Tin Việt Nam 03/11/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam 03/11/2017

Vì sao học giả nước ngoài quan tâm Mẹ Nấm?

40 học giả, thuộc nhiều quan điểm, cùng ký một tuyên bố ‘mạnh mẽ yêu cầu’ Việt Nam thả hai nhà hoạt động, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga.

Lá thư ký ngày 4/10, sau một tháng, dường như không nhận được phản hồi từ chính phủ Việt Nam.

Bà Thúy Nga bị kết án 9 tù, 5 năm quản chế

Mẹ Nấm ra tòa và đạo luật Magnitsky từ Mỹ

Bàn tròn BBC: 54 năm ngày hai ông Diệm, Nhu bị sát hại

Mạng lưới Blogger VN nói về vụ Mẹ Nấm

Hoa Kỳ phản hồi về thư của con gái Mẹ Nấm

Thư ngỏ gửi cho Chủ tích nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bản tuyên bố ghi rằng họ “quan ngại sâu sắc ” trước cáo buộc và bản án dành cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm) và nhà hoạt động Trần Thị Nga.

Bản tuyên bố ghi: “Đây là những bản án đặc biệt nặng nề cho hai phụ nữ có con nhỏ dưới 10 tuổi, chỉ vì các hoạt động ôn hòa đáng lẽ đã không nên và không thể bị hình sự hoá.”

“Vì những lý do pháp lý và nhân đạo, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện.”

Trả lời BBC, một người ký tên, học giả Jason Morris-Jung, nói có nhiều học giả nổi tiếng và những chuyên gia nước ngoài nghiên cứu lâu năm về Việt Nam đã tham gia ký tên.

Ông nói rằng điều thú vị là đơn tuyên bố này bao gồm “cả hai nhóm từ hai lập trường chính trị, từ những nhóm có xu hướng truyền thống, thường đồng cảm với vai trò lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam cho đến nhóm chủ nghĩa xét lại, vốn hay trực tiếp chỉ trích Đảng Cộng sản”.

Phiên tòa Mẹ Nấm: Lời cuối giữa mẹ và con gái

Nhà hoạt động Thúy Nga ‘sắp bị truy tố Điều 88’

Hôm 3/11, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ở Mỹ cũng ra tuyên bố yêu cầu Việt Nam thả tất cả các tù nhân chính trị.

Tuyên bố của HRW nói các lãnh đạo quốc tế và đối tác thương mại dự định tham dự Hội nghị APEC sắp tới ở Đà Nẵng vào 10/11 nên kêu gọi giới chức Việt Nam ngừng việc trừng phạt các nhà phê bình ôn hòa và đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do tổ chức, hội họp và tự do tôn giáo cho tất cả các công dân.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41855234

 

Dân Đồng Tâm đồng tình với ĐB Dương Trung Quốc

Bình luận nói vụ Đồng Tâm là “bài học về niềm tin” của đại biểu Dương Trung Quốc tại Quốc hội gây xôn xao dư luận, nhưng người dân Đồng Tâm thì cho rằng nó phản ánh đúng bản chất vụ việc.

Tại buổi thảo luận Quốc hội được phát sóng trực tiếp hôm 2/11, vị đại biểu Đồng Nai nói:

“Nên nhìn nhận đây là một vụ [Đồng Tâm] khủng hoảng về lòng tin chứ không thuần tuý chỉ là vụ án hình sự. Có một yếu tố mà tôi thấy Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm cần quan tâm, đó là những khiếu nại của người dân không được quan tâm, xem xét kịp thời, để tích tụ lại, trở thành hiện tượng ‘tức nước vỡ bờ’.”

‘Đất đai là thiêng liêng đối với nông dân’

Vụ Đồng Tâm: CA Hà Nội kêu gọi ‘dân đầu thú’

Làm sao để tránh những vụ như Đồng Tâm?

Dân Đồng Tâm ‘giữ đất đến hơi thở cuối cùng’

Đồng Tâm ‘rào làng lập ấp’ nhìn từ bên trong

Ông Dương Trung Quốc cũng nói thêm rằng hai tháng rưỡi nay, cơ quan chức năng vẫn chưa phản hồi lại kiến nghị của người dân về việc xem xét lại kết luận thanh tra vụ đất đai Đồng Tâm.

“Chúng ta khởi tố những người dân ở Đồng Tâm vi phạm, nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân không đúng quy định của luật pháp vẫn hoàn toàn đứng ngoài pháp luật.”

Gần đây công an Hà Nội đã kêu gọi những người bắt và giữ lực lượng công an ra đầu thú. Tôi nghĩ rằng dùng từ “đầu thú” là không ổn. Chúng ta đã mất đi ngôn ngữ để đối thoại với dân rồi sao?Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai

“Gần đây công an Hà Nội đã kêu gọi những người bắt và giữ lực lượng công an ra đầu thú. Tôi nghĩ rằng dùng từ “đầu thú” là không ổn. Chúng ta đã mất đi ngôn ngữ để đối thoại với dân rồi sao?”

“Ngoài việc dùng từ “đầu thú”, chúng ta có thể xuống gặp dân, nghe dân, gạn lọc để có phương pháp xử lý tốt hay không? Và ngay cả thượng tôn pháp luật cũng không phải để bắt bớ, mà để củng cố lòng tin.”

Trả lời BBC hôm 3/11, cụ Lê Đình Kinh nói người dân Đồng Tâm rất đồng tình với bài phát biểu của ông Quốc.

Trước đó, hồi 22/4, hai đại biểu Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng đã cùng với chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung để đối thoại với người dân để trao trả các cán bộ, chiến sĩ bị dân bắt giữ hôm 15/4.

Cụ Kình nói: “Trước giờ ông ấy vẫn luôn giữ phẩm chất vì dân, cho rằng phải cần tiếp xúc với dân gần dân. Bài phát biểu đã được người dân cả nước và người dân Đồng Tâm lắng nghe và rất hài lòng,”

Cụ Kình “bị mời lên làm việc”

Ba ngày trước bài phát biểu gây xôn xao của đại biểu Dương Trung Quốc, cụ Lê Đình Kình cho BBC biết cụ được phía Ủy ban kiểm tra huyện mời đích danh lên làm việc.

Ông Lê Đình Kình ‘phê phán’ Chủ tịch Hà Nội

Để khỏi còn nhức nhối những Đồng Tâm

Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm

“Họ mời tôi lên làm việc mà họ bảo tôi lên tầng hai trong khi tôi ngồi xe lăn. Con và cháu tôi phải khiêng cả người lẫn xe lên trên lầu,” cụ Kình nói thêm rằng cụ còn đưa hình chụp x-quang xương chân của cụ cho các cán bộ.

Cụ Kình kể cụ nói với các cán bộ rằng: “‘Hôm 29/4 ông Chung [chủ tịch Hà Nội] đến thăm tôi ở bệnh viện, không tặng tôi gì mà lại tặng tôi chiếc xe lăn là các anh hiểu ông ấy biết tôi tàn phế rồi. Lần sau các anh có muốn mời tôi làm việc thì đến nhà không thi bất tiện cho con cháu của tôi.”

Cụ cho biết có khoảng sáu người của phía chính quyền có mặt, hầu hết đều đặt các câu hỏi xoay quanh “Tại sao lại nói ông Chung dối lên lừa dưới?” “Sao lại nói ông Chung phản bội?” “Tại sao nói ông Chung cướp đất của dân giao cho Viettel?” “Tại sao lại dùng từ ‘đổ máu’?”

Cụ Kình nói cụ và người dân Đồng Tâm phản đối kết luận thanh tra của Thanh tra Hà Nội, và việc khởi tố người dân Đồng Tâm sau khi ký giấy cam kết không truy tố người dân hôm 22/4 là hành vi “phản bội” của ông Chung.

“Còn khi nói đổ máu, là vì người dân Đồng Tâm sẽ sẵn sàng đổ máu để chống giặc nội xâm, bọn tham nhũng cậy quyền cướp đất của dân!” cụ Kình nhấn mạnh.

Cụ cho biết cuộc gặp gỡ chỉ mang tính chất hỏi đáp, phía cán bộ chính quyền chỉ ghi chép lại câu trả lời của cụ Kình và yêu cầu cụ ký văn bản làm việc.

“Tôi không ký, tôi không việc gì phải ký vào cái văn bản nào của họ cả,” cụ nói và cho biết sau đó cụ và gia đình cùng một số người dân ra về.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41855233

 

Lãnh đạo VietJet ‘quyền lực hơn Clinton’

Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO hãng hàng không VietJet, đã trở thành người quyền lực hơn cả bà Hillary Clinton.

Đó là kết quả xếp hạng 100 phụ nữ quyền uy nhất thế giới của Forbes vừa công bố.

Bà Phương Thảo xếp thứ 55, trong khi bà Hillary Clinton chỉ đứng thứ 65.

Đứng đầu là Thủ tướng Đức Angela Merkel, lần thứ bảy liên tiếp là người phụ nữ quyền lực nhất trái đất.

Hãng ‘hàng không bikini’ VietJet lên sàn

Thái, Sing năng suất gấp mấy lần người Việt?

Việt Nam đứng đầu châu Á về bình đẳng giới trong quản trị

Tỷ phú đô la và các doanh nhân từng du học Liên Xô

Thủ tướng Anh Theresa May được Forbes xếp thứ hai, tuy có một năm khó khăn.

Theo sau là bà Melinda Gates, đồng chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates, bà Sheryl Sandberg của Facebook, và Mary Barra của General Motors.

Các tên trong danh sách đến từ bảy “căn cứ quyền lực” – tỉ phú, kinh doanh, tài chính, truyền thông, chính trị, từ thiện và công nghệ.

VN: Ngân hàng tan chỉ bồi hoàn 75 triệu?

Tôm sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của VN?

Johnny Depp tiêu xài ‘2 triệu USD một tháng’

Theo Forbes, các phụ nữ trong danh sách tác động trực tiếp tới 3 tỉ người.

Gần một nửa trong danh sách là người Mỹ, Anh có tám người, và phần còn lại châu Âu 13.

Đông Nam Á, ngoài Việt Nam, chỉ có bà Aung San Suu Kyi của Myanmar (33) và bà Ho Ching của Singapore (28) và Jenny Lee cũng Singapore (94).

Trung Quốc có 4 phụ nữ trong danh sách, cao nhất là bà Lucy Peng, Chủ tịch Ant Financial Services – mảng tài chính thuộc Alibaba (34).

http://www.bbc.com/vietnamese/business-41837787

 

Khi 80% nữ lao động trên 35 tuổi bị đào thải

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Việt Nam ông Đào Ngọc Dung vừa rồi cho biết ở một số nơi, có đến 80% phụ nữ trên 35 tuổi làm việc trong các khu công nghiệp bị buộc phải nghỉ việc.

Con số 80% lao động nữ trên 35 tuổi bị buộc thôi việc được đưa ra sau một cuộc khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại một số doanh nghiệp. Cuộc khảo sát cho thấy, lý do chính được các doanh nghiệp đưa ra cũng chỉ nói chung chung là do cơ cấu lại sản xuất, hoặc tự nghỉ do không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt.

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào hôm 13/9 về báo cáo của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện mục tiêu quốc gia bình đẳng giới, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cũng lên án tình trạng này, gọi đây giống như hành động “vắt chanh bỏ vỏ” của các doanh nghiệp.

Đài RFA đã liên hệ với chị Hương, một nữ công nhân ở Bình Dương đã từng bị ép đến mức phải tự thôi việc khi chị bước qua tuổi 35. Chị Hương chia sẻ với chúng tôi:

Chỗ em cũng có và hầu như công ty nào cũng có hết. Lớn tuổi rồi làm việc cũng hay mệt nhọc hơn, vả lại làm ăn theo sản phẩm mà lớn tuổi thì năng suất công việc cũng chậm hơn tuổi trẻ. Trong khi đó, người làm lâu năm lương căn bản lại cao hơn. Vì vậy người ta muốn tuyển dụng tuổi trẻ hơn, thứ nhất là họ nhanh nhẹn hơn, và họ học việc cũng nhanh hơn. Và những công việc này cũng không cần nhiều kinh nghiệm cho lắm.

Chị Hương nói rằng phía công ty sẽ không tự động sa thải công nhân vì như vậy sẽ vi phạm hợp đồng và luật lao động. Tuy nhiên, họ có cách để công nhân phải tự xin nghỉ:

Ví dụ chị đang làm công việc đó người ta lại giao cho chị công việc khác để chị cảm thấy không phù hợp. Người ta có thể làm nhiều cách khi người ta không thích chị nữa. Công việc mới sẽ làm cho chị áp lực và chị phải nghỉ thôi. Con cái nữa, ví dụ con mình đang học hành ở chỗ đó bây giờ mình chuyển công tác chỗ khác thì phải chuyển trường cho con. Con nhỏ đã vất vả rồi, lại còn phải tính làm ca như thế nào. Nhiều bất lợi lắm.

Thống kê cho thấy năm 2016, có tới trên 960.000 nữ công nhân trên 35 tuổi ở các khu công nghiệp bị mất việc. Thậm chí có doanh nghiệp 1 năm thay đến 40% lao động vì chỉ tuyển người trẻ vào làm vài năm rồi lại tìm cách sa thải họ.

Ví dụ chị đang làm công việc đó người ta lại giao cho chị công việc khác để chị cảm thấy không phù hợp. Công việc mới sẽ làm cho chị áp lực và chị phải nghỉ thôi.

– Chị Hương (Công nhân)

Phụ nữ ở tuổi 35 là tuổi trụ cột gia đình, nhưng lại bị buộc nghỉ việc, lâm vào tình trạng thất nghiệp khiến cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi cũng trao đổi với ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ Lao động, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tình trạng này. Ông Quảng cũng đồng tình rằng tình trạng này xảy ra tràn lan là do các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí:

Họ nhiều tuổi rồi, sức khỏe yếu, độ nhanh nhậy cũng kém nên rất khó tăng năng suất, cũng như tăng ca. Trong khi đó doanh nghiệp phải chịu nhiều chi phí cho họ như bảo hiểm xã hội, tiền lương,…Doanh nghiệp cũng vì lợi nhuận của họ nên tìm mọi cách đẩy nữ lao động trên 35 tuổi ra khỏi công ty để giảm chi phí.

Theo ông Quảng, phụ nữ bị mất việc ở tuổi này sẽ gặp nhiều khó khăn cho cuộc sống của họ. Trước hết là khó khăn trong việc tìm công việc mới:

Họ có tuổi rồi thì các doanh nghiệp khác cũng không nhận. Họ đi học việc mới cũng rất khó khăn. Cho nên những lực lượng này nhiều trường hợp phải làm ở các tiệm tự do, hoặc quay về  nhà làm việc ở nông thôn. Thứ hai, khi không còn tham gia vào quan hệ lao động với các doanh nghiệp nữa thì thông thường họ không tham gia bảo hiểm xã hội nữa và họ nhận trợ cấp một lần. Như vậy sẽ ảnh hưởng cả an sinh xã hội về sau này nữa.

Theo nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam thì sau thất nghiệp ở độ tuổi từ 40-45, có tới 2/3 phụ nữ làm công việc nội trợ gia đình, công việc tự do, chỉ có hơn 27% buôn bán nhỏ và hơn 13% lao động nữ quay trở lại làm nông nghiệp.

Ông Đào Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lao động xã hội (Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội) nói với báo giới vào hôm 29/10 rằng vấn đề sa thải lao động trên 35 tuổi sẽ tác động lớn tới các vấn đề an sinh xã hội, ảnh hưởng tới quỹ bảo hiểm xã hội. Cụ thể trong quý 2/2017, cả nước có gần 219.000 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 113,9% so với cùng kỳ năm 2016.

Tổng cục Thống kê cho biết năm 2016, Việt Nam có 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó hơn 72% là nữ giới.

Ông Lê Đình Quảng nói rằng mặc dù hiện tại chưa có thống kê đầy đủ nhưng qua phản ánh của người lao động, ngành nghề thường hay đào thải lao động chủ yếu ở lĩnh vực may mặc, giày da, thủy sản, lắp ráp điện tử…

Ông Trần Ngọc Thành, hiện đang sinh sống tại Áo, là một trong những người thành lập Liên đoàn lao động Việt nói với RFA rằng nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng hàng loạt nữ lao động trên 35 bị đào thải là do trách nhiệm của Nhà nước:

Nếu Nhà nước biết rằng tất cả những hạn chế của xã hội cũng như công việc của người phụ nữ thì ngay từ khi họ còn ở nông thôn họ phải chú ý ngay từ đầu đến việc hướng nghiệp cho phụ nữ, cũng như chính sách xã hội và phát triển kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, thực ra tất cả những điều này ở Việt Nam họ đều thả nổi. Không có một chính sách nào trong việc đào tạo hướng nghề hay nhìn nhận vấn đề công bằng trong lao động giữa nam và nữ. Họ có nhiều cuộc hội thảo hay chính sách được đưa ra và họ nói rất kêu về vấn đề bảo đảm quyền lợi, bình đẳng nam nữ. Nhưng để người phụ nữ được đảm bảo quyền lợi và để phụ nữ được sống hay làm việc bằng nam giới còn rất xa vời.

Người phụ nữ luôn bị thiệt thòi trong mọi xã hội, nhất là những xã hội Việt Nam hiện nay.

Chính những người đại diện cơ quan chức năng của Việt Nam cũng thừa nhận những thiếu sót của Nhà nước khi để tình trạng này xảy ra. Tại phiên họp Thường vụ Quốc hội hôm 13/9, bà Nguyễn Thanh Hải, trưởng ban Dân Nguyện của Quốc hội nói rằng nguyên nhân là do hành lang pháp lý của Việt Nam chưa quy định rõ vấn đề này. Trong khi đó, việc thanh tra còn kém hiệu quả nên không kịp phát hiện và xử lý để bảo vệ người lao động.

Họ có tuổi rồi thì các doanh nghiệp khác cũng không nhận. Họ đi học việc mới cũng rất khó khăn.
Ông Lê Đình Quảng

Hiện Việt Nam có đưa ra luật phạt đến 100 triệu đồng nếu doanh nghiệp sa thải lao động không lý do chính đáng, và bắt đầu từ năm 2018 có thể phạt tù đến 3 năm. Tuy nhiên Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam chỉ ra rằng các doanh nghiệp sẽ khôn khéo tìm cách để không phạm luật.

Ông Lê Đình Quảng nói rằng để tình trạng này giảm bớt, cần có những biện pháp cho cả Nhà nước và bản thân những nữ lao động:

Thứ nhất hệ thống pháp luật cũng cần xem xét để làm sao để tăng cường trách nhiệm về mặt luật pháp của doanh nghiệp với người lao động đã gắn bó lâu dài với mình. Về mặt thực thi pháp luật, phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, để họ không vi phạm pháp luật khi đẩy người lao động ra khỏi doanh nghiệp. Thứ ba, là phải tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cũng như nâng cao tay nghề và hiểu biết pháp luật của người lao động. Như vậy người lao động sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp.

Ông Trần Ngọc Thành đồng tình với quan điểm cho rằng Nhà nước phải đưa ra chính sách ràng buộc giữa doanh nghiệp và lao động nữ trên 35 tuổi. Ngoài ra, cần tạo điều kiện đào tạo hướng nghiệp cho phụ nữ, đặc biệt ở nông thôn để họ nâng cao nhận thức. Ông cũng cho rằng, chính quyền địa phương cần phối hợp với doanh nghiệp để tạo điều kiện lao động thuận lợi hơn cho phụ nữ.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-80-percent-female-workers-over-35-forced-to-quit-their-jobs-11022017133651.html

 

Doanh nhân Việt Nam và Cán bộ cao cấp

Kính Hòa RFA

Can thiệp của cơ quan công an

Cuối tháng Chín, một số phụ huynh học sinh ở trường tư thục của công ty Vincom tại Hà Nội than phiền việc trường này tăng học phí. Cơ quan công an ở Hà Nội gửi giấy mời một số phụ huynh học sinh lên làm việc, với lời mời vắn tắt là để hỏi về việc có liên quan. Sau khi dư luận trên báo chí chính thống của nhà nước cũng như mạng xã hội lên tiếng chỉ trích cho rằng cơ quan công an đã can thiệp vô lý vào những hoạt động dân sự của người dân, đại diện cơ quan công an trả lời báo chí rằng họ mời phụ huynh vì cho rằng những phụ huynh này xúc phạm đến lãnh đạo của công ty Vincom.

Công ty Vincom do ông Phạm Nhật Vượng, một tỉ phú người Việt làm chủ.

Kinh doanh ở Việt Nam muốn phất lên thì phải dựa vô chính quyền, từ ông tổ trưởng tổ dân phố cho đến ông công an khu vực. Mà muốn làm ăn lớn thì phải dựa những ông lớn nữa.
-Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh.

Cuối tháng 10, xảy ra chuyện bà Dương Thị Hằng Nga, nhà báo trưởng văn phòng khu vực miền Trung và Tây nguyên của Báo Giao thông vận tải, khiếu nại về việc bà bị công an không cho xuất cảnh theo lời đề nghị của ông Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ nhôm, vì có viết những bài báo liên quan đến ông này. Cơ quan công an Đà Nẵng nói rằng họ làm đúng pháp luật vì ông Vũ gửi đơn than phiền rằng bà Nga viết bài làm xấu hình ảnh ông. Khi đăng tải tin này, Báo Tuổi trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh liệt kê toàn bộ điều luật về việc cấm xuất cảnh đối với công dân Việt Nam, không có điều nào liên quan đến phát biểu của công an Đà Nẵng.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng làm việc ở báo Thanh Niên, hiện sống ở Đà Nẵng bình luận về việc này:

“Nếu cô đó có liên quan đến một vụ án nào đó, hay bị công dân tố cáo là có nợ nần gì đó, thì người ta có thể chận. Mà nếu chỉ vì một bài báo, mà qua yêu cầu của ông Vũ nhôm mà chận thì ông Vũ nhôm là sếp của nhà nước này.”

Ông Phan Văn Anh Vũ từng xuất hiện trên báo Tuổi Trẻ trong vụ ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật. Theo báo Tuổi Trẻ một trong những căn nhà mà ông Xuân Anh đang ở là của ông Phan Văn Anh Vũ.

Khi đề cập với nhà báo Pham Chí Dũng, hiện đang sống tại Sài Gòn về hai trường hợp nêu trên, ông nói rằng cần phải thêm vào một trường hợp nữa ở miền Nam:

“Phải bổ sung thêm chuyện trạm BOT Đồng Nai vừa rồi, khi mà công an và cảnh sát cơ động dàn quân ra giống như là khủng bố tinh thần lái xe, ép lái xe không trả tiền lẻ, chuyện đó rất lộ liễu. Hồi trước có một số công an đóng vai trò bảo kê, đi đòi nợ, xã hội đen, nhưng kính đáo hơn, nhưng bây giờ rất lộ liễu.”

Các trạm BOT có nghĩa là các trạm thu phí đường bộ do các công ty tư nhân lập ra để thu tiền chi phí các đoạn đường bộ hoặc cầu mà họ đã đầu tư để xây dựng. Nhưng trong thời gian qua, nhiều lái xe từ Bắc đến Nam phản đối chi phí họ cho rằng quá cao của các trạm này, và các trạm này đặt quá gần nhau. Họ đã dùng tiền lẻ, một việc làm hoàn toàn hợp pháp,  để trả tiền tạo nên tình trạng kẹt xe để phản đối.

Doanh nhân và pháp luật

Tất cả ba sự việc vừa nêu đều liên quan đến các công ty tư nhân, trong đó cơ quan công an đã hành động bảo vệ quyền lợi cho các công ty này. Tuy nhiên ông Huỳnh Ngọc Chênh nói:

Nó rất phức tạp, muốn sai được công an thì phải nắm mấy ông lớn hơn, chứ không phải mấy ông ở dưới này mà sai được. Thật ra công an cũng không quan trọng lắm, mà quan hệ là quan hệ với chính quyền, khi chính quyền ra lệnh thì công an cũng phải làm việc, bản thân công an cũng chỉ lắt nhắt thôi.

Bình luận về việc các công ty tư nhân phải có sự quan hệ với chính quyền như thế nào tại Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Chênh nói:

Có thể là Khaisilk này thuộc một phe phái nào đó không ăn cánh.

-Nhà báo Phạm Chí Dũng.

“Kinh doanh ở Việt Nam muốn phất lên thì phải dựa vô chính quyền, từ ông tổ trưởng tổ dân phố cho đến ông công an khu vực. Mà muốn làm ăn lớn thì phải dựa những ông lớn nữa.”

Một doanh nhân giấu tên ở Bà Rịa Vũng Tàu cũng nói với chúng tôi là nếu chỉ một mình kinh doanh dựa theo cung và cầu của thị trường thì không thể nào cạnh tranh lại với những công ty khác có được sự hậu thuẫn của các quan chức, hay các nhóm quan chức mà ông gọi là các nhóm lợi ích.

Ông Phạm Chí Dũng gọi tên sự câu kết này là mafia:

“Đó là một quan hệ của chủ nghĩa tư bản thân hữu, chủ nghĩa tư bản thân hữu dã man. Đó là quan hệ móc xích giữa những lợi ích và quyền lợi với nhau. Nói thẳng ra đó là quan hệ mafia.”

Theo ông các nhóm thân hữu hiện nay có hệ thống trải rộng từ trung ương đến các địa phương khác nhau.

Việc tham gia vào các nhóm lợi ích này, theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, là một con dao hai lưỡi, vì khi người đỡ đầu cho một doanh nhân bị thất thế, nếu doanh nhân đó không kịp tìm được một người đỡ đầu mới thì sẽ có nguy cơ bị trừng phạt.

Theo những nguồn tin và dư luận ở Đà Nẵng, thì ông Phan Văn Anh Vũ xuất thân là một người làm cửa nhôm và kính, sau đó được sự tín cẩn của ông Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư thành ủy, và sau khi ông Thanh mất, ông Vũ tìm được một sự đỡ đầu ở cấp cao hơn. Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói tiếp về sự việc ông Vũ đề nghị cơ quan công an không cho nhà báo Dương Thị Hằng Nga xuất cảnh:

“Ông Vũ nhôm bị mọi người đồn đại là người của ông Trần Đại Quang, ông ấy mạnh là có cái thế như vậy. Qua chuyện này cho thấy ông ấy vẫn còn mạnh.”

Cũng trong thời gian cuối tháng 10, người ta chứng kiến việc ông Hoàng Khải, chủ công ty Khai Silk, một thương hiệu nổi tiếng bấy lâu nay ở Việt Nam, bị cáo buộc là đã nhập hàng Trung Quốc về và gắn nhãn hiệu Việt Nam để bán. Ngày 31 tháng 10, cơ quan chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh đã niêm phong hơn 1000 sản phẩm của công ty Khai Silk để điều tra về cáo buộc gian lận.

Tuy nhiên người ta nói rằng việc công ty này dùng hàng có xuất xứ khác nhau rồi gắn nhãn hiệu Việt Nam lên đã bị phát hiện từ cả chục năm nay. Bình luận về sự việc mới xảy ra, ông Phạm Chí Dũng nói:

Có những chuyện to lớn hơn nhiều mà không đem ra xử, mà cái chuyện Khaisilk như vậy mà Trần Tuấn Anh Bộ Công thương đưa hồ sơ sang Bộ Công an tức là nó có vấn đề. Tức là có thể là Khaisilk này thuộc một phe phái nào đó không ăn cánh.”

Ông Hoàng Khải được xem là một doanh nhân rất thành đạt tại Việt Nam, ngoài thương hiệu Khai Silk ông còn kinh doanh địa ốc, sở hữu nhiều nhà hàng ăn sang trọng trên các con đường rất đắt tiền tại Hà Nội và Sài Gòn.

Kết thúc cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng muốn xóa bỏ tình trạng cơ quan công an làm việc vì quyền lợi của các công ty tư nhân, thì phải tôn trọng cơ chế thị trường thực sự, chứ đừng gọi là thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự can thiệp quá lớn của nhà nước. Còn ông Phạm Chí Dũng thì nói rằng tình trạng câu kết hiện nay giữa các quan chức chính trị và các đại gia tư nhân sẽ làm cho công cuộc chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở nên vô cùng khó khăn, mặc dù theo ông Dũng, ông Trọng không có liên quan đến những nhóm lợi ích khác nhau.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/businessmen-politicians-11022017131925.html

 

Việt Nam hãy trả tự do cho tất cả tù chính trị

Việt Nam hãy trả tự do cho tất cả những người mà Hà Nội đang giam giữ chỉ vì họ ôn hòa thực thi các quyền của công dân.

Đó là kêu gọi mà Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền Human Rights Watch đưa ra trong thông cáo báo chí phổ biến vào ngày 3 tháng 11.

Theo thông cáo báo chí của Human Rights Watch thì có hơn 100 người đang bị giam giữ sau song sắt ở Việt Nam khi mà các nhà lãnh đạo thế giới tới dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 11 tới đây.

Theo Human Rights Watch thì các nhà lãnh đạo và đối tác thương mại quốc tế khi tham dự sự kiện vừa nêu cần kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp một cách có hệ thống nhắm vào những tiếng nói phê bình ôn hòa và kêu gọi phải bảo đảm các quyền căn bản về tự do ngôn luận, tự do lập hội, nhóm họp và tự do tôn giáo cho người dân Việt Nam.

Ông Brad Adams, Giám Đốc Ban Châu Á của Human Rights Watch cho rằng ngay trong lúc Việt Nam thể hiện vai trò một nước chủ nhà thân thiện khi tiếp đón các phái đoàn quốc tế, chính phủ Hà Nội lại gia tăng đàn áp bất cứ cá nhân nào can đảm lên tiếng ủng hộ dân chủ và nhân quyền.

Theo thống kê được nêu ra thì hiện nay có ít nhất 105 người phê phán chính phủ ôn hòa đang bị ngồi tù vì thể hiện quaan điểm phê phán chính quyền, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn, hoặc tham gia các tổ chức chính trị/dân sự mà đảng và nhà nước Việt Nam cho là có nguy cơ đối với vị trí lãnh đạo độc tôn của họ.

Human Rights Watch điểm lại chỉ trong vòng 1 năm qua, công an Việt Nam tiến hành bắt giữ ít nhất 28 người với cáo buộc mơ hồ ‘gây hại an ninh quốc gia’.

Giám đốc Ban Châu Á của Human Rights Watch nói thêm rằng một hội nghị thượng đỉnh APEC hào nhoáng hay các hợp đồng thương mại mới cũng không che giấu được hiện thực xấu xa Việt Nam vẫn là một nhà nước công an trị, không dung thứ bất đồng chính kiến.

Ông Brad Adams kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế và đối tác thương mại của Việt Nam cần gây sức ép để Hà Nội thực hiện những cải cách hệ thống hướng đến một chế độ dân chủ hơn, biết tôn trọng nhân quyền và pháp quyền.

Thông cáo báo chí của Human Rights Watch kèm theo danh sách cụ thể của hơn 100 tù chính trị tại Việt Nam hiện nay.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-release-all-political-prisoners-11032017111701.html

 

Việt Nam tiếp tục nhập gỗ lậu từ Campuchia

Gỗ lậu từ Campuchia tiếp tục được vận chuyển sang Việt Nam.

Thông tin này được báo Campuchia Khmer Times trích từ nguồn của một tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường mang tên Rừng Gọi. Theo các thông tin này thì trong chín tháng đầu năm nay Việt Nam đã nhập một lượng gỗ từ Campuchia trị giá 179 triệu đô la Mỹ.

Theo tổ chức này thì đa số gỗ từ Campuchia xuất qua Việt Nam là gỗ tròn đi qua ngã biên giới ở các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Gia Lai, và Kon Tum của Việt Nam.

Theo các nhà hoạt động môi trường Campuchia, việc cấm khai thác gỗ tại Campuchia chỉ là chuyện tuyên truyền của một chính phủ bị nhũng lạm chi phối, gỗ chính là nguồn thu nhập lớn cho các quan chức cho nên họ không bao giờ ngăn chận những hoạt động khai thác rừng và xuất gỗ qua Việt Nam của bọn mafia.

Bộ trưởng Môi trường Campuchia tuyên bố là báo cáo của tổ chức Rừng Gọi là không đúng sự thật, không có bằng chứng và được thực hiện với động cơ chính trị.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cambodia-vietnam-log-11032017094857.html

 

Việt Úc đối thoại quốc phòng lần đầu tiên

Việt Nam và Úc sẽ nâng cấp quan hệ quốc phòng song phương lên mức đối tác chiến lược vào năm tới, 2018.

Đó là tuyên bố của Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Marc Ablong, Phó tổng thư ký Quốc phòng Úc, nhân buổi đối thoại quốc phòng Việt- Úc lần thứ nhất được tổ chức tại thủ đô Canberra, Úc, vào ngày 3 tháng 11.

Với viễn cảnh nâng quan hệ quốc phòng hai nước lên tầm đối tác chiến lược như vậy, nên hai bên sẽ tăng thêm các chuyến thăm viếng cấp cao, trao đổi kinh nghiệm trong việc tham gia công tác gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, chống khủng bố, những kinh nghiệm về an ninh mạng, an ninh biển.

Ngoài ra hai bên sẽ nghiên cứu hợp tác trong lãnh vực công nghiệp quốc phòng tức là chế tạo vũ khí hoặc các thiết bị quốc phòng.

Úc và Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ về quan hệ quốc phòng song phương hồi năm 2010. Sang năm 2017, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Úc là bà Marise Pyane vào tháng 8 , hai bên lại có thêm những cam kết, theo đó Úc giúp đỡ Việt Nam trong việc đào tạo tiếng Anh cho sĩ quan Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam thực hiện việc xây dựng bệnh viện dã chiến tại Nam Sudan khi Việt Nam tham gia công tác bảo vệ hòa bình cho Liên Hiệp Quốc ở đó.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/australia-vietnam-defence-dialogue-11032017082556.html

 

Thủ tướng Canada

sẽ nêu nhân quyền khi gặp ‘tứ trụ’ Việt Nam

Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo trên trang web chính thức rằng ông sẽ thăm chính thức Việt Nam tại Hà Nội và tham dự hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng.

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Trudeau tới Việt Nam bắt đầu từ ngày 6/11.

Tại Hà Nội, nguyên thủ của Canada sẽ gặp mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Tôi mong chờ được gặp mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam để phát triển các vấn đề quan trọng như quản trị và nhân quyền.”

Justin Trudeau, Thủ tướng Canada

Thủ tướng Trudeau nói trong thông cáo ra hôm 2/11 rằng “Mối quan hệ giữa Canada và Việt Nam được dựa trên những kết nối giữa 2 dân tộc và đã phát triển mạnh trong 40 năm qua. Tôi mong chờ được gặp mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam để phát triển các vấn đề quan trọng như quản trị và nhân quyền.” Thủ tướng Canada cũng muốn tăng cường sự hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam, cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những người thuộc tầng lớp trung lưu ở cả 2 phía.

Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được coi là “tệ hại” khi các tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên lên tiếng kêu gọi chính phủ cầm quyền thả những tù nhân lương tâm và chính trị. Theo HRW, hơn 100 nhà hoạt động đang bị giam cầm ở Việt Nam vì “thực thi quyền cơ bản” và đấu tranh ôn hòa.

Trước đây, thủ tướng Canada đã từng gặp Chủ tịch Quang bên lề một cuộc họp thượng đỉnh APEC tháng 11/2016 ở Peru và Thủ tướng Phúc bên lề cuộc họp khối G7 ở Nhật Bản vào tháng/2016.

Sau các cuộc gặp với những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, Thủ tướng Trudeau sẽ đi thành phố Hồ Chí Minh, nơi ông sẽ gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và tham dự một buổi thảo luận tại trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Đà Nẵng sẽ là điểm đến sau cùng của ông Trudeau trong chuyến thăm Việt Nam, theo thông cáo trên trang web của Thủ tướng Canada.

Tại cuộc gặp của các nhà lãnh đạo khối Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), thủ tướng Canada dự định sẽ quảng bá cho hình ảnh của Canada như một tối tác thương mại và đầu tư trong khu vực, cũng như sẽ làm sâu sắc thêm sự hợp tác kinh tế với các nền kinh tế thành viên APEC.

Thông cáo cho biết chuyến đi này là cơ hội cho Thủ tướng gặp gỡ với các đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quảng bá cho chương trình nghị sự thương mại đang trên đà tạo ra hàng hóa, công việc cho tầng lớp trung lưu và nhiều cơ hội hơn nữa cho mọi người ở 2 bên bờ Thái Bình Dương.

Sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng diễn ra trong 2 ngày 10-11/11, Thủ tướng Trudeau sẽ tới Manila, Philippines, dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-canada-se-neu-van-de-nhan-quyen-khi-gap-tu-tru-lanh-dao-viet-nam/4098554.html

 

HRW: Lãnh đạo APEC đừng làm ngơ hơn 100 tù chính trị

Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Việt Nam ngay lập tức thả tự do cho tất cả những người đang bị giam giữ chỉ vì họ “đã thực thi các quyền cơ bản của mình một cách ôn hòa.”

Một trang mạng mới của HRW dành riêng cho lời kêu gọi này được lập ra, trong đó nêu bật 15 trường hơp trong số hơn 100 người đang bị giam cầm vì các lý do chính trị hay tôn giáo.

Tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New York thúc giục các nhà lãnh đạo và đối tác thương mại quốc tế tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra vào tuần sau ở Đà Nẵng lên tiếng kêu gọi “nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp một cách có hệ thống nhắm vào những người lên tiếng phê bình ôn hòa và bảo đảm các quyền căn bản về tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp, và tôn giáo cho người dân Việt Nam.

Trong một thông cáo ra ngày 2/11, HRW đưa ra danh sách của 105 blogger và nhà hoạt động nhân quyền mà tổ chức này cho là Việt Nam đang giam giữ, trong đó có những phụ nữ như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn được biết là blogger Mẹ Nấm – người bị kết án 10 năm tù giam nhưng được Đệ nhất Phu nhân Melania Trump trao vắng mặt giải Phụ nữ can đảm, Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước, và Cấn Thị Thêu, một nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai bị kết án 20 tháng tù.

“Trong những lúc chụp hình chung hay ký kết hợp đồng thương mại với các lãnh đạo của nhà nước Việt Nam độc đảng, các quan chức nước ngoài tới Việt Nam dự APEC đừng nhắm mắt làm ngơ với hơn 100 tù nhân chính trị đang bị chính những nhân vật lãnh đạo Việt Nam đó giam giữ sau song sắt,” Giám đốc phụ trách châu Á của HRW Brad Adams nói trong thông cáo của tổ chức này.

“Ngay trong lúc Việt Nam đang thể hiện vai trò một nước chủ nhà thân thiện khi tiếp đón các phái đoàn quốc tế, nhà cầm quyền nước này lại gia tăng đàn áp bất cứ cá nhân nào có can đảm lên tiếng ủng hộ dân chủ và nhân quyền,” theo ông Adams.

Hơn 100 người đang bị Việt Nam giam giữ trong tù vì thể hiện quan điểm phê phán chính quyền, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn hoặc tham gia các tổ chức dân sự hoặc chính trị bị Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền cho là nguy cơ đối với quyền lực độc tôn của mình. HRW cho biết “danh sách này gần như chắc chắn không thể đầy đủ, vì chỉ bao gồm những vụ xử án mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có khả năng thu thập.”

Trong vòng 12 tháng qua, công an đã bắt giữ ít nhất 28 người với các tội danh “an ninh quốc gia” có phạm vi áp dụng quá rộng được dùng để trừng phạt những người lên tiếng chỉ trích, phê phán. Vụ gần nhất xảy ra ngày 17/10, theo HRW, khi công an bắt giữ nhà hoạt động vì môi trường Trần Thị Xuân ở tỉnh Hà Tĩnh với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”

Những nhà hoạt động Việt Nam bị bắt thường bị tạm giam một thời gian dài trước khi xét xử mà không được tiếp cận nguồn hỗ trợ pháp lý hay gia đình thăm gặp, HRW nhận định.

https://www.voatiengviet.com/a/hrw-lanh-dao-the-gioi-den-apec-vn-dung-nham-mat-lam-ngo-hon-100-tu-nhan-chinh-tri/4098406.html

 

Trump-APEC: Điểm nhấn và kỳ vọng

Trà Mi-VOA

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/11 khởi hành chuyến công du 12 ngày tới năm nước Châu Á. Chuyến ra nước ngoài dài ngày nhất của ông Trump kể từ khi dọn vào Tòa Bạch Ốc sẽ đưa ông tới Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, và Philippines.

Ngoại trưởng Rex Tillerson và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer sẽ túc trực để giúp ông Trump đẩy mạnh chương trình nghị sự đặt trọng tâm vào thương mại và vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Người ta kỳ vọng sẽ hiểu rõ ràng hơn về chính sách của chính quyền Trump đối với khu vực Châu Á đang ngày càng trở nên quan trọng trên trường quốc tế vốn đã khiến người tiền nhiệm của ông Trump, Tổng thống Barack Obama, phải ‘Xoay trục.’

Một vài trọng tâm đang được giới quan sát hết sức ‘để ý’:

Cuộc khủng hoảng Triều Tiên

Triều Tiên sẽ là vấn đề cấp bách nhất đối với ông Trump giữa lúc Bình Nhưỡng đang tiến gần tới thủ đắc võ khí hạt nhân có khả năng bắn trúng lục địa Mỹ. Mục tiêu của ông Trump là kéo được Hàn Quốc và Trung Quốc vào kế hoạch tăng tối đa áp lực Bình Nhưỡng.

Hiểu rõ phương cách tiếp cận cứng rắn của ông Trump, Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in đang tìm ‘khoảng trống’ để đối thoại với Bình Nhưỡng trong khi Trung Quốc phản đối lệnh cấm vận dầu khí đối với Triều Tiên hay một cuộc chiến tranh phủ đầu, viện dẫn lý do sẽ gây bất ổn lớn ở bán đảo Triều Tiên.

Thương lượng mậu dịch

Giảm mất cân bằng thương mại với Châu Á là ưu tiên kinh tế hàng đầu của lãnh đạo Mỹ. Khi rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP có sự tham gia của Việt Nam cùng 10 nước khác, ông Trump từng tuyên bố sẽ thương lượng trực tiếp với từng nước một.

Theo dự kiến, ông Trump sẽ yêu cầu Nhật mở cửa thị trường cho sản phẩm thịt bò và ô tô của Mỹ và thúc đẩy Hàn Quốc điều chỉnh hiệp ước tự do thương mại song phương đã có 5 năm nay mà ông mô tả là ‘quá lợi cho Hàn Quốc và quá hại cho Hoa Kỳ.’

Đối với Trung Quốc, ông có thể sẽ bảo đảm một số thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ đô la.

Quan hệ Mỹ-Trung

Trong các chủ đề ông Trump bàn thảo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh lần này không thể thiếu vấn đề Triều Tiên và sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Sự hiện diện của Mỹ tại Châu Á

Một phần sứ mạng của ông Trump là tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc cổ súy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và thông thoáng, theo Tòa Bạch Ốc.

Tổng thống Trump, khi đặt chân tới Châu Á sẽ thể hiện tầm nhìn của Mỹ tại thượng đỉnh APEC tại Việt Nam cũng như sẽ tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh với các nước ASEAN.

Tuy nhiên, quyết định của ông Trump bỏ qua Thượng đỉnh Đông Á do ASEAN tài trợ ở Philippines vào ngày 14/11 không những khiến người ta thắc mắc về sự nghiêm túc trong cam kết của Trump đối với Châu Á, mà còn tạo điều kiện cho Trung Quốc ‘bành trướng’ ảnh hưởng.

Việt Nam trông đợi gì?

Chặng dừng của ông Trump tại Việt Nam từ ngày 10 đến 12/11 là một sự kiện đáng chú ý giữa lúc Việt Nam đang tìm cách vực dậy năng lượng cho mối quan hệ song phương sau khi ông Trump rút Mỹ ra khỏi TPP.

Giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn có các mối quan hệ kinh tế khắng khít hơn với Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu và giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Bắc Kinh chiếm 21% tổng thương mại quốc tế của Việt Nam trong năm 2016, gần gấp đôi so với chục năm trước, trong khi Mỹ chiếm khoảng 13%, theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Việt Nam có phần chắc sẽ ‘ve vãn’ ông Trump bằng cách giảm bớt những rào cản đầu tư và ký các thỏa thuận kinh doanh lớn để hạ nhiệt những chỉ trích về mức thặng dư mậu dịch với Mỹ tăng hơn gấp đôi trong 5 năm qua. Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tòa Bạch Ốc hồi tháng 6, Việt Nam đã ‘chào hàng’ một số các thỏa thuận thương mại.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ông Trump đang vướng bận ‘nhiều chuyện nội bộ của Mỹ’ với cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Hoa Kỳ đang ngày càng gay cấn và điểm nóng Triều Tiên, Hà Nội ‘khó lòng kỳ vọng gì nhiều ở ông Trump trong chuyến đi này,’ theo nhận định của Luật sư-Giáo sư Vũ Đức Khanh tại Đại học Ottawa (Canada), một chuyên gia nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế.

Theo nhà quan sát này, hai điểm chính mà Việt Nam trông chờ khi đón tiếp Tổng thống Donald Trump lần này là sự tái cam kết trong chính sách an ninh-tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi Trung Quốc không ngừng lấn bước trong các tranh chấp chủ quyền, và một tín hiệu rõ ràng về chính sách thương mại của Washington với Thái Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh TPP tái khởi động không có Mỹ.

Nguồn tham khảo: Nikkei/ Bloomberg/VOA Interview

https://www.voatiengviet.com/a/trump-apec-diem-nhan-va-ky-vong-/4097616.html