Tin Việt Nam – 01/08/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 01/08/2018

Miền Tây thiệt hại do lũ sớm và nhanh

Tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ban Chỉ Đạo Trung Ương về Phòng Chống Thiên Tai cho biết mực nước lũ ở khu vực này đang lên và còn diễn biến phức tạp.

Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long chịu tác động gián tiếp từ vụ vỡ đập ở Lào vừa qua. Theo Tiến sĩ Trần Bá Hoằng, Trưởng Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam, thì nước lũ đổ về các hồ chứa tại Campuchia sau khi xảy ra vụ vỡ đập thủy điện ở Lào. Do vậy một số hồ chứa ở Xứ Chùa Tháp xả lũ. Cộng với tình trạng mưa khiến nước ở các sông tại Đồng Bằng Sông Cửu Long lên cao.

Tình trạng triều cường cũng góp phần làm cho nước ở các sông tại Đồng Bằng Sông Cửu Long dâng lên. Ông Lê Khương Bình, Giám Đốc Đài Khí Tượng Thủy Văn Đồng Tháp cho biết nước lũ đầu nguồn miền Tây lên nhanh khoảng từ 7 đến 10 cm mỗi ngày.

Dự báo cho rằng đỉnh lũ sẽ lên mức báo động 1 vào giữa tháng 8 này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/early-flooding-in-the-mekong-delta-results-in-losses-08012018100618.html

 

Nước sông Bùi trên mức báo động 3

Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn thành phố Hà Nội cho biết, tính đến trưa ngày 1/8, mực nước sông Bùi trên mức báo động 3, phải sơ tán hơn 6000 người.

Cùng ngày, ông Tạ Quang Được, Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết đến sáng nay nước trên sông Bùi đã rút còn 7,28 m nhưng vẫn trên báo động 3.

Huyện ủy Chương Mỹ đã có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan đề nghị tập trung ứng phó với mưa lớn trên địa bàn, yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các phương án nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Cụ thể, trên địa bàn xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) xảy ra hiện tượng sụt lún hố sâu khoảng 2,5m, rộng khoảng 3m, ảnh hưởng đến phần móng một số nhà dân; có ngôi nhà xây kiên cố cũng bị nghiêng.

Ngoài ra do ảnh hưởng của mưa lớn và lũ rừng ngang đổ về, nước dâng cao trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã làm tràn nhiều đoạn của đê Hữu Bùi.

Cũng liên quan thiên tai, đoạn đê Bối qua xã Đinh Xá thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có 2 điểm sạt lở tại thôn Tái 1 và thôn 7 Phạm khiến nước tràn qua, làm ngập các thôn ở đây.

Đến ngày 1/8, nước vẫn chưa rút, hơn 100 hộ dân ở khu vực này vẫn phải sống trong tình trạng nước ngập.

Ông Trương Quang Bảo, Phó chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý nói với truyền thông trong nước rằng việc sạt lở đê xảy ra là bất khả kháng  bởi đê bối theo quy định chỉ chịu được mức báo động dưới cấp 3 là 3,5 m. Tuy nhiên, đỉnh lũ trong lần sạt đê này cao trên 4 m, gần 5 m nên phải để nước tràn qua. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận là đoạn đê này khá yếu.

Ông cũng cho biết đã chỉ đạo ngành điện và y tế sẵn sàng để cấp điện, phun thuốc sát trùng, chống ô nhiễm môi trường ngay khi nước rút đồng thời hút nước ngập tại khu vực nhà máy nước để cấp nước sạch cho dân ngay trong vài ngày tới.

Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, tính từ đầu năm đến ngày 31/7, thiên tai đã gây thiệt hại ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Tổng cộng có 193 người chết, mất tích và bị thương; 929 nhà bị đổ sập, 27.819 nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp, 19.322 nhà bị ngập nước; hơn 180 ngàn hecta lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; hơn 13 ngàn ha cây công nghiệp và cây ăn quả bị thiệt hại, gãy đổ; gần 250 ngàn gia súc, gia cầm bị chết…

Ngoài ra có 1,8 km đê từ cấp III trở lên, hơn 32 km đê dưới cấp IV và bờ bao bị sạt trượt; hơn 3,39 triệu m3 đất, đá đường giao thông Quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên huyện, liên xã bị sạt trượt. Ước tính tổng thiệt hại về vật chất khoảng 6.000 tỷ.

Hiện Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tiếp tục huy động lực lượng, vật tư gia cố đê tả Bùi để đảm bảo an toàn. Tỉnh Hoà Bình đã di dời 35 hộ dân ở khu vực sạt lở thuộc tổ 26, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình đến nơi an toàn; cắm biển cảnh báo nguy hiểm khu vực sụt lún đường tỉnh lộ 445 và sơ tán 4 hộ trong khu vực nguy hiểm thuộc xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn; sơ tán 122 hộ tại xã Mường Chiềng, Giáp Đắt, Đồng Nghê, suối Nánh, Đồng Ruộng thuộc huyện Đà Bắc và 18 hộ dân tại xóm Môn, huyện Cao Phong ra khỏi các khu vực có nguy cơ đá lăn, sạt lở đất đá.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/update-inundation-in-chuong-my-hanoi-08012018084106.html

 

Đà Nẵng: Cá chết ở hồ điều tiết

Tình trạng cá chết xảy ra tại hồ điều tiết E1, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng được phát hiện vào sáng 1/8.

Truyền thông trong nước loan tin dẫn lời người dân địa phương cho biết đã có khoảng một tấn cá chết nổi trắng trên mặt hồ chủ yếu là cá rô phi và phân hủy nên bốc mùi hôi nồng nặc vào sáng 1/8.

Sau khi vụ việc xảy ra, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Đà Nẵng được ghi nhận đã có mặt tại hiện tượng, dùng vợt vớt xác cá chết và mang đi tiêu hủy.

Một cán bộ Công ty Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Đà Nẵng nói vào hôm 31/7 cá vẫn còn sống trong hồ và đến sáng 1/8 thì mới xuất hiện cá chết. Được biết các nhân viên công ty này cũng đã đưa hóa chất tạo oxy để ổn định nước và không phát tán mùi hôi sau khi vụ việc xảy ra.

Cơ quan chức năng hiện chưa có kết luận về nguyên nhân cá chết ở hồ điều tiết E1, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Hồ điều tiết E1 có diện tích khoảng 1,1 hecta và có 3 cống xả nước thải chưa qua xử lý từ các hộ dân ở phường Hòa Xuân đổ vào. Nước trong hồ được nói có màu đen và bốc mùi hôi.

Đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng cá chết xuất hiện tại các hồ nước ngọt ở Việt Nam. Tháng 10/2016, 200 tấn cá chết đã nổi trắng mặt Hồ Tây do nước thải bị ô nhiễm nặng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dead-fish-in-hoa-xuan-lake-da-nang-08012018094146.html

 

Tuyên bố về các dự án BOT giao thông

Liên quan đến vấn đề các trạm thu phí BOT, vừa qua có kêu gọi ký tên trên trang web Change.org, với yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền rà soát lại tất cả những bất hợp lý để chấn chỉnh các công trình BOT tại Việt Nam hiện nay.

Kêu gọi nêu rõ thực trạng các trạm BOT ở Việt Nam không phải do đấu thầu nên khả năng đội vốn tăng cao 2-3 lần, công trình chỉ cải tạo, nâng cấp chứ không phải hoàn toàn xây mới, vị trí đặt không đúng chỗ…

Ngoài ra, còn có sự cấu kết giữa các cơ quan nhà nước với chủ đầu tư trong việc chạy dự án, xây dựng và vận hành các trạm thu phí BOT, gây thiệt hại cho cả nhà nước và người dân.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/declaration-on-bot-toll-fee-stations-08012018084505.html

 

BOT Mỹ Lộc không thể thu phí

Trạm thu phí BOT Mỹ Lộc tại Huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định trong suốt tuần qua được cho biết gần như bị tê liệt khi các tài xế liên tục lập chốt bao vây, phản đối việc thu phí.

Cụ thể, từ ngày 26 tháng 7, nhiều tài xế đã tập trung với băng rôn “không đi BOT không trả tiền”. Sau đó, BOT Mỹ Lộc buộc phải xả trạm khi có đến 50 xe tập trung phản đối, gây ùn tắc giao thông.

Truyền thông trong nước cho biết, tuyến Quốc lộ 21B từ Phủ Lý – Hà Nam tới nút giao Quốc lộ 10 thuộc thành phố Nam Định dài 25km, nhưng trong đó có 21km là đường BT, là hình thức nhà đầu tư xây dựng sau đó chuyển giao lại công trình cho Nhà nước. Bên cạnh đó, trong 3,9km làm đường BOT có 2 làn đường được đầu tư bằng ngân sách quốc gia.

Do đó, những tài xế tham gia biểu tình cho rằng họ không phải trả phí khi đi trong đường được xây bằng ngân sách nhà nước.

Điều này dẫn đến việc BOT Mỹ Lộc phải xả trạm 2 lần trong ngày 26/7. Đến ngày 30/7 thì các phương tiện đi qua đây không phải nộp phí.

Theo mạng báo Lao Động, trong cuộc họp báo chiều 31/7, Đại diện sở Giao thông Vận tải tỉnh Nam Định cho rằng theo hợp đồng ký kết giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định và nhà đầu tư Tasco, thì tuyến tránh dài 3,9km sẽ được xây với 6 làn xe.

Nhưng khi thực hiện, Tasco chỉ xây 4 làn xe và tỉnh Nam Định hỗ trợ xây thêm 2 làn xe. Kinh phí hỗ trợ không tính vào tổng vốn đầu tư của dự án BOT. Sau đó, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nam Định bàn giao lại cho Tasco quản lý, vận hành và thu phí đến hết thời hạn thu hồi vốn.

Do đó, người đại diện Sở Giao thông Vận tải khẳng định “Nếu không có việc mở rộng thêm làn đường, thì theo hợp đồng, nhà đầu tư vẫn có quyền thu phí để thu hồi vốn đầu tư làm tuyến đường BOT.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bot-toll-station-my-loc-fails-to-collect-fee-for-days-08012018084348.html

 

Sở hữu toàn dân về đất đai

là trở ngại cho nông nghiệp Việt Nam

Kính Hòa RFA

Tại một hội nghị về nông nghiệp diễn ra vào cuối tháng 7/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng rằng trong 10 năm nữa nông nghiệp Việt Nam sẽ nằm trong số 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới.

Vì sao nông nghiệp Việt Nam không phát triển trong thời gian qua mặc dù có điều kiện rất tốt để phát triển?

Trang web của chính phủ loan tin về hội nghị phát triển nông nghiệp có đưa ra hai lý do làm cho nông nghiệp Việt Nam không phát triển trong thời gian qua, đó là các doanh nghiệp không đầu tư vào nông nghiệp vì thiếu vốn, và thiếu đất.

Hai chuyên gia về kinh tế và nông nghiệp của Việt Nam là ông Lê Đăng Doanh và ông Đặng Kim Sơn đều đồng ý với hai lý do này. Đồng thời hai ông còn đưa ra một số lý do khác.

Theo Hiến pháp Việt Nam thì đất đai là sở hữu toàn dân, nhưng toàn dân là ai? Toàn dân không phải là một pháp nhân.
-Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Vào tháng 6 năm nay, 2018, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trường Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, có trình bày với trang mạng Trí Thức Trẻ trong nước rằng mặc dù đã có những chính sách tốt để phát triển nông nghiệp, nhưng rất là gian nan để có thể tiếp cận với các chính sách đó.

Trả lời Đài RFA, ông nói rằng một trong những chính sách đó được thể hiện qua Nghị định 210 về thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nhưng trên thực tế không thực hiện được:

Có một lý do quan trọng là các nội dung thiết kế không thực sự khả thi. Ví dụ như là có rất nhiều trợ cấp, nhưng những phần trợ cấp đấy lại giao cho ngân sách địa phương. Nhưng mà ngân sách địa phương, nhất là các tỉnh nông nghiệp, là những tỉnh có khả năng đóng góp cho ngân sách rất yếu, phải dựa vào sự hổ trợ của chính phủ, vì ngân sách địa phương không đủ để trợ cấp.”

Ông Đặng Kim Sơn còn đưa ra một lý do rất quan trọng là mạng lưới đường sá ở Việt Nam ở những tỉnh nông nghiệp không được phát triển trong thời gian qua, cho nên những người có tiền, trong đó có những doanh nghiệp nước ngoài đã chùn bước, không đầu tư, vì không thể vận chuyển sản phẩm ra thị trường.

Về việc các công ty không thể đầu tư sản xuất lớn trong nông nghiệp vì thiếu đất, trong khi các nông lâm trường quốc doanh lại dư đất mà sản xuất không hiệu quả, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, từng là thành viên Ban Cố Vấn Kinh tế cho Chính phủ Việt Nam bổ sung thêm rằng hiện nay Việt Nam có chính sách hạn điền, tức là giới hạn diện tích sử dụng đất cho một đơn vị kinh tế là 5 hectare mà thôi, cho nên việc tập trung lớn đất canh tác là không thực hiện được.

Trong một bài phân tích đăng trên trang mạng Viet-studies, nguyên Bí thư tỉnh ủy Tỉnh An Giang là ông Nguyễn Minh Nhị, cho rằng nguyên nhân cản trở nông nghiệp Việt Nam phát triển, không phải là không có những kỹ thuật mới, điều ông gọi là lực lượng sản xuất, mà là cách thức quản lý và luật lệ, điều ông gọi là quan hệ sản xuất.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét:

“Ý kiến của anh Nguyễn Minh Nhị là rất đáng chú ý vì anh ấy là người rất có kinh nghiệm, và nhất là điều đó phản ảnh thực trạng hiện nay tại Đồng bằng Sông Cửu Long, bởi vì thực ra hiện nay công nghệ từ nước ngoài như Israel, Nhật Bản,… rất là sẵn sàng, nếu bây giờ mà bảo đảm được quyền tài sản hợp pháp, quyền sử dụng đất đai lâu dài thì đó là một đột phá lớn, giúp người nông dân đầu tư nhiều hơn vào đất, doanh nghiệp đầu tư hơn nhiều vào nông nghiệp, thì nông nghiệp Việt Nam sẽ cất cánh và có những bước đột phá mới.”

Trong những luật lệ về đất đai hiện nay, quan trong nhất là hiến pháp Việt Nam, và bên dưới nó là Luật đất đai xem rằng người dân không có quyền tư hữu về đất đai.

Việc chúng ta sẽ tính đến chuyện sở hữu đất đai hay không thì vẫn còn tranh luận, thảo luận trong thời gian lâu dài.
-Tiến sĩ Đặng Kim Sơn.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói tiếp:

“Đúng là quyền sở hữu về đất đai đang là một cản trở. Theo Hiến pháp Việt Nam thì đất đai là sở hữu toàn dân, nhưng toàn dân là ai? Toàn dân không phải là một pháp nhân. Thực chất là chính quyền có quyền sử dụng đất. Thực ra là người nông dân không có quyền sở hữu đất nên việc sử dụng đất, đầu tư vào đất để cho đất mầu mỡ trong rất nhiều năm là rất hạn chế.”

Theo nhiều nhà quan sát thì chính quan niệm sở hữu đất đai toàn dân này, không chỉ gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, mà còn tạo điều kiện cho các viên chức tham nhũng, các công ty lớn, nhân danh sự phát triển, nhân danh nhà nước, lấy đất của nông dân với giá rẻ mạt rồi phân lô bán nền nhà cho phát triển đô thị hay phát triển công nghiệp với giá rất cao. Việc này gây ra những đoàn nông dân mất đất biểu tình khắp nước, cũng như những xung đột đôi khi dẫn đến đổ máu.

Tuy nhiên theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn thì mặc dù trên hiến pháp đất đai vẫn còn là của chung, nhưng quyền sử dụng đất đã được nhìn nhận như là một quyền tài sản, và vì vậy theo ông trước mắt là vẫn có thể tạo sự thay đổi nếu ban hành các luật và qui định để quyền tài sản này được tôn trọng khi việc sửa đổi Luật đất đai của Việt Nam được tiến hành sắp tới đây:

Làm thế nào để cho việc mua bán sử dụng quản lý đất đai như là một loại hàng hóa đặc biệt. Tôi nghĩ đấy là một hướng tốt, còn việc chúng ta sẽ tính đến chuyện sở hữu đất đai hay không thì vẫn còn tranh luận, thảo luận trong thời gian lâu dài.”

Việc tranh luận này đã bắt đầu hầu như ngay sau khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1986. Đỉnh cao của cuộc tranh luận đó là bức thư của 72 nhân sĩ trí thức Việt Nam gửi đến Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2013 yêu cầu công nhận quyền tư hữu về đất đai trong hiến pháp, bên cạnh các quyền sở hữu nhà nước và tập thể.

Kiến nghị đó đã bị bỏ qua, và cuộc tranh luận tại Việt Nam về quyền sỡ hữu đất đai vẫn đang tiếp diễn.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-right-vietnam-agricultre-07312018124605.html

 

Cờ Đài Loan, quyền Việt Nam

Tuấn Khanh

Lá cờ của Đài Loan phấp phới ở Bình Dương, Việt Nam, có lẽ không qua được 72 tiếng đồng hồ, nhưng bản thân sự có mặt của nó như là một cuộc kháng chiến không mệt mỏi về chủ quyền của mình.

2 ngày sau khi có tin hãng gỗ Kaiser ở Khu Công Nghiệp Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương được treo cờ Đài Loan để phân biệt với các công ty trung Quốc trong khu vực này, nhằm tránh các cuộc biểu tình bao động nhằm vào Trung Quốc, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã giận dữ yêu cầu Việt Nam phải “sửa sai” về việc này. Thông cáo của Bộ ngoại giao Trung Quốc phát đi dõng dạc vào ngày 31/7/2018.

Dĩ nhiên, sớm muộn gì công ty Kaiser cũng sẽ phải hạ cờ và thay bằng hình thức gì đó khác. Bởi sự cho phép treo cờ, chắc chắn hoàn toàn nằm ở ý kiến chủ quan của chính quyền địa phương. Mà nguyên nhân chính là Kaiser là công ty đóng góp đến chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam, vào thị ttrường quan trọng là Hoa Kỳ.

Nhưng điều đó không có ý nghĩa gì, khi so với sức nặng của nền kinh tế Việt Trung, khi nền kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Trung Quốc lần đầu tiên sẽ chạm mốc 100 tỷ USD. Mạnh tiền, đồng nghĩa mạnh quyền. Dĩ nhiên, đó là chưa nói đến tình hữu nghị kỳ lạ giữa hai đảng cộng sản, không liên quan gì đến nhân dân Việt Nam.

Không chỉ Việt Nam, nhiều hãng máy bay đi ngang biển Đông hiện nay, nằm trong vùng kiểm soát Trung Quốc từ tháng 7 vừa qua đã phải đổi tên gọi trên bản đồ và cách xưng hô, để xác định Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Dĩ nhiên, Việt Nam cũng đang phải tiến hành những yêu cầu này của Trung Quốc.

Số phận của lá cờ Đài Loan nhắc cũng như dự báo rất nhiều điều về một Trung Cộng và Việt Nam. Vô số những tàu cá mang cờ VN đi trong vùng biển gần đảo Hoàng Sa đều bị tấn công dã man vì Trung Quốc không muốn lá cờ chủ quyền Việt Nam xuất hiện trong vùng họ chiếm đóng. Nhượng bộ để hạ cờ Đài Loan ở Bình Dương lúc này, cũng là cách mà Việt Nam luôn né tránh và im lặng về giá trị của một đất nước mà họ nắm quyền, nên việc hy sinh ai đó khác, cho mối liên minh ma quỷ ấy, cũng không lạ.

Lá cờ của Đài Loan có thể coi như một cuộc khởi nghĩa nho nhỏ bất thành trong lòng liên minh các thù địch. Nó lại nhắc nhớ khi ông Hoàng Khôn Minh, ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng Ban Tuyên Truyền Trung Ương của đảng Cộng Sản Trung Quốc ghé Sài Gòn và nơi ông Nguyễn Thiện Nhân tiếp đón phải che bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa – Trường Sa. Ông Nhân quả cũng có một cơ hội “khởi nghĩa” nhỏ nếu để cho tay Hoang Khôn Minh ấy nhìn thấy tấm bản đồ chủ quyền Việt Nam. Nhưng không, ước muốn ấy, hy vọng ấy luôn chỉ có ở những người yêu nước và đủ nhân cách.

Một tay buôn gỗ mà có lòng ái quốc hơn cả một nhân vật lãnh đạo, quyền kiểm soát một hệ thống chính trị kiểu ấy có đáng để so sánh cùng?

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/taiwan-flag-vietnam-rights-08012018095429.html

 

VN: Công ty Đài Loan hạ cờ

trước khi Trung Quốc lên tiếng

Một công ty Đài Loan cho BBC biết họ đã hạ cờ theo chỉ đạo của chính quyền địa phương ngay cả trước khi Trung Quốc chính thức chỉ trích Việt Nam về lá cờ Trung Hoa Dân Quốc.

Hôm 31/7, Trung Quốc đã chính thức lên tiếng yêu cầu Việt Nam phải “sửa chữa sai lầm” khi để các nhà máy ở Bình Dương treo cờ Đài Loan, theo tờ Bưu điện Hoa Nam.

Trước đó, truyền thông Đài Loan đưa tin Công ty TNHH công nghiệp gỗ Kaiser 1 ở Bình Dương và các công ty Đài Loan khác được chính quyền Việt Nam treo quốc kỳ.

Tuy nhiên, một nhân viên phòng hành chính của công ty Kaiser 1 đã xác nhận với BBC hôm 1/8 rằng: “Công ty đã tháo 3-4 ngày trước rồi, tỉnh kêu tháo xuống.”

Nhân viên tên H. cho biết, công ty bắt đầu treo lá cờ từ giữa tháng Sáu, khi trên toàn quốc nổ ra cuộc biểu tình chống dự luật đặc khu.

Lý do là nhiều nhà máy Đài Loan lo ngại sẽ bị người biểu tình tấn công như cuộc biểu tình chống Trung Quốc lắp đặt giàn khoan thăm dò dầu khí HD-981 vào 2014.

Nhà máy ở Bình Dương ‘được treo cờ Đài Loan’

Hàng không Mỹ phải bỏ tên Đài Loan vì sợ TQ

Đài Loan mất thêm đồng minh ngoại giao

Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam, hôm Thứ Hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói: “Chúng tôi đã đặt vấn đề này với phía Việt Nam, và họ đã hướng dẫn các công ty liên quan phải sửa chữa lại sai lầm này,”

“Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc.”

Phóng viên BBC đã liên hệ với Trung tâm Báo chí Bộ Ngoại giao để xin bình luận về sự việc, hiện vẫn chưa nhận được phản hồi.

Hồi 2005, và 2006 Việt Nam từng nhiều lần lên tiếng chấp nhận “chính sách một Trung Quốc.”

Khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng tuyên bố:

“Trước sau như một, Việt Nam kiên trì lập trường ‘một nước Trung Quốc’, Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc,”

“Việt Nam phản đối các hoạt động Đài Loan độc lập, đồng thời chia sẻ nguyện vọng thống nhất đất nước của nhân dân Trung Quốc và hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc kiên trì thực hiện hòa bình thống nhất đất nước, duy trì hòa bình ổn định ở eo biển Đài Loan.”

Alexander Huang, giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường Đại học Tamkang nói, “Các nhà đầu tư Đài Loan phải tìm cách bảo vệ mình. Nếu Hà Nội không có cách bảo vệ họ, thì điều đó sẽ không tốt cho nền kinh tế.”

“Rõ ràng mệnh lệnh từ phía Bắc Kinh là một động thái ngoại giao cưỡng ép. Trung Quốc đã tìm cách xóa bỏ cái tên Đài Loan ra khỏi thị trường thế giới, để ép họ quỳ gối trước Trung Quốc, và thiết lập mối quan hệ.”

Gần đây nhất, hai hãng hàng không của Mỹ là American Airlines, Delta và Cathay Pacific đã thay đổi cách gọi Đài Loan trên trang web, sau sức ép của Trung Quốc.

Bắc Kinh đề ra 25/7 là hạn chót để các công ty, đặc biệt là hãng hàng không, phải ghi rõ Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45027544

 

VN: Bị truy thuế

vì kiếm được 41 tỷ từ Google, Facebook ?

Tin cho hay một cá nhân “viết một trò chơi có lượt tải rất nhiều” ở TP.Hồ Chí Minh bị truy thu thuế 4,1 tỷ đồng vì có thu nhập “41 tỷ đồng” từ Google, Facebook.

Báo Tuổi Trẻ hôm 1/8 cho hay, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, ra quyết định truy thu và phạt một cá nhân số tiền 4,1 tỷ đồng do trong hai năm 2016 và 2017 “nhận hơn 41 tỷ đồng từ Google, Facebook, YouTube… nhưng không kê khai và nộp thuế”.

Ai ‘đồng thuận’ tăng thuế xăng dầu?

VN: Thuế nhà ‘bần cùng hóa người dân’

TP HCM: Kinh doanh trên Facebook ‘phải nộp thuế’

VN: Thuế nhà ‘bần cùng hóa người dân’

Nhân vật không rõ danh tính được tờ báo mô tả “viết chương trình trò chơi được tải nhiều trên mạng” và Google, Facebook, YouTube “chạy quảng cáo trên các chương trình này”.

Hôm 1/8, một chuyên gia bảo mật độc lập đề nghị không nêu danh tính ở TP. Hồ Chí Minh nói với BBC: “Tin của Cục Thuế về các trường hợp truy thu thuế hàng tỷ đồng hoặc hàng trăm triệu đồng thì không xác thực được nhân vật.”

“Con số 41 tỷ đồng thì khả thi cho một nhóm hoặc doanh nghiệp trong ngành làm games chứ một cá nhân thì hơi khó tin.”

“Do vậy người ta đọc tin này trên báo thấy giống bài tuyên truyền về việc người dân phải sống theo pháp luật, có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.”

Việt Nam: Tăng thuế VAT ‘phải rà soát chi tiêu công’

Tăng thuế môi trường để bù đắp ngân sách?

Việt Nam: Tăng thuế VAT ‘phải rà soát chi tiêu công’

TP. HCM sẽ thu thuế bán hàng qua mạng xã hội?

Hôm 1/8, BBC đã liên hệ Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh nhưng không nhận được phản hồi.

Hồi tháng 12/2017, mạng xã hội cũng xôn xao trước tin Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh truy thu một người bán hàng qua mạng 8 tỷ đồng do kinh doanh trên mạng và có doanh thu “500 tỷ đồng” nhưng không kê khai thuế.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45002563

 

Hàng không Tre Việt sẽ bay tháng Mười?

Tập đoàn FLC dự kiến đưa hãng hàng không Tre Việt vào khai thác thương mại tháng 10/2018 dù hiện vẫn chờ giấy phép và vướng tin nợ thuế.

Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) của tập đoàn FLC dự kiến sẽ khai thác 37 đường băng nội địa, theo Bloomberg.

Hiện FLC vẫn đang chờ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của chính phủ trước khi chính thức hoạt động.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo Việt Nam sẽ là một trong năm thị trường du lịch hàng không phát triển nhanh nhất thế giới trong vòng 20 năm tới. Tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh đứng thứ sáu trong số các đường bay đông khách nhất trên thế giới, theo IATA.

FLC mua 24 máy bay phục vụ hàng không Tre Việt

Bạn muốn làm phi công cho Vietnam Airlines?

Cáp treo vào hang Én đe dọa Sơn Đoòng?

Ngành hàng không Việt Nam phục vụ 23,6 triệu hành khách trong nửa đầu năm 2018, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Thống kê Hà Nội.

“Với đầu tư tốt, đội ngũ nhân viên được chuẩn bị tốt và máy bay mới, chúng tôi sẽ trở thành một người khổng lồ ngay sau khi ra mắt hãng hàng không”, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được trích lời trên Bloomberg.

Cơ quan Hàng không Dân dụng Việt Nam cho biết Tre Việt đã đáp ứng “đủ điều kiện cần thiết” để có thể bay trong tháng Mười và giấy phép bay ‘đang đến’, ông Quyết nói thêm.

Trễ

Đề xuất của hàng không Tre Việt đang được xem xét, theo một quan chức của Bộ Giao thông vận tải.

Tre Việt sẽ phải gặp khó khăn để cạnh tranh với các hãng hàng không khác như Vietnam Airlines và Jetstar Pacific, phân tích trên Bloomberg cho hay.

Brendan Sobie, một nhà phân tích tại tại Trung tâm Hàng không CAPA, Singapore nhận định: “Bất kỳ ai gia nhập thị trường hàng không bây giờ đều trễ. Thị trường trong nước dần trở nên bão hòa. Thị trường quốc tế có thể sẽ chậm lại trong vài năm tới. “

Tăng trưởng về năng lực vận chuyển nội địa hàng năm của hàng không Việt Nam đã chậm lại sau khi tăng hơn 20% liên tục trong bốn năm trước, theo Sobie. Tăng trưởng về năng lực vận chuyển quốc tế đang tăng tốc, đạt khoảng 20%/năm trong ba năm qua, ông nói.

Cục Hàng không VN nói về ‘lùm xùm’ tuyển phi công Vietnam Airlines

Hang Sơn Đoòng nhìn từ bên trong

Hãng hàng không Tre Việt dự kiến ban đầu sẽ thuê 20 chiếc máy bay để sử dụng. Tập đoàn FLC đã đồng ý mua 24 máy bay Airbus SE A321neo trị giá 3,2 tỷ đô la với giá niêm yết cho Tre Việt.

Vào tháng Sáu, FCL cũng đã ký một cam kết mua 20 chiếc Boeing 787-9 Dreamliner của Boeing Co. với mức giá niêm yết là 5,6 tỷ đô la.

Sáu mươi phần trăm số vốn cần thiết để mua máy bay sẽ được tài trợ bởi các tổ chức tài chính, ông Quyết cho biết. FLC dự kiến sẽ nhận được toàn bộ số máy bay nói trên vào năm 2022.

Hãng hàng không Tre Việt có vốn đăng ký 1,3 nghìn tỷ đồng (56 triệu đô la) đang lên kế hoạch khai thác 50 tuyến quốc tế vào năm 2019 tới các nước như Nga, Đức, Pháp, Anh, Nhật và Trung Quốc.

Nợ thuế

Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết hiện cũng đang vướng thông tin nợ thuế lên tới 70 tỷ đồng.

Cục Thuế tỉnh Bình Định mới đây công bố danh sách 149 doanh nghiệp nợ thuế, trong đó có tên Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) và Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS), theo Zing.vn.

Theo danh sách này, tổng số tiền nợ của các doanh nghiệp lên đến 492 tỷ đồng, trong đó FLC nợ hơn 39 tỷ đồng và FLC Faros nợ gần 32 tỷ đồng. Ông Quyết hiện là Chủ tịch HĐQT tại cả hai công ty và là cổ đông lớn nhất tại đây.

Ngoài ra, trong danh sách này còn có công ty con của FLC Faros là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển FLC Faros Bình Định cũng nợ thuế hơn 590 triệu đồng.

Danh sách nợ được thống kê thông báo từ ngày 30/6, nhưng đến ngày 18/7 cả ba công ty liên quan đến FLC vẫn chưa nộp số tiền nợ thuế.

Hiện FLC và FLC Faros đang triển khai một loạt dự án đầu tư tại Bình Định như Dự án FLC Sea Tower Quy Nhơn, FLC Cù Lao Xanh, giai đoạn mở rộng của quần thể FLC Quy Nhơn với Học viện Golf Quy Nhơn, khách sạn The Coastal Hill và khu đô thị FLC Lux City Quy Nhơn.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45028122

 

Việt Nam ‘đặt mua’ gần 100 triệu đôla vũ khí Mỹ

Viễn Đông

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ mới khẳng định độc quyền với VOA tiếng Việt rằng Việt Nam có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá tới 94,7 triệu đôla.

Khi được hỏi liệu các loại vũ khí Việt Nam mới đặt mua có phải dùng vào mục đích bảo vệ chủ quyền lãnh hải, nhà ngoại giao này nói: “Chúng tôi không thể thảo luận chi tiết các vụ mua bán quân sự tiềm năng hoặc đang chờ xử lý trước khi chúng được thông báo cho Quốc hội”.

Quan chức này nói thêm: “Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng Việt Nam hiện có 24 trường hợp trong chương trình Mua bán Quân sự Nước ngoài với tổng trị giá là 69,7 triệu đôla”.

Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, các vụ này đã được thông báo cho Quốc hội Mỹ và đang trong các giai đoạn khác nhau để triển khai và chuyển giao cho Việt Nam.

Đây là xác nhận đầu tiên của phía Washington kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama năm 2016 thông báo rằng Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam.

Trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã chào bán “máy bay, tên lửa” với quan chức chủ nhà ở Hà Nội.

Hiện chưa có thông báo từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam về các đơn đặt hàng vũ khí với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hà Nội thường hiếm khi lên tiếng về vấn đề này.

Quan chức Mỹ không muốn nêu tên nói thêm với VOA Việt Ngữ rằng ngoài các đơn đặt hàng trên, trong khoảng thời gian từ năm 2012 tới 2017, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cho phép Việt Nam mua các mặt hàng quân sự, trong đó có các thiết bị điện tử quân sự, trị giá 25 triệu đôla thông qua chương trình Mua bán Thương mại Trực tiếp.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cung cấp cho Việt Nam 12 triệu đôla trong chương trình Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) trong năm tài khóa 2017. Con số cho năm tài khóa 2018 vẫn chưa được xác định.

Quan chức ngoại giao Mỹ nói.

Theo tìm hiểu của VOA tiếng Việt, Mua bán Quân sự Nước ngoài (FMS) và Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS) là hai chương trình chính để Hoa Kỳ chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác.

Cụ thể, FMS là một chương trình chuyển giao giữa hai chính phủ. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua đơn đặt hàng, rồi đối tác trả tiền cho thiết bị và Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng hệ thống của mình để mua rồi chuyển cho đối tác.

Trong khi đó, theo chương trình DCS, đối tác đạt thỏa thuận với một nhà sản xuất Mỹ, nhưng nhà sản xuất phải được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cấp giấy phép thông qua vụ mua bán trước khi chuyển giao thiết bị.

Người gốc Việt trong danh sách ‘đen’ về vũ khí của Mỹ

Ngoài việc mua thiết bị quân sự trên, quan chức Mỹ nói thêm với VOA tiếng Việt: “Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cung cấp cho Việt Nam 12 triệu đôla trong chương trình Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) trong năm tài khóa 2017. Con số cho năm tài khóa 2018 vẫn chưa được xác định”.

Phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói: “Trong quá khứ, chúng ta là đối thủ trên chiến trường. Nhưng hôm nay, mối quan hệ an ninh của chúng ta chỉ là hợp tác”.

Và, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cách đây hai năm, quân đội hai nước đang tìm cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ về an ninh.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói.

“Tháng Ba vừa qua, USS Carl Vinson đã đến thăm Đà Nẵng, là hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh. Và, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cách đây hai năm, quân đội hai nước đang tìm cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ về an ninh”, nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ nói thêm.

Hồi tháng Năm năm 2017, tại Hawaii, lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã bàn giao một tàu tuần duyên trọng tải cao cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Con tàu này nay có tên CSB 8020 và “được trông đợi giúp nâng cao năng lực nhận thức về các vấn đề hàng hải của Cảnh sát biển Việt Nam, tăng cường năng lực của họ trong việc thực hiện các hoạt động thực thi luật hàng hải, tiến hành tìm kiếm và cứu nạn, và các hoạt động ứng phó nhân đạo”, theo Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.

Cũng theo cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ này, hồi cuối tháng Ba năm nay, Mỹ đã chuyển giao sáu xuồng tuần tra Metal Shark cho Việt Nam trong chuyến thăm đầu tiên của Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ đến đất nước cựu thù.

Theo phía Mỹ, những chiếc xuồng này “sẽ đóng vai trò ngăn chặn các tác nhân xấu với những vi phạm chống lại Việt Nam hoặc diễn ra trong khu vực gần Việt Nam”.

Các đơn hàng quân sự của Việt Nam với phía Hoa Kỳ cũng như việc Mỹ trao tàu cho Hà Nội diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc mạnh mẽ tăng cường tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-dat-mua-hang-chuc-trieu-dola-vu-khi-cua-my/4508935.html