Tin Việt Nam – 05/09/2017
Mang súng vào giáo xứ
đòi ‘đối thoại’ với linh mục vì xúc phạm HCM
Ngày 4/9, một nhóm hơn chục người cầm loa, biểu ngữ và vũ khí xông vào Giáo xứ Thọ Hòa ở Đồng Nai đòi “đối thoại” với linh mục quản xứ vì đã “xúc phạm Hồ Chí Minh” và “đòi lật đổ chính quyền Cộng sản.
Theo lời kể của Linh mục Nguyễn Duy Tân, vào khoảng 10:23 sáng 4/9, một nhóm người đi bằng xe buýt đến Giáo xứ Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và đòi “đối thoại” với Linh mục Tân, quản xứ Thọ Hòa.
“Đối thoại” với súng và roi điện
“Họ đến và mang theo loa, băng rôn, làm ồn ào lắm nên tôi không tiếp. Họ bất lịch sự nữa”.
“Khoảng 15 phút sau, các ông trùm và giáo dân khoảng 20 người đến nói chuyện với họ. Nhưng họ vẫn cứ đòi đối thoại với tôi về 2 vấn đề. Thứ nhất là chuyện xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thứ hai, họ nói về vấn đề tôi đòi lật đổ chính quyền Cộng sản Việt Nam. Họ đòi đối thoại với tôi về hai vấn đề đó. Tôi không đối thoại với họ là vì họ vu khống. Nếu tôi có tội thì đã có nhà chức trách, nhà nước xét xử tôi”.
Bị giáo dân bao vây, nhóm người được gọi là “dư luận viên” đã ném một số vũ khí mang theo sang các nhà lân cận.
LM. Tân kể với VOA-Việt ngữ:
“Các ông trùm đã đóng cổng nhà thờ lại và công an tới muốn giải cứu họ bằng cách đưa về xã. Giáo dân họ báo cáo là trong nhóm người này có 2 khẩu súng. Khám xét họ thì họ chạy ra và ném súng sang nhà hàng xóm là nhà ông Khiêm”.
Ngoài ra nhóm này còn mang theo một roi điện và cũng ném sang một nhà ở kế cận khác trong khi bị bao vây.
Sau đó, lực lượng công an huyện, an ninh, công an chìm kéo đến khá đông tại Giáo xứ Thọ Hòa, đứng đầu là Thượng tá Nguyễn Thành Lợi – Phó Trưởng Công an huyện Xuân Lộc.
“Chủ trương của ông Lợi vẫn là làm sao để giải cứu con tin, đưa về huyện. Nhưng giáo dân Thọ Hòa không chấp nhận vì không thể tin Cộng sản. Đưa về huyện, họ sẽ cùng phe với nhau và nói dối hết, khẩu súng sẽ trở thành cái hộp quẹt mà thôi”.
Khoảng 4 giờ chiều, sau khi từng người trong nhóm “dư luận viên” viết xong các bản tường trình về sự việc, giáo dân Thọ Hòa đã để cho công an dẫn giải 13 người về huyện Xuân Lộc.
Xúc phạm Hồ Chí Minh và Đảng
Thời gian gần đây, Linh mục Nguyễn Duy Tân thường xuyên bị một số người gọi điện thoại quấy rối với lý do muốn “đối thoại” với ông về một số chủ đề mà ông công khai bày tỏ trên trang Facebook cá nhân. Nhóm người đến giáo xứ Thọ Hòa hôm 4/9 cũng dựa vào cùng lý do.
Linh mục Tân giải thích quan điểm của ông về việc này:
“Về vấn đề xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi đã đối thoại với công an tỉnh Đồng Nai rất nhiều lần rồi. Tôi nói bác Hồ không phải là danh nhân văn hóa thế giới và tôi đã lý luận thua họ. Tôi đã phải về làm giấy chứng nhận bác Hồ là danh nhân văn hóa thế giới, có ký tên, đóng mộc hẳn hoi. Tôi đã tốt hơn UNESCO vì UNESCO chưa chứng nhận mà tôi đã chứng nhận như vậy là tốt rồi”.
“Báo chí nước Anh xếp 13 đồ tể giết người ác nhất thế giới, trong đó có tên bác Hồ. Đó đâu phải là tôi xúc phạm”.
“Còn vấn đề lật đổ chính quyền, tôi chưa bao giờ nói lật đổ chính quyền cả. Các bài viết của tôi chỉ thể hiện ước mong Cộng sản giải tán thôi. Bài hiến kế cho Sài Gòn hết kẹt xe thì gồm 3 bước. Bước 1 là giải tán Đảng Cộng sản. Bước 2, 3 mới đi vào chuyên môn kiến trúc của tôi. Tôi là một kiến trúc sư nên hiến kế rất thật lòng. Bước 1 phải giải tán Đảng Cộng sản đã thì mới thực hiện được bước 2, bước 3”.
Trước đây, vào dịp 30/4, Linh mục Nguyễn Duy Tân cũng bị chính quyền tỉnh Nghệ An ra công văn cấm giảng lễ trong địa phận tỉnh này. Cùng thời điểm, một linh mục của Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, cũng bị cấm xuất cảnh sau khi ông có bài giảng 30/4 gây chấn động cộng đồng mạng.
Đối diện với nguy cơ có thể gặp nguy hiểm vì những phát biểu “nhạy cảm”, LM Tân nói với VOA rằng ông không thể làm khác hơn vì ông là một linh mục Công giáo.
“Tôi là linh mục. Tôi sống theo tinh thần Chúa Kitô, phải công lý hóa xã hội, sự thật hóa xã hội và bác ái hóa xã hội. Nhưng vì trong chế độ Cộng sản độc tài không thực thi công lý, nên người Công giáo và các linh mục càng phải làm sao để công lý hóa xã hội”.
Theo LM Tân, chiến lược “cây gậy và củ cà rốt” của Đảng Cộng sản đã có hiệu quả rất lớn trong việc khiến cho nhiều người dân quên đi “công lý” khi nhìn thấy những “củ cà rốt”- mối lợi trước mắt.
Dân dùng tiền lẻ phản đối BOT trên Quốc lộ 5
Từ chiều ngày 4/9, một số tài xế đã sử dụng tiền lẻ và đỗ xe để phản đối trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 đoạn qua huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, khiến giao thông ùn tắc kéo dài.
Tới thời điểm 6h tối ngày 5/9, tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra tại trạm này.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam xác nhận tình trạng trên với báo chí, nói thêm rằng việc thu phí tại trạm này đã diễn ra nhiều năm nay theo đúng quy định.
Ông Huyện cũng cho biết nhiều tài xế lợi dụng việc phản đối trạm thu phí để kích động gây mất trật tự, do đó chính quyền địa phương đã điều động 200 cảnh sát cơ động và thanh tra, cảnh sát giao thông để ổn định trật tự khu vực này.
Hiện tại mức phí qua trạm thấp nhất là 40.000 đồng/lượt và cao nhất là 180.000 đồng/lượt.
Trạm thu phí số 1 trên Quốc lộ 5 được Chính phủ bàn giao cho Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính thu phí từ năm 2009.
Thuốc giả và văn hóa từ chức
Tường An, thông tín viên RFA
Chung quanh vụ việc công ty PharmaVN giả mạo giấy tờ nhập thuốc trị ung thư giả, đã có nhiều dư luận đòi bà bộ trưởng bộ y tế phải từ chức.
Trách nhiệm của người đứng đầu
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về vụ công ty cổ phần PharmaVN làm giả con dấu, buôn lậu 200.000 hộp thuốc trong đó có 9.300 hộp thuốc trị ung thư H capita 500 mg với chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn làm thuốc trị bệnh cho người. Thuốc giả có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người, Nhà báo Từ Thức, và cũng là một nhân viên làm việc lâu năm trong công ty dược phẩm ở Pháp cho biết quá trình kiểm tra thưốc trước khi được đưa vào sử dụng:
«Sau khi đã có giấy phép rồi thì cũng phải theo những điều kiện rất là khó khăn, chỉ sơ sót không đúng tiêu chuẩn, không đúng số lượng trong thành phần của thuốc đã là một lỗi quan trọng rồi, nhưng mà làm giả là một chuyện cực kỳ nghiêm trọng. Làm thuốc giả, bán thuốc giả hay đồng lõa với chuyện buôn bán thuốc giả coi như tội giết người, còn hơn cả tội giết người vì liên hệ tới một số nạn nhân rất lớn.»
Việc để thuốc nhập lậu làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, trách nhiệm cuối cùng vẫn là người đứng đầu ngành y tế: trong trường hợp này là bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhiều dư luận cũng yêu cầu bà Kim Tiến từ chức, có cả một trang fan page lập ra để lấy ý kiến về việc bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên từ chức. Luật sư Lê Trọng Quát, một cựu công chức trong chính phủ Pháp đồng tình:
Bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đáng lẽ phải từ chức… Đây là sự an toàn, an ninh, sức khỏe của nhân dân. Cái đó rất quan trọng.
– Luật sư Lê Trọng Quát
«Bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đáng lẽ phải từ chức, cái đó quan trọng lắm. Sức khỏe của nhân dân, Tây họ gọi là «Santé Pubique» là một trong 2,3 điều quan trọng nhất của chính phủ mà phải thực hiện. Đây là sự an toàn, an ninh, sức khỏe của nhân dân. Cái đó rất quan trọng.”
Về văn hóa từ chức cũng đã từng được đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đề cập đến thời Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi xảy ra những sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến quốc gia. Gần đây, ông Dương Trung Quốc cũng đặt lại vấn đề này với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo ông Dương Trung Quốc, tại Việt Nam khái niệm “từ chức” thường được coi như là “mất chức”, ông nói:
“Các hiện tượng gần đây mà các bạn ở nước ngoài cũng theo dõi được về những lợi ích nhóm, việc mua quan bán chức tạo ra những lợi ích cá nhân trong cơ quan công quyền thì vấn đề từ chức nó không những chỉ là một sức ép mà cố gắng tạo thành một giá trị của xã hội. Có rất nhiều người trong lòng họ không muốn làm việc nữa vì có nhiều cái bức xúc, nhưng đôi khi họ cũng rất khó để tự xử vì người ta vẫn cảm giác đồng nhất cái “từ chức” với cái “mất chức”, chứ tôi chưa nói đến chuyện mất đi quyền lợi, kể cả danh vị, danh nghĩa, danh dự thôi.”
Ở các nước tự do dân chủ, việc từ chức thường để chứng tỏ tránh nhiệm của mình Năm 2013, Bộ y tế Ảrập Xêút đã sa thải một số viên chức cao cấp khi một đứa bé bị nhiễm HIV do truyền máu. Tại Pháp, vào thập niên 90, 1 bệnh nhân đã bị nhiễm virus HIV khi truyền máu, các nhân viên liên hệ cũng đã bị trừng phạt, nhà báo Từ Thức kể lại:
“Sự thực thì lúc đó người ta không biết nhiều về virus Sida (HIV) hết đó nên xảy ra sự sơ xuất đó và chính phủ lúc đó không có một trách nhiệm gì trực tiếp hết vì việc đó là việc của nhà thương, của các bác sĩ. Nhưng, mặc dù vậy, Thủ tướng Pháp thời đó là ông Laurant Fabius và bộ trưởng y tế cũng bị đưa ra tòa. Về vụ thuốc giả, bà Kim Tiến có liên hệ rất là trực tiếp, Về phương diện luân lý thì đáng lẽ bà Bộ trưởng Kim Tiến đã phải từ chức từ lâu rồi. Bà phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Trước nhất là bà phải từ chức và không thể làm khác hơn được.»
Văn hóa từ chức
Ở các nước khác, từ chức là một hình thức nhận trách nhiệm của mình, nhưng tại Việt Nam từ chức đồng nghĩa với hình phạt, ông Dương Trung Quốc nói:
“Người ta từ chức vì một lý do rất chính đáng nhưng người ta vẫn có cơ hội được thăng chức khi họ có đóng góp, công tội rất rõ ràng. Nhưng cơ chế ở Việt Nam anh mà đã từ chức thì rất khó có cơ hội ngóc lên được.”
Theo nhà báo Từ Thức, văn hóa từ chức không phải một ngày, một buổi mà có được, mà nó bắt đầu từ sự ý thức trách nhiệm của mỗi con người.
«Văn hóa thì không thể nào nhập cảng được, đó là bổn phận của mỗi người. Thí dụ như ở Nhật Bổn, khi Bộ trưởng có lỗi, họ không những từ chức, họ còn ra trước đài truyền hình xin lỗi nhân dân, rồi họ từ chức. Đại Hàn chẳng hạn, xảy ra một tai nạn đắm đò, ông Phó hiệu trưởng cảm thấy có trách nhiệm trong vụ đó, ông ấy đã tự tử. Đó là chuyện xảy ra rất thường ở nước ngoài, ở những xứ mà họ còn có luân lý, họ còn có tinh thần trách nhiệm.»
Mặc dù Việt Nam cũng là một trong những nước có những giá trị đạo đức lâu đời, thế nhưng ở cơ chế hiện tại, ý thức trách nhiệm hầu như không được coi trọng. Luật sư Lê Trọng Quát chia sẻ :
“Quan niệm từ chức thay đổi rất lớn tùy theo trình độ dân chủ và ý thức trách nhiệm của những người lãnh đạo trong quốc gia đó. Ý thức trách nhiệm đó đã cho thấy nhiều lần ở Nhật bản, Đại Hàn, Ở Âu châu hì có những vụ từ chức nhưng ít hơn. Ngược lại, ở Việt Nam XHCN bây giờ thì chuyện đó không bao giờ đặt ra cả. Ông Bộ trưởng hoặc ông Thủ tướng có làm bậy đi, thiệt hại cho quyền lợi nhân dân thì họ cũng lờ đi, không có ý thức trách nhiệm của mình.”
Đây không phải là lần đầu tiên, bà bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đòi phải từ chức. Năm 2013, vụ bệnh viện thẩm mỹ Cát Tường làm chết người hoặc tiêm thuốc chích ngừa giả làm chết 3 trẻ sơ sinh năm 2014, đã nhiều ý kiến đòi bà Tiến từ chức. Nhưng bà vẫn né tránh, cho rằng không từ chức vì còn nhiều việc phải làm. Hoặc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không từ chức vì còn phải thực hiện nhiệm vụ Đảng giao cho. Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng đó không thể là lý do để biện hộ:
… không có chuyện từ chức, không có chuyện cách chức, điều đó chứng tỏ những người lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn vô trách nhiệm, coi sinh mạng người dân rẻ như bèo.
– Nhà báo Từ Thức
“Có lẽ ở Việt Nam có nhiều lý do khiến từ “từ chức “không bình thường, thí dụ như một lập luận rất đơn giản, tưởng rất là hay, đây là “nhiệm vụ cách mạng”, một người làm cách mạng phải đến hơi thờ cuối cùng, cấp trên cho nghĩ thì mới nghĩ, hoặc là cách chức thì mới được thôi.”
Nếu phương pháp sự tự xử không được áp dụng thì theo ông Dương Trung Quốc, cần phải có biện pháp dứt khoát:
“…thì cách chức thôi! Và tôi nhắc lại câu chuyện từ chức không phải còn lâu, tôi không nói lâu, nhưng nó phải có một quá trình, ngắn hay dài tùy theo quá trình vận động của Thủ tướng”
Nhà báo Từ Thức đồng tình:
«Ít nhất là chính phủ phải cách chức, không cách chức vĩnh viễn thì cũng cách chức tạm thời trong khi chờ đợi kết quả của cuộc điều tra. Nhưng ở Việt Nam không có cuộc điều tra nào hết, không có chuyện từ chức, không có chuyện cách chức, điều đó chứng tỏ những người lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn vô trách nhiệm, coi sinh mạng người dân rẻ như bèo.»
Văn hóa từ chức, thật ra không phải là một điều gì xa lạ trong xã hội Việt Nam, ông Dương Trung Quốc chia sẻ:
“Các bạn sống ở Pháp hay các nước khác, từ chức là chuyện rất bình thường. Ngay ở Việt Nam, từ chức đâu phải là chuyện mới mẻ, xa xưa các cụ nhà mình từ quan chẳng hạn, đôi khi vì những lý do, bây giờ thì rất bình thường nhưng ngày xưa thì rất là hệ trọng như về cư tang Cha mẹ chẳng hạn, về chăm sóc phụng dưỡng Cha Mẹ để làm tròn chữ hiếu. Cái tự xử là quan trọng lắm, để bảo vệ cái uy tín của mình. Các cụ hay dung chữu “liêm sĩ”. Cái đó phải nói thật là thiếu.”
Nếu ở Việt Nam ngày xưa, văn hóa từ chức đã là một chuyện bình thường, thế tại sao trong xã hội Việt Nam hiện tại, việc từ chức không thể được coi là một hình thức trách nhiệm để bảo vệ cái liêm sĩ của mình?
Theo nhà báo Từ Thức, chính thể chế hiện tại đã làm mất đi cái liêm sĩ vốn có của người xưa:
“Cái tinh thần trách nhiệm, cái luân lý đó hoàn toàn mất ở Việt Nam. Bây giờ phải tạo một xã hội mới. Mà không thể nào có một xã hội mới nếu mà chế độ này còn tiếp tục, bởi vì cái xã hội đó là hậu quả của cái chế độ này từ mấy chục năm nay ở Việt Nam.”
Nhận diện chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Việt Nam
Chủ nghĩa tư bản thân hữu, sử dụng những quan hệ câu kết với giới chính trị, quan chức chính phủ để tìm cách trục lợi bằng đặc quyền, đã trở thành tác nhân ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, một nhà nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á nói.
Tiến sỹ Đỗ Mạnh Hồng từ Đại học Obirin, Tokyo, bình luận với Quốc Phương của BBC ở Budapest hôm 31/8:
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu kiểu Việt Nam… trong môi trường thể chế chính trị độc tài và sức ép buộc phải đẩy mạnh tự do hóa thể chế kinh tế đã trở thành tác nhân biến nền kinh tế 16 chuyển từ mô hình kết hợp giữa “chính phủ mạnh” và “doanh nghiệp phân tán” thành “chính phủ mạnh” và “doanh nghiệp tập trung”
“Lý do vì với sự hậu thuẫn của thể chế chính trị độc tài, quá trình hoạch định chính sách tự do hóa kinh tế sẽ bị bóp méo một cách độc đoán và có ý đồ tư lợi, khuyết đi những yếu tố khách quan và hợp lý đổi với phát triển tổng thể nền kinh tế xã hội. Kết quả là những chính sách này có xu hướng bị một bộ phận doanh nghiệp hoặc cá nhân có quan hệ chặt chẽ với quan chức chính trị lợi dụng vì mục đích riêng.
“Thực tế, trong quá trình tha hóa của thể chế kinh tế này, những thế lực hiện thân của chủ nghĩa tư bản thân hữu nảy sinh và phát triển dưới nhiều hình thức, không chỉ là những SOEs mà cả nhiều doanh nghiệp FDI và POEs, với những thủ đoạn che dấu ngày càng tinh vi.”
Dự án xe hơi của VinGroup hưởng ưu đãi thuế
Bảng xếp hạng PwC: ‘VN sắp đến thiên đường’?
Các hình thức tư bản thân hữu ở Việt Nam:
Ông Đỗ Mạnh Hồng cho rằng tư bản thân hữu ở Việt Nam tồn tại dưới năm dạng chính:
1. Doanh nghiệp nước ngoài
Ông Đỗ Mạnh Hồng lấy ngành công nghiệp ô tô làm một ví dụ cho dạng tư bản thân hữu xuất thân từ một số doanh nghiệp nhà nước.
“Các doanh nghiệp sản xuất ô tô thực ra chỉ là lắp ráp. Họ lobby để chống lại chính sách tự do hóa nhập khẩu ô tô. Mặc dù công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã được nuôi dưỡng khoảng hơn 30 năm nay rồi nhưng chi phí để lắp ráp một chiếc ô tô trong nước đắt hơn so với ở nước ngoài rất nhiều.
“Tại sao lại có chuyện vô lý như thế? Là vì có sự hiện diện của những hành vi có thể gọi là tư bản thân hữu. Rõ ràng là những hành vi mang tính tư bản thân hữu này chỉ tìm kiếm những đặc lợi đặc quyền không phản ánh giá trị gia tăng do bản thân họ làm ra. Họ chỉ tìm kiếm phần chênh lệch có được do chính sách ngăn cấm.”
2. Doanh nghiệp tư nhân
Thị trường bất động sản và tài chính được Tiến sỹ Đỗ Mạnh Hồng dẫn làm ví dụ như hai mảng mà tư bản thân hữu ‘lộ diện’ với chủ thể là các doanh nghiệp tư nhân.
“Tôi đã theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khá lâu. Giai đoạn sau năm 2000 hình thành rõ ràng các doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đến thời kì phải tự do hóa nền kinh tế và trong điều kiện thể chế chính trị độc tài thì các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể hình thành những hành vi lợi dụng tư thế của mình nhằm trục lợi.
“Nói một cách đơn giản là mua bán chính sách. Đó chính là dùng tiền để mua chuộc một số cá nhân nhằm thu về các dự án. Điều này chủ yếu tập trung ở lĩnh vực bất động sản và tài chính.
Số người siêu giàu ở VN tăng nhanh
VN: Lãnh đạo sai nên kinh tế không như ý?
VN: Chính phủ chỉ đạo Quân đội thôi làm kinh tế
“Những công ty tôi nói đến ở đây là những công ty thực thụ, ban đầu được thành lập và có những hoạt động sản xuất theo nhu cầu lợi nhuận. Nhưng trong hoàn cảnh một nền kinh tế tự do hóa cùng thể chế chính trị, sẽ có những kẽ hở được tạo ra, tạo cơ hội cho những doanh nghiệp đó có thể trục lợi.
“Ví dụ như các công ty vốn rất lành mạnh nhưng đến thời kì năm 2007 – 2008 khi thị trường bất động sản và tài chính nở rộ thì họ không thể tập trung vào hoạt động chính của mình. Thay vào đó họ dùng vốn hiện có để đầu tư vào hai mảng này. Tuy nhiên không cạnh tranh bằng năng lực của mình, họ đã thông qua những hành vi như chạy dự án hay mua bán chính sách. Đó là một trong những hành vi có thể coi là tư bản thân hữu.”
3. Doanh nghiệp tư nhân trá hình
“Loại thứ ba, một loại tư bản thân hữu tư nhân nguy hiểm hơn nữa chính là những doanh nghiệp tư nhân trá hình,” nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng phân tích.
“Đó là những công ty sân sau của các quan chức hoặc lãnh đạo chính trị. Những công ty này không thể nêu tên cụ thể vì khi tôi làm nghiên cứu chính thống cũng chỉ tìm được thông tin là có những công ty như vậy tồn tại, và đây là điều rất phổ biến ở Việt Nam.
Loại tư bản thân hữu tư nhân nguy hiểm hơn nữa chính là những doanh nghiệp tư nhân trá hình. Đó là những công ty sân sau của các quan chức hoặc lãnh đạo chính trị.Nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng
“Bản chất của những công ty này là tư bản thân hữu vì nó chỉ được lập ra với mục đích lợi dụng những mối quan hệ để mưu cầu đắc lợi. Sau khi giành được những dự án từ các thông tin độc quyền, họ sẽ bán lại những dự án đó cho các nhà thầu khác. Đây là loại tư bản thân hữu cần được làm rõ.”
4. Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.
“Dạng này cũng giống các doanh nghiệp tư nhân ban đầu phát triển theo năng lực nhưng sau này dần dần bị cuốn theo chủ nghĩa tư bản thân hữu,” Ông Đỗ Mạnh Hồng cho biết.
5. Doanh nghiệp nhà nước trá hình.
“Những doanh nghiệp này được thành lập bởi những tổ chức, cơ quan nhà nước không có chức năng làm kinh tế. Bộ phận này tương tự với các doanh nghiệp tư nhân trá hình. Đây là hai hình thức cản trở sự phát triển kinh tế lâu dài.
“Do được thành lập từ một tổ chức của nhà nước nên ban đầu họ cũng sẽ có lợi thế khi thu thập được thông tin về các dự án đấu thầu. Họ có thể dùng những thông tin đó để mưu cầu đặc lợi.
Cướp cơ hội cạnh tranh
Vậy chủ nghĩa tư bản thân hữu đã có tác động như thế nào lên đến kinh tế Việt Nam? nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng bình luận với BBC:
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu nói chung cũng như cụ thể là doanh nghiệp tư nhân và nhà nước trá hình làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vì đã cướp mất cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động.
“Vì vậy, có một thực trạng trong nền kinh tế của chúng ta là mặc dù những con số vẫn thể hiện doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng phát triển nhưng đáng lẽ trong 10 – 20 năm vừa qua đã có những cơ hội để phát triển mạnh hơn rất nhiều. Khi nền kinh tế có một đội ngũ kinh tế tư nhân mạnh thì nó mới có đủ sức cạnh tranh.
“Các nước lân cận như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Chẳng hạn như Trung Quốc, đội ngũ doanh nghiệp tư nhân từ chất lượng thấp đến chất lượng rất cao đều rất quy mô. Các doanh nghiệp của Nhật Bản hay Hàn Quốc thì rõ ràng có sự cạnh tranh rất mạnh không chỉ trong khu vực mà trên toàn cầu.
Biện pháp giải quyết?
Về những biện pháp chính để giải quyết những hậu quả của chủ nghĩa tư bản thân hữu, ông Đỗ Mạnh Hồng nói với BBC:
“Thực ra biện pháp giải quyết là một câu hỏi rất khó và tôi cũng đã tìm kiếm trong suốt 20 năm nay. Thông thường cũng có rất nhiều giải pháp ví dụ như giám sát và giải quyết minh bạch theo pháp luật. Bên cạnh đó có thể nghĩ đến chuyện thể chế chính trị có thể cũng cần thay đổi theo hướng tự do hóa để phù hợp với nền kinh tế.
Theo tôi thì trước hết mọi hoạt động trong xã hội phải tuân theo luật…Trước khi nói về dân chủ, cần phải xây dựng được một xã hội pháp trị.”Nhà nghiên cứu kinh tế Đỗ Mạnh Hồng
“Nhưng việc này đối với Việt Nam có lẽ sẽ khó mà khả thi ở chỗ nếu bây giờ có tác động bên ngoài nhằm thay đổi thể chế chính trị đó nhưng những tác động đó cũng không thể làm thay đổi điều gì.
“Ngoài ra cũng có ý kiến trông chờ vào bản thân nội tại của Việt Nam tự thay đổi, nhưng điều đó chúng ta cũng đã chờ quá lâu.
“Theo tôi thì trước hết mọi hoạt động trong xã hội phải tuân theo luật. Khi luật đã được đặt ra, và anh vi phạm luật thì anh phải bị xử phạt đúng luật. Trước khi nói về dân chủ, cần phải xây dựng được một xã hội pháp trị.”
Kinh nghiệm Nhật Bản
Là người đã có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản, nhà nghiên cứu kinh tế Đỗ Mạnh Hồng nhận xét về cách Nhật Bản phát triển nền kinh tế:
“Thực ra Nhật Bản không xảy ra tình trạng tư bản thân hữu như ở Việt Nam. Tất nhiên vẫn xảy ra những chuyện như lobby, nhưng thể chế chính trị của Nhật là hoàn toàn dân chủ. Đảng cầm quyền và chính phủ bao giờ cũng có những thành viên từ các Đảng đối lập và được người dân giám sát.
“Xã hội của họ cũng rất minh bạch. Cho dù chỉ là một hành vi rất nhỏ của một lãnh đạo cấp cao, người dân đều được biết một cách minh bạch và yêu cầu người lãnh đạo đó giải thích về hành vi của ông có phạm luật hay không.
“Bản thân các doanh nghiệp của Nhật, từ lớn đến nhỏ, cùng có trách nhiệm chính trị đối với xã hội rất cao. Họ chủ động cạnh tranh và phản đối các doanh nghiệp có hành động tư bản thân hữu. Vì vậy những hiện tượng như vậy ở Nhật gần như đã bị triệt tiêu hoàn toàn.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41160333
Ukraine bắt 20 người Việt vượt biên trái phép
Một chiếc xe du lịch nhỏ vận chuyển trái phép 20 công dân Việt Nam đã bị bắt giữ hôm 4/9 gần thị trấn Skole, khu vực Lviv, phó giám đốc lực lượng cảnh sát quốc gia Vyacheslav Abroskin, công bố thông tin trên Facebook.
Cơ quan truyền thông tư nhân UNIAN của Ukraine cũng đưa tin phát hiện 14 người đàn ông và 6 phụ nữ người Việt Nam bên trong chiếc xe van.
10 người VN trốn lậu vào Ba Lan
Đài Loan bắt 40 thuyền nhân Việt
20 người này không có giấy tờ tùy thân và đang tìm cách vào các nước ở Liên minh Châu Âu. Họ bị nghi ngờ là đã vượt qua biên giới Nga – Ukraine tại quận Hlukhiv, khu Sumy hai ngày trước đó.
Người lái xe, một công dân Ukraine, đã bị bắt. Được biết, những người vượt biên trái phép đã trả khoảng 5.000-8.000 đôla/người để vượt biên.
Trong bài đăng trên Facebook, ông Abroskin nói chiếc xe và tất cả tài liệu đã bị tịch thu để điều tra theo Khoản 2 của Điều 332 Bộ luật hình sự về “Vận chuyển bất hợp pháp người qua biên giới quốc gia”.
Trước đó ở vùng Chernihiv, các cảnh sát biên phòng cũng đã bắt giữ bốn công dân Bangladesh không có giấy tờ.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41157582
Dự án xe hơi của VinGroup hưởng ưu đãi thuế
Chỉ một ngày trước khi VinGroup khai trương dự án ô tô Vinfast Bộ Tài chính Việt Nam nói sẽ giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô về mức 0% đối với những linh kiện xe dưới 9 chỗ dung tích từ 2.000cc trở xuống và xe tải dưới 5 tấn (áp dụng trong 5 năm từ 2018 đến 2022) để thúc ngành công nghiệp ô tô phát triển và tương lai và để Việt Nam sẽ xuất khẩu ô tô.
Dự án tham vọng của ông Phạm Nhật Vượng sẽ được hưởng ưu đãi lớn về thuế, VnEconomy đưa tin:
“Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
“Đây là ưu đãi lớn so với mức thuế bình thường đang áp dụng hiện nay là 20%.
“Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng còn cho biết, trong trường hợp các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và có ảnh hưởng lớn về kinh tế, xã hội cần được khuyến khích cao hơn, được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong trường hợp cần có khuyến khích cao hơn”.
Vingroup hôm 2/9 lên kế hoạch đến năm 2025 sẽ sản xuất 500.000 xe tại Việt Nam, bao gồm các phương tiện ô tô, xe máy chạy bằng xăng và điện.
Dự án này nhận được sự đồng thuận từ chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST hôm 2/9 tại Khu kinh tế Đình Vũ, Hải Phòng.
Độc quyền BOT, ‘sự cố’ Cai Lậy và bất ổn thể chế
Giải tỏa Quận 1: ‘Cần làm đúng pháp luật’
Thách thức lớn?
Dự án xe hơi sẽ là một thách thức “rất khó khăn”, ông Michel Tosto, người đứng đầu tổ chức bán hàng và môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Viet Capital nói.
Công ty nên tìm kiếm liên doanh với một nhà sản xuất nước ngoài, ông nói.
“[Vingroup] không có chuyên môn hay vốn để làm điều đó,” ông Tosto nói. “Đó là một không gian cạnh tranh cao mà các thương hiệu nước ngoài chi phối.”
Các công ty Trung Quốc như Geely, BYD, Beijing Auto và Chery đã nỗ lực tạo ra một thương hiệu xe hơi trong nhiều năm.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, doanh số bán ô tô mang biển hiệu Trung Quốc chiếm 43,5% tổng doanh số bán hàng trong tháng Một đến tháng Bảy.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam, Toyota là thị trường bán xe lớn nhất của Việt Nam với 23% thị phần trong tháng Bảy. Ford Motor thì chiếm 12%.
VINFAST rất có thể là thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam, tờ Nikkei, báo tài chính điện tử Nhật Bản, nhận định.
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam hiện tại vẫn là Trường Hải Automobile, dưới dạng sản xuất hợp đồng, chuyên sản xuất xe cho tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc và các thương hiệu lớn khác trên thế giới.
Việt Nam: Tăng thuế VAT ‘phải rà soát chi tiêu công’
VN thúc đẩy kinh doanh trong bất ổn thể chế
Tờ báo này cũng cho rằng nhà máy đặt ở Hải Phòng có lợi thế gần cảng quốc tế Lạch Huyện, vốn có thể sẽ hoàn thành vào 2018.
Các tàu lớn sẽ có thể ghé cảng sau đó mang những chiếc xe của VINFAST đến Bắc Mỹ và Châu Âu.
VINFAST cũng có thể tận dụng việc bãi bỏ thuế quan giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, vốn có hiệu lực vào tháng Một.
Không có thuế quan, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với xe ô tô và xe máy các nước láng giềng sản xuất.
Tuy nhiên Vingroup có thể lợi dụng điều này để nhập khẩu các vật liệu lắp ráp giá rẻ từ các nước anh em ASEAN.
Theo báo Vietnamnet, Nhà máy VINFAST Hải Phòng có quy mô 335 ha gồm đầy đủ các phân xưởng cho quy trình sản xuất từ xưởng lắp ráp đến xưởng sơn.
Credit Suisse AG, một tập đoàn tài chính của Thụy Sĩ đồng ý vay 800 triệu đôla cho dự án này.
Vietnamnet dẫn lời ông Lito Camacho, Giám đốc điều hành kiêm Phó Chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương rằng: “Quy mô đầu tư lớn thể hiện cam kết của Vingroup đối với ô tô – lĩnh vực đang phát triển nhanh tại Việt Nam, cũng như đối với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất hiện đại, được kỳ vọng là lớn nhất nước, đạt tầm quốc tế.
“Chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Vingroup và hỗ trợ Tập đoàn trong việc phát triển ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41144631
Ùn tắc giao thông
tại trạm thu phí BOT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Từ chiều ngày 4/9, một số tài xế đã sử dụng tiền lẻ và đỗ xe để phản đối trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 đoạn qua huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, khiến giao thông ùn tắc kéo dài.
Tới thời điểm 6h tối ngày 5/9, tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra tại trạm này.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam xác nhận tình trạng trên với báo chí, nói thêm rằng việc thu phí tại trạm này đã diễn ra nhiều năm nay theo đúng quy định.
Ông Huyện cũng cho biết nhiều tài xế lợi dụng việc phản đối trạm thu phí để kích động gây mất trật tự, do đó chính quyền địa phương đã điều động 200 cảnh sát cơ động và thanh tra, cảnh sát giao thông để ổn định trật tự khu vực này.
Hiện tại mức phí qua trạm thấp nhất là 40.000 đồng/lượt và cao nhất là 180.000 đồng/lượt.
Trạm thu phí số 1 trên Quốc lộ 5 được Chính phủ bàn giao cho Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính thu phí từ năm 2009.
Lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Việt Nam
chối bỏ cáo buộc nhận tiền
Các lãnh đạo, cựu lãnh đạo của Liên doanh dầu khí Việt Xô, thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói rằng họ không nhận tiền chi ngoài lãi suất từ Ngân hàng Đại Dương.
Các vị này nói như vậy trước tòa, tại Hà Nội, trong ngày thứ sáu của phiên xử vụ án Ngân hàng Đại dương.
Về phía các bị cáo của ngân hàng Đại Dương, các bị cáo nói rằng đã chi theo thỏa thuận một số tiền ngoài tiền lời, cho Việt Xô Petro, trong đó đưa cho kế toán của liên doanh này 70%, còn 30% là dành cho Tổng giám đốc.
Ngoài ra bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đại dương còn nói rằng ông đã nhiều lần tặng tiền, từ tám đến 10 lần, cho các lãnh đạo Việt Xô Petro. Trị giá các mỗi lần tặng tiền là khoảng 10 ngàn đến 20 ngàn đô la Mỹ.
Liên doanh dầu khí Việt Xô là khách hàng lớn nhất của Ngân hàng Đại dương, với số tiền gửi vào thời điểm cao nhất là 100 triệu đô la Mỹ và 1000 tỉ đồng tiền Việt Nam, theo lời ông Võ Quang Huy, nguyên kế toán trưởng của Việt Xô Petro.
Vụ án Ngân hàng Đại dương được báo chí Việt Nam gọi là một vụ đại án với số tiền thất thoát lên đến hàng ngàn tỉ đổng, và hàng chục người đã bị bắt.