Tin Việt Nam – 05/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 05/02/2018

4 điều có thể bạn chưa biết về Mậu Thân 1968

Việt Nam vừa chính thức kỷ niệm sự kiện Mậu Thân 1968, biến cố lịch sử cũng được dư luận ở Hoa Kỳ quan tâm nhân 50 năm sự kiện.

Trận Mậu Thân 1968 qua nguồn từ điển

Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân

Được Việt Nam gọi là “Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968”, trong khi trong tiếng Anh dùng chữ “Tet Offensive”, sự kiện được mọi bên, dù theo quan điểm nào, xem là có ý nghĩa vô cùng lớn trong diễn trình cuộc chiến Việt Nam.

Chủ trương tấn công từ khi nào?

Tài liệu mới nhất, chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc họp của Bộ Chính trị Bắc Việt trong tháng 5 và 6/1967, xem xét dự thảo kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1967 – 1968.

Từ đây, Bộ Chính trị Bắc Việt ra chủ trương “trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn”.

Trong một cuộc họp của Bộ Tổng tham mưu, ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất (tên chức danh tổng bí thư giai đoạn này) đảng Lao Động, đề xuất giải pháp “đánh thẳng vào sào huyệt địch tại các thành phố, thị xã”.

Theo ông Lê Duẩn, đánh thẳng vào các thành phố, thị xã mới có thể tạo nên “làn sóng đấu tranh chính trị mạnh mẽ ở các đô thị miền Nam và nước Mỹ”, theo tài liệu của bộ quốc phòng Việt Nam.

Đề xuất này được Bộ Chính trị thông qua.

Tháng Tám 1967, Bộ Tổng tham mưu xác định cách đánh “tổng tiến công kết hợp với nổi dậy”.

Tháng 10/1967, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Bắc Việt họp mở rộng và quyết định chuyển hướng tiến công chiến lược vào các đô thị trên toàn miền Nam.

Hai tháng sau, cuối năm 1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, chính thức thông qua Kế hoạch chiến lược năm 1968 ngày 28/12.

Với mục tiêu nghi binh, Bắc Việt chọn Khe Sanh là một huyện lỵ của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách Lào chỉ khoảng 20 cây số. Thị trấn nhỏ này nằm trên đường 9, con đường chiến lược dẫn sang Lào, dẫn tới đường mòn huyền thoại Hồ Chí Minh.

Bắc Việt mở chiến dịch đường 9 – Khe Sanh nhằm mục đích đánh lạc hướng chú ý của Mỹ, với việc dồn hàng ngàn quân tạo ra ấn tượng rằng sẽ có cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ tại Khe Sanh chứ không phải là kế hoạch tấn công toàn miền Nam. Nổ súng vào Khe Sanh chính thức mở màn ngày 20/1/1968, nhằm lôi kéo quân lực Mỹ giải cứu khu vực này.

Đúng 0 giờ ngày 29/01/1968 (giao thừa theo lịch miền Bắc), xảy ra vụ tấn công sân bay Nha Trang (Khánh Hòa).

Từ 0 giờ 30 phút đến 1 giờ 15 phút ngày 30 tháng 1 năm 1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam), chiến dịch mở màn ở miền Trung với các cuộc tấn công ở các nơi như Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Đà Nẵng.

Mậu Thân gồm mấy đợt?

Trên thực tế, Bắc Việt và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (mà Mỹ khi đó gọi là Việt Cộng) tổ chức ba đợt tấn công: Đợt 1: từ 30/1 đến 28/3; Đợt 2: từ 5/5 đến 15/6; Đợt 3: từ 17/8 đến 30/9/1968.

Với dư luận, đặc biệt tại Mỹ, ấn tượng mạnh mẽ và kinh hoàng nhất là đợt một, với các trận đánh tại Sài Gòn và Huế.

Tại Sài Gòn, trận đánh toà Đại sứ Mỹ kéo dài hơn 6 tiếng đồng hồ.

Trận chiến ở Huế kéo dài 25 ngày đêm, từ 31/1 đến 24/2.

Tổn thất của Bắc Việt và Mặt Trận?

Một nguồn sử liệu chính thức của Việt Nam là Lịch sử Ðảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 – 1954-1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

1968: Mồ tập thể đầu tiên bên Sông Hương

Ý kiến về lễ kỷ niệm 50 năm Mậu Thân ‘rầm rộ’

Theo sách này, “111.306 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và chính trị ở miền nam đã hy sinh và bị thương, hàng vạn quần chúng cách mạng đã ngã xuống”.

Còn tài liệu của Cục tác chiến năm 1969 cho biết 44.824 người hy sinh và 61.267 bị thương.

Kỷ niệm 50 năm sự kiện, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam 1997-2006, nói: “Trên toàn miền Nam các đơn vị cũng hy sinh rất nhiều. Tuy nhiên, tôi cho rằng, kết quả cuối cùng ta thắng lợi. Phải chấp nhận hy sinh, thiệt hại để đi đến chiến thắng về chính trị, kết thúc được chiến tranh.”

Các nguồn nước ngoài?

Các nguồn nước ngoài cũng chỉ nêu ra được con số gần đúng về quân số các bên và thương vong trong trận Mậu Thân:

AFP viết “hơn 80 nghìn quân miền Bắc và Việt Cộng đã tham gia vào các cuộc tấn công có phối hợp tháng 1/1968 vào các đô thị lớn, Huế, Sài Gòn và gần 100 địa điểm”.

Chừng 58 nghìn quân cộng sản đã thiệt mạng trong đợt tấn công, theo AFP.

Mậu Thân: ‘Cái chết ám ảnh’ trước Dinh Độc Lập

Sự tàn khốc của các đợt giao tranh được thể hiện ngay sau khi cuộc tấn công nổ ra vài tuần, theo một nhà báo ngoại quốc.

Trong bản tin đánh đi từ Sài Gòn ngày 21/02/1968, phóng viên Peter Arnett của hãng AP nêu ra con số 140 nghìn người bị giết chỉ sau 10 ngày chiến sự.

Phóng viên Arnett viết “con số chính thức, cho thấy vụ đổ máu này phải thuộc tầm tàn sát lớn nhất trong lịch sử vốn đã đau thương 4000 năm của Việt Nam”.

Trang Britannica trong chuyên mục Tet Offensive nêu rằng “đến tháng 2 năm 1968, con số quân Mỹ bị giết tại Việt Nam lên tới hơn 500 một tuần”.

Cũng trang Bách khoa toàn thư này của Anh trích nguồn quân đội Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam khi đó nói có những thời điểm, con số quân đối phương (Bắc Việt và Quân Giải phóng) bị hỏa lực Mỹ tiêu diệt, làm bị thương chỉ là 50 nghìn,

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42893003

 

Việt Nam: Dư luận ‘dậy sóng’

về nghĩa trang cho cán bộ cao cấp

Dư luận ở Việt Nam đang dậy sóng trước tin về Nghĩa trang Yên Trung tốn 1.400 tỷ đồng, dành cho cán bộ cao cấp và danh nhân.

Nhiều nhà báo, nhà bình luận, blogger và người dân bày tỏ quan điểm bất bình của mình trên Facebook xung quanh chủ đề này.

Trong khi nhiều ý kiến bất bình vì nghĩa trang này dự tính sẽ được xây dựng từ ngân sách nhà nước, những người khác lại hỏi tại sao chính phủ không nghĩ đến người dân nhiều hơn, và bình luận về tư tưởng phân chia giai cấp mà dự án này nghĩa trang này thể hiện.

HN xây nghĩa trang ‘để an táng cán bộ cao cấp’

Tặng chén nạm vàng 24K cho cán bộ Đoàn?

Bài viết dài đăng trên Facebook cá nhân của nhà báo Nguyễn Thị Hậu, được báo Người Đô Thị đăng với tựa đề “Xây nghĩa trang, vì ai?”, là bài được rất nhiều người chia sẻ.

Bài có đoạn: “Mục đích đã rõ! Nhưng trong tình hình hiện nay nợ công còn quá nặng nề, nhiều loại thuế, phí đã tăng và sẽ còn tăng như dự thảo nhiều luật thuế, nạn tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm bớt dù đã xét xử nhiều trọng án… Vì sao dự án xây dựng nghĩa trang lên đến 1.400 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước vẫn được tiến hành khi đó chưa phải là nhu cầu bức thiết nhất?”

Sao lo cho người sẽ chết “an nghỉ” mà lại làm người sống không thể “an cư”?”Nhà báo Nguyễn Thị Hậu

“Ngân sách đó là từ những đồng tiền thuế đẫm mồ hôi nước mắt, vắt kiệt trí tuệ chất xám của mọi tầng lớp nhân dân. Đó là đồng tiền chắt chiu từ việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản, là đồng tiền bán cho nước ngoài từ con cá cân lúa đến sức lao động của người Việt Nam…”

“Không thể đòi hỏi sự công bằng tuyệt đối nhưng vì sao việc tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng ngân sách cho một nghĩa trang, một công trình tượng đài lại dễ dàng hơn rất nhiều lần việc xây dựng bệnh viện, trường học, cây cầu cho người dân ở những vùng còn rất nghèo đói?…”

“Chỉ có khoảng 2.500 ngôi mộ nhưng mỗi mộ phần chiếm đến 25-35m2. Quy mô như vậy, nói không quá, như một khu lăng mộ của quan lại thời phong kiến! Trong khi đó người dân thường khi yên nghỉ chỉ cần “hai mét đất” cũng rất khó khăn! Chưa kể đến việc để dành đất cho người chết thì hơn 100 gia đình hiện sinh sống tại khu đất quy hoạch nghĩa trang buộc phải di dời đi nơi khác.”

“Sao lo cho người sẽ chết “an nghỉ” mà lại làm người sống không thể “an cư”?”

TBT Trọng ra bộ sách về Con đường Đổi mới

Khi Nhà nước đuổi công dân của mình đi

Nhà báo Trương Huy San cũng viết dòng trạng thái với tựa đề “Cát bụi” trên Facebook hôm 2/2:

“Tôi cứ ngỡ đây chỉ là sản phẩm của dân “chạy dự án”, té ra nó đã được phê duyệt. Một chính thể giành được chính quyền bởi những người theo ý tưởng “thế giới đại đồng”, không lẽ, từ tem phiếu đến “nơi an nghỉ” đều phân chia đẳng cấp.”

Một chính thể giành được chính quyền bởi những người theo ý tưởng “thế giới đại đồng”, không lẽ, từ tem phiếu đến “nơi an nghỉ” đều phân chia đẳng cấp.Nhà báo Trương Huy San

“Tướng Giáp đã chọn Vũng Chùa, Tướng Đồng Sỹ Nguyên – nghe đâu đã có một di nguyện rất sáng suốt – là về với các đồng đội của mình ở nghĩa trang Trường Sơn, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã chọn quê cha đất tổ… Chính trị là chốn chỉ bằng mặt không bằng lòng, sống đã thế không lẽ chết, quý vị lại muốn “đánh cờ mặt” với nhau một chỗ.”

Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.(khoản 1 và khoản 3)

Chắc tôi thì sẽ vứt tro cốt xuống sông Hồng là đủ.”

Vụ ông Thăng: Đâu là trách nhiệm của Đảng?

Bị gọi lên đồn công an chỉ vì là cộng sản?

Trong bài “Của cải và vị thế của người chết” viết trên Facebook cá nhân, Luật sư Lê Văn Luân đăng bình luận:

“Chết rồi còn muốn phân chia giai cấp và vị thế bằng cách xây nghĩa trang thật nguy nga dành riêng cho cán bộ cấp cao an táng…”

“Người sống thì còn không đủ ăn, đủ mặc, không đủ phương tiện đến trường, nợ công thì tăng cao làm kiệt quệ ngân khố, nhiều tỉnh còn làm công văn xin hỗ trợ gạo hoặc ngân sách để có tiền chi trả cho các hoạt động thường xuyên của địa phương, nhiều nơi còn nợ lương công chức, viên chức. Thế mà họ rảnh rang lại bày ra dự án lên tới hàng ngàn tỷ chỉ để lo khi lìa đời họ vẫn được hưởng vinh hoa phú quý….”

Karl Marx và Lenin lập ra luận thuyết của mình với mong muốn sẽ xoá bỏ đi giai cấp người trong một xã hội (và không còn nhà nước), nhưng thế hệ các quốc gia tiếp nhận chủ thuyết này, mặc dù là những chủ nghĩa sai lầm cả về mặt lý luận học thuật nội tại lẫn thực tiễn, đã khiến sự phân định giai cấp ngày càng trở nên rõ nét và khủng khiếp hơn, đến cả khi chết họ vẫn cần có một khuôn viên riêng dành cho 4 từ “cán bộ cao cấp” như là một sự phân định lố bịch nhất.”

Facebooker Lê Tuyến bình luận:

“Có đất nước nào trên thế giới giống Việt Nam không? Dân nghèo thiếu trường học bệnh viện ở khắp nơi, tiền thuế của dân để xây mộ cho quan chức.

Chính phủ kêu gọi nhân dân tổ chức ma chay, hiếu hỷ giản dị, hỏa táng theo thế giới văn minh, bây giờ chính phủ lại xây nghĩa trang hoành tráng.”

Chính phủ kêu gọi nhân dân tổ chức ma chay, hiếu hỷ giản dị, hỏa táng theo thế giới văn minh, bây giờ chính phủ lại xây nghĩa trang hoành tráng.Facebooker Lê Tuyến

“Chỉ có khoảng 2.500 ngôi mộ nhưng mỗi mộ phần chiếm đến 25-35m2. Quy mô như vậy, nói không quá, như một khu lăng mộ của quan lại thời phong kiến! Trong khi đó người dân thường khi yên nghỉ chỉ cần “hai met đất” cũng rất khó khăn! Chưa kể đến việc để dành đất cho người chết thì hơn 100 gia đình hiện sinh sống tại khu đất quy hoạch nghĩa trang buộc phải di dời đi nơi khác.”

“Hãy trở về lòng đất như mọi người dân bình thường, đừng để sự cách biệt giữa cán bộ, dù là “cao cấp” với người dân tiếp tục đến tận thế giới bên kia!”

Facebooker Đạt Tiến Nguyễn đặt câu hỏi “Tại sao không nghĩ đến người dân một chút?” và dẫn chuyện bệnh nhân Bệnh viện Ung bướu TP HCM phải chen nhau dưới gầm giường vì bệnh viện quá tải:

“Chi ra hơn 1.400 tỷ đồng để xây nghĩa trang dành cho lãnh đạo cao cấp thì càng thể hiện một nhà nước chỉ của đảng mà không phải của dân và vì dân. Tiền ngân sách quốc gia thì cũng là tiền do người dân đóng thuế hoặc tiền phải đi vay mượn của các quốc gia khác. Tại sao không nghĩ đến người dân một chút?

Bệnh viện Ung bướu TP. HCM thì quá tải đến mức mà bệnh nhân phải chen nhau dưới gầm giường và bác sỹ phải ngồi xuống tiêm. Không chỉ có bệnh viện Ung bưới TP. HCM mà rất nhiều bệnh viện đang trong tình cảnh tương tự như vậy. Không chỉ có bệnh viện mà nhiều nơi các em nhỏ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.”

Nguồn gốc dự án

Dự án nghĩa trang cấp quốc gia tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, là một phần của quy hoạch nghĩa trang thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Năm 2013, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến Thủ tướng về địa điểm xây dựng nhà tang lễ quốc gia và nghĩa trang quốc gia trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng.

Theo Sở Quy hoạch, có hai địa điểm xây dựng nghĩa trang quốc gia (nơi an táng cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước) được Bộ Xây dựng đề xuất.

Địa điểm thứ nhất tại Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 2), bị cho là khá xa, di chuyển qua nhiều khu vực tập trung dân cư, dễ gây xung đột giao thông.

Địa điểm thứ hai tại xóm Hương (xã Yên Trung, huyện Thạch Thất), tiếp giáp núi Ba Vì, được cho là cảnh quan đẹp.

Dự án sau đó được đề cập trong bản tin trang web chính phủ năm 2014.

Bản tin này cho biết chính phủ Việt Nam ngày 8/4/2014 phê duyệt Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đối với nghĩa trang tập trung cấp quốc gia, sẽ cải tạo, nâng cấp, mở rộng nghĩa trang Mai Dịch 1 thành công viên nghĩa trang với quy mô hiện có là 5,5 ha lên 5,8 ha đến năm 2015; sử dụng hình thức táng một lần.

Đồng thời, sẽ xây mới nghĩa trang cấp quốc gia tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, quy mô khoảng từ 100 – 150 ha; sử dụng hình thức táng tổng hợp.

Hai nghĩa trang này phục vụ nhu cầu an táng lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Quyết định này cũng đề cập toàn bộ hệ thống nghĩa trang nhân dân và nhà tang lễ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Đến tháng 12/2014, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố và bàn giao về bản quy hoạch này.

Câu chuyện trở nên ồn ào trên mạng từ ngày 1/2/2018 khi UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị bàn giao và công bố công khai Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500, nghĩa trang Yên Trung.

Theo thông tin mới nhất, nghĩa trang có diện tích là 120ha, bao gồm: Khu nghĩa trang Quốc gia với diện tích 72,28ha và khu đệm cây xanh cảnh quan với diện tích 47,72ha.

Theo giới thiệu, đây là nghĩa trang cấp Quốc gia, nơi an nghỉ, khu tưởng niệm “các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước” sau khi từ trần.

Đất an táng tại đây có quy mô cho 2.200 đến 2.500 ngôi mộ.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42945103

 

Bánh chưng, bánh tét ở ta, ở Mỹ?

Vũ Thế ThànhGửi cho BBC

Tôi chưa từng được thưởng thức cái thú “trông bánh chưng chờ trời sáng”. Chỉ mãi đến sau này khi về Đà Lạt, tôi mới biết thế nào là giá trị của “ngồi quanh bếp hồng” trong cái rét của vùng cao, khi ông hàng xóm cứ đến những ngày cận Tết lại nấu bánh. Ông không gói bánh chưng, mà là bánh tét chay. Bánh chay để được lâu hơn bánh nhân thịt.

Nên gộp Tết Tây và Tết Ta làm một?

Có nên gộp Tết Dương lịch với Tết ta?

Bánh chưng, hay bánh tét, là thứ bánh ăn chơi (mà no thiệt) mấy ngày Tết, chưng hay tét gì cũng làm bằng nếp, đậu xanh, thịt ba rọi…. Chỉ có mấy ngày, nhưng dân Việt mình ăn Tết… dai lắm. Không kể những ngày nôn nao trước Tết, sau Tết vẫn còn lai rai cả chục ngày. Nhưng bánh chưng thì “thọ” được bao nhiêu ngày?

Câu hỏi thực tế hơn, bảo quản bánh chưng, bánh tét thế nào để còn ăn tết… dai được?

Chuyện xảy ra ở Mỹ năm 2016

Quy định về an toàn thực phẩm ở tiểu bang California (Mỹ) yêu cầu thực phẩm chế biến bày bán phải được bảo quản ở dưới 5 độ hoặc trên 62 độ C. Ở khoảng nhiệt độ này (5-62 độ), vi sinh vật rất dễ phát triển và có thể gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Chẳng hạn, cửa hàng nếu bán bánh sinh nhật, phải bảo quản bánh ở ngăn mát tủ lạnh. Nếu bán bánh bao, bánh phải luôn ở tình trạng được hấp trên bếp..

Nhưng bánh chưng, bánh tét bỏ trong tủ lạnh, người mua lại không thích. Bánh trong tủ lạnh sẽ bị sượng, dân gian gọi là “lại gạo”.

Với quy định này, bánh chưng, bánh tét, kể cả bánh trung thu, coi như không có cửa bày bán ở Mỹ. Nhưng đó lại là những loại bánh truyền thống mà người Việt vẫn thường dùng trong các lễ hội. Tết Nguyên đán không có bánh chưng, tết Trung thu không có bánh nướng, bánh dẻo… thì còn gì là Tết.

Một bà nghị người Mỹ gốc Việt đã dắt cả cậu con trai đến Thượng Viện California để nộp dự luật cho phép bán bánh chưng ở nhiệt độ thường (không cần bỏ vào tủ lạnh). Vận động cả năm, cuối cùng được lưỡng viện thông qua. Thống đốc bang California đã ban hành luật SB 969, nhưng dân Việt bên đó vẫn quen gọi là luật Bánh chưng, có hiệu lực từ 1/11/2017, vừa kịp để người Việt ăn Tết Con khỉ bên Mỹ.

Luật cho phép bày bán bánh chưng ở nhiệt độ thường trong 24 tiếng, kể từ khi nấu xong bánh. Bánh phải được ghi nhãn thành phần sử dụng, tương tự như các loại thực phẩm chế biến ở nhà máy.

Quy định đành phải nhượng bộ văn hóa truyền thống.

Chuyện xảy ra ở Việt Nam cả ngàn năm

24 tiếng, chứ 72 tiếng, với người Việt trong nước cũng chẳng nhằm nhò gì.

Thực ra, tuổi thọ của bánh chưng phần lớn là tùy vào thời tiết. Khí hậu nóng quanh năm như miền Nam chỉ được vài ba ngày. Lạnh như ngoài Bắc được cỡ chục ngày.

Dấu hiệu bị hư của bánh là mốc. Bánh chưng bị mốc từ lá vào trong là coi như bỏ. Nặng hơn, cắt bánh ra, bên trong bị nhớt và có mùi thiu.

Nhân bánh có thịt, hầm cả nửa ngày, nước thịt ngấm ra ngoài, cùng với tinh bột từ nếp và đậu hòa tan lẫn vào nước nấu và vỏ lá. Protein hút nước tạo độ nhớt ở vỏ lá. Khi đó, bánh là môi trường dinh dưỡng hấp dẫn để vi sinh vật phát triển, nhất là nấm mốc. Bánh tét chay để lâu được hơn bánh tét mặn là vì thế.

Để có thể kéo dài thời gian bảo quản bánh, vài cao thủ nấu bánh chưng cho biết như sau:

Rửa lá dong hoặc lá chuối kỹ và để ráo nước trước khi gói.

Nhân bánh càng nằm ở giữa bánh càng tốt. Nhân nằm sát vỏ bánh, có khi thò ra ngoài vỏ, thì bánh dễ hư.

Sau khi nấu bánh, cần rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ nước nhớt bám trên mặt lá.

Ép bằng vật nặng để loại thêm nước (với bánh chưng).

Nhưng đó là công việc của người làm bánh chưng, bánh tét để kéo dài tuổi thọ bánh. Còn người tiêu dùng mua bánh về nhà thì bảo quản thế nào? Nếu người nấu bánh làm không kỹ, làm vội, thì coi như “trong nhờ đục chịu”.

Đúng là bảo quản bánh chưng, bánh tét trong ngăn mát tủ lạnh có hiện tượng “lại gạo”. Nên để bánh còn bọc nguyên lá trong tủ lạnh, hoặc nếu bánh cắt dở, thì bọc mặt cắt bằng màng plastic, để tránh mất nước. Khi ăn, để bánh còn nguyên lá đem hấp lại, hơi nước thoát ra được lá giữ lại sẽ làm mềm bánh. Cũng có thể dùng lò vi ba để hâm lại bánh.

Tết mà nhìn thấy thịt mỡ, bánh chưng bánh tét là tôi… sợ, nhưng sau Tết cả tháng là bắt đầu… thèm. Bởi vậy tôi vẫn thường để bánh chưng trong ngăn (làm) đá tủ lạnh cho chắc ăn. Dĩ nhiên bánh cứng ngắc như đá. Khi muốn ăn chỉ cần rã đông, hấp hoặc chiên lại, ăn cũng chấp nhận được (có thể do lúc đó đói và thèm), nhưng ít ra cũng không thấy sượng.

Sao người ta lại tử tế với dân của họ thế nhỉ?

Tôi không hiểu tại sao các ông dân biểu, nghị sĩ Mỹ ở California lại quan tâm tới thứ bánh truyền thống của một sắc dân chẳng nhiều nhặn gì, chỉ chiếm cỡ 1% dân số ở địa hạt của họ. Vậy mà họ cũng… chiều, ra hẳn một đạo luật được xem là khá linh hoạt so với quy định về an toàn thực phẩm, tạo điều kiện cho người dân làm ăn buôn bán cái loại thực phẩm năm thì mười họa mới ăn.

Mà ra luật bên đó đâu phải đơn giản. Bà nghị khởi xướng, Janet Nguyen, phải soạn thảo dự luật, tham khảo ý kiến các nhà khoa học, vận động đồng liêu, điều trần lên xuống ở cả Thượng viện, Hạ viện mới ra được luật Vietnamese rice cakes.

Bà dân cử này hãnh diện xem đạo luật Bánh chưng là đã vinh danh các truyền thống, phong tục tập quán của người Việt, quảng bá và thừa nhận rộng rãi hơn các nền văn hóa đa dạng.

Còn trong nước, quy định ép các nhà chế biến thực phẩm phải dùng muối trộn iod trong sản xuất, vô lý quá cỡ, mà nhì nhằng cả nửa năm nay vẫn chưa chịu bỏ.

Tết nào, ông hàng xóm ở Đà Lạt cũng biếu tôi hai đòn bánh tét chay, chưng trên bàn thờ. Ông vừa mất năm ngoái. Tết này, tôi không còn dịp ngồi bên nồi bánh tét, nhâm nhi ly rượu, chuyện vãn với ông về Đà Lạt hồi xưa nữa, từ chuyện ông là thợ hồ xây “biệt điện” cho bà Nhu, cho đến chuyện ông là hương chức ở đình làng Mỹ Thành…

Đà Lạt năm nay lạnh bất thường. Lạnh hơn nữa khi không còn “ngồi quanh bếp hồng” nấu bánh tét, với củi thật bự, cháy liu riu. Có những niềm vui thật nhỏ. Mất rồi, thấy tiếc!

Tác giả, có chuyên môn về Hóa học và quản trị chất lượng, đã từng in cuốn tạp bút “Ăn để sướng hay ăn để sợ” (2016) ở Việt Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42893002

 

Các em gái vùng cao bị bán sang TQ

Trẻ em gái tại nhiều vùng núi hẻo lánh của Việt Nam đã và đang trở thành nạn nhân của các vụ buôn người.

Báo cáo của tổ chức Plan International cho hay, nhiều trẻ trong số này chỉ trong độ tuổi từ 13 trở lên, bị lừa bán sang Trung Quốc để làm vợ của những người đàn ông nghèo.

Các bước thường lặp lại. Trẻ em gái từ các vùng quê nghèo bị bắt cóc, hoặc bị lừa gạt, sau đó bị bán qua biên giới.

VN: Người Hmong ‘vươn lên qua đạo Tin Lành’

Anh: Hơn 100 trẻ em Việt từng bị buôn người mất tích

Trẻ em Việt đưa lậu vào Anh mất tích

“Chỉ riêng năm ngoái thôi, huyện Mường Chà chỗ tôi ở đã có ba vụ trẻ em gái bị đưa sang Trung Quốc,” ông Sùng A Chìa, mục sư từ một Hội thánh Tin Lành tại huyện Mường Chà, Điện Biên, nói với BBC qua điện thoại ngày 5/1.

“Bị bắt cóc hay không thì tôi không nghe nói, nhưng bị lừa sang Trung Quốc thì có.”

“Ba em này tuổi từ 14 đến 18. Trong đó em 18 tuổi trước đây thường hay nói chuyện điện thoại [với ai đó], rồi bị lừa sang Trung Quốc.”

“Sau đó em này có quay về. Chính quyền địa phương có tới hỏi thăm.”

“Nhưng hai em kia thì không thấy quay về.”

Cũng theo ông Chìa, việc trẻ em gái bị lừa sang Trung Quốc không phải là do đời sống ở bản quá khó khăn.

“Ở đây cũng khó khăn nhưng không phải là quá tệ. Chủ yếu là do các em thiếu hiểu biết, chưa nghe tuyên truyền về việc này bao giờ.”

Tỉnh Điện Biên, nơi ông Chìa và gia đình sinh sống, chỉ là một trong những tỉnh miền núi Việt Nam nổi cộm với vấn đề buôn bán phụ nữ qua biên giới nhiều năm qua.

Nơi những trẻ em gái ‘mất tích’

Nhiếp ảnh gia Vincent Tremeau đã có chuyến đi thực địa cùng Kirsty Cameron của Tổ chức Plan International đến một làng hẻo lánh gần biên giới Việt Trung, nơi nhiều trẻ em gái ‘mất tích’.

“Nhiều trẻ em gái ở vùng núi phía bắc Việt Nam bị bắt cóc và bán sang bên kia biên giới làm vợ đàn ông Trung Quốc”, bài báo của Vincent Tremeau viết trên BBC News.

Trong phóng sự ảnh của Vincent, có bà Do 56 tuổi đang ngồi bó gối thẫn thờ trong căn nhà cũ.

Ước muốn duy nhất của người phụ nữ đang mắc bệnh hiểm nghèo này là được gặp con gái lần cuối trước khi chết.

Mi, con gái bà, tên Mi, mất tích hai năm nay.

Mi bị bắt cóc đi đang đi chợ. Gia đình chỉ biết khi cô bé rời chợ thì có hai gã đàn ông bám theo. Dân địa phương nói rằng nhiều khả năng cô bé đã bị gả bán cho đàn ông Trung Quốc.

Gia đình bà Do đã tìm con ở khắp Hà Giang nhưng vô ích.

Chưa dừng lại ở đó, sau Mi, ba bé gái khác trong ngôi làng chỉ vỏn vẹn 50 nhân khẩu này cũng bị bắt cóc.

Cuộc sống ở tại cộng đồng này kỳ khó khăn. Một thủ đoạn bọn buôn người sử dụng là bỏ ra hàng tháng để tìm hiểu một cô gái, giả làm bạn hoặc bạn trai, trước khi nói với họ rằng họ có thể giúp họ kiếm được việc làm ở Trung Quốc.

Với niềm tin rằng tiền lương cao hơn và cuộc sống tốt hơn ở đó, nhiều cô gái cho đây là cơ hội để giúp đỡ gia đình nên sẵn sàng đi với họ, cho đến khi nhận ra bị lừa ở bên kia biên giới.

Dinh (18 tuổi) 18 tuổi cũng bị bắt cóc. Khi cô 15 tuổi, cô cùng bạn là Lia được cho đi nhờ về nhà để khỏi phải đi bộ đường xa. Tuy nhiên, các cô gái nhanh chóng nhận ra rừng họ bị đưa đi sai đường.

Cô bị đưa đến Trung Quốc, bị nhốt trong một căn nhà và chụp hình cho người mua. Mặc dù Dinh đã bỏ trốn sau tám tháng, Lia vẫn chưa trở lại.

‘Nỗi mất mát mơ hồ’

Các gia đình có người mất tích chịu cái gọi là “sự mất mát mơ hồ” – một thuật ngữ do nhà tâm lý học Pauline Boss đặt ra và được miêu tả là một trong những cảm giác đau đớn nhất bởi vì có rất ít khả năng có một ‘cái kết’ cho tình trạng này, theo bài báo của Vincent Tremeau.

Những người bị ảnh hưởng trải qua một loạt các cảm xúc mãnh liệt và liên tục biến động: đau khổ, bối rối, đau đớn, tuyệt vọng, buồn bã, thất vọng, bất lực, hy vọng.

Những cảm xúc này – kết hợp với sự chờ đợi tin tức không hồi kết – có thể tàn phá sức lực và khiến những người ở lại suy nhược.

Thường xuyên tìm kiếm câu trả lời, nhưng không chắc chắn về nơi ở và số phận của người mất tích, gia đình không thể thương tiếc sự mất mát của họ theo cách mà một người nào đó có thể chịu đựng được một sự mất mát.

Trong khi đó, nhiều trẻ em gái, trong đó nhiều em mới 13 tuổi, tiếp tục là nạn nhân của bọn buôn người, bị bắt cóc, đưa sang Trung Quốc để bán ‘làm vợ’.

Theo Tổ chức Plan International về quyền trẻ em, kiểu hôn nhân cưỡng bức này dù tăng chậm nhưng đều đặn trong thập kỷ qua.

Chính phủ Việt Nam ước tính có khoảng 300 vụ buôn người chỉ trong vòng ba tháng đầu năm 2017.

Trong khi đó, tổ chức Child Helpline nhận được gần 8.000 cuộc gọi liên quan đến các vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em gái qua biên giới trong suốt ba năm qua.

Cần phối hợp giữa hai chính phủ

“Hiện giờ không có cơ quan nào có thể nêu được hàng năm ở Việt Nam có bao nhiêu người bị buôn bán sang biên giới, bao nhiêu người đi qua biên giới để làm ăn để chủ ra xu thế là nó tăng vọt hay không”, bà Bà Khuất Thu Hồng, chuyên gia về bình đẳng giới nói với BBC từ Hà Nội ngày 5/2.

“Tuy nhiên, qua các thông tin từ báo đài, tôi được biết kẻ buôn người nay đã lợi dụng công nghệ thông tin như Facebook, Zalo để lừa gạt, bán trẻ em gái qua biên giới.”

“Có một thực tế là điều kiện ở các khu vực miền núi phía Bắc đặc biệt khó khăn so với các khu vực khác.”

“Trẻ em gái phải bỏ học sớm do điều kiện tiếp cận với trường sở hạn chế, nhận thức về học hành cho trẻ em cũng hạn chế, rồi do phong tục tập quán như kết hôn sớm cũng ảnh hưởng đến việc học hành của các em. Nhiều em còn không nói được tiếng Kinh.”

“Như vậy có thể giả định là việc tiếp cận thông tin của các em cũng hạn chế, dễ khiến bị người ta lừa gạt rằng qua biên giới cuộc sống sẽ tốt hơn, thu nhập tốt.” “Trong bối cảnh đó, những giải pháp cơ bản nhất để nâng cao nhận thức cho đối tượng này là hỗ trợ để trẻ được đi học.”

“Trường sở có chương trình truyền thông bằng tiếng dân tộc để họ nắm được thông tin càn thiết, tránh được cạm bẫy.”

“Nâng cao sinh kế để họ yên tâm ở lại quê hương làm việc.”

“Thật ra thì rất khó để nói làm thế nào giữ chân được họ. Vì thu nhập thế nào là cao rất khó để nói. Người ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội vẫn đi tìm kiếm những chỗ có thu nhập cao hơn.”

“Về lâu dài thì tôi nghĩ chính phủ hai nước [Việt Nam – Trung Quốc] nên có chương trình phối hợp để hỗ trợ, cùng nhau giải quyết vấn đề này. Cần làm sao để có sự hợp tác tốt hơn giữa lực lượng biên phòng hai bên tại các vùng biên giới.”

.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42941333

 

Người Ba Lan suýt ngăn được Cuộc chiến VN?

Trong Cuộc chiến Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan đã có một vai trò ngoại giao nhất định trong Ủy ban Đình chiến với hoạt động cả ở Hà Nội và Sài Gòn.

Đại sứ Mieczyslaw Maneli, người hai lần làm việc tại Ủy ban Đình chiến còn được một số báo Ba Lan ca ngợi là “từng có cơ hội ngăn cuộc chiến Việt Nam bùng nổ”.

Nhưng sự thực lịch sử thì không đơn giản như vậy, theo tìm hiểu của nhà báo Nguyễn Giang:

Giáo sư luật Mieczyslaw Maneli nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh ở vai trò trưởng phái bộ Ba Lan trong Ủy ban Đình chiến sau Hiệp định Geneva về Việt Nam.

Ông sang Việt Nam tổng cộng 5 năm (1954-55 và 1962-64) và kể lại các hoạt động này trong cuốn ‘War of the Vanquished: A Polish Diplomat in Vietnam‘, xuất bản năm 1971 ở Phương Tây, khi ông đã rời Ba Lan đi sống lưu vong.

Khi sang Việt Nam, ngoài công việc ở Ủy ban Đình chiến, ông Maneli còn theo dõi quan hệ Xô – Trung vốn nhiều mâu thuẫn sau khi Stalin chết cho chính phủ Ba Lan.

Ông đã gặp Cố vấn Ngô Đình Nhu tại Dinh Độc Lập năm 1963 với một đề nghị làm trung gian để Sài Gòn và Hà Nội đối thoại trực tiếp, trước khi Hoa Kỳ đổ quân vào.

Các sử liệu báo Ba Lan giới thiệu cho hay ông Maneli đã gặp ông Nhu “ít ra là vài lần”.

Ông Maneli, người thạo tiếng Pháp, cũng gặp các ông Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng và Quốc vương Sihanouk trong các lần đến châu Á.

Theo chính những gì Mieczyslaw Maneli viết lại thì năm 1963 là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đối đầu Nam-Bắc Việt Nam.

Hoa Kỳ thời JF Kennedy đã tăng sự hiện diện của các cố vấn quân sự tại Nam Việt Nam lên nhưng chưa quyết định đem quân tác chiến vào chống cộng sản.

Các tài liệu Phương Tây và của người Việt xuất bản ở hải ngoại có nói đến tiếp xúc giữa ông Ngô Đình Nhu và lãnh đạo cộng sản miền Nam, ông Phạm Hùng.

Nhưng đó chỉ là tiếp xúc mang tính thăm dò ở địa phương.

Còn tiếp xúc cao cấp hơn, với đại sứ Ba Lan làm trung gian, hẳn phải có lý do chiến lược của cả chính phủ Ngô Đình Diệm và chính phủ Hà Nội.

Thời điểm diễn ra vài lần trao đổi giữa ông Maneli với ông Nhu ở Sài Gòn, sau khi ông Maneli đã gặp Phạm Văn Đồng ở Hà Nội trước đó, là rất đáng chú ý.

Trong ‘Choosing War: The Lost Chance for Peace and the Escalation of War in Vietnam’, Frederik Logevall viết rằng chế độ Ngô Đình Diệm ngày càng thấy sức ép, thậm chí thái độ thù địch từ Hoa Kỳ tăng lên, và một ‘lá bài’ của ông Nhu là việc nói chuyện với Hà Nội.

Về phía miền Bắc, mất mùa năm đó tệ nhất kể từ 1954 khiến Hà Nội không muốn phụ thuộc vào sự làm ơn của Liên Xô và Trung Quốc khi xin viện trợ lương thực.

Nếu có trao đổi kinh tế, miền Bắc sẽ nhận lương thực từ miền Nam chứ không phải từ các đồng minh đang mâu thuẫn và có các tính toán riêng.

Lúa gạo là một động cơ để nói chuyện với miền Nam, như nhà báo thân cộng sản người Úc, ông Wilfred Burchett, cho biết chính Hồ Chí Minh đã nói với ông ta như thế.

Đại sứ Maneli ghi nhận bối cảnh đó trong một báo cáo viết về Warsaw:

“Căn cứ vào thông tin tôi nhận được hoàn toàn mang tính riêng tư ở miền Bắc, hoàn toàn có thể kết luận rằng một số cuộc nói chuyện Ngô – Hồ đã bắt đầu, thông qua những người được miền Bắc ủy nhiệm trực tiếp.”

Không nhận được phản đối từ Ba Lan, ông bắt đầu công việc này.

Các tài liệu của nhân chứng VNCH sau in ở nước ngoài cũng nói vào mùa hè năm 1963, Sài Gòn đầy các các tin đồn rằng ông Nhu thương thảo gì đó với Hà Nội.

Theo Logevall, các trao đổi này không hẳn là bí mật, và ngoài Maneli còn có Roger Laloulette (đại sứ Pháp) và Ramchundur Goburdhun (đại biểu Ấn Độ thuộc Ủy ban Đình chiến), biết và chia sẻ niềm tin tương tự về viễn cảnh thương thảo Nam – Bắc.

Mặt khác, có vẻ rằng lãnh đạo hai bên lo ngại viễn cảnh Hoa Kỳ cứ đổ quân vào, bất chấp phản đối của Sài Gòn.

Sir Robert Thompson, chuyên gia Anh giúp Sài Gòn trong chương trình Ấp Chiến lược thì ghi nhận rằng lúc đó, ông Hồ ‘sẵn sàng trả bất cứ giá nào’ để Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam.

Hà Nội lo ngại về rạn nứt Trung – Xô và sợ rằng nếu chiến tranh leo thang, miền Bắc Việt Nam sẽ thành chiến trường giữa quân Mỹ và Trung Quốc.

Ngăn được cuộc chiến?

Và như một bài trên trang wp.pl hồi 2015 viết lại, ông Mieczyslaw Maneli “từng nỗ lực ngăn lại cuộc chiến Việt Nam” trước khi nó xảy ra.

Điều đáng chú ý là các hoạt động của trưởng đoàn Ba Lan đã xảy ra không thông báo với người Nga, theo các báo Ba Lan.

Tin tức về các cuộc gặp Maneli- Ngô Đình Nhu được phía Ba Lan báo cho người Mỹ thông qua đại sứ J. K. Galbraith ở Ấn Độ.

Voi VN lên tàu Ba Lan ra Bắc rồi đi đâu?

Vì sao Tổng thống Ba Lan thăm VN?

Tranh cãi về trận Liên Xô đánh Ba Lan

Theo một tài liệu nghiên cứu của Margaret Gnoinska, thì phía Mỹ lại tưởng đó là sáng kiến đến từ Moscow.

Kết cục thì Moscow đã ra lệnh cho Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan, Adam Rapacki, chấm dứt ngay các việc như vậy.

Các tài liệu ngày nay cho hay sau khi thông tin này lộ ra, các lãnh đạo Ba Lan tại Warsaw vô cùng hoảng sợ vì lo Moscow phật lòng.

Moscow không hề muốn có những tiếp xúc như thế, và câu chuyện “hòa giải” giữa hai miền Nam – Bắc Việt Nam được xếp vào mục ‘sáng kiến riêng’ của đại sứ Maneli và chấm dứt ở đó.

Không lâu sau các cuộc gặp cuối hè 1963, hai anh em ông Diệm – Nhu bị giết ở Sài Gòn, và vài tuần sau nữa, Tổng thống JF Kenney bị bắn chết tại Dallas, Hoa Kỳ.

Lyndon B. Johnson lên làm tổng thống và sang năm 1964, ông đã ‘dùng vụ Vịnh Bắc Bộ’ để có ủy quyền của Hạ viện cho hoạt động quân sự chống lại Bắc Việt.

Vào tháng 3/1965 Johnson đưa 3500 thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đến Nam Việt Nam.

Trong vài tháng sau, ông chuẩn thuận để triển khai tới 175 nghìn quân tác chiến.

Con số này còn tăng sau đó cùng sự leo thang của cuộc chiến Việt Nam.

Miền Bắc cũng đưa quân vào Nam ngày càng nhiều và cuộc chiến lên đến đỉnh điểm bằng trận Tết Mậu Thân 1968.

Nhà ngoại giao ‘khác thường’

Mieczyslaw Maneli không phải là một nhà ngoại giao bình thường.

Sinh năm 1922 ở Miechow, Ba Lan, ông Maneli là giáo sư công pháp quốc tế tại Khoa Luật, Đại học Tổng hợp Warsaw và đã có nhiều tác phẩm trong lĩnh vực này.

Ông thuộc thế hệ trí thức Ba Lan lớn lên trong nền văn hóa dân chủ tư sản châu Âu trước Thế chiến 2 và được các tài liệu tiếng Anh mô tả là người “văn minh, hài hước, có quan điểm xã hội dân chủ và nhân văn” (urbane, witty, a social democrat and self-styled humanist).

Ông lên được vị trí cao trong ngành ngoại giao CHND Ba Lan “không phải qua bộ máy của Đảng Cộng sản, mà nhờ hoạt động du kích chống phát-xít trong Thế Chiến 2, và tài năng ngành luật”.

Khi Tổng Bí thư Đảng CS được dân mến

Nhà Ngô thứ nhì nằm xuống loạn lạc nổi lên

Nghệ sỹ Việt Nam và Thái Lan đến Warsaw

Thạo các ngoại ngữ châu Âu, ông cũng đánh giá cao vai trò của quân đội Hoa Kỳ đã cứu châu Âu khỏi thảm họa phát-xít.

Chính vì thế, trong toàn bộ giai đoạn có mặt tại Việt Nam, ông chưa bao giờ phê phán người Mỹ.

Chẳng hạn, khi Bắc Kinh và Hà Nội yêu cầu ông nêu ra các cáo buộc nhắm vào hoạt động rải chất da cam của quân đội Hoa Kỳ, coi nó làm ‘đối trọng’ cho cáo buộc Bắc Việt Nam đưa quân đội xâm nhập lãnh thổ VNCH, ông đã từ chối.

Mieczyslaw Maneli nêu quan điểm rằng ông không thấy có bằng chứng quân đội Mỹ làm gì khác ngoài việc rải chất diệt cỏ.

Tuy là đại sứ cho một nước cộng sản, ông cũng ghi lại các quan sát cá nhân sắc bén về những nước ‘đồng minh’.

Chẳng hạn về quan chức Trung Quốc, ông cho rằng họ là ví dụ “kinh khủng nhất về sự thô bạo ngoại giao”.

Và so với họ thì người Nga “dễ chịu hơn nhiều”.

Còn về Bắc Việt Nam, ông viết rằng đó là “một máy quan liêu trùng điệp”.

Động cơ ‘làm trung gian hòa giải’ là gì?

Các tài liệu sau này đã nói rõ hai phe cộng sản và tư bản, nhất là Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc không hề ủng hộ cho một cuộc đối thoại Hà Nội – Sài Gòn.

Có vẻ như ông Mieczyslaw Maneli biết thế nhưng vẫn cố gắng đi lại giữa Hà Nội và Sài Gòn để làm việc mà ông tin rằng sẽ giúp cho Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm tìm ra một giải pháp ngăn được cuộc chiến.

Ngày nay chúng ta thấy rõ các cấp trên của ông Maneli ở Ba Lan cũng không hề có một chính sách can thiệp vào vấn đề quốc tế như ông tự làm ở Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Margaret Gnoinska cho rằng mọi thứ ông Maneli làm “chỉ hoàn toàn dựa vào tiêu chuẩn, giá trị đạo đức cá nhân”.

Cuộc đời Mieczyslaw Maneli có thể lý giải phần nào động cơ của ông.

Ông Dzerzhinsky được dựng tượng ở VN là ai?

Cực hữu biểu tình ở Ba Lan và Hungary

Nguồn gốc Ba Lan giúp gì cho Angela Merkel?

Ông từng bị cầm tù ở biệt khu (ghetto) ở Warsaw, nơi Đức giam người Do Thái trước khi đưa họ đến các lò thiêu, và thoát chết khi đã vào trại Auschwitz.

Có thể ông nghĩ về chiến tranh, về sự hủy diệt theo cách khác những chính trị gia cùng thời muốn dùng Chiến tranh Lạnh là địa bàn để tranh giành ảnh hưởng.

Không loại trừ khả năng ông hiểu được số phận đôi khi vô vọng của các dân tộc bé nhỏ trước sức ép của các đại cường.

Năm 1968, khi đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan tung ra phong trào ‘chống chủ nghĩa Zionism’ ông Maneli đã bị thanh trừng và phải đi sống lưu vong.

Năm 1984, khi Ba Lan và Đông Âu vẫn còn trong Chiến tranh Lạnh, Mieczyslaw Maneli đã xuất bản cuốn sách ‘Tự do và Bao dung’ (Freedom and Tolerance).

Tác phẩm của Maneil đánh giá nền tảng triết học cho một xã hội đa nguyên, dân chủ và bao dung, và sau thành sách giáo khoa ở nhiều trường Phương Tây.

Nỗ lực cá nhân ‘cứu vãn Việt Nam’ khỏi chiến tranh của Mieczyslaw Maneli thực ra đã hoàn toàn thất bại.

Ba Lan và Cuộc chiến Việt Nam

Kể từ khi tham gia Ủy ban Đình chiến cho đến nhiều năm sau này, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan sau đó hoàn toàn vào cuộc về phía miền Bắc Việt Nam.

Trong hàng trăm quân nhân Ba Lan luân phiên đến Ủy ban Đình chiến, gồm cả trung tá Ryszard Kuklinski (sau lên đại tá), ‘kẻ phản bội nổi tiếng’.

Tết Mậu Thân: sỹ quan Ba Lan gặp ai ở Sài Gòn?

Hồ sơ JFK: KGB, Johnson và Ngô Đình Diệm

Bà Trần Lệ Xuân qua lời kể và bình luận

Ông tiếp xúc lần đầu với CIA ở Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân 1968 và sau làm gián điệp cho Mỹ trước khi đào tẩu khỏi Ba Lan năm 1981.

Ngoài ra có 2500 cán bộ, chuyên gia, bác sỹ, thủy thủ Ba Lan đã sang Việt Nam hỗ trợ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhận nhiệm vụ của Ủy ban Đình chiến, tàu thủy Kilinski của Ba Lan đã chở quân đội cộng sản từ miền Nam ra Bắc tập kết trong năm 1955 và một số đồng bào Công giáo Thanh Hóa di cư vào Nam.

Trở lại Việt Nam năm 1972, tàu Kilinski cùng hai tàu Ba Lan: Jozef Konrad và Moniuszko chở hàng cho Bắc Việt Nam bị kẹt lại ở Hải Phòng đến 1973 vì Mỹ phong tỏa cảng.

Một số cây bút thiên tả nổi tiếng của Ba Lan như bà Monika Warnenska còn đi từ Bắc Việt vào cả chiến trường miền Nam để viết phóng sự.

Nhà báo Daniel Passent, ngôi sao truyền hình Grzegorz Woźniak, nhà soạn nhạc Robert Satanowski…đều từng sang Bắc Việt Nam thời chiến.

Cảm nhận của họ về chiến tranh ở Việt Nam hẳn cũng đem lại cho công chúng Ba Lan cùng thời một cái nhìn.

Nhưng với người Việt Nam ngày nay thì các hoạt động đó lu mờ trước nghĩa cử ‘ngăn chặn chiến tranh’ tuy bất thành của Mieczyslaw Maneli.

Xem thêm Cuộc chiến Việt Nam và trận Tết Mậu Thân:

Phong trào phản chiến Mỹ sau Tết Mậu Thân

Mậu Thân: ‘Cái chết ám ảnh’ trước Dinh Độc Lập

USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế

Xem thêm nguồn bên ngoài về Mieczyslaw Maneli trên New York TimesĐàn Chim ViệtDiễn Đàn Người DânWp.plWoodrow Wilson Center..

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42610906

 

Trịnh Xuân Thanh bị tuyên chung thân lần hai

Hôm 5/2, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tuyên ông Trịnh Xuân Thanh thêm án chung thân về tội “Tham ô tài sản.”

Cũng trong phiên tòa này, ông Đinh Mạnh Thắng, em trai ông Đinh La Thăng, bị tuyên 9 năm tù với cùng tội danh.

Vì sao Trịnh Xuân Thanh lại xin qua Đức?

Ông Trịnh Xuân Thanh liên tiếp ra tòa

VN còn ‘thẩm quyền’ xét xử ông Thanh?

Báo VN: ‘Trịnh Xuân Thanh nhận vali tiền’

Báo Dân Trí ghi nhận: “Buổi tuyên án diễn ra chậm 40 phút so với dự kiến. Hệ thống âm thanh trong phòng theo dõi phiên xử qua màn hình dành cho báo chí gặp trục trặc. Trong khoảng 10 phút đầu, phóng viên chỉ thấy hình, không có tiếng, sau đó có tiếng nhưng rất nhỏ, phóng viên không nghe được.”

Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh tường thuật: “Hội đồng Xét xử nhận định rằng các cơ quan tố tụng đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Tài liệu trong hồ sơ vụ án hoàn toàn hợp pháp. Hội đồng Xét xử cho rằng việc sửa chữa lời khai của Trịnh Xuân Thanh đã được điều tra viên giải trình, theo đó việc sửa chữa này là theo yêu cầu của chính bị cáo Thanh.”

Cáo buộc “tham ô tài sản” xảy ra trong vụ chuyển nhượng cổ phần bất động sản tại dự án Nam Đàn Plaza của Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).

Cáo trạng nêu ông Thanh và bảy bị cáo “chiếm đoạt 49 tỷ đồng tiền chênh lệch trong thương vụ này.”

Riêng ông Thanh bị cáo buộc “tham ô 14 tỷ đồng.”

Vì sao hai luật sư của ông Thanh rút lui?

Tuyên bố của Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh

Vụ Trịnh Xuân Thanh và ‘uy tín của VN’

VN ‘chặn luật sư Đức của ông Trịnh Xuân Thanh’

Vì sao Đức yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh?

Phản hồi từ luật sư

Trả lời BBC hôm 5/2, Luật sư Nguyễn Văn Quynh, Hãng Luật Hưng Yên, một trong những người bào chữa cho ông Thanh, nói: “Sáng nay tôi không dự tòa, nhưng nghe các luật sư khác nói lại rằng tòa tuyên không có logic, nghe buồn cười.”

“Tại phiên tòa, chúng tôi đặt rất nhiều câu hỏi với Viện Kiểm sát để làm rõ nhưng họ không tranh luận lại.”

“Về chuyên môn, chúng tôi không thỏa mãn với cáo buộc ông Thanh là chủ mưu tham mưu vụ án thứ hai này.”

“Về tố tụng, vụ án này không đủ điều kiện khởi tố vụ án với ông Thanh về hành vi cách đây tám năm.”

“Về nội dung, không có nội dung nào khác ngoài hai lời khai buộc tội ông Thanh mà những lời khai này có trong một phiên tòa khác hồi năm 2017 (không có mặt ông Thanh) nhưng giờ những người khai đó giờ lại phủ nhận.”

“Trong vụ án này, ông Thanh chỉ là người quản lý, phát triển bảo toàn vốn theo điều lệ cũng như quy định pháp luật về công ty có sở hữu của Nhà nước.”

“Chúng tôi đề nghị Viện Kiểm sát làm rõ việc làm sao ông Thanh có quyền chỉ đạo và chi phối nhưng Viện Kiểm sát đã không thể đưa ra bằng chứng.”

“Về lời khai ông Thanh nhận vali 14 tỷ, chúng tôi cho rằng không thể để số tiền này với nhiều mệnh giá trong một vali để vừa trên ngăn hành lý xách tay của máy bay. Rất tiếc Viện Kiểm sát cho rằng không cần thiết để thực nghiệm việc này.”

“Hội đồng Xét xử đã không đánh giá hết toàn diện các quan điểm mà luật sư đề nghị tranh luận cũng như đưa ra bằng chứng cho thấy ông Thanh không có hành vi tham ô.”

“Về cả hai bản án chung thân dành cho ông Thanh trong hai vụ án này, các luật sư chúng tôi cho rằng không có căn cứ để tuyên ông ấy phạm tội.”

Đề cập về việc gia đình ông Thanh đã nộp khoản tiền khắc phục 4 tỷ đồng trước khi phiên tòa đầu tiên diễn ra, luật sư Quynh nói: “Ông Thanh đồng ý cho gia đình nộp khoản này nhưng với trách nhiệm là người đứng đầu PVC để xảy ra tình trạng để cấp dưới rút ruột công trình.”

“Chứ ông ấy hoàn toàn không nhận tội ‘Cố ý làm trái'”

“Khả năng cao là ông Thanh tiếp tục kháng cáo bản án thứ hai này.”

“Ông ấy rất quyết liệt, không nhận tội, còn buộc tội thế nào thì đó là quyền của cơ quan tố tụng.”

‘Yêu cầu đặc biệt’

Trước đó, trả lời BBC, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông, nói: “Chắc chắn hai vụ án hình sự về tội danh “Cố ý làm trái…”, “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVN và PVC và vụ “Tham ô tài sản” tại PVP Land có khối lượng hồ sơ rất lớn.”

“Tuy nhiên, hai vụ này lại được đưa ra xét xử cách nhau hai ngày là sẽ là áp lực rất lớn đối với bản thân các bị cáo và các luật sư bào chữa cho họ.” “Tôi thật sự khâm phục các luật sư nào đã nhận tham gia cả hai vụ án này.”

“Thông thường, chúng ta ít thấy các vụ án lớn được xếp lịch xét xử cận với nhau vậy. Rõ ràng đã có những yêu cầu đặc biệt tác động đối với lịch xét xử.”

Hôm 2/2, ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh đã làm đơn kháng cáo bản án trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVN và PVC.

Truyền thông Việt Nam ghi nhận, hầu hết các bị cáo đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường mà bản án ngày 22/1 đã tuyên. Riêng ông Trịnh Xuân Thanh “kháng cáo kêu oan.”

“Bị cáo Thanh đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại về cả trách nhiệm hình sự và dân sự. Ông Trịnh Xuân Thanh cho rằng, bản thân không tham gia vào các hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản như bản án sơ thẩm đã tuyên,” VietnamNet tường thuật.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42935450

 

Chuyên gia Biển Đông bị kỷ luật vì bài trên Facebook

Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Đà Nẵng ngày 5/2/2018 quyết định xử lý kỷ luật đối với ông Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng.

Truyền thông trong nước loan tin ông Trần Đức Anh Sơn bị kỷ luật vì đã đăng tải bài viết trên mạng xã hội mà nội dung bị cơ quan chức năng cho là sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng và pháp luật nhà nước.

Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Đà Nẵng cho rằng vi phạm của ông Sơn là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân các Đảng viên.

Ông Trần Đức Anh Sơn được nhiều người biết đến về những công trình nghiên cứu Biển Đông của ông.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, người có nhiều bài nghiên cứu về Biển Đông và hải đảo Việt Nam, vào chiều tối 5/2 cho RFA biết sự việc còn rất mới mẻ, và trong quyết định kỷ luật của Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Đà Nẵng không ghi rõ cụ thể bài viết nào của ông Trần Đức Anh Sơn bị cho là có nội dung sai phạm.

“Bây giờ không ai biết nội dung cụ thể là chuyện gì, nhưng so với công trạng của Sơn trong vấn đề đấu tranh bảo vệ biển đảo, tất cả công sức của Sơn ở trong cũng như ngoài nước trong 10 năm nay, cho dù có bị 1 khuyết điểm đi nữa thì nói nhỏ nhẹ với nhau chứ tại sao lại đem ra kỷ luật. Đóng góp rất lớn như thế mà đi kỷ luật, cảnh cáo Đảng thì ai đóng góp cho đất nước này nữa đây? Mà có những trường hợp khác động trời hơn mà lại phá lệ?

Cái vụ này nó không có nghiêm trọng gì. Nó chỉ là quan điểm học thuật thôi chứ không phải là bôi xấu hay nói xấu gì hết.”

Cũng trong ngày 5/2, Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Đà Nẵng cũng quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 4 vị cán bộ lãnh đạo quản lý còn lại bị là bà Trần Thị Kim Oanh, phó trưởng Ban Nội chính Thành ủy; ông Trần Huy Đức, bí thư Đảng ủy, chánh Thanh tra Thành phố; bà Lê Thị Thu Hạnh, bí thư Đảng ủy, phó giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố;  và ông Trần Văn Chung, bí thư chi bộ, trưởng phòng an ninh kinh tế, Công an thành phố Đà Nẵng.

Những người này bị cho là vi phạm những điều đảng viên không được làm; sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị không đúng với quy định.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Scs-expert-punished-for-facebook-status-02052018072655.html

 

Boeing tiếp cận Việt Nam về thiết bị quân sự

Hãng chế tạo máy bay dân dụng và quân sự hàng đầu thế giới cho biết đã có những đối thoại khởi đầu với Việt Nam sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí vào năm 2016.

Reuters dẫn lời Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh về Quốc phòng và Không gian của Boeing, ông Gene Cunningham, cho biết hôm 5/2:

“Chúng tôi đã đến Việt Nam nhiều lần để trao đổi, nhưng chúng tôi vẫn còn đang trong giai đoạn xác lập”.

Trả lời trước cuộc triển lãm hàng không lớn nhất châu Á ở Singapore, ông Cunningham cho biết thêm rằng Boeing sẽ tuân thủ chặt chẽ các thủ tục kiểm soát xuất khẩu đặc biệt áp dụng cho tất cả các sản phẩm quân sự của Mỹ.

Theo lời đại diện của Boeing, hãng máy bay này đang có những cuộc thảo luận trên khắp châu Á về những vụ mua bán thiết bị quốc phòng trong tương lai, như trực thăng tấn công ở Philippines và Thái Lan.

Boeing cũng bày tỏ quan tâm đến một cuộc đấu thầu máy bay tại Canada, bất chấp những bất đồng gần đây khi Boeing khiếu nại hãng chế tạo máy bay của Canada, Bombardier, bán phá giá máy bay trên thị trường Mỹ. Một Ủy ban Thương mại của Mỹ đã bác bỏ khiếu nại này hôm 26/1.

Boeing sẽ có thời hạn đến ngày 9/2 để quyết định tham gia đấu thầu 88 máy bay trị giá từ 15 tỷ đến 19 tỷ đôla Canada (tương đương 12,1 tỷ đến 15,3 tỷ đôla Mỹ).

https://www.voatiengviet.com/a/boeing-tiep-can-viet-nam-ve-thiet-bi-quan-su/4239421.html

 

Trung Quốc giải cứu 17 cô dâu Việt Nam

17 phụ nữ Việt Nam bị bán tại Trung Quốc đã được giải cứu trong một loạt các cuộc đột kích vào mạng lưới buôn người xuyên biên giới, Đài truyền hình Trung Quốc, CCTV, đưa tin hôm 4/2.

Có tất cả 60 người, gồm cả những kẻ buôn người và người mua, đã bị bắt trong cuộc đột kích tại 8 tỉnh của Trung Quốc hồi năm ngoái, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ngày 4/2.

Cảnh sát đã mở cuộc điều tra vào tháng Hai năm ngoái khi một đôi nam nữ đi tàu lửa bị phát hiện dùng chứng minh thư giả ở thị trấn biên giới Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam.

Cảnh sát thêm nghi ngờ khi người đàn ông tỏ ra lo lắng và người phụ nữ không thể trả lời các câu hỏi.

Bản tin truyền hình Trung Quốc nói rằng người đàn ông cuối cùng thừa nhận rằng người phụ nữ đi cùng đến từ Việt Nam và họ đã sử dụng chứng minh thư giả cũng như ông ta đã mua người phụ nữ này làm vợ.

Trong số những người bị bắt có hai người môi giới, một phụ nữ Việt Nam và “chồng” của cô, quê ở Hà Nam.

Bản tin cho biết, nhân vật cầm đầu đường dây này là một công dân Việt Nam tên Pham, người quản lý hơn một chục kẻ môi giới mua bán phụ nữ trên khắp Trung Quốc.

Trong những tháng sau đó, cảnh sát đã tiến hành điều tra ở các tỉnh khác nhau, bao gồm tỉnh Giang Tây, An Huy và Hà Nam để giải cứu các nạn nhân và bắt thủ phạm buôn người.

Những phụ nữ trên đã được hồi hương về Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-giai-cuu-17-co-dau-vietnam/4239357.html

 

Vợ con ông Trịnh Xuân Thanh

‘không muốn về Việt Nam’

Viễn Đông

Gia đình của ông Trịnh Xuân Thanh “không có ý định” từ Đức về Việt Nam thăm cựu quan chức dầu khí mới bị Việt Nam kết án tù chung thân lần hai vì không hy vọng vào chính quyền trong nước, theo luật sư.

Đây là phiên tòa không công bằng, không có sự độc lập về tư pháp và bản án đã rõ ngay cả trước khi diễn ra phiên xử.

Nữ luật sư Schlagenhauf nói.

Trong phiên tòa thứ hai cũng về tội tham ô thời còn nắm Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, ông Thanh hôm 5/2 bị kết án tù chung thân.

Về bản án này, nữ luật sư người Đức của cựu quan chức tỉnh Hậu Giang, bà Petra Isabel Schlagenhauf, cho VOA tiếng Việt biết rằng bà vẫn giữ quan điểm như đã nêu đối với một phiên xử khác hồi tháng trước mà ông Thanh cũng bị kết án tù chung thân.

“Đây là phiên tòa không công bằng, không có sự độc lập về tư pháp và bản án đã rõ ngay cả trước khi diễn ra phiên xử”, bà nói.

Nữ luật sư người Đức này nói thêm rằng “Việt Nam đang tìm cách che giấu việc bắt giữ thân chủ của tôi bằng những phiên tòa dàn dựng và phô diễn, không giống như tại các nước có pháp quyền”.

Phía Đức năm ngoái cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh trong khi Việt Nam nói rằng ông “tự thú”.

Việc ông Thanh liên tiếp đề nghị được về Đức gặp vợ con sau khi tuyên án là phi lý và không có cơ sở pháp lý.

Báo Đất Việt nhận định.

Tuần trước, nói lời cuối cùng trước tòa, ông Thanh cho biết ông có nguyện vọng là sau khi bị kết án, ông “được cho về gần với vợ con”, và “nếu có chết thì chết trong vòng tay vợ con”.

Hôm 3/2, tờ Đất Việt đăng bài viết nói rằng việc ông Thanh “liên tiếp đề nghị được về Đức gặp vợ con sau khi tuyên án là phi lý và không có cơ sở pháp lý”, nhưng việc vợ con ông về thăm là “điều dễ dàng”.

Ông Trịnh Xuân Thanh lại muốn ‘gần vợ con’ ở Đức

Luật sư Đức của ông Thanh nêu đích danh Tổng bí thư Trọng

Bà Schlagenhauf cho biết rằng bà “vẫn giữ liên lạc” với người nhà của cựu quan chức này ở Đức và họ biết “nguyện vọng” của ông Thanh.

Gia đình ông ấy biết rằng họ không thể hy vọng gì từ lãnh đạo Việt Nam hiện nay và hy vọng rằng chính phủ Đức cũng như cộng đồng quốc tế có thể giúp đỡ bằng cách nói rõ cho Việt nam rằng điều này không thể chấp nhận được.

Luật sư Schlagenhauf nói.

“Gia đình ông ấy biết rằng họ không thể hy vọng gì từ lãnh đạo Việt Nam hiện nay và hy vọng rằng chính phủ Đức cũng như cộng đồng quốc tế có thể giúp đỡ bằng cách nói rõ cho Việt nam rằng điều này không thể chấp nhận được”, nữ luật sư nói.

“Một lần nữa, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi ủng hộ mọi hành động của chính phủ Đức nhằm giải quyết vụ việc liên quan tới thân chủ của tôi”.

Một nguồn tin chính thống trong Bộ Ngoại giao Đức cho VOA tiếng Việt biết rằng chính quyền Berlin “ghi nhận cả hai phán quyết”.

“Chúng tôi biết rằng các luật sư bào chữa cho ông Thanh đã kháng án trong phiên xử đầu tiên. Vì thế, hiện chúng tôi chưa có quyết định cuối cùng”, nguồn tin này nói.

“Chúng tôi hoan nghênh việc các quan sát viên quốc tế có thể dự phiên tòa. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng thấy đáng tiếc rằng truyền thông quốc tế không được cho phép vào phiên tòa và luật sư Đức của ông Thanh không được cho nhập cảnh vào Việt Nam dự phiên tòa”.

Ngoài ông Thanh, ông Đinh Mạnh Thắng, em trai của ông Đinh La Thăng, hôm 5/2 cũng đã bị kết án 9 năm tù giam trong vụ xử “tham ô tài sản tại Công ty Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land)”.

Theo truyền thông trong nước, cả ông Thăng và ông Thanh đều kháng cáo bản án dành cho mình hồi tháng trước.

https://www.voatiengviet.com/a/vo-con-ong-trinh-xuan-thanh-khong-muon-ve-viet-nam/4239272.html

 

Mỹ kêu gọi Việt Nam thả tù nhân vấp ‘cáo buộc mơ hồ’

Hoa Kỳ mới lên tiếng kêu gọi Việt Nam phóng thích các cá nhân bị cáo buộc tội danh mà phía Mỹ cho là “mơ hồ”.

Sau các vụ kết án những người bất đồng chính kiến, tuyên bố hôm 2/2 của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nhấn mạnh rằng “Hoa Kỳ ủng hộ quyền của người dân trong việc tự do biểu đạt ý kiến”.

Chúng tôi kêu gọi Việt Nam lập tức thả tự do những cá nhân này và tất cả những tù nhân lương tâm khác, và cho phép các cá nhân tại Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt.

Tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ.

“Chúng tôi quan ngại về các bản án mới đây đối với Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc và Hồ Văn Hải với cáo buộc mơ hồ ‘tuyên truyền chống nhà nước'”, tuyên bố đăng trên trang web của cơ quan ngoại giao Mỹ hôm 4/2 có đoạn.

“Chúng tôi kêu gọi Việt Nam lập tức thả tự do những cá nhân này và tất cả những tù nhân lương tâm khác, và cho phép các cá nhân tại Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt”.

Đây được coi là lời kêu gọi thả người đầu tiên từ phía Mỹ dưới thời kỳ lãnh đạo của tân Đại sứ Daniel Kritenbrink.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ này cuối tháng trước đã gặp Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, và hai bên đã “nhìn lại những thành tựu đạt được trong quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam trong năm 2017 và mong muốn mở rộng hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong năm mới”.

Không rõ là các vụ bắt giữ và kết án những người có quan điểm trái với nhà nước Việt Nam có được nêu lên hay không.

Đại sứ Mỹ tặng ‘món quà cuộc sống’ cho người Việt

Không chỉ đại sứ quán Mỹ, mà nhiều cơ quan ngoại giao ở Hà Nội và các tổ chức nhân quyền từng cho rằng tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” “mơ hồ” và “được dùng nhằm bịt miệng các tiếng nói bất đồng”.

Việt Nam từng nhiều lần bác bỏ các cáo buộc “đàn áp” những người có tiếng nói trái chiều với nhà nước chỉ tống giam những ai vi phạm pháp luật.

Bạn Phúc có khóc, vì cảm xúc quá lớn trong một trái tim đầy nhiệt huyết cũng như bị cầm tù trong sự phản kháng ôn hoà, mà theo họ đó là những quyền năng và mục đích hoàn toàn chính đáng của một công dân…

Luật sư Lê Luân viết.

Đầu năm nay, Việt Nam liên tiếp cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” đối với nhiều người và tuyên án tổng cộng hơn 50 năm tù giam và 27 năm quản chế.

Trên Facebook hôm 1/2, luật sư Lê Luân, người bào chữa cho bị cáo Trần Hoàng Phúc, 24 tuổi, bị kết án 6 năm tù, viết: “Bạn Phúc có khóc, vì cảm xúc quá lớn trong một trái tim đầy nhiệt huyết cũng như bị cầm tù trong sự phản kháng ôn hoà, mà theo họ đó là những quyền năng và mục đích hoàn toàn chính đáng của một công dân…”

Mới nhất, hôm 1/2, tòa án ở TP HCM kết án 4 năm tù giam đối với blogger Hồ Hải, bác sĩ từng có nhiều bài viết gây chú ý về các vấn đề lớn ở Việt Nam như thảm họa môi trường Formosa.

https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-keu-goi-viet-nam-tha-cac-tu-nhan-vap-cao-buoc-mo-ho/4238535.html

 

Nguy cơ trai thừa gái thiếu ở Việt Nam

Thanh Phương

Chủ yếu do tâm lý « trọng nam khinh nữ » vẫn còn nặng nề, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã không giảm mà còn tăng với một tốc độ khó kiểm soát được và điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho dân số Việt Nam, nhất là gây ra tình trạng trai thừa gái thiếu.

Tỷ số giới tính khi sinh được xác dịnh dựa trên số bé trai được sinh so với 100 bé gái. Theo điều tra biến động dân số 2016 thì tỷ lệ này giảm chút ít so với năm trước, nhưng cũng còn ở mức cao là 112,2/100, có những nơi lên đến 120/100. Các chuyên gia dân số ước tính, nếu không làm giảm bớt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đến 2050 Việt Nam sẽ dư ra 2,3 – 4 triệu nam giới, nói nôm na là sẽ có 2,3 đến 4 triệu đàn ông không lấy được vợ !

Đây dĩ nhiên là vấn đề được tổ chức Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam ( UNFPA Vietnam) quan tâm và nghiên cứu từ nhiều năm nay để qua đó đề xuất cho chính phủ Việt Nam những giải pháp.

Trong phần tạp chí hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn với bác sĩ Phan Thu Hiền, chuyên gia về giới của UNFPA Vietnam :

BS Phan Thu Hiền : Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay 112,2 bé trai /100 bé gái. Bình thường khoảng 102 đến 106 bé trai/100 bé gái sinh ra được xem là mức bình thường. Nhưng nếu tỷ số này cao hơn mức 106/100 thì gọi là mất cân bằng giới tính khi sinh. Hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh này diễn ra ở châu Á từ thập niên 1980 và bắt đầu sớm nhất là ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, sau đó lan sang Việt Nam vào những năm 2000.

Cho đến năm 2004, thì tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam gần như không có gì thay đổi. Nhưng đến 2004 thì tỷ lệ này tăng nhanh và đến 2009 thì lên đến 110 bé trai/100 bé gái và đến hiện tại thì trên 112,2/100. Thậm chí có những khu vực như đồng bằng Bắc Bộ và phía bắc là lên tới 120/100.

RFI :Dân Việt Nam từ xưa đến nay vẫn có tâm lý trọng nam khinh nữ. Vì sao cho đến năm 2004 thì tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam mới gia tăng như vậy ?

BS Phan Thu Hiền : Tất nhiên vấn đề trọng nam khinh nữ và bất bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi, thế nhưng nếu không có áp lực của việc giảm sinh, nhu cầu có mô hình gia đình nhỏ, gia đình chỉ có một hoặc hai con, thì đã không có tình trạng này.

Ngày xưa người ta cứ đẻ cho đến khi nào có được con trai, có trai có gái, có nếp, có tẻ, thì thôi. Còn bây giờ vì chỉ có hai con, mà lại muốn có con trai, thì bắt buộc người ta phải lựa chọn. Cái việc lựa chọn ấy không thể thực hiện được nếu không có sự ra đời của công nghệ tiên tiến.

Chúng ta cũng không thể nói rằng sự ra đời của khoa học công nghệ dẫn đến hiện tượng này, nhưng các công nghệ này giúp người ta xác định giới tính thai nhi trước khi sinh. Ở Việt Nam, tỷ lệ đi siêu âm khi có thai để biết con trai, con gái lên đến 90%. Khi biết như vậy, thì người ta dùng các phương pháp khác nhau như là sàng lọc và chọn phôi thai nam, hoặc dùng thụ tinh trong ống nghiệm và các phương pháp khác.

Việc chọn giới tính thai nhi diễn ra ngay cả trước khi mang thai, trong khi mang thai và có những nước thậm chí sau khi sinh, tức là người ta giết hoặc bỏ em bé. Ở Việt Nam, việc (sàng lọc) này không xảy ra, mà chỉ xảy ra trước khi sinh. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy là việc lựa chọn giới tính thai nhi xảy ra chủ yếu ở những gia đình có thu nhập cao hơn và có giáo dục cao hơn, bởi vì nhu cầu có con trai của họ rất là lớn. Việc áp dụng công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi rất là đắt, cho nên chỉ có những gia đình có thu nhập cao thì mới có điều kiện để lựa chọn giới tính thai nhi. Những gia đình khác thì cũng mong muốn nhưng họ không có điều kiện để làm chăng ?

Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh khi bắt đầu xảy ra ở Việt Nam thì nó chỉ khu trú ở 4 hoặc 5 tỉnh, nhưng bây giờ xảy ra trên gần như là cả nước. Có một hiện tượng mà chúng tôi quan sát được là nó không xảy ra ở các vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, mà chủ yếu là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, và tập trung vào những gia đình có giáo dục cao và có thu nhập cao.

RFI : Thưa bác sĩ Phan Thu Hiền, tình trạng mất cân bằng khi sinh chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng trai thừa gái thiếu. Hậu quả về mặt xã hội của nó sẽ là như thế nào ?

BS Phan Thu Hiền : Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam không nên kiểm soát mức sinh, bởi vì mức sinh của Việt Nam đã đạt mức thay thế. Trước đây mức sinh của Việt Nam cao hơn nhiều, nhưng bây giờ nó ở mức thấp, tức là 1,9, có nghĩa là mỗi gia đình trung bình có hai đứa con, nhưng bây giờ mức sinh đã dưới mức sinh thay thế rồi. Nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát mức sinh như thế này thì trong tương lai, mỗi cặp vợ chồng sẽ có ít hơn 2 con.

Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn dân số « vàng », nhưng trong tương lai, việc già hóa dân số sẽ diễn ra rất nhanh và nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát mức sinh, thì sẽ giống như những nước khác như Nhật và các nước châu Âu, chúng ta sẽ phải làm việc ngược lại, tức là khuyến khích sinh đẻ, nếu không thì lực lượng lao động trẻ sẽ phải gánh cho lực lượng lao động già, vì hiện tượng già hóa dân số sẽ xảy ra ở Việt Nam trong một tương lai rất là gần.

Sau khi Việt Nam tuyên truyền kiểm soát mức sinh trong 50 năm, thì bây giờ việc chỉ có một hoặc hai con trở thành một thói quen mới. Mọi người không thích có nhiều con nữa. Không thích có nhiều con mà lại thích có con trai, thì đương nhiên người ta lựa chọn giới tính thai nhi. Trong tương lai, nếu cứ tiếp tục như thế này thì nó sẽ phá vỡ cấu trúc dân số của Việt Nam và dẫn đến hiện tượng thừa nam thiếu nữ. Trong vòng 20 đến 25 năm tới, những em bé được sinh ra vào năm 2004 sẽ đến tuổi trưởng thành và đến tuổi kết hôn, lúc ấy hầu hết đàn ông sẽ không kiếm được vợ, vì thiếu phụ nữ, giống như Trung Quốc hay Hàn Quốc.

Hàn Quốc thì đã giải quyết được vấn đề. Sau 20 năm họ đã trở lại mức sinh bình thường. Trung Quốc thì hiện nay vẫn mất cân bằng cao hơn Việt Nam. Hiện nay đàn ông Trung Quốc thiếu phụ nữ để kết hôn. Sự dư thừa nam giới lên tới 60%. Hiện tượng thừa nam thiếu nữ đó dẫn đến sức ép về nhu cầu kết hôn : kết hôn muộn ở nam giới, tăng tỷ lệ sống độc thân, cô đơn khi về già. Tương lai của Việt Nam sẽ đi đến đó, nếu chúng ta không có những hành động thiết thực.

Điều đó sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề bất bình đẳng giới. Khi người phụ nữ vẫn còn bị đối xử thấp kém hơn đàn ông, nạn buôn bán phụ nữ, mãi dâm, dẫn đến HIV và các vấn đề mất trật tự xã hội.

RFI:Thưa bác sĩ Phan Thu Hiền, vậy thì theo UNFPA Vietnam, phải có những giải pháp nào để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam?

BS Phan Thu Hiền: Thứ nhất là không nên kiểm soát mức sinh, vì nó đã ở mức thay thế rồi và ý thức của người dân đã cao rồi, không phải cũng có nhu cầu sinh đông con. Thứ hai, phải thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị thế và tăng giá trị của phụ nữ và bé gái lên. Mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ có con trai mới phụng dưỡng được cha mẹ và nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên. Thế thì vì sao phụ nữ lại không làm được như vậy? Khi người phụ nữ kết hôn thì về sống gia đình nhà chồng. Gia đình nào cũng muốn có con trai vì nghĩ rằng con gái là con của người ta !

Một điểm nữa, đó là hệ thống an sinh xã hội cho người già của Việt Nam còn chưa tốt. Hầu hết những người già ở Việt Nam nếu không có lương hưu thì phải sống dựa vào con cái. Hầu hết bố mẹ sống với con trai. Cho nên, việc sinh ra một đứa con trai là một cái bảo hiểm, bảo đảm trong tương lai khi về già sẽ có người chăm sóc, nuôi dưỡng, chứ không ai trông chờ vào phúc lợi xã hội.

Bên cạnh việc kiểm soát mạnh các biện pháp lựa chọn giới tính thai nhi bằng công nghệ hoặc là siêu âm, chúng ta phải giảm cái cung. Ở đây có 3 yếu tố: Một là sức ép của quy mô gia đình nhỏ và chỉ có 2 con. Hai là tâm lý trọng nam khinh nữ. Ba là công cụ để lựa chọn giới tính thai nhi.

Phải thay đổi nhận thức của mọi người rằng con gái cũng có giá trị như con trai, cũng làm được những gì như con trai làm nếu được tạo điều kiện ngang bằng với con trai. Thứ hai là phải cải thiện hệ thống an sinh xã hội cho người già, để họ không cảm thấy bất an khi không có con trai, không cần sinh con trai để dựa dẫm vào. Nếu giải quyết được 3 yếu tố đó thì cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam sẽ trở lại mức bình thường trong tương lai.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180205-tinh-trang-mat-can-bang-gioi-tinh-ngay-cang-tram-trong