Tin Việt Nam – 03/11/2020
Nhà đầu tư BOT lại kiến nghị tăng phí
VARSI kiến nghị tăng phí BOT – Lãnh đạo Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ (VARSI), vào ngày 2/11, được truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn lời cho hay Hiệp hội đã kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành nhiều vấn đề tồn tại của các dự án BOT sau khi nhận được ý kiến góp ý của các doanh nghiệp thành viên. Trong đó, mức phí sử dụng đường bộ tại các dự án BOT thời gian qua không được tăng theo lộ trình cam kết làm ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của nhiều dự án.
Chủ tịch VARSI, ông Trần Chủng nói với báo giới rằng Luật PPP mới được Quốc hội thông qua đã có quy định nhà nước chia sẻ rủi ro đối với các dự án mới song chưa làm rõ cơ chế, hướng dẫn đối với các dự án đã và đang triển khai.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giao thông-Vận tải ghi nhận trong Quý III/2020, các trạm thu phí BOT ở Việt Nam thu bình quân hơn 1.000 tỷ đồng tiền phí xe qua trạm. Tuy nhiên, Bộ Giao thông-Vận tải đánh giá doanh thu các dự án BOT đang khá thấp. 58 trong số 60 dự án có doanh thu thấp hơn dự báo, trong đó 17 dự án chưa đạt 50%.
Bộ Giao thông-Vận tải, trong năm 2020, đã hai lần kiến nghị Chính phủ cho phép tăng phí để giảm khó khăn cho doanh nghiệp BOT do các dự án bị giảm thu từ năm 2019 và trong COVID-19.
Hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, Bộ Giao thông-Vận tải cũng đã trình Chính phủ hai phương án đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp BOT và khẳng định rằng nếu không tăng phí BOT nhiều doanh nghiệp có nguy cơ thành nợ xấu.
Bây giờ họ tăng phí lên, rồi họ đẩy nhanh tiến độ buộc thu phí tự động không dừng xe…thì rõ ràng chi phí bị đội lên và chi phí của người dân bị tăng cao. Đáng lưu ý là chi phí vận chuyển tăng thì ảnh hưởng rất lớn đến tất cả chi tiêu sinh hoạt khác của người dân, cũng phải tăng giá hàng hóa lên. Tất cả chi phí bị tăng theo thì đúng thôi. Đó là điều tất yếu
-Ông Võ Minh Đức
Ý kiến của doanh nghiệp
Ông Võ Minh Đức, một cư dân ở Sài Gòn và đang kinh doanh về dịch vụ vận chuyển, vào tối hôm 2/11, lên tiếng với RFA sau khi nghe các thông tin liên quan VARSI và Bộ Giao thông-Vận tải kiến nghị tăng phí BOT:
“Là người làm trong dịch vụ vận chuyển, thật sự khi nghe thông tin này thì tôi cảm thấy những người đó chỉ biết đến lợi ích của họ thôi. Còn lợi ích của cộng đồng, người dân và người tiêu dùng thì họ không cần quan tâm đến. Tôi ở Việt Nam nên tôi biết rất rõ tất cả các công trình BOT đều có, gọi là cổ phần, góp vốn của quan chức nhà nước cả. Lúc đầu, thời gian thu phí rồi sau này lấy lý do là dịch bệnh bị thất thu và bị lỗ cùng nhiều lý do khác để đòi tăng thu. Theo nhận thức hiểu biết của tôi thì BOT đều có lợi ích nhóm cả. Tất nhiên, tôi nói theo hiểu biết của mình thôi, chứ còn để có căn cứ và cơ sở đầy đủ thì tôi không trưng ra được.”
Trước đó, vào thời điểm Bộ Giao thông-Vận tải kiến nghị với Chính phủ về đề xuất hỗ trợ cho nhà đầu tư BOT bị giảm thu do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đại diện nhóm đếm xe qua trạm thu phí BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa, anh Nguyễn Minh Hùng, cũng nói với RFA rằng theo ý kiến chủ quan cá nhân thì BOT giống như là “sân sau” của Bộ-Giao thông-Vận tải, và kiến nghị của bộ này chỉ nhắm vào lợi ích cho các doanh nghiệp BOT, mà lại không quan tâm đến khó khăn của các doanh nghiệp vận tải.
Đài RFA ghi nhận theo Quyết định 19/2020 do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành, các trạm BOT được yêu cầu lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng và phải bắt buộc hoàn tất chậm nhất vào ngày 31/12/2020. Nếu như trạm BOT nào chưa hoàn thành là do lỗi của nhà đầu tư, và sẽ bị buộc dừng thu phí.
Chúng tôi nêu vấn đề với một số doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ vân tải, liệu rằng qua các đề xuất tăng phí BOT theo kiến nghị của VARSI và Bộ Giao thông-Vận tải cùng với Quyết định 19/2020 thì sẽ sớm được thông qua và nhanh chóng áp dụng hay không.
Không ít doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải Đài RFA tiếp xúc đều cho rằng các cơ quan hữu trách sẽ rất dễ dàng quyết định, bởi vì sẽ có lợi cho các nhóm lợi ích về BOT.
Mặc dù vậy, giới kinh doanh dịch vụ vận tải nhấn mạnh rằng việc tăng phí sẽ tác động đến toàn xã hội và nền kinh tế của Việt Nam. Ông Võ Minh Đức lý giải:
“Bây giờ họ tăng phí lên, rồi họ đẩy nhanh tiến độ buộc thu phí tự động không dừng xe…thì rõ ràng chi phí bị đội lên và chi phí của người dân bị tăng cao. Đáng lưu ý là chi phí vận chuyển tăng thì ảnh hưởng rất lớn đến tất cả chi tiêu sinh hoạt khác của người dân, cũng phải tăng giá hàng hóa lên. Tất cả chi phí bị tăng theo thì đúng thôi. Đó là điều tất yếu.”
Một ví dụ điển hình là chi phí vận chuyển nông sản từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội được cho rằng tốn gấp đôi từ Việt Nam sang Mỹ do có quá nhiều trạm thu phí BOT.
Thông tin này doChủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Minh Phú, ông Lê Văn Quang, đưa ra tại Hội nghị Giải pháp cắt giảm chi phí logistics – giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt do Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), được tổ chức vào tháng 7 năm 2020.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên, được báo giới quốc nội trích dẫn nhận định của ông rằng chi phí logistics ở Việt Nam quá cao đã gián tiếp giảm năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Giới chuyên gia từng nói gì?
Trong một lần trao đổi liên quan hai phương án hỗ trợ doanh nghiệp BOT do Bộ Giao thông-Vận tải đề xuất, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan vào trung tuần tháng 5 nêu lên ý kiến với RFA:
Việc phục hồi của ngành đường bộ hoặc các dự án BOT cho ngành đường bộ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phục hồi nền kinh tế nhanh chóng đến đâu và khả năng phục hồi sinh hoạt của người dân đi lại, phục hồi các phương tiện qua các con đường có BOT thế nào để phục hồi. Bây giờ tăng giá lên sẽ dẫn đến phản ứng của doanh nghiệp là sẽ hạn chế việc đi lại như vậy khách hàng ít đi, người dân thường cũng tránh chuyện đi lại cho tốn kém. Như vậy sẽ giảm đi, lượng khách giảm đi thì thu nhập sẽ tiếp tục giảm xuống. Vậy đòi tăng giá đến bao giờ?
-Bà Phạm Chi Lan
“Việc phục hồi của ngành đường bộ hoặc các dự án BOT cho giao thông đường bộ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phục hồi nền kinh tế nhanh chóng đến đâu và khả năng phục hồi sinh hoạt của người dân đi lại, phục hồi các phương tiện qua các con đường có BOT thế nào để phục hồi. Bây giờ tăng giá lên sẽ dẫn đến phản ứng của doanh nghiệp là sẽ hạn chế việc đi lại như vậy khách hàng ít đi, người dân thường cũng tránh chuyện đi lại cho tốn kém. Như vậy sẽ giảm đi, lượng khách giảm đi thì thu nhập sẽ tiếp tục giảm xuống. Vậy đòi tăng giá đến bao giờ?”
Bà Phạm Chi Lan còn đề cập đến những yếu tố đang tồn tại gây sự bức xúc trong dân chúng bao gồm nhiều trạm BOT không được nhà nước giám sát tốt để xảy ra tình trạng thu phí quá nhiều, thu phí thời gian quá dài, đội vốn dự án…
Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh, vào đầu tháng 9, qua làn sóng của RFA cũng đưa ra ý kiến cá nhân của ông:
“Tôi nghĩ hình thức BOT hiện nay để có thể cải thiện nên thực hiện công khai minh bạch đấu thầu công khai và có giám sát độc lập và giám sát chất lượng độc lập. Như vậy sẽ tốt hơn và đem lại hiệu quả cao hơn. Chừng nào chưa có đấu thầu công khai và giám sát độc lập thì mọi ý kiến vấn đề đó rất khó có cơ sở đưa ra một kết luận chính xác được. Hiện nay, thiếu công khai minh bạch và giám sát độc lập nên chất lượng BOT đang còn có những ý kiến khác nhau.”
Một số những người quan tâm đến thông tin về đề xuất tăng phí BOT bày tỏ với RFA rằng họ e ngại Chính phủ Việt Nam sẽ sớm thực hiện mà không cần cân nhắc các ý kiến như của hai vị chuyên gia Phạm Chi Lan và Lê Đăng Doanh. Những người này, như ông Võ Minh Đức quả quyết rằng qua các bản án tù dành cho nhóm 7 tài xế ở Bắc Ninh bị tuyên án vì phản đối BOT Phả Lại, thì người dân sẽ cam chịu mà tiếp tục trả tiền phí cao để qua các trạm BOT.
Tháo dỡ trạm thu phí cầu Bình Triệu
sau 5 năm bỏ hoang
Bình luậnMai Nguyễn
Sau 5 năm bỏ hoang, trạm thu phí chân cầu Bình Triệu 1 và 2 trên quốc lộ 13, quận Thủ Đức được tháo dỡ, bỏ “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc ở cửa ngõ phía Đông TP. HCM.
Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TP HCM, cho biết việc tháo dỡ được thực hiện từ hôm 28/10. Tổng chi phí tháo gỡ khoảng 100 triệu đồng từ nguồn vốn duy tu hàng năm, hết tuần này hoàn tất, theo báo VNexpress.
Hiện, các cabin thu phí theo hướng từ quốc lộ 13 lên cầu Bình Triệu 2 đã tháo dỡ tạo lối đi thông thoáng. Ở hướng ngược lại, từ cầu Bình Triệu 1 về quận Thủ Đức, ba cabin chuẩn bị được dỡ bỏ.
Trước đó, trạm thu phí cầu Bình Triệu thiết kế cho bốn làn ôtô mỗi chiều và dải phân cách bê tông ngăn phần đường xe máy trên quốc lộ 13. Các trạm thu phí này tồn tại khiến làn đường bị thu hẹp, gây ùn tắc, xe qua trạm phải thắng gấp dễ gây tai nạn, nhất là hướng đổ dốc từ cầu Bình Triệu 1 sang Thủ Đức.
Trạm thu phí này đã bị bỏ hoang trong 5 năm qua, sau khi nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) hoàn đủ vốn cho việc sửa chữa cầu Bình Triệu, thuộc dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2. Nó tồn tại suốt 5 năm do TP HCM còn hợp đồng với CII ở dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 – giai đoạn 2. CII dự định dùng trạm để thu phí sau khi các hạng mục được đầu tư.
Tuy nhiên, mới đây UBND thành phố dừng trước thời hạn dự án BOT này. Việc dừng hợp đồng nhằm thực hiện kết luận Kiểm toán Nhà nước cho rằng dự án không phù hợp Nghị quyết 437 Quốc hội (không làm dự án BOT trên đường hiện hữu).
https://www.ntdvn.com/viet-nam/thao-do-tram-thu-phi-cau-binh-trieu-sau-5-nam-bo-hoang-96607.html
Bị yêu cầu xin lỗi xóm trưởng ở Quảng Trị,
Thuỷ Tiên đáp trả gay gắt
Mạnh Đức
Sau khi Thuỷ Tiên tạm ngừng phát quà cứu trợ tại Hải Lăng (Quảng Trị), nhiều người đã lập group chửi nữ ca sĩ, thậm chí có tài khoản còn vào trang fanpage chính thức của Thủy Tiên và đưa ra yêu cầu đính chính hoặc xin lỗi vị trưởng xóm có tên đi nhận quà hỗ trợ.
Liên quan đến vấn đề này, cách đây vài giờ, trên trang facebook của mình, Thuỷ Tiên đã có bài viết trình bày quan điểm của mình về vấn đề này:
“Đây là nhà bác trưởng xóm trên mạng và nhà bác trưởng xóm ngoài đời thật nhé những bạn đang ngày đêm lập group chửi mình.
Ngay cả chính quyền xã họ cũng đã thừa nhận có thiếu sót khi lập danh sách và đang tiến hành rà soát lại danh sách hỗ trợ mình như link báo bên dưới, mắc gì các bạn chửi rủa Tiên thậm tệ và bắt Tiên xin lỗi? Tiên sai cái gì mà xin?
Tiên có để thêm hình nhà của người có tên trong danh sách mà không có phiếu, và hình nhà người không có tên trong danh sách nhưng nhà ngập đến cổ để mọi người rộng đường suy xét nha.
Tiên vẫn đang làm việc với chính quyền địa phương Triệu Phong và Hải Lăng để rà soát tiếp tục quay lại hỗ trợ đúng đối tượng cần hỗ trợ. 3 chú người dân trong xóm họ trả lời báo chí là họ muốn đòi công bằng cho dân xóm họ chứ họ không cần tiền.
Hàng vạn người cần giúp, dân đông, ai cũng có lúc sai sót bản thân Tiên hay chính quyền Xã Huyện cũng vậy, vui lòng đừng chửi rủa và quy chụp để chúng tôi làm việc.
Đây là link báo phóng viên họ đi cùng chính quyền địa phương rà soát lại thực tế.”
Trước đó, hôm 31/10, Thuỷ Tiên cũng đang đăng tải một bài viết trên trang cá nhân của mình kèm theo clip thông báo việc ngừng phát quà cứu trợ tại Hải Lăng (Quảng Trị) thu hút sự chú ý của dư luận.
“Thông báo ngừng trao hỗ trợ tại Hải Lăng Quảng Trị. Sáng nay phát quà Tiên phát hiện hầu như có rất nhiều người khá giả đến nhận quà, rất nhiều người đeo vàng và sơn móng chân đến nhận, Nên Tiên đã cho ngừng lại và đi trực tiếp kiểm tra lại danh sách mà team dã duyệt.
Thì phát hiện ra có nhiều hộ có tên trong danh sách khảo sát nhưng lại không có được phiếu để nhận quà, mà phiếu do người khác đi nhận. Điển hình như chị trong video clip này có tên trong danh sách nhận quà nhưng lại không nhận được phiếu, vậy thì phiếu đến nhận đủ suất đâu ra? Ngoài ra rất nhiều hộ khó khăn nước ngập sâu lại không có tên trong danh sách nhận hỗ trợ mà phiếu lại ưu tiên suất cho trưởng xóm như trong clip ở đây
Vì vấn đề này bất cập nên mong bà con 12 Xã Tiên đã thông báo tại Hải Lăng Quảng Trị thông cảm Tiên sẽ ngừng phát tại đây cho đến khi nào Huyện, Xã sắp xếp lại danh sách đúng người cần giúp thì tụi Tiên sẽ quay lại.
Rất xin lỗi bà con Hải Lăng, Quảng Trị Tiên đã chờ Tiên trong ngày hôm nay, Tiên đã phải thức từ 4h30 để đi vào đây nhưng mà vì vấn đề này phải buộc lòng tạm hoãn, rất mong bà con thông cảm ạ”
Liên quan đến sự kiện, PV Dân Việt cũng đi thực tế một số nhà và nhận thấy, chính quyền địa phương đã thiếu sót khi chưa thống kê đầy đủ những hộ bị ngập trên 1 mét theo yêu cầu của ca sĩ Thuỷ Tiên.
Xác minh của PV Dân Việt được biết, người phụ nữ trong clip Thuỷ Tiên đăng là chị T.T.M, 3 người đàn ông là Đ.Q.T, P.H.S và P.Đ.H, cùng trú xóm 1, thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng.
PV Dân Việt đã đến nhà chị T.T.M nhưng trong nhà không còn dấu vết rõ ràng để đo mực nước ngập lụt.
Chị M cho biết, có vài người trong đoàn ca sĩ Thuỷ Tiên hỏi chị có nhận được phiếu nhận quà không, chị trả lời không có, đó là sự thật.
3 người đàn ông trong clip bức xúc cho biết, sau khi ca sĩ Thuỷ Tiên đăng bài viết, có nhiều người nói rằng, họ đã phản ánh sai sự thật, ghen ăn tức ở, có người còn chửi rủa họ khiến họ rất đau buồn.
“Chúng tôi phản ánh đúng nhưng bị nhiều người bảo là sai, còn chửi rủa khiến chúng tôi bị hàm oan, ấm ức. Chúng tôi phản ánh là để cho người dân trong xóm có sự công bằng chứ chúng tôi không cần tiền hỗ trợ” – đó là quan điểm của 3 người đàn ông trong clip.
Để minh chứng cho điều mình phản ánh là đúng, người dân trú xóm 1, thôn Thượng Xá đã dẫn PV Dân Việt đi thị sát một số nhà bị ngập trên 1m nhưng không có tên trong danh sách.
Dấu vết ngập lũ cách nền nhà bà Lê Thị Hường là 1,6m
Xã thừa nhận thiếu sót
Ngày 26/10, UBND xã đã tổng hợp và gửi danh sách về Phòng NNPTNT huyện với tổng số hộ bị ngập trên toàn xã là 1.206 hộ, trong đó hộ bị ngập trên 1m có 527 hộ, bị ngập dưới 1m có 679 hộ.
Sau khi gửi danh sách 527 hộ bị ngập trên 1m cho huyện, xét thấy những đối tượng trên chưa chính xác, UBND xã đã thành lập tổ rà soát, thống kê. Tổ phối hợp với các trưởng thôn, xóm trưởng, khu vực trưởng trực tiếp đến từng hộ dân để nắm tình hình thiệt hại và xác định mức nước ngập lụt. Kết quả toàn xã có 1.170 hộ bị ngập, trong đó có 159 hộ ngập trên 1m và 1.011 hộ ngập dưới 1m (trong đó có cả hộ nghèo và hộ cận nghèo).
Tối 30/10, UBND xã nhận được sự chỉ đạo của huyện về kịp thời điều chỉnh danh sách đối tượng ngập lụt trên 1m để 9h sáng 31/10 đoàn ca sĩ Thủy Tiên đến trao quà. Đảng ủy chỉ đạo UBND xã thành lập đoàn đón tiếp, bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự cùng với đoàn thông báo cho các hộ dân trong danh sách đến UBND xã để nhận quà.
Sau khi kết thúc nhận quà, trưa cùng ngày xuất hiện đoạn clip ghi lại nội dung phản ánh của 4 người dân tại xóm 1, thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng về việc hộ dân có tên trong danh sách nhưng không có phiếu nhận quà; xóm trưởng được ưu tiên nhận quà và nhiều hộ bị ngập trên 1m nhưng không có tên trong danh sách hỗ trợ.
Qua xác minh, UBND xã xác định: Trường hợp người phụ nữ trong đoạn clip là bà T.T.M (vợ anh T, một trong ba người đàn ông trong đoạn clip) phản ánh bà có tên trong danh sách nhưng không được nhận quà. Vấn đề này UBND xã đã xác minh tên của hộ này nằm trong danh sách cũ (thuộc hộ bị ngập trên 1m – danh sách được chuyển đến huyện ngày 26/10/2020), nhưng sau khi được rà soát, thống kê lại xác định hộ này ngập dưới 1m nên không thuộc diện đối tượng được nhận quà (danh sách được chuyển đến huyện và đoàn ca sĩ Thủy Tiên sáng 31/10).
Về việc người đàn ông trong clip (tên là P.Đ.H) phản ánh trong xóm có nhiều hộ ngập trên 1m nhưng không có trong danh sách nhận quà, ông Trần Văn Kính – Chủ tịch UBND xã Hải Thượng cho biết, xác minh ban đầu, xóm 1, thôn Thượng Xá có 130 hộ, trong đó có 8 hộ ngập trên 1m, 100 hộ ngập dưới 1m, 22 hộ không bị ngập. Trong 8 hộ bị ngập trên 1m có hộ ông xóm trưởng (trong danh sách mang tên vợ là L.T.G.).
Sáng 2/11, PV Dân Việt đến nhà trưởng xóm L.Q.T thì xác định, nhà ông T ngập trên 1m.
Người dân xóm 1, thôn Thượng Xá cho rằng, nhà ông xóm trưởng bị ngập trên 1m thì đương nhiên được nhận quà. Tuy nhiên, họ bức xúc vì cho rằng, còn nhiều nhà bị ngập trên 1m nhưng không có tên trong danh sách được nhận quà.
“Chính quyền đã thống kê không đầy đủ khiến xảy ra không công bằng với nhân dân, đề nghị chính quyền xem xét lại” – chị N.T.T (trú xóm 1, thôn Thượng Xá) nói
Bão số 10 có thể gây lũ quét và sạt lở đất ở miền Trung
Trung tâm Dự báo Khí thượng Thủy Văn Quốc gia Việt Nam cho biết vào lúc 13 giờ chiều ngày 3 tháng 11 tâm cơn bão số 10, tên quốc tế Goni, cách quần đảo Hoàng Sa chừng 370 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, tức từ 60-75/km/giờ, giật cấp 10.
Dự báo vào khoảng 13 giờ chiều ngày 5 tháng 11, tâm bão ở ngay trên vùng biển Việt Nam từ tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. Lúc đó sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão là cấp 8 và giật cấp 10.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí thượng Thủy Văn Quốc gia Việt Nam, ông Mai Văn Khiêm, vào ngày 3 tháng 11 được truyền thông Nhà nước dẫn lời rằng những cơn bão cấp 8-9 như bão số 10 thường chịu sự chi phối của hệ thống ngoại lực là chính nên cường độ và hướng di chuyển có thể thay đổi rất nhanh.
Cũng theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí thượng Thủy Văn Quốc gia Việt Nam dù bão số 10 sẽ không mạnh như bão số 9; nhưng nó cũng có thể gây ra nhiều nguy hiểm trên biển và đất liền.
Ông Mai Văn Khiêm cho rằng có khả năng bão số 10 kết hợp với không khí lạnh sẽ lại gây đợt mưa to lên đến vài trăm mm trên diện rộng ở khu vực miền Trung trong thời gian từ ngày 4 đến 7 tháng 11. Với khả năng đó, nguy cơ lũ trên sông, lũ quét và sạt lở đất ở các vùng núi từ tỉnh Thừa Thiên- Huế đến Phú Yên là rất cao.
Hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam trong ngày 3 tháng 11 đã ra chỉ thị di dời dân ở tại những nơi bị cho có nguy cơ sạt lở đến những khu vực được nhận định an toàn hơn.
Bão Goni khi quét qua Philippines hôm Chủ nhật ngày 1 tháng 11 khiến ít nhất 16 người thiệt mạng.
Việt Nam thử nghiệm
vắc xin covid-19 đầu tiên trên người
Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo thuộc Bộ Y tế Việt Nam ngày 3/11 thông báo vắc xin Covid-19 do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu dự kiến sẽ được tiêm thử nghiệm lần đầu tiên trên người trong tháng 11 này.
Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, phó Cục trưởng cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo cho hay, các nhà khoa học Việt Nam đã phối hợp với Học viện quân y Bộ Quốc phòng triển khai giai đoạn 1 thử nghiệm vắc xin.
Được biết, công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen (TPHCM) là công ty đầu tiên có vắc xin được xem xét thử nghiệm. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 vắc xin sẽ được sử dụng để tiêm thử nghiệm trên nhóm 60 người tình nguyện. TS Nguyễn Ngô Quang cho biết trước đó, vắc xin này được sản xuất trên quy mô phòng thí nghiệm và trải qua nhiều thử nghiệm đánh giá trên động vật, sau khi có kết quả thử nghiệm trên động vật, Bộ Y tế hỗ trợ tối đa cho nhà sản xuất để thử nghiệm lâm sàng trên người nhưng phải đảm bảo tính an toàn cho người tình nguyện.
Tại Việt Nam tính đến nay có 4 nhà sản xuất tham gia phát triển vắc xin ngừa Covid-19, trong đó có 2 sản phẩm có cơ hội thử nghiệm lâm sàng trên người sớm vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021.
Thống kê của Bộ Y tế hiện tại Việt Nam có 187 công ty đang phát triển vắc xin ngừa Covid-19, trong đó có 38 loại đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người.
Theo các chuyên gia y tế Việt Nam đã trải qua hơn 60 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cơ bản các ổ dịch đã được kiểm soát, tuy nhiên, nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập luôn thường trực, đặc biệt khi tăng số lượng các chuyến bay đưa công dân Việt Nam, chuyên gia về nước và số lượng ca mắc trên thế giới liên tục gia tăng.
Ngoài ra, thời gian tới là mùa đông, xuân, điều kiện thời tiết thuận lợi cho một số các bệnh truyền nhiễm phát triển, lây lan.
Ông Dương Thanh Cường và ông Trầm Bê
sẽ ra tòa phúc thẩm ngày 11/11
Tòa án Nhân dân (TAND) Cấp cao thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), sẽ đưa vụ án cho vay sai gây thiệt hại, liên quan các ông Dương Thanh Cường, Trầm Bê và các đồng phạm ra xử phúc thẩm vào ngày 11/11.
Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin vừa nói hôm 3/11 và cho biết dự kiến, phiên tòa phúc thẩm sẽ kéo dài trong vòng 3 ngày.
Tin cho biết, trong phiên xét xử phúc thẩm sắp tới, bị cáo Dương Thanh Cường, cựu Chủ tịch Công ty Thanh Phát; ông Trầm Bê, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam; ông Phan Huy Khang cùng các đồng phạm, sẽ đối diện với kháng nghị tăng án, ràng buộc trách nhiệm bồi thường và không cho hưởng án treo đối với bị cáo Trầm Viết Trung.
Về mặt dân sự, Viện Kiểm sát cũng đề nghị tòa buộc các bị cáo này phải liên đới cùng với bị cáo Dương Thanh Cường bồi thường thiệt hại cho ngân hàng.
Có 10 bị cáo và người bị hại là Ngân hàng Sacombank cùng 18 cá nhân, đơn vị liên quan bị triệu tập trong phiên phúc thẩm này. Tổ giám định thuộc Ngân hàng Nhà nước cũng được triệu tập.
Theo Viện Kiểm sát, việc tòa sơ thẩm buộc Cường phải trả 185 tỷ đồng đã chiếm đoạt và 9 bị cáo trên liên đới bồi thường 320 tỷ cho bị hại tổng cộng là 505 tỷ đồng là phù hợp.
Tại phiên tòa sơ thẩm liên quan vụ án này, bị cáo Cường bị tuyên 16 năm tù về tội lừa đảo… Tổng các bản án khác, ông Cường phải chịu án tù chung thân. Ông Trầm Bê bị phạt 3 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp với bản án trong đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2, ông Bê phải chấp hành chung là 7 năm tù. Ông Phan Huy Khang, phải chấp hành tổng cộng là 5 năm 6 tháng tù và các bị cáo còn lại mức án từ 1 năm án treo đến 2 năm tù.
Theo cáo trạng, vào năm 2008, Dương Thanh Cường ký hồ sơ đề nghị vay vốn, giấy cam kết thế chấp 23 quyền sử dụng đất gửi Ngân hàng Phương Nam vay hàng trăm tỷ đồng. Ông Trầm Bê chỉ đạo cấp dưới hoàn tất thủ tục và đã giải ngân cho Dương Thanh Cường nhiều lần, gây thiệt hại 505 tỷ đồng. Hội đồng xét xử cho rằng ông Trầm Bê và 8 cấp dưới “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999.
Giang hồ Đường “Nhuệ”
ăn chặn hàng tỷ đồng tiền mai táng
Kết luận điều tra của Công an tỉnh Thái Bình cho biết giang hồ Nguyễn Xuân Đường (hay còn gọi Đường “Nhuệ”) từ năm 2017 đã ăn chặn hàng tỷ đồng tiền từ các cơ sở dịch vụ mai táng tại địa phương.
Truyền thông Nhà nước loan tin hôm 3/11 cho biết cơ quan điều tra tỉnh Thái Bình đã hoàn tất bản kết luận với thông tin nêu trên và đề nghị truy tố các bị can về tội “cưỡng đoạt tài sản”, theo điều 170 Bộ luật Hình sự.
Bản kết luận cho biết việc điều tra dựa theo gần 30 đơn thư tố cáo của các cá nhân, đơn vị cho rằng bị vợ chồng giang hồ Đường “Nhuệ” và đàn em ăn chặn tiền liên quan đến hoạt động hỏa táng trong tang lễ.
Sáu bị can trong vụ án bị đề nghị truy tố gồm Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi), Nguyễn Thị Dương (40 tuổi, vợ của ông Đường), Quách Việt Cường (46 tuổi), Ninh Đức Lợi (46 tuổi), Nguyễn Khắc Nin (41 tuổi) và Phạm Văn Úy (31 tuổi).
Cơ quan chức năng xác định từ cuối năm 2017, ông Nguyễn Xuân Đường lập Hiệp hội hỏa táng tỉnh Thái Bình và dùng các biện pháp gây sức ép để các cơ sở dịch vụ tang lễ ở địa phưởng phải tham gia hiệp hội.
Vợ chồng ông Đường “Nhuệ” bị nói sau đó tiến hành phân chia địa bàn cho các hội viên hoạt động và bắt ép nộp về hiệp hội 500 ngàn đồng mỗi ca hỏa táng.
Những đơn vị, cá nhân chống đối, không tham gia, không nộp tiền cho hiệp hội nói trên bị nhóm của ông Đường “Nhuệ” đe dọa, hành hung mỗi khi nhận ca đi hỏa táng.
Số tiền vợ chồng ông Nguyễn Xuân Đường, bà Nguyễn Thị Dương thu được trong hai năm thành lập hiệp hội được xác định lên tới hàng tỷ đồng.
Lượng rác thải tồn đọng
tại quận Cầu Giấy, Hà Nội vẫn chưa được xử lý
Hơn một tuần sau khi người dân xã Nam Sơn và xã Hồng Kỳ ngưng cuộc biểu tình chặn các xe rác vào khu xử lý rác Nam Sơn, rác thải vẫn chồng chất lên cả mét tại Khu Đô thị Cầu Giấy, Hà Nội.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 3 tháng 11 trích lời Giám đốc chi nhánh Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên, ông Cao Thế Cường, rằng tại lô đất D30 trên đường Phạm Văn Bạch tồn tại hơn 600 tấn rác. Ngoài ra mỗi ngày phát sinh thêm đến 380 tấn rác thải và cần ít nhất 7 ngày để vận chuyển hết lượng rác đó. Trước đây 8 ngày, tức ngày 23 tháng 10, người dân hai xã Nam Sơn, Hồng Kỳ đã tháo dỡ lều và ngưng ngăn cản xe vận chuyển rác vào khu xử lý.
Liên quan đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do rác, báo chí Nhà nước Việt Nam loan tin, thời gian qua đã phát hiện một số vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị với các cơ sở, ban, ngành địa phương phối hợp với bộ, hoặc chủ động xử lý những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường, cũng như tăng cường kiểm tra và giám sát các cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
Cần cơ chế giám sát đại biểu Quốc hội như công chức!
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong bài trả lời phỏng vấn Báo Dân Trí đăng tải ngày 2/11, cho rằng cần phải thường xuyên giám sát và đánh giá đại biểu Quốc hội, ví dụ như đánh giá theo định kỳ hàng năm, tương tự như quy trình đánh giá với cán bộ công chức.
Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cho biết hiện nay chưa có cơ chế nào để làm việc như ông vừa nêu.
Từng là nguyên Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Văn Cuông bày tỏ quan điểm:
“Trong quá trình hoạt động của đại biểu Quốc hội phải có sự giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động cũng như sự nghiêm túc chứ không thể như lâu nay, không có theo dõi, giám sát đánh giá nên có nhiều đại biểu không tự giác hoạt động tốt. Tôi đồng tình với ý kiến của đại biểu là nên có hình thức giám sát, đánh giá chất lượng đại biểu để góp ý, có biện pháp nhắc nhở, quản lý tốt hơn, tránh việc vi phạm xảy ra làm ảnh hưởng uy tín đại biểu Quốc hội.”
Giải thích rõ hơn về những điều luật định đối với đại biểu Quốc hội, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực văn phòng Quốc hội đang ở TP Hồ Chí Minh nói với RFA tối 2/11 như sau:
“Về nguyên tắc theo luật thì người đại biểu Quốc hội sẽ chịu sự giám sát của cử tri nơi bầu ra người đó, người đại biểu Quốc hội không chỉ đại diện nơi bình bầu ra mình mà còn đại diện cho cử tri cả nước. Như vậy có nghĩa là ông đại biểu Quốc hội sẽ bị giám sát bởi cử tri nơi bầu ra mình và cử tri cả nước. Đó là luật nhưng luật thiếu cơ chế. Khi người ta lên tiếng giám sát, đòi hỏi ông đại biểu trả lời thì ông đại biểu đó không phải trả lời cũng không sao. Cho nên ở Việt Nam thiếu cơ chế có đi có lại nên không có tính hiệu quả.”
Việc đánh giá đại biểu Quốc hội một cách chính xác là người dân dùng lá phiếu để bầu và truất, các vị phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri của mình, là người đã bầu cho họ. Hai điểm đấy không được thực hiện nên việc kiểm tra mà ông ấy nói chỉ là sự kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. – Nguyễn Quang A
Đưa ra câu trả lời cho câu hỏi ai giám sát và giám sát thế nào, Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng ngoài chịu sự giám sát bởi người dân thì đại biểu Quốc hội phải chịu thêm giám sát từ phía cơ quan vì:
“Đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng là công chức vì đại biểu kiêm nhiệm và đại biểu chuyên trách đều ăn lương nhà nước, là công chức. Là công chức thì không những bị giám sát bởi cử tri và những lãnh đạo của đơn vị đó.”
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự lại cho rằng câu chuyện đánh giá đại biểu Quốc hội trong thực tế không đúng như lý thuyết mà Luật sư Thuận đưa ra.
“Việc đánh giá đại biểu Quốc hội một cách chính xác là người dân dùng lá phiếu để bầu và truất, các vị phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri của mình, là người đã bầu cho họ. Hai điểm đấy không được thực hiện nên việc kiểm tra mà ông ấy nói chỉ là sự kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Là để siết chặt sự kiểm soát của Đảng đối với đại biểu Quốc hội. Còn người dân kiểm tra kiểu gì? Trừ trường hợp người ta lên tiếng chê trên mạng xã hội. May bây giờ có mạng xã hội nên người dân có thể nói bâng quơ trên đấy, có tác động nhất định để người ta kiểm tra lẫn nhau. Cái quan trọng nhất là người dân làm chủ thì phải kiểm tra bằng lá phiếu của mình, kiểm tra bằng tiếng nói của mình đến tận tai ông ấy.”
Ông Nguyễn Tuấn Anh trong trả lời Báo Dân Trí đăng ngày 2/11 cho rằng nếu có quá trình đánh giá đại biểu hàng năm, việc ông Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch đã được xác định từ năm 2018 và đã phải chịu bãi nhiệm, miễn nhiệm từ khi đó. Ông nói hiện nay, Quốc hội phải xem xét thông qua báo chí.
Đồng thời ông Tuấn Anh cho rằng vụ việc này là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc chuẩn bị tiến hành bầu cử Quốc hội khoá XV, bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sắp tới.
Vào ngày 23/8 vừa qua, hãng tin Al Jazeera công bố một báo cáo điều tra cho thấy, ông Quốc là người đã được nhập quốc tịch Síp vào năm 2018 khi ông đang là đại biểu Quốc hội.
Theo điều tra, Síp là nước cung cấp những “hộ chiếu vàng” cho nhiều quan chức nước ngoài có tình nghi dính líu đến tham nhũng hoặc gây ảnh hưởng chính trị. Mỗi tấm hộ chiếu như vậy được bán với giá 2,5 triệu đô la, theo chương trình đầu tư nước ngoài vào Síp.
Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết chuyện lựa chọn đại biểu cho Quốc hội Việt Nam được làm rất kỹ, qua tổ chức, qua công an, an ninh phối hợp rồi thẩm tra lý lịch, thẩm tra đời sống riêng tư…
Tuy nhiên, qua chuyện ông Phạm Phú Quốc cũng cho thấy một vài trường hợp ngoại lê như lời ông Lê Văn Cuông:
“Sự giám sát của cơ quan chức năng ở mức độ tương đối chứ không thể giám sát hết hành vi hay hoạt động của mọi người vì còn đụng chạm đến quyền công dân hoặc đại biểu, không có lực lượng nào có thể giám sát đại biểu chặt chẽ trong nước và các hoạt động động ngầm ở nước ngoài. Trước khi bầu thì mọi việc không có vấn đề gì, nhưng khi bầu xong họ mới bộc lộ vi phạm, thuộc về sau này, lúc đó mọi việc đã xong thì đành phải xử lý theo quy định của pháp luật là bãi nhiệm.”
Tin từ truyền thông Nhà nước Việt Nam trong phiên họp vào chiều 2 tháng 11 của các đoàn đại biểu Quốc hội để lấy ý kiến, thảo luận về việc bãi nhiệm đối với ông Phạm Phú Quốc do mua hộ chiếu vàng đảo Síp cho biết từ đầu nhiệm kỳ Khóa 14 đến nay, Quốc hội Việt nam có hơn 10 đại biểu bị ‘rơi rụng’; trong đó có những trường hợp vi phạm.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, những quyết định đối với đại biểu Quốc hội ở Việt Nam lâu nay đã vi phạm cơ chế. Ông giải thích:
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có chức năng gì để phết truất một đại biểu Quốc hội, nhưng bởi vì ở đây là Quốc hội của Đảng Cộng sản Việt Nam nên Quốc hội chịu sự giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam thấy người nào không xứng đáng đối với họ hoặc thấy làm những việc kì quá đối với dân chúng thì Đảng Cộng sản Việt Nam ra lệnh cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội đuổi những người đó ra khỏi Quốc hội. Cái lạ ở Việt Nam là có những chuyện như vậy.”
Ông Nguyễn Quang A cho rằng lẽ ra có những chuyện chỉ có người dân mới được làm thì người dân không làm được gì vì đó là Quốc hội của Đảng Cộng sản, các đại biểu Quốc hội cũng là đại biểu của Đảng Cộng sản nên Đảng muốn làm gì thì làm.
Đuổi việc cán bộ che giấu tài sản
có thể là cách diệt trừ tham nhũng?
Diễm Thi, RFA
Hôm 30 tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam ký ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2020.
Kèm theo Nghị định là mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, kê khai hằng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ. Những người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị, tại doanh nghiệp nhà nước phải công khai bản kê khai tài sản này. Việc công khai được thực hiện bằng hình thức công bố tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nhận xét:
“Trong luật cán bộ công chức cũng có chuyện kê khai tài sản. Trong việc chống tham nhũng cũng có nói chuyện kê khai tài sản, thậm chí là không kê khai trung thực còn bị đánh thuế, bị tịch thu tài sản…
Nhưng ở Việt Nam nó rất khó, bởi vì cứ làm căng như thế thì ai sẽ xử ai? Người ta cứ nói vui là một ông cán bộ sau 75 trong chiến khu ra chỉ có một cái ba lô mang trên lưng. Bây giờ tới mấy cái nhà mang trên lưng. Ai xử ai bây giờ!
Nếu làm mạnh mẽ, rộng rãi và làm được thì công khai tài sản ra cho dân biết. Còn mức trong phạm vi hẹp thì công khai trong nội bộ Đảng. Mà trong nội bộ Đảng phải có tranh cử, ứng cử, bầu cử thì mọi chuyện mới được phơi bày. Chỉ nhìn vào khẩu hiệu, chữ nghĩa thì nó vô cùng hay. Nhưng thiếu cơ chế, thiếu thể chế thích hợp nên việc thực hiện không đi về đâu cả.”
Chỉ nhìn vào khẩu hiệu, chữ nghĩa thì nó vô cùng hay. Nhưng thiếu cơ chế, thiếu thể chế thích hợp nên việc thực hiện không đi về đâu cả. – Luật sư Trần Quốc Thuận
Theo ông Trần Quốc Thuận, việc cho dân bầu cử, ứng cử tự do là chuyện mà ông gọi là “trong mơ”. Bây giờ chỉ cần làm bước cơ bản là bầu cử, ứng cử tự do trong nội bộ Đảng. Bởi khi chưa ai có chức có quyền mà tranh cử với nhau thì tự nhiên người ta sẽ nói toạc ra hết, công khai hết mọi chuyện.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết thì cho rằng, chủ trương về việc kê khai tài sản thì cũng là bình thường nếu như việc kê khai đó để làm rõ tính minh bạch, tính xác thực của tài sản họ có. Vấn đề ở đây là kê khai thì bước tiếp theo sẽ là gì. Ông bày tỏ quan điểm của mình:
“Cái việc kê khai đó Nhà nước tiến hành bằng luật gì. Nó có phù hợp với quy định, tập quán chung của xã hội hay không? Có phù hợp với cái quy định nhà nước định ra cho những người có quyền làm ăn, thu nhập chính đáng hay không? Còn thu nhập không chính đáng thì lại là chuyện khác.
Tui nghe nói ở một số cơ quan lớn như ở Bộ chính trị hay một số những cơ quan cao cấp khác thì có quy định cán bộ phải kê khai tài sản hết. Tui nghe chứ tui không thấy văn bản. Và người ta cũng có thi hành, có kê khai. Vấn đề là kê khai rồi để đó chứ không có ai thẩm tra, xem xét coi kê khai đúng hay không.”
Việc kê khai tài sản, quan chức được nói đến nhiều mấy năm gần đây khi nhiều dinh cơ đồ sộ của các quan chức bị phơi bày trên mặt báo. Chẳng hạn như biệt phủ của Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái, ông Phạm Sỹ Quý, hay biệt phủ của ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La. Cuối năm 2014, hai quần thể biệt thự xây dựng trái phép dưới chân núi Hải Vân, Đà Nẵng bị phát hiện. Chủ nhân là ông Phan Như Thạch – một Thiếu tướng công an vừa về hưu và đại gia vàng tên Ngô Văn Quang.
Cuối năm 2019, Chánh thanh tra thành phố Hà Nội Nguyễn An Huy đã trình UBND thành phố Hà Nội kế hoạch thanh tra năm 2020, và kế hoạch này đã được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lúc đó là ông Nguyễn Đức Chung phê duyệt. Kế hoạch này có thêm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc kê khai tài sản của các đối tượng thuộc diện kê khai tài sản theo quy định và chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.
Nghị định 130/2020/NĐ-CP được ban hành nêu rõ mức kỷ luật dành cho những người kê khai sai quy định hoặc tẩu tán tài sản.
Theo đó, người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng. Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che giấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
Ông Lê Văn Triết nhận xét về hình thức kỷ luật trong Nghị định mới ban hành:
“Tôi nghĩ nếu kê khai mà tài sản bị tẩu tán hay che giấu không khai sự thật thì sẽ phạm với quy định, nghị định về kê khai tài sản. Nếu kê khai thì phải kê khai rõ ràng, không tẩu tán. Có tẩu tán là tài sản không minh bạch rồi. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, nếu kê khai không đúng sự thật, có 10 mà chỉ khai 1, thì người ta có quyền xem xét để xử lý. Phải như vậy nó mới công bằng trong xã hội, mới nghiêm minh trong việc kê khai tài sản, mới minh bạch trong việc sở hữu tài sản.”
Nếu kê khai không đúng sự thật, có 10 mà chỉ khai 1, thì người ta có quyền xem xét để xử lý. Phải như vậy nó mới công bằng trong xã hội, mới nghiêm minh trong việc kê khai tài sản, mới minh bạch trong việc sở hữu tài sản. – Ông Lê Văn Triết
Theo nhận định của những người quan tâm, muốn kỷ luật người kê khai không trung thực thì trước hết phải chứng minh người này khai không đúng. Đó là điều rất khó trong thể chế Việt Nam hiện nay.
Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng, rất khó kỷ luật người vi phạm bởi theo thể chế ở Việt Nam hiện nay, những người lãnh đạo được chỉ định chứ không qua bầu cử. Họ có quyền sinh sát trong tay. Khó ai có thể yêu cầu họ phải kê khai tài sản của họ một cách trung thực.
Tuy vậy, để cho công bằng thì họ vẫn có những hình thức kỷ luật theo kiểu “đem vài con dê ra tế thần”.
Cuối năm 2019, hai cán bộ ở tỉnh Khánh Hòa đã bị kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.
Người thứ nhất là ông Đinh Sỹ Hiệp – Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban dân vận Thành ủy Cam Ranh. Ông Hiệp bị Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do ông không kê khai nợ tiền sử dụng đất 67,6 triệu đồng vào năm 2014 và mảnh đất tại thị trấn Cam Đức vào các năm 2016, 2017. Ông cũng không kê khai khoản nợ 600 triệu đồng vào các năm 2016, 2017.
Người thứ hai là ông Nguyễn Thanh Nam – Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh. Ông Nam không kê khai tài sản là chiếc xe hơi mà ông nhận ủy quyền từ một Việt kiều Mỹ, chiếm giữ 48 triệu đồng tiền thanh lý 2 hợp đồng thuê mặt bằng tại đảo Điệp Sơn của 2 cá nhân… Ông Nam đã bị Tỉnh ủy Khánh Hòa kỷ luật với hình thức cách chức.
Chính trường Việt Nam ‘rúng động’ vì tin
kỷ luật Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình
Cơ quan kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, vì những vi phạm “nghiêm trọng” khi còn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Thực chất chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ra thông cáo nói họ đã xem xét kết quả thẩm tra, xác minh nội dung phản ánh liên quan đến ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Họ nói đã kết luận rằng:
“Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng chí Nguyễn Văn Bình đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện một số nghị quyết, quy định, quyết định về hoạt động tín dụng ngân hàng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục; nhiều cán bộ, đảng viên của Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo chủ chốt một số tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự.
Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Văn Bình là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân đồng chí. Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Văn Bình.”
Đây có thể sẽ là diễn biến “đốt lò” mạnh nhất trong thời gian từ đây tới Đại hội Đảng 13, dự kiến tháng Giêng năm 2021.
Với chuyên môn về kinh tế và vị trí trong Bộ Chính trị, lại tương đối trẻ trong hoàn cảnh chính trị Việt Nam (sinh năm 1961), ông Nguyễn Văn Bình được xem là một trong các ứng viên còn có thể lên cao hơn tại Đại hội 13
Nhưng với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, viễn cảnh chính trị của ông Nguyễn Văn Bình nay mong manh.
Sinh năm 1961 tại Phú Thọ, ông Bình là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, XII và Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.
Sự nghiệp của ông gắn chặt trong ngành ngân hàng, bắt đầu làm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 1986.
Ông giữ trọng trách Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Hà Nội trong 4 năm (1998-2001).
Sau đó, ông sang Nga với vai trò Phó chủ tịch, rồi quyền Chủ tịch Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư quốc tế (MIB) tại nước này.
Về nước năm 2005, ông làm Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2011, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2016, ông được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tới nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54793049
Vì sao Ủy viên Bộ Chính trị
Nguyễn Văn Bình bị đề nghị kỷ luật?
Bình luậnNguyễn Sơn
Cơ quan kỷ luật của Việt Nam vừa đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Bình vì những vi phạm “nghiêm trọng” khi còn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Tin từ Ủy ban kiểm tra Trung ương Việt Nam (UBKTTW) hôm 3/11 cho biết cơ quan này đã đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị.
Lý do, ông Bình khi còn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện một số nghị quyết, quy định, quyết định về hoạt động tín dụng ngân hàng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục; nhiều cán bộ, đảng viên của Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo chủ chốt một số tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự”.
UBKTTW khẳng định “những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Văn Bình là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân ông”.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKTTW đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Bình.
Quá trình làm việc của ông Nguyễn Văn Bình
Sinh năm 1961 tại Phú Thọ, ông Bình là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng Khóa XI, XII và Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.
Sự nghiệp của ông Bình gắn bó trong ngành ngân hàng, bắt đầu làm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 1986.
Ông Bình giữ trọng trách Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Hà Nội trong 4 năm (1998-2001).
Sau đó, ông Nguyễn Văn Bình sang Nga với vai trò Phó chủ tịch, rồi quyền Chủ tịch Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư quốc tế (MIB) tại nước này.
Về nước năm 2005, ông Nguyễn Văn Bình làm Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2011, ông Bình được Quốc hội phê chuẩn làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2016, ông Bình được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tới nay.
Liệu có liên quan đến vụ án Trần Bắc Hà?
Ngay trước đó, từ ngày 12/10 – 2/11, Tòa án thành phố Hà Nội đưa vụ án cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà ra xét xử sơ thẩm.
Dù ông Hà đã chết, không bị xem xét trách nhiệm hình sự nữa, nhưng theo Hội đồng xét xử, ông Hà bị xác định là người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho BIDV. Trong vụ án, ông Trần Bắc Hà bị xác định vi phạm pháp luật dẫn tới thất thoát tiền của BIDV nên cần tiếp tục kê biên tài sản của ông Hà để xử lý các khoản nợ.
Đối với bị cáo Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà, hiện vẫn đang bỏ trốn nên chưa bị xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng phải tiếp tục kê biên tải sản để xử lý.
Tháng 7/2019, ông Trần Bắc Hà tử vong trong trại giam vì “bệnh hiểm nghèo” nên cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra bị can.
Trong cuộc phỏng vấn của đài RFA tháng 11/2018, một nguồn tin cho biết ông Trần Bắc Hà và ông Nguyễn Văn Bình đã từng hình thành “một trục” chi phối nền kinh tế – chính trị ở Việt Nam.
Ông Trần Bắc Hà được xem là người quyền lực nhất ở BIDV trong một thời gian dài và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của BIDV – một trong 4 ngân hàng nguồn gốc quốc doanh có ảnh hưởng lớn trên thị trường tài chính.
Hồi tháng 8/2017, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) rúng động, các cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh. Cổ phiếu của Ngân hàng BIDV giảm sàn sau khi có tin đồn cựu chủ tịch Trần Bắc Hà bị bắt. Tin đồn sau đó được bác bỏ nhưng cổ phiếu BIDV vẫn “trắng bên mua”. Vốn hóa trên TTCK bốc hơi tổng
cộng 1,8 tỷ USD với hầu như toàn bộ các cổ phiếu ngân hàng tụt giảm mạnh. Đến cuối tháng 11/2018, ông Trần Bắc Hà chính thức bị bắt giữ.
Viên Cung Di: Chuyến thăm Hà Nội của Pompeo
không phải ‘bất ngờ’, Việt Nam sẽ tham gia liên minh
Hương Thảo
Mục lục bài viết
Viên Cung Di: Chuyến thăm của Pompeo đến Việt Nam đã được hai nước nhất trí từ lâu
“Liên Minh Ngũ Nhãn” sẽ trở thành “Liên Minh Cửu Nhãn”, và Việt Nam sẽ là mắt thứ 9
Hơn 20 quốc gia sẽ tham gia Liên minh Phòng thủ Ấn Độ – Thái Bình Dương và Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng
Thủ tướng mới của Nhật Bản tới Indonesia và Việt Nam
Truyền thông mô tả chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo là một “chuyến thăm bất ngờ”, nhưng ông Viên Cung Di tin rằng chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo là một kế hoạch mà hai nước đã thống nhất từ lâu, không phải là hành động nhất thời và đột ngột.
Giữ bí mật là để ngăn chặn ĐCSTQ thực hiện các thủ đoạn. “Liên minh Ngũ nhãn” (Five Eyes) sẽ trở thành “Liên minh Cửu Nhãn” (Nine Eyes), và Việt Nam sẽ trở thành mắt thứ 9 của liên minh. “Liên mịnh Bộ tứ” (Quad, bao gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc) sẽ được mở rộng bao gồm hơn 20 quốc gia trong Liên minh Phòng thủ Ấn Độ – Thái Bình Dương, và Việt Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng, theo SOH ngày 1/11.
Viên Cung Di: Chuyến thăm của Pompeo đến Việt Nam đã được hai nước nhất trí từ lâu
Sau khi Ngoại trưởng Mỹ Pompeo kết thúc Đối thoại cấp Bộ trưởng Mỹ – Ấn lần thứ ba, ông đã có những chuyến thăm không ngừng tới các nước Đông Nam Á như Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Sau đó ông đến thăm Việt Nam vào thứ Sáu (30/10) để kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, các phương tiện truyền thông đã sử dụng từ “bất ngờ” để mô tả điều này.
Ông Viên Cung Di, một doanh nhân Hồng Kông nổi tiếng, tin rằng mặc dù Hoa Kỳ trước đó không đề cập đến chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo, nhưng chuyến thăm Việt Nam của ông không phải là một hành động sắp xếp tạm thời, mà là một phần trong kế hoạch cho chuyến đi thứ hai tới châu Á. Ông nói rằng Hoa Kỳ và Việt Nam thông báo về chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo vào ngày 28/10. “Thực tế, họ đã có kế hoạch này từ lâu”. Sở dĩ họ không thông báo chuyến thăm Việt Nam sớm hơn là để tránh bị ĐCSTQ can thiệp.
“Liên Minh Ngũ Nhãn” sẽ trở thành “Liên Minh Cửu Nhãn”, và Việt Nam sẽ là mắt thứ 9
Ông Viên Cung Di nói rằng cá nhân ông dự đoán, và đã có tin đồn rằng “Liên minh Ngũ Nhãn” bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, Canada và New Zealand sẽ được mở rộng thành “Liên minh Cửu Nhãn”, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam sẽ tham gia liên minh này, và Việt Nam sẽ trở thành mắt thứ 9 của liên minh.
Được biết, trong cuộc Đối thoại cấp Bộ trưởng Mỹ – Ấn 2 + 2 lần thứ 3, hai bên đã ký “Thỏa thuận hợp tác và trao đổi không gian địa lý cơ bản”, theo đó hai nước có thể chia sẻ công nghệ quân sự cao cấp, hậu cần và dữ liệu không gian địa lý, cải thiện độ chính xác của các hệ thống vũ khí phần cứng tự động như tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái.
Ông Viên Cung Di chỉ ra rằng trong tương lai Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ chia sẻ những thông tin đó với Ấn Độ. Liên minh Cửu Nhãn có nghĩa là mọi người đều chia sẻ tất cả thông tin tình báo.
Hơn 20 quốc gia sẽ tham gia Liên minh Phòng thủ Ấn Độ – Thái Bình Dương và Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã thăm châu Á hai lần trong tháng Mười. Vào đầu tháng này, ông đã tham gia các cuộc đàm phán của Liên minh Bộ tứ và đặt ra chủ đề, đó là cô lập ĐCSTQ. Bốn quốc gia cùng bảo vệ người dân trong Liên minh và các nước đối tác khác khỏi sự bóc lột và cưỡng bức của ĐCSTQ, đồng thời cô lập chế độ ĐCSTQ. Trong cuộc hội đàm của Liên minh Bộ tứ, ông Pompeo đã nói rõ: “Việc thành lập Bộ tứ không phải vì chủ nghĩa đa phương, mà để bảo vệ người dân của bốn nước và các nước đối tác khỏi sự bóc lột, tham nhũng và cưỡng bức của chính quyền ĐCSTQ”.
Ông Viên Cung Di tin rằng sau khi Pompeo trở về Hoa Kỳ sau cuộc hội đàm của Liên minh Bộ tứ, ông sẽ trở lại châu Á trong vòng mười ngày, đầu tiên là Sri Lanka, sau đó đến Maldives và Indonesia, rồi đến Việt Nam. “Mục đích chính là trở thành một Liên minh quốc phòng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Liên minh này có thể bao gồm hơn 20 quốc gia trong tương lai, tương đương với NATO ở châu Á. Ở vòng đầu tiên, bốn nước lớn Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ đã thành lập Liên minh Bộ tứ, bây giờ chúng ta có những nước tham gia liên minh ở vòng hai, Việt Nam và Indonesia đều rất quan trọng.
Thủ tướng mới của Nhật Bản tới Indonesia và Việt Nam
Ông Viên Cung Di cũng tin tưởng việc lựa chọn Việt Nam và Indonesia cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga kể từ khi nhậm chức cho thấy vai trò quan trọng của hai nước này trong Liên minh Quốc phòng Ấn Độ – Thái Bình Dương. Hơn nữa, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong Liên minh Phòng thủ Ấn Độ – Thái Bình Dương, hiện là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, là quốc gia gần quần đảo Trường Sa. Các chuyến thăm nước ngoài của tân Thủ tướng Yoshihide Suga tới Indonesia và Việt Nam thực chất là để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Pompeo.
Điểm tin trong nước sáng 3/11: Đài TQ nói
Mỹ mưu đồ ‘xúi giục’
Việt Nam và các nước ASEAN chống Trung Quốc
Tâm Minh – Hiểu Minh
Mục lục bài viết
Đài TQ: Mỹ mưu đồ ‘xúi giục’ Việt Nam và các nước ASEAN chống Trung Quốc
Bộ trưởng Công Thương: ‘Hồ thủy điện có tác dụng cắt lũ’, nói gây ngập lụt ‘là cách viết trên truyền thông’
Phụ huynh bật khóc khi chứng kiến bữa ăn bán trú
Thêm 12 ca nhập cảnh mắc Virus Vũ Hán
Quốc hội thảo luận bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Ba (3/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Đài TQ: Mỹ mưu đồ ‘xúi giục’ Việt Nam và các nước ASEAN chống Trung Quốc
Đài phát thanh nhà nước Trung Quốc hôm 1/11 đăng bài viết nhắc nhở Hà Nội rằng Mỹ từng gây đau thương cho Việt Nam trong cuộc chiến cách đây nửa thế kỷ, và nay Mỹ có mưu đồ ‘xúi giục’ các nước ASEAN chống Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp nói với VOA rằng, Trung Quốc đang dùng các thủ thuật nhỏ nhặt và nực cười để chia rẽ Việt Nam với các nước có chung lập trường về vấn đề Biển Đông.
Trên trang Facebook, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đăng bài viết có tiêu đề “Liệu còn nhớ những đau thương mà Mỹ gây ra cho Việt Nam nhằm chống đối Trung Quốc” vào chiều 1/11, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kết thúc chuyến công du bất ngờ đến Việt Nam kéo dài 2 ngày, từ 29 đến 30/10.
Kèm theo bài viết, đài phát thanh đối ngoại chính thức và duy nhất của Bắc Kinh đăng một bức ảnh ông Pompeo tại sân bay ở Hà Nội, cùng với ảnh chụp một nạn nhân thời Chiến tranh Việt Nam, thường được biết đến với tên gọi “Em bé napalm”.
Bộ trưởng Công Thương: ‘Hồ thủy điện có tác dụng cắt lũ’, nói gây ngập lụt ‘là cách viết trên truyền thông’
Trước tình hình mưa lũ, sạt lở và việc xả lũ của các nhà máy thuỷ điện tại các tỉnh miền Trung gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của người dân đang là vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay.
Tuy nhiên, phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế – xã hội, sáng 2/11, Bộ trưởng Công Thương, ông Trần Tuấn Anh cho biết, hầu hết các đập thuỷ điện đều thực hiện theo đúng quy định về quy trình vận hành hồ chứa, và thực hiện quy trình xả lũ, theo truyền thông trong nước.
Theo ông Tuấn Anh, thông tin thủy điện một số nơi gây ngập lụt “chỉ là cách viết trên truyền thông”, các hồ thủy điện có tác dụng điều tiết, cắt lũ, không thì đã ngập lụt trắng toàn vùng hạ lưu.
Ông Anh nói thêm, mưa lũ tại miền Trung vừa qua có nguyên nhân lớn từ tính dị thường và cực đoan của thời tiết. Các cơn bão liên tục, thời gian lưu bão lâu và lượng mưa lớn khiến khu vực địa chất yếu bị sạt lở, gây tai nạn thương tâm.
Phụ huynh bật khóc khi chứng kiến bữa ăn bán trú
Sau những hình ảnh, thông tin phản ánh của Báo Người Lao Động về bữa ăn bán trú khiến phụ huynh bật khóc khi chứng kiến tại Trường Tiểu học Nguyễn Thị Bưởi (quận 9 – TP.HCM), nhiều phụ huynh tiếp tục không nén được nước mắt ngay tại buổi đối thoại với lãnh đạo trường này vào sáng nay 2/11.
Một phụ huynh ứa nước mắt: “Năm học đã trôi qua được 2 tháng, tôi thật sự không dám nghĩ trong 2 tháng qua, con mình đã phải ăn những gì?”
Nhiều phụ huynh chất vấn, nhà trường liệu có kiểm tra độ an toàn của những thực phẩm, rau của quả đưa vào trường hay không?. “Tôi khẳng định bằng mắt thường và kiến thức chuyên môn, rau cải kia là dư đạm, không phải để lâu mà héo”- một phụ huynh cho biết.
Tại buổi đối thoại, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đồng thời bà Hương dẫn ra những quy định, văn bản về thực hiện bán trú và cũng khẳng định không có lợi ích nào ở đây.
Thêm 12 ca nhập cảnh mắc Virus Vũ Hán
Theo bản tin phát đi lúc 18h05’ hôm 2/11 từ trang tin của Bộ Y tế, Việt Nam vừa ghi nhận thêm 12 ca nhiễm virus cúm Vũ Hán mới là (BN 1181 – 1192), đều là các ca nhập cảnh, được cách ly ngay.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán, trong ngày 2/11, thêm 2 bệnh nhân mắc Virus Vũ Hán được công bố khỏi bệnh.
Trong số 1.192 bệnh nhân ghi nhận tại Việt Nam, đến nay đã có 1.065 ca điều trị khỏi. Hiện 14.775 người tiếp xúc gần ca bệnh và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe.
Quốc hội thảo luận bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc
Theo truyền thông trong nước, chiều 2/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc do mua hộ chiếu vàng đảo Síp.
Chiều ngày 3/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo kết quả thảo luận ở Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình về việc bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc.
Trước đó, vào ngày 23/8 vừa qua, hãng tin Al Jazeera công bố một báo cáo điều tra cho thấy, ông Quốc là người đã được nhập quốc tịch Síp vào năm 2018 khi ông đang là ĐBQH.
Theo điều tra, Síp là nước cung cấp những “hộ chiếu vàng” cho nhiều quan chức nước ngoài bị nghi ngờ dính líu đến tham nhũng hoặc gây ảnh hưởng chính trị. Mỗi tấm hộ chiếu được bán với giá 2,5 triệu đô la Mỹ, theo chương trình đầu tư nước ngoài vào Síp.
Điểm tin trong nước tối 3/11: Tổ trưởng dân phố giả
chữ ký người dân trong danh sách nhận gạo cứu đói
Tâm Tuệ – Hiểu Minh
Mục lục bài viết
Tổ trưởng dân phố giả chữ ký người dân trong danh sách nhận gạo cứu đói
Bộ trưởng GTVT lại xin rút kinh nghiệm về đường sắt đô thị
Cháy quán bar ở Vĩnh Phúc, 3 vũ công tử vong
Hàng trăm phụ huynh TP.HCM đến trường vì bữa ăn, hiệu trưởng xin lỗi
Mục Điểm tin trong nước tối thứ Ba (3/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Tổ trưởng dân phố giả chữ ký người dân trong danh sách nhận gạo cứu đói
Liên quan vụ việc “Bớt xén gạo cứu đói dân nghèo?” mà Báo Người Lao Động đã phản ánh, ngày 2/11, ông Hoàng Văn Chuẩn – Tổ trưởng Tổ dân phố 1, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông – thừa nhận người dân phản ánh là đúng.
Theo ông Chuẩn, những hộ bị cấp thiếu gạo là do tổ dân phố bớt lại để san sẻ cho các hộ khác ngoài danh sách.
Đối với 4 hộ không được nhận gạo, ông Chuẩn cho biết do tổ dân phố thấy họ có nhiều lúa trong nhà nên đã tự cắt.
Về việc người dân phản ánh những đợt cấp phát gạo cứu đói trước, nhiều người bị giả chữ ký, ông Chuẩn phân trần rằng, đợt cấp gạo hồi Tết Nguyên đán lâu quá, ông không nhớ nổi?!.
Bộ trưởng GTVT lại xin rút kinh nghiệm về đường sắt đô thị
Trước bức xúc của dư luận về việc các dự án đường sắt đô thị đội vốn và chậm tiến độ trong thời gian qua, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể sáng 2/11 trong buổi giải trình trước quốc hội một lần nữa nói ‘xin được rút kinh nghiệm!’.
Trước đó, báo VnExpress dẫn lời đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, Hà Nội và TP.HCM đang trở thành các siêu đô thị, gây sức ép lớn lên cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông. Vì thế, việc xây dựng đường sắt đô thị được coi là giải pháp mang tính then chốt. Tuy nhiên một số tuyến đang triển khai đều gặp vấn đề chung là vốn đầu tư hàng tỷ USD nhưng chậm tiến độ, đội vốn… gây bức xúc dư luận.
Trong những dự án bị đội vốn và chậm tiến độ, nổi cộm nhất phải kể đến tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Dự án này khởi công từ tháng 10/2011, dự kiến vận hành vào quý II/2019, nhưng đến nay chưa xác định được ngày vận hành chính thức.
Tuyến đường có chiều dài hơn 13km, tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng, sau đó đội lên 18.000 tỷ đồng. Trong số này, vốn vay ODA Trung Quốc là gần 14.000 tỷ đồng, vốn đối ứng hơn 4.000 tỷ đồng.
Cháy quán bar ở Vĩnh Phúc, 3 vũ công tử vong
Vào Khuya 2/11, tại tỉnh Vĩnh Phúc đã xảy ra một vụ hoả hoạn khiến 3 người tử vong.
Theo giới chức trách, vụ việc xảy ra tại một quán bar ở thị trấn Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường. Nguyên nhân ban đầu do có người đốt pháo điện. Tia lửa bén vào bóng bay có khí hydro treo ở trần nhà dẫn tới hỏa hoạn.
Do toà nhà được xây kiên cố nên lực lượng cứu hộ phải dùng xe chuyên dụng phá tường để tiếp cận hiện trường. Đến rạng sáng ngày 3/11 vụ cháy mới được dập tắt.
Ba nạn nhân chết do ngạt khí được xác định là 3 nữ vũ công được mời đến phục vụ nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập quán.
Hàng trăm phụ huynh TP.HCM đến trường vì bữa ăn, hiệu trưởng xin lỗi
Truyền thông trong nước sáng 3/11 đưa tin, hàng trăm phụ huynh tiếp tục lên Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi (quận 9, TP.HCM) để phản đối về suất ăn bán trú kém chất lượng của nhà trường.
Trước đó Báo Người Lao Động có bài điều tra về bữa ăn của trẻ ở trường Tiểu học Trần Thị Bưởi. Kết quả ghi nhận khiến phụ huynh không khỏi xót xa khi bữa ăn của các em chỉ có trứng đúc thịt, canh rau toàn nước và chuối tráng miệng. Chưa dừng lại ở đó, các phụ huynh còn phát hiện thực phẩm cung cấp cho bếp ăn còn bị hư, thối và chỉ có giá bằng 1/3 giá thị trường.
Trao đổi với báo chí sáng 3/11, bà hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Hương đã xin lỗi và cho hay, ngay trong sáng nay, trường đã dùng thực phẩm của nhà cung cấp khác theo yêu cầu của phụ huynh.
Trong khi đó bà Trưởng phòng Giáo dục quận 9 Nguyễn Thị Thu Hiền, thì cho biết, ‘bà rất buồn khi xảy ra sự cố như trên và hứa rút kinh nghiệm sâu sắc’.