Tin Việt Nam – 02/11/2018
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy
nhận cáo trạng xúc phạm quốc kỳ VN
Nhà hoạt động nữ Huỳnh Thục Vy nhận cáo trạng của Viện kiểm sát với cáo buộc “Xúc phạm Quốc kỳ”
Sáng 2/11, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thị xã Buôn Hồ tống đạt bản Cáo trạng trong đó quyết định truy tố cô Huỳnh Thục Vy với cáo buộc “Xúc phạm Quốc kỳ” theo điều 276 Bộ luật hình sự cũ năm 1999.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, luật sư bào chữa cho cô Huỳnh Thục Vy nói với Đài Á Châu Tự Do vào chiều ngày 2/11 như sau:
“Về hành vi, diễn biến sự việc tôi tin cáo trạng đã liệt kê đầy đủ. Thậm chí cáo trạng còn liệt kê động cơ thúc đẩy cô Vy làm việc đó. Tôi đọc cũng hơi buồn cười cho nên tôi đùa với cô Vy rằng là anh đọc cáo trạng có cảm nghĩ là em là người viết chứ không phải là cơ quan truy tố em viết.
Cái việc mà cô Vy thừa nhận về cái hành vi đó và việc cái hành vi đó có xúc phạm Quốc kỳ hay không theo Bộ luật hình sự thì nó lại là một câu chuyện khác và đó là vấn đề mà chúng tôi phải tranh luận tại tòa với Viện kiểm sát.”
Về hành vi, diễn biến sự việc tôi tin cáo trạng đã liệt kê đầy đủ. Thậm chí cáo trạng còn liệt kê động cơ thúc đẩy cô Vy làm việc đó. – LS. Đặng Đình Mạnh
Bản Cáo trạng dài 5 trang của Viện trưởng VKSND thị xã Buôn Hồ kết luận rằng “Do ý thức coi thường pháp luật của Nhà nước và bất đồng với chế độ xã hội Chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo; nên vào khoảng hơn 11 giờ ngày 1/9/2017 tại Tổ dân phố Tân Hà 2, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, bị can Huỳnh Thục Vy đã có hành vi dùng bình sơn xịt mi ni màu trắng, xịt lên 2 lá cờ Tổ quốc là biểu tượng Quốc kỳ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Ủy ban nhân dân phường Thống Nhất cắm hai bên lề đường Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng tháng tám thành công và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2017, nhằm mục đích xúc phạm Quốc kỳ, để bày tỏ quan điểm phản kháng chế độ.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho hay, sau thủ tục tống đạt cáo trạng của VKSND thị xã Buôn Hồ, hồ sơ sau đó sẽ được chuyển ngay qua bên Tòa án, người thẩm phán thụ lý hồ sơ sẽ có thời hạn 30 ngày quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời gian thông thường khoảng 5-6 tuần lễ sau đó, vụ án sẽ được đưa ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
Bộ Luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam quy định: “Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Vị luật sư thuộc đoàn luật sư TPHCM cũng cho hay, giả thiết rằng nếu cô Huỳnh Thục Vy bị tuyên hình phạt tù giam thì với điều kiện cô Vy đang có con dưới 36 tháng tuổi sẽ không thể thi hành hình phạt.
Hình phạt sẽ phải hoãn lại cho đến khi nào con cô ấy hơn 36 tháng tuổi.
Cô Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985 là một blogger và là một trong những thành viên sáng lập của Hội Phụ nữ Nhân quyền hiện đang sống ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak.
Năm 2012, cô cùng với cha mình là cựu tù nhân lương tâm – nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn được tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett để “ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị”.
Huỳnh Trọng Hiếu, em trai của cô sau đó bị công an từ chối cho xuất cảnh sang Hoa Kỳ để nhận giải.
Tháng 6 năm 2015, Huỳnh Thục Vy cho xuất bản sách “Huỳnh Thục Vy – Nhận định sự thật tự do và nhân quyền” tổng hợp những bài viết phê bình những chính sách của chính phủ, đảng cộng sản Việt Nam do nhà xuất bản Việt Thức in tại Hoa Kỳ.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do vào ngày 10/8, một ngày sau khi cô bị công an bắt đi để làm việc với công an về hành vi xịt sơn lên lá cờ đỏ sao vàng, cô thừa nhận mình la người xịt sơn lên lá cờ “để biểu đạt quan điểm của bản thân chống lại lá cờ của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chống lại mọi biểu tượng, mọi ý nghĩa của biểu tượng đó, và chống lại việc những người cộng sản đã cai trị người dân một cách độc đoán.
Người Việt ở Biển Hồ bị
‘di dồn’ và những lời hứa tại Bali
Rắn rít, nước ngập, không điện, không nước, không nhà vệ sinh, không đường bộ…là những khó khăn mà người dân tạm cư gốc Việt ở huyện Boribo, tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia gặp phải khi họ chuyển nhà thuyền ra khỏi khu Biển Hồ từ đầu tháng 10 cho đến nay. Vì cuộc sống ở khu tạm cư quá bấp bênh, khắc nghiệt cho nên đêm đêm, hàng chục gia đình tìm cách thoát khỏi nơi đây, tìm đi nơi khác nương náu hoặc đi ghe thẳng ra sông cái lớn tìm đường về cố hương. Thế nhưng người tha phương không dễ dàng chạy thoát, một số gia đình nói họ bị viên chức địa phương chặn lại và “làm tiền” và thậm chí có gia đình muốn về Việt Nam nhưng không có tiền “lót tay” cho chính quyền.
Trong tháng qua, kể từ khi chính quyền Campuchia giải tỏa trắng khu nhà bè trên Biển Hồ hôm 1/10 đã có hơn 600 hộ trong số 800 hộ đã ra đi vì không kham nỗi cuộc sống cơ cực nơi tái định cư. Các ngư dân gốc Việt cho VOA biết trong khi những người còn ở lại chỉ biết kêu cứu và mong chờ sự trợ giúp nhưng chính quyền lại “né tránh, hứa suông.”
‘Di dồn’ ngư dân
Ông Nguyễn Văn Hiếu, 49 tuổi, một di dân gốc Việt đến Biển Hồ cùng với cha mẹ năm ông 13 tuổi để đánh bắt cá, nói với VOA rằng hồi đầu tháng 10 có đến hơn 800 gia đình từng sống trên bè nổi ở Biển Hồ đã phải di chuyển thuyền bè đến nơi tạm cư mới theo lệnh giải tỏa của chính quyền, nhưng cuộc sống ở nơi mới thì thiếu thốn đủ thứ:
“Chính quyền Campuchia đuổi tất cả chúng tôi vào trong rừng. Họ hứa sẽ làm đường lộ, chạy nước nhưng không biết có làm hay không. Ở trên vạt rừng này rắn rít bò lên nhà làm cho dân tình rất sợ. Không có đường đi, không nước sinh hoạt, không nhà vệ sinh nên gây mùi hôi thối.”
Ông Tống Văn Sến, 37 tuổi, sinh ra tại vùng Biển Hồ, cũng giống như hàng ngàn ngư dân khác cho đến nay vẫn chưa có quốc tịch Campuchia, nói với VOA:
Cuộc sống vô cùng khắc khổ, làm ăn ở đây rất khó khăn, không biết sẽ ra sao khi không có điện – nước…Không có cái gì cả. Nhà thì nổi trên đọt lùm, đất chìm, không có bờ. Tụi em bàn tính để đi, chứ không ở lại.
Ngư dân Tống Văn Sến
“Hai vợ chồng em có hai đứa con, cuộc sống vô cùng khắc khổ, làm ăn ở đây rất khó khăn, không biết sẽ ra sao khi không có điện – nước…Không có cái gì cả. Nhà thì nổi trên đọt lùm, đất chìm, không có bờ. Tụi em bàn tính để đi, chứ không ở lại. Mình xin đi ra thì họ không cho. Ai đi mà bị bắt thì họ phạt, và họ tước giấy tờ. Họ lấy luôn cả giấy mà mình đã đóng phí 250 ngàn rieh để có được trước đây.”
Từ tháng 12 năm ngoái, khi chính phủ Campuchia thu hồi giấy tờ cũ được cho là cấp sai qui định, một số người Việt cho biết họ được hỗ trợ trả khoản phí đăng ký giấy tờ mới 250 ngàn rieh (khoảng 1,4 triệu đồng), được gọi là thẻ thường trú ngoại kiều, do các hội đoàn gốc Việt tại Campuchia tài trợ cùng với sự thu xếp của cơ quan ngoại giao Việt Nam.
Theo quy định hiện hành của chính phủ Campuchia, người gốc Việt dù đến Campuchia vào thời điểm nào, miễn trước 2012, đều phải đăng ký 3 lần, cứ hai năm một lần, cho đến năm thứ 7 thì có thể xin vào quốc tịch Campuchia.
Theo các ngư dân, chưa ai trong số họ có quốc tịch Campuchia và nếu như họ quyết định chạy thoát và không may bị chặn lại và bị tịch thu giấy đăng ký ngoại kiều, thì con đường mưu sinh trên đất Campuchia lại càng thêm chông gai, tương lai càng mù mịt.
Ông Hiếu chia sẻ:
“Những người nào ở bè thì bị đuổi đi hết. Người Campuchia thì còn được chuyển đến phía bên ngoài, gần đường lộ và gần mé sông, còn người Việt Nam thì bị đuổi vô đây hết. Ở đây giống như ở trong rừng ngập nước, phía dưới nhà thì đầy gai gốc, cây đội lên sàn nhà, ghe bị thủng chìm.”
Ô nhiễm, bệnh tật
Các ngư dân cho biết nơi tập kết mới là vùng đất trũng ngập nước, nhà nổi của họ hiện ở phía trên khu vực rừng cây mai dương, nước ngập không có đường đi lại, gây ảnh hưởng rất lớn về sinh hoạt, môi trường. “Chỉ còn một vài ngày nữa thôi, khi nước rút xuống thì cây cối sẽ đâm thủng thuyền bè.” ông Hiếu lo lắng.
Sau một tháng bị dồn đến nơi đầm lầy hoang dã, ngư dân Trần Văn Tuấn, 53 tuổi, chia sẻ:
“Chính quyền di dồn, đuổi dân lên đọt cây, lên rừng rậm, nơi nguy hiểm không có nước sinh hoạt, không nơi chứa nước thải, bị ô nhiễm. Bà con phải tắm giặt bằng nước dơ mang mầm bệnh. Thậm chí ông sư thầy trụ trì chùa hơn 50 năm vừa chết vì sanh bệnh cách nay hai ngày.”
Chính quyền di dồn, đuổi dân lên đọt cây, lên rừng rậm, nơi nguy hiểm không có nước sinh hoạt, không nơi chứa nước thải, bị ô nhiễm. Bà con phải tắm giặt bằng nước dơ mang mầm bệnh.
Ngư dân Trần Văn Tuấn
Ông Hiếu cho biết có hơn 600 gia đình bỏ nơi tạm cư mới ra đi và gia đình ông cũng muốn chạy thoát nhưng chưa thực hiện được.
Ông nói sống ở đó như bị giam lỏng:
“Họ không cho chúng ta ra ngoài. Những người ra đi liền bị họ áp tải vô trở lại và bị họ phạt rất nhiều tiền. Tôi cũng muốn ra ngoài nhưng không đi được. Nếu họ không cho ra thì chỉ còn khoảng 2-3 ngày nữa nước rút xuống thì chúng tôi bị mắc cạn, không kéo nhà ra được. Chúng tôi ngày đêm lo lắng, bàn tính chắc sẽ bỏ nhà bè mà đi, chứ không còn ở đâu được.”
Ngài Đại sứ “làm không xuể”
Trong một email phản hồi VOA hôm 30/10, ông Vũ Quang Minh, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, cho biết công việc chuẩn bị cho tái định cư cho người gốc Việt của chính quyền Phnom Penh “chưa được tổ chức tốt.”
Hôm 29/10, phát biểu khi đến thăm các hộ dân gốc Việt thuộc diện di dời ở huyện Boribo, Đại sứ Vũ Quang Minh cho biết Chính phủ Việt Nam cũng như cộng đồng người Campuchia gốc Việt luôn ủng hộ chủ trương di dời người dân sống trên Biển Hồ của Chính phủ Campuchia, “về nguyên tắc, đây là chủ trương đúng đắn để giải quyết vấn đề môi trường, ổn định đời sống lâu dài cho người dân,” theo đài VOV.
Ông cũng ghi nhận rằng khu vực di dời chưa đảm bảo các điều kiện hạ tầng cần thiết như: Điện, đường, nước sinh hoạt, đặc biệt là hệ thống thoát nước và chất thải.
Hôm 1/11, ông Hiếu nói Đại sứ Vũ Quang Minh có đến thăm nơi tái định cư mới của làng bè, cách nơi cũ khoảng 4-5 km, và nhà ngoại giao Việt Nam có vẻ thất vọng trước những lời hứa của chính quyền Campuchia.
Ông Tuấn nói các nhà ngoại giao Việt Nam “làm không xuể” trước việc mạnh tay giải tỏa và bỏ mặc của chính quyền tỉnh Kampong Chhnang.
Bất lực trước cảnh này, ông Sến nói nếu tình hình không thay đổi thì gia đình ông cũng như các gia đình khác sẽ thu dọn đồ đạc xuống ghe vỏ lãi mà quyết chạy trốn.
“Cho đến nay vẫn chưa nghe đến việc được hỗ trợ gì. Đã khổ rồi! Mình lên xin hoài mà người ta cứ kêu chờ, mình chờ hoài từ 1/10 đến bây giờ, cả tháng rồi!”
Hôm 1/11, ông Tuấn nói ông mạnh mẽ lên án việc chính quyền Thủ tướng Hunsen hứa hẹn và cam kết hỗ trợ ngư dân không thực hiện.
“Thủ tướng Hunsen có hứa với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Indonesia hôm 11/10 là sẽ làm đường, dẫn điện, có trạm xá, trường học để bà con ổn định lâu dài rồi mới di dời bà con lên. Nhưng bên này không giữ lời hứa, chính quyền địa phương tráo trở. Hunsen nói là chỉ đạo xuống nhưng chính quyền ở đây thì làm ngơ. Đại sứ Vũ Quang Minh xin gặp tỉnh trưởng để yêu cầu hỗ trợ, nhưng họ nói bận, hơn một tuần nay chưa gặp được.”
Hunsen nói là chỉ đạo xuống nhưng chính quyền ở đây thì làm ngơ. Đại sứ Vũ Quang Minh xin gặp tỉnh trưởng để yêu cầu hỗ trợ, nhưng họ nói bận, hơn một tuần nay chưa gặp được.
Trần Văn Tuấn
Bên lề cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN (ALG) và Hội nghị Thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (IMF – WB) tại Bali, Indonesia, ông Hun Sen nói đã trực tiếp chỉ đạo Tỉnh trưởng Kampong Chhnang xử lý đề nghị của ông Phúc về việc bảo đảm di dời có thời gian quá độ phù hợp, tránh làm xáo trộn đời sống người dân trên Biển Hồ.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ Campuchia, và chính quyền tỉnh Kampong Chhnang, nhưng chưa được phản hồi.
Gia đình ông Tuấn, ông Hiếu và ông Sến, cũng như hàng trăm gia đình bị di dời, khẩn thiết đề nghị chính quyền Campuchia cho phép họ di chuyển tới địa điểm tạm cư mới đủ điều kiện sống tối thiểu, bảo đảm vệ sinh môi trường và có thể mưu sinh trong thời gian chờ đợi chính quyền tìm các biện pháp cho bà con tái định cư lâu dài, hoặc nếu chưa có địa điểm phù hợp thì cho phép họ quay tạm trở lại nơi ở cũ.
Vào cuối tháng 9, Nhật báo Phnom Penh Post dẫn lời thống đốc tỉnh Kampong Chhnang, ông Chhour Chandoeun, nói rằng việc di dời là cần thiết để “duy trì chất lượng nước,” vì các làng nổi đã gây ô nhiễm và tàn phá hệ sinh thái trong hồ.
Bộ Thông Tin Cambodia dẫn lời một giới chức địa phương khác cho hay, những người sống trên đoạn sông Tonle Sap chảy qua Thành phố Kampong Chhnang, thủ phủ tỉnh cùng tên, sẽ được di dời tới một khu đất rộng 40 héc ta, nhưng dường như đây chỉ là một khu đất hoang ngập nước.
Trong các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao của Campuchia vào cuối tuần trước, bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung ương, đã nhắc lại các đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đó về việc đảm bảo hạ tầng thiết yếu và không làm xáo trộn đời sống người dân tái định cư, nhưng hầu như chưa nhận được phản hồi tích cực từ phía Campuchia.
Vi phạm nhân quyền
Nhiều gia đình, trong đó phần đông là người Việt, chọn Biển Hồ làm nơi sinh sống từ lâu đời. Kế sinh nhai chủ yếu của họ dựa vào việc nuôi cá và nguồn cá đánh bắt được trong hồ nên có ý kiến cho rằng khi bị giải tỏa lên đất liền, họ sẽ mất nguồn thu nhập chính và không biết sống dựa vào đâu.
Các tổ chức nhân quyền đã lên án vụ di dời là tàn nhẫn, và nhiều người cho rằng quyết định của nhà cầm quyền Cambodia có nguyên nhân sâu xa về chủng tộc.
Ông Tuấn nói ông và nhiều ngư dân Biển Hồ đã gửi thư cho Cao ủy Nhân quyền LHQ tố cáo rằng việc chính quyền Campuchia đối xử bất công với người gốc Việt là vi phạm nhân quyền, phân biệt chủng tộc.
“Họ luôn nói tôn trọng nhân quyền, không phân biệt chủng tộc, nhưng hành động trong tháng chứng tỏ rằng họ vi phạm nhân quyền, đối kỵ với mình là người Việt Nam. Họ đàn áp và xem thường người Việt Nam.”
Họ luôn nói tôn trọng nhân quyền, không phân biệt chủng tộc, nhưng hành động trong tháng chứng tỏ rằng họ vi phạm nhân quyền, đối kỵ với mình là người Việt Nam. Họ đàn áp và xem thường người Việt Nam.
Trần Văn Tuấn
Hàng ngàn người Việt ở Campuchia đã phải trở về Việt Nam bằng thuyền và hiện đang tạm cư trong tình trạng nghèo khổ và vô tổ quốc tại hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh, cũng như các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và Kiên Giang.
Khi trò chuyện với VOA cũng là lúc màn đêm buông xuống ở khu tạm cư của người Việt vùng Biển Hồ, ông Sến khăn gói các vật dụng cần thiết sẵn sàng cho một hành trình hồi hương nếu có cơ hội, trong khi đó ông Hiếu thì dặn con rễ xem tối nay nhớ châm thêm dầu vào máy điện, để mắt vào mấy cọc nhọn cây mai dương ở dưới sàn nhà nổi, còn vợ ông đang kiểm tra xem bồn nước uống có đủ cho cả thảy bảy người hay không.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-viet-o-bien-ho-bi-di-don-va-nhung-loi-hua-tai-bali/4639745.html
Ba lần thôi nhé, các cô giáo tương lai
Cánh Cò
Kỳ họp Quốc hội lần này các đại biểu tương đối nhanh nhạy trong những câu hỏi có tính cách thời sự. Một trong các câu hỏi ấy dành cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về vấn đề mà dư luận xã hội đang dậy sóng, đó là dự thảo sinh viên bán dâm đến lần thứ tư sẽ bị cho thôi học.
Chỉ cần nêu lên câu hỏi, đại biểu dư sức biết câu trả lời vòng vo của ông Nhạ. Hỏi cho có hỏi nhưng hình như xưa nay không có bất cứ câu hỏi nào giữa nghị trường từng nhận được câu trả lời rốt ráo và thuyết phục. Hỏi như một cách đưa ra cho dân chúng tiếp tục ném đá đối tượng được hỏi hơn là tìm câu trả lời hợp lý và thành thật.
Làn này cũng vậy. Ông Nhạ chấp nhận tiếp tục làm bia cho người dân ném đá chứ không chấp nhận có một động thái xoa dịu dư luận, như từ chức vì thiếu trách nhiệm chẳng hạn, bởi ông và hầu hết các đồng liêu của ông đã dính chặt với chiếc ghế đang ngồi vì số tiền bỏ ra mua ghế quá cao, không cho phép họ đủ can đảm nói lời chia tay với một vật thể tuy vô tri nhưng đầy quyền lực.
Ông Nhạ từng được tiếng là phát ngôn bừa bãi và tư cách không khác gì một cán bộ cấp xã trong khi lại nắm giữ một chức vụ quan trọng nhất của quốc gia: Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Trong vụ UBND xã Hồng Lĩnh điều động giáo viên tiếp khách, rót rượu, ông Nhạ cho là mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc. Ông Bộ trưởng yêu cầu từng cô giáo trước tiên phải nghiêm túc trước đã.
Trong vụ UBND xã Hồng Lĩnh điều động giáo viên tiếp khách, rót rượu, ông Nhạ cho là mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc.
Có lẽ từ tư duy không “trầm trọng” đó ông tiếp tục áp dụng Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT đã có từ hai năm trước trong thời của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát xuất từ lúc Nguyễn Thiện Nhân còn làm Bộ trưởng Giáo Dục. Ông Nhạ quen với cách nghĩ sinh viên rồi sẽ không khác mấy với các cô giáo bị “điều” đi rót rượu cho quan chức, hình ảnh thu nhỏ của các chị em bia ôm, nhưng ông Nhạ lại nhìn một cách lệch lạc đi và quy kết các cô giáo ấy do im lặng nên UBND Hồng Lĩnh mới dám làm những công việc tệ hại đến thế.
Lần này thì sinh viên sư phạm cũng sẽ im lặng trước cái thông tư “điếm đàng” do chính Bộ Giáo dục và Đào tạo sáng tác. Sinh viên sư phạm bị đánh đồng là những cô gái bán dâm dự khuyết. Vì là ngành sư phạm nên các cô phải bị quản lý chặt hơn, theo dõi sát xao hơn để khi ra trường các cô sẽ có một bản thành tích trong sáng hơn trong phạm vi làm gái. Các cô sẽ hãnh diện vì mình không có lần thứ tư bán dâm trong mái trường xã hội chủ nghĩa và đã cầm được mảnh bằng tốt nghiệp nên khi nhận nhiệm sở tại các trường làng các cô sẽ dạy cho các em bài học về sự chịu đựng khi bị làm nhục tập thể.
Các cô sẽ không bao giờ dạy cho các em phản ứng hay kiến nghị mỗi khi bị quan to dày xéo lên cơ thể hay tâm hồn, bởi hơn ai hết các cô biết giá trị của một người dân dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, từng cá thể chỉ đáng nhận một lời xin lỗi đểu cáng sau khi bị cướp bóc, hành hung hay thậm chí hiếp dâm nếu bị phát hiện. Bài học bán dâm đến lần thứ tư dạy cho các cô thế nào là nền pháp trị của nơi mà các cô đang sống. Quyền hành làm luật của mỗi cơ quan đã giúp cho người dân thấy thêm được sự tù ngục của chính mình trong cái trại tập trung treo đầy mỹ từ có liên quan đến “tính đảng” chung quanh.
Con số 4 đối với Bộ Giáo dục của ông Nhạ là một “ân huệ” cho sinh viên lầm lỡ. Con số 4 ấy đối với các sinh viên bất kể trường nào, nam hay nữ, đều cảm thấy sự sỉ nhục đè lên tâm hồn của họ. Con số 4 ấy đối với xã hội là vết chém vào lòng tự trọng, là chén muối sát vào vết thương văn hóa vốn đang làm mủ trong tâm hồn từng người. Con số 4 ấy là tận cùng của sự thoái hóa tư duy đã và đang lây lan như dịch bệnh trong tất cả mọi cơ quan nhà nước mà cộng đồng không có cách nào tiêu diệt nó.
Bản dự thảo được viết ra từ những cái đầu rỗng tuếch phẩm chất con người, vì chỉ có con người mới được Thượng đế ban cho lòng tự trọng và phẩm hạnh để sống. “Con người” không được áp dụng cho những kẻ nghĩ ra cái dự thảo phản đạo đức mang tên lần thứ 4, bởi ai cũng thấy dự thảo này chà đạp nhân phẩm con người một cách triệt để nhất.
Ông Phùng Xuân Nhạ bị kết án vì ông chính là kẻ chịu trách nhiệm sau cùng khi cho phép nhân viên dưới quyền mang chúng công khai trên trang nhà của Bộ Giáo dục. Ông xứng đáng được nhận huy chương cao quý của ngành vì sự cống hiến danh dự của mình để người dân chà đạp. Ông xứng đáng được ghi tên vào lịch sử giáo dục nước nhà vì có công xem nữ sinh viên là một tập thể có tiềm năng bán dâm cần phải được giúp đỡ cho các em vượt qua khó khăn nhất định bằng cách cho phép các em được ba lần bán dâm hợp pháp.
Những lần còn lại các em cố mà học cho bằng được “Nước vỏ lựu, máu mào gà” để chứng tỏ mình còn trong vòng kiểm soát.
Các em phải cám ơn ông Nhạ và cả cái Bộ Giáo dục của ông vì đã “giáo dục” các em những bài học đắt giá về lĩnh vực bán dâm, lĩnh vực mà các em chưa bao giờ nghĩ tới cho dù có nghèo nàn rách rưới. Bộ Giáo dục đã tặng cho các em cẩm nang vào đời để mai kia khi gặp khó khăn trong nghề giáo các em sẽ không cần ai chỉ dẫn để gia nhập vào cộng đồng “đèn đỏ” đầy rẫy khắp mọi miền đất nước. Các em cũng sẽ không bao giờ lấn cấn trong việc mình bán dâm có sai trái hay không bởi bài học “ba lần được phép” như một tấm giấy thông hành giúp các em yên tâm đặt chân lên vùng đất đầy cạm bẫy mà không cần phải suy tư về mỹ từ đạo đức, hay phẩm hạnh của một nữ nhân.
Thà như vậy đi các em còn có tương lai hơn, kể cả tương lai của một cô giáo bán dâm còn hơn nếu ngay bây giờ nghe lời ông Nhạ dâng kiến nghị hay phản ứng đối với bản dự thảo thì các em sẽ đối diện với bức tường đá lì lợm của sự im lặng. Các em sẽ bị ghi tên vào sổ đen của trường và chắc chắn ngày ra trường của các em sẽ xa ngai ngái…..
Nhưng nên nhớ, chỉ ba lần thôi nhé, các sinh viên sư phạm đáng thương của đất nước.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/only-3-times-11022018082140.html
Thống đốc NHNN: Sử dụng nhân dân tệ
ở biên giới không vi hiến
Giữa những phản ứng trái chiều từ dư luận về việc cho phép lưu hành đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tại các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng hôm 1/11 khẳng định rằng quy định này là hợp pháp.
Thông tư 19/2018 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 28/8 cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong hoạt động thương mại tại khu vực biên giới hai nước Việt-Trung. Theo quyết định này, việc thanh toán bằng đồng tiền của Trung Quốc ở các tỉnh biên giới phía bắc sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 12/10.
Đầu tháng 9, hàng trăm trí thức Việt Nam đã đồng loạt ký tên vào một tuyên bố phản đối quyết định của NHNN vì họ cho là vi hiến và ảnh hưởng đến an ninh kinh tế.
Ngay sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết chính phủ sẽ xem xét lại thông tư cho sử dụng đồng tiền của Trung Quốc ở biên giới. Bà Ngân nói tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 13/9 rằng cần phải trả lời câu hỏi “Liệu có vi hiến?” mà dư luận trong và ngoài nước đưa ra và yêu cầu Thống đốc NHNN phải trực tiếp chỉ đạo việc này.
Tuy nhiên, thông tư của NHNN vẫn có hiệu lực từ ngày 12/10 theo đúng kế hoạch.
Thông tư 19 của NHNN “tuân thủ đầy đủ các quy định của hiến pháp, Luật ngân hàng nhà nước và pháp lệnh ngoại hối,” người đứng đầu NHNN nói khi trả lời câu hỏi của một đại biểu Quốc hội hôm 1/11 rằng liệu Thông tư này có vi phạm hiến pháp không khi Hiến pháp Việt Nam chỉ coi tiền đồng là tiền thanh toán.
Viện dẫn pháp lệnh ngoại hối, ông Hưng nói rằng “có những quy định cho phép sử dụng ngoại tệ trong một số giao dịch,” theo cổng thông tin Chính phủ Việt Nam.
“Điều 26 Pháp lệnh ngoại hối cho phép sử dụng đồng tiền của nước có chung đường biên giới thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết,” Thống đốc NHNN nói trong phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội khóa 14 đang diễn ra tại Hà Nội.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh lo ngại về việc kiểm soát và giới hạn trong việc sử dụng nhân dân tệ ở Việt Nam trong bối cảnh các hoạt động thương mại ngày càng tăng giữa hai nước.
“Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam có chung biên giới 1.300km và hiện nay thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và [Việt Nam] cũng nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc,” nguyên viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nói.” Tôi lo ngại rằng với mức độ hàng hóa và thương lái Trung Quốc đi sâu vào Việt Nam, thậm chí vào đồng bằng sông Cửu Long, và mua của người dân Việt Nam các nông sản, thủy sản thì không rõ là việc lưu hành đồng nhân dân tệ sẽ được hạn chế như thế nào. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc gắn liền với lượng hàng hóa và lượng thương lái của Trung Quốc thâm nhập vào Việt Nam mà chúng ta cho đến nay chưa kiểm soát được.”
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á khi kim ngạch thương mại trung bình hàng tháng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua con số 10 tỷ USD trong năm nay, theo thông tin từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đưa ra hôm 26/7.
Cùng có mối lo ngại về việc cho phép lưu hành đồng nhân dân tệ, Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Quang A hồi tháng 9 cho rằng thông tư mới của NHNN còn nhiều điều quá mập mờ có thể ảnh hưởng tới chủ quyền tiền tệ của Việt Nam cũng như tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia.
Việt Nam cho rằng việc cho phép sử dụng tiền Trung Quốc trong giao thương tại khu vực biên giới như nêu trong Thông tư 19/2018 là “góp phần hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt-Trung ngày càng phát triển.”
Việt Nam có bảy tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc, bao gồm Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng và Điện Biên.
Đại biểu quốc hội & quyền cử tri
Trương Duy Nhất
Trường hợp Nguyễn Sỹ Cương:
Phát biểu, trong phiên chất vấn chiều 30/10/2018, đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương nêu hiện tượng “trên mạng xã hội có một số cá nhân tự cho mình quyền muốn nói gì thì nói, muốn xúc phạm ai thì xúc phạm”. Ông đưa dẫn chứng sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm tại quốc hội, xuất hiện nhiều phát ngôn “xúc phạm đến các bộ trưởng”, thậm chí có cá nhân đăng lên câu “đại diện cho dân, đi ngược lòng dân”.
Từ đó, ông chất vấn, yêu cầu Bộ Công an “có cần xử lý và xử lý được tình trạng này không?” [1].
Hiểu biết, và thái độ của đại biểu quốc hội như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương là hạn chế, và đáng chê trách.
Quan chức, càng cao cấp càng nên biết lắng nghe, cả những lời chê chửi từ dân. Thậm chí, là một chiếc guốc phản kháng, như trường hợp Thủ Thiêm. Bộ trưởng, hay đại biểu quốc hội, không phải “bố mẹ” dân để trông xuống mà mắng mỏ những lời góp ý, phê trách của dân là “xúc phạm”.
Hiểu biết, và thái độ như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương, tôi cho là hách dịch, kém văn hoá.
Ngô nghê, tục tĩu:
Ngoài thái độ cao ngạo, hách dịch như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương, còn nhiều hiện tượng ngô nghê, tục tĩu khác.
Bàn việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế, nhưng ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch quốc hội, lại có cách ví von rất tục tĩu: “Việt Nam là cô gái đẹp, tất cả cơ thể này chỗ nào cũng đẹp. Chúng ta phải lựa chọn những bàn tay tinh tuý nhất, chứ không phải là ai cũng cho vào…” [2].
Thật tình, tôi không thể hiểu nổi tại sao một vị Phó Chủ tịch quốc hội như ông Phùng Quốc Hiển, một nữ Bộ trưởng như bà Nguyễn Thị Kim Tiến, lại có thể vô tư, hồn nhiên tục tĩu như vậy trước quốc hội.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, phát biểu trước quốc hội về nhóm “giải pháp 3 chân” cho ngành y tế. Bà say sưa nói về “cái chân thứ 3”, tỉ mỉ chi tiết mãi hình tượng “chân thứ 3”, khiến cả quốc hội được phen cười… vỡ mồm! Tôi không tin là bà Tiến không biết “chân thứ 3” thường được dân gian dùng để gọi … [3].
Thật tình, tôi không thể hiểu nổi tại sao một vị Phó Chủ tịch quốc hội như ông Phùng Quốc Hiển, một nữ Bộ trưởng như bà Nguyễn Thị Kim Tiến, lại có thể vô tư, hồn nhiên tục tĩu như vậy trước quốc hội.
Đó là chưa kể nhiều trường hợp, từ đại biểu quốc hội, quan chức chính phủ, đến Thủ tướng, Tổng Bí thư… cứ hay hồn nhiên “trên nóng dưới lạnh”, “trên bảo dưới không nghe”, “trên phát động, dưới nằm im”…
Do tư duy tục tĩu? Hay có thể, do trình độ hạn chế, lúng túng không tìm ra cách nào khác để diễn đạt?
Rồi nhiều trường hợp ngô nghê khác. Đến mức, dân tình hay ví đại biểu quốc hội như mấy cậu hề Xuân Bắc, Trấn Thành, Hoài Linh…
Quyền cử tri:
Trước những hiện trạng trên, thái độ cử tri là gì?
Quyền lực giám sát, nói ra thì mông lung. Nhưng cụ thể là tỏ bày, nhận xét, đánh giá, thậm chí là chê chửi. Chê chửi, thậm chí vung chiếc guốc vào mặt đại biểu cũng là một phương cách bày tỏ.
Trước những phát biểu với tư duy hống hách như Nguyễn Sỹ Cương, tục tĩu như Phùng Quốc Hiển, Nguyễn Thị Kim Tiến… Dân không chửi mới lạ.
Biết nghe dân chửi để sửa mình, ấy mới là thái độ thực sự văn hoá.
Và nên nhớ, không chỉ tỏ bày, nhận xét, chê chửi. Không chỉ là những chiếc guốc như trường hợp Thủ Thiêm, cử tri còn một quyền lớn hơn: bãi nhiệm, phế truất đại biểu quốc hội.
Có vẻ như khi phát biểu đòi trị dân, xử dân, ông Cương quên mất điều này.
Từ Tộc Kinh đến Đặc khu
của người Trung Quốc tại Pháp?
Tường An
Nhiều người Việt tại Pháp những ngày qua rất bất bình và đã phải lên tiếng phản đối sau khi có tin một nhóm người Trung Quốc mua một khoảng đất lớn tại thành phố Bussy Saint Georges, ngoại ô Paris. Nhiều người lo ngại người Trung Quốc mua đất để lập khu tự trị và gọi đó là vùng đất của Tộc Kinh.
Sự việc vỡ lở sau khi một video về một buổi họp tổ chức vào ngày 21/5 tại thành phố Bussy Saint Georges được công bố, cho thấy một nhóm người Trung Quốc và Việt Nam gặp gỡ các giới chức thành phố để bàn về việc thành lập một khu công viên văn hóa ở thành phố lên đến 350.000 mét vuông. Không những thế, những người dự cuộc họp còn đề cập đến việc tụ họp từ 3 đến 4 triệu người Kinh khắp nơi trên thế giới về để lập quốc tại thành phố Bussy Saint George. Trên video, người ta thấy có 7 lá cờ được trao cho các giới chức thành phố mà như một số người Việt tại Pháp hiểu là được giữ để sau này lập quốc.
Theo những trao đổi trong đoạn video, những người tại cuộc họp nói rằng cách đây 10 năm, một vài người Việt đã đi Nam Ninh, Trung Quốc, để tìm lại nguồn gốc xuất phát của người Kinh. Những phát biểu trong video cho rằng dân tộc Kinh là người Việt Nam, xưa gọi là An Nam, là một trong 56 sắc tộc được người Mãn Châu trả độc lập từ những năm 1884 – 1885, đi khắp nơi trên thế giới và hiện đã có từ 3 đến 4 triệu người thuộc Tộc Kinh sống trên 27 quốc gia, trong đó khoảng 1 triệu ở Mỹ và 1 triệu ở Châu Âu.
Để công bố rộng rãi thông tin và phản đối cái gọi là Tộc Kinh và trao cờ lập nước này, một cuộc hội thảo của những người Việt tại Pháp đã được tổ chức hôm 28/10 ở nhà thờ Hippolyte, quận 13, Paris. Khoảng 100 người đã tham dự hội thảo này. Những người dự hội thảo được xem video về cuộc họp hôm 21/5 và được chia sẻ thêm các thông tin liên quan. Nhiều người dự cuộc họp đã bày tỏ sự tức giận của mình.
Cái vụ mà dân tộc Kinh mua đất này giống như con ngựa thành Troy vậy ! Nước Tàu đã làm những điều không hay mà cả thế giới đều biết. – Bà Alice Hà
Bà Alice Hà, một người Pháp gốc Việt bức xúc nói tại hội thảo: “Cái vụ mà dân tộc Kinh mua đất này giống như con ngựa thành Troy vậy ! Nước Tàu đã làm những điều không hay mà cả thế giới đều biết. Cho nên khi đặc khu này mà nằm tại nước Pháp sẽ làm hại cho dân tộc Pháp như thế nào, vì vậy tôi có bổn phận phải lên tiếng với tư cách một công dân Pháp và yêu nước Pháp, tôi không muốn dân tộc Pháp một ngày nào đó bị tiêu diệt bởi dân tộc Tàu”.
Ông Phan Quốc Uy, một tín hữu Cao Đài nhận xét: “Tại sao bây giờ mình đang ở hải ngoại mà lại không có phản ứng, mà có những người lại đi tiếp tay với những người như thế? Có phải chăng vì tiền? Vì tiền mà bán rẻ lương tâm của mình thôi!”
Ông Nguyễn Cao Đường, một người hoạt động lâu năm ở Paris cho rằng không phải người Việt hải ngoại nào cũng ham tiền mà bán rẻ lương tâm: “Chỉ có vài ba tên nô lệ đi theo bọn Tàu đó, chứ không phải là người Việt Nam Quốc gia 4 triệu”.
Ban tổ chức hội thảo cho biết họ đã tìm hiểu được con số trên các lá cờ được trao tại cuộc họp hôm 21/5. Theo Ban Tổ chức, chữ số W943001635 trên 7 lá cờ là số đăng ký của một hội đoàn người Việt ở thành phố Villejuif, gần Paris. Hội đoàn này được thành lập với mục tiêu “Thúc đẩy sự tham gia của những người Trung Quốc và Việt Nam. Tạo điều kiện hợp tác về kinh tế, thương mại, tài chính và kỹ nghệ của người Việt hải ngoại giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu…”.
Nhiều ý kiến tại hội thảo bày tỏ nỗi lo ngại Trung Quốc sẽ dùng tiền để mua đất tại Bussy Saint George và biến nó thành một khu tự trị, hay một quốc gia trong một quốc gia vì từ “hành chính” hay “chính phủ” đã được đề cập đến trong video.
Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra bao gồm: 3 đến 4 triệu người Việt ở 27 nước như nói ở đoạn video là ai? Người Việt hiện nay có phải là Tộc Kinh đã đi từ Tam Đảo trong những năm 1884 – 1885 hay không? Liệu những người Việt tị nạn đang định cư ở 27 nước được nói đến trong đoạn video có bao gồm vào Tộc Kinh hay không?
Những người dự hội thảo đã xác định được có ít nhất 7 người Việt trong đoạn video là những người có ít nhiều sinh hoạt trong cộng đồng người Việt tại Paris. Nhiều người có mặt tại buổi hội thảo thắc mắc tại sao những người Việt Nam tham gia cuộc họp của Tộc Kinh hôm 21/5 lại đồng ý với ngộ nhận rằng Tộc Kinh là những người Việt tị nạn ở hải ngoại.
Tình trạng người Trung Quốc mua nhiều đất ở Pháp thời gian qua cũng đã gây bất bình đối với người Pháp. Vào khoảng cuối tháng 8 vừa qua, hơn 100 nông dân ở miền trung nước Pháp đã biểu tình chống Trung Quốc. Những người biểu tình đòi các nhà đầu tư Trung Quốc đi khỏi vùng đất của họ và đòi lấy lại đất cho nông dân Pháp.
VN tăng cường ‘soi quét’ không gian mạng
Đang và sẽ có thêm các biện pháp mới để kiểm soát thông tin trên mạng xã hội tại Việt Nam, theo trả lời chấn vấn trước Quốc hội của lãnh đạo ngành công an và CNTT Việt Nam.
Công cụ ‘quét rác’ không gian mạng
Công cụ này là công nghệ của Trung tâm Quốc gia Giám sát An toàn Thông tin trên không gian mạng, được Bộ Thông tin & Truyền Thông (TTTT) xây dựng.
Công cụ “quét rác không gian mạng” này có thể đọc, phân tích, đánh giá, phân loại khảng 100 triệu tin mỗi ngày, theo lời bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trên truyền thông Việt Nam.
Thông tin này được bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội hôm 31/10.
Báo Tuổi Trẻ trước ‘Đêm trước Đổi mới lần hai’
VN yêu cầu Facebook lưu trữ ‘quan điểm chính trị’
VN: Quanh than phiền về lối viết báo ‘theo chỉ đạo’
Vì sao nhiều Facebook của giới phản biện bị xóa?
Bị cắt điện vì than phiền trên Facebook
Lý giải sự cần thiết của trung tâm này, ông Hùng nói do mỗi ngày mạng xã hội tiếng Việt có tới hơn 100 triệu thông tin nên không thể dùng nhân lực để giám sát mà phải dùng công nghệ.
Ông Hùng gọi công nghệ này là “công cụ quét rác”.
Ngoài ra ông nói phải định nghĩa thế nào là thông tin sai, tin giả bằng pháp luật. Như vậy cần ban hành một số quy định pháp luật liên quan, và phải có đầu mối tiếp nhận các thông tin phản ánh từ người dân, người bị hại.
Xử lý hành vi ‘vu khống trên không gian mạng’
Trong khi đó, lãnh đạo bộ Công an, ông Tô Lâm, cho hay đã xử lý được một số đối tượng “vu khống trên không gian mạng”. Nhưng ngăn chặn hành vi vu khống trên mạng xã hội thì chưa thực hiện được do một số trở ngại.
Thứ nhất là về mặt địa lý, thông tin ‘nặc danh’ có tính xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội không chỉ xuất phát từ Việt Nam mà xuyên quốc gia.
Thứ hai là về mặt pháp lý còn chưa hoàn thiện, mỗi khi xử lý những thông tin vu khống, xuyên tạc thì cần có chứng cứ số, phải được cơ quan chức năng giám định mà ta lại chưa có.
Câu trả lời của ông Tô Lâm được đưa ra trước chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương hôm 31/1.
Theo tường thuật của Zing.vn, ông Cương nói trên mạng xã hội lâu nay có tình trạng một số người “cho mình quyền” nói và xúc phạm người khác. Ông lấy ví dụ sau phiên lấy phiếu tín nhiệm đại biểu Quốc hội đã xuất hiện các phát ngôn “xúc phạm bộ trưởng”.
Do đó ông Cương muốn biết Chính phủ và bộ Công an có xử lý được tình trạng này hay không.
Ông Tô Lâm thừa nhận xử lý các trường hợp “nói xấu”, “bôi nhọ” không dễ, nhất là khi người thực hiện ‘xuyên tạc’, ‘vu khống’ để chế độ ‘nặc danh’.
Ông Lâm cũng nói sẽ tiếp tục thu thập chứng cứ về các “đối tượng có hoạt động tuyên truyền chống nhà nước”; “đối tượng bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự trên không gian mạng” để xử lý.
Bộ Công an hiện đang phố hợp với nhiều ban ngành để tuyên truyền, phản bác các hoạt động chống đối, bôi nhọ, xuyên tạc trên không gian mạng, ông Tô Lâm cho hay trong phiên trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội hôm 1/11.
Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ gỡ bỏ thông tin sai
Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng nói thách thức hiện nay là mạng xã hội xuyên biên giới. Các thông tin từ nước ngoài cung cấp về Việt Nam.
Do đó, cần phải “mạnh tay” “yêu cầu các nhà cung cấp tuân thủ pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong việc gỡ bỏ thông tin”.
Ông Hùng nói cái này Việt Nam có thể học từ các nước EU, trong Asean đã làm với Facebook và Youtube.
Ông Hùng cũng đề nghị cần có chế tài xử lý người đưa thông tin sai trên mạng để ‘thượng tôn pháp luật’.
Theo ông Hùng, thông tin trên mạng xã hội không ảo, mà là thật. Do đó người dân và chính quyền “phải sống nhiều hơn tren mạng xã hội” và “không phải xem cái gì cũng tin ngay”.
Bộ trưởng Tô Lâm hôm 1/11 cũng cho hay bộ đang phối hợp với Bộ TTTT để yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Internet ngăn chặn truy cập từ trong nước khoảng gần 3.000 trang mạng “có nội dung xấu”.
Luật An ninh mạng được thông qua tháng 6/2018, sẽ chính thức có hiệu lực tháng 1/2019, được cho là ‘nhái’ của Trung Quốc, và làm dấy lên lo ngại từ Mỹ, cộng đồng châu Âu và các nhóm nhân quyền quốc tế, theo AFP.
Mới đây, dự thảo Nghị định hướng dẫn thực thi luật An ninh mạng được đưa ra lấy ý kiến cũng vấp phải nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng.
Theo dự thảo Nghị định này, các nhà cung cấp dịch vụ mạng nước ngoài sẽ buộc phải đặt văn phòng tại Việt Nam và phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam.
Các dữ liệu của người dùng được đề nghị lữu trữ gồm có thông tin sinh trắc học, lịch sử tài chính, quan điểm chính trị, và tôn giáo.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46055535
Bộ Công an giải đáp thắc mắc
về việc kiểm soát thông tin cá nhân trên mạng
Bộ Công an Việt Nam vừa có khẳng định, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chỉ được tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng nếu họ có những hoạt động vi phạm pháp luật
Mạng báo Dân Trí vào ngày 2 tháng 11 dẫn trả lời trên trang chủ Bộ Công An về câu hỏi ‘ Luật An ninh mạng có kiểm soát, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng và có cấm người sử dụng internet truy cập các trang mạng xã hội như Facebook, Google, Youtube hay không?’.
Theo trình bày của Bộ Công An Việt Nam, lực lượng bảo vệ an ninh mạng chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng khi họ có những hoạt động vi phạm pháp luật, với trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu lạm dụng và làm lộ thông tin người sử dụng sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Vẫn theo Bộ Công an Việt Nam thì luật an ninh mạng có tính thống nhất cao với hệ thống pháp luật hiện hành của VN, bởi không gian mạng đã bao phủ toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, và luật cũng có phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp đến một số nội dung theo 29 điều của Bộ luật hình sự; có liên quan đến các quy định về bảo vệ quyền con người trong hiến pháp, bộ luật hình sự, bộ luật dân sự và các văn bản khác có liên quan.
Theo Bộ công an, lý do cấp thiết về bảo vệ an ninh mạng vì hiện nay Việt Nam đang phải đối phó với hàng chục ngàn cuộc tấn công mạng với quy mô lớn và có chiều tăng mỗi năm, gây đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội.
Bộ Công An Việt Nam cũng nói tình trạng đăng tải thông tin xuyên tạc, phá hoại khối đoàn kết dân tộc diễn ra tràn lan trên không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hiệu quả dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Theo Bộ Công An thì Luật An ninh mạng quy định các biện pháp bảo vệ về an ninh mạng cho người dân khi tham gia hoạt động trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google…
Quốc Hội Việt Nam vào ngày 12 tháng 6 vừa qua đã thông qua Luật An Ninh Mạng và bắt đầu từ tháng giêng năm 2019 Luật An Ninh Mạng bắt đầu có hiệu lực.
Trong khi đó, nhiều người quan tâm cả trong và ngoài nước đều cho rằng luật này sẽ là công cụ để cơ quan chức năng Việt Nam tiếp tục hạn chế quyền tự do biểu đạt của người dân; đặc biệt trên không gian mạng Internet.
Vào ngày 10 tháng 6 vừa qua, nhiều người dân ở Việt Nam tham gia các cuộc biểu tình đông người để phản đối Luật An Ninh Mạng và dự Luật Đặc Khu.
Công trình ‘xẻ thịt’ đất rừng Sóc Sơn:
Có thể tháo dỡ và thu hồi quyền sử dụng đất?
Trong những ngày qua, truyền thông trong nước tiếp tục cập nhật tin tức quanh tình trạng xây dựng trái phép tại đất rừng phòng hộ Sóc Sơn. Đặc biệt đáng chú ý là những tuyên bố về biện pháp kỷ luật đối với những công trình sai phạm.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến chuyên gia và người dân Sóc Sơn liên quan vấn đề này.
Phải thu hồi sổ đỏ đã cấp sai
“Hiện nay pháp luật quy định, sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hay lâm nghiệp) mà cấp sai mà có kết luận của thanh tra là sai, thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy sẽ có quyết định thu hồi. Trong trường hợp Sóc Sơn này, trong hai năm 2008 và 2013, thanh tra đã có kết luận sai rồi, mà đã kết luận sai thì cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định thu hồi.”
Trong trường hợp Sóc Sơn này, trong hai năm 2008 và 2013, thanh tra đã có kết luận sai rồi, mà đã kết luận sai thì cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định thu hồi.
-GS Đặng Hùng Võ
Đó là khẳng định của Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 31 tháng 10 năm 2018.
Thời gian gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến tình trạng chiếm dụng đất rừng phòng hộ Sóc Sơn để xây biệt phủ và khu du lịch. Một trong những sai phạm mà báo chí lên tiếng là việc cấp hơn 200 sổ đỏ cho việc nhận và chuyển nhượng đất rừng, cùng với việc quản lý lỏng lẻo của huyện khiến đất rừng bị “xẻ thịt”, nhưng đến nay tình trạng vẫn tiếp diễn tại một số biệt phủ và khu du lịch sinh thái. Trong khi đó thì lãnh đạo địa phương không thừa nhận sai phạm và cho rằng những công trình kiên cố đó chỉ là nhà tạm.
Vì sao đất rừng phòng hộ lại có thể cấp cho dân, chúng tôi liên hệ Kỹ sư Nguyễn Hữu Lễ, nguyên Giám đốc Sở Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế để tìm hiểu thêm về việc này:
“Họ cấp đất rừng cho dân là để giải quyết đất cho người dân tại chỗ, chứ không thì người dân tại chỗ không có đất làm. Cho nên bây giờ nhiều nơi cũng có tranh chấp đất rừng giữa dân với lâm trường là ban quản lý rừng phòng hộ. Vì trước đây dân không cần đất rừng, ban quản lý rừng phòng hộ quản lý đất rừng đó, nhưng tình hình đất đai hiện nay thì người dân lại cần đất đó.”
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, theo luật đất đai và luật bảo vệ phát triển rừng trước đây và hiện nay là luật lâm nghiệp, thì người dân địa phương được cấp đất rừng để sống và canh tác, chỉ có có thể chuyển nhượng cho người dân cùng địa phương. Chứ không được chuyển nhượng cho người từ địa phương khác đến. Theo ông, khi chưa thể di dời người dân đang sống dưới tán rừng ra khỏi cánh rừng thì dân có thể sửa chữa nhà để có điều kiện sống cho phù hợp, nhưng không thể xây dựng kiên cố quy mô.
Luật sư Hà Huy Sơn cũng đồng quan điểm với Giáo sư Đặng Hùng Võ, theo ông đất rừng cũng là đất nông nghiệp, chỉ được giao cho các hộ dân địa phương trực tiếp sản xuất trên đất rừng ở địa phương. Luật không cho phép chuyển nhượng cho người ngoài địa phương. Ông nói tiếp:
“Cơ quan nào cấp sổ đỏ cho người không có hộ khẩu tại địa phương và không trực tiếp sản xuất ở đó là trái quy định pháp luật. Việc xây dựng kiên cố trên đất rừng là trái pháp luật. Cho dù xây dựng có xin phép thì việc cấp phép cũng trái pháp luật. Phải cưỡng chế và khôi phục hiện trạng rừng.”
Vào ngày 30 tháng 10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ra thông báo để các hộ dân vi phạm tự tháo dỡ, nếu không sẽ cưỡng chế bất kể là ai.
Sau đó 1 ngày, Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn cũng phê duyệt lệnh cưỡng chế 18 công trình bị kết luận xây dựng sai phạm trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn.
Tôi thấy hiện tại bình thường, chưa thấy gì là cưỡng chế cả. Khoảng 5 năm trở lại đây, mình thấy xây dựng nhiều lắm, cũng không đếm được, Hà Nội vào nhiều. Họ cũng xây để ở, một phần thì người ta làm du lịch.
-Người dân Sóc Sơn
Chúng tôi liên lạc nhiều lần với Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn để tìm hiểu về việc cưỡng chế này, nhưng mọi cố gắng đều không thành công.
Vào ngày 31 tháng 10, một người dân sống ở huyện Sóc Sơn cho Đài Á Châu Tự Do biết về về tình hình thực tế tại địa phương:
“Tôi thấy hiện tại bình thường, chưa thấy gì là cưỡng chế cả. Khoảng 5 năm trở lại đây, mình thấy xây dựng nhiều lắm, cũng không đếm được, Hà Nội vào nhiều. Họ cũng xây để ở, một phần thì người ta làm du lịch. Bây giờ tự nhiên cưỡng chế, nhà nước phải như thế nào chứ người ta mua người ta cũng có sổ hẳn hoi.”
Hộ vi phạm có “địa vị xã hội, có ảnh hưởng”
Trả lời báo chí hôm 31 tháng 10, Phó bí thư xã Minh Phú, bà Vũ Thị Tuyết Lan cho biết, trong 18 hộ vi phạm tại xã này, có 2 hộ là người lâm trường, còn lại là người từ Hà Nội và các tỉnh mua đất xây nhà ở đây. Theo Bà Lan, những vi phạm này đã có từ lâu, từ những nhiệm kì trước.
Bà Lan cũng cho biết, cần xem xét sổ lâm bạ cấp cho các hộ dân trước hay sau thời điểm quy hoạch. Vì các hộ vi phạm có “địa vị xã hội, có ảnh hưởng” nên am tường các qui định của luật.
Một trong những người có “địa vị xã hội, có ảnh hưởng” có biệt thự xây dựng trên khu đất 12 ngàn mét vuông thuộc rừng phòng hộ Sóc Sơn, là gia đình ca sĩ Mỹ Linh.
Theo kết luận của thanh tra Sở tài nguyên môi trường Hà Nội, gia đình ca sĩ Mỹ Linh nhận chuyển nhượng hơn 1,2 ha đất của ông Đỗ Xuân Lâm từng là công nhân lâm trường ở Sóc Sơn. Việc chuyển nhượng đất kể trên đã được xã Minh Phú xác nhận và huyện Sóc Sơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở 600 m2, trên tổng diện tích 1,2 ha đất rừng phòng hộ.
Theo tin báo chí trong nước đăng tải hôm 19 tháng 10, gia đình bà Linh trình bày việc xây dựng các công trình đã được huyện Sóc Sơn cấp phép.
Chúng tôi gọi điện thoại cho gia đình ca sĩ Mỹ Linh để xác minh vụ việc nhưng không ai bắt máy.
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, trường hợp ca sĩ Mỹ Linh xây dựng biệt thự ở rừng Sóc Sơn là vi phạm pháp luật. Ông nói tiếp:
“Là bởi vì đây là người bên ngoài chứ không phải người dân cùng xã đều đang được quyền sinh sống trong rừng. Thế nên người ngoài đến mua thì chắc chắn là trái pháp luật. Bởi vì pháp luật quy định chỉ được sang nhượng cho người cùng xã.”
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho biết, việc này đã phát hiện năm 2008, lúc đó thanh tra chính phủ đã thanh tra và ra kết luận việc xây dựng ở Sóc Sơn là trái pháp luật. Nhưng Hà Nội không xử lý gì. Và đến năm 2013 thanh tra chính phủ lại thanh tra lần nữa và phó giám đốc Sở tài nguyên môi trường khi đó là ông Nguyễn Hữu Nghĩa, đã kết luận những trường hợp xây dựng như vậy ở Sóc Sơn là trái pháp luật. Nhưng rồi cũng không xử lý gì.
Một trong những hộ vi phạm mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói sẽ xem xét xử lý “bất kể là ai”, và cũng được cho có “địa vị xã hội, có ảnh hưởng”, bị báo chí phanh phui hôm 1/11/2018 là người có khu “lâu đài” ở Sóc Sơn, bà L.T.L.H mà người dân thường gọi là “H. áo dài”.
Tuy nhiên những hộ còn lại trong số 27 hộ mà ông Nguyễn Đức Chung nhắc đến, hiện vẫn nằm trong vòng bí ẩn!?
Trách nhiệm
Tôi cho rằng cấp tỉnh thành phố trung ương cũng phải chịu trách nhiệm vì sau khi thanh tra đã kết luận vi phạm năm 2008 và 2013, rồi báo chí đưa tin, dư luận bức xúc, nhưng thành phố không có chỉ đạo nào cương quyết. Trung ương cũng không can thiệp gì.
-GS Đặng Hùng Võ
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, những vi phạm ở Sóc Sơn trước hết cấp xã là cấp phải chịu trách nhiệm đầu tiên vì đã chứng nhận việc sang nhượng này cho người bên ngoài trước khi chuyển lên huyện. Như vậy cấp xã đã vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ông nói tiếp:
“Cấp huyện có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất với hộ gia đình cá nhân, trong trường hợp này là các hộ gia đình với nhau. Nên cấp huyện phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng cấp tỉnh thành phố trung ương cũng phải chịu trách nhiệm vì sau khi thanh tra đã kết luận vi phạm năm 2008 và 2013, rồi báo chí đưa tin, dư luận bức xúc, nhưng thành phố không có chỉ đạo nào cương quyết. Trung ương cũng không can thiệp gì.”
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, những vi phạm ở Sóc Sơn thì có thể giải thích tại sao rừng Việt Nam lại mất nhiều như thế. Tuy cũng có những nguyên nhân như lâm tặc, cháy rừng, rồi lấn chiếm rừng để làm đất sản xuất… Nhưng lấn chiếm rừng gần các đô thị cũng là một trong những nguyên nhân làm mất rừng. Và theo ông, cái tội không phải đối với cánh rừng đó, mà là tội đối với quốc gia, đối với toàn cầu, bởi vì rừng lúc này là cách thức bảo vệ con người khỏi những thảm họa của thiên nhiên.
Truyền thông Đức: Việt Nam và Đức
đàm phán trả Trịnh Xuân Thanh về Đức
Tờ báo Đức TAZ hôm 1/11 trích nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết một đoàn cấp cao Việt Nam hiện đang có mặt tại Berlin để đàm phán với phía Đức về quan hệ hai nước và khả năng trao trả cựu quan chức ngành dầu khí Việt Nam bị kết tội tham nhũng Trịnh Xuân Thanh về Đức.
Theo TAZ, cuộc đàm phán được thực hiện theo lời mời của chính phủ Liên bang Đức. Dẫn đầu phái đoàn Việt Nam thực hiện đàm phán là thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Bộ Ngoại giao Đức không xác nhận cụ thể về nội dung đàm phán với TAZ nhưng cho biết có cuộc gặp giữa hai bên tại Bộ Ngoại giao Đức hôm thứ Năm, ngày 1/11. Bộ Ngoại giao Đức cho biết cuộc gặp là một phần của “quá trình trao đổi chặt chẽ” với Việt Nam về “các vấn đề quốc tế và song phương”. Bộ Ngoại giao Đức không xác nhận thông tin về đàm phán trao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức.
Quan hệ giữa Việt Nam và Đức đã xấu đi từ tháng 7 năm ngoái khi Hà Nội cho an ninh sang Berlin để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam. Ông Trịnh Xuân Thanh lúc đó đang xin tỵ nạn tại Đức. Sau đó tại phiên tòa ở Hà Nội vào đầu năm nay, ông Trịnh Xuân Thanh bị kết án chung thân về tội tham nhũng.
Ngay sau vụ bắt cóc xảy ra, phía Đức đã chính thức lên tiếng cáo buộc Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức, vi phạm luật pháp Đức và quốc tế. Vì điều này, Đức đã đóng băng quan hệ chiến lược với Việt Nam. Đức yêu cầu Việt Nam phải trao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức để làm đúng thủ tục pháp lý cần thiết. Đây cũng là một điều kiện ràng buộc trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Hà Nội từ trước đến nay vẫn khẳng định Trịnh Xuân Thanh đã tự về nước đầu thú.
Theo nguồn tin của TAZ, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn không có quyền quyết định để đưa ra bất cứ lời hứa nào về việc trao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức. Tuy nhiên “Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao Việt Nam đang gây sức ép đòi trả Thanh về lại Đức”.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh còn làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam và Slovakia, nước có liên quan đến việc cho đoàn của Bộ trưởng Công an Tô Lâm mượn máy bay công vụ hồi năm 2017 để đưa Trịnh Xuân Thanh sang Moscow.
Hôm 19/10 vừa qua, Bộ Ngoại giao Slovakia cho biết quan hệ song phương giữa Slovakia và Việt Nam sẽ bị đóng băng. Thông báo này được đưa ra sau khi có những kêu gọi từ đảng đối lập ở quốc gia này đòi chính phủ Slovakia phải có điều tra nghiêm túc về việc cho mượn máy bay tham gia vụ bắt cóc và trục xuất đại sứ Việt Nam về nước, đồng thời đòi hỏi Việt Nam phải có lời giải thích chính thức với Slovakia về những cáo buộc được nói tới.
Quốc hội Việt Nam xét việc phê chuẩn CPTPP
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói việc Quốc hội sớm phê chuẩn CPTTP sẽ giúp nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam trong khu vực và quốc tế, theo báo trong nước.
Sáng 2/11, Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, theo chinhphu.vn.
Ông Trọng đã đọc Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn (CPTPP) được Chính phủ Việt Nam gửi Chủ tịch nước ngày 8/9/2018.
Hiệp định CPTPP đã được Bộ trưởng Công thương Việt Nam ký ngày 8/3/2018 tại Santiago (Chile) cùng những người đồng cấp từ 10 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.
Hiệp định này bao gồm một thị trường gần 500 triệu người, dù Hoa Kỳ rút lui, chiếm hơn 13% kinh tế toàn cầu. Đây là thỏa thuận mậu dịch lớn nhất trên thế giới hiện nay.
CPTPP thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Mỹ rút lui năm 2017.
Việt Nam: ‘Thị trường không dễ nhưng thân thiện hơn’
VN và 10 nước ký kết CPTPP vắng Mỹ
VN: Nguy cơ từ thâm hụt ngân sách 9 tỷ đô la
Việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định là bước pháp lý tiếp theo để Hiệp định có hiệu lực sau khi các nước ký kết.
Ông Nguyễn Phú Trọng nói việc Quốc hội Việt Nam sớm phê chuẩn để Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP sẽ giúp thể hiện cam kết đổi mới, hội nhập quốc tế và khẳng định vai trò địa chính trị của Việt Nam, theo Zing.vn.
Báo Việt Nam cũng dẫn lời ông Trọng nói việc tham gia CPTTT giúp Việt Nam nâng cao nội lực để ứng phó, củng cố vị thế, tăng cường quố phòng, an ninh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các nước thành viên CPTTT, trong bối cảnh “tình hình chính trị – an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường”.
Tăng trưởng và thách thức sau khi tham gia CPTPP
Có nhiều thách thức đặt ra sau khi Việt Nam tham gia CPTPP nhưng nhìn chung Việt Nam sẽ có lợi, theo lời Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trên VnExpress.
Theo đó, ông Minh nói các tính toán cho thấy CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035. “Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8% thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi”, tờ VnExpress dẫn lời ông Minh.
Nhờ thu hút được đầu tư nước ngoài, cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động Việt Nam cũng tăng, bình quân mỗi năm khoảng 20.000 – 26.000 USD.
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson cho rằng CPTPP sẽ giúp Malaysia, Singapore, Brunei và Việt Nam tăng trưởng thêm hơn 2% GDP vào năm 2030.
Các thách thức, dù vậy, phải xem xét đến là sức cạnh tranh của Việt Nam còn yếu.
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách thời gian tới.
Một số mặt hàng có thể gặp khó khăn trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu như giấy, thép, ôtô.
Dự kiến ngày 12/11, Quốc hội Việt Nam sẽ phê chuẩn thông qua Hiệp định CPTPP.
Mục đích của CPTPP
Mục đích chính của CPTPP là cắt giảm thuế quan giữa các nước thành viên.
Đồng thời giảm bớt các biện pháp phi thuế quan gây trở ngại cho thương mại thông qua các quy định.
CPTPP có những chương nhằm hài hoà các quy định này, hoặc ít nhất là làm cho chúng minh bạch và công bằng.
Ngoài ra còn có cam kết thực thi các tiêu chuẩn môi trường và lao động tối thiểu.
Nó cũng bao gồm cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư-nhà nước, cho phép các công ty kiện các chính phủ khi họ tin rằng một thay đổi về luật pháp gây phương hại đến lợi nhuận của họ.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46068422
Người Việt nghĩ gì về đề xuất
xóa bỏ quy chế quốc tịch cho trẻ sinh tại Mỹ?
Ngày 30/10, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ xóa bỏ chính sách cấp quốc tịch cho trẻ em sinh ra tại Mỹ là con của người nước ngoài hoặc người nhập cư trái phép.
Đây là nỗ lực của tổng thống Trump trong việc hạn chế tình trạng di dân bất hợp pháp tới Mỹ sinh con với hy vọng đứa trẻ sau này sẽ bảo lãnh cha mẹ tới Mỹ định cư trong tương lai. Tuyên bố của TT Trump không chỉ “gây sốc” đối với di dân bất hợp pháp mà còn gây nhiều lo lắng cho những gia đình có điều kiện kinh tế, muốn con cái được lớn lên và hưởng nền giáo dục Hoa Kỳ như một công dân Mỹ. Trong số này có nhiều gia đình tại Việt Nam.
Chị Ninh Thị Thu Hằng là một trong những trường hợp sinh con và người con được hưởng quy chế quốc tịch Mỹ cách đây vài năm.
Năm 2013, khi mang thai đứa con đầu lòng, với điều kiện kinh tế khá giả, công việc tốt, được đi du lịch nhiều nơi, chị Hằng và chồng quyết định tới Mỹ sinh con với “kế hoạch” sau khi đứa nhỏ có quốc tịch Mỹ, chị sẽ đưa về Việt Nam nuôi dạy cho tới năm 12 tuổi rồi cho cháu quay trở lại Mỹ học tập, sinh sống. Xa hơn, nếu hai vợ chồng không còn muốn sống ở Việt Nam nữa thì đứa nhỏ lúc đó đã trưởng thành có thể trở thành cầu nối, bảo lãnh bố mẹ sang Mỹ đoàn tụ.
Trao đổi với VOA, chị Hằng cho biết rất mừng vì đã thực hiện thành công mục tiêu “Giấc mơ Mỹ” cho đứa con duy nhất của mình trước đây vài năm: “Thật sự nói không phải là chê Việt Nam mình đâu, nhưng môi trường, giáo dục đủ mọi thứ ở Việt Nam kém quá. Là bố mẹ thì hai vợ chồng tôi luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Vì thế mới tìm cách cho cháu được ra nước ngoài học tập, trưởng thành trong tương lai, mà Hoa Kỳ là đất nước tự do, điều kiện giáo dục tuyệt vời và nếu cháu được sinh ra tại Mỹ là cháu có quốc tịch ngay nên chúng tôi mới cố gắng vậy.”
Những trường hợp như Ninh Thị Thu Hằng là khá phổ biến đối với những gia đình có điều kiện kinh tế tại Việt Nam. Ngoài Việt Nam ra thì cũng có nhiều gia đình từ Trung Quốc, từ Nga hay từ khu vực Đông Âu tìm cách tới Mỹ sinh con để hưởng quy chế quốc tịch. Thậm chí tại những quốc gia Đông Âu và Nga còn có cả những tour du lịch sinh nở mà điểm đến là khu vực miền nam Florida nắng ấm với điều kiện y tế và thời tiết tuyệt vời cho các bà mẹ.
Điều này cho thấy Hoa Kỳ là nơi rất nhiều cặp vợ chồng trẻ đặt niềm tin trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái trong tương lai. Và với tuyên bố của tổng thống Trump, đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Anh Nam Hoàng, người có dự định cho hai đứa con sang Mỹ du học trong những năm tới đây, cho VOA biết: “Theo tôi nghĩ ngoại trừ những di dân bất hợp pháp từ Mexico và các nước Trung Mỹ, thì những người Hoa, người Việt Nam hay người Đông Âu mà tới được Mỹ sinh con đều là những gia đình khá giả, có nhiều hiểu biết và thành công trong cuộc sống cả. Để sinh con và lấy quốc tịch Mỹ thì họ đều chuẩn bị kỹ càng rồi. Nên việc thu hút nguồn lực này tôi nghĩ cũng đem lại những lợi ích nhất định chứ.”
Quy chế cấp quốc tịch cho trẻ sinh ra trên đất Mỹ đã tồn tại 150 năm nay trong Hiến pháp Hoa Kỳ, từ năm 1868. Nay nếu thực hiện tuyên bố của tổng thống Trump thì điều ấy có nghĩa Hoa Kỳ đang đi theo những gì mà các quốc gia Tây Âu đã thực hiện cách đây hàng chục năm, ví dụ như nước Anh đã bãi bỏ quy chế quốc tịch tương tự vào năm 1983.
Đối với nhiều người Việt đã định cư tại Mỹ thì tuyên bố của ông Trump được đón nhận khá nồng nhiệt bởi họ lo ngại rằng, nếu không xem xét lại quy chế này thì một ngày nào đó, tình trạng nhập cư sẽ mất kiểm soát.
Bà Nguyễn Thu Thủy, người Việt định cư lâu năm tại California khẳng định suy nghĩ của mình với VOA: “Tôi nghe đài báo thì thấy người Trung Quốc sang đây sinh con và lấy quốc tịch cho con là nhiều nhất. Ví dụ như xin visa đi du lịch, nhưng không nói là mình có bầu, quấn bụng lại để sang đây sinh con. Gian dối như vậy rồi cuối cùng lại được hợp pháp hóa. Tôi thấy như vậy là điều rất vô lý.”
Năm 2015, Pew Research Center đưa ra con số là có tới 270 nghìn trẻ em sinh ra tại Mỹ chỉ trong năm 2014 có cha mẹ là di dân bất hợp pháp.
Tổng thống Trump tuyên bố đang tiến hành quá trình thực hiện việc xóa bỏ quy chế cấp quốc tịch cho trẻ em người nước ngoài sinh ra tại Mỹ. Nếu thực hiện thành công thì đây là quyết định mạnh mẽ nhất của một tổng thống về vấn đề di trú tại Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua.
Tuy vậy, theo các chuyên gia pháp lý thì do quy chế cấp quốc tịch cho trẻ sinh ra tại Mỹ đã được quy định tại tu chính án 14 của Hiến pháp nên để có được những thay đổi như mong muốn, sắc lệnh của tổng thống phải nhận được sự ủng hộ của 2/3 số thành viên của cả Hạ viện và Thượng viện, một điều rất khó thực hiện được trong bối cảnh hiện nay.
Có chăng TT Trump chỉ có thể thay đổi một phần chính sách này dựa trên một đoạn trong tu chính 14 có nội dung rằng người sinh ở Mỹ sẽ trở thành công dân Mỹ nếu “chịu sự quản lý của pháp luật” Mỹ. Như vậy, sẽ loại bỏ được những người nhập cư bất hợp pháp, vì những đối tượng này có thể được nhìn nhận là không chịu sự quản lý của pháp luật Mỹ, nên con của những người đó sinh ở Mỹ không được cấp quốc tịch Mỹ.