với Thúy là họ đối xử với Thúy rất tốt, không giống như những gì Thúy đã viết về họ, nhưng Thúy cho đó là mị dân, vì những người tù khác khổ kinh khủng,” bà Phượng kể lại.

“Thúy hiện giờ từ chối mọi cuộc phỏng vấn. Những vấn đề khác Thúy nói đợi ông Vinh ra tù, ông ấy sẽ tuyên bố.”

bà ThúyBản quyền hình ảnhHUYNH NGOC CHENH
Image captionBlogger Đặng Bích Phượng cho biết bà Thúy chỉ muốn tập trung cho gia đình con cái và sức khỏe

Luật sư Hà Huy Sơn, một trong những luật bào chữa cho bà Thúy và ông Vinh trong suốt quá trình án sơ thẩm và phúc phẩm cho BBC biết:

“Ngay sau khi về đến nhà hôm 5/5, cô ấy có gọi điện thoại cho tôi gửi lời cảm ơn tất cả mọi người trong và ngoài nước đã quan tâm giúp đỡ cô ấy về tinh thần và gia đình cô ấy trong suốt thời gian ở trong tù.”

“Tôi tin cô Thúy vô tội,” ông Sơn nói. “Chuyện [Thúy] được thả cũng là một sự động viên đối với người đấu tranh công bằng xã hội.”

“Các án hình sự khác thì có giảm, nhưng đối với án có tính chất chính trị thì không giảm ngày nào, đó là một cách phân biệt đối xử quá hà khắc với người phụ nữ có con nhỏ,” ông Sơn nói.

HRW kêu gọi VN ‘hủy cáo buộc với Ba Sàm’

‘Vụ xử Anh Ba Sàm uẩn khúc’

Khi bà Thúy bị bắt giữ năm 2014, hai con trai sinh đôi mới 7 tuổi.

“Cô Minh Thúy nói rằng cô chỉ là một người bình thường, và chỉ hành động theo lương tâm, theo sự thực,” luật sư Hà Huy Sơn nói.

“Cô chỉ mong muốn quay lại cuộc sống bình thường như trước khi bị bắt,” ông Sơn cho biết thêm.

Bà Thúy là cộng sự của ông Vinh, chủ trang Anh Ba Sàm.

Trong sáu năm, cho đến khi chủ trang bị bắt giữ, trang Anh Ba Sàm đã thu hút hàng triệu độc giả trong và ngoài nước.

www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39835834

 

Vụ Lê Mỹ Hạnh: CA chưa kết luận ai chủ mưu

Chưa có kết luận chính thức ai là chủ mưu và động cơ gây án trong vụ một nhà hoạt động xã hội là phụ nữ bị hành hung tại Sài Gòn trong thời gian gần đây, lãnh đạo Công an TP. Hồ Chí Minh được truyền thông chính thức Việt Nam dẫn lời.

Hôm Chủ Nhật, báo Người Lao Động phiên bản điện tử đưa tin hôm 07/5/2017 về diễn biến mới và cho biết:

Bà Lê Mỹ Hạnh làm việc với công an vì bị hành hung

Thêm một nhà hoạt động ‘bị hành hung’

“Trước thông tin đăng tải trên một số trang mạng nước ngoài cho rằng đối tượng Phan Sơn Hùng (chủ facebook Phan Hùng; ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) là người được công an “bật xi nhan” cho phép đánh đập và xịt hơi cay 3 người phụ nữ vì lý do xuyên tạc, kích động…, chiều ngày 4-5, Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP HCM đã có những phản hồi về vụ việc này.

“Trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, ông Phong tiếp tục khẳng định: “Phan Sơn Hùng không phải là người thuộc ngành công an và Công an TP không có chủ trương tổ chức đánh người.”

“Trả lời thông tin cho rằng chị L.M.H (Lê Mỹ Hạnh) bị đánh là do tham gia một số tổ chức dân sự, thường xuyên đứng ra biểu tình, ông Phong cho biết đó là thông tin chưa được kiểm chứng. Nếu chị H. vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật. Còn việc nhóm thanh niên tổ chức đánh người khi điều tra ra cũng căn cứ vào mức độ, tính chất cũng xử lý theo. Cả hai hành vi không dính líu tới nhau.

“Về quá trình điều tra, ông Phong thông tin công an xử lý theo dạng tin tố giác tội phạm. Bước đầu mời những người liên quan lấy lời khai, xác minh. Hiện chưa có kết luận chính thức ai là kẻ chủ mưu và động cơ gây án,” báo Người Lao Động dẫn lời lãnh đạo Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Trước đó, nhà hoạt động xã hội Lê Mỹ Hạnh, nạn nhân trong vụ việc, chia sẻ với BBC về dư chấn vụ hành hung và việc bà bị cáo buộc là “phản động” sau vụ tấn công gây rúng động mạng xã hội chiều 2/5.

Khi trao đổi với BBC hôm 4/5, bà Hạnh cho biết trong hai ngày kể từ sau vụ hành hung sức khỏe của bà đang xấu đi, cảm giác choáng váng, xây xẩm mặt mày liên tục xảy ra.

Bà Hạnh đã trình báo vụ việc với công an Quận 2 sau khi vụ việc xảy ra hôm 2/5.

Bà Lê Mỹ Hạnh làm việc với công an vì bị hành hung

EU tiếp xúc xã hội dân sự Việt Nam

Thêm một nhà hoạt động ‘bị hành hung’

Hôm 4/5, nhiều báo trong nước cũng đưa tin Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh nói vụ việc “không liên quan đến công an.”

Trả lời báo Người Lao Động, Trung tướng Phong nói đối tượng đăng clip là Phan Hùng không liên quan đến lực lượng ngành và vụ việc không phải chủ trương của công an.

Một số tờ báo khác nói công an Quận 2, TP. Hồ Chí Minh đã triệu tập chủ Facebook Phan Sơn Hùng, 33 tuổi, để làm rõ việc đăng clip đánh người lên mạng xã hội.

Hai vụ tấn công trong vòng một tháng

Bà Hạnh nói vụ việc tại TP. Hồ Chí Minh hôm 2/5 là vụ tấn công thứ hai trong vòng một tháng.

Vụ đầu tiên đã xảy ra ở Hà Nội vào đầu tháng 4, khi bà đang đi bộ dọc Hồ Tây thì đột nhiên bị một nhóm 5-6 người tấn công, đấm đá, nhà hoạt động xã hội cáo buộc.

Khi được hỏi có bình luận gì về việc Công an Thành phố tuyên bố ông Phan Hùng “không liên quan” tới công an, bà Hạnh tuyên bố: “Tấn công trên đường do hiểu lầm va chạm tôi hiểu được nhưng đến tận nhà và thách thức dư luận, một người bình thường không ai làm được chuyện đó.”

“Tôi không có niềm tin với pháp luật ở Việt Nam… nhưng tôi đang sống trong thể chế đất nước Việt Nam. Tôi nghĩ phải làm sao để pháp luật bảo vệ mình, những biện pháp khác sẽ không mang tính chính danh.”

RSF: ‘VN là nhà tù lớn cho các blogger’

‘Công an phải điều tra do áp lực quốc tế’

“Tôi muốn thông qua vụ việc của tôi, họ sẽ giải quyết những vụ tấn công khác như thế.”

“Nếu tôi không đấu tranh được cho chính mình thì rất khó đấu tranh cho cộng đồng chung của Việt Nam.”

Bà Hạnh cho biết những nhà hoạt động khác trong cộng đồng cũng từng là mục tiêu của nhiều vụ tấn công, “khẳng định là có rất nhiều nguy hiểm rình rập xung quanh.”

‘Không phải phản động’

Trong bài đăng trên mạng kèm video vụ tấn công của người đàn ông tên Phan Hùng viết: “Màn chào mừng thành viên cờ vàng 3 sọc đỏ Lê Mỹ Hạnh tại đất Sài Gòn! Còn thằng 3 que nào muốn xuyên tạc, kích động, lăng mạ lãnh tụ, bạo loạn lật đổ nữa thì cứ lên tiếng.”

Bà Hạnh cho biết video clip chỉ cho thấy đoạn đầu của vụ tấn công thô bạo. Bà nói nhóm người tấn công bà và hai người bạn hai lần, vào lần thứ hai “họ xịt hết tất cả những gì còn lại trong mấy chai xịt cay, tôi không thở được nên ngất đi.”

Phản ứng lại những cáo buộc “phản động,” bà Hạnh nói “Tôi không dùng công cụ màu cờ hay đảng phái nào. Tôi chỉ hoạt động độc lập.”

“Tôi và những nhà hoạt động xã hội khác chỉ lên tiếng cho sự công bằng, cho sự thật, lên tiếng trước sự bất cập của xã hội để tìm ra hướng giải pháp. Họ dùng từ phản động là để đánh phá chúng tôi.”

“Tôi là người Bắc sinh sau năm 75, tôi không hiểu lá cờ vàng và chế độ đó. Tôi sinh ra ở cái nôi Cộng Sản, gia đình tôi có nhiều Đảng viên.”

“Tôi chỉ đấu tranh cho người dân. Ở trong chế độ nào mà quyền lợi của nhân dân được đặt lên trên hết thì tôi ủng hộ chế độ.”

www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39835459

 

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam bị buộc tội theo điều 88, 258 BLHS

Sáng 5-5-2017, Nhà cầm quyền Nghệ An gửi công văn hỏa tốc đến tòa Giám mục Vinh để buộc tội Linh mục An Tôn Đặng Hữu Nam.
Văn bản của UBND tỉnh Nghệ An gởi đến Tòa giám mục và buộc tội cha Nam vi phạm Pháp Luật, theo điều 88 và điều 258 BLHS.
Nhà cầm quyền Nghệ An cáo buộc Linh mục Nam không chấp hành pháp luật, có những bài giảng nội dung sai trái, xuyên tạc chống nhà nước và đi ngược lại lợi ích, nguyện vọng của nhân dân.
Nhà cầm quyền cũng đưa ra đề nghị đối với Giáo phận Vinh phải xử lý Linh mục Nam, không bố trí cho Linh mục hoạt động mục vụ trên địa bàn Nghệ An.
Linh mục An Tôn Đặng Hữu Nam là một trong những lãnh đạo tinh thần có tiếng nói mạnh mẽ lên án bất công, đòi quyền lợi chính đáng cho ngư dân bị thiệt hại do Formosa gây ra thảm họa môi trường biển tại miền Trung.

buoc-toi-lm-Dang-H-Nam-3-563x353.jpg

Nguồn: FB Lê Văn Sơn

bacaytruc.com/index.php?…linh…anton…nam-b…theo…88-258-blhs…

 

Người dân Nghệ An nô nức nhận tiền cộng sản biểu tình chống LM Đặng Hữu Nam

sshbbF-w7ck.png

SourceY Reporter – Youtube

 

Đoàn biểu tình của nhà nước được đối xử bất ngờ khi đến GX Phú Yên

 

SourceY Reporter – Youtube

 

Sau Đinh La Thăng, liệu có đến phiên Nguyễn Tấn Dũng?

Nhìn vào những gì đã xảy ra với đàn em của Nguyễn Tấn Dũng và thái độ truy cùng diệt tận của Nguyễn Phú Trọng đối với các “đồng chí thù địch” trong đảng, Nguyễn Phú Trọng sẽ “cách chức” mọi chức vụ mà Nguyễn Tấn Dũng đã từng đảm nhiệm trong đảng cũng như phía nhà nước. 

Sau khi Đinh La Thăng bị cách chức ủy viên Bộ Chính trị và bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, câu hỏi được đặt ra là Đinh La Thăng có phải là “điểm dừng” của Nguyễn Phú Trọng? Hay ngược lại, màn hạ bệ Đinh La Thăng sẽ mở ra cuộc tổng tấn công toàn diện vào Nguyễn Tấn Dũng?

Với Quyết định 30-QĐ/TƯ được ký tại hội nghị Trung ương 4 vào ngày 14.10.2016, quyền hạn kỷ luật cán bộ đảng rơi vào tay 19 Uỷ viên Bộ Chính trị thay vì Trung ương đảng. TƯĐ chỉ biểu quyết sau cùng về mức độ, hình thức kỷ luật sau khi BCT đã ra tay.
“Chiến thắng” của Nguyễn Phú Trọng trong trận hạ bệ Đinh La Thăng chứng tỏ Nguyễn Phú Trọng đã thao túng được Bộ Chính trị. Ít ra là Trọng đã nắm đầu được 9 UVBCT. Ghế trống bởi Thăng có xác suất cao sẽ được ngồi vào bởi một kẻ thân tín hay phò Trọng. Do đó, mức độ kiểm soát của Nguyễn Phú Trọng đối với Bộ Chính trị lại càng gia tăng.
Với sự hỗ trợ “nhiệt tình” của Bắc Kinh, việc Trọng duy trì khả năng khống chế đa số 18 thành viên còn lại của Bộ Chính trị chắc chắn dễ dàng hơn việc mua chuộc và khống chế đa số 200 Ủy viên TƯĐ.
Nếu đọc cáo trạng của Trọng dành cho Thăng: “Đồng chí Đinh La Thăng đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân ông, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của đảng”.
Những kết tội này đã được áp dụng cho Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng và bây giờ thay thế bằng 3 chữ “Đinh La Thăng”.
Những ngày tháng tới, 3 chữ “Đinh La Thăng” sẽ dễ dàng được thay thế bằng “Nguyễn Tấn Dũng” vì Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng, chịu trách nhiệm toàn bộ những “khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo” của mọi cấp dưới quyền và của chính ông ta. Những gì được Trọng mang ra để kết tội đàn em của Dũng đều có thể áp dụng đối với “đồng chí X”.
Nguyễn Phú Trọng mang tiếng là lú nhưng là người thù dai. Những giọt nước mắt ngày thất bại trong việc kỷ luật “đồng chí X” vẫn còn chưa khô trong lòng của tên tổng bí thư giáo điều, bảo thủ.
Nguyễn Tấn Dũng đã không còn giữ một vai trò gì trong đảng và nhà nước. Vậy kỷ luật gì đối với đồng chí X?
Nhìn vào những gì đã xảy ra với đàn em của Nguyễn Tấn Dũng và thái độ truy cùng diệt tận của Nguyễn Phú Trọng đối với các “đồng chí thù địch” trong đảng, Nguyễn Phú Trọng sẽ “cách chức” mọi chức vụ mà Nguyễn Tấn Dũng đã từng đảm nhiệm trong đảng cũng như phía nhà nước.
Mục tiêu sau cùng của Trọng là trả thù và làm nhục Nguyễn Tấn Dũng trước khi rời ghế Tổng Bí thư.
Số phận Nguyễn Tấn Dũng nằm trọn trong tay Nguyễn Phú Trọng. Con đường thoát duy nhất của đồng chí X là huy động toàn bộ đàn em trong TƯĐ, các bộ ban ngành, công an, quân đội đã được Nguyễn Tấn Dũng gầy dựng trong suốt 10 năm làm thủ tướng để thực hiện một cuộc đảo chánh lật đổ Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm của Trọng.
Vũ Đông Hà
(Dân Làm Báo)