Tin Việt Nam – 06/01/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 06/01/2018

Quan điểm bất đồng

bị ‘đàn áp chưa từng thấy’ ở VN trong năm 2017

Hai tổ chức nhân quyền quốc tế hôm thứ Sáu tố cáo năm 2017 chứng kiến một cuộc “đàn áp chưa từng có” ở Việt Nam nhắm vào quan điểm bất đồng chính kiến và kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng với Hà Nội về nhân quyền.

Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) và tổ chức thành viên của họ, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR), nói trong năm 2017, nhà chức trách Việt Nam đã tùy tiện câu lưu hoặc bỏ tù ít nhất 46 nhà hoạt động và những người bảo vệ nhân quyền, trong đó có bảy người phụ nữ, vì thực thi quyền tự do biểu đạt và tự do tụ tập ôn hòa. Cuộc đàn áp tăng tốc vào cuối tháng 12 năm 2017 với 15 nhà hoạt động bị tuyên án tù, thông cáo chung của hai tổ chức này cho biết.

“Việc EU và Mỹ quan tâm tới chuyện ký kết các hợp đồng kinh doanh hơn là bàn về nhân quyền đã khiến Hà Nội bạo dạn đẩy mạnh những vụ tấn công nhắm vào các quyền dân sự và chính trị cơ bản,” Tổng thư ký FIDH Debbie Stothard được dẫn lời nói. “Đã đến lúc cộng đồng quốc tế mạnh mẽ tái giao tiếp với Hà Nội về nhân quyền.”

Thông cáo liệt kê những vụ việc như vụ lực lượng công an và an ninh tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 20 tháng 12 năm 2017 hành hung ít nhất 20 người và bắt giữ năm người trong số họ tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa phản đối công ty Formosa của Đài Loan về thảm họa môi trường biển miền trung vào năm 2016, trong số những vụ việc khác.

“Cuộc đàn áp tăng tốc của Việt Nam vào cuối tháng 12 được hoạch định một cách chiến lược để trùng thời điểm với những thứ gây phân tâm trong dịp lễ cuối năm,” Chủ tịch VCHR Võ Văn Ái nói trong thông cáo. “EU và Mỹ nên mở mắt và lên tiếng đòi phóng thích ngay lập tức tất cả các tù nhân chính trị và nhanh chóng thi hành những cải cách về thể chế và lập pháp ở Việt Nam.”

FIDH và VCHR nói họ cũng lo ngại về hành động mới nhất của chính phủ Việt Nam nhằm thắt chặt việc giám sát nội dung trên internet. Ngày 25 tháng 12, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, cho biết

một đơn vị không gian mạng mới của quân đội bao gồm 10.000 người mang tên “Lực lượng 47” đã bắt đầu hoạt động “để chủ động đấu tranh chống các quan điểm sai trái.”

FIDH và VCHR nhắc lại lời kêu gọi của họ phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị tại Việt Nam và bãi bỏ tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự bất nhất với các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.

Ít nhất 130 tù nhân chính trị vẫn bị giam giữ trong nhà tù trên khắp cả nước, hai tổ chức nhân quyền quốc tế đặt tại Paris cho biết.

https://www.voatiengviet.com/a/quan-diem-bat-dong-bi-dan-ap-chua-tung-thay-o-vietnam-trong-nam-2017/4194584.html

 

Dân giữ đất can đảm hơn qua án tử hình ở Đắk Nông

Hòa Ái, phóng viên RFA

Tòa án tỉnh Đắk Nông, vào chiều ngày 3 tháng Giêng năm 2018 tuyên án tử hình đối với nông dân Đặng Văn Hiến, người đã nổ súng chống công ty tư nhân lấy đất của dân hồi tháng 10 năm 2016. Bản án này bị dư luận chỉ trích là một bản án bất nhân và không có công lý.

Phản đối quyết định của Tòa án

Truyền thông trong nước đưa tin hàng chục người dự phiên tòa sơ thẩm đối với 3 bị cáo Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường và những người khác cùng vụ việc đã gây náo loạn sau khi Tòa án tỉnh Đắk Nông tuyên án vào chiều thứ Tư, ngày 3 tháng Giêng.

Ba bị cáo vừa nêu lần lượt lãnh các bản án tử hình, 20 năm tù giam và 12 năm tù giam với cáo buộc giết người vì đã nổ súng khiến 3 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương, trong cuộc tranh chấp đất với Công ty tư nhân Long Sơn tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Những người phản đối các bản án, mà họ cho là quá nặng và không thỏa đáng, là thân nhân của 3 bị cáo cùng với người dân địa phương. Họ mong muốn Tòa án tỉnh Đắk Nông phải xem xét lại mức án tử hình đối với ông Đặng Văn Hiến và cần phải xử lý hành vi xem thường pháp luật của Công ty Long Sơn. Dân chúng sinh sống tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực đều khẳng định nguyên nhân dẫn đến vụ việc nổ súng xảy ra là do Công ty Long Sơn đã đàn áp và phá hoại tài sản của người dân.

Khi biết tin họ xử ép những người dân oan thì tinh thần của dân oan càng lên cao hơn. Tại vì không khi nào tòa án bênh vực cho người dân oan hết. Tòa án bây giờ là chịu sự chỉ đạo trực tiếp của nhóm lợi ích, phải bênh cho nhóm lợi ích, chứ không tuân theo luật pháp nữa… Phiên tòa này kể như càng kích động và xúi giục dân phải can đảm hơn và đấu tranh quyết liệt đến cùng
-Dân oan Thủ Thiêm

Tranh chấp giữa Công ty Long Sơn và các hộ dân ở tiểu khu 1535 xảy ra do Công ty Long Sơn được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông cho thuê đất để làm dự án nông lâm nghiệp, nhưng được yêu cầu chờ chính quyền xử lý phần diện tích tranh chấp với các hộ dân. Tuy nhiên, Công ty Long Sơn vào chiều ngày 23 tháng 10 năm 2016 cho hơn 30 nhân viên được trang bị hung khí cùng xe ủi, xe máy cày đến phá hàng trăm cây điều của hai gia đình nông dân Đặng Văn Hiến và Hoàng Văn Thắng nên mới xảy ra cớ sự.

Trước đó, hồi cuối tháng 3 năm 2013, Công ty Long Sơn cũng đã tiến hành cưỡng chế, giải tỏa các hộ dân trong khu vực của dự án với hình thức tương tự và Ủy ban Nhân dân huyện Tuy Đức đã ra quyết định đình chỉ việc cưỡng chế. Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình từng đích thân đến địa phương để thị sát và đã chỉ đạo ngừng cưỡng chế.

Qua bản án tử hình đối với nông dân Đặng Văn Hiến, dư luận thắc mắc vì sao Tòa án tỉnh Đắk Nông không suy xét trách nhiệm của chính quyền địa phương trước hành vi xem thường pháp luật trong thời gian dài của Công ty Long Sơn.

Báo mạng Dân Việt, vào ngày 4 tháng Giêng dẫn lời của Luật sư Nguyễn Thế Truyền, thuộc Công ty Luật Thiên Thanh rằng sự thờ ơ và vô cảm của cán bộ được giao trách nhiệm ở địa phương đã dẫn đến hệ lụy này. Luật sư Nguyễn Thế Truyền còn nhấn mạnh việc tuyên án tử về mặt pháp lý là không sai, nhưng đã không xem xét đến hoàn cảnh xảy ra vụ việc cũng như chưa xem xét yếu tố lỗi của bị hại và chưa thực hiện đúng chính sách khoan hồng của pháp luật khi bị cáo đầu thú và thành khẩn khai báo.

Quyết hy sinh tính mạng để giữ đất

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận có những người từng khuyên nhủ các bị cáo ra đầu thú bày tỏ sự thất vọng trước bản án tử hình dành cho bị can Đặng Văn Hiến. Qua trang Facebook của Quốc Ấn Mai, chúng tôi được biết chủ tài khoản Facebook này là một phóng viên trong thời điểm vụ nổ súng ở Đắk Nông xảy ra và anh cũng là người đã khuyên nông dân Đặng Văn Hiến nên đầu thú. Qua phiên tòa sơ thẩm đối với ông Đặng Văn Hiến và 2 bị cáo khác, Facebooker Quốc Ấn Mai bày chia sẻ day dứt trong lòng anh luôn đối diện với câu hỏi của những người dân ở tiểu khu 1535 rằng nếu nhà báo rơi vào tình cảnh chúng tôi thì sao, khi những đơn thư gửi lên các cấp chính quyền đều rơi vào im lặng? và nhà báo sẽ phản ứng thế nào nếu có vợ mang thai mà bị bảo vệ Công ty Long Sơn đánh tới chết?

Câu hỏi dành cho chính mình của Facebooker Quốc Ấn Mai là “nếu một thời gian dài bị cướp bóc và chứng kiến người thân bị cướp bóc, tôi sẽ làm gì?” được cụ Lê Đình Kình, đại diện cho người dân Đồng Tâm trả lời:

“Dân Đồng Tâm bây giờ nói thẳng đây là giặc nội xâm cướp đất này. Dân Đồng Tâm cương quyết tuyên chiến với giặc nội xâm. Bất kể ai không có quyết định thu hồi đất mà vào đây cướp đất thì dân Đồng Tâm sẽ sẵn sàng chiến đấu và nhiều người sẽ sẵn sàng hy sinh. Anh em chúng tôi đương đầu cả về đầu tư, tài chính, kinh tế, thời gian và thậm chí cả xương máu như tôi. Đây là quyền lợi của toàn dân, hoàn toàn không vì một cá nhân nào cả.”

Và những dân oan ở Thủ Thiêm, Sài Gòn hồi năm ngoái từng tuyên bố sẽ hy sinh cả mạng sống để giữ đất nói với RFA họ theo dõi phiên tòa ở Đắk Nông với tâm thế mà họ đã dự liệu được bản án được tuyên sẽ thế nào. Một dân oan Thủ Thiêm cho biết:

Dân Đồng Tâm bây giờ nói thẳng đây là giặc nội xâm cướp đất này. Dân Đồng Tâm cương quyết tuyên chiến với giặc nội xâm. Bất kể ai không có quyết định thu hồi đất mà vào đây cướp đất thì dân Đồng Tâm sẽ sẵn sàng chiến đấu và nhiều người sẽ sẵn sàng hy sinh

-Cụ Lê Đình Kình

“Khi biết tin họ xử ép những người dân oan thì tinh thần của dân oan càng lên cao hơn. Tại vì không khi nào tòa án bênh vực cho người dân oan hết. Tòa án bây giờ là chịu sự chỉ đạo trực tiếp của nhóm lợi ích, phải bênh cho nhóm lợi ích, chứ không tuân theo luật pháp nữa. Chuyện đó là chúng tôi biết trước rồi, lường hết những gì xấu nhất có thể xảy ra. Phiên tòa này kể như càng kích động và xúi giục dân phải can đảm hơn và đấu tranh quyết liệt đến cùng.”

Trong khi không ít cư dân mạng lên tiếng về bản án tử hình tuyên cho nông dân Đặng Văn Hiến ở Đắk Nông cho rằng nó thể hiện sự răn đe của chính quyền đối với những người dân chống trả lại việc cưỡng chế đất sai trái, đang xảy ra tràn lan khắp nước, thì cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định, qua trang Facebook cá nhân nhận định nạn cường hào, ác bá và cướp đất ngày nay nghiêm trọng hơn thời Thực dân Pháp đô hộ Việt Nam và ông cũng cảnh báo hãy đừng quên vai trò cốt lõi của nông dân trong các biến động xã hội trong lịch sử Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam cận đại đã ghi lại vụ án xảy ra ở đồng Nọc Nạn, Bạc Liêu gần một thế kỷ trước, gia đình nông dân Biện Toại phải chiến đấu không cân sức với bọn cường hào và lực lượng Phú Lang Sa cầm quyền để bảo vệ đất khẩn hoang của gia đình. Lịch sử Việt Nam thời hiện đại, ghi lại các vụ án tương tự của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Hải Phòng; gia đình thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn, ở Thạnh Hóa, Long An và mới nhất là các gia đình nông dân ở Đắk Nông. Trong khi Tòa án Thực dân Pháp trước kia tuyên trắng án cho nông dân Biện Toại, còn các nông dân như anh em Đoàn Văn Vươn, Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình và Hà Văn Trường bị Tòa án Nhân dân của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên những bản án dành cho tội phạm giết người.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/victims-of-injustice-more-courageous-through-the-death-penalty-in-dak-nong-01052018135918.html

 

Đức không phải “đất hứa” cho quan chức VN tỵ nạn

Nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin cảnh báo về ‘ngộ nhận’ nước Đức là một nơi dung chứa cho người nước ngoài bị cáo buộc phạm tội, một nhà báo từ Berlin lên tiếng với BBC về những gì mà ông gọi là ‘ngộ nhận’ và ‘ảo tưởng’.

Trao đổi tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt nhân chủ đề ông Phan Văn Anh Vũ, người bị Việt Nam truy nã đã trở về nước này từ Singapore, hôm 04/01/2018, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói:

Bình luận tiếp về vụ ông ”Vũ Nhôm” và sách mới về Tổng thống Trump

Bàn tròn thứ Năm: Ông Vũ ‘Nhôm’ về VN – hệ lụy và bình luận

‘Vũ Nhôm’ và Đinh La Thăng: ‘sản phẩm của chính sách và thể chế’?

Từ ông ‘Vũ Nhôm’ đến những ‘bộ tứ quyền lực’

VN: ‘Báo chính thống lẽo đẽo theo mạng xã hội’

Chính trị VN ra sao nếu ông Anh Vũ bị bắt về?

“Luật lệ về tị nạn tại Đức quy định rất chặt chẽ.

“Nếu như ông Trịnh Xuân Thanh trước kia mà tiếp tục ở lại Đức, câu chuyện trở về Việt Nam hoặc theo con đường tự nguyện hoặc ‘trình diện’ giống như phía Việt Nam nói, hay là ‘bị bắt cóc’ như là phía Đức nói, thì ông Thanh cũng phải chịu những trình tự, thủ tục tị nạn giống như hàng triệu người khác tới Đức.

“Và nếu ông Thanh không chứng minh được những lý do chính trị chính đáng thì ông cũng sẽ bị trục xuất như rất nhiều người đã từng bị.”

Đức là nhà nước pháp quyền

Ông Anh Vũ ‘lo lắng cho an toàn cá nhân’

Ông Vũ ‘nhôm’ là ‘sĩ quan tình báo Việt Nam’?

Truyền thông nói gì vụ Phan Văn Anh Vũ?

Nhà báo Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh ngay cả lãnh đạo Đức như Thủ tướng Angela Merkel cũng phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật vì nước Đức là nhà nước pháp quyền, ông nói:

“Vì nước Đức là một nhà nước pháp quyền, bản thân quan chức của Đức, kể cả bà Thủ tướng Merkel cũng bị ràng buộc về điều đó.

“Trước đây, bà không thể làm được việc là giải quyết vấn đề đưa ông Thanh về nước như là phía Việt Nam đề nghị, thì đến bây giờ cũng vậy thôi, bà ấy cũng như nhiều quan chức trong chính phủ cũng không thể nào ‘thò tay vào’ can thiệp trong việc ông Thanh được.

“Diễn biến ông Thanh tới đây bị xử như thế nào ở Việt Nam cũng liên quan những quyết định, những bước đi tiếp theo của Chính phủ Đức đối với Việt Nam trong quan hệ ngoại giao mà chúng tôi cũng đang hồi hộp chờ đón sự phản ứng đó.”

Những cán bộ quan chức nhà nước cho rằng đến lúc gặp khó khăn chạy qua Đức xin tỵ nạn chính trị thì theo tôi đó là một ảo tưởngNhà báo Lê Mạnh Hùng

‘Đó chỉ là một ảo tưởng’

Về quy định xét tỵ nạn chính trị của Đức, nhà báo Lê Mạnh Hùng nhân dịp này chia sẻ với BBC:

“Nước Đức là một nước đứng đầu trong khối EU về việc tiếp nhận người tỵ nạn, nhất là những trường hợp đặc biệt như những nước Trung Đông, những nước có chiến tranh, hay xảy ra những sự cố lớn.

“Việt Nam là một trong số những nước mà rất ít người tới Đức được công nhận tỵ nạn chính trị, bởi lẽ tình hình Việt Nam bây giờ không giống như tình hình Việt Nam ba bốn chục năm trước.

“Vì thế, những người nào trong nước vẫn ảo tưởng rằng mình đang có cuộc sống bình thường ở Việt Nam, bỗng dưng đến Đức trình bày là tôi bị đàn áp vì lý do a, b, c gì đó, cần nước Đức bảo vệ là ảo tưởng.

“Những cán bộ quan chức nhà nước cho rằng đến lúc gặp khó khăn chạy qua Đức xin tỵ nạn chính trị thì theo tôi đó là một ảo tưởng.

“Nước Đức [thường chỉ] bảo vệ những người mà vì chính kiến và những hoạt động chính trị của họ ở quê hương mà qua đó gặp phải sự đàn áp hay khó khăn,” ông Lê Mạnh Hùng nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt.

Quí vị có thể bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn một số cuộc tọa đàm tại bàn tròn hay phỏng vấn của BBC Tiếng Việt về chủ đề liên quan.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42579858

 

Vụ ông ‘Vũ Nhôm’ nói gì về chính trị Việt Nam?

Vụ Việt Nam tiếp nhận từ Singapore và bắt ông Phan Văn Anh Vũ (tức ‘Vũ Nhôm’) sẽ dẫn tới việc ông này có thể sẽ phải ‘khai ra’ những người liên quan, trong khi người đứng đầu ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam dường như tiếp tục củng cố được quyền lực của mình, theo một nhà phân tích và quan sát chính trị Việt Nam từ Hoa Kỳ.

Trả lời phỏng vấn cuối tuần này về chính trị Việt Nam thông qua vụ ông ‘Vũ Nhôm’ bị bắt và một số nhân vật quan trọng khác trong đó có cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng, hay nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh, sắp được đưa ra xét xử, hôm 06/01/2018, từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nói:

GS Nguyễn Mạnh Hùng nói về vụ ‘Vũ Nhôm’ và chính trị nội bộ VN

Bây giờ nó chỉ là tiếp nối cuộc đánh tham nhũng và một cuộc thành trừng trong nội bộ mà thôi, cho nên năm 2018, chúng ta sẽ thấy tiếp tục nữaGS. Nguyễn Mạnh Hùng

Bàn tròn thứ Năm: Ông Vũ ‘Nhôm’ về VN – hệ lụy và bình luận

VN ‘chặn luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh’

Đức không phải “đất hứa” cho quan chức VN tỵ nạn

“Tất nhiên là ông Vũ Nhôm sẽ bị đưa ra tòa án và ông sẽ phải khai ra những người quan hệ với ông, thành ra vụ này sẽ ‘giằng dây’ lên tất cả những người khác đó, nhưng đấy là nhìn đó trong hiện tại, còn nếu nhìn đó như một quá trình, chúng ta thấy đó là quá trình củng cố quyền lực của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, từ sau Đại hội vừa qua năm 2016.

“Họ đã bắt đầu nắm lại quyền đánh tham nhũng về Trung ương Đảng rồi, sự củng cố quyền lực bắt đầu ngay trước Đại hội, sau Đại hội, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng ‘thắng’ ông [Nguyễn Tấn] Dũng, nó bắt đầu ngay từ đó.

“Bây giờ nó chỉ là tiếp nối cuộc đánh tham nhũng và một cuộc thành trừng trong nội bộ mà thôi, cho nên năm 2018, chúng ta sẽ thấy tiếp tục nữa,” người cũng là chuyên gia cao cấp từ Trung tâm về Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) của Mỹ nêu quan điểm riêng.

‘Hai điểm nổi bật’

‘Vũ Nhôm’ và Đinh La Thăng: ‘sản phẩm của chính sách và thể chế’?

Từ ông ‘Vũ Nhôm’ đến những ‘bộ tứ quyền lực’

Họ ‘đánh’ ngân hàng là đánh hết rất nhiều người trong hệ thống ngân hàng, thì bây giờ vấn đề đặt ra là ông chỉ huy ngân hàng lớn nhất, như kiểu ông Thăng, thì liệu có đụng đến không?GS. Nguyễn Mạnh Hùng

VN: ‘Báo chính thống lẽo đẽo theo mạng xã hội’

Theo nhà phân tích này, nhìn vào toàn bộ quá trình ‘củng cố quyền lực’ ở trên, trong năm 2017 nổi lên hai điểm, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói tiếp:

“Năm ngoái có hai điểm rất lớn, thứ nhất, họ ‘đánh’ vào Petro Vietnam và thứ hai, họ ‘đánh’ ngân hàng. Petro Vietnam đánh hết mọi người rồi, thì cuối cùng là đến ông Đinh La Thăng.

“Còn bây giờ, họ ‘đánh’ ngân hàng là đánh hết rất nhiều người trong hệ thống ngân hàng, thì bây giờ vấn đề đặt ra là ông chỉ huy ngân hàng lớn nhất, như kiểu ông Thăng, thì liệu có đụng đến không?

Chính trị VN ra sao nếu ông Anh Vũ bị bắt về?

Ông Anh Vũ ‘lo lắng cho an toàn cá nhân’

Ông Vũ ‘nhôm’ là ‘sĩ quan tình báo Việt Nam’?

Truyền thông nói gì vụ Phan Văn Anh Vũ?

Bài tiếp tục cập nhật và quí vị có thể bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn tại bàn tròn hay phỏng vấn của BBC Tiếng Việt về vụ bắt ông ‘Vũ Nhôm’ và chủ đề liên quan thời sự chính trị Việt Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42592315

 

Chính trị và quyền lực kinh tế trong vụ Vũ “nhôm”

Cát Linh, RFA

Chiều ngày 4/1/2018, Bộ Công An Việt Nam ra thông cáo cho biết đã tiếp nhận bị can Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “nhôm”. Điều này đồng nghĩa với việc những đồn đoán về số phận của Vũ “nhôm” trước đó đã được sáng tỏ.

Nhìn lại diễn biến của câu chuyện để thấy sự hiện diện của chính trị và kinh tế đã đóng vai trò như thế nào trong sự trở về của Vũ “nhôm”?

Chuỗi sự kiện nhiều nghi vấn

Cho đến tận chiều tối ngày 2/1/2018, khi báo Pháp Luật trong nước đăng bài viết “Singapore xác nhận đang tạm giữ ông ‘Phan Van Anh Vu” cùng với hình ảnh tờ báo chính thống của Singapore, tờ Straits Times đăng bài “ICA (Cơ quan nhập cư và Hải quan của Singapore) tạm giữ đại gia bất động sản Việt Nam với cáo buộc vi phạm luật nhập cư” thì câu chuyện về cuộc đào thoát của người được gọi là Vũ “nhôm” mới ‘chính thức’ bùng nổ.

Nhìn lại xuyên suốt sự việc, Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada trả lời RFA rằng theo ông, có vẻ với những khía cạnh pháp lý, chính trị đó đã làm cho dư luận bị cuốn hút vào bề ngoài của một vụ án, cho đến khi mọi chuyện đã an bài thì ông cho rằng “Theo dòng sự kiện, chúng ta sẽ thấy có một cái gì đó làm cho chúng ta nghĩ rằng cái này không đơn giản chút nào hết.” Phân tích rõ hơn ông nói:

“Tại vì nó có nhiều tình tiết mà hình như là một kịch bản nào đó. Ngay cả khi ông ấy bị bắt vào ngày 28/12 rồi lệnh trục xuất ngày 30/12, kể từ ngày đó đến ngày lần đầu tiên ông ấy gặp luật sư là ngày 3/1, thời gian ấy rất dài và vô lý.

Vì theo luật của Singapore, sau khi một đương sự nào đó bị bắt thì phải có quyền tiếp cận của luật sư liền và bất cứ quyết định nào thì đương sự đó cần phải biết.

Ngày 3/1 ông ấy đã gặp được luật sư nhưng luật sư cũng chưa biết chuyện gì hết, mà lệnh trục xuất thì ngày 30/12 đã có rồi.”

Ngày 3/1 ông ấy đã gặp được luật sư nhưng luật sư cũng chưa biết chuyện gì hết, mà lệnh trục xuất thì ngày 30/12 đã có rồi.

–  Luật sư Vũ Đức Khanh

Điểm thứ hai, luật sư Vũ Đức Khanh đặt nghi vấn về thời gian Vũ “nhôm” có mặt ở Singapore, mà ông gọi là “trên đường chạy trốn”.

Nghi vấn này liên quan đến những “chứng cứ bên lề” về quốc tịch thứ 2, thứ 3 của Vũ “nhôm” đã được đăng tải trên mạng xã hội.

“Trong sự chạy trốn đó, ông ấy có passport của đảo quốc Antigua và Barbuda, mà passport này được đi 130 nước trên thế giới, trong đó có Singapore và Đức, mà ông ấy có mục đích là muốn tới Đức để gọi là cung cấp 1 số thông tin liên quan đến hồ sơ Trinh Xuan Thanh thì tại sao ông ấy không đi liền mà kẹt lại Singapore cho tới ngày 28, khi rời Singapore đi Mã Lai thì bị bắt.

Cái này có một cái gì đó mà những nguồn thông tin chúng ta sẽ không bao giờ biết. Vì Singapore viện dẫn trong điều luật 33 khoản 6 Luật Di trú là Singapore sẽ không bao giờ cung cấp nguồn thông tin vì sao ông ấy bị bắt.

Ngay cả vấn đề nói ông ấy đi vào Singapore bằng passport nào. Hiện tại có ai đưa ra passport nào mà ông ấy vào Singapore không?

Singapore chỉ nói là ông ấy vào bằng một cái passport không phải tên của ông ấy, có thể là mang tên Lê Văn Sáu.

Hiện tại tôi có nhận được một cái mẫu passport nhưng đó cũng chỉ là một nguồn người ta đưa ra, không có kiểm chứng.”

Tranh cãi pháp lý

Tất cả những bài viết, những bình luận, ngay cả những cái tạm gọi là “chứng cứ” như các hộ chiếu chứng minh quốc tịch khác nhau của Vũ “nhôm” do cư dân mạng đưa ra từ ngày 28/12/2017 đều mang tính chất là “thông tin bên lề”. Nó dẫn đến hàng loạt dự đoán, nhận định của dư luận liên quan đến số phận của Vũ “nhôm”.

Cho đến khi có thông tin chính thức từ Bộ Công an Việt Nam rằng Singapore trục xuất Vũ “nhôm” về Việt Nam trao trả cho chính quyền Hà Nội thì thật sự đã gây ra một tranh cãi cho các diễn đàn luật liên quan đến vấn đề pháp lý. Không ít các luật gia lên tiếng bày tỏ ngạc nhiên khi Singapore đồng ý trao trả Vũ “nhôm” cho chính quyền Hà Nội. Ngay chính luật sư của Vũ “nhôm” ở Singapore, ông Remy Choo, bình luận với BBC hôm 4/1 rằng ông rất thất vọng khi thân chủ của ông bị trục xuất mà chính ông không được thông báo trước vụ việc.

Nhà báo Phạm Lê Vương Các đặt vấn đề trên trang cá nhân rằng “Trục xuất Vũ “nhôm” về Việt Nam là Singapore vi phạm nghiêm trong luât quốc tế.

Thạc sĩ Hoàng Việt có quan điểm khác và ông đưa ra phân tích của mình.

“Mọi người kỳ vọng quá nhiều về Singpore. Và có lẽ, tôi cũng dự đoán, khi ông Anh Vũ sang Singapore thì ổng cũng nghĩ rằng Singapore là một nước tôn trọng pháp quyền khá nhất ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng nói gì thì nói, luật pháp của các nước Châu Á vẫn còn rất yếu.”

Tuy Singapore là một quốc gia có nguyên tắc pháp quyền khá là tốt ở khu vực Đông Nam Á nhưng nó vẫn còn rất nhiều lỗ hổng và vai trò của chính quyền can thiệp khá nhiều, trong đó việc Singapore toan tính liên quan đến lợi ích cả về chính trị và kinh tế đối với Việt Nam là chắc chắn có.”

Nói về hệ thống pháp quyền của Singapore, Luật sư Vũ Đức Khanh cũng cho rằng quốc gia này không phải là nước pháp trị có ý nghĩa thật sự (the rule of law), mà quốc gia này dùng luật để cai trị nhân dân chứ không phải dùng luật để bảo vệ người dân và quản trị xã hội.

Sự hiện diện khôn ngoan của chính trị và kinh tế

Sự trở về của Vũ “nhôm” lại tiếp tục dấy lên những ồn ào khác, liên quan đến những điều mà dư luận gọi là “mặc cả chính trị, trao đổi kinh tế”. Người ta cũng dễ dàng liên tưởng đến một cuộc trở về cách đây không lâu và ồn ào không kém. Đó là cuộc “về đầu thú” của Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, người sẽ ra toà vào ngày 8/1 tới đây.

Lần này, cũng là một sự “trở về” nhưng với hình thức hoàn toàn hợp pháp theo nghĩa được sự đồng ý của đối tác. Điều này đã cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa hai vụ Trịnh Xuân Thanh và Vũ “nhôm”.

Nhận xét về sự khác biệt này, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng đây có vẻ như là một kịch bản có những bài học liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh.

Tôi không nói trường hợp này Singapore đồng loã gì với Việt Nam hết, nhưng Singapore đã khai thác được một cái gì đó để mang lại những quyền lợi rất lớn cho Singapore.

– Luật sư Vũ Đức Khanh

“Tôi có đặt nghi vấn là phía Hà Nội đang tìm cách giải quyết vấn đề trục trặc giữa Việt Nam và Đức nên kịch bản của Vũ “nhôm” là kịch bản để giải quyết vấn đề đó.

Thêm nữa là ông Vũ “nhôm” bị truy tố cái tội là “cố ý làm lộ bí mật quốc gia”. Cho đến giờ phút này chúng ta không biết bí mật nào bị lộ. Rồi bây giờ lại dính đến vấn đề của Singapore. Giữa Singapore là Việt Nam là một mối quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao rất mật thiết.

Tôi không nói trường hợp này Singapore đồng loã gì với Việt Nam hết, nhưng Singapore đã khai thác được một cái gì đó để mang lại những quyền lợi rất lớn cho Singapore.”

Ngày 2/1 vừa qua, nghĩa là trước chuyến bay chở Vũ “nhôm” về Việt Nam từ Singapore, báo trong nước cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý tăng vốn từ 875 triệu USD lên 2 tỷ USD và bổ sung thêm hoạt động kinh doanh casino ở Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Khu du lịch Laguna Lăng Cô vốn thuộc Tập đoàn Banyan Tree của Singapore.

Nói về sự hiện diện của chính trị và kinh tế trong sự trở về của Vũ “nhôm”, Thạc sĩ Hoàng Việt nói rằng ông sẽ đánh giá dựa trên cơ sở của văn hoá chính trị và văn hoá pháp luật. Do đó theo ông, ở các quốc gia như Singapore, Việt Nam, việc chính trị can thiệp vào mọi lĩnh vực của xã hội là không thể không xảy ra.

“Vai trò của chính trị rất lớn, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Và luật pháp, như luật pháp khi Singapore trục xuất Vũ “nhôm” như thế nào thì nó cũng bị chính trị chi phối rất lớn. Tôi nghiên cứu về góc độ văn hoá chính trị và văn hoá pháp luật nó là như vậy”.

Phân tích của Thạc sĩ Hoàng Việt đã cho thấy chính trị và kinh tế đã tương trợ để chi phối nhau trong cách giải quyết vấn đề nội bộ của quốc gia. Hai lĩnh vực này đã hiện diện tinh tế đến mức Luật sư Vũ Đức Khanh đã thận trọng cho rằng đó là “thuyết âm mưu”.  Ông nói rằng: “Những gì chúng ta phân tích cho đến bây giờ cũng chỉ là những phân tích vì chúng ta không đủ dữ liệu. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được những sự thật vì nó liên quan đến an ninh quốc gia. Chính phủ Việt Nam và Singapore sẽ không bao giờ đưa ra.”

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-game-of-politic-and-power-of-eco-in-vu-nhom-case-cl-01052018130417.html