Tin Việt Nam – 06/06/2020
TAND Tối cao kháng nghị vụ án liên quan người tự tử tại Tòa án Bình Phước
Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao tại TP.HCM vừa kháng nghị vụ án liên quan ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tự sát tại Tòa án tỉnh Bình Phước vào chiều ngày 29/5/2020.
Báo Pháp luật TP.HCM dẫn một nguồn tin riêng cho biết quyết định vừa nêu được đưa ra tại cuộc họp vào chiều ngày 5/6 với sự có mặt của 11 thành viên của TAND Tối cao.
Tin cho biết Chánh án TAND Cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ án theo hướng hủy các bản án sơ, phúc thẩm để điều tra lại.
Tòa án Bình Phước, vào cuối tháng 5 mở phiên tòa phúc thẩm lần thứ hai xét xử vụ án gây tai nạn giao thông đối với bị cáo Lương Hữu Phước. Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm, vào sáng ngày 29/5, quyết định bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Lương Hữu Phước và tuyên y án sơ thẩm ba năm tù giam đối với ông Phước về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Ông Lương Hữu Phước vào chiều cùng ngày 29/5 đã trở lại Tóa án tỉnh Bình Phước và nhảy lầu tự sát. Trước khi vụ việc xảy ra, ông Phước đã đăng tải trên tài khỏan Facebook cá nhân dòng chia sẻ rằng ông mong muốn cái chết của bản thân sẽ làm thức tỉnh ngành tư pháp tỉnh Bình Phước.
Ban Tuyên giáo tỉnh Bình Phước, vào sáng ngày 30/5 lập tức tổ chức cuộc họp báo về vụ việc ông Lương Hữu Phước, 55 tuổi, chết tại sân tòa. Tòa án tỉnh Bình Phước tuyên bố trong buổi họp báo rằng đã xét xử vụ án của ông Phước hòan toàn vô tư và công tâm.
Luật sư Dương Vĩnh Tuyến, là luật sư bào chữa cho ông Lương Hữu Phước, vào ngày 1/6 lên tiếng với truyền thông rằng bản án được tuyên 3 năm tù giam là oan cho ông Phước.
Trong cùng ngày 1/6, báo giới quốc nội cũng loan tin TAND tối cao đã yêu cầu TAND tỉnh Bình Phước báo cáo và rút hồ sơ để xem xét.
Dân chúng giảm uống rượu bia
khiến tiền thuế của nhà cầm quyền thất thu
Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 4 tháng 6 năm 2020 loan tin, tiền thu thuế trong 5 tháng đầu năm 2020 của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã giảm mạnh, một phần nguyên nhân là do lượng tiêu thụ rượu, bia của người dân giảm.
Dữ kiện từ cơ quan Thuế Cộng sản cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2020, nhà cầm quyền chỉ thu được 58,000 tỷ đồng, bằng 63% so với cùng thời kỳ năm 2019. Trong đó tiền thu từ việc bán dầu thô bằng 25% so với cùng thời kỳ năm 2019; tiền thu từ xổ số và chênh lệch thu của ngân hàng Nhà nước Cộng sản cũng chỉ đạt 63.4% so với cùng thời kỳ năm 2019.
Các nguyên nhân dẫn đến việc tiền thu thuế của nhà cầm quyền giảm được cơ quan Thuế giải thích là do, dịch coronavirus 19 khiến hầu hết các hoạt động dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa, các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều công ty bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, việc nhà cầm quyền tăng cường xử phạt tối đa các hành vi vi phạm quy định nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông vào cuối năm 2019 đến nay đã khiến lượng tiêu thụ rượu, bia trong nhân dân giảm mạnh. Trong khi đó, trước khi nhà cầm quyền thực hiện nghị định trên thì Việt Nam là nước có tốc độ tiêu thụ rượu, bia nhanh nhất thế giới, với trung bình một người dân Việt uống 9 lít đồ uống có cồn vào năm 2017.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/dan-chung-giam-uong-ruou-manh-bia-khien-tien-thue-cua-nha-cam-quyen-that-thu/
Gần 200 đối tượng mặc áo cam
cầm hung khí đập phá quán ốc ở TP. HCM
Bình luậnKhôi Nguyên
Ngày 06/6, Công an quận Bình Tân (TP. HCM) đang điều tra một vụ đập phá quán ốc trên địa bàn phường An Lạc A.
Trước đó một đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội khuya 05/6 ghi lại hình ảnh một nhóm khoảng 200 người, đa phần mặc đồng phục màu cam cầm hung khí (gậy gỗ, cây ba chỉa, mã tấu, dao, không đội mũ bảo hiểm, lưu thông thành đoàn với tốc độ cao trên đại lộ Võ Văn Kiệt (quận Bình Tân). Nhóm người này vừa chạy vừa giơ hung khí, vừa hò hét gây náo loạn đường phố, theo báo Công An Nhân Dân.
Theo tìm hiểu thì nhóm người này có mâu thuẫn với một nhóm khác ở Bình Tân nên kéo nhau đi giải quyết mâu thuẫn. Cụ thể Báo Giao Thông cho biết, vào 20h ngày 5/6, nhóm này cầm hung khí xông vào đánh một số người đang ăn nhậu tại bàn, rồi đập phá quán. Hàng chục người đang ăn uống tại đây hoảng hốt tháo chạy.
Một người bị thương nặng sau khi bị đánh. Khi phát hiện đánh nhầm người nhóm này đã rời khỏi quán ốc và lưu thông thành đoàn kéo dài trên đường hướng về quận 8. Hậu quả của vụ ẩu đả là quán ốc bị hư hại nhiều tài sản.
Thêm đề nghị: Người dân muốn nạp được tiền
vào tài khoản điện thoại phải nhập số chứng minh thư
Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 4 tháng 6 năm 2020 loan tin, để kiểm soát người dân chặt chẽ hơn, Thanh tra bộ Thông tin và Truyền thông Cộng sản Việt Nam vừa đưa ra đề nghị yêu cầu người dân muốn nạp tiền vào tài khoản điện thoại thì phải nhập số chứng minh nhân dân, hoặc căn cước công dân, số sổ thông hành và ngày cấp. Nếu thông tin mà chủ số điện thoại vào đúng với thông tin mà họ ghi danh lúc mua sim điện thoại thì hãng điện thoại sẽ cho phép nạp tiền vào tài khoản, nếu thông tin không đúng thì chủ điện thoại phải đi đến các cửa hàng dịch vụ để cập nhập lại thông tin.
Nguyên nhân của đề nghị này được phía Thanh tra đưa ra là để cập nhật chính xác thông tin của người đang sử dụng số điện thoại sẽ nạp tiền vào tài khoản của mình. Với cách này, Thanh tra bộ Thông tin và truyền thông Cộng sản sẽ “tiêu diệt” được các sim điện thoại rác, sau một thời gian dài cố gắng làm việc này nhưng bất thành. Cơ quan Thanh tra cũng đã ra quyết định xử phạt 4 công ty viễn thông di động với mức mỗi công ty 90 triệu đồng.
Theo dư luận trên mạng Facebook, hành động này của bộ Thông tin và truyền thông Cộng sản là để giúp Công an Cộng sản cai quản người dân từ xa, đặc biệt là những người bất đồng chính kiến, bị an ninh đàn áp. Bởi vì, thông qua sim điện thoại, lực lượng an ninh có thể định vị được người dân khi họ đang ở bất kỳ nơi đâu trên toàn quốc.
Ngoài ra, cách làm này nếu được thực hiện thì cũng có thể chặn được những tin nhắn, điện đàm của người dân muốn giấu thông tin để bảo đảm an toàn cho cá nhân khi muốn gửi thông tin đến cho các viên chức Cộng sản qua đường điện thoại.
An Nhiên
Trái cây xuất khẩu của Việt Nam
gặp trở ngại vì chi phí vận chuyển tăng
Các công ty xuất khẩu trái cây Việt Nam đang phải chật vật đối phó với chi phí vận chuyển hàng không gia tăng, do số chuyến bay bị hạn chế trong dịch bệnh COVID-19.
Công ty TNHH Tòan cầu Trái cây tươi, ở tỉnh Bến Tre đã phải giảm số lượng xuất khẩu xuống một nửa trong vòng hai tháng qua mặc dù nhu cầu của nhà nhập khẩu cao. Ông Phùng Văn Hiến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty này cho biết nguyên nhân là do các công ty vận tải tăng giá vận chuyển gấp đôi, thậm chí đến gấp bốn lần so với thời điểm cuối năm 2019.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc Hội đồng Quản trị Công ty Vina T & T, một trong những nhà xuất khẩu trái cây trái cây sang Mỹ nhiều nhất nói với truyền thông quốc nội rằng chi phí vận chuyển đã tăng từ mức thông thường 3,2 USD lên 5,4 USD. Ông Tùng cho rằng giá vận chuyển tăng vì số lượng chuyến bay quốc tế bị giới hạn.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết đại dịch COVID-19 đã gây ra thách thức lớn đối với xuất khẩu trái cây của Việt Nam, chỉ ra rằng số lượng chuyến bay đến Hoa Kỳ và Úc đã giảm từ 30 chuyến xuống còn 10 chuyến mỗi tuần.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ghi nhận xuất khẩu trái cây của Việt Nam bị giảm 21% xuống còn 1,1 tỷ USD trong năm 2020.
Biện pháp nhập số CMND, số hộ chiếu
có thể xóa nạn sim rác?
Tại Hội nghị tổng kết thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động trả trước được tổ chức ngày 4/6, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra kiến nghị chủ thuê bao nhập kèm số chứng minh nhân dân (CMND), mã số căn cước công dân hoặc hộ chiếu trong một lần nạp thẻ điện thoại để ngăn chặn tình trạng sim rác hiện nay.
Báo trong nước dẫn lời ông Đỗ Hữu Trí – Phó Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội nghị rằng quy định này nhằm cập nhật chính xác thông tin thuê bao và khách hàng chỉ cần nhập số chứng minh nhân dân một lần nạp thẻ. Sau lần đó, việc nạp thẻ sẽ diễn ra bình thường, không cần cung cấp thêm thông tin.
Ngoài ra, nếu thông tin khách khách hàng nhập trùng khớp với dữ liệu của doanh nghiệp viễn thông sẽ cho phép nạp tiền vào tài khoản. Nếu không trùng khớp, sẽ có thông báo bằng tin nhắn đến chủ thuê bao yêu cầu đến điểm cung cấp dịch vụ viễn thông để cập nhật lại thông tin.
Trao đổi với RFA vào tối 5/6, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám Đốc Sở Thông Tin – Truyền Thông tỉnh Quảng Ngãi nhận định:
“Mình nghĩ việc này là cần thiết bởi vì bây giờ loạn cứ bán mà không biết đích danh ai, phải có chủ thể dùng điện thoại sim trả trước coi như không biết ai sử dụng làm sao quản lý. Nạp thẻ thì là cái mới vừa rồi có người nạp thẻ này, thẻ khác lừa đảo thì người ta quản lý chuyện đấy biết ai nạp, nạp cho ai để có thể biết lừa đảo. Cũng phiền phức cho người sử dụng nhưng được cái quản lý chặt hơn, tốt hơn.”
Dưới góc nhìn cá nhân, bạn Quỳnh Trang ở Sài Gòn đưa ra nhận xét về kiến nghị vừa nêu của thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông như sau:
“Mình nghĩ intention (ý định) của việc này nó tốt vì thuê bao trả sau có đăng ký nên dễ quản lý, còn thuê bao trả trước nếu không đòi hỏi những thông tin đó thì sẽ không quản lý được, có thêm nhiều sim rác. Hậu quả của sim rác có nhiều cái rất phức tạp nhưng mà mình nghĩ đừng đòi phải nhập quá nhiều thông tin. Nếu nhập thông tin thì một cái thôi như ID, số CMND, chỉ 1 cái như vậy thôi.”
Bên cạnh đó, bạn Trang cũng cho rằng nếu thực hiện đề xuất này, cơ quan hữu trách cần quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin của chủ thuê bao:
“Nếu phải điền những thông tin đó thì nên có những chỗ chính thống, những nơi hợp pháp để mua thẻ đó vì thẻ hiện được bán ở rất nhiều nơi, thậm chí bà bán thuốc lá cũng có thể bán thẻ điện thoại thì dĩ nhiên người ta sẽ không thoải mái khi đưa thông tin cho bà đó. Hoặc bây giờ có dạng mua thẻ online thì mình có thể có một bên nào đó hợp pháp, chính thức để mình có thể mua trên đấy đảm bảo thông tin không bị leak ra ngoài.”
Trong khi đó, bạn Thu Hoài khi trao đổi qua Facebook Messenger cho hay bạn không đồng tình với kiến nghị này vì rõ ràng phía lãnh đạo chính phủ Hà Nội nói đơn giản hóa thủ tục cho dân nhưng chỉ vì vấn đề sim rác này mà bao nhiêu lần người dân bị ‘hành xác’:
“Cái cần nhất là phía nhà mạng phải có biện pháp quản lý tốt hơn. Mình đi du lịch các nước đa số đều thấy tới những nơi được ủy quyền mới được mua sim, khi mua sim nếu là khách du lịch thì phải đưa passport cho người ta ghi số rồi bán, có thể nhờ vậy nên tình trạng sim rác tại đó không nhiều, còn ở Việt Nam mình thì mấy thấy tiệm sửa điện thoại cũng bán sim, nên việc chủ cửa tiệm kích hoạt sẵn để bán cho nhanh chóng, dễ thu tiền là chuyện có thể hiểu. Vì vậy cần có biện pháp xử lý mạnh những người bán sim đã đăng ký trước. Thật ra cũng liên quan đến những nhà mạng nữa, phải có hạn chế trong việc tung sim ra bán chứ sản xuất để bán tràn lan rồi có nhiều khuyến mãi hơn cho thuê bao mới nên người dân tranh thủ là đương nhiên.”
Bạn Thu Hoài cũng nhắc lại chuyện Bộ Thông tin trước đây bắt buộc người dân đăng ký thuê bao, khiến bao người mấy ngày liền xếp hàng đăng ký, nhưng đến giờ tình trạng sim rác vẫn không được khắc phục thì phải chăng Bộ Thông tin nên kiểm soát nhà mạng chặt chẽ hơn?
Thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông trong buổi họp ngày 5/6 cũng nêu ra những nguyên nhân khiến sim rác vẫn tồn tại trên thị trường bao gồm việc lợi dụng quy định cá nhân, tổ chức có thể đăng ký sử dụng nhiều thuê bao để thực hiện các thủ tục đăng ký thông tin cho nhiều sim rồi thực hiện việc bán sim đã kích hoạt trước.
Cụ thể, trong đợt thanh tra từ ngày 1/10-20/11/2019, phía thanh tra cho hay đã tịch thu 6.900 sim đã được đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ. Tổng số tiền xử phạt khoảng 777 triệu đồng.
Năm nhà mạng di động là Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile và Gtel (Gmobile) tại Việt Nam đều bị xử phạt vì vi phạm kinh doanh sim rác.
Theo kinh nghiệm chuyên môn, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng đây là đề xuất ngớ ngẩn và hài hước vì phía lãnh đạo đã không hiểu nguồn gốc của sim rác là các nhà mạng đã bán ra thị trường vô tội vạ nên giờ không thể đổ tội cho người mua và người dùng sim rác này. Bên cạnh đó, việc nhập thông tin khi nạp thẻ là hoàn toàn không giúp được gì trong việc ngăn chặn sim rác. Ông giải thích:
“Không thể xác định số CMND mà người dùng sim rác nhập vào là số CMND của ai, không có cơ chế hay cách gì để biết. Những kẻ cố tình làm bậy khi sử dụng sim rác sẽ hoàn toàn có thể khai báo số chứng minh nhân dân của người lương thiện nhập vào. Hệ thống nhà mạng với cách quản lý hiện nay vẫn tưởng đã có CMND. Cách này không những không giả quyết tình trạng hiện nay mà còn làm rối loạn xã hội, sẽ có nhiều người chịu oan không xài sim rác nhưng vẫn dính vào những chuyện bậy bạ của những kẻ cố tình dùng sim rác bậy.”
Do đó, để hạn chế tình trạng sử dụng sim rác tràn lan trên thị trường trong nước hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc đề ra giải pháp:
“Thực ra chuyện này rất đơn giản! Nguyên nhân sim rác ở các nhà mạng bán ra chứ chẳng lẽ chính quyền bán hay công ty, những kể tư nhân vớ vẩn đi nhặt về bán à? Phương pháp hữu hiệu là ban hành và thực thi luật pháp nhằm chế tài việc bán sim rác vô tội vạ của các nhà mạng.”
Kể từ ngày 1/6, ba nhà cung cấp dịch vụ di động có thị phần lớn nhất Việt Nam là Viettel, VinaPhone, MobiFone đã dừng phát hành sim điện thoại mới trên hệ thống kênh phân phối ủy quyền là các đại lý, các điểm bán sim. Động thái này được nói nhằm để chấm dứt tình trạng sim kích hoạt sẵn vẫn được cung cấp ngoài thị trường.
Truyền thông trong nước tường thuật lại phiên họp ngày 4/6 cho hay phía Thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông cũng yêu cầu sự hợp tác từ các đơn vị công an, quản lý thị trường tại địa phương cùng với các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh có biện pháp thanh tra, giám sát tình trạng mua bán sim rác ra ngoài thị trường. Đồng thời nỗ lực ngăn chặn việc lợi dụng sử dụng sim rác để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Hòa Bình:
Cách chức một Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh
Hiểu Minh
Hôm qua 5/6, ông Bùi Văn Dum, Thẩm phán TAND tỉnh Hòa Bình bị đề nghị cách chức vì vi phạm quy định pháp luật trong công tác xét xử.
Thông báo kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chiều 5/6 cho biết, trong thời gian giữ chức vụ Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ, Chánh án TAND huyện Kim Bôi, ông Dum đã vi phạm quy định pháp luật trong công tác xét xử, thi hành án hình sự.
Qua đánh giá, những vi phạm này ảnh hưởng xấu đến ngành Tòa án. Vì vậy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cách chức danh Thẩm phán đối với ông Bùi Văn Dum, theo VnExpress.
Cũng tại kỳ họp này ông Nguyễn Thành Thơ, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp bị đề nghị thi hành kỷ luật do vi phạm pháp luật trong việc lập và sử dụng Quỹ trái phép.
Trước đó ngày 4/6 lãnh đạo VKSND TP. Hà Nội đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó viện trưởng VKSND quận Hoàn Kiếm.
Theo phản ánh, ông Nguyễn Xuân Dũng (54 tuổi) trong quá trình giải quyết vụ án cố ý gây thương tích của cô Hoàng Thị Ngọc Thúy (Quận Hoàn Kiếm), ông Dũng đã gặp vợ chồng cô Thúy và hứa hẹn “sẽ làm khách quan”, tuy nhiên ông đã moi tiền bằng nhiều thủ đoạn với vợ chồng cô ấy: Bồi dưỡng cho cơ quan điều tra, thanh toán cho thừa phát lại, tiền điện nước, giúp mua vé máy bay cho cả gia đình Dũng đi tham quan các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long… đến lúc nhờ vợ chồng cô ấy bán đất cho Dũng vay tiền không thực hiện được, Dũng quay sang can thiệp và chỉ đạo khởi tố, truy tố và xét xử cô ấy 28 tháng tù giam”, báo Thanh Niên đưa tin.
https://www.dkn.tv/thoi-su/hoa-binh-cach-chuc-mot-tham-phan-toa-an-nhan-dan-tinh.html
Rối rắm số nhà và tên đường
tại Thành phố Hồ Chí Minh!
Diễm Thi, RFA
Đặt tên đường tùy tiện, phi lý!
Con đường Đinh Tiên Hoàng ở TP.HCM dài hơn 2 km, bắt đầu từ đoạn giao với đường Lê Duẩn, quận 1, chạy qua cầu Bông và điểm cuối là đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh. Nay một đoạn đường này từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu được đề xuất đổi thành Lê Văn Duyệt – tên gọi trước năm 1975. Đề xuất này khiến câu chuyện về tên đường và số nhà ở TP.HCM lại một lần nữa nóng lên.
PGS.TS Lê Trung Hoa, uỷ viên thường trực Hội đồng đặt tên đường TP.HCM nói với RFA về việc này:
“Ông Lê Văn Duyệt có cái đúng mà cũng có cái sai. Cái đúng là ổng đã theo Nguyễn Ánh nhưng cái sai là ổng chống lại nhà Tây Sơn. Nhưng ổng lại là người có công với đất Sài Gòn nên người ta đề nghị khôi phục lại.
Nói chung là nhân vật nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm cho nên phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như Phan Thanh Giản cũng có khuyết điểm và ưu điểm nên họ đề nghị bỏ. Có nơi đã bỏ nhưng có nơi chưa bỏ. Còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được và chưa biết bao giờ xong.”
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội ra Nghị quyết chính thức đổi tên Sài Gòn – Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh. Theo sau đó là hàng loạt con đường bị đổi tên khiến người dân Sài Gòn tiếc nuối, như đường Công Lý đổi thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa; đường Tự Do thành đường Đồng Khởi; đường Cộng Hòa thành Nguyễn Văn Cừ…
Đặc biệt con đường mang tên Alexandre de Rhodes từ năm 1955 bị đổi thành đường Thái Văn Lung vào năm 1985, nhưng khoảng 10 năm sau đó lại được phục hồi tên Alexandre de Rhodes đến ngày nay.
Trước 1975, tên đường ở Sài Gòn được đặt theo cụm giúp người dân dễ nhớ. Ví dụ ở quận 3, tập trung tên các danh nhân văn hóa, nhà thơ như Ngô Thời Nhiệm, Lê Quý Đôn, Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm…
Hoặc khu Tân Định, quận 1 tập trung danh tướng nhà Trần như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Khắc (Khát) Chân…
Sau 1975, các con đường được đổi tên không theo nguyên tắc nào, thậm chí viết sai cả tên các danh nhân như Lê Thánh Tông thành Lê Thánh Tôn; Đông Kinh Nghĩa Thục bị cắt ngắn thành Nghĩa Thục; Võ Duy Dương thành Nguyễn Duy Dương…
Các nhà sử học và khoa học thống kê toàn thành phố hiện có 38 tên đường viết sai tên danh nhân cần phải sửa lại.
Theo PGS.TS Lê Trung Hoa, hiện có nhiều cái rất vô lý nhưng chưa có điều kiện đổi lại vì còn nhiều khúc mắc trong Hội đồng đặt tên đường, ví dụ như mỗi người một ý. Người bảo có công, kẻ bảo có tội.
Có khi chính những người trong hội đồng tư vấn không có khả năng, trình độ hiểu biết về những nhân vật lịch sử. Ông nói thêm:
“Có hàng ngàn con đường nên đây là vấn đề rất lớn. Thành phố đã lập ủy ban nhưng mấy chục năm nay cũng chưa xong vì còn nhiều “vấn đề” lắm. Cả tên đường và số nhà. Số nhà thì lộn xộn quá rồi. Tên đường thì còn một số trường hợp không đúng và vô lý nhưng chưa sửa được.
Vô lý nhiều cái lắm. Ví dụ như theo quy định thì chiều dài đường là 200 mét thì mới đổi. Họ lên danh sách rồi nhưng chưa có điều kiện để đổi.
Đổi thì nhanh thôi nhưng vấn đề là phải tìm tiểu sử nhân vật sẽ lấy đặt tên đường. Có nhiều nhân vật còn sống mà tưởng đã chết. Nguyên tắc thì chết rồi mới đặt được. Có khi người ta không có điều kiện điều tra.”
Trong một lần trao đổi với truyền thông trong nước về tình trạng đặt tên đường ở TP.HCM thiếu hệ thống, TS Nguyễn Khắc Thuần, ủy viên thường trực Hội đồng tên đường nói rằng, việc đặt lại toàn bộ tên đường không tốn nhiều thời gian nếu đừng bày vẽ họp lên họp xuống. Chỉ giao cho một người soạn thảo và trình cơ quan có thẩm quyền thông qua để ra quyết định là quá đủ.
Dân khổ vì tên đường và số nhà
Để giải quyết hậu quả của việc đặt, đổi tên đường ‘vô tội vạ’ sau 1975, các cơ quan chức năng đau đầu đã đành, người dân cũng khổ không kém.
Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển, TP.HCM hiện có hơn 1.600 con đường mang tên tạm và hàng trăm con đường mang tên ‘vô nghĩa’. Bên cạnh đó có những con đường trùng tên, chỉ khác quận. Nhà trùng số trên một con đường.
Hiện có hai con đường mang tên Nguyễn Đình Chiểu ở quận 1 và quận Phú Nhuận; hai con đường mang tên Phan Văn Trị ở quận 5 và Gò Vấp. Hay những con đường mang tên tuy khác nhau nhưng chỉ là một, như đường Nguyễn Huệ ở quận 1 và đường Quang Trung ở Gò Vấp; đường Đinh Tiên Hoàng và đường Đinh Bộ Lĩnh ở quận Bình Thạnh; đường Đề Thám ở quận 1 và đường Hoàng Hoa Thám ở quận Bình Thạnh…
Anh Tâm Thái Hòa, chủ nhà sách Khai Tâm ở quận 1, TP.HCM nêu ý kiến của anh về việc đánh số nhà:
“Rất nhiều đường có số nhà đang lẻ nhảy qua chẵn rồi ngược lại. Nó loạn xà ngầu hết, nhất là những quận ở xa trung tâm thành phố như quận Gò Vấp, quận 12. Tìm số nhà rất khó. Nó cứ chồng chéo lên, làm như họ không nghĩ ra được con số hay sao đó!”
Ngoài những hạn chế trên, nhiều con đường ở TP.HCM được đặt những cái tên mà người dân không biết họ là ai. Một trong những nguyên nhân được nêu ra là do lấy tên các Mẹ Việt Nam anh hùng để đặt.
Nhà báo Đỗ Cao Cường nhận định rằng, tư duy lãnh đạo ở Việt Nam có hạn nên tạo ra một đất nước bát nháo về mọi mặt. Việc đặt tên đường hay đánh số nhà là hậu quả của tư duy cộng sản. Ông phân tích:
“Số nhà hay tên đường là những do con cháu sinh sau đẻ muộn của thời cộng sản ngồi nghĩ. Thích ai thì dùng đặt tên đường, tên phố. Có những ông mà lịch sử chẳng biết là ai. Làm thế là họ không tôn trọng lịch sử hoặc không nghiên cứu kỹ về lịch sử. Cần tôn trọng cả lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa thì mới hợp lý.”
Từ năm 1998, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã đưa ra những yêu cầu trong việc đặt mới và sửa đổi những tên đường bất hợp lý như tên không có ý nghĩa, sai tên danh nhân, đặt trùng tên đường.
Cách đây vài năm, TP.HCM đã giao Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển phối hợp cùng Sở Văn hóa – Thể thao thành phố thực hiện đề án “Công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TPHCM – Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020”. Đề án đã quy tụ hàng chục nhà khoa học, nhà nghiên cứu có uy tín cùng tham gia khảo sát và nghiên cứu công phu. Đến nay đề án vẫn chưa triển khai thực hiện.
Người dân TP.HCM có mong chờ nhà hát,
sân vận động như lời lãnh đạo?
“Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng các công trình nhà hát, sân vận động để nhiều người dân có cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội. Đừng để người dân TP.HCM chờ nhà hát, sân vận động quá lâu.”
Đó là phát biểu của bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM, tại buổi tọa đàm về công tác xây dựng phát triển thành phố, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hôm 4 tháng 6 năm 2020.
Bà Phạm Phương Thảo cho rằng, các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu tinh thần người dân vẫn chưa tương xứng, mặc dù TP.HCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năng suất lao động cao gấp 2,7 lần cả nước.
Trong một thành phố mà cuộc sống người dân đang khốn khổ, đang bị kẹt xe, đang bị ngập nước, thì xây nhà hát đó, xân vận động đó phục vụ cho ai, khi người dân không có điều kiện để đến những nơi đó.
-Nhà báo Sương Quỳnh
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, nhà báo độc lập Sương Quỳnh từ thành phố Hồ Chí Minh, nhận định:
“Để nâng cao dân trí và cuộc sống của nhân dân, thì nhà hát và sân vận động là những nơi truyền đạt văn hóa, giải trí tốt. Nhưng phải xét theo hoàn cảnh nào? Thực tế đây là một xã hội, thì phải cân nhắc người dân cần gì trước tiên. Trong một thành phố mà cuộc sống người dân đang khốn khổ, đang bị kẹt xe, đang bị ngập nước, thì xây nhà hát đó, xân vận động đó phục vụ cho ai, khi người dân không có điều kiện để đến những nơi đó, người dân cũng không có thời gian khi cuộc sống người ta quá khốn khổ. Vậy thì trước tiên, muốn người dân đến nhà hát hay sân vận động, thì đời sống người dân phải được nâng cao trước đã, họ phải thoát ra được sự mưu sinh hàng ngày, họ phải có cuộc sống được bình an, ấm no, thì họ mới nghĩ đến nơi để họ cảm nhận được văn hóa.”
Tuy nhiên theo nhà báo Sương Quỳnh, trước tiên ‘văn hóa’ đó phải thật sự mang lại giá trị. Chứ xây nhà hát mà suốt ngày cứ hát những kịch bản như ‘Hồ Chí Minh muôn năm’, rồi ‘đảng ta luôn luôn vĩ đại’, trong khi cuộc sống người ta lầm than như thế, thì người ta có đến những nơi đó để xem, để nghe những bản nhạc, luôn luôn chỉ để tuyên truyền cho đảng và nhà nước? Bà nói tiếp:
“Nếu Bà Phạm Phương Thào nói người dân cần thiết nhà hát và sân vận động, thì tôi nghĩ rằng người dân chưa cần thiết. Có thể giới trẻ cũng cần thiết, nhưng sự cần thiết đó phải có cốt lõi là một nền văn hóa thật sự, đề cao nhân phẩm con người, đề cao sự yêu thương, đề cao sự bác ái… thì hãy đưa văn hóa đó cho người dân. Vấn đề là niềm tin, chính quyền có trung thực trong văn hóa không? Nếu họ cứ xây dựng nền văn hóa tuyên truyền cho đảng, cho nhà nước, thì liệu có ai cần không? Khi cuộc sống người dân cần lắm sự mưu sinh… hãy an dân đã rồi mới nghĩ đến mấy chuyện đó.”
Sài Gòn hiện có 5 nhà hát lớn gồm: Nhà hát TP.HCM, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát thuộc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà hát Quân đội ở quận Tân Bình… Ngoài 5 nhà hát này, Sài Gòn còn có khoảng hơn 20 nhà hát, sân khấu khác… Tuy nhiên ngay cả những nơi nổi tiếng như Sân khấu kịch Idecaf hay sân khấu kịch Hồng Vân đều phải bù lỗ để hoạt động do yêu nghề.
Một người dân ở Sài Gòn không muốn nêu tên nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Theo tôi nghĩ không nên làm, bây giờ mở nhà hát thì ai vô đó mà coi? Nhưng mà mấy ổng nghĩ nước ngoài vô phải có cái nhà hát lớn… để mà cho có bộ mặt đó mà. Tui nghĩ đơn giản vậy thôi, nhưng mấy ổng không nghĩ người dân đang khó khăn, đang khổ.”
Tình cảnh các sân vận động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn được nói ‘thê thảm’ hơn, trừ các sân bóng nhỏ có khách đến chơi bóng, còn các sân vận động có sức chứa hàng ngàn khán giả thường rất ít thu hút người dân dù có đội bóng của địa phương mình thi đấu.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do, anh Nguyễn Đình Đệ, một người dân ở Quận 2, Sài Gòn, cho biết ý kiến của mình:
“Hoàn toàn không cần thiết, sân vận động Thống Nhất mở đèn lên không có người coi mà, không có khán giả. Có bằng chứng sự thật luôn, câu lạc bộ thành phố Hồ Chí Minh trong giải quốc gia, đá trên sân Thống Nhất vắng khách, không có khách… thì xây sân vọng động làm gì? Xây nhà hát làm gì? Trong khi bà con quận 2 còn rất nhiều khó khăn, còn sống trong khu ổ chuột, giờ này chưa được nhận đất, chưa được nhận nhà… Làm kiều đó làm chi vậy? Tôi đại diện cho bà con Thủ Thiêm, không đồng tình việc xây nhà hát và sân vận động, việc này không cần thiết, dùng quỹ đất đó để đền bù cho bà con, dùng ngân sách để lo cho bào con TPHCM còn rất nghèo, rất đông.”
Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được nêu lên, vào tháng 10 năm 2018, khi TP.HCM đòi xây Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch với vốn đầu tư lên đến 1.500 tỉ đồng, trong khi người dân phản đối, thì Bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đã cho rằng “Đây là dự án tầm vóc thế kỉ, được người dân thành phố chờ đợi từ rất lâu”.
Ở thành phố này sau dịch COVID-19, đến giờ này nhiều người không nhận một đồng hỗ trợ nào, nhiều tình cảnh còn tang thương lắm… Tôi và bà con Thủ Thiêm phản đối chuyện thành phố xây nhà hát ở quận 2.
-Anh Nguyễn Đình Đệ
Anh Nguyễn Đình Đệ, cũng là người bị cưỡng chế đất sai luật ở Thủ Thiêm, cho biết thêm:
“Riêng nói bà con Thủ Thiêm thì chắc chắn Bà con phản đối, thí dụ như nhà hát Thủ Thiêm, sao mình không dùng số tiền đó để lo cho bà con quận 2. Ở thành phố này sau dịch COVID-19, đến giờ này nhiều người không nhận một đồng hỗ trợ nào, nhiều tình cảnh còn tang thương lắm… Tôi và bà con Thủ Thiêm phản đối chuyện thành phố xây nhà hát ở quận 2. Còn rất nhiều việc cần phải lo cho dân, đặc biệc là người dân Thủ Thiêm. Theo tôi, xây lên chẳng có ích gì hết.”
Theo Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM, thời gian thực hiện dự án Nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm là từ năm 2019 đến 2022. Trong đó năm 2019 – 2020, tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình và hoàn thành các thủ tục cần thiết để khởi công theo đúng quy định.
Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cũng là người bị cưỡng chế đất tại Thủ Thiêm, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây, nói:
“Chúng tôi không chống bất cứ một công trình văn hóa nghệ thuật nào tại Thủ Thiêm. Trái lại, chúng tôi hoan nghênh việc đó vì thành phố cũng cần, quy hoạch cũng cần. Nhưng trung tâm này, nhà hát này ở thời điểm nào? Trên phần đất của ai? Đó là vấn đề chúng tôi đặt ra, và đền bù như thế nào cho người dân?”
Gần 20 năm qua, nhiều hộ dân tại Thủ Thiêm bị di dời mà không được bồi thường một cách hợp ký, chưa kể trong đó rất nhiều người bị cưỡng chế lấy nhà mà không được đền bù. Người dân Thủ Thiêm đã nhiều lần khiếu lại từ cấp thành phố đến trung ương, nhận nhiều lời hứa hẹn của các vị lãnh đạo. Tuy nhiên hiện nay họ vẫn chưa nhận được đền bù một cách thỏa đáng.
Cố Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây từng cho rằng thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nhất Việt Nam, cho nên Nhà hát nhạc vũ kịch giao hưởng lớn hay một quảng trường cho xứng đáng thì cũng là cần thiết. Những những việc ấy Việt Nam nên có trong tương lai, khi mức sống của nhân dân đã lên cao hơn hiện nay. Hay ít ra cũng phải là nước thu nhập trung bình ở lớp trên, chứ hiện nay Việt Nam đang là nước thu nhập trung bình ở lớp dưới thấp.
Kinh tế Việt Nam
liệu có đuổi kịp Thái Lan, Malaysia?
Kinh tế và mức sống của người Việt Nam liệu sẽ theo kịp Thái Lan, thậm chí Malaysia, trong tương lai gần hay không?
Singapore: Thủ tướng Lý Hiển Long đặt câu hỏi nghiêm túc cho TQ và Mỹ
Asean làm gì nếu Trung Quốc đơn phương lập ADIZ ở Biển Đông?
ĐH 13: VN định vị thế nào trước ‘Giấc mộng Trung Hoa’?
Việt Nam đang muốn tận dụng lợi ích từ các hiệp định, khu vực thương mại tự do để góp phần làm cú hích cho nền kinh tế.
Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA) đã hoàn tất.
Có dự đoán, EVFTA sẽ góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 – 3,25% (năm 2019 – 2023); 4,57 – 5,30% (năm 2024 – 2028) và 7,07 – 7,72% (năm 2029 – 2033).
Ở cấp độ vùng, Asean đang cố gắng đẩy kết thúc hoàn toàn đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để tiến tới ký kết trong năm 2020.
Hiệp định RCEP là một thỏa thuận thương mại tự do giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand.
Nếu được ký kết, hiệp định này sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Với Việt Nam, sau ba thập niên đổi mới, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới.
Tuy vậy trong Asean, dân số Việt Nam tuy đứng thứ 3 trong ASEAN, nhưng quy mô kinh tế đứng thứ 6.
Một tính toán của McKinsey năm 2018 cho thấy GDP đầu người của Malaysia cao gần gấp đôi so với Thái Lan, và cao gấp ba tới năm lần so với thu nhập trung bình của Việt Nam, Indonesia và Philippines.
Liệu kinh tế Việt Nam có thể bứt phá để mức sống người dân theo kịp các nước trong Asean?
Tiến sĩ Chayodom Sabhasri, Khoa Kinh tế, Đại học Chulalongkorn, Bangkok, chia sẻ suy nghĩ với BBC News Tiếng Việt.
“Kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Gần đây rõ ràng, đầu tư nước ngoài trực tiếp của Tây phương đã chuyển từ một số thành viên Asean sang Việt Nam.
“Đầu tư Nhật Bản ở Thái Lan năm 2020 cũng đã chuyển hướng sang Việt Nam.
“Chắc chắn Việt Nam sẽ sớm theo kịp các thành viên hàng đầu trong Asean,” ông Chayodom Sabhasri nhấn mạnh.
Tiến sĩ Chayodom Sabhasri chỉ ra rằng Việt Nam có nhân công trẻ, chăm chỉ, có khả năng trong lúc một số thành viên Asean đã bước vào giai đoạn dân số già hóa.
World Bank cho biết chỉ số Vốn con người (HCI) của Việt Nam hiện xếp thứ 48 trên 157 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ hai ở ASEAN, chỉ sau Singapore.
Dân số Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050.
Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực.
Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026, theo World Bank.
Còn giáo sư, tiến sĩ Patarapong Intarakumnerd, từ Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia (National Graduate Institute for Policy Studies, GRIPS), Tokyo, Nhật Bản, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.
“Nếu nhìn mức tăng trưởng của 5 năm vừa qua, Việt Nam tăng nhanh hơn cả Malaysia và Thái Lan.”
“Việt Nam có lợi thế về lao động rẻ hơn nhưng có kỹ năng khá, thị trưởng lớn, ổn định chính trị, mạnh về các môn học STEM, hạ tầng cơ sở đang cải thiện.”
Các nền kinh tế lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng quan tâm Việt Nam.
‘Nơi hội tụ của các hãng điện tử và viễn thông’
Tiến sĩ Patarapong Intarakumnerd, từ Tokyo, nói: “Các hãng điện tử Nhật như Panasonic đã dự định đưa nhà máy, trung tâm nghiên cứu-phát triển sang Việt Nam.”
“Việt Nam đang trở thành nơi hội tụ của các hãng điện tử và viễn thông như Samsung, Intel, Panasonic…Nó chứng minh Việt Nam đã nâng mình lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.”
Ông Patarapong Intarakumnerd cũng cho rằng kinh tế Việt Nam đang phát triển “đa dạng”.
“Việt Nam đang đuổi nhanh về công nghệ (điện tử, phần mềm), kỹ thuật bậc trung (xe hơi), và các ngành tốn nhân công (cà phê, thủy hải sản).”
Tuy nhiên tiến sĩ Patarapong Intarakumnerd nhận định so với Malaysia và Việt Nam, khu vực công của nhà nước yếu hơn về khả năng hoạch định và thi hành chính sách.
“Sự phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương không đủ tốt. Ví dụ nếu ta so sánh với Trung Quốc, tuy có kinh tế thị trường XHCN tương tự nhưng chính quyền địa phương của họ khá tự chủ.”
Rủi ro nào mà Việt Nam có thể rút ra?
Trong quá trình phát triển của Thái Lan, có những rủi ro nào mà Việt Nam có thể rút ra?
Trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ Chayodom Sabhasri, từ Bangkok, chỉ ra các yếu tố, trong đó có chi phí lao động gia tăng theo thời gian, và những bất ổn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, những thay đổi công nghệ sẽ giảm bớt lợi thế của chi phí lao động rẻ tiền.
Thái Lan cũng đã chứng kiến thiệt hại từ hiện tượng “bong bóng tài sản” và tham nhũng.
Còn tiến sĩ Patarapong Intarakumnerd, từ Tokyo, nhận xét Thái Lan đã chứng tỏ một số nhược điểm kìm hãm sự phát triển của nước này.
“Thiếu liên kết giữa việc thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cấp công nghệ. Đã không có đủ sức ép và sự hấp dẫn để các hãng nước ngoài nâng cấp đầu tư công nghệ, chuyển từ lắp ráp lên thiết kế, nghiên cứu và phát triển.”
“Chính phủ Thái Lan thiếu đầu tư để khuyến khích các công ty nâng cấp công nghệ. Việt Nam cũng đang yếu về mặt này.”
“Thái Lan cũng thiếu quan tâm đến các môn học STEM cho giáo dục dạy nghề mà quá chú trọng đến giáo dục sau đại học.”
Nhìn chung, hai nhà quan sát cho biết giới chức và doanh nhân Thái Lan vẫn lo lắng Việt Nam có thể sớm bắt kịp, và vượt người Thái.
Tiến sĩ Patarapong Intarakumnerd nói: “Việt Nam đang đuổi nhanh trong các lĩnh vực mà Thái Lan từng làm tốt như điện tử, thủy hải sản, dệt may.”
“Nhưng đồng thời, nhà đầu tư Thái cũng thấy có cơ hội tốt để đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay họ đã và đang bỏ tiền nhiều vào nông nghiệp, bán sỉ lẻ, khách sạn, thiết bị ô tô…ở Việt Nam.”
Từ Bangkok, tiến sĩ Chayodom Sabhasri chia sẻ: “Hồi năm 1998, một năm sau khủng hoảng tài chính Á châu, tôi có bài nói chuyện, rằng chúng ta cần quan tâm kinh tế Việt Nam sẽ hơn chúng tôi sau 20 năm nữa.”
“Các yếu tố tích cực chính của Việt Nam là người dân cần cù, cải thiện trong hệ thống giáo dục và chính phủ ổn định.”
Ông Chayodom Sabhasri cũng cho rằng nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan (CLMVT) nên hợp tác chặt hơn.
“Tiểu vùng CLMVT phải lập đối tác để làm việc với nhau, chứ đừng nhắm tới việc cạnh tranh nhau,” ông cho biết quan điểm.
Sau đợt chống Covid-19 vừa qua, tổ chức quốc tế như World Bank cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021.
World Bank cũng nói Việt Nam cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-52948372
Điểm tin trong nước sáng 6/6:
Kháng nghị giám đốc thẩm hủy án
vụ ‘sáng bị tuyên án, chiều nhảy lầu tự tử’
Tâm Minh – Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng ngày 6/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Thêm một du học sinh từ Anh trở về Việt Nam nhiễm virus Vũ Hán
6h ngày 6/6, Bộ Y tế ghi nhận thêm một ca nhiễm nCoV, là du học sinh từ Anh về nước. Bệnh nhân 329 là nam, 22 tuổi, địa chỉ ở Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ngày 4/6, bệnh nhân 329 từ Anh về sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM, trên chuyến bay VN50, cách ly tập trung ngay tại Trường Thiếu sinh quân, Khu C, Củ Chi.
Mẫu bệnh phẩm lấy cùng ngày, hôm sau kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona. Hiện bệnh nhân 329 điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
Trong số bệnh nhân corona ở Việt Nam, 89 ca nhập cảnh được cách ly ngay, số còn lại lây nhiễm cộng đồng.
Kháng nghị giám đốc thẩm hủy án vụ ‘sáng bị tuyên án, chiều nhảy lầu tự tử’
Theo Thanh Niên, tối 5/6, Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM đã ban hành quyết định kháng nghị vụ án “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” liên quan đến vụ ông Lương Hữu Phước, người nhảy lầu tự tử tại trụ sở TAND tỉnh Bình Phước, sau khi bị tuyên 3 năm tù.
Theo đó, kháng nghị cho rằng bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Phước và bản án sơ thẩm của TAND TP. Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) chưa làm rõ nhiều vấn đề như, làm rõ lời khai của Lâm Tươi, chưa giám định tốc độ xe Lâm Tươi.
Từ đó, TAND cấp cao tại TP.HCM kháng nghị theo hướng hủy cả hai bản án của hai cấp tòa nói trên để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung.
Luật sư Mỹ đề nghị tư vấn miễn phí cho Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Một tiến sĩ, luật sư người Mỹ từng làm việc một số năm tại Việt Nam nói với VOA rằng khi ông đọc báo và xem thấy video tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, thì với tư cách một con người, một công dân Mỹ, những hình ảnh đó đã khiến ông tức giận và xác định cần phải làm một điều gì đó.
Tiến sĩ – Luật sư Dale J. Montpelier, người từng cố vấn pháp lý cho các vụ tranh chấp liên quan đến dầu khí với Việt Nam, tiết lộ với VOA rằng ông đã gửi thư đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và đề nghị tư vấn miễn phí cho Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.
Phân tích tình hình thực tế khi trải qua đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay, ông nói nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và một số nước châu Âu, đã nhận ra “sai lầm lớn” của họ trong việc đầu tư quá nhiều vào Trung Quốc khiến cho nền kinh tế bị phụ thuộc vào nước này.
Vì vậy, theo ông, “một khi các quốc gia đoàn kết và đưa ra quyết định, một khi họ cùng nói “Đủ rồi” và rút ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc, thì khi đó mọi chuyện sẽ thay đổi. Đó là khi Trung Quốc thực sự mất quyền lực”.
Sau thời gian làm việc tại Việt Nam, Luật sư Dale Montpelier cho biết ông đã cưới vợ người Việt và xem Việt Nam như quê hương thứ hai của mình.
Cho tới nay, LS. Montpelier vẫn chưa nhận được phản hồi từ chính phủ Việt Nam sau nhiều tháng gửi thư cho Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ.
3 học sinh tiểu học tắm sông bị đuối nước ở Bình Thuận
Theo báo Vietnamnet, khoảng 15h chiều ngày 5/6, nhóm học sinh rủ nhau đi tắm sông Bà Bích đoạn qua thôn 3, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Sau đó, người dân nghe tiếng hoảng hốt tri hô, khi chạy đến thì được biết, 3 học sinh bị chìm mất tích.
Sau hơn 1 giờ lặn tìm, người dân đã vớt được thi thể 3 em: Trần Bảo An (sinh năm 2009), Nguyễn Duy Thông (sinh năm 2011), Dương Phi Hùng (sinh năm 2012).
3 em học sinh bị nạn đều là họ hàng với nhau, cùng trú tại thôn 3, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam và đang là học sinh lớp 2, 3, 5 Trường Tiểu học Hàm Thạnh 2.
Điểm tin trong nước chiều 6/6: Cây xanh trên 20 năm
quanh trường học bị cắt ngọn, trồng mới
Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước chiều ngày 6/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Hàng chục cây xanh quanh trường học bị cắt cụt ngọn, sẽ trồng cây mới thay thế
Hai hàng cây xanh với khoảng 20 cây khá to trồng trên hè phố quanh trường THCS phường Kim Tân, thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) hơn 20 năm vốn xanh đẹp bỗng nhiên bị cắt cụt hết ngọn giữa trời nắng chang chang, theo Dân Trí.
Hàng cây gồm phượng hồng và muồng vàng, vốn xanh đẹp nhưng mấy ngày nay đã bị cắt cụt hết ngọn và cành lá, chỉ còn trơ trụi thân cây.
Thông tin cho biết, do sợ cây đổ gây thiệt hại cho học sinh các trường học gần đó nên cơ quan chức năng đã cho đốn cành lá, chuẩn bị chuyển cây đi nơi khác trồng và sẽ trồng cây mới thay thế.
Trả lời Dân trí sáng ngày 6/6, ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Bí thư Thành ủy Lào Cai, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho biết, sẽ cho kiểm tra thông tin việc hàng cây xanh tốt bỗng nhiên bị cắt cụt ngọn…
Theo ông Khoa, việc rà soát, xử lý, cắt bỏ hoặc di dời những cây xanh trong trường học, hè phố có nguy cơ bị gãy đổ, dễ gây thương vong cho người là điều cần thiết, nhưng cưa hết cành ngọn cây, đào gốc di dời cả hàng cây, trong đó có nhiều cây to khỏe, chắc chắn, thì cần xem lại.
Cán bộ tự đưa tên mình và vợ vào danh sách khen thưởng
Chuyên viên phụ trách thi đua của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Hòa đã tự đưa tên mình và vợ vào danh sách khen thưởng.
Ngày 5/6, ông Trần Văn Lành, Chủ tịch huyện Đức Hòa cho biết, đã ký quyết định hủy bỏ công nhận danh hiệu lao động tiên tiến và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018-2019 đối với ông Trương Liên Phong, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
Năm học 2018-2019, ông Phong là chuyên viên phụ trách thi đua của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Hòa. Khi lập danh sách khen thưởng thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, ông Phong không thông qua lãnh đạo và tập thể phòng xét duyệt, tự ý đưa tên mình vào danh sách, theo VnExpress.
Cán bộ này còn đưa tên vợ là giáo viên trường mầm non ở thị trấn Hậu Nghĩa vào danh sách khen thưởng “Phụ nữ điểm 10” để huyện khen tặng, trong khi tập thể nhà trường không xét chọn và đề nghị cô này. Tuy nhiên, sự việc được xác minh lại, nữ giáo viên không được xem xét khen thưởng.
Hoà Bình: Cách chức thẩm phán tòa án tỉnh vì vi phạm trong công tác xét xử
Ông Bùi Văn Dum, Thẩm phán TAND tỉnh Hòa Bình hôm 5/6 đã bị đề nghị cách chức vì vi phạm quy định pháp luật trong công tác xét xử.
Theo Vnexpress, quyết định được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đưa ra do những vi phạm này ảnh hưởng xấu đến ngành Tòa án.
Bên cạnh ông Dum, ông Nguyễn Thành Thơ, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp bị đề nghị thi hành kỷ luật do vi phạm pháp luật trong việc lập và sử dụng Quỹ trái phép.
Trước đó ngày 4/6 Tờ Thanh Niên cho hay lãnh đạo VKSND TP. Hà Nội đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó viện trưởng VKSND quận Hoàn Kiếm.
Theo phản ánh, ông Nguyễn Xuân Dũng (54 tuổi) trong quá trình giải quyết vụ án cố ý gây thương tích của cô Hoàng Thị Ngọc Thúy (Quận Hoàn Kiếm), ông Dũng đã gặp vợ chồng cô Thúy và hứa hẹn “sẽ làm khách quan”, tuy nhiên ông đã moi tiền bằng nhiều thủ đoạn với vợ chồng cô ấy: Bồi dưỡng cho cơ quan điều tra, thanh toán cho thừa phát lại, tiền điện nước, giúp mua vé máy bay cho cả gia đình Dũng đi tham quan các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long… đến lúc nhờ vợ chồng cô ấy bán đất cho Dũng vay tiền không thực hiện được, Dũng quay sang can thiệp và chỉ đạo khởi tố, truy tố và xét xử cô ấy 28 tháng tù giam”.
Xin lỗi công khai nhưng cán bộ gây oan sai không đến
Sáng 5/6, tại trụ sở UBND xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, TAND huyện Tuy Đức đã tổ chức buổi xin lỗi công khai đối với ông Nguyễn Văn Võ và bà Nguyễn Thị Thưởng (ngụ xã Đắk Búk So) vì đã gây oan sai khiến hai người dân này phải ngồi tù 2 năm.
Ông Nguyễn Văn Hồng, Chánh án TAND huyện Tuy Đức, đại diện 3 cơ quan tiến hành tố tụng huyện Tuy Đức trình bày lời xin lỗi ông Võ và bà Thưởng, cùng với gia đình của ông bà về những thiệt hại mà chúng tôi đã gây ra suốt trong quá trình giải quyết vụ án. Mong ông bà và gia đình chấp nhận lời xin lỗi của chúng tôi, theo Người lao động.
Tuy nhiên, 15 người (13 cán bộ và 2 người tố cáo) mà ông Võ, bà Thưởng cho rằng trực tiếp gây ra án oan, lại không có mặt trong buổi xin lỗi. Phía TAND huyện Tuy Đức nói đã gửi giấy mời nhưng họ đều vắng mặt.
Điều này khiến ông Võ, bà Thưởng cùng gia đình, người dân chứng kiến thấy bị xúc phạm.
Trong phát biểu của mình ông Võ cho rằng, việc bắt giam ông, truy tố vợ chồng ông và xử tội hai người đã gây ra những tổn thất không thể bù đắp về tinh thần lẫn vật chất. Tuy nhiên, điều đó không bức xúc bằng việc những cán bộ gây oan sai không ai có mặt hôm nay để đưa ra lời xin lỗi với ông bà.
“Tôi mong rằng các cán bộ gây oan sai cho tôi phải tu dưỡng đạo đức, lối sống, trình độ nghiệp vụ để những người dân như chúng tôi không phải chịu khổ nữa”.
Ngay sau lời phát biểu của ông Võ, đơn vị tổ chức buổi lễ xin lỗi thông báo kết thúc chương trình. Tuy nhiên, cả trăm người dân đến theo dõi, tham dự đã đồng loạt phản đối và cho rằng, việc làm này không thể hiện thiện chí, thái độ xin lỗi của đơn vị tổ chức.
Chị Nguyễn Thị Thi, đại diện gia đình người bị oan cho rằng, các cá nhân gây oan sai không có mặt tại tòa làm giảm đi tính chất của buổi xin lỗi. “Gia đình và mọi người rất bức xúc. Nội dung buổi xin lỗi cũng quá ngắn gọn, sơ sài, nên gia đình đề nghị phải để luật sư nêu ý kiến. Sau gần 1 tiếng trao đổi, luật sư đã đồng hành cùng bố mẹ tôi mới được mời lên phát biểu”.
Cũng tại buổi xin lỗi, đại diện Hội Cựu chiến binh xã Đắk Buk So (huyện Tuy Đức) cho rằng, trong thời chiến, ông Võ đã có đóng góp cho cuộc cách mạng bảo vệ Tổ quốc, đáng lẽ khi trở về địa phương, phải được tôn trọng, giúp đỡ. Từ một vụ tranh chấp đất đai dân sự, chính sự thiếu công tâm của các cán bộ thực thi công vụ làm sai đã khiến vợ chồng ông bị oan sai.
Cụ thể vụ án oan: Năm 2008, vợ chồng ông Võ sang nhượng cho bà Đoàn Thị Huệ và Vũ Thị Hằng 400m2 đất với giá 100 triệu đồng. Giao dịch được viết bằng giấy viết tay.
Đến năm 2016, bà Huệ yêu cầu vợ chồng ông Võ làm thủ tục chuyển nhượng diện tích đất trên cho một người lạ nên vợ chồng ông không đồng ý chuyển nhượng. Vì lý do này bà Huệ đã khởi kiện dân sự vợ chồng ông Võ.
TAND huyện Tuy Đức cho rằng, ông Võ và bà Thưởng có dấu hiệu phạm tội hình sự. Ngày 11/4/2018, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Đức ban hành quyết định khởi tố vụ án về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và các quyết định khởi tố bị can đối với vợ chồng ông Võ.
Ngày 4/10/2018, TAND huyện Tuy Đức mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt ông Võ, bà Thưởng 2 năm tù.
Ngày 4/1/2019, TAND tỉnh Đắk Nông mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án và tuyên hủy toàn bộ bản án, điều tra lại.
Sau gần 9 tháng do không tìm được chứng cứ chứng minh được hành vi phạm tội, Công an huyện Tuy Đức đã ban hành quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với vợ chồng ông Võ.