Tin Việt Nam – 04/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 04/12/2017

BOT Cai Lậy: liệu minh bạch sẽ là giải pháp?

BOT ở Cai Lậy Tiền Giang đang trở thành một ‘tiền lệ’ và cho thấy khả năng ‘bất tuân dân sự’ của người dân Việt Nam tham gia giao thông, liệu vấn đề sẽ chỉ có thể giải quyết triệt để được khi có một giải pháp mang tên gọi là ‘minh bạch’, ý kiến của một nhà báo tự do từ Việt Nam nói với BBC hôm thứ Bảy.

Tất cả mọi chuyện phải được minh bạch, nếu như hợp lý thì người ta sẽ chấp nhậnNhà báo Ngô Nhật Đăng

Trao đổi với chuyên mục Điểm Tin Cuối Tuần của BBC Việt ngữ hôm 02/12/2017, nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng nêu quan điểm:

“BBC Tiếng Việt có một bài báo nói minh bạch là một phương thuốc cho Việt Nam hiện nay, tôi cho rằng giải quyết vấn đề BOT của Cai Lậy cũng là vấn đề minh bạch.

BOT Cai Lậy, Mẹ Nấm và Tuần Tin Tức BBC

Luật sư Thuận: BOT điều tra kỹ là ‘đại án’

BOT Cai Lậy tạm ngừng, sau một ngày ‘hỗn loạn’

Hội luận: Phúc thẩm mẹ Nấm và chuyện Giáo dục ở VN

Trạm Cai Lậy: Phản ứng của tài xế ‘hiệu quả, cần thiết’

Việt Nam: ‘Minh bạch là thang thuốc tốt nhất’

‘Phát hiện nhiều vi phạm trong các dự án BOT’

“Tôi nghe một anh tài xế cũng đưa ra một câu hỏi thế này: chúng tôi sẵn sàng đóng phí trên các đường giao thông, nhưng cái đó phải được rõ ràng, minh bạch là nhà đầu tư đã đầu tư bao nhiêu tiền ở trên quãng đường đó và phí, thu phí là bao nhiêu?

Có một quan chức Bộ Giao Thông, Vận Tải nói rằng khi phải bỏ trạm và đưa về phía đường tránh, thì việc đó là phải điều đình và đền bù lại thiệt hại của nhà đầu tư và ngân sách hiện nay là không có và vi đó gần như là bất khả thiNhà báo Ngô Nhật Đăng

“Và các lượt phương tiện, thời gian hoàn vốn và tất cả là bao nhiêu? Tất cả mọi chuyện phải được minh bạch, nếu như hợp lý thì người ta sẽ chấp nhận.”

‘Mua lại và xóa sổ?’

Bình luận về cách thức phản ứng các bên, trong đó có phía chính quyền và phía người tham gia giao thông bị thu phí khi đi qua trạm thu phí giao thông đường bộ BOT, như diễn ra trong thời gian gần đây và mà mấy ngày qua ở trạm BOT Tiền Giang, ông Ngô Nhật Đăng bình luận:

“Về cách xử lý từ phía nhà nước, chúng ta thấy có nhiều cái có thể nói là chưa có chừng mực, ví dụ một số luật sư cho rằng đây là giao dịch dân sự mà nhà nước dùng đến lực lượng công an can thiệp thì có vẻ là hơi quá đáng.

“Trước đây, có người nói tài xế sử dụng tiền lẻ để qua trạm, kéo dài thời gian tắc đường, cản trở giao thông, đấy cũng là vi phạm luật pháp, nhưng theo nhận xét của cá nhân tôi, thì đây có thể nói là một hình thức mà người ta có thể gọi là bất tuân dân sự với những cách mà những người tài xế [làm] có thể nói là rất thông minh để phản đối lại một sự vô lý.

“Rất nhiều người, nhiều chuyên gia kể cả trong nhà nước và một số trí thức bên ngoài đưa ra bài toán giải quyết làm sao cho dứt điểm về vấn đề trạm BOT ở Cai Lậy, vì đây sẽ trở thành một tiền lệ khi đứng ở giữa bài toán khó giải quyết.

“Nhà nước cũng không thể ngay lập tức xóa bỏ trạm Cai Lậy và các công trình khác, vì nó nảy sinh ra một vấn đề, tức là như có một quan chức Bộ Giao Thông, Vận Tải nói rằng khi phải bỏ trạm và đưa về phía đường tránh, thì việc đó là phải điều đình và đền bù lại thiệt hại của nhà đầu tư và ngân sách hiện nay là không có và vi đó gần như là bất khả thi,” nhà báo tự do nêu nhận xét.

Độc quyền BOT, ‘sự cố’ Cai Lậy và bất ổn thể chế

Việt Nam: Nhiều dự án BOT ‘có vấn đề’

Vụ các trạm BOT ‘nhắm vào ông Thăng’?

Cuối tuần này, truyền thông Việt Nam đưa nhiều tin bài về trạm BOT ở Cai Lậy, trong đó có một số ý kiến trong giới chuyên gia và quan sát ‘hiến kế’ giải quyết.

Ở Việt Nam chúng ta có thể tính tới phương án là nhà nước bỏ tiền ra để mua lại các trạm BOT và xóa sổ chúngÔng Nguyễn Nam Cường, Báo Mới

Hôm 03/12, trang điện tử Báo Mới dẫn lời của Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng giải pháp cho Cai Lậy là sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán tiền đầu tư cho nhà đầu tư.

Báo này cũng dẫn một ý kiến khác cho rằng sau khi mua lại, thì nhà nước nên xóa sổ các BOT:

“Tôi đã sinh sống ở Lào nhiều năm, ở thời điểm hiện tại thì ở Lào không hề có các dự án BOT, ở Việt Nam chúng ta có thể tính tới phương án là nhà nước bỏ tiền ra để mua lại các trạm BOT và xóa sổ chúng,” ông Nguyễn Nam Cường, nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Lào, theo Báo Mới, được trang báo điện tử này dẫn lời nói.

Còn về góc độ pháp lý, trong một ý kiến chia sẻ với BBC gần đây, Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn cho rằng có vấn đề lớn khi nhìn rộng và sâu hơn vào các công trình BOT về giao thông đường bộ ở Việt Nam:

“Ở đây, tôi nghĩ nếu điều tra kỹ, thẩm tra kỹ, mà kể cả thẩm tra chất lượng yêu cầu mời quốc tế vào thẩm tra, chứ không phải giám sát rồi đi cưỡi ngựa xem hoa thì cũng không nắm được gì, thì chính cái đó mới thấy thất thoát như thế nào…

“Tất cả những cái đó là thiệt hại vừa qua không phải là hàng ngàn, mà hàng vạn tỉ [đồng], cái đó là cái lớn mà nếu làm cho kỹ ra thì đó cũng là một loại Đại án,” nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với BBC.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42215964

 

Thủ tướng Phúc tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc quyết định tạm dừng thu phí 1 tháng ở trạm BOT Cai Lậy trong lúc tìm phương án giải quyết.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo với truyền thông Việt Nam sau cuộc họp của Thủ tướng ngày 4/12.

“Riêng với Cai Lậy, Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí 1 tháng và giao cho Bộ Giao thông vận tải đánh giá toàn diện và đề xuất phương án xử lý, kết hợp với tỉnh Tiền Giang để xử lý cụ thể,” ông Dũng nói.

Ông Dũng giải thích: “Quan điểm của Thủ tướng là chủ trương về BOT nhất quán để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài vốn ngân sách Nhà nước. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện những gì chưa đúng thì cơ quan chức năng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân.”

“Những gì thuộc quy định cũ, những gì chưa hợp lòng dân phải lắng nghe, phải xem xét nghiêm túc và xử lý với tinh thần tôn trọng nhân dân.”

Theo báo Zing, chỉ tính riêng trong sáng 4/12, trạm BOT Cai Lậy có đến sáu lần xả hết các cửa và một số tài xế “đã chuẩn bị 12 kg tiền xu loại 200 và 500 đồng. Tổng giá trị tiền xu là 1,4 triệu đồng.”

Thu phí đường bộ: Dân Trung Quốc, Anh ‘cũng bức xúc’

BOT Cai Lậy: liệu minh bạch sẽ là giải pháp?

Luật sư Thuận: BOT điều tra kỹ là ‘đại án’

Trong khi đó, theo báo Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể, khi còn là thứ trưởng Bộ Giao thông -Vận tải, đã ký quyết định phê duyệt dự án BOT Cai Lậy, đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1.

Tờ báo này kêu gọi Bộ trưởng “cần sửa sai”.

‘Bất công’

Trả lời BBC hôm 4/12, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp ở TPHCM, nói: “Các phản ứng của người dân đối với Trạm BOT Cai Lậy nói riêng và một số trạm BOT khác trong thời gian vừa qua đều có chung một nguyên nhân đó là sự bất công và có chung một hệ quả là ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến túi tiền của người dân.”

“Do đó, để giải quyết triệt để các “ồn ào” tại trạm BOT Cai Lậy cũng như các trạm BOT khác thì cần có một giải pháp có thể đem đến sự công bằng và hợp lý cho người dân.”

“Đối với BOT Cai Lậy, nguyên nhân khiến người dân bức xúc là do vị trí đặt trạm BOT không hợp lý dẫn đến việc bất công là người dân không sử dụng tuyến tránh vẫn phải trả phí cho tuyến tránh. Điều này hoàn toàn đi ngược lại nền tảng để một xã hội phát triển bền vững: lẽ công bằng. Nhà nước cũng như chủ đầu tư không thể bắt người dân đóng phí cho những thứ mà họ không hề sử dụng.”

Thay đổi thu phí ở Cai Lậy: ‘Ít hơn nhưng lâu hơn’

Trạm Cai Lậy: Phản ứng của tài xế ‘hiệu quả, cần thiết’

Hà Nội không cấm xe hơi lại cấm xe máy?

Tân Sơn Nhất: ‘sẽ đề nghị Bộ Quốc phòng giao đất’

Ông Thăng bị giáng chức: Truyền thông nói gì?

‘Hợp đồng dịch vụ’

Ông Sơn phân tích: “Nếu chủ đầu tư cho rằng ngoài việc đầu tư tuyến tránh, họ còn đầu tư để tăng cường mặt đường với chiều dài 26 km trên Quốc lộ 1 nên họ có quyền đặt trạm BOT trên Quốc lộ 1 thì cũng không công bằng. Bởi người dân đã đóng phí bảo trì đường bộ hàng năm rồi thì tại sao phải bắt người dân đóng thêm phí để “làm đẹp” mặt đường trong khi đây là nghĩa vụ đương nhiên của nhà nước.”

Để không gây ra bất công cho người dân thì không còn cách nào khác là phải di dời trạm BOT vào tuyến tránh, nhà nước hoàn trả chi phí tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 cho chủ đầu tư.Luật sư Phùng Thanh Sơn

“Hoặc giả sử cho rằng người dân có nghĩa vụ trả phí cho phần gia cố mặt đường quốc lộ 1 cho chủ đầu tư BOT đi chăng nữa thì việc bắt người dân đóng phí cho cả phần tuyến tránh thì cũng là bất công. Bởi bản chất giao dịch giữa người dân và chủ đầu tư là hợp đồng dịch vụ. Mà theo quy định của pháp luật, người dân sử dụng dịch vụ đến đâu thì trả tiền đến đó.”

“Do đó, để không gây ra bất công cho người dân thì không còn cách nào khác là phải di dời trạm BOT vào tuyến tránh, nhà nước hoàn trả chi phí tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 cho chủ đầu tư. Trong trường hợp buộc phải cho chủ đầu tư thu phí cho “dự án” tăng cường mặt đường, để công bằng cho người dân thì phải buộc chủ đầu tư đặt hai trạm BOT.”

“Một trạm BOT ở tuyến tránh để thu phí cho dự án xây dựng tuyến tránh và một trạm BOT ở quốc lộ 1 để thu cho “dự án” tăng cường mặt đường quốc lộ 1. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phải xem xét ấn định mức phí và thời hạn thu phí tương ứng với số tiền mà chủ đầu tư bỏ ra cho từng dự án. Nếu người dân nào muốn đi nhanh thì đi tuyến tránh và chịu phí cao hơn. Những người dân đã đóng phí cầu đường hàng năm thì được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồi hoàn lại số phí BOT đã trả cho “dự án” gia cố mặt đường.”

“Nếu chủ đầu tư không di dời trạm BOT mà vẫn kiên trì điệp khúc thu – xả trạm, chấp nhận “thất thu” trong một vài tháng thì các tài xế liệu có đủ thời gian và kiên nhẫn để duy trì cách phản ứng như cách hiện nay không? Và chủ đề này liệu còn “hot” với báo chí và dư luận xã hội không?… Tôi cho rằng là không! Và lúc đó, đâu lại vào đấy và chủ đầu tư vẫn tiếp tục thu phí BOT như hiện nay.”

“Theo tôi, để giải quyết dứt điểm những bất công mà trạm BOT Cai Lậy nói riêng và các trạm BOT khác gây ra thì tài xế, doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần phải khởi kiện chủ đầu tư BOT ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm (phải di dời trạm BOT đi nơi khác hợp lý và hợp lẽ công bằng).”

“Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay thì tòa án có nghĩa vụ phải thụ lý và giải quyết. Toà không được quyền từ chối vì lý do không có luật quy định. Trong trường hợp không có luật để giải quyết thì giải quyết trên cơ sở của lẽ công bằng.”

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay thì tòa án có nghĩa vụ phải thụ lý và giải quyết. Toà không được quyền từ chối vì lý do không có luật quy định.Luật sư Phùng Thanh Sơn

“Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu phát hiện các quy định pháp luật có bất cập thì tòa án có nghĩa vụ phải kiến nghị thay đổi những quy định bất cập đó. Và nếu phát hiện các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến dự án BOT này thì người dân sẽ yêu cầu hủy quyết định hành chính đó.”

“Về lâu dài thì phải hoàn thiện pháp luật để đảm bảo:

Danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT phải là các dự án thực sự là cần thiết mà ngân sách nhà nước không thể tự thực hiện được

Chọn được nhà thầu có năng lực chứ không rơi vào tình thế “bị động” buộc phải chỉ định thầu

Các điều khoản trong hợp đồng BOT phải công bằng và hợp lý, không gây bất lợi cho nhà nước, cho xã hội.”

‘Đại án’

Trước đó, luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với BBC: “Những sai phạm liên quan các dự án thu phí BOT giao thông vừa qua ở Việt Nam không chỉ gây thiệt hại ‘hàng ngàn mà hàng vạn tỷ đồng’ và nếu ‘điều tra kỹ’ thì đó chính là một ‘đại án’.

BOT Cai Lậy tạm ngừng, sau một ngày ‘hỗn loạn’

Việt Nam: Nhiều dự án BOT ‘có vấn đề’

“Việc giám sát BOT là một chủ trương nhiều ý kiến phản đối và cuối cùng Quốc hội đã thành lập một đoàn giám sát BOT và theo tôi nhận thức, giám sát BOT chính là giám sát chất lượng và đầu tư vào công tác BOT.

“Bởi vì đó là vốn, vốn vay nước ngoài là chính, rồi đem làm, nhưng chỉ định thầu không qua đấu thầu, rồi chất lượng đường, sau đó là các giá và các trạm [thu phí], tiền mà mất ngay tức khắc, chính là chất lượng của những công trình đó và không qua đấu thầu…”

“Người ta tính ngược lại thì giá đầu tư mà không qua đấu thầu mà chỉ định thì rõ ràng câu chuyện rất lớn và tiêu cực rất lớn.”

Trạm BOT Cai Lậy thu phí từ 1/8/2017, nhưng do phản đối, phải ngừng thu hôm 15/8 và chỉ bắt đầu trở lại từ 30/11.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42212946

 

Gần 600 trang chủ Việt Nam bị tấn công trong tháng 11

Gần 600 trang chủ của Việt Nam bị tấn công trong tháng 11 vừa qua. Thông tấn xã Việt Nam loan tin này vào ngày 4 tháng 12 dẫn nguồn từ  Bộ Thông Tin – Truyền Thông Việt Nam. Theo đó trong gần 600 vụ tấn công, có 248 vụ lừa đảo (phishing), 117 vụ phát tán mã độc (Malware) và 232 vụ tấn công thay đổi giao diện (DeFace).

Tin cho biết trong những vụ tấn công thuộc cả ba dạng như vừa nêu, mỗi loại hình đều có 1 trang chủ liên quan đến cơ quan nhà nước Việt Nam với tên miền .gov.

Trong tháng 11 vừa qua, Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam cho thành lập Ban Điều Hành Mạng Lưới và Đội Tác Nghiệp Ứng Cứu Khẩn Cấp; xây dựng quy trình báo cáo- tiếp nhận sự cố an toàn thông tin, kế hoạch ứng phó sự cố an toàn mạng quốc gia.

Vào ngày 1 tháng 12 vừa khu, tại Ngày An Toàn Thông tin Việt Nam năm 2017, thứ trưởng Bộ Thông Tin- Truyền Thông Việt Nam, ông Phạm Hồng Thái, đưa ra nhận định rằng các cuộc tấn công mạng diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Theo ông này thì nhiều cuộc tấn công có chủ đích nhắm vào các cơ quan chính phủ, các hệ thống thông tin quan trọng trong nhiều lĩnh vực.

Trung Tâm Ứng Cứu Khẩn Cấp Máy Tính Việt Nam vừa qua cũng cho biết tính đến đầu tháng 9, có gần 10 ngàn sự cố an ninh mạng tại Việt Nam. Trong số đó có hơn 1700 vụ tấn công lừa đảo, gần 4600 vụ phát tán mã độc và hơn 3600 vụ tấn công thay đổi giao diện.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nearly-600-vietnamese-websites-attacked-in-november-12042017092430.html

 

Trịnh Xuân Thanh sẽ bị xử trong quí 1 năm 2018

Tại phiên họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội vào ngày 4 tháng 12, Chánh án Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Chính cho biết vụ án Trịnh Xuân Thanh sẽ được đem ra xét xử trước Tết nguyên đán 2018.

Ông Trịnh Xuân Thanh nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty xây lắp dầu khí, trực thuộc Tập đoàn dầu khi quốc gia Việt Nam. Trong thời gian làm việc tại đó từ 2011 đến 2013 ông bị cho là đã làm lỗ và thất thoát một số tiền lên đến 3200 tỉ đồng.

Tuy nhiên sau đó ông lại được rút về Bộ Công thương rồi lại được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu giang. Đó là chức vụ cuối cùng của ông trước khi bỏ trốn sang Châu Âu và bị Chính phủ Việt Nam truy nã quốc tế vào tháng 9 năm 2016.

Trong thời gian ở Châu Âu, mà cụ thể là ở Đức, ông Thanh tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi đó ở trong nước, các cơ quan Đảng cộng sản, cũng như nhà nước Việt Nam cũng tuyên bố khai trừ ông ra khỏi đảng và cách hết mọi chức vụ của ông.

Ngày 31 tháng 7 năm nay, 2017, báo chí trong nước đưa tin ông Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú ở Bộ Công an Việt Nam, và ông cũng xuất hiện trên đài truyền hình nhà nước Việt Nam nói rằng ông đã phạm sai lầm và quyết định về nước đầu thú.

Tuy nhiên báo chí tiếng Việt và tiếng Đức tại Đức lại nói là ông Trịnh Xuân Thanh đã bị nhân viên an ninh Việt Nam sang Đức bắt cóc đưa về nước qua đường Cộng hòa Czech.

Báo chí Đức cũng nói thêm rằng ông Thanh đang xin qui chế tị nạn tại Đức.

Nước Đức sau đó nói rằng ông Thanh bị bắt cóc trên lãnh thổ Đức và yêu cầu trả lại ông Thanh cho phía Đức. Yêu cầu này không được đáp ứng và Đức đã đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Cho đến nay Việt Nam vẫn không lên tiếng xác nhận hay phủ nhận việc có bắt cóc ông Thanh trên đất Đức hay không.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/trinh-xuan-thanh-case-to-be-tried-before-lunar-new-year-12042017081204.html

 

‘Đáng lo ngại’ vụ Campuchia tước giấy tờ người Việt

Luật sư Lyma Nguyễn, người từng hỗ trợ cộng đồng người Việt ở Campuchia, nói với VOA rằng việc chính quyền Phnom Penh tước đi giấy tờ của người Việt là rất “đáng lo ngại” và nói rằng họ nên được đối xử công bằng.

Từ Darwin, Australia, Luật sư Lyma Nguyễn nói qua email rằng việc chính quyền Campuchia tuần qua bắt đầu tước giấy tờ của hơn 10.000 người gốc Việt tại tỉnh Kampong Chhnang mà họ cho là đã cấp không đúng quy định là “cực kỳ đáng quan ngại.”

Việc chính quyền Campuchia tuần qua bắt đầu tước giấy tờ của hơn 10.000 người gốc Việt tại tỉnh Kampong Chhnang mà họ cho là đã cấp không đúng quy định là “cực kỳ đáng quan ngại.”

Luật sư Lyma Nguyễn

Bà Lyma cho biết các cư dân gốc Việt sống trên Biển Hồ, cũng chính là nạn nhân nạn diệt chủng Pol Pot là những người mà bà đã điện diện trước Tòa án Khmer Đỏ.

Nữ luật sư người Úc gốc Việt nói nhiều người Việt Nam được coi là “sống không có quốc tịch ở Campuchia” và trên thực tế chính quyền đương nhiệm vẫn không công nhận họ.

Bà nói, sau khi bị Khmer Đỏ trục xuất vào những năm 1970, những người này sống như người tị nạn ở Việt Nam, nhưng phía Việt Nam không chấp nhận họ là công dân Việt Nam.

Nữ luật sư nói tiếp:

“Vào những năm 1980, họ phải quay trở về Campuchia, nơi được gọi “quê hương” của họ, họ bị chính phủ coi là “những người nhập cư bất hợp pháp” vì không có bất kỳ cách nào chứng minh tình trạng dân sự trước đây của họ ở Campuchia, do mất hết giấy tờ dưới thời Khmer Đỏ, họ đang sống trong tình trạng lấp lửng, và bây giờ, cuộc đàn áp này buộc họ phải quay lại như ngay từ đầu.”

Theo nhật báo Phnom Penh Post, Kampong Chhnang là tỉnh đầu tiên phát động chính sách này từ ngày 23/11. Báo này trích lời ông Keo Vanthorn, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Campuchia nói rằng bộ thực hiện thí điểm ở tỉnh Kampong Chhnang vì là nơi có nhiều người Việt sinh sống trên các làng bè trên Biển Hồ.

Tại tỉnh này, các viên chức địa phương xác nhận là có hơn 10.000 người đã sống ở đây mà không có giấy tờ hợp lệ. Những giấy tờ gồm giấy khai sinh, thẻ căn cước, sổ thông hành và hộ khẩu.

Nhiều người có thể đã lấy giấy tờ quốc tịch một cách hợp pháp nhưng nếu họ không thể chứng minh rằng họ đã tuân theo đúng thủ tục đăng ký, thì theo ngôn ngữ không rõ ràng của sắc lệnh mới này, họ vẫn có thể bị tước giấy tờ.

Về mặt pháp lý, bà Lyma đề xuất rằng nên có một thỉnh cầu (appeal) đề nghị đối xử công bằng với người gốc Việt tại Campuchia và các quyền hợp pháp của họ theo luật pháp Campuchia phải được tôn trọng.

Nên có một thỉnh cầu (appeal) đề nghị đối xử công bằng với người gốc Việt tại Campuchia và các quyền hợp pháp của họ theo luật pháp Campuchia phải được tôn trọng.

Luật sư Lyma Nguyễn

Bà hoài nghi về cách làm thế nào để chính phủ Campuchia có thể quyết định giấy tờ nào là loại đã “được cấp một cách phi pháp, trái quy định.”

Nữ luật sư nói rằng chính quyền Campuchia không nên “gộp” tất cả người gốc Việt vào một nhóm duy nhất. Những người gốc Việt sống ở tỉnh Kampong Chhnang qua nhiều thế hệ trước thời Khmer Đỏ hoàn toàn khác với những người di cư sang Campuchia vì lý do kinh tế sau này.

https://www.voatiengviet.com/a/dang-lo-ngai-vu-campuchia-tuoc-giay-to-nguoi-viet/4148527.html

 

Vì sao Việt Nam ngưng dự án điện hạt nhân?

Cựu Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang mới tiết lộ rằng thảm họa tại nhà máy Fukushima ở Nhật là nguyên nhân khiến Việt Nam từ bỏ kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trị giá nhiều tỷ đôla với sự trợ giúp của Tokyo và Moscow, theo Kyodo.

Hãng tin Nhật trích lời ông Sang nói thêm: “Do tình hình thế giới biến động, người dân Việt Nam rất lo ngại, nhất là người dân ở khu vực nơi dự kiến xây các nhà máy điện hạt nhân. Họ phản ứng. Vì thế, chúng tôi phải tạm ngưng [kế hoạch]”.

Hãng tin của Nhật nói rằng đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên của ông Sang với một hãng tin nước ngoài kể từ khi rời nhiệm sở tháng Tư năm ngoái.

Các sự cố tại nhà máy điện Fukushima do động đất và sóng thần năm 2011 đã khiến chính quyền Tokyo phải ban bố tình trạng khẩn cấp và sơ tán người dân.

Chính quyền Hà Nội hồi tháng 11 năm ngoái thông báo ngừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do “thấy không khả thi trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay”.

Về lý do ngưng dự án, khi ấy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, được VnExpress dẫn lời nói rằng “việc dừng dự án không phải với lý do công nghệ, an toàn”.

Sau quyết định của Hà Nội, Nikkei Asian Review, thuộc sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất Nhật Bản, nhận định rằng đó là “một bài học cay đắng” cho Nhật Bản về việc “phải biết rõ khách hàng của mình, dù đó là một cá nhân hay một chính phủ”.

Tờ báo của xứ sở mặt trời mọc đưa tin rằng Nhật Bản giành hợp đồng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam năm 2010 trong cuộc gặp giữa Thủ tướng nước này khi ấy là ông Naoto Kan và người đồng nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.

“Nhật phải đánh giá kỹ càng nhu cầu của nước đối tác và tính khả thi về tài chính của một dự án trước khi thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng vào một nước nào đó”, Nikkei viết.

Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Nguyễn Việt Phương, Nghiên cứu viên về vấn đề hạt nhân thuộc Trung tâm Belfer, Trường hành chính Kennedy, Đại học Harvard, từng nhận định: “Theo tôi, lý do quan trọng nhất của việc dừng dự án điện hạt nhân, đấy là tính kinh tế của điện hạt nhân bây giờ không còn nữa vì hai điều”.

“Thứ nhất, nhu cầu điện năng của Việt Nam trong thời gian qua có hãm lại một chút so với thời điểm mình định phát triển điện hạt nhân. Và thứ hai là, việc phát triển điện hạt nhân quả thực là quá đắt trong điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay”, ông Phương nhận định.

Về quan ngại của người dân, nhà nghiên cứu này cho rằng theo quan sát cá nhân của ông, điện hạt nhân “không bị phản đối kịch liệt như ở một số nước”.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-quan-chuc-tiet-lo-ly-do-khien-viet-nam-ngung-du-an-dien-hat-nhan/4148162.html

 

“Indo-Pacific”: bình cũ, rượu mới và cơ hội của Việt Nam

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh Nghiệp APEC (APEC CEO Summit) chiều ngày 10/11/2017 vừa qua tại Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có hai bài phát biểu quan trọng, được giới phân tích cho rằng là thể hiện hai chiến lược và chính sách đối lập với nhau. Cho đến nay, dư âm đối với bài phát biểu của ông Trump với thuật ngữ “Indo-Pacific” vẫn còn thu hút sự chú ý của giới quan sát, nghiên cứu chính trị trong khu vực.

Sách lược “Indo-Pacific”

Bắt đầu bài phát biểu tại APEC CEO Summit – Vietnam 2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rõ: “Tôi đến đây, tại Việt Nam – ngay giữa trung tâm “Ấn Độ – Thái Bình Dương” (Indo-Pacific) để phát biểu trước người dân và các vị lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực này…”

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng – một nhà ngoại giao kỳ cựu, người trực tiếp nghe bài phát biểu của ông Trump cho biết, hiện nay có hai quan điểm về thuật ngữ “Indo-Pacific” mà ông Trump đưa ra. Quan điểm thứ nhất cho rằng, ông Trump đã công bố sự ra đời của một học thuyết an ninh mới trong khu vực – dựa vào sự kết nối của “bộ tứ”: Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ, trên các khía cạnh an ninh, ngoại giao và kinh tế.

“Nhưng mà có một quan niệm thứ hai cho rằng, khái niệm này chỉ là một “quả bóng thăm dò” thôi. Nó mới chỉ ở giai đoạn manh nha, tuy đã được thai nghén từ lâu. Nhưng mà đến giai đoạn hiện nay vẫn chưa có một nội hàm rõ, một platform rõ để mà kết nối mối liên hệ giữa bốn nước.”

Giáo sư Trần Ngọc Vương – một nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận xét, sách lược “Indo-Pacific” có tương lai và khả năng thực hiện, bởi sự gắn kết của bốn quốc gia có tiềm lực mạnh – mà ông gọi là “tứ giác kim cương”, có thể đối phó hiệu quả với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trung Quốc bây giờ không thể huy động thêm một thực thể nào có sức nặng tương đương như một trong bốn thực thể kia để làm đối trọng.

– Giáo sư Trần Ngọc Vương

“Vì Trung Quốc bây giờ không thể huy động thêm một thực thể nào có sức nặng tương đương như một trong bốn thực thể kia để làm đối trọng.”

Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng bổ sung thêm cho ý kiến của Giáo sư Vương, sách lược “Indo-Pacific” được đưa ra nhằm đối trọng với chiến lược “Một vành đai – Một con đường” (Belt & Road) của Trung Quốc và ông thận trọng hơn khi đánh giá về tính hiện thực của ý tưởng này.

“Các nước “bộ tứ” trong cấu trúc này đều có quan hệ làm ăn lớn với Trung Quốc. Trong chuyến đi Châu Á vừa rồi, chính ông Trump đã ký những cái thỏa thuận lớn 250 tỷ USD với Trung Quốc. Như vậy thì lợi ích kinh tế dứt khoát có sự ràng buộc, không chỉ với Mỹ mà với cả các nước còn lại cũng thế. Vậy thì, trong trường hợp Trung Quốc có phản ứng đối với tập hợp này, thì khả năng thành công của cái này đến đâu thì còn bỏ ngỏ.”

Theo Giáo sư Trần Ngọc Vương nhận định, chiến lược “Indo-Pacific” là một sự thay thế mang tính chất “quyền biến” cho chính sách “xoay trục sang Châu Á” dưới thời Tổng thống Obama và thể hiện rõ “Trump-ism” (Chủ thuyết của ông Trump) khi chia sẻ trách nhiệm “một cách thực tế” với các nước lớn trong khu vực.

“Nước Mỹ không còn làm “sen đầm” nữa, mà chỉ là người tham gia vào, có thể là kiến trúc sư chính của tứ giác đó, nhưng vẫn là một thành tố thôi và những nước kia phải chia sẻ – cái đó đúng là chủ nghĩa của Trump, tức là chia sẻ trách nhiệm, quốc gia nào cũng vì mình trước hết.”

Trên thực tế, thuật ngữ “Indo-Pacific” không phải là mới, mà đã được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đưa ra từ năm 2007, nhưng với các diễn biến chính trị tại Mỹ, kết hợp với những căng thẳng gần đây trong khu vực giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, thuật ngữ này mới được đề cập trở lại và được nâng lên thành chiến lược “thực tế hơn, tập hợp lực lượng đông hơn, kết nối chặt chẽ hơn”.

“Thực ra ý tưởng thì không mới, mà ở đây là một cái bình cũ – bình của Nhật, nhưng mà bây giờ đã được Mỹ và các nước trong khu vực rót thêm vào bình Sake này những loại rượu mới được chiết xuất từ ba nước liên quan.”

Vai trò ASEAN

Thực ra ý tưởng thì không mới, mà ở đây là một cái bình cũ – bình của Nhật, nhưng mà bây giờ đã được Mỹ và các nước trong khu vực rót thêm vào bình Sake này những loại rượu mới được chiết xuất từ ba nước liên quan.

– Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng

Về mặt địa lý – chính trị, ASEAN nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nhưng đây lại là một tổ chức khu vực lỏng lẻo, “tan đàn xẻ nghé” trong nhiều vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, ASEAN lại có quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, và Ấn Độ. Do đó, theo Tiến sỹ Thắng, với chiến lược “Indo-Pacific”, ASEAN sẽ sớm phải bày tỏ quan điểm, nhưng chưa chắc đã có vai trò lớn.

Đánh giá riêng về Việt Nam, Giáo sư Trần Ngọc Vương cho rằng, giới lãnh đạo Việt Nam phải cần thêm thời gian và dữ kiện để đánh giá hết vai trò và tầm quan trọng của “tứ giác kim cương” hay “Indo-Pacific” trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực, trong bối cảnh có nhiều biến chuyển hiện nay.

Còn Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng có cách nhìn lạc quan hơn. Ông cho rằng, Việt Nam đã triển khai chính sách “đa dạng hóa” tương đối hiệu quả trong quan hệ đối ngoại, thể hiện qua việc tổ chức thành công APEC vừa qua. Tuy nhiên, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung cần gắn kết với “bộ tứ” bằng những “giá trị chung”, và “lợi ích chung”.

“Các học thuyết an ninh đưa ra để mà chế ngự nhau, không phải là có thể động binh hay sử dụng các lực lượng quân sự, mà là dùng để kiềm chế nhau, kiềm chế khả năng tự tung tự tác của đối phương. Nên ta phải hiểu các học thuyết hay mô hình đối chọi nhau là đối chọi ở trong ý nghĩa đó – vừa có đấu tranh, vừa có hợp tác và vừa khai thác lợi ích kinh tế.”

Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng nghĩ rằng, nên chăng hãy gọi “Indo-Pacific” là “Ấn-Thái Dương”, bởi ý tưởng này xuất phát từ đất nước “mặt trời mọc” và nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của Nhật Bản.

Nhiều nhà quan sát nhìn nhận “Indo-Pacific” như là một cơ hội, hướng mở giúp Việt Nam mở rộng quan hệ đối tác, giải quyết vấn đề Biển Đông, gắn Việt Nam vào cấu trúc an ninh khu vực đang được định hình lại với sự trỗi dậy không mấy hòa bình của Trung Quốc. Tuy nhiên, nắm lấy cơ hội hay không phụ thuộc vào quan điểm và sự chọn lựa của giới lãnh đạo Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/indo-pacific-vn-new-chance-12042017102628.html