Tin Việt Nam – 03/07/2019
Luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải
bất ngờ tuyên bố “tạm nghỉ ngơi”
Chiều ngày 3/7/2019, luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải viết trên tài khoản Facebook cá nhân tuyên bố “tạm nghỉ ngơi” chỉ một ngày sau khi bị cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố, khám xét nhà, văn phòng làm việc vì cáo buộc hành vi “trốn thuế”.
“Hôm nay, tôi xin tỏ lòng với các đồng nghiệp, nhân viên và bạn bè về quyết định của tôi: Thể theo nguyện vọng của tôi và gia đình, tôi sẽ tạm nghỉ ngơi trong một thời gian.
Tôi sẽ dành thời gian chủ yếu cho gia đình, đọc sách, và giải quyết những vướng mắc liên quan đến sự kiện ngày 02/07/2019 cùng gia đình của mình,” luật sư Hải bày tỏ.
Tuy nhiên, luật sư chuyên bào chữa cho những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền nói, ông vẫn sẽ bảo đảm cho những khách hàng là công việc dang dở vẫn sẽ được tiến hành bởi đội ngũ nhân viên, đồng thời ông cũng sẽ cố vấn khi cần thiết.
Liên quan đến vụ việc, mạng báo Thanh Niên hôm 3/7 dẫn lời thượng tá Phan Văn Cường, Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, cơ quan điều tra đã áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với luật sư Trần Vũ Hải và vợ là bà Ngô Tuyết Phương.
Theo đó, quyết định khởi tố bị can đối với vợ chồng ông Hải để điều tra hành vi trốn thuế trong vụ án ở Khánh Hòa từ 3 năm trước đã có từ ngày 21/6.
Đến ngày 26/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa ra lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với cả hai tại Hà Nội.
Các quyết định khởi tố, lệnh khám xét của cả hai đều đã được Viện KSND tỉnh Khánh Hòa phê chuẩn.
Bộ công an muốn gì
khi khởi tố Luật sư Trần Vũ Hải?
Nguyễn Văn Đài
Theo bản thông cáo báo chí do Luật sư Ngô Anh Tuấn soạn và đăng tải trên Facebook của Luật sư Trần Vũ Hải ngày 2 tháng 7 cho biết: Vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải bị khởi tố và
điều tra về hành vi trốn thuế. Phía cơ quan điều tra cho rằng vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải đã ký vào những giấy tờ mua bán nhà đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà vào 10/08/2016. Theo cơ quan này, việc ký vào các giấy tờ này đã đã giúp người bán trốn thuế với số tiền là 276 triệu đồng.
Bản thông cáo báo chí và nhiều tờ báo trong nước không nói rõ là Luật sư Trần Vũ Hải bị khởi tố theo tội danh trốn thuế được qui định tại điều 161 Bộ luật hình sự 2009 hay điều 200 của Bộ luật hình sự năm 2015. Chỉ có báo điện tử Vnexpress lại đưa nhầm thành điều 161 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Nhưng với số tiền bị điều tra trốn thuế chỉ là 276 triệu đồng thì Luật sư Trần Vũ Hải chỉ có thể bị cáo buộc theo khoản 1 của điều 161 Bộ luật HS sửa đổi năm 2009 hoặc khoản 1 điều 200 của Bộ luật HS năm 2015.
Bộ luật hình sự được sửa đổi năm 2009, tại khoản 1 điều 161 qui định:
“Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.”
Bộ luật hình sự năm 2015, điều 200, khoản 1 qui định:
“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”.
Một trong các chính sách quan trọng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khi tiến hành sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999 thành Bộ luật HS năm 2015 là giảm bớt hình phạt tù và tăng cường hình phạt tiền trong các vụ án kinh tế.
Như vậy thì cho dù cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án tỉnh Khánh Hòa áp dụng Bộ luật HS sửa đổi năm 2009 hay 2015 thì ông Trần Vũ Hải cũng không thể bị tù giam.
Gia đình Luật sư Trần Vũ Hải và người bán nhà đã đề nghị để nộp tiền khắc phục hậu quả. Và vếu các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Khánh Hòa thực thi pháp luật một cách công tâm và đúng theo cái gọi là “nhân đạo Xã hội chủ nghĩa” thì họ có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải và người bán nhà.
Nhưng tại sao các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Khánh Hòa không chịu chấp nhận để gia đình Luật sư Trần Vũ Hải và người bán nhà nộp tiền khắc phục hậu quả và miễn trách nhiệm hình sự theo đúng tinh thần cải cách tư pháp và chính sách mới trong Bộ luật HS năm 2015?
Những người Việt Nam nào hiểu rõ bản chất của chế độ cộng sản thì đều có thể thấy được bàn tay chỉ đạo của Bộ công an trong vụ việc này.
Trong những năm qua, Luật sư Trần Vũ Hải đã rất tâm huyết và bản lĩnh trong việc bênh vực cho những người hoạt động dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam trong các vụ án chính trị. Ông cũng sẵn sàng bảo vệ cho bà con dân oan bị nhà cầm quyền cộng sản cướp đất ở Văn Giang, Hưng Yên; Đồng Tâm, Hà Nội; Vườn rau Lộc Hưng, Sài Gòn,…
Hiện tại, Luật sư Trần Vũ Hải đang nhận bảo vệ cho ông Trương Duy Nhất khi bị bắt cóc từ Thái Lan về Việt Nam; Vụ Nhật Cường Mobile,…. Đây là hai vụ án rất nhạy cảm mà các cơ quan tố tụng của nhà nước cộng sản không muốn có luật sư tham gia vào.
Thái độ và cách làm việc cương quyết của Luật sư Trần Vũ Hải trong quá trình hành nghề của ông đã khiến các cơ quan tiến hành tố tụng các tỉnh khó chịu, đặc biệt là Bộ công an.
Một kế hoạch nhằm loại bỏ tư cách luật sư của ông Trần Vũ Hải đã được người có thẩm quyền của Bộ công an phê duyệt.
Khi phát hiện ra sai sót của Luật sư Trần Vũ Hải trong việc giúp người bán nhà trốn thuế ở tỉnh Khánh Hòa, Bộ công an và Tô Lâm vui mừng và quyết tâm thực hiện kế hoạch của họ, không cho họ nộp tiền khắc phục hậu quả theo chính sách mới của Bộ luật HS 2015. Bộ
công an đã yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Khánh Hòa khởi tố vụ án và khởi tố bị can, tiến hành khám nhà, khám văn phòng với hai mục đích:
Thứ nhất, sau khi khởi tố vụ án và khởi tố bị can với Luật sư Trần Vũ Hải, Bộ công an sẽ tiến hành yêu cầu Đoàn luật sư Hà Nội xóa tên Luật sư Trần Vũ Hải. Sau đó yêu cầu Bộ tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư. Chúng ta sẽ thấy hành động này trong những ngày sắp tới. Như vậy, từ nay Luật sư Trần Vũ Hải sẽ không còn có thể hành nghề luật sư để bảo vệ công lý và công bằng xã hội, điều mà ông khao khát và đã làm trong nhiều năm qua.
Thứ hai, khi khám nhà và văn phòng, cơ quan công an lấy đi rất nhiều loại giấy tờ khác ngoài các giấy tờ liên quan đến vụ trốn thuế. Với mục đích tìm hiểu các hoạt động khác của Luật sư Trần Vũ Hải từ đó “bới lông tìm vết” để có thể qui kết Luật sư Trần Vũ Hải với các sai phạm khác mà có thể dẫn đến bị cầm tù.
Qua các phân tích trên, chúng ta có thể biết rõ mục đích chính trong vụ án trốn thuế của Bộ công an và Tô Lâm là tước thẻ hành nghề và tư cách luật sư của ông Trần Vũ Hải nhằm ngăn chặn ông Trần Vũ Hải tham gia bảo vệ những người hoạt động dân chủ, nhân quyền, bảo vệ dân oan, bảo vệ môi trường,…
Bổ sung: Khi bài viết này được đăng thì luật sư Trần Vũ Hải đã chính thức thông báo ông tạm nghỉ công việc luật sư một thời gian nhưng không cho biết cụ thể thời gian là bao lâu. Ông cho biết những công việc dang dở, tức những hồ sơ khách hàng mà ông đã nhận sẽ được tiến hành bởi đội ngũ nhân viên, và ông sẽ cố vấn khi cần thiết.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
12 người bị truy tố tội buôn thuốc giả
thay vì tội buôn lậu trong vụ VN Pharma
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 12 bị can trong vụ án sản xuất buôn bán thuốc ung thư giả xảy ra tại Công ty VN Pharma.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 3/7 dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Theo đó vào năm 2012 ông Nguyễn Minh Hùng chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma nhận thấy thị trường có nhu cầu về thuốc chữa trị ung thư nên ông Hùng đã lên kế hoạch với ông Võ Mạnh Cường, nguyên Giám đốc Công ty Thương mại Hàng hải Quốc tế H&C để nhập khẩu loại thuốc chữa ung thư H-Capita 500mg về Việt Nam bán.
Lý do vì thiếu một số giấy tờ về độ tiêu chuẩn thuốc mà phía công ty ở Canada đã không cung cấp được nên ông Hùng đã chỉ đạo nhân viên làm giả các giấy tờ này.
Trong bản cáo trạng mới của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, 12 bị can trong vụ án này bị truy tố với tội danh mới về tội “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” thay vì tội buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như cáo trạng cũ.
Trước đó vào tháng 7/2017 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt ông Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường 12 năm tù về tội “buôn lậu”, các bị cáo còn lại bị kết án buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Sau khi có án sơ thẩm, Viện Kiểm Sát ra quyết định kháng nghị và đề nghị tòa cấp phúc thẩm hủy án để điều tra lại theo hướng thay đổi tội danh buôn lậu sang tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.
Theo kết quả giám định của Bộ Y tế thì loại thuốc chữa ung thư H-Capita 500mg có chứa 97% hoạt chất capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, không đủ chất lượng và không thể sử dụng làm thuốc chữa ung thư cho con người.
Tìm thấy 4 thi thể ngư dân chìm tàu ở Hòn Cau
Thợ lặn tại tỉnh Ninh Thuận vào tối ngày 2/7 đã tìm thấy xác 4 ngư dân trong vụ tàu chìm tại vùng biển Hòn Cau. Truyền thông trong nước loan tin ngày 3/7.
Hiện thi thể 4 ngư dân đang được đưa về gia đình để lo hậu sự.
Trước đó, vào khoảng 7h30 tối ngày 2/7, tàu cá do ông Trần Trúc Ba làm thuyền trưởng đang đánh bắt trong vùng biển Hòn Cau thì bị sóng đánh lật úp tàu. Một tàu cá Khánh Hòa gần đó đã đến cứu được 5 thuyền viên, 5 người còn lại bị mất tích.
Ông Lê Huyền, Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận cho biết sau khi tìm thấy thi thể 4 ngư dân, hiện chỉ còn ông Cao Tấn Thành vẫn đang mất tích.
Ban Chỉ huy Biên phòng tỉnh Ninh thuận hiện cũng đã thông báo đến các tỉnh lân cận có vùng biển giáp ranh hỗ trợ tìm kiếm.
Hà Nội muốn vay thêm hơn 98 triệu USD
cho dự án Cát Linh – Hà Đông
Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Thành phố Hà Nội vừa đưa ra phương án vay lại từ Trung ương hơn 2300 tỷ đồng (khoảng hơn 98 triệu USD) để giải ngân cho việc khai thác, vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 3/7 dẫn báo cáo giải trình của Thành phố Hà Nội. Theo đó thì số tiền hơn 2300 tỷ đồng được đề nghị là kinh phí cho các hạng mục như hệ thống kiểm soát vé tự động, thiết bị công nghệ bảo dưỡng đoàn tàu, mua sắm đầu máy và toa xe, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
UBND Thành phố Hà Nội nói các cơ quan Trung ương đã đồng ý ủy quyền cho Ban Quản lý dự án Đường sắt ký kết thỏa thuận cho vay lại phần vốn vay nước ngoài nói trên.
Lãi suất mà Hà Nội phải trả cho khoản vay hơn 98 triệu USD này được nói là 4% một năm. Trong trường hợp không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nào gồm gốc, lãi phí, thành phố phải trả lãi phạt chậm bằng 150% lãi suất cho vay, áp dụng cho số ngày quá hạn.
Thành phố Hà Nội nói căn cứ vào các dư nợ hiện nay và dự kiến đến năm 2020 của Thủ đô, thì khoản vay hơn 98 triệu USD sẽ không làm vượt hạn mức vay nợ của thành phố.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được phê duyệt đầu tư từ năm 2008 với tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 550 triệu USD, trong đó gần 420 triệu USD là vốn vay từ Trung Quốc.
Đến năm 2019, tổng mức đầu tư cho dự án này đã đội vốn lên hơn 880 triệu USD, với gần 670 triệu USD vốn vay từ Trung Quốc.
Dự án do Công ty Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm nhà thầu và được khởi công vào năm 2011.
Theo thống kê đến tháng 6/2019, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã gặp phải ít nhất 11 lần lùi tiến độ do các trục trặc với nhà thầu về việc tăng chi phí, giải ngân và ký kết vốn bổ sung với phía Trung Quốc.
Bộ Xây Dựng đề nghị
không dùng ngân sách để hỗ trợ BOT
Bộ Xây Dựng đề nghị không dùng ngân sách để cứu hàng chục dự án thu phí đường bộ BOT do Bộ Giao Thông- Vận Tải quản lý; thay vào đó phía Bộ Xây Dựng ủng hộ việc tăng phí các trạm BOT theo đúng lộ trình từ nay đến 2021. Truyền thông trong nước đưa tin hôm 3/7/2019.
Trước đó, Bộ GT-VT cho biết trong số 61 dự án BOT do bộ quản lý có 25 dự án doanh thu thực tế thấp hơn dự báo, 37 dự án BOT phải tăng phí trong năm nay. Bộ này cảnh báo nếu không tăng phí sẽ có 9 trạm BOT bị phá vỡ phương án tài chính, doanh nghiệp BOT có nguy cơ phá sản và nhà nước phải bỏ 3.000 tỷ đồng để hỗ trợ.
Hôm 2/7/2019, Thời báo Tài chính Việt Nam trích dẫn số liệu của Tổng cục Đường bộ cho biết trong năm 2018 có 31 dự án BOT lưu lượng xe thực tế cao hơn dự báo trong hợp đồng BOT, 11 dự án lưu lượng xe thực tế đạt 80-100% dự báo và chỉ có 10 dự án có lưu lượng xe thực tế thấp hơn so với dự báo.
Trong khi đó tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả thực hiện công tác 6 tháng đầu năm 2019 và trao đổi các giải pháp điều hành giá trong những tháng còn lại của năm 2019 diễn ra tại Hà Nội hôm 3/7/2019, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết, hiện trong số 49 dự án BOT đường bộ đang khai thác, có 26 dự án doanh thu sụt giảm, trong đó có 10 trạm sụt giảm lớn sẽ được tính toán điều chỉnh tăng phí.
Bộ Xây dựng ủng hộ Bộ GTVT tăng phí các trạm BOT đúng lộ trình nhưng cũng lưu ý Bộ GTVT cần đánh giá kỹ tác động việc hoãn tăng phí và giãn thời gian thu phí tối đa đối với các dự án BOT để tránh “sốc” cho người dân.
Tình trạng thiếu điện bị lũng đoạn để trục lợi (Bài 2)
Bài 2: “THIẾU ĐIỆN”, CƠ HỘI CỦA THIỂU SỐ, ĐẠI HỌA VỚI ĐA SỐ
Cho đến giờ, tác hại của phong trào xây dựng các thủy điện vừa và nhỏ, rồi phong trào phát triển hệ thống nhà máy đốt than phát điện (nhiệt điện than) đối với môi trường, kinh tế – xã hội đã rõ. Cả hai cùng là con đẻ của cảnh báo “thiếu điện”.
Điểm lại tác hại của những phong trào này là cần thiết để bớt mơ hồ, thêm cảnh giác khi EVN lại cảnh báo “thiếu điện”…
Rừng núi tan hoang
Cuối thập niên 1990, cảnh báo của EVN về viễn cảnh “thiếu điện” đã mở đường cho phong trào xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ ở cả vùng rừng núi phía Bắc, lẫn rừng núi miền Trung và Tây Nguyên trong thập niên 2000.
Năm 2013, chính phủ Việt Nam công bố một báo cáo, theo đó, Việt Nam có hơn 1.500 dự án thủy điện vừa và nhỏ. Theo tính toán của các chuyên gia, mỗi dự án thủy điện vừa và nhỏ ngốn khoảng 59 héc ta rừng.
Chẳng phải dân chúng, báo giới và các đại biểu Quốc hội cũng đồng thanh chỉ trích: Phát triển thủy điện vừa và nhỏ thực chất chỉ là tổ chức cấp giấy phép phá rừng! Cũng vì vậy, tháng 9 năm 2013, chính phủ Việt Nam loan báo không xem xét đưa vào qui hoạch 172 vị trí được xem là có “tiềm năng thủy điện. Loại ra khỏi qui hoạch 424 dự án thủy điện bị xem là sẽ gây nguy hại ở mức nghiêm trọng cho môi trường và xã hội. Ra lệnh tạm dừng khởi công 136 dự án thủy điện đã được phê duyệt.
Tính đến thời điểm đó, theo qui hoạch đã được phê duyệt, Việt Nam vẫn còn 815 dự án thủy điện, trong đó có 286 dự án đã hoàn thành, 205 dự án đang xây dựng, hơn 300 dự án sẽ khởi công. “Thiếu điện” cho nên cần phát triển các dự án thủy điện từ bậc thang, vừa, tới nhỏ đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nuốt chừng… 48.000 héc ta rừng.
Gia tăng nguồn điện từ các dự án thủy điện cho khỏi… “thiếu điện” tỉ lệ thuận với gia tăng thiệt hại do thiên tai: Lũ quét nhiều hơn, dễ lụt và lụt nặng hơn trong mùa mưa, hạn hán trầm trọng hơn trong mùa khô. Thiệt hại về nhân mạng, tài sản do thời tiết dị thường mà từ chuyên gia tới dân chúng cùng tin là hậu quả của phong trào phát triển thủy điện tăng dần chứ không giảm.
Tháng 7 năm ngoái, tờ Nông nghiệp Việt Nam thực hiện một phóng sự, chứng minh hạn hán dị thường, lũ lụt dị thường, người chết, mùa màng thất bát, hàng trăm ngàn gia đình trắng tay, hệ thống hạ tầng hư hại nặng nề, thiệt hại nhân mạng, tài sản càng ngày càng cao đều do một “thủ phạm giấu mặt” gây ra. Tờ báo này đã vạch mặt thủ phạm đó: Thủy điện!
Trong mùa lũ, thủy điện xả lũ sẽ khiến lũ chồng lũ; còn trong mùa hạn hán – khiến khô kiệt thì thủy điện tích nước làm gia tăng hạn hán; chặn đường cá đi cá không di cư sinh sản được, chặn cát và phù sa mịn khiến bờ biển, đáy biển (sông) thiếu cát gây sạt lở, ảnh hưởng nông nghiệp- Nguyễn Hữu Thiện -Chuyên gia nghiên cứu môi trường
Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia nghiên cứu độc lập về môi trường nói với RFA: “Thủy điện cái chính là chặn phù sa và chặn đường cá đi. Trong mùa lũ, thủy điện xả lũ sẽ khiến lũ chồng lũ; còn trong mùa hạn hán – khiến khô kiệt thì thủy điện tích nước làm gia tăng hạn hán; chặn đường cá đi cá không di cư sinh sản được, chặn cát và phù sa mịn khiến bờ biển, đáy biển (sông) thiếu cát gây sạt lở, ảnh hưởng nông nghiệp…”
Về lý thuyết, thủy điện là một trong những nguồn năng lượng tái tạo, cần phát triển để hạn chế và loại bỏ dần việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, hủy diệt môi sinh, tàn phá môi trường nhưng ở Việt Nam, qua tư vấn của EVN, thủy điện là ác mộng cho dân chúng khu vực hạ du, thủy điẹn khiến mùa khô thiếu cả nước sinh hoạt và mùa mưa thì chẳng biết lúc nào mất mạng, trắng tay do thủy điện xả lũ, vỡ đập.
Biển… bạc như vôi
Sau giai đoạn phát triển ồ ạt thủy điện, EVN tiếp tục cảnh báo sẽ lại “thiếu điện”. Đầu thập niên 2010, EVN soạn và trình chính phủ Qui hoạch điện 7. Qui hoạch điện 7 xác định Việt Nam sẽ bảo đảm nguồn điện bằng cách phát triển các nhà máy đốt than phát điện. Theo qui hoạch này, Việt Nam sẽ xây dựng các trung tâm nhiệt điện than ở Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), Long Phú (Sóc Trăng), Sông Hậu (Hậu Giang), Kiên Lương (Kiên Giang),…
Kế hoạch xây dựng hàng loạt nhà máy đốt than phát điện nằm dọc bờ biển Việt Nam, suốt từ Bắc và Nam đã được các chuyên gia xem là một nỗ lực hủy diệt biển. Than là nguồn nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất và ô nhiễm nhất. Đốt than để sản xuất điện sẽ tạo ra nhiều loại khí độc, phóng thích nhiều kim loại nặng làm ô nhiễm cả nguồn nước mặt lẫn nguồn nước ngầm, đất, chưa kể than còn tạo ra tro, xỉ… Báo chí Việt Nam thi nhau dẫn các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, các đại học, cảnh báo đốt than phát điện là nguyên nhân dẫn tới đủ loại ung thư, nhiễm độc thần kinh, dị tật cho thai nhi… Vì các nhà máy nhiệt điện dùng than của Việt Nam đều được sắp đặt cạnh biển, biển Việt Nam được dự báo sẽ ô nhiễm nặng nề, không còn nguồn lợi hải sản nào.
Giống như nhiều trường hợp khác, các khuyến cáo, lời kêu gọi của giới chuyên gia, các tổ chức bảo vệ môi sinh, môi trường trong và ngoài Việt Nam – đừng xây dựng những nhà máy đốt than phát điện, giống như nước đổ đầu vịt. Cuối năm ngoái, dựa trên tính toán của giới hữu trách, tờ Tuổi Trẻ loan báo, chừng ba năm, Việt Nam hết chỗ chứa tro xỉ than do các nhà máy nhiệt điện dùng than thải ra. Hệ số phát thải tro xỉ của Việt Nam gấp 4,7 lần so với Nhật. Tỉ lệ than dư trong tro xỉ gấp khoảng năm lần so với thế giới, tỉ lệ này càng cao thì nguy cơ sử dụng tro xỉ để san lấp, làm vật liệu xây dựng cho môi trường và sức khỏe con người càng lớn. Chưa đầy mười năm, Việt Nam đã qua mặt Úc, Nhật, Canada, hiện diện trong nhóm mười quốc gia dẫn đầu thế giới vì phát thải tro xỉ khi đốt than phát điện!
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn –Phó viện trưởng Viện nghiên cứu về biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) nói với RFA: “Nhiệt điện ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường nhất là khi nó phát thải lượng khí nhà kính lớn, tác động ô nhiễm không khí; nhà máy nhiệt điện còn phát thải tro xỉ khó xử lý và sử dụng lượng nước lớn để làm mát hệ thống nên nước thải của nó không như nước bình thường làm ảnh hưởng các loài vi sinh vật và hệ sinh thái. Ngoài ra, hoạt động phát thải của các nhà máy nhiệt điện cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Riêng vùng ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn, rất nhạy cảm đối với sự thay đổi về môi trường nên sẽ bị tác động đáng kể đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản”.
Tuyên bố chỉ sử dụng công nghệ tiên tiến, sạch khi phát triển hệ thống nhà máy đốt than phát điện của EVN hóa ra là hết sức vô lý! Làm sao có thể có công nghệ tiên tiến, sạch khi vừa vay vốn của Trung Quốc (cho nên phải dùng công nghệ đốt than phát điện của Trung Quốc – quốc gia dẫn đầu thế giới về tỉ lệ than dư trong tro xỉ, từ 5% đến 15%) vừa mời gọi Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực đốt than phát điện?
Nhà máy nhiệt điện còn phát thải tro xỉ khó xử lý và sử dụng lượng nước lớn để làm mát hệ thống nên nước thải của nó không như nước bình thường làm ảnh hưởng các loài vi sinh vật và hệ sinh thái. Ngoài ra, hoạt động phát thải của các nhà máy nhiệt điện cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người -TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện BĐKH
Cả hai lần dân chúng huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận nổi loạn (một lần vào tháng 4 năm 2015, một lần vào tháng 6 năm ngoái) đều phát xuất từ sự bất bình do phải gánh chịu ô nhiễm quá mức chịu đựng từ Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân. Theo qui hoạch, trung tâm này có năm nhà máy đốt than phát điện. Hiện mới chỉ có 3/5 vận hành (Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4), 2/5 (Vĩnh Tân 3, Vĩnh Tân 4 Mở rộng) đang xây dựng nhưng Tuy Phong đã trở thành một thùng thuốc súng, thêm hai nhà máy nữa, thùng thuốc súng có thể nổ nhiều lần nữa.
Tác hại của việc phát triển các nhà máy đốt than phát điện đối với môi trường, kinh tế – xã hội, nhân tâm càng lúc càng rõ, tháng 8 năm ngoái, chính quyền tỉnh Long An chính thức từ chối sử dụng công nghệ đốt than phát điện tại Trung tâm Điện lực của tỉnh này. Tuy Bộ Công Thương đã tìm nhiều cách ép chính quyền tỉnh Long An chấp nhận xây dựng các nhà máy đốt than theo đúng tinh thần Qui hoạch điện 7 nhưng Long An dứt khoát lắc đầu.
Xây dựng các nhà máy đốt than phát điện bằng công nghệ Trung Quốc, dùng vốn Trung Quốc dường như không hợp thời nữa, có thể vì thế, theo sau cảnh báo “thiếu điện” mới nhất, EVN vừa vạch ra một con đường mới: Mua điện của Trung Quốc. Mua điện của Trung Quốc có đáng phải bận tâm hay không sẽ là nội dung bài kế tiếp và cũng sẽ là bài cuối của loạt bài này.
Ông Đặng Quốc Khánh lên Hà Giang
‘thay ông Triệu Tài Vinh’
Có tin nói ông Đặng Quốc Khánh, con trai cựu Bí thư Hà Tĩnh Đặng Duy Báu được Bộ Chính trị Đảng CSVN điều động ‘về làm Bí thư Hà Giang’ thay ông Triệu Tài Vinh.
Trang mạng Hà Tĩnh 24h hôm thứ Tư, 3/7/2019 cho biết chi tiết về diễn biến này:
“Bộ Chính trị vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang thay thế ông Triệu Tài Vinh vừa được điều động về làm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương,” trang tin này viết.
Trước đó, theo thông tin của báo Pháp Luật TPHCM: Qua điện thoại tối 2/7, ông Khánh xác nhận thông tin trên và cho biết đang đợi thủ tục công bố, triển khai quyết định nhân sự của Bộ Chính trị.
Đà Nẵng: Hạt giống ‘chưa đủ đỏ’ nên bị loại?
Việt Nam: Bí thư Hà Giang làm Phó Ban Kinh tế TƯ
Câu chuyện Xuân Anh và những ‘hạt giống đỏ’
Vụ Đinh La Thăng: Đảng không cho ‘hạ cánh an toàn’?
Trương Minh Tuấn: ‘Ngã gục vẫn đứng dậy’
Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Trương Minh Tuấn
Các báo Việt Nam trích lại thông tin của báo Pháp Luật TPHCM ngày thứ Ba nói bản thân ông Đặng Quốc Khánh “xác nhận tin này” hôm 02 tháng 7, nhưng còn “đang đợi thủ tục công bố, triển khai quyết định nhân sự” của Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam.
Sinh năm 1976, ông Đặng Quốc Khánh là con trai của nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Duy Báu (giai đoạn 1996- 2005).
Vẫn các báo Việt Nam viết ông Khánh có học vị tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình tại Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Hiện ông là Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh sau khi đã giữ các chức vụ khác ở tỉnh này.
Hồi năm 2016, các báo Việt Nam ca ngợi ông Khánh “là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước” khi ông được bổ nhiệm vào chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Triệu Tài Vinh vừa được chuyển công tác từ chức Bí thư Hà Giang về làm Phó Ban Kinh tế của Trung ương Đảng CSVN.
Ông Tài Vinh và tỉnh Hà Giang nổi tiếng trên cả nước với những vụ việc liên quan đến nâng điểm thi.
Trong năm 2018, ở Hà Giang lại xảy ra vụ gian lận chấm thi hai trong một, tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng. Trong số thí sinh được nâng điểm có con gái ông Triệu Tài Vinh, theo truyền thông Việt Nam.
Hà Giang là tỉnh thuộc loại “nghèo nhất nước” ở Việt Nam và thường xuyên được trung ương trợ cấp.
Nhưng thời ông Triệu Tài Vinh làm Bí thư Đảng, tỉnh này “xây trụ sở hàng trăm tỷ VND”.
Chỉ một dự án xây trụ sở ở đây lên tới 700 tỷ VND, trong khi 34% số hộ gia đình của tỉnh vẫn xếp diện “nghèo đa chiều”, theo VietnamNet (17/05/2018).
Dòng họ Đặng nổi tiếng
Hồi 2017, báo Việt Nam có bài nói về chuyện nhà thờ dòng họ của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Đặng Duy Báu và đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh thuộc diện phải di dời khi nâng cấp.
Đây là một phần của dự ánmở rộng Quốc lộ 8B qua thị trấn Nghi Xuân) nhưng đến 02/2017, dù đường đã xây xong, nhà thờ này vẫn nằm trong hành lang ATGT đường bộ.
Báo Việt Nam đăng hình một căn nhà có tới 1/3 nhô ra đoạn quốc lộ.
Sang tháng 4 năm 2017, tờ Zin g đăng tin họ Đặng ở Hà Tĩnh họp bàn và gửi tờ trình xin lùi hàng rào nhà thờ họ cạnh Quốc lộ 8B vào trong khoảng 1,5 m.
Đại diện dòng họ, ông Đặng Duy Thiện, nói nhà thờ họ là di tích văn hóa được xếp hạng, nên là tài sản chung của xã hội.
Vẫn trang Zing cho hay dự án xây đoạn quốc lộ này có từ 2010 và “các hộ dân khác đã giải tỏa để mở rộng quốc lộ “
“Còn nhà thờ [họ Đặng] không đổi vị trí và nằm ngay trong hành lang an toàn giao thông đường bộ. Vì thế đã 7 năm trôi qua, con đường chưa thể bàn giao.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48857100
Quanh sự kiện cựu Bí thư Lê Thanh Hải ‘
nói mạnh về chống tham nhũng’
Hoàng TrúcGửi cho BBC News Tiếng Việt từ TP HCM
Ý kiến nói phát biểu mang tính nội bộ, trích từ tham luận của ông Lê Thanh Hải lẽ ra không gây hiệu ứng như thế nếu nó không được truyền thông “câu dẫn để tạo hiệu ứng ngược”.
Ngày 29/6, Thành ủy TP.Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học 50 năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.Hồ Chí Minh thực hiện di chúc của cố chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo đề nghị của ban tổ chức và người đầu tiên được mời phát biểu, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh ông Lê Thanh Hải có bài tham luận phát biểu tại hội thảo.
Bài tham luận có tên “Thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân TP.Hồ Chí Minh đạt được sau 50 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Vì sao ông Trương Tấn Sang nay mới ‘nói mạnh’?
Con trai ông Lê Thanh Hải bị khiển trách
Em trai ông Lê Thanh Hải bị đình chỉ chức vụ tại Sagri
Con trai ông Nguyễn Bá Thanh sắp mất hết tất cả?
Báo Thanh Niên ngày 29/6 đã đặt tựa bài viết “Ông Lê Thanh Hải: Một bộ phận cán bộ, Đảng viên bị suy thoái phẩm chất đạo đức” và trích dẫn từ bài tham luận vạn chữ “Công tác xây dựng Đảng trên một số mặt còn hạn chế, còn có một bộ phận cán bộ, đảng viên dao động về phẩm chất chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái, sa sút về phẩm chất đạo đức; công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và xây dựng hệ thống chính trị chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới”.
Phát biểu về phẩm chất đạo đức của cán bộ Đảng viên với tư cách Đảng cầm quyền như là tổng kết về “Đạo làm quan” của một người đang bị dư luận đặt nghi vấn về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện dự án Thủ Thiêm tạo ra sự mỉa mai của công chúng.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên hôm 27/6 về các sai phạm của Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh khi thực hiện dự án Thủ Thiêm mà kết luận thanh tra đã nêu, người có hai nhiệm kỳ làm chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh, hai nhiệm kỳ làm bí thư Thành ủy là ông Lê Thanh Hải nói : “Giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời”.
Tôi đọc kỹ bản tham luận rất dài của ông Lê Thanh Hải và nhận thấy nó khá chung chung, nhưng khẩu khí vẫn như một người đương chức, mang tính phê phán, bảo ban, dạy dỗ người khác về cách làm quan, “Đạo làm quan”.
700 dân Thủ Thiêm ‘mòn mỏi’ chờ Thủ tướng
Kết luận Thủ Thiêm: ‘Nhiều sai phạm, nhà đầu tư hưởng lợi’
Dân Thủ Thiêm đòi cụ thể nhưng chính quyền đưa phương án ‘mơ hồ’
Ông Tất Thành Cang sắp vào ‘lò’ TBT Trọng?
Ông Lê Thanh Hải đề ra sáu bài học mà cán bộ Đảng viên phải rèn luyện, tu dường đồng thời nhấn mạnh Đảng cầm quyền không thể vô cảm, xa rời người dân “Đặc biệt, yêu cầu của một Đảng cầm quyền, trước mắt và lâu dài phải hết sức chú trọng chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị, độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của Nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong nội bộ và trong xã hội.”
Nhưng với vụ Thủ Thiêm, có vẻ như những điều đó vận vào chính ông với vai trò là người đứng đầu TP.Hồ Chí Minh.
Mới đây, tổ đại biểu quốc hội TP.Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp xúc với bà con cử tri quận 2, trọng tâm vẫn là vấn đề Thủ Thiêm, bà con trách 20 năm gần như là một lịch sử vô cảm của chính quyền thành phố với nỗi khổ của bà con.
Có rất nhiều phát biểu của cán bộ về hưu được truyền thông hoặc mạng xã hội dẫn lại thường kín đáo ca ngợi mình hoặc đánh bóng tên tuổi bằng việc phê phán nền quản trị đương đại.H.L.V.
Cũng như các buổi tiếp xúc trước, rất đông bà con tham gia chất vấn, họ truy trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân và đoàn đại biểu TP.Hồ Chí Minh về các sai phạm liên quan dự án Khu đô thị Thủ Thiêm. Một số người yêu cầu TP.Hồ Chí Minh phải dành 163 ha đất tái định cư cho người dân như quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt ban đầu.
Đề cập việc giải tỏa, bồi thường trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cử tri Lê Xuân Bình cho biết, lãnh đạo TP hứa làm nhưng người dân chờ mãi chưa thấy và phải chấp nhận cuộc sống tạm bợ, không nhà cửa.
“Các vị vẫn vô cảm với người dân Thủ Thiêm trong khi đại biểu của các tỉnh khác còn sốt sắng với chúng tôi”- ông Lê Xuân Bình bức xúc.
Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê trả lời bà con: “Chúng tôi không vô cảm. Không bao giờ chúng tôi quên những hình ảnh ở các cuộc tiếp xúc với người dân Thủ Thiêm. Chúng tôi không quên những dòng nước mắt, những giọng nói khan cả cổ, nhưng người dân mệt lả đi vì bức xúc. Hơn 20 năm đã quá sức chịu đựng của cử tri rồi”.
Rõ ràng phát biểu của ông Lê Thanh Hải làm cho người dân bức xúc là vì nó trái với thực tế diễn ra, người dân Thủ Thiêm là nạn nhân và một bộ phận cán bộ TP.Hồ Chí Minh là nguyên nhân như kết luận thanh tra.
‘Đánh bóng tên tuổi’
Nhiều người dân và chính trong các văn kiện của Đảng cũng đặt ra vấn đề là vì sao có một số cán bộ về hưu hay phát biểu về “đạo làm quan” thông qua đóng khung vai trò, phẩm chất của cán bộ Đảng viên, có ý phê phán những người đương nhiệm ?
Tựu trung có rất nhiều phát biểu của cán bộ về hưu được truyền thông hoặc mạng xã hội dẫn lại thường kín đáo ca ngợi mình hoặc đánh bóng tên tuổi bằng việc phê phán nền quản trị đương đại.
Nhiều phát biểu mang tính xây dựng, học thuật nhưng cũng có những vấn đề đáng lưu ý.
Trong một bài viết mới đây, ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương có nói qua về nội dung này nhưng không phân biệt cán bộ đương chức hay về hưu bằng một khái niệm chung là “chính trị gia”: “Việc các chính trị gia sử dụng truyền thông xã hội làm công cụ để giao tiếp với công chúng, xây dựng hình ảnh hay vận động chính trị không phải là mới mẻ trên thế giới và có thể khuyến khích ở Việt Nam nhưng cần phải được xác lập thành một trong những nguyên tắc hành xử chính trị công khai và minh bạch.
Còn việc “đi đêm” với các nhân tố mạng xã hội để tạo “sóng” trong dư luận, vì ý đồ và động cơ cá nhân là điều không thể chấp nhận.
Sự lệch lạc trong nhận thức về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ dẫn đến sai lầm trong hành vi, tạo nên những mối nguy về an ninh, bất ổn chính trị, xã hội”.
“Đạo làm quan” hay phẩm chất đạo đức của cán bộ là vấn đề công chúng rất quan tâm vì nó gắn liền với sự hưng vong của đất nước.
Hay ho làm sao, những cán bộ đương chức khá dè dặt khi nói về vấn đề này còn môt số cán bộ về hưu thì rất tâm đắc.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của một nhà báo hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48852640
“Tham nhũng vặt” ở Việt Nam: Bao giờ chấm dứt?
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc, phổ biến Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường xử lý và ngăn chặn nạn nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân trong giải quyết công việc, diễn ra vào sáng ngày 27 tháng 6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu tình trạng “tham nhũng vặt” cần phải sớm chấm dứt.
“Tham nhũng vặt” là gì?
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến Chỉ thị số 10/CT-TTg, diễn ra vào sáng ngày 27/06 tại Hà Nội, báo giới quốc nội dẫn lời của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thẳng thắn cho rằng cán bộ, công viên chức của nhiều ngành, ở nhiều cấp lợi dụng chức vụ, kẽ hở về chính sách và pháp luật, lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân và doanh nghiệp để sách nhiễu, gây phiên hà, giải quyết không đúng quy định…dẫn đến hậu quả cản trở sự phát triển kinh tế xã hội.
Báo cáo mới nhất do Phòng Thương Mại-Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Báo cáo thường niên về Chỉ số Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI) tại Việt Nam hồi cuối tháng 3 năm nay, cho thấy có đến 58% doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu, 54% doanh nghiệp vẫn phải trả phí bôi trơn.
Bà Nguyễn Thị Bích, nhân viên quản lý dự án của một công ty tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh, lên tiếng xác nhận với RFA rằng có thể nói tất cả doanh nghiệp ở Việt Nam đều phải “chung-chi” cho vấn đề thủ tục hành chính:
“Nếu như nói ‘một cửa-một dấu’ nhưng tôi là người dân trực tiếp đi làm thủ tục giấy tờ thì một chữ, một dấu phết… cũng bị bắt lỗi và bị bắt quay về làm hồ sơ lại. Nhưng nếu một người cò ôm vào 100 cái hồ sơ thì dù có sai, cán bộ tự sửa, in lại và thông qua luôn. Đó là một hình thức của cơ chế. Chủ trương Nhà nước không sai, nhưng người thực thi ở mỗi địa phương vì đời sống của nhân sự trong bộ máy của các ban, ngành có thể gây ra nhũng nhiễu cho người dân.”
Vào đầu tháng 4 năm 2019, Báo cáo PAPI 2018, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam được công bố với gần 60% trong số 14300 người ngẫu nhiên tham gia khảo sát cho biết mặc dù họ ghi nhận tình trạng tham nhũng ở cấp xã, phường đã thuyên giảm trong ba năm qua nhưng người dân vẫn hoài nghi về nỗ lực chống tham nhũng được báo chí đưa tin nhiều trong năm 2018 và tham nhũng vẫn là mối quan ngại hàng đầu trong công chúng.
Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người phát động chiến dịch chống tham nhũng từng tuyên bố rằng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành xu thế và phong trào chứ không phải lẻ tẻ từng vụ.
Nếu như nói ‘một cửa-một dấu’ nhưng tôi là người dân trực tiếp đi làm thủ tục giấy tờ thì một chữ, một dấu phết… cũng bị bắt lỗi và bị bắt quay về làm hồ sơ lại. Nhưng nếu một người cò ôm vào 100 cái hồ sơ thì dù có sai, cán bộ tự sửa, in lại và thông qua luôn. Đó là một hình thức của cơ chế. Chủ trương Nhà nước không sai, nhưng người thực thi ở mỗi địa phương vì đời sống của nhân sự trong bộ máy của các ban, ngành có thể gây ra nhũng nhiễu cho người dân
-Bà Nguyễn Thị Bích
Không ít vụ đại án tham nhũng được đưa ra xét xử trong vài năm trở lại đây, điển hình như vụ án xảy ra tại tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), mà hai lãnh đạo của tập đoàn này bao
gồm ông Định La Thăng, cựu Ủy viên bộ chính trị và ông Trịnh Xuân Thanh, cựu quan chức nhà nước cấp cao bị tuyên các bản án lần lượt là 13 năm tù giam và chung thân.
Tuy nhiên, xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) cho Việt Nam bị tụt 10 bậc trong Báo cáo thường niên năm 2018 về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI).
Trong khi đó, một số những người dân ở khắp 63 tỉnh, thành của Việt Nam Đài RFA tiếp xúc cho rằng trước lời kêu gọi của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho phong trào chống tham nhũng cũng như những kết quả đạt được từ phong trào này, thì nạn tham nhũng vẫn hiện hữu từng ngày, từng giờ trong đời sống xã hội, mà giới chức chính quyền gọi là “tham nhũng vặt”. Một người dân ở Sài Gòn có thân hữu làm việc trong ngành cảnh sát giao thông giải thích với RFA vì sao tình trạng “tham nhũng vặt” vẫn cứ tồn tại:
“Hiện tại, lực lượng cảnh sát giao thông theo quy định của ngành là tiền phạt sẽ được (Nhà nước) cắt lại cho lực lượng này này đến 70-80%. Nếu nói về yếu tố thủ tục theo quy định thì lực lượng cảnh sát giao thông sẽ nhận được tiền nhiều hơn, tuy nhiên thủ tục mà người vi phạm đi nộp vào Kho bạc Nhà nước rồi các anh cảnh sát giao thông đi làm thủ tục để nhận lại 70-80% của số tiền nộp phạt đó nhiêu khê quá nên các anh cảnh sát giao thông chia đôi (tiền phạt) trực tiếp với người vi phạm cho nhanh.”
“Thượng bất chính thì hạ tắc loạn”
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng về ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân, yêu cầu cần phải quán triệt chỉ thị, sớm chấm dứt tình trạng “tham nhũng vặt” biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt…Cũng tại hội nghị trực tuyến này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh trong lời phát biểu rằng Hà Nội từng bước xây dựng văn hóa không tham nhũng trong xã hội, trước hết là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công viên chức; đồng thời sẽ giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của những người có chức vụ, quyền hạn và xóa bỏ tình trạng lợi ích nhóm. Blogger Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động dân chủ và là cư dân ở thủ đô, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do sau khi nghe tuyên bố vừa nêu của ông Chủ tịch thành phố Hà Nội:
“Tôi với tư cách là một người dân thì tôi rất mừng bởi vì khi một lãnh đạo cao nhất của thành phố đã có tuyên bố như thế thì ít nhất, chưa cần biết họ có làm hay không, nhưng họ nói ra nên là điều rất tốt. Ở Hà Nội sẽ có rất nhiều người dân, báo giới kể cả các cơ quan ban ngành trung ương sẽ kiểm tra và xem xét xem lời tuyên bố của ông Chung trên thực tế có như vậy không?”
Ông Nguyễn Lân Thắng bày tỏ sự hy vọng tình trạng tham nhũng ở thành phố nơi tập trung các cơ quan công quyền của trung ương sẽ được đẩy lùi qua tinh thần quyết tâm của giới lãnh đạo:
Bộ máy của Đảng và của Nhà nước với đồng lương không cao, nhưng ai cũng muốn bám lấy, dựa vào quyền để đục khoét của dân. Tham nhũng này mới là khủng khiếp. Tham nhũng từ trên xuống dưới. Càng lên cao thì càng tham nhũng lớn. Trên chóp bu tham nhũng thì cấp dưới tội gì không tham nhũng và cứ thế tham nhũng xuống tận cơ sở. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn
-Giáo sư Tương Lai
“Tôi thấy cũng có một số phương tiện báo chí đã vạch ra chuyện này, chuyện kia xảy ra tại Hà Nội cũng có những vấn đề nghi ngờ liên quan tham nhũng. Thế nhưng không biết các chứng cứ của cơ quan báo chí chưa đủ mạnh hay do các quan hệ, những sức ép nào đó mà có thể nói là đến giờ chưa có nhiều sự việc ở Hà Nội gần đây được phanh phui. Tôi hy vọng qua lời tuyên bố của ông Nguyễn Đức Chung thì trong thời gian tới đây, các cơ quan báo chí và các ban ngành trung ương cũng sẽ hưởng ứng nhiệt liệt và cùng quan sát, cùng phát hiện ra những vụ việc tham nhũng ở thành phố Hà Nội.”
Mặc dù vậy, ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng việc Việt Nam không có tam quyền phân lập cộng với sự giám sát kém của truyền thông đã khiến việc đấu tranh chống tham nhũng kém hiệu quả.
Không chỉ riêng quan điểm cá nhân của nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Lân Thắng, mà giới quan sát tình hình Việt Nam cũng cho rằng vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam sẽ còn tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của mỗi duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam, như nhận định của Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam rằng:
“Bộ máy của Đảng và của Nhà nước với đồng lương không cao, nhưng ai cũng muốn bám lấy, dựa vào quyền để đục khoét của dân. Tham nhũng này mới là khủng khiếp. Tham nhũng từ trên xuống dưới. Càng lên cao thì càng tham nhũng lớn. Trên chóp bu tham nhũng thì cấp dưới tội gì không tham nhũng và cứ thế tham nhũng xuống tận cơ sở. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn.”
Chống chạy chức, chạy quyền:
cần thay đổi cơ chế, thể chế
Một ngày trước khi Luật phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực thi hành (1/7/2019), Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã ban hành kế hoạch số 2835 về kiểm tra công tác cán bộ năm 2019 với mong muốn chủ động phòng ngừa, ngăn chặn chạy chức, chạy quyền. Liệu động thái này của Bộ trưởng Tân sẽ giúp làm giảm tình trạng chạy chức, chạy quyền tại Việt Nam và phát hiện những tiêu cực trong việc điều động, bổ nhiệm cán bộ?
…và chống cả tha hóa quyền lực
Theo kế hoạch được Bộ Nội vụ đề ra, 4 nơi bị đưa vào “vòng kiểm tra” đợt I bao gồm Ban Tôn giáo Chính phủ, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đây được coi là những đơn vị nhà nước có liên quan đến việc điều động, phân bổ cán bộ công, viên chức.
Chạy chức, chạy quyền là dấu hiệu vi phạm pháp luật, là một dạng đưa hối lộ và nhận hối lộ, nên họ phải đi con đường an toàn, quen biết thì mới có thể móc ngoặc, mới chạy được. – LS. Trần Quốc Thuận
Nhận xét về kế hoạch này của Bộ Nội vụ, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng đây là điều cần thiết, tuy nhiên việc vào cuộc “rầm rộ” như vậy liệu có kết quả như ông Tân mong muốn hay không lại là chuyện khác.
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động dân sự độc lập từ Hà Nội cho rằng động thái “cứng cỏi” của người đứng đầu Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân hoàn toàn không có ý nghĩa gì:
“Tôi nghĩ Bộ Nội vụ nói như thế để nói chơi thôi chứ họ có vai trò gì trong chuyện nhân sự đâu, nhân sự là bên Đảng làm chứ đâu phải Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ chỉ là người sau khi Đảng quyết rồi thì có thể làm thủ tục thôi. Ông ấy chỉ muốn tỏ ra cho oai thôi.”
Giải thích rõ hơn về định nghĩa ‘chạy chức, chạy quyền’, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho biết:
“Chạy chức, chạy quyền là dấu hiệu vi phạm pháp luật, là một dạng đưa hối lộ và nhận hối lộ, nên họ phải đi con đường an toàn, quen biết thì mới có thể móc ngoặc, mới chạy được. Thường thì chạy chức chạy quyền nằm ở uy quyền nào đó của một người có quyền gợi ý thì nhiều người xúm vô ‘chạy’, lo toan. Vừa có thế, vừa có lực, mệnh lệnh hành chánh thì có cơ hội chạy chức chạy quyền nhiều hơn. Có lẽ tập trung những người đó là chính.”
Còn theo ông Nguyễn Duy Lộ, một người từng làm cho Ngân hàng Vietcombank trong nhiều năm cho biết tình trạng chạy chức, chạy quyền là chuyện xưa nay vẫn có.
“Chạy chức, chạy quyền thời nào cũng có: thời bao cấp, thời đổi mới cũng có, thời nay cũng thế. Nhưng tính chất thời nay liên quan đến tài sản, tiền nong nhiều hơn.”
Giải thích rõ hơn, ông Dương Trung Quốc cho biết:
“Từ khi có những thay đổi lớn về kinh tế thì người ta thấy những cơ hội làm giàu trên chức quyền ngày càng tăng. Vì thế tạo ra một mối quan hệ xin-cho trong xã hội, thậm chí được định giá hẳn hoi.”
Tình trạng chạy chức, chạy quyền được đánh giá là đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức tinh vi và được thực hiện theo hệ thống, đường dây hoặc do quan hệ ‘dây mơ, rễ má’.
Như sự việc diễn ra gần đây nhất là ba thành viên đoàn thanh tra Bộ Xây dựng bị bắt tạm giam và bị khởi tố do đòi và nhận hối lộ hàng trăm triệu đồng tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ba người bị bắt gồm bà Nguyễn Thị Kim Anh, trưởng đoàn, Phó trưởng phòng Phòng chống Tham nhũng – Thanh Tra Bộ Xây Dựng và hai thành viên trong đoàn là Đặng Hải Anh và Nguyễn Thủy Linh. Trong đó, ông Đặng Hải Anh và bà Nguyễn Thủy Linh không phải là công chức Bộ Xây dựng nhưng được Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn đưa vào danh sách đoàn thanh tra. Ngoài ra, truyền thông trong nước cũng “bật mí” bà Nguyễn Thủy Linh là em gái bà Nguyễn Thị Kim Anh.
Sự việc gây xôn xao dư luận khiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 17/6 đã yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc bổ nhiệm Phó Trưởng phòng Phòng chống Tham nhũng.
Trở lại kế hoạch của Bộ trưởng Nội vụ Tân, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng, việc Bộ Nội vụ kiểm tra các cơ quan, nhất là ở thời điểm hiện tại, ngay trước đại hội đảng có thể phần nào giúp ích trong việc ngăn chặn chạy chức:
“Bắt đầu từ các cấp để định hình bộ máy lãnh đạo trong thời gian sắp tới: sắp xếp các chức vụ, các ghế… Rõ ràng đấy là cơ hội nảy sinh rất nhiều hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực này.”
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề chạy chức, chạy quyền là bệnh nan y tồn tại trong đại bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên từ xưa đến nay, gây bức xúc cho người dân, làm giảm uy tín của nhà nước đối với người dân. Và ông Hậu cho rằng, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tha hóa quyền lực trong bộ máy công quyền.
Còn theo Luật sư Trần Quốc Thuận, việc chạy chức, chạy quyền gây tác hại không nhỏ đến việc phát triển xã hội.
“Cái hại lớn nhất của chạy chức, chạy quyền là cho một lớp người thiếu năng lực, phẩm chất đạo đức kém, tham lam, nên họ mới không đi lên bằng năng lực mà đi đường vòng, phải bỏ phí bôi trơn, phí giành chức…”
Cần giải quyết tận gốc rễ
Việc chạy chức, chạy quyền là một hình thức của tham nhũng được các quan chức lãnh đạo chính phủ Hà Nội thường xuyên kêu gọi phòng chống trong thời gian gần đây.
Theo ông Dương Trung Quốc, hiện tượng chạy chức, chạy quyền đến nay vẫn còn rất mơ hồ về hướng xử lý nên gần như không có giải pháp để ngăn chặn.
Còn đối với Luật sư Trần Quốc Thuận, giải pháp người ta nói nhiều nhất vẫn phải là thay đổi cơ chế, thể chế.
“Đề bạt, thi cử phải có cơ chế thế nào mà phải có sự ganh đua thay vì tập trung. Thật sự đến bây giờ người dân Việt Nam vẫn chưa có quyền được chọn người lãnh đạo của mình, mà những người lãnh đạo đó dự kiến ở một nhóm quyền lực cấp trên hay một số quyền lực nào đó chi phối bổ nhiệm người này, người kia. Nên khi cơ chế thể chế không minh bạch, không tạo sự cạnh tranh, tuyển chọn không công bằng thì làm sao tránh khỏi cái đó (chay chức, chạy quyền- PV) được.”
Từ khi có những thay đổi lớn về thay đổi kinh tế thì người ta thấy những cơ hội làm giàu trên chức quyền ngày càng tăng. Vì thế tạo ra một mối quan hệ xin-cho trong xã hội, thậm chí được định giá hẳn hoi. – Dương Trung Quốc
Đồng quan điểm này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng quy trình tuyển chọn dù chặt chẽ đến đâu vẫn có kẽ hở, ngay cả khi bổ nhiệm một nhân vật cấp cao tưởng như rất chặt chẽ nhưng do không có sự đồng thuận của các cơ quan khác, vượt qua ranh giới đó thì được gọi là chạy chức chạy quyền. Vì vậy, ông chia sẻ khẳng khái:
“Cần tăng cường công cụ kiểm soát và thanh tra, cơ chế này cần phải mạnh hơn đồng thời phải lấy phiếu tín nhiệm. Phải có một chế độ thi tuyển những chức danh trước khi đề bạt. Phải có quy trình lựa chọn chặt chẽ, tránh những trường hợp sống lâu lên lão làng, cục bộ, bè cánh. Tôi thấy đây là chuyện rất bình thường nếu ta quản trị không tốt, không có sự kiểm soát quyền lực, không có quy chế. Cần sớm có một cơ chế từ chức, có lên có xuống, có vào có ra.”
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì “Tuy có phân quyền bên dưới nhưng thật sự vẫn gọi là ban tổ chức Trung ương, từ Ban tổ chức Trung ương lại có một hệ thống xuống tận tỉnh. Bản thân sự độc quyền này đẻ ra tham nhũng. Nên trước tiên phải giải quyết ở đó, hay nói cách khác là dẹp chuyện độc quyền đi và phải trở thành một nền hành chính theo đúng hành chính chứ không phải là một công cụ của đảng thì lúc đó mới giải quyết được tận gốc rễ.”
Đồng ý với nhận xét này, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng cho rằng trong cơ chế một đảng cầm quyền, bên cạnh việc tạo được sức mạnh của quyền lực thì cũng tạo ra không ít sự nghi ngờ về năng lực chọn ra người đại điện, tiêu biểu cho cả quốc gia, xã hội… Điều đó cũng là đặc thù trong xã hội Việt Nam.
Theo số liệu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, những vụ án tham nhũng được ban tổng kết đến nay là 54 vụ với hơn 670 bị cáo. Trong số này có 10 người bị tuyên mức án tử hình, 21 người với mức án chung thân, 9 người bị tù 30 năm, 19 người bị tù 20 năm; số từ 12 tháng đến 20 năm tù là hơn 570 người.
Trước 2 năm đại hội đảng,
các lãnh đạo CSVN không dám làm gì
vì “không làm không sai”
Tin Vietnam.- Đài VOV của lề đảng ngày 3 tháng 7 năm 2019 loan tin, ông Lê Thanh Vân, đại biểu quốc hội cộng sản Việt Nam tại tỉnh Cà Mau cho biết, để giữ bản thân được an toàn trước mỗi kỳ đại hội, có nhiều lãnh đạo cấp địa phương đã “phòng thủ” bằng cách cả năm, thậm chí là hai năm không làm gì để giữ cho bản thân không mắc sai phạm.
Nguyên nhân là vì những viên chức này cho rằng không làm việc thì sẽ không sai, và chờ cho đến khi đại hội chia chác xong các chức vụ, thì các lãnh đạo cấp địa phương mới chịu làm việc. Theo ông Vân, nhiều viên chức giữ vai trò trụ cột ở địa phương không dám làm gì, hành động này chẳng khác nào một người lính khi ra trận liền bỏ chạy vì sợ bị bắn.
Điều này đã phản ánh chất lượng viên chức, cả tri thức lãnh đạo, năng lực trí tuệ và dũng khí của các lãnh đạo địa phương, thể hiện sự nhu nhược, trình độ kiến thức không nhận thức được đúng sai.
Ông Lê Thanh Vân còn cho rằng, trong thời gian qua chiếc “lò” chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đi đến đâu đã làm cho viên chức địa phương sợ đến đó.
An Nhiên
Fitch ngừng đánh giá Vingroup
vì ông Phạm Nhật Vượng ‘chủ động dừng’
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings sẽ ngừng đánh giá với Vingroup vì tập đoàn tư nhân Việt Nam dừng tham gia vào quá trình đánh giá.
Fitch cho hay lý do của việc này là do Vingroup lựa chọn không tiếp tục tham gia vào quá trình đánh giá xếp hạng và do đó cơ quan xếp hạng quốc tế này sẽ không có đủ thông tin.
“Hệ quả là Fitch sẽ không còn cung cấp đánh giá xếp hạng hoặc phân tích cho Vingroup,” thông báo của cơ quan quốc tế có trụ sở tại cả Mỹ và Anh nói.
Fitch là một trong ba tổ chức uy tín hàng đầu thế giới về đánh giá xếp hạng tín nhiệm bên cạnh S&P và Moody’s. Trong lần xếp hạng cuối cùng, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được xếp ở mức B+ với triển vọng “tiêu cực”
Vingroup và tỉ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Ngưỡng mộ, lo ngại’
Chủ tịch SK Group gặp lãnh đạo Vingroup và Masan
Thủ tướng Việt Nam thăm ‘kỳ tích ô tô VinFast’
Việt Nam được gì khi tổ chức đua xe F1?
Hôm thứ Ba, chuyên trang về đầu tư tài chính Vietnam Finance thuộc Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) của Việt Nam dẫn lời một quan chức của Vingroup, ông Nguyễn Việt Quang – Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn, xác nhận thông tin trên:
“Theo nhìn nhận của ông Quang, đầu tư vào lĩnh vực ô tô có độ rủi ro cao nên việc các tổ chức đánh giá tín nhiệm hạ bậc là chuyện không tránh khỏi. Các chuẩn mực xếp hạng tín dụng là như thế, nếu không muốn bị hạ bậc chỉ có cách duy nhất là không thực hiện dự án này”, Vietnam Finance dẫn lời quan chức Vingroup cho hay.
Không ảnh hưởng?
Vẫn theo Vietnam Finance, quan chức của Vingroup cho hay việc hạ triển vọng xếp hạng này “không ảnh hưởng tới hình ảnh công ty”:
“Bởi theo ông, ngoài việc hạ triển vọng xếp hạng, Vingroup vẫn được Fitch duy trì xếp hạng ở mức B+, tỷ lệ vay trên tổng tài sản vẫn an toàn và Fitch vẫn đang dành những đánh giá tích cực cho mảng kinh doanh khác của tập đoàn này,” Phó Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Vingroup được dẫn lời nói.
Cùng hôm 02/7, báo điện tử Zing, chuyên mục Kinh doanh, cho biết thêm chi tiết về diễn biến:
“Lần gần nhất Fitch công bố kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm với Vingroup là vào đầu tháng 10/2018, chỉ vài ngày sau khi Vingroup ra mắt thương hiệu xe hơi VinFast tại triển lãm Paris Motor Show. Khi đó, Vingroup được Fitch giữ nguyên mức xếp hạng ở B+ nhưng triển vọng xếp hạng bị điều chỉnh từ “ổn định” xuống mức “tiêu cực”.
“Theo Fitch, triển vọng “tiêu cực” của Vingroup phản ánh nhiều rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn này vì các khoản vay vốn để tài trợ cho lĩnh vực sản xuất ôtô của Vingroup.
“Theo Fitch, Vingroup đã tài trợ vốn góp của mình vào VinFast, bằng cách giảm đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản có tính thanh khoản cao. Trong khi đó, Vingroup không có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ôtô. Tuy nhiên, Vingroup đã tuyển dụng nhiều chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực ôtô để giảm thiểu rủi ro,” Zing cho biết thêm.
Trong một diễn biến độc lập, tuần rồi, The Financial Times có bài viết về tập đoàn tư nhân đa lĩnh vực hàng đầu của Việt Nam, trong đó, ký giả chuyên về Đông Nam Á John Reed, trưởng văn phòng Bangkok của tờ báo Anh, gọi Vingroup là một đế chế đang trỗi dậy nhưng cũng hàm chứa nhiều dấu hỏi về “sự cất cánh” này.