Tin Việt Nam – 02/11/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 02/11/2019

Đáng lo khi Công an tùy tiện “bóp cò”

Một vụ công an bắn dân

Trong những ngày cuối tháng 10, Đài RFA nhận được những chia sẻ của anh Trần Quốc Công, sinh năm 1985, ở xã Bắc Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An kể về vụ việc anh bị công an xã bắn vào khuya ngày mùng 3 tháng 10.

Anh Công cho biết anh cùng một người nữa tên là Toàn đi soi chuột trên một chiếc vỏ lãi vào tầm 12 giờ đêm. Khi đang chạy trên kinh 750 quẹo về hướng kinh 79 thì có một chiếc vỏ lãi khác cũng có các dụng cụ đi soi chuột, chích cá giống như của anh chạy theo.

Trong lúc hoang mang không biết vì sao chiếc vỏ lãi có 2 người đàn ông cứ chạy theo sau trong đêm khuya, thì bất chợt lúc dừng lại tại một nhà dân, anh Công và anh Toàn bị người đàn ông trên chiếc vỏ lãi kia cầm vợt cá đánh vào đầu. Hai người phản xạ bằng cách cầm dầm đưa lên đầu đỡ. Sau đó, người đàn ông mặc áo khoác đã đánh anh Công và anh Toàn bất thình lình rút súng ra. Anh Công hồi tưởng lại:

“Mình là dân thì thấy súng là sợ lắm rồi. Rồi em giơ tay thẳng đứng lên, mình đầu hàng vô điều kiện đó. Thật sự thấy súng là mình sợ rồi. Sau đó thì mũi của vỏ lãi bên kia tới ngay mũi vỏ lãi của tôi và bắn một cái đùng vô mũi vỏ lãi. Tôi thấy sợ quá nên mới ngồi xuống và tôi ôm tay vô bụng. Anh cầm súng lúc đó tiến sát gần vỏ lãi và chĩa súng bắn thẳng vào bụng trổ viên đạn ra sau lưng. Khi đó tôi bị văng xuống sông. Rồi tui lòm còm bò lên và nói rằng ‘Mấy anh bắn trúng tôi rồi. Bây giờ các anh phải đem tôi đi nhà thương, chứ không tôi mất máu tôi chết’. Tôi vừa bò và vừa nói như vậy. Nhưng người cầm cây súng bắn tôi đã xô cái vỏ lãi ra và chạy vỏ lãi bỏ đi.”

Anh Trần Văn Công nhấn mạnh rằng khi xảy ra vụ việc, anh Công không biết người bắn mình là công an, cứ tưởng cũng là những người đi soi chuột, chích cá giống mình và gây sự do có hiềm khích.

Mình là dân thì thấy súng là sợ lắm rồi. Rồi em giơ tay thẳng đứng lên, mình đầu hàng vô điều kiện đó. Thật sự thấy súng là mình sợ rồi. Sau đó thì mũi của vỏ lãi bên kia tới ngay mũi vỏ lãi của tôi và bắn một cái đùng vô mũi vỏ lãi. Tôi thấy sợ quá nên mới ngồi xuống và tôi ôm tay vô bụng. Anh cầm súng lúc đó tiến sát gần vỏ lãi và chĩa súng bắn thẳng vào bụng trổ viên đạn ra sau lưng. Khi đó tôi bị văng xuống sông. Rồi tui lòm còm bò lên và nói rằng ‘Mấy anh bắn trúng tôi rồi. Bây giờ các anh phải đem tôi đi nhà thương, chứ không tôi mất máu tôi chết’. Nhưng người cầm cây súng bắn tôi đã xô cái vỏ lãi ra và chạy vỏ lãi bỏ đi

-Anh Trần Quốc Công

Mặc dù người bắn anh Công chạy bỏ mặc lời kêu cứu, nhưng anh Công đã được anh Toàn đưa đến bệnh viện ở thị xã Kiến Tường ngay trong đêm khuya. Sau đó, được chuyển đến bệnh viện tỉnh Long An và chuyển tiếp lên Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn để mổ và điều trị vết thương.

Truyền thông trong nước, vào ngày 11 tháng 10, dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tân Thạnh, ông Trần Văn Thước xác nhận người bắn anh Trần Văn Công là ông Đặng Văn Em, Trưởng Công an xã Nhơn Hòa Lạp. Chủ tịch huyện Tân Thạnh cho biết theo báo cáo thì lực lượng tuần tra đã phát hiện hai người dùng vỏ lãi, bình sung điện đánh bắt thủy hải sản nên yêu cầu dừng lại kiểm tra. Do không chấp hành mà bỏ chạy nên trong quá trình truy đuổi, Trưởng Công an xã là ông Đặng Văn Em đã bắn nhiều phát chỉ thiên cảnh cáo và sau đó khi áp sát được vỏ lãi của anh Công thì đã bắn trúng bụng.

Vào tối ngày 31 tháng 10, chúng tôi liên lạc với Luật sư Nguyễn Văn Hòa, là luật sư giúp đỡ miễn phí cho anh Trần Quốc Công về pháp lý và được ông cho biết đã gửi đơn tố cáo hành vi bắn người của ông Trần Văn Em, Trưởng Công an xã Nhơn Hòa Lạp.

“Tôi đang thay mặt cho anh Công làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của ông Đặng Văn Em, Trưởng Công an xã Nhơn Hòa Lạp về tội cố gây thương tích và bỏ nạn nhân trong tình trạng đang nguy hiểm đến tính mạng. Tôi đã đến Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Long An để trình đơn truy tố vụ án hình sự và truy tố bị can đối với Đặng Văn Em. Công an ở Phòng Cảnh sát Hình sự đã nhận đơn của tôi và hứa sẽ trả lời cho tôi sớm.”

Luật sư Nguyễn Văn Hòa cho RFA biết thông tin mới nhất mà ông nhận được là ông Đặng Văn Em vừa bị Công an tỉnh Long An đình chỉ công tác vào ngày 28/10/19.

Người dân sợ hãi

Đài RFA cũng ghi nhận vụ việc Phó trưởng Công an xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam là ông Phạm Hồng Tuyền đã rút súng dọa bắn người dân và bị ghi hình, lan truyền trên mạng xã hội vào hồi trung tuần tháng 10.

Báo Thanh Niên Online, vào ngày 15 tháng 10, dẫn lời Chủ tịch UBND xã Tiên Lãnh xác nhận đoạn clip lan tuyền liên quan vụ việc vừa nêu là xảy ra trên địa bàn xã Tiên Lãnh và ông Phạm Hồng Tuyền rút súng dọa bắn là do quá bức xúc để tự vệ, “chứ thực chất không có vấn đề gì cả.”

Từ cuối tháng 11 năm 2016, quyết định trang bị vũ khí cho công an xã đã được Quốc hội Việt Nam bàn thảo ở nghị trường với nhiều ý kiến lo ngại rằng sẽ gây ra nhiều hệ lụy, bởi vì đây không phải là lực lượng chính quy.

Tuy vậy, vào hạ tuần tháng 6 năm 2018, truyền thông quốc nội cho biết ngoài súng bắn đạn cao su, áo giáp, dùi cui điện, công an xã, phường, thị trấn còn được xem xét trang bị súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên…còn công an huyện, quận, thị xã, thành phố được trang bị súng ngắn, súng cối, súng tiểu liên, súng trường, súng đại liên, chống tăng, súng máy phòng không, trực thăng vũ trang…

Đối với lực lượng công an thì vũ khí trang bị ở mức độ vừa phải. Nhưng vừa rồi họ có những yêu cầu trang bị súng trung liên hay súng liên thanh già đấy…Thậm chí họ định thành lập cả đội không quân riêng của ngành công an nữa. Tôi cho rằng những yêu cầu như thế là thái quá vì không cần thiết cho tình hình an ninh trật tự hiện nay và truyền thống của ngành công an, cảnh sát thì cũng không cần trang bị tới mức độ như vậy. Chủ trương họ định làm, tuy chưa làm là trang bị vũ khí hạng nặng hơn với mức độ sát thương cao hơn là thái quá

-LS.Đặng Đình Mạnh

Mới nhất vào ngày 1 tháng 11, báo giới dẫn nguồn từ Bộ Công an cho biết đã ký phê duyệt cảnh sát cơ động đặc nhiệm được trang bị, sử dụng trực thăng cảnh sát để truy bắt tội phạm và xử lý các tình huống đảm bảo an ninh trật tự.

Qua trao đổi với một số người dân ở Việt Nam, trước những thông tin liên quan lực lượng công an, cảnh sát ngày càng được trang bị nhiều vũ khí như vừa nêu, thì đa phần đều tỏ ra lo lắng, bởi vì họ quan ngại tình trạng lạm quyền của ngành công an sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không lường trước được như 2 vụ việc xảy ra tại Long An và Quảng Nam mà RFA vừa đề cập trên đây.

Còn theo Luật sư Đặng Đình Mạnh thì cho rằng việc huấn luyện cũng như trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng công an, cảnh sát từ cấp xã trở lên là việc cần thiết theo nhu cầu phát triển của xã hội; thế nhưng:

“Đối với lực lượng công an thì vũ khí trang bị ở mức độ vừa phải. Nhưng vừa rồi họ có những yêu cầu trang bị súng trung liên hay súng liên thanh già đấy…Thậm chí họ định thành lập cả đội không quân riêng của ngành công an nữa. Tôi cho rằng những yêu cầu như thế là thái quá vì không cần thiết cho tình hình an ninh trật tự hiện nay và truyền thống của ngành công an, cảnh sát thì cũng không cần trang bị tới mức độ như vậy. Chủ trương họ định làm, tuy chưa làm là trang bị vũ khí hạng nặng hơn với mức độ sát thương cao hơn là thái quá.”

Luật sư Đặng Đình Mạnh còn cho rằng dân chúng sẽ có tâm lý sợ hãi đối với những cuộc trấn áp do công an, cảnh sát thực hiện, có thể xảy ra cho họ với mức độ ngày càng mạnh tay hơn trong tương lai.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-consequence-happens-if-police-fire-on-civilian-11012019140401.html

 

Ông Châu Văn Khảm cùng 2 nhà hoạt động ra tòa

vì cáo buộc khủng bố vào ngày 11/11

Tin từ Sài Gòn, ngày 02/11/2019: Toà án cộng sản Sài Gòn sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm vào ngày 11/11/2019 để xét xử ba ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền với tội danh “khủng bố” theo điều 113 của Bộ luật hình sự, chỉ vì họ đã tham gia Đảng Việt Tân, một tổ chức có trụ sở tại California đấu tranh ôn hoà đòi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Theo cáo trạng của vụ án, toà cũng sẽ xét xử ông Bùi Văn Kiên và hai bà Trần Thị Nhài và Nguyễn Thị Ánh về cáo buộc “làm giả giấy tờ” theo Điều 29 của Bộ luật hình sự vì đã cung cấp một số giấy tờ như thẻ căn cước cho một số người thuộc Đảng Việt Tân và Hội Anh Em Dân Chủ.

Ông Khảm, sinh năm 1949, là công dân Australia. Ông bị bắt cùng với ông Viễn (sinh năm 1971) ở Sài Gòn vào ngày 13/1/2019. Còn ông Quyền (sinh năm 1999) bị bắt sau đó 10 ngày. Cả ba ông đối mặt với mức án tù từ 10 năm đến 15 năm nếu bị kết tội.

Ban đầu, cả ba bị điều tra về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Nhưng sau nhiều tháng không tìm ra hành vi nào chứng minh được cáo buộc trên, công an thành phố Sài Gòn chuyển tội danh thành “khủng bố.”

Các luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, và Trịnh Vĩnh Phúc sẽ bào chữa cho ba ông.

Chế độ cộng sản Việt Nam muốn độc quyền lãnh đạo đất nước và quyết tâm đàn áp không cho hình thành các tổ chức đối lập. Do vậy, lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ những ai là thành viên hay có liên hệ với các tổ chức chính trị khác, với những cáo buộc nguỵ tạo để tống họ vào tù với những bản án khắc nghiệt. Tháng 8 năm 2018, chế độ đã kết án 20 năm tù giam đối với ông Lê Đình Lượng, một cựu chiến binh chống Trung Cộng và là hoạt động dân chủ, nhân quyền và chống tham nhũng.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/ong-chau-van-kham-cung-2-nha-hoat-dong-ra-toa-vi-cao-buoc-khung-bo-vao-ngay-11-11/

 

Khốn đốn vì Formosa, Hà Tĩnh

vẫn muốn Trung Cộng đầu tư cảng Vũng Áng

Tin từ Hà Tĩnh, ngày 02/11/2019: Nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh cam kết tạo thuận lợi cho Tập đoàn Cảng Hạ Môn của Trung Cộng mở tuyến tàu container đến Vũng Áng, và đầu tư logistics tại địa phương vốn đang khốn đốn vì ô nhiễm môi trường gây ra bởi Tập đoàn Hoá chất Formosa năm 2016.

Báo chí nhà nước cộng sản đưa tin trong buổi gặp gần đây giữa ban lãnh đạo tỉnh và đại điện của Tập đoàn Cảng Hạ Môn. Phía Trung Cộng mong muốn mở tuyến container từ cảng Hạ Môn, thuộc tỉnh Phúc Kiến sang cảng Vũng Áng.  Dương Tất Thắng, phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, hứa sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tập đoàn này và các nhà đầu tư khác thực hiện những dự án cảng biển, trung tâm hậu cần, ngành công nghiệp hậu thép vào khu kinh tế Vũng Áng.

Tuyên bố của ban lãnh đạo Hà Tĩnh khiến nhiều người lo ngại về dòng vốn Trung Quốc, và các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia do tầm quan trọng của Vũng Áng, khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng vì từ đây có thể bao quát toàn bộ khu vực Biển Đông. Nếu Trung Cộng khống chế được Vũng Áng thì việc chia cắt Việt Nam thành 2 phần rất dễ dàng.

Một số nhà phân tích cho rằng Việt Nam cần thận trọng trong phát triển cảng biển. Vì hiện nay nhiều tỉnh ven biển cố gắng xây thật nhiều cảng biển mà không xét đến quy hoạch và bài toán kinh tế.

Trung Cộng muốn khống chế Việt Nam bằng đầu tư vào những vị trí trọng điểm. Và Vũng Áng là một mục tiêu của Bắc Kinh. Cũng nên để ý Vũng Áng là cảng tiếp nhận sản phẩm của hai nhà máy Aluminum ở cao nguyên Trung Phần để chuyển sang Trung Cộng. Việt Nam đang khai thác boxit, chế biến và xuất khẩu sang Trung Cộng, cho dù lỗ nặng và tàn phá môi trường và sản xuất ở cao nguyên.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/khon-don-vi-formosa-ha-tinh-van-muon-trung-cong-dau-tu-cang-vung-ang/

 

Phát hiện đường dây đưa người vào Mỹ

với giá 36,000 USD

Tin từ Huế, ngày 02/10/2019: Theo báo điện tử Zing.vn, công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phát hiện đường dây lừa đảo, hứa hẹn đưa người vào Hoa Kỳ với chi phí 36,000 Mỹ kim/một người.

Công an đã xác định Bùi Thị Thu Hồng, giám đốc Công ty Thương Mại- Dịch Vụ- Tư Vấn- Đào Tạo Hoàng Phát, cùng chồng Nguyễn Khắc Trọng đứng đầu đường dây này, còn Nguyễn Văn Chương là một trong nhiều kẻ môi giới. Băng đảng của Hồng đã lừa đảo được ít nhất 4 người.

Sau khi nộp tiền cho công ty của Hồng, những người này được đưa từ cửa khẩu Nội Bài sang Malaysia, Malaysia và Chile. Tại đây, 4 người gặp bà Hồng và bà này đã mua sổ thông hành của Chile cho họ và đưa họ sang Ecuador và Cuba. Họ được bà Hồng hứa hẹn sẽ đưa sang Mexico và Guyana rồi vào Mỹ.

Bà Hồng nói với những người vượt biên là khi vào được Mỹ, họ sẽ để cảnh sát tại bắt giữ, tuy nhiên, người quen của bà Hồng đang sống tại Mỹ sẽ thuê luật sư bảo lãnh để họ được tỵ nạn.

Những người tham gia vào hành trình kể trên phải trả tiền cho bà Hồng sau mỗi chặng hoàn thành, và tổng cộng là 36,000 Mỹ kim mỗi người nếu họ đặt chân lên Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, tại Cuba, 4 người lo sợ và báo cho Toà Đại sứ Việt Nam ở La Habana và được đưa trả lại về Việt Nam.

Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã khởi tố bị can vợ chồng bà Hồng và kẻ môi giới tên Chương.

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia mà nhiều người Việt Nam muốn đến định cư do cuộc sống khó khăn và thiếu tự do ở quê nhà. Hàng trăm nghìn người đang tìm cách trốn khỏi Việt Nam bằng nhiều con đường: đầu tư, lao động có giấy phép, và vượt biên. Trong cuộc di cư lậu, nhiều người đã phải trả bằng tính mạng. Và vụ 39 người bị chết ở Essex là một minh chứng rõ nhất.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/phat-hien-duong-day-dua-nguoi-vao-my-voi-gia-36000-usd/

 

Cảnh sát Anh tin 39 nạn nhân

trên xe container đông lạnh là người Việt Nam

Cảnh sát Anh tin rằng tất cả 39 nạn nhân bỏ mạng trên xe container đông lạnh vào Anh hôm 23/10 là người mang quốc tịch Việt Nam.

Trợ lý Cảnh sát trưởng hạt Essex, nơi tìm thấy chiếc xe, ông Tim Smith viết trên Twitter hôm 1/11 rằng: “vào lúc này, chúng tôi tin là các nạn nhân đều là người Việt Nam, và chúng tôi đang liên hệ với chính phủ Việt Nam”.

Ông Tim Smith cũng cho biết cảnh sát Anh đã tìm ra dấu vết họ hàng một số nạn nhân và liên hệ trực tiếp với họ.

Chiếc xe chở 39 người nhập cư lậu vào Anh bị cảnh sát phát hiện hôm 23/10 vừa qua khi tất cả 39 người đã chết trên xe. Cảnh sát Anh lúc đó nói rằng tất cả nạn nhân là người Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngay sau đó, một số gia đình ở Hà Tĩnh và Nghệ An cho biết con họ đã mất tích khi tìm đường vào Anh trái phép trong cùng khoảng thời gian trên và nghi ngờ con họ có thể nằm trong số những nạn nhân này.

Ông Nguyễn Đình Gia, bố nạn nhân Nguyễn Đình Lượng, 20 tuổi, ở Nghệ An cho Đài Á Châu Tự  Do biết ông đã nhận được điện thoại của một người quen ở Pháp cho biết anh Lượng đã bỏ mạng trên chiếc xe.

Đến lúc này, theo báo chí Việt Nam, đã có ít nhất 30 gia đình ở Việt Nam thông báo với chính quyền về trường hợp con họ bị mất tích ở châu Âu. Trong số này có 10 người ở Hà Tĩnh, 18 người ở Nghệ An, 1 người ở Quảng Bình và 1 người ở Huế.

Cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt đầu tiến hành lấy mẫu ADN của một số gia đình nghi ngờ có con nằm trong số 39 nạn nhân. Phía Anh cũng đã chuyển cho Việt Nam những hồ sơ nạn nhân đầu tiên để nhận dạng.

Cho đến lúc này, công an Hà Tĩnh cho biết đã có hai người bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài. Công an Hà Tĩnh cũng đã triệu tập một số người khác.

Hai lái xe tải người Ireland đã bị bắt giữ và cáo buộc tội giết người và buôn người.

Gia đình một số nạn nhân ở Việt Nam cho biết họ đã phải trả từ 15.000 đến hơn 30.000 đô la cho đường dây đưa lậu người vào Anh.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/british-police-believes-39-victims-are-vn-11012019175353.html

 

Vụ 39 người Việt chết: Người Việt hải ngoại nói

 ‘trách nhiệm hoàn toàn ở chính quyền’

Tina Hà GiangBBC News Tiếng Việt

Dù đã chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất, tuyên bố của cảnh sát hạt Essex ngày 1/11 rằng họ nay tin 39 nạn nhân chết trong xe tải là công dân Việt Nam vẫn làm dư luận Việt Nam bàng hoàng.

Những gia đình Việt Nam có con em mất tích trước đó còn nuôi chút hy vọng, giờ đã phải đối diện với thực tế nghiệt ngã nhất.

Vỡ mộng lao động ở xứ người

Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành

Lời kể của phụ nữ Việt ‘mua vé xe tải’ vào Anh

Tử thi của 39 nạn nhân bị khám phá chết ngạt trong thùng xe tải ở Essex trên đường nhập lậu vào Anh làm rúng động thế giới suốt hơn một tuần qua.

Ngay cả lúc chưa có thông báo chính thức hôm 1/11, nhiều gia đình người Việt ở vùng Nghệ An đã cả quyết là người thân mình chắc chắn nằm trong danh sách những nạn nhân xấu số, thậm chí lo cả tang lễ cho thân nhân.

Báo chí, nhất là mạng xã hội, ngay từ những ngày đầu tiên, tràn ngập hình ảnh những khuôn mặt trẻ được gia đình cho biết là đã biệt vô âm tín sau khi gọi điện thông báo với thân nhân là đang trên đường vào Anh.

Biến cố này ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt trong và ngoài nước một cách sâu sắc. BBC News Tiếng Việt tiếp xúc với một số người Việt hải ngoại để tìm hiểu cảm nhận và suy nghĩ của họ.

Sửng sốt, đau xót, cảm thương, và bị ám ảnh là cảm nhận chung của nhiều người trả lời phỏng vấn.

Nhưng bên cạnh những cảm xúc trĩu nặng này người được phỏng vấn bày tỏ sự trách móc, thậm chí phẫn nộ về bối cảnh xã hội mà họ cho là đã thúc đẩy những người trẻ tuổi phải liều mạng ra đi.

Họ cũng quy trách nhiệm của tình trạng hàng loạt người trẻ Việt Nam ùn ùn kéo nhau ra nước ngoài tìm cơ hội bằng mọi giá cho chính quyền Hà Nội.

Chuyên gia địa ốc An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên, một cựu ký giả hiện cư ngụ tại Garden Grove, California, cho biết hết sức xúc động khi nghe tin:

”Họ vì miếng cơm manh áo mà phải mạo hiểm ra đi rồi bỏ xác nơi xứ người, còn gì thê thảm bằng?”

Bà cựu ký giả thời VNCH đặt câu hỏi:

”Chính quyền phải lo cho dân, sao để cho dân đói? Dân không đói thì đâu có mạo hiểm mạng sống của mình để tha hương cầu thực?”

Ông Peter-Lê Ngọc, nhà ở Waterlooville, cách London gần hai tiếng lái xe, sống tại Anh đã hơn 40 năm, nhận định:

”Sự kiện đau buồn này làm cho thế giới đặt câu hỏi về khả năng quản lý đất nước, lo cho dân của nhà cầm quyền Việt Nam cũng như việc kiểm soát biên giới của các nước Âu châu lục địa và Vương quốc Anh.”

Từ Irvine, Luật sư Trần Thái Văn, một cựu dân biểu tiểu bang California, chia sẻ:

”Thật kinh hoàng và tội nghiệp, họ hầu hết là những người rất trẻ đầy sức sống và ‎ý chí tạo dựng một cuộc đời mới, nhiều nạn nhân đã lập gia đình, để lại vợ con nhỏ và thân nhân trong hoàn cảnh thật ngã nghiệt.”

Ông nói thêm:

”Nhưng về mặt xã hội, cái chết bi thảm của những người trẻ này phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.”

Nghèo chỉ là một phần câu chuyện

Trong khi nhiều người kết luận đơn giản là sở dĩ một số người trẻ phải liều chết ra đi là vì họ quá đói nghèo không thể kiếm sống ở quê nhà.

Câu trả lời, với Luật sư Nguyễn Quốc Lân, có phức tạp hơn . Ông nói:

”Khó có thể biết được họ ra đi vì lý do kinh tế hay chính trị trừ khi người ta có cơ hội phỏng vấn hay tìm hiểu rõ mỗi trường hợp khác nhau. Việc người dân bỏ quê hương ra đi, đến làm ăn tại một quốc gia khác giàu có hơn là một hiện tượng thông thường tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên hiện tượng này có phần cao hơn nhiều tại Việt Nam.”

Bà Nancy Bùi, đại diện “Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa”, cư ngụ ở Texas, cho rằng ngoài việc tìm kế mưu sinh, thậm chí tạo dựng sự nghiệp, giới trẻ Việt Nam còn ra đi vì cảm thấy ở quê nhà không có cơ hội tiến thân:

”Chẳng có gì sai khi một người muốn mưu cầu một đời sống tốt đẹp hơn cho họ và cho gia đình bằng chính sức lực của họ. Nhưng các em bỏ đi còn vì mất niềm tin vào cái xã hội bất công, khi mà mọi cơ hội đều dành cho các con ông, cháu cha, những đảng viên đang nắm quyền. Người dân thường muốn ngoi lên hầu như không còn cách nào hơn là phải liều thân.”

Will Nguyễn biểu đồng tình với nhận xét này:

”Tôi nghĩ lý do kinh tế và mất niềm tin là hai mặt của cùng một đồng tiền: thiếu niềm tin và không muốn đầu tư vào quê hương của mình. Và khi người dân cảm thấy nước ngoài có nhiều cơ hội tiến thân hơn là trong nước thì còn ai khác hoàn toàn phải nhận trách nhiệm ngoài chính phủ và chính sách của chính phủ?”

Will Nguyễn, người tốt nghiệp đại học ngành chính sách công, từng bị Việt Nam bỏ tù vì tham dự cuộc biểu tình chống hai Luật Đặc khu và An ninh Mạng vào tháng 6/2018, còn vạch ra rằng ngay cả những người giàu có, thế lực cũng tìm cách bỏ đi:

”Năm nay đã có nhiều câu chuyện về những công dân Việt Nam ra nước ngoài và bỏ trốn. Các nhóm du lịch đến Đài Loan, những người theo phái đoàn của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Hàn Quốc rồi trốn ở lại. Và bây giờ thì sự kiện này tại Anh Quốc, tôi sẽ trích Shakespeare trong vở Hamlet: ”Có cái gì đó bị thối rữa ở…Việt Nam.”

Bà Nancy Bùi kể lại tâm trạng những người trẻ Việt Nam sống ở Đài Loan mà bà có dịp tiếp xúc. Họ là những cô dâu qua Đài Loan lấy chồng, hoặc đi xuất khẩu lao động, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp:

”Các em nói rằng dù ở đây mình có bị thiệt thòi so với người bản xứ, nhưng còn tốt gấp nhiều chục lần so với ở Việt Nam và ở đây không khí tự do nó khiến các em như được hồi sinh, không phải lấm la lấp lét vì sợ công an hoặc những kẻ chỉ điểm báo cáo.”

”Ở Việt Nam, bất công thì nhiều, nhưng mình làm gì nói gì cũng có thể ghép vào tội chống phá nhà nước rồi bị bắt bớ, đánh đập, vào tù và nếu đã vào tù thì coi như tàn cuộc đời. Do đó, dù có bị Đài Loan bắt bớ hay bị trả về các em vẫn sẽ tiếp tục tìm đường đi. Có chết cũng phải đi!”

Nghệ An, Hà Tĩnh giờ đã khác xưa

Được hỏi về việc đa số những người được cho là nạn nhân đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh, bà Lâm Kiều Lam, hiện sống ở New York, bình luận:

”Nhiều người cho rằng vụ xả thải của Formosa khiến cho cá chết hàng loạt, đã dẫn đến hậu quả ngư dân không thể tiếp tục sống bằng nghề chài lưới.”

”Tình trạng thất nghiệp nghèo túng kéo dài khiến họ phải tha phương cầu thực. Trước đây tôi nghe kể về chuyện nhiều thanh niên ngoài đó vào Sài Gòn tìm việc và khó tìm, bị từ chối, vì hồ sơ khám sức khỏe ghi họ bị nhiễm chì. Tôi đoán còn một nguyên nhân khác nữa là ở các miền ngoài đó hầu hết nghèo và nông thôn, người dân ít học với khát vọng thoát nghèo dễ bị bọn đưa người đi lậu mồi chài dụ dỗ sa vào đường dây của họ.’

Will Nguyễn phân tích:

”Vì Nghệ An là một trong những tỉnh nghèo ở Việt Nam, nền tảng kinh tế tương đối yếu. Một hệ thống giáo dục không đủ tiêu chuẩn, và thiếu đào tạo kỹ năng sẽ tạo ra tình trạng người dân không thể tìm thấy, cũng như không được trang bị để làm việc trong các công việc tốt hơn. Với những người này, chuyển đến các thành phố lớn hơn chỉ có nghĩa là họ phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn cho các công việc lương cao hơn. Cửa ngỏ kinh tế dành cho những người này thường đưa vào ngõ cụt. Với rất ít cơ hội để cải thiện đời sống. Không có gì ngạc nhiên khi họ thấy hay mơ một tương lai tươi sáng hơn ở nước ngoài.”

Bà Nancy Bùi tâm sự:

”Với những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của thảm họa môi trường Formosa ở Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng và miền Trung nói chung, thì nhu cầu phải đi ra nước ngoài để tìm con đường sống hầu như là sinh lộ duy nhất của họ.”

”Trước khi thảm họa Formosa xảy ra, cũng có một số đi lao động nước ngoài nhưng con số không nhiều như bây giờ. Đời sống ở vùng biển dù cực khổ nhưng biển đã nuôi sống họ và gia đình họ từ bao nhiêu thế hệ. Không khí của những làng chài lưới lúc ấy vui tươi tràn đầy sinh khí.”

”Nhưng sau thảm họa, nhiều người dân ở đây mất trắng cơ nghiệp. Họ phải bán tàu với giá rẻ mạt, nếu là chủ cửa tiệm buôn bán hải sản, cửa hàng bán các vật dụng làm biển thì họ phải đóng cửa tiệm, đi tìm công ăn việc làm tại các tỉnh miền Nam, có nhiều người phải lưu lạc sang tận Lào, Kampuchia, hoặc khá hơn tìm cách đi lao động nước ngoài.”

”Những đồng tiền của người lao động nước ngoài gửi về có thể đã giúp một số gia đình xây được nhà cửa khang trang hay sang trọng, nhưng giờ đây đến vùng Nghệ An Hà Tĩnh không còn thấy khung cảnh đầm ấm ngày xưa.” Bà Nancy Bùi nói thêm.

Trách nhiệm trên vai chính quyền

Dù không ‎cùng đồng ý rằng nghèo đói là l‎ý duy nhất khiến nhiều người trẻ Việt Nam phải bất chấp nguy hiểm kéo nhau ra nước ngoài, người trả lời phỏng vấn đều cho rằng chính quyền Việt Nam phải nhận trách nhiệm về cái chết bi thảm của 39 người Việt, được cho là hầu hết đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh.

Kiều Mỹ Duyên đặt vấn đề:

”Tôi phẫn uất vì không hiểu chính quyền đâu tại sao không trừng trị những kẻ buôn người? Nếu không có tổ chức buôn người thì làm sao có người phải chết trong container? Việc này đã xảy ra lâu rồi, sao

chính quyền không trừng trị nặng nề những tổ chức này, chính quyền bất lực hay ngó lơ để cho những tổ chức này lộng hành trục lợi, xem mạng sống con người như cỏ rác?”

Luật sư Nguyễn Quốc Lân, hành nghề luật tại Garden Grove, có cùng suy nghĩ:

”Ngày nào chính phủ còn không biết lo cho dân, ngày đó sẽ còn có nhiều người bỏ nước ra đi. Bỏ đi ít hay nhiều hay liều lĩnh thế nào tùy thuộc ở mức độ bi đát tại quê hương mình. Sự việc rất có thể có nhiều người Việt Nam trong số 39 nạn nhân này là điều rất đáng thương tâm, nhưng điều đó cũng phản ảnh mức độ liều lĩnh và hoàn cảnh bi đát của những nạn nhân.”

Ông Peter Le-Ngoc phát biểu:

‘Nếu có điều lạc quan nào trong biến cố này, thì đó là cả thế giới giờ phải thức tỉnh trước thực tế chính phủ Việt Nam đang không phục vụ người dân một cách hữu hiệu. Đằng sau những con số tăng trưởng GDP trông lành mạnh là một xã hội trống rỗng trong đó cả người giầu lẫn kẻ nghèo, có học thức và ít học, tất cả đều tìm cách rời khỏi Việt Nam.”

Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2018 là 7.1%, với tổng số GDP 241 tỷ đôla. Trong số này, kiều hối gửi về Việt Nam cùng năm là 16 tỷ đôla, tức 6.6%, một con số không nhỏ.

Vấn đề nan giải

Nạn buôn người hay đưa lậu người qua biên giới các nước là vấn nạn thế giới, và chắc chắn là một vấn nạn không dễ giải quyết.

Theo nghiên cứu được công bố tháng 6/2018 của Văn phòng Ma túy và Tội phạm của Liên Hiệp Quốc, khoảng 2,5 triệu người đã đưa lậu buôn lậu qua biên giới trong năm 2016, trong hoạt động trị giá khoảng 5,5 tỷ đến 7 tỷ đôla trong năm 2016.

Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất nằm gần các khu vực xung đột tạo ra làn sóng người tị nạn, hoặc những nơi người dân không có công ăn việc làm tạo được cho họ mức sống tối thiểu hay điều kiện tiến thân.

Sau thảm trạng Formosa năm 2016, chính quyền Việt Nam đã tìm cách giải quyết nạn thất nghiệp lan tràn tại các tỉnh miền Trung bằng cách đẩy mạnh hơn những chương trình xuất khẩu lao động để giúp người dân ra nước ngoài tìm việc.

Theo trang dangcongsan.vn, trong năm 2017, Hà Tĩnh có 8.567 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài (cao nhất từ trước tới nay, và đứng thứ 4 cả nước, sau Nghệ An, Hải Dương, Thanh Hóa).

Tuy nhiên, theo bà Nancy Bùi, đa số những người đi lao động nước ngoài thực sự không tận dụng được cơ hội này, vì họ bị bóc lột thậm tệ với chi phí môi giới rất nặng, trong khi đó công việc được giới thiệu chưa chắc đã ổn định, hoặc phải làm việc với điều kiện không thể chịu nổi.

”Họ phải trả trung bình $7,500 đô la để được giới thiệu một họp đồng lao động 3 năm. Số tiền này hầu hết là tiền vay mượn ngân hàng và phải thế chấp nhà cửa, ruộng vườn. Nếu không may, bị mất việc vì hãng đóng cửa, không có tiền trả cho ngân hàng, nhiều gia đình phải bị mất nhà cửa nên các em phải tìm cách ở lại làm bất kỳ việc gì để tìm cách cứu gia đình. Trong trường hợp may mắn nhất khi công việc ổn định (điều có thể hiếm), họ sẽ phải làm việc, dành dụm trung bình khoảng một năm rưỡi mới trả hết nợ. Còn lại một năm rưỡi ký cóp để gửi tiền về gia đình làm vốn.” Bà Nancy Bùi nói.

Thực tế luôn luôn khắc nghiệt hơn những gì được k‎ý kết trên giấy tờ, và tình trạng bị môi giới bóc lột dẫn đến việc nhiều người quyết định ở lại làm việc lậu và ở lậu sau khi hết hợp đồng, hoặc mạo hiểm hơn, tìm đường qua những nước tốt hơn, chẳng hạn như Anh.

Được hỏi về phản ứng của chính phủ Việt Nam trước sự kiện bi thảm này, bà Lâm Kiều Lam bình luận:

”Việc nhà nước Việt Nam nhanh chóng lên tiếng yêu cầu điều tra vụ đưa lậu người, là việc đương nhiên phải làm. Nhưng điều tra, bắt bớ xong thì sao, bởi có ngăn chặn mãi hay dứt được nạn này không? Giúp người dân phương tiện mưu sinh, cho họ học nghề, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, thì, họ sẽ trở thành lớp người hữu ích đóng góp cho sự phát triển của quê hương. Đó mới là giải pháp đường dài.”

LS Nguyễn Quốc Lân nói:

”Ở những quốc gia quan tâm đến việc này, chính phủ thường chú tâm đến những khía cạnh như ban hành và thi hành luật phạt nặng những tổ chức đưa người xuất ngoại trái phép, cảnh báo để ngăn ngừa những trường hợp liều lĩnh, hoặc có thể cung cấp những thông tin hay phương tiện cần thiết để giúp giảm thiểu những rủi ro nếu có. Tại Việt Nam hiện nay hầu như không có những nỗ lực này.”

Và Will Nguyễn nhận định:

”Hiện tượng người người kéo nhau ra nước ngoài để tìm kế mưu sinh là biểu hiện của một vấn đề lớn hơn cần phải giải quyết: Tại sao người dân Việt Nam thiếu niềm tin và không muốn đầu tư vào quê hương đất nước của mình. Ông Phúc và chính quyền của ông phải suy gẫm thật kỹ, soi mình trong gương để xem lại những chính sách công đã được ban hành. Tôi cũng muốn thuyết phục họ nên cải tổ chính trị, nhưng sẽ không nín thở để chờ đợi. Cô Phạm Thị Trà My cũng đã không nín thở được.”

Việt Nam, qua lời phát biểu của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng:

”Lên án mạnh mẽ các hành vi mua, bán người, coi đây là tội phạm nghiêm trọng và phải bị trừng trị đích đáng. Việt Nam kêu gọi các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm mua, bán người, không để tái diễn những thảm kịch đau lòng tương tự.”

BBC tiếp tục tường thuật câu chuyện và phản ánh các ý kiến khác nhau về chủ đề người nhập cư vào Anh và vụ án 39 người chết trong xe tải ở Essex.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-50258867

 

Việt Nam nói vụ 39 người chết trong container ở Anh

là “một thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng”

Sáng 2-11-2019, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu về thông tin của Cảnh sát Anh trước đó cho hay họ tin tưởng rằng 39 nạn nhân đều là người Việt.

“Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, ngày 1/11/2019, cảnh sát hạt Essex vừa thông báo có nạn nhân người Việt, chưa xác định danh tính cụ thể trong vụ 39 người thiệt mạng trên một xe tải tại Đông Bắc London, Anh. Về việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Đây là một thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng. Chúng tôi hết sức đau lòng và xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân và mong họ sớm vượt qua những đau thương, mất mát to lớn này.

Ngay từ đầu vụ việc, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Cục Lãnh sự và Đại sứ quán Việt Nam tại Anh phối hợp trực tiếp với các cơ quan chức năng, các địa phương Việt Nam và Anh, cung cấp thông tin liên quan từ Việt Nam để hỗ trợ xác nhận quốc tịch nạn nhân, mở đường dây nóng, tiếp nhận thông tin và sẵn sàng các biện pháp bảo hộ trong trường hợp có nạn nhân là công dân Việt Nam. Đại sứ quán cũng đã chuyển kết quả nhận dạng nạn nhân từ cảnh sát Anh cho các cơ quan chức năng Việt Nam để kiểm tra chéo.

Hiện Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan cảnh sát Anh đang nỗ lực phối hợp tích cực xác minh danh tính các nạn nhân, nghi là người mang quốc tịch Việt Nam và sớm công bố thông tin.

Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi mua bán người, coi đây là tội phạm nghiêm trọng và phải bị trừng trị đích đáng. Việt Nam kêu gọi các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán người, không để tái diễn những thảm kịch đau lòng tương tự.

Chúng tôi cảm ơn và đánh giá cao chính phủ Anh, các cơ quan liên quan và địa phương của Anh đã tích cực triển khai khám nghiệm, cung cấp thông tin về nhận dạng và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Việt Nam trong thời gian qua. Chúng tôi hy vọng phía Anh sớm hoàn tất điều tra vụ việc, nghiêm trị những kẻ phải chịu trách nhiệm về thảm kịch này.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-said-39-victims-is-a-human-disaster-11022019110645.html

 

Vụ 39 người chết: Truyền thông trong nước nói

trách nhiệm thuộc về nước Anh,

không phải Nhà nước Việt Nam

Liên quan đến vụ việc 39 người chết trên chiếc xe container đông lạnh vào Anh, hai báo lớn ở Việt Nam là Tuổi Trẻ và Nhân Dân đã có bài phân tích cho rằng trách nhiệm thuộc về chính sách của nước Anh, trong khi chính phủ Việt Nam đã làm hết sức mình.

Hôm 1/11, Cảnh sát Essex, Anh, cho báo chí biết họ tin rằng tất cả 39 nạn nhân trên chiếc xe được tìm thấy hôm 23/10 vừa qua đều là người mang quốc tịch Việt Nam.

Nhân Dân online, trang tin vốn là tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 1/11 viết: “Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam”. Theo bài phân tích, báo Nhân Dân viết:

Tuy nhiên, trong khi các nạn nhân chưa được nhận dạng chính thức, chính quyền nước Anh và cộng đồng quốc tế đang nỗ lực để xác thực về danh tính các nạn nhân, nhiều người Việt ở trong và ngoài nước đón nhận thông tin một cách thận trọng, có lý có tình, thì một số tổ chức, cá nhân lại tìm cách lợi dụng sự hoang mang, lo lắng, thậm chí là nỗi đau để cố đẩy vấn đề theo hướng tiêu cực, coi đó như là cơ hội để vu cáo Nhà nước Việt Nam.”

Báo Nhân Dân cũng đưa ra dẫn chứng rằng ngay sau khi sự việc xảy ra, Thủ tướng chính phủ đã giao Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, và UBND các tỉnh Nghệ An Hà Tĩnh, và các địa phương liên quan khẩn trường làm rõ vụ việc để có biện pháp xử lý phù hợp với phá luật Việt Nam và quốc tế.

Theo bài báo, các thế lực thù địch, các tổ chức như Việt Tân, hay bài giảng của linh mục Ngô Văn Khả tại Thánh lễ tổ chức ngày 27-10-2019 ở nhà thờ Thái Hà (Hà Nội) cầu nguyện cho 39 nạn nhân đã tuyền truyền những luận điểm không đúng nhằm phê phán nhà nước

Bài báo cũng cho biết nước có người di cư nhiều nhất thế giới không phải là Việt Nam. Trích một ý kiến trên Facebook để làm kết luận, báo Nhân Dân viết:

Nước có tỷ lệ người di cư trên dân số cao nhất ở châu Á không phải Việt Nam, không phải Trung Quốc, thậm chí không phải Ấn Độ hay Phi-líp-pin, mà là một nước phát triển có thu nhập bình quân theo đầu người trên 30 nghìn USD. Lý do vì đâu? Vì áp lực cạnh tranh cao, vì phải làm việc 70 giờ/tuần, vì thực phẩm, dịch vụ đắt như vàng cốm, và hỡi ôi, vì chật… Nên lý do di cư là cực kỳ đa dạng, nhiều khi rất trời ơi, phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế, mưu sinh của từng hoàn cảnh người, chẳng liên quan gì đến đất nước. Tranh thủ sự vụ để bôi xấu nước mình như là địa ngục trần gian thì chỉ thể hiện sự yếm thế, thiếu hiểu biết mà thôi”.

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ hôm 2/11 có bài viết nhận định thảm kịch 39 người nhập cư trái phép chết ở Anh không phải là trách nhiệm của “chính phủ  mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ và thậm chí không phải của bọn buôn người.”

Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu”.

Theo bài báo, việc người dân di cư từ nước này sang nước khác vốn là điều bình thường vẫn xảy ra ở các nước, dù giàu hay nghèo. Thậm chí nước Đức hiện cũng có khoảng 4 triệu người hiện sống ở bên ngoài nước Đức, còn Việt Nam hiện cũng có 4 triệu người sống ngoài Việt Nam.

“Chính việc ngăn trở mong muốn đó một cách bất hợp lý là gốc rễ của những bi kịch như ở Essex. Khi người ta không thể ra đi theo dòng chảy tự nhiên của nhu cầu lao động và thị trường một cách hợp pháp, đó sẽ là nơi các băng đảng buôn người lấp vào chỗ trống.”, bài báo viết.

Dẫn chứng một bài báo viết từ nước Anh và Washington Post, và những thay đổi trong tình hình chính trị hiện nay tại Anh, bài báo nhận định: “Những cái chết ở Essex không phải là tai nạn hay chỉ diễn ra một lần. Chúng là sản phẩm trước hết của một nền chính trị và chính sách nhập cư phi nhân tính hóa, và đối xử với con người và việc họ di cư (một quyền cơ bản) như những trục trặc xã hội.

Ngay sau khi hai bai báo này được đăng tải, nhiều người Việt Nam đã đồng loạt post lại hình ảnh các bài báo trên mạng facebook và chỉ trích chính phủ Việt Nam đang muốn rũ bỏ trách nhiệm về thảm họa này và đổ lỗi cho các thế lực thù địch, thậm chí chính sách của nước Anh.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/39-deaths-responsibility-is-on-uk-not-vn-government-11022019105638.html

 

Chống buôn người: ‘Không có gì tốt hơn giáo dục’ ở VN

Một chuyên gia người Pháp về phòng chống buôn bán người ở Việt Nam nói với BBC ông cho rằng cách tốt nhất để phòng chống tình trạng buôn bán người là qua giáo dục con người.

Những đường dây tổ chức đưa người lậu từ Việt Nam sang Anh đã ‘đổi đường đi’, ‘đổi kỹ thuật’ trong những năm gần đây, khiến những báo cáo mới nhất về phòng chống buôn bán người thành ‘chuyện cũ’, ông Georges Blanchard, Người sáng lập Liên minh Phòng chống Mua bán người (Alliance Anti Traffic – AAT) bình luận trong Bàn tròn Thứ Năm của BBC News Tiếng Việt hôm 31/10.

Hà Tĩnh khởi tố, bắt giữ hai người để điều tra đưa người sang Anh

Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành

Vụ 39 người chết: Đại sứ Anh làm việc với Bộ Công an VN

Những người đi lậu có phải là ‘nạn nhân’?

Đầu tiên, ông Blanchard giải thích với BBC về các khái niệm mới nhất liên quan đến vụ 39 tử thi bị đưa vào Anh.

“Theo Liên Hiệp Quốc thì nạn nhân của buôn bán người đã bị ép hay bị bắt cóc hay phải đi mà không muốn đi,” chuyên gia người Pháp cho biết.

Để nói rõ vì sao những người đi lậu không được coi là nạn nhân, ông giải thích về các từ ‘smuggling’ và’trafficking’, hay được dùng để nói về những người ‘đi lậu’:

“Smuggling là [nói về] những người muốn đi vào nước Anh, hay đi nước ngoài nói chung, khi họ tự muốn đi, có nghĩa là cầm hộ chiếu để qua biên giới.”

Ông Blanchard cho rằng nên có sự thông cảm với những người đã đi với hy vọng đổi đời.

“Vì có người khác đã gặp những người này và hứa rằng sẽ có khả năng đổi đời sớm, sẽ có khả năng làm ra tiền cho gia đình được tốt, cũng có thể cho con được đi học đại học v.v…

“Người ta đi thì tất nhiên người ta phải hy vọng là sẽ tốt, không bao giờ nghĩ ra là sẽ có vấn đề cả”.

‘Đâm lao thì phải theo lao’

Tổ chức AAT do ông Blanchard sáng lập đã giúp đỡ hơn 5500 người đi nước ngoài bất hợp pháp, trong đó có hơn 200 người đi Anh, trở về Việt Nam từ năm 1995, ông Blanchard cho biết.

Từ năm 2013, AAT bắt đầu làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam để hỗ trợ nạn nhân từ Anh trở về và hội nhập cộng đồng ở Việt Nam

Đã trực tiếp giúp giải cứu nhiều trường hợp người Việt gặp hoạn nạn khi đi nước ngoài lậu, ông nói về lý do người Việt đã ra đi không muốn hay khó trở lại Việt Nam:

“Thứ nhất tôi muốn nói về người đi nước Anh rằng gia đình của họ không phải là gia đình nghèo lắm.

“Thứ hai, người ta cũng phải trả một số tiền cao [cho đường dây] nên nhiều khi người ta sẽ bán nhà bán đất và gia đình sẽ có đi vay nợ, nên cũng phải nói là khi đã bị nợ thì người ta không trở lại được.”

Nhiều người đã hòa nhập cộng đồng rất thành công, nhưng cũng nhiều người vẫn hy vọng có cơ hội thì lại đi.

Vụ 39 người chết: Nỗi đau tột cùng của những gia đình Việt Nam

Vụ 39 tử thi: Con đường buôn lậu chết người qua Pháp

Lao động xuất khẩu VN vỡ mộng ở xứ người

Vấn đề đã có từ lâu, bắt đầu bằng nữ và trẻ em

Ông Blanchard cho biết ông bắt đầu quan tâm về phòng chống buôn bán người từ năm 1995 vì ông tổ chức lớp học tình thương cho trẻ em, và “một ngày đã có hai trẻ em bị bắt và bán vào Campuchia”

“Lúc đó Việt Nam chưa chấp nhận là có vấn đề xã hội này đang tồn tại nên mất nhiều thời gian, đến năm 2001 tôi mới mở được trung tâm đầu tiên để giúp đỡ cho nạn nhân ở Việt Nam,” ông Blanchard kể.

“Phải tới năm 2013 chính phủ Việt Nam công nhận là Việt Nam có nạn buôn bán người và cũng đồng ý sẽ coi nạn nhân là nạn nhân, còn trước đây nạn nhân sẽ bị bắt vào tù hay vào trường giáo dưỡng trong ba năm.”

Tới năm 2006, ông được biết thông tin trẻ em Việt Nam bị bán sang Anh và bắt đầu làm việc với Bộ Nội vụ Anh và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về vấn nạn này.

“Lần đó chúng tôi giúp có đến 300 trẻ em gái và sau đó là 100 trẻ em trai, từ đó biết nạn nhân hay thích đi châu Âu. Nói là đi nước Anh thôi nhưng người Việt Nam cũng được thấy nhiều nơi tại châu Âu.

“Như mấy năm trước, chúng tôi tìm được 16 gia đình đang sống ở dưới gầm của thành phố Amsterdam. Tổ chức ECPAT của Đức cũng báo là số trẻ em người Việt trong mạng lưới mại dâm trẻ em đã tăng lên.

“Ở Phần Lan cũng có nhiều người Việt Nam đến. Phần Lan có biên giới với Nga nên hồi xưa nạn nhân hay đi từ sân bay Nha Trang bay thẳng đến Moscow vì từ Moscow có nhiều cửa.

“Nói chung trong việc của tôi đã cứu được 5576 nạn nhân đến giờ và cứu từ 22 nước chứ không phải là chỉ có Trung Quốc và nước Anh thôi. Malaysia cũng có nhiều nhưng hay bị giấu. Ngoài ra còn Hàn Quốc, Nhật, Ả rập Saudi và các nước khác.

“Theo kinh nghiệm của tôi, đa số phụ nữ và trẻ em sẽ vào mạng lưới mại dâm còn nam là lao động,” ông Blanchard nói.

‘Đường đi và cách nhập cư lậu vào Anh đã thay đổi’

Được hỏi về các biện pháp chống buôn bán người của Việt Nam và Anh, ông Blanchard nhận xét đường đi và kỹ thuật đưa đi của các tổ chức buôn người từ Việt Nam sang Anh đã thay đổi trong thời gian qua.

Trước đây Anh Quốc thường kiểm tra rất kỹ các chuyến bay đến từ Việt Nam, nhưng bây giờ “người ta đổi hộ chiếu và sẽ đi như người Trung Quốc vì bên nước Anh kiểm tra người Việt Nam là nhiều hơn.”

“Vì thế, báo cáo mới nhất của IMO (Tổ chức Di dân Quốc tế) chứng minh đường buôn bán từ Việt Nam sang Anh đã là chuyện cũ.

“Người ta sẽ đổi kỹ thuật đi. Có thể tương lai là sẽ thấy người Việt Nam mang hộ chiếu Nhật, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan chẳng hạn.”

Ông nói thêm trước năm 2013, chính phủ Việt Nam khó chấp nhận các nạn nhân buôn người trở về Việt Nam vì “chính phủ nói người ta muốn đi thì cho đi, không cho về. “

“Nhưng theo luật quốc tế, điều đó là không được, vì “nếu ai có làm gì sai trái hay có vấn đề gì thì nước ngoài sẽ cho đi về luôn. Luật nước ngoài người ta làm vậy là đúng rồi,” ông nhận xét.

‘Không có gì tốt hơn giáo dục con người’

Từ 2014 tới nay, chính phủ Anh Quốc và Việt Nam đã quan tâm đến chuyện phòng chống buôn bán người và nhìn nhận đây là vấn đề lớn. Hai chính phủ đã phối hợp với nhau.

Tuy nhiên, theo ông Blanchard, “không có gì có thể tốt hơn là giáo dục cộng đồng, giáo dục phòng ngừa ở cộng đồng.”

Tổ chức AAT của ông Georges Blanchard từ 2014 đã xin chính phủ Anh có hỗ trợ đặc biệt để có các lớp tập huấn tại cộng đồng về buôn bán người, di cư không an toàn, nói về các chiêu lừa gạt để dạy cho cộng đồng có khả năng biết tự bảo vệ.

Các chương trình tập huấn cho chính phủ, cho công an, không có chỉ có ở Việt Nam được thực hiện nhiều được trên thế giới, ông cho biết.

“Trên thế giới ai cũng thấy không có gì tốt hơn là giáo dục con người,” ông Blanchard nói trong chương trình Bàn tròn Thứ năm của BBC hôm 31/10.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50266047

 

Phó thủ tướng CSVN bị Nigeria từ chối

lời chào hàng bán gạo

Tin Vietnam.- Đài VOA ngày 1 tháng 11 năm 2019 loan tin, ông Adams Oshiomhole, Chủ tịch đảng cầm quyền Nigeria ở châu Phi đã thẳng thừng từ chối lời mời mua gạo của ông Vương Đình Huệ, phó thủ tướng CSVN.

Trước đó, vào ngày 29 tháng 10, ông Huệ đã dẫn đầu phái đoàn CSVN đến chiêu dụ ông Adams Oshiomhole mua gạo Việt Nam, kèm lời hứa sẽ được chiết khấu phần trăm. Nhưng phía Nigeria đã thẳng thừng từ chối, vì không muốn tiếp nhận các sản phẩm chứa hoá chất không mong muốn, và vì an ninh lương thực của quốc gia này. Ông Oshiomhole khẳng định, Chính phủ Nigeria sẽ không để đất nước mình bị biến thành bãi thải chứa hoá chất không mong muốn, hay hàng hoá kém chất lượng của bất kỳ quốc gia nào. Nigeria không muốn trở thành bể rác lương thực nhập cảng, gạo nhập cảng và các hoá chất khác.

Lời chào hàng của ông Huệ không chỉ bị từ chối, mà còn bị ông Samuel Odusami, một nhà chính trị ở Lagos bình luận trên trang Twitter rằng: đó là lời đề nghị vô lý,  đáng xấu hổ nhất ,lố bịch và xúc phạm nhất mà ông từng biết.

Được biết, gần 2 năm trở lại đây, lúa gạo Việt Nam đã bị phía Trung Cộng siết chặt và giảm mua rất nhiều so với trước đây, khiến mặt hàng nông sản của chủ lực của Việt Nam bị lao đao. Nhà cầm quyền CSVN đang phải tìm thị trường mới.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/pho-thu-tuong-csvn-bi-nigeria-tu-choi-loi-chao-hang-ban-gao/

 

Bãi Tư Chính: Trọng Dùng Kế Đổ Thừa

Vi Anh

Tin tức và thời sự CSVN cho biết sau gần ba tháng TC cho dàn khoan Hải Dương 8 vào Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của VN, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng Trọng câm như hến. Mãi tớí ngày 15/10 trong một buổi tiếp xúc cử tri của Hà Nội, Trọng mới lên tiếng cho rằng việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ sẽ giải quyết “không nhân nhượng” và một cách “khôn khéo”. Câu hỏi đặt ra là Trọng đang bày trò gì nữa đây sau khi đã bắt chước sư phụ Tập Cận Bình bày trò đả hổ diệt ruồi tham nhũng để năm toàn quyền suốt đời như hoàng đế Trung Hoa ngay xưa. Còn Trọng  cũng thế,  dùng lò tham nhũng triệt hạ đối thủ, tạo hoảng sợ trong đảng để  nhất thể hoà vừa tổng bí thư đảng vừa chủ tịch nước.

Trong biến cố Bãi Tư Chính nhiều dấu chỉ cho thấy Trọng dựng kế đổ thừa cho cơ cấu thống thuộc như chánh phủ và quân đội để thượng đội ‘dâng công’ lên Tập Cận Bình, và ‘hạ đạp’ mưu hại câp dưới như

Phó Thủ Tướng Ngoai Trưởng Phạm Bình Minh, hầu thủ lợi cho cá nhân Trọng tiếp tục được lưu nhiệm trong đại hôi dảng sắp tới.

Xuyên qua  con đường quan lại của cộng sản, có thể nói Nguyễn phú Trọng là một đại cán CS chơi trò hai ba mang, ma đầu giao chủ về đổ thừa, để thượng đội hạ đạp để tiến thân. Trò hai ba mang và đổ thừa đã giúp y thắng thủ tướng Nguyễn tấn Dũng gốc Miền Nam bị áp lực của phe CS Bắc Việt bảo thủ, giáo điều lên án là tham nhũng, và của TC tung tiền ra mua phiếu đại biểu để giúp gà nhà Trọng, và ép Dũng phải rút lui, để Trọng độc diễn  tổng bí thư dù lúc bấy giờ đã quá tuổi qui định. Trò chánh trị ma giáo của y cũng đã giúp y đã ám hại chủ tịch nước Trần đai Quang chết một cách tức tưởi bằng phóng xạ.

Và nhiều dấu chỉ cho thấy Trọng dùng trò ma giáo đổ thừa trong biến cô Tư Chính chấn động trong ngoài nước. Đổ thừa ba cơ chế do Trọng là người lãnh đạo tối cao, đảng quyền của đảng, công quyên của nhà nước, quân quyền của quân đội nằm trong tay Trọng, mà Trọng im miệng thì ai làm gì được.

Một là đổ thừa quân đội CSVN không bảo vệ biển đảo dù Trọng là tông bí thư  và chủ tịch nhà nước và chủ tich quân uỷ trung ương. Cả ba tháng trời nay y người cầm đầu đảng, nhà nước, quân đội ma y câm như hến thì các cơ chế làm cái gì được. Đổ thừa quốc hội và chánh phủ CSVN không khéo léo trong việc đối phó với TC,  và thiếu vận động ngoại giao yểm trợ VN.

Có thể nói quân đội là thế lực mạnh nhứt trong chế độ CSVN hiên tại. Đảng CS tuyên truyền đánh Mỹ cứu nước, thống nhứt đất nước, quân dôi CS đã đem xương máu ra thực hiện. Nhưng khi thành rồi, đảng CSVN lo sợ nhân dân và quân đội thấy đất nước và nhân dân bi đàn áp, bóc lột, tham nhũng, nên đảng sử dụng công an cảnh sát để thống trị, đàn áp hân dân. CSVN càng lo sơ hơn khi thấy quân đội các chế độ CS Đông Âu là lực lượng trở về với nhân dân để bóp cổ đảng. Nên đảng CSVN  đổ thừa quân đôi thiêu trách nhiệm nghiêm trọng trong  khủng khoảng Bãi Tư Chính, để hạ uy lực của quân đôi đối với dân và với Mỹ nữa.

Hai là đổ thừa chánh phủ, đặc biêt là ám chỉ phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm bình Minh không ‘khôn khéo’ ngoại giao, tranh thủ bảo vệ chủ quyên Bãi Tư Chính.  Ai cũng biết tổ chức công quyền của CSVN, trên danh nghĩa và lý thuyết là’ đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ’. Tức là việc giải quyết biến cố bãi Tư Chính là do nhà nước và chánh phủ phải làm. Nhưng trên thực tế đảng nắm toàn quyền, đảng trị toàn diện. Trong cả ba tháng tổng bí thư Trọng im lim, thì chánh phủ  có thể làm gì đươc. Phạm Bình Minh ráng lắm và lợi dụng cơ hội ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp quốc có lên tiếng tình trạng Biển Đông bất ổn, xáo trộn mà không chỉ danh TC là kẻ gây ra. Dân chúng VN bực bội phê bình. Nếu Ông Minh nói thật, chống đối như thân phụ  là Ngoai Trưởng Nguyễn cơ Thach, thì chăc chắn Trọng sẽ dùng Bộ Chánh trị sẽ nặc lịnh từ dịch ông dể dâng công cho TC, như thân phụ ông cũng bị sau khi chống mật ước của CSVN và TC biến VN thành một tỉnh của TC trong Hội nghị Thành Đô.

Ba là đổ thừa cho quốc hội gần như im lim, không có ý kiến hay khuyến cáo, nghị quyết nào để  ‘tham mưu’ cho đảng nhà nước.

Trò ma giáo, ma dầu đổ thừa để được 3 điều lợi cho cá nhân y. Trước nhứt là để triệt hạ đối thủ và phe đảng trong nội bộ đảng muốn hạ bệ y , vì Trọng đã trở thành liệt lão mà không hồi dương sau khi bị đột quị trong khi đi kinh lý tỉnh Kiên Giang.

Kê tiếp là lập công, dâng công lên Tập cận Bình qua việc bất đồng hoá cuộc chống đối, xung đột chóng TC từ phía CSVN.  Cái giá Bắc Kinh sẽ trả cho Trọng là áp lực, mua chuộc nhưng đại cán CSVN có quyền đề bạt Trọng  tái nhiệm  hai chức tổng bí thư và chủ tich nước CSVN.

Sau cùng là ngăn chận làm nản lòng Mỹ trong việc Mỹ vận động CSVN xích lai gân Mỹ. Mỹ thấy Quân đội CSVN, quan quyền yêu xìu về chánh trị,  Mỹ phải xích lai gần đảng quyền hơn thay vì với nhà nước và quân đội.

Ở đời thường cũng như đời chánh trị, mưu thâm thì hoạ diệt thâm. Mưu bất hoạch là di hại. CSVN bây giờ là một địa lý chánh trị không phải chỉ riêng của CS TQ và VN. Mỹ chưa phát triển đối tác chiến lược với CSVN, nhưng Mỹ đã có nhiều nhà ngoại giao thông suốt tơi lui VN.  Nhưng không ai dám bảo là tình báo chánh trị, quân sự Mỹ không có ở VN, không có móc nối đảng viên CS, cán bộ Nhà Nước CS, quân đội CSVN. Cái kiểu đổ thừa của Đỗ Mười, thợ thiến heo lên làm tổng bí thư CSVN mà Trọng bắt chước thì học trò tiểu học trường làng trong nước cũng biết. Những nhà ngoại giao, tình báo, quân sự ngoại quốc càng biết rõ hơn./.(VA)

https://vietbao.com/a300473/bai-tu-chinh-trong-dung-ke-do-thua