Tin Việt Nam – 01/08/2020
CSGT được phép huy động tài sản công dân trong trường hợp khẩn cấp: cần thông tin rộng rãi cho dân biết!
Kể từ ngày 5/8 tới đây, Cảnh sát Giao thông được quyền huy động trực tiếp các phương tiện giao thông, điện thoại… của tổ chức, cá nhân đang di chuyển trên đường dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản và không cần có sự chấp thuận của Bộ trưởng Công an.
Đại tá Vũ Quang Thái, Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Cục Cảnh sát Giao thông vào ngày 31/7 cho báo giới trong nước biết nội dung vừa nêu có trong thông tư 65/2020 của Bộ Công an có hiệu lực từ 5/8.
Cụ thể, việc huy động được áp dụng trong những trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra như các trường hợp gây tai nạn cố tình chống đối, bỏ chạy, truy bắt tội phạm nguy hiểm…
Trao đổi với RFA tối 31/7, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam nói rõ thêm về quy định mới sắp được áp dụng ngày 5/8 tới đây:
“Thông tư 65 thực hiện Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 và thực hiện Nghị định 100 của Chính phủ xử lý vi phạm giao thông. Trong xử lý vi phạm thì thông tư này nói về nội dung tuần tra và kiểm soát cũng như trình tự để kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm. Trong quy định này cũng có nói trong quá trình truy bắt người vi phạm trong lãnh vực giao thông thì có quyền trưng dụng phương tiện
giao thông đang lưu thông trên đường. Khi truy bắt thì người được mượn xe phải ghi nhận số hiệu của cảnh sát giao thông và phải hỗ trợ cảnh sát bắt giữ tội phạm.”
Vẫn theo Luật sư Hậu, Thông tư này được đăng trên website Bộ Công an và công khai trên mạng xã hội nên rất dễ cho người dân tìm hiểu và áp dụng trong trường hợp được huy động.
Tuy nhiên, Thạc sĩ Đinh Gia Hưng hiện đang sống ở Đà Nẵng bày tỏ ngạc nhiên khi không hề hay biết gì về quy định mới này:
“Tôi nghĩ tôi sống ở Việt Nam 50 năm rồi và chưa bao giờ nghe đến thông tin như vậy từ chính phủ, tôi nghĩ là Việt Nam phải có một mức an ninh nào đó rất nguy hiểm mới huy động của nguời dân mà không cần sự phê duyệt của Bộ trưởng Công an. Quan trọng nhất là mức an ninh đặt ở mức cao thế nào thì mình mới áp dụng cái này vì cái này đặc biệt và rất ít xảy ra ở các nước.”
Từ Sài Gòn, chị Thảo Nguyên bày tỏ quan điểm của chị về lệnh huy động phương tiện người dân qua Facebook Messenger như sau:
“Ngày xưa coi phim cảnh sát TVB Hong Kong hay phim Mỹ đều thấy cảnh sát dừng xe người dân đang chạy, đưa thẻ ra rồi đòi lấy xe đuổi bắt cướp hay người xấu. Mình nghĩ đó là chuyện cần thiết khi nguy cấp. Chuyện đáng lo ngại ở đây là sẽ áp dụng từ ngày 5/8 mà dường như chẳng ai thông báo gì cho người dân, ngoài những trang báo đăng tin sơ sài đọc xong lại phải tìm kiếm thêm thông tin. Vậy lỡ người dân không đọc báo, không biết online thì lúc đó chẳng phải như ‘bắt cóc bỏ dĩa’ sao?”
Theo Thông tư 65/2020, khi được cảnh sát huy động phương tiện, người dân, tổ chức buộc phải hợp tác để ngăn chặn vi phạm có ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Đại tá Vũ Quang Thái được báo trong nước dẫn lời cho hay nếu người dân cố tình chống đối, gây cản trở quá trình truy đuổi sẽ bị xử lý theo từng mức độ từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thạc sĩ Đinh Gia Hưng nghĩ rằng nếu điều luật này được áp dụng sẽ ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và công việc người dân. Ông giải thích:
“Vì cảnh sát huy động phương tiện giao thông hoặc phương tiện liên lạc trong lúc người dân đang làm việc hay cộng vụ nào đó. Tôi không biết chính phủ có tính toán đến những điều này hay không, tôi nghĩ làm sao người ta có thể giúp chính quyền trong việc này và phải giải trình với cơ quan thế nào, trường hợp đó có sự xác nhận thế nào hay không? Hay có gì chứng tỏ người ta đang được cơ quan an ninh Việt Nam yêu cầu hỗ trợ? Tôi nghĩ vấn đề này cần được truyền thông một cách rõ ràng. Nếu tất cả vì mục tiêu an ninh quốc gia, bảo vệ đời sống người dân Việt Nam thì người Việt sẽ ủng hộ.”
Bên cạnh đó, chị Thảo Nguyên cũng đặt ra câu hỏi về chuyện trong trường hợp cấp bách như vậy, liệu người đang thi hành công vụ có đủ thời gian thực hiện các trình tự huy động trong luật định hay không và người dân sẽ đến đâu lấy lại tài sản của mình. Trong trường hợp hư hao, tổn thất thì sẽ khó cho người dân khi yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Những điều chị Nguyên vừa nêu được giải thích trong Thông tư 65. Theo đó, người dân có quyền yêu cầu bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước nếu việc huy động gây thiệt hại, hư hỏng phương tiện.
Trên các diễn đàn, nhiều người bày tỏ ý kiến cho rằng với tình trạng cảnh sát giao thông nhũng nhiễu như hiện nay, liệu quy định sắp được áp dụng có giúp phía cảnh sát giao thông có thêm quyền hạn, từ đó dẫn đến tình trạng lạm quyền?
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, người dân không nên lo lắng quá vì trong luật pháp Việt Nam có rất nhiều quy định đối với cán bộ chiến sĩ công an lạm quyền. Ông nói thêm:
“Trong khi thi hành công vụ mà lạm quyền và thực tế đã có xử lý hành chính và hình sự đối với những chiến sĩ này như tạm đình chỉ và đình chỉ công tác hoặc các hình thức kỷ luật như từ khiển trách đến cảnh cáo hạ bậc lương hoặc tước danh hiệu công an nhân dân, hoặc áp dụng hình thức kỷ luật nếu trong quá trình thực hiện mà anh lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý kỷ luật và trình tự xử lý kỷ luật được quy định rất rõ. Trong một số trường hợp đặc biệt ví dụ như hạ cấp cán bộ chiến sĩ lạm quyền và quyết định đó được công bố công khai, có thể kiếu nại quyết định.”
Trả lời truyền thông trong nước, Đại tá Vũ Quang Thái cũng cho biết các văn bản luật đã quy định đầy đủ, ràng buộc trách nhiệm của người làm nhiệm vụ. Nếu cảnh sát lạm quyền, vi phạm sẽ bị xử lý từ cảnh cáo đến đưa ra khỏi ngành hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ Công an từ năm 2016 có quy định cho phép cảnh sát giao thông có quyền trưng dụng phương tiện giao thông và phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Công an.
Tuy nhiên, với việc thay đổi từ trưng dụng sang huy động phương tiện trong thông tư 65/2020, Đại tá Vũ Quang Thái cho rằng mục đích nhằm phù hợp hơn với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và các Luật khác.
Thực tế cho thấy nhiều cảnh sát giao thông lâu nay từng lạm quyền trong xử phạt, thậm chí vòi vĩnh tiền của người tham gia giao thông. Nếu không có những quy định chặt chẽ và có sự giám sát hữu hiệu thì quan ngại của người dân đối với thông tư mới sắp có hiệu lực vào ngày 5 tháng 8 tới đây không phải là không có cơ sở.
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
buộc thôi học hàng ngàn sinh viên
Hơn 3.400 sinh viên hệ đại học liên thông chính quy Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bị buộc thôi học. Cụ thể, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ra 7 quyết định buộc thôi học 3.439 hệ liên thông từ Cao đẳng lên Đại học và từ trình độ trung cấp lên đại học.
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội buộc thôi học hơn 3.400 sinh viên hệ liên thông đại học chính quy.
Theo đó, nhiều sinh viên hệ đại học liên thông các khóa 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bị buộc thôi học.
Trong đó, riêng khóa 9 con số sinh viên bị buộc thôi học lên đến 1.776 sinh viên (trong đó trình độ cao đẳng lên đại học 1.086 sinh viên, trình độ trung cấp lên đại học 690 sinh viên).
Điều này khiến không ít người ngỡ ngàng và đặt câu hỏi vậy trường này đào tạo mỗi năm bao nhiêu chỉ tiêu mà chỉ con số sinh viên bị buộc thôi học lên đến con số hàng ngàn?.
Những Quyết định trên của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đưa ra do Giáo sư – Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng nhà trường ký ngày 26/6/2020.
Ngày 31/7, trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xάּc nhận những quyết định về việc cho hàng ngàn sinh viên hệ liên thông đại học thôi học do trường ban hành.
Hai trong 7 quyết định cho sinh viên thôi học của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: Chụp văn bản.
Giáo sư Vũ Văn Hóa cho biết: “Những sinh viên bị buộc thôi học vì lý do nợ nhiều môn học. Trường đã cho thi lại nhiều lần đều không qua được môn.
Những trường hợp sinh viên nợ môn, không đến học sẽ buộc phải cho thôi học.
Không phải riêng năm nay mà những năm gần đây năm nào con số nhà trường cho thôi học vào khoảng trên dưới một ngàn sinh viên”.
Cũng theo lãnh đạo Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, có nhiều sinh viên nợ rất nhiều môn, thi lại học lại nhưng không qua được. Sau nhiều lần thông báo, nhà trường phải quyết định cho những trường hợp đó thôi học.
Giáo sư Vũ Văn Hóa cũng cho hay: “Quyết định buộc thôi học đã có hiệu lực, nhưng nhà trường cũng rất linh động, tạo điều kiện cho các em được học tiếp nếu vẫn có nguyện vọng và cam kết trả nợ được các môn học”.
Với lượng lớn sinh viên bị buộc thôi học lên đến con số trên 3.400 sinh viên, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc những sinh viên liên thông đại học này học tập tại trường hay tại các đơn vị liên kết với nhà trường, Giáo sư Vũ Văn Hóa khẳng định: “Những sinh viên đều học hệ đại học liên thông tại trường”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong thông báo tuyển sinh đại học liên thông chính quy năm học 2019-2020 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dành cho đối tượng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có quy định chi tiết về chỉ tiêu.
Liên thông hệ đại học có 6 chuyên ngành tổng 510 chỉ tiêu gồm Kế toán (120 chỉ tiêu); Tài chính ngân hàng (60 chỉ tiêu); Quản trị kinh doanh (120 chỉ tiêu); Công nghệ thông tin (120 chỉ tiêu); Luật kinh tế (40 chỉ tiêu); Quản lý nhà nước (50 chỉ tiêu).
Năm học 2016-2017, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh đại học liên thông chính quy 900 chỉ tiêu.
Riêng năm học 2015-2016, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh đại học liên thông chính quy chỉ tiêu lên đến 2.000.
Trong đó, riêng ngành Kế toán (800 chỉ tiêu); Tài chính ngân hàng (400 chỉ tiêu); Quản trị kinh doanh (400 chỉ tiêu); Công nghệ thông tin (400 chỉ tiêu).
Đáng chú ý, năm học 2014 – 2015, trong thông báo tuyển sinh, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh đại học liên thông chính quy 11 ngành và không có chỉ tiêu cụ thể.
Trước đó, năm học 2013 trường này tuyển sinh đại học liên thông chính quy cũng không có chỉ tiêu cụ thể trong thông báo.
Trình Chính phủ thành lập thành phố Phú Quốc
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đã ký Tờ trình về việc thành lập thành phố Phú Quốc và thành lập các phường thuộc thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
Huyện Phú Quốc có 589,27 km² (58.927,48 ha) diện tích tự nhiên, dân số 179.480 người (đã bao gồm dân số quy đổi); có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 02 thị trấn Dương Đông, An Thới và 08 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn, Hòn Thơm và xã Thổ Châu.
Huyện Phú Quốc với vị trí đặc biệt quan trọng trong quốc phòng, an ninh lại có tiềm năng, lợi thế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kiên Giang nói riêng và khu vực đồng bằng Cửu Long nói chung. Trong những năm gần đây, Phú Quốc đã có những phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội
Cùng với đó, việc triển khai các công trình, dự án đã được phê duyệt theo nội dung quy hoạch chung huyện đảo Phú Quốc tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã tạo nên hình ảnh một thành phố biển đảo Phú Quốc ngày càng rõ nét với tính chất của đô thị là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực; đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực.
Việc thành lập thành phố Phú Quốc các phường thuộc thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, quốc phòng – an ninh nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo, tạo nên vị thế vững chắc của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á; thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc và tạo sự cân đối về phát triển kinh đô thị giữa các khu vực; tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch sẵn có của Phú Quốc.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là phù hợp với chủ trương của Trung ương trong giai đoạn hiện nay; việc thành lập các phường và thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang đã đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13; Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Phú Quốc nói riêng.
Cùng ngày Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đã ký Đề án thành lập thành phố Phú Quốc và thành lập các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Từ ngày 21 đến 23-7, đã diễn ra Đại hội Đảng bộ huyện Phú Quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, đồng chí Mai Văn Huỳnh, tái đắc cử chức danh Bí thư huyện Phú Quốc.
Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ, quân và dân huyện Phú Quốc đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, đa số các chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra, tạo thêm thế và lực mới để xây dựng Phú Quốc phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo.
Một số lĩnh vực vượt trội như: Tổng giá trị sản xuất tăng 84,6% so với đầu nhiệm kỳ, bình quân tăng hơn 13%/năm; thu hút khách du lịch bình quân tăng gần 28%/năm và dự kiến năm 2020 này đạt 3 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế khoảng 1 triệu lượt người; thu ngân sách 20.639 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với đầu nhiệm kỳ.
Đến nay, huyện Phú Quốc thu hút 321 dự án đầu tư, với tổng diện tích 10.936 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 340.366 tỷ đồng, trong đó có 47 dự án đã đưa vào khai thác, 75 dự án đang triển khai xây dựng và những dự án còn lại đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư.
Đại hội đề ra chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu đến năm 2025, bình quân hàng năm giá trị sản xuất tăng 8,84%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,76%, thu ngân sách tăng 11,7%, tổng sản lượng thủy sản đạt 201.000 tấn, sản xuất chế biến nước mắm 12 triệu lít, sản lượng hồ tiêu 500 tấn. Khách du lịch đến Phú Quốc đạt
10 triệu lượt người, tăng bình quân 15%/năm, trong đó khách nước ngoài 4 triệu lượt người. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%…
http://biendong.net/the-gioi-dai-duong/36121-trinh-chinh-phu-thanh-lap-thanh-pho-phu-quoc.html
Viện Kiểm sát Tối cao yêu cầu ghi âm, ghi hình
khi hỏi cung người kêu oan
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ban hành quy định kiểm sát viên phải trực tiếp giám sát việc ghi âm, ghi hình khi bị can kêu oan hoặc khiếu nại hoạt động điều tra.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào ngày 31/7, dẫn Quyết định số 264/QĐ-VKSTC ban hành Quy trình tạm thời kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố.
Cụ thể, việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở cơ quan có thẩm quyền điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Ngoài ra, việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 6 Điều 183 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Quyết định 264 cũng yêu cầu kiểm sát viên phải trực tiếp kiểm sát việc ghi âm, ghi hình trong trường hợp bị can kêu oan hoặc khiếu nại hoạt động điều tra; khi có căn cứ xác định quá trình điều tra đã vi phạm pháp luật; khi tài liệu chứng cứ có mâu thuẫn…
Trong quá trình hỏi cung và được tiến hành ghi âm, ghi hình; nếu thiết bị trục trặc khi đang hỏi cung, phải dừng lại và ghi vào biên bản. Trong trường hợp lên kế hoạch ghi âm, ghi hình cho một cuộc hỏi cung; nếu không sắp xếp được thiết bị ghi âm, ghi hình thì kiểm sát viên không được thực hiện hỏi cung.
Bên cạnh đó, người giữ quyền công tố được phân công thụ lý vụ án cũng có thể trực tiếp ghi âm, ghi hình khi lấy lời khai bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở Viện kiểm sát.
Quyết định 264 áp dụng cho cả Viện Kiểm sát nhân dân và Viện Kiểm sát quân sự.
Luật tôn giáo của Việt Nam vi phạm Điều 18
của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền
Giang Nguyễn
Luật tôn giáo của Việt Nam vi phạm Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền(UDHR), là phát biểu của một ủy viên của Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế USCIRF tại Hội luận về ‘Quyền tự do tôn giáo và các quyền của người bản địa’ tại Việt Nam. Hội luận qua mạng diễn ra vào ngày 31 tháng 7 do tổ chức Cứu Người Vượt Biển Boat People SOS (BPSOS) điều phối.
Nữ luật sư Anurima Bhargava, phó chủ tịch USCIRF, cho rằng Luật Tôn giáo- Tín ngưỡng mà Việt Nam ban hành từ năm 2018, với những điều khoản đòi hỏi các tổ chức tôn giáo phải đăng ký, là những đổi hỏi không cần thiết và làm hạn chế quyền hành đạo.
Ủy viên Bhargava chia sẻ như vậy và bà cũng tái khẳng định quan điểm của USCIRF về việc đề nghị Bô Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại vào danh sách Quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Country of Particular Concern – CPC).
“Trước dịch COVID, công việc của tôi trong vai trò ủy viên là thăm viếng các quốc gia mà chúng tôi theo dõi để đánh giá tình hình tự do tôn giáo. Tháng 9 năm ngoái tôi cùng phái đòan USCIRF chính thức đến Việt Nam. Chuyến đi này thật thiết yếu vì nó cho chúng tôi cơ hội gặp gỡ các các lãnh đạo Công giáo, Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành. Tôi trực tiếp được nghe về những khó khăn mà các tổ chức tôn giáo trải nghiệm dưới Luật Tôn giáo Tín ngưỡng mới. Có những tổ chức từ chối đăng ký vì quan ngại mất độc lập. Ngay cả những tổ chức tôn giáo đã lựa chọn đăng ký cũng đã gặp phải nhiều trở ngại quan liêu, và họ bị buộc phải cung cấp những thông tin riêng tư của thành viên của họ.
Ủy viên Bhargava kể rằng có nhiều lần, phái đoàn nghe thuật lại chuyện những quan chức địa phương không chịu thực hiện thủ tục đăng ký cho các hội thánh theo đúng thời hạn dưới pháp luật. Việt Nam đã
ký và phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Khi làm như thế, họ đã hứa với thế giới rằng họ sẽ tôn trọng và tuân thủ theo Điều 18 để bảo vệ tự do tín ngưỡng.
USCIRF quan niệm rằng những đỏi hỏi đăng ký của Luật Tôn giáo Tín ngưỡng quá nặng nề và vi phạm Điều 18 theo diễn dịch của Liên Hiệp Quốc.
USCIRF đã kêu gọi Việt Nam thay đổi bộ luật này và bãi bỏ yêu cầu đăng ký.
Ủy viên Bhargava nói rõ:
“Ít nhất chúng tôi mong rằng Việt Nam sẽ tháo gỡ những ngăn cản quan liêu và cho phép bất kỳ tổ chức nào được đăng ký nếu muốn.”
Lời phát biểu của ủy viện Bhargava mở đầu cho một chuỗi sinh hoạt được gọi là Ngày Vận Động cho Việt Nam, một chương trình thường niên của BPSOS từ năm 1992, quy tụ hàng trăm người hoạt động cho nhân quyền tại Washington DC, nhằm vận động ngành lập pháp Hoa Kỳ. Ngày Vận Động cho Việt Nam của BPSOS năm nay khác với hàng năm, được tổ chức trực tuyến vì đại dịch Covid-19.
Ngoài ủy viên Bhargava, còn có sự tham gia trực tuyến từ trong nước của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, giám mục chính tòa Giáo Phận Hà Tĩnh; cựu tù nhân lương tâm Hòa Thượng Thích Thiện Minh, và ông Trần Ngọc Sương, Chánh Trị Sự Đao Cao Đài.
Ba vị diễn giả từ Việt Nam cũng chia sẻ những nhận định của ủy viên Bhargava, với những dẫn chứng cụ thể mà họ trải nghiệm.
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp nói với gần 150 người theo dõi trực tuyến, rằng Luật Tôn giáo Tín ngưỡng 2018 tuy “có một chút tích cực” nhưng bộ luật còn nhiều điều đáng quan ngại:
“Bộ luật quy định rõ ràng hơn nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về lãnh vực tôn giáo. Đồng thời thừa nhận tư cách pháp nhân phi thương mại của các tổ chức tôn giáo. Mới đây Ban Tuyên giáo chính phủ đã mở hệ thống dịch vụ công trực tuyến nhằm đơn giản và công khai hóa các thủ tục hành chánh cấp chính phủ về tôn giáo. Tuy nhiên trong bộ luật còn nhiều điều chúng tôi quan ngại, nhất là vẫn còn vực thẩm giữa văn bản và thực tế, giữa thành thị và nông thôn, giữa trung ương và địa phương.”
Giám mục Hợp nêu ra điển hình vấn đề mua bán đất của các tổ chức tôn giáo. Theo ông, tuy bộ luật thừa nhận tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo,
“Nhưng cho đến này chưa một tổ chức tôn giáo nào có thể tự do mua bán đất đai vì còn bị chị phối bởi hiến pháp và luật đất đai. Theo luật đất đại hiện hành, các tổ chức tôn giáo không được mua bán, chuyển đổi, nhân thừa kế hoặc nhận tặng… Con đường duy nhất là xin nhà nước cấp đất. Đây là một một nút thắc bóp nghẹt quyền mở rộng cơ sở và hoạt động tôn giáo.”
Với chủ trương quốc doanh hóa tôn giáo và đặt tôn giáo dưới sự kiểm soát của Mặt Trận Tổ Quốc, nhà nước Việt Nam đã thi hành một chính sách bất hại Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung. – Hòa Thượng Thích Thiện Minh
Hòa Thương Thích Thiện Minh cho rằng Việt Nam đã và đang thi hành một chính sách bách hại tôn giáo. Ngoài việc không cho phép các tổ chức tôn giáo mua đất còn những áp lực khác:
“Với chủ trương quốc doanh hóa tôn giáo và đặt tôn giáo dưới sự kiểm soát của Mặt Trận Tổ Quốc, nhà nước Việt Nam đã thi hành một chính sách bất hại Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung bằng các hình thức sau đây:
Không chấp nhận các tôn giáo chân truyền hay độc lập.
Thúc đẩy vá áp lực các tôn giáo vào hệ thống quốc doanh.
Chiếm đoạt chùa chiền, chiếm đất đai tài sản của chùa độc lập phù thuộc GHPGVNTN.
Không cho phép xây cất hay mở mang cơ sở của các chùa độc lập hay chùa thuộc GHPGVNTN.
Không cấp hộ khẩu cho các tăng ni độc lập hay thuộc GHPGVNTN.
Cô lập hóa các chùa độc lập bằng cách ngăng cấm phật tử đến lễ Phật tại các chùa không thuộc hệ thống quốc doanh.”
Ông Trần Ngọc Sương, Chánh Trị Sự Đạo Cao Đài ở Thị Xã Gò Công, cho rằng bản chất chính quyền không thay đổi.
Tháng 4 năm 2020, chi phái Cao Đài do Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên năm 1997 ra huấn lịnh tước bỏ vai trò Chánh Trị Sự, vốn do đồng đạo bầu lên, và trục xuất ông Sương ra khỏi Đạo Cao Đài.
“Tôi nhập môn vào Đạo Cao Đài 1926 vào năm 1974. Chi phái 1997 ra đời 23 năm sau đó, nhưng tháng 4 năm 2020, chi phái 1997 kết hơp với Ban tôn giáo tỉnh Tiền Gia ra huấn lệnh trục xuất tôi ra khỏi tôn giáo của họ là vô lý. Ngày 18 /6 /2020 tôi đã khởi kiện với tòa án huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Đến nay, tòa không phản hồi.”
Ông Sương kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ thường xuyên gửi phái đoàn đến Việt Nam, đặc biệt đến các nơi “bị hạn chế về tự do tôn giáo để Việt Nam thực sự có chính sách tôn trọng tôn giáo.”
Việc này càng khó trong thời kỳ đại dịch Covid. Ủy viên Bhargava kêu gọi những tham dự viên buổi hội luận trình với USCIRF những trường hợp vi phạm quyền tự do tôn giáo để ủy ban có cơ hội đáp ứng.
Cũng theo bà, chính quyền Việt Nam đã giam tù hơn 100 cá nhân chỉ vị họ đòi quyền tự do biểu đạt ôn hòa, trong đó có quyền tự do tôn giáo. USCIRF ghi nhận những nhà đấu tranh cho nhân quyền tự do tín ngưỡng vẫn tiếp tục bị tra tấn trong tù, và ủy viên Bhargava nói, đó chính là lý do USCIRF đề nghi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại vào danh sách CPC.
Trong phần hai của Hội luận vào chiều ngày 31/7, ông Sam Brownback, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc Tế, chia sẻ:
“Dường như Việt Nam theo đuổi một đường lối tiệm cận đúng mức chứ không để trở thành Quốc gia bị quan tâm đặc biệt vì tự do tôn giáo. Chúng tôi cảnh cáo khi nói với họ là họ không thể ngược đãi, đặc biệt đối với dân tộc thiểu số trên Tây Nguyên theo cách này. Vấn đề là quí vị không thể bắt bớ những người dân bản địa. Quý vị cần đối xử với tốt với người Hmong, người Montagnard, các tín đồ Cao Đài, Phật giáo… Chính phủ Việt Nam thực sự chỉ muốn đẩy đến ranh quốc gia đáng quan tâm đặc biệt chứ không để bị liệt vào CPC.”
Đại sứ Brownback cho biết Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế được công bố vào tháng 10 hiện đang trong giai đoạn được Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo xem xét để lấy quyết định về quốc gia nào cần đưa vào danh sách CPC.
Chương trình Hội luận Vận động Nhân quyền và Tự do Tôn giáo sẽ tiếp diễn với những cuộc hội luận trực tiếp dẫn đến ngày 22 tháng 8, ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn Nhận bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin.
COVID-19: Việt Nam ghi nhận 40 ca nhiễm mới
trong một ngày, thêm một trường hợp tử vong
Ngày 1/8, Việt Nam đã ghi nhận thêm 40 ca nhiễm COVID-19 mới trong một ngày, trong đó chủ yếu là các ca liên quan đến Đà Nẵng, thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam – nơi đang có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất trong đợt dịch thứ hai.
Như vậy, tính đến chiều ngày 1/8, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 586 trường hợp dương tính với virus corona tính từ tháng 1 đến nay. Trong số này có 213 bệnh nhân đang được điều trị và 373 trường hợp đã khỏi bệnh, 3 người tử vong.
Trong đợt dịch thứ hai bắt đầu từ hồi cuối tuần trước đến nay, Việt Nam đã ghi nhận ba trường hợp tử vong do COVID-19 trong vòng 2 hai ngày. Bộ Y tế Việt Nam cho biết những ca tử vong đều là người lớn tuổi và có bệnh lý nền trước khi nhiễm COVID-19.
Kể từ khi đợt dịch thứ hai bùng phát đến nay, dịch bệnh COVID-19 đã lan ra 7 tỉnh và thành phố với 109 ca nhiễm ở Đà Nẵng, 21 ca ở Quảng Nam, 7 ca ở TP Hồ Chí Minh, 2 ca ở Hà Nội . Quảng Ngãi và Đăk Lăk mỗi tỉnh có 1 ca nhiễm. Thái Bình cũng đã ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên.
Hiện Việt Nam đang cách ly 91.000 người trên toàn quốc. Những người này được cho biết là từ nước ngoài vào Việt Nam gần đây hoặc có đến Đà Nẵng thời gian qua.
Thái Bình: Phong tỏa thôn phát hiện người
từ Quảng Nam về dương tính lần một Covid-19
Hiểu Minh
Chiều 1/8, thông tin từ UBND H.Hưng Hà (Thái Bình) cho Thanh Niên biết, qua xét nghiệm lần 1 với 3 người dân ở xã Hòa Tiến (H.Hưng Hà) vừa trở về từ Quảng Nam, đã phát hiện 1 người dương tính với Covid-19, theo Thanh Niên.
Theo lịch trình, 3 người đàn ông ở thôn Bùi (xã Hòa Tiến) đi Quảng Nam thăm người ốm rồi về Thái Bình vào sáng 29/7. Sau khi xuống xe ở ngã ba xã Đông La (H.Đông Hưng, Thái Bình) đã tiếp xúc với 1 người khác và bắt taxi về nhà.
Sau khi về đến nhà, 3 người đàn ông này được đưa đến Bệnh viện đa khoa Hưng Nhân (H.Hưng Hà) để thực hiện cách ly và làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm lần 1 cho thấy 1 người dương tính với Covid-19.
Trước sự việc trên, ngày 1/8, UBND H.Hưng Hà đã yêu cầu tất cả người dân thực hiện giãn cách 2 m với người khác, đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tập trung chỗ đông người, tạm dừng các lễ hội; đồng thời đóng cửa khu vui chơi giải trí, quán karaoke, quán trà chanh, quán bia, quán ăn. Người dân trở về từ vùng dịch chủ động khai báo y tế, tự cách ly tại nhà.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch H.Hưng Hà, cho biết đã có quyết định lập chốt kiểm soát ra vào thôn Bùi. Được biết, thôn này có khoảng 280 hộ dân.
Theo tờ Nhân Dân, ngày 31/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình cũng cho biết: Số người đi từ Đà Nẵng về địa phương sau ngày 18/7 đến 18h ngày 30/7 là 1.740 công dân thuộc địa bàn 200 xã, phường, thị trấn. Trong đó, số có biểu hiện của bệnh cúm (sốt, ho, khó thở) là 17 trường hợp.
Những trường hợp này đã cho kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi, khuyến cáo tự giác thực hiện cách ly tại nhà trong 14 ngày.
Hiện tỉnh Thái Bình có 59 người nghi nhiễm Covid-19. Qua xét nghiệm, có 53 người cho kết quả xét (lần 1) âm tính với virus Sars-CoV-2.
TP.HCM kích hoạt lại bệnh viện điều trị Covid-19;
Phong tỏa chung cư hơn 300 người
Hiểu Minh
Báo VnExpress ghi nhận hình ảnh cửa vào duy nhất của block 2B bị phong tỏa vì ca nghi nhiễm ở tầng 6.
Sáng 1/8, Chủ tịch Phường Đông Hưng Thuận, quận 12, ông Lâm Minh Quân Vương cho biết, đã phong tỏa block 2B, chung cư Thái An 2, đường Nguyễn Văn Quá, quận 12 vì một phụ nữ nghi nhiễm nCoV về từ Đà Nẵng.
Ca nghi nhiễm 49 tuổi, sống một mình tại tầng 6. Bà này có thời gian đi Đà Nẵng thăm mẹ ở Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng, ngày 28/7 vào TP.HCM. Một ngày sau, bà đã chủ động liên hệ địa phương để lấy mẫu xét nghiệm và được cách ly, theo VnExpress.
Ông Vương cho biết tạm thời phong tỏa để cơ quan chức năng xuống lấy mẫu xét nghiệm những người có liên quan.
Sáng nay 1/8, nhân viên y tế, công an, dân quân phong tỏa ngay cửa ra vào của block 2B. Ban quản lý liên tục phát loa thông báo chung cư phong tỏa vì có người nghi nhiễm Covid-19, yêu cầu cư dân không ra ngoài, nhu cầu thực phẩm, nhu yếu phẩm sẽ được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa bên ngoài vào khu vực cách ly.
“Việc bị cách ly bất ngờ khiến vợ chồng tôi lo lắng, chưa kịp chuẩn bị tâm lý cũng như thu xếp công việc bên ngoài. Ban quản lý nói trước mắt sẽ phong tỏa 3-4 ngày, tùy theo kết quả các mẫu xét nghiệm rồi quyết định tiếp”, một cư dân nói.
Chung cư Thái An 2 có hai block. Block bị phong tỏa cao 13 tầng, có 116 căn, 110 hộ, 328 nhân khẩu. Tầng có người nghi nhiễm có 8 căn, 21 nhân khẩu.
Sở Y tế TP.HCM cho Thanh Niên biết hôm qua 31/7 đã kích hoạt trở lại hai Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ cùng hoạt động với Bệnh viện dã chiến Củ Chi với tổng công suất 800 giường bệnh. Hai Bệnh viện này sẽ tiếp nhận cách ly những bệnh nhân có triệu chứng (sốt, viêm đường hô hấp, hoặc giống cảm cúm) và có tiền sử đến Đà Nẵng (từ ngày 1/7 trở lại đây) đang được cách ly theo dõi và điều trị tại các khu cách ly của các Bệnh Viện TP và Bệnh Viện quận huyện.
Đến sáng nay 1/8, Việt Nam đã có 2 ca tử vong là “bệnh nhân 428”, do nhồi máu cơ tim trên bệnh lý nền và Covid-19; “bệnh nhân 437” do sốc nhiễm trùng trên nền bệnh lý nặng và Covid-19.
2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
ở Quận 5 TP. HCM có biểu hiện sốt
Bình luậnKhôi Nguyên
Ngày 31/7, Quận 5 TP. HCM vừa có công văn gửi UBND thành phố và Sở Y tế về việc phát hiện 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép trên địa bàn quận.
Cụ thể, vào lúc 23 giờ ngày 30/7, Công an Phường 7, Quận 5 tuần tra đến trước số nhà 890 Trần Hưng Đạo thì phát hiện 2 người mang quốc tịch Trung Quốc và không xuất trình được hộ chiếu.
Công an Phường 7 đã mời 2 đối tượng về trụ sở làm việc. Tại đây, 2 đối tượng thừa nhận đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, gồm: Jiang Li Jin (sinh năm 1995, nơi cư trú Giang Tô, Trung Quốc) và Shi Jia Xing (sinh năm 1991, nơi cư trú Giang Tô, Trung Quốc).
Điều đáng lưu ý là trong quá trình lấy lời khai, lực lượng chức năng nhận thấy 1 trong 2 đối tượng có biểu hiện sốt trên 37,5°C, sổ mũi,… Công an Quận 5 đã đưa 2 người Trung Quốc trên vào khu vực cách ly tập trung của quận tại số 314 Trần Phú, Phường 8, Quận 5.
Sáng ngày 31/7, Trung tâm Y tế quận đã khử khuẩn trụ sở Công an Phường 7, Quận 5.
Phát hiện nhiều người Trung Quốc nghi nhập cảnh trái phép
Truyền thông trong nước đưa tin, sáng cùng ngày 31/7, công an quận Bình Tân, TP. HCM phát hiện 28 người Trung Quốc nghi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam đang lẩn trốn trong một phòng thu âm tại quận này.
Khi lực lượng công an kiểm tra, nhóm người này không xuất trình được giấy tờ có dấu nhập cảnh của cơ quan có thẩm quyền cấp phép vào Việt Nam. Công an đã lập biên bản đưa nhóm người Trung Quốc này về Trung tâm cách ly kiểm soát và lấy lời khai.
Sở Y tế TP. HCM cho biết, đến ngày 31/7, thành phố đã kiểm tra, phát hiện 72 người nhập cảnh trái phép (66 người từ Trung Quốc, 6 người từ Campuchia).
Những người nhập cảnh trái phép được cơ quan chức năng phát hiện tại địa bàn 10 quận/huyện: Quận 5, 6, 11, 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Bình Thạnh, huyện Củ Chi và Bình Chánh. Tất cả đều được đưa đi cách ly tập trung tại các quận, huyện và xét nghiệm kiểm tra.
Bộ Y tế sáng 1/8 thông báo về 12 ca dương tính SARS-CoV-2. Các ca dương tính mới là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những người có tiếp xúc gần với họ. Trong đó, 5 ca là người Quảng Nam, 7 ca là người Đà Nẵng.
Tính đến 10h ngày 1/8, tổng số ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam là 558 ca, trong đó, có 3 ca đã tử vong
Phong tỏa hơn 300 nhân khẩu trong chung cư,
TP. HCM tìm người trên 2 chuyến bay
Bình luậnKhôi Nguyên
Block 2B, chung cư Thái An 2 (đường Nguyễn Văn Quá, quận 12, TP. HCM) bị phong tỏa vì một trường hợp nghi nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán về từ Đà Nẵng.
Một nữ cư dân sống tại tòa nhà đã dẫn thông tin từ BQL tòa nhà, trước mắt sẽ phong tỏa 3-4 ngày, cư dân sẽ được lấy mẫu xét nghiệm.
Chung cư Thới An 2 có hai block. Block bị phong tỏa cao 13 tầng, có 116 căn, 110 hộ, 328 nhân khẩu. Tầng có người nghi nhiễm có 8 căn, 21 nhân khẩu.
Theo truyền thông trong nước, ca nghi nhiễm này là một phụ nữ 49 tuổi, sống một mình tại tầng 6. Bà này có thời gian đi Đà Nẵng thăm mẹ ở Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng, ngày 28/7 vào TP. HCM. Một ngày sau, bà này chủ động liên hệ địa phương để lấy mẫu xét nghiệm và được cách ly.
Chủ tịch Phường Đông Hưng Thuận (quận 12), ông Lâm Minh Quân Vương cho biết, tối 31/7, nhận thông tin, phường tạm thời phong tỏa để cơ quan chức năng xuống lấy mẫu xét nghiệm những người có liên quan.
Tìm người trên 2 chuyến bay có ca nhiễm virus Vũ Hán
Tối 31/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM phát thông báo khẩn đến các trường hợp đi trên chuyến bay từ Đà Nẵng về TP. HCM sau khi xác định thêm 3 bệnh nhân mới nhiễm virus Vũ Hán. Trong đó có 2 bệnh nhân từng đi trên các chuyến bay sau:
Chuyến bay QH 159 từ Đà Nẵng đến TP. HCM ngày 24/7.
Chuyến bay BL671 từ Đà Nẵng đến TP. HCM ngày 25/7.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM đề nghị tất cả hành khách đi trên 2 chuyến bay này liên hệ với cơ quan y tế địa phương nơi cư trú để được kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm.
Riêng các trường hợp sống tại TP.HCM, người dân gọi số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm y tế quận huyện hoặc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM.
3 bệnh nhân mới nhiễm virus Vũ Hán
3 ca mới được công bố chiều 31/7 là các bệnh nhân: 510 (nữ, 57 tuổi, ở phường 12, quận 10, TP HCM); 517 (nữ, 55 tuổi, ở phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi vào nhà con gái ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) và 518 (nữ, 61 tuổi, ở phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP. HCM).
TP. HCM đã phải phong tỏa nhiều khu vực như: Bệnh viện Quốc tế City (Bình Tân), khu dân cư ở quận 8, khách sạn đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy (đường Nguyễn Chí Thanh); đường số 10, khu dân cư Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, 3 căn nhà ở phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú; một con hẻm ở quận 10.
Thành phố quyết định dừng hoạt động quán bar, vũ trường, việc tập trung quá 30 người nơi công cộng cũng bị cấm từ 0h ngày 31/7 cho đến khi có thông báo mới.
Tòa Tổng Giám mục Tổng giáo phận TP. HCM cũng ngưng tổ chức các thánh lễ tập trung hơn 30 người ở các nhà thờ; đồng thời ngưng mọi hoạt động mục vụ có đông người.
Bộ Y tế sáng 1/8 ghi nhận thêm 12 ca nhiễm COVID-19, đều là bệnh nhân, người chăm sóc tại Bệnh viện Đà Nẵng và người tiếp xúc gần bệnh nhân COVID-19. Tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 558, trong đó hai người tử vong, còn 193 bệnh nhân đang điều trị.
Hà Nội cấm hoạt động các quán bar,
karaoke, trà đá vỉa hè từ hôm nay ngày 1/8
Bình luậnMộc Uyển • 07:55, 01/08/20• 409 lượt xem
Từ 0h ngày 1/8, Hà Nội lại cấm hoạt động các quán bar, karaoke, các quán trà đá vỉa hè để phòng dịch viêm phổi Vũ Hán. Riêng các nhà hàng phải đảm bảo giãn cách.
Chiều 31/7, tại cuộc họp, Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo tất cả các hoạt động đông người như lễ hội, thể thao, quán bar, karaoke, quán nước vỉa hè phải dừng hoạt động.
“Trước mắt thành phố yêu cầu, từ 0h ngày 1/8, các nhà hàng bán nhưng phải ngồi giãn cách, 2 người đảm bảo giãn cách 1m trở lên. Khi đi mua hàng cũng phải xếp hàng như vậy, siêu thị cũng như vậy.
Còn các quán bar, karaoke, đặc biệt là quán ngồi vỉa hè hay ngồi sát, đề nghị các quận huyện đi phải nhắc nhở cấm triệt để”, ông Chung chỉ đạo.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, qua 2 ngày, Hà Nội đã xét nghiệm nhanh được 18.459 mẫu, trong đó có 10 trường hợp test nhanh có kết quả dương tính.
Ông Chung nói: “Việc dương tính qua test nhanh chưa thể khẳng định mà chúng ta phải chờ xét nghiệm PCR lại thì mới có thể kết luận được”.
Làm tốt công tác vệ sinh, khử khuẩn
Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu Sở GD&ĐT các quận huyện phải làm tốt công tác vệ sinh, khử khuẩn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT, tất cả các trường hợp phải được đo thân nhiệt, có khẩu trang, các phòng thi phải được vệ sinh.
Các trường học từ mẫu giáo, mầm non, tiểu học sau mỗi ngày học phải được vệ sinh, khử khuẩn. Học sinh, nhất là trường hợp đi Đà Nẵng về phải được đo thân nhiệt.
Sáng nay 1/8, Bộ Y tế công bố có thêm 12 bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán (dịch Covid-19). Các bệnh nhân mới đều ở Đà Nẵng, trong đó có trường hợp cháu bé 2 tuổi (bệnh nhân 557) tiếp xúc gần với bệnh nhân 509.
Việt Nam có 2 ca tử vong trong 1 ngày
Vào chiều 31/7/2020, bệnh nhân 437 đã tử vong. Nguyên nhân tử vong được công bố: “Sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn hô hấp trên bệnh nhân viêm phổi, suy thận mạn đang chạy thận định kỳ có bệnh kèm tăng huyết áp, gout, mắc COVID-19.”
Cùng ngày, bệnh nhân 428 cũng đã tử vong và được coi là ca bệnh đầu tiên ở Việt Nam chết vì dịch Covid-19.
Như vậy trong ngày 31/7, Việt Nam đón nhiều tin buồn về dịch Covid-19: 2 người tử vong và 82 bệnh nhân mới chỉ trong một ngày.
Điểm tin trong nước sáng 1/8 –
TP.HCM: Phát hiện 28 người Trung Quốc
nhập cảnh trái phép trong phòng thu âm
Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng thứ Bảy (1/8) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
TP.HCM: Phát hiện 28 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép trong phòng thu âm
Báo Dân trí thông tin, ngày 31/7, Công an quận Bình Tân (TP.HCM) vừa phát hiện 28 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào TPHCM tại phòng thu âm ở địa chỉ 1189 Tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo.
Tất cả những người này đều không xuất trình được giấy tờ có dấu nhập cảnh của cơ quan có thẩm quyền cấp phép vào Việt Nam. Hiện số người trên đã được đưa đi cách ly.
Trước đó ngày 29-30/7, lực lượng chức năng phát hiện 30 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép tại quận Bình Thạnh, Tân Phú và Tân Bình.
Mưa lớn kéo dài gây ngập lụt nhiều nơi ở Đắk Lắk
Truyền thông trong nước dẫn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, do mưa lớn đã gây ngập lụt trên địa bàn năm xã với khoảng 100 hộ dân có nhà ở bị ngập với mức ngập sâu phổ biến từ 0,2 đến 1m. Một số đoạn đường giao thông bị chia cắt, trong đó có tỉnh lộ 1.
Hiện nay, mực nước đang tiếp tục dâng cao do mưa lớn tại chỗ và vùng đầu nguồn thuộc huyện Cư M’gar đổ về. Hồ Ea Súp hạ mực nước đã tràn và đang xả lũ với tốc độ 100m3/giây.
Ông Nguyễn Đình Toản phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng, chia cắt và hoa màu bị ngập úng. Ngoài ra, còn có nhiều công trình của nhà nước bị thiệt hại, tổng mức thiệt hại ước tính gần 10 tỷ đồng.
Từ 0h ngày 1/8, Hà Nội đóng toàn bộ quán bar, karaoke, hàng quán vỉa hè
VTC cho biết, chiều 31/7, trong cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận định giai đoạn này quan trọng nhất là khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm vì nhiều trường hợp không có biểu hiện lâm sàng bên ngoài. Khẩn trương rà soát tiếp người đi đường bộ, đường sắt từ Đà Nẵng và Quảng Nam về từ 1/7/2020.
Hà Nội cần khuyến cáo người dân tự cách ly, khai báo y tế để được test nhanh. Yêu cầu CDC xuất đủ kit test để hoàn thành test trong ngày 1/8/2020. Sở Giáo dục và các quận huyện đảm bảo khử khuẩn, đo thân nhiệt, khẩu trang để phục vụ cho kỳ thi sắp tới. Các trường mầm non, mẫu giáo phải khử khuẩn sau mỗi ngày học.
Ngoài ra, từ 0h ngày 1/8, tất cả các hoạt động đông người từ karaoke, quán bar, hàng quán vỉa hè ngồi gần nhau đều phải đóng cửa. Nhà hàng, quán ăn vẫn được mở nhưng phải thực hiện giãn cách.
Sở Công Thương rà soát hàng bán lẻ để đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho người tiêu dùng. Công an TP. Hà Nội chú ý quản lý người nhập cảnh trái phép.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, hồi 01 giờ ngày 01/8, vị trí trung tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 01 giờ ngày 02/8, vị trí tâm bão ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ và cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 120km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên ở Biển Đông có mưa dông mạnh, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm huyện đảo Phú Quý) có gió tây nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 03/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 105,2 độ Kinh Đông, trên đất liền khu
vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Điểm tin trong nước tối 1/8:
Hơn 800.000 người từng đến Đà Nẵng
Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước tối thứ Bảy (1/8) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Hơn 800.000 người từng đến Đà Nẵng
Theo VnExpress, tại Hội nghị trực tuyến nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong công tác tiếp nhận, quản lý và điều trị Covid-19, sáng nay 1/8, Giáo sư Nguyễn Thanh Long – quyền Bộ trưởng Y tế, cho biết tình hình dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng đang rất phức tạp.
Từ đầu tháng 7 đến nay, hơn 800.000 người đã đến Đà Nẵng và trở về các địa phương, hơn 41.000 người đã đến 3 bệnh viện tại Đà Nẵng.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương lập danh sách, giám sát, theo dõi cho tất cả người từng đến Đà Nẵng, đồng thời gửi tin nhắn khuyến cáo, hướng dẫn họ theo dõi sức khỏe, liên hệ với cơ quan y tế để được tư vấn, giám sát và xét nghiệm phát hiện Covid-19 trong trường hợp cần thiết.
Đối với địa phương liên quan đến dịch Covid-19 tại Đà Nẵng như Quảng Nam, Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương khác, Bộ Y tế đề nghị khẩn trương xây dựng kịch bản, kế hoạch điều tra, giám sát tất cả người đi đến và trở về từ Đà Nẵng, đến các địa điểm đã được Bộ cảnh báo, đảm bảo không để dịch xảy ra trên địa bàn.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: Dịch Covid-19 ở Đà Nẵng diễn biến phức tạp
Theo cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong hội nghị trực tuyến của ngành y tế sáng nay cho biết tình hình dịch Covid-19 tại Đà Nẵng diễn biến phức tạp đồng thời kêu gọi nỗ lực để giảm thiểu tối đa tử vong ở khu vực này.
Tại hội nghị Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định rằng: “Đà Nẵng trải qua 4-5 chu kỳ lây nhiễm nên việc truy tìm F0 rất khó khăn”.
Ông Long cũng cho biết ngành y tế xác định tâm dịch của Đà Nẵng ở cụm 3 bệnh viện là Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh Viện C và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Đà Nẵng, tuy nhiên phần lớn các ca bệnh đều có yếu tố liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng. Còn một số trường hợp liên qian đến cộng đồng, hiện đang tích cực truy vết nhưng chưa tìm được nguồn lây.
Về ứng phó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã cử những đoàn chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn cao nhất trên nhiều lĩnh vực từ điều trị, xét nghiệm, truy vết, điều tra dịch tễ, truyền nhiễm… vào Đà Nẵng.
Ông cũng nói rằng đã yêu cầu các bệnh viện cử cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm ở Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM… đến tăng cường thêm cho Đà Nẵng.
TP.HCM: Phong tỏa một con hẻm quận Tân Phú vì có người nghi nhiễm Covid-19
Báo Tuổi trẻ cho biết, trưa 1/8, ông Nguyễn Thái Hiệp – trưởng phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung tâm Y tế quận Tân Phú, TP.HCM – cho biết chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành y tế điều tra dịch tễ, đồng thời phun khử khuẩn và phong tỏa một đoạn trong hẻm dài khoảng 100 m trên đường Hồ Đắc Di, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú do liên quan một bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 cư ngụ ở đây.
Sáng cùng ngày, cơ quan chức năng đã đến lấy mẫu xét nghiệm 26 người có liên quan, hiện đang chờ kết quả.
Theo báo cáo nhanh của Trung tâm y tế quận Tân Phú, bệnh nhân H.V.Đ.N (sinh năm 1978) đi du lịch từ 17/7 đến 25/7 cùng với 3 người trong gia đình, có qua Đà Nẵng, Huế… Hiện 23 người liên quan đã được cách ly trong 8 căn nhà trên đường Hồ Đắc Di.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-1-8-hon-800-000-nguoi-tung-den-da-nang.html