Tin Việt Nam – 06/06/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 06/06/2018

Dân Đê La Thành

tiếp tục biểu tình phản đối lấy đất

Một số người dân cư ngụ tại gần 140 nhà mang số lẻ ở Đê La Thành, Hà Nội vào ngày 5 tháng 6 tiến hành biểu tình phản đối kế hoạch lấy nhà của họ của địa phương.

Những người biểu tình mang theo biểu ngữ với nội dung kêu cứu đại biểu quốc hội giúp giải quyết tình trạng thu hồi đất với lý do làm bãi gửi xe và trồng cây xanh.

Một người dân trong diện bị giải tỏa cho Đài Á Châu Tự Do biết lý do phản đối:

“Nói về dự án Vành Đai 1, chúng tôi mong làm lâu rồi nhưng không làm. Còn dự án không có trong qui hoạch làm đường lại mở ra như cây xanh, bãi đổ xe ô tô…Trong khi ấy những dự án đều có mà nay thành những tòa nhà thương mại bán rất đắt.”

Theo người này thì dân trong diện có nhà bị giải tỏa bức xúc do những bất hợp lý như cơ quan chức năng không thông báo cho dân sau khi cho dựng bản đồ qui hoạch lên. Khi người chất vấn thì bị chỉ lên thành phố. Đơn đến trung ương được chính phủ chỉ đạo xuống thành phố nhưng thành phố không giải quyết mà chỉ hứa.

Người dân này nói tiếp: “Thành phố làm việc phải có giấy trắng, mực đen chứ không phải lời nói. Các cơ quan ban ngành phải làm đúng chứ không thể che mắt dân, lừa chính phủ làm những điều sai pháp luật.

Khi chúng tôi hỏi họ đùn đẩy cho nhau khiến dân không tin nữa. Muốn dân tin, thì phải bảo đảm quyền lợi cho dân. Muốn lấy, muốn làm gì phải có qui hoạch, có thông báo và sự đồng thuận của dân.”

Một phụ nữ từng ở địa phương 20 năm cũng trình bày:

“Trước đây họ thông báo lấy ngoài đường nhưng nay lấy luôn nhà tôi; họ nói lấy để làm đường nhưng có chỗ lấy để làm nhà cao tầng”.

Một phụ nữ khác còn cho biết việc khi phản đối bị những thành phần đeo băng đỏ ngăn chặn:

“Hôm trước có người đeo băng đỏ kéo người dân lên xe nên chúng tôi phải bảo vệ nhau. Tôi không yêu cầu quan chức giải quyết; nhưng nếu muốn làm gì phải có lý do đàng hoàng, chứ không thể cứ đeo băng đỏ mà bắt người dân.”

Tin cho biết vào ngày 19 tháng 5 vừa qua, người dân có gặp được chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung về vụ việc liên quan và được ông này hứa sẽ tổ chức cuộc đối thoại sau 10 ngày.

Đến ngày 29 tháng 5, lời hứa không được thực hiện nên dân lại biểu tình. Dân lại được hứa một thời điểm nữa là vào ngày 10 tháng 6 tới đây sẽ có cuộc đối thoại.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Hanoians-protest-land-grab-06062018104132.html

 

Bộ trưởng GDĐT: ‘con sâu làm rầu nồi canh’

Bạo hành trẻ nhỏ và đạo đức xuống cấp là hai trong những điều Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ bị các đại biểu chất vấn trong phiên họp Quốc Hội ngày 6/6.

Câu hỏi của hơn 60 đại biểu khắp nơi phản ảnh quan tâm sâu xa của cử tri về tình trạng đạo đức xuống cấp của một số giáo viên, làm phương hại đến uy tín và hình ảnh khả kính của nhà giáo.

Quan tâm về vấn đề trẻ nhỏ bị bạo hành cũng được bày tỏ.

Tại Việt Nam, nạn bạo hành trẻ em khá phổ biến.

Theo thống kê được công bố đầu năm 2018 của Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trung bình hàng năm 2.000 trẻ em Việt Nam bị bạo lực và xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần phải được can thiệp.

Về vụ Bộ trưởng Nhạ bị tố cáo ‘đạo văn’

Thể hiện đẳng cấp bằng giáo dục hay vật chất?

Việt Nam: Chiếc xe đò mang tên Đại học

‘Đưa ra khỏi ngành’

Trả lời chất vấn của đại biểu Tiền Giang, ông Nguyễn Thanh Hải, về dự định của bộ trong việc đảm bảo an toàn cho con em từ 6 tháng đến 5 tuổi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết những chuyện bạo hành trẻ gây bức xúc xã hội trong thời gian qua đa số xảy ra ở các cơ sở tư thục.

Ông Nhạ trấn an đại biểu là bộ “rất quan tâm đến đối tượng này, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất”.

Hiện có hơn 15.000 cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở Việt Nam, và vì các cơ sở giáo dục mầm non công lập chỉ nhận trẻ 24 tháng trở lên, cha mẹ trẻ em dưới hai tuổi phải phó thác con cho các trường tư thục trong thời gian đi làm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định rằng bạo hành trẻ là việc làm “không thể chấp nhận được,” đặc biệt là trong ngành giáo dục, và khẳng định bộ “kiên quyết đưa ra khỏi ngành những người bạo hành trẻ, những giáo viên yếu kém về phẩm chất, năng lực.”

Bộ trưởng cũng cho biết là trong thời gian sắp tới, sẽ đề nghị chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho các nhà giữ trẻ tư thục, để làm sao thực hiện tốt việc chăm sóc trẻ em, tránh những hiện tượng đáng tiếc.

Ông Nhạ hứa là bộ sẽ có biện pháp “đình chỉ hoặc đóng cửa các cơ sở sai phạm, không đảm bảo điều kiện hoạt động.”

Ngoài ra ông kêu gọi các tổ chức chính trị, xã hội như phụ nữ và chính quyền phường xã đồng hành với ngành giáo dục trong việc ngăn ngừa tệ trạng này.

‘Con sâu làm rầu nồi canh’

Đại biểu Long An, ông Đặng Hoàng Tuấn đặt vấn đề với Bộ trưởng GDĐT về hiện tượng đạo đức xuống cấp của các giáo chức, biểu hiện qua những hành động cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, hoặc phạt quỳ hàng tiếng trên bục giảng.

Trả lời câu hỏi “Có phải do thầy cô chịu quá nhiều áp lực nên có hành xử không phù hợp, và Bộ trưởng có giải pháp nào?” của Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn, Bộ trưởng Nhạ nhận định:

“Nguyên nhân có nhiều, từ xã hội, truyền thông…, trong đó có nguyên nhân đến từ ngành, vì tuyển chọn chưa sát sao nên tuyển thầy cô kém năng lực,” và “số báo chí đưa ra chưa hết, thực tế còn nữa.”

Nhưng ông cũng cảnh báo: “Chúng ta cần phải minh bạch, không vì thiểu số mà đánh đồng, cũng như phải kiên quyết không để “con sâu làm rầu nồi canh”.

Về giải pháp khắc phục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định rằng “gốc của vấn đề là đào tạo giáo viên” và cho biết ông dự tính sẽ “đưa vào chương trình đào tạo môn giáo dục đạo đức”.

“Khi đưa môn giáo dục công dân – đạo đức vào chương trình thi, học sinh đã đăng ký, quan tâm nhiều hơn”, ông Nhạ nói thêm.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44379624

 

Ẩn số Vũ Đình Duy, bị truy nã

nhưng tự do tiếp xúc với đại diện của chính quyền?

Kính Hòa RFA

Ông Vũ Đình Duy trước đây là Tổng giám đốc Công ty cổ phần và Xơ sợi Dầu khí (PVtex), thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Ngày 19/6/2017, Công an Việt Nam đã khởi tố vụ án gọi là cố ý làm trái qui định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trước thời điểm đó ông Duy đã ra nước ngoài để trị bệnh và không về. Công an Việt Nam đã phát lệnh truy nã toàn quốc đối với ông Duy. Sau đó, vào ngày 28/6/2017, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát của Công an Việt Nam nói với báo chí rằng cơ quan này đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Vũ Đình Duy.

Vụ án công ty PVtex của ông Duy có liên quan đến vụ án ông Trịnh Xuân Thanh, từng đứng đầu một công ty xây lắp cũng của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Ông Thanh cũng bỏ trốn sang Đức và phía Đức cáo buộc là mật vụ Việt Nam đã sang Đức bắt cóc ông Thanh đem về Việt Nam. Phía Việt Nam cho rằng ông Thanh đã về nước đầu thú, và vào đầu năm 2018, ông Thanh bị hai bản án chung thân về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái.

Trong khi đó tại Berlin, nước Đức lại diễn ra phiên tòa xử vụ án cáo buộc Việt Nam bắt cóc người trên đất Đức, và vào ngày 7/5/2018, một nhân chứng đặc biệt xuất hiện tại tòa là ông Vũ Đình Duy.

Điều đặc biệt hơn nữa là lời khai của ông Duy tại tòa. Theo nhà báo Lê Trung Khoa, của tờ Thời báo bằng tiếng Việt tại Berlin, có mặt tại phiên tòa, nói với đài RFA vào ngày 21/5/2018:

Trong lời khai ông Duy ông ấy nói rất rõ là ông ấy có tiếp xúc với tòa  đại sứ Việt Nam tại châu Âu, nhưng không nói rõ nước nào, ngoài ra ông ấy vẫn nói là ông ấy vẫn đi lại chơi bời thoải mái với những người bên Ba Lan, bên Praha, Séc.”

Nếu như những lời khai của ông Duy là đúng thì một mặt ông bị chính quyền Việt Nam truy nã, nhưng mặt khác cơ quan đại diện chính quyền Việt Nam tại nước ngoài là tòa đại sứ lại có tiếp xúc với ông, và trong suốt thời gian từ lúc bị truy nã đến nay, người ta không thấy báo chí Việt Nam nói gì về ông Duy, mặc dù trong lệnh truy nã có nói rằng cơ quan chức năng Việt Nam sẽ hợp tác với cảnh sát quốc tế cũng như các nước để truy bắt ông Duy.

Chúng tôi không được phép liên hệ với ông Duy vì ông đang làm nhân chứng tại tòa án Đức.

Trả lời điện thoại của chúng tôi về vấn đề này, Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin nói rằng họ không có thông tin, và đề nghị chúng tôi liên lạc qua email. Email của chúng tôi cũng không được trả lời.

Trong khí đó theo ông Lê Trung Khoa, tại tất cả những phiên tòa diễn ra tại Berlin, đều có mặt từ hai đến ba người của Đại sứ quán Việt Nam tham dự, họ nói với ông Khoa rằng họ đến để bảo hộ công dân, nhưng từ chối trả lời báo chí.

Có lẽ đây là câu chuyện có gì đó mập mờ, hoặc là lời khai ông ấy (Vũ Đình Duy) không chính xác, hay có cái gì đằng sau đấy.

-Cựu nhân viên ngoại giao Đặng Xương Hùng.

Ông Đặng Xương Hùng, cựu nhân viên ngoại giao Việt Nam, hiện cư trú chính trị tại Thụy Sĩ, nhận định về những lời khai của ông Duy tại tòa:

“Không thể có cái câu chuyện rằng là bị truy nã ở Việt Nam rồi tiếp xúc với sứ quán được đâu. Có lẽ đây là câu chuyện có gì đó mập mờ, hoặc là lời khai ông ấy không chính xác, hay có cái gì đằng sau đấy. Chứ còn nếu mà bị truy nã ở Việt Nam, thì ông tình báo, ông an ninh trong sứ quán chả lẽ lại không biết ông Vũ Đình Duy bị truy nã? Nhiệm vụ của các ông ấy là đi theo và bắt ông Duy về mà chả lẽ lại không làm?!”

Theo ông Bùi Thanh Hiếu, một blogger đang sống tại Đức, và có theo dõi vụ án Trịnh Xuân Thanh từ lâu, thì ông Thanh và ông Duy lại là hai anh em họ với nhau. Ông Hiếu cũng có tham dự phiên tòa mà ông Duy làm nhân chứng vào ngày 7/5. Ông nói với chúng tôi vào đầu tháng 6/2018, khi được hỏi là tại sao một người đang bị truy nã mà lại có thể tiếp xúc với sứ quán Việt Nam được:

“Chuyện ấy tôi không biết, mình cứ nghi vấn thôi, chuyện họ là anh em với nhau, anh em con cô con dì với nhau, mình cũng rất là khó hiểu. Mình không biết một đằng nó như thế, một đằng lại như thế kia, nên chưa dám nói gì.”

Trước đây, ngay sau phiên làm chứng của ông Vũ Đình Duy tại tòa án Đức, ông Hiếu có nói rằng những sự việc liên quan đến ông Duy và ông Thanh cho thấy chính quyền Việt Nam thực hiện một tiêu chuẩn kép trong việc đấu đá nội bộ chứ không phải thực sự chống tham nhũng, trong việc bắt ông Trịnh Xuân Thanh.

Ông Lê Trung Khoa kể tiếp về lời khai của ông Vũ Đình Duy tại tòa án:

Trong lời khai ông ấy nói rằng ông ấy bị truy nã vì lý do thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh của thời trước, ông ấy cho rằng đó là quan hệ với chính phủ cũ, rồi hiện nay chính phủ mới lên, họ tìm cách họ phá những kết luận, những công việc mà chính phủ cũ đã làm được, họ phá hết đi, và ông ấy phải chịu những chuyện đó, và đây là cuộc đấu đá quyền lực, của chính phủ mới, muốn dẹp bỏ những người của chính phủ cũ, sau Đại hội 12.”

Chính phủ trước mà ông Duy đề cập là chính phủ của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Có thể là có hai thế lực, một thế lực muốn truy nã Duy, một thế lực lại muốn đẩy Duy ra làm chứng ở tòa án.
-Ông Nguyễn Khắc Mai.

Một nhân vật cao cấp được bổ nhiệm dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng là ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nguyên Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Ông Thăng từng đứng đầu Tập đoàn dầu khí quốc gia, là cấp trên của hai ông Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy. Ông Thăng bị xử án chung với ông Thanh và lãnh một bản án hơn 30 năm tù về tội cố ý làm trái, liên quan đến những bê bối ở Tập đoàn dầu khí.

Một nhà quan sát trong nước là ông Nguyễn Khắc Mai, từng giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ nghiên cứu của cơ quan tuyên truyền của đảng nói với chúng tôi sau khi có thông tin về ông Vũ Đình Duy ra làm chứng tại tòa án Đức:

Có một vấn đề có thể đặt ra dấu hỏi là tại sao Duy lại có thể công khai, không thèm trốn tránh, rồi đến sứ quán,… Cái việc mà Duy không sợ truy nã, mà đến sứ quán, rồi ra tòa án làm chứng,… Thì đây là một vấn đề mà mình phải xem xét rằng có gì ẩn giấu đằng sau. Có thể là có hai thế lực, một thế lực muốn truy nã Duy, một thế lực lại muốn đẩy Duy ra làm chứng ở tòa án.”

Trước Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam người ta thường xuyên nói đến hai thế lực chính trị lớn tại Việt Nam kình chống nhau là phe của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và phe của Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng.

Sau Đại hội 12, ông Nguyễn Tấn Dũng về hưu mất hết quyền lực chính trị.

Trở lại chuyện ông Vũ Đình Duy bị truy tố mà vẫn có thể đã tiếp xúc với giới chức Việt Nam tại Châu Âu, một nhà nghiên cứu chính sách trong nước, không muốn nêu danh tánh, nói với chúng tôi rằng có khả năng ông Vũ Đình Duy đã hợp tác với công an Việt Nam để bắt ông Thanh, và vì vậy ông sẽ được công an Việt Nam để yên.

Vào ngày 31/5/2018, Bộ Công an Việt Nam lại một lần nữa phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Vũ Đình Duy.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vudinhduy-wanted-but-free-06052018112703.html

 

Trạm thu phí BOT Tân Đệ “vỡ trận”

Nhiều tài xế vào ngày 5 tháng 6 phản đối Trạm Thu phí Tân Đệ tại tỉnh Thái Bình bằng cách húc văng thanh chắn của trạm. Những người phản đối cho rằng trạm đã hết hạn mà vẫn cố tình tận thu.

Thông tin được truyền thông trong nước loan đi  hôm 6 tháng 6; theo đó rất nhiều tài xế chạy xe qua trạm nhưng không dừng lại như bình thường để trả phí mà đâm thẳng qua thanh chắn tại trạm thu phí. Các nhân viên đang làm việc tại trạm chỉ biết kéo thanh chắn trở lại vị trí ban đầu.

Trạm thu phí Tân Đệ do Công ty Tasco làm chủ đầu tư để mở rộng quốc lộ 10, đoạn Tân Đệ – La Uyên tỉnh Thái Bình và đã hoạt động từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, các tài xế cho rằng sau khi hết hạn thu phí, Tasco vẫn duy trì hoạt động trạm này.

Đại diện của Công ty cổ phần Tasco cho báo giới biết, đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình để xử lý vụ việc như vừa nêu.

Tổng cục đường bộ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Huyện thì khẳng định với báo chí rằng thông tin trạm thu phí BOT Tân Đệ hết hạn thu phí nhưng vẫn hoạt động như phản ứng của các tài xế hoàn toàn không đúng sự thật.

Cũng trong ngày 6 tháng 6, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng cục đường bộ Việt Nam và chủ đầu tư cùng với các cơ quan chức năng địa phương cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ việc các tài xế cố tình phá hoại thiết bị tại trạm BOT Tân Đệ.

Theo Tasco, dự án đầu tư xây dựng cải tạo và nâng cấp quốc lộ 10 đoạn từ La Uyên đến Tân Đệ với tổng mức đầu tư lên đến hơn 1.000 tỷ đồng và thời gian hoàn vốn là 11 năm.

Cũng theo chủ đầu tư, nửa đầu tháng 5 năm 2018 tình hình tại trạm thu phí BOT Tân Đệ diễn ra phức tạp, trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 200 lượt xe cố tình không trả phí và đâm vào thanh chắn tại trạm diễn ra thường xuyên.

Ngoài ra, nhiều tài xế còn tụ tập để phản đối chủ đầu tư về việc hoàn vốn hạng mục bổ sung tuyến tránh thị trấn Đông Hưng và cho rằng điều này bất hợp lý.

Cũng trong cùng ngày, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn báo cáo của Chính Phủ về vấn đề đầu tư BOT và xử lý tồn tại các dự án BOT, ông vẫn cho rằng việc đầu tư theo mô hình BOT là chủ trương đúng và cần thiết nhưng quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, yếu kém và sai phạm.

Ông cũng cho biết, chính phủ đang nghiên cứu và bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến việc đầu tư theo hình thức BOT và sẽ sớm trình ra quốc hộ trong thời gian tới.

Đồng thời, ông yêu cầu các ban ngành công khai, minh bạch quá trình thực hiện dự án và nhất là tổ chức đầu thầu cũng như lựa chọn nhà thầu cho các dự án BOT.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tan-de-bot-toll-stattion-had-to-open-06062018094859.html

 

Mối nguy của Đặc Khu Tự Trị

Nguyễn Xuân Nghĩa

Dự luật rồ dại

Nguyên Lam: Nguyên Lam xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa, chuyên gia tư vấn kinh tế của Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do từ năm 1997 tới nay. Thưa ông, dư luận trong và ngoài nước đã xôn xao bàn tán về một dự luật có thể được Quốc hội Việt Nam biểu quyết vào ngày 15 này để lập ra ba khu trự trị kinh tế có quy chế hành chính đặc biệt tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Khi theo dõi hồ sơ đó, ông có thể chia sẻ những nhận xét gì cho thính giả của chúng ta?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi xin nêu ba nhận xét sơ khởi trước khi ta tìm hiểu sâu xa hơn về các mối nguy cho Việt Nam trong một dự luật thuộc loại rồ dại nhất.

– Thứ nhất, khi thấy dư luận bàn tán, Chủ tịch Quốc hội cho biết là Bộ Chính Trị của đảng Cộng Sản Việt Nam đã thông qua nên Quốc hội sẽ ban hành thành luật. Theo phạm trù kinh doanh, ta có hiện tượng quản lý rất lạ, là Bộ Chính Trị như Hội đồng Quản trị của một doanh nghiệp, là cơ chế chưa hề sống trong lĩnh vực kinh doanh của thị trường và không thể biết mọi chi tiết khúc mắc của đời sống thật mà vẫn có quyền quyết định tuyệt đối cho ban quản trị là Nhà nước gồm có Quốc hội và Chính phủ chấp hành. Nếu Đảng trả lương cho nhân viên Quốc hội và cán bộ Chính phủ và có quyền tăng lương hay kỷ luật thì còn có sự hợp lý.

– Nhưng Đảng không kiếm ra tiền và lương bổng của đảng viên cán bộ lại do tiền thuế của 93 triệu người dân chu cấp mà người dân không được tham khảo hay có tiếng nói. Nếu là một doanh nghiệp, người dân làm chủ, thuộc hội đồng cổ đông và phải được quyền lên tiếng để Hội đồng Quản trị theo đó mà làm cho có lợi. Với mô thức kỳ lạ hiện nay, Việt Nam là một doanh nghiệp tất nhiên phá sản!

– Thứ hai, một số chuyên gia ở trong và ngoài nước đã lên tiếng về vụ nảy. Tôi quý trọng sự hiểu biết của nhiều chuyên gia quốc nội, nhưng thông cảm là quý vị đó không thể nói hết vì họ chưa được tự do nên chỉ có thể nói chi tiết chuyên môn mà tránh đụng vào “cái vẩy ngược của con rồng”, là hệ thống chính trị của một đảng bịt mặt và khỏi bị trách nhiệm nhờ cái thế độc quyền. Họ đành nhẹ nhàng khuyên ý Đảng nên hợp với lòng dân chứ không thể than rằng lòng dân phải hợp với ý Đảng. So với thời xưa thì một số chuyên gia đã giỏi hơn nhiều, nhưng so với thiên hạ thì đấy là một thất thu về trí tuệ, nên cũng là một mất mát cho xứ sở.

– Ý thứ ba là Việt Nam đi chậm hơn các nước cùng trình độ nên còn loay hoay với mô hình “đặc khu kinh tế” đã lỗi thời. Mà Việt Nam còn chìm xuống đáy với ba đặc khu chỉ chuyển giao công nghệ cờ bạc và mại dâm làm xã hội sa đọa, khi quỹ đất đã cạn nên chỉ làm lợi cho các tay trong đã biết trước mà đầu cơ địa ốc, và lại còn đe dọa an ninh quốc gia vì địa thế chiến lược của ba nơi này.

– Nếu lạc quan thì dự luật đặc khu sẽ sản sinh ra các lãnh chúa người Việt và từ đó dẫn tới nạn phân hóa vì có nhiều lãnh địa trong một quốc gia chỉ thống nhất ở hình thức. Về thực tế thì dưới bóng rợp của một đế quốc không che giấu tham vọng bành trướng là Trung Quốc, dự luật sẽ dẫn đến chế độ tô giới và Bắc thuộc.

Nguyên Lam: Thính giả của chúng ta biết rằng ông không mấy lạc quan và thường có lời cảnh báo, nhưng Nguyên Lam không ngờ là ông lại bi quan đến như vậy! Xin đề nghị ông giải thích thêm về chuyện này.

Nếu lạc quan thì dự luật đặc khu sẽ sản sinh ra các lãnh chúa người Việt và từ đó dẫn tới nạn phân hóa vì có nhiều lãnh địa trong một quốc gia chỉ thống nhất ở hình thức. Về thực tế thì dưới bóng rợp của một đế quốc không che giấu tham vọng bành trướng là Trung Quốc, dự luật sẽ dẫn đến chế độ tô giới và Bắc thuộc.
-Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Nói về bối cảnh trước, Việt Nam có ba nhược điểm lớn là năng suất công nghiệp quá thấp, bội chi ngân sách quá cao và sau mấy chục năm thu hút đầu tư nước ngoài thì ngoại quốc hưởng lợi chứ kiến năng, là kiến thức và khả năng của mình không tăng, lợi ích kinh tế cũng vậy. Bộ Kế hoạch hay ai đó có trách nhiệm chẳng lẽ không biết các nhược điểm ấy để cải tiến chiến lược công nghiệp hóa hay sao?

– Bây giờ cái đảng chưa khi nào quản trị kinh doanh lại bày ra một dự luật có tám tai họa: 1/ có thể cho nước ngoài thuê không phải trong khoảng 50-70 năm mà 99 năm; 2/ người chủ đầu tư có quyền bán lại hay chuyển giao thừa kế cho ai khác; 3/ có thể giảm thuế thuê đất; 4/ lại giảm thuế thu nhập trong nhiều năm để thu hút đầu tư; 5/ người Việt Nam có quyền vào các đặc khu ấy để đánh bạc và giải trí; 6/ chủ đầu tư trong đặc khu được quyền bội chi tới 70% của ngân sách; và 8/ khó hiểu nhất, chủ đầu tư có khi không còn khả năng trả nợ, khi đó, ai chịu trách nhiệm thì không rõ. Tôi miễn bàn về từng chi tiết mà cố tổng hợp qua tám đặc tính ác độc của dự luật. Trong một cơn ác mộng, nếu tôi làm tư vấn cho kẻ thù của Việt Nam, tôi sẽ đề nghị những điều quái đản kể trên, cho chết luôn!

Mối nguy từ Đặc Khu Tự Trị

Nguyên Lam: Ông nói cứ như cười mà không giấu được nét chua chát. Nguyên Lam xin chầm chậm hỏi ông vài chi tiết kỹ thuật cho thính giả của chúng ta hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. Thưa ông, tiền đâu ra và ai sẽ trả?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Là đại diện cho người dân, ta hãy tạm tin như vậy đi, Nhà nước thu thuế để lo cho dân. Dự luật lo cho nhà đầu tư, nhiều phần là ngoại quốc, nên ào ạt miễn thuế và hoãn thuế, như qua các điều 40, 43 hay 45. Như vậy, khi ngân sách đã bội chi quá nặng, Nhà nước tìm tiền ở đâu ra hay là vét thuế nơi khác? Phải chăng người dân sẽ trả tiền cho dự án thu hút đầu tư này? Dân có được hỏi ý hay có được biết về những chi tiết bất công ấy không?

– Bước sang một lĩnh vực nhiều rủi ro khác cho xã hội là quy chế đặc miễn lao động cho người nước ngoài. Họ không cần giấy phép lao động nếu làm việc dưới 90 ngày hoặc trong cả năm không quá 180 ngày. Mọi chuyện, từ tuyển người, đặt mức lương hay bổng và miễn thuế v.v. có thể do Chủ tịch của đặc khu quyết định. Nhà nước thống nhất đang nặn ra các nhà nước con con trong lãnh thổ, là những nhóm lợi ích, và chỉ còn nhiệm vụ tìm tiền cung phụng yêu cầu của nhà đầu tư. Trong khi đó, các đặc khu này cũng có quyền trang bị võ khí và nhân sự bảo vệ. Người ta muốn lập sòng bạc hay xây pháo đài mà đề ra những chi tiết ấy?

Nguyên Lam: Nói về các mối nguy từ đặc khu tự trị, ông thấy là bà con nên chú ý tới điểm gì khác nữa sau khi ông vừa nói đến địa thế chiến lược của ba nơi này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Việt Nam là đối tượng chinh phục thực tế và gần gũi của Trung Quốc qua chiến lược bành trướng đã công khai hóa của họ. Ngẫu nhiên mỉa mai là Tết Mậu Tuất vừa qua, khi góp phần tổ chức Hội Chợ Tết tại miền Nam California, bản thân tôi nhắc đến ba chiến thắng trên sông Bạch Đằng, vào năm 938 là một năm Mậu Tuất, của Ngô Quyền để giành độc lập sau 1050 năm Bắc thuộc; rồi năm 981 khi Lê Đại Hành thắng quân Tống; lần thứ ba là năm 1288 nhờ chiến công lịch sử của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mà then chốt là trận Vân Đồn trước đó của Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư khiến quân Nguyên Mông bị cạn lương. Bây giờ, Vân Đồn là nơi Bắc phương sẽ đóng cọc và khống chế miền Bắc!

– Tại miền Trung, sau khi đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa ở ngoài biển, họ sẽ trụ tại đặc khu Bắc Vân Phong, rồi trên đường bành trướng từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương, đảo Phú Quốc trong ra Vịnh Xiêm La sẽ là vị trí chiến lược của Trung Quốc. Người ta lầm tưởng là thiên hạ sẽ vào đó đánh bạc, Trung Quốc vào nơi đó thì sẽ thiết trí khí cụ tình báo quân sự để theo dõi và khống chế. Các mỏm đá giữa biển Đông Nam Á mà họ còn làm thành đảo nhân tạo và căn cứ quân sự thì ba hòn đảo của ta sẽ là chiến lũy của họ! Ai bày ra chuyện đặc khu này mà ác độc như vậy?

Nếu không có một hội đồng có thực quyền được lập ra để theo dõi tình hình thực tế sau mỗi năm năm, 10 năm, và có quyền điều chỉnh lại những cam kết thì viễn ảnh bi đát lại là hiện tượng “Hoa quân nhập Việt”: người Hoa có võ trang vào làm chủ nước Việt ở những nơi sinh tử nhất của nước Nam.

-Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyên Lam: Thưa ông, vì thời lượng của chúng ta thì có hạn mà đề tài lại quá đa diện cho nên Nguyên Lam xin đề nghị ông nêu ra vài kết luận.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thứ nhất, nếu có chết thì cố chết cho chậm, việc gì phải ký giấy tự sát vào ngày 15 này?

– Tôi cho là những ai có thực tâm với đất nước thì nên tham khảo ý kiến của mọi thành phần liên hệ, từ doanh gia đến người am hiểu về an ninh, các chuyên gia kinh tế và luật pháp quốc tế xem thiên hạ xử trí ra sao. Lý tưởng là hỏi ý người dân chứ đừng nghĩ là họ không biết gì. Mà muốn vậy thì cần công khai hóa mọi chi tiết. Then chốt và sinh tử là các chi tiết mà Bộ Chính Trị bịt mắt có khi chẳng thấy ra các nhân tố cụ thể khác.

– Thứ hai, nhìn rộng ra ngoài, đảng phải học tập kinh nghiệm thất bại với cả chục đặc khu hay dự án có tầm cỡ như Bauxite tại Tây Nguyên, khu kinh tế gang thép Vũng Áng, dự án Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Chân Mây, v.v… Vì sao đã thất bại mà còn đòi tái diễn với ba đặc khu kinh tế tự trị đó? Thứ ba, nếu không biết thì học ngoại quốc: nên mời các chuyên gia quốc tế vào làm tư vấn về mọi khía cạnh lợi hại, miễn là các chuyên gia ấy không do Bắc Kinh tuyển chọn và đài thọ. Thứ tư, học xong thì sẽ biết Việt Nam khỏi cần đặc khu kinh tế nữa sau hơn 20 năm mở cửa ra ngoài với nhiều hiệp ước tự do thương mại và đầu tư đã ký kết với quốc tế. Sau cùng, nếu lỡ dại thì cũng nên cài trong hợp đồng các điều kiện tái xét. Một hội đồng có thực quyền phải được lập ra để theo dõi tình hình thực tế sau mỗi năm năm, 10 năm, và có quyền điều chỉnh lại những cam kết. Đấy là điều kiện tối thiểu và thông thường trong mọi giao kèo dài hạn. Nếu không, viễn ảnh bi đát lại là hiện tượng “Hoa quân nhập Việt”: người Hoa có võ trang vào làm chủ nước Việt ở những nơi sinh tử nhất của nước Nam.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về những nhận định này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/high-risks-of-special-economic-zone-06052018073913.html

 

Đề án đặc khu của Việt Nam: Ảo tưởng thành công

Nguyễn Anh Tuấn

Mô tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” (white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.

Bởi vậy cần một cách tiếp cận khác: Chỉ ra các điều kiện cần thiết để có một chương trình đặc khu thành công theo kinh nghiệm quốc tế, từ đó so sánh với đề án đặc khu của Việt Nam để ước lượng khả năng thành công của đề án này trước khi lựa chọn một thái độ đối với nó.

Hai học giả Douglas Zeng (TQ, World Bank), Hyung-Gon Jeong (HQ, KIEP) – là những người có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về đặc khu, trong một báo cáo có tên Thúc đẩy Tăng trưởng Năng động và Sáng tạo ở Châu Á: Trường hợp Đặc khu Kinh tế và Trung tâm Kinh doanh ấn bản bởi Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc (KIEP) năm 2016, sau khi phân tích các trường hợp đặc khu thành công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Dubai đã chỉ ra 10 điều kiện/yếu tố để một chương trình đặc khu có thể thành công,
như là bài học cho các nước đang phát triển. [1] Khuôn khổ bài viết có hạn nên không thể phân tích đối chiếu chi tiết từng vùng đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc, mà chỉ điểm qua các điều kiện/yếu tố này, và dựa trên đó đưa ra những nhận định về đề án đặc khu của Việt Nam.

Đầu tiên, chìa khóa cho một chương trình đặc khu thành công đến từ cách tiếp cận “toàn thể chuỗi giá trị” (whole of value chain). Nôm na là xem quốc gia ấy nằm ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, muốn tiến lên vị trí nào cao hơn, và chương trình đặc khu sẽ đóng vai trò gì trong tiến trình ấy. Như Việt Nam chẳng hạn, đang ở phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị toàn cầu với một nền kinh tế phụ thuộc vào lãnh vực sản xuất lấy gia công thâm dụng lao động (hàng điện tử, dệt may…) làm chủ lực, thì chương trình đặc khu này sẽ giúp nâng tầm nền kinh tế quốc gia thế nào khi những nơi được chọn đều nằm xa các vùng động lực kinh tế, và lại quá chú trọng tới những lãnh vực tách biệt như casino, nghỉ dưỡng…?

Điều kiện thứ hai là một khuôn khổ thế chế hiệu quả vốn đòi hỏi cao về tính minh bạch, dễ đoán định, và khả năng tránh được những rủi ro như can thiệp chính trị hoặc đầu cơ đất đai. Trong bối cảnh các nhóm lợi ích bè phái hoành hành ở Việt Nam, chương trình đặc khu đang được giới thiệu chưa đưa ra bất kỳ giải pháp nào ngăn chặn hiện tượng này, nếu như không muốn nói là còn đang hợp thức hóa nó. Nạn đầu cơ đất đai một thời gian dài ở cả 3 địa phương, tệ hơn, còn gợi ý rằng chương trình đặc khu của chính phủ đã thất bại ngay cả khi chưa bắt đầu.

Môi trường kinh doanh hấp dẫn là điều kiện thứ ba cho một dự án đặc khu thành công, và cũng là điểm mà các viên chức chính phủ Việt Nam tỏ ra tự tin nhất khi mà họ thường xuyên đề cập tới mức thuế suất thấp trong đề án của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh đang tồn tại hàng ngàn đặc khu khắp thế giới, miễn giảm thuế (fiscal incentives) không còn đủ hấp dẫn vì đã trở nên quá bình thường. Vậy thì câu hỏi là nếu Singapre nổi bật với chính quyền trong sạch và minh bạch, Hong Kong thừa hưởng di sản thông luật Anh với hệ thống tư pháp độc lập, Hàn Quốc tạo ấn tượng về năng lực bộ máy, Trung Quốc với danh mục đầu tư chọn-bỏ (negative list), thì chương trình đặc khu của Việt Nam có gì đặc biệt để chào hàng các nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế?

Yếu tố thứ tư là lập kế hoạch, thiết kế và vận hành chương trình đặc khu một cách cẩn trọng, bắt đầu ngay từ nhu cầu của nền kinh tế. Ngoại trừ một vài cái tên đã gom đất trước ở ba địa phương, có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam hiện tại mong chờ đặc khu? Hay điều họ thực sư cần là chính phủ đẩy nhanh hơn việc cắt giảm thủ tục hành chính vốn đã và đang hành hạ họ hàng thập kỷ vừa qua? Thêm nữa, dĩ nhiên các viên chức chính phủ sẽ luôn cho rằng họ đã chuẩn bị chu đáo cho đề án này, song thực tiễn thất bại ở các khu kinh tế trước đó (vốn cũng được xếp là một loại đặc khu) thật khó để dư luận không hoài nghi về triển vọng của đề án lần này.

‘Có bột mới gột nên hồ’ – Đội ngũ lao động chất lượng cao là điều kiện thứ năm quyết định thành công của chương trình đặc khu. Và đây cũng là điểm mà đề án của Việt Nam yếu nhất. Trong khi Hong Kong – cảng thị sầm uất Á Đông với truyền thống pháp trị Tây phương trăm năm dễ dàng thu hút chuyên gia khắp nơi trên thế giới, Singapore tự tin với hệ thống giáo dục vượt trội ở châu Á, đủ sức cung ứng nguồn nhân lực chất lượng toàn cầu, Trung Quốc trông cậy vào Hoa Kiều lúc chập chững làm đặc khu, thì Việt Nam có gì? Một hệ thống giáo dục lạc hậu bởi giáo điều ý thức hệ mà điển hình là chương trình giáo dục chính trị marxist bắt buộc bậc đại học; đã thế lại chẳng thể khai thác được nguồn lực kiều dân như Trung Quốc khi mà hồ sơ hòa giải dân tộc vẫn đang bế tắc.

Điều kiện thứ sáu là tiếp thu công nghệ và sáng tạo không ngừng. Đề án đặc khu của Việt Nam đúng là có mang kỳ vọng thu hút được những dự án công nghệ cao, song như đã nói ở điểm 1, vì không đặt trong tương quan với thực trạng nền kinh tế hiện nay, kỳ vọng này khả năng cao chỉ là một ảo vọng.

Vị trí chiến lược và khả năng kết nối tạo thành điều kiện thứ bảy cho thành công của đặc khu. Đúng là cả ba vị trí được chọn có một số thuận lợi, nhưng nếu so với các trường hợp điển hình thành công trên thế giới như Thâm Quyến, Thượng Hải (TQ), Masan (Hàn Quốc), Singapore, Hong Kong thì khó có thể nói là vượt trội? Cả ba vị trí đó có nằm trên tuyến thương mại hàng hải quốc tế nào không? Có gần thị trường quốc tế rộng lớn nào không? Có được hậu thuẫn bởi thị trường hoặc tổ hợp công nghiệp nội địa nào không? Hoàn toàn không.

Yếu tố thứ tám là liên kết với nền kinh tế quốc gia. Những trường hợp đặc khu thành công đều chứng tỏ được khả năng kết nối các nhà đầu tư quốc tế với các doanh nghiệp địa phương, giúp lan tỏa ảnh hưởng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, 30 năm thu hút hơn 170 tỷ USD đầu tư nước ngoài (FDI) nhưng với trọng tâm đặt sai chỗ, Việt Nam đã thất bại trong việc xây dựng nền công nghiệp hỗ trợ tạo đà cho nền sản xuất quốc nội, thì làm sao có thể tin rằng chính phủ lần này sẽ thành công với 3 địa điểm vừa tách biệt về mặt địa lý, vừa khác biệt với phần còn lại của nền kinh tế.

Sự hài hòa giữa phát triển công nghiệp và phát triển xã hội/đô thị là điều kiện thứ chín góp phần cho thành công của đặc khu. Đó phải là những đô thị đáng sống với môi trường trong sạch, hạ tầng phát triển và chi phí cư trú không quá đắt đỏ (ít nhất là giai đoạn ban đầu). Với trường hợp Việt Nam, thực tiễn đầu cơ đất đai và phá hoại môi trường thời gian vừa qua, đặc biệt là ở Phú Quốc, Vân Đồn đang khiến khả năng xây dựng những đô thị đáng sống như trên trở nên xa vời.

Cuối cùng, chương trình đặc khu thành công cần một cơ chế đánh giá hiệu quả khách quan để biết khi nào nên tiếp tục hay dừng lại. Với số tiền khổng lồ dự kiến lấy từ ngân sách quốc gia đầu tư cho các đặc khu, quả thật rất thiếu sót khi đề án hoàn toàn vắng bóng một cơ chế đánh giá như thế để có thể rút ra kịp thời trong trường hợp không thành công như mong đợi.

Tóm lại, xét trên cả 10 điều kiện/yếu tố góp phần vào thành công của một đặc khu theo kinh nghiệm quốc tế, chương trình đặc khu của Việt Nam tỏ ra thật kém cạnh tranh và thiếu triển vọng. Những người bảo vệ đề án này có thể có những lý giải khác nhau, song không khó để nhận ra đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ đề án này. Trong dự thảo luật, họ được gọi tên là “nhà đầu tư chiến lược”, còn trên thực địa họ chính là một vài tập đoàn đã gom đất ở ba địa phương này với giá rẻ mạt trong nhiều năm qua, đang chờ luật thông qua sẽ kéo theo hàng tỷ USD mỗi năm (chắt bóp từ ngân sách quốc gia vốn đang eo hẹp) đổ về đầu tư giúp tăng giá trị dự án của họ lên gấp nhiều lần. [2]

PS: Bài không đề cập tới những nguy cơ có yếu tố Trung Quốc, với ý tưởng rõ ràng rằng, ngay cả khi chưa tính tới yếu tố Trung Quốc thì đề án cũng không đáng được ủng hộ khi xét tới tính khả thi và triển vọng thành công của nó.


[1] http://www.kiep.go.kr/eng/sub/view.do…

[2] Dự kiến ngân sách nhà nước thời gian tới phải bỏ ra 7.5 tỷ USD cho Phú Quốc, 3.5 tỷ USD cho Vân Phong và 1.7 tỷ cho Vân Đồn – đều là những con số khổng lồ đối với tình trạng ngân sách thâm thủng của Việt Nam hiện nay.

http://baodauthau.vn/…/von-nha-nuoc-chi-la-von-moi-cho-dac-…

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/special-economic-zone-illusion-06062018112840.html

 

Đặc khu kinh tế VN như Thượng Hải hay Pattaya?

Đặng Thanh HằngĐại học Duisburg-Essen, Đức

Dư luận những ngày qua quan tâm đến điều khoản giao đất 99 năm cho nhà đầu tư trong dự thảo Luật Đặc khu, đối với ba đặc khu dự kiến thành lập là Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Đấy có lẽ chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm những vấn đề xoay quanh ba đặc khu kể trên.

‘Chưa an tâm’ về ba đặc khu kinh tế VN

Tổ tư vấn Kinh tế Thủ tướng VN nói về đặc khu

Mô hình đặc khu kinh tế không có tội

Thực tế, đặc khu kinh tế không phải là một khái niệm xa lạ, càng không phải là “tội đồ” trong chính sách kinh tế. Đặc khu kinh tế với các nước đang phát triển có thể là một đòn bẩy hữu hiệu để xúc tiến nền kinh tế, và đã được áp dụng thành công trong lịch sử tại nhiều nước châu Á, Mỹ La Tinh.

Theo một báo cáo từ Ủy ban Phát triển Quốc tế của chính phủ Anh, đặc khu kinh tế có định nghĩa là một khu vực địa lý được quản lý bởi một địa phương, đưa ra những chính sách hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư từ nước ngoài. Báo cáo này chỉ ra, đặc khu kinh tế đầu tiên trên thế giới nằm tại Shannon đã được lập ra từ 1959 tại Ireland.

Nhưng những đặc khu kinh tế thành công nhất trên thế giới được công nhận nằm ngay ở quốc gia láng giềng Trung Quốc thời mở cửa những năm 1978, với dấu ấn của Đặng Tiểu Bình. 4 đặc khu kinh tế đầu tiên tại Trung Quốc ở Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn. Tất cả những đặc khu này đều nằm ở phía Nam Trung Quốc, rất xa Bắc Kinh hay Thượng Hải, nhưng lại sát gần Hong Kong và Đài Loan. Những đặc khu kinh tế này là bước chuyển tiếp quan trọng khiến Trung Quốc từ một quốc gia nghèo và bị cô lập trước mở cửa, thành một nền kinh tế khổng lồ như hiện nay.

40 năm sau Đổi mới tại Trung Quốc, những đặc khu kinh tế tại Trung Quốc nay đóng vai trò khác, không còn chỉ để bán sức lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên.

40 năm sau Đổi mới tại Trung Quốc, những đặc khu kinh tế tại Trung Quốc nay đóng vai trò khác, không còn chỉ để bán sức lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên. Nay đã tích lũy đủ vốn, kinh nghiệm và kỹ thuật học từ những công ty nước ngoài đầu tư tại đây, Trung Quốc dùng đặc khu kinh tế để chuyển đổi sang nền kinh tế thiên về sáng tạo và kỹ thuật. Đặc khu Thâm Quyến hiện có vai trò như thung lũng Silicon, là nơi đặc trụ sở tập đoàn công nghệ khổng lồ Tencent.

Mô hình đặc khu kinh tế có thể được tìm thấy không chỉ ở Trung Quốc mà vẫn có tại Hàn Quốc, Nhật Bản, nơi đầu tư nước ngoài được ưu đãi. Tại Việt Nam, mô hình này cũng không hề xa lạ, dù không được gọi dưới tên đặc khu kinh tế, nhưng những khu công nghiệp tại TP.HCM, sau đó là Đồng Nai, Bình Dương đóng vai trò chính xác như đặc khu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng GDP của quốc gia.

Vậy, vấn đề ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc không phải ở mô hình đặc khu, mà nằm ở những vấn đề khác.

Lâm Tắc Từ và chuyện Trung Hoa mất đất

Đặc khu kinh tế: ‘Cần tránh bị lợi dụng’

Phát ngôn 6/6: ‘Luật đặc khu không đánh đổi an ninh’

Canh bạc đầu tư bấp bênh

Từ khía cạnh an ninh, quốc phòng, vị trí của Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc gây ra nhiều quan ngại về an ninh quốc gia. Theo báo VNexpress, tại phiên họp Quốc hội ngày 23/5, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đưa ra nhận định, nếu nhìn trên bản đồ thì những nơi dự kiến xây dựng đặc khu như Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang) đều ở vị trí nhạy cảm về an ninh, quốc phòng, cần tiếp cận thận trọng.

Nhưng ngay cả khi loại bỏ nguy cơ an ninh, quốc phòng, nhìn từ góc độ kinh tế thuần túy, lựa chọn đưa Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thành đặc khu kinh tế có rất nhiều điểm không thuyết phục.

Nếu xác định muốn ba khu đặc khu kinh tế trở thành đầu tàu trọng điểm cho nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới, tập trung các ngành nghề được ưu tiên, giao đất, miễn thuế phí phải thuộc ngành công nghệ cao, ngành phụ trợ công nghiệp hoặc cảng biển – dựa trên đặc thù vị trí của ba đặc khu kinh tế này.

Tuy trong dự thảo Luật đặc khu có bao gồm các ngành trọng điểm này, nhưng lại lập lờ thêm du lịch, kinh doanh casino, phố đèn đỏ… những ngành hứa hẹn sẽ là „con bò sữa” sinh lợi cho địa phương, nhưng không đóng góp gì cho mục đích chuyển dịch của kinh tế Việt Nam, nếu không muốn nói là hoàn toàn đi xa ra khỏi mục đích ban đầu của chính phủ.

Ngoài ra, hai ngành du lịch và cảng biển nằm cạnh nhau như hai ngành được ưu tiên phát triển tại Vân Đồn và Bắc Vân Phòng, chỉ dùng logic thông thường mà suy cũng đã thấy kỳ quặc. Chắc không du khách nào thích tắm nắng trên bãi biển nằm gần cảng, tập nập tàu container chở hàng hóa neo đậu?

Quay lại mục tiêu phát triển công nghiệp tại đặc khu, một yếu tố quan trọng cần xét đến là cơ sở hạ tầng tốt, bao gồm đường xá, năng lượng, cảng biển, liên lạc… Theo Tuổi Trẻ, bản thẩm định đề án Bộ Tài Chính đưa ra con số 1,57 triệu tỷ đồng để đầu tư cho ba đặc khu. Theo ý kiến chuyên gia Huỳnh Thế Du, dẫn từ báo Vnexpress, đây là gánh nặng khổng lồ cho ngân sách, chưa chắc hoàn vốn.

Chệch khỏi mục tiêu phát triển kinh tế ban đầu, rất có khả năng ba đặc khu kinh tế mang theo rất nhiều kỳ vọng của chính phủ Việt Nam trở thành 3 đặc khu như…Pattaya ở Thái Lan.

Đầu tư khổng lồ, nhưng có thể ba đặc khu chỉ thu hút những đại gia bất động sản, chứ không đủ thu hút với những nhà đầu tư thuộc ngành ưu tiên phát triển về công nghiệp, công nghệ cao. Từ phía nhà đầu tư, rất khó để thu hút nhân tài để làm việc ở những đảo xa như Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc, khi hiện tại phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn tập trung tại những thành phố lớn. Thiếu kinh nghiệm quản lý từ địa phương cũng tạo một môi trường kinh doanh không hấp dẫn cho nhà đầu tư.

Vậy rốt cuộc, khi ba đặc khu không đủ cạnh tranh để thu hút đầu tư công nghệ cao, hàng hải, được lợi từ đầu tư cơ sở hạ tầng từ thuế người dân và gói ưu đãi từ chính phủ chỉ có đại gia bất động sản. Chệch khỏi mục tiêu phát triển kinh tế ban đầu, rất có khả năng ba đặc khu kinh tế mang theo rất nhiều kỳ vọng của chính phủ Việt Nam trở thành 3 đặc khu như…Pattaya ở Thái Lan.

Với số vốn 1,57 triệu tỷ đồng, thay cho canh bạc đầu tư bấp bênh ở ba đặc khu Bắc Vân Phong, Vân Đồn và Phú Quốc, Việt Nam có thể lựa chọn cho những vị trí đầu tư sáng suốt hơn, gần trọng điểm đô thị, tạo sức cạnh tranh, để thật sự là sức bật cho nền kinh tế cần chuyển dịch khỏi giai đoạn chỉ bán tài nguyên và sức lao động giá rẻ.

Thông tin bổ sung về những đặc khu kinh tế tại Trung Quốc

Lúc bấy giờ, Trung Quốc ở vào thời điểm khó khăn, khi người dân hoàn toàn mất lòng tin ở chính quyền sau Cải cách Văn hóa và Trung Quốc ở thế đối đầu với Liên Xô.

Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, dàn lãnh đạo mới tại Trung Quốc xác định, chỉ có một cách để tạo ổn định xã hội là phát triển kinh tế. Ở các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, và gần hơn là Hong Kong và Đài Loan, mô hình phát triển là dựa vào vốn FDI (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) để tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ và tài nguyên sẵn có ở giai đoạn đầu, phát triển công nghiệp nhẹ. Sau khi đã có vốn, thì bắt đầu đầu tư cho công nghiệp nặng và những ngành công nghệ cao.

Nếu chọn đi con đường dựa vào xuất khẩu, Trung Quốc có hai lợi thế: Một là nguồn tài nguyên nhân công giá rẻ dồi dào, hai là những nền kinh tế đã phát triển trong khu vực đang vào giai đoạn chuyển tiếp, dời „công xưởng” ra nước ngoài để thi công giảm giá thành sản phẩm.

Bốn đặc khu kinh tế tại Quảng Đông và Phúc Kiến đã được mở ra để kêu gọi đầu tư, trước hết là từ Hong Kong và Đài Loan, với cộng đồng Hoa Kiều đông đảo, quay trở về để mở nhà xưởng.

Thành công của mô hình này cứ lan rộng mãi ra, từ bốn đặc khu ban đầu mở ra thêm ở 14 thành phố, thu hút nguồn vốn FDI khổng lồ.

Đó là lý do Trung Quốc được gọi như “công xưởng của thế giới” và vô cùng nhiều sản phẩm hàng hóa các nhãn hiệu đều có nhãn “Made in China”.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang là sinh viên Thạc sĩ Khoa Đông Á học, Đại học Duisburg Essen, Đức.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-44370574

 

Phát ngôn 6/6:

‘Luật đặc khu không đánh đổi an ninh’

Trước lo ngại của dư luận về ba đặc khu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng đã khẳng định dự án luật được làm rất kỹ.

‘Chưa an tâm’ về ba đặc khu kinh tế VN

Ông Nguyễn Chí Dũng trả lời báo chí Việt Nam ngày 6/6 về dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Ông nói: “Trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc không có một chữ nào về Trung Quốc. Chỉ có điều họ cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên nhằm chia rẽ quan hệ giữa ta với Trung Quốc.

“Còn Luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung, với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước. Môi trường hội nhập quốc tế của ta đang mở nên bình đẳng, không hạn chế người này người khác. Mọi người đang hình dung theo hướng tiêu cực và đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc. Nhưng chúng ta bình đẳng không phân biệt, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe.”

Trong thiết kế Luật không hề có chủ đích đánh đổi quốc phòng an ninh lấy phát triển kinh tế.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng

Về câu hỏi có chỉnh sửa luật không, ông cho biết: “Theo tôi, có thể thiết kế điều kiện chặt chẽ hơn và làm rõ hơn thế nào là đặc biệt, thế nào là thật đặc biệt, thế nào mới được phép đầu tư. Thứ hai là quy trình chặt chẽ và thẩm quyền cấp phép cũng phải cao hơn.”

“Hiện đang có phương án giảm thời hạn cho thuê đất nhưng chưa có quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, phương án cụ thể ra sao thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định.”

Ông cho biết: “Đặc biệt, những ưu đãi về thuế phải có nhưng chỉ ở mức hợp lý và đã được điều chỉnh giảm nhiều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4. Thậm chí, các ưu đãi tại dự thảo Luật lần này gần như không còn gì nữa. Chúng ta thiết kế theo hướng tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi và bình đẳng.”

Có người hỏi nếu giao đất tới 99 năm dễ dẫn tới những cuộc di dân từ nước ngoài vào các đặc khu.

Ông Dũng trả lời: “Đã có nhiều luật quy định, điều chỉnh việc người nước ngoài mua, sở hữu đất ở Việt Nam, như Luật Nhà ở. Với những quy định chặt chẽ của hệ thống pháp luật hiện giờ không dễ gì họ di dân sang.”

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: “Trong thiết kế Luật không hề có chủ đích đánh đổi quốc phòng an ninh lấy phát triển kinh tế.”

“Nguyên tắc số 1 khi xây dựng dự án Luật này là không được cao hơn Hiến pháp, ảnh hưởng tới Hiến pháp và không ảnh hưởng tới 4 yếu tố: quốc phòng an ninh, chủ quyền quốc gia, môi trường và người dân.”

“Đối với các dự án đầu tư vào các đặc khu phải nằm trong quy hoạch, quy hoạch đó không được xâm hại tới an ninh quốc gia, môi trường, người dân và chủ quyền. Dự án phải đi theo quy hoạch, có mục tiêu và chúng ta quản là quản quy hoạch, mục tiêu. Nếu quy hoạch sai thì chắc chắn dự án đó sẽ không được cấp phép, thông qua. Nhà đầu tư nếu xin dự án mà giữ đất thì cũng sẽ bị thu hồi… Tất cả đều đã có luật pháp điều chỉnh.”

‘Đặc khu phải đặc biệt’

Chiều 6/6, trả lời chất vấn tại Quốc hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời một câu hỏi liên quan đặc khu.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) hỏi: “Nếu Quốc hội thông qua luật về đặc khu thì tiêu chí tuyển chọn cán bộ, nhất là người đứng đầu đặc khu như thế nào?”

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời “đã là đặc khu thì cái gì cũng phải đặc biệt, cán bộ cũng phải đặc biệt”.

Ông cho biết, trong dự thảo luật đã đề xuất quy định lựa chọn Chủ tịch đặc khu theo hướng Chủ tịch tỉnh giới thiệu, Bộ Nội vụ thẩm định và HĐND bầu, Thủ tướng phê chuẩn.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44370572

 

Đặc khu 99 năm

và cơn ác mộng mang tên ‘Trung Quốc’

Cát Linh, RFA

Lịch sử từ cổ chí kim

Trong 88 Điều của dự thảo này hoàn toàn không thể hiện những cơ chế, chính sách đặc biệt nào dành cho doanh nghiệp Trung Quốc, nhà đầu tư Trung Quốc hay quốc gia Trung Quốc nói chung. Đối tượng thuê đất được nhắc đến trong toàn bộ nội dung là: Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Thế nhưng, nhìn lại sự phản đối của người Việt trong và cả ngoài nước đối với dự thảo luật này gần 1 tuần qua cho thấy, người Việt đang dồn sức ngăn cản cơn ác mộng 99 năm dân tộc Việt sẽ phải gánh chịu dưới những thể chế, quy định của nhà đầu tư nước ngoài đến từ đất nước có tên là Trung Quốc.

Phản ứng nhiều nhất của dân Việt Nam là ở điểm này, là người ta cho là Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là những vị trí có tính chất chiến lược. Những chỗ ấy nếu để cho nước ngoài, mà nước ngoài là nói chung chung chứ người ta rất lo khả năng rất lớn nước ngoài chính là Tàu vào, đưa người của họ vào. – GS Nguyễn Đình Cống

Trên mạng xã hội đang lan truyền những khẩu hiệu như: “Cho Tàu Cộng thuê đất 99 năm là bán nước”; hay “Cộng sản Việt Nam ra sức bán nước cho Tàu khi cho Trung Quốc thuê đất Việt 99 năm”.

Còn đối với những nhân sỹ tri thức, các chuyên gia kinh tế, chính trị, xã hội, họ đưa ra những bài phân tích, bình luận về một mối nguy có tên “Trung Quốc” từ cổ chí kim.

Sau khi khẳng định với chúng tôi việc cho thuê đất 99 năm hay đặc khu kinh tế hoàn toàn không mang lại lợi ích cho dân tộc đất nước Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đình Cống phân tích về làn sóng phản đối Trung Quốc.

“Phản ứng nhiều nhất của dân Việt Nam là ở điểm này, là người ta cho là Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là những vị trí có tính chất chiến lược. Những chỗ ấy nếu để cho nước ngoài, mà nước ngoài là nói chung chung chứ người ta rất lo khả năng rất lớn nước ngoài chính là Tàu vào, đưa người của họ vào.”

Trong bài viết của Giáo sư Tương Lai gửi cho chúng tôi, ông viện dẫn câu nói của Tướng Trần Hưng Đạo trong Hịch tướng sĩ, theo bản dịch “Việt Nam Sử lược” của dịch giả Trần Trọng Kim: “Khác nào đem thịt nuôi hổ đói – Giữ sao cho khỏi tai vạ về sau” và nói rằng: “Thành kính nhắc lại khuyến dụ của Đức Thánh Trần vào thời điểm này, lúc thế nước nghiêng ngả bởi hành động hung hãn của Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông, dấn tới mưu toan uy hiếp chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ của nước ta bằng trăm mưu nghìn kế thâm độc.”

Điều đó cho thấy ông đã khẳng định một quan điểm rằng: Cho thuê đất Đặc khu 99 năm chính là tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm dần lãnh thổ.

Phân tích thêm về vị trí chiến lược của 3 khu vực trong dự thảo Luật Đặc khu, Giáo sư Tương Lai nhắc đến lịch sử ngàn năm đô hộ giặc Tàu trên đất Việt:

“Vân Đồn án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ chỉ cách Hải Nam của Trung Quốc 200 hải lý, một vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Đông Bắc mà xưa kia ông cha ta đã từng ngăn chặn quân xâm lược phương Bắc theo đường biển kéo vào nước ta: Ngô Quyền chống quân Nam Hán, Lý Thường Kiệt chống quân Tống, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên.”

Chiến lược thôn tính từ 3 đặc khu

Đó là câu chuyện từ lịch sử ngàn năm trước. Với hiện tại, cũng theo phân tích của Giáo sư Tương Lai: “Vân Phong gần với quân cảng Cam Ranh, cảng quân sự có giá trị nhất trên Biển Đông có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ Miền Trung nhìn ra Biển Đông và được xem là “một pháo đài khó công, dễ thủ”.

Vịnh Vân Phong là vùng bờ biển Việt Nam gần nhất với các tuyến đường biển quốc tế; nằm ngay trên ngã ba đường hàng hải quốc tế. Từ Vân Phong vượt Thái Bình Dương là quãng đường ngắn nhất so với Hongkong và Singapore, có tiềm năng trở thành cảng biển lớn đầu tiên trên tuyến đường từ Châu Âu qua Châu Á.

Mối nguy của việc 3 đặc khu có thể biến thành các lãnh thổ của Trung Quốc ở Việt Nam là rất lớn. Chính vì vậy ngay những người dân bình thường ở Việt Nam cũng bày tỏ lo lắng. – Bà Phạm Chi Lan

Thêm một thực tế, Trung Quốc chưa bao giờ ngừng động thái thể hiện chủ quyền ở Biển Đông. Sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở các đảo đang tranh chấp là một chủ đề chưa bao giờ vắng mặt trên các nghị trường quốc tế.

Khu vực thứ hai của Việt Nam, Phú Quốc, đảo lớn nhất nằm trên vịnh Thái Lan, cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương trong tầm nhìn chiến lược Indo-Pacific, cách vùng Sihanoukville và Bokor của Campuchia mấy chục cây số. Sihanoukville đã trở thành Đặc khu kinh tế công nghiệp của Trung Quốc từ năm 2010, trở thành một biểu tượng cho quan hệ hợp tác giữa Campuchia và Trung Quốc. Sự thành công này đặt viên gạch mở đường cho việc xây dựng SEZ thứ hai của Trung Quốc tại Kampong Speu vào tháng 10/2016, về nông nghiệp.

Từ đây có thể dễ dàng nhận thấy nếu Trung Quốc là “nhà đầu tư nước ngoài” thuê đất 99 năm ở Phú Quốc, thì Phú Quốc, Sihanoukville và Trung Quốc là một tam giác chiến lược kinh tế mang lại lợi nhuận khổng lồ cho bên thuê đất.

Đối với Việt Nam, sự có mặt của Trung Quốc trong Việt Nam là một vấn đề đã xảy ra và chưa có dấu hiệu dừng lại. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định Trung Quốc chưa bao giờ che dấu tham vọng đối với Việt Nam trong rất nhiều năm qua, từ cuộc chiến tranh biên giới 1979, cuộc chiếm đảo Gạc Ma và các đảo khác.

Bà trả lời trước công luận về nỗi lo sợ thêm ngàn năm thôn tính của người Trung Quốc:

“Đây cũng chính là điều trăn trở của “Hầu hết mọi người đều cho rằng đưa ra Luật Đặc khu này nhất là với điều kiện 99 năm thì có thể biến 3 đặc khu của Việt Nam thành vùng lãnh thổ trên thực tế của nước láng giềng Trung Quốc, một đất nước có rất nhiều tham vọng về lãnh thổ, cũng như có nhu cầu về di dân của họ đi khắp nơi để đỡ gánh nặng dân số trên đất nước của họ.”

Thêm vào đó là nền kinh tế Việt Nam hiện đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc về nguồn cung cũng như xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam.

“Mối nguy của việc 3 đặc khu có thể biến thành các lãnh thổ của Trung Quốc ở Việt Nam là rất lớn. Chính vì vậy ngay những người dân bình thường ở Việt Nam cũng bày tỏ lo lắng.”

Mối nguy của việc 3 đặc khu có thể biến thành các lãnh thổ của Trung Quốc ở Việt Nam là rất lớn. Chính vì vậy ngay những người dân bình thường ở Việt Nam cũng bày tỏ lo lắng. – Bà Phạm Chi Lan

Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho biết lý do vì sao ông và người dân Việt Nam lo ngại sự có mặt của Trung Quốc nếu thông qua Luật Đặc khu 99 năm:

“Người ta  theo dõi thì thấy hiện nay Tàu đã chiếm rất nhiều chỗ rồi. Đèo Ngang; rồi ở Hà Tĩnh, Formosa nhá, đó là yết hầu, từ Hải Nam vào 1 tí thôi; rồi Đà Nẵng, là 1 nơi cũng rất quan trọng; rồi Bauxite ở Tây Nguyên, Tàu đã chiếm. Bây giờ lại mở thêm 3 chỗ ấy cho Tàu nó vào thì người ta thấy cái nguy hiểm bị Tàu o ép rất nhiều.”

Không phải ngẫu nhiên mà dư luận đang truyền nhau những câu hát trong ca khúc “Gia tài của Mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tây

20 năm nội chiến từng ngày…”

Có lẽ đối với người dân Việt, cơn ác mộng đô hộ mang tên “Trung Quốc” vẫn còn đó chưa thể nguôi.

Phần 1: Đặc khu kinh tế và 99 năm: Bài toán lỗi thời

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Special-economic-zone-and-99-years-the-problem-is-old-and-outdated-06042018152341.html

 

Nhiều khiếu kiện đất đai gởi lên trung ương

Nhiều khiếu kiện liên quan đất đai mà địa phương không giải quyết được tận gốc được dồn lên cho trung ương.

Thừa nhận vừa nêu do Phó thủ tướng chính phủ Việt Nam, ông Vương Đình Huệ, đưa ra tại phiên trả lời chất vấn quốc hội ngày 6 tháng 6 năm 2018 ở Hà Nội.

Theo ông Vương Đình Huệ, vẫn còn 70% khiếu kiện đất đai trong hơn 500 hồ sơ tồn đọng từ quốc hội khóa trước chưa giải quyết. Hiện thủ tướng đã làm việc với 27 địa phương có nhiều khiếu kiện và giao cho Bộ Tài nguyên & Môi trường thống kê báo cáo thủ tướng để giải quyết.

Ông Huệ cũng cho biết việc tiếp dân giải quyết cũng phải được làm nghiêm túc hơn. Phần lớn các chủ tịch ủy thác cho phó chủ tịch, nhiều vấn đề không giải quyết tận gốc, nên dồn lên trung ương. Trong khi theo quy định, chủ tịch xã một năm tiếp dân 48 lần, huyện là 24 lần, tỉnh là 12 lần.

Thống kê của các cơ quan chức năng Việt Nam cho thấy có đến ¾ khiếu kiện tại Việt Nam liên quan đến vấn đề đất đai. Nhiều vụ việc kéo dài suốt bao năm qua và không đơn vị nào từ cấp địa phương đến trung ương giải quyết khiến những người trong cuộc phải luôn túc trực ở các cơ quan trung ương tại Hà Nội hay Sài Gòn để đòi hỏi quyền lợi hợp pháp của họ.

Liên quan đến việc phát triển kinh tế 3 đặc khu tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ giải thích rằng tạo ra đặc khu là thử nghiệm thể chế và mức tăng trưởng. Ông nói thêm là dự luật về đặc khu hiện vẫn đang được quốc hội thảo luận.

Ông Huệ cũng nói thêm, ngoài phát triển đặc khu, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn là đầu tàu kinh tế, cộng với động lực của 7 vùng kinh tế trọng điểm. Ông nhấn mạnh việc ra đời các đặc khu không ảnh hưởng sự phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm này.

Liên quan những câu hỏi về phát triển kinh tế – xã hội tại 3 đặc khu gắn với an ninh quốc phòng, sự vẹn toàn lãnh thổ ra sao, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói quốc hội đang bàn luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, hiện chưa ban hành và nói Phó thủ tướng sẽ trả lời bằng văn bản.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/many-land-claims-sent-to-the-central-government-06062018085039.html

 

Ba ứng cử viên gốc Việt

thắng cử sơ bộ bang California

Bà Janet Nguyễn, ông Tyler Diệp, và ông Hugh Nguyễn là ba ứng cử viên gốc Việt đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang California hôm 5/6.

Sáng sớm hôm 6/6, ông Tyler Diệp, Phó Thị trưởng thành phố Westminster nói với VOA: “Tôi đã chiến thắng và bây giờ sẽ đi tiếp vào vòng bầu cử trong tháng 11 sắp tới.”

Tôi đã chiến thắng và bây giờ sẽ đi tiếp vào vòng bầu cử trong tháng 11 sắp tới.

Ông Tyler Diệp

Nghị viên gốc Việt thành phố Westminster, 35 tuổi, đảng Cộng hòa, tranh chức dân biểu bang, Địa Hạt 72, chia sẻ:

“Tôi thấy rằng trong các ứng cử viên gốc Việt tranh cử cho chức dân biểu này tôi là người có nhiều thành tích và nhận được nhiều sự ủng hộ nhất từ các cử tri gốc Việt, các cơ thương mại, các vị dân cử khác, và các tổ chức chính trị tại quận Cam.”

Trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày 5/6, ông Tyler Diệp đứng hạng nhì, được 16.683 phiếu (29,58%), sau đối thủ Dân chủ là ông Josh Lowenthal, được 20.761 phiếu (36,82%), theo Ballot Pedia.

Theo Orange Country Tribune, đương kim Thượng Nghị Sĩ bang California Janet Nguyễn của đảng Cộng hòa đã dẫn đầu địa hạt 34 với 43. 456 phiếu (59,5%) qua mặt ứng cử viên phe Dân chủ Tom Umberg với 19.421 phiếu (26,6%).

Báo Người Việt trích lời bà Janet Nguyễn nói vào tối ngày 5/6, sau chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ: “Chiến thắng tối nay là nỗ lực của tất cả chúng ta. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu. Chúng ta còn phải tiếp tục một cuộc vận động nữa vào Tháng 11.”

Chánh Lục Sự Hugh Nguyễn, tái tranh cử chức chánh lục sự Orange County, đứng hạng nhất, được 134.006 phiếu (81,8%).

Nữ bác sĩ gốc Việt Mai Khanh Trần, đảng Dân chủ, được 4.133 phiếu (4,9%) trong cuộc đua giành chức dân biểu liên bang, đại diện địa hạt 39 bang California.

Dù không nhận được số phiếu cao, nhưng nữ bác sĩ nhi khoa 52 tuổi, đã cố gắng chuyển tải một thông điệp quan trong suốt thời gian vận động tranh cử mà cộng đồng gốc Việt trăn trở: vấn đề bảo hiểm y tế và giáo dục. Bà Mai Khanh nói với VOA:

“Thông điệp của Mai Khanh chính là một người vừa đang làm việc trong cộng đồng trong 25 năm, vừa đảm nhận công việc trong gia đình, hiểu được rất rõ những khó khăn của cộng đồng về vấn đề y tế và học vấn. Đó là điều mà người dân trong địa hạt này mong muốn.”

Các ứng cử viên gốc Việt khác là Tiến Sĩ Phạm Kim Long, đảng Cộng hòa, tranh cử dân biểu bang California, Ðịa hạt 72, đứng hạng 5, được 4.491phiếu (8%), và ông Ryan Tạ, đảng Dân chủ, tranh cử dân biểu bang California, Địa hạt 74, đạt 4.546 phiếu (6,9%).

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, ông Ryan Tạ, ứng cử viên gốc Việt sinh ra tại Mỹ, nói: “Có một sự cách biệt giữa công chúng và người đại diện cho họ trong thời gian qua… California cần một lãnh đạo thực sự làm được việc, suy nghĩ theo hướng lâu dài và có sáng kiến.”

Trong cuộc đua vào chiếc ghế thống đốc California, Phó Thống Đốc Gavin Newsom, đảng Dân Chủ, đang dẫn đầu, theo sau là ông John Cox, đảng Cộng Hòa.

https://www.voatiengviet.com/a/ba-ung-cu-vien-goc-viet-thang-cu-so-bo-bang-california/4426710.html