Tin Việt Nam – 06/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 06/07/2017

Học viên Pháp Luân Công vẫn bị sách nhiễu

Hòa Ái, phóng viên RFA

Một số học viên Pháp luân công tại Nha Trang vừa bị lực lượng chức năng tại Nha Trang dùng biện pháp mạnh ngăn cản việc tập luyện của họ.

Công an đánh đập

Vào lúc 5 giờ sáng Chủ Nhật vừa qua, khoảng 40 học viên Pháp Luân Công cùng tập luyện tọa thiền tại khu vực tháp Trầm Hương, bên bờ biển thành phố Nha Trang, một nhóm công an xuất hiện yêu cầu giải tán và mời về phường làm việc.

Một đoạn video lan truyền trên các trang mạng xã hội ghi lại hình ảnh những học viên Pháp Luân Công lên tiếng từ chối lời mời của công an trong lúc họ đang tập luyện. Sau đó, 16 học viên Pháp Luân Công bị những người mặc sắc phục lẫn thường phục dùng vũ lực bắt lên xe và đưa về đồn công an phường Lộc Thọ.

Một học viên Pháp Luân Công tại Nha Trang có mặt hôm sáng Chủ Nhật, cho RFA biết nhóm người bị bắt giữ gồm 9 nam và 7 nữ, trong đó có một người đang mang thai. Học viên này kể lại được nghe những gì đã xảy ra tại đồn công an phường Lộc Thọ:

Có người bị đánh bằng dùi cui điện, có người bị xịt hơi cay và bị tạt nước, có người bị đánh bằng giày và vết giày hằn trên mặt. 

– Một học viên 

“Mọi người tường thuật lại thì khi bị bắt vào đồn bị chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 4 học viên. Sau đó có người đến hỏi họ và tên, yêu cầu họ cung cấp thông tin, nhưng các học viên nghĩ đã không làm gì sai nên mọi người không đồng ý. Do đó, có người bị đánh bằng dùi cui điện, có người bị xịt hơi cay và bị tạt nước, có người bị đánh bằng giày và vết giày hằn trên mặt. Nói chung là bị đánh rất dã man.”

Theo thông tin Đài Á Châu Tự Do ghi nhận được, nhóm 16 học viên Pháp Luân Công bị giữ cho đến tầm 3 giờ chiều cùng ngày. Công an phường Lộc Thọ thu giữ sách và điện thoại của họ; đồng thời yêu cầu họ ký vào văn bản để xin lấy lại điện thoại cá nhân. Tuy nhiên, những học viên Pháp Luân Công này đã không ký vào biên bản để nhận lại tài sản đã bị tịch thu của mình.

Những học viên Pháp Luân Công tại Nha Trang còn cho biết trong thời gian qua gặp nhiều trở ngại từ phía chính quyền. Thân nhân trong gia đình của các học viên được chính quyền thông báo những thông tin sai lệch về Pháp Luân Công cũng như tuyên truyền người thân tham gia vào các việc làm không đúng. Bên cạnh đó, chính quyền cũng gây áp lực đối với các cơ sở trường học, nơi học viên Pháp Luân Công theo học, bằng hình thức họ bị cho thôi học hoặc bị đánh trượt trong các kỳ thi.

Pháp Luân Công vẫn bị sách nhiễu

Không chỉ học viên Pháp Luân Công ở Nha Trang bị sách nhiễu và bị công an địa phương đánh đập, một học viên Pháp Luân Công ở Sài Gòn nói với RFA nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục quấy nhiễu, cản trở khắp các tỉnh, thành bằng nhiều hình thức ngày càng tinh vi hơn:

“Ở Sài Gòn, ví dụ như hiện nay tại quận 9 khi tôi đang luyện công thì công an đến xô đẩy và dội nước. Vừa rồi cách nay 2-3 tuần ở quận Bình Tân cũng giống như vậy. Phần lớn là mặc thường phục, đóng vai côn đồ. Ở Nghệ An, cách nay vài tuần học viên cũng bị đưa về đồn công an đánh kinh lắm.”

Từ Hà Nội, một học viên Pháp Luân Công lên tiếng về sự bức xúc không được tự do tập luyện bộ môn mình yêu thích:

Nếu nhà nước này cấm thì phải có thông báo bằng văn bản rõ ràng, thông báo cho anh em cấm hẳn hoi.
– Một học viên  

“Nếu nhà nước này cấm thì phải có thông báo bằng văn bản rõ ràng, thông báo cho anh em cấm hẳn hoi. Không có thông báo gì cả, nhưng dùng ọi hình thức để đuổi mọi người. Công viên thì ai muốn tập thì tập. Hàng ngày hàng vạn người ra đấy tập, chứ có phải một đám chúng tôi đâu, đủ các loại tập ở đấy mà.”

Việt Nam không có bất kỳ luật định nào cấm thực tập Pháp Luân Công và những học viên Pháp Luân Công mà chúng tôi tiếp xúc đều khẳng định chính quyền cố gắng bao nhiêu chăng nữa để ngăn cản thì vẫn không thể lung lạc được họ. Điểm tích cực họ nêu ra là chính những hành xử của chính quyền đối với học viên Pháp Luân Công sẽ khiến cho người dân để ý hơn và càng ngày có thêm nhiều người tham gia.

Pháp Luân Công là một môn tập luyện khí công có xuất xứ từ Trung Quốc, được sáng lập vào năm 1992. Bộ môn Pháp Luân Công được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, chỉ một ít người tập luyện Pháp Luân Công hồi năm 2000 và số lượng người tham gia tăng hơn 1500 học viên vào năm 2011 do ích lợi mang lại sức khỏe tốt của môn tập luyện khí công này.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/falun-gong-practitioners-are-still-harassed-n-prevented-ha-07052017142840.html

 

Tàu chiến Hải quân Mỹ cập cảng Cam Ranh

Sáng 5/7, tàu chiến Hải quân Mỹ cập cảng Quốc tế Cam Ranh, Nha Trang đánh dấu Hoạt động Hợp tác Hải quân lần thứ tám giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Tàu tác chiến ven bờ USS Coronado và tàu cứu hộ USNS Salvor và gần 120 thủy thủ đoàn sẽ tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa thể thao diễn ra trong bốn ngày.

Đây là Hoạt động Hợp tác Hải quân đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.

USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế

Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?

Tàu chiến Mỹ áp sát đảo tranh chấp ở Hoàng Sa

TQ tăng sức mạnh quân sự với tàu chiến đời mới

Các hoạt động sẽ tập trung vào việc trao đổi kỹ năng lặn, trục vớt và y học dưới nước, theo trang web của Hải quân Hoa Kỳ.

Một cuộc diễn tập phối hợp ngắn diễn ra trên biển để thực hành Bộ quy tắc ứng xử khi xảy ra va chạm ngoài ý muốn trên biển, điều khiển tàu và sơ tán y tế.

Các hoạt động trao đổi chuyên môn trên bờ sẽ tập trung vào công tác kiểm soát thiệt hại trên tàu, y tế trên tàu và luật pháp.

Ngoài lực lượng thủy quân của tàu USS Coronado và USNS Salvor, các Hoạt động Hợp tác Hải quân sẽ bao gồm Đội đặc nhiệm 73, Hải đội khu trục hạm 7 và Ban nhạc hạm đội 7.

Trước đó, Hoa Kỳ cũng đã cung cấp sáu xuồng tuần tra Metal Shark và một tàu tuần duyên trước chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hoa Kỳ.

Tàu USS Coronado ‘thăm kỹ thuật’ Cam Ranh

Tàu TQ qua Eo biển Tsugaru giữa hai đảo của Nhật

Đài Loan cử máy bay theo dõi tàu Liêu Ninh của TQ

“Những hoạt động hợp tác hải quân đánh dấu một mối quan hệ sâu sắc và đa dạng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,” Đại sứ Ted Osius nói.

“Sự hợp tác về an ninh giữa hai nước là một điểm thảo luận quan trọng trong chuyến thăm gần đây nhất giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.”

Các Hoạt động Hợp tác Hải quân của việt Nam đã có bước phát triển qua nhiều năm qua, từ các cuộc cập cảng gặp mặt đơn thuần đến các hoạt động hải quân song phương diễn ra trong nhiều trên cạn cũng như trên biển, theo Prashanth Parameswaran nhận định trên tờ The Diplomat.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40515794

 

VN và Ấn Độ tăng cường quan hệ để đối phó TQ?

Thái độ hung hăng của Trung Quốc tại châu Á đang khiến cho Việt Nam và Ấn Độ tính đến những bước đi “chắc chắn và khả thi” nhằm bảo vệ lợi ích của mình, hãng thông tấn PTI của Ấn Độ nói.

Cả Việt Nam và Ấn Độ đều đang có những bất đồng với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh thổ.

Hôm 6/7, Trung Quốc lên tiếng tuyên bố ‘vững vàng giữ chủ quyền’ ở Biển Đông sau khi Việt Nam cho tiến hành khoan tìm dầu tại vùng biển có tranh chấp.

Trên bộ, đã xảy ra tình trạng đối đầu quân sự Trung-Ấn tại vùng Sikkim kéo dài suốt bốn tuần qua trên một phần đường biên giới chung kéo dài 3.500km giữa hai nước.

Việt Nam khoan tìm dầu ở Biển Đông

Bill Hayton: ‘Cá Voi Xanh chặn Đường Lưỡi Bò’

VN: Nỗ lực cân bằng với Trung Quốc và Mỹ

Trong cuộc phỏng vấn với PTI, được thực hiện trong chuyến thăm mới đây tới Ấn Độ, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam cho biết hai nước đã thảo luận về tiến độ triển khai các thỏa thuận cấp cao giữa hai bên nhằm tạo điều kiện phát triển quan hệ song phương “một cách mạnh mẽ”.

Ông Phạm Bình Minh nhắc tới hoạt động đầu tư của các hãng Ấn Độ vào Việt Nam, đáng kể là hãng ONGC Videsh hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa của Việt Nam.

TQ ‘vững vàng giữ chủ quyền’ ở Biển Đông

Trung Quốc luôn phản đối các dự án khai thác dầu Ấn Độ k‎ý với Việt Nam tại một số địa điểm trên Biển Đông mà Bắc Kinh nói thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Ấn Độ nói rằng nước này đang hợp tác với Việt Nam theo đúng luật quốc tế, và muốn sự hợp tác đó tiếp tục phát triển, PTI nói.

Trong chuyến đi kéo dài từ ngày 3 đến 5/7, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam đã có các cuộc gặp gỡ tay đôi với giới lãnh đạo Ấn Độ, trong đó có cuộc gặp với Tổng thống Pranab Mukherjee và Ngoại trưởng Sushma Swaraj.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ sau đó ra thông cáo nói hai bên nhấn mạnh việc ủng hộ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và tự do bay, tự do thương mại, dựa trên luật pháp quốc tế.

Hai bên lặp lại quan điểm trong bối cảnh cùng ghi nhận nội dung phán quyết mà Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (PCA) đưa ra hồi tháng Bảy năm ngoái, theo đó bác yêu sách của Bắc Kinh về đường chín đoạn trên Biển Đông.

Hồi 9/2016, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện, sau khi mối quan hệ Đối tác Chiến lược được thiết lập hồi 2007.

Việc nâng cấp quan hệ này, ông Phạm Bình Minh được PTI dẫn lời, đã tạo khung hoạt động quan trọng cho sự hợp tác song phương sâu rộng trong toàn bộ các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng an ninh, kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, và các lĩnh vực khác.

Về mặt kinh tế, Ấn Độ là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40523627

 

Hiếm có nước nào quân đội làm kinh tế

Từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á, cho tới Hoa Kỳ, không ở nước nào mà quân đội ‘tham gia làm kinh tế’ như ở Việt Nam, theo các khách mời nói với BBC.

Từ California, Hoa Kỳ, hôm 06/7/2017, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói về quân đội Mỹ:

“Ở Hoa Kỳ, quân đội không đi làm kinh doanh, họ có thể có những nhiệm vụ nghiên cứu, làm sao để giải quyết những bài toán của tương lai. Và một số kết quả nghiên cứu đó cho đến bây giờ đưa ra chuyện chúng ta mới dùng iPhone, điện thoại thông minh…là xuất phát từ quân đội ra.

Ở Hoa Kỳ, quân đội không đi làm kinh doanh, họ có thể có những nhiệm vụ nghiên cứu, làm sao để giải quyết những bài toán của tương lai. Và một số kết quả nghiên cứu đó cho đến bây giờ đưa ra chuyện chúng ta mới dùng iPhone, dùng điện thoại thông minhKinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa

Quân đội làm kinh tế là ‘nhiệm vụ chính trị’

VN: Chính phủ chỉ đạo Quân đội thôi làm kinh tế

Tọa đàm về quân đội VN ‘ngưng làm kinh doanh, thương mại’

Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?

“Nhưng quân đội Mỹ làm lĩnh vực nghiên cứu, tại vì họ vì nhu cầu bảo vệ tổ quốc của họ đi vào…, họ tìm những giải pháp gọi là tiên tiến nhất, sau đó người dân được hưởng kết quả của những giải pháp đó và tôi không nghĩ rằng chúng ta (Việt Nam) không nên bắt chước nước Mỹ để thực hiện việc cải cách của nước ta.

“Tại vì mỗi quốc gia có hoàn cảnh khác, tuy nhiên tôi cho rằng chúng ta nên thảo luận về chuyện này để thấy xem rằng trong một đất nước có từng thành phần dân chúng, mỗi người có nhiệm vụ ra làm sao.

“Người mà bảo vệ sức mạnh của Tổ quốc có bảo vệ được hay không và người và làm cho Tổ quốc, đất nước giàu mạnh hơn, thí dụ như thành phần tư nhân đã có thể làm được chuyện ấy chưa?

“Và nếu chưa làm được những chuyện đó mà bây giờ vẫn còn loanh quanh trong những vấn đề mà Trung Quốc đã nhìn thấy từ mười mấy năm trước, biết rằng là sai và đã muốn sửa, mà nó lại gây những sức ép rất lớn cho đất nước mình, mà mình vẫn còn loay hoay về những chuyện lặt vặt đó, tôi cho rằng đó là một điều không phải đáng buồn đâu, nó đáng lo,” ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói với Bàn tròn của BBC.

‘Không đâu như Việt Nam’

Từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đưa ra quan sát kinh nghiệm ở khu vực này và một số quốc gia ở châu Á:

“Hiện nay ở trong Asean và các nước châu Á khác ở Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, ngoài Việt Nam ra, không có một nước nào mà quân đội tham gia làm kinh tế cả.

Hiện nay ở trong Asean và các nước châu Á khác như Đông Bắc Á, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, ngoài Việt Nam ra, không có một nước nào mà quân đội tham gia làm kinh tế cảTiến sỹ Hà Hoàng Hợp

“Nước gần đây nhất mà bỏ kinh tế trong quân đội đi, tất nhiên người ta bỏ không hết, người ta có che lấp đi một chút, tức là Thái Lan, thì việc mà các quan chức quân đội làm kinh tế, thì người ta cho phép là không phải những người ấy đứng ra, mà là một người nào đó được ủy quyền đứng ra lập một doanh nghiệp hoặc một công ty làm gì đó liên quan đến quân đội.

“Nhưng bản thân những người ấy khi đang đương chức thì không làm, đấy là cách mà người ta vận dụng, người ta che lấp, như kiểu quân đội Thái Lan có hơi khác. Còn ngoài ra thì không có một quân đội của nước nào ở trong các nước Asean này làm kinh tế cả.

“Tại Nhật Bản thì sau Chiến tranh Thế giới 2 thì 100% bỏ hết, không có làm gì đến quân đội hết, còn những người trước đây từng tham gia quân đội, ở chỗ này chỗ nọ mà người ta còn trẻ, thì người ta ra lập doanh nghiệp.

“Thí dụ như những doanh nghiệp rất nổi tiếng như Sony hay Toyota…, những người sáng lập ra Mitsubishi đã từng đi lính, Nam Triều Tiên cũng y hệt như thế…,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với Bàn tròn Thứ Năm.

‘Như hai chiếc cánh chim’

Tin cho hay, hôm 06/7 tại Hà Nội, một Tọa đàm chuyên đề đã được tổ chức tại báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam với tựa đề “Kết hợp kinh tế với quốc phòng- nhiệm vụ chiến lược lâu dài.”

“Kết hợp kinh tế với quốc phòng vì sự phát triển đất nước và lợi ích của nhân dân là khẳng định của các đại biểu tham dự Tọa đàm,” tờ báo là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ quốc phòng Việt Nam cho hay.

Ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Việt Nam, được báo này dẫn lời nói:

Phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng như hai chiếc cánh của một con chim. Nếu bỏ đi cánh nào thì con chim cũng không thể bay được. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng phải được coi là “gen trội” và việc phát triển kinh tế là “gen bổ sungNguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan

“Phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng như hai chiếc cánh của một con chim. Nếu bỏ đi cánh nào thì con chim cũng không thể bay được.

“Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng phải được coi là “gen trội”, và việc phát triển kinh tế là “gen bổ sung”, ông Vũ Khoan được trích thuật nói.

Tham dự tọa đàm dưới sự chủ tọa của Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội, còn có một số đại khác như Giáo sư “Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; đại diện lãnh đạo một số địa phương và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng.

“Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn gửi tham luận về tọa đàm. Cùng dự tọa đàm có các đồng chí trong Đảng ủy, Ban biên tập và đại diện chỉ huy các phòng, ban của Báo QĐND,” tờ báo của Quân đội Việt Nam cho biết.

BBC sẽ tiếp tục giới thiệu ý kiến của các khách mời tại Bàn tròn, mời quý vị đón theo dõi.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40524636

 

Tăng cường quản lý khai thác cát, sỏi

Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ để tạo được một bước chuyển biến rõ rệt trong việc quản lý, khai thác tài nguyên cát, sỏi.

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi, diễn ra hôm 6/7, tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Bộ Công an, thời gian vừa qua các cơ quan chức năng đã phát hiện một loạt những vi phạm trong việc khai thác cát sỏi như không thả phao xác định mốc giới mỏ để khai thác ngoài phạm vi được cấp phép, lợi dụng địa bàn giáp ranh để khai thác sang địa bàn tỉnh khác; khai thác vượt quá khối lượng và số lượng cho phép,…

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết gần đây tình hình khai thác cát trái phép đã giảm đi, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp lén lút hoạt động trên các con sông lớn vào ban đêm, ngày lễ và thậm chí dùng bạo lực đe dọa cơ quan chức năng.

Để đối phó với tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép tràn lan, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói rằng cần đảm bảo đủ nguồn cung cát, sỏi hoặc các vật liệu xây dựng thay thế để đáp ứng nhu cầu xây dựng của các địa phương, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến khai thác tài nguyên cát, sỏi ở các lòng sông.

Ngoài ra các bộ, ngành, địa phương cần rà soát lại các quy hoạch, giấy phép về thăm dò, khai thác cát, sỏi và cần đẩy mạnh nghiên cứu, hướng dẫn sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng thay thế cát tự nhiên như tro xỉ nhiệt điện, cát nhiễm mặn, cát nhân tạo từ đá,…

Tình trạng khai thác cát tràn lan thời gian gần đây đã gây ra hiện tượng  sạt lề hai bên bờ sông tại nhiều địa phương, nghiêm trọng nhất là tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Một số địa phương cũng vì vậy mà đất canh tác bị sạt lở, người dân tự lập ra các “chốt” nhằm ngăn chặn khai thác cát.

Nhận định về tình trạng buông lỏng khai thác khoáng sản, ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng nói trong phiên họp HĐND thành phố sáng 6/7: “Đi máy bay nhìn xuống phía tây thành phố đã nát hết”.

Tại phiên họp nhiều nhiều đại biểu đã phản ánh bức xúc về vấn đề quản lý khai thác khoáng sản tại Đà Nẵng.

Đại biểu Trần Văn Trường, Bí thư Huyện ủy Hòa Vang cho biết nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản hết hạn giấy phép khai thác nhưng vẫn đang hoạt động. Bên cạnh đó ông Trường cũng nêu ra tình trạng nhiều chủ mỏ không nộp tiền vào ngân sách, vi phạm các quy định về tài nguyên khoáng sản, nhiều doanh nghiệp khai thác đá gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm nứt nhà dân.

Cũng tại phiên họp, lãnh đạo Đà Nẵng yêu cầu Sở Tài Nguyên – Môi trường tăng cường chức năng quản lý, và đưa vấn đề khai thác khoáng sản thành chuyên đề giám sát của HĐND thành phố.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/enhancing-management-in-sand-exploitation-07062017095809.html

 

Ban Bí thư

sẽ quyết định mức kỷ luật Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa

Ban bí thư sẽ quyết định mức kỷ luật đối với Thứ trưởng Bộ công thương Hồ Thị kim Thoa và Uỷ ban kiểm tra Trung ương sẽ đề nghị xử lý đối với cơ quan chịu trách nhiệm về việc kiểm soát bảo kê tài sản của bà Thoa.

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng cục chống tham nhũng thuộc Thanh tra chính phủ cho báo chí biết như vừa nêu vào ngày 6 tháng 7.

Theo ông Đạt, những vi phạm, khuyết điểm của bà Thoa được cho là nghiêm trọng, do đó cần phải xem xét thi hành kỷ luật.

Bên cạnh đó, Uỷ ban kiểm tra trung ương cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư tỉnh uỷ, trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Đồng nai, với lý do đã kê khai tài sản thu nhập không đầy đủ, không đúng qui định của Đảng và nhà nước.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vcp-secretary-council-to-decide-punishment-for-deputy-minister-of-commerce-07062017094740.html

 

Kêu gọi trả tự do cho tù chính trị Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam hãy trả tự do cho 3 tù nhân lương tâm là đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, nhà tranh đấu môi trường Đỗ Thị Hồng.

Đây là lời kêu gọi trong thư ngỏ do Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người ở Pháp cùng với trên 40 tổ chức xã hội dân sự và cá nhân trên thế giới đưa ra vào khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hamburg của Đức để dự thượng đỉnh G-20.

Thư ngỏ bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến hành động bắt giữ và ngược đãi tù nhân lương tâm của nhà cầm quyền Việt Nam với 3 trường hợp điển hình là hòa thương Thích Quảng Độ 89 tuổi hiện vẫn bị quản thúc tại chùa, luật sư tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Phật tử kiêm nhà hoạt động môi trường Đỗ Thị Hồng đang bị giam trong tù. Thư nhấn mạnh là cả 3 tù nhân lương tâm này không được bảo vệ cũng như không được đối xử đúng theo tiêu chuẩn và luật quốc tế.

Thư ngỏ có chữ ký của nhiều tổ chức và nhân vật nổi tiếng như cựu ngoại trưởng Ý Giulio Terzi, cựu báo  cáo viên Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo Asma Jahangir. Các tổ chức thế giới gồm Amnesty International, Ân Xá Quốc Tế, Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền, tổ chức Đoàn Kết Công Giáo Thế Giới, Fredom House, Phong Trào Dân Chủ Cho Thế Giới …

Thông cáo báo chí từ văn phòng Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người ở Pháp, ông Võ Văn Ái, giám đốc Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Con Người ở Pháp, cũng là một trong những người khởi xướng thư ngỏ gởi đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi ông đến ở Hamburg dự thượng đĩnh G-20,  nói rằng trong lúc lãnh đạo Việt Nam đi tham dự hội nghị cấp cao về kinh tế toàn cầu thì mặt khác nhà cầm quyền trong nước lại làm cho nhân quyền tụt hậu bằng hành động đàn áp các tổ chức xã hội dân sự, bịt miệng những tiếng nói đối lập từ những nhà tranh đấu tôn giáo hay chính trị độc lập.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vchr-calls-on-vietnamese-pm-to-release-prisoners-of-conscience-07062017092004.html