Tin Việt Nam – 05/04/2017
Tàu lạ bắn tàu cá Việt Nam, một ngư dân tử vong
Một ngư dân Việt Nam bị thiệt mạng khi chiếc tàu cá của người này và một số ngư phủ khác đánh bắt tại ngư trường Việt Nam bị tấn công.
Tin tức được loan đi vào ngày 4 tháng tư; theo đó vào ngày 11 tháng ba, chiếc tàu đánh cá mang biển số QNg 96677 bị một chiếc tàu bằng gỗ nổ súng tấn công làm cho ngư dân Trần Văn Định bị tử vong. Chiếc tàu này do ông Nguyễn Văn Mười sống tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi làm thuyền trưởng.
Truyền thông trong nước trích lời ông Mười nói rằng khi bị nổ súng tấn công, ông và các ngư dân khác cho tàu chạy về đảo Lý Sơn, nhưng trong cơn hoảng loạn nên không nhìn rõ chiến tàu tấn công là tàu của nước nào, ông cho rằng chiếc tàu đó là của cướp biển. Tin không nêu rõ vị trí chính xác của tàu QNg 96677 khi bị tấn công.
Linh mục bác cáo buộc ‘tôn giáo kích động’ trên báo QĐND
Một linh mục ở giáo phận Vinh bình luận với BBC về một bài trên báo Quân đội Nhân dân kêu gọi cảnh giác trước mưu đồ ‘lợi dụng tôn giáo để kích động, gây rối, phá hoại’.
Trong bài đăng hôm 3/4, báo Quân đội Nhân dân viết: “Các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề “tôn giáo” để tạo sự chống phá đa diện nhằm vào Đảng và chế độ.”
“Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hệ thống giáo lý, giáo luật và quy định của pháp luật Việt Nam,” báo này viết.
Hàng ngàn người biểu tình tại Hà Tĩnh
Nghệ An: ‘hàng trăm người’ đi kiện Formosa
Hàng ngàn người biểu tình tại Hà Tĩnh
“… Với mưu đồ chống phá đến cùng, những kẻ cực đoan đội lốt tôn giáo đẩy mạnh tuyên truyền, kích động “con chiên ngoan đạo” rằng: “Không ngừng duy trì nhiệt huyết và tính liên tục của các cuộc tuần hành, tụ tập đông người phản đối chính quyền và yêu cầu Formosa ra khỏi Việt Nam vào chủ nhật hằng tuần. Các cuộc tuần hành cần tập trung vào một số địa điểm nhạy cảm, đông người, như: Nhà riêng các lãnh đạo địa phương, công sở, khu công nghiệp, … tại Nghệ An, Hà Tĩnh.”
‘Hài lòng, phấn khởi’
Đề cập về việc bồi thường cho nạn nhân thảm họa cá chết, báo Quân đội Nhân dân cho hay: “Đến nay, hầu hết những người bị thiệt hại đã được đền bù và đều hài lòng, phấn khởi trước sự quan tâm hỗ trợ thỏa đáng của Đảng, Nhà nước.”
“Nhưng các thế lực phản động, phần tử cực đoan trong tôn giáo không những không thừa nhận, mà còn cố tình lờ đi như người không có mắt, hơn thế còn ra sức xuyên tạc, bịa đặt, “bóp méo sự thật”, “đổi trắng thay đen.”
Trong đoạn cuối bài, báo này còn nói “những kẻ cực đoan trong tôn giáo có sự hà hơi, tiếp sức của các thế lực thù địch bên ngoài.”
Hôm 5/4, trả lời BBC, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục, giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh, người từng dẫn hàng trăm người ở Nghệ An tuần hành đi kiện đòi Formosa bồi thường hồi tháng 2/2017, nói: “Trong lúc Formosa tiếp tục xả thải, chính quyền công bố trên các báo trong nước là biển đã sạch, thủy sản đã an toàn nhưng không để các tổ chức độc lập, quốc tế vào cuộc xác minh tình hình.”
“Nhận thấy trách nhiệm phụng sự người dân không chỉ trên phương diện tôn giáo mà cả đời sống, tôi cũng như một số linh mục ở miền Trung giúp người dân thực thi quyền của họ, đòi Formosa bồi thường cho những thiệt hại đến sinh kế của họ một năm qua.”
Các linh mục sẽ không bao giờ bỏ cuộc trong con đường đấu tranh, song hành cùng người dân đòi những quyền chính đáng của họ một cách hợp pháp.Linh mục JB Nguyễn Đình Thục
“Chúng tôi [các linh mục] không kích động người dân như cáo buộc của báo Quân đội Nhân dân cũng như các báo khác của truyền thông lề Đảng.”
“Về việc báo trong nước tường thuật rằng các nạn nhân Formosa đã nhận đền bù thỏa đáng, tôi cho rằng đây là sự gian dối không chấp nhận được.”
“Những thiệt hại về sinh kế của người dân Nghệ An đã được lãnh đạo tỉnh lên tiếng ở Quốc hội nhưng người dân ở tỉnh này vẫn chưa nhận được bồi thường nên họ mới đi khiếu kiện.”
Linh mục Thục cũng cho biết thêm: “Các linh mục có trí thức, nhận thức về nguyên tắc, luật lệ để làm những việc giúp người dân với tình thương và trách nhiệm.”
“Chừng nào việc bồi thường cho các nạn nhân của Formosa chưa được đáp ứng theo nguyện vọng của họ, chúng tôi [các linh mục] sẽ không bao giờ bỏ cuộc trong con đường đấu tranh, song hành cùng người dân đòi những quyền chính đáng của họ một cách hợp pháp.”
Cũng hôm 04/04, đài truyền hình Việt Nam, VTV có bản tin và bài trên trang mạng viết:
“Trước đó một ngày, tại Thị xã Kỳ Anh, lợi dụng việc một số hộ dân chưa đồng tình với tiến độ chi trả tiền đền bù, bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển, một số đối tượng xấu đã lôi kéo kích động giáo dân mang theo gạch đá, gậy gộc kéo ra chặn Quốc lộ 1A, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ. “người dân phải hết sức cảnh giác trước sự kích động, xúi giục của những kẻ xấu.VTV
“Mặc dù đã được lực lượng chức năng tuyên truyền, vận động giải tán, tuy nhiên không những không chấp hành, số người tụ tập trên đường còn có hành vi chửi bới, lăng mạ cán bộ, dùng đá ném vào lực lượng chức năng…
Đây là những hành vi không thể chấp nhận được trong một xã hội có pháp luật. Sự cố môi trường biển miền Trung đã được các bên thống nhất xử lý thấu đáo nên người dân phải hết sức cảnh giác trước sự kích động, xúi giục của những kẻ xấu. Nếu không tỉnh táo để phân biệt giữa niềm tin tôn giáo với hành vi chống phá chính quyền, nhiều người sẽ phải đối mặt với luật pháp.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39488672
Nhà máy Formosa Việt Nam
đủ điều kiện chạy thử sau vụ ô nhiễm một năm
Nhà máy thép của tập đoàn Formosa Plastics ở Việt Nam đã đáp ứng các điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường để bắt đầu chạy thử, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin như vậy hôm thứ Tư, một năm sau vụ xả chất thải độc hại từ nhà máy gây ra thảm họa môi trường tồi tệ nhất của đất nước.
Đài truyền hình nhà nước VTV của Việt Nam cho biết bộ đã công bố kết luận sau khi dành 3 ngày kiểm tra nhà máy của tập đoàn Đài Loan. Mặc dù vậy, nhà máy vẫn sẽ cần được chính phủ cho phép trước khi họ có thể tiến hành chạy thử chiếc lò đứng đầu tiên.
Một năm trước, nhà máy thép Hà Tĩnh trị giá 11 tỷ đôla Mỹ để xảy ra sự cố xả chất thải độc hại gây ô nhiễm bờ biển dài hơn 200 km, tàn phá nhiều loài sống dưới biển cũng như các nền kinh tế địa phương phụ thuộc vào đánh cá và du lịch.
Sự phục hồi ở vùng ven biển diễn ra chậm chạp và nhiều cộng đồng vẫn tức giận về vụ xả thải cũng như nhịp độ hành động để khắc phục các vấn đề.
VTV dẫn lại thông tin của bộ cho biết rằng Formosa đã giải quyết 52 trong tổng số 53 vi phạm được xác định trong cuộc điều tra chính thức về sự cố xả thải.
Vi phạm còn lại là việc nhà máy sử dụng hệ thống luyện cốc ‘ướt’, tạo ra nhiều chất thải hơn các hệ thống luyện cốc ‘khô’ hiện đại hơn và không sử dụng nước để làm mát, nhưng có chi phí cao hơn.
Việc xả nước từ hệ thống ướt sau khi bị mất điện đã là nguyên nhân gây ra vụ xả thải độc hại. Công ty dự kiến sẽ đưa vào sử dụng hệ thống luyện cốc khô vào năm 2019.
Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, người cũng là một nhà hoạt động, nói sẽ thật là vô trách nhiệm nếu chính phủ quyết định cho phép nhà máy thép hoạt động trước khi Formosa sửa chữa xong hệ thống luyện cốc ướt.
Ông nói: “Tôi thực sự lo lắng khi biết điều này, có lẽ cuộc đấu tranh của chúng tôi để bảo vệ môi trường sẽ phải tiếp tục trong một thời gian dài, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ không từ bỏ”.
Vụ xả thải năm ngoái, và sự chậm trễ trong việc giải quyết vấn đề, đã làm nổ ra các cuộc biểu tình cũng như làm bùng lên sự tức giận chưa từng thấy trong bốn thập kỷ Đảng Cộng sản nắm quyền.
Formosa tháng trước cho biết họ sẽ tăng đầu tư khoảng 350 triệu đôla vào dự án để cải thiện các biện pháp an toàn về môi trường với hy vọng bắt đầu sản xuất thương mại vào quý 4 năm nay.
Công ty hoan nghênh quyết định của Bộ môi trường hôm thứ Tư.
Một cán bộ điều hành của nhà máy thép nói với Reuters qua điện thoại: “Điều này không những cho phép chúng tôi thực hiện bước đầu tiên trước khi chúng tôi có thể bắt đầu sản xuất, mà còn tái khẳng định sự toàn tâm toàn ý của chúng tôi trong việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi sẽ không để cho xảy ra bất cứ sai lầm nào nữa”.
http://www.voatiengviet.com/a/nha-may-formosa-viet-nam-du-dieu-kien-chay-thu/3797245.html
Ba phụ nữ Bình Thuận ‘được hưởng quy chế xin tỵ nạn’
Ba gia đình của bà Trần Thị Thanh Loan, Trần Thị Lụa và Trần Thị Phúc vừa có buổi phỏng vấn thứ hai với Ủy ban Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) hôm 30 và 31/3.
Ba người phụ nữ Bình Thuận vượt biên lần hai đang lưu trú tại Indonesia và đang trong quá trình xin quy chế tỵ nạn, BBC được biết sau khi trao đổi với họ hôm 4/4.
Đoàn đã có buổi phỏng vấn đầu tiên hôm 20 và 21/3 và được cấp quy chế xin tỵ nạn ‘asylum seeker’.
Ba phụ nữ Bình Thuận ‘lại vượt biên đến Úc’
Lênh đênh trên biển và đất liền
Bà Lụa cho biết đoàn gồm 18 người, sáu người lớn và 12 trẻ em, rời vùng biển Bình Thuận trên một chiếc thuyền gỗ nhỏ hôm 30/1.
Đoàn đã đi được 12 ngày thì động cơ hư nặng, thuyền đập vào ghềnh đá dọc bờ biển Java, Indonesia.
Sau đó họ được người dân địa phương và cảnh sát Indonesia đưa vào bờ.
Ngay trong đêm, đoàn thuyền nhân được đưa đến một trại tỵ nạn trong khi chính phủ Indonesia tiến hành thủ tục trả họ về Việt Nam.
Tại đây, bà Lụa cho biết họ đã liên lạc với nhà bảo trợ hảo tâm người Úc, bà Shira Sebban và nhà hoạt động nhân quyền Grace Bùi nhờ giúp đỡ.
Bà Grace Bùi cho BBC biết chính quyền Indonesia tính trả nhóm vượt biên về Việt Nam vì họ không phải người tỵ nạn nên không thể ở lại trại, họ cũng không thể vào tù vì họ không phạm tội.
Nhưng đoàn đã xin ở lại cho đến khi họ được gặp đại diện của Liên Hiệp Quốc.
Đoàn được ở tại một khách sạn nhỏ cho đến khi Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đứng ra hỗ trợ chuyển họ đến trung tâm tỵ nạn Hồi giáo, cũng là nơi gia đình này sinh sống phần lớn trong thời gian qua.
Bà Lụa cho biết trung tâm Hồi giáo nơi họ đang ở rất rộng rãi và sạch sẽ, được ăn uống đầy đủ tuy bị giám sát và không được phép ra ngoài. Các sơ và mạnh thường quân tại nhà thờ công giáo địa phương cũng hay cho quần áo và đồ ăn.
“Cuộc sống khá thoải mái,” bà Bùi nhận xét sau khi đến thăm ba gia đình vào tháng 2.
‘Việt Nam rất tốt’
Bà Grace Bùi cũng cho biết hôm bà đến thăm đoàn thuyền nhân, người của bên sở di trú Indonesia đã nhờ bà khuyên đoàn quay trở lại Việt Nam.
“Người đàn ông này nói những người này nên về Việt Nam đi, vì Việt Nam rất tốt và sẽ không trừng phạt họ,” bà Grace Bùi nói.
Sau khi nghe thấy thế, “Tụi tôi quỳ xuống xin họ đừng trả tụi tôi về Việt Nam. Tụi tôi có chết chứ không quay lại Việt Nam,” bà Lụa kể.
Chồng của bà Loan, ông Hồ Trung Lợi vẫn đang thụ án 24 tháng ở Việt Nam vì tội tổ chức vượt biên hồi năm 2015, đến tháng 4/2017 sẽ hết hạn tù.
‘7 đến 10 năm tù hoặc tự tử’
Trao đổi với BBC, luật sư của ba gia đình này, ông Võ An Đôn cho biết họ liên lạc với ông hôm họ đang trên biển vượt biên qua Úc lần hai.
“Thoạt nghe thì tôi hơi bị sốc và có nói lại với họ rằng nếu bị phía Úc trả về thì họ sẽ đối mặt với bản án cũ và mới từ 7 đến 10 năm tù,” ông nói.
“Nhưng qua điện thoại, hai bà ấy nói rằng nếu lần vượt biên này chính phủ Úc không nhận mà trả về nước thì họ thề sẽ nhảy xuống biển tự tử, chứ không bao giờ chịu trở về Việt Nam lần thứ hai,” ông nói thêm.
Bà Sebban, một nhà báo và giáo sư Úc tại Sydney nói:
“Tôi đã cầu xin họ đừng trở lại Úc bằng thuyền nữa. Tôi đã cảnh báo họ về về an ninh biên giới nghiêm ngặt của nước tôi.”
Được hoãn thi hành án
Tháng 9/2016, bà Trần Thị Lụa bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận tuyên phạt 30 tháng tù giam trong phiên phúc thẩm về tội tổ chức vượt biên hồi tháng 7/2015.
Thời điểm đó, bà Lụa được tin là có chồng đi đánh bắt cá biển bị Indonesia bắt giam.
Trong một phiên tòa khác hồi tháng 4/2016, bà Trần Thị Thanh Loan bị tuyên phạt 36 tháng tù giam.
Cả hai bà Lụa và Loan đều được hoãn chấp hành hình phạt tù đến tháng 7/2017 “vì lý do nuôi con nhỏ và có chồng đi tù”.
“Ngày nào chúng tôi cũng cầu nguyện, để được quy chế tỵ nạn. Chúng tôi thà chết chứ không về Việt Nam,” bà Phúc nói với BBC.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39362063
Nhóm Green Trees yêu cầu giám sát bồi thường Formosa
Một số thành viên đại diện tổ chức xã hội dân sự độc lập Green Trees ở Hà Nội vào sáng ngày thứ tư ngày 5/4/2017, đến trụ sở Bộ Tài Chính để trao Văn bản yêu cầu tham gia giám sát quá trình chi trả bồi thường cho người dân bốn tỉnh miền Trung.
Văn bản còn được gửi đến Chính phủ và các cơ quan hữu quan khác gồm: Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn và UBND bốn tỉnh miền trung chịu thiệt hại từ thảm họa môi trường xảy ra từ đầu tháng 4/2016 do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả hóa chất độc hại trực tiếp ra biển gây nên.
Công ty sản xuất gang thép này đã nhận lỗi và tự nguyện chi trả khoản bồi thường 500 triệu USD. Ngày 29/9/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Quyết định số 1880/QĐ-TTg quy định chi tiết các đối tượng được nhận hỗ trợ, đền bù và các mức chi trả hỗ trợ, đền bù.
Văn bản của nhóm Green Trees nêu rõ, “Từ đó cho đến nay, theo đánh giá của chúng tôi dựa trên các thông tin từ báo chí, sự phản ánh của người dân cũng như quan sát trực tiếp, quá trình chi trả tiền hỗ trợ, đền bù còn chậm chạp, người dân tại nhiều vùng chịu ảnh hưởng chưa được nhận tiền. Tại nhiều địa phương, người dân vẫn đang phản đối mức hỗ trợ, đền bù, do không tương xứng với mức độ thiệt hại thực tế. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận rất nhiều phản ánh về sự bất bình đẳng trong việc chi trả khoản tiền này.”
Xuất phát từ lý do trên, nhóm Green Trees đi đến quyết định yêu cầu chính phủ, các bộ hữu quan và chính quyền các địa phương “tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho chúng tôi trong thời gian thực hiện quyền giám sát quá trình chi trả tiền hỗ trợ, bồi thường cho các nạn nhân.”