Tin Việt Nam – 04/05/2018
VN-EU: Cần gỡ rối cho vụ Trịnh Xuân Thanh
Khủng hoảng quan hệ giữa Việt Nam với Slovakia và Đức ‘rất căng’, nhưng có hướng giải quyết và Việt Nam cần chủ động và làm qua đường ngoại giao, theo một số ý kiến từ giới quan sát thời sự.
Trước hết, bình luận với BBC hôm 04/5/2018, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva và cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, hiện sống tại Thụy Sỹ nói:
“Như phía Slovakia đã nói, nếu thấy sự trả lời không thỏa đáng thì họ sẽ bảo lưu những biện pháp tiếp theo, câu trả lời đó rất ngoại giao và cũng rất là khẳng định, tức là rất là căng rồi.”
Các ý kiến khác, từ Berlin và Hà Nội, cũng nói chính quyền Việt Nam cần hiểu tầm nghiêm trọng của vụ việc và có động thái thích ứng.
Cụ thể là có lời giải thích thành thật với chính quyền các nước châu Âu và có động thái nhằm làm họ hiểu là Việt Nam tôn trọng quan hệ lâu dài với EU.
Slovakia: ‘VN phải giải thích thỏa đáng vụ Trịnh Xuân Thanh’
Nếu chúng tôi thấy lời giải thích của Việt Nam, một khi lời giải thích đó được trao, là không thỏa đáng, thì BNG Slovakia bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp tiếp theo, phù hợp quy tắc ngoại giaoPeter Susko, BNG Slovakia
Bàn tròn thứ Năm: Cập nhật vụ Trịnh Xuân Thanh từ châu Âu
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Slovakia ‘triệu tập đại sứ VN’
Slovakia ‘bối rối’ vì vụ Trịnh Xuân Thanh
Nghi ngờ Trịnh Xuân Thanh ‘bị đưa sang Slovakia’
Hôm 03/5, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Slovakia, ông Peter Susko, cho BBC hay:
“Chúng tôi đã yêu cầu phía Việt Nam phải cung cấp cho chúng tôi thông tin liên quan tới các cáo buộc theo đó nói Slovakia có ‘tham gia’ là quốc gia trung chuyển trong quá trình bắt cóc một công dân Việt Nam từ Đức đưa về Việt Nam”
Đại sứ Việt Nam tại Slovakia, ông Dương Trọng Minh, bị Bộ Ngoại giao nước chủ nhà triệu lên để giải thích quanh cáo buộc được báo chí Đức và Slovakia đề cập công khai trong thời gian gần đây.
Bratislava đòi ông Đại sứ Việt Nam đưa ra những “giải thích” liên quan tới “các cáo buộc nói rằng Slovakia có tham gia dưới bất kỳ hình thức nào vào những hành động – nếu được chứng minh là có – vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.
Ông Susko nói:
“Nếu các cáo buộc đó được xác nhận, Slovakia sẽ coi đó là một vụ việc quốc tế nghiêm trọng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho quan hệ song phương giữa chúng tôi với Việt Nam.”
Tuy nhiên, sau cuộc gặp, phía Slovakia nói họ chưa nhận được lời giải thích.
“Ngài Đại sứ đã hứa sẽ đưa ra câu trả lời sau khi liên hệ với Hà Nội,” ông Susko cho BBC biết thêm.
“Chúng tôi nói với Ngài Đại sứ rằng nếu chúng tôi thấy lời giải thích của Việt Nam, một khi lời giải thích đó được trao cho chúng tôi, là không thỏa đáng, thì Bộ Ngoại giao và Cộng hòa Slovakia bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp tiếp theo, phù hợp với quy tắc ngoại giao.”
Cần giải quyết thế nào cho ổn thỏa?
Tòa Đức ‘nêu tướng Hưng và nhiều người VN’
BNG Vi Nam phải làm cho lãnh đạo VN biết rõ những điều đó và giá đó có lớn hơn việc không ký được Hiệp định Thương mại, có lớn hơn là… Việt Nam có thể [được xem] là coi thường niềm tin của các nước khác?Ông Đặng Xương Hùng
Ông Long là ‘tốt thí’ trong vụ bắt cóc ở Berlin?
Đức xử nghi phạm vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’
Nay ông Đặng Xương Hùng nói:
“Cách mà ông Đại sứ Việt Nam trả lời là sẽ có câu trả lời sau khi liên hệ với Hà Nội, thì đó là một câu chuyện rất dễ hiểu của một ông Đại sứ Việt Nam ở tất cả các nơi và ở tất cả các câu chuyện tương tự như vậy.
“Nhưng câu trả lời của phía Slovakia nói chung là rất rõ ràng và khiến cho phía Bộ Ngoại giao và khiến cho phía Việt Nam cần phải suy nghĩ để có cách trả lời và phải kèm theo một phương án giải quyết nào đó.”
Khi được hỏi giữa lúc dường như trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam và Đức, Slovakia đang có những ‘khác biệt’ khá sâu sắc, có lời khuyên nào để giải quyết vụ việc thấu tình, đạt lý và quan hệ các bên được cải thiện, ông Đặng Xương Hùng nói:
“Theo tôi phía Bộ Ngoại giao cần phải thành thực, làm một bản báo cáo thành thực về những gì phía Việt Nam gọi là “đạt được” rồi cân đo đong đếm với hậu quả; mà phía Việt Nam cần ghi rõ ra thật nhiều những hậu quả tai hại đến dân tộc, người dân, đến nền kinh tế, đến uy tín, đến vị thế, hình ảnh của Việt Nam.
“Bộ Ngoại giao, trong lúc này, cần phải liệt kê ra hết để các bên liên quan nhìn lại vụ việc này một cách như thế nào đó để tìm giải pháp, chứ không phải để đối phó…
Nếu Bộ Ngoại giao có đủ năng lực chứng minh rằng cái đó, một lời xin lỗi, còn ít hơn cái kia, thì lúc ấy là lúc Bộ Ngoại giao đã trưởng thànhÔng Đặng Xương Hùng
“Ví dụ, chẳng cần Hiệp định Thương mại Tự do với EU cũng là một cách để đối phó, nhưng nếu như đã đi vào đường tàu của văn minh nhân loại, thì Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong đó có rất nhiều người đã được đi đến các nước phương Tây, rất nhiều bộ óc, nhiều người về hưu bây giờ đã thấy cần phải cải tổ, có cách nghĩ khác cho Bộ Ngoại giao Việt Nam.”
Theo ông Đặng Xương Hùng, cựu Vụ phó Bộ Ngoại giao này, nếu ông là lãnh đạo của Bộ này, ông sẽ lên đường thăm Đức, Slovakia để trực tiếp giải quyết và cần thiết thì cần có lời xin lỗi, nhận lỗi và giải quyết mọi việc qua kênh ngoại giao.
“Có thể nói với họ rằng đây là việc mà chúng tôi bất đắc dĩ” và “xin họ tha lỗi và thông cảm,” ý kiến này nói.
Từ Hà Nội, tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao nói với thảo luận Bàn tròn 03/05 của BBC:
“Theo tôi có hai vấn đề các nhà lãnh đạo Việt Nam phải chú ý. Thứ nhất, đó là những vấn đề về pháp lý những vấn đề về tố tụng tại tòa án ở Đức. Việc đó không thể bằng quan hệ chính trị để can thiệp được, việc đó phải chấp nhận thôi. Tuy nhiên, mối quan hệ chính trị và ngoại giao đã ghi nhận được cho đến ngày này giữa Việt Nam và EU cũng như là giữa VN với Đức tôi tin là nước Đức cũng không sung sướng gì khi xử lý vụ việc này.
“Cho nên về mặt quan hệ ngoại giao cũng như chính trị thì chính phủ Việt Nam cũng nên chân thành, thẳng thắn và đặc biệt là chân thành để trao đổi đàm phán với các quốc gia ở châu Âu, đặc biệt trước hết là với Đức để làm sao giảm thiểu hậu quả rất là nguy kịch đối với quan hệ giữa Việt Nam với Đức và các nước ở châu Âu.”
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu ‘nhận lỗi’ hay ‘xin lỗi’ được đưa ra, nếu các cáo buộc từ phía Đức và Slovakia là có cơ sở, thì liệu Việt Nam có quan ngại về vấn đề rắc rối luật pháp quốc tế hay không, chẳng hạn như có thể ‘bị kiện’, ông Đặng Xương Hùng đáp:
“Chính thế, cái đó thì Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng phải làm cho lãnh đạo Việt Nam biết rõ những điều đó và cái giá đó có lớn hơn việc không ký được Hiệp định Thương mại, có lớn hơn là… Việt Nam có thể [được xem] là coi thường tất cả những niềm tin của các nước khác? Có lớn hơn không?
“Nếu Bộ Ngoại giao có đủ năng lực chứng minh rằng cái đó, một lời xin lỗi, còn ít hơn cái kia, thì lúc ấy là lúc Bộ Ngoại giao đã trưởng thành,” ông Đặng Xương Hùng từ Geneva nêu quan điểm riêng.
Cũng trong Thảo luận Bàn tròn hôm 03/05, nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw, Ba Lan nêu ý kiến:
“Tôi không tin rằng phía Đức sẽ tìm được sự chân thành từ phía Việt Nam đâu vì tôi nghĩ cái đó là hơi khó nhưng sự nhún nhường thì có thể. Gần đây tôi có nhận được một số thông tin rằng một số nhà hoạt động trong nước nhận lại được hộ chiếu, được rút lại lệnh cấm xuất cảnh và nhận được visa. Có thể đó là tác động từ Đại Sứ quán Đức ở Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng để mà chân thành nhận lỗi để mà xin lỗi thì tôi không chờ đợi điều đấy nhưng tôi chờ đợi một sự nhún nhường từ phía Việt Nam. Một số nhún nhường như là một số nhà hoạt động trong nước nhận lại được hộ chiếu, cho phép một số nhà hoạt động xuất cảnh và có thể có thêm một số sự nhún nhường nữa như là giảm bản án hoặc phóng thích trước thời hạn cho một số tù nhân lương tâm. Có thể Việt Nam sẽ cần đổi chác qua những thứ như vậy.”
Làm ẩu, manh động?
Cũng hôm 04/5, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từ Berlin ông nói với BBC News Tiếng Việt:
Tôi tin rằng phía Đức cũng sẵn sàng tiếp xúc, đàm phán để giải quyết với nhau theo con đường tốt nhất bằng con đường ngoại giaoNhà báo Lê Mạnh Hùng
“Đây là một vụ theo tôi là có sự làm ẩu, chính vì vậy bây giờ việc trừng phạt nhau tôi cho rằng chẳng đem lại lợi ích gì cho cả hai quốc gia cả, mà tốt hơn hết nên có sự hợp tác để cùng giải quyết vấn đề này.
“Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức không chỉ dừng ở quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia mà còn ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của cả hai nước về lâu dài nữa. Thành ra, theo tôi nghĩ, chính phủ Việt Nam nên gạt bỏ ‘những tự ái, những sĩ diện cá nhân’, mà nhìn thẳng vào vấn đề và hãy chủ động bắt tay với phía Đức để giải quyết vụ này cho ổn thỏa.
“Tôi tin rằng phía Đức cũng sẵn sàng tiếp xúc, đàm phán để giải quyết với nhau theo con đường tốt nhất bằng con đường ngoại giao.
“Bởi vì sự việc xảy ra theo ý kiến riêng của tôi, đây cũng là sự thiếu tham vấn bên phía ngoại giao của Việt Nam, có vẻ như đây là một sự manh động của các sỹ quan an ninh, tình báo nào đó để chạy theo thành tích, có thể thế chăng?
“Vì vậy, nên chăng tận dụng hiểu biết của giới ngoại giao trong vụ việc này và Việt Nam không thiếu các chuyên gia giỏi về Đức, họ rất hiểu về văn hóa, hiểu nước Đức ra sao, nên cần tham vấn họ, sau sự kiện Trịnh Xuân Thanh, tôi cũng đọc được nhiều bài báo rất hay phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề này giữa Việt Nam và Đức, thành ra tôi nghĩ cố gắng đi theo con đường đó thì sẽ đạt hiệu quả.”
Theo nhà báo này, Việt Nam không nên nghĩ rằng sự việc cứ ‘để lâu… sẽ hóa bùn’ mà nên giải quyết,
Im lặng bí hiểm?
Ông Lê Mạnh Hùng cũng nhắc đến một nhân vật nữ nữa là bà Đỗ Thị Minh Phương, được các cơ quan điều tra phía Đức cho rằng có trực tiếp liên quan tới vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ từ một công viên ở Berlin.
Nhà báo Lê Mạnh Hùng nói ngành ngoại giao và chính quyền Việt Nam, nếu thấy có sự hiểu lầm, thì cần mau sớm có giải thích, làm sáng tỏ về những gì xảy ra với nhân vật này để rộng đường dư luận và mọi việc sớm được sáng tỏ.
Phiên tòa ở Berlin đang diễn ra đã nghe các nhân chứng nói họ thấy ông Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ bị một nhóm đàn ông bắt khỏi công viên Tiergarten ở Berlin cuối tháng 7/2017.
Cho đến nay, ngoài chuyện đưa tin ông Trịnh Xuân Thanh “về Việt Nam rồi đến cơ quan công an ra đầu thú”, truyền thông do Đảng Cộng sản kiểm soát ở nước này không nhắc đến người phụ nữ này.
Báo chí Việt Nam cũng không nói ông Thanh về bằng cách nào, và bằng loại giấy tờ xuất nhập cảnh ra sao.
Giới chức Việt Nam có lẽ cũng chưa hình dung được sự nghiêm trọng của vụ việc khiến cho hai thủ tướng đương nhiệm của hai nước châu Âu cùng họp báo nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh.
Thủ tướng Slovakia, Peter Pellegrini, và thủ tướng Đức, bà Angela Merkel trong động thái chưa từng có của lịch sử ngoại giao châu Âu đã cùng công khai nói với báo chí hôm 2/5/2018 về vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’.
Trước sự im lặng lâu dài này, TS Hoàng Ngọc Giao đề nghị:
“Theo tôi cách ứng xử có lẽ là thông thái nhất, mặc dù nó đã chậm rồi, thì chính phủ Việt Nam, và các nhà lãnh đạo Việt Nam nên có những thông tin về vụ việc tòa án ở Đức đang xử Trịnh Xuân Thanh và cũng nên có những lời giải thích thỏa đáng đối với nhân dân.
Bởi lẽ nếu như chính phủ tiếp tục im lặng cũng như không có truyền thông về những nội dung này thì trong thời đại Internet cũng như truyền thông quảng bá hiện nay thì người dân đều biết cả.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam nên có những thông tin về vụ việc tòa án ở Đức đang xử Trịnh Xuân Thanh và cũng nên có những lời giải thích thỏa đáng đối với nhân dânTS Hoàng Ngọc Giao
“Trong việc này chính phủ Việt Nam mặc dù không phấn khởi gì lắm, phải đối mặt với sự thật. Sự thật dù khó khăn nhưng theo tôi phải đối mặt với sự thật đó và phải cho công luận, cho người dân Việt Nam biết được câu chuyện này và có những lời giải thích thỏa đáng trước nhân dân.
Bởi vì muốn hay không muốn thì đây là trách nhiệm của chính phủ đối với nhân dân Việt Nam.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44007072
Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn có cơ hội giảm án?
Tòa phúc thẩm ở Hà Nội giữ y án hai bị cáo Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn, nhưng lại kiến nghị Chánh án Tòa tối cao sớm xem xét, giảm nhẹ hình phạt.
Mở lại phiên xử ‘đại án’ Hà Văn Thắm
TS Lê Đăng Doanh: ‘Không thể dựa vào liên kết quyền lực’
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội hôm 4/5 giữ nguyên án chung thân với bị cáo Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng Giám đốc OceanBank, bị tuyên y án tử hình về 3 tội cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản.
Nhưng trong diễn biến gây ngạc nhiên, mặc dù tuyên y án, hội đồng xét xử đề nghị cấp có thẩm quyền giảm xuống tù có thời hạn cho bị cáo Thắm.
Lý do được nêu là hành vi chi tiền vượt trần lãi suất của bị cáo Thắm gây thất thoát tài sản thực hiện trong lúc thị trường tài chính không ổn định, Ngân hàng nhà nước cũng thể hiện rõ yếu kém trong quản lý ngân hàng, bản thân Hà Văn Thắm có nhiều công lao, theo báo Tuổi Trẻ.
Ông Nguyễn Xuân Sơn đã khắc phục xong 3/4 hậu quả bằng cách nộp 37 tỷ đồng.
Vì vậy, tòa phúc thẩm cũng đề nghị cấp cao hơn giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân đối với Nguyễn Xuân Sơn.
Theo tường thuật của VnExpress, vợ ông Xuân Sơn đã vay 32 tỷ đồng của một “người bạn là doanh nhân” để góp phần bồi thường cho chồng.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44002851
Mất hay không có bản đồ Khu đô thị Thủ Thiêm?
Dư luận Việt Nam xôn xao việc không tìm thấy bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm, vốn là căn cứ để xác định quyền lợi về đất đai của hàng chục ngàn hộ dân.
Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 Khu đô thị Thủ Thiêm, đi kèm Quyết định 367 được xem là “chìa khóa” giải quyết chuyện khiếu nại, khiếu kiện của người dân ở Thủ Thiêm kéo dài nhiều năm qua.
Để đầu tư xây dựng ‘siêu dự án’ Khu đô thị Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh giải tỏa gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, di dời khoảng 15.000 hộ dân, huy động gần 30.000 tỷ đồng chi trả bồi thường, tái định cư.
Cũng từ đó, khiếu nại của người dân ở khu vực này phát sinh, mấu chốt nằm ở việc xác định ranh giới quy hoạch, theo truyền thông Việt Nam.
Mất hay không có?
Thông tin thất lạc bản đồ Khu đô thị Thủ Thiêm năm 1996, tỷ lệ 1/5.000, được cho là ‘bùng lên’ sau cuộc họp báo thường kỳ của UBND TP Hồ Chí Minh ngày 2/5.
Tại họp báo, khi phóng viên hỏi “Bản đồ đi kèm Quyết định 367 về quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ hiện nay đang ở đâu?”, người chuyên quản lý việc vẽ bản đồ – Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nhã cho biết đến giờ vẫn tìm chưa ra bản đồ này.
‘Dân Sài Gòn thẳng tính, lương thiện’
Quy định 102 có phân biệt đối xử Đảng viên?
“Thành phố đã chỉ đạo các sở – ngành rà soát lại từng nguồn, đơn vị tư vấn trước đây và cũng có văn bản hỏi các bộ – ngành trung ương nhưng đến giờ vẫn chưa tìm thấy”, báo Dân Việt trích lời ông Nhã.
Sau đó, trong buổi họp báo chính phủ thường kỳ ngày 3/5, Bộ trưởng Xây dựng Lê Quang Hùng khẳng định Thủ Thiêm có rất nhiều bản đồ và cái bị mất là bản đồ quy hoạch chung được phê duyệt năm 1996. Hiện nay việc triển khai quy hoạch Thủ Thiêm đang được thưực hiện dựa trên bản đồ chi tiết hơn, tỷ lệ 1/2000.
Cũng theo ông Hùng, đô thị mới Thủ Thiêm đã điều chỉnh quy hoạch hai lần vào năm 1996 và 2005. Hiện quá trình triển khai dự án, xác định ranh giới, thu hồi mặt bằng là theo quy hoạch chung 2005 và “quy hoạch này vẫn còn”.
Thế nhưng ông Nguyễn Hồng Điệp, trưởng Ban tiếp công dân trung ương (Thanh tra Chính phủ) trả lời báo Dân Trí ngày 3/5 là bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tỉ lệ 1/5.000 kèm theo quyết định 367 năm 1996 của Thủ tướng này “Làm gì có mà tìm!”
Ông Nguyễn Hồng Điệp còn cho rằng TP Hồ Chí Minh cần sớm trả lời sòng phẳng, thẳng thắn với người dân là không có bản đồ quy hoạch khu Thủ Thiêm 1/5.000, vì Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước cũng không có tấm bản đồ này.
Theo Dân Việt, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thực ra đã phát hiện chuyện mất bản đồ khu đô thị Thủ Thiêm từ hồi cuối tháng 11/2017 khi ông làm việc với TP Hồ Chí Minh. Tại cuộc họp đó, giới chức thành phố báo cáo “các sở ngành liên quan đều không tìm thấy” [bản đồ].
‘Phải có nhiều nơi lưu trữ’
KTS Võ Kim Cương, nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP Hồ Chí Minh, cho rằng phải có nhiều nơi lưu trữ bản đồ quy hoạch 1/5.000. Chẳng hạn như Văn phòng Chính phủ, Cục Văn thư và lưu trữ – nơi lưu những văn bản và tài liệu kèm theo do Thủ tướng ban hành, hoặc Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP Hồ Chí Minh, nay là Sở Quy hoạch Kiến trúc, và ngay tại văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh.
Theo Dân Việt, bản đồ này thực ra đã được đăng trên báo Lao Động, công khai ở địa phương bị thu hồi đất từ năm 1996.
Hiện nay, hàng chục người dân xin được bản sao ở Chi cục Văn thư lưu trữ, dấu mộc đỏ chót.
Ông Lê Văn Lung, người đi khiếu nại về đất đai 20 năm qua, được báo Dân Việt trích lời: “Họ [chính quyền] cần chúng tôi sẽ cho không. Nhưng không có bản đồ thì làm sao mà thu hồi đất. Họ sợ lộ vụ Thủ Thiêm nên thủ tiêu thôi chứ mất sao được!”
‘Chuyện lạ’
Trả lời Zing.vn, giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, khẳng định việc thất lạc bản đồ quy hoạch 1/5.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm là ‘chuyện lạ’, làm nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp.
Ông Hùng nói căn cứ vào bản đồ, đơn vị thực hiện dự án xác định được hạng mục bên trong dự án. Cụ thể, đâu là khu vực làm đường đi, đâu là khu làm nhà, trường học… và ranh giới giữa các khu này.
Thất lạc bản đồ 1/5.000 đồng nghĩa với không còn cơ sở để bố trí mặt bằng cụ thể, chỉ còn phần thuyết minh bằng lời cho dự án. Trong tình huống này, rất dễ xảy ra tranh chấp vùng giáp ranh giữa dự án với đất của dân cư sống xung quanh. Hơn nữa, mất bản đồ có thể dẫn đến thực hiện sai quy hoạch.
“Một dự án lớn hàng trăm ha, hàng chục nghìn tỷ đồng mà TP Hồ Chí Minh để thất lạc bản đồ quy hoạch 1/5.000 gốc, tôi cho rằng đó là chuyện rất lạ và vô lý”, ông Võ bình luận trên Zing.vn.
Trao đổi với Lao Động, kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho hay, ông đang thắc mắc không hiểu quá trình bàn giao thế nào lại để thất lạc bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
“Tôi thắc mắc, tại sao người dân lại biết mình không nằm trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm? Tôi phỏng đoán phải có người đang giữ bản quy hoạch gốc đó, rồi báo cho người dân biết, bởi đến tôi còn không nhớ nữa là”, ông Vạn nói.
Căn cứ nào triển khai dự án Thủ Thiêm?
Theo VnExpress, quyết định 367 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm căn cứ vào cơ sở pháp lý là nghị định 91 ngày 17/8/1994 của Chính phủ (về việc ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị).
Tuy vậy, việc không có bản đồ quy hoạch kèm quyết định trên đã khiến khiếu nại của người dân liên quan đến dự án này chưa có điểm dừng.
Hiện khiếu nại của hơn 60 hộ dân liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chưa giảm độ nóng.
Nguyên nhân chính là các hộ dân cho rằng đất của họ không thuộc diện tích dự án Thủ Thiêm, nhưng vẫn bị thu hồi và không có quyết định thu hồi, không bồi thường thỏa đáng.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44000149
Nhà thờ Thủ Thiêm,
Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm sắp mất?
Hòa Ái, phóng viên RFA
Dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin từ Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm bị di dời vì thuộc trong 9 lô đất ở trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được bán đấu giá. Liệu rằng Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm sắp mất trong nay mai?
Thăm dò dư luận
Dư luận và nhiều người Công giáo tại Việt Nam bày tỏ sự hoang mang trước thông tin, được báo chí truyền tải vào ngày 1 tháng 5, về Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó có Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và thu hồi đất của Trường tiểu học Thủ Thiêm, để bàn giao cho nhà đầu tư thi công tuyến đường ven sông và công viên bờ sông đúng tiến độ.
Dư luận không chỉ hoang mang mà còn bức xúc khi một ngày sau đó trong cuộc họp báo, người phát ngôn của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan cho biết bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị thất lạc và các bộ ngành có liên quan trong vòng 20 năm qua vẫn chưa tìm thấy bản gốc.
Họ cố tình thổi Hội thánh Đức Chúa Trời, lúc thì gọi như vậy lúc thì gọi là Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ, để cho người ta thấy tôn giáo nói chung và theo tinh thần Ki-tô giáo như Công giáo nói riêng là xấu, bậy bạ khiến cho những người không có tôn giáo ở Việt Nam tin theo và dẫn đến chính quyền quyết định giải tỏa nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm
-Linh mục Lê Ngọc Thanh
Vào ngày 3 tháng 5, Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương, thuộc Thanh tra Chính phủ, ông Nguyễn Hồng Điệp lên tiếng với truyền thông rằng Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm trả lời cho người dân biết là không có bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm vì ngay cả Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng không có.
Dư luận thắc mắc rằng dựa vào đâu mà Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định di dời Nhà thờ Thủ Thiêm, có giá trị lịch sử lâu đời hơn 160 năm, và phải chăng có sự khuất tất ẩn giấu nào liên quan đến quyết định này của Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh?
Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cho rằng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang dùng truyền thông để dọn đường dư luận cho ý đồ giải tỏa Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm của họ. Linh mục An-Tôn Lê Ngọc Thanh còn nhấn mạnh truyền thông liên tục đăng tin đồn thổi về Hội thánh Đức Chúa Trời trong thời gian qua cũng nhằm chủ ý này:
“Họ cố tình thổi Hội thánh Đức Chúa Trời, lúc thì gọi như vậy lúc thì gọi là Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ, để cho người ta thấy tôn giáo nói chung và theo tinh thần Ki-tô giáo như Công giáo nói riêng là xấu, bậy bạ khiến cho những người không có tôn giáo ở Việt Nam tin theo và dẫn đến chính quyền quyết định giải tỏa nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm được dân chúng ủng hộ bởi vì đó là một thứ đạo tào lao.”
Đạt được mục đích di dời?
Đài RFA ghi nhận Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm là hai cơ sở tồn tại hơn một thế kỷ tại Thủ Thiêm, thuộc quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số ngôi trường của nhà dòng bị Nhà nước trưng thu làm cơ sở giáo dục. Một trường được sử dụng làm trường tiểu học đã bị đập phá và Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh thương lượng bồi thường 50 tỷ đồng cho nhà dòng. Tuy nhiên, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm cho biết nếu ngôi trường không được chính quyền tiếp tục dùng vào mục đích giáo dục thì hãy trả lại cho nhà dòng và nhà dòng từ chối nhận số tiền bồi thường đó. Một ngôi trường khác đập phá hồi hạ tuần tháng 10 năm 2015, nhưng phải tạm dừng do gặp phải sự phản đối của nhà dòng và dư luận.
Thêm vào đó, nghĩa trang của giáo xứ Thủ Thiêm, rộng hơn 2 héc-ta cũng bị giải tỏa cách nay 2 năm, nhưng Chính quyền đã không đền bù một đồng nào cho nhà thờ. Thông tin mới nhất chúng tôi được nghe từ người phụ trách pháp lý của Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm là Chính quyền thành phố gây áp lực lên một số vị tại Tòa Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh vận động nhà thờ và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tự nguyện di dời.
Liên quan đến tin tức Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm vừa được truyền thông loan đi, một nữ tu trong Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm cho biết không nhận được thông báo chính thức nào từ phía chính quyền. Vị nữ tu này cho biết:
“Cả chục năm nay qua trao đổi (với Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh) thì mấy soeur nói cứ để nguyên hiện trạng như vậy, mấy soeur không đồng ý. Trước sau mấy soeur vẫn giữ lập trường như thế. Còn báo chí đăng thì kệ họ cứ đăng vì đó là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Cho đến bây giờ vẫn chưa có gì hết.”
Nếu bất kỳ một người nào muốn tìm thông tin về quy hoạch về Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm chỉ cần vào trang web ‘Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh’ thì thấy bản vẽ cho đến năm 2018 nhà thờ và nhà dòng vẫn tồn tại. Mới nhất đây, ông Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh đồng ý cho công ty của Hàn Quốc là Công ty Lotte để đầu tư làm khu lõi trung tâm thành phố-khu thành phố văn minh, thì trong bản vẽ này vẫn vẽ nhà thờ và nhà dòng tồn tại
-Giáo dân Cao Thăng Ca
Giáo dân Giuse-Cao Thăng Ca, người người phụ trách pháp lý của Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm, khẳng định với RFA rằng không có việc di dời xảy ra vì:
“Thực chất nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm theo quy hoạch của thành phố Hồ Chí Minh đến giờ phút này vẫn còn được phép tồn tại. Hiện nay vấn đề pháp lý về quy hoạch đối với hội dòng và nhà thờ không thể chối cãi và phủ nhận được. Nếu bất kỳ một người nào muốn tìm thông tin về quy hoạch về Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm chỉ cần vào trang web ‘Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh’ thì thấy bản vẽ cho đến năm 2018 nhà thờ và nhà dòng vẫn tồn tại. Mới nhất đây, ông Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh đồng ý cho công ty của Hàn Quốc là Công ty Lotte để đầu tư làm khu lõi trung tâm thành phố-khu thành phố văn minh, thì trong bản vẽ này vẫn vẽ nhà thờ và nhà dòng tồn tại.”
Ông Cao Thăng Ca cho biết thêm có khoảng 3000 giáo dân tại giáo xứ Thủ Thiêm và hiện chỉ còn khoảng 400 đến 500 giáo dân vì số còn lại đã bị giải tỏa, di dời. Tuy nhiên, các gia đình giáo dân vẫn kiên trì đòi công lý, bảo vệ đất đai nhà cửa của họ và Nhà thờ Thủ Thiêm cùng Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm.
“Hiện nay Cha xứ là Cha Lê Đăng Niêm, mặc dù sức khỏe của Ngài rất kém do bị tai biến nhưng Ngài sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ tài sản, bảo vệ đoàn chiên. Ngài là tấm gương sáng cho giáo dân noi theo. Thành ra, chúng tôi cũng cương quyết gìn giữ và bảo vệ được nhà thờ, không cho bất kỳ một thế lực hay nhóm lợi ích nào xâm hại đến nhà thờ.”
Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận truyền thông mạng xã hội mấy ngày qua tiếp tục có những ý kiến gửi đến Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần phải gìn giữ Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm vì đó không chỉ là công trình tôn giáo mang giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc nghệ thuật mà còn là biểu tượng nối liền quá khứ và hiện tại của thành phố.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-thu-thiem-church-be-eliminated-soon-05032018142121.html
Nghi vấn về cái chết của Cục phó C50
Đại tá Võ Tuấn Dũng, Cục phó Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao (C50) đột tử hay tự tử trong phòng làm việc là nghi vấn được truyền thông trong nước đồng loạt loan tải ngày 04/05.
Tin cho biết ông Võ Tuấn Dũng đến cơ quan tại trụ sở Bộ Công an, 47 Phạm Văn Đồng, Hà Nội, lúc 6 giờ sáng và được phát hiện chết trong phòng làm việc vào khoảng 7 giờ cùng ngày.
Báo Pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh dẫn nguồn tin có thẩm quyền thuộc cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ cho biết, việc đại tá Dũng tử vong sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều tra đối với vụ án đánh bạc ngàn tỉ do hai nghi can Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu.
Mạng báo Một thế giới cho biết trước đó, công an tỉnh Phú Thọ và Viện Kiểm sát Nhân Dân (VKSND) tỉnh Phú Thọ đã nhiều lần làm việc với ông Võ Tuấn Dũng tại trụ sở của C50 tại Hà Nội, riêng VKSND tỉnh Phú Thọ đã làm 3 lần làm việc với ông này và buổi làm việc gần đây nhất mới diễn ra vào chiều 03/05 liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ nói trên. Báo này cũng cho biết ông Dũng đã bị đình chỉ công tác, phục vụ việc xác minh và làm rõ các sai phạm trong vụ án nói trên. Liên quan đến quyết định đình chỉ công tác, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã ký quyết định số 4019/QĐ-BCA-X11 ngày 7.11.2017 trong đó yêu cầu trong thời gian bị đình chỉ, đại tá Võ Tuấn Dũng phải có mặt tại đơn vị khi được yêu cầu và Bộ Công an giao Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm quản lý đối với ông Dũng trong thời gian này.
Mạng báo Tuổi trẻ cũng dẫn nguồn tin từ cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ thông tin rằng trong nhưng lần làm việc này, ông Dũng đều hợp tác, tinh thần hoàn toàn bình thường và không có biểu hiện gì bất ổn. Việc làm việc với ông Dũng của cơ quan chức năng cũng là hoàn toàn bình thường vì lãnh đạo của C50 có liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ. Báo Tuổi trẻ cũng dẫn lời lãnh đạo của VKSND tỉnh Phú Thọ cho biết hiện công an vẫn chưa có kết luận gì về vai trò, trách nhiệm của ông Dũng.
Về đường dây đánh bạc ngàn tỉ có sự bảo kê của tướng công an, hiện Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố gần 90 người trong đó có 2 cấp trên của ông Dũng là ông Phan Văn Vĩnh, cựu trung tướng – tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và ông Nguyễn Thanh Hoá, cựu cục trưởng C50..
Đại tá Võ Tuấn Dũng sinh năm 1963 và công tác tại Cục C50 từ khi cục này được thành lập, giữ chức trưởng phòng tham mưu và mới được bổ nhiệm giữ chức phó Cục trưởng C50 khoảng 2 năm trở lại đây.
Quân đội làm kinh tế và sai phạm
Trong số một loạt các cán bộ cao cấp bị đem ra “đốt” trong chiến dịch chống tham nhũng lò nóng – củi tươi của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong, nổi lên gần đây nhất là sự có mặt của một số tên tuổi ngành quốc phòng. Đó là Thượng tá Đinh Ngọc Hệ hay còn gọi là “Út trọc” với những sai phạm tại Tổng Công ty Thái Sơn khi giữ vai trò Phó Tổng giám đốc công ty này. Tiếp đến là sự kiện Đại tá Phùng Danh Thắm, cũng là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn. Và sau đó là Đại tá Bùi Văn Tiệp – cựu Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không-Không quân. Cả ba nhân vật này đều bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, trong đó ông Thắm và ông Tiệp giữ vai trò đồng phạm giúp sức cho ông “Út trọc”.
Đây không phải là lần hiếm hoi xảy ra một vụ tai tiếng với ngành quân đội. Trước đó không lâu, người dân xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội đã bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát trong một vụ tranh chấp đất đai với Bộ Quốc phòng. Bộ này muốn thu hồi đất để giao cho tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel làm kinh tế.
Hay vụ việc bộ Quốc phòng muốn giữ 157 héc ta đất tại sân bay Tân Sơn Nhất để cho thuê làm sân golf thay vì dùng số đất đó để mở rộng sân bay hiện đã quá tải.
Trước những bê bối gần đây của ngành kinh tế quân đội, Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam, và hiện là Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM trao đổi với đài RFA.
Trước hết, Thiếu tướng Lê Kế Lâm cho biết truyền thống của Quân đội Nhân dân VN gồm có 3 chức năng: chức năng đánh giặc để bảo vệ tổ quốc, chức năng công tác như dân vận, phòng cứu bão lụt hay tai nạn của nhân dân, và chức năng thứ 3 là làm kinh tế.
Ông cũng giải thích thêm, rằng từ thời chiến tranh Việt Nam, quân đội rất khó khăn nên có nhiệm vụ làm kinh tế để tự túc một phần. Sau khi chiến tranh VN kết thúc thì truyền thống này vẫn tiếp tục phát triển, vì vậy trong quân đội hiện nay có một số đơn vị làm kinh tế. Ông nói tiếp:
Trong lúc làm kinh tế như vậy, cũng có những đơn vị làm kinh tế tốt, ví dụ như Viettel hay Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, rồi những Tổng công ty trồng cao su.
Nhưng phải nói rằng để một thời gian hơi dài cho phát triển quá nhiều ngành nghề và công ty. Trong số quá nhiều công ty này, đã bộc lộ sai phạm và thiếu sót.
Những sai phạm thiếu sót này, tôi nghĩ là trong quá trình phát triển của một đất nước, và đặc biệt trong quá trình mở cửa, sự hiểu biết về văn hóa kinh doanh sản xuất, cũng như văn hóa kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng có những mặt tốt và có những mặt chưa tốt.
Rồi có lẽ đến một giai đoạn nào đó chuyện quân đội làm kinh tế cũng phải xem xét một cách nghiêm túc.
– Thiếu tướng Lê Kế Lâm
Năm ngoái ngay thời điểm xảy ra vụ việc sân golf ở Tân Sơn Nhất, ông Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm khẳng định chủ trương của Bộ Quốc phòng là quân đội sẽ không làm kinh tế mà chỉ tập trung xây dựng quân đội vững mạnh. chính quy, tinh nhuệ.
Người dân chưa kịp mừng thì ngay lập tức một thứ trưởng khác của bộ này là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố Quân đội sẽ tiếp tục làm kinh tế quốc phòng và làm mạnh hơn nữa, nhằm phục vụ cho phát triển tiềm lực quốc phòng, và không để Quân đội trở thành gánh nặng cho nền kinh tế và đất nước.
Hiện nay, Bộ quốc phòng đang quản lý khoảng 109 doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam như: Ngân hàng, Viễn thông, Dệt may, Da giày, Dược phẩm, Bất động sản,…Trong đó phần lớn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Đã từng có nhiều ý kiến trái chiều quanh việc quân đội VN tham gia kinh doanh. Nhiều chuyên gia cho rằng đã là quốc phòng thì chỉ nên tập trung tâm sức bảo vệ đất nước. Vả lại, quân đội làm kinh tế dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền lực để trục lợi.
Trong số những người không đồng tình với chuyện này có Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã giải thể. Ông cũng là một trong gần 200 cá nhân và tập thể vào năm ngoái đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thu hồi sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với RFA:
Trong kiến nghị 72 từ 5 năm trước chúng tôi đã nêu rất rõ là quân đội lo việc của quân đội, có thể có một phần nào đó làm công nghiệp quốc phòng như súng đạn chẳng hạn. Nhưng việc đi kinh doanh như xây nhà hàng, khách sạn, nhà ở không phải là việc của quốc phòng, càng không phải của công an. Tức là, những lực lượng chỉnh trang thì làm nhiệm vụ của vũ trang, không nên làm kinh doanh. Nhà nước cũng không nên làm kinh doanh. Chỉ có như thế nền kinh tế mới lành mạnh được.
Vào cuối năm ngoái, sau một năm với hai biến cố lớn liên quan đến Bộ Quốc phòng là vụ Đồng Tâm và vụ sân golf, Tổng Bí thư ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu chấn chỉnh hoạt động các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế và đặc biệt là phải tăng cường quản lý đất đai.
Cũng trong năm ngoái, Bộ quốc phòng Việt Nam đã đưa ra Đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội đến năm 2020. Theo đó, Quân đội sẽ giảm số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước từ 88 doanh nghiệp xuống còn 17, vào năm 2020.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng sẽ duy trì tỷ lệ vốn nhà nước từ 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019 tại 12 doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa.
Hiện tại trên thế giới vẫn còn một số ít quốc gia cho quân đội làm kinh tế như ở Việt Nam, chẳng hạn như Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan,…
Tuy nhiên tại Trung Quốc, đất nước có thể chế chính trị tương đồng với VN, cũng đã giảm đáng kể lực lượng quốc phòng tham gia kinh doanh từ thời ông Giang Trạch Dân và giảm hơn nữa kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Ở Thái Lan, kể từ sau cuộc đảo chính 2014, chính quyền quân đội lên ngôi, và cũng đã tham gia làm kinh tế, nhưng số doanh nghiệp chỉ bằng phân nửa so với VN.
Công ty của quân đội chủ yếu lấy đất của dân và nhân danh là đất quốc phòng, chiếm một số đất rất lớn và biến chúng thành những cơ sở thương mại.
– TS Nguyễn Quang A
Trước những tiêu cực trong ngành kinh tế quân đội của VN, trong khi Chính phủ có vẻ như vẫn nhất quyết cho lực lượng quốc phòng kinh doanh, Thiếu tướng Lê Kế Lâm đề xuất:
Quan điểm của tôi là Bộ Quốc phòng phải chấn chỉnh và phải xem lại, công ty nào nên để và công ty nào nên giải tán và thu hồi giấy phép kinh doanh. Nếu không làm thì trong dư luận nhân dân sẽ không tốt. Do đó Bộ Quốc phòng phải làm và làm một cách nghiêm túc, triệt để.
Trả lời câu hỏi liệu quân đội VN có nên ngưng làm kinh tế để tập trung đúng trách nhiệm hay không? Thiếu tướng Lâm nói:
Thực ra chức năng của quân đội là bảo vệ tổ quốc, đất nước và nhiệm vụ đó là hết sức nặng nề, hết sức lớn. Do đó cho nên hầu như quân đội của các nước đều tập trung vào quốc phòng là chính. Riêng ở VN, bây giờ chuyển hóa là cả một quá trình, nên quá trình này tôi nghĩ phải làm thật nghiêm túc. Rồi có lẽ đến một giai đoạn nào đó chuyện quân đội làm kinh tế cũng phải xem xét một cách nghiêm túc. Và có thể, theo sự phát triển của đất nước để giải quyết việc này một cách rốt ráo.
Còn với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một khi vẫn cho phép quân đội làm kinh tế, thì không nên để họ lạm dụng các tài nguyên chung của đất nước:
Tức là tất cả những gì đụng đến đất đai hay tài nguyên chẳng hạn, những thứ rất dễ lạm dụng bởi vì nhìn thấy tất cả từ những công ty của quân đội chủ yếu lấy đất của dân và nhân danh là đất quốc phòng, chiếm một số đất rất lớn và biến chúng thành những cơ sở thương mại. Nói một cách nôm na, là họ tư nhân hóa tài sản của Nhà nước một cách không minh bạch.
Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ việc người dân tập trung chặn đường phản đối các trạm thu phí BOT vì mức thu quá cao cũng như địa điểm đặt trạm vô lý. Trước khi bị khởi tố, ông Út trọc được xem là ông trùm của các dự án BOT khi liên tục được chỉ định thầu hoặc trúng thầu những dự án khủng. Trong số những sai phạm của Út trọc, có một dự án giải phóng mặt bằng cải tạo quốc lộ 20 đã được phê duyệt gần 460 tỷ đồng nhưng thực chất số tiền chi cho dự án này chỉ có 32 tỷ đồng.
Việt Nam gia hạn miễn thị thực visa
cho 5 nước Châu Âu
Tờ Tân Hoa Xã hôm 4/5 đưa tin cho biết Chính phủ Việt Nam quyết định gia hạn miễn thị thực cho các công dân Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha đến năm 2020.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, trước đây công dân của 5 quốc gia nêu trên được miễn thị thực chỉ trong một năm, sau đó họ phải yêu cầu gia hạn thêm một năm nữa.
Vấn đề này được thử nghiệm đầu tiên từ năm 2015 đến năm 2016.
Theo Tân Hoa Xã, Việt Nam đã đón 720.000 lượt khách Tây Âu vào năm 2015, khoảng 855.000 lượt khách trong năm 2016 và 1,5 triệu vào năm 2017.
Du lịch Việt Nam có kế hoạch đón từ 16 đến 17 triệu du khách nước ngoài và 78 triệu du khách trong nước trong năm 2018, đạt doanh thu 27 tỷ 500 triệu đô la.
Lại đề nghị xử lý các tài xế phản đối BOT Ninh Lộc
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vào hôm 4/5 đề nghị chính quyền địa phương nơi đặt trạm thu phí BOT Ninh Lộc có biện pháp xử lý các tài xế mà cơ quan này cho là ‘có hành vi kích động, gây rối và cố tình phá hoại gây mất trật tự’, nếu đủ yếu tố thành tội thì khởi tối điều tra.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tình hình phản đối gây cản trở giao thông của người dân địa phương tại trạm thu phí BOT Ninh Lộc vào ngày 1/5 và 2/5, vụ việc trở nên căng thẳng khi các tài xế va chạm với nhân viên tại trạm dẫn đến đánh nhau, đập phá tài sản và cản trở việc thu phí tại trạm này.
Tổng cục Đường bộ đề nghị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa cùng với các cơ quan chức năng giải quyết tình hình như vừa nêu.
Vụ việc phản đối của người dân tại trạm thu phí BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa diễn ra từ đầu năm 2018 khi các tài xế dùng tiền lẻ để trả phí qua trạm nhưng đến đầu tháng 5 vụ việc trở nên căng thẳng khi các tài xế dừng xe tại các trụ thu phí và yêu cầu chủ đầu tư miễn giảm phí cho người dân sống quanh trạm, gây ra tình trạng kẹt xe kéo dài nhiều cây số.
Vụ việc trở nên nghiêm trọng khi có va chạm giữa các tài xế và nhân viên tại trạm buộc chủ đầu tư phải xả trạm liên tục để hạ nhiệt tại khu vực này.
Lãnh đạo BOT Ninh Lộc cho báo chí biết vào tháng 1 đã gửi công văn xin miễn giảm 100% cho người dân 16 xã và phường sống khu vực quanh trạm. Tuy nhiên đến tháng 4, Tổng cục đường bộ Việt Nam chỉ chấp nhận miễn 100% cho xe bus công cộng và giảm từ 40%-50% cho các loại xe của tám xã phường khu vực lân cận.
Thực tế tại trạm thu phí BOT Ninh Lộc cũng tương tự tại nhiều trạm BOT khác ở nhiều địa phương trên cả nước. Người dân và giới tài xế phản đối mức thu phí bị cho là cao hoặc vị trí đặt trạm bất hợp lý.
Chính phủ Hà Nội từng lên tiếng cam kết giải quyết dứt điểm tình trạng bất ổn ở các trạm thu phí BOT ; tuy nhiên đến nay vẫn xảy ra những vụ việc và mới nhất là ở trạm thu phí BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa.
Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hợp tác tư pháp
Trung Quốc ủng hộ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong ngành tư pháp và mong muốn hợp tác tòa án giữa hai nước trở thành lĩnh vực hợp tác mẫu mực.
Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn lời phát biểu vừa nêu của ông Quách Thanh Côn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong buổi tiếp đón đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam sang thăm và làm việc từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5.
Trưởng phái đoàn Việt Nam, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tại buổi gặp gỡ với ông Quách vào sáng ngày 3 tháng 5, đã nhấn mạnh rằng Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.
Trong buổi hội đàm với Chánh án TANDTC Trung Quốc Chu Cường vào chiều ngày 3 tháng 5, ông Nguyễn Hòa Bình đề nghị hợp tác song phương với Trung quốc trong các hoạt động chuyên môn của ngành tư pháp, ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tham nhũng và xây dựng tòa án điện tử…
Ông Nguyễn Hòa Bình và ông Chu Cường cùng ký Bản ghi nhớ hợp tác mới giữa hai TANDTC để củng cố các hoạt động tăng cường hợp tác trong thời gian tới.
Trong một diễn tiến khác, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh Trần Đức Hải, vào sáng ngày 4 tháng 5, đến gặp và chào từ biệt Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Thiện Nhân nhân dịp kết thúc vai trò Tổng lãnh sự của mình.
Tại buổi gặp gỡ, ông Trần Đức Hải khẳng định Việt Nam là nước láng giềng quan trọng nhất của Trung Quốc, đồng thời Việt Nam là nước đứng đầu trong khối ASEAN về kim ngạch thương mại với Trung Quốc.
Bí thư thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân nhắc đến năm 2018 là thời điểm đánh dấu 10 năm Việt Nam-Trung Quốc hợp tác chiến lược tòan diện.
Ông Nguyễn Thiện Nhân còn đề nghị ông Trần Đức Hải giới thiệu một số địa phương tại Trung Quốc để tìm hiểu và hợp tác trong quá trình nghiên cứu xây dựng khu đô thị sáng tạo ở phía Đông thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện Sài Gòn đang có dự án phát triển Thủ Thiêm thành khu đô thị sáng tạo với mong ước khu đô thị Thủ Thiêm cũng giống như Phố Đông của Thượng Hải.
Đề nghị bãi chức đại biểu Quốc hội
của phó bí thư Đồng Nai
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh, vào ngày 4 tháng 5, bị Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong đảng.
Ban Bí thư cũng đề nghị Đảng đoàn Quốc hội thực hiện bãi chức đại biểu Quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào ngày 27 tháng 4 có văn bản đề nghị thi hành kỷ luật đối với bà này. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, Ban Bí thư khẳng định những vi phạm của bà Thanh rất nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của đảng.
Theo kết luận của Ban Bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam, trong thời gian làm Giám đốc Sở Công nghiệp từ năm 2003 đến 2009, bà Thanh đã không chỉ đạo xây dựng Dự án khu tập thể Nhà máy dệt Thống nhất mặc dù đã thu tiền của các hộ dân, và gián tiếp chuyển số tiền còn lại của Dự án vào Công ty Gỗ Tân Mai. Khi chuyển công tác, bà Thanh đã không bàn giao Dự án cho người kế nhiệm dẫn đến khiếu kiện đông người và kéo dài.
Trong thời gian từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 9 năm 2014, bà Thanh với cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã vi phạm pháp luật, quy chế và nguyên tắc tập trung dân chủ của nhà nước trong việc ký chấp thuận Dự án lấn sông Đồng Nai mà không báo cáo. Đồng thời, bà Thanh đã ký các quyết định nhằm mục đích trục lợi cho doanh nghiệp của gia đình mặc dù có những lĩnh vực bà Thanh không được phân công phụ trách.
Ngoài ra, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã nhiều lần sử dụng hộ chiếu ngoại giao để đi nước ngoài với mục đích cá nhân mà không báo cáo tổ chức.
Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri Cần Thơ vào ngày 3 tháng 5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định sẽ xem xét và xử lý theo quy định pháp luật những đại biểu Quốc hội nào không được dân tín nhiệm hoặc có vi phạm.
Đối thoại chính sách Việt Nam – EU
Bộ Công thương Việt Nam vào sáng thứ Sáu 4/5/2018 phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu tổ chức cuộc họp “Đối thoại chính sách” liên quan đến chương trình “Hỗ trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo”, sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Liên minh Châu Âu tài trợ.
Truyền thông trong nước dẫn lời Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định mục tiêu của Việt Nam là hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh và hướng đến phát triển xanh. Đại sứ Bruno Angelet cho biết EU đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu này.
Theo cam kết của chính phủ Việt Nam, ‘Đối thoại chính sách” sẽ diễn ra thường niên từ nay đến năm 2020, với mục đích minh bạch nền tài chính công, thu hút các nhà đầu tư mới vào ngành điện, đặc biệt phát triển năng lượng tái tạo.
Theo trang web của phái đoàn EU tại Việt Nam, hiện EU là nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam. EU cam kết đóng góp 400 triệu euro cho Việt Nam cho hợp tác phát triển giai đoạn 2014 – 2020, tập trung vào lĩnh vực quản trị công hiệu quả, năng lượng và biến đổi khí hậu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Vietnam-eu-policy-dialogue-05042018083123.html
Người Sài Gòn và hồn đô thị
Văn hiến – Văn vật
Trong cách nhìn sự tồn tại của vạn vật dưới quan điểm của một nhà nghiên cứu Sử học, Tiến sĩ Nguyễn Nhã không thể đồng tình với phương án phá huỷ những gì có giá trị thời gian.
“Một cây cổ thụ càng lâu năm càng có giá trị, mấy trăm năm ngàn năm càng quí nữa. Một toà nhà mấy trăm năm có giá trị rất lớn, vì nó thể hiện một di tích của một giai đoạn lịch sử về kiến trúc và đời sống của thời đó. Nếu trọng văn hiến thì văn vật được trọng. Nếu không quan tâm đến truyền thống văn hiến thì người ta không coi trọng văn vật.”
Giữa “Việt Nam nghìn năm văn hiến”, thì có đến trăm năm nền văn hiến, văn vật của nước Pháp hiện hữu ở Sài Gòn. Chính vì vậy, Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho rằng nếu một đất nước trọng văn hiến, thì văn vật sẽ được tôn trọng. Nếu một đất nước không quan tâm đến truyền thống của văn hiến thì lẽ đương nhiên người ta sẽ không coi trọng văn vật.
Người Pháp sau khi chiếm thành Gia Định đã đặt nền tảng cho Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng về mọi mặt ở Đông Dương. Và hơn cả thế, Sài Gòn được người Pháp ban cho sứ mệnh là “Hòn ngọc Viễn Đông” hoặc một “Paris nhỏ ở Viễn Đông”.
Một cây cổ thụ càng lâu năm càng có giá trị, mấy trăm năm ngàn năm càng quí nữa. Một toà nhà mấy trăm năm có giá trị rất lớn, vì nó thể hiện một di tích của một giai đoạn lịch sử về kiến trúc và đời sống của thời đó. Nếu trọng văn hiến thì văn vật được trọng. Nếu không quan tâm đến truyền thống văn hiến thì người ta không coi trọng văn vật. – TS Sử học Nguyễn Nhã
Nếu lượt sơ qua về quần thể kiến trúc do người Pháp xây dựng trong những năm 1859 – 1954 và để lại Sài Gòn cho đến nay thì có thể thấy hầu như toàn bộ những gương mặt bề thế nhất, uy nghiêm nhất của Sài Gòn đều ra đời ở giai đoạn này.
Cho đến nay, những chủ thể thuộc quần thể ấy, cái ít tuổi nhất cũng không thể dưới 100 năm tuổi. Và cũng trong số đó, có những ‘gương mặt’ đã vĩnh viễn không còn nữa. Đó là một Thương xá Tax đã phải khoác tấm bia 1880 – 2016. Đó là Nhà máy đóng tàu Ba Son, 1858 – 2018.
Một linh hồn khác của Sài Gòn xưa đang trong số phận sẽ bị phá huỷ với mục đích cải tạo đô thị và phát triển kinh tế. Đó là khối nhà cổ phía sau UBND TP, tức Toà Đô chính thời VNCH ở số 59-61 Lý Tự Trọng, thời Pháp thuộc là Sở Nội vụ Nam Kỳ, người dân xưa còn gọi là dinh Thượng Thơ, hiện nay là trụ sở của Sở Thông tin và truyền thông, Sở Công thương. Ngôi nhà 130 năm tuổi.
Khi chúng tôi đặt thẳng vấn đề dự án phá bỏ dinh Thượng Thơ để mở rộng trụ sở UBND TP, Phó Chủ tịch UBND TP ông Lê Trung Khoa viện dẫn ‘có việc, từ chối bình luận.
“Xin lỗi tôi đang có việc bận.”
Xin lỗi tôi đang có việc bận. – Phó Chủ tịch UBND TP Lê Trung Khoa
Một người dân sinh sống ở Sài Gòn cho biết đối với bà, chỉ có sự vô cảm mới định nghĩa hết được cho hành động phá bỏ những di tích kiến trúc trăm năm tuổi như dinh Thượng Thơ.
“Dù là người Pháp xưa nay…dù là mình bị đô hộ hay gì đó, nhưng người ta đã xây dựng nên cho đất nước mình 1 kiến trúc cổ rất đẹp. Nó có 1 giá trị văn hoá thì cớ sao mình lại đập đi? Nếu nói là lâu đời thì mình trùng tu lại, nhưng tôi thấy nó còn rất đẹp, không có gì phải trùng tu hết. Nói lý do đập đi để xây dựng cơ quan gì của nhà nước tôi thấy nó vô lý quá. Tôi nghĩ 90 triệu dân thì hết 80 triệu dân không bằng lòng.”
Hiểu về di sản và gìn giữ
Di tích lịch sử, di sản văn hoá là định nghĩa những phạm trù vừa có tính vật thể vừa mang tính chất phi vật thể, nghĩa là thời gian. Không phải di sản, di tích nào cũng tự nhiên đến, tự nhiên tồn tại và tự nhiên bị thiên nhiên bào mòn. Nó còn là những vật thể do con người tạo ra. Nó gắn liền với những ngôi nhà cổ, những con đường với hàng cây cổ thụ lớn dần theo thời gian. Nhưng nó tồn tại như thế nào và giá trị được vĩnh hằng như thế nào đến đời sau, một phần không nhỏ là do con người tác động.
Một người dân làm việc ở gần khu vực dinh Thượng Thơ cho biết phản ứng của ông khi nghe về kế hoạch phá bỏ khối nhà cổ này.
“Nó dù gì cũng là 1 di tích. Nó là 1 di tích thì mình nên tôn trọng và giữ lại nó. Phải quảng bá như thế nào để lớp trẻ về sau họ biết nó là gì và họ giữ lại di tích lịch sử này.”
Thế nhưng, cũng chính người dân này, khi đề cập đến sự phát triển đô thị và phát triển của tương lai thì ông lại có sự phản biện với chính ý kiến của mình về cái gọi là bảo tồn.
Người đàn ông này kỳ vọng vào tương lai tốt đẹp cho thế hệ sau, dựa theo sự thay đổi và phát triển của hiện tại. Có thể ông cũng có rất nhiều ký ức, kỷ niệm với khối nhà cổ phía sau UBND Thành phố, nhưng ông chấp nhận đánh đổi những gì thuộc về thời gian để hướng đến bức tranh tươi đẹp hơn.
“Dù gì tôi cũng phải tôn trọng sự phát triển của tương lai sau này. Nếu phát triển để tương lai sau này tiến bộ hơn, mạnh mẽ hơn thì cũng nên làm. Mình không nên cổ hủ quá. Tôi mong muốn lớp trẻ sau này, tiếp thị được những cái thông tin mới. Cái gì cũng có hai mặt. Mất cái này nhưng bù lại được cái khác.”
Dù gì tôi cũng phải tôn trọng sự phát triển của tương lai sau này. Nếu phát triển để tương lai sau này tiến bộ hơn, mạnh mẽ hơn thì cũng nên làm. Mình không nên cổ hủ quá. Tôi mong muốn lớp trẻ sau này, tiếp thị được những cái thông tin mới. Cái gì cũng có hai mặt. Mất cái này nhưng bù lại được cái khác. – 1 người dân
Khó có thể phủ nhận hay phản bác sự kỳ vọng của người đàn ông này vào một tương lai sáng lạng cho đời sau của ông. Nhưng cũng có những ý kiến khác, cho rằng vấn đề cần nói ở đây là mục đích của sự phá bỏ ấy.
“Nếu xây dựng 1 trường hợp, 1 bệnh viện, hiện tại bệnh viện đang quá tải, nhưng tôi nghĩ còn rất nhiều cái quỹ đất trong thành phố. Mà toàn là xây khách sạn, không có chút gì có ích cho xã hội. Trường học thì không có. Nhà thương thì quá tải. Cần làm sao không làm? Có thể chỗ này làm UBND, chỗ kia làm quân sự, đâu cần phải tụ lại 1 đống rồi phá huỷ kiến trúc rất đẹp như vậy?”
Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã đưa ra quan điểm về bảo tồn liên quan đến những giá trị hữu hình. Theo ông, bảo tồn không chỉ có giá trị về vấn đề lịch sử, văn hoá của 1 địa phương hay 1 nước mà còn rất có giá trị đối với phát triển du lịch, kinh tế.
“Những ngôi nhà có hàng trăm năm có giá trị lịch sử rất lớn của ngôi nhà đó về mặt kiến trúc, đời sống của một thời kỳ đã qua. Thời kỳ đã qua đó, theo tôi nên bảo tồn thì có 2 điểm lợi: Lịch sử quá khứ được hiển hiện cho thế hệ sau. Thứ 2 là về mặt du lịch.”
Đây cũng là ý kiến của người phụ nữ gọi những người phá bỏ di tích kiến trúc lịch sử là vô cảm.
“Cái đó là một cảnh đẹp của thành phố, cho các nước đến Việt Nam. họ sẽ thấy ồ Việt Nam còn những ngôi nhà cổ rất đẹp do Pháp để lại. Tại sao mình không giữ lại cho khách du lịch được ngắm? Tại sao các nước khác du lịch phát triển mạnh? Vì người ta có nhà cổ, có những di tích để cho khách tới tham quan, đem lại đồng đô la cho đất nước. Nếu đất nước phá hết xây mới hết thì còn gì hấp dẫn khách du lịch?”
Ngày 2/5, chính quyền TP HCM cho biết khối nhà cổ dinh Thượng Thơ không nằm trong danh sách bảo tồn. Điều này có nghĩa rằng người Sài Gòn lại sắp chia tay một giá trị văn vật đã làm nên hồn đô thị mấy trăm năm qua.
Luật an ninh mạng sẽ siết chặt tự do ngôn luận?
Trong tháng này, Quốc hội Việt Nam sẽ biểu quyết thông qua dự thảo luật an ninh mạng. Nếu được ban hành, luật này được cho là sẽ thắt chặt thêm việc khống chế những ý kiến bất đồng đối với chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dự thảo luật an ninh mạng đã được trình Quốc hội xem xét và thảo luận từ kỳ họp cuối năm 2017. Luật này nằm trong 7 dự án luật dự kiến được xem xét và thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 sẽ khai mạc ngày 21/5 tại Hà Nội, theo truyền thông trong nước.
Tại phiên thảo luận ở kỳ họp cuối năm ngoái, có nhiều ý kiến cho rằng một số nội dung của dự thảo chưa tách bạch rõ ràng giữa an ninh mạng với an toàn thông tin mạng và một số nội dung liên quan đến việc hạn chế quyền con người và quyền công dân.
Theo ghi nhận của Dân Trí, những ý kiến này cho rằng việc giao các quyền con người, quyền công dân cho Chính phủ quy định là chưa phù hợp với Hiến pháp.
Đối với những nhà hoạt động thường đưa ra các ý kiến trái chiều với Đảng Cộng sản hay chỉ trích các điều hành của chính phủ thì bộ luật mới là một công cụ để nhà cầm quyền siết chặt việc quản lý họ, theo một nhà hoạt động dân chủ ở Hà Nội, Nguyễn Chí Tuyến.
“Luật này thông qua thì nó sẽ phần nào thắt chặt kiểm soát thông tin trên mạng,” anh Tuyến nói với VOA. “Quốc gia nào cũng phải tăng cường bảo vệ an ninh mạng nhưng thực sự họ nhằm vào tiếng nói của người dân hơn, họ mượn chuyện an ninh quốc gia để họ tròng vào cổ người dân.”
Theo toàn văn dự thảo được đăng trên trang web của Quốc hội, điều 49 quy định Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phối hợp với các bộ ngành có liên quan “phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại” gây ảnh hưởng đến “an ninh quốc gia” và “trật tự an toàn xã hội.”
Đây là một trong những điều mà những người có tiếng nói bất đồng với chính quyền như anh Tuyến, người từng bị công an sách nhiễu và bắt giữ vì tham gia biểu tình ở Hà Nội, “lo ngại” nhất.
“Họ đặt ra những từ, cụm từ trong các điều khoản ví dụ như thông tin ‘xấu’ và ‘độc hại’. Một từ như thế không có định lượng và căn cứ như thế nào là ‘xấu’ và như thế nào là ‘độc hại’. Bởi vì có thể đối với một quan chức tham nhũng, một thông tin đưa ra người ta có thể coi là xấu nhưng đối với nhân dân, người ta lại hồ hởi mừng rỡ đón nhận.”
“Thòng lọng mơ hồ”
Anh Tuyến, một thành viên sáng lập hội Câu lạc bộ bóng đá No-U Club để phản đối đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông, cho rằng những cụm từ “chung chung” khi được thông qua thành luật sẽ trở thành “thòng lọng mơ hồ” của chính quyền để “chụp lên ai mà người ta muốn.”
Tháng 12 năm ngoái, chính phủ Việt Nam thành lập Lực lượng 47 với 10.000 ‘binh sỹ đấu tranh trên mạng’ để ‘phản bác các quan điểm sai trái.’ Sau đó, vào tháng 3 năm nay, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng với chức năng “bảo vệ Tổ quốc” được thành lập theo một quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 100 nhà báo, blogger và những nhà hoạt động dân chủ từng ‘chỉ trích’ chính phủ.
Việt Nam là một trong 7 quốc gia có tốc độ phát triển Internet, mạng xã hội nhanh nhất thế giới. Hiện có 80 triệu tài khoản Facebook và 50 triệu thuê bao Internet ở quốc gia Đông Nam Á này.
Theo các chuyên gia, sự phát triển cơ sở hạ tầng về internet của Việt Nam đã vượt xa khả năng quy định kiểm soát của chính phủ. Điều tốt nhất họ có thể làm là ngăn chặn sự tiếp cận vào các website nhất định mà họ cho là ‘xấu độc.’
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn những thông tin “độc hại.” Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Google và Facebook đã ngăn chặn và gỡ bỏ hàng nghìn video ‘xấu độc’ và thông tin ‘bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.”
Một điều khoản khác trong dự luật này cũng đang gây ra tranh cãi là việc yêu cầu “cơ quan đại diện và lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.” Quy định này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là đáp ứng được yêu cầu “bảo vệ chủ quyền quốc gia” và “trật tự xã hội.”
Trước đó, Luật An ninh mạng đã yêu cầu Facebook, Google… đặt máy chủ “quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.” Nhưng sau nhiều tranh cãi, điều luật này đã bị lược bỏ.
https://www.voatiengviet.com/a/luat-an-ninh-mang-se-siet-chat-tu-do-ngon-luan/4377810.html
Vì sao Việt Nam ‘đánh mạnh’
Hội Thánh của Đức Chúa Trời?
Các nhà hoạt động tôn giáo lý giải khác nhau vì sao gần đây chính quyền Việt Nam ‘đánh mạnh’ các tín đồ của Hội Thánh của Đức Chúa Trời, nhưng nhìn chung họ xem đây là một cái cớ để nhà cầm quyền tăng cường sự quản lý đối với người dân, tôn giáo, và lái dư luận sang một vấn đề khác nhằm thực hiện ý đồ của chính quyền.
Từ Huế, linh mục Phan Văn Lợi nói với VOA rằng dường như có sự liên hệ giữa việc chính quyền lên án những người theo Hội Thánh của Đức Chúa Trời với việc Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu chủ thuê bao điện thoại di động phải khai báo hình chân dung và thông tin chứng minh nhân dân — qua đó cho thấy mục đích của Việt Nam là kiểm soát chặt chẽ hoạt động của người dân và tôn giáo.
Linh mục Phan Văn Lợi nói thêm rằng không loại trừ việc chính quyền “dựng ra” câu chuyện như thế để quản lý các nhóm tôn giáo khác, vì nhóm này đã có mặt ở Việt Nam hơn 10 năm qua nhưng chưa từng bị lên án mạnh như hiện nay:
“Có thể họ xem Hội Thánh này là một cơ hội, hay biết đâu rằng nhà cầm quyền dựng ra để có cái cớ ép người dân phải ghi tên tuổi và chụp hình khi dùng điện thoại di động. Đây là một biện pháp độc tài mà chúng ta chỉ thấy ở Trung Quốc và Việt Nam. Việc này làm cho người dân Việt Nam lúc này hết sức hoang mang, thậm chí là phẫn nộ. Đây là một ý định thắt chặt sự kiểm soát người.”
Có thể họ xem Hội Thánh này là một cơ hội, hay biết đâu rằng nhà cầm quyền dựng ra để có cái cớ ép người dân phải ghi tên tuổi và chụp hình khi dùng điện thoại di động.
Linh mục Phan Văn Lợi.
Báo VietnamNet nói kẻ xấu sử dụng SIM điện thoại không rõ chủ thuê bao để truyền tà đạo Đức Chúa Trời, khiến cơ quan quản lý khó tìm ra nguồn gốc phát tán.
Truyền thông nhà nước mô tả Hội thánh Đức Chúa Trời là một “tà đạo kinh hoàng như thôi miên”, từ Hải Phòng lan ra khắp nơi như “vòi bạch tuộc”. Ngoài ra, tại nhiều địa phương đang diễn ra nhiều hoạt động khám xét, tịch thu, bắt bớ tín đồ của tổ chức tôn giáo này.
Hôm 3/5, trang Zing.vn cho biết công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, đã bắt một cựu sinh viên và thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến Hội Thánh của Đức Chúa Trời, vì cho rằng người này trồng cần sa tại nhà riêng.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, linh mục Lê Ngọc Thanh, người phụ trách về lĩnh vực truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, nói với VOA rằng việc báo chí Việt Nam dồn dập đưa tin lên án Hội Thánh của Đức Chúa Trời nhằm chia rẻ giữa các nhóm tôn giáo với nhau và giữa các nhóm tôn giáo với lương dân:
“Khoảng hai tuần vừa rồi họ làm rộ lên chuyện mà họ gọi là tà đạo, Hội Thánh của Đức Chúa Trời, Hội Thánh của Đức Chúa Trời Mẹ, mà tên đúng của họ là Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới. Họ cố tình gieo cho tất cả những người Việt không có tôn giáo sự nhập nhằng giữa đạo Công giáo và Tin Lành và với nhóm mà họ cho là tà đạo. Thực ra họ cũng chẳng đưa ra giáo lý chính thống gì để kết án người ta là tà đạo cả. Việc này tạo ra một dư luận khiến cho nội bộ các tôn giáo cùng với những người lương dân căng thẳng với nhau, kinh biệt, chê bai nhau.”
Họ cố tình gieo cho tất cả những người Việt không có tôn giáo sự nhập nhằng giữa đạo Công giáo và Tin Lành và với nhóm mà họ cho là tà đạo. Thực ra họ cũng chẳng đưa ra giáo lý chính thống gì để kết án người ta là tà đạo cả.
Linh mục Lê Ngọc Thanh.
Theo Linh mục Lê Ngọc Thanh, việc truyền thông trong nước “đánh mạnh” vào Hội Thánh của Đức Chúa Trời gần đây đã khiến không ít người dân hoang mang, thậm chí “gây căng thẳng” trong nội bộ các tôn giáo, và giữa người theo tôn giáo và không có tôn giáo. Vị linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn còn cho rằng đây có thể là một bước “dọn đường dư luận” để tiến tới việc giải tỏa các cơ sở tôn giáo ở khu “đất vàng” Thủ Thiêm, trong đó có Nhà thờ và Nhà dòng Thủ Thiêm ở Quận 2.
Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Vũ Chiến Thắng, được VOV dẫn lời nói cơ quan này đã nắm được “những biểu hiện tiêu cực mà báo chí phản ánh” về Hội thánh Đức Chúa Trời và cần thời gian để kiểm chứng xem có sự chỉ đạo, điều hành của tổ chức nào không, hay chỉ là hành vi của một số cá nhân trục lợi.
Cơ quan truyền thông nhà nước nói Hội thánh Đức Chúa Trời chỉ núp dưới dạng tuyên truyền giáo lý và kỹ năng mềm nhằm thực hiện mục đích “khiến cho đối tượng không còn lo làm ăn, kinh tế sa sút và ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình”, “lợi dụng giáo lý để trục lợi” khi buộc các tín đồ phải đóng góp 1/10 thu nhập, có dấu hiệu của mê tín dị đoan, tà đạo.
Một quan chức thuộc phòng Phòng chống phản động và Chống khủng bố, thuộc Công an tỉnh Bắc Giang, được VTC News dẫn lời cho biết đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, ngăn chặn các hoạt động tôn giáo được cho là “trái pháp luật” và “tăng cường công tác nắm tình hình” ở các địa phương.
Trên mạng xã hội cũng xuất hiện phát biểu của ông Nguyễn Mạnh Linh, một người được gọi là thánh đồ của Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại Hà Nội, thuộc Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới, mong muốn xã hội và truyền thông Việt Nam có “cái nhìn thiện cảm” đối với các thành viên và Hội Thánh của Đức Chúa Trời.
Trả lời phỏng vấn báo chí trong nước, ông Nguyễn Văn Hòa, truyền đạo sư của Hội thánh của Đức Chúa Trời tại thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng phản đối các hoạt động tôn giáo cực đoàn như tin đồn và ông nói rằng “người trong hội thánh không hành động như vậy.”
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản nhiệm Hội thánh Tin lành Chuồng Bò ở Bình Dương thuộc Giáo hội Mennonite Độc lập, cho VOA biết Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam gần đây “tập trung đánh phá các nhóm tôn giáo không được nhà nước công nhận.” Ông cho biết thêm:
“Các tin đồn về Hội Thánh của Đức Chúa Trời do truyền thông làm nhiễu loạn thông tin trước tình hình nội bộ có cái lò do ông Nguyễn Phú Trọng đốt, đấu đá nhau, tham nhũng, và gần đây là sự kiện hòa hợp giữa Nam và Bắc Triều Tiên… vì vậy có thể đây là một cách mà tuyên giáo của Đảng Cộng sản làm nhiễu loạn thông tin để hướng người dân vào việc khác và quên đi hiện tình đất nước.”
Có thể đây là một cách mà tuyên giáo của Đảng Cộng sản làm nhiễu loạn thông tin để hướng người dân vào việc khác và quên đi hiện tình đất nước.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
Mục sư Nguyễn Ngọc Hiền, thuộc nhóm Liên Hữu Tin Lành Báp-tít Việt Nam, cho VOA biết về nhóm Hội Thánh của Đức Chúa Trời:
“Nhóm này đến từ Hàn Quốc, họ có tín lý khác với giáo phái Cơ Đốc và Tin Lành, vì họ có niềm tin khác. Họ cũng đang hoạt động rất mạnh và ở Việt Nam tổ chức này bị chính quyền Việt Nam coi là bất hợp pháp, và cũng không được Hiệp hội Cơ Đốc giáo thừa nhận là một giáo hội Tin Lành.”
Trong phúc trình công bố hôm 15/8/2017 về tự do tôn giáo tại Việt Nam năm 2016, của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Hà Nội tiếp tục hạn chế sinh hoạt tôn giáo của các nhóm tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận, trong đó có việc cưỡng chế các cơ sở tôn giáo.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau đó lên tiếng phản bác, nói rằng phúc trình của Mỹ đưa thông tin “không khách quan” và trích dẫn “thông tin sai lệch”. Việt Nam khẳng định luôn “tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.