Tin Việt Nam – 03/01/2018
Nhân quyền VN 2017:
“Tồi tệ vì sự chuyên chế hóa của chính quyền”
Tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua bị các tổ chức quốc tế và giới hoạt động cho là xấu đi.Chúng tôi ghi nhận ý kiến của hai nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam về tình hình này.
“Cái nguyên nhân lớn nhất theo tôi là hiện tại, chính quyền Việt Nam đang trở nên chuyên chế hơn rất nhiều, và họ đang phản ứng rất tiêu cực đối với các cá nhân, tổ chức đang cố gắng cổ vũ, phổ biến các giá trị nhân quyền ở Việt Nam”.
Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn, thành viên Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) từ Thái Lan lý giải về tình trạng nhân quyền ngày càng đi xuống của Việt Nam trong năm 2017.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những người sáng lập Diễn đàn Xã hội dân sự tại Hà Nội đồng ý với nhận định trên và cho rằng đây là 1 năm “chưa từng thấy về vấn đề nhân quyền”.
Theo ông sự việc bắt đầu trở nên trầm trọng bắt đầu từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2016 kéo dài đến hết năm 2017.
Chuỗi bắt bớ các nhà hoạt động
Cái nguyên nhân lớn nhất theo tôi là hiện tại, chính quyền Việt Nam đang trở nên chuyên chế hơn rất nhiều, và họ đang phản ứng rất tiêu cực đối với các cá nhân, tổ chức đang cố gắng cổ vũ, phổ biến các giá trị nhân quyền ở Việt Nam.
-Nguyễn Trường Sơn
Trong năm nay có ít nhất 20 nhà hoạt động ôn hòa bị bắt được truyền thông ghi nhận vì bị cáo buộc các nhóm tội liên quan đến an ninh quốc gia như “Tuyên truyền chống nhà nước” hay “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Khởi đi từ vụ bắt nhà báo độc lập Nguyễn Văn Hóa ngày 11-01-2017 khi anh này đang đưa tin về những cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra; cho đến việc cơ quan an ninh Việt Nam bố ráp khắp các miền Bắc – Trung – Nam bắt bớ hàng loạt các thành viên của hội Anh em dân chủ – một tổ chức xã hội dân sự theo đường lối ôn hòa.
Lần đầu tiên các nhà quan sát trông thấy số người đã từng là Tù nhân lương tâm phải vào nhà giam đông đến vậy.
Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn gọi đây là chuỗi các vụ bắt bớ với chủ đích nhắm vào những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam.
Kết án nặng nề các blogger
Việc kết án nặng nề các blogger trong năm 2017 lại là một vấn đề nổi cộm khiến dư luận quốc tế có quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam dậy sóng.
Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có lẽ là cái tên của nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2017.
Ngay sau khi Mẹ Nấm bị kết án 10 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm vì cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” trưởng Cao ủy Nhân quyền LHQ, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, lập tức lên tiếng “kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật nhân quyền, hủy cáo trạng đối với bà Quỳnh và trả tự do cho bà ngay lập tức.”
Tuy nhiên, trong một bài viết của Thạc sĩ Trương Thanh Hà, công an quận Hải An, thành phố Hải Phòng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật – Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp nêu rõ:
“Đối với các đối tượng phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam nhưng do yêu cầu chính trị, đối ngoại hoặc nghiệp vụ thì có thể củng cố, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xử lý đối tượng về các tội khác hoặc xem xét chuyển sang xử lý bằng các hình thức khác, nhưng vẫn phải hoàn thiện hồ sơ vụ án về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam để xử lý khi cần thiết”.
Phong trào xã hội đã tiến triển một cách vượt bậc
Dù bức tranh nhân quyền 2017 ở Việt Nam được chính quyền vẽ với những gam màu tối, Tiến sĩ Nguyễn Quang A lại nhìn thấy những điểm sáng về vấn đề nhân quyền là các phong trào xã hội xuất phát từ những người dân bình thường bức xúc vì quyền lợi thiết thân.
Người dân và các tổ chức XHDS cần làm gì?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, trong năm 2018 sắp tới người dân cần tiếp tục các cuộc tranh đấu ôn hòa, đúng pháp luật:
“Và trong 1 cuộc đấu tranh dài và gian khổ như vậy thì tôi nghĩ các nhà hoạt động và người dân rất nên tiếp tục những cuộc đấu tranh của mình, phải rất rất lưu ý rằng đấu tranh bất bạo động, ôn hoà, đúng pháp luật.
Bởi vì cái việc công khai, đúng pháp luật là sức mạnh vô địch của phong trào.
Và nếu mà chúng ta luôn hoạt động một cách ôn hoà, công khai, đúng luật thì lúc đó có thể gây ra những áp lực rất mạnh mẽ nhưng là áp lực của những người lái xe đối với Chính quyền, nhất là bộ GTVT, và ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và không cần phải gây quá căng thẳng làm gì.
Nhưng với số người càng ngày càng đông, càng ngày càng có ý thức về quyền của mình và mình chỉ thực thi quyền của mình 1 cách hợp pháp, những quyền đã được ghi trong hiến pháp hoặc trong luật và phát hiện ra, phản đối những việc làm sai trái của những tổ chức hoặc thế lực nào đấy và như thế thì đấy là 1 cuộc đối thoại rất là sôi động.
Đối thoại không có nghĩa là ngồi vào bàn với nhau mà cuộc đối thoại như của các anh em lái xe với Chính quyền là một cuộc đối thoại rất sôi động và hiệu quả.”
Kỳ vọng cho năm 2018
Tôi rất có nhiều kỳ vọng về sự cải thiện nhân quyền trong năm mới 2018 cũng như trong tương lai và cải thiện đấy đến từ hoạt động của chính người dân chứ tôi không hề kỳ vọng rằng chính quyền sẽ tự nhận ra và tự tiến hành cải thiện.
-TS. Nguyễn Quang A
Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn kỳ vọng rằng trong năm mới vấn đề nhân quyền sẽ được người dân nói đến nhiều hơn:
“Ước nguyện cá nhân của tôi trong năm 2018 này, tôi không tin rằng chính quyền sẽ kết thúc sự đàn áp nhân quyền của họ nhưng tôi hy vọng rằng dưới cái nỗ lực của người dân thì càng ngày càng có nhiều người đề cập đến vấn đề nhân quyền, rằng chính quyền cần tôn trọng các quyền của người dân cũng như người dân cần ý thức bảo vệ quyền của mình thì chính quyền sẽ giảm thiểu sự đàn áp.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng không lạc quan về việc chính quyền sẽ tự phải thay đổi trong năm 2018:
“Tôi rất có nhiều kỳ vọng về sự cải thiện nhân quyền trong năm mới 2018 cũng như trong tương lai và cải thiện đấy đến từ hoạt động của chính người dân chứ tôi không hề kỳ vọng rằng chính quyền sẽ tự nhận ra và tự tiến hành cải thiện.
Vì chính quyền sẽ chỉ nhượng bộ, tự cải thiện nếu áp lực của người dân lên đến mức mà họ ko thể chịu được nữa. Họ cảm thấy rằng họ phải thay đổi. Hay nói cách khác là lạc quan về phía người dân nếu người dân biết quyền của mình, thực hiện quyền của mình và không đợi ai trao quyền ấy cho mình. Nếu được như thế thì tình hình chắc chắn sẽ được cải thiện!”
http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/ttvn-vn-hrw-010318-01032018101955.html
Kỳ vọng trong năm 2018
Chương trình Tường trình từ Việt Nam xin gửi đến quí thính giả lời chào năm mới 2018, kính chúc quí vị một năm mới bình an, hạnh phúc và thành công! Thưa quí thính giả, trong chương trình này, chúng tôi xin gửi đến quí vị một số chia xẻ về tình hình Việt Nam năm 2018.
Hi vọng một sự phục hồi
Đầu tiên, sau nhiều năm xì hơi, liệu cái bong bóng địa ốc Việt Nam có thể tự phục hồi và hoạt động trở lại một cách bình thường?
Nói về vấn đề này, một người am tường về thị trường địa ốc, sống tại tại Đà Nẵng, chia sẻ: “Tình hình địa ốc của năm 2018 sẽ không có gì thay đổi, thậm chí là nó sẽ đi xuống. Vì giá đất người ta bơm cao quá, cái bong bóng nó cao đến độ vỡ thì bây giờ nó xì nó sẽ tiếp tục xì. Cứ tưởng tượng một mét đất người ta mua của người nông dân khoảng vài ngàn, vài chục ngàn, vài trăm ngàn đồng/mét rồi thổi lên vài chục, vài trăm triệu/mét. Cái giá đó khó mà người ta mua nổi, cũng có thể vài nơi, một vài gia đình, người ta mua để dự trữ hoặc rửa tiền thì cũng có thể mua nổi nhưng đó chỉ là một phân khúc nhỏ của giới nhà giàu. Riêng tình hình chung thì đất đai năm 2018 này sẽ không thay đổi, nhất là khi vật giá leo thang, mọi thứ không ổn định, tình hình chính trị không ổn định, khi mà các phe phái đấu đá nhau như vậy thì kéo theo tình hình kinh tế ảnh hưởng không nhỏ.”
Sự phục hồi của ngành địa ốc Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, bởi trong suốt hơn 20 năm nay, hệ thống kinh tế cũng như giới nhà giàu, được gọi là đại gia, hầu hết đều phất lên nhờ địa ốc, từ Vũ Nhôm Đà Nẵng cho đến các tập đoàn như Vin Group, Hoàng Anh Gia Lai, FLC cho đến tất cả các tập đoàn kinh tế tưởng như không dính dự gì đến địa ốc đều thủ đắc một quĩ đất khá lớn và xem như đó là nguồn vốn mạnh nhất của họ.
Riêng tình hình chung thì đất đai năm 2018 này sẽ không thay đổi, nhất là khi vật giá leo thang, mọi thứ không ổn định. – Một người dân
Và khi các tập đoàn kinh tế này thay nhau bơm giá địa ốc lên mức cao ngất ngưởng so với giá địa ốc khu vực. Cái bong bóng giá đất bị bơm lên đến mức chính nó không thể chịu nổi và xì hơi. Bởi sức mua của người dân Việt Nam không thể đáp ứng được mức giá phổ thông sau khi hô biến những mảnh đất từ vài chục, vài trăm ngàn đồng trên mỗi mét vuông thành vài triệu hoặc vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng trên mỗi mét vuông.
Vị này dự đoán thêm là tình hình địa ốc năm 2018 sẽ không có gì khởi sắc bởi mọi thứ vật giá leo thang, tình hình nợ công và sự chết đi của một số nhóm lợi ích sẽ khiến cho nền kinh tế có phận trì trệ. Thị trường địa ốc có thể xuất hiện những cái bong bóng giá ảo nhưng sẽ có kết cục xấu.
Một nhà kinh doanh địa ốc khác chia sẻ rằng vấn đề các khu chung cư cao cấp vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Bởi hầu hết các nhà đầu tư ở phân khúc này vẫn trong tâm thế lưỡng lự suốt ba năm nay. Tình trạng nhiều nhà đầu tư rao bán tháo các chung cư và chịu lỗ càng khiến cho phân khúc chung cư cao cấp càng thêm ảm đạm.
Khác với những năm đầu khi các khu chung cư cao cấp mới được hình thành và rao bán trên thị trường được các nhà đầu tư hưởng ứng mua và xông xáo đầu tư, thậm chí không khí đầu tư có phần chộn rộn, chạy đua… Thì hiện tại, việc chạy đua đầu tư vào các chung cư cao cấp nghe ra có vẻ không còn nữa, mà thay vào đó là không khí trầm lắng, ảm đạm. Các nhà đầu tư lớn, nhỏ trong phân khúc này tìm mọi cách để rao bán chung cư và chấp nhận thua lỗ.
Và có một vấn đề tưởng chừng không liên quan nhưng thực ra lại chi phối thị trường địa ốc rất mạnh, đó là thiên tai. Hầu hết các thị phần địa ốc ở những vùng bị thiên tai tác động đều có khuynh hướng tuột dốc, khó cứu vãn. Trong khi đó, thị trường điạ ốc Việt Nam chịu một qui luật rất khắc khe, đó là muốn có được một diện tích đất tốt, nhà đầu tư phải biết chung chi mạnh tay cho nhà quản lý và mua với giá rẻ bèo, sau đó hô biến thành đất vàng, bán với giá rất cao. Điều này dễ gây bất mãn trong nhân dân và gây bất an cho các nhà đầu tư nhỏ.
Nhưng dù sao thì giới kinh doanh địa ốc cũng hi vọng một năm mới khởi sắc. Bởi nếu thị trường địa ốc tiếp tục xì hơi sẽ kéo theo các mắc xích kinh tế khác khủng hoảng và điều này hoàn toàn bất lợi cho kinh tế quốc gia.
Tình hình nhân quyền có gì thay đổi?
Chúng tôi vẫn giữ nguyên trình tự làm việc của mình nhưng chuyển sang một hướng khác, theo chiều hướng bất tuân dân sự, nâng cao dân trí và hiểu biết về xã hội dân sự. – Phùng Chí Kiên
Ông Phùng Chí Kiên, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội, chia sẻ: “Cái này sẽ phụ thuộc rất lớn vào mấy cái vụ lớn xét xử đầu năm. Từ Vũ nhôm đến Thăng rồi Thanh, tình hình sẽ có những cái thay đổi lớn. Riêng chúng tôi vẫn không có gì thay đổi, chúng tôi vẫn giữ nguyên trình tự làm việc của mình nhưng chuyển sang một hướng khác, theo chiều hướng bất tuân dân sự, nâng cao dân trí và hiểu biết về xã hội dân sự. Nhìn chung thì tình hình không có gì thay đổi…”.
Theo ông Kiên, tình hình nhân quyền năm 2018 có thể nói là 50/50. Nghĩa là cũng như mọi năm, mọi dự đoán có tính nước đôi, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyền lợi cũng như chiến lược của nhà cầm quyền. Hơn nữa, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, vấn đề nhân quyền Việt Nam dường như ít được quan tâm đúng mức nên các nhà hoạt đồng nhân quyền Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với thời kỳ các vị tổng thống tiền nhiệm của ông Trump.
Nhưng vị này cũng dự đoán ngược lại là tình hình nhân quyền Việt Nam sẽ tốt hơn trong năm 2018 bởi câu chuyện đốt lò của trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã chi phối quá nhiều về vấn đề an ninh. Ngành an ninh Việt Nam không thể bị chi phối nhiều hơn nữa một khi bóp chặt nhân quyền. Bởi làm như vậy sẽ gây ra hiệu ứng ngược, tạo phản ứng mạnh trong nhân dân và họ phải đối phó thêm một chuyện phức tạp mới.
Bên cạnh tình hình nhân quyền, lĩnh vực y tế, giáo dục cũng là vấn đề nổi cộm của năm 2018. Một nhà giáo về hưu, chia sẻ: “Mình thì mình nghĩ nó sẽ ì ì vậy thôi, vẫn ì ạch, không có gì thay đổi cả, chả có gì đổi mới cả. Các ông ấy nói thì thay đổi phương pháp rồi mở bao nhiêu hội thảo rồi hết hội thảo cũng vậy thôi, cứ ì ì mãi. Chỉ thấy là năm 2018 mấy ông lại ra sách giáo khoa mà không biết trong đó là cái gì thôi.”
Theo vị này, có vẻ như tình hình giáo dục Việt Nam năm 2018 không có gì thay đổi, cũng không có gì khả quan hơn vì mọi sự chỉ thay đổi về lịch biểu chứ không có gì mới về thời gian biểu hoặc kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo dục. Nhìn chung tình hình giáo dục Việt Nam không có gì thay đổi.
Tình hình y tế, một bác sĩ mệnh danh là người có năng lực, tâm đức và được giới sinh viên ngành y khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất mến mộ, chia sẻ: “Nói chung là thấy không có gì khả quan hết, vì đâu thấy động thái gì thay đổi đâu. Thì cũng sẽ có một vài bệnh viện này bệnh viện kia mở ra nhưng cái chính là không có gì thay đổi hết. Trong khi đó thì thu nhập của dân chúng nó giảm chứ không tăng được, thuế phí, tùm lum thứ hết, cho nên khả quan chắc là không có.”
Như vậy, có thể nói rằng mọi lĩnh vực không có gì thay đổi trong năm 2018, nếu không muốn nói là nguy cơ tình hình thêm xấu đi rất có thể xảy ra nếu như mức thuế tiếp tục tăng, vật giá leo thang và thiên tai xảy ra giống như năm 2017.
Nhưng dù sao, tất cả chúng ta có quyền hi vọng một năm mới tốt đẹp hơn, kinh tế ổn định hơn và mọi lĩnh vực đều được củng cố theo chiều hướng tốt hơn ở năm 2018. Một lần nữa, xin cầu chúc quí thính giả thân tâm an lạc, may mắn và hạnh phúc!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/2018-expectations-01032018092046.html
Chính trị VN ra sao nếu ông Anh Vũ bị bắt về?
Một nhà quan sát nước ngoài cho rằng nếu ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt và đưa trở về Việt Nam, vụ việc sẽ tác động đến cả Bộ Công an Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.
Truyền thông nói gì vụ Phan Văn Anh Vũ?
Ông Anh Vũ ‘chưa bị đưa về Việt Nam’
Ông Vũ ‘nhôm’ là ‘sĩ quan tình báo Việt Nam’?
Singapore đã xác nhận đang tạm giữ ông Anh Vũ, còn có biệt danh Vũ ‘nhôm’, từ hôm 28/12 vì “vi phạm theo Luật Di trú”.
Việt Nam đã phát lệnh truy nã ông Anh Vũ sau khi khởi tố ông này về tội “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”.
‘Có thể cung cấp tin về Trịnh Xuân Thanh’
Từ Úc, chuyên gia nghiên cứu chính trị Việt Nam, giáo sư Carl Thayer, nói với BBC rằng nếu ông Anh Vũ bị Việt Nam bắt, vụ này sẽ có “tác động tức thì” tới Bộ Công an Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.
Còn theo đài phát thanh quốc tế của Đức Deutsche Welle, một luật sư Đức, Victor Pfaff, đại diện cho ông Anh Vũ, đã tuyên bố ông Anh Vũ là Thượng tá ngành tình báo của Tổng cục 5, Bộ Công an.
Một lá thư của luật sư Victor Pfaff nói rằng Tổng cục 5 “thực hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” và kêu gọi chính phủ Đức cho ông Vũ vào Đức vì “nguyên do nhân đạo khẩn cấp”.
Các luật sư người Singapore của ông Anh Vũ cũng đã tuyên bố gia đình ông Vũ thừa nhận ông là sĩ quan an ninh Việt Nam.
Đức cáo buộc an ninh Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, trong khi Việt Nam bác bỏ, nói rằng ông Thanh tự nguyện quay về nước.
Luật sư Đức Victor Pfaff đang thúc giục chính phủ Đức can thiệp vào trường hợp Anh Vũ, với lý do ông Vũ “có thể cung cấp thông tin giá trị về vụ bắt cóc ông Xuân Thanh và các vấn đề khác”, theo thư luật sư này gửi cho Sứ quán Đức ở Singapore.
Giáo sư Carl Thayer chỉ ra rằng hai vụ Trịnh Xuân Thanh và Phan Văn Anh Vũ có điểm trùng hợp là hai người này đều tìm cách sang Đức để xin tị nạn.
“Luật pháp Đức không cho phép dẫn độ sang các nước nơi có thể có án tử hình,” ông Thayer giải thích.
Nhưng ông Thayer nói tội danh Việt Nam quy cho hai người này khác nhau.
Trịnh Xuân Thanh bị truy tố tội tham ô theo khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình.
Trong khi đó, truyền thông Việt Nam đưa tin rằng tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” mà ông Anh Vũ bị khởi tố có thể lĩnh mức án cao nhất là 15 năm tù.
Điều gì tiếp theo?
Trả lời BBC từ Ottawa, Canada, hôm 03/01, luật sư Vũ Đức Khanh bình luận:
“Theo quan điểm của cá nhân tôi, trường hợp của ông Anh Vũ không hề đơn giản chút nào vì thế ông mới bị tạm giam đến hôm nay.
“Theo quy định pháp luật của Singapore, các cơ quan chấp pháp chỉ được quyền giữ người trong vòng 48 giờ. Sau đó, người bị tạm giam phải được đưa đến một thẩm phán để được quyết định về lệnh tạm giam này. Nếu cơ quan chấp pháp không thuyết phục được thẩm phán về quyết định tạm giam của họ, thẩm phán sẽ thả ngay. Tuy nhiên, điều 27 khoản 1 và 2 luật Di trú Singapore cho phép cơ quan di trú tạm giữ ông không quá bảy ngày để tiếp tục điều tra.
Theo nhận xét của tôi thì có nhiều khả năng Cục Di trú Singapore (ICA) đã ra quyết định tạm giam đối với ông Anh Vũ và đã được thẩm phán đồng ý hôm 30 hoặc 31/12/2017. Nếu không thì ngày 3/1, ICA buộc phải đưa ông ra tòa theo luật định. Cũng cần nói thêm là ông Anh Vũ theo luật vẫn có quyền kháng cáo quyết định tạm giữ của ICA.
Theo luật này, nếu ông Anh Vũ bị kết tội thì Chính phủ Singapore có quyền giam ông tối đa 6 tháng hoặc phạt 1.000 đôla hoặc cả hai.”
Tác động tình hình Đà Nẵng?
Hôm 26/12, UBND TP Đà Nẵng có quyết định đóng băng tài sản của ông Anh Vũ.
Được biết đến là đại gia bất động sản ở Đà Nẵng, ông Anh Vũ là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79, và là chủ tịch công ty Sunrise Bay.
Báo Người Lao Động nói trong 9 dự án tại Đà Nẵng đang bị Bộ Công an điều tra, có tới 5 dự án được cho là liên quan ông Anh Vũ.
Ông Anh Vũ cũng bị cáo buộc là có khả năng tác động đến chính trường Đà Nẵng.
Mới đây, khi gặp các sĩ quan quân đội nghỉ hưu, tân Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa bị đặt câu hỏi rằng có nhiều tin đồn về ông Anh Vũ, mà dân không biết thực hư.
Ông Nghĩa trả lời rằng cơ quan chức năng sẽ làm rõ câu trả lời Vũ “nhôm” là ai.
Trong bối cảnh này, giáo sư Carl Thayer cho rằng ông Vũ “có thể biết, hay liên quan tới, những bê bối nhà đất mà đã dẫn tới việc cách chức Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh”.
Đà Nẵng: ‘Giờ ai làm cũng thế’
VN: Tân Bí thư Đà Nẵng ‘vinh dự nhận nhiệm vụ mới’
Đà Nẵng: Ông Xuân Anh mất hết mọi chức vụ
Dư luận nói gì vụ lãnh đạo Đà Nẵng ‘có các vi phạm’?
Từ Mỹ, một chuyên gia khác, Tiến sĩ Zachary Abuza, lại quan tâm tới việc Việt Nam truy nã những người chạy trốn ra nước ngoài.
“Cánh tay luật pháp Việt Nam đang kéo dài hơn.”
“Mặc dù những biện pháp ngoài luật pháp được dùng trong vụ Trịnh Xuân Thanh, có vẻ như Việt Nam cũng đang tìm cách hợp tác song phương để xúc tiến dẫn độ.”
“Việc này quan trọng, vì Việt Nam sẽ cần đủ bằng chứng để có thể được tòa án Singapore chấp nhận trước khi quá trình dẫn độ có thể diễn ra”, tiến sĩ Zachary Abuza bình luận.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42553689
Ông Anh Vũ ‘lo lắng cho an toàn cá nhân’
Luật sư Singapore của ông Phan Văn Anh Vũ đang chờ đợi phiên điều trần ở tòa ngày 18/1.
Chính trị VN ra sao nếu ông Anh Vũ bị bắt về?
Ông Vũ ‘nhôm’ là ‘sĩ quan tình báo Việt Nam’?
Truyền thông nói gì vụ Phan Văn Anh Vũ?
Phan Văn Anh Vũ ‘xin đi châu Âu tỵ nạn’
Sau khi gặp thân chủ Anh Vũ chiều 3/1, luật sư Remy Choo nói với BBC Tiếng Việt rằng ông Vũ đang trong tình trạng sức khỏe “không tốt và mong muốn được trả quyền tự do đi lại”.
Cuộc gặp diễn ra khoảng một giờ đồng hồ.
“Tại cuộc gặp, ông Vũ nói ông có vấn đề về tim mạch và rất mệt mỏi vì bị giam giữ”, luật sư Remy Choo nói.
“Ông Anh Vũ nói ông rất lo lắng cho sự an toàn của mình.”
“Ông ấy cũng bày tỏ mong muốn được trao trả quyền tự do đi lại.”
Cuộc gặp diễn ra tại Cục Di trú Singapore (ICA), dưới sự giám sát của nhân viên ICA.
Cuộc gặp là kết quả của buổi ra tòa kéo dài 5 phút sáng 3/1 nhằm giải quyết đơn kiến nghị cho ông Anh Vũ được quyền tiếp cận luật sư.
Luật sư Remy Choo cũng cho biết đã gửi thư tới ICA Singapore đề nghị trả lời lý do vì sao ông Anh Vũ bị bắt và tạm giam, và căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để họ tiếp tục tạm giam ông Vũ.
“Sẽ có thêm một phiên điều trần ở tòa để trả lời về những vấn đề này hôm 18/1”, ông Remy Choo cho hay.
“Dù ICA cho hay ông Vũ vi phạm luật di trú nhưng lý do đó không rõ ràng và chính xác. Cụ thể là vi phạm điều gì và như thế nào chúng tôi chưa nắm được, do đó chưa biết được nguyên nhân chính thức”, luật sư Remy Choo nói với BBC từ Singapore.
Luật sư Remy Choo cũng cho hay việc ông Anh Vũ sẽ bị tạm giam bao lâu nữa vẫn chưa rõ ràng.
Các tin trước đó:
Trước đó, giới chức Singapore lần đầu tiên xác nhận với BBC Tiếng Việt họ đã ‘bắt giữ’ ông Phan Văn Anh Vũ vì ‘vi phạm Luật Di trú’.
Trong thư hồi âm tối ngày 2/1 giờ Singapore, Cục Di trú Singapore (ICA) chính thức nói với BBC rằng ông Anh Vũ “bị bắt ngày 28/12/2017 vì có vi phạm theo Luật Di trú”.
Trong khi đó, đang có câu hỏi về sức nặng của yêu cầu dẫn độ ông Anh Vũ về Việt Nam dựa trên tội danh “lộ bí mật” mà Việt Nam không nói là bí mật gì.
Bình luận về vụ việc, luật sư Vũ Đức Khanh, sống ở Canada, nói với BBC khả năng trục xuất ông Vũ ‘nhôm’ ra khỏi Singapore “là có thực” nhưng “sẽ không có chuyện dẫn độ về Việt Nam.”
“Ông Anh Vũ được xem như một dạng người trong loại những người “bị cấm nhập cư và/hoặc không được hoan nghênh” đến Singapore.”
“Trong trường hợp này thì theo thông lệ, Singapore có thể sẽ yêu cầu ông Anh Vũ tự nguyện rời khỏi Singapore trong thời hạn sớm nhất có thể được và nếu ông từ chối mà không có lý do chính đáng thì Singapore sẽ cưỡng chế trục xuất ông.”
“Tuy nhiên theo quan điểm của cá nhân tôi, trường hợp của ông Anh Vũ không hề đơn giản chút nào vì thế ông mới bị tạm giam đến hôm nay,” luật sư Vũ Đức Khanh bình luận.
Luật sư của Anh Vũ nói gì?
Trao đổi với BBC qua email ngày 2/1, luật sư Remy Choo xác nhận thông tin ông Phan Văn Anh Vũ đã đăng ký tỵ nạn tại Đức.
Luật sư người Singapore khẳng định ông Vũ “nhôm” xin ‘tỵ nạn chính trị.’
Ông cũng xác nhận thông tin các luật sư tại Đức của ông Anh Vũ đã nộp đơn cho Đại sứ quán Đức tại Singapore yêu cầu xét đơn xin tỵ nạn của ông Anh Vũ.
Ông Remy Choo nói nhóm luật sư tại Singapore chưa được gặp gỡ hay nói chuyện với thân chủ của mình.
Ông Choo cho biết ông đã đệ đơn lên tòa án nước này ngày 2/1 đề nghị ông Anh Vũ được nói chuyện với nhóm luật sư đại diện.
“Hôm nay, tôi đã thay mặt ông Anh Vũ đệ đơn lên tòa án đề nghị cho ông Vũ được phép nói chuyện với luật sự đại diện do gia đình yêu cầu, bao gồm cá nhân tôi. Tôi hi vọng sẽ có buổi điều trần của tòa án vào sáng sớm mai [ngày 3/1], ” luật sư Remy Choo nói.
Luật sư Remy Choo cho hay trong nhóm luật sư đại diện cho ông Anh Vũ tại Singapore còn có luật sư Foo Chow Ming.
Ông Remy Choo không cung cấp thông tin về gia đình ông Anh Vũ.
Trong sáng cùng ngày, BBC liên lạc với Đại sứ quán Đức tại Hà Nội để xác nhận thông tin xin tỵ nạn của ông Anh Vũ, nhưng đại diện báo chí của cơ quan này cho biết Đại sứ quán từ chối trả lời.
Trong khi đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore nói với BBC qua điện thoại ngày 2/1 rằng họ không hay tin gì về vụ việc ông Anh Vũ bị bắt giữ và tạm giam tại nước này.
‘Cửa rộng hay hẹp tùy quan hệ’
Trả lời BBC từ Hà Nội hôm 2/1/2018, Luật sư Nguyễn Hà Luân, Trưởng văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, nói:
“Tôi không biết thực tế là có truy nã quốc tế đối với ông Phan Văn Anh Vũ hay không.”
“Tôi chưa nắm bắt được thông tin này.”
“Hơn nữa thông tin đó không được công khai, trong lúc tôi cũng không được tiếp cận hồ sơ nên cũng khó đưa ra bình luận.”
“Tuy nhiên theo như tôi biết đã có lệnh truy nã ông Anh Vũ tại Việt Nam của cơ quan tố tụng.”
“Tôi biết đã có một vài trường hợp dẫn độ quan chức bỏ trốn ra nước ngoài nhưng tin về các vụ này không được công khai, đầy đủ.”
Đề cập về tội danh “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước” mà ông Anh Vũ đang bị cáo buộc, luật sư Hà Luân nói:
“Ở Việt Nam, có nhiều trường hợp khi bắt đầu khởi tố thì tội danh này nhưng trong quá trình điều tra thì có thể bổ sung hoặc thay đổi tội danh.”
Luật sư bên Đức của ông Anh Vũ có thể làm đơn kiến nghị để ông được hưởng qui chế nhân đạo với lý do ông ta có khả năng bị tử hình ở Việt Nam, hoặc chính quyền Đức muốn ông Anh Vũ là người cung cấp thông tin cho ĐứcMột nhà báo ở Berlin
“Còn tại sao ông Anh Vũ được biết đến là doanh nhân mà có “tài liệu mật” để làm lộ thì tôi không thể biết được.”
“Khó có thể đánh giá cánh cửa dành cho quan chức Việt Nam đào thoát là hẹp hay rộng, vì nó tùy thuộc cánh cửa đó nằm ở vị trí nào.”
“Ví như tôi mà muốn đào thoát thì cánh cửa sẽ rất hẹp.”
Khả năng dẫn độ có cao?
Cùng ngày 2/01/2018, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC từ TP. Hồ Chí Minh:
“Dẫn độ tội phạm được đặt trên nền tảng các quốc gia tôn trọng chủ quyền của nhau. Do đó, cơ sở để dẫn độ tội phạm là điều ước quốc tế (song phương hoặc đa phương) hoặc dựa vào nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc gia với nhau và pháp luật quốc gia nơi tội phạm cư trú.”
“Thường khi tham gia các điều ước quốc tế, các quốc gia đều thừa nhận nếu có sự khác biệt giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia thì sẽ ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế.”
“Do đó, đối với quốc gia có ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế thì việc dẫn độ tội phạm sẽ được thực hiện căn cứ trên điều ước quốc tế đó. Mà không phải loại tội phạm nào cũng được dẫn độ mà chỉ những loại tội phạm mà điều ước quốc tế cho phép dẫn độ mà thôi.”
“Đối với những loại tội phạm không được đề cập trong các điều ước quốc tế hoặc giữa các quốc gia không ký kết/tham gia điều ước quốc tế thì việc dẫn độ tội phạm sẽ được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại.”
“Khi thực hiện dẫn độ trên nguyên tắc có đi có lại vẫn phải đảm bảo được nguyên tắc chủ quyền quốc gia của nước nơi tội phạm cư trú. Nghĩa là phải được căn cứ vào luật quốc gia nơi tội phạm cư trú.”
“Chỉ những loại tội phạm mà pháp luật quốc gia đó cho phép dẫn độ thì mới được dẫn độ.”
“Các tội phạm về kinh tế, chức vụ thường là những tội phạm có trình độ, có hiểu biết nên trước khi trốn ra nước ngoài họ thường né các quốc gia có ký hoặc tham gia các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm với Việt Nam.”
Đức ngưng miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao VN
Đức chuyển biến và người Việt cần lên tiếng
“Quốc khánh VN tại Đức năm nay kém vui”
“Thường họ chọn các quốc gia không có ký hoặc tham gia các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm với Việt Nam. Đối với những quốc gia này thì việc dẫn độ tội phạm chỉ có thể được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại. Và mức độ thành công dẫn độ tội phạm theo nguyên tắc này thường phụ thuộc vào vị thế của Việt Nam đối với quốc gia đó.”
“Theo nhận định chủ quan của tôi, vị thế kinh tế lẫn chính trị của Việt Nam đang ở top dưới của thế giới và thuộc top trung của khu vực Đông Nam Á nên khả năng dẫn độ tội phạm thành công trên nguyên tắc có đi có lại là không cao, đặc biệt khi tội phạm đang cư trú tại quốc gia có vị thế kinh tế lẫn chính trị cao hơn Việt Nam.”
Cùng ngày 2/01, một nhà báo tự do tại Berlin, Đức cho BBC hay dù Đức chỉ chấp nhận đơn tỵ nạn “nộp từ người đã có mặt tại Đức”, vẫn còn khả năng ông Phan Văn Anh Vũ được tới Đức:
“Luật sư bên Đức của ông Anh Vũ có thể làm đơn kiến nghị để ông được hưởng qui chế nhân đạo với lý do ông ta có khả năng gặp nguy hiểm khi về Việt Nam, hoặc chính quyền Đức muốn ông Anh Vũ là người cung cấp thông tin cho Đức.”
“Nếu một lá đơn như vậy được cứu xét thì ông Anh Vũ vẫn có thể được phép tới Đức trong thời gian tới,” theo nhà báo trả lời trong điều kiện ẩn danh.
Bí mật và bất thường
Trả lời BBC hôm 26/12/2017, nhà phân tích Hà Hoàng Hợp từ Singapore nói câu hỏi nay là ông Phan Văn Anh Vũ “làm lộ bí mật cho ai, bí mật gì”, và điều đó cũng vẫn đang “nằm trong vòng bí mật”.
chính ông Trương Quang Nghĩa mới là người lộ bí mật vì ông ấy nói với các cán bộ hưu trí rằng “ông Vũ là thượng tá công anTS Hà Hoàng Hợp
Ông Hà Hoàng Hợp nói trên kênh BBC Vietnamese YouTube của BBC rằng vấn đề là ở chỗ “tin tức trên báo chí Việt Nam cho rằng ông Vũ đe nạt người này, người kia, để mua tài sản công, để kinh doanh, thì những điều này lại không thấy nói đến trong quyết định khởi tố”.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cũng nói, dư luận thì nghĩ có thể có “tham nhũng chính sách, thậm chí tham nhũng chính trị” nhưng ông không muốn bình luận việc này.
Đây là câu chuyện hơi ly kỳ, theo ông Hà Hoàng Hợp, và chính ông Trương Quang Nghĩa (tân Bí thư Đà Nẵng) mới là người “lộ bí mật” vì ông ấy nói với các cán bộ hưu trí rằng “ông Vũ là thượng tá công an”.
Trung Quốc vẫn ‘giận’ Thủ tướng Singapore?
Blogger Singapore được Mỹ cho tị nạn
Ông Lý Hiển Long thăm Việt Nam
Trở lại câu chuyện bằng cách nào ông Phan Văn Anh Vũ ra khỏi Việt Nam, Luật sư Phùng Thanh Sơn bình luận:
“Nếu ông Phan Văn Anh Vũ đi đường “tiểu ngạch” thì giới chức Việt Nam không biết hiện nay Phan Văn Anh Vũ đang ở đâu cũng là điều bình thường.”
“Còn nếu ông Anh Vũ đi đường “chính ngạch” mà giới chức Việt Nam không biết ông Anh Vũ ở đâu mới là bất thường.”
“Không loại trừ giới chức Việt Nam biết nhưng cố tình không xác nhận để gây rắc rối cho Phan Văn Anh Vũ tại nước mà ông này đang cư trú. Khi đó, quốc gia mà Phan Văn Anh Vũ có quyền nghi ngờ hộ chiếu Việt Nam của Phan Văn Anh Vũ là hộ chiếu giả vì nếu là hộ chiếu thật thì giới chức Việt Nam sẽ biết rõ và xác nhận được ông đã xuất cảnh đến quốc gia nào.”
Tin từ văn phòng BBC News tại Singapore hôm 02/01 cho hay luật sư đại diện cho ông Phan Văn Anh Vũ đã nộp đơn lên toà án xin lệnh cấm (injunction) để ngăn không cho Cục Di trú trục xuất ông ta về Việt Nam.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42542330
Luật sư đã gặp Vũ ‘nhôm
Một luật sư Singapore xác nhận đã gặp Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘nhôm’, người đang bị Cơ quan Quản lý Quản Lý Xuất Nhập cảnh Singapore bắt giữ và chính phủ Việt Nam truy nã.
Mạng báo Tuổi Trẻ và Pháp Luật dẫn lời luật sư Reme Choo Zheng Xi rằng người mà vị luật sư này được gặp vào chiều ngày 3 tháng giêng chính là người có hình được đăng trên các báo trước đó. Bản thân luật sư không được chụp hình người được Cơ quan Quản Lý Xuất Nhập cảnh Singapore cho gặp.
Mạng báo Pháp Luật trích trả lời của luật sư Reme Choo khi được hỏi về sức khỏe của thân chủ là ‘tất căng thẳng và không bằng lòng với tình hình hiện tại; sức khỏe không được ổn.
Còn báo Tuổi Trẻ cho biết cuộc gặp kéo dài nhiều phút và có một phiên dịch hỗ trợ. Ông Vũ ‘nhôm’ tỏ ra căng thẳng bởi hộ chiếu mà ông này được cấp vào năm 2015 và đã sử dụng nhiều lần đến nhiều quốc gia mà không có trở ngại gì.
Ông Phan Văn Anh Vũ bị cơ quan chức năng Singapore bắt giữ vào ngày 28 tháng 12 vừa qua; khi đang tìm cách sang Malaysia. Lý do bị bắt được nói là vi phạm đạo luật nhập cư của Singapore.
http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/lawyer-met-with-vu-vn-media-says-01032018085153.html
‘Ô nhiễm do công nghiệp và do chính con người’
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) vào cuối tháng 11/2017 loan báo Việt Nam là 1 trong những quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội không ngừng gia tăng mức tồi tệ về ô nhiễm không khí trong những năm gần đây.
Những nguyên nhân nào đã tác động đến ô nhiễm môi trường Việt Nam trong năm qua?
Ô nhiễm từ nhà máy công nghiệp
Không thể không nhắc ngay đến thảm hoạ môi trường biển do nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả thải cách đây hơn 1 năm làm cá chết hàng loạt, gây ra những hậu quả nặng nề cho người dân bốn tỉnh miền Trung. Bộ Tài Nguyên – Môi trường đã xếp vụ ô nhiễm biển này là vị trí thứ nhất trong 7 thảm họa môi trường năm 2016 ở Việt Nam.
Khi những thiệt hại nặng nề của vụ ô nhiễm biển vẫn chưa được giải quyết thoả đáng thì ngày 23/6/2017, công luận tiếp tục bức xúc với khi biết tin Bộ Tài Nguyên Môi trường cấp phép số 1517/GP-BTNMT, cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải xuống vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Sự việc chưa dừng lại ở đây. Năm ngày sau, Tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO 3) hay còn gọi là nhà máy nhiện điện Vĩnh Tân 2 cho biết đang xúc tiến xin giấy phép đổ xuống biển Bình Thuận 2,4 triệu m3 bùn cát thải sau khi nạo vét.
Thông tin này gây lo ngại rất lớn cho các chuyên gia môi trường và những người quan tâm đến môi trường biển. Họ lo ngại hệ sinh thái biển của Bình Thuận đang đứng trước nguy cơ bị bức tử bởi những nhà máy nhiệt điện. Bằng nhiều hình thức, từ cá nhân cho đến các diễn đàn xã hội hoặc tổ chức xã hội dân sự đồng loạt lên tiếng kêu gọi dừng ngay dự án nhấn chìm bùn thải.
Cái đau khổ nhất của người Việt Nam hiện nay, xét về mặt môi trường, xét về chất lượng sống là không được phản đối việc gây ô nhiễm cho mình. Cái nguy hiểm nhất, cái khổ nhất của người Việt Nam không phải là những điều mà mạng hay báo chí quốc doanh nói, mà cái khốn khổ nhất là không được bảo vệ môi trường trong sạch cho mình. – TS Nguyễn Văn Khải
Trong buổi toạ đàm “Hòn Cau, Biển và Lời nguyền…” tổ chức ở Nha Trang ngày 15 tháng 7, ông Phạm Văn Chi, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, cho biết tình trạng thực tế ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận hiện nay có tới 4 nhà máy điện với tổng công suất là 4,400 MW. Theo ông, các nhà máy điện chạy bằng than chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nặng nề cho môi trường biển.
“Chỉ 1 nhà máy ở Khánh Hoà, 2,400MW là chúng tôi đã toát mồ hôi. Mà tôi đang kiến nghị với địa phương, chính phủ, chỉ nên đầu tư tốt nhất là 600 MW, là 1 trong 4 tổ máy. Nhưng mà người ta đã xây dựng hai giai đoạn, giai đoạn đầu là 1,200 MW và giai đoạn 2 là 2,400 MW và hình như đã được phép.
Cái ô nhiễm quan trọng nhất đối với các nhà máy điện chạy bằng than là họ lợi dụng vùng biển của chúng ta để vận chuyển 1 lượng than rất lớn bằng cách nạo vét (nếu như vùng cần nạo vét) để đưa được tàu lớn chở than.”
Chuyên gia môi trường Nguyễn Văn Khải phân tích rõ hơn những tác hại nghiêm trọng đến môi trường khi xây dựng và vận hành các nhà máy điện than tại Việt Nam:
“Thí dụ nhà máy nhiệt điện Uông Bí thì chúng ta thấy bụi than như thế nào. Đầu tiên vận chuyển hàng đến là đường xá bẩn thỉu, mưa thì chất độc trong than chảy ngấm vào đất, rồi khi đốt thì những khí trong đó như SO2. NO2, các kim loại nặng như Niken, Crôm sẽ một là bay tản ra vùng chung quanh, hai là tích tụ thành mây để mưa xuống.”
Một báo cáo của nhóm nghiên cứu Đại học Harvard đã ước tính rằng số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca (năm 2011) lên 15.700 ca vào năm 2030. Nhóm này cũng tính toán nếu cả thảy 41 nhà máy nhiệt điện mà Việt Nam dự tính đều được hoàn tất vào năm 2030 thì số người tử vong sớm có thể tăng lên đến 25.000 người mỗi năm, chưa kể kèm theo đó là chi phí y tế khổng lồ do sự suy giảm sức khoẻ của người dân.
Ô nhiễm từ bụi không khí
Một vấn đề khác làm cho các nhà khoa học lo ngại không kém là kết quả quan trắc bụi mịn ở Việt Nam cho thấy bụi nano có trong không khí. Điều này được các chuyên gia khoa học và môi trường đặc biệt quan tâm vì khả năng gây hại đến sức khỏe của con người.
Giải thích với RFA về tác hại của bụi nano, PGS.TS Phùng Chí Sỹ, làm việc tại Trung tâm Công nghệ môi trường cho biết:
“Bụi nano là loại bụi rất mịn, kích thước nano mét. Trong bụi nào cũng có kích thước bụi kích thước lớn, kích thước nhỏ, kích thước trung bình, thì nano là bụi có kích thươc siêu nhỏ.
Bụi kích thước càng nhỏ thì càng dễ vào cơ thể và hệ hô hấp của con người. Bụi nhỏ có thể vào sâu cơ thể con người, còn bụi to thì khi thở vào có thể lông mũi, dịch nhầy, nước bọt giữ lại. Bụi siêu nhỏ không được giữ lại bên ngoài hệ hô hấp mà nó đi thẳng vào phổi, cho nên gây độc cho con người hơn. Bụi càng nhỏ thì mức độ độc hại càng lớn cho sức khỏe con người.”
Trong vòng nửa đầu năm 2017, Hà Nội đã trải qua những đợt ô nhiễm bụi trong không khí ở mức cao kéo dài khoảng 3 ngày. Trong đó, có 2 đợt ô nhiễm trầm trọng nhất, với nồng độ bụi PM 2.5 trong không khí cao hơn 100 microgam trên 1 mét khối. Thuật ngữ “bụi PM 2.5” này chỉ những hạt bụi siêu mịn, có đường kính chỉ bằng 2,5 micromet, rất nguy hiểm vì có thể đi sâu vào phế nang gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.
Phải nâng cao trình độ hiểu biết dân trí lên. Sau đó các xã hội dân sự phải phát huy mạnh mẽ, áp lực lên chính quyền để phải đầu tư những nhà máy công nghệ hiện đại dẫn đến giảm những vấn đề ô nhiễm. Xưa nay họ nhập nhựng thiết bị, nhà máy cổ lỗ sĩ có khí phát thải vượt ngưỡng cho phép ô nhiễm môi trường. – Giáo sư Nguyễn Thế Hùng
‘Ô nhiễm do chính con người’
Tất cả những tác động có thể kể ở trên, Chuyên gia môi trường Nguyễn Văn Khải thì ông cho rằng chưa phải là cái đau khổ nhất cho xã hội và môi trường Việt Nam. Đối với ông, cái khốn khổ nhất của người Việt Nam chính là “không có quyền lên tiếng”. Ông nói:
“Cái đau khổ nhất của người Việt Nam hiện nay, xét về mặt môi trường, xét về chất lượng sống là không được phản đối việc gây ô nhiễm cho mình. Cái nguy hiểm nhất, cái khổ nhất của người Việt Nam không phải là những điều mà mạng hay báo chí quốc doanh nói, mà cái khốn khổ nhất là không được bảo vệ môi trường trong sạch cho mình.”
Ông nhấn mạnh tất cả người Việt Nam trong nước không được phản đối những hành động, ngay cả những hiện tượng cho thấy sự nguy hiểm cho sức khoẻ của mình và cho môi trường của mình. Ông nêu ra lý do:
“Bởi vì, nó là do chính quyền gây ra, nó do doanh nghiệp gây ra, mà doanh nghiệp thì được sự hỗ trợ của chính quyền. Và do sự vô ý thức, do sự ích kỷ, cá nhân của những người sống xung quanh.”
Theo ông, nói đến môi trường, khoan hãy nói đến những nhà máy than, nhà máy nhiệt điện, mà hãy nhìn vào thực tế và sát với đời sống hàng ngày của con người hơn, để thấy rằng ý thức sống đang chính là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
“Cứ bước ra ngoài ngõ, người ta vức rác, đủ thứ bệnh. Thật vô cùng xấu xa khi người ta nghĩ rằng môi trường Hà Nội bẩn là do xe cộ, chỉ cần mỗi việc đơn giản là tuỳ tiện thải mọi thức ra phố. Ô tô chở than, chở đá, nước sông thối…tất cả những cái đó không ai được phản đối.”
Vào tháng 6 năm 2017, Tổ chức phi chính phủ GreenID cho biết tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã vượt ngưỡng trung bình năm theo quy chuẩn của Việt Nam.
Khắc phục
Vào giữa tháng 4/2017, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh khẳng định với báo trong nước: “Nếu Việt Nam chỉ cố gắng phấn đấu tăng trưởng cao mà không tính đến thay đổi cấu trúc trong nội tại mỗi ngành và cơ cấu ngành trong tổng giá trị gia tăng, thì đến năm 2035, Việt Nam sẽ vào top 10 thế giới về ô nhiễm.”
Trả lời RFA, giáo sư Nguyễn Thế Hùng, phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, tổ trưởng Bộ môn Cơ sở Kỹ thuật Thủy Lợi thuộc Khoa Xây dựng Thủy Lợi- Thủy điện, trường Đại học Bách Khoa- Đại học Đà Nẵng đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm do công nghiệp.
“Phải nâng cao trình độ hiểu biết dân trí lên. Sau đó các xã hội dân sự phải phát huy mạnh mẽ, áp lực lên chính quyền để phải đầu tư những nhà máy công nghệ hiện đại dẫn đến giảm những vấn đề ô nhiễm. Xưa nay họ nhập nhựng thiết bị, nhà máy cổ lỗ sĩ có khí phát thải vượt ngưỡng cho phép ô nhiễm môi trường.”
Giáo sư Nguyễn Thế Hùng tin tưởng rằng khi dân trí, hiểu biết của con người phát triển thì họ sẽ thấy rõ hơn sự nguy hiểm và tác hại của ô nhiễm môi trường đối với đời sống của con người và xã hội.
Tuy nhiên, mặc dù ông hy vọng từ năm 2018 trở đi, không khí môi trường Việt Nam sẽ tốt hơn khi dân trí của con người và xã hội ngày một cao hơn, nhưng ông không thể dự đoán được khi nào Việt Nam sẽ thoát khỏi vị trí thứ 10 về ô nhiễm không khí trên thế giới.
Nỗi lo của cộng đồng gốc Việt ở Campuchia
Sinh sống tại Biển Hồ từ hàng chục năm qua, nhưng nay cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia đang lo sợ phải đối diện với nguy cơ có cuộc sống bấp bênh.
Sau khi chạy nạn Pol Pot, nhiều người quay trở lại vùng Tonle Sap hồi đầu thập niên 1980, nơi họ coi là “quê hương xứ sở” của mình.
Khoảng 80% người gốc Việt không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào được chính phủ Campuchia công nhận.
Gần đây, chính phủ Campuchia thông qua Nghị định 129 theo đó quyết định thu hồi giấy tờ của gần 70 ngàn người gốc Việt, khiến nhiều người lo ngại rằng những người bị thu giấy tờ sẽ rơi vào tình trạng “vô tổ quốc” như phần lớn những người còn lại.
Ngoài nỗi lo bị thu giấy tờ, nhiều người nói cuộc sống và kế sinh nhai hàng ngày của họ cũng bị gây khó dễ bởi chính quyền địa phương và cả bởi Tổng hội người Campuchia gốc Việt, điều mà quan chức Tổng hội bác bỏ.
Thực hư thế nào? Phóng viên Thùy Linh tìm hiểu.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42553782
Vụ nổ kinh hoàng ở Bắc Ninh giết hai trẻ em
Một bé trai sơ sinh và một bé gái năm tuổi đã thiệt mạng, và ít nhất tám người khác bị thương trong một vụ nổ ở phía đông Hà Nội sáng thứ Tư 3/1.
Vụ nổ này, xảy ra vào khoảng 4 giờ 30 phút sáng tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, cũng san phẳng năm ngôi nhà và làm nát vụn cửa sổ của nhiều ngôi nhà bên cạnh, hãng tin AFP cho hay.
Từ Công nương Diana đến bom mìn Quảng Trị
Mối hiểm nguy chết người ngay dưới chân
‘Bom Mẹ’ công phá mạnh tới mức nào?
Thanh niên chết vì chạy quá sức?
Giới chức cho biết nguyên nhân vụ nổ được xác định sơ bộ là do nổ vật liệu tái chế.
Trưa ngày 3/1, ông Nguyễn Tử Quỳnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nói với truyền thông trong nước các cơ quan chức năng đã xác định vụ nổ xảy ra tại kho phế liệu của một gia đình làm nghề tái chế phế liệu ở thôn Quan Độ.
Ông nói rằng các cơ quan công an, quân đội đang tiến hành khám nghiệm hiện trường, làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ nổ có bán kính ảnh hưởng lên tới 500m.
“Nguyên nhân vụ nổ ban đầu được xác định là do người dân mua vật liệu nổ về đây để chế xuất phế liệu nên dẫn đến nổ.
Tôi đã chỉ đạo công an tỉnh, quân đội trên địa bàn tỉnh, khẩn trương làm rõ nguyên nhân đẫn đến vụ nổ và xác minh vật liệu nổ này mua từ đâu về”, ông Quỳnh được các báo trong nước dẫn lời.
Bình luận về vụ nổ này, Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu 1, nói với báo giới:
“Ban đầu có thể nhận thấy, sức công phá của vật liệu nổ này là rất lớn, gây ảnh hưởng rộng, nguy hiểm cho người dân, nhà cửa trong khu vực.
Nếu so sánh thì sức công phá có thể tương đương với quả đạn pháo cả trăm ly hoặc bom cỡ lớn đến cả trăm kg”, tướng Thệ được báo trong nước dẫn lời.
Tờ Tuổi trẻ dẫn lời một người dân, ông Nguyễn Văn Đàm, chủ cơ sở phế liệu Đàm Lan, nói lúc xảy ra vụ nổ, “đầu đạn bay tứ phía khiến khắp 6 tầng nhà ông, mái tôn ở xưởng sản xuất, máng hứng nước… đều đầy đạn”.
Các báo trong nước cũng đưa tin sau khi vụ nổ xảy ra, một người đàn ông đã bị đạn nổ nát bàn tay khi thu nhặt đầu đạn tại khu vực hiện trường.
Rủi ro bom mìn
Việc thu nhập phế liệu từ các mảnh bom đạn còn sót lại trong chiến tranh là nghề rủi ro cao và gây nhiều thương vong.
Phóng viên cứu tài xế bị kẹt ở Houston
VN tăng cứu trợ sau mưa lụt chết 54 người
Khi bị sét đánh cảm giác thế nào?
VN khởi tố vụ 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận
Hồi tháng 8/2017, sáu người, trong đó có ba trẻ em đã thiệt mạng ở tỉnh Khánh Hòa khi một trái bom phát nổ. Tin cho rằng bom nổ khi một người thu nhặt phế liệu tìm cách cắt trái bom.
Kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975, hơn 42.000 người đã chết và hơn 61.000 bị thương do bom mìn bị Mỹ ném xuống Việt Nam, theo thống kê của chính phủ Việt Nam.
http://www.bbc.com/vietnamese/42553317
VN: Chính phủ có nên kiên trì ‘chính sách thực dụng?
PGS. TS. Phạm Quý ThọHọc viện Chính sách & Phát triển
Những cải cách mà Chính phủ đang thực thi, về bản chất, là chính sách thực dụng. Đây là chính sách phù hợp với cơ chế hiện nay, bởi vậy nó mang lại thành công kinh tế ban đầu.
Mặc dù phía trước còn nhiều thách thức to lớn, tuy nhiên để phát triển bền vững Chính phủ cần kiên trì chính sách này, về dài hạn, cần hướng tới ‘Mô hình thành công’
Chính phủ kiến nghị Bộ Công an xử lý TKV
VN: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia có tân lãnh đạo
Sự lựa chọn của Chính phủ là khó khăn, nhưng đúng đắn vì phù hợp với hoàn cảnh thực tếPGS. TS. Phạm Quý Thọ
Cát Linh – Hà Đông: Nợ cao mà chậm?
Tăng GDP thực tế đạt là 6,81% được báo chí ‘bình chọn’ là một trong 10 dấu ấn kinh tế năm 2017. Đầu năm người ta còn băn khoăn rằng liệu có đạt được mức 6,7% mà Quốc hội ‘giao’. Ngoài ra, theo đánh giá của Chính phủ, các lĩnh vực, ngành kinh tế chủ yếu được đánh giá đều chuyển biến tích cực. Gần 700 giấy phép con và điều kiện kinh doanh được gỡ bỏ…
Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 5 bậc, lên thứ 55/137; Ngân hàng Thế giới xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, lên thứ 68/190 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Trong các nguyên nhân của thành công kinh tế có vai trò tích cực của CP và Thủ tướng CP. Quan sát chuỗi các hành động từ khi bắt đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021 đến nay cho thấy CP theo đuổi chính sách căn cứ vào thực tế, gọi đúng thực chất, đó là chính sách thực dụng.
Ngay sau khi nhậm chức vào tháng 4 năm 2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp về một chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên sau đó nhiều diễn đàn vẫn tiếp tục ‘giải mã nội hàm chính phủ kiến tạo’. Thậm chí, gần đây, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội khóa 14, tháng 10 năm 2017, có đại biểu vẫn yêu cầu Thủ tướng làm rõ hơn về chính phủ kiến tạo!
‘Khó khăn nhưng đúng đắn’
Tỷ phú Thái chiếm thị phần: ‘Nguy cơ hay cơ hội’?
Tài phiệt Thái và Trung Quốc có quan hệ thế nào?
Samsung VN bác bỏ cáo buộc về lao động nữ
Sự lựa chọn của Chính phủ là khó khăn, nhưng đúng đắn vì phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Chính sách cũng đặt ưu tiên kinh tế hơn các đòi hỏi về một nhà nước tam quyền phân lập, dân chủ đa nguyên… khi các dư địa cải cách thể chế kinh tế vẫn còn với trình độ phát triển thấp như hiện nay ở Việt NamPGS. TS. Phạm Quý Thọ
Chính sách này nhấn mạnh điều gì có lợi cho dân, cho doanh nghiệp thì cần phải làm, và phải mang lại hiệu quả thiết thực, ngược lại, những gì cản trở phải loại bỏ. Các hành động chính sách cần được ủng hộ và không bị trói buộc bởi bởi bất cứ lý thuyết giáo điều hay nguyên tắc bất biến nào. Các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đã được chuyển xuống dưới cho các doanh nghiệp và người dân để tạo nên động lực cho thị trường thay vì phải chỉ huy từ trung ương. Ưu tiên chính của chính sách là tăng trưởng kinh tế với đột phá này là thúc đẩy tự do kinh doanh, thực chất là khuyến khích kinh tế tư nhân. Chính sách này đã gần hơn với thị trường và hy vọng lan tỏa sang các lĩnh vực cải cách khác như cải cách hành chính, tinh giản bộ máy…
Chính sách này cũng được Đảng ‘chấp nhận’ khi nó khắc phục ‘khuyết điểm, yếu kém’ của chủ trương tăng trưởng nóng nhờ các tập đoàn nhà nước của chính phủ tiền nhiệm đã để lại hậu quả nghiêm trọng, ngoài thiệt hại to lớn về kinh tế còn đe dọa sự tồn vong của chế độ do tham nhũng nặng nề, bộ máy, cán bộ công chức trì trệ và niềm tin của dân chúng giảm sút… Vì thế Đảng phải tập trung vào chấn chỉnh, củng cố nội bộ và chống tham nhũng.
Hơn thế, chính sách cũng đặt ưu tiên kinh tế hơn các đòi hỏi về một nhà nước tam quyền phân lập, dân chủ đa nguyên… khi các dư địa cải cách thể chế kinh tế vẫn còn với trình độ phát triển thấp như hiện nay ở Việt Nam.
Các biểu hiện ‘bất phục’, ‘bất tuân’ thậm chí ‘chống đối ngầm’ chính sách cải cách dưới nhiều hình thức, sự trỗi dậy của các nhóm lợi ích, những kẻ cơ hội chính trị và trục lợi kinh tế lan rộng trong bộ máy nhà nước, các đơn vị công lập… là những thách thức hiện hữu. Ngoài ra, thiếu vắng triết lý, mô hình phát triển buộc phải hành động kiểu ‘thử – sai’ hay kiểu ‘dò đá qua sông’ sẽ không mang tính thuyết phục nếu không mang lại các kết quả hiệu quả cụ thể như tăng GDP nói ở trên…
Khả năng thích ứng và thay đổi
VN: Lãnh đạo sai nên kinh tế không như ý?
SkyViet: Đảng không làm thay mà làm luôn?
Đường lối bảo thủ sẽ cản trở đổi mới?
Giáo sư Francis Fukuyama, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về chính trị và thể chế, từng viết: “Mọi xã hội, chuyên chế hay dân chủ, đều suy tàn theo thời gian. Vấn đề thực sự là khả năng thích ứng và cuối cùng là thay đổi chính mình.”
Ngày 28 tháng 12 tại phiên họp cuối năm 2017 của Chính phủ, theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu ý kiến. Sự kiện này gây sự chú ý từ công luận và giới quan sát. Một mặt, Đảng thể hiện vị trí lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện. Mặt khác, sự điều hành của Chính phủ, trong đó lĩnh vực kinh tế là một ưu tiên của Đảng. Có ý kiến bình luận rằng cách thể hiện này chưa có tiền lệ, tuy nhiên bài học từ nhiệm kỳ trước sự phân quyền ‘quá mức’ cho Chính phủ có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của Đảng sẽ gây tổn hại cho chế độ. Song cách hiểu đúng là: Đảng cộng sản có thể duy trì quyền lực với cam kết thúc đẩy phát triển kinh tế, và Việt Nam có thể hiện đại hóa dưới một chế độ độc đảng mạnh.
Câu hỏi tiếp theo đích của cải cách là gì? Liệu có mô hình phát triển nào có thể tham chiếu?PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Do trình độ phát triển thấp, lại vừa ra khỏi ‘bất ổn kinh tế vĩ mô’, nên tiềm năng cải cách trong khuôn khổ chuyên chế hiện nay vẫn còn. Cải tạo nông nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, hội nhập kinh tế quốc tế, xúc tiến thương mại và đầu tư, điều chỉnh chính sách an sinh xã hội … là những cải cách vẫn sẽ tạo ra nhiều lợi ích mới và nhận được sự ủng hộ rộng rãi.
Chính phủ cũng đang thuận lợi khi thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, loại bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, kể cả doanh nghiệp quốc phòng, tích tụ và tư hữu hóa đất đai, công sản, thêm quyền cho Quốc hội trong các vấn đề tài khóa, và thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập tương đối…
Tuy nhiên, tiếp tục thực hiện các cải cách trên cũng với thời gian sẽ đồng nghĩa với việc đe dọa đến quyền lực của Đảng, điều mà chế độ hiện tại không sẵn lòng chấp nhận. Đây là mâu thuẫn chủ yếu của cải cách trong cái gọi là thể chế ‘lai’ – Độc đảng toàn trị với kinh tế thị trường.
Vậy câu hỏi tiếp theo đích của cải cách là gì? Liệu có mô hình phát triển nào có thể tham chiếu?
Trước hết, nước láng giềng Trung Quốc có thể chế tương đồng.
Cố lãnh đạo Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình với triết lý ‘chủ nghĩa độc tài kiến tạo phát triển’ đã thực hiện chính sách ‘mèo trắng, mèo đen’ vô cùng thực dụng để thúc đẩy tăng trưởng với thể chế toàn trị. Vào cuối thập niên 1980, khi tiến độ cải cách chậm chạp, đã có đề xuất khả năng cải tổ cấp tiến về hệ thống chính trị rằng phát triển hướng tới hiện đại hóa cần phải lồng vào một số nguyên tắc dân chủ và pháp quyền, Đặng đã ngay lập tức dập tắt sáng kiến này và cho rằng hiện đại hóa để thành công cần tập trung quyền lực trong tay một đảng.
Các nhà phân tích cho rằng triết lý trị quốc của Đặng Tiểu Bình đã không tính đến khả năng quyền lực vượt ra ngoài tầm kiểm soát, tha hóa và dung dưỡng lòng tham trong tầng lớp tinh hoa thống trị. Vận dụng công cụ thị trường đã tạo điều kiện cho sáng tạo cá nhân và khả năng kinh doanh, cải cách kinh tế dẫn đến sự phát triển chưa từng thấy trong lịch sử, đưa hàng triệu người Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo. Nhưng việc thiếu đi cải tổ chính trị có nghĩa rằng không có gì ngăn cản tầng lớp lãnh đạo khỏi việc phân chia không đồng đều miếng bánh của cải mới này.
Liệu Đảng có thể tự kiểm soát quyền lực?
Ý kiến về chỉ thị đảm bảo tăng trưởng 6,7% ở VN
‘Vì sao lãnh đạo VN chọn ông Phúc?’
Bí mật thực sự của thiên tài chính trị Lý Quang Diệu không nằm ở việc áp dụng các hành động đàn áp, mà tiến hành các vụ kiện chống lại truyền thông hoặc các đối thủ chính trị của mìnhPGS. TS. Phạm Quý Thọ
Đương kim Tổng bí thư Tập Cận Bình ‘nâng tầm’ triết lý trên thành tư tưởng ‘chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới’ mang dáng dấp ‘dân tộc chủ nghĩa’, dựa trên lý thuyết ‘chủ quyền quốc gia’, bằng cách tập trung quyền lực tối đa để trở thành lãnh tụ quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Liệu ông có thể giải quyết những mâu thuẫn không tránh khỏi của thể chế toàn trị bằng quyền lực tối thượng?
‘Mô hình Singapore’ được cho là thực dụng đã thành công.
Nó gắn liền với vai trò to lớn của cố thủ tướng Lý Quang Diệu – người ‘dám’ thách thức những tư tưởng quen thuộc và không thỏa hiệp với những lý thuyết giáo điều. Ông kiên định chấp nhận và thích ứng hoàn cảnh khó khăn trong một thế giới luôn thay đổi. Ông cầu thị nhưng độc lập và quyết đoán.
Ông có cách tiếp cận thực dụng, đôi khi, dường như đi ngược lại những nguyên tắc thông thường. Ông từng nói: “Chúng ta phải sống trong một thế giới như nó vốn có, không phải thế giới mà chúng ta muốn có”. Ông tin rằng việc duy trì lập trường thực dụng đã đảm bảo sự tồn tại cho Singapore lẫn sự phát triển như ngày hôm nay và nhấn mạnh rằng công thức, ‘bí quyết’ thành công của Singapore là liên tục học hỏi cách giải quyết mọi việc, làm thế nào để mọi thứ ngày một tốt hơn. “Nếu một lý thuyết mang ra thử nghiệm không hiệu quả, hoặc kết quả tồi, tôi sẽ không mất thời gian và tài nguyên vào nó nữa” – Ông nhấn mạnh.
Liệu sẽ quyết tâm?
Trong thời gian 31 năm cầm quyền, ông Lý đã tạo nên một bộ máy chính quyền độc nhất, cân bằng ‘tinh tế’ giữa chế độ chuyên chế với dân chủ và giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước với thị trường tự do.
Bí mật thực sự của thiên tài chính trị Lý Quang Diệu không nằm ở việc áp dụng các hành động đàn áp, mà tiến hành các vụ kiện chống lại truyền thông hoặc các đối thủ chính trị của mình. Hơn thế, ông đề cao việc sử dụng thể chế dân chủ và pháp quyền để kiềm chế sự tham lam của giới tinh hoa cầm quyền ở đất nước mình. Singapore cho phép các đảng đối lập tham gia các cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh và tự do để tạo cơ chế chính trị tự thực thi và có trách nhiệm giải trình…
Đó là điểm khác biết giữa hai mô hình phát triển ‘gần gũi’ với Việt Nam.
Khác với người tiền nhiệm giải tán Ban cố vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành lập Tổ tư vấn kinh tếPGS. TS. Phạm Quý Thọ
Học theo ‘Mô hình Singapore’ sẽ giúp Việt Nam đạt được những tiến bộ to lớn và trở thành một xã hội nhân đạo và cởi mở hơn, với một tương lai tươi sáng hơn. Được biết khi còn sống cố thủ tướng Lý Quang Diệu được các lãnh đạo Việt Nam mời đến để chia sẻ kinh nghiệm. Ông từng khuyên không nên sa vào ý thức hệ chủ nghĩa xã hội giáo điều. Đáng buồn thay, chia sẻ của ông chỉ là cơ hội bị bỏ lỡ. Dù sao cũng nên hy vọng trong cải cách lần này ‘Mô hình Singapore’ ở Việt Nam ít nhất được tham khảo là trong tương lai gần.
Để kết thúc bài viết, quay lại với thực tế Việt Nam bằng một sự kiện vừa diễn ra.
Khác với người tiền nhiệm giải tán Ban cố vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành lập Tổ tư vấn kinh tế.
Trong buổi làm việc cuối năm 2017 với các thành viên, ông cho rằng đây là kênh quan trọng để sử dụng những kiến thức, trí tuệ vào điều hành và yêu cầu, ngoài việc làm tốt vai trò tư vấn, phản biện, đánh giá chính sách, cần có giải pháp cho các vấn đề thiết thực, cốt lõi, “Cái mà người ta nói là ‘trên nóng, dưới lạnh’, quý vị tư vấn, hiến kế cho Thủ tướng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở để các bộ ngành chủ động vào cuộc, chuyển động mạnh mẽ hơn. Công cụ gì, thể chế nào, chế tài gì phù hợp để cả hệ thống chúng ta, một bộ máy hành chính hiệu lực, hiệu quả thực sự, có vai trò kiến tạo phát triển và phục vụ nhân dân.”
Liệu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tạo nên sự khác biệt với các hành động quyết tâm, nhiệt huyết thúc đẩy chính phủ kiến tạo với chính sách thực dụng?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một chuyên gia về chính sách công, gửi cho BBC từ Học viện Chính sách & Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42556042
Nơi ‘dư luận viên’ tung hoành trên mạng xã hội
“Tôi từng dành cả ngày trước máy tính, từ sáng sớm,” Pedro, chàng trai 21 tuổi từ thành phố Vitoria nằm ở phía đông nam Brazil.
“Tôi đăng ảnh, viết về một ngày của mình, kết bạn. Và rồi tôi sẽ nêu ý kiến về một số chính trị gia, đặc biệt khi diễn ra các màn tranh luận của các ứng viên trên ti vi.”
Có thể những điều này nghe không giống một ngày bình thường của các thanh niên sử dụng mạng xã hội, nhưng Pedro (không phải tên thật) thực chất đang miêu tả thời gian mình là một “người máy”, được trả tiền để sử dụng các tài khoản giả trên mạng xã hội nhằm làm ảnh hưởng ý kiến của công chúng.
Ba năm trước, trong thời gian nóng diễn ra chiến dịch tổng tuyển cử, Pedro cho biết anh làm việc ở một công ty truyền thông tại Rio với khách hàng là những chính trị gia hàng đầu.
Truyền thông quốc tế nói về ‘Lực lượng 47’
Diễn đàn Internet Việt Nam đầu tiên bàn về những gì?
WeChat, Weibo và Baidu bị điều tra tại TQ
Anh nói rằng với khoảng 360USD mỗi tháng, anh sử dụng 20 tài khoản giả trên Facebook và Twitter để tạo danh tiếng cho các khách hàng của công ty.
BBC Brasil đã có cuộc trò chuyện với Pedro trong một cuộc điều tra về việc sử dụng tài khoản mạng xã hội giả trong cuộc tổng tuyển cử năm 2014 ở nước này.
Không có chứng cứ nào cho thấy các tài khoản này có ảnh hưởng đến kết quả, và thậm chí các ứng viên cũng không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng cuộc điều tra đã cho thấy một biện pháp mới được sử dụng trên chính trường Brazil.
Tạo ảnh hưởng trên mạng xã hội để kiếm tiền có dễ?
Việt Nam và tham vọng ‘có Facebook’ nội địa
Tin ‘phá hoại của Nga’ đến tay 126 triệu người dùng FB Mỹ
“Mọi thứ đều được kiểm soát”
Câu chuyện của Pedro cũng giống 3 thanh niên khác, cũng là các “nhà hoạt động” mạng xã hội trong chiến dịch 2014.
“Mọi thứ đều được kiểm soát. Nếu tôi online mà không đăng phản hồi, tôi có thể bị kỉ luật. Vì vậy mỗi lần đi vệ sinh tôi cũng phải báo với cấp trên.”
Khi bắt đầu công việc, họ nhận một danh sách lý lịch giả cùng ảnh và thông tin cá nhân cơ bản.
Nhiệm vụ đầu tiên của họ là dành hàng tháng trời để xây dựng hay “kích hoạt” các tài khoản này, đăng tải các cấu chuyện hàng này để cho thấy họ là người thật.
Sau một thời gian, các nhà hoạt động sẽ bắt đầu nói chuyện chính trị.
Và dần dần họ sẽ bắt đầu tương tác với nhau và với người thật, xây dựng mạng lưới bạn bè.
Google và YouTube đặt máy chủ ở đâu?
Đức: TQ ‘lập LinkedIn ảo nhử quan chức EU’
Facebook nói gì về vụ VN ‘chặn thông tin xấu’?
WeChat nói không ‘lưu nội dung’ trao đổi
Các nhà hoạt động thường sử dụng phần mềm quản lý mạng xã hội Hootsuite, để quản lý nhiều tài khoản một lúc.
Họ sẽ ca ngợi bất kì chính trị gia nào trả tiền để được ủng hộ, công kích các đối thủ và đôi khi cùng các tài khoản giả khác tạo nên các chủ đề thành trào lưu.
“Chúng tôi có thể chiến thắng [tranh luận] với sự ủng hộ lớn, vì chúng tôi bình luận quá nhiều so với những gì công chúng có thể phản đối,” một nhà hoạt động nói với BBC Brasil. “Hoặc chúng tôi có thể động viên những người thật – những nhà hoạt động thật chiến đấu cho chúng tôi.”
Bức ảnh người phụ nữ đã qua đời
Việc sử dụng thông tin cá nhân và các bài viết phi chính trị giúp các tài khoản khó bị phát hiện hơn vì nó không giống những mẫu tự động mà các mạng xã hội sử dụng để tìm tài khoản giả.
Những người sở hữu tài khoản như thế này được gọi là “người máy” vì có sự pha trộn giữa các bài tự động và các bài viết thật.
Cuộc điều tra của BBC Brasil đã phát hiện ít nhất 100 tài khoản ảo trên Twitter và Facebook được sử dụng trong thời kì diễn ra cuộc bầu cử năm 2014.
Tất cả đều sử dụng ảnh lấy cắp từ các website báo chí và các trang mạng xã hội hiện có.
BBC Brasil đã tìm ra khá nhiều trong số đó. Một ảnh đại diện là hình ảnh nạn nhân nữ đã bị sát hại được đăng trên báo chí địa phương. Một tài khoản khác lại sử dụng hình ảnh của diễn viên nổi tiếng tại Hy Lạp.
Một số hình ảnh được thay đổi bằng máy tính để khó bị phát hiện. Đây là trường hợp của bức ảnh bị đánh cắp từ tài khoản của nhà báo André Moragas từ Rio, được dùng trên tài khoản giả của “Jonh Azevedo”.
Tài khoản của Jonh được lập năm 2012 và trong vài năm chỉ đăng thông tin cá nhân.
“Con trai vừa hoàn thành một học kỳ nữa tại trường đại học!”, một bài viết ghi. “Rất tự hào!”
Chiến lược dài hơi
Khi xảy ra cuộc bầu cử Tổng thống năm 2014, tài khoản “Jonh Azevedo” bắt đầu trở nên chính trị hóa, đăng những thông tin ủng hộ một ứng viên đối lập.
“Tôi nghĩ họ đã nuôi một tài khoản giả và để nó trưởng thành,” André Moragas, người có ảnh bị sử dụng cho tài khoản “Jonh” nói.
“Người này không chỉ mới xuất hiện ngày hôm qua, mà từ 5 năm trước, kết nối với mọi người và thu thập người ủng hộ.”
Cuối cùng thì Jonh Azevedo bị lộ vì những người dùng Twitter khác cảm thấy nghi ngờ trước phong cách lặp đi lặp lại của anh ta. Họ báo cáo rằng tài khoản này đã đăng duy nhất một câu nói – “Cần phải nghỉ ngơi” – 20 lần trong vòng 2 tháng.
Một số tài khoản còn được “tái chế”.
BBC Brasil tìm thấy tài khoản “Fernanda Lucci”, xuất hiện trên 3 cuộc hội thoại khác nhau trong 3 thời điểm năm 2014, ủng hộ 3 ứng viên khác nhau.
“Ngây thơ”
Khi nhìn lại, 4 nhà hoạt động có những cảm xúc khác nhau về công việc họ đã làm.
“Khi đó tôi đã có một chút ngây thơ,” một người phụ nữ nói với BBC Brasil. “Tôi có truy cập hạn chế với các tài khoản và không thể kiểm tra chúng.”
Nhưng một người khác không hối hận.
“Bạn chỉ là một người đeo mặt nạ là một người khác,” anh nói. “Các phản hồi mạnh mẽ, tương tác tốt. Bạn cảm thấy mình đã thật sự tạo nên sự khác biệt cho chiến dịch.”
Rất nhiều tài khoản giả được BBC Brasil phát hiện đã ngừng hoạt động từ cuộc bầu cử 2014.
Thử thách mới cho YouTube và Facebook?
Vì sao Internet Trung Quốc vượt phương Tây?
Tổng thống Peru tuyên bố không từ chức
Cựu tổng thống Brazil bị thẩm vấn
Tordesillas, nơi thế giới bị xẻ làm đôi
Cả Twitter và Facebook nói với BBC rằng họ đang tiếp tục tìm kiếm, ngăn chặn và xóa bỏ các tài khoản giả.
Công việc này có thể sẽ khó khăn hơn nữa vào năm sau khi người dân Brazil lại chuẩn bị một cuộc bầu cử mới.
Facebook đã xóa hàng chục ngàn tài khoản giả tại Pháp mà Đức trước kì bầu cử ở cả hai nước trong năm nay, và họ cho biết biện pháp tương tự cũng đang được cân nhắc đối với Brazil.
Chiến dịch năm 2018 được cho là sẽ căng thẳng hơn 4 năm trước, và với “tin giả” và các “nhà máy troll” (tên gọi các công ty trả tiền cho nhân viên sử dụng tài khoản mạng xã hội giả) ngày càng phổ biến trên thế giới, tất cả mọi người sẽ nhắm mắt trước vai trò của mạng xã hội.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42554437
Đan viện Thiên An
phản đối Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên-Huế
Hôm 31 tháng 12 năm 2017 các Đan sĩ đan viện Thiên An đã gửi thư phản đối đến UBND Thừa Thiên Huế về văn bản có lời lẽ bị cho là vu cáo, nhục mạ Bề Trên Đan viện – Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức.
Trong thư phản đối, các linh mục đã và đang sống, làm việc chung với Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức cho rằng, việc xây dựng công trình tôn giáo trong nội vi Đan viện – trên khu đất 107 hecta tại thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An từ những năm 1940 – được thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật.
Các linh mục cũng cho rằng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm thay chức năng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa Án, khi không có bằng chứng mà kết tội Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức có hành vi vi phạm pháp luật.
Cũng trong thư phản đối các Đan sĩ đan viện Thiên An lên án hành vi lạm quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Đan viện, khi các quan chức Thừa Thiên Huế có lời đề nghị không tiếp tục bổ nhiệm Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức làm Bề trên Đan viện Thiên An và thuyên chuyển Linh mục Antôn ra ngoài địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cuối thư phản đối, các Đan sĩ đan viện Thiên An yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh các quan chức UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật; can thiệp vào công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo; xúc phạm nhân phẩm của Linh mục Bề Trên Antôn Nguyễn Văn Đức và xúi giục người khác vi phạm pháp luật.
Đan viện Thiên An, ở xã Thủy Bằng, bị chính quyền Thừa Thiên-Huế trưng thu 49 héc-ta đất rừng thông để xây dựng khu du lịch từ năm 1998. Đan viện Thiên An nhận thấy việc thu hồi 49 héc-ta đất có nhiều khuất tất và đã tiến hành khiếu nại, khiếu kiện từ cấp địa phương lên đến trung ương. Nhưng việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài gần 2 thập niên vẫn không được giải quyết.
Trước những dấu hiện cho thấy chính quyền địa phương rắp tâm muốn lấy thêm phần đất còn lại trong tổng thể 107 héc-ta của Đan viện để bán cho doanh nghiệp nước ngoài, Đan viện Thiên An quyết định tranh đấu không để mất phần đất (rừng thông) còn lại nên tức tốc chỉnh trang lại vườn tược, ủi đường, đào mương, xây nhà, phục hồi lại đập nước đã được xây từ năm 1958.
Đan viện Thiên An cũng ba lần cho dựng Thập Tự giá trong khỏang thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Tuy nhiên cả ba lần đều bị công an, an ninh và côn đồ đập phá. Lần đập phá thánh giá và hành hung các tu sĩ của Đan viện Thiên An mới nhất xảy ra trong hai ngày 28 và 29 tháng Sáu 2017.
BOT Ninh An lại xả trạm sang ngày thứ 3
Trạm thu phí Ninh An, thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà phải tiếp tục xả trạm 6 lần trong buổi sáng ngày 3/1/2018.
Sự việc xảy ra từ 8h30 sáng khi nhiều tài xế không chịu đóng tiền phí qua trạm, thậm chí có tài xế đóng cửa xe rồi bỏ đi, khiến giao thông bị ùn tắc.
Theo các tài xế, họ thực hiện điều này nhằm yêu cầu trạm thu phí Ninh An phải miễn phí vé qua trạm cho các loại xe đến từ các xã, phường ở thị xã Ninh Hoà. Từ ngày 1/12/2017, BOT Ninh An đã miễn vé qua trạm cho các loại xe ở 3 xã gồm Ninh Lộc, Ninh Quang và phường Ninh Hà thuộc thị xã Ninh Hoà. Tuy nhiên các xe ở xã khác khi qua BOT Ninh An vẫn phải trả phí.
Sự việc tương tự cũng xảy ra vào sáng ngày hôm qua, 2/1/2018, BOT Ninh An đã phải xả trạm hai lần vì tài xế dừng xe ngay trước cửa trạm yêu cầu miễn giảm giá vé.
Cũng tại BOT Ninh An, ngày 1/1, trạm này buộc phải xả trạm vì tài xế dùng tiền lẻ để mua vé.
Đại diện phòng CSGT, công an tỉnh Khánh Hoà cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng lập hồ sơ xử lý theo định pháp luật đối với những tài xế đã cố tình không di chuyển xe, gây ùn tắc giao thông ở BOT Ninh An.
Thủ tướng Việt Nam không giữ lời
liên quan sai phạm của Formosa?
Hòa Ái, phóng viên RFA
Thảm họa môi trường biển miền Trung xảy ra hồi đầu tháng 4 năm 2016, do nhà máy thép Formosa thải độc tố ra biển và đến giữa năm 2017, cơ quan chức năng Việt Nam tuyên bố nước biển khu vực nhiễm độc đã an toàn tuyệt đối cũng như đời sống của người dân bị ảnh hưởng ở 4 tỉnh Bắc miền Trung được ổn định. Tuy nhiên, các nạn nhân cùng dư luận khẳng định hậu quả của thảm họa môi trường Formosa vẫn còn đó.
Vẫn chưa nhận được bồi thường
“Từ ngày biển chết đến giờ tiền không có. Bây giờ nhiều người bỏ quê đi hết, không ai muốn ở lại vì quê hương không có việc gì làm hết.”
“Nói chung tính theo tuổi mà kê khai để được đền bù. Nhưng khi tiền đền bù về thì không một ai tuổi từ 15 đến 18, 19 nằm trong danh sách được nhận bồi thường.”
Trên đây là một vài chia sẻ của các nạn nhận bởi thảm họa môi trường biển do nhà máy thép Formosa gây ra.
Mặc dù vào cuối tháng 8 năm 2017, Nhà nước Việt Nam cho biết đã chi trả được 95% tổng số tiền đền bù thiệt hại đến các nạn nhân ở 4 tỉnh, bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế và đời sống của người dân tại khu vực biển Bắc Trung Bộ bị ảnh hưởng bởi thảm họa Formosa về cơ bản đã được ổn định; thế nhưng, hầu hết những người dân địa phương ở khu vực này mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc trong những ngày cuối năm 2017 đều nói rằng cuộc sống của họ rất vất vả và vẫn còn rất nhiều người chưa nhận được tiền bồi thường.
Từ ngày biển chết đến giờ tiền không có. Bây giờ nhiều người bỏ quê đi hết, không ai muốn ở lại vì quê hương không có việc gì làm hết
-Nạn nhân thảm họa Formosa
Những ngư dân tiếp tục bám trụ vào nghề biển than thở việc đánh bắt rất thất thường, nhiều khi đánh bắt về đem bán mà không được hòa vốn. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hải sản bị phá sản vì không được Chính phủ hỗ trợ theo như lời kêu gọi thu mua hải sản ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra và đã không tiêu thụ được trong thời gian dài. Các dịch vụ du lịch vẫn ế ẩm và hằng chục ngàn lao động vẫn không có việc làm. Nhiều gia đình phải dắt díu, bồng bế con thơ tha phương tìm kế sinh nhai.
Tha phương cầu thực
Tỉnh Hà Tĩnh, nơi tâm điểm xảy ra sự cố môi trường biển Formosa hồi tháng 4 năm 2016, được Tổng cục Thống kê Việt Nam ghi nhận có số lượng xuất khẩu lao động gia tăng đáng kể, theo chính sách do Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn cùng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đề ra nhằm cố gắng tạo cơ hội cho mỗi hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa có một người đi xuất khẩu lao động, để giúp cho gia đình ổn định cuộc sống tốt hơn.
Song song đó là chương trình hỗ trợ chuyển đổi sang nghề chăn nuôi và trồng trọt tại quê nhà. Một số ngư dân chia sẻ với RFA rằng những làng ven biển thì không có đất để trồng trọt hay chăn nuôi, vả lại để bắt đầu học hỏi kiến thức chuyển đổi ngành nghề ở tuổi đời không còn trẻ không phải là điều dễ dàng. Một ngư dân ở Quảng Bình cho biết chương trình chuyển đổi nghề không khả thi tại địa phương:
“Chuyển qua chăn nuôi, trồng trọt mà địa bàn Quảng Bình toàn là cát sa mạc, cho nên cái này là vô vọng lắm.”
Thưa kiện Formosa bị đàn áp
Còn số phận của các nạn nhân quyết định khởi kiện nhà máy Formosa đòi được bồi thường thiệt hại bị rơi vào hoàn cảnh khốn cùng hơn. Hàng trăm giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc và Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An bị chính quyền ngăn cản, đàn áp, đánh đập khi họ đang trên đường đến Tòa án thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện vào ngày 14 tháng 2 năm 2017. Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố vụ án đối với vụ việc hàng ngàn người dân, ở huyện Lộc Hà, hồi đầu tháng 4 năm ngoái tập trung biểu tình tại Ủy ban Nhân dân huyện để yêu cầu được giải quyết việc đền bù sau một năm sự cố Formosa xảy ra. Trong cùng thời điểm đầu tháng 4 năm 2017, hàng trăm người dân mang theo ngư cụ ra chặn Quốc lộ 1A tại khu vực xã Kỳ Nam, đòi bồi thường thiệt hại do thảm họa môi trường Formosa cũng bị khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng.
Người dân, ngư dân ở Nghệ An đã từng làm đơn đi khởi kiện… chỉ nhận lại được sự căm thù và sự trả thù hèn hạ của nhà cầm quyền mà thôi; bằng các hình thức đàn áp, xuyên tạc, vu khống đủ mọi điều và nhất là dùng các côn đồ lập ra ‘Hội Cờ Đỏ’ để trấn áp người dân và giáo dân là những người đi đệ đơn khởi kiện Formosa và đòi Formosa bồi thường
-Linh mục An-tôn Đặng Hữu Nam
Linh mục An-tôn Đặng Hữu Nam, thuộc Giáo phận Vinh vào tối ngày 2 tháng Giêng năm 2018 nói với RFA về hậu quả mà giáo dân đi khởi kiện Formosa bị nhận lãnh trong năm qua:
“Người dân, ngư dân ở Nghệ An đã từng làm đơn đi khởi kiện, đã từng yêu cầu bồi thường, đã từng kêu cứu lên Quốc hội và Chính phủ thì chỉ nhận lại được sự căm thù và sự trả thù hèn hạ của nhà cầm quyền mà thôi; bằng các hình thức đàn áp, xuyên tạc, vu khống đủ mọi điều và nhất là dùng các côn đồ lập ra ‘Hội Cờ Đỏ’ để trấn áp người dân và giáo dân là những người đi đệ đơn khởi kiện Formosa và đòi Formosa bồi thường.”
Bên cạnh đó, trong năm 2017, các nhà hoạt động vì môi trường còn bị chính quyền truy nã, bắt giữ và cầm tù do họ tích cực đưa tin liên quan đến hậu quả của thảm họa Formosa. Họ là Bạch Hồng Quyền, Hoàng Đức Bình, Trần Thị Xuân và Nguyễn Văn Hóa.
Thủ tướng không giữ lời
Vào hạ tuần tháng 6 năm 2017, Tổng cục Môi trường, thuộc Bộ Tài nguyên-Môi trường Việt Nam công bố rằng nước biển tại bốn tỉnh miền Trung gánh chịu thảm họa Formosa đã an toàn tuyệt đối, có thể tắm biển và nuôi trồng hải sản. Tuy nhiên, thông tin này không mang lại niềm phấn khởi nào cho dân chúng địa phương 4 tỉnh Bắc Trung Bộ cũng như các nhà khoa học ở trong nước. Ngay sau khi Tổng cục Môi trường công bố như vừa nêu, Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên trưởng Viện Khoa học – Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét công bố của Tổng cục Môi trường chưa thật là cẩn trọng vì chưa đủ mẫu hay đủ số liệu để chứng tỏ rằng đã thật sự an toàn từ 20 km trở vào ven biển. Giáo sư Lê Huy Bá lý giải rằng trầm tích kim loại nặng ở tầng đáy rất khó khắc phục và khả năng tự làm sạch của biển đối với kim loại nặng là rất khó.
Tiến sĩ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cũng từng lên tiếng khẳng định:
“Vùng biển Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi nhưng cũng không thể chỉ vài năm là được. Ít nhất cũng phải chục năm, không thì 20-30 năm và thậm chí có thể lâu hơn nữa.”
Về phía người dân địa phương 4 tỉnh Bắc miền Trung thì đa số chia sẻ với chúng tôi rằng họ mong muốn biển được trở lại như xưa vì bao đời nay họ đã gắn bó với biển và mưu sinh cũng dính liền với nghề biển. Nhưng dường như, mỗi ngư dân trao đổi với RFA đều kết thúc với nỗi niềm lo lắng trong cuộc sống hiện tại rằng “Nói chung thì mọi thứ đều là con số 0”.
Vùng biển Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi nhưng cũng không thể chỉ vài năm là được. Ít nhất cũng phải chục năm, không thì 20-30 năm và thậm chí có thể lâu hơn nữa
-Tiến sĩ Nguyễn Tác An
Thông tin mới nhất liên quan nhà máy Formosa là Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, vào trung tuần tháng 12 năm 2017, ra quyết định phạt hành chính 560 triệu đồng đối với sai phạm của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa đã chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp có số lượng 100 ngàn kg trái với quy định về bảo vệ môi trường.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận không chỉ các nạn nhân bởi thảm họa môi trường biển Fomosa mà cả dư luận trong ngoài nước cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không giữ lời khi ông tuyên bố ngay sau khi thảm họa Formosa xảy ra rằng “Chính phủ theo dõi sát sao hoạt động của Formosa Hà Tĩnh và sẽ đóng cửa nếu họ tái phạm”, và được chính Thủ tướng nhắc lại tại buổi làm việc với Formosa và chính quyền Hà Tĩnh hồi cuối tháng 7 năm 2017.
Chuyên gia:
Đề xuất tăng thuế 2018 không có ‘giải trình thỏa đáng’
Bộ Tài chính Việt Nam sắp trình đề xuất tăng một số loại thuế lên Thủ tướng, rồi sau đó đề xuất sẽ được trình lên quốc hội trong năm 2018, theo báo chí Việt Nam.
Trong số những báo lớn, một bài trên tờ Tiền Phong gọi nhiều sửa đổi về thuế là tăng “theo hướng tận thu”, trong khi tờ Lao Động có bài bình luận đưa ra lời kêu gọi nhà nước “hãy khoan thư sức dân”.
Tin trên truyền thông trong nước trong ngày đầu năm 2018 cho hay Dự thảo Luật sửa đổi các luật về thuế do Bộ Tài chính soạn đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Tiếp đến, Thủ tướng Việt Nam sẽ xem xét dự thảo và trình Quốc hội trong năm nay.
Trong số các đề xuất, nhận được nhiều chú ý là dự kiến tăng dần dần thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% lên 12% trong năm 2018 và 2019, do thuế này có tác động trên diện rộng và đến hầu hết mọi người.
Bên cạnh đó, dư luận và các chuyên gia cũng rất quan tâm đến các đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào nước ngọt, đánh thuế thu nhập vào tiền lãi từ gửi tiết kiệm, việc phân chia lại khung thuế thu nhập, hay tăng khung thuế môi trường với xăng dầu.
Đó là những hạng mục gây nhiều tranh cãi dù mới chỉ ở dạng dự thảo, theo báo chí Việt Nam. Báo Tiền Phong nói “nhiều chuyện gia không đồng tình” với các đề xuất đó, song Bộ Tài chính vẫn nêu ra.
… tôi chưa được thuyết phục khi Bộ Tài chính đưa ra những lý do như phải tăng cường ngân sách, hay phải phù hợp với thuế xuất của nhiều quốc gia chung quanh. Bộ Tài chính nói tại một vài quốc gia Âu châu, thuế giá trị gia tăng lên đến 20%, 30%, trong khi ở Việt Nam mới có 10% thôi, hãy còn thấp. Tôi nghĩ rằng những giải trình như thế không thỏa đáng.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu
Tờ báo nói Bộ Tài chính đã lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia và người dân để soạn ra dự thảo hiện nay, với những giải trình thêm về một số mục. Nhưng báo Tiền Phong dẫn lời thành viên tổ thẩm định cho rằng Bộ Tài chính “chưa đưa ra đầy đủ” các đánh giá tác động về sửa đổi các sắc thuế với ngân sách và xã hội.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, người dự họp nhiều cơ quan nhà nước Việt Nam để góp ý về chính sách, nói với VOA ông thấy “không hài lòng về việc cứ đòi tăng thuế”. Chuyên gia tài chính này chỉ ra rằng dự thảo có nhiều điểm khó được sự đồng tình từ xã hội:
“Trong một buổi họp với Bộ Tài chính, chính tôi cũng nêu ra là tôi chưa được thuyết phục khi Bộ Tài chính đưa ra những lý do như phải tăng cường ngân sách, hay phải phù hợp với thuế xuất của nhiều quốc gia chung quanh. Bộ Tài chính nói tại một vài quốc gia Âu châu, thuế giá trị gia tăng lên đến 20%, 30%, trong khi ở Việt Nam mới có 10% thôi, hãy còn thấp. Tôi nghĩ rằng những giải trình như thế không thỏa đáng”.
Ông Nguyễn Trí Hiếu, với 30 năm kinh nghiệm ở Mỹ và 8 năm ở Việt Nam, đề nghị rằng Bộ Tài chính cần đưa ra giải trình cụ thể và thích đáng hơn về việc tăng thuế sẽ đóng góp thêm cho ngân sách bao nhiêu, và ngược lại chính phủ sẽ giảm chi phí bằng cách nào, các hoạt động chống tham nhũng, rà soát đầu tư công có mối liên quan và tác động ra sao.
Quan điểm này của chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu trùng với một ý kiến trong bài bình luận của báo Lao Động. Tờ báo nói rằng việc điều chỉnh thuế thông qua sửa đổi luật có “ảnh hưởng gần như toàn bộ nền kinh tế”, nhưng một số việc cần thiết tối thiểu như “đánh giá tác động” của việc tăng thuế với thu ngân sách, hay những tác động đến sản xuất, tiêu dùng, đến sức khỏe nền kinh tế nói chung “vẫn chưa được đưa ra đầy đủ”.
… không phải là mỗi lần chính phủ cần thêm tiền mà Bộ Tài chính lại đè người dân ra mà thu thuế. Nhưng mà chính phủ cần phải có biện pháp khác nữa, trong đó có giảm các chi phí thường xuyên, phải giảm cả chi phí đầu tư, trong đó có những đầu tư lãng phí. Và một mặt khác, những cái tham nhũng nếu bây giờ bài trừ nó, tiêu diệt nó thì nó sẽ có thể giảm chi phí cho chính phủ bao nhiêu?
Tiễn sĩ Nguyễn Chí Hiếu
Theo chuyên gia Nguyễn Chí Hiếu, Việt Nam đang ở trong một tình huống khó xoay sở khi đất nước đang tăng trưởng ở mức khá nhanh, với GDP tăng hơn 6,8% năm 2017, và cũng đồng thời cần nhiều chi phí để chính phủ hoạt động và đầu tư.
Để đáp ứng các chi phí này, phương án dễ được tính đến nhất là tăng thuế, tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng chính phủ cần phải cân bằng với một số biện pháp khác:
“Chúng ta cũng hiểu quan điểm của người dân là họ cảm thấy gánh nặng thuế càng ngày càng nhiều. Cái bài toán của chính phủ Việt Nam không phải chỉ là tăng thuế. Không phải là bội chi ngân sách, không phải là mỗi lần chính phủ cần thêm tiền mà Bộ Tài chính lại đè người dân ra mà thu thuế. Nhưng mà chính phủ cần phải có biện pháp khác nữa, trong đó có giảm các chi phí thường xuyên, phải giảm cả chi phí đầu tư, trong đó có những đầu tư lãng phí. Và một mặt khác, những cái tham nhũng nếu bây giờ bài trừ nó, tiêu diệt nó thì nó sẽ có thể giảm chi phí cho chính phủ bao nhiêu?”
Một báo cáo do Ngân hàng Thế giới công bố nói về chi tiêu công của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 cho thấy bội chi ngân sách bình quân là 5,6% GDP/năm. Điều này đem lại hệ quả là nợ công tăng mạnh từ 51,7% GDP năm 2010 lên 61% GDP năm 2015, tương đương gần 118 tỉ đôla.
Báo chí Việt Nam ngày 3/1 cho hay đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính nhận được “sự đồng tình” của Bộ Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư “lo ngại” rằng chính sách thuế như vậy “chưa tính đến” việc phải tạo động lực cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp.
Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh dẫn lời Bộ KH và ĐT nói: “Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, việc tăng thuế suất thuế VAT lên 12% sẽ gây tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP giảm 0,5%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,28%”. Từ các con số trên, Bộ KH và Đầu tư “đề nghị” rằng Bộ Tài chính “cân nhắc việc đề xuất điều chỉnh thuế VAT trong giai đoạn hiện nay”.
Báo chí trong những ngày này cũng trích lời các chuyên gia bày tỏ quan điểm hoặc kêu gọi nhà nước cần “khoan sức dân”, xem đó như là “thượng sách” để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển và phồn thịnh một cách “vững mạnh và bền chắc nhất”.
Kháng thư yêu cầu dỡ bỏ tượng Hồ Chí Minh ở Nhật
Đại diện các cộng đồng người gốc Việt ở nước ngoài, thông qua Ban Thường trực Liên Mạng Người Việt Tự do Toàn cầu, đang lập kháng thư yêu cầu thành phố Mimasaka dỡ bỏ tượng Hồ Chí Minh ra khỏi một viện bảo tàng ở Nhật Bản.
Ông Đỗ Thông Minh, một người gốc Việt sinh sống nhiều năm ở Nhật, nói với VOA:
“Họ đã dựng tượng rồi mình mới biết tin. Mình phản đối để cho họ biết rằng Hồ Chí Minh, như chúng tôi nêu trong thư, chỉ là một tay sai của Đệ Tam Quốc tế, và đã gieo rất nhiều tai hại cho đất nước Việt Nam, thành ra ông đúng là một tội đồ hơn là một người đáng được vinh danh.”
Hồ Chí Minh, như chúng tôi nêu trong thư, chỉ là một tay sai của Đệ Tam Quốc tế, và đã gieo rất nhiều tai hại cho đất nước Việt Nam, thành ra ông đúng là một tội đồ hơn là một người đáng được vinh danh.
Ông Đỗ Thông Minh, cựu sinh viên Việt Nam tại Nhật
Bản Kháng thư đề ngày 29/12/2017 có đoạn:
“Chúng tôi tin rằng nhân dân Nhật Bản không thể đồng tình với những vụ ám sát đối phương, những việc chà đạp nhân quyền, đối xử tàn nhẫn và cầm tù những người bất đồng chánh kiến, những việc mà chế độ CSVN đã làm từ 70 năm nay. Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm về những điều tàn ác đối với nhân dân Việt Nam mà hậu quả còn tồn tại đến ngày nay.”
Ông Nguyễn Quyền Tài, một bác sĩ y khoa làm việc ở bang Florida, người thu thập chữ ký cho kháng thư này, nói với VOA:
“Sau khi tham khảo ý kiến của một số thân hữu, chúng tôi thấy là cần phải lên tiếng phản đối việc này. Nếu đạt sự nhất trí cao của cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới thì chắc chắn rằng sẽ ảnh hưởng đến việc làm mà chúng tôi cho rằng không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân Việt Nam.”
Trước đó, hôm 21/11/2017, ông Đào Việt Trung, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chính thức trao tặng bức tượng “Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi đọc báo” cho đại diện chính quyền và nhân dân thành phố Mimasaka, tỉnh Okayama, Nhật Bản.
Ông Đỗ Thông Minh nói:
“Trong năm ngoái, 2017, chúng tôi cùng với một số người khác khi nghe họ định dựng một tượng ở thủ đô Vienna, Áo, chúng tôi đã phản đối và cuối cùng họ đã hủy bỏ bức tượng. Và trước đó, năm 2016 cũng có một hiện tượng tương tự tại Đức.”
Khác với những nơi đặt tượng Hồ Chí Minh trước đây, thành phố Mimasaka là nơi ông Hồ Chí Minh chưa từng đặt chân đến.
Đầu năm 2017, ông Vũ Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại – UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói với báo Tuổi trẻ:
“Tuy rằng trong lịch sử Bác chưa bao giờ đến Nhật và cũng chưa bao giờ đặt chân đến thành phố đấy, nhưng người Nhật vẫn ủng hộ dự án này và xem đấy là một biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị Nhật – Việt.”
Bác sĩ Tài nói rằng lịch sử Việt Nam có nhiều vị anh hùng dân tộc đáng được vinh danh, không như ông Hồ Chí Minh.
“Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ chú ý đến nguyện vọng của Hội người Việt Tự do khắp nơi trên thế giới, là không muốn có những bức tượng đề cao Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, trong khi chúng ta có những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… cũng có thể được vinh danh. Vì vậy không có một lý do gì để vinh danh ông Hồ, một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, nhất là trong tình huống hiện nay khi có nhiều bất đồng ý kiến giữa đa số nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của ông Hồ Chí Minh.”
Không có một lý do gì để vinh danh ông Hồ, một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, nhất là trong tình huống hiện nay khi có nhiều bất đồng ý kiến giữa đa số nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của ông Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Nguyễn Quyền Tài
Mừng sinh nhật Hồ Chí Minh với tượng đài 118 tỷ đồng
Phong trào xây tượng đài Hồ Chí Minh ở Việt Nam
Theo đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài”, đề án được Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua từ năm 2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam mở rộng triển khai đề án này cả ở những nơi lãnh tụ cộng sản chưa đến nhưng được cho là có “tư tưởng và ảnh hưởng.”
Việt Nam nói đề án này sẽ giúp các nước “hiểu rõ hơn” về tư tưởng và nhân cách Hồ Chí Minh, đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng đề án này sẽ góp phần “gắn kết, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.”
Truyền thông Việt Nam cho biết cho đến nay, tượng đài tưởng niệm ông Hồ Chí Minh có mặt ở khoảng 20 nước, từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ sang tới châu Phi.
https://www.voatiengviet.com/a/khanh-thu-yeu-cau-do-bo-tuong-ho-chi-minh-o-nhat/4190582.html