Tin Việt Nam – 05/04/2018
Án 15 năm tù cho luật sư Nguyễn Văn Đài
Phiên tòa xử các ông Nguyễn Văn Đài và năm người đã kết thúc chỉ trong một ngày xử vào hôm 5/4.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, bị tòa ở Hà Nội tuyên án nặng nhất: 15 năm tù, 5 năm quản chế.
Ông Trương Minh Đức, sinh năm 1960, bị tuyên 12 năm tù, 3 năm quản chế.
HRW: ‘Việt Nam không có phiên toà thực sự’
Bàn tròn thứ Năm: Tái sắp xếp Bộ Công An – thực chất & vấn đề
Ý kiến trước phiên xử Nguyễn Văn Đài
Gia đình LS Đài ‘không chấp nhận luật sư chỉ định’
Cộng sự LS Đài ‘sẽ tự bào chữa’
Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị án 12 năm tù, 3 năm quản chế, trong khi ông Nguyễn Bắc Truyển bị 11 năm tù, 3 năm quản chế.
Bị cáo nữ duy nhất, bà Lê Thu Hà, bị án 9 năm tù, 2 năm quản chế.
Ông Phạm Văn Trội bị tòa tuyên 7 năm tù, 1 năm quản chế.
Nói với BBC vào tối ngày 5/4, bà Huyền Trang, vợ ông Phạm Văn Trội, cho biết các mức án như trên, nói thêm rằng tòa tuyên án khoảng lúc 7h tối và kết thúc 8h tối.
Theo bà, thông báo ban đầu của tòa dự kiến phiên tòa kéo dài hai ngày, nhưng rốt cuộc đã kết thúc trong ngày.
“Phiên tòa bất công, Viện Kiểm sát loanh quanh theo cáo trạng, chứ phần tranh tụng rất ít.”
“Các bị cáo bác bỏ cáo trạng, coi đây là bản án oan sai,” bà Huyền Trang nói.
Bà Huyền Trang cho biết bà và một số người thân của các bị cáo được phép có mặt bên trong tòa.
Sáu bị cáo bị đưa ra xét xử về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo điều luật này, “người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
“Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm,” Điều 79 quy định.
“Các bị cáo đã lợi dụng cuộc đấu tranh cho ‘dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự’ để che giấu mục đích của Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC),” nội dung cáo trạng tại phiên tòa sáng 5/4 nói.
Cơ quan công tố nói ông Đài là người chủ mưu, trực tiếp xây dựng nền tảng, tuyển dụng thành viên mới cho HAEDC và tìm kiếm nguồn tài chính từ các cá nhân và tổ chức nước ngoài, tổng cộng lên tới khoảng 80.000 đôla.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, 48 tuổi, một trong những sáng lập viên HAEDC, bị bắt cùng với phụ tá Lê Thu Hà, vào tháng 12/2015.
Hôm 4/4, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ̣̣phổ biến thông cáo báo chí yêu cầu Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với các nhà vận động nhân quyền Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức, đồng thời phóng thích họ ngay lập tức.
Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt một ngày trước phiên xử, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của HRW, nói ‘Việt Nam không có phiên toà thực sự’, và gọi việc giam cầm sáu nhà hoạt động nhân quyền là ‘hung hãn’:
“Các nhà hoạt động này đang sử dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp một cách ôn hòa để nói về các vấn đề như Formosa, nhân quyền, hay dân chủ ở Việt Nam. Và các quan điểm này khác biệt với quan điểm của chính phủ.”
“Chính phủ Việt Nam sử dụng lý do ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’ để buộc tội, truy tố họ. Điều này, thẳng thắn mà nói cho thấy chính phủ Việt Nam hung hãn thế nào và Việt Nam xếp hạng rất thấp trong hệ thống các chính phủ thật sự có dân chủ và tôn trọng quyền con người.”
Bắt bớ bên ngoài tòa án
Ngay từ sáng sớm 5/4 đã có tin chính quyền Việt Nam bắt giữ những người biểu tình ủng hộ luật sư Đài và năm thành viên HAEDC trước phiên xét xử.
Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh cho hay vợ ông, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị cảnh sát bắt đưa đi đâu không rõ.
Anh Trịnh Bá Phương cũng thông tin mẹ anh, bà Cấn Thị Thêu, người từng hai lần đi tù liên quan đến các cuộc biểu tình giữ đất, cùng nhiều nhà hoạt động khác, bị bắt.
Nhiều cảnh sát và cảnh sát mặc thường phục được triển khai quanh khu vực tòa án để ngăn những người ủng hộ tới gần khu vực xét xử.
Phóng viên AFP tường thuật tại hiện trường ‘xung đột’ giữa cảnh sát và các nhà hoạt động phía ngoài tòa án.
“Ít nhất hai người bị cảnh sát mặc thường phục lôi lên một chiếc xe tải và những người khác bị kéo lên xe bus,” theo AFP.
Xử kín hay công khai?
Vợ của năm nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và mẹ của bà Lê Thu Hà cuối cùng đã được phép vào dự phiên tòa.
Bà Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Đài nói với BBC khuya hôm 3/4:
“Chúng em chưa gia đình nào nhận được giấy mời tham dự phiên toà. Sáng mai 8 giờ mấy chị em lại đến toà tiếp.”
“Trong khi đó các luật sư bị gây khó khăn để có rất ít thời gian tiếp xúc hồ sơ, và bị gây khó khăn trong việc tiếp xúc với mọi người trong trại giam. Rất khó lấy được hẹn để vào. Khi vào trại giam thì thường bị hẹn 3 giờ chiều mới được gặp, trao đổi không được nhiều, mà trao đổi gì có công an đứng cạnh nghe hết, công an còn xen vào để cấm này cấm kia ko cho trao đổi với luật sư,” bà Khánh nói thêm.
Các hình ảnh đầu tiên của phiên xét xử sáng 5/4 cho thấy phòng xử khá nhỏ hẹp.
Facebooker Lê Văn Sơn cũng cho hay nhiều người phải ngồi ngoài, xem thông tin buổi xử qua màn hình với âm thanh đứt quãng.
Tối 4/5, HAEDC đưa tin đại diện một số đại sứ quán tại Việt Nam bị từ chối cho tham dự phiên xử với lý do an ninh.
Vụ án Nguyễn Văn Đài: bắt thêm 4 người
Luật sư Đài được giải Nhân quyền của Đức
Luật Hình sự VN mới sửa Điều 79, 88 và 258
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án HAEDC theo bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, truy tố các nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà, với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, căn cứ Khoản 1, Điều 79 của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999.
Luật sư VN ‘vô vọng trong các vụ an ninh’?
LHQ: Việt Nam ‘cần bỏ điều 88, 79’
Hà Tĩnh: Một người bị bắt vì Điều 79
Ông Hồ Hải bị 4 năm tù theo điều 88 cũ
Bao nhiêu tù nhân chính trị?
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết tính đến tuần này có 97 tù nhân chính trị hiện đang ở bị giam cầm tại Việt Nam.
Chỉ từ tháng 12/2017, ít nhất 24 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam đã bị bắt và kết án tù ở, theo các tổ chức nhân quyền.
“Việt Nam là một trong những nhà tù đông các nhà hoạt động nhất của Đông Nam Á – một tiêu đề đáng hổ thẹn không ai mong muốn,” ông James Gomez thuộc tổ chức này nói trong một tuyên bố.
Phát biểu trước các phóng viên tại Hà Nội tuần trước, Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink nói rằng nhân quyền vẫn là ưu tiên hàng đầu của nước này trong quan hệ với Việt Nam.
Ông nói: “Mặc dù có những tiến bộ trong những năm gần đây, nhưng trong 24 tháng qua các vụ bắt giữ, kết án và cầm tù các nhà hoạt đông gia tăng, xu hướng này rất đáng lo ngại”.
Hồi tháng 8/2017, báo Quân đội Nhân dân viết: “Cũng như ở các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Đặc biệt đối với Nguyễn Văn Đài, kẻ đã qua 4 năm thụ án, 3 năm quản chế tại địa phương, được các cấp chính quyền, đoàn thể nhiều lần giáo dục, nhắc nhở, răn đe, nhưng vẫn chứng nào tật ấy thì càng phải xử lý nghiêm khắc hơn.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43650867
‘Uất ức’ về mức án cho LS Đài và 5 nhà hoạt động
Thân nhân các bị cáo trong phiên tòa xử ông Nguyễn Văn Đài và năm người khác tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” bày tỏ “uất ức” về bản án vừa tuyên.
Vợ luật sư Nguyễn Văn Đài nói với BBC rằng tuy đã chuẩn bị tâm lý nhưng bà vẫn cảm thấy “quá bất ngờ và uất ức” khi phiên tòa kết thúc.
Án 15 năm tù cho luật sư Nguyễn Văn Đài
HRW: ‘Việt Nam không có phiên toà thực sự’
Ý kiến trước phiên xử Nguyễn Văn Đài
Gia đình LS Đài ‘không chấp nhận luật sư chỉ định’
Phiên xử các ông Nguyễn Văn Đài và năm người với tội danh được quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999 diễn ra hôm 5/4/2018.
Bà Vũ Minh Khánh cho biết trước đó, bà cùng thân nhân các bị cáo khác đã phải đấu tranh “hết sức quyết liệt” mới được cho vào dự phiên tòa.
Bà Huyền Trang, vợ ông Phạm Văn Trội, nói rằng tòa tuyên án khoảng lúc 7h tối và kết thúc 8h tối.
Thông báo ban đầu của tòa dự kiến phiên tòa kéo dài hai ngày, nhưng rốt cuộc đã kết thúc trong ngày, bà cho BBC biết.
“Nếu kéo thêm một ngày nữa, tôi tin rằng Viện Kiểm sát sẽ không thể tranh luận nổi với các luật sư và những người mà họ đưa ra xét xử,” bà Minh Khánh nói với BBC.
“Các luật sư và các bị cáo đã lập luận phản bác và vặn hỏi lại bên công tố, và họ chứng minh rõ ràng rằng bên công tố không đủ cơ sở để kết tội các bị cáo.”
“Bản thân chồng tôi cũng có phần trình bày hết sức mạnh mẽ,” bà Minh Khánh nói.
Vụ án Nguyễn Văn Đài: bắt thêm 4 người
Luật sư Đài được giải Nhân quyền của Đức
Luật Hình sự VN mới sửa Điều 79, 88 và 258
Bà Huyền Trang cũng đồng quan điểm.
“Phiên tòa bất công, Viện Kiểm sát loanh quanh theo cáo trạng chứ phần tranh tụng rất ít,” bà Huyền Trang nói. “Các bị cáo bác bỏ cáo trạng, coi đây là bản án oan sai.”
Bà Minh Khánh nói rằng đây là một phiên tòa “vô lý, suy diễn, không có bằng chứng, không có hành vi cụ thể nào nhưng bên công tố vẫn cố tình kết tội”.
“Những lời bào chữa mạnh mẽ và các lập luận của họ cho thấy các bị cáo là những người yêu công lý, yêu hòa bình, yêu đất nước. Bên công tố đã cố tình áp đặt, và đã không đủ chứng cứ để trả lời trong cuộc tranh luận.”
“Chúng tôi rất uất ức. Cả năm chị em chúng tôi [thân nhân các bị cáo] đã òa khóc sau phiên tòa. Chúng tôi đã thét lên tại tòa rằng đây là một phiên xử bất công.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, bị tòa ở Hà Nội tuyên án nặng nhất: 15 năm tù, 5 năm quản chế.
Ông Trương Minh Đức, sinh năm 1960, bị tuyên 12 năm tù, 3 năm quản chế.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị án 12 năm tù, 3 năm quản chế, trong khi ông Nguyễn Bắc Truyển bị 11 năm tù, 3 năm quản chế.
Bị cáo nữ duy nhất, bà Lê Thu Hà, bị án 9 năm tù, 2 năm quản chế.
Ông Phạm Văn Trội bị tòa tuyên 7 năm tù, 1 năm quản chế.
Theo điều 79 Bộ luật Hình sự, “người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
“Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm,” Điều 79 quy định.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43647336
Hơn chục người bị bắt
trước phiên tòa xử Hội Anh Em Dân Chủ
Đã có ít nhất 13 người bị công an bắt giữ bên ngoài phiên tòa xử 6 nhà hoạt động dân chủ diễn ra tại tòa án Nhân dân Hà Nội vào ngày 5/4.
Anh Trịnh Bá Phương, con trai cựu tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu, vào lúc trưa ngày 5 tháng tư cho biết tình hình những người dân Dương Nội như mẹ và em trai của anh muốn đi dự phiên xử công khai 6 nhà hoạt động dân chủ vào ngày 5 tháng tư như sau:
“Hôm nay là ngày mà nhà cầm quyền cộng sản đưa 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ ra xét xử. Họ qui chụp những người Hội Anh Em Dân Chủ vào điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Mẹ tôi phải rời khỏi nhà từ ngày hôm kia, còn em trai tôi và một số người dân Dương Nội phải rời khỏi nhà từ ngày hôm qua. Tất cả tập trung tại Nhà Thờ Thái Hà và sáng nay xuất phát từ Nhà Thờ Thái Hà đi đến Tòa án Hà Nội. Tuy nhiên khi đến Ô Chợ Dừa, Phường Kim Liên, bị lực lượng khá đông công an chặn bắt.
Đây là phiên xử công khai nên người dân muốn đến giám sát xem họ có xét xử đúng người, đúng tội hay không. Ngoài ra chúng tôi cũng muốn ủng hộ cho các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ; thế nhưng chúng tôi đã bị ngăn chặn. Đến lúc này tôi không biết họ giam giữ mẹ và em trai của tôi ở đâu; không biết có bị hành hung, đánh đập hay không?”
Những người ủng hộ các bị cáo đã đến bên ngoài phiên tòa diễn hành và cầm biểu ngữ với các dòng chữ như ‘Công lý cho Hội Anh Em Dân Chủ’ và ‘Dân chủ không phải là tội’.
6 người bị xét xử hôm nay bao gồm cô Lê Thu Hà và 5 người khác là các thành viên hoặc cựu thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, trong đó có luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, các cựu tù chính trị Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức. Cả 6 người bị cáo buộc tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự.
Theo điều luật này, nếu bị kết án có tội, người bị kết án có thể phải đối mặt với án từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kết luận các bị cáo đã lợi dụng việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự để che giấu mục đích hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ, liên kết với cá tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xay dựng chế độ đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập.
Cáo trạng cũng cáo buộc những nhà hoạt động dân chủ đã nhận hơn 70 ngàn đô la và hơn 9000 euro từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài để tài trợ cho hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ.
Ngoài ra, theo cáo trạng, luật sư Nguyễn Văn Đài bị cáo buộc là người cầm đầu, đóng vai trò chủ mưu, giữ chức Phó Chủ tịch thứ hai của hội.
Trước phiên tòa, vào ngày 26 tháng 3, Hội Anh Em Dân Chủ đã có bản lên tiếng phản đối phiên tòa, khẳng định các hoạt động của 6 người là hợp hiến, và được định rõ trong Bản Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền đối với các quyền dân sự và chính trị mà chính phủ Hà Nội đã ký và cam kết thực hiện.
Hôm 4/4, gần 50 tổ chức cũng đã ký vào một bản lên tiếng yêu cầu Tòa án Hà Nội xem xét đình chỉ vụ án và trả tự do cho các nhà hoạt động dân sự. Bản lên tiếng cáo buộc cáo trạng của Viện Kiểm sát là sơ sài và mang tính suy diễn nhằm mục đích ghép tội.
Trả lời câu hỏi của báo giới trong buổi họp báo thường kỳ vào chiều ngày 5/4 về phiên xử sơ thẩm đối với 6 nhà hoạt động dân chủ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam bác bỏ những thông tin sai sự thật và thiếu khách quan về những người bị xử. Bà Hằng nói Việt Nam không có tù nhân lương tâm và không có việc những người này vì tự do bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, hiện Việt Nam vẫn còn giam giữ ít nhất 97 tù nhân lương tâm. Ông James Gomez, Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức này cho biết Việt Nam là một trong những nhà tù hoạt động tích cực nhất của Đông Nam Á dành cho những nhà hoạt động ôn hòa.
Đâu là thực chất đề án tái cấu trúc Bộ Công An?
Một nhà phân tích chính trị từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) cho rằng nếu nói đề án tái cơ cấu Bộ Công an Việt Nam là một ‘nước cờ chính trị không dễ chơi’ thì đó là một nhận định có thể mang tính ‘nôm na’.
Theo Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện này, đề án cũng không phải là một ‘sáng kiến’ của một cá nhân lãnh đạo bộ nào, cũng không phải là ‘cơ sở cắt giảm’ binh quyền của ngành công an.
Tái cơ cấu Bộ CA: ‘Nước cờ chính trị không dễ chơi’
Đức ‘điều tra tướng công an VN’
Vì sao Tướng Trương Giang Long nghỉ chờ hưu?
Giáo sư công an ‘kéo dài tuổi hưu 10 năm’
Mọi đề án như thế này theo ông Hợp là kết quả của một quá trình xây dựng, thông qua chính sách với sự chỉ đạo, đồng ý của từ ban lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản.
Trong lúc thừa nhận hiện tượng quá tải về số lượng của các sỹ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang ở Việt Nam mà ở đây là ngành công an và hiện tượng ‘phình to’ của bộ máy, nhà phân tích này cho rằng việc quy kết trách nhiệm cho một cá nhân nào đó ở ban lãnh đạo cấp cao trước đây để gây ra những hiện tượng này ‘là không thể’.
Lý do là hệ thống công quyền ở Việt Nam làm việc theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, và do đó mọi quyết định đều là của tập thể, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với BBC Việt ngữ hôm 04/4/2018.
http://www.bbc.com/vietnamese/media-43643613
Hợp pháp mại dâm tạo âm hưởng về tự do?
Ngô Ngọc TraiGửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội
Tôi là một luật sư có hơn 10 năm hành nghề, kinh nghiệm thực tế cho thấy, trong sâu xa mỗi người phạm tội đều là nạn nhân của một cái gì đấy.
Họ có thể là nạn nhân của một môi trường giáo dục nhiều khiếm khuyết, là nạn nhân của một nền kinh tế thiếu đi những cơ hội tiềm năng. Hoặc họ có thể là nạn nhân của một hệ thống quy định pháp luật bất hợp lý khoa học, là nạn nhân của một bộ máy nhà nước nhiều lạm quyền bạo hành.
Bàn tròn BBC: Tái sắp xếp Bộ Công An và ngân sách
VN: mở mại dâm ở đặc khu ‘táo bạo nhưng khó làm’?
Thu thuế dịch vụ Đèn Đỏ: ‘Lấy mỡ nó rán nó’?
‘Phụ nữ phải được quyền bán dâm’
Họ cũng có thể là nạn nhân của thói thờ ơ vô cảm thiếu tình người, hay nạn nhân của sự thiếu kỹ năng sống và không được hướng dẫn xử lý các khúc mắc trong đời sống, cái trách nhiệm vốn thuộc về các ban ngành xã hội học, tâm lý học…
Nhìn ra được như thế, sau khi kết thúc công việc của một luật sư bào chữa, tôi lại bị thôi thúc lên tiếng thúc đẩy thay đổi các quy định chính sách, cải thiện cái môi trường xã hội nơi đã sản sinh ra các tội phạm.
Về vấn đề mại dâm
Các ban ngành hiện nay đang bàn luận về việc có nên hợp pháp hóa hoạt động mại dâm hay không?
Nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh vấn đề này, có ý kiến hài hước cho rằng nếu coi là một nghề thì phải đưa ra các danh hiệu thi đua lao động, giới thiệu việc làm, thi tay nghề…
Có ý kiến khác nghiêm túc hơn phản đối gay gắt cho rằng mại dâm trái với thuần phong mỹ tục, và hợp pháp hóa là cổ súy cho lối sống sa đọa, làm suy đồi đạo đức con người.
Bình tâm xem xét ở góc độ quản lý nhà nước thì thấy mại dâm đã có rồi, chứ không phải đợi đến khi các cơ quan quản lý chấp nhận mới có.
Theo số liệu từ các cơ quan quản lý nhà nước thì tổng số người bán dâm trên cả nước ước tính khoảng 15 nghìn người.
Phim về phụ nữ TQ làm mại dâm ở London
Indonesia bắt 141 người trong ‘tiệc đồng tính’
Còn theo số liệu của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì số người hành nghề mại dâm tại Việt Nam hiện nay vào khoảng 100.000 người, cao hơn gấp nhiều lần con số của các ban ngành trong nước đưa ra.
Đó là số lượng công dân to lớn trong một đất nước và các vấn đề dân sinh, dân quyền của họ tạo ra một khối trách nhiệm to lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước.
Nếu các cơ quan nhà nước thực sự có ý thức trách nhiệm và bổn phận trước người dân thì khi đứng trước một khối trách nhiệm to lớn về dân sinh và dân quyền như vậy thì thực sự họ sẽ phải sốt ruột và không thể áp dụng cách thức quản lý như lâu nay.
Lâu nay cấm mại dâm nhưng không cấm được nên đành ngó lơ cho tồn tại. Khi đó người hành nghề mại dâm bị đặt vào thế rủi ro kém được bảo vệ, họ sẽ là con mồi cho những lạm quyền bạo hành, và vấn đề sức khỏe của dân chúng cũng kém được bảo vệ.
Nay đặt ra vấn đề có nên hợp pháp hóa hay không, ban ngành quản lý còn cợt nhả cho thói vô trách nhiệm khi nêu ra là sẽ phải mở các lớp dạy nghề, kiểm tra tay nghề, hay đánh giá thành tích trong lao động sáng tạo này nọ…
Thực tế lâu nay có rất nhiều ngành nghề mà do tính chất lao động giản đơn nên lâu nay chỉ có người lao động bươn chải với đời, mà chẳng được các ngành quan tâm đến, như nghề đánh giày, nghề bán hàng rong, giúp việc gia đình hoặc phụ hồ chẳng hạn.
Cho nên trong quản lý hoạt động mại dâm, nếu các cơ quan quản lý thực sự có trách nhiệm trước cộng đồng xã hội thì họ sẽ phải làm khác.
Họ phải hợp pháp hóa, lên danh sách đăng ký hành nghề, đặt ra yêu cầu khám chữa bệnh mỗi 6 tháng hoặc 1 năm, yêu cầu sử dụng các biện pháp phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục, kiểm tra cơ sở hành nghề đảm bảo vệ sinh và các vấn đề an ninh trật tự.
Sẽ có một danh mục ngắn về các việc cần làm và làm được với đầy đủ tính hợp lý khoa học. Kinh nghiệm quản lý của các nước sẽ là nguồn tham khảo quan trọng.
Bảo vệ phụ nữ
Cũng theo thông tin từ tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì có tới 75% người hoạt động mại dâm là phụ nữ.
Như thế việc hợp pháp hóa mại dâm chính nhằm bảo vệ số đông phụ nữ đang hành nghề này, giúp họ tránh đi những ngược đãi, bạo hành, và tội phạm. Những người nghiêm túc phản đối mại dâm với ý nghĩa giữ gìn nhân phẩm cho phụ nữ cần nhận ra điều này.
Ngành công nghiệp sexcam tại Romania
Trường dạy ‘đức hạnh cho phụ nữ’ ở TQ
Phụ nữ VN: Tự lực vượt qua ma tuý
Thực tế ai cũng biết từ nhiều năm nay mại dâm bị cấm song vẫn diễn ra trong bóng tối, điều đó đặt để nhiều phụ nữ vào tình trạng rủi ro. Các cơ quan quản lý không phải không biết, mà do bởi nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế hạn hẹp, năng lực quản lý xã hội yếu kém cho nên các yếu tố dân sinh dân quyền còn bị coi thường bỏ mặc.
Cho tới hôm nay, triển vọng kinh tế vẫn kém sáng sủa, xã hội vẫn còn lạc hậu, dân số lại đông gần trăm triệu người. Có thể khẳng định rằng số người hành nghề mại dâm sẽ còn gia tăng và tình trạng mại dâm sẽ còn mãi.
Đứng trước thực trạng và xu hướng như vậy thì việc cần làm là đưa ra phương pháp quản lý sao cho khoa học hiệu quả. Theo đó việc quản lý nhà nước không thể chỉ dựa vào những mong muốn về những điều tốt đẹp kỳ vọng mà che mắt vô cảm bỏ qua thực tế phũ phàng.
Trong khi triển vọng kinh tế chưa đảm bảo được mỗi người đều có được việc làm theo mong muốn thì sẽ vẫn có những người bị đưa đẩy vào con đường mại dâm như một nghề kiếm sống chẳng đặng đừng.
Xã hội có thể giúp giảm đi những nỗi đoạn trường bi ai cho họ chỉ bằng cách đơn giản là lên danh sách đăng ký để đảm bảo sự tự nguyện không bị cưỡng ép nơi mỗi người.
Xung động tự do
Những người hành nghề mại dâm là nạn nhân của một nền kinh tế còn thiếu những cơ hội tiềm năng, họ đã phải chịu đựng nhiều nỗi cơ cực. Bằng việc hợp thức hóa mại dâm chúng ta sẽ giúp họ giải thoát mặc cảm tội lỗi về một trong những thành kiến đạo đức khắt khe nhất của xã hội, sẽ giúp giảm bớt đi nỗi ê chề của nghề này.
Khi đó hợp pháp hóa mại dâm không chỉ nhằm giải quyết nhu cầu tình dục của số đông, mà nó còn làm giảm đi những nỗi oán trách của tầng lớp dưới đáy xã hội.
Nhìn rộng ra, lâu nay các thể chế độc tài thường duy trì xung quanh nó những thành kiến xã hội hẹp hòi, bởi cả hai đều có cùng tính chất trói buộc con người ta, ngăn cấm họ khỏi những điều mà họ muốn làm.
Nay nếu các ban ngành quyết định hợp pháp hóa hoạt động mại dâm, đó sẽ là một bước dài tiến tới tự do, cho thấy xã hội đã đủ sức trưởng thành, đủ khả năng đề kháng xử lý trước những vấn đề vốn đầy éo le mặc cảm.
Hợp pháp hóa mại dâm sẽ tạo ra một xung động lớn về tự do và âm hưởng của nó sẽ còn vang vọng mãi.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, Giám đốc Công ty luật Công chính ở Hà Nội.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-43640506
Bộ Quốc Phòng phải chủ trì tác chiến không gian mạng
AFP
Phòng chống chiến tranh mạng và tác chiến không gian mạng phải do Bộ Quốc phòng chủ trì, đó là nhấn mạnh của ông đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, tại Hội nghị Đại biểu thảo luận về Luật An ninh mạng diễn ra chiều 4/4 tại Hà Nội.
Ông tướng Đỗ Bá Tỵ đề nghị Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng thống nhất để làm rõ vấn đề về tác chiến không gian mạng cũng như làm rõ trách nhiệm của từng lực lượng.
Ông này còn nhấn mạnh rằng, Bộ Quốc phòng có đầy đủ chiến lược về tác chiến, khi có tác chiến không gian mạng xảy ra thì tất cả thành phần trong tổ hợp chung phải do Bộ Quốc phòng chủ trì, chứ không phải chỉ có vấn đề liên quan đến quân sự thì Bộ Quốc phòng mới chủ trì, còn đối tượng khác do Bộ Công an đảm nhiệm.
Ông Đỗ Bá Tỵ Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết nếu không làm rõ vấn đề thì khi chiến tranh xảy ra thì càng phức tạp và cuối cùng không ai chịu trách nhiệm.
Cũng tại buổi Hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Hồng Ân, Phó Tư lệnh thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng cho biết Bộ Quốc phòng đã gửi văn bản đề cập đến nội dung này cho Ủy ban Quốc Phòng và An Ninh và trình lên Quốc hội.
Vào tháng 10 năm ngoái, một đại diện Bộ Quốc Phòng Việt Nam chính thức loan báo bộ này có Lực Lượng 47 gồm cả chục ngàn người chuyên trách công tác tác chiến không gian mạng.
Trong khi đó Bộ Công An Việt Nam cũng vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ các tin tặc sẽ tấn công quy mô lớn nhằm vào các công trình quan trọng của Việt Nam.
Vấn đề này được Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng của Bộ Công an thông báo tại Hội thảo Triển lãm quốc gia về An ninh bảo mật 2018, diễn ra hôm 5/4.
Theo Trung tướng Nguyễn Phước Thuận, trong năm 2017 Việt Nam đã phải đối diện ba vấn đề mất an toàn, an ninh thông tin lớn mà trong đó điều đáng chú ý là việc hàng loạt các cuộc tấn công mạng diễn ra với quy mô lớn và cường độ cao nhắm vào các lĩnh vực trọng yếu và công trình quan trọng của Việt Nam.
Người đứng đầu cục an ninh mạng còn cho biết, các cuộc tấn công của tin tặc không còn diễn ra một cách tự phát, đơn lẻ mà nó đã trở thành những chiến dịch có hệ thống và có quy mô lớn.
Các chuyên gia tại buổi Hội thảo đều có chung đánh giá về thực trạng an toàn, an ninh thông tin tại Việt Nam diễn biến rất phức tạp và khó lường trong vài năm gần đây.
VN và Nga ký lộ trình hợp tác quân sự đến 2020
Lộ trình hợp tác quân sự song phương Nga-Việt giai đoạn 2018-2020 đã được ký kết trong ngày thứ Tư mùng 4 tháng 4 tại thủ đô Moscow của Nga sau cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu, và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Thông Tấn Xã Nga TASS loan tin cho biết trong buổi hội đàm, ông Ngô Xuân Lịch nói với người tương nhiệm của Nga rằng ông đánh giá cao đề xuất của Moscow về việc đưa một tàu cứu hộ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương sang Việt Nam tham gia tập trận chung về tìm kiếm và cứu hộ trên biển, và cử phái đoàn Nga đến Việt Nam để bàn dự thảo hiệp định về tìm kiếm tàu ngầm gặp nạn. Ông Ngô Xuân Lịch đã đề nghị ủy thác cho lực lượng hải quân hai nước thực hiện những công việc này.
Ngoài ra, người đứng đầu ngành quốc phòng của VN còn thông báo sẽ cử ông Thứ trưởng Quốc phòng chuyên trách hợp tác kỹ thuật-quân sự với Nga sang tham dự Diễn đàn “Quân đội-2018”. Ngoài ra, ông Lịch cũng cho biết Việt Nam sẽ cử ba đội sang tham gia các cuộc thi đấu trong khuôn khổ Diễn đàn “Thế vận hội quân đội -2018”.
Về vấn đề đào tạo quân sự, ông Bộ Trưởng Quốc phòng VN đã cám ơn phía Nga về việc phân bổ 176 suất đào tạo chuyên viên quân sự cho Việt Nam tại Nga trong năm 2018. Ông Lịch cho biết đây là số lượng lớn nhất kể từ thời điểm khôi phục chế độ học bổng ưu đãi và không hoàn lại của chính phủ Moscow.
Campuchia ‘trục xuất’ 10 người Việt Nam
Campuchia mới trục xuất 10 công dân Việt Nam sau khi những người đàn ông này bị bắt vì vượt biên và bị nghi chuẩn bị khai thác gỗ trái phép.
Khmer Times hôm 4/4 dẫn lời ông Chea Bunthoeun, Phó Cảnh sát trưởng tỉnh Ratanakkiri, nói rằng chính quyền địa phương đã “tịch thu ba xe tải” những người Việt dùng để vượt trái phép qua biên giới.
Trang tin này trích lời ông Bunthoeun nói thêm rằng quyết định trục xuất “dựa trên thỏa thuận giữa Campuchia và Việt Nam”.
Tờ Phnom Penh Post đưa tin rằng cảnh sát bắt giữ các công dân Việt này nhờ “mật báo” của các dân làng.
Họ được thả và bị trục xuất về Việt Nam sau khi cam kết không khai thác gỗ trái phép ở Campuchia.
Tin cho hay, năm ngoái, có ba vụ công dân Việt Nam vượt biên trái phép để sang Campuchia khai thác gỗ trái phép.
Vụ trục xuất được thực hiện trong bối cảnh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Campuchia để dự hội nghị thượng đỉnh về sông Mekong.
Chuyến thăm của ông Phúc kéo dài từ ngày 4 tới 5/4 theo lời mời của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Ngoài tranh cãi về biên giới, người Việt sang khai thác gỗ trái phép ở Campuchia cũng được coi là một vấn đề gai góc giữa hai nước.
https://www.voatiengviet.com/a/campuchia-truc-xuat-muoi-nguoi-viet-nam/4333756.html