Tin Việt Nam – 04/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 04/10/2018

HRW tiếp tục kêu gọi

Việt Nam ngưng đàn áp giới hoạt động

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vào ngày 4 tháng 10 ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc có động cơ chính trị và  trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện đối với năm nhà hoạt động thuộc một nhóm chính trị thách thức quyền cai trị độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.

Theo kế hoạch, vào ngày 5 tháng 10, Tòa án nhân dân TPHCM sẽ đưa ra xét xử 5 người gồm các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa, Nguyễn Quốc Hoàn và ông Phan Trung – tức sư thầy Thích Nhật Huệ với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật hình sự cũ năm 1999.

Trong thông cáo, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nêu rõ: “Việc truy tố năm người cho thấy không hề có dấu hiệu chấm dứt tình trạng chính quyền đàn áp các tiếng nói kêu gọi đa nguyên chính trị, dân chủ hay tôn trọng nhân quyền ” và “Thực tế là những người cầm quyền ở Việt Nam đặt lợi ích của Đảng Cộng sản cao hơn tất cả, hơn cả luật pháp, hiến pháp và nhân dân.

Bà Lê Thị Thập, vợ của ông Lưu Văn Vịnh, người sáng lập tổ chức Liên minh dân tộc Việt Nam tự quyết chiều 4 tháng 10 nói với Đài Á Châu Tự Do rằng bà không nhận được giấy triệu tập để tham dự phiên tòa. Bà Thập cho hay:

Mình không có, hôm đó có đến tòa hỏi thì cô thư ký có nói là cứ nộp đơn, đến mai mình đến cầm theo chứng minh thư của mình theo sẽ được vào.

Hôm 20/9 (có vào gặp anh Vịnh – PV), tinh thần của anh vẫn bình thường, sức khỏe anh vẫn khỏe.

Anh cũng chỉ cười và nói rằng chắc là phiên tòa của anh cũng giống như các phiên tòa của các anh em khác thôi.”

Chỉ riêng năm 2018 từ tháng giêng cho đến nay có ít nhất 50 nhà hoạt động bị kết án tù.

Ông Lưu Văn Vịnh, năm nay 51 tuổi, thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường ở thành phố Sài Gòn.

Ông cũng tham dự các cuộc gặp mặt với những nhà hoạt động khác để thảo luận về các vấn đề nhân quyền.

Hồi tháng 7 năm 2016, ông Lưu Văn Vịnh tuyên bố thành lập liên minh. Lời tuyên bố nêu rõ rằng các đảng phái chính trị và các nhóm xã hội dân sự trong và ngoài nước cần liên kết lại để tạo đối trọng với các quan điểm của đảng Cộng sản.

Tháng 5 năm 2018, Nhóm Công tác Về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc công bố ý kiến rằng vụ bắt giữ Lưu Văn Vịnh là tùy tiện. Văn bản nêu rõ “xét mọi yếu tố liên quan đến vụ việc này, nhất là nguy cơ tổn hại sức khỏe của ông Vịnh, cách giải quyết thích hợp là phóng thích ông Vịnh ngay lập tức và trao cho ông quyền được bảo đảm đền bù và các hình thức bồi thường khác, phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Theo tổ chức Project 88, vào đầu tháng 9 vừa qua, an ninh thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành bắt giữ ít nhất 9 người gồm Ngô Văn Dũng tức Facebooker Ngô Văn Dũng, Đoàn Thị Hồng (Facebooker Xuân Hồng), Đỗ Thế Hòa (Facebooker Bang Lĩnh), Trần Hoàng Lan (Facebooker Tran Hoang Lan), Hùng Hưng (Facebooker Hung Hung), Hồ Văn Cương (Facebooker Văn Cương Hồ), Trần Phương (Facebooker Phương Trần), Phạm Thảo (Facebooker Tâm Tâm Nguyên) và Huỳnh Trương Ca.

Vào ngày 4 tháng 10, Đài Á Châu Tự Do, liên lạc với phu nhân của ông Ngô Văn Dũng là bà Kim Nga và được bà cập nhật thông tin về người chồng mà theo bà đang bị giam giữ ở Số 4 Phan Đăng Lưu, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo bà này thì gia đình chỉ được gửi quà và tiền vào chứ chưa được gặp mặt. Và vào sáng ngày 4 tháng 10 có hai người xưng danh là công an Đak Lak đến gặp bà. Bà cho biết:

“Hai công an mặc thường phục đến nói với tôi cứ yên tâm; nhưng tôi trả lời làm sao yên tâm được khi chồng tôi bị bắt đến nay đúng 1 tháng rồi.”

Một người cho biết có thân nhân bị bắt vào ngày 1 tháng 9 và người bị bắt có tên Hoàng Thị Thu Vang cũng cho Đài Á Châu Tự Do biết dù người em bị bắt từ ngày 1 tháng 9, đến ngày 3 tháng 10, cơ quan chức năng mới đưa giấy thông báo về cho gia đình:

“Mới chiều hôm qua họ đến đưa giấy nói em tôi phạm tội ‘gây rối an ninh’.”

Thông tin ghi nhận được cho thấy kể từ sau đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 vào đầu năm 2016, Việt Nam tăng cường đàn áp những tiếng nói đối lập.

Chỉ riêng năm 2018 từ tháng giêng cho đến nay có ít nhất 50 nhà hoạt động bị kết án tù.

Biện pháp đàn áp được nói nhằm mục tiêu rõ ràng là cắt đứt mọi liên hệ giữa những nhóm chính trị đang manh nha xuất hiện, cũng như giữa những tổ chức ra đời nhằm thách thức sự cai trị độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-national-self-determination-coalition-members-on-trial-10042018091242.html

 

Một người Việt tỵ nạn ‘nguy cơ bị Úc trục xuất’

Nhiều người Úc đang đấu tranh để Huyền Trần, 29 tuổi, một người Việt xin tị nạn tại Úc, không bị trục xuất về nước.

Huyền Trần, có chồng là Paul Lee và con nhỏ 6 tháng tuổi, đang ở trong tình trạng căng thẳng chờ đợi phán quyết của Tòa án liên bang ở Melbourne quyết định cô có bị trục xuất về Việt Nam hay không.

“Cô ấy là một người tị nạn. Hiện cô ấy không có visa và trong khi tôi có việc làm và visa. Con gái Isabelle của chúng tôi cũng được cấp visa,” ông Paul Lee, chồng cô Huyền, cho BBC hay hôm 1/10.

Nhật Bản thắt chặt kiểm soát visa du học từ VN

Cộng đồng Việt ở Úc lo làn sóng tỵ nạn từ VN

Trong khi đó, nhà báo người Úc Rebekah Holt, viết cho trang tin Công giáo Eternity, người từng gặp Huyền và con nhỏ trong trại tập trung, nói với BBC cũng trong hôm 1/10 rằng bà rất lo lắng cho trường hợp của Huyền.

“Tôi đã tới trại tập trung cho người tị này này trong hai năm. Tôi nhận thấy đây không phải là nơi phù hợp cho trẻ nhỏ.”

Phóng viên Úc Rebekah Holt, người có mặt tại phiên điều trần của Huyền tại Tòa án Liên bang ở Melbourne nói với BBC:

“Theo tôi Bộ Nội vụ nên cho phép Huyền rời khỏi trại tập trung để được sống với chồng và con nhỏ tại Melburne.”

Bà Rebekah cũng cho hay, Huyền đã nhận được nhiều hỗ trợ từ cộng đồng tại đây sau khi họ đọc các bài báo về trường hợp của Huyền.

“Tôi rất lo lắng cho tình trạng của Huyền và con gái cô ấy. Huyền hiện đang trầm cảm và bị tiểu đường, nhưng hiện thời Huyền không nhận được bất cứ trợ giúp nào về thuốc men, chế độ ăn uống cũng như tâm lý – những thứ mà cô đề nghị.”

“Chồng Huyền mỗi ngày được vào thăm cô hai tiếng và mỗi lần như vậy đều phải ký hàng loạt giấy tờ thủ tục, đồng thời phải đăng ký lịch gặp trước năm ngày.”

Nhà báo Rebekah mô tả rằng thời gian đầu sống tại trại tập trung, mọi hoạt động của Huyền đều bị bảo vệ tại đây ghi chép lại và bị canh gác 24/7.

Con gái của Huyền đã được bác sỹ ghi nhận là có biểu hiện lo âu. Con gái cô không có bạn chơi cùng, cũng không được chăm sóc hay nhận hỗ trợ giáo dục.

Chỉ sau khi các bài báo về Huyền được đăng tải trên tờ Crickey của Úc và có nhiều người quan tâm, thì tình hình mới được cải thiện.

Cũng theo Crickey, Huyền cùng em trai vượt biển đến Úc năm 2011. Cô bị đưa đến Trại tập trung ngay sau khi cập bến.

Cũng trong thời gian này, Huyền gặp Paul Lee, người là hiện là chồng cô.

‘Đàn áp tôn giáo’

Tại phiên ở tòa Melbourne hôm thứ Hai 1/10, Huyền nói thông qua hai thông dịch viên rằng cô lo sợ nếu bị trục xuất về Việt Nam, cô có thể “bị bỏ tù, thậm chí bị giết”, theo The Guardian.

Huyền cũng nói cô chạy khỏi Việt Nam do bị đàn áp tôn giáo. Và rằng là một người Công giáo ở một nước cộng sản không tôn giáo, cô có thể là đối tượng bị nhắm tới và không được tự do phát ngôn.

Huyền khẳng định cô là trẻ đường phố và từng làm việc ở mỏ than trước khi cô đến Australia.

“Tôi đã bị đánh vào đầu khi tôi bảo vệ tượng mẹ Chúa Jesus. Tôi đã trải qua thời gian khó khăn và bây giờ vẫn có sẹo trên đầu” Huyền được The Guardian trích lời.

Luật sư Christopher McDermott đại diện cho Bộ Nội vụ liên bang, nói rằng không có bằng chứng nào của một cuộc tấn công sau khi Huyền cố gắng bảo vệ tượng Đức Mẹ.

Ông McDermott cũng cho hay không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy cô Huyền sẽ bị làm tổn hại nếu cô được trả về Việt Nam.

Khi BBC đặt câu hỏi về việc Huyền từng bị áp bức tôn giáo như thế nào, thời điểm nào và ở đâu tại Việt Nam thì ông Paul Lee nói ông không biết. Ông đề nghị trao đổi với Huyền về vấn đề này.

Tuy nhiên khi BBC liên lạc với Huyền qua Facebook do chồng cô giới thiệu thì Huyền ban đầu hứa sẽ trả lời nhưng sau đó giữ im lặng.

‘Có lý do nhân đạo để được ở lại Úc’

Trong khi đó, hàng chục người biểu tình đã tập hợp bên ngoài tòa án trước phiên điều trần hôm 1/10 để ủng hộ Huyền và gia đình cô, theo báo chí Úc.

“Hầu hết mọi người đều không biết là có trẻ nhỏ tại trại tập trung này và khi biết điều đó, họ đều vô cùng ngạc nhiên và hỏi tại sao cô bé lại ở đó. Hiện tình trạng của Huyền đang rất khó khăn.”

“Đây không phải là cách một gia đình bị đối xử và tôi tin rằng hầu hết người Úc sẽ kinh hoàng trước cách đối xử dành cho họ,” cây bút Rebekah nói với BBC.

Trên Facebook cá nhân, Huyền viết rằng cô nhận được rất nhiều hỗ trợ từ cộng đồng tại Úc.

Bà Rachel Saravanamuthu thuộc Trung tâm hỗ trợ Người Tị nạn (ASRC), nói với BBC trong email gửi đi ngày 2/10 rằng bà không đại diện pháp lý cho Huyền, cũng không có mặt trong phiên điều trần, nhưng được Huyền ủy quyền để trả lời.

Bà cho hay hiện không biết khi nào phán quyết dành cho trường hợp của Huyền mới được đưa ra, “có thể mất vài tháng”.

“Mục đích của phiên tòa [hôm thứ Hai] không phải là để xác định liệu cô ấy có bị trục xuất khỏi Úc hay không.”

“Thay vào đó, là để xác định liệu Bộ Nội vụ đã có những sai phạm pháp lý cụ thể trong một trong những quyết định trước đây đối với yêu cầu được bảo vệ của Huyền.”

“Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể can thiệp để Huyền được đưa ra khỏi nơi giam giữ tập trung và cấp thị thực cho cô ở lại Úc.”

“Có những lý do nhân đạo để Bộ trưởng can thiệp nhằm giúp Huyền có thể ở lại Úc với chồng và em bé. Chúng tôi cũng đã đề nghị Bộ trưởng can thiệp vào vấn đề của bà Huyền, tuy nhiên cho đến bây giờ ông đã từ chối làm như vậy. Chúng tôi hy vọng rằng Bộ trưởng sẽ xem xét lại quyết định của mình và can thiệp vào vấn đề của Huyền ngay lập tức.”

“Chúng tôi cho rằng Bộ trưởng nên can thiệp vào vấn đề của Huyền để đảm bảo Úc tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước về Quyền trẻ em,” bà Rachel trả lời BBC trong email hôm 2/10.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45728934

 

‘Việt Nam vô cùng biết ơn

sự hy sinh của liệt sĩ Trung Quốc’

Khánh An-VOA

 041018_3a

Sự kiện phái đoàn Đại sứ quán Trung Quốc cùng một số quan chức Việt Nam đi viếng nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc hôm 30/9 ở Hà Nội được truyền thông Trung Quốc tường thuật chi tiết, nói rằng Việt Nam “trân quý” và “vô cùng biết ơn” sự hy sinh của các liệt sĩ nước này trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc của Việt Nam.

Trong khi đó, sự kiện vốn được tường thuật hằng năm lại hoàn toàn vắng bóng trên truyền thông chính thống của Việt Nam gần đây, giữa bối cảnh âm hưởng làn sóng bài Trung vẫn chưa dứt sau các cuộc biểu tình “chưa từng có” diễn ra trên cả nước hồi tháng 6.

Theo tường thuật của Tân Hoa Xã và Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc hôm 2/10, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Doãn Hải Hồng, đã dẫn đầu một nhóm bao gồm đại diện các công ty Trung Quốc, lưu học sinh và “các đồng chí Việt Nam” đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc ở Gia Lâm, Hà Nội, nhân Ngày Liệt sĩ của Trung Quốc (30/9).

“Chúng tôi vô cùng biết ơn sự hy sinh của các liệt sĩ Trung Quốc đã hy sinh mạng sống cho độc lập của Việt Nam và tình hữu nghị quý báu giữa hai nước”, hãng tin chính thức của nhà nước Trung Quốc dẫn lời bà Trần Thị Phương, Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội, nói.

Quan chức của Việt Nam cho biết chính quyền địa phương cứ khoảng 3-4 tháng lại tiến hành bảo dưỡng nghĩa trang và phần mộ các liệt sĩ Trung Quốc một lần, đồng thời nâng cấp trên quy mô lớn mỗi 3-4 năm để bảo đảm nghĩa trang luôn trong tình trạng tốt đẹp.

Đáp lại, Đại biện lâm thời ĐSQ Trung Quốc Doãn Hải Hồng nói rằng “Sự phát triển hiện tại của mối quan hệ Trung-Việt chứng tỏ là máu của các liệt sĩ Trung Quốc đã không đổ ra vô ích”.

Trong lúc báo chí Trung Quốc “tốn sức” để đưa tin, truyền thông chính thống Việt Nam vài năm gần đây hầu như không đả động gì đến sự kiện này, giữa bối cảnh làn sóng chống Trung Quốc vẫn âm ỉ và bùng lên mỗi khi có sự kiện xung đột giữa hai nước.

TS. Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới chính phủ Việt Nam, nói trong mối quan hệ với Trung Quốc, các lãnh đạo Việt Nam luôn có chủ trương nhất quán là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, nhưng để thực hiện được chính sách này là một “bài toán khó khăn” trong bối cảnh hiện tại.

“Điều quan trọng là các lãnh đạo Việt Nam phải giữ được nguyên tắc vì lợi ích của đất nước”, TS. Trần Công Trục nói.

Cựu chiến binh Phan Tất Thành, người từng có thời gian học tập ở Trung Quốc, thừa nhận Trung Quốc có những đóng góp nhất định cho Việt Nam trong thời gian chiến tranh, nhưng không hẳn sự giúp đỡ đó đơn thuần chỉ vì “tình hữu nghị” giữa hai nước.

Người cựu chiến binh này nhắc lại những sự kiện như trận chiến Hoàng Sa 1974, cuộc chiến biên giới năm 1979, những diễn biến hiện nay ở Biển Đông và nói rằng: “Cũng có những con người cụ thể, trường hợp cụ thể, hy sinh cụ thể để giúp đỡ Việt Nam, nhưng về sâu xa, không bao giờ Trung Quốc muốn có một Việt Nam độc lập, hùng cường tồn tại bên cạnh Trung Quốc đâu”, ông Thành nói với VOA.

Theo Tân Hoa Xã, khoảng 60 năm trước, đã có hơn 320.000 người Trung Quốc sang giúp Việt Nam “bảo vệ độc lập và lãnh thổ theo yêu cầu của Việt Nam”. Hơn 1.400 người đã hy sinh tại Việt Nam. Trong đó, có 49 liệt sĩ Trung Quốc được an táng tại nghĩa trang Gia Lâm. Họ là thành viên của đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Chi đội hậu cần 1 viện trợ Việt Nam chống Mỹ và nhóm chuyên gia cầu sông Hồng.

Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc nói họ đã “xây dựng lên đài hữu nghị Trung-Việt đời đời bất diệt bằng sinh mạng quý báu của mình”.

Vào trung tuần tháng 6 vừa qua, tại Việt Nam đã nổ ra cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp các tỉnh thành để phải đối dự luật Đặc khu vì người dân lo sợ “mất chủ quyền” về tay Trung Quốc một khi các nhà đầu tư nước này đổ vào thuê đất đến 99 năm.

Các nhà phân tích quốc tế cho rằng một phần nguyên nhân khiến số lượng người dân tham gia biểu tình nhiều “chưa từng có” là vì thái độ cảnh giác và cảm xúc bài Trung Quốc đang gia tăng tại Việt Nam.

Áp lực của các cuộc biểu tình đã khiến Đại biện lâm thời Doãn Hải Hồng phải lên tiếng công khai nói rằng nguyên nhân của biểu tình là ở “nội bộ Việt Nam, không liên quan gì đến Trung Quốc”. Đồng thời, bà yêu cầu chính quyền Việt Nam bảo vệ cho các doanh nghiệp và công dân nước này đang ở Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-vo-cung-biet-on-su-hy-sinh-cua-liet-si-trung-quoc/4598246.html

 

Đà Nẵng yêu cầu 2 nhà máy thép ngưng hoạt động

gây ô nhiễm, cảnh báo tập trung đông người

Chính quyền Đà Nẵng vừa có công văn yêu cầu hai nhà máy sản xuất thép Dana-Úc và Dana-Ý chấm dứt các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 4 tháng 10 năm 2018.

Yêu cầu này được đưa ra sau khi nhiều người dân thôn Vân Dương, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang trong các ngày qua đã tập trung phản đối trước cổng nhà máy vì tình trạng ô nhiễm khói bụi và nguồn nước từ nhà máy.

Công văn của Thường trực thành ủy Đà Nẵng dự báo tình hình sắp tới tại khu vực nhà máy sẽ diễn biến phức tạp.

Chính quyền Đà Nẵng cũng yêu cầu công an thành phố phối hợp với các ngành chức năng và địa phương thường xuyên ứng trực, kịp thời giải quyết, ngăn chặn các tình huống liên quan đến tập trung đông người.

Người dân địa phương trong nhiều tháng qua đã phản đối hoạt động gây ô nhiễm của hai nhà máy.

Vì vậy vào đầu tháng 3 vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có thông báo nêu chủ trương của thành phố là không để hai nhà máy thép này hoạt động tại địa phương, hủy bỏ chủ trương giải tỏa, di dời các hộ dân gần 2 nhà máy.

Đến ngày 26/3, chính quyền thành phố có thông báo cho hai nhà máy thép này được hoạt động trở lại trong 6 tháng, tức đến ngày 26/9. Tuy nhiên quan thời hạn này nhà máy vẫn không ngừng hoạt động.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-ask-steel-firms-to-stop-pollution-causing-operation-10042018083605.html

 

Đà Nẵng tìm cách quản lý du khách Trung Quốc

Các công ty du lịch tại Đà Nẵng phải thông báo cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng biết nội dung trong các biểu ngữ mà du khách Trung Quốc và Hàn Quốc muốn giăng lên trên bãi biển.

Đó là nội dung của một công văn do Ban quản lý này soạn thảo gửi cho Sở du lịch Đà Nẵng, vào ngày 3/10.

Công văn nói rằng nếu nội dung các biểu ngữ là phù hợp thì sẽ để du khách giăng lên chụp ảnh kỷ niệm, nhưng nhắc nhở là nếu không cần thiết thì không giăng biểu ngữ nơi công cộng.

Trước đó vào ngày 25/9 một tờ báo mạng Việt Nam có đưa tin một đoàn du khách Trung Quốc mặc đồng phục màu đỏ, giăng biểu ngữ bằng tiếng Hoa trên bãi biển Phạm Văn Đồng của thành phố Đà Nẵng. Hình ảnh này được một người dân quay thành video rồi cho đăng lên mạng xã hội với lời lo lắng rằng liệu những du khách Trung Quốc đó có viết những điều xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam hay không.

Các nhân viên bảo vệ đã đến nói những người Trung Quốc cất đi biểu ngữ. Cho đến nay vẫn không biết nội dung biểu ngữ nói gì.

Chuyện du khách Trung Quốc, khi vào Việt Nam, mặc áo thun có in hình đường chín đoạn tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông, đã xảy ra tại Sân Bay Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Vụ việc gây xôn xao dư luận vì bị cho đó là động thái mà phía Trung Quốc thực hiện nhằm khẳng định chủ quyền tại Biển Đông thông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà họ đơn phương vạch ra trên vùng biển này.

Việt Nam và nhiều quốc gia khác phủ nhận đường chín đoạn đó. Tòa Trọng Tài Thường Trực ở La Haye vào tháng 7 năm 2016 ra phán quyết tuyên bố đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc không có giá trị cả về lịch sử lẫn pháp lý.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/danang-mannage-chinese-tourist-10032018122043.html

 

Những quy định ‘chết yểu’ vì bất khả thi

Truyền thông trong nước ngày 1 tháng 10 đưa tin trích dẫn đề xuất của Bộ Thông tin – Truyền thông về việc bỏ yêu cầu chủ thuê bao phải nộp ảnh chân dung. Trong khi đó chưa đầy 6 tháng trước, hàng triệu chủ thuê bao phải tất tả ngược xuôi đi chụp ảnh bổ sung để sim điện thoại không bị khóa.

Thực tế này khiến nhiều người bất bình.

Đề xuất bỏ chụp ảnh chân dung chủ thuê bao

Trao đổi với truyền thông trong nước, cơ quan soạn thảo của Bộ Thông tin – Truyền thông giải thích rằng việc chụp, bổ sung ảnh trên thực tế không mang lại ý nghĩa trong công tác quản lý mà chính Bộ này đã nhắc đến trước đó. Do vậy, nếu tiếp tục yêu cầu các chủ thuê bao, đặc biệt là những người đã có thông tin đầy đủ và chính xác như thuê bao trả sau sẽ tiếp tục gây phản ứng từ phía dư luận. Vì thế, cơ quan soạn thảo đề xuất cần xem xét, bãi bỏ quy định này.

Nghe bỏ thấy cũng tức cười, dân mình quen quá rồi, lật tới lật lui miết rồi kiểu như bị chai, bất lực. Nói chung vừa tốn tiền bạc, phí phạm thời gian của người khác. – Yến

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng đề xuất bỏ yêu cầu chủ thuê bao phải nộp ảnh chân dung là điều rất là tốt, đúng theo hiến pháp và các quy định pháp luật khác. Giải thích rõ hơn, ông nói:

“Bởi vì đó là quyền riêng tư cá nhân của họ, mà đây là một giao dịch dịch vụ thì tôi thấy không cần thiết là phải chụp chân dung. Bởi vì thông qua chứng minh thư, thẻ căn cước đã thể hiện số và nhân thân ở đó. Nếu cần thì có thể tìm ở đó.”

Dân bị ‘hành’

Tuy nhiên, qui định của cơ quan chức năng buộc thuê bao phải bổ sung ảnh chân dung từng khiến nhiều người người dân phải tốn công, mất thời gian đi chụp hình đăng ký nhưng nay lại chẳng ích gì. Bạn Yến, một người dân sống tại Sài Gòn, bày tỏ bức xúc:

“Cũng bực, đâu phải là rảnh rỗi chạy tới chạy lui, rồi làm lúc đông quá, dạng như đổ xô đi làm, phải xếp hàng, đứng chờ. Vừa mất thời gian mà vô đông nghẹt người, mệt lắm. Nghe bỏ thấy cũng tức cười, dân mình quen quá rồi, lật tới lật lui miết rồi kiểu như bị chai, bất lực. Nói chung vừa tốn tiền bạc, phí phạm thời gian của người khác.”

Đồng ý với suy nghĩ của bạn Yến, bạn Minh hiện ở Tây Ninh cũng cho biết bạn không ủng hộ cách làm của Bộ Bộ Thông tin – Truyền thông:

“Thấy không đồng nhất. Ví dụ như đưa ra đề án nào thì mình phải tính tới là có khả dụng hay không, có ảnh hưởng tới người dùng hay không tại vì bắt nhiều người phải chụp hình nữa thì thấy cái đó không hợp lý. Bắt đề ra cho đã rồi thấy không hợp lý thì lại hủy bỏ.”

Những đề xuất – quy định không khả thi

Trong thực tế, dự thảo do Bộ Thông tin – Truyền thông vừa đưa ra không phải là cá biệt lần đầu tiên một dự luật, quy định được đưa ra gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân rồi phải thu hồi.

Có thể kể ra nhiều vụ như qui định từng gây ồn ào trong năm 2013 khi Cục Cảnh sát giao thông ra Công văn 1042 ngày 26/4 cấm người dân ghi hình lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ nhằm mục đích “ngăn chặn tình trạng giả danh phóng viên báo đài, chửi bới, lăng mạ và chống đối lực lượng chức năng”. Tuy nhiên tới ngày 23/8, sau khi bị Bộ Tư Pháp kết luận văn bản này có nhiều điểm không đúng quy định của pháp luật và vượt quá thẩm quyền, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ – đường sắt đã huỷ quy định này.

Việc quản lý đối với vấn đề không chỉ bưu chính viễn thông mà nhìn chung thiếu sự hiểu biết nền tảng cơ bản mà người ta chạy theo cảm tính là nhiều hơn. – LS. Đặng Đình Mạnh

Gần đây nhất, vào ngày 11/3/2018, Cục Nghệ thuật biểu diễn ra quyết định về việc tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bao gồm Cánh thiệp đầu xuân, Rừng xưa, Chuyện buồn ngày xuân, Đừng gọi anh bằng chú, Con đường xưa em đi. Nhưng quyết định này gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của người Việt trong và ngoài nước nên đến ngày 14/4, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, ông Nguyễn Đăng Chương đã ký văn bản thu hồi quyết định này.

Giải thích lý do ban hành rồi lại thu hồi, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng việc này là do những người đang quản lý trong từng lĩnh vực thiếu hiểu biết nền tảng cơ bản:

“Tôi cho rằng việc quản lý đối với vấn đề không chỉ bưu chính viễn thông mà nhìn chung thiếu sự hiểu biết nền tảng cơ bản mà người ta chạy theo cảm tính là nhiều hơn. Cứ mỗi khi họ có cảm tính, họ suy nghĩ điều gì đó đúng, họ bắt toàn dân thực hiện rập khuôn theo vấn đề đó. Chỉ đến khi điều đó trải qua một thời gian nhất định thì sự trải nghiệm của mọi người mới rõ ra là yêu cầu của họ không thực tế, không mang ý nghĩa, không có giá trị gì cả.”

Trước những thắc mắc của người dân liệu các Bộ ngành đã bỏ qua công tác tham vấn với các luật sư, văn phòng luật, các chuyên gia trước khi đưa ra những đề xuất áp dụng cho toàn xã hội, Luật sư Mạnh giải thích:

“Thật ra ở cấp Trung ương có Bộ Tư pháp, còn ở cấp tỉnh thành thì sẽ có Sở Tư pháp. Hai cơ quan cấp trung ương và cấp tỉnh thành đều có chung chức năng gần như là nơi để nhận xét tính cách pháp lý của vấn đề. Tuy có một quy định như vậy nhưng hầu như các bộ, các ngành ít để ý đến vấn đề đó, thường là họ cũng không tôn trọng vấn đề đó. Mà Bộ Tư pháp hoặc các Sở Tư pháp thật ra chỉ có thể tham vấn dưới mức độ luật pháp thôi, cũng chưa thể tham vấn được dưới góc độ nghề.”

Vẫn theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, để giải quyết tình trạng ban hành quy định rồi thu hồi khi bị dân chúng phản ứng mạnh, thì các cấp lãnh đạo cần hiểu biết nền tảng cơ bản để không phải “bơi” theo những dòng sự kiện, để rồi “đẻ ra” những quy định không đi vào cuộc sống.

 

Ông Nguyễn Bắc Son

bị cách chức Ủy viên Trung ương

Nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Việt Nam Nguyễn Bắc Son bị cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XI do vi phạm liên quan dự án MobiFone mua AVG.

Bàn tròn thứ Năm: Hội nghị TƯ8 với nhất thể hóa và Di sản ông Đỗ Mười

TBT Trọng được Hội nghị TƯ8 giới thiệu với 100% phiếu

TBT Trọng: ‘Tham nhũng giảm ở Việt Nam’

Vụ Mobifone-AVG: Bộ Công an ‘tiếp nhận hồ sơ’

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản quyết định cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 – 2016 đối với ông Son.

Quyết định đưa ra tại Hội nghị Trung ương 8 đang họp ở Hà Nội hôm 4/10.

Cũng tại đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản quyết định khai trừ Đảng với ông Trần Văn Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006-2011) Trần Văn Minh trước đó đã bị khởi tố, bắt tạm giam về các hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai”.

Ông Minh liên quan vụ án về doanh nhân Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ Nhôm.

Dư chấn vụ AVG

Theo quy định của Việt Nam, đảng viên sau khi bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cơ quan nhà nước liên quan sẽ xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính theo quy định.

Đảng Cộng sản đã chính thức kết luận có vi phạm “rất nghiêm trọng” về Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG.

Do kết luận này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã mất chức, được thay bằng ông Nguyễn Mạnh Hùng.

Hồi tháng Bảy, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị Bộ Chính trị kết luận vi phạm “rất nghiêm trọng”. Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét thi hành kỷ luật “nghiêm minh” đối với ông Nguyễn Bắc Son.

Sinh năm 1953 ở Hà Nội, có học vị tiến sĩ, ông Nguyễn Bắc Son là Uỷ viên trung ương Đảng khoá X, XI, đại biểu Quốc hội khoá XIII.

Ông Son trải qua nhiều vị trí công tác: sỹ quan quân đội; trợ lý Chủ tịch nước Lê Đức Anh; Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên; Phó ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ trưởng Thông tin Truyền thông.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45735715

 

Tổng Bí thư nói về

chức danh Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước

(Chính trị) – Hội nghị Trung ương 8, khóa XII hôm nay 3/10 đã thống nhất 100% giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV (khai mạc ngày 21/10).

Quyền Chủ tịch nước lo lắng việc ‘người sử dụng ma tuý ngày càng trẻ hoá’

Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Thống nhất giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước

Cán bộ cấp cao không đầu tư tài chính, mua bất động sản ở nước ngoài

Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư không tranh công đổ lỗi

Không nên quy định “cứng” Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước

Trước đó hồi tháng 9- 2013 khi tiếp xúc cử tri các quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) trước kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Giải đáp vấn đề được cử tri Nông Quang Lộc (phường Hàng Mã) nêu ra là nên ghi vào Hiến pháp “Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước và Chủ tịch nước làm chủ tịch Hội đồng Hiến pháp”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Cơ chế Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đã có nhiều ý kiến nêu ra từ mấy nhiệm kỳ rồi. Trung Quốc và Lào cũng có cơ chế như vậy. Ở nước ta, vấn đề này do Đảng phân công, còn Chủ tịch nước thiết chế bộ máy nhà nước không phải cá nhân con người cụ thể. Tùy từng giai đoạn có thể kiêm hay không kiêm là do trung ương phân công Tổng bí thư sang làm Chủ tịch nước, đó là việc nội bộ không nên ghi “cứng” vào Hiến pháp. Cũng phải nói thật, đề phòng trường hợp quyền lực quá tập trung vào một người, xảy ra cái gì nếu tốt là phúc cho dân tộc, nhưng chẳng may nếu tính toán không kỹ thì để lại hậu quả. Bây giờ Chủ tịch nước lại là chủ tịch Hội đồng Hiến pháp nữa thì quyền to quá. Ta là cơ chế lãnh đạo tập thể. Bác Hồ nói rồi, nguyên tắc là lãnh đạo tập thể, phân công trách nhiệm cá nhân. Phát huy được dân chủ thì tốt hơn”.

Thời điểm chín muồi để thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước

Trả lời PV, ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ủng hộ mô hình Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước.

“Lúc này chính là thời cơ tốt để thực hiện từ cấp cao nhất là Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước”, ông Mão nói và lưu ý nếu làm ở các cấp địa phương cần nghiên cứu bàn bạc kỹ lưỡng từng bước khi thực hiện.

Ông Vũ Mão thông tin, Việt Nam từng có tiền lệ Chủ tịch Đảng giữ chức Chủ tịch nước, nhưng vì hoàn cảnh lịch sử nên có nhiều thay đổi. Trước đây Bác Hồ từng là Chủ tịch Đảng và giữ chức Chủ tịch nước. Cơ cấu tổ chức của Đảng lúc đó gồm Chủ tịch Đảng và Tổng Bí thư hoặc Bí thư thứ nhất.

Tổng Bí thư hoặc Bí thư thứ nhất làm công việc của Đảng; còn Chủ tịch nước phụ trách những mặt tiêu biểu, chỉ đạo chung.

Khi Bác Hồ mất, vì hoàn cảnh và điều kiện môi trường lúc đó nên nước ta không thể thực hiện mô hình này được. Sau khi Bác qua đời, bác Tôn Đức Thắng là Chủ tịch nước, bác Lê Duẩn là Tổng Bí thư. Kế đó, bác Trường Chinh làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, bác Duẩn là Tổng Bí thư.

Sau này Đảng và Nhà nước cũng mong muốn kết hợp hai chức danh nhưng nhận thức mỗi thời khác nhau ở nhiều khía cạnh. “Thứ nhất, đã là Tổng Bí thư lại kiêm Chủ tịch nước thì lo ngại độc quyền. Thứ hai, tìm người có uy tín để vừa làm Tổng Bí thư vừa là Chủ tịch nước lại khó quá”, ông Mão phân tích.

Làm thế nào để tránh lạm quyền?

Ông Mão cho rằng, những lo lắng trên nằm ở vấn đề nhận thức, bởi nếu tất cả cùng nhất trí chắc chắn sẽ giải quyết được.

Về vấn đề sẽ có độc quyền nếu thực hiện mô hình Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước, ông Mão dẫn chứng Điều 4 của Hiến pháp từng viết, Đảng lãnh đạo đất nước và xã hội, nhưng Đảng chịu trách nhiệm với quyết định trước dân và chịu giám sát của dân.

“Đảng lãnh đạo nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền. Làm được điều này, chúng ta vừa kiểm soát được quyền lực, nhưng vẫn chống được độc đoán, chuyên quyền”, ông Vũ Mão nhấn mạnh.

Ông đề nghị trong Điều lệ Đảng phải bổ sung một số điểm quy định cụ thể hơn nhiệm vụ và quyền hạn Tổng Bí thư; cũng như Hiến pháp quy định quyền hạn, nhiệm vụ của Chủ tịch nước (có 9 nhiệm vụ và quyền hạn) và Thủ tướng (có 8 nhiệm vụ quyền hạn).

Bên cạnh đó, mối quan hệ của Bộ chính trị với Trung ương cũng cần nêu chi tiết. Trung ương là trên, Bộ Chính trị là người trình ra Trung ương để quyết định, chứ không phải quyền lực nằm trong tay Bộ Chính trị như nhiều người cảm nhận. Điều lệ Đảng phải quy định Ban chấp hành Trung ương có bao nhiêu nhiệm vụ, quyền hạn (có 15 nhiệm vụ quyền hạn), Bộ Chính trị bao nhiêu nhiệm vụ, quyền hạn (12 nhiệm vụ quyền hạn) và cứ thế thực hiện.

“Điều lệ Đảng hiện còn chung chung. Tôi mong tới Đại hội XIII cần có Ban sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng và coi đây là việc quan trọng thì tránh được độc tài, độc quyền và kiểm soát được quyền lực”, ông Mão nhận định và khẳng định nếu làm được điều này thì việc thực hiện mô hình Tổng bí thư là Chủ tịch nước dễ dàng hơn.

“Tôi biết là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện không muốn nhất thể hoá chức danh vì đồng chí cũng lớn tuổi, nửa nhiệm kỳ nữa cũng không dài. Nhưng việc nhất thể hoá sẽ tạo tiền đề tốt vì Việt Nam lúc này cần người tổng chỉ huy, cầm cân, nảy mực”, ông Mão nói.

http://nguyentandung.org/tong-bi-thu-noi-ve-chuc-danh-tong-bi-thu-kiem-chu-tich-nuoc.html

 

GS Trọng kiêm chủ tịch nước: Phản ứng ban đầu

Truyền thông nước ngoài và giới bình luận người Việt có đánh giá khác nhau về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Đảng Cộng sản “tín nhiệm giới thiệu” kiêm chức Chủ tịch nước Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ đảm nhận chức Chủ tịch nước sau quyết định của Hội nghị Trung ương 8, mặc dù theo lý thuyết, còn chờ Quốc hội bỏ phiếu thông qua.

Bàn tròn thứ Năm: Hội nghị TƯ8 với nhất thể hóa và Di sản ông Đỗ Mười

TBT Trọng được Hội nghị TƯ8 giới thiệu với 100% phiếu

TBT Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ kiêm Chủ tịch nước’

TBT Nguyễn Phú Trọng và những câu ấn tượng

Hội nghị TƯ 8 là cơ hội để VN chuyển đổi?

‘Quyền uy nhất kể từ thời Lê Duẩn’

Tại Trung Quốc, chức chủ tịch nước bị bãi bỏ một thời gian dài sau khi Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị hạ bệ vào đầu Cách mạng Văn hóa năm 1968.

Đến năm 1983, Trung Quốc mới có Chủ tịch nước trở lại, nhưng lúc này, Trung Quốc vẫn thi hành cơ chế “tứ trụ”: Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước và “Lãnh tụ tối cao” Đặng Tiểu Bình.

Cho tới năm 1993, lần đầu tiên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân mới được bầu kiêm chức vụ Chủ tịch nước – chính sách “nhất thể hóa” ở Trung Quốc mới được áp dụng cho đến hiện nay.

Bài bình luận trên Asia Times của David Hutt nói: “Nếu việc sáp nhập diễn ra, vốn gần như chắc chắn, ông Trọng có thể trở thành nhân vật quyền lực nhất trong chính trường Việt Nam kể từ thời Lê Duẩn.”

“Không rõ các đảng viên trong Đảng Cộng sản sẽ phản ứng thế nào với quyết định bất ngờ này. Nhưng nó gần như chắc chắn sẽ gây xích mích trong bộ máy quyền lực cao cấp của Đảng, nơi mà lòng trung thành, sự bảo trợ và tranh chấp chính sách từ lâu đã được kiểm soát bởi cấu trúc “tứ trụ” cùng chia sẻ quyền lực.”

Bài báo của David Hutt dẫn lời GS Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu của Đại học New South Wales, nói:

“Từ khi Chủ tịch Trần Đại Quang được chẩn đoán mắc trọng bệnh… ông Trọng đã bắt đầu vận động hành lang cho việc nhất thể hóa.”

David Hutt tìm cách lý giải vì sao ông Trọng có vẻ thay đổi suy nghĩ khi mà trước đây ông từng bày tỏ lo ngại về nguy cơ dồn quyền lực vào một người.

“Một khả năng là ông muốn củng cố thêm sức mạnh chính trị. Một khả năng khác là nhất thể hóa có thể mang lại sự ổn định vào thời điểm Đảng Cộng sản, cũng như xã hội Việt Nam, đang thay đổi nhanh chóng.”

Vẫn theo David Hutt, hiện tại, không rõ liệu việc ông Trọng lên làm Chủ tịch nước chỉ là động thái tạm thời, hay sẽ có những thay sửa đổi trong Hiến pháp để nhất thể hóa vĩnh viễn hay không.

Tác giả đoán: “Nó có thể là một giải pháp tạm thời bởi vì Đảng hiện có ít ứng cử viên để lựa chọn thay thế ông Trần Đại Quang nếu căn cứ theo các điều lệ của Đảng Cộng Sản: Chủ tịch nước phải là một chính trị gia từng ở trong Bộ Chính trị trước Đại hội Đảng năm 2016.”

David Hutt suy nghĩ rằng có thể do thiếu ứng cử viên, nên việc nhất thể hóa vị trí của ông Trọng hiện nay chỉ là tạm thời cho đến Đại hội Đảng sắp tới.

Nhưng tác giả cũng nói: “Nhưng sau khi đã cho ông Trọng quyền lực đáng kể trong hai năm nữa, không có gì đảm bảo là ông Trọng sẽ tuân theo hay bị buộc tuân theo các quy định của Đảng Cộng sản về chia sẻ quyền lực và nhiệm kỳ.”

“Với nhiều quyền lực hơn trong tay, biết đâu ông có thể quyết định thay đổi các quy định về nhiệm kỳ và tiếp tục tranh cử để làm Tổng bí thư, kiêm Chủ tịch nước, vào năm 2021. Điều này sẽ khiến ông trở thành một Tập Cận Bình của Việt Nam,” tác giả của bài viết trên Asia Times bình luận.

‘Trách nhiệm hơn’

Một nhà bình luận khác, TS Lê Trung Tĩnh từ Anh Quốc, nói với BBC với quyền lực rất lớn trong tay, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có nhiều quyền quyết định hơn nhưng cũng sẽ đối mặt với trách nhiệm cá nhân hơn.

“Một trong những vấn đề đầu tiên đối với ông Trọng sẽ là luật đặc khu. Các cuộc biểu tình của người dân vào tháng sau và cuộc nổi dậy ở Bình Thuận là chỉ dấu rất rõ ràng của lòng dân về dự luật này. Ông Trọng sẽ đứng trước lựa chọn quan trọng: lắng nghe ý kiến người dân hay thông qua việc hình thành đặc khu để có tiền nuôi dưỡng các lực lượng bảo vệ chế độ và đàn áp.”

Ông Lê Trung Tĩnh nói tiếp: “Ông Trọng cũng sẽ đối diện trực tiếp với mâu thuẫn giữa ý nguyện của dân chúng và của đảng Cộng Sản đang cầm quyền.”

“Dầu vẫn là lãnh đạo của một nước độc tài độc đảng, vị trí Chủ tịch nước đặt ông Trọng rõ ràng hơn trước trách nhiệm đối với gần 100 triệu dân, chứ không chỉ 4 triệu đảng viên.”

Chủ tịch nước và việc cải cách tư pháp

Luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội viết cho BBC rằng việc ông Nguyễn Phú Trọng lên làm chủ tịch nước khiến ông phải có trách nhiệm với cải cách tư pháp:

“Từ năm 2005 Nghị quyết 49 đề ra mục tiêu “thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam”, và đây là một nội dung rất tiến bộ. Nhưng nó đã không được thực hiện và trong tương lai vấn đề này sẽ đặt ra với Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. “

“Theo đó tinh thần của Nghị quyết 49 sẽ vẫn tiếp tục cần được thực hiện, tôi cho rằng cần cắt bỏ thẩm quyền bắt giam giữ đối với các chủ thể thuộc Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Khi đó thẩm quyền bắt giam giữa chỉ thuộc về duy nhất chủ thể Tòa án, điều này phù hợp với thông lệ chung của nền tư pháp các nước trên thế giới chỉ cho phép Tòa án được ra lệnh bắt giam giữ.”

“Tới nay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được bầu làm Chủ tịch nước và đảm nhiệm cương vị Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Với những quan điểm của ông về chống tham nhũng và sắp xếp tổ chức lại ngành công an. Điều này tạo ra hy vọng cho những tiến bộ về cải cách tư pháp sẽ được thực hiện.”

Hy vọng mô hình dân chủ?

Từ Hà Nội, TS Phạm Quý Thọ nhận định với BBC rằng:

“Câu hỏi lớn nhất cho nhất thể hoá là liệu ‘quyền lực tuyệt đối’ có ‘dẫn đến tha hoá tuyệt đối’, mà Lord Acton đã cảnh báo từ thế kỷ 19, và được phân tích nhiều, đặc biệt khi cạnh tranh gay gắt giữa hai mô hình thể chế: cộng sản và tư bản trong thế kỷ 20.”

“Hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ, nhưng còn đó mô hình Trung Quốc ở châu Á và sự thất bại của một số nước theo mô hình dân chủ phương Tây vẫn tạo nên chủ đề nóng.”

Ông Phạm Quý Thọ so sánh với lịch sử Trung Quốc:

“Quá trình cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình đã đưa Trung Quốc lên vị trí kinh tế thứ 2 thế giới như ngày nay. Tuy nhiên, cải cách kinh tế càng sâu rộng sang thị trường thì Đảng cộng sản ngày càng ‘tách xa’ nhà nước, chính phủ.”

“Điều này tạo nên những ‘bất ổn’, trước hết là trong kinh tế sau là xã hội. Đây là nguyên nhân quan trọng mang tính thể chế khiến Trung Quốc xuất hiện ‘Hoàng đế đỏ’, khi lãnh đạo Tập Cận Bình được quy hoạch đã ‘chín muồi’.”

“Vì tương đồng về thể chế chính trị, cải cách mở cửa ở Việt Nam luôn ‘nhìn’ sang Trung Quốc để học tập…Nay là vấn đề nhất thể hoá. Thể chế chính trị như một khuôn đúc định hình sản phẩm. Không thể có sản phẩm khác mẫu trong khuôn đúc giống nhau. Vậy thì liệu người dân có hy vọng vào một mô hình dân chủ cho VN tới đây hay không?”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45742171

 

TBT Trọng kiêm chủ tịch nước:

Góc nhìn từ Trung Quốc và Mỹ

Viễn Đông

Một chuyên gia người Mỹ nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “đang học theo mô hình” của ông Tập Cận Bình, trong khi một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng “đảng trưởng” của Việt Nam “không thân” Bắc Kinh và “không có ai khác phù hợp hơn ông Trọng” để đảm nhiệm đồng thời cả hai vị trí đứng đầu đất nước.

Đánh giá của hai nhà nghiên cứu kỳ cựu về Việt Nam của Mỹ và Trung Quốc được đưa ra sau khi Hội nghị Trung ương 8 hôm 3/10 “thống nhất 100%”, giới thiệu ông Trọng ra Quốc hội để bầu làm chủ tịch nước, nhất thể hóa hai vị trí trong “tứ trụ”.

Ông Murray Hiebert, chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở thủ đô Mỹ, nơi ông Trọng từng tới phát biểu nhân chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ năm 2015, cho rằng đó là một bước đi “đáng chú ý” và “phá vỡ truyền thống”.

Khi được hỏi thêm rằng liệu ông Trọng có phải đang thâu tóm quyền lực và ít nhiều đã thành công hay không, ông Murray nói: “Đúng”.

… việc ông ấy được giới thiệu kiêm thêm chức chủ tịch nước cho thấy rằng ông ấy đã củng cố quyền lực của mình.

Ông Murray Hiebert nói.

“Việc ông ấy có thể chống trả bất kỳ thách thức nào đối với vị trí tổng bí thư tại kỳ đại hội đảng lần trước [tháng Một năm 2016] đã cho thấy sự nổi trội của ông ấy”, chuyên gia về Đông Nam Á nói.

“Dường như trong những năm gần đây, ông ấy nắm quyền tối thượng và việc ông ấy được giới thiệu kiêm thêm chức chủ tịch nước cho thấy rằng ông ấy đã củng cố quyền lực của mình”.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-bi-thu-trong-kiem-chu-tich-nuoc-va-goc-nhin-tu-trung-quoc-va-viet-nam/4599412.html

 

Việt Nam trả lời quốc tế về việc tiến cử ông Trọng

vào chức Chủ tịch nước

Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để Quốc hội bầu vào chức Chủ tịch nước là “theo quy định của Hiến pháp, nguyện vọng của cử tri và người dân”, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo vào chiều 3/10.

Theo tường thuật của truyền thông trong nước, sau khi phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP đặt câu hỏi về sự kiện ứng cử ông Trọng giữ chức Chủ tịch nước ảnh hưởng thế nào tới chính sách ngoại giao của Việt Nam với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, bà Hằng trả lời:

“Tại Hội nghị lần 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, theo quy định và điều lệ của Đảng cộng sản Việt Nam, Trung ương Đảng đã nhất trí giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, theo quy định của hiến pháp, nguyện vọng của cử tri và nhân dân”, trích Dân Trí.

Trước đó trong ngày, ông Trọng là ứng cử viên duy nhất được Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý 100% giới thiệu cho Quốc hội, mà báo chí quốc tế gọi là “nghị gật”, bầu vào chức Chủ tịch nước trong kỳ họp tới, khai mạc vào ngày 22/10.

Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào ngày 21/9, Phó Chủ tịch nước là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh hiện đang giữ quyền Chủ tịch nước cho tới khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch mới.

Vấn đề “nhất thể hóa” hai chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước đang gây ra nhiều tranh luận.

Trong lúc các lãnh đạo, cựu lãnh đạo Việt Nam đồng loạt lên tiếng ủng hộ “nhất thể hóa” và ca ngợi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người “đủ uy tín và điều kiện, trong sạch, liêm khiết” để kiêm luôn chức Chủ tịch nước, thì nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngại về việc một lãnh đạo đảm nhận “hai vai” như thế này.

Theo nhận định của TS. Lê Hồng Hiệp của Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, thì việc nhất thể hóa hai chức vụ này “không tạo ra bất kỳ tác động nào đối với tình hình kinh tế và môi trường kinh doanh của Việt Nam” nhưng “cấu trúc quyền lực tập trung sẽ làm cho hệ thống chính trị Việt Nam trở nên đơn nhất và ít đa nguyên hơn”, ông Hiệp viết trên trang Nghiencuuquocte.net.

Hãng thông tấn AP dẫn lời một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam, TS. Lê Đăng Doanh, nói rằng “nhất thể hóa” là hợp lý nhưng cần phải có cơ chế kiểm soát quyền lực.

Nếu được Quốc hội bầu chọn trong kỳ họp tới, ông Nguyễn Phú Trọng, 74 tuổi, sẽ trở thành lãnh đạo thứ hai của đảng Cộng sản Việt Nam, sau Hồ Chí Minh, giữ hai chức vụ cùng một lúc.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-tra-loi-quoc-te-ve-viec-tien-cu-ong-trong-vao-chuc-chu-tich-nuoc/4599529.html

 

TBT Nguyễn Phú Trọng và những câu nói ấn tượng

TBT Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng, ứng viên duy nhất cho chức Chủ tịch nước tới đây, đã có nhiều phát biểu đáng nhớ trong sự nghiệp chính trị nhiều năm qua.

Bàn tròn thứ Năm: Hội nghị TƯ8 với nhất thể hóa và Di sản ông Đỗ Mười

TBT Trọng được Hội nghị TƯ8 giới thiệu với 100% phiếu

TBT Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ kiêm Chủ tịch nước’

TBT Trọng: ‘Cách mạng Tháng 10 mãi ngời sáng’

TBT Trọng ra bộ sách về Con đường Đổi mới

Vụ ông Thăng: TBT Trọng ‘chọn đúng đối tượng’

Tháng 2/2013 nói về tiềm năng của Hà Nội và huyện Thạch Thất:

“Hà Nội nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng đang có đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để sớm hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước năm 2020.

“Công nghiệp hóa càng phải giữ gìn môi trường, càng hiện đại hóa càng phải sống với nhau có nghĩa tình, con người nhân ái với nhau, thương yêu đùm bọc nhau. Thế mới là Việt Nam, thế mới là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Tháng 10/2017: nói về Nghệ An “Cán bộ có trình độ thế mà chưa bứt phá mạnh”

“Tại sao một vùng đất anh hùng, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, lại được nhân dân đồng tình hưởng ứng, Trung ương quan tâm ủng hộ, cán bộ có trình độ như thế mà Nghệ An vẫn chưa bứt phá mạnh mẽ?”

Tháng 11/2017 nói về ‘chán Đảng khô Đoàn’

“Cần hết sức thấm thía, từ đó ngăn chặn tình trạng chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị, ngăn chặn cho được tình trạng tha hóa, hư hỏng, tư tưởng dao động không vững vàng, kèn cựa nhau…”

Tháng 7/2015: nói với TT Barack Obama khi thăm Hoa Kỳ về”niềm tin và nhân quyền”

“Tôi muốn nhắc đến một câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt “Khi tin là có thể, thì bạn đã đạt được một nửa thành công.”

“Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con người.”

“Đất nước chúng tôi tuy còn không ít vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết, trong đó có vấn đề quyền con người, nhưng chúng tôi đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.”

Tháng 2/2018 nhắc lại lần thăm Trung Quốc cuối 2017:”Ông Tập không tự ái”

“Tôi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất chân tình. Tôi nói tình đồng chí anh em muốn giữ được thì phải tin nhau, mà muốn tin nhau thì việc làm phải đúng như lời nói. Tôi nói thẳng như thế mà không thấy ông ấy tự ái gì.”

Tháng 6/2018: “Sắp xếp bộ máy công an đụng chạm ghê gớm lắm”

“Lo nhất là ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, cho nên phải có biện pháp.”

“Nhân dịp này, các cơ quan hữu quan, trong đó có lực lượng công an cần sơ kết, kiểm điểm rút kinh nghiệm, xem đã làm được gì, chưa làm được gì, cần rút kinh nghiệm việc gì…”

Tháng 4/2018: nói về chống tham nhũng

“Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người khác làm.”

“Bất kỳ là ai, đã tham nhũng, tay nhúng chàm đều phải xử lý triệt để.”

Tháng 5/2015 nói với cử tri Hà Nội về việc ghép hai chức vụ Đảng và chính quyền

“Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát?

“Ở trung ương thì Quốc hội giám sát Chính phủ, còn ở địa phương Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của chính quyền địa phương.”

Tháng 12/2016: Nói về quyết tâm bắt bằng được ông Trịnh Xuân Thanh

“Bây giờ chúng ta đã phát lệnh truy nã ra cả quốc tế, phối hợp với các cơ quan của các nước và tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45739835

 

Dân mạng lại đòi

ông Nguyễn Phú Trọng công khai tài sản

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một ngày sau khi đảng CSVN tuyên bố vụ nhất thể hóa của Tổng Bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng, cộng đồng mạng vẫn tiếp tục bàn tán về những hệ lụy của việc này.

Viết trên trang Nghiên Cứu Quốc Tế, nhà nghiên cứu, phân tích chính trị Lê Hồng Hiệp tại Singapore, bình luận: “Về mặt chính trị, cấu trúc quyền lực tập trung sẽ làm cho hệ thống chính trị Việt Nam trở nên đơn nhất và ít đa nguyên hơn. Mặc dù cơ cấu quyền lực như vậy có thể sẽ hiệu quả hơn trong một số trường hợp, nó cũng sẽ tạo ra những rủi ro nhất định vì toàn bộ hệ thống chính trị bây giờ sẽ phụ thuộc vào khả năng của nó trong việc lựa chọn nhà lãnh đạo phù hợp cũng như khả năng kiểm soát quyền lực của người đó.”

“Nếu việc nhất thể hóa lần này chỉ là một dàn xếp tạm thời, Việt Nam sẽ quay trở lại cấu hình quyền lực “tứ trụ” truyền thống sau đại hội lần thứ 13 của đảng CSVN vào năm 2021. Tuy nhiên, nếu dàn xếp này được thể chế hóa thì câu hỏi lớn tiếp theo là: Ai sẽ trở thành người kế vị ông Trọng? Có lẽ câu trả lời cho câu hỏi này sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều đối với triển vọng kinh tế và chính trị của Việt Nam hơn là việc đề cử ông Trọng nắm giữ chức vụ chủ tịch nước,” ông Hiệp viết.

Trong lúc đa phần ý kiến bày tỏ sự bi quan về việc nhà cầm quyền Việt Nam đang cho thấy sự “sao y bản chánh” với Trung Quốc, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn lặp lại yêu cầu ông Trọng làm gương về việc công khai tài sản.

Viết trên trang cá nhân, ông Tuấn nhắc lại rằng trong bài phát biểu khai mạc Hội Nghị Trung Ương lần thứ tám hôm 2 Tháng Mười, ông Trọng đã cảnh báo tình trạng không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt “nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít”, tuy nhiên chính ông này “lại chưa gương mẫu trong việc thực hiện quy định công khai bản kê khai tài sản cá nhân theo quyết định của Ban Bí Thư ban hành được một năm nay”.

Hồi Tháng Năm, 2018, hàng chục đảng viên lão thành, tướng lĩnh, nhân sĩ trí thức cùng ký vào thư kêu gọi ông Trọng nêu gương kê khai tài sản nhưng ông này không hề đưa ra phản hồi.

Luật Sư Vũ Đức Khanh ở Canada, bình luận trên trang cá nhân: “Đảng trưởng của một đảng cầm quyền làm “chủ tịch nước” là chuyện hoàn toàn bình thường đâu có gì cần bàn cãi mà phải ầm ĩ.

Điều đáng nói ở đây là cái chế độ này không có tính “chính danh” vì những lãnh đạo của nó không được người dân bầu lên một cách tự do, dân chủ và công bằng minh bạch. Độc quyền tập thể hay độc tài cá nhân, bản chất vẫn là độc tài, không hề thay đổi. Để có chính danh thì các lãnh đạo chính quyền phải được thông qua bằng chính lá phiếu của người dân qua bầu cử tự do, dân chủ và công bằng minh bạch.”

Trong một diễn biến khác, báo điện tử VTC News vội vã xóa link bài sau khi cộng đồng mạng đồng loạt chia sẻ lại một phát ngôn của chính ông Trọng được đăng tải từ cách đây ba năm: “’Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?”. Nhiều blogger bình luận rằng link bài nay đã không còn tồn tại cho thấy ông Trọng cũng như nhiều quan chức CSVN khác, có thói “tiền hậu bất nhất” trong cả phát ngôn và hành động. (T.K.)

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dan-mang-lai-doi-ong-nguyen-phu-trong-cong-khai-tai-san/

 

Việt Nam: Đảng tìm kiếm lãnh đạo

 ‘tư cách hoàn hảo’

Đảng viên cấp Ủy viên Trung ương trở lên không tranh công đổ lỗi, chủ động từ chức nếu không đủ uy tín, là những điểm nổi bật của Dự thảo Quy định trách nhiệm nêu gương của Đảng viên đang được thảo luận tại Hội nghị Trung ương 8.

Các điểm trong Dự thảo dường như cho thấy cấp Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lên tới Bộ Chính trị được yêu cầu phải là những người hoàn hảo.

Bàn tròn thứ Năm: Hội nghị TƯ8 với nhất thể hóa và Di sản ông Đỗ Mười

TBT Trọng được Hội nghị TƯ8 giới thiệu với 100% phiếu

TBT Nguyễn Phú Trọng và những câu ấn tượng

TBT Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ kiêm Chủ tịch nước’

Hội nghị Trung ương 8 ‘quyết định nhân sự CTN’

‘Chủ động từ chức’

Cụ thể, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành Trung ương chủ động từ chức khi không đủ điều kiện, uy tín hoặc để cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Điểm cốt lõi của Dự thảo này là “Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”, theo truyền thông Việt Nam.

Ngoài ra, các Đảng viên, ủy viên Bộ Chính trị còn phải ‘gương mẫu’ thực hiện nhiều nội dung khác, như phải minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập.

Dự thảo cũng quy định cán bộ, Đảng viên, Ủy viên Bộ chính trị ‘không đầu tư tài chính, mua bất động sản ở nước ngoài.”

Các cán bộ, Đảng viên cũng phải ‘tự phê bình và phê bình’, “dũng cảm nhận trách nhiệm, không tranh công đổ lỗi, không định kiến, trù dập người góp ý, phê bình. Không lợi dụng phê bình để xu nịnh, lấy lòng, thổi phồng thành tích hoặc bôi nhọ, cường điệu khuyết điểm, hạ thấp uy tín của nhau”.

Dự thảo yêu cầu ủy viên Bộ Chính trị phải “phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.

Chống ‘tư duy nhiệm kỳ’

Các ủy viên Bộ chính trị, theo Dự thảo, phải “hy sinh lợi ích cá nhân, lấy sự hài lòng, ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Dự thảo cũng lưu ý Đảng viên, cán bộ phải ‘”thường xuyên đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm…”, và “chú trọng phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài”.

Quy định nêu trong Dự thảo cũng nêu rõ cán bộ Đảng viên phải đoàn kết “chống cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền” và không được “nịnh trên, nọt dưới”.

Ngoài ra, Đảng viên cần chống lạm quyền, lộng quyền, tham vọng quyền lực, và chống can thiệp không đúng thẩm quyền vào công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…

Dự thảo cũng quy định Đảng viên phải chống tư duy nhiệm kỳ, đánh bóng tên tuổi.

Đồng thời phải “kiên quyết chống” việc “sử dụng tiền, tài sản của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để làm giàu bất chính”, để “mua đất, xây nhà, cho người thân du học, đi công tác, du lịch nước ngoài, chơi golf, tiêu dùng xa xỉ”.

Các Đảng viên, Ủy viên Bộ Chính trị cũng phải chống chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chống việc bổ nhiệm, bố trí người nhà, ‘cánh hẩu’ vào các vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý và nơi có nhiều lợi ích.

Đóng góp ý kiến về Dự thảo hôm 1/10 tại Hội nghị Trung ương 8, ông Nguyễn Viết Chức , Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói:

“Tinh thần chỉ đạo lần này phải đi sâu, mỗi đảng viên phải rèn luyện mình, đi đầu gương mẫu. Đảng đi đầu, ở đâu khó phải lao vào, chỗ nào hy sinh gian khổ phải lao vào. Chứ bây giờ đảng viên chỗ nào có lợi là thu lợi thì đó chính là tự diễn biến. Tất cả các cấp ủy từ địa phương đến Trung ương mà rời khỏi vai trò lãnh đạo của mình hoặc không xứng đáng với vai trò lãnh đạo của mình thì đó là tự diễn biến lớn nhất, sâu sắc nhất trong điều kiện hiện nay,” ông Chức được VOV dẫn lời.

Đã kỷ luật nhiều cán bộ Trung ương

Các quy định về lối sống ‘làm gương’ dành cho Đảng viên, Ủy viên Bộ chính trị trước đây đã được đề cập tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, theo Soha.vn.

Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều cán bộ Trung ương ‘thiếu gương mẫu’, ‘thậm chí vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, của pháp luật’.

Đã có 56 cán bộ cấp Trung ương bị kỷ luật sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII cùa Đảng Cộng sản.

Do đó, Ban Chấp hành Trung ương thấy cần thiết phải có quy định cụ thể trong việc ‘nêu gương’ đối với các đối tượng này, trang Soha.vn cho hay.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45728935

 

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt- Mỹ 2018

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt- Mỹ năm 2018 diễn ra vào ngày 4 tháng 10 tại trụ sở của Bộ Quốc phòng Việt Nam ở Hà Nội.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Trợ lý Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề an ninh Châu Á- Thái Bình Dương, ông Randall Schriver, đồng chủ trì cuộc đối thoại. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cũng tham dự đối thoại.

Tin cho biết tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ sự quan tâm hỗ trợ của Mỹ về các trang thiết bị và công tác huấn luyện để Việt Nam triển khai bệnh viện dã chiến cấp 2 đầu tiên tới Nam Sudan. Ông Vịnh cho rằng đây vẫn sẽ là nội dung quan trọng trong việc hợp tác với Mỹ trong thời gian tới.

Ngoài ra, tại buổi đối thoại hai phía đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng trong thời gian qua cũng như bàn thảo các biện pháp để thúc đẩy mối quan hệ phù hợp với bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng năm 2011, tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng 2015, kế hoạch hành động 3 năm 2018-2020.

Trong cùng ngày 4/10, đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tiếp đón và chào xã giao trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hòa Kỳ ông Randall Schriver nhân dịp đến Việt Nam tham dự Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ 2018.

Ông Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh đến các hợp tác trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, chia sẻ kinh nghiệm tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đào tạo, quân y, cứu trợ thảm họa…

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-US-defense-policy-dialogue-2018-10042018103741.html