Tin Việt Nam – 04/05/2017
Gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn để quan tài nạn nhân trước nhà, tố cáo công an giết người khi điều tra phản động. Hình trích từ video clip
Vụ người chết trong đồn công an: Chính quyền nói gia đình đồng ý ông Tấn tự sát, thân nhân tố cáo công an giết người
Trong lúc dư luận xôn xao về trường hợp ông Nguyễn Hữu Tấn chết khi đang bị công an bắt giữ và điều tra cáo buộc “có hành vi phát tán tài liệu chống phá Nhà nước”, chính quyền tỉnh Vĩnh Long hôm thứ Năm 4/5/2017 đã tổ chức họp báo để trình bày về sự việc.
Tường thuật của báo Thanh Niên, tại cuộc họp báo, phía chính quyền cho biết “nhân lúc cán bộ điều tra ra khỏi phòng lấy nước cho Tấn uống, nghi phạm đã lấy con dao rọc giấy được cất trong cặp riêng của cán bộ điều tra để tự sát”.
Chủ trì cuộc họp báo, các ông Nguyễn Hoàng Học, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Vĩnh Long, ông Phạm Văn Giàu, Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Vĩnh Long, nói rằng: “Sau khi có thông tin về cái chết của ông Tấn, nhiều trang mạng đã thông tin không chính xác về vụ việc. Cơ quan chức năng cũng đã xác minh có một số trang mạng ở nước ngoài điện thoại về phỏng vấn gia đình nghi phạm Tấn, và đăng tải nhiều tình tiết không đúng sự thật, có ý đồ kích động”.
Tại buổi họp báo, Phó giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long, đại tá Phạm Văn Ngân cho biết:
“Tối 2/5/2017, Cơ quan An ninh điều tra đã bắt khẩn cấp nghi phạm Nguyễn Hữu Tấn (38 tuổi, ngụ phường Thành Phước, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) vì có hành vi phát tán tài liệu chống phá Nhà nước. Khám xét nơi ở của Tấn, công an phát hiện nhiều tài liệu, chứng cứ có liên quan nên đã tiến hành đưa Tấn về tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long.
Đến sáng 3/5, các cán bộ điều tra đến làm việc với Tấn, trong phòng có trang bị camera theo dõi. Đến khoảng 10:55 phút, Tấn xin cán bộ điều tra thuốc hút và 1 chai nước uống.
Khi điều tra viên vừa ra ngoài thì nghi phạm Tấn đến cặp của cán bộ điều tra lục lấy ra 1 con dao dùng để rọc giấy rồi tự cắt liên tiếp vào vùng cổ để tự sát. Chỉ trong 3 phút, khi điều tra viên vào thì nghi phạm Tấn đã bị choáng vì mất nhiều máu và tử vong sau đó.”
Phó giám đốc công an tỉnh Vĩnh Long cho biết thêm là: “Sau khi sự việc xảy ra, Công an tỉnh Vĩnh Long đã mời gia đình Nguyễn Hữu Tấn đến xem lại camera an ninh và chứng kiến toàn bộ quá trình khám nghiệm tử thi. Phía gia đình cũng đã hiểu rõ về cái chết của nghi phạm Tấn là do tự sát, chứ không có tác động gì khác.
Tuy nhiên, thông tin từ phía gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn thì hoàn toàn khác biệt với thông báo của công an Vĩnh Long.
Gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn cũng công khai tố cáo trước dư luận là ông Tấn đã bị cán bộ điều tra sát hại chỉ vì một mảnh vải màu vàng mà phía công an cho là cờ Việt Nam Cộng Hòa.
Trong một video clip được đăng tải trên các trang mạng xã hội, gia đình ông Tấn để quan tài người chết trước nhà, trước sự chứng kiến của rất nhiều người, mẹ và em trai của ông Nguyễn Hữu Tấn khẳng định nạn nhân đã chết vì bị công an bức hại chứ không phải tự cắt cổ tự tử.
Ông Nguyễn Hữu Quân, thân phụ của anh Nguyễn Hữu Tấn, vào khuya ngày 3/5 nói với Đài Á Châu Tự Do rằng bản thân ông không tin con trai ông cắt cổ tự vẫn với lập luận:
“Khoảng 11 giờ trưa ngày hôm sau, trước sau có một bữa một, báo là con tôi cắt cổ tự vẫn, nhưng cắt cổ gì mà cái đầu móp, cuốn họng cắt hết trơn luôn vòng ra phía sau chỉ còn có một chút. Nếu nó tự vận thì đâu có lụng lỗ đầu rời cuốn họng rời ra hở ra chừng năm sáu phân, nằm dưới gạch mà máu văng tung tóe hết trơn tui thấy tui xỉu luôn. Tôi nhờ chính quyền làm rõ vụ này nếu không thì tôi không đồng ý.”
Ông Nguyễn Hữu Tấn chết đi để lại một vợ và một con trai. Gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo; còn người cha Nguyễn Hữu Quân là cư sĩ tu học theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Trước khi qua đời, ông Nguyễn Hữu Tấn mưu sinh bằng nghề bán các món ăn chay.
www.rfa.org/vietnamese/…/citizen-died-in-police-custody-update-05042017083041.h..
Blogger Người Buôn Gió nói về ông Trịnh Xuân Thanh
“Tôi không chọn ông Trịnh Xuân Thanh mà ông Trịnh Xuân Thanh chọn tôi, tức là ông có một niềm tin với tôi,” ông Bùi Thanh Hiếu hay blogger Người Buôn Gió nói với Quốc Phương của BBC trong một cuộc phỏng vấn tại Berlin, bên lề một Hội thảo về Di dân Việt Nam tại CHLB Đức.
Ông Bùi Thanh Hiếu, sinh năm 1972, người đang cư trú tại Berlin, nói ông viết các bài vở trên blog của mình về vụ việc liên quan ông Trịnh Xuân Thanh, không trên cơ sở của bất cứ ‘điều kiện’ nào.
Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên lãnh đạo một công ty thuộc ngành dầu khí Việt Nam, đã đào thoát ra nước ngoài trong khoảng tháng 8-9/2016 và hiện đang chịu sự truy nã của nhà nước Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 5 và “số phận ông Thăng”
Bắt Trịnh Xuân Thanh ‘phải có thời gian’
Trong cuộc phỏng vấn hạ tuần tháng 4/2017 tại thủ đô nước Đức, ông Bùi Thanh Hiếu cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã rời Việt Nam ra đi cùng với nhiều ‘ẩn ức’. Đồng thời ông chia sẻ thêm về lý do động cơ viết của mình:
Vụ Trịnh Xuân Thanh: ‘xử lý bảy cán bộ’
Vụ Trịnh Xuân Thanh: hai thứ trưởng bị kỷ luật khiển trách
“Câu chuyện Trịnh Xuân Thanh có một chi tiết này… Tôi có nói rằng tôi chỉ là một người đi ngang một xóm nhỏ và có mấy đội bóng người ta đang đá với nhau.
“Họ thiếu người thì họ rủ tôi và đá cùng và tôi đá hết mình trong trận đấu gọi là vui đấy thôi và khi trận đấu hết, nghỉ giải lao, thì tôi có việc, tôi phải đi về, chuyện của anh Trinh Xuân Thanh nó chỉ là thế thôi…,” Người Buôn Gió nói với BBC Tiếng Việt.
www.bbc.com/vietnamese/media-39811350
Vụ Đồng Tâm, kinh nghiệm xử lý nhìn từ nước Đức
Trao đổi diễn ra bên lề một Hội thảo về Lịch sử Di dân Việt Nam ở Berlin,
Đồng Tâm ‘rào làng lập ấp’ nhìn từ bên trong
‘Dân Đồng Tâm không chống phá chính quyền’
www.bbc.com/vietnamese/media-39785047
Các nước Thái Bình Dương lên tiếng về ngư dân Việt đánh cá trộm
Lãnh đạo các quốc gia vùng Thái Bình Dương mới đây lên tiếng thúc giục chính phủ Việt Nam phải có biện pháp để ngăn chặn nạn đánh bắt cá trộm của ngư dân Việt Nam trong khu vực.
Lời kêu gọi này được đưa ra trong cuộc họp của tổ chức Cơ quan Diễn đàn Nghề cá (FAA) và Cộng đồng Khu vực Thái Bình Dương được tổ chức tại Australia trong tuần này. Cuộc họp nhằm tìm ra cách tiếp cận chung trong khu vực để đối phó với nạn săn bắt cá trộm.
Giám đốc FFA, ông James Movick cho biết các nước đã đưa ra một loạt những biện pháp có thể sẽ được thông qua trong cuộc họp của Diễn đàn các đảo Thái Bình Duông vào cuối năm nay. Ông nói Bộ trưởng các nước tại cuộc họp vào cuối năm sẽ đưa ra quyết định cuối cùng nhưng FAA khuyến cáo các nước trong khu vực phải tăng sức ép ngoại giao lên chính phủ Việt Nam để gửi ra một thông điệp thống nhất của các nước trong khu vực.
Cuộc họp bao gồm các nước Papua New Guinea, đảo Solomon, New Caledonia, Palau, quần đảo Marshall, và Micronesia.
Trước đó đã có những thông tin cho thấy chính phủ Việt Nam mặc dù chấp nhận những phản đối từ phía chính phủ Australia về nạn săn trộm cá nhưng lại không chấp nhận những phản đối tương tự từ chính phủ các nước khác ở Thái Bình Dương.
www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/pacific-leaders-urged-to-pressure-vn-on-poachi.
Việt Nam bác bỏ lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối và bác bỏ lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 4 tháng 5, phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng lệnh cấm mà Trung Quốc ban hành xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển được xác định của Việt Nam. Theo bà Lê thị Thu Hằng, hành động đó vi phạm luật quốc tế và các công ước về luật biển, vi phạm tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông DOC, không có lợi cho quan hệ hai nước và hòa bình ổn định khu vực.
Đồng thời, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tái khẳng định căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam đã được xác định.
Xin được nhắc lại, lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông do phía Trung Quốc đưa ra bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/5 đến hết ngày 16/8 từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông. Lệnh cấm được cho là áp dụng với cả người dân Trung Quốc và nước ngoài.
www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-rejects-cn-fishing-ban-order-on-south-china.
Tám đoàn kiểm tra, giám sát các vụ án lớn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng vừa ký quyết định thành lập 8 đoàn kiểm tra, giám sát các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đối với 20 Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Tin tức vào ngày 3 tháng 5 cho biết ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các đoàn công tác này trong quá trình giám sát, truy tố những vụ án nghiêm trọng cần chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân để tìm ra những giải pháp hiệu quả. Ngoài ra, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đề nghị việc giám sát phải có trọng tâm, tránh trường hợp nan giải và lãng phí; và giao cho Ban Nội chính Trung ương tổng hợp kết quả để báo cáo ban chỉ đạo trước ngày 30/10/2017
Tin cho biết thêm việc giám sát nhằm nắm bắt tình hình, đánh giá vai trò lãnh đạo và kết quả xử lý các vụ tham nhũng, góp phần nhận diện và xử lý các biểu hiện suy thoái.
Năm ngoái, Việt Nam công khai nhiều vụ án kinh tế nghiêm trọng trong đó có 12 dự án hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước bị thua lỗ. Đồng thời, nhiều nhân vật cấu kết tham nhũng gây thiệt hại hàng chục ngàn tỷ đồng của Nhà nước trong đó có nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí VN ông Trịnh Xuân Thanh hiện đã bỏ trốn ra nước ngoài và đang bị truy nã. Hiện một ủy viên bộ chính trị là ông Đinh La Thăng cũng đang bị đề nghị kỷ luật
www.rfa.org/…/vn-establishes-investigation-gr-for-complicated-corruption-cases-050..
VIỆT GIAN THỜI BÁO?
Thứ Năm, 05/04/2017 – 06:29 — nguyentuongthuy
Read moreabout VIỆT GIAN THỜI BÁO?
nguyentuongthuy’s blog
Bình luận
Vì sao “phản động” tại Việt Nam bị côn đồ trừng trị?
Ở Việt Nam, tình trạng người dân công khai lên tiếng phản biện chính quyền, các nhà hoạt động xã hội và dân chủ bị côn đồ tấn công ngày càng nghiêm trọng. Mới nhất là vụ việc côn đồ vào tận tư gia hành hung 3 phụ nữ vì bị cho là “phản động”.
Thế nào là “phản động”?
Tiếng la hét thất thanh của những phu nữ bị hành hung, tiếng gằn giọng “Phản động hả? Phản động” của những tay côn đồ cùng hình ảnh đánh đập tàn bạo, được đăng tải trong một video clip dài hơn 30 giây, trên trang Facebook có tên Phan Hùng vào chiều tối ngày 2 tháng Năm gây nên sự phẫn nộ trong dư luận.
Nhiều người lên tiếng yêu cầu chính quyền phải xử lý nghiêm minh vụ việc vừa nêu vì mức độ an toàn của dân chúng không được đảm bảo, như lời khẳng định của cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định rằng “sự việc này là bước leo thang nghiêm trọng của tình trạng vô pháp đang diễn ra ở xã hội chúng ta”.
Đáp lời kêu gọi của người dân, báo giới trong nước nhanh chóng đăng tải thông tin Trưởng Phòng Tham mưu của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang xác nhận Công an quận 2 đang điều tra vụ việc xảy ra trong khu vực của quận. Tuy nhiên, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang phản bác cáo buộc của dư luận có cán bộ công quyền đứng đằng sau vụ việc này và nhấn mạnh vụ việc không mang màu sắc chính trị.
Trong khi đó, trên trang Facebook cá nhân của Phan Hùng, người đăng tải video clip hành hung 3 phụ nữ tại quận 2 kèm theo lời tuyên bố “Đây là màn chào mừng thành viên cờ vàng 3 sọc đỏ” và còn hăm dọa những ai muốn xuyên tạc, kích động, lăng mạ lãnh tụ, bạo loạn, lật đổ thì cứ lên tiếng.
Là một nạn nhân từng bị côn đồ đeo bám và hành hung, nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến nói với RFA vào tối hôm mùng 3 tháng Năm rằng vụ việc vừa mới xảy ra mang tính chất đàn áp phong trào dân chủ trong nước, chứ không còn như từng xảy ra trước đây, chẳng hạn đối với chính anh là hành động lén lút, giấu mặt.
Nhà cầm quyền không có một lý do gì để đánh dân, đánh người hoạt động nữa, họ phải mượn tay côn đồ.
– Đinh Quang Tuyến
“Nhà cầm quyền không có một lý do gì để đánh dân, đánh người hoạt động nữa. Họ phải mượn tay côn đồ để chuyển việc người dân đứng dậy đối đầu với nhà cầm quyền sang dân với dân. Nhà cầm quyền chuyển như vậy để tránh yếu tố pháp lý, tránh yếu tố công luận cho nên bẻ sự đối đầu của dân với nhà cầm quyền thành dân với dân. Họ tạo ra những mâu thuẫn trong nhân dân, cố tình tạo ra ‘cờ đỏ-cờ vàng’, đại khái như thế, và do lập trường của người dân khác nhau nên người ta đánh nhau.”
Mặc dù đại diện của Công an Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vụ việc 3 phụ nữ bị nhóm côn đồ hành hung tàn bạo vì bị cho là “phản động” không mang màu sắc chính trị, nhưng chính người ra tay, tên Phan Hùng từng viết trên trang Facebook cá nhân rằng những người suốt ngày mở miệng nói thương cá, yêu môi trường, đòi tự do dân chủ, nhân quyền… là một lũ “dốt dân”, lúc nào cũng xuyên tạc và kích động.
Câu hỏi đặt ra có phải những hành động và phản biện của người dân xoay quanh những gì xảy ra trong đời sống xã hội được đánh đồng với khái niệm “phản động” như của nhóm côn đồ Phan Hùng hay không? Và nhóm côn đồ này có quyền dùng bạo lực đối với những người công khai bày tỏ quan điểm của họ như vậy?
Công quyền đứng sau côn đồ?
Đáp câu hỏi được dư luận đặt ra, anh Đinh Quang Tuyến diễn giải ý nghĩa của “phản động” theo định nghĩa bất thành văn của nhà cầm quyền Việt Nam:
“Thật ra mà nói nếu gom lại hết thì tất cả những người nói lên sự thật đều là ‘phản động’, kể cả người trong Đảng mà nói sự thật thì cũng được quy là’ phản động’. Bất cứ đảng viên ra khỏi Đảng mà tố cáo hoạt động của Đảng, của nhà cầm quyền, nói lên sự thật thì là ‘phản động’. Tức là nhà cầm quyền là phi nghĩa. Người phản lại người phi nghĩa là phản động. Chính nghĩa là phản động, tức là phản lại phi nghĩa.”
Đồng quan điểm với nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến, đa số những người dấn thân trong phòng trào dân chủ hóa tại Việt Nam đều đối diện với tình cảnh bị côn đồ, thậm chí những nhân viên an ninh mặc thường phục gây trở ngại trong sinh hoạt thường nhật cũng như bị theo dõi hay bắt cóc. Facebooker Huỳnh Quốc Huy kể lại từ sau ngày 5 tháng Ba, ngày cựu tù nhân lương tâm-Linh mục Nguyễn Văn Lý kêu gọi toàn quốc biểu tình, còn bị nhóm người Trung Quốc đeo bám:
Mức độ sai trái của nhà cầm quyền như thế nào thì người ta phải có mức độ đấu tranh tương ứng.
– Đinh Quang Tuyến
“Có những nhóm côn đồ lạ, nhóm người Trung Quốc đuổi theo Huy từ sau ngày 5 tháng Ba. Thật ra Huy không nghe họ nói nhưng có nhóm 4 người với dáng vẻ, ngoại hình không phải là người Việt. Mình nhìn mình biết. Màu da của họ ở xứ lạnh chứ không phải xứ nhiệt đới như mình. Tướng họ cao, mắt híp, mặt bành, da trắng và đặc biệt là đặc biệt trên người họ có quấn côn. Người Việt không xài côn. Mình có tập võ nên mình biết.”
Tác giả quyển sách “Bên thắng cuộc” chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng Công an nên ngay lập tức khởi tố vụ án nhóm côn đồ hành hung 3 phụ nữ ở quận 2, Sài Gòn về hành vi “xâm phạm chỗ ở của người khác” theo Điều 158 Bộ luật Hình sự Việt Nam, chưa kể đến hành vi sử dụng trái phép bình xịt hơi cay và hành hung dã man các phụ nữ tại tư gia của họ. Nhưng thông tin mới nhất Đài Á Châu Tự Do ghi nhận một trong 3 nạn nhân phụ nữ được Công an quận 2 yêu cầu ký đơn bãi nại, không xử lý hình sự vì lý do thương tích không nặng.
Trước thông tin này, dư luận càng dấy lên thắc mắc thủ phạm có liên quan gì đến công an? Riêng với các nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước cho rằng vụ việc đánh người nghiêm trọng xảy ra tối ngày 2 tháng Năm mà công an quận 2 không khởi tố thì đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy cách hành xử của nhà cầm quyền nhằm trấn áp những tiếng nói đối lập.
Vụ việc côn đồ hành hung 3 phụ nữ vì bị cho là “phản động” sẽ được chính quyền địa phương xử lý như thế nào đang được dư luận quan tâm theo dõi. Và số đông những nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam khẳng định rằng cách hành xử không chính danh qua vụ việc côn đồ hành hung mới nhất càng khiến cho quyết tâm của họ mạnh mẽ hơn vì một đất nước có kỹ cương pháp trị, như lời anh Đinh Quang Tuyến rằng họ chỉ góp phần xây dựng quốc gia văn minh, tiến bộ một cách ôn hòa, không bao giờ muốn đối đầu với chính quyền “Nhưng những người hoạt động sẽ chuẩn bị một thế mạnh hơn. Mức độ sai trái của nhà cầm quyền như thế nào thì người ta phải có mức độ đấu tranh tương ứng”.
www.rfa.org/vietnamese/…/why-reactionaries-in-vn-are-beaten-by-thug-ha-05042017
Người Sài Gòn và ‘biến cố’ của ông Đinh La Thăng
Vụ bí thư thành ủy Sài Gòn đối mặt với khả năng bị kỷ luật làm dậy sóng mạng xã hội nhiều ngày qua, nhưng đối với một số người dân nơi này, “ai đi, ai ở cũng vậy”.
Các chức vụ của ông Đinh La Thăng được cho là đang “lung lay” sau khi ủy viên Bộ Chính trị này bị một ban giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam “đưa vào tầm ngắm” vì “các sai phạm” ở một tập đoàn nhà nước mà ông lãnh đạo nhiều năm trước.
Ông Đinh La Thăng ‘chưa phải là mục tiêu cuối cùng’?
Chức bí thư của Đinh La Thăng lung lay do sai phạm quá khứ?
Cùng chung quan điểm với một số nhà phân tích, bà Dương Thị Tân, một cư dân ở thành phố được coi là “đầu tàu kinh tế” của Việt Nam, cho rằng đang có “đấu đá” trong nội bộ đảng.
Bà nói thêm: “Chuyện kỷ luật thì không phải vì những cái gì ông ấy đã làm và không làm được cho thành phố mà đây là một sự tranh giành, đấu đá. Ông về thành phố này, dù ông đã phát biểu sẽ dành hết thời gian cho thành phố, nhưng mà thực tế là ông chưa làm được cái gì mang dấu ấn cả”.
Bà tân nói tiếp: “Ông ra đi là điều tất nhiên. Một khi phe nhóm, những người đỡ đầu, chống lưng không còn tại vị nữa thì đương nhiên, sự ra đi không thể tránh khỏi”.
Đầu năm ngoái, ông Thăng đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm một trong số gần 20 ủy viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam rồi được chỉ định làm bí thành ủy TP HCM, sau một kỳ đại hội đảng mà giới quan sát cho là có sự “đối đầu” giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng khi ấy là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi nhậm chức, ông Thăng từng được nhiều người ví là “Nguyễn Bá Thanh của Sài Gòn” vì có những tuyên bố thẳng thừng giống như Bí thư thành ủy Đà Nẵng trước khi quan chức này qua đời năm 2015.
Quan chức từng bị báo Trung Quốc cáo buộc “nhen nhóm tinh thần bài Bắc Kinh” sau khi ông “xạc” một nhà thầu của quốc gia đông dân nhất thế giới vì gây chết người trong một dự án đã có những tuyên bố như “không chấp nhận TP HCM tụt hậu như một định mệnh” hay “mục tiêu của chúng ta là vì dân, tôi chỉ nói 4 chữ thôi, ‘vì dân, hành động’, không nói nhiều. Đi ngay vào giải pháp”.
Về những diễn biến được cho là “bất lợi” đối với cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải, bà Tân nói rằng ai lên ai xuống cũng vậy.
Bà nói: “Dù là ai, đi hoặc ở, người dân chúng tôi cũng không vui mừng hay buồn phiền gì cả, vì xét cho cùng, lãnh đạo nào lên cũng vậy thôi. Họ cũng sẽ vẫn là một tư duy đấy, vẫn lối làm ăn đấy, vẫn lợi ích cái nhóm của họ, thì người chịu thiệt hại luôn luôn là người dân”.
Luật sư Lê Công Định, một người dân Sài Gòn, cũng có chung quan điểm với bà Tân. Ông viết trên trang Facebook: “Cho đến ngày cộng sản vẫn còn cầm quyền, ai thăng, ai giáng ở bất kỳ vị trí nào trong bộ máy quyền lực của chính thể này đều không khác nhau đối với tôi. Bởi vì tất cả đều như nhau”.
Trong khi đó, bạn đọc có tên Phạm Văn Túy có địa chỉ sinh sống ở TP HCM bình luận trên trang Facebook của ban Việt Ngữ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng “ông Thăng mà mất chức bí thư [thì] thật là đáng tiếc cho dân”, nhưng không nói rõ điều đáng tiếc đó là gì.
Trong một bài blog viết cho VOA tiếng Việt về việc ai sẽ lên thay ông Thăng nếu ông bị kỷ luật và bãi nhiệm, ông Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trường Việt Nam, viết: “… nhiều người dân Sài Gòn lại chẳng mấy quan tâm đến chuyện ai đi ai về. Với họ, ai thì cũng rứa, chỉ giỏi mị mà chẳng thấy làm được gì cho dân…”