Tin Việt Nam – 02/08/2019
An ninh phá rạp tổ chức tang lễ
của dân oan vườn rau Lộc Hưng
Tin Saigon.- Vào ngày 2 tháng 8 năm 2019, trên trang facebook Vườn Rau Lộc Hưng loan tin, vào sáng ngày 2 tháng 8, sau khi gia đình và bà con tổ chức an táng cho chị Têrêsa Trần Thị Lý Hoa, cựu luật sư, vợ anh Cao Hà Chánh, một dân oan vườn rau Lộc Hưng, thì nhà cầm quyền CSVN đã huy động hơn 300 an ninh đến để phá đồ đạc, và trấn áp người dân.
Anh Cao Hà Trực, người thân của Hoa cho biết, trong lúc gia đình anh đang đau buồn vì sự ra đi của chị Hoa, thì nhà cầm quyền phường 6, quận Tân Bình, Sài Gòn đã huy động lực lượng lớn đến ập vào căn chòi tạm mà gia đình anh dựng phục vụ tang lễ để lấy đồ đạc, bàn ghế quăng hết ra đường, và chửi bới người dân. Trước đó, trong quá trình gia đình anh Chánh đưa linh cữu chị Hoa ra nhà thờ để làm tang lễ, nhà cầm quyền đã đưa lực lượng lớn công an, an ninh đến bao vây đám tang, rồi theo đến tận nơi chôn cất chị Hoa tại nghĩa trang Giáo xứ Châu Nam, thuộc Giáo hạt Hóc Môn.
Anh Trần Văn Tiến, một dân oan tại vườn rau trao đổi với phóng viên rằng, vào chiều ngày 2 tháng 8, anh vừa đi làm về thì thấy khoảng hơn 300 công an, an ninh đang áp đảo bà con tại khu vực tổ chức đám tang chị Hoa. Theo anh Tiến thì nhà cầm quyền đã huy động công an, an ninh của 15 phường trên địa bàn đến khu vực đám tang để đàn áp người dân. Trước sự hung hãn, vô văn hóa của lực lượng an ninh, người dân vườn rau vẫn rất bình tĩnh, và đứng dưới những cơn mưa to để cầu nguyện.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/an-ninh-pha-rap-to-chuc-tang-le-cua-dan-oan-vuon-rau-loc-hung/
Nhà có ba người bị án tù vì chống Trung Quốc
Hôm 2/8, nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn, người thứ ba trong gia đình có ba người bị chính quyền Việt Nam kết án vì phản đối sự bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đã được phóng thích sau 8 năm bị giam cầm, theo tin từ gia đình.
Từ Trà Vinh, bà Đặng Ngọc Minh, mẹ của cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, nói với VOA:
“Chúng tôi thấy những điều bất công của xã hội thì lên tiếng, và vào năm 2011, khi biển đảo của mình dần dần bị mất thì cả ba mẹ con tôi đều đi đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, và biển đảo.
“Công cuộc đấu tranh đó dù cho có tù tội thế nào thì khi ra tù rồi tấm lòng yêu nước của mình vẫn còn hoài hoài, mãi mãi không bao giờ thay đổi.”
Công cuộc đấu tranh đó dù cho có tù tội thế nào thì khi ra tù rồi tấm lòng yêu nước của mình vẫn còn hoài hoài, mãi mãi không bao giờ thay đổi.
Bà Đặng Ngọc Minh
Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn cùng mẹ và anh trai cùng bị đưa ra xét xử trong phiên tòa xử 14 thanh niên Công giáo với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” năm 2013, trong đó có các nhà hoạt động từng được báo chí quốc tế loan tin như Đặng Xuân Diệu, đang tị nạn tại Pháp, và Lê Văn Sơn, đang tị nạn tại Hoa Kỳ.
Bà Minh cho biết có đến ba người trong nhà bà đều bị phạt tù, gồm bà, cô Minh Mẫn, và anh trai của cô là Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc. Phúc bị án treo, còn bà Minh mãn án tù vào năm 2014.
“Trong vụ án của 14 Thanh niên Công giáo thì ba mẹ con đều bị bắt một lượt.
“Riêng anh trai của Mẫn khi xử sơ thẩm thì bị án treo được cho về, nhưng ba năm án treo cũng rất nặng nề, cộng thêm 37 tháng và 14 ngày thử thách, và 2 năm quản chế.
“Tôi thì bị 3 năm tù giam và 4 năm quản chế.
“Còn Minh Mẫn thì bị phạt 8 năm tù và 5 năm quản chế.”
Gia đình bà Đặng Ngọc Minh là những người tiên phong trong phong trào dùng sơn vẽ ký hiệu “HS-TS-VN” có nghĩa là “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam,” theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW).
Vào ngày 5/6/2011, bà Đặng Ngọc Minh đã cùng 2 con, từ Trà Vinh lên Sài Gòn để tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc. Từ đó gia đình của Minh Mẫn bị công an và an ninh để ý. Tuy biết rõ điều này, nhưng họ vẫn tiếp tục vẽ khẩu hiệu, rải truyền đơn, nhất là cô Minh Mẫn. Cả 3 mẹ con bị bắt vào tháng 8/2011.
Chính quyền Việt Nam cáo buộc rằng từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, các bị cáo đã được tổ chức “phản động lưu vong Việt Tân, móc nối ra nước ngoài để huấn luyện và lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” báo Công an Nhân dân trích cáo trạng của Viện Kiểm sát Tối cao cho biết.
Tuy nhiên, bà Minh cho VOA biết gia đình bà vì chứng kiến bất công của xã hội mà lên tiếng đấu tranh, chứ không phải “đấu tranh vì một tổ chức hay cá nhân nào.”
Bà Minh nói thêm:
“Vào thời điểm 2011, phong trào tranh đấu và truyền thông chưa mạnh lắm và chưa lan tỏa như bây giờ… khi đó gia đình tôi bị bắt cũng ít người biết đến và cũng ít có người can thiệp.”
Ngay sau bản án của 14 thanh niên Công giáo được tuyên, Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội đã ra thông cáo rằng bản án này cho thấy “phần nào của một xu hướng đáng lo ngại về nhân quyền ở Việt Nam.”
Khi đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên tiếng rằng “Tất cả những bị cáo này đều bị bỏ tù vì đã thực hiện quyền của mình với những hoạt động mà lẽ ra không nên được xem là tội phạm.”
https://www.voatiengviet.com/a/nha-co-ba-nguoi-bi-an-tu-vi-chong-trung-quoc/5026377.html
Khởi tố và bắt tạm giam Hiệu trưởng
cùng 3 cán bộ trường Đại học Đông Đô
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã bắt giam hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô tại Hà Nội và ra quyết định khởi tố vụ án giả mạo trong công tác, xảy ra tại trường này.
Truyền thông trong nước hôm 2/8 loan tin này, dẫn nguồn từ Bộ Công an.
Theo tin, Cơ quan điều tra đã tiến hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở và chỗ làm việc đối với ông Dương Văn Hòa hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô tại Hà Nội, cùng với ông Trần Ngọc Quang phó trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên Đại học Đông Đô về tội “Giả mạo trong công tác” qui định tại điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015.
Ngoài ra, hai bị can khác cũng bị khởi tố với cáo buộc trên nhưng cơ quan điều tra áp dụng biện pháp cấm rời khỏi nơi cư trú, khám xét nhà và nơi làm việc đối với bà Phạm Văn Thùy và Lê Thị Lương cùng là cán bộ tại trường này.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí về tình trạng “nhốn nháo tuyển sinh” văn bằng 2 tiếng Anh chính quy của trường Đại học Đông Đô, nhiều phòng tuyển sinh nhận hồ sơ tuyển sinh và khẳng định việc thi đầu vào chỉ là hình thức, đã nộp hồ sơ, đóng tiền đầy đủ là đậu.
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trường Đại học Đông Đô không có chức năng đào tạo Đại học thứ hai hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh.
Mặc dù vậy, theo thông tin từ báo chí trong nước, năm 2018, hiệu trưởng trường đại học Đông Đô đã công nhận 2 đợt tốt nghiệp cho hàng trăm sinh viên văn bằng 2 tiếng Anh.
Trường Đại học Đông Đô được thành lập năm 1994 với 3 trụ sở tại thành phố Hà Nội. Trường đào tạo 23 ngành hệ Đại học chính quy với 7 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 1 chuyên ngành tiến sĩ.
Thêm một ông bố cầu cứu
về việc con gái 6 tuổi bị xâm phạm tình dục
Tin từ Nghệ An, ngày 01/8/2019: Thêm một ông bố cầu cứu cư dân mạng về việc con gái của ông bị xâm hại tình dục, mà nhà cầm quyền địa phương không điều tra sự việc một cách nghiêm túc và nhanh chóng.
Theo mạng xã hội, anh Nguyễn Thành Trung ở thành phố Vinh gửi con gái Nguyễn Băng T (6 tuổi) cho bạn là Trần Thị Thùy An ( sinh năm 1998 ở Hậu Giang). An đã đón con gái anh tại nhà riêng sau đó đưa lên khách sạn Mường Thanh Thanh Niên ở thành phố này. Đến khoảng 23giờ cùng ngày, Trung đến khách sạn để đón con thì thấy con khóc, mắt sưng, anh Trung có hỏi An thì An nói “do nó đòi anh nên khóc.”
Chiều hôm sau khi đón con đi học về thì nghe con nói đau bụng, tiếp tục 2 ngày sau vẫn thấy con kêu đau bụng và đau bộ phận dưới cơ thể. Cháu bé cho biết trong khi ở khách sạn, An và bạn gái giữ chân tay của cháu để một nam thanh niên hiếp cháu. Anh Trung kiểm tra phần dưới của con thì phát hiện có dịch chảy, nghi ngờ con bị xâm hại tình dục. Anh Trung đã đưa con đi khám và làm đơn trình báo công an thành phố Vinh.
Sáng ngày 1/7/2019 anh Trung đưa An lên công an làm việc. Đến chiều cùng ngày An gọi điện cho anh và nói với giọng thách thức “lên toàn gặp người quen cả, anh làm được gì thì làm.” Sau đó An trốn khỏi Vinh.
Người bố đưa con gái vào nhà thương Chợ Rẫy chữa trị nhiễm trùng, mưng mủ ở phần dưới cơ thể, trong khi công an Vinh không có hành động gì chứng tỏ họ điều tra sự việc.
Trong vài tháng gần đây, có nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em bị phanh phui, nhưng nhiều thủ phạm vẫn nhởn nhơ ngoài xã hội do được phía công an bao che.
https://www.sbtn.tv/them-mot-ong-bo-cau-cuu-ve-viec-con-gai-6-tuoi-bi-xam-pham-tinh-duc/
Trại giam cắt ngắn chuyến thăm
của gia đình tù nhân lương tâm, đe dọa kỷ luật
Vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức cho biết chuyến thăm chồng định kỳ hàng tháng của bà tại trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An vào sáng ngày 2/8 đã bị đột ngột cắt ngắn xuống còn 10 phút. Bà đồng thời cũng bày tỏ lo ngại chồng mình sẽ bị kỷ luật.
Nói với đài Á Châu Tự Do qua điện thoại vào chiều tối ngày 2/8 sau chuyến thăm chồng trở về, bà Nguyễn Thị Kim Thanh cho biết:
Họ cắt cuộc thăm gặp đó. Tôi với anh nói rất nhanh mà chưa được 10 phút. Sau đó anh rất bức xúc anh quăng điện thoại xuống bàn và nói tại sao vợ chồng tôi nói chuyện gia đình chứ có nói chuyện gì khác. Họ nói là đưa đi, kỷ luật, phá hoại tài sản quốc gia.
Bà Kim Thanh cho biết ngay trước khi cuộc gặp bị cắt ngắn, bà vừa nói với chồng rằng bà đã bị đánh khi đến thăm chồng ở trại giam hôm 12/7 với những người bạn khác.
Bà Kim Thanh cùng với 4 nhà hoạt động khác đã bị tấn công vào chiều ngày 12/7 trước cổng trại giam số 6. Những nhà hoạt động cho biết những kẻ tấn công họ là những côn đồ do công an sử dụng.
Ngoài ra, bà Kimh Thanh cũng cho biết, ngay trước cuộc gặp, công an đã cho bà biết cuộc gặp sẽ được cắt ngắn xuống còn 30 phút thay vì 60 phút theo quy định. Phía trại giam không giải thích vì sao lại có chuyện cắt ngắn thời gian này.
TNLT Trương Minh đức cùng 2 tù nhân lương tâm khác vừa trải qua nhiều tuần tuyệt thực để phản đối cán bộ trại giam số 6 không chịu lắp quạt điện vào phòng giam trong khi nhiệt độ mùa hè ở Nghệ An có lúc lên đến 40 độ C.
Gia đình các tù nhân tuyệt thực mới đây cho Đài Á Châu Tự Do biết cuộc tuyệt thực đã chấm dứt sau khi trại giam cho lắp quạt vào hôm 21/7.
TNLT Trương Minh Đức bị kết án tù 12 năm với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” hồi năm 2018.
Tuy nhiên, bà Kim Thanh vẫn lo lắng cho sức khỏe của ông Trương Minh Đức vì ông hiện đang bị các bệnh về cao huyết áp và tim mạch, trong khi điều kiện giam giữ trong nhà tù khắc nghiệt.
Chuyên viên UBND thành phố HCM Quách Duy
bị khai trừ Đảng
Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 2 tháng 8.
Theo tin, ông Duy bị cho rằng cố ý đưa lên facebook cá nhân những nội dung tố cáo, phản ánh gửi nhiều cấp để nhiều người dùng facebook vào bình luận, xuyên tạc làm hiểu sai lệch bản chất sự việc, tạo cách nhìn và thái độ tiêu cực đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Việc kỷ luật ông Duy cũng là do sau nhiều lần nhắc nhở, giáo dục nhưng ông Duy không tiếp thu và chấp hành. Ngược lại ông Duy đã đăng trên facebook của mình nhiều bài viết có nội dung thể hiện thái độ thách thức, xem thường tổ chức Đảng.
Hành vi của ông Duy được cho là vi phạm qui định 102 năm 2017 của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm và qui định 47 về những điều đảng viên không được làm.
Bên cạnh đó ông Duy cũng sẽ bị xử lý kỷ luật về chính quyền theo qui định.
Trước đó, theo tin của báo Tuổi Trẻ, ngày 23-5, Thanh tra Sở Thông tin – truyền thông TP.HCM có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quách Duy (sinh năm 1982), chuyên viên văn phòng UBND TP.HCM, do đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Theo đó, lúc 17h38 ngày 9-4-2019, ông Duy đã cung cấp, tuyên truyền, đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, điều tra làm rõ vụ thoái vốn gây thất thoát tài sản nhà nước trong việc giao đất, cho thuê đất trái phép khu đất vàng số 76 Tôn Thất Thuyết, quận 4, TP.HCM”.
Thông tin này đăng trong bài viết “Đốt củi” trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng có nội dung ‘vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác’. Hình thức xử phạt hành chính là phạt tiền 7,5 triệu đồng.
Sau đó, cho rằng quyết định xử phạt của chánh thanh tra Sở Thông tin – truyền thông TP.HCM không đúng quy định pháp luật, gây thiệt hại quyền lợi nên ông Quách Duy đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP.HCM.
Hàng chục ngàn hộ dân được di dời tránh bão Wipha
Hàng chục ngàn hộ dân ở Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng đã được di dời đến nơi an toàn để tránh cơn bão số 3 có tên quốc tế là Wipha, dự báo đổ bộ vào các tỉnh này vào ngày 2/8. Báo trong nước đưa tin cùng ngày.
Cụ thể, tỉnh Thái Bình đã di dời hơn 14.000 hộ dân với hơn 51.000 người sinh sống ngoài bờ đê đến nơi an toàn. Phần lớn các hộ dân chủ động chuyển đến nhà người thân bên trong đê.
Tỉnh Quảng Ninh đã di chuyển hơn 16.000 người trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản về vị trí an toàn. Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng vận động các ngư dân trên các tàu, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản lên bờ; huyện Hải Hà di dời 132 ngư dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Toàn bộ 8.460 tàu, thuyền đều đã nhận được thông tin về hướng di chuyển của bão và trở về nơi tránh trú an toàn.
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, trong quá trình di chuyển tránh bão, 14 trong số 20 tàu cá của Quảng Bình vào tránh trú tại đảo Hải Nam (Trung Quốc) đã bị mất liên lạc vào ngày 1/8/2019. Báo này dẫn lời đại tá Phạm Xuân Diệu, phó tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho hay Bộ tư lệnh đã cử cán bộ, chiến sĩ tới gia đình các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên để làm việc nhưng vẫn chưa liên lạc được.
Còn theo báo cáo đến 0h ngày 2/8 của Tổng cục Thủy sản, có 9 trong số 21 tàu của Quảng Bình đã cập đảo Hải Nam, các tàu còn lại thì chưa liên lạc được.
Hiện tất cả tàu thuyền trên tuyến biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đã di dời và nắm được thông tin về bão.
Đến sáng 2/8, cơ quan dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam vẫn chưa xác định được bão Wipha sẽ đổ bộ cụ thể vào khu vực nào, lo ngại nhất là khả năng bão sẽ di chuyển chậm, chạy dọc bờ biển Quảng Ninh-Thái Bình. Lực lượng công an cũng đã có dự lệnh, nếu trong tình huống mưa, gió đạt mức nguy hiểm, sẽ cấm toàn bộ tuyến đường, cầu vượt biển ở Hải Phòng, Quảng Ninh.
Khu vực Hà Nội được dự báo có mưa to đến rất to và gió rất mạnh.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nói với truyền thông trong nước rằng bão số 3 tuy sức gió không lớn nhưng đường đi rất phức tạp.
Dự kiến từ 2/8 đến 4/8/2019 các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa lớn và gió giật.
Vụ Thủ Thiêm:
Quanh việc TP HCM gặp riêng từng hộ dân
Một nhà quan sát nói với BBC rằng việc cho đến nay chưa cuộc đối thoại nào thực sự giải quyết được những khiếu nại kéo dài 20 năm các hộ dân Thủ Thiêm “là sự thất hứa và bất tín của chính quyền với người dân”.
Tin cho hay, Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong quyết định “thành phố sẽ gặp từng hộ dân khu 4,3 ha Thủ Thiêm, và sẽ không đối thoại tập trung.”
Dân Thủ Thiêm: Nghị quyết bồi thường ‘có hợp lòng dân’?
700 dân Thủ Thiêm ‘mòn mỏi’ chờ Thủ tướng
Thủ Thiêm: Cần hy sinh cho phát triển đô thị?
Câu chuyện cô gái vụ ném giày ở Thủ Thiêm
“Thành phố sẽ chỉ đối thoại với từng hộ dân trong khu vực 4,3ha, mà không tổ chức đối thoại tập trung như những buổi làm việc từng có trước đây. Tôi đã gặp người dân ba cuộc rồi, sau khi xác định ranh giới 4,3ha – theo luật Khiếu nại, tố cáo mình sẽ gặp từng hộ,” báo InfoNet dẫn lời ông Phong.
‘Không ổn’
Hôm 1/8, nhà báo tự do Nguyễn Đức, người theo dõi tình hình khiếu nại đất đai tại Thủ Thiêm trong nhiều năm qua, nói với BBC:
“Theo tôi, cách lãnh đạo thành phố chọn gặp từng hộ dân là không ổn.”
“Bởi bản chất cần cuộc làm việc mấy trăm hộ dân khu 4,3ha và hơn 300 hộ dân khu 160ha ngoài ranh.”
“Cụ thể, qua tiếp xúc nhiều hộ dân, đặc biệt 28 hộ dân đi Hà Nội cầu cứu, tố cáo, kêu oan (đại diện cho hơn 300 hộ) họ cho rằng phải đối thoại, đưa ra phương án tổng thể về bồi thường cho tất cả hơn 1.000 hộ dân (gồm cả khu 4,3ha).”
“Vào ngày 20/2/2019, báo cáo của phó tổng thanh tra chính phủ Nguyễn Văn Thanh ghi:
“Dù Ủy ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh đã tổ chức các đợt tiếp xúc với những hộ dân liên quan đến dự án Khu đô thị Thủ Thiêm. Tuy nhiên các công dân không đồng ý và thường xuyên đến nhà riêng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và trụ sở cơ quan Trung ương tại Hà Nội căng biểu ngữ với nội dung sau:
1. Không đồng ý với thông báo số 1483/TB-TTCP ngày 4/9/2018 của Thanh tra chính phủ vì công dân cho rằng Thanh tra Chính phủ chưa làm rõ được các nội dung khiếu nại, tố cáo như: Không công khai quy hoạch, TP Hồ Chí Minh xây dựng dự án ko đúng ranh quy hoạch 770 ha; không thực hiện xây dựng khu tái định cư với diện tích 160ha cho các hộ dân đã được thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996.
Ngoài ra, trong quá trình thanh tra, Tổ kiểm tra của Thanh tra Chính phủ không tổ chức đối thoại với các hộ dân, không làm rõ nội dung diện tích thu hồi tại 5 khu phố thuộc 3 phường (An Khánh, Bình An, Bình Khánh) có hay không thuộc phạm vi đất bị thu hồi để thực hiện dự án theo quy hoạch được phê duyệt.”
“Các hộ dân đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành để thanh tra toàn diện dự án và làm rõ nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến những sai phạm trong việc quy hoạch và thu hồi đất khi thực hiện dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.”
“Họ cũng đề nghị giải quyết sớm quyền lợi 115 hộ dân ra Hà Nội khiếu nại từ trước đến nay để các công dân ổn định cuộc sống.”
‘Thấu tình đạt lý’
Nhà báo Nguyễn Đức nói thêm:
“Theo tôi, để thấu tình đạt lý trong vụ Thủ Thiêm, trước mắt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải giao thành lập đoàn thanh tra toàn diện liên quan đến khiếu nại của hàng ngàn hộ dân 5 khu phố thuộc 3 phường mà người dân cho rằng 160ha là ngoài ranh quy hoạch.”
“Đồng thời Thủ tướng phải thành lập tổ công tác do Bộ Tài nguyên, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính… vào làm việc với Ủy ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh.”
“Ngoài ra, thu thập ý kiến của tất cả các hộ dân liên quan về mức bồi thường (theo giá thị trường) nếu không hoán đổi đất hay trả lại đất cho dân.”
“Vấn đề chính ở đây là thành phố không đủ năng lực lẫn thẩm quyền để giải quyết. Nếu giải quyết như hiện nay gặp một số hộ khu 4,3ha còn các hộ khu 160ha thì sao?”
“Mà thực tế tất cả các hộ dân đã khiếu nại tố cáo nhiều năm nay, giờ cán bộ lại tiếp tục đi gặp dân mà chưa có phương án bồi thường, chưa có kết luận sai phạm đất ngoài ranh quy hoạch… thì sẽ rất khó xử lý.”
“Trước đây, lãnh đạo hứa cuối tháng 7/2019 sẽ đối thoại giải quyết dứt điểm nhưng nay đã là đầu tháng 8/2019 mà chưa có bất kỳ cuộc đối thoại thực sự nào với các hộ dân. Ngoài việc kêu dân khu 4,3 đi nộp đơn trình bày nội dung khiếu nại. Đây là sự thất hứa và bất tín đối với người dân Thủ Thiêm.”
“Theo tôi, vấn đề Thủ Thiêm thực sự không phức tạp đến mức lãnh đạo thành phố cứ hứa hẹn mãi mà chưa có phương án đối thoại, đi gặp dân để hiểu họ yêu cầu những gì.”
“Mấu chốt trong vụ này là lãnh đạo thành phố có muốn làm hay không, hay bị chi phối bởi hàng chục đại gia bất động sản khi các lãnh đạo như ông Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang đã lỡ dùng “bàn tay sắt” lấy đất dân giao hàng chục công ty phân lô bán nền.”
“Việc dàn lãnh đạo hiện tại giải quyết hậu quả của lãnh đạo trước quả là một thách thức đối với nhóm lợi ích, nhất là khi chưa cựu lãnh đạo nào bị khởi tố vì sai phạm trong vụ Thủ Thiêm.”
“Và sau tất cả thì người dân Thủ Thiêm phải đợi sự vào cuộc công tâmcủa thủ tướng và các ban đảng trung ương như Ủy ban Kiểm tra Trung ương.”
Trước đó, bà Nguyễn Thị Thùy Dương, người phụ nữ trong vụ “ném giày ở Thủ Thiêm” năm ngoái, nói với BBC:
“Tôi nhấn mạnh cái người dân Thủ Thiêm muốn là đền bù chứ không phải hỗ trợ. Vì đây là phần người dân đáng được nhận chứ không phải dân đi xin và Chính phủ “thương tình” nên cho. Nhưng chúng ta phải xem lại Hội đồng Nhân dân dựa trên cơ sở nào để thông qua nghị quyết. Không thể để một nhóm người quyết định quyền lợi và số phận của hàng ngàn, hàng chục ngàn người theo tính chủ quan được.”
“Tôi yêu cầu chính quyền TP Hồ Chí Minh giải quyết được đúng với những giá trị mà người dân đáng được nhận. Chính quyền thành phố phải biết tôn trọng người dân của mình chứ không phải giải quyết cho xong để “xếp xó”.
“Ở Thủ Thiêm có rất nhiều nhóm dân khác nhau. Có nhóm người bị xua đuổi, có nhóm người bám trụ lại, có những người bị lưu lạc do chính sách đền bù… Họ đã chịu đựng và tổn thương suốt hơn 20 năm nay rồi. Tôi nghĩ chính quyền TP Hồ Chí Minh nên đưa ra các quyết sách phù hợp với từng nhóm khác nhau làm sao để đáp ứng được tinh thần nhân văn mà Quyết định 367 của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phê duyệt khi thực hiện Khu đô thị mới Thủ Thiêm.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49188606
Chủ tịch TPHCM tiếp từng hộ dân trong dự án
khu CNC Quận 9, báo chí không được tham dự
Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 2 tháng 8.
Đặc biệt, buổi gặp gỡ nêu trên không cho phép báo chí tham dự. Tuy nhiên theo nguồn tin riêng của báo Tiền Phong, lãnh đạo TPHCM tiếp 1 nhóm (từng hộ dân) trong 3 nhóm hộ dân khiếu nại, tố cáo.
Theo tin của Tiền Phong, ông Trần Lực, một trong những trường hợp tham dự buổi đối thoại cho biết chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói rõ lý do vì sao không công khai bản độ qui hoạch sử dụng đất của dự án khu CNC. Đồng thời ông Lực cũng cho biết thành phố sẽ ra quyết định thu hồi các quyết định cũ liên quan đến dự án khu CNC mà kết luận của thanh tra chính phủ xác định là trái qui định pháp luật.
Dự án khu CNC có quy mô hơn 913 ha (trong đó có 112 ha đất sông, rạch, giao thông). Từ năm 2002, UBND quận 9 đã bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 3.110 hộ dân bị ảnh hưởng nhưng nhiều người dân vẫn đang khiếu nại, chưa bàn giao mặt bằng.
Sai phạm tại dự án khu CNC đã nhiều lần được Thanh tra chính phủ (TTCP) làm rõ và có kết luận. Tháng 2/2008, TTCP có kết luận thanh tra số 256 xác định trong quá trình triển khai dự án khu CNC, UBND TPHCM đã để xảy ra thiếu sót, khuyết điểm dẫn đến khiếu kiện. Một số nội dung tố cáo của người dân qua xác minh là có cơ sở như TPHCM thực hiện không đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, không ban hành các quyết định thu hồi đất. Việc công khai bản đồ quy hoạch có nhiều sai sót dẫn tới khiếu kiện phức tạp, kéo dài của người dân và làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án quan trọng này.
Sở dĩ có cuộc tiếp xúc từng hộ dân hôm 1/8/2019 là do lãnh đạo thành phố thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đưa ra vào ngày 30/8/2017. Và sau đó TTCP tiếp tục có thông báo kết luận số 2138 về kết quả kiểm tra, xem xét khiếu nại, tố cáo của một số hộ dân liên quan đến thu hồi, sử dụng đất dự án khu CNC.
Kết luận của TTCP cũng xác định Chủ tịch UBND TPHCM khi thực hiện dự án đã có thiếu sót trong việc không lập phương án đền bù, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư dẫn đến việc khiếu nại, bức xúc của người dân bị thu hồi đất kéo dài.
Những Dự Án Công Ích Xây Xong Rồi “Đắp Chiếu”
Thanh Trúc
Việt Nam có những dự án công ích và phát triển, đã xây lên rồi “đắp chiếu” để đó, là sự lãng phí tiền tỉ chưa thể thống kê chính xác.
Điển hình như nhà máy nước Phước Nam ở tỉnh Ninh Thuận, một tỉnh khô hạn với lượng mưa ít nhất cả nước, nơi thường xuyên thiếu nước của khu vực miền Trung, đã đắp chiếu kỹ nhất mà báo Văn Hóa vừa nhắc đến trong những ngày qua.
Chờ nước cho vùng đất khát
Đây là nhà máy nước của chính phủ có nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng, xây xong hơn 10 năm trước tại xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Mục đích bàn đầu được hứa hẹn là dẫn nước từ sông Dinh về xử lý thành nước sạch để cung cấp cho người dân các xã trong huyện Ninh Phước, đồng thời cung cấp nước thô cho Khu Công Nghiệp Phước Nam thuộc xã Phước Nam, cùng lúc cho cả khu vực Dốc Hầm-Cà Ná, xã Cà Ná huyện Thuận Nam.
Thế nhưng sau khi cắt băng khánh thành, nhà máy nước Phước Nam không có lấy một ngày hoạt động. Tin trên báo Văn Hóa cho thấy, sau hơn 10 năm không hoạt động, nhà máy nước Phước Nam đã xuống cấp trầm trọng trong khi dân sống xung quanh khu vực đó phải đi mua nước sinh hoạt từ một nhà máy khác.
Cư dân huyện Thuận Nam còn cho hay tuy không vận hành nhưng đường ống dẫn nước dài khoảng 7 cây số của nhà máy Phước Nam lại cho một đơn vị khác sử dụng miễn phí.
Không phải riêng cái cấp nước đâu mà nhiều thứ lắm, tôi có thể ngồi một tí là tôi vạch ra hàng trăm cái dự án lãng phí và bất cập. Dự án ở Việt Nam không căn cứ vào vấn đề nhu cầu mà căn cứ vào vấn đề giải ngân. Dự án là lý do để được giải ngân, lấy được công trình, thi công được công trình là có cái để rút tiền trong ngân sách ra và cấp lãnh đạo tại thời điểm ấy là có phần trăm ăn. Tức là không đồng bộ, không căn cứ vào nhu cầu, không khảo sát thiết kế kỹ mà cứ vẽ dự án cho bằng được.
-Kỹ sư Trần Bang
Đường dây viễn liên của RFA nối về máy của nhà chức trách Ninh Thuận nhưng lãnh đạo địa phương từ chối trả lời.
Đáng nói ở đây vì Ninh Thuận là vùng khô hanh nhất của Trung Bộ Việt Nam, nơi mà nhu cầu nước sinh hoạt và nước tiêu tưới lúc nào cũng cấp thiết. Chuyên gia về nước của Việt Nam, thạc sĩ Hồ Long Phi, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Nước Và Biến Đổi Khí Hậu, xác nhận Ninh Thuận là địa phương có lượng mưa hàng năm ít nhất, thấp nhất so với cả nước:
Ninh Thuận có lượng mưa hàng năm chỉ tầm 500 hay 600 milimét, nghĩa là khoảng 1/3 so với thành phố Hồ Chí Minh thôi, thành ra nhu cầu về nước sạch rõ ràng là rất bức xúc. Nguồn nước cung cấp cũng không đơn giản vì lượng mưa ít, lượng bổ cập cũng không có nhiều. Thành ra nếu chọn trạm bơm mà không khéo thì có thể không đủ nước để khai thác. Nếu khai thác từ sông chẳng hạn mà sông suối bị cạn thì nhà máy cũng không có nguồn để cấp.
Giải thích nguyên nhân khả dĩ của sự đắp chiếu, thạc sĩ Hồ Long Phi cho rằng giai đoạn khảo sát và thiết kế không được thực hiện chu đáo:
Nói chung vấn đề ở đây liên quan đến kỹ thuật của giai đoạn khảo sát và thiết kế không được chu đáo cho lắm, tức là không có nước để bơm hoặc là nó có vấn đề gì về chất lượng, hoặc là sông Dinh bản thân nó có những biến động trên thượng nguồn khiến nước không về, thí dụ người ta trữ lại làm nguồn nước cạn. Nếu như không vận hành được thì chắc chắn là do nguồn nước không đủ để bơm.
Theo ông Đinh Viết Sơn, phó giám đốc Công Ty Cổ Phần Cấp Nước tỉnh Ninh Thuận, thừa nhận với báo chí rằng từ khi được bàn giao nhà máy nước Phước Nam đến giờ, Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Ninh Thuận chỉ có mỗi việc bảo vệ bão dưỡng chứ không hề vận hành nhà máy này để cung cấp nước cho dân.
Ông Đinh Viết Sơn cũng công nhận là hiện nhà máy nước Phước Dân của công ty ông đang mượn tạm đường ống dẫn nước của nhà máy nước Phước Nam để bơm nước cung cấp cho người dân trong khu vực này. Vẫn theo lời ông, được báo trích dẫn nguyên văn, là “chỉ nhận bàn giao nhà máy từ chủ đầu tư, còn việc cấp nước cho ai thì phụ thuộc chính quyền địa phương, vì thế mới có câu chuyện như báo chí phản ảnh”
Tin còn cho biết dân cư địa phương lấy làm thắc mắc về sự đắp chiếu và xuống cấp của nhà máy nước Phước Nam, rằng có điều khuất tất trong các hạng mục xây dựng mà cơ quan chức năng cần phải làm rõ.
Cung –cầu không hợp lý
Kỹ sư Trần Bang, người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, từng đứng thi công nhiều dự án xây dựng công trong nước, trình bày nhận xét của ông về nhà máy nước Phước Nam ở Ninh Thuận:
Nếu vận hành thì giá thành nó qúa cao chẳng hạn, người dân không chịu nổi phải mua nước ở nguồn khác rẻ hơn, đấy là một giả thiết. Tôi nghĩ công trình đó thất bại từ thiết kế, tức là từ chuẩn bị tiền khả thi đến khả thi đến đấu thầu, nghĩa là thất cách một cái gì đấy chẳng hạn xa nguồn quá, xa chỗ cung cấp quá rồi lại đường ống đầu tư quá dài.
Xây nhà máy nước rồi thì còn phải tốn tiến đặt ống và lắp đồng hồ, thế mà xây ở vị trí quá xa thì việc kéo đến khu dân cư để bán là vô cùng khó khăn và tốn kém quá. Chẳng hạn đầu tư nhà máy 200 tỷ nhưng phải đầu tư mất 300 tỷ nữa mới kéo được nước đến từng nhà dân, mà khâu sau không ai đầu tư nữa là thua. Đây cũng là những giả thiết.
Trường hợp đắp chiếu của nhà máy nước Phước Nam ở Ninh Thuận không phải là duy nhất. Theo kỹ sư Trần Bang, còn có những công trình ngàn tỷ vốn đầu tư cũng không vận hành, thậm chí hiệu quả cũng không mang lại như mong đợi:
Không phải riêng cái cấp nước hàng trăm tỷ đâu mà còn nhiều thứ lắm, ví dụ Quốc Lộ 13 và 14 nối đến Thủ Đức thì rất to đẹp, nhưng từ ngã tư Bình Phước về đến Sài Gòn thì không đầu tư, dẫn đến chuyện lãng phí toàn bộ tuyến đường từ ngã tư Bình Phước trở ra.
Và bây giờ rất nhiều đường cao tốc ở phía Bắc mà lưu lượng xe ít, người ta còn ngồi đánh bài và nhậu trên cao tốc Hà Nội-Lào Cai, trong khi đó Sài Gòn cao tốc Trung Lương thì tắc tị rồi. Thế là đầu tư không đồng bộ và không theo nhu cầu. Đường đi nhiều nhất là Quốc Lộ 5 thì đầu tư không tương xứng, dẫn đến chuyện quá kẹt xe, quá tải dẫn đến tai nạn tại Hải Dương chẳng hạn, chỉ có 4 cây số đi qua tỉnh Hải Dương mà 38 tai nạn trong vòng 6 tháng đầu năm.
Không đồng bộ, không căn cứ vào nhu cầu mà cứ nhắm mắt vẽ dự án để được giải ngân là lý do chính dẫn đến những công trình bị đắp chiếu và bị thua lỗ, là phân tích của kỹ sư Trần Bang:
Không phải riêng cái cấp nước đâu mà nhiều thứ lắm, tôi có thể ngồi một tí là tôi vạch ra hàng trăm cái dự án lãng phí và bất cập. Dự án ở Việt Nam không căn cứ vào vấn đề nhu cầu mà căn cứ vào vấn đề giải ngân. Dự án là lý do để được giải ngân, lấy được công trình, thi công được công trình là có cái để rút tiền trong ngân sách ra và cấp lãnh đạo tại thời điểm ấy là có phần trăm ăn. Tức là không đồng bộ, không căn cứ vào nhu cầu, không khảo sát thiết kế kỹ mà cứ vẽ dự án cho bằng được.
Chẳng riêng gì Nhà Nước mà tư doanh cũng thua lỗ. Thế nhưng cá nhân mình thua lỗ thì mình chịu thôi, nhưng Nhà Nước thua lỗ thì các ông quan giàu lên. Ông lấy tiền Nhà Nước ông kinh doanh, thua lỗ phần nhiều là do phần trăm đút túi. Lời thì quan chức ăn, lỗ thì quan chức cũng ăn và dân chịu.
Nói đến những dụ án nghìn tỷ thì trên Tuổi Trẻ Online cho thấy ngành Công Thương Việt Nam có 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ, trong đó Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam có 5 nhà máy nhiên liệu sinh học bị thua lỗ. .
Đứng thứ nhì là Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam Vinachem có 4 dự án phải nhờ chính phủ đứng ra trả nợ thay 125 triệu USD vốn vay từ Eximbank của Trung Quốc.
Đây là 12 dự án khởi đầu với số vốn khổng lồ gần 3.000 tỷ mà đến giờ một số thua lỗ nặng, một số ngừng thi công và một số dừng hoạt động vĩnh viễn.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/public-projects-to-be-abandoned-08012019145236.html
Bộ Công thương lấy ý kiến cho dự thảo thông tư
về quy định hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam
Dự thảo Thông tư về tiêu chí dán mác “Made in Vietnam” cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và được bày bán trong thị trường nội địa vừa được Bộ Công thương phổ biến và tiến hành thu thập ý kiến cho dự thảo này.
Truyền thông trong nước, vào ngày 2 tháng 8 cho biết thông tin vừa nêu.
Theo nội dung quy định trong dự thảo Thông tư của Bộ Công thương vừa phổ biến thì hàng hóa được coi là của Việt Nam khi có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam.
Trong trường hợp không có xuất xứ hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng hàng hóa trải qua công đoạn gia công và chế biến cuối cùng tại Việt Nam và đảm bảo hai tiêu chí về chuyển đổi mã số (HS) và hàm lượng giá trị gia tăng thì cũng được coi là hàng Việt Nam.
Dự thảo Thông tư còn quy định rõ về trường hợp hàng hóa không có xuất xứ thuần túy thì được xác định hàm lượng giá trị gia tăng theo 2 công thức trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, theo cách tính trực tiếp là hàng hóa có giá nguyên liệu đầu vào xuất xứ ở Việt Nam chiếm 30% giá xuất xưởng; và theo cách tính gián tiếp là giá xuất xưởng trừ đi giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam.
Dự thảo Thông tư của Bộ Công thương cũng quy định hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh Việt Nam không được coi là hàng “Made in Vietnam”.
Một trong những vụ việc liên quan đến hàng hóa “Made in Vietnam” được dư luận quan tâm hiện nay là Công ty Asanzo hôm 26 tháng 7 vừa qua chính thức nộp đơn khởi kiện báo Tuổi Trẻ lên Tòa án Nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, để yêu cầu bồi thường thiệt hại và xin lỗi vì đã đăng tin Asanzo thay đổi xuất xứ hàng hóa, lừa dối người tiêu dùng…
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống hàng giả, gian lận thương mại vào ngày 30 tháng 7 được truyền thông quốc nội dẫn lời cho biết sẽ công bố kết luận chính thức về vụ Asanzo vào cuối tháng 8 tới đây.
Liệu có dẹp được “sân sau” của các quan chức?
Diễm Thi, RFA
Cách đây đúng một tháng, ngày 1 tháng 7 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Nghị định này được cho là “vũ khí” hữu hiệu để dẹp bỏ các doanh nghiệp “sân sau”, chống tham nhũng.
Doanh nghiệp “sân sau” từ đâu ra?
Với dư luận trong nước, nhiều năm qua, khái niệm “sân sau” không còn xa lạ gì. Đây thực chất là “loại mô hình” để các quan chức trong bộ máy nhà nước trục lợi, thông qua việc nắm giữ cổ phần sở hữu được che giấu nhằm ăn chia lợi nhuận một cách thường xuyên từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nói một cách nôm na là “doanh nghiệp dùng tiền nuôi quan chức và quan chức dùng quyền bảo kê cho doanh nghiệp”.
Vậy những doanh nghiệp này xuất hiện từ khi nào, Tiến sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng nhớ lại:
“Vấn đề “sân sau” của các quan chức bắt đầu nổi lên từ những năm 2009 – 2010. Đến năm 2012 nó chính thức được nêu ra bởi một trang web không hề chính thức tên “Quan làm báo”. Trang này có nhiều khả năng do một nhóm trong chính nội bộ đảng lập ra và chĩa vào “sân sau” của các quan chức; chỉ trích, tố cáo “sân sau” của các quan chức. Thời gian đó quan chức bị tố cáo sân sau nhiều nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.”
Vấn đề “sân sau” của các quan chức bắt đầu nổi lên từ những năm 2009 – 2010. Đến năm 2012 nó chính thức được nêu ra bởi một trang web không hề chính thức tên “Quan làm báo”. – Ts. Phạm Chí Dũng
Ông Phạm Chí Dũng cũng nêu nhận xét của ông rằng càng về sau này chính trường VN càng lộ ra một đặc điểm rất lớn là các quan chức từ cao cấp xuống đến trung cấp đều có sân sau. Có nghĩa là đã có sự kết hợp một cách hữu cơ giữa các nhóm chính trị, quan chức chính trị, cá thể chính trị với những nhóm lợi ích tài phiệt kinh tế, những cá thể kinh tế để trở thành những mối quan hệ chính trị và lợi ích xen kẽ lẫn nhau.
Trước đây, “sân sau” là một từ ngữ được Đảng CSVN giấu diếm, nhưng bây giờ nó phổ biến đến nỗi được dùng trong các văn bản của đảng luôn.
Tại buổi báo cáo về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật ngày 19 tháng 9 năm 2017, Chủ nhiệm Ủy Ban Tư pháp Quốc Hội, bà Lê Thị Nga phát biểu rằng: “Kết quả kiểm tra gần đây của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cho thấy những nghi ngờ của cử tri về ‘lợi ích nhóm’, ‘sân sau’ là có căn cứ.”
Nhà báo Đường Văn Thái, người từng có thời gian làm việc tại Ủy ban kiểm tra Trung ương cho biết hầu như chính trị gia nào cũng có “sân sau”, có những ông còn có “cổ phần hơi”, nghĩa là mọi thứ được thỏa thuận bằng lời nói, chỉ cần vài cú điện thoại là giải quyết xong mọi thỏa thuận. Có thể hiểu đại loại là – doanh nghiệp và quan chức sống dựa vào nhau:
“Có tiền sẽ có quyền – có quyền sẽ ra tiền. Thế nên các doanh nghiệp phải chạy theo dùng tiền “nuôi” một chính trị gia, rồi chính trị gia dùng quyền bảo kê cho các doanh nghiệp này.”
Quan chức có thể “lách” luật để “sân sau” tồn tại?
Đa số người đứng đầu những doanh nghiệp “sân sau” là người thân, bà con họ hàng với người đứng đầu địa phương, cơ quan, chính quyền, nhưng theo Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 thì chỉ quy định “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp” chứ chưa có quy định hình thức xử lý.
Nay, Nghị định 59/2019/NĐ-CP vừa mới ban hành quy định rõ tại Điều 83: “Cách chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó mà đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.”
Tuy Nghị định 59 có nêu cụ thể hình thức xử lý nhưng do vừa mới ban hành, chưa biết khi áp dụng vào thực tế có chặn đứng, xử lý nghiêm khắc các quan chức sử dụng sân sau để trục lợi hay không nhưng Nhà báo Đường Văn Thái khẳng định rằng, đây chỉ là hình thức mị dân chứ không thể dẹp được sân sau cho dù có ra bao nhiêu quy định đi nữa, bởi ông nào cũng có “sân sau”:
“Đã gọi là công ty “sân sau” thì ông này dính đến ông kia. Chuyện dẹp sân sau cũng giống như chuyện chống tham nhũng, thật ra chỉ để thanh trừng lẫn nhau mà thôi. Loại bỏ sân sau là chuyện rất khó. Ngày xưa các cụ bảo “12 sứ quân” chứ bây giờ mỗi chính trị gia là một sứ quân. Mỗi ông một nhóm, một phe thì khó loại lắm. Loại ông này lại đạp ông kia.”
Trong một lần trò chuyện với RFA, Nhà báo Trần Quang Thành, nạn nhân của việc chống tham nhũng từ 30 năm trước nhận xét rằng, nội bộ đảng cộng sản có thể mâu thuẫn với nhau kịch liệt, có thể thanh trừng lẫn nhau, nhưng đến một lúc nào đó, vì quyền lợi của đảng và quyền lợi của cá nhân họ thì họ sẽ “ngã giá” với nhau để giữ lại thế cân bằng chứ không bao giờ triệt hạ nhau đến cùng. Nhận xét của Nhà báo Trần Quang Thành cũng chỉ ra bức tranh không sáng sủa cho dù chính quyền có đưa ra bao nhiêu giải pháp chống tham nhũng mà trong đó việc dẹp bỏ “sân sau” là một mục đích chính đi nữa.
Đã gọi là công ty “sân sau” thì ông này dính đến ông kia. Chuyện dẹp sân sau cũng giống như chuyện chống tham nhũng, thật ra chỉ để thanh trừng lẫn nhau mà thôi. Loại bỏ sân sau là chuyện rất khó. – Nhà báo Đường Văn Thái
Với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thì việc dẹp tham nhũng hay dẹp “sân sau” đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn với độ trong sạch và minh bạch rất cao từ đảng, nếu như đảng thật sự muốn dẹp. Tuy vậy ông nhận xét:
“Tôi đồ rằng rất khó vì hơn hai năm qua, tiến độ được coi là chống tham nhũng của đảng do ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì gần như chưa đạt được một kết quả lớn nào cả. Trong khi đó lại xuất hiện dư luận cho rằng chiến dịch đốt lò của ông Trọng tập trung chủ yếu tấn công vào các đối thủ chính trị, những người không phe cánh với ông Trọng chứ không phải tiêu diệt hoàn toàn nạn tham nhũng.
Nếu đảng không diệt được “sân sau” thì chính sân sau sẽ diệt đảng, tức làm tan vỡ đảng.”
Ông Phạm Chí Dũng nêu ra hai giải pháp mà theo ông có thể làm giảm chứ không thể loại trừ hoàn toàn “sân sau” của các quan chức: Thứ nhất là khi phát hiện dấu hiệu có “sân sau” của các quan chức thì người đứng đầu nhà nước phải luân chuyển ngay, không chờ hết nhiệm kỳ.
Giải pháp thứ hai là đảng cộng sản cứ để cho các phe phái tiêu diệt lẫn nhau, lúc đó họ tiêu diệt luôn “sân sau” của nhau, với điều kiện Ban tổ chức trung ương, Ban tuyên giáo trung ương đừng can thiệp vào.
Ông cũng đề cập đến vấn đề truyền thông “bẩn” trong chiêu trò triệt hạ “sân sau” của các phe cánh.
Điều đó cho thấy rằng, công cuộc chống tham nhũng trường kỳ nay đã có thêm công cụ mới là Nghị định 59. Thêm công cụ này, ắt hẳn sẽ có không ít quan chức đang tại nhiệm sẽ bị đem ra trước vành móng ngựa? Tuy vậy, ông Đường Văn Thái vẫn không lạc quan về chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam vì theo ông không bao giờ có “ánh sáng cuối đường hầm”:
“Bây giờ báo chí đang rùm beng vụ hàng Việt Nam đội lốt Trung Quốc như vụ Asanzo. Đây cũng là sân sau của một quan chức trong Bộ chính trị, cho nên báo chí lên tiếng cứ lên, dân cứ nói nhưng chắc gì dẹp được!”
Nhà giáo kỳ cựu nói về
‘Bốn nữ hoàng’ VN và ‘nỗi đau giáo dục’
“Nước ta có bốn nữ hoàng: nữ hoàng Mít, nữ hoàng Dép, nữ hoàng Lon và nữ hoàng Lu. Đấy là điều mà người ta cười và chế nhạo”, một cựu giáo viên dạy tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà nội, trả lời BBC Tiếng Việt bên lề một hội thảo tư về Việt Nam học ở Porto, Bồ Đào Nha, hồi trung tuần tháng 7/2019.
Trả lời câu hỏi của nhà báo Quốc Phương về một số lãnh đạo, quan chức nữ Việt Nam và ý kiến của dư luận, nhà giáo Phạm Chi Mai nói tiếp:
“Chế nhạo thứ nhất là óc đậu phụ của những người phụ nữ như vậy mà lại đi làm quan chức. Thứ hai, họ chế nhạo những người đưa những phụ nữ đó lên và để họ ở vị trí như vậy với những câu nói ngớ ngẩn đến như thế.
‘GS Hoàng Tụy: nhà toán học lỗi lạc, nhà phản biện xuất sắc’
Vì sao du sinh Việt Nam nên tới Bồ Đào Nha học tập?
Giáo dục Việt Nam thời ‘buôn chữ bán sách’
“Chúng tôi vừa buồn cười mà vừa đau cho người phụ nữ Việt Nam.
“Họ lại đưa cả mặt lên. Nói thật, tôi là phụ nữ mà trông thấy những gương mặt đó tôi cũng thấy phản cảm. Đó là điều rất bất lợi cho lãnh đạo của chính quyền.”
Bình luận về tình hình nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhà giáo Phạm Chi Mai chia sẻ:
“Đây cũng là một điều làm chúng tôi buồn quá đi. Vì ngay cả người đứng đầu cao nhất của Bộ Giáo dục cũng làm cho dân chúng tôi trong ngành không thấy phục – không thấy phục về cách ứng xử, về thái độ đối với công việc chung, về cái cảnh mà trong khi họp quốc hội ông ngồi ngủ gật…chưa kể việc ông dung túng những sai trái cực kỳ nhiều”.
Bà nói thêm về những vụ việc như cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, cô giáo bắt học sinh tát bạn và kết luận: “Bộ trưởng Bộ giáo dục mà không nghiêm khắc dạy những người làm công tác giáo dục thì sẽ tạo ra những chuyện như thế này thôi.”
“Tất nhiên đây là số nhỏ vì đây chỉ là một trong số hàng triệu giáo viên nhưng nó là tha hóa đến mức cùng cực về đạo đức nghề nghiệp. Đó là cái tôi thấy không thể nào chấp nhận được với tư cách một người làm giáo dục.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49209490
Bãi Tư Chính:
Nhận thức của người dân VN ‘đã cao hơn trước’
Người dân Việt Nam đang ‘rất lo lắng’ khi theo dõi cuộc đối đầu và căng thẳng xảy ra ở Bãi Tư Chính, một cựu quan chức thuộc Ban Biên giới Chính phủ nói với hội luận của BBC News Tiếng Việt hôm 01/8/2019.
Người dân Việt Nam ‘hiểu rất rõ’ Bắc Kinh muốn làm gì và đã có nhận thức tốt hơn, do đó chắc chắn sẽ không để xảy ra các hành động được coi là ‘manh động’, một nhà phân tích chính trị thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas của Singapore) bình luận thêm.
Nhận thức của người dân cũng có liên quan tới vai trò của truyền thông và trong câu chuyện này việc nhà nước cần tăng cường truyền thông ‘một cách đúng đắn’ là điều cần thiết, một luật gia từ London nêu quan điểm với Bàn tròn thứ Năm của BBC.
Bàn tròn thứ Năm: Hội nghị Ngoại trưởng Asean 52 và Đối đầu Bãi Tư Chính
Tuyên bố chung ASEAN nhắc đến ‘sự cố nghiêm trọng’ ở Biển Đông
Trước hết, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói:
“Ở những năm trước, trong những câu chuyện về Formosa, về giàn khoan HD-981, người dân rất bức xúc và xuống đường rất tự nhiên và nhiệt huyết để cất lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền về biển đảo của đất nước, thì bị hứng chịu những cái gọi là sự đánh đập, ngăn chặn, thậm chí một số bị bỏ tù và bị khép vào những tôi như là ‘gây rối trật tự công cộng’ vân vân.
“Hiện tượng lần này thì rõ ràng theo như dư luận trong công chúng cho thấy là mất niềm tin rồi và để cho đảng và nhà nước lo.
“Nhưng mà điều đó, tôi muốn nói rằng, không có nghĩa là nhân dân đã buông. Nhiệt huyết và sự lo lắng cho vận mệnh của đất nước, chủ quyền biển đảo vẫn nóng hừng hực, nếu theo dõi mạng xã hội thì có thể nói là người dân đang rất lo lắng và đang bức xúc rằng chính quyền hành động chưa đủ mạnh, chưa đủ bản lĩnh thể hiện rõ trong thái độ của mình đối với Trung Quốc.
“Chúng ta có thể không đòi hỏi nhà nước phải động binh, cần phải dùng những biện pháp quân sự, mà chúng ta chỉ mong muốn rằng nhà nước hãy đấu tranh mạnh mẽ hơn bằng ngoại giao, bằng pháp lý, khởi kiện, cũng như những người lãnh đạo cao cấp nhất của chính phủ phải có tiếng nói chính thức về thái độ đối với hành vi xâm phạm của Trung Quốc, như vậy thì lòng dân mới yên.”
‘Sẽ không manh động’
Bình luận thêm về khía cạnh này, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Iseas, nói:
Trước đây có chuyện là đánh người Trung Quốc, rồi đốt phá các chỗ của người Trung Quốc ở Bình Dương, thì đấy là không được, vì việc ấy là việc phạm pháp, không được phép làm việc ấyTS Hà Hoàng Hợp
Biển Đông: Một mình chống lại Đường Lưỡi bò
Bãi Tư Chính: TQ ‘đẩy vấn đề’ tinh vi hơn
“Bây giờ người ta cứ bình thường thế thôi, nhưng đúng là nhận thức của người dân rất là rõ, người ta không sợ gì cả, người ta hiểu rất rõ Bắc Kinh đang làm gì và chắc chắn đến khi nào cần thiết người ta phải lên tiếng, thì người ta sẽ lên tiếng một cách rất là dứt khoát.
“Và tôi hiểu rằng bây giờ người dân đã nhận thức tốt, người ta sẽ tránh tất cả những chuyện mà manh động như là năm 2014, tất nhiên những sự kiện manh động ấy chỉ là không mong muốn, hay là của một số những người mà người ta không có hiểu biết thôi. Nhưng bây giờ nhận thức của người dân rất là cao và người dân không bao giờ buông bỏ.”
Nhà phân tích chính trị này giải thích thêm về điều mà ông gọi là ‘manh động’:
“Trước đây có chuyện là đánh người Trung Quốc, rồi đốt phá các chỗ của người Trung Quốc ở Bình Dương, thì đấy là không được, vì việc ấy là việc phạm pháp, không được phép làm việc ấy.”
Bình luận với Bàn tròn tại Studio của BBC News Tiếng Việt, Tiến sỹ, Luật sư Hoàng Đức Thắng, nhà phân tích từ London, nói:
“Mọi người đã nói là người dân Việt Nam đều rất nhiệt huyết, cá nhân tôi thấy rằng trải qua lịch sử lập nước cận đại, suốt từ hồi đấu thế kỷ 20 tới gần đây, Việt Nam liên miên trải qua các cuộc chiến tranh, hết với chỗ nọ, đến chỗ kia.
“Những thứ đó, theo như những sách mà chúng tôi được học, hun đúc lên tinh thần quật cường của con người Việt Nam, và nói rằng người Việt Nam có tính chiến đấu rất là cao.
“Cá nhân tôi cũng hoàn toàn đồng ý với những ý kiến đó, và nhìn từ góc độ lịch sử, tôi cũng thấy rằng là đất nước trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh đến như vậy, tới mức độ con người lúc nào cũng sẵn sàng tính chiến đấu như vậy và sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình như vậy, kể cả là cho Chủ nghĩa Cộng sản, hay cho một thứ gì khác chăng nữa, thì tôi cũng thấy rằng đó là một thứ gì đó rất không may mắn, chứ không phải là điều gì đó quá tuyệt vời.”
Luật sư Hoàng Đức Thắng giải thích thêm quan điểm của mình:
“Vấn đề giữa nhận thức của người phương Tây và người phương Đông chúng ta là ở chỗ sự nhận định xã hội, trong đó có cả những giá trị mà mình theo đuổi rất là cao, nó có ý nghĩa rất rõ ràng và có sự phân tích tỉ mỉ. Từ đó, người ta định hình rằng các giá trị xã hội cũng có ý nghĩa như mạng sống của mỗi cá nhân, và người ta tôn trọng những giá trị xã hội đó cũng như tôn trọng mạng sống của cá nhân mình.
“Mạng sống của con người là điều quan trọng nhất, điều cao quý nhất trong xã hội. Vì vậy cho nên nếu nói rằng người Việt Nam hiện nay, như anh Hà Hoàng Hợp nói là có ‘manh động’ trong thời kỳ 2014, cái ‘manh động’ mà anh Hợp nói là rất khủng khiếp, nó dẫn đến việc đốt những nhà xưởng, thậm chí có những chỗ họ biết là không thực sự liên quan đến người Trung Quốc, cũng đốt cũng phá.
“Rồi sau đó là đến đánh đập những lực lượng cảnh sát cơ động đến, nhớ là có trường hợp ở miền Trung, có cả một tiểu đoàn cảnh sát cơ động bị vây kín, sau đó chỉ huy đã ra lệnh là phải vứt tất cả khiên, cả mũ, cả súng ống v.v… xuống và chạy. Và thậm chí có một nhóm hơn một trung đội bị bắt trong những đợt như vậy và tất cả xe cộ bị đốt phá v.v…
“Thế thì cái đó là ‘manh động’ của một cá nhân hay là tâm trạng bức xúc, hay là tính chiến đấu quật cượng như tôi vừa nói đã bị dùng sai, bị hiểu sai, và đã thể hiện không đúng chỗ? Cái đó phải chăng là một vấn đề văn hóa rất lớn mà chúng ta phải nói ở một câu chuyện sau,” Tiến sỹ, Luật sư Hoàng Đức Thắng đặt câu hỏi và nhận định.
Quan điểm khác nhau?
Cũng trong dịp này, truyền thông Việt Nam và Trung Quốc đưa tin về các phát ngôn và động thái của lãnh đạo ngành ngoại giao của hai nước, đặc biệt liên quan gặp gỡ, tiếp xúc giữa Bộ trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam và người đồng cấp phía Trung Quốc, ông Vương Nghị.
Bãi Tư Chính: Vì sao không có biểu tình phản đối TQ?
Giải pháp nào cho tranh chấp Tư Chính?
Bình luận chuyện báo VN ‘im’ về vụ bãi Tư Chính
“Đối đầu” giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông
Theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi không nên để các vấn đề trên biển làm ảnh hưởng tới quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Và Trung Quốc nhắn nhủ Việt Nam cần kiểm soát đúng đắn các vấn đề trên biển và xử lý tốt các bất đồng, theo nội dung một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trong khi đó, theo báo Thanh Niên, Ngoại trưởng Việt Nam ông Phạm Bình Minh cũng phản ánh quan điểm trên nhưng với ngôn từ ‘cứng rắn hơn’ và có thông điệp khác cho Trung Quốc. Ông Minh “đề nghị hai bên cần nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định, kiểm soát tốt bất đồng, không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.”
Ông Vương Nghị nói rằng quan hệ Trung-Việt tiếp tục phát triển và hai bên sẽ “kiểm soát đúng đắn tình hình trên biển” và một loạt các đồng thuận đã được lãnh đạo hai đảng cầm quyền đạt được, dựa trên những lợi ích chiến lược chung, theo Tân Hoa Xã.
Vẫn theo hãng tin nhà nước Trung Quốc, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói Việt Nam “sẵn sàng thực hiện các đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong các vấn đề trên biển và thúc đẩy việc phát triển tốt đẹp quan hệ song phương”.
Ông Phạm Bình Minh “đề nghị” hai bên cần nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định, kiểm soát tốt bất đồng, không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông thông qua các biện pháp hoà bình giải quyết thoả đáng tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Trước đó, truyền thông Việt Nam hôm 31/7 đưa tin Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã lên án hành vi đơn phương của Trung Quốc tại Biển Đông trong cuộc họp với các ngoại trưởng ASEAN.
Theo Dân Trí, trong phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 hôm 31/7, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hoá, gia tăng tập trận quân sự.
“Đặc biệt, tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép. Những hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Luật biển 1982. Nghiêm trọng hơn, đây là diễn biến tiếp theo các hoạt động cải tạo bồi đắp quy mô lớn và quân sự hoá các cấu trúc tranh chấp trên biển,” ông Minh chỉ đích danh Trung Quốc và tàu khảo sát Hải dương 8 trong diễn biến đối đầu, căng thẳng.
Hội nghề cá yêu cầu chính quyền có hành động cứng rắn hơn với Trung Quốc
“Các diễn biến này đã làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hài và hàng không ở Biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán COC,” lãnh đạo ngành ngoại giao thuộc Chính phủ Việt Nam được truyền thông nhà nước trích thuật nói thêm.
Hôm 02/8, tờ báo Thế giới & Việt Nam, cơ quan truyền thông thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đưa tin về cuộc gặp trên và cho hay thêm:
“Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 và các Hội nghị liên quan tại Bangkok, Thái Lan, ngày 01/8/2019, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã gặp Uỷ viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
“Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng với Trung Quốc; về các vấn đề trên biển hiện nay, Phó Thủ tướng khẳng định lập trường nguyên tắc của Việt Nam, nêu rõ hai bên cần nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định, kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, thông qua các biện pháp hoà bình giải quyết thoả đáng tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
“Uỷ viên Quốc vụ, Bộ trưởng Vương Nghị khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc trân trọng quan hệ với Việt Nam, nỗ lực giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa hai nước; nhất trí cùng trao đổi ý kiến, giải quyết thoả đáng những vấn đề phát sinh trong quan hệ,” báo mạng Thế giới & Việt Nam tường thuật.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn nội dung cuộc hội luận Bàn tròn thứ Năm từ London hôm 01/8/2019 với sự trình bày quan điểm riêng trên tư cách cá nhân của các khách mời nói trên.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49205335
Buổi họp giữa Ngoại trưởng VN và TQ
theo báo chí hai nước
Báo chí Việt Nam và Trung Quốc đều đã đưa tin về cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Bangkok hôm thứ Năm, 1/8.
Nhưng cách đưa tin của hai bên về cùng buổi họp hơi khác nhau.
Theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi không nên để các vấn đề trên biển làm ảnh hưởng tới quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Và Trung Quốc nhắn nhủ Việt Nam cần kiểm soát đúng đắn các vấn đề trên biển và xử lý tốt các bất đồng, theo nội dung một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Bàn tròn thứ Năm: Hội nghị Ngoại trưởng Asean 52 và Đối đầu Bãi Tư Chính
Tuyên bố chung ASEAN nhắc đến ‘sự cố nghiêm trọng’ ở Biển Đông
Biển Đông: VN khó đạt đồng thuận tại thượng đỉnh ASEAN 2019
Trong khi đó, theo báo Thanh Niên, Ngoại trưởng Việt Nam ông Phạm Bình Minh cũng phản ánh quan điểm trên nhưng với ngôn từ ‘cứng rắn hơn’ và có thông điệp khác cho Trung Quốc.
Ông Minh “đề nghị hai bên cần nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định, kiểm soát tốt bất đồng, không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.”
Buổi họp theo tường thuật của Tân Hoa Xã
Ông Vương Nghị nói rằng quan hệ Trung-Việt tiếp tục phát triển và hai bên sẽ “kiểm soát đúng đắn tình hình trên biển” và một loạt các đồng thuận đã được lãnh đạo hai đảng cầm quyền đạt được, dựa trên những lợi ích chiến lược chung, theo Tân Hoa Xã.
Theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói Việt Nam “sẵn sàng thực hiện các đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong các vấn đề trên biển và thúc đẩy việc phát triển tốt đẹp quan hệ song phương”.
Buổi họp theo tường thuật của truyền thông Việt Nam
Tuy nhiên, báo Thanh Niên, vị Phó Thủ tướng Việt Nam đã ngôn từ ‘mạnh’ hơn.
Phó Thủ tướng “đề nghị” hai bên cần nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định, kiểm soát tốt bất đồng, không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông thông qua các biện pháp hoà bình giải quyết thoả đáng tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Trước đó, truyền thông Việt Nam hôm 31/7 đưa tin ông Phạm Bình Minh đã lên án hành vi đơn phương của Trung Quốc tại Biển Đông trong cuộc họp với các ngoại trưởng ASEAN.
Theo Dân Trí, trong phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 hôm 31/7, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hoá, gia tăng tập trận quân sự.
Nhật Bản quan ngại về căng thẳng Biển Đông
Giải pháp nào cho tranh chấp Tư Chính?
Ông Minh chỉ đích danh Trung Quốc và tàu khảo sát Hải dương 8.
“Đặc biệt, tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép. Những hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Luật biển 1982. Nghiêm trọng hơn, đây là diễn biến tiếp theo các hoạt động cải tạo bồi đắp quy mô lớn và quân sự hoá các cấu trúc tranh chấp trên biển.”
Ông Minh nói thêm rằng các diễn biến này làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hài và hàng không ở Biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán COC.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49193898
Giới chuyên gia, học giả và truyền thông:
Phản ứng của Việt Nam liên quan vụ Bãi Tư Chính
là phù hợp
Ngay sau khi Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất và tàu chấp pháp hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam, cơ cơ quan chức năng của Việt Nam đã đưa ra những phản ứng phù hợp với diễn biến tình hình, luật pháp quốc tế, quan hệ song phương.
Phản ứng của Việt Nam
Về phía ngoại giao: Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông qua nhiều kênh phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Bắc Kỉnh rút ngay lập tức các tàu trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Việt Nam cũng đã trao công hàm phản đối chính thức hành vi trên của Trung Quốc. Không những vậy, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam liên tục đưa ra 3 tuyên bố chính thức, mức độ cứng rắn tăng dần, cụ thể: (1) Ngày 16/7, trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”. (2) Ngày 19/7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm nay nhấn mạnh: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. Như đã khẳng định tại phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 16/7, lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này”. (3) Ngày 25/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nhấn mạnh các hành động gần đây của Trung Quốc là “nghiêm trọng” và Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, cụ thể: “Chúng tôi đã đề cập trong các phát biểu trước đây về việc này. Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, như đã khẳng định trong Công
ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao tiếp, ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai những biện pháp phù hợp, đúng pháp luật. Duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo an toàn hàng không, hàng hải, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia theo UNCLOS, là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế”.
Về các lực lượng chấp pháp: Khi tàu Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam đã triển khai các hoạt động ngăn chặn, xua đuổi tàu của Trung Quốc. Theo thông tin không chính thống, Việt Nam đã điều nhiều tàu kiểm ngư như KN 468 và KN 472, tàu Cảnh sát biển… tới ngăn chặn và xua đuổi tàu Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam liên tục tiến hành tập trận trên Biển Đông, binh lính đóng quân trên các đảo, đá ở quần đảo Trường Sa cũng tiến hành diễn tập để đề phòng các tình huống xấu xảy ra.
Phản ứng của Việt Nam là phù hợp
Đa phần giới chuyên gia, học giả và truyền thông quốc tế đánh giá phản ứng của Việt Nam là phù hợp.
Tiến sĩ Collin Koh cho rằng giải pháp cho một nước nhỏ hơn và thậm chí ngay cả cộng đồng quốc tế để đối phó hiệu quả với một quốc gia sẵn sàng coi thường luật pháp quốc tế và chơi theo luật riêng của mình là “tin tưởng mạnh mẽ vào hệ thống dựa trên các quy tắc hiện hành, đồng thời luôn nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực chung của quốc tế”. Cụ thể, Việt Nam có thể tăng cường các biện pháp mạnh mẽ hơn để thuyết phục các thành viên khác trong ASEAN về hậu quả nghiêm trọng trong hành vi của Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính. Việt Nam cũng có thể thông qua các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài vận động hành lang với các cường quốc và các tổ chức quốc tế quan trọng như EU và Liên Hợp Quốc, để đưa ra các tuyên bố về vấn đề này.
Chuyên gia pháp lý Nguyễn Thị Lan Hương của Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam nhận định các biện pháp hiện nay của Việt Nam là trao đổi trực tiếp, đấu tranh bằng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Các biện pháp này có tác dụng để các nước hiểu được lập trường chính đáng của Việt Nam, phê phán, phản bác các hành vi vi phạm pháp luật của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không loại trừ bất cứ biện pháp hoà bình nào mà luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Việt Nam, trong đó có cả khả năng sử dụng toà án hay trọng tài quốc tế. Những biện pháp này có thể không tác dụng ngay, nhưng có ý nghĩa về dài hạn, thể hiện hình ảnh một Việt Nam chín chắn, trách nhiệm, có thái độ tích cực, có tính xây dựng để quản lý khủng hoảng, quản lý tranh chấp một cách hiệu quả. Thực tế lịch sử cho thấy cách tiếp cận này cùng các biện pháp như trên có hiệu quả về tổng thể, đảm bảo đạt được mục tiêu kép là vừa duy trì hoà bình, vừa bảo vệ công lý, chuẩn mực và luật pháp quốc tế, đẩy lùi các hành vi xâm lấn trái phép vùng biển Việt Nam của các thế lực nước ngoài.
Trong khi đó, Giáo sư Carlyle A.Thayer, Học viện Quốc phòng Australia cho rằng Việt Nam phải tuân theo luật pháp quốc tế và phản ứng tương xứng với bất kỳ hành vi đe doạ hay cưỡng ép nào của Trung Quốc. Việt Nam cần tiếp tục phản đối ngoại giao tới Bắc Kinh về hành vi xâm phạm quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Việt Nam cũng phải tham gia các cuộc tham vấn với Trung Quốc để giải quyết vấn đề này. Phản đối ngoại giao và tham vấn là cần thiết để chứng tỏ rằng Việt Nam đang tìm kiếm một giải pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp, và đặt nền tảng cần thiết để nếu cần sẽ thực hiện các biện pháp pháp lý theo UNCLOS. Cùng lúc, Việt Nam nên tiếp tục sử dụng các biện pháp chính trị và ngoại giao lập luận về trường hợp của mình với các nước thành viên ASEAN, bởi cả Malaysia và Philippines đều chịu sự ép buộc của Trung Quốc về vấn đề trên biển trong năm nay. Việt Nam cần nỗ lực củng cố chính sách của ASEAN về Biển Đông trong các tuyên bố của Chủ tịch ASEAN. Việt Nam nên nói rõ với các quốc gia thành viên ASEAN rằng Việt Nam từ chối đồng thuận về COC nếu những lợi ích của Việt Nam không được bảo vệ trước những hành động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam nên đề xuất hợp tác với các nước trên thế giới, bao gồm các nước lớn và các cường quốc biển, theo ít nhất hai cách. Trước hết, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia có cùng chí hướng, tiến hành các hoạt động và diễn tập song phương và đa phương nhằm nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực hàng hải. Những cuộc diễn tập này nên được thực hiện thường xuyên và thiết lập “thông lệ mới” của sự hợp tác giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, Nhật và các nước khác với cảnh sát biển Việt Nam. Cuối cùng, Việt Nam cần để ngỏ mọi lựa chọn theo luật pháp quốc tế. Việt Nam cần chuẩn bị tốt hồ sơ nếu phải giải quyết tranh chấp bắt buộc theo Phụ lục 7
UNCLOS. Việt Nam cũng nên tìm hiểu khả năng trừng phạt đối với những công ty nhà nước Trung Quốc cố tình vi phạm luật pháp quốc tế. Quốc hội Mỹ có thể dự thảo các biện pháp trừng phạt và Việt Nam có thể tuyên bố ủng hộ.
Giới học kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam
Giáo sư Carlyle A.Thayer, Học viện Quốc phòng Australia cho rằng tất cả các nước lớn và các nước có giao thương qua khu vực đều có lợi ích trực tiếp trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như việc phải ngăn chặn để không quốc gia nào thực hiện sự bá quyền tại tuyến hàng hải quan trọng của thế giới. “Cộng đồng quốc tế cần ủng hộ Việt Nam và các nước lớn cần thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Giáo sư James Kraska, Trung tâm luật quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng Liên minh châu Âu (EU), cần làm nhiều hơn để ủng hộ Việt Nam củng cố các quyền lợi biển của mình. Các nước bên ngoài khu vực đang ngại chọc giận Trung Quốc. Tuy nhiên, họ càng kéo dài việc ngầm chấp thuận những hành động này, Trung Quốc sẽ càng táo bạo hơn. Không quá bất ngờ khi EU không tập trung vào vấn đề Biển Đông nhưng sự phớt lờ của cộng đồng quốc tế sẽ là sai lầm vì điều này sẽ khuyến khích Trung Quốc tiếp tục vươn dài cánh tay và có thể đẩy các nước ngoài khu vực ra rìa”.
Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ cho rằng Việt Nam cùng các nước bên ngoài có chung lợi ích và quan điểm như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Anh, Pháp, Canada và các nước coi trọng luật pháp quốc tế khác nên cùng tạo thành một mặt trận quốc tế đấu tranh chống yêu sách phi lý và hành động hiện thực hóa “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Nếu không hình thành được mặt trận quốc tế như vậy thì không thể răn đe Trung Quốc. Bên cạnh đó, chuyên gia này cho rằng các nước cần đẩy mạnh hợp tác trên thực địa, giúp Việt Nam nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền và an ninh trong EEZ của mình. Theo ông Vuving: “Các nước có thể gửi tàu cảnh sát biển tới hỗ trợ VN tuần tra trên EEZ của Việt Nam (tàu cắm cờ Việt Nam, có đại diện Việt Nam trên tàu, tương tự chương trình “ship rider” mà các nước đang hỗ trợ một số đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương tuần tra bảo vệ vùng EEZ rộng lớn của họ). Chính Trung Quốc cũng từng tham gia chương trình “ship rider” như vậy với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga ở khu vực Bắc Thái Bình Dương”.
Để bảo vệ chủ quyền, Việt Nam sẽ kiện TQ
ra các cơ quan tài phán quốc tế
Trong những ngày qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và nhiều tàu Hải cảnh, Ngư chính, dân quân biển hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Nếu Trung Quốc không rút những tàu trên, có lẽ phương án kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài theo phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) sẽ là một phương án khả thi và phù hợp.
Việc tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Việt Nam là vi phạm luật quốc tế
Trong những ngày qua, các tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã có những hành vi đe dọa sử dụng vũ lực đối với các tàu của Việt Nam ở Bãi Tư Chính sau khi tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 thực hiện cuộc khảo sát địa chất tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý). Hành động trên của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế, cũng như các cam kết chính trị song phương, đa phương giữa Bắc Kinh với Việt Nam, ASEAN, cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động của nhóm khi tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8của Trung Quốc tại khu vực Tư Chính-Vũng Mây là vi phạm nghiêm trọng đối với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Theo điều 56, điều 77 và điều 246 của UNCLOS 1982, chỉ có quốc gia ven biển được thực hiện các quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác bảo tồn, quản lý các tài nguyên thiên nhiên, quyền tài phán đối với việc lắp đặt đảo nhân tạo, các thiết bị công trình cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển. Mọi hoạt động nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chỉ được tiến hành với sự chấp thuận của quốc gia ven biển. Khu vực Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chất nằm hoàn toàn trong phạm vi
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước UNCLOS 1982, Luật biển Việt Nam năm 2012. Hơn nữa, Phán quyết của Toà trọng tài trong vụ kiện Biển Đông năm 2016 đã khẳng định yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc không có giá trị, do đó, khu vựcphíaNam của Biển Đông không thể là đối tượng yêu sách của Trung Quốc.
Thứ hai, hành vi này của Trung Quốc cũng đi ngược lại những cam kết, thoả thuận song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, đặc biệt là Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo vấn đề trên biển năm 2011; đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Trung Quốc đang áp dụng tiêu chuẩn kép, một mặt kêu gọi các bên hợp tác, thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử COC trong ba năm, mặt khác lại thường xuyên tiến hành các hành vi “cưỡng ép” trên thực địa, gây căng thẳng, phức tạp tình hình.
Lập luận ngụy biện của Trung Quốc
Để biện minh cho những hành vi phi pháp của mình, Trung Quốc ngụy biện cho rằng:
Thứ nhất: họ cho rằng, đây là vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Đường lưỡi bò đã từng bị Tòa Trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết ngày 12/7/2016, bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc nhưng Trung Quốc vẫn muốn áp dụng nó trong thực tế.
Thứ hai: Trung Quốc cho rằng, khu vực bãi Tư Chính là một phần của đảo Trường Sa mà họ vẫn gọi là Nam Sa và cho rằng, mình có chủ quyền trên quần đảo đó cho nên Trung Quốc có tất cả các quyền kèm theo đối với vùng nước và đất dưới đáy biển đó. Rõ ràng, sự lý giải của Trung Quốc không theo luật quốc tế, thể hiện thái độ bất chấp.
Việt Nam đã sử dụng mọi biện pháp hòa bình để giải quyết vụ việc, song Trung Quốc vẫn xâm phạm vùng biển của Việt Nam
Ngay từ khi tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam, các cơ quan chức năng Việt Nam đã sử dụng mọi biện pháp hòa bình để yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động của mình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (25/7) cho biết, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã có “nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp đúng pháp luật”; nhấn mạnh “Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã xác lập tại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”
Nhưng biện pháp hiện nay của Việt Nam là trao đổi trực tiếp, đấu tranh bằng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Các biện pháp này có tác dụng để các nước hiểu được lập trường chính đáng của Việt Nam, phê phán, phản bác các hành vi vi phạm pháp luật của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không loại trừ bất cứ biện pháp hoà bình nào mà luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Việt Nam, trong đó có cả khả năng sử dụng toà án hay trọng tài quốc tế. Những biện pháp này có thể không tác dụng ngay, nhưng có ý nghĩa về dài hạn, thể hiện hình ảnh một Việt Nam chín chắn, trách nhiệm, có thái độ tích cực, có tính xây dựng để quản lý khủng hoảng, quản lý tranh chấp một cách hiệu quả. Thực tế lịch sử cho thấy cách tiếp cận này cùng các biện pháp như trên có hiệu quả về tổng thể, đảm bảo đạt được mục tiêu kép là vừa duy trì hoà bình, vừa bảo vệ công lý, chuẩn mực và luật pháp quốc tế, đẩy lùi các hành vi xâm lấn trái phép vùng biển Việt Nam của các thế lực nước ngoài.
Tuy Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhưng nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục khiêu khích thì Việt Nam có thể xem xét việc khởi kiện họ ra Tòa Trọng tài Quốc tế.
Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán nào
Từ những vấn đề trên cho thấy, Việt Nam có thể xem xét việc khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế theo phụ lục VII của UNCLOS giống như Philippines đã làm với Trung Quốc trước đây. Trong vụ việc này, Tòa đã ra phán quyết cho rằng, yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với vùng nước thuộc “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đưa ra không có cơ sở pháp lý.
Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII UNCLOS (sau đây gọi tắt là Toà trọng tài) sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước (trừ những vụ kiện thuộc thẩm quyền của Toà trọng tài đặc biệt). UNCLOS quy định khi ký hay phê chuẩn hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, dưới hình thức tuyên bố bằng văn bản, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn một hay nhiều biện pháp sau để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước: Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng
Phụ lục VI; Toà án quốc tế; Tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII.
Cụ thể, trong trường hợp các bên tranh chấp đã chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác; trường hợp một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp không lựa chọn một biện pháp nào (không được một tuyên bố còn hiệu lực bảo vệ) thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài trù định ở Phụ lục VII; trường hợp các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, Tòa trọng tài là cơ chế duy nhất mà một bên có thể đơn phương khởi kiện, không cần sự chấp thuận của bên còn lại.
Tòa trọng tài được thành lập và tự quy định thủ tục của mình bằng cách cho mỗi bên có khả năng bảo vệ các quyền và trình bày căn cứ của mình. Hơn nữa, khi một trong số các bên trong vụ tranh chấp không ra Toà hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, bên kia có thể yêu cầu Toà tiếp tục trình tự tố tụng và ra phán quyết. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở đến trình tự tố tụng. Bản án của Toà mang tính tối hậu, không được kháng cáo (trừ khi các bên trong vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trước về một thủ tục kháng cáo) và có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tranh chấp. Những tranh cãi có thể xảy ra giữa các bên liên quan đến việc giải thích hay cách thi hành bản án, đều có thể được một trong các bên đưa ra để Toà trọng tài đã tuyên án quyết định; hoặc có thể được đệ trình lên một Toà khác theo đúng Điều 287 nếu tất cả các bên trong vụ tranh chấp thoả thuận.
Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý như thế nào
Đầu tiên, Việt Nam cần xác định nội dung Tuyên bố khởi kiện phù hợp với thẩm quyền của Tòa trọng tài:Trung Quốc đã rào trước đón sau rất kỹ về mặt pháp lý để hầu như tránh hết các khả năng bị kiện, đồng thời kiên định thực hiện chiến lược giải quyết tranh chấp song phương nhằm chủ động phòng ngừa những khả năng bị kiện còn lại khác. Có thể thấy với Tuyên bố 2006, trên thực tế Trung Quốc đã loại trừ hầu hết các loại tranh chấp trên biển Đông ra khỏi quyền tài phán của một cơ quan tài phán quốc tế. Việc Philippines khởi kiện Trung Quốc đánh dấu lần đầu tiên tranh chấp trên Biển Đông được đưa ra trước một cơ quan tài phán quốc tế. Tham khảo Thông báo và tuyên bố yêu sách của Philippines ngày 22/1/2013, Việt Nam sẽ đưa ra lập luận về việc có những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc giải thích hay áp dụng các điều khoản của UNCLOS ngoài các tranh chấp nằm trong vùng loại trừ của Trung Quốc và thuộc thẩm quyền của một cơ quan tài phán quốc tế. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ xác định nội dung khởi kiện Trung Quốc để yêu cầu Tòa đưa ra phán quyết liên quan đến các vấn đề sau: (1) Tuyên bố Trung Quốc chỉ có thể yêu sách quyền với các vùng biển tính từ lãnh thổ đất liền (bao gồm các đảo), yêu sách từ đường chín đoạn không phù hợp với UNCLOS; (2) Giải thích Điều 121.3 và khả năng áp dụng ở biển Đông. Cụ thể, yêu cầu Tòa đưa ra phán quyết về việc tất cả các “đảo” do phía Trung Quốc chiếm đóng là “đá” chỉ được hưởng lãnh hải 12 hải lý vì chúng không thể “duy trì đời sống con người hay đời sống kinh tế” theo như quy định tại điều 121.3 UNCLOS. Khẳng định Trung Quốc đã đưa ra yêu sách bất hợp pháp đối với các vùng biển ngoài 12 hải lý từ các thực thể đó; (3) Xác định hành vi của tàu Trung Quốc trong thời gian gần đây (tàu hải giám, hải cảnh, tuần ngư… thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc) phá hỏng, đánh chìm tàu Việt Nam, gây thương tích cho người Việt Nam là hành vi sử dụng vũ lực. Trên sơ sở đó tuyên bố Trung Quốc sử dụng vũ lực vi phạm Điều 2.4 Hiến chương Liên hợp quốc và Điều 279 UNCLOS. Nội dung kiện này hoàn toàn không nằm trong vùng loại trừ của Trung Quốc; (4) Tuyên bố việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 cùng tàu hộ tống vào khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và việc Trung Quốc dùng các tàu của mình ngăn cản các tàu chấp pháp của Việt Nam thực hiện quyền kiểm tra, khám xét giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Điều 56 và Điều 77 của UNCLOS; (5) Tuyên bố các hành vi của Trung Quốc liên quan đến sự kiện hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (thiết lập vùng an toàn 3 hải lý, cấm các loại tàu bè đi vào vùng biển có bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan HD 981, và va đâm các tàu chấp pháp Việt Nam, dùng vòi rồng tấn công…) là vi phạm quyền tự do hàng hải, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực của Việt Nam và các nước trên thế giới, trái với Điều 58, Điều 60 của UNCLOS; (6) Tuyên bố việc Trung Quốc thiết lập vùng nước quần đảo hoặc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không phù hợp với các Điều 47, 48, 49 và 121 của UNCLOS; (7) Tuyên bố hành vi bồi đắp, xây dựng với quy mô rất lớn của Trung Quốc (trên các bãi đá Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, Gaven, Tư Nghĩa, Xu Bi, Vành Khăn mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng) trên Biển Đông là trái với quy định về xây dựng đảo và công trình, thiết bị nhân tạo của UNCLOS; (8) Tuyên bố hành vi điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và tàu chấp pháp hoạt động trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam là vi phạm UNCLOS…
Thứ hai, cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý:Đây là một trong những công việc rất quan trọng. Về cơ bản, hồ sơ pháp lý Việt Nam cần chuẩn bị bao gồm các tài liệu, văn bản sau đây: (i) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trong đơn cần thể hiện một cách cụ thể các yêu sách của Việt Nam, phạm vi các vấn đề có tranh chấp cũng như quan điểm của Việt Nam đối với các nội dung tranh chấp. Đặc biệt cần xác định rõ phạm vi của khu vực tranh chấp cũng như phạm vi những nội dung có tranh chấp, tránh nhầm lẫn giữa khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam bị nước khác chiếm giữ với khu vực cả hai bên cùng tranh chấp cũng như phải giới hạn rõ ràng các nội dung tranh chấp, tranh chấp về thềm lục địa, tranh chấp về đường biên giới trên biển hoặc tranh chấp về vùng đặc quyền kinh tế… (ii) Bản bảo vệ yêu sách của Việt Nam. Đây là văn bản quan trọng nhất để bảo vệ quan điểm của Việt Nam. Cần chú ý lập luận theo một trình tự, định hướng nhất quán, tránh mâu thuẫn, xung đột giữa các quan điểm bảo vệ cho các yêu sách khác nhau của Việt Nam. Việt Nam cần tập hợp các chuyên gia trong lĩnh vực này để tư vấn ý kiến cho việc soạn thảo bản bảo vệ yêu sách chủ quyền của mình. (iii) Chứng cứ pháp lý chứng minh yêu sách của Việt Nam. Đây là những cơ sở pháp lý chứng minh cho bản yêu sách ở trên vì vậy cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ và khoa học mọi chứng cứ có liên quan. Các chứng cứ phải được phân loại thành từng nhóm theo những tiêu chí nhất định. Ví dụ: chứng cứ xuất phát từ tư liệu lịch sử, chứng cứ xuất phát từ pháp luật quốc tế, chứng cứ xuất phát từ thực địa trên thực tế… (iv) Văn bản tranh luận phản bác lại quan điểm đối ngược của quốc gia tranh chấp với Việt Nam. Trước khi đưa vụ việc tranh chấp ra giải quyết tại bất cứ cơ quan tài phán quốc tế nào Việt Nam cần nghiên cứu các cơ sở pháp lý mà các nước khác sử dụng để chứng minh cho yêu sách chủ quyền của họ cũng như nghiên cứu những yêu sách đó trong tương quan so sánh với những chứng cứ mà Việt Nam đang có để chuẩn bị trước các lập luận phản bác. Văn bản này sẽ nộp cho Tòa trọng tài và gửi cho Trung Quốc trong quá trình Tòa giải quyết tranh chấp. (v) Ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước về vấn đề tranh chấp mà Việt Nam đã tập hợp qua cơ chế tham vấn hoặc tư vấn (trong trường hợp cần thiết). Những ý kiến này thường đến từ các hội thảo khoa học quốc tế, các hội nghị quốc tế giữa các quốc gia có liên quan, các công trình khoa học có liên quan đã công bố… (vi) Tùy từng trường hợp cụ thể có thể có thêm các tài liệu khác. Các tài liệu này được tập hợp, sắp xếp lại thành hồ sơ pháp lý của vụ kiện. Việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần phù hợp với yêu cầu của quy trình tố tụng mà Việt Nam đã lựa chọn cũng như phải đảm bảo được tính hiệu quả, thuận lợi trong việc sử dụng để bảo vệ yêu sách của Việt Nam.
Tóm lại, việc kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài theo phụ lục VII của UNCLOS sẽ là một giải pháp khả thi nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông nói chung và ở Bãi Tư Chính nói riêng. Hành động này sẽ là phù hợp với các quy định chung của luật pháp quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam.
Cái chết của Trần Bắc Hà
và một thứ mùi rất đặc trưng
Hai tuần sau khi được báo chí nhà nước thông tin ‘tử vong ngoại viện’ vào ngày 18/7/2019 cùng lời phát ngôn như thể thanh minh của lãnh đạo Quân y viện 105 ‘Bệnh viện không tác động gì về mặt chuyên môn đối với ông Trần Bắc Hà’ và ‘Bệnh viện không chịu trách nhiệm pháp y’, cái chết của nhận vật từng một thời đình đám ‘lưu manh ngân hàng’ đồng thời là ‘cánh tay mặt của Nguyễn Tấn Dũng’ vẫn còn nguyên ẩn số với mối nghi ngờ rất lớn về yếu tố thực chất của nó.
Những dấu hỏi phát sinh
Ngày cuối tháng 7 năm 2019, Bộ Công an một lần nữa ‘lên tiếng’ về cái chết của Trần Bắc Hà, sau một thời gian khá dài gần như bị ‘á khẩu’.
“Hiện nay Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đang chủ trì khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết của bị can Trần Bắc Hà” – Trung tướng Lương Tam Quan, Chánh văn phòng Bộ Công an nói như thế khi trả lời câu hỏi của báo giới về nguyên nhân cái chết của Trần Bắc Hà – cựu chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Tuy nhiên tướng Quang lại thòng thêm câu “cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã phối hợp với Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng xác định nguyên nhân, hiện chưa có kết quả”.
Lương Tam Quan luôn khiến nhiều người nhớ về ông ta như một người phát ngôn ‘chưa có thông tin’ trước dư luận và báo chí đã trở nên rất sôi động trong hai lần rộ lên thông tin về vụ Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ bị bắt tại cửa khẩu biên giới Singapore – Malaysia vào tháng Giêng năm 2018, và vụ Trung tướng công an Phan Văn Vĩnh bị ‘câu lưu’ vào tháng 3 năm 2018. Trong ít nhất hai lần đó, tướng Quang hoặc bị ‘hố’ nặng, hoặc đã trở thành dẫn chứng rất tiêu biểu cho tình trạng cực kỳ thiếu minh bạch thông tin trong hoạt động của Bộ Công an.
Còn vào lần này, lại một lần nữa tướng Quang ‘chưa có thông tin’. Vậy vì sao vào lúc Trần Bắc Hà chết, một số tờ báo nhà nước đã mau mắn đưa tin nguyên nhân tử vong là do bị bệnh gan và cao huyết áp – những bệnh lý quá sức đơn giản đối với công tác pháp y, nhưng cho tới nay cả hai cơ quan Cảnh sát điều tra công an và Cục Điều tra hình sự quốc phòng vẫn chưa ‘điều tra’ làm rõ được?
Phải chăng đã có một khuất tất đủ lớn hoặc đủ ghê gớm nào đó mà đã khiến các cơ quan trên không chỉ ngậm tăm trong suốt thời gian qua mà còn chẳng dám hứa hẹn gì về việc sẽ thông tin về nguyên nhân cái chết của Trần Bắc Hà trong thời gian tới?
Dấu hỏi trên lại khiến người ta nhớ lại những dấu hỏi khác đã hiện ra ngay vào lúc có tin Trần Bắc Hà ‘tử vong ngoại viện’: từ bản tin của báo Tuổi Trẻ về cái chết của Trần Bắc Hà đã lần đầu tiên cho biết Hà chết trong khi đang ở trong trại giam quân đội tại Sóc Sơn (Trại 771), phải chăng vụ án Trần Bắc Hà không chỉ thuần túy do những sai phạm kinh tế mà còn liên quan, hoặc liên đới rất sâu đến cả nội bộ đảng và nội bộ cao cấp bên quân đội? Hoặc thuộc loại án ‘an ninh quốc gia’ nhưng nằm trong tuyến phụ trách của Tổng cục 2 (Tổng cục tình báo quân đội) chứ không phải thuộc trách nhiệm của Bộ Công an? Hay do ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng khi chỉ đạo bắt Trần Bắc Hà đã không thật sự tin cậy vào các trại giam của Bộ Công an – nơi mà vẫn có thể còn ủ nguyên ‘đội hình chiến lược’ các quan chức công an được bổ nhiệm từ thời Nguyễn Tấn Dũng, nên phải lệnh chuyển Hà sang trại giam quân đội – khu vực mà Trọng có vẻ nắm chắc quyền bính hơn?
‘Mùi’ gì từ một bài viết ẩn danh?
Trong khi những dấu hỏi trên chưa có cơ may nào được làm rõ, trên mạng xã hội đã xuất hiện bài viết mang tựa đề rất ấn tượng “Sự thật về cái chết của ông Trần Bắc Hà, trách nhiệm của thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc – Cục trưởng c03, Bộ Công an và các điều tra viên có liên quan” của một tác giả ẩn danh.
Theo tác giả này, việc chuyển bị can sang tạm giam tại Trại 771 chỉ áp dụng đối bị can trong các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, chuyên án ma tuý, hoặc vụ án mà bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nhiều bí mật nhà nước…
Cũng theo tác giả này, việc không cho phép bị can Trần Bắc Hà được hưởng quyền của bị can theo luật định, việc chuyển bị can sang Trại 711 không đúng quy định để giam giữ theo hình thức biệt giam trong những ngày hè nắng nóng… của Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Cục trưởng Cục C03 rõ ràng có đủ dấu hiệu mặt khách quan của hành vi sử dụng nhục hình, song là cách dùng nhục hình hết sức tinh vi, lách luật nhằm gây đau đớn về thể xác và tinh thần đối với bị can Trần Bắc Hà. Hành vi này đã xâm phạm quyền con người, vi phạm Công ước Chống tra tấn là 01 trong 09 Công ước cốt lõi về quyền con người của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1987; bị cấm trong hoạt động điều tra được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 về những hành vi bị nghiêm cấm là: “Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Đáng chú ý, bài viết trên đã mô tả về quá trình tạm giam Trần Bắc Hà từ Trại giam T16 của Bộ Công an, sau đó chuyển sang Trại 771 của Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, việc Trần Bắc Hà bị đối xử rất thiếu ‘nhân quyền’ và sau đó phải tuyệt thực đến chết… rất chi tiết đến mức cứ như thể tác giả là người trong cuộc, tận mắt nhìn thấy toàn cảnh vụ Trần Bắc Hà đã chết như thế nào.
Bài viết trên đã xuất hiện gần như đồng thời với thời điểm ‘lên tiếng’ của người phát ngôn Bộ Công an là Lương Tam Quang – như một đòn phản bác dữ dội vào bộ này.
Mặc dù nhiều chi tiết của tác giả ẩn danh trên được cho là rất khó để kiểm chứng về tính xác thực của chúng, nhưng sự xuất hiện của bài viết rất chi tiết này – vào đúng lúc hai cơ quan điều ta của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có vẻ còn đang lúng túng chưa biết nên công bố nguyên nhân cái chết của Trần Bắc Hà là do đâu hay ai đã làm cho Trần Bắc Hà phải ‘tử vong ngoại viện’ – đã khiến nồng lên một thứ mùi rất đặc trưng: mùi đấu đá phe phái.
Hầu như có thể chắc chắn là bài viết của tác giả ẩn danh trên – lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội – sẽ trở thành tâm điểm ‘điều nghiên’ của không chỉ hai cơ quan Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, mà còn có thể gây xáo động trong phòng họp của Bộ Chính trị đảng và các phòng họp cơ mật khác.
Cách đặt vấn đề và lối hành văn dẫn dắt chi tiết của bài viết trên còn cho thấy tác giả – mà đứng phía sau có thể là một lực lượng chính trị trong nội bộ đảng cầm quyền – không chỉ dừng lại ở việc quy kết ‘trách nhiệm hình sự’ đối với Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, mà còn có thể sẽ nêu ra những cái tên khác, ở cấp cao hơn.
Cái chết ‘tử vong ngoại viện’ của Trần Bắc Hà cũng bởi thế nhiều hứa hẹn trở thành một cái cớ xác đáng để thổi bùng một cơn địa chấn không mấy êm dịu vào thời kỳ ‘toàn đảng, toàn quân lập thành tích chào mừng đại hội 13’, đặc biệt trước thềm những hội nghị trung ương quyết liệt ‘làm nhân sự’ sẽ diễn ra vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020.
https://www.voatiengviet.com/a/cai-chet-cua-tran-bac-ha/5026529.html