Tin Việt Nam – 06/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 06/11/2018

Vụ xe Innova đi lùi:

 ‘Đừng biến mọi người có thể thành tội phạm’

“Gia đình tôi rất vui mừng,” bà Vũ Thị Thúy, vợ của tài xế Lê Ngọc Hoàng nói với BBC hôm 6/11. “Tôi mong rằng những người có quyền lực cao nhất, hiểu luật sẽ nhìn nhận khách quan đúng sự việc cho gia đình tôi có được niềm tin vào pháp luật.”

Sáng 5/11, Tòa án Nhân dân Tối cao đề nghị tòa Thái Nguyên báo cáo và rút hồ sơ vụ xe container do ông Lê Ngọc Hoàng điều khiển tông vào xe Innova đi lùi trên cao tốc hồi 19/11/2016.

Trước đó, hôm 2/11, tòa Thái Nguyên ra mức án cho tài xế container Lê Ngọc Hoàng 6 năm tù và phải bồi thường 469 triệu, trong lúc tài xế xe Innova Ngô Văn Sơn bị án 9 năm tù và phải bồi thường 940 triệu tiền.

Bà Vũ Thị Thúy cho biết phía luật sư đang hoàn tất đơn chờ có bản án, gia đình sẽ gửi đi các cơ quan tối cao.

Bà cũng cho biết suốt hai năm qua đã có nhiều tài xế, dù không quen biết nhưng đã luôn đồng hành và đến dự phiên tòa cùng gia đình.

Thêm vào đó nữa bên trung tâm trợ giúp khó khăn cũng làm giúp gia đình bản kiến nghị xin chữ ký của hàng ngàn lái xe và giờ đã được các lái xe trên cả nước đã kí con số đạt hơn 12.000 chữ ký.

“Các anh ấy đang giúp đỡ chia sẻ cho gia đình tôi cả về vật chất lẫn tinh thần,” bà nói.

‘Mọi người dân đều có thể trở thành vi phạm pháp luật vì lỗi của người khác’?

Bản án phúc thẩm tuy đã giảm từ bản án sơ thẩm, từ 8 năm xuống 6 năm cho ông Lê Ngọc Hoàng, nhưng dư luận và trong đó có nhiều tài xế tỏ quan điểm không đồng tình.

Nhiều người cho rằng việc ông Sơn đã có nhiều vi phạm giao thông như lái xe khi đang say rượu, chở quá lượng người cho phép và nhất là đi lùi xe trên đường cao tốc, nhưng ông Hoàng lại bị kết tội “không chú ý quan sát kiểm soát tốc độ” và “không khoảng cách an toàn” là không thỏa đáng.

Ông Huỳnh Long, một tài xế lâu năm, nói với BBC là bản án 6 năm tù là “thiệt thòi, cứng nhắc và mù mờ” đối với ông Hoàng.

“Anh Sơn chắc chắn phải chịu trách nhiệm rất nghiêm trọng khi gây ra vụ tai nạn, bản án của anh Sơn là lời cảnh tỉnh với các đồng nghiệp khác, là khi tham gia giao thông thì phải tuân thủ luật giao thông như anh Hoàng…”

“Nhưng đồng thời nếu như anh Hoàng mà bị xử như vậy thì thông điệp rõ ràng nhất là mọi người dân đều có thể vi phạm pháp luật vì lỗi của người khác.”

“Theo Luật Giao thông, khoảng cách an toàn là đối với các xe đi cùng chiều, còn trong trường hợp này, chiếc xe Innova đi lùi thì không thể gọi là cùng chiều mà phải là ngược chiều với nhau,” ông Long nói.

“Tuy nhiên khi xảy ra tai nạn có tổn thất về tính mạng, thì anh Hoàng có ít nhiều cũng phải chịu trách nhiệm.”

“Theo tôi, một bản án nhân văn nhất là phạt tù giam cho đến thời điểm hiện tại, tức là cũng 2 năm tù giam rồi. Để anh Hoàng được trả tự do còn lo cho vợ và hai con nhỏ thì sẽ nhân văn hơn.”

Ông Long cũng cho rằng bản án này dựa trên các quy định rất mù mờ, kết luận quá cứng nhắc.

Trong thời điểm xảy ra tai nạn, ông Hoàng đang lưu thông với tốc độ 62km/h qua nút giao thông, nơi có tốc độ tối thiểu là 60km/h.

Điều này “cho thấy anh Hoàng rất tôn trọng luật giao thông khi đi qua nút giao thông, giữ tốc độ gần mức tối thiểu,” ông Long nói.

“Nói là lỗi do không quan sát thì nó rất là cảm tính. Căn cứ vào đâu để mà biết anh ấy không quan sát, không làm chủ tốc độ, trong khi anh ấy là người lưu thông tôn trọng luật, đi đúng làn, đúng tốc độ? Khi xảy ra tai nạn, việc anh ấy bị quy kết là không làm chủ tốc độ là kết luận cảm tính và mù mờ.”

“Và với tốc độ 62km/h, tức xe anh Hoàng di chuyển cứ một giây thì được 17m. Khoảng cách hai xe là tối thiểu là 50m thì từ 50m về 30m là chỉ trong một giây, kèm theo tải trọng 26 tấn và trọng lượng của cả chiếc xe thì không thể nào trong một giây để trả về 0 ngay được.”

“Trong thời điểm đó thì xe Innova đang đi lùi, khoảng 15km/h hướng tỷ lệ nghịch.”

“Trường hợp xe anh Hoàng có dừng được ngay lập tức thì xe Innova vẫn sẽ tông vào xe anh Hoàng, dù thiệt hại về người và của sẽ nhẹ hơn,” ông Long phân tích.

“Vì vậy cộng đồng tài xế đều không đồng tình với mức án của tòa”.

“Nếu bản án không được xem xét một cách thỏa đáng thì không chỉ giới cánh tài xế mà cả 90 triệu dân đều có thể trở thành tội phạm hay nạn nhân bất kỳ lúc nào,” ông Long nhấn mạnh.

Dư luận nói gì?

Đa phần dư luận đều phản ứng cho rằng lái xe Lê Ngọc Hoàng là người bị hại.

Luân Lê

Luân Lê

NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ

Thứ nhất, trong vụ việc xe container đâm vào xe Innova đang lùi trên cao tốc thì chiếc xe Innova này không phải là chướng ngại vật. Mà nó là một nguồn nguy hiểm cao độ. Và do đó nó phải chịu sự ràng buộc về tốc độ và các điều kiện tham gia giao thông. Đặc biệt trên đường cao tốc. Nên việc xe Innova lùi mà lại xiên chéo sang làn khác trong điều kiện lưu thông bình thường thì bản thân nguồn nguy hiểm cao độ này đang phá vỡ và xâm hại hàng loạt các điều kiện về đảm bảo an toàn đối với các xe khác. Nếu có thể ngăn chặn hoặc có thể khắc phục được hậu quả sẽ không nặng nề. Nhưng nó không phải là yếu tố lỗi để cấu thành đối với người đang tham gia giao thông phía sau xe đang gây nguy hiểm cho người và các phương tiện khác kia (vì xe đó đang vi phạm điều cấm của luật). Hơn nữa, kể cả là nếu có chướng ngại vật trước mặt, thì về nguyên tắc họ phải đạp phanh, nhưng nó không phải là bất di bất dịch trong mọi trường hợp mà luật pháp luôn phòng ngừa những ngoại lệ của nó để có thể giải quyết các xung đột pháp lý về tình thế cấp thiết, trường hợp bất khả kháng và sự kiện bất ngờ. Bởi ở trong những tình huống đó luật pháp cho phép họ lựa chọn.

Thứ hai, cáo trạng và kết luận điều tra cũng như kết luận giám định đều đã ghi rõ vết cháy kéo dài của bánh xe container phanh chết kéo dài từ 38m đến 48m. Do vậy, với khoảng cách tới 50m, với việc xe phía trước đi ngược chiều (lùi xe), cộng với trọng lượng thép lên tới hàng chục tấn đang chở thì rõ ràng không thể có được xử lý nào tốt hơn trong trường hợp này. Và bản thân nó đã thể hiện rõ việc lái xe container đã tìm mọi cách để xử lý tối ưu đối với tình thế bất ngờ này mà nó đòi hỏi trong một thời gian rất ngắn. Anh đã quan sát thấy làn bên cạnh có xe làm dấu để vượt nên đã không đánh lái sang bên. Và khi nhìn thấy chiếc xe ở phía trước thì không thể thắng phanh gấp (đột ngột) vì sẽ gây tai nạn liên hoàn thảm khốc hơn.

Thứ ba, việc cần làm của Hội đồng xét xử là phải tham vấn một Hội đồng khoa học của các chuyên gia về an toàn giao thông để đánh giá đúng tình huống mà nó đã diễn ra. Hơn nữa, việc không thể tránh được việc đâm vào nguồn nguy hiểm cao độ đang đe doạ trực diện tới an toàn của người và các phương tiện tham gia giao thông khác chính là yếu tố quan trọng nhất để đi tới nhận định rằng lái xe container không xâm hại vào bất kể quan hệ pháp lý nào trong sự việc nêu trên. Nên hành vi của lái xe là không cấu thành tội phạm và vì thế mà không phải chịu trách nhiệm hình sự trong sự vụ này.

Minh Quang Vu

23 hours ago

Các bạn Face thôi dừng tranh luận vụ này đi. Luật sư nói rất chuẩn. Lái xe container sai hoàn toàn. Lẽ ra lái xe Hoàng khi nhìn thấy xe innova đi lùi trên cao tốc thì phải ngay lập tức đi lùi lại với tốc độ nhanh hơn để bảo đảm khoảng cách an toàn giữa hai xe.

Ngoài ra, cần lưu ý ta còn có nghiệp vụ “tái dựng lại hành vi phạm tội” để điều tra. Cụ thể, mời hai lái xe tái hiện lại vụ việc đã xảy ra. Vì 4 hành khách trong xe Innova đã không may qua đời và đã được an táng, đề nghị HĐXX, thẩm phán và các cán bộ toà án tham gia phiên toà và ra bản án leo lên ngồi thế chỗ vào xe Innova và cho chạy ngược trên cao tốc trước mũi xe container. Yêu cầu anh Hoàng đi với tốc độ 62km/h, phanh sớm hơn hai giây xem kết quả thế nào, rồi so sánh với lần tái dựng thứ hai khi cho anh Hoàng phanh như khi xảy ra tai nạn.

Trần Quốc Quân

on Saturday

Khi bạn vì mải nói chuyện hay không để ý biển báo mà lỡ mất chỗ rẽ trên cao tốc. Việc này làm bạn có thể phải chạy đến 100km để có thể quay lại. Chuyện đó hoàn toàn bình thường trên thế giới. Nhưng ở việt nam nhiều lái xe chọn giải pháp đi lùi. Cá nhân tôi đã chứng khiến vô số lần như vậy. Lần nào tôi cũng lắc đầu văng tục. Có những lái xe đi qua chỗ rẽ mới chọt nhận ra liền phanh dúi dụi rồi gài số lùi. Họ coi cao tốc như đường làng vậy.

Sự nguy hiểm khi phanh, hoặc giảm tốc đột ngột trên đường cao tốc là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn thảm khốc.

Vụ việc gây xôn xao dư luận gần đây khi tòa Thái nguyên xử anh Hoàng lái xe sơ mi rơ móc 6 năm tù khi đâm vào một xe inova đang chạy lùi trên cao tốc. HĐXX cho rằng Hoàng đã không chú ý quan sát, không giảm tốc độ về an toàn nên khi 2 xe cách nhau 30m mới phát hiện xe innova đang lùi rồi nhấn phanh. Theo Tòa việc này vi phạm thông tư liên tịch số 91 về khoảng cách an toàn giữa 2 xe; Hoàng phạm lỗi vô ý, quá tự tin. Đại diện VKS nhận định là: Xe đầu kéo không thay đổi tốc độ mà đột ngột giảm từ 62km/h xuống 0 km/h giây tiếp theo theo. Kết luận này dựa trên dữ liệu thu được trên hộp đen.

Giám định viên của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) cũng khẳng định, dữ liệu giám sát hành trình cho thấy xe đầu kéo đang chạy tốc độ 62 km/h và giây tiếp theo đã về 0 km/h.

Điều này chỉ thể hiện dữ liệu ghi trong hộp đen giám sát hành trình đã có vấn đề. Hộp đen ô tô dựa trên việc ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu – GPS và công nghệ đường truyền internet trên mạng điện thoại – GPRS kết hợp với công nghệ hệ thống thông tin địa lý – GIS. Sự kết nối này nhiều khi bị ảnh hưởng bởi lỗi đường truyền, nhiễu sóng. Do vậy sự chính xác của nó chỉ là tương đối. Không có bất cứ một phương tiện nào có thể đột ngột giảm tốc từ 60km/h và 0km/h trong 1 giây ngoại trừ phương tiện đó đâm vào tường bê tông. Thêm vào đó, vệt phanh trên đường đã chứng tỏ chiếc xe của anh Hoàng đã cố gắng hãm tốc độ trước khi va chạm.

Giả sử tòa đúng khi cho rằng khi va chạm chiếc xe anh Hoàng đang có vận tốc 62km/h. Lúc này động năng của chiếc xe anh Hoàng được tính như sau:

Động năng= 0,5 x khối lượng xe x (vận tốc)2

K=0,5 x MV2

K= 0,5 x30 tấn x (62km/h)2=0,5 x 30,000kg x 172=4335KJ.

Để biết lực này lớn thế nào bạn cần so sánh để nén một chiếc xe sedan cũ thành một cục sắt ở bãi rác xe hơi, người ta dùng máy ép thủy lực có công suất bằng 1/10 con số trên.

Anh Hoàng có quan sát thấy chiếc Innova từ xa không? phải khẳng định là có bởi anh đã rà phanh và chuyển làn. Nhưng khi khoảng cách quá gần chỉ còn khoảng 30m chiếc Innova đột ngột lùi vếch đuôi sang làn xe công đang chạy. Lúc này đã quá muộn để đạp phanh. Anh Hoàng rơi vào tình trạng bất khả kháng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu anh Hoàng đánh lái gấp để tránh. theo tôi tai nạn sẽ thảm khốc gấp bội bởi khi lấy lái gấp, phần đầu xe sẽ quay ngang nhưng phần thùng xe chở hàng vẫn lao thẳng theo quán tính. Lực quán tính sẽ hất toàn bộ 26 tấn sắt trên xe đè nát chiếc Innova và sẽ không còn ai sống sót. Điều đó cũng chắc chắn còn gây tai nạn liên hoàn cho những phương tiện trên cả hai chiều của đường cao tốc.

Việc tòa Thái nguyên xử tù và phạt tiền anh Hoàng sẽ gây tâm lý hoang mang cho toàn thể lái xe Việt nam. Họ sẽ không hiểu nổi vì sao một người chạy đúng tốc độ, chở đúng tải trọng, chạy đúng làn, chỉ vì sự ngu dốt và liều lĩnh của người khác mà bị phạt tù. Tai nạn là điều không ai muốn nhưng trong trường hợp này nó là bất khả kháng. Phạt tù để răn đe người trái luật chứ không phải ngược lại. Hãy đền bù thỏa đáng và trả tự do ngay cho lái xe Hoàng. Tòa án Thái Nguyên không thể một mình một luật chà đạp lên lương tri của hàng vạn lái xe toàn quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46109123

 

Chuyển hồ sơ vụ án xe container

 tông xe khách đi lùi trên cao tốc

Tòa Án Nhân Dân (TAND) Tối Cao Việt Nam đã yêu cầu TAND tỉnh Thái Nguyên chuyển toàn bộ hồ sơ gốc liên quan vụ án xe container tông xe khách đi lùi trên cao tốc làm 4 người chết để xem xét lại.

Thông tin trên do ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao, cho báo giới trong nước biết bên hành lang Quốc hội vào sáng 6/11. Ông Bình nhấn mạnh sau khi có hồ sơ gốc, TAND Tối cao sẽ có buổi làm việc với cơ quan tố tụng và cả các chuyên gia.

Hồ sơ vụ án này cho hay vào ngày 19/11/2016, tài xế Lê Ngọc Hoàng đang lái chiếc container trên cao tốc với tốc độ khoảng 60 km/h thì thấy chiếc xe khách Innova do tài xế Ngô Văn Sơn đang đi giật lùi để tránh nút giao thông.

Anh Lê Ngọc Hoàng được nói không giảm phanh tốc độ, cũng không thể chuyển làn vì có ô tô phía sau vượt lên nên tông thẳng vào xe Innova từ phía sau khiến 4 người thiệt mạng tại chỗ.

Trong phiên tòa phúc thẩm hôm 2/11, Hội Đồng Xét Xử TAND tỉnh Thái Nguyên cho rằng bị cáo Hoàng đã “vi phạm khoảng cách an toàn giữa hai xe” và tuyên anh này 6 năm tù và phải bồi thường 400 triệu đồng. Bị cáo Sơn bị tuyên 9 năm tù với cáo buộc được nói là lùi xe ngược chiều trên cao tốc, chở quá số người, và sử dụng rượu bia.

Ngay sau đó, vợ của tài xế container Lê Ngọc Hoàng đã làm đơn kháng cáo gửi các cơ quan chức năng vì cho rằng chồng mình không đi quá tốc độ, không chạy sai làn, không vi phạm tải trọng, không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Tờ Dân Trí trong nước cho biết thêm ông Phạm Văn Hà, Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội, cũng xác nhận đã chỉ đạo rút hồ sơ vụ án trên để xem xét nếu đủ cơ sở sẽ kháng nghị giám đốc thẩm bản án của tòa Thái Nguyên.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-case-of-the-car-accident-driving-backward-on-superhighway-to-be-reviewed-11062018073556.html

 

Luật sư: Cần Thơ trả kim cương

 là ‘bài học’ về làm luật, áp dụng luật

Một lãnh đạo chính quyền Cần Thơ hôm 6/11 chỉ thị cấp dưới “trả lại” kim cương, đá trang sức thu giữ từ một tiệm vàng trong thành phố, đồng thời miễn một phần tiền phạt đối với tiệm vàng này, theo báo chí Việt Nam.

Đã có một “cơn bão dư luận” trong mấy tuần qua vì chính quyền địa phương hồi tháng 10 ra quyết định xử phạt tới 180 triệu đối với tiệm vàng có tên Thảo Lực do đã “đổi 100 đô la trái phép” vào cuối tháng 1, ngoài ra nhà chức trách còn thu giữ kim cương, đá quý từ tiệm này.

Theo tường thuật của nhiều tờ báo, công an đã làm như vậy dựa trên cái cớ là họ bắt quả tang tiệm Thảo Lực, nơi không có giấy phép về giao dịch ngoại tệ, đã “đổi tiền trái phép” cho một người có tên Nguyễn Cà Rê.

Bản thân người đàn ông nói trên cũng bị chính quyền phạt vi phạm hành chính tới 90 triệu đồng trong cùng vụ việc.

Khoảng 290 bài báo cùng hàng trăm bài viết, bình luận khác trên mạng xã hội của mọi giới, trong đó có nhiều doanh nhân và luật sư, trong thời gian qua cho thấy báo chí và công luận chỉ trích mạnh mẽ việc công an Cần Thơ có dấu hiệu lạm quyền khi khám nhà và thu giữ những gì mà họ gọi là “tang vật”.

Bên cạnh đó là những bức xúc về điều mà dư luận cho là luật không sát với thực tế vì số tiền phạt quá lớn so với giao dịch đổi tiền.

Những tiếng nói của truyền thông và công luận dường như đã tác động đáng kể đến động thái mới đây của phía chính quyền.

Các báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh và một số báo khác đưa tin hôm 6/11 rằng chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, ông Trương Quang Hoài Nam, đã “làm việc” với ông Lê Hồng Lực, chủ tiệm vàng Thảo Lực, và luật sư của ông Lực.

Tôi cho rằng cái này là hết sức đáng hoan nghênh. Khi áp dụng pháp luật sai thì sẽ phải sửa. Cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền mà nhìn nhận ra được, khắc phục ngay, sửa đổi ngay, thì tôi cho đó là vấn đề hoàn toàn tốt.

Luật sư Hoàng Văn Hướng

Sau khi nghe các lý lẽ và đề nghị từ phía ông Lực và đại diện pháp lý của ông, vị phó chủ tịch TP Cần Thơ đã “yêu cầu” các cơ quan chức năng thực hiện các thủ tục cần thiết để “hủy bỏ một phần” quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời “trả lại” toàn bộ tang vật gồm 20 viên kim cương và gần 20.000 viên đá nhân tạo cho tiệm vàng, theo các bản tin mới nhất.

Các báo cho biết thêm số tiền phạt mà tiệm vàng được miễn là 70 triệu đồng trong tổng số 180 triệu ban đầu.

Ngoài ra, vẫn theo các báo, ông Rê được miễn 90 triệu tiền phạt, song số tiền 100 đô la sẽ không được nhà chức trách trả lại.

Luật sư Hoàng Văn Hướng, người không trực tiếp liên quan đến vụ việc, đưa ra bình luận với VOA:

“Tôi cho rằng cái này là hết sức đáng hoan nghênh. Khi áp dụng pháp luật sai thì sẽ phải sửa. Cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền mà nhìn nhận ra được, khắc phục ngay, sửa đổi ngay, thì tôi cho đó là vấn đề hoàn toàn tốt. Tốt cho chính quyền, tốt cho nhân dân về vấn đề cầu thị. Tất cả đều hướng tới cái đúng đắn, thì đấy chính là công lý”.

Ông Hướng cũng cho rằng động thái này tạo ra một tiền lệ để những người, những cơ quan có thẩm quyền khi ở vào tình huống tương tự, họ sẽ “không bưng bít”, “không lẩn tránh trách nhiệm”. Thay vào đó, theo luật sư, họ sẽ hành động một cách “rõ ràng, minh bạch” và sẽ được xã hội cũng như mọi người “ủng hộ”.

Các phản ứng ban đầu trên các diễn đàn có nền tảng là Facebook cho thấy nhiều người “chúc mừng” chủ tiệm vàng và bày tỏ cách nhìn nhận giống quan điểm của luật sư Hướng.

Một số người đưa ra các nhận xét vẫn đầy hoài nghi hoặc thiếu tích cực nhắm đến chính quyền Cần Thơ, với các lời bình như “tổ chức cướp bất thành” hay “nuốt không trôi phải nhả ra”.

Một số người khác đặt vấn đề rằng cần làm rõ việc tịch thu tài sản của dân có được thực hiện đúng luật không; nếu sai luật, những quan chức đề xuất sai và ký lệnh sai “phải bị xử lý kỷ luật”.

Tịch thu kim cương, phạt tiệm vàng: Cần Thơ tiếp tục vòng vo

Vụ đổi 100 đôla bị phạt 90 triệu: Công an nói đúng luật, không gài bẫy​

Trong một cuộc phỏng vấn trước đây về vụ việc này, một luật sư khác, ông Trần Thu Nam, đã phân tích với VOA về những điều bất hợp lý rõ rệt trong quy trình phát hiện, xử phạt và thu giữ tài sản tại tiệm vàng Thảo Lực.

Thứ nhất, công an phát hiện việc ông Rê mang đô la đến đổi tại tiệm vàng vào ngày 30/1, nhưng phải đến hơn 7 tháng sau công an mới lập biên bản vi phạm hành chính, như vậy là trái luật về vi phạm hành chính.

Thứ hai, luật sư Nam chỉ ra rằng sau khi công an ập vào bắt quả tang hành vi đổi tiền, họ đã tiến hành khám xét tiệm vàng ngay với một lệnh khám nhà đã được ký trước 6 ngày và có dấu hiệu cho ghi khống ngày thực hiện. Ông Nam gọi đó là “quyết định khám xét không hợp lệ”.

Thứ ba, cái gọi là “tang vật” gồm 20 viên kim cương và rất nhiều đá trang sức khác thực chất là tài sản riêng của chủ tiệm vàng, theo luật sư Nam, nên lẽ ra ngay từ đầu công an đã không được phép tịch thu.

Vụ việc ở Cần Thơ đã gây chú ý tới tận quốc hội và chính phủ. Hôm 30/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu rằng Bộ Công an phải khám nhà đúng luật và phải thực hiện đúng thời gian phạt hành chính. “Đừng để 6 tháng, 9 tháng sau mới đưa ra quyết định”, bà nói.

Yêu cầu xem xét lại quy định trong vụ đổi 100 đôla bị phạt 90 triệu đồng

Trước đó hai ngày, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã giao Ngân hàng Nhà nước “nghiên cứu tính hợp pháp, hợp lý” của mức tiền phạt lên đến tổng cộng 270 triệu đồng đối với ông Rê và tiệm vàng Thảo Lực.

Về phần mình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nói với báo chí hôm 26/10 rằng cơ quan của ông “đang có kế hoạch” sửa đổi nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong năm nay.

Thống đốc NHNN: Sử dụng nhân dân tệ ở biên giới không vi hiến

Luật sư Hoàng Văn Hướng nói với VOA hôm 6/11 rằng ông hoan nghênh thông điệp từ Thống đốc Lê Minh Hưng.

Luật sư nói thêm rằng phía Ngân hàng Nhà nước nói riêng và phía chính quyền nói chung “cần rút ra bài học” là khi ban hành một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một ngành, một lĩnh vực nào đó, rất cần “có nội dung bám sát xã hội” và quan trọng là “phải có sự phản biện, lắng nghe, cầu thị, không áp đặt”.

https://www.voatiengviet.com/a/luat-su-can-tho-tra-lai-kim-cuong-la-bai-hoc-ve-lam-luat-ap-dung-luat/4646654.html

 

VN: Nghiệp đoàn độc lập sau CPTPP

 ‘không làm chính trị’?

Ben NgôBBC Tiếng Việt

Một nhà quan sát nói với BBC rằng thử thách lớn nhất của nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam tới đây là “làm sao dung hòa được các quyền lợi đối nghịch của các bên tham gia”, trong lúc một nhà hoạt động cho rằng nhiệm vụ trước mắt là giải nghĩa cho công nhân hiểu công đoàn “không làm chính trị”.

Trong bối cảnh Quốc hội Việt Nam đang xem xét thông qua CPTPP, truyền thông nói Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ có “tổ chức khác cạnh tranh” và tránh đề cập đến khái niệm “công đoàn độc lập”.

Việt Nam thiếu kinh nghiệm về Công đoàn độc lập?

VN: Nhà hoạt động công đoàn tố “bị khủng bố”

Ông Đoàn Huy Chương đã về nhà

Ông Ngọ Duy Hiểu, phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam được báo Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh hôm 5/11 dẫn lời: “Công đoàn Việt Nam sẵn sàng chấp nhận, vượt qua thách thức, coi đây là cơ hội đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của tổ chức mình.”

“Trong việc sửa đổi Bộ luật Lao động, cần thiết lập những quy định thật sự thông minh, vừa đảm bảo cam kết của Việt Nam với các đối tác nhưng vừa linh hoạt trong việc thực thi, tổ chức thực hiện.”

“Đặc biệt, không để những tổ chức khác ra đời không vì lợi ích bảo vệ người lao động mà vì những động cơ chính trị, chống phá nước ta và cũng không để những tổ chức khác ra đời do giới chủ thao túng, phá hoại Công đoàn Việt Nam và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.”

‘Chỉ còn trên lý thuyết’

Từ Canada, luật sư Vũ Đức Khanh nói với BBC hôm 6/11: “Trong quá trình tham gia đàm phán TPP và sau này là CPTPP, Việt Nam thừa biết sẽ phải thay đổi rất nhiều luật lệ trong nước để phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhưng Việt Nam vẫn luôn chần chừ để mua thời gian không thực hiện những cam kết của mình.”

“Điển hình là năm 2012, Việt Nam vẫn thông qua luật Công đoàn dù biết rằng đang trong giai đoạn chót để thông qua TPP. Ở thời điểm kết thúc đàm phán TPP, ngoài cam kết chung trong chương 19, do áp lực của Mỹ, Việt Nam buộc phải ký riêng với Hoa Kỳ một bản phụ lục để phía Mỹ có thể giám sát tiến trình tuân thủ này nhưng Việt Nam đã xin được triển hạn thi hành điều khoản này từ 3 đến 5 năm.”

Điều mấu chốt là giải nghĩa cho công nhân hiểu công đoàn “không làm chính trị” như cách họ bị tuyên truyền lâu nay.nhà hoạt động Đoàn Huy Chương

“Nhưng khi chính quyền Trump đã rút ra khỏi TPP cho nên, điều kiện giám sát này cũng bị mất luôn mà chỉ còn cam kết chung của tất cả mọi thành viên theo chương 19 của Hiệp định CPTPP.”

“Như thế thì khả năng Chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do nghiệp đoàn chỉ còn trên lý thuyết vì trong 10 nước thành viên còn lại của CPTPP không có ai có đủ trọng lượng để áp lực Việt Nam thực thi điều này. Đó là chưa kể đến Việt Nam sẽ viện dẫn trường hợp đặc biệt để kéo dài thời gian thực hiện cam kết.”

“Trong bối cảnh hiện nay, Quốc hội Việt Nam có thể thông qua Hiệp định CPTPP để có thể hưởng lợi về kinh tế trước mắt và từ từ, có thể là 3 đến 5 năm nữa, Chính phủ Việt Nam sẽ thay đổi một số luật, trong đó có luật Công đoàn 1992 để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới.”

Công đoàn VN ‘con đường chưa khai phá’

Samsung VN bác bỏ cáo buộc về lao động nữ

Công nhân Pouchen VN tràn xuống quốc lộ đình công

Ông Vũ Đức Khanh, từ đảng Dân chủ Việt Nam ở hải ngoại, nói thêm: “Tôi nghĩ đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ đương nhiệm không có lý do gì phải lo sợ các lực lượng nghiệp đoàn tự do, độc lập với họ.”

“Thứ nhất, Đảng đã có một quá trình kinh nghiệm đấu tranh công đoàn gần 90 năm từ những năm đầu của cách mạng từ năm 1929.”

“Thứ hai, một bộ máy Đảng và Nhà nước độc quyền như hiện nay thì tại sao lại phải sợ cạnh tranh với những tổ chức chỉ mới vừa được thành lập và tập tễnh bước vào sân chơi.”

“Và thứ ba, việc các nghiệp đoàn này đào tạo được một lãnh đạo xứng tầm quốc gia và quốc tế cũng phải đòi hỏi ít nhất gần một thế hệ, có nghĩa là phải mất khoảng 20 năm.”

“Về phần công đoàn Nhà nước, họ buộc phải thay đổi một cách toàn diện để tồn tại. Chấp nhận quy luật cạnh tranh để sinh tồn.”

“Thử thách lớn nhất của họ là làm sao luôn là người đại diện chân chính và thiết thực đối với tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt trong bối cảnh khi Nhà nước lại đóng vai trò của giới chủ nhân kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường đa thành phần.”

“Quyền lợi của đảng chính trị cầm quyền, của Nhà nước trực tiếp làm kinh tế, của tầng lớp tư bản ngoại quốc và tư sản dân tộc, và của người lao động cần phải được các lãnh đạo công đoàn cân nhắc. Sự sống còn của họ đã bắt đầu nằm trong tay của người lao động khi tầng lớp này thực hiện quyền lựa chọn.”

“Còn đối với các nghiệp đoàn độc lập, tự do, thử thách lớn nhất và trước mắt của họ là làm sao có thể dung hòa được các quyền lợi đối nghịch của các bên tham gia.”

“Để tồn tại, lãnh đạo các nghiệp đoàn độc lập, tự do phải đạt được tính chính danh từ người lao động đã lựa chọn họ.”

“Đồng thời, họ phải chứng tỏ rằng họ không nguy hại cho Đảng mà ngược lại có thể là đối tác chiến lược. Riêng đối với giới chủ doanh nghiệp dù đó là doanh nghiệp quốc doanh, tư doanh trong nước hay các nhà đầu tư nước ngoài, các vị lãnh đạo này cũng cần phải học bài học “hợp tác” mà quên đi “đấu tranh giai cấp”. Vì đơn giản là nếu không có tư bản đầu tư thì sẽ không có người lao động.”

‘Cái nhìn lạc quan’

Cùng ngày 6/11, ông Đoàn Huy Chương, nhà hoạt động công đoàn, nói với BBC: “Việc cho lập công đoàn độc lập là tin vui cho giới hoạt động công đoàn, đem lại cái nhìn lạc quan.”

“Tuy vậy, cũng có lo ngại về một dạng mang danh nghĩa là “công đoàn độc lập” nhưng thực chất là có sự điều hành của Nhà nước.”

“Cần nhìn nhận thực tế là luật Lao động chưa phù hợp với công nhân Việt Nam nên cần phải sửa đổi một số điều luật.”

“Tôi nghĩ thách thức trước mắt của giới hoạt động là hướng dẫn cho người lao động biết rõ quyền lập công đoàn độc lập.”

“Đại đa số công nhân có thể vẫn chưa hiểu công đoàn độc lập nếu có thì giúp ích được gì cho họ và có khác gì công đoàn Nhà nước.”

“Điều mấu chốt là giải nghĩa cho công nhân hiểu công đoàn “không làm chính trị” như cách họ bị tuyên truyền lâu nay.”

Ông Chương, người từng thụ án 7 năm tù giam vì hoạt động đòi hỏi quyền lợi cho công nhân, cũng nói thêm với BBC: “Tôi cũng như những nhà hoạt động công đoàn khác nhận thấy có thể học hỏi mô hình công đoàn Ba Lan và Úc.”

“Quan trọng là tìm hiểu cái nào thích hợp với tình hình ở Việt Nam và điều chỉnh thế nào.”

“Mặt khác, giới hoạt động công đoàn cũng cần thời gian để củng cố tổ chức chặt chẽ hơn trong lúc tăng cường thay đổi nhận thức cho công nhân.”

Trong một bài viết trên BBC hồi tháng 2/2016 khi có những đàm phán về TPP, nhà quan sát Nguyễn Quang Duy từ Úc nhận định: “Một cách cơ bản các công đoàn phải thực sự phát xuất từ công nhân, phải do công nhân lập ra, được công nhân nuôi dưỡng và phải đấu tranh cho quyền lợi công nhân.”

“Những người lãnh đạo công đoàn phải là người được công nhân thương yêu, tin tưởng và bầu lên qua những cuộc bầu cử dân chủ.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46088082

 

Công đoàn vàng qua cái nhìn

của nhà nước và giới bất đồng chính kiến

Kính Hòa RFA

Ngày 2/11/2018, Ông Ngô Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng công đoàn lao động Việt Nam, nói trước Quốc hội rằng ông lo ngại 2 điều khi Việt Nam gia nhập Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm 11 nước (CPTPP), mà Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký đề nghị Quốc hội phê chuẩn. Hai điều đó là sẽ có những tổ chức mà ông gọi là “công đoàn vàng” xuất hiện, và điều thứ hai là những tổ chức của công nhân sẽ hoạt động chính trị, chống phá nhà nước.

Sở dĩ như vậy là vì khi Việt Nam gia nhập CPTPP, và có thể là cả hiệp định thương mại tự do với Châu Âu sau này, Việt Nam sẽ phải cho phép các nghiệp đoàn độc lập của công nhân hoạt động, thay vì chỉ có công đoàn của nhà nước như hiện nay.

Vậy “công đoàn vàng” là ai? Và công đoàn có hoạt động chính trị hay không?

Khái niệm công đoàn vàng bắt đầu từ nước Pháp để chỉ những tổ chức công đoàn do giới chủ nhân thành lập nhằm cản trở công nhân đình công đòi quyền lợi của họ. Theo một số tài liệu thì việc này bắt đầu từ cuộc đình công của thợ mỏ ở Pháp vào ngày 8/11/1899, sau khi nhóm nghiệp đoàn do giới chủ thành lập cản trở cuộc đình công, họ đã bị công nhân tấn công, ném đá,  khi đang nhóm họp trong một quán cà phê. Cửa kính của quán này sau đó được sửa chữa bằng những tờ giấy dầu màu vàng. Tên gọi công đoàn vàng bắt đầu từ đó, để chỉ những nghiệp đoàn mạo danh của giới chủ.

Theo tôi công đoàn vàng với công đoàn của nhà nước là một. Vì họ chẳng tổ chức được cuộc đình công nào cho công nhân mà còn có khi đàn áp, ngăn cản họ, đứng về phía giới chủ.

-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng.

Nhưng các nhà hoạt động xã hội, bất đồng chính kiến tại Việt Nam thì lại gọi tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay là công đoàn vàng với lý do là họ chẳng những không giúp công nhân đòi quyền lợi mà còn cản trở những cuộc đình công của họ. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, đứng đầu tổ chức Hội nhà báo độc lập nói:

Theo tôi công đoàn vàng với công đoàn của nhà nước là một. Vì họ chẳng tổ chức được cuộc đình công nào cho công nhân mà còn có khi đàn áp, ngăn cản họ, đứng về phía giới chủ.”

Chúng tôi có liên lạc với ông Ngô Duy Hiểu để bình luận về cáo buộc này, nhưng ông nại cớ bận việc nên không trả lời được.

Theo ông Phạm Chí Dũng, tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay nhận 2% quĩ lương từ các công ty xí nghiệp, tức là họ trên thực tế lãnh lương của giới chủ.

Trên trang báo Người Lao Động của nhà nước Việt Nam, số ra ngày 8/12/2014, có trích dẫn Luật Công đoàn của Việt Nam, ghi rõ là các doanh nghiệp phải nộp 2% quĩ lương của mình cho công đoàn của nhà nước.

Đầu năm 2017, trong một lần trao đổi với RFA, chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói về quan hệ giữa giới chủ đầu tư và công đoàn nhà nước như sau:

“ Giới chủ đầu tư trả lương cho những người đại diện công đoàn, cho nên khi những người này đấu tranh cho quyền lợi công nhân liền bị sa thải.”

Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi Việt Nam cho phép nghiệp đoàn độc lập hoạt động?

Sau buổi điều trần ở Nghị viện Châu Âu về nhân quyền Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A có trả lời RFA rằng không loại trừ việc Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức những công đoàn do họ điều khiển.

Những người hoạt động công đoàn độc lập hiện nay tại Việt Nam không lo ngại việc xuất hiện công đoàn vàng.

Ông Đoàn Huy Chương, của tổ chức Phong trào lao động Việt cho chúng tôi biết:

Lo ngại đó cũng chính đáng nhưng tôi cho là công nhân hiện nay hiểu biết nhiều, họ sẽ biết ai là đại diện cho họ.”

Bà Trần Thị Thuận, của tổ chức Liên đoàn lao động Việt tự do nói về phát biểu của ông Ngô Duy Hiển:

Nhà cầm quyền cộng sản họ lo ngại quá xa, vì họ có mục đích gì đấy thôi. Cả thế giới đều phát triển được công đoàn một cách mạnh mẽ thì tại sao Việt Nam phải lo ngại?”

Một nhà quan sát khác là ông Nguyễn Thiện Nhân ở Bình Dương cho rằng chuyện thành lập công đoàn vàng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhưng không có gì đáng ngại cả.

Ông Nhân là người quan sát những hoạt động đình công của công nhân ở Bình Dương bấy lâu nay.

Chính trị là phạm vi rất rộng. Quyền hoạt động chính trị cũng là của công nhân, miễn họ không làm trái pháp luật.

-Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bình Dương.

Bình luận về sự lo ngại về hoạt động chính trị của tổ chức công nhân, ông nói:

Chính trị là phạm vi rất rộng. Quyền hoạt động chính trị cũng là của công nhân, miễn họ không làm trái pháp luật.”

Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, sự lo ngại của các giới chức Việt Nam về hoạt động chính trị của các tổ chức công nhân độc lập, là sự ám ảnh về hoạt động của Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan vào những năm cuối của chế độ cộng sản ở nước này.

Bà Trần Thị Thuận nói rằng chuyện chính trị hay được những người cộng sản Việt Nam đem ra làm cái cớ để đàn áp.

Trong cương lĩnh của Liên đoàn lao động Việt tư do có ghi rằng chúng tôi không hoạt động chính trị, mà chỉ tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Thế nhưng Liên đoàn lao động Việt tự do luôn bị cáo buộc là một tổ chức chính trị phản động.”

Bà nói thêm là ngay trong những qui định điều lệ, của tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay đều có ghi rằng Tổng công đoàn của nhà nước hiện nay là một tổ chức chính trị.

Chúng tôi vào trang web Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam thì thấy ghi rằng Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân Việt Nam.

Đảng viên “bảng đỏ”

Chỉ có giải tán toàn bộ công đoàn tại các xí nghiệp hiện tại rồi để công nhân tự lập ra công đoàn cho họ dưới sự khuyến khích ,cổ động của toàn thể công nhân thì mới hữu hiệu cho việc tranh đấu quyền lợi cho công nhân mà thôi !

Ngoài ra còn công đoàn hiện tại do nhà nước lập ra chỉ là bình mới rượu cũ thì công đoàn nhà nước trá hình này chỉ có hùa theo quyền lợi của chủ mà bóp nghẹt công nhân.
Câu ” đừng nghe những gì cộng sản hứa mà hay nhìn kỹ những gì cộng sản làm ,áp dụng trong trường hợp này cũng thấm thía lắm đấy !

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/yello-union-who-are-you-11052018121419.html

 

Phái đoàn ngoại giao Mỹ

gặp Hội đồng Liên tôn Việt Nam

Hội đồng Liên tôn Việt Nam vào chiều ngày 5 tháng 11 tại chùa Giác Hoa, Sài Gòn có cuộc gặp với Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về tình hình tôn giáo Việt Nam.

Tin cho biết, về phía Hoa Kỳ có đại diện của Đoàn công tác Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế thuộc Cục Dân chủ, Nhân quyền, Lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ gồm ông Khashayar M Ghashyhai – Phó Giám đốc và bà Mariah J Mercer – Trưởng Bộ phận phụ trách Thái Bình Dương và Đông Á. Bên cạnh đó còn có bà Pamela Pontius thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

Đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam, Hòa thượng Thích Không Tánh cho Đài Á Châu Tự Do biết về cuộc gặp như sau:

“Họ có nói rằng cuộc viếng thăm nhằm mục đích mong muốn Hội đồng Liên tôn Việt Nam có thể cho biết về tình hình, thực trạng vấn đề về tự do tôn giáo cũng như vấn đề nhân quyền tại Việt Nam để phái đoàn có thể nắm rõ cụ thể.”

Hội đồng Liên tôn Việt Nam cũng gửi lời cám ơn đến chính phủ Hoa Kỳ đã giúp đỡ cho những trường hợp các blogger, các nhà hoạt động bị bỏ tù được sang Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Hà Nội ngay sau đó lại có những biện pháp khác đối phó với những nhà hoạt động trong nước:

“Sau khi Hà Nội cho tự do một người thì đồng thời nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội lại bắt thêm mấy chục người khác nữa. Mong rằng chính phủ Hoa Kỳ cũng như các nước văn minh, tiến bộ trên thế giới có thể can thiệp cho tất cả trên 200 tù nhân chính trị chúng tôi đang sống rất khó khăn và bị đàn áp nặng nề trong tù.”

Bên cạnh đó, mỗi vị đồng chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam cũng trình bày về vấn đề tôn giáo của mình với phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ.

Hội đồng Liên Tôn Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự độc lập thường xuyên lên tiếng về các vấn đề tôn giáo, nhân quyền trong nước.

Trước đây các thành viên của Hội Đồng Liên Tôn thường bị ngăn cản không thể đến được các cuộc gặp với những phái đoàn ngoại giao nước ngoài. Thế nhưng gần đây, biện pháp cấm đoán từ phía cơ quan chức năng có giảm và những cuộc gặp có thể diễn ra.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-us-diplomatic-delegation-meets-with-the-interfaith-council-of-vn-11062018074208.html

 

Luật An Ninh mạng không khiến

Facebook và Google rời Việt Nam

Bộ Công an Việt Nam vào ngày 6/11 khẳng định rằng quy định về lưu trữ dữ liệu trong Luật An Ninh mạng sẽ có hiệu lực từ đầu sang năm sẽ không làm ảnh hưởng, cản trở và khiến Facebook và Google rời khỏi Việt Nam.

Bộ này khẳng định, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định lưu trữ dữ liệu trong nước và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng. Theo Bộ Công An chính quyền Hà Nội thì Ngoài Việt Nam, hiện nay có khoảng 18 quốc gia cũng có quy định lưu dữ liệu trong nước nhưng tùy vào tình hình thực tế các nước có thể yêu cầu các loại dữ liệu khác nhau.

Các loại dữ liệu cần lưu trữ tại Việt Nam được quy định trong luật An Ninh mạng gồm: thông tin cá nhân người dùng, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng và dữ liệu do người sử dụng tại Việt Nam tạo ra.

Bộ Công an giải thích hiện nay Facebook và Google đã thuê máy chủ tại Việt Nam với hơn 1700 máy chủ đối với Google và 441 máy chủ dành cho Facebook tại 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước.

Luật An Ninh mạng không áp dụng đối với toàn bộ các doanh nghiệp trong và ngoài nước mà là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng internet, những doanh nghiệp nước ngoài tại quy định phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Theo các số liệu thống kê, hiện nay Việt Nam có khoảng 53 triệu người có tài khoản Facebook và trên 60 triệu người sử dụng Google. Tổng số dân tại Việt Nam hiện được thống kê chừng 94 triệu người.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-cyber-security-law-will-not-make-facebook-and-google-leave-vietnam-11062018072848.html

 

Bàn cãi về số lượng

quân hàm giám đốc công an địa phương

Quốc Hội Việt Nam vào chiều ngày 6 tháng 11 thảo luận về dự thảo Luật Công an Nhân Dân sửa đổi.

Nội dung về quy định liên quan đến cấp bậc hàm, đặc biệt là cấp tướng nêu ra trong dự luật được chú ý nhiều nhất.

Theo tin trong nước cho biết, Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng nên đề nghị quy định về cấp bậc hàm cao nhất là trung tướng đối với các đơn vị thuộc Bộ, cấp bậc hàm thiếu tướng đối với giám đốc công an tỉnh. Có 1 số ý kiến đề nghị cấp bậc hàm cao nhất đối với vị trí công an tỉnh là đại tá, bảo đảm tương đương quân hàm của chỉ huy quân sự địa phương theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Dự thảo luật quy định Bộ Công an sẽ có tối đa 201 tướng, trong đó có 1 đại tướng là bộ trưởng, tối đa 6 thượng tướng là thứ trưởng.

Tại buổi thảo luận, một số ĐBQH như ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ), ĐB Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) cho rằng cần lưu ý số lượng phong hàm theo quy định là nhiều. Ông Phạm Văn Hoà cho rằng cần cân nhắc số thiếu tướng không quá 3 người với Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội và TP HCM với lý do “cùng là phó giám đốc mà người được quân hàm Thiếu tướng, người kia thì không”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Concerns-about-the-number-of-police-generals-11062018072649.html

 

Bác bỏ giải thích về ‘chất lượng công trình kém’

Nút giao nối cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tại khu vực đoạn đường xuống cảng Dung Quất bị lún quá thiết kế được duyệt và ban lãnh đạo nhà đầu tư dự án (VEC) khẳng định sự cố này không phải do chất lượng công trình.

Ban lãnh đạo VEC nhấn mạnh hiện tượng lún hơn 1m tại khu vực này là độ lún trong quá trình thi công nằm trong giải pháp kỹ thuật xử lý nền đất yếu và hiện nay đang trong quá trình đắp và gia cố nền đường.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bác bỏ ngay giải thích đó vì theo ông là hoàn toàn không chính xác:

“Bởi vì muốn hay không muốn khi làm con đường người ta phải khảo sát địa chất rất kỹ lưỡng sau đó giải pháp gia cố nền đường như thế nào thì cũng phải có giải pháp cụ thể, từ đấy nó đảm bảo anh thi công như thế nào thì nó đảm bảo đường sẽ không bị sụt lún tiếp. Cho nên cách giải thích tình trạng như vậy là hoàn toàn không đúng.”

Đồng ý với ý kiến của giáo sư Đặng Hùng Võ, anh tài xế Huỳnh Long người từng lên tiếng mạnh mẻ về vấn đề Trạm thu phí BOT Cai Lậy có ý kiến:

Bởi vì muốn hay không muốn khi làm con đường người ta phải khảo sát địa chất rất kỹ lưỡng sau đó giải pháp gia cố nền đường như thế nào thì cũng phải có giải pháp cụ thể.

-GS. Đặng Hùng Võ

“Dự án trước khi thực hiện đều có khảo sát địa chất. Nên đổ cho nền đất yếu là vô lý. Bạn nhìn mặt nơi mặt đường bị bong tróc hoàn toàn không có dấu hiệu của sự sụt lún. Mặt đường vẫn phẳng”

Vụ hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chưa kịp lắng xuống, thì tin tức lại cho biết khu bờ kè Cầu Rạch Miễu, Tiền Giang được đầu tư hơn 400 tỷ đồng nhưng khi vừa đưa vào sử dụng thì xảy ra tình trạng sụt lún nền đất nghiêm trọng.

Sau khi có phản ánh của người dân, ban lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh đến kiểm tra và ra kết luận rằng, nguyên nhân là do một doanh nghiệp trong quá trình đào hố móng không có biện pháp che chắn cát, nên khi mưa lớn cát lấp nền tại vị trí này bị chảy xuống hố tạo hàm ếch gây lún nền bê tông, chứ không phải do chất lượng công trình thi công.

“Ngụy biện…Nguyên tắc làm nền phải được lèn chặt, tạo độ nén cao. Khi độ nén đạt chuẩn thì làm sao mà lún được. Hơn nữa, nơi bờ kè là đất liền thì cát chảy vào hố nào???”Anh tài xế Huỳnh Long người trực tiếp tới nơi xảy ra sụt lún tại khu vực này khẳng định lời giải thích này chỉ là ngụy biện.

Anh Huỳnh Long cho biết thêm, sau khi kiểm tra phát hiện dấu hiệu rút ruột công trình diễn ra thật sự nghiêm trọng, khi dùng cây bạch đàn có đường kính chỉ khoảng 30-40cm làm trụ chống đà cả bờ kè.

Giáo sư Đặng Hùng Võ cũng cho rằng điều đó không thể chấp nhận được: “Đối với những nơi có thể gây ra tình trạng sụt lún dưới chân thì chắc chắn anh phải có giải pháp. Cột phải làm bằng betong thì chắn chắn nó mới lâu dài được, còn cọc gỗ không thể nào đảm bảo được điều đó.”

Tại thành phố Cần Thơ, kè Khai Luông với tổng mức chi phí hơn 32 tỷ đồng nhưng sau hai năm đưa vào sử dụng cũng bị sụt lún, hư hỏng.

Nhiều người dân sống quanh khu vực cho báo chí biết, sau khi hoạt động được vài tháng là đã có sụt lún nghiêm trọng rồi và người dân cũng đã báo cáo phản ánh với chính quyền nhưng từ đó đến nay vẫn không có gì khả quan hơn.

Mới đây, công trình cầu dây văng Bạch Đằng tại Quảng Ninh với tổng mức vốn đầu tư lên tới 7.300 tỷ, sau hai tháng thông xe đã xảy ra hiện tượng lún võng, dập dềnh khiến các xe qua lại không được thuận tiện.

Nhiều tài xế qua lại cầu phản ứng cho rằng, biển báo tốc độ cho phép 100 km/h nhưng chỉ dám chạy với tốc độ 50-60km/h vì mặt cầu lượn sóng.

Ông Nguyễn Tiến Oánh, phó giám đốc chủ đầu tư cầu Bạch Đằng giải thích rằng hiện tượng lún võng này đã được phát hiện từ trước khi công trình hợp long nhưng cần thời gian theo dõi khi khai thác rồi mới tiến hành sửa chữa. Ông khẳng định các tài xế có thể chạy qua cầu với tốc độ 120km/h vẫn an toàn.

Tài xế Huỳnh Long lấy kinh nghiệm cầm lái nhiều năm cho biết: “Mặt cầu không bằng phẳng, lượn sóng do bị vênh giữa các khớp nối(chưa biết được do chất lượng công trình hay trình độ kỹ thuật thấp gây nên) làm cho bề mặt cầu bị mặt uốn lượn, nếu phương tiện di chuyển tốc độ cao từ 80km trở lên rất dễ bị lệch tay lái.”

Còn theo giáo sư Đặng Hùng Võ khẳng định rằng đây là một vấn đề thiếu trách nhiệm: “Bởi vì tất cả những chuyện đó nó rất quan trọng đối với hệ thống giao thông và nhất là đối với cầu thì nó lại càng rất quan trọng. Đối với tình trạng này là do người ta không tính toán hết, nguyên nhân chính là do khảo sát không tốt vì vậy giải pháp kỹ thuật đưa ra không đủ. Không thể giải thích giải pháp kỹ thuật là do các này cái kia đưa ra chúng ta phải chịu như thế là không đúng.”

Ngoài ra, vị giáo sư còn chia sẻ thêm tất cả mọi quy trình để thực hiện một công trình dự án lớn đều có đầy đủ để đảm bảo tất cả mọi việc phải quy về chất lượng. Theo ông đối với các trường hợp như vừa nêu đã hoàn toàn sai về quy trình thực hiện.

“Tất cả những điều đó thứ nhất là khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật là không đủ trình độ để phê duyệt nên nó tạo ra tình trạng như hiện nay. Thứ hai là kiểm tra chất lượng cũng không đạt yêu cầu bởi vì khi đó đơn vị kiểm tra chất lượng phải phát hiện ra được vấn đề này, thì đây là một điểm rất yếu của Việt Nam.”

Còn anh Long thì cho rằng tất cả nằm ở sự minh bạch:

“Trong khi hầu hết các công trình này không qua đấu thầu công khai để chọn nhà thầu có năng lực mà toàn là chỉ định thầu. Nên chất lượng công trình thấp là điều đương nhiên.”

Anh còn chia sẻ thêm đây không phải là những công trình mới bị phát hiện mà rất nhiều công trình trước đây cũng có tình cảnh tương tự nhưng tất cả đều được khẳng định không phải do chất lượng công trình.

Trong khi đó một điển hình công trình có chất lượng bảo đảm dù sau 16 năm được đưa vào sử dụng là Cầu Mỹ Thuận nối tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu này do nhà thầu Australia làm chủ đầu tư kiêm giám sát.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/damage-in-the-new-operation-is-not-due-to-the-quality-of-the-work-11062018105140.html

 

Ban chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược:

Đảng cử, đảng bầu?

Ngày 4/11/2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì buổi họp công bố quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026 và Tổ giúp việc.

Ban này do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, sáu người khác gồm Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tổ giúp việc gồm 12 người, do ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương làm Tổ trưởng.

Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, nguyên Trưởng khoa Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nộ nói rằng ban này chỉ khác tên chứ không phải là ban mới:

Cái ban đấy thì vẫn thường có, cứ mỗi lần chuẩn bị đại hội đảng thì họ lại lập ra Ban chuẩn bị nhân sự, bây giờ gọi là Ban chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Tôi thì tôi gọi là một ban quái gở.

Nhiệm vụ của ban này là để đi tìm những cán bộ rồi đưa vào danh sách để các đại hội bầu ủy viên trung ương, Bộ chính trị, và tất nhiên dự trù những cá nhân để bầu Bộ trưởng, Thủ tướng, Phó thủ tướng, Chủ tịch quốc hội. Ban này tìm người, lập danh sách rồi lên danh sách gọi là quy hoạch cán bộ. Ban này quyền hành to lắm đấy.

Đáng lẽ ai được bầu thì ra đại hội ứng cử, giới thiệu, tranh luận, tranh cử để được bầu. Ở đây là lên danh sách theo kiểu trước đây gọi là “đảng cử dân bầu”. Bây giờ thì “đảng cử, đảng bầu”. Mà cử là do ban quy hoạch này cử đấy. Coi như họ chọn trước. Ví dụ bầu ba người thì chọn trước 4, 5 người rồi đem ra bầu.

RFA: Một trong những yêu cầu chọn người được đưa ra là trình độ, hiểu biết phải tương đối toàn diện trên các lĩnh vực; phải nắm chắc tình hình trong nước, quốc tế… và loại bỏ ngay những người có biểu hiện suy thoái. Giáo sư nghĩ sao về yêu cầu này?

Giáo sư Nguyễn Đình Cống: Người ta nói thế thôi chứ thực chất là chọn người cùng phe cánh với họ, cùng chạy chọt với họ. Nói cho hay thì ai chả nói được. Họ nói là phải làm cho liêm khiết, cho tử tế, cho đúng đắn, phải chọn cho được người có tài có đức. Họ tạo ra địa chỉ để chạy chức chạy quyền. bây giờ ông nào muốn vào trung ương, ông nào muốn vào tứ  bộ trưởng thì phải biết, phải đến gặp mấy người trong ban.

Hiện nay họ đưa ra một quyết định rất dở hơi rằng ra đại hội thì đại biểu không được giới thiệu người mà chỉ được bầu trong danh sách do cấp ủy cũ chuẩn bị. Cấp ủy cũ thì dựa vào danh sách của mấy ông trong Ban chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Các ông này lựa chọn thay cho đại hội.

Phải loại bỏ ra khỏi danh sách những người biểu hiện suy thoái, thực ra là loại bỏ những người không ăn cánh với họ. mà muốn loại thì dễ lắm, chỉ cần sơ hở một câu nói nào đó thôi. Thực chất họ loại vì không ăn cánh, không phải trong phe nhóm. Việc tiêu cực là chắc chắn xảy ra.

RFA: Ban chỉ đạo chỉ đưa danh sách rồi ra đại hội sẽ bầu. Tức là cũng có bầu bán. Như vậy có dân chủ hay không, thưa Giáo sư?

Giáo sư Nguyễn Đình Cống: Tôi thấy chẳng có dân chủ gì cả. Chỉ là dân chủ giả hiệu thôi, bởi mọi người chỉ được bầu trong danh sách chọn sẵn. Cách làm như thế này là hạn chế những người có uy tín, có năng lực, có tài năng nhưng không cùng phe cùng nhóm. Không chấp nhận ứng cử của những người mà họ cảm thấy họ đủ trình độ và năng lực. Nếu muốn được nằm trong danh sách bầu thì phải vào cho được cái quy hoạch của người ta.

Cách làm như thế này là một dạng độc tài độc đoán chứ chẳng dân chủ gì hết.

Người ta sẽ có mẹo, có cách để chọn người họ muốn. Ví dụ đưa ra danh sách 10 người để bầu ra 5 thì trong các buổi họp, người ta sẽ có cách vận động, thảo luận để nói nên bầu cho ai. Lúc ấy cũng có một chút gọi là “dân chủ”, tức là được lựa chọn 5 trong 10 người. Họ không ép buộc vì nó rõ ràng quá, nhưng họ sẽ tìm cách vận động để hướng dẫn cho người bỏ phiếu.

RFA: Cám ơn Giáo sư đã dành thời gian cho RFA.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-nguyendinhcong-11062018105710.html

 

Viết và vẽ bậy lên di tích lịch sử:

Căn bệnh nguy hiểm của người Việt!

Thể diện quốc gia

Thông báo mới nhất của Ban quản lý văn hoá thuộc di tích thành cổ Yonago hôm thứ Hai 5 tháng 11 cho biết một trong những phiến đá thuộc tòa thành hàng trăm năm tuổi Yonago, tỉnh Tottori , Nhật Bản bị phát hiện có nhiều ký tự tiếng Latinh được vạch lên, trong đó có 1 phiến đá có dòng chữ “A Hào” cùng hình vẽ ngôi sao và trái tim.

Theo thông báo này, khoảng 4 giờ chiều ngày 26 tháng 10, 1 nhân viên bộ phận văn hoá thành phố này phát hiện các ký tự ‘A’ và ‘Hào’ cùng 2 ký hiệu hình ngôi sao và trái tim trên 1 phiến đá, có chiều dài 70 cm rộng 40 cm. Kết luận ban đầu cho thấy những hình ảnh được tạo ra từ vật nhọn khắc  lên đá. Còn về phía cộng đồng mạng thì cho rằng dòng chữ đó do người Việt Nam tên Hào cố ý viết lên.

Ông Nguyễn Văn Mỹ – người sáng lập công ty dã ngoại Lửa Việt khẳng định với RFA rằng đây không phải vấn nạn liên quan riêng đến ngành du lịch mà là thể diện quốc gia. Và quan trọng hơn ông cho rằng cần phải nhìn vấn đề ở góc xa hơn và căn cơ hơn.

“Lâu nay chúng ta chỉ hớt cái ngọn thôi. Tôi nghĩ là viết, vẽ bậy là 1 đặc sản văn hoá xấu của người Việt. Hình như là nó được hình thành từ trong nhà trường. Ở trên bàn học trò biết bậy dữ lắm, rồi viết trong sách giáo khoa. Bất cứ cái gì có thể viết lên được là viết.”

Lâu nay chúng ta chỉ hớt cái ngọn thôi. Tôi nghĩ là viết, vẽ bậy là 1 đặc sản văn hoá xấu của người Việt. Hình như là nó được hình thành từ trong nhà trường. Ở trên bàn học trò biết bậy dữ lắm, rồi viết trong sách giáo khoa. Bất cứ cái gì có thể viết lên được là viết. – Ông Nguyễn Văn Mỹ

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, ông chia sẻ việc viết, vẽ bậy lên các khu di tích trong nước đã xảy ra rất nhiều, do chính du khách là người Việt thực hiện. Kể lại 1 sự việc gần đây nhất do chính ông chứng kiến tại khu di tích Rạch Gầm, Tiền Giang, ông nói trên cánh cổng của khu di tích này dày đặt những dòng chữ viết khác nhau với nội dung khác nhau.

“Đây là cái bệnh mà lâu nay mình cho nó là chuyện nhỏ, mà chuyện nhỏ ở Việt Nam thì ở nước ngoài nó to như con khủng long. Những nước có việc bảo tồn tốt như Nhật Bản thì họ cho đó là phỉ báng và xúc phạm lịch sử tổ tiên họ, họ không chấp nhận được.”

Rất nhiều tình trạng tương tự xảy ra ở những khu bảo tồn di tích di sản quốc gia khác mà báo trong nước cũng đã lên tiếng. Báo mạng Pháp Luật hôm thứ Ba 6 tháng 11 cũng đăng tải hình ảnh tại chùa Thiên Mụ, dù bên ngoài có những tấm bảng cảnh báo nhưng đại hồng chung – bảo vật Quốc gia vẫn xuất hiện một số vết viết vẽ bậy lên bề mặt. Tại khu vực bia khắc bài Ngự kiến Thiên Mụ tự của Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) bị khắc, viết chi chít những dòng chữ về tình yêu đôi lứa, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Ông gọi đơn giản đây là căn bệnh nguy hiểm của người Việt.

Luật Việt Nam chưa nghiêm

Tờ Nhật báo Mainichi cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng vẽ bậy tại khu di tích thành cổ Yonago. Đại diện của Ban quản lý thành cổ khẳng định đang tham vấn thêm về việc vi phạm luật Bảo tồn di sản văn hoá đối với trường hợp này.

Nhiều bài báo trong nước cũng cho đăng tải câu chuyện này. Đối với cộng đồng mạng Việt Nam, sự phẫn nộ và bất bình thể hiện rất rõ sau khi sự việc được loan báo. Một độc giả ký tên Toannado bình luận:

“Sáng nay báo Nhật 日本毎日 thông báo đã tìm ra nghi phạm viết bậy lên tường, có thể xử phạt đến hơn 200tr tiền Việt Nam và phạt cải tạo 6 tháng trở lên. Rồi trục xuất về nước, quá nhục cho một sinh viên duc học đầu đầy chữ!”

Một độc giả ký tên Khang Man nhận định về dòng chữ khắc trên phiến đá khu di tích thành cổ Yonago:

“Chữ HAO thì khó biết ai viết nhưng có cả dấu huyền và chứ A nữa thì có thể là A Hào = Anh Hào, trái tim nữa chứ, tôi chạy ngang thấy mấy em học sinh mặc áo dài ngồi xe đạp điện vẽ bậy lên nhà thờ Đức Bà hoài, không biết tôn trọng di tích lịch sự.”

Chữ HAO thì khó biết ai viết nhưng có cả dấu huyền và chứ A nữa thì có thể là A Hào = Anh Hào, trái tim nữa chứ, tôi chạy ngang thấy mấy em học sinh mặc áo dài ngồi xe đạp điện vẽ bậy lên nhà thờ Đức Bà hoài, không biết tôn trọng di tích lịch sự. – Một độc giả

Một độc giả khác ký tên Angel lên tiếng về vấn nạn này xảy ra trong nước:

“Ở trong nước, vô quán karaoke, trên cây, trên tường, bất cứ điạ điểm nào, ý thức cũng kém, mình thấy khắc đầy luôn, thích viết chữ thì về nhà lấy tập ra viết, ra vẽ, chào thua ý thức kém, từ giao thông, ăn uống, tới mọi thứ.”

Với những tình trạng được các độc giả nêu lên như thế, theo ông Nguyễn Văn Mỹ, sự lên án, kêu gọi ngừng hành động không còn thích hợp, mà phải có những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ.

“Luật pháp Việt Nam có qui định khá nặng. Tức là viết vẽ bậy lên các công trình có giá trị 50 triệu thì có thể phạt đến 30 triệu. Như vậy với các công trình vô hạn thì hình phạt rất nặng. Nhưng hình như là chưa phạt ai.

Ở Việt Nam có cả 1 rừng luật, luật gì cũng có, nhưng người ta xử theo luật rừng. Nghĩa là năn nỉ, cãi chày cãi cối không chịu thực hiện. Rồi thậm chí thông cảm, chia đôi tiền phạt.

Tại sao những chuyện đó ở nước khác không có mà Việt Nam lại có?”

Câu trả lời của ông là không phải vì người Việt xấu xí kém văn minh hơn các quốc gia khác, mà vì do luật pháp Việt Nam chưa nghiêm và nhà nước chưa nêu gương.

Do đó 1 lần nữa ông khẳng định không nên kêu gọi hô hào thêm nữa. Mà cần thiết và hữu hiệu là tăng cường xử thật nặng những trường hợp viết, vẽ bậy lên di tích di sản quốc gia.

Báo mạng MSN tiếng Việt cho biết ông Toshio Kosaka – giám đốc Trung tâm Di sản thế giới núi Phú Sĩ trả lời tờ Jakarta Shimbun rằng theo Luật Bảo tồn di sản văn hóa của Nhật Bản, người vẽ bậy lên các di tích, địa điểm văn hóa, du lịch có thể phải ngồi tù 5 năm và chịu án phạt hành chính 300.000 yen (khoảng 70 triệu đồng) trong trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Written-on-historical-relics-a-dangerous-disease-of-the-vietnamese-11062018092607.html

 

“Ngành giáo dục Việt Nam

nên kế thừa di sản giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa”

Hòa Ái, phóng viên RFA

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lại nhắc đến ‘triết lý giáo dục’ của Việt Nam trong phiên trả lời chất chất vấn Đại biểu Quốc hội vào sáng ngày 1 tháng 11, cũng như ông kêu gọi Đại biểu Quốc hội góp ý cho Luật Giáo dục sửa đổi.

Đài RFA ghi nhận ý kiến của giới chuyên gia giáo dục liên quan vấn đề vừa nêu.

“Giáo dục Việt Nam có triết lý của mình”

Cách nay tròn hai năm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong vai trò phụ trách khối văn hóa xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo, đã đăng đàn trước Quốc hội để chia sẻ ý kiến của ông về vấn đề giáo dục với lời khẳng định, và được truyền thông quốc nội trích dẫn nguyên văn “Triết lý giáo dục của Việt Nam trước hết là triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”.

Đài RFA ghi nhận trong buổi trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội vào sáng ngày 1 tháng 11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại những gì ông đã nói trước đó và cho biết thêm Việt Nam cũng nói đầy đủ 5 trụ cột giáo dục của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) bao gồm học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để khẳng định mình, học để thay đổi bản thân và thay đổi thế giới tốt đẹp hơn.

Thật sự mà nói, nếu tóm gọn lại thì chắc là Việt Nam không có triết lý giáo dục. Và nếu như có thì triết lý giáo dục được cô đọng trong Bộ luật Giáo dục năm 2005 cũng như cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục

-Giáo sư Phạm Minh Hoàng

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Mạc Văn Trang, cựu viên chức làm việc hơn 30 năm ở Viện Khoa học Giáo dục lên tiếng với RFA sau khi nghe phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vào sáng ngày 1 tháng 11 vừa qua:

“Triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay không rõ ràng gì cả. Ông Vũ Đức Đam nói như thế, tức là ông ấy rất bối rối. Ông ấy cũng chẳng có một quan điểm rõ ràng. Ông nhặt được cái gì thì ông nói cái đó. Hiện tại người ta cứ nói linh tinh hết cả, chưa có một cái gì xác định.”

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một giảng viên từng giảng dạy ở Việt Nam và bị Chính quyền Hà Nội cưỡng bức đi Pháp hồi hạ tuần tháng 6 năm 2017 nói với RFA rằng:

“Thật sự mà nói, nếu tóm gọn lại thì chắc là Việt Nam không có triết lý giáo dục. Và nếu như có thì triết lý giáo dục được cô đọng trong Bộ luật Giáo dục năm 2005 cũng như cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục.”

“Nền giáo dục bị lạc hậu và lạc đường”

Căn cứ theo Luật Giáo Dục năm 2005 và các đề cương phát triển giáo dục của Việt Nam thì nền giáo dục hiện tại của Việt Nam chủ yếu lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, đào tạo con người toàn diện về đạo đức lẫn trí tuệ; nhưng phải trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Vào tháng 11 năm 2017, dư luận trong nước dậy sóng khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đăng đàn phát biểu về triết lý giáo dục của Việt Nam. Trong đó, không ít chuyên gia giáo dục cho rằng triết lý giáo dục của Việt Nam mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra không phải là triết lý giáo dục.

Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng nêu lên quan điểm của ông về nền giáo dục Việt Nam là một “nền giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn lạc đường” vì:

“Cái lạc đường của Việt Nam là chúng ta không đánh giá đúng triết lý giáo dục phù hợp với con người. Giáo dục Việt Nam không phục vụ con người theo cái nghĩa con người tự do, con người nhân văn, con người có hiểu biết, con người có tinh thần phê phán và sáng tạo.”

Tại buổi trả lời chất vấn trước Quốc Hội vào ngày 1 tháng 11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Đại biểu Quốc hội quan tâm đến giáo dục thì nên tham gia các hội thảo để đóng góp vào Luật Giáo dục sửa đổi.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng khẳng định với RFA rằng “những điều mà Nhà nước dự tính thay đổi trong giáo dục thì đều vô bổ, một khi họ vẫn giữ những ràng buộc quá nặng nề về chính trị, trung thành với Chủ nghĩa Marx-Lenin. Điều này làm cản trở bước tiến của nhân loại và bước tiến của học sinh sinh viên tại Việt Nam.”

Còn Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng tuyên bố:

Nền giáo dục Việt Nam không có lối ra vì bị lạc đường. Sai thì còn có thể sửa, chứ đi lạc đường mà lại tin tưởng con đường đó đúng thì không bao giờ thoát ra khỏi cái hệ lụy đó được.”

Giải pháp nào cho nền giáo dục Việt Nam?

Đài RFA nêu vấn đề với một số chuyên gia giáo dục, là những người có tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam và chúng tôi ghi nhận hầu hết họ cùng đồng quan điểm là Bộ Giáo Dục nên sử dụng chương trình giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, đó là chương trình giáo dục của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, được xây dựng từ thời Chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945.

Tiến sĩ Mạc Văn Trang chia sẻ:

“Tôi từng viết một bài nói rằng triết lý giáo dục của Việt Nam nên kế thừa triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trước đây, cũng như tinh thần triết lý về văn hóa của Việt Nam là nên đưa ra triết lý dân tộc, nhân bản, khai phóng thì mới đúng bản chất của giáo dục.”

Tôi từng viết một bài nói rằng triết lý giáo dục của Việt Nam nên kế thừa triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trước đây, cũng như tinh thần triết lý về văn hóa của Việt Nam là nên đưa ra triết lý dân tộc, nhân bản, khai phóng thì mới đúng bản chất của giáo dục

-Tiến sĩ Mạc Văn Trang

Trong năm 2018, qua các trang mạng xã hội, rất nhiều ý kiến của phụ huynh cũng cho biết họ sẽ tìm kiếm bộ sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa trên mạng internet và sẽ tự dạy cho con em mình học theo theo bộ sách này, khi làn sóng phản đối bộ sách Tiếng Việt Lớp 1 Công nghệ Giáo dục rộ lên hồi đầu năm học mới, niên học 2018-2019. Không ít phụ huynh lên tiếng với RFA rằng tiếng mẹ đẻ mà còn không dạy đúng thì họ không thể nào tin tưởng con em của mình sẽ được học những điều hay lẽ phải để làm người.

Vào chiều ngày 3 tháng 11, Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong buổi gặp mặt 55 học sinh tiêu biểu ngành giáo dục năm học 2017-2018, đã tuyên bố “Mặc dù nền giáo dục vẫn còn những hạn chế, xã hội còn nhiều mong muốn nhưng nhìn tổng thể giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ”.

Qua lời phát biểu vừa nêu, một số trí thức và các chuyên gia giáo dục mà Đài RFA có dịp trao đổi cùng nhận định Luật Giáo dục sửa đổi dù như thế nào thì giáo dục của Việt Nam vẫn mãi tụt hậu với tư tưởng quá lạc quan của ông của ông Nguyễn Phú Trọng.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-department-education-should-inherit-educational-heritage-of-republic-vn-11062018082915.html