Tin Việt Nam – 01/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 01/07/2017

Đan sĩ Đan viện Thiên An bị đánh trọng thương

Các đan sĩ của Đan viện Thiên An, Huế, tiếp tục bị côn đồ tấn công vào ngày 29/6. Một người bị côn đồ dùng thanh sắt đánh đến bất tỉnh, co giật.

Sự việc xảy ra khi các đan sĩ quay phim cảnh chính quyền ngang nhiên cho xe ủi, xe xúc đất mở một con đường ngay trên khu đất thuộc quyền sở hữu của đan viện.

Thuật lại với VOA tối 30/6, đan sĩ Giuse Maria Chử Mạnh Cường, cho biết:

“Có 3 hồ ngăn nước để tưới tiêu cho vườn Thiên An, thì họ tận dụng con đập đó, san lấp nới thêm ra để họ đi ôtô qua được và nói đó là con đường dân sinh. Các thầy đã lặng lẽ đi lên để bảo vệ trong ôn hòa, chỉ khoanh tay nhìn họ làm thôi”.

“Khi họ phát hiện ra một thầy quay phim, chụp ảnh thì họ bắt đầu đuổi đánh thấy quay phim chụp ảnh. Thầy đó chạy về rồi thì không ngờ lại sót 2 thầy còn ở lại trong căn nhà của mình. Căn nhà đó họ đang chiếm giữ để làm trụ sở nhằm bảo kê cho các máy [xúc, ủi] làm việc. Thầy John Baptist Trương Vĩnh Hậu là một trong số các thầy đang đứng đó xem họ làm. Thầy Hậu bị sót lại đó. Họ phát hiện ra thấy Hậu ở đó nên họ lên kéo, lôi thầy Hậu từ trên gác xép xuống. Họ đánh đập thầy Hậu choáng váng đến mức thầy cố gắng chạy ra đó được khoảng 5 mét thì ngã gục xuống và co giật”.

Các đan sĩ nói đây chỉ là vụ tấn công mới nhất trong một loạt cuộc tấn công đã diễn ra để chiếm đất của đan viện. Một ngày trước đó, các giới chức chính quyền mặc thường phục đã chỉ đạo khoảng 150 người đến tấn công đan viện, đập nát thánh giá và gây thương tích cho nhiều người.

Linh mục Nguyễn Văn Đức, bề trên đan viện, cập nhật với VOA về tình trạng của thầy Hậu vào tối 30/6:

“Hiện giờ thì không bị đe dọa đến tính mạng, nhưng thầy còn bị chấn thương não. Sáng nay, người ta đem truyền thông tới và đem dân ra nói là mình lấy đất của họ, để lái dư luận”.

Đan sĩ Cường cho biết thêm về việc “dàn xếp truyền thông” này:

“Ba đài truyền hình, trên mic ghi là VTV, đài truyền hình của Huế và Zan TV gì đó, họ đưa ba đài đó lên và phỏng vấn, ghi hình và được bảo kê bởi các côn đồ xung quanh nên các thầy không dám xuất hiện. Họ dàn xếp để ghi lại lời của ông hàng xóm bên cạnh. Hai bố con ông cụ này đã chiếm đất của Thiên An rất nhiều, nên bây giờ họ lại vu khống rằng mình chiếm đất của họ”.

Đan viện Thiên An thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên- Huế, được mệnh danh là “Đà Lạt trên đất Huế”. Đan viện tọa lạc trên ngọn đồi lớn nhất trong số nhiều ngọn đồi thuộc quyền sở hữu của đan viện từ năm 1940.

Rừng thông trong khu đất này đã bị chính quyền “tiếp quản” từ năm 1976 đến nay vẫn chưa hoàn trả. Những năm gần đây, đan viện cho biết chính quyền địa phương, qua trung gian của Công ty TNHH MTV Lâm Trường Tiền Phong, tìm cách chuyển đổi đất-rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An thành đất tư.

Cây thánh giá mà các đan sĩ dựng lên trên một ngọn đồi trong khu vực để khách hành hương đến thăm viếng liên tục bị đánh cắp và đập phá.

Các đan sĩ cho biết nhiều chốt cảnh sát đã được dựng lên xung quanh lối vào đan viện. Tất cả khách hành hương, thăm viếng đều bị chặn, không được lên đan viện.

https://www.voatiengviet.com/a/dan-si-dan-vien-thien-an-bi-danh-trong-thuong/3924031.html

 

Mẹ Nấm ra tòa và đạo luật Magnitsky từ Mỹ

Sự kiện bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm, nhà hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự Việt Nam, bị Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa xử phạt mười năm trong phiên sơ thẩm hôm 29/6/2017 tù vì tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ được cho là đáng chú ý nhất không chỉ trong tháng Sáu mà còn là của cả năm tính từ đầu năm tới nay, theo các khách mời của Bàn tròn thứ Năm.

Chia sẻ cùng Tọa đàm của BBC Việt ngữ với chủ đề điểm các sự kiện đáng lưu ý nhất trong tháng Sáu và từ đầu năm 2017 tới nay, nhà báo Mặc Lâm, nguyên Tổng Biên tập RFA Việt ngữ nói:

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả ngay ‘Mẹ Nấm’

Blogger Mẹ Nấm ‘không khuất tất giải thưởng’

Việt Nam phản đối Mỹ vinh danh Mẹ Nấm

Hoa Kỳ vinh danh Blogger Mẹ Nấm là phụ nữ quả cảm

“Theo tôi sự chờ đợi của người dân Việt, đặc biệt là những người tâm tới vấn đề nhân quyền của Việt Nam thì sự kiện nhà cầm quyền Việt Nam xử Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với bản án mười năm là sự kiện đáng chú ý nhất.

“Vì nó nói lên được quan điểm chính trị của Việt Nam, cũng như nói lên được sự bất cập mà Việt Nam đã và đang áp dụng cho những người có những cuộc đấu tranh ôn hòa, những tư tưởng của họ cũng như chính kiến của họ không hề làm giảm giá trị của Việt Nam, mà nếu người dân Việt Nam đưa ra những quyền đó.

“Nhưng chính quyền Việt Nam đã không chấp nhận và bản án mười năm là sự kiện đáng chú ý nhất mặc dù xung quanh đó còn có những sự kiện khác,” nhà báo Mặc Lâm nói với Bàn tròn thứ Năm từ Chicago, Hoa Kỳ.

‘Nên đối thoại hơn là đàn áp’

Bàn tròn BBC về Mẹ Nấm ra tòa và sự kiện tháng Sáu

Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù

Phương Nga được tại ngoại, tiếp tục điều tra

Từ Warsaw, Balan, nhà báo Mạc Việt Hồng, Tổng biên tập Đàn Chim Việt onlinecho rằng bản án mà Tòa án tuyên với Mẹ Nấm là ‘rất nặng nề’ và ‘không ngờ’, bà nói:

“Tôi cho rằng đấy là một bản ấn rất nặng nề, mà nó không chỉ là sự kiện đáng chú ý nhất của tháng Sáu… mà có thể là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong năm nay.

Thời điểm này xu hướng đối thoại nên được ưu tiên để phát triển, chứ không phải bằng đàn áp và trấn áp. Tôi rất là buồn với một bản án quá nặng mà chúng ta vừa mới chứng kiếnNhà báo Lương Đình Cường

“Tôi cũng vừa có bình luận rất bức xúc trên Facebook, bởi vì cá nhân tôi không mấy lạc quan về chính quyền Cộng sản, nhưng tôi cũng không ngờ là nhà cầm quyền vừa tuyên một bản án mà nó quá nặng nề như vậy.”

Từ Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức, nhà báo Lương Đình Cường, Tổng biên tập báo mạng nguoiviet.denói với Bàn tròn ông tin rằng bản án này có thể ‘gây phẫn uất’ trong công luận nhiều hơn là làm được việc răn đe, ông nói:

“Cá nhân tôi thấy rằng bản án này cũng nặng đối với một người đấu tranh vì nhân quyền mà bất bạo động, tôi thấy rằng nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp tục dùng những bản án quá nặng như thế này đối với những người đấu tranh dân chủ thì tác dụng răn đe có ít mà làm cho người ta phẫn uất lại nhiều hơn.

“Tôi cho rằng đó không phải là con đường tốt nhất, mà như một cuộc nói chuyện lần trước mà tôi cũng được tham gia với các đồng nghiệp khác mà BBC chủ trì, tôi đã nói rằng thời điểm này xu hướng đối thoại nên được ưu tiên để phát triển, chứ không phải bằng đàn áp và trấn áp. Tôi rất là buồn với một bản án quá nặng mà chúng ta vừa mới chứng kiến.”

Cuộc gặp Trump – Phúc và nhân quyền

Đảng Cộng sản sẽ ‘thực lòng’ đối thoại?

Đối thoại ‘tín hiệu mới rất đáng khích lệ’

Kết nối các sự kiện từ cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong quan hệ Mỹ – Việt gần đây với thực thi đạo luật về nhân quyền Magnitsky toàn cầu của nước Mỹ liên quan tới tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhà báo Mặc Lâm bình luận với BBC:

“Về chuyến đi của Thủ tướng Phúc qua Mỹ, tôi nghĩ có một sự trao đổi giữa hai chính phủ và đặc biệt chúng ta thấy chính phủ của Tổng thống Donald Trump không quan tâm mấy đến vấn đề nhân quyền. Đó là sự thật.

Sau khi vụ án Như Quỳnh xảy ra, có rất nhiều người mong mỏi đạo luật này áp dụng cho Việt Nam, nhưng tôi nghĩ rằng đó là một điều có thể rất khó hoặc là nói đúng hơn là bất khả thiNhà báo Mặc Lâm

“Và chúng ta cũng thấy rằng sau khi ông Phúc về thì mọi chuyện xảy ra khác hẳn trước đây và người ta đã xâu chuỗi các sự kiện đó và cho rằng Hoa Kỳ đã bằng cách nào đó cho Việt Nam thấy rằng vấn đề nhân quyền không còn nặng như những đời tổng thống trước nữa.

“Và những vấn đề khác được đặt ra, vấn đề kinh tế, vấn đề thương mại nặng hơn và nó có vẻ quan trọng hơn đối với Tổng thống mới của Hoa Kỳ là ông Donald Trump… Có nhiều vấn đề khác xảy ra làm cho chúng ta không xác định được đâu là quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ vì chính phủ Hoa Kỳ… là người đã phát một bằng khen (giải thưởng) cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trư khi vụ án xảy ra.

“Và tôi không nghĩ đó là một điều làm cho có lệ mà đó là Tổng thống Trump vẫn theo đuổi vấn đề nhân quyền của toàn thế giới chứ không chỉ Việt Nam, tùy rằng nó yếu thế một chút xíu so với những đời tổng thống trước, nhưng không hẳn Hoa Kỳ đã bỏ vấn đề nhân quyền ra một bên. Và vì vậy khi chúng ta nói là Tổng thống Trump đã đạt được một thỏa thuận nào đó với ông Phúc, thì có vẻ chưa có bằng chứng xác thực nào…”

Xử Mẹ Nấm và luật Magnitsky

HRW: Các nhà hoạt động ‘không chốn dung thân’ ở VN

VN ‘tăng việc quản thúc’ trước đối thoại nhân quyền

Đề cập một khía cạnh khác về nhân quyền mà Hoa Kỳ đã thực hiện trong các nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, nhà báo Mặc Lâm nói thêm:

“Hoa Kỳ trong thời của Tổng thống Obama đã ký một đạo luật rất quan trọng, đó là đạo Luật Chịu trách nhiệm về nhân quyền Magnitsky toàn cầu, đạo luật này áp dụng cho tất cả mọi người chứ không riêng gì Việt Nam, đối với chính phủ, tập thể hay là bất cứ một người nào chà đạp nhân quyền ở quốc gia của mình, hay là có những hành động làm phương hại đến người khác qua quyền lực riêng của mình thì sẽ bị cấm tài khoản vào Hoa Kỳ, những tài khoản mà họ có tại nước Mỹ sẽ bị cô lập và sẽ bị đóng băng.

Tôi chỉ muốn khẳng định lại là dù Magnitsky hay là dù ông Trump hay là ai đó nữa có áp dụng hay là ở hải ngoại, thì tính (chất) đó vẫn là thứ yếu, còn câu chuyện giải quyết bài toán Việt Nam là phải do người Việt Nam và thực sự đang trở nên mạnh mẽ vì người dân càng ngày càng ý thức được quyền lợi của họLuật sư Lê Quốc Quân

“Đó là những hình thức mà Hoa Kỳ đã áp dụng cho Nga mà cái tên Magnitsky đã nói rõ vấn đề này vì ông Magnitsky là một nạn nhân khi tố cáo chính quyền Nga đã có những vụ án tham nhũng, thì ông là một luật sư đã bị bắt giam một năm và sau đó bị chết trong tù. Đạo luật này đã bị Nga phản đối rất mạnh, nhưng Hoa Kỳ vẫn đem 18 người có liên quan đạo luật này để áp dụng một cách triệt để.”

Liên hệ với vụ án blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà báo Mặc Lâm nói tiếp: “Sau khi vụ án Như Quỳnh xảy ra, có rất nhiều người mong mỏi đạo luật này áp dụng cho Việt Nam, nhưng tôi nghĩ rằng đó là một điều có thể rất khó hoặc là nói đúng hơn là bất khả thi.”

Và ông đưa ra giải thích:

“Vì những người đã kết án Như Quỳnh, họ là những người cấp rất nhỏ, không đáng gì mà để mà chính phủ Hoa Kỳ phải làm một cuộc triệt hạ họ bằng cách như vậy, thứ hai họ sẽ không có cơ hội để vào Hoa Kỳ, hay là vào ngay trên vấn đề du lịch chăng nữa. Họ cũng không thiết tha gì lắm.

“Thứ ba, tài sản của họ không có tại Hoa Kỳ thì làm sao mà đóng băng, cũng như trừng phạt họ, cho nên đạo luật tuy rằng rất động viên tinh thần của những người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền trên khắp thế giới chứ không riêng Việt Nam, nhưng mà xem ra áp dụng cho từng trường hợp một rất yếu ớt, không có đủ sức mạnh để tiêu diệt ý chí (của những ai) đem sức mạnh của mình ra đàn áp người khác, triệt hạ người khác,” nhà báo Mặc Lâm nói với BBC.

‘Trump không quan tâm nhân quyền?’

Phạm Minh Hoàng ‘tiếp tục đấu tranh’

Linh mục Giáo xứ Thái Hà bị cấm xuất cảnh

Từ Hà Nội, Luật sư Lê Quốc Quân đưa ra bình luận với Bàn tròn về quan hệ Mỹ – Việt và nhân quyền nhân vụ xử Mẹ Nấm, ông nói:

“Có một điều tra viên cũng đã từng nói với mẹ Nấm rằng bây giờ ông Trump lên làm Tổng thống, ông không quan tâm những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nói thế để mà từ bỏ.

“Nhưng mà chính Mẹ Nấm trước lời cuối cùng tại Tòa mà theo như Luật sư Lê Luân nói là Mẹ Nấm đã khẳng định lại lần nữa tức là ‘nếu được làm lại từ đầu thì tôi vẫn sẽ cứ làm lại như thế’ chứ không phải ‘phụ thuộc vào chuyện can thiệp của nước ngoài, hay là chuyện này mạnh hay yếu mà mình mạnh thì tiến lên, yếu thì từ bỏ.

Magnitsky chế tài đối với quan chức của Nga, cho tới nay đã chế tài con số theo tôi nhớ là hơn hai chục người rồi, hơn 20 người mà là quan chức cấp cao, quan chức cấp Bộ trưởng hay Phó Văn phòng Chính phủ, Phó Văn phòng Tổng thống, như vậy là cấp Bộ trưởng, chứ không phải là cấp nhỏ là cấp trưởng phòng, phó phòngTS Phạm Chí Dũng

“Hay ngay cả chuyện Giáo sư Phạm Minh Hoàng buộc phải ra đi, để qua đó ta thấy rằng câu chuyện tại Việt Nam phải do chính con người Việt Nam và bằng con người Việt Nam ngay tại đây phải làm việc này.

“Như chúng ta thấy rất rõ và ngay chính bây giờ cũng có những bản án được tuyên bố như thế và có những điều rất khốc liệt, đàn áp rồi đe dọa, như cá nhân tôi đây và nhiều người khác cũng bị, nhưng chắc chắn rồi lòng yêu nước vẫn thúc giục họ và những bức xúc trong thực tại luôn luôn kích thích, luôn thức tỉnh con người ta, rồi dựa vào truyền thông nữa.

“Tôi nghĩ nó rất là phát triển, ngay thời điểm chúng ta đang nói chuyện ở đây thì hàng ngàn người vẫn đang tiếp tục ở Formosa, đang đứng lên và đặc biệt rất nhiều trẻ em, người ta nói về chuyện Formosa phải đóng cửa và biển phải sống.

“Thì đó là một đòi hỏi rất lâu dài, đòi hỏi mạnh mẽ và đòi hỏi ngay tại lớp trẻ ý thức được như vậy, tôi chỉ muốn khẳng định lại là dù Magnitsky hay là dù ông Trump hay là ai đó nữa có áp dụng hay là ở hải ngoại, thì tính (chất) đó vẫn là thứ yếu, còn câu chuyện giải quyết bài toán Việt Nam là phải do người Việt Nam và thực sự đang trở nên mạnh mẽ vì người dân càng ngày càng ý thức được quyền lợi của họ.

“Càng ngày người dân càng được nhiều thông tin và càng ngày những bức xúc của xã hội càng đẩy cho người dân phải đi đến chuyện buộc phải thức tỉnh chứ không thể để chấp nhận mãi một điều kiện xã hội như thế này được,” Luật sư Lê Quốc Quân nói với BBC từ Hà Nội.

Magnitski có khả thi với VN?

Tổng thống Obama ký luật liên quan nhân quyền

Từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam chia sẻ góc nhìn của ‘người trong nước’ về nhân quyền dưới thời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và đạo luật Magnitsky, ông nói:

“Ông Trump trong cách nhìn của ông về luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky, có thể nói là ông ít khi nhắc tới luật này, nhưng đặc biệt chưa bao giờ tôi thấy ông phản bác luật này, khác với dự luật về ý tế của Obama hay là các luật khác của Obama thì Trump bác thẳng.

“Còn riêng Magnitsky toàn cầu thì Tổng thống Trump chưa bao giờ phản bác và tôi nghe thông tin là ông để cho Bộ Tư pháp lẫn Quốc hội Mỹ hành sự, đó là một vấn đề mà tôi quan sát và tôi rút ra tạm thời kết luận sơ bộ như vậy.

Ví dụ như xử Mẹ Nấm thì tất nhiên chỉ Tòa Nha Trang và Khánh Hòa tuyên án thôi, nhưng cấp trên của Tòa Khánh Hòa lài ai?Tiến sỹ Phạm Chí Dũng

“Và tôi cho dù sao đó cũng là một thuận lợi và nó sẽ thúc đẩy tiếp tiến trình của Magnitsky, chứ không phải là ngưng lại. Vấn đề thứ hai đối với quốc tế, ông Mặc Lâm có cho rằng luật Magnitsky đối với Việt Nam chỉ ảnh hưởng đến những quan chức thấp và do đó không đáng… Hay là những quan chức đó họ không có tài sản, không có nhu cầu đi Mỹ.

“Theo tôi thì không hẳn, vì chúng ta nhìn lại, kinh nghiệm Magnitsky chế tài đối với quan chức của Nga, cho tới nay đã chế tài con số theo tôi nhớ là hơn hai chục người rồi, hơn 20 người mà là quan chức cấp cao, quan chức cấp Bộ trưởng hay Phó Văn phòng Chính phủ, Phó Văn phòng Tổng thống, như vậy là cấp Bộ trưởng, chứ không phải là cấp nhỏ là cấp trưởng phòng, phó phòng.”

“Như vậy thì tại sao Magnitsky có thể chế tài được quan chức Nga? Tại vì họ có bằng chứng, mà làm sao để cho ra bằng chứng? Thì có một số cách để có bằng chứng, tôi nói cái cách mà Ủy ban Cứu trợ người vượt biển của ông Nguyễn Đình Thắng đang làm, tôi cho đó là một trong những cách hay…

“Ví dụ như xử Mẹ Nấm thì tất nhiên chỉ Tòa Nha Trang và Khánh Hòa tuyên án thôi, nhưng cấp trên của Tòa Khánh Hòa lài ai? Tòa án Nhân dân tối cao. Ví dụ như là có những đơn thư của gia đình đặt vấn đề khiếu nại với Tòa án Nhân dân Tối cao mà Tòa án Nhân dân Tối cao không trả lời, thì lúc đó chính là người phụ trách Tòa này sẽ phải chịu trách nhiêm, và sẽ có thể còn cao hơn nữa

“Thì tôi cho rằng đó là một số kinh nghiệm mà họ đã đúc kết được từ việc chế tài đối với một số quan chức cao cấp của Nga,” Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nêu quan điểm riêng với Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 29/6.

Được biết, vào cuối tháng 12/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký luật mở rộng chế tài với các cá nhân vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhà Trắng cho hay cuối tuần trước ông Obama đã ký thành luật dự luật S. 2943, tức Luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng năm 2017 (NDAA 2017).

Trong luật này có điều luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Theo đó, các cá nhân, quan chức ở các nước, kể cả Việt Nam, nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền, sẽ có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh hoặc đóng băng tài sản. Magnitsky Act cũng áp dụng cho các cá nhân bị kết tội tham nhũng, biển thủ và một số tội danh khác.

BBC Việt ngữ sẽ tiếp tục giới thiệu ý kiến của các khách mời tại Bàn tròn thứ Năm điểm tin tức sự kiện đáng chú ý liên quan tới Việt Nam trong và tới tháng Sáu 2017 trong các bài vở tiếp theo, mời quý vị đón theo dõi.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40448514

 

Pháp quan ngại về vụ xử blogger “Mẹ Nấm”

Thanh Phương

Bộ Ngoại Giao Pháp ngày 30/06/2017 ra tuyên bố Paris “quan ngại” về việc cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, vừa bị kết án 10 năm tù. Nhân dịp này, Pháp một lần nữa kêu gọi Hà Nội “tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và chính kiến, kể cả trên mạng Internet, được ghi trong các công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam có tham gia”.

Hôm 29/06/2017, blogger “ Mẹ Nấm” đã bị tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”, chiếu theo điều 88 bộ Luật Hình sự Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã chỉ trích mạnh mẽ bản án nặng nề này.

Ngay trong ngày 29/06, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã ra tuyên bố bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về việc kết án tù blogger Mẹ Nấm, kêu gọi trả tự do cho blogger này cũng như cho toàn bộ các tù nhân lương tâm ở Việt Nam, đồng thời kêu gọi Hà Nội cho người dân ở Việt Nam được tự do bày tỏ chính kiến và tự do tập hợp mà không sợ bị trừng phạt. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp cho đối tác Việt – Mỹ “đạt được tiềm năng tối đa”.

Xin nhắc lại là vào tháng 03/2017, cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã được giải Phụ nữ quốc tế can đảm do Đệ Nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Melania Trump trao tặng cùng với 12 người phụ nữ khác đến từ nhiều quốc gia. Hà Nội đã phản đối việc trao giải cho một người “vi phạm pháp luật Việt Nam”, cho rằng điều này “không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước”.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170701-phap-quan-ngai-ve-vu-xu-blogger-%E2%80%9Cme-nam%E2%80%9D

 

Nguy cơ ảnh hưởng môi trường biển từ bùn thải của Vĩnh Tân 1

Lan Hương, RFA

Truyền thông trong nước ngày 28/6 cho biết Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Linh Ngọc đã ký giấy chấp thuận cho một triệu mét khối bùn thải sẽ được nhận chìm xuống vùng biển xã Vĩnh Tân, Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Đây là số bùn và cát được vét lên từ khu bến tàu đang được chuẩn bị cho việc xây cất nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân số 1. Thông tin này gây lo ngại cho giới nhà khoa học biển và một bộ phận người dân về khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển của lượng bùn thải này.

Trước khi ký giấy phép, Bộ Tài nguyên- Môi trường đã lấy ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Bộ Giao thông- Vận tải, Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, về ảnh hưởng của việc này đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau.

Được biết lượng bùn thải này chứa 20% bùn, 80% cát, vỏ sò, cát pha, cát kết phong hóa, sét, bùn trầm tích…và được nhận chìm trên diện tích khoảng 30 hécta mặt nước biển, độ sâu không quá 30 mét.

Xả thải hay nhấn chìm

Giấy phép do Thứ trưởng Môi trường ông Nguyễn Linh Ngọc ký nêu rõ: “Vật, chất được phép nhận chìm phải bảo đảm không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường,” có hiệu lực đến ngày 30 Tháng Mười.

Trả lời đài RFA chiều ngày 30/6, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học Nha Trang nói rằng trong thông báo Bộ Tài nguyên Môi trường chỉ nói là lượng bùn không có độc tính và phóng xạ. Tuy nhiên, điều mà giới khoa học lo ngại không phải là độc tính về mặt hóa học mà là tác động về mặt sinh học. Ông phân tích:

Thải ra một triệu mét khối chất nạo vét như vậy thì phải tưởng tượng là nó sẽ làm đục cả khu vực biển chỗ đó. Mà đã đục lên thì ánh sáng không xuống được. Khi không có ánh sáng quá trình quang hợp không thực hiện được. Như vậy sẽ mất chuỗi thức ăn. Thứ hai, xả xuống đó nó sẽ xáo trộn tầng đáy và ảnh hưởng đến sinh vật đáy – một sinh vật mang tính cơ sở nuôi sống nguồn lợi ở trong nước. Nhưng những điều này tôi không thấy Nhà nước nói tới.

Xả xuống đó nó sẽ xáo trộn tầng đáy và ảnh hưởng đến sinh vật đáy – một sinh vật mang tính cơ sở nuôi sống nguồn lợi ở trong nước. – GS. Nguyễn Tác An

Tiến sĩ Nguyễn Tác An cho biết thông thường sinh vật tầng đáy có mật độ rất dày đặc từ 1 triệu cá thể/m2 có những nơi đến 10-11 triệu cá thể/m2 và có chức năng chuyển hóa năng lượng rất lớn, là cầu trung gian giữa vi sinh vật và động vật đáy cỡ lớn.

Một vấn đề khác được nhà khoa học biển này nêu ra liệu đây có thực sự là “nhận chìm” hay là “xả thải”:

Họ nói là nhận chìm nhưng trong khi thực hiện người ta sẽ sử dụng công nghệ xà lan. Tuy nhiên xà lan không thể dùng để nhận chìm mà là thực hiện công nghệ xả thải mà xả thải thì thế giới người ta không tán thành và không đúng luật. Theo thuật quốc tế, nhận chìm là những chất đó không được phân tán đi nơi khác mà phải cố định ở đó. Thông thường người ta dùng container hoặc gói lại thế nào đó để nhấn xuống nhưng mình lại dùng xà lan để cải nó ra

Quan ngại tác hại lâu dài

Trước phản ứng của giới khoa học và người dân, báo Tuổi Trẻ cho biết đến tối cùng ngày, bộ này cho biết việc nhận chìm chỉ cho phép tiến hành từng bước với sự quan trắc, giám sát chặt chẽ phẩm chất môi trường biển trong suốt quá trình thực hiện. Bộ này cũng khẳng định, dừng nhận chìm bùn thải nếu chỉ số nước biển vượt quy định. Tuy nhiên Tiến sĩ Nguyễn Tác An nói rằng Bộ cần giải thích rõ sẽ giám sát như thế nào và giải quyết ra sao. Ông nói thêm rằng việc “giảm thiểu tác động môi trường” khi phát triển kinh tế chính là nằm ở khâu giám sát này.

Đồng tình với quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Tác An về tác động của lượng bùn này đến hệ sinh vật đáy và gây vẩn đục mất cảnh quan, Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên trưởng Viện Khoa học – Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh bổ sung thêm rằng các rặng san hô ở khu Bảo tồn biển Hòn Cau cũng sẽ là nạn nhân:

Trước đó đáng lẽ phải có khảo sát tầng đáy biển có san hô hay không. Nếu có san hô mà đổ cả trầm tích nên san hô thì “tiêu” luôn! Tôi không được quan sát số liệu, hình ảnh cụ thể nên khó nói nhưng  tôi phỏng đoán là có san hô.

Theo tìm hiểu của chúng tôi,  khu bảo tồn biển Hòn Cau có diện tích 12.500 ha là nơi có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 km với gần 234 loại san hô và là bãi đẻ của nhiều loài tôm, cá, rùa biển, đồi mồi,… Ngoài ra, vùng biển xung quanh đảo Hòn Cau có sự hiện diện của trên 34 loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường nói rằng các chất bùn thải này không chứa độc tính tuy nhiên Giáo sư Lê Huy Bá nói khi chúng có thể kết hợp với các chất trong nước biển và trở thành chất độc:

Khi ở điều kiện yếm khí ở tầng đáy lại khác nhưng khi đổ xuống biển môi trường khác lại có tác động của các cation trong nước biển có thể trở thành chất đọc trong khi trước đó không hề độc. – GS. Lê Huy Bá

Khi ở điều kiện yếm khí ở tầng đáy lại khác nhưng khi đổ xuống biển môi trường khác lại có tác động của các cation trong nước biển có thể trở thành chất đọc trong khi trước đó không hề độc.

Tiến sĩ Nguyễn Tác An cho biết có rất nhiều cách khác để tận dụng nguồn bùn thải này như một nguồn tài nguyên vì đây là bùn và cát được nói là không độc. Tuy nhiên điều này đòi hỏi chi phí đầu tư cao mà theo ông những doanh nghiệp không tính toán lâu dài sẽ không làm, mà chọn cách đổ luôn xuống biển dẫu có thiệt hại thì cả xã hội gánh vác.

Đầu tháng 11 năm ngoái, công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép cơ quan chức năng “nhận chìm” hơn 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển. Lượng chất thải này gồm bùn, đất, cát trong quá trình nạo vét. Lúc bấy giờ báo trong nước dẫn lời Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói rằng quan điểm của ông là không thể đổ chất thải xuống biển. Sau đó Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cũng lên tiếng cho rằng nếu cho phép một công ty nhiệt điện ở tỉnh đổ chất thải xuống biển, việc này sẽ ảnh hưởng đến môi trường.

Báo chí Việt Nam mô tả dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 “gần như do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư.” Theo thông cáo của chủ đầu tư thì chỉ khoảng 5% vốn đầu tư của Việt Nam còn lại đến 95% là vốn Trung Quốc.

Cũng cần nói lại là nhà máy điện Vĩnh Tân số 1 nằm trong loạt bốn nhà máy điện Vĩnh Tân 1 đến 4 chạy bằng than, gây nhiều lo ngại từ công luận là sẽ gây ô nhiễm môi trường.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-risk-of-marine-environment-damage-from-the-sludge-of-thermal-power-plant-vinh-tan-one-07012017113356.html

 

Giới chức Ngoại giao Hoa Kỳ:

‘Dân chủ Việt Nam hiện trong tình trạng báo động’

Mỹ cần áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền

Nhân Ngày Vận động Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 7, giới chức ngoại giao, những nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam và những người quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam đã lên tiếng về việc Việt Nam tuyên án tù với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, về tình hình nhân quyền của Việt Nam hiện nay và những áp lực Hoa Kỳ có thể tạo cho Việt Nam nhằm thay đổi tình hình đó.

Chúng tôi đã nhận được báo cáo sáng nay về việc Việt Nam tuyên án 10 năm tù với một nữ hoạt động nhân quyền ôn hòa, một người đoạt giải Phụ nữ quả cảm quốc tế 2017, mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chúng tôi đã kêu gọi Việt Nam ngay lập tức phải thả tự do cho mẹ Nấm cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác và cho phép mọi công dân Việt Nam có quyền được bày tỏ ý kiến một cách tự do, ôn hòa mà không phải sợ bị trả thù.

Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng về những trường hợp cần được quan tâm đặc biệt, những trường hợp bị đàn áp, hành hung dã man, những trường hợp công an đàn áp người dân chỉ vì niềm tin tôn giáo của họ.
-Bà Virgina Bennett

Đó là phát biểu của bà Virgina Bennett, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về việc Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa tuyên án 10 năm tù cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước” tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 29/6.

Bà Virgina Bennett cũng là trưởng phái đoàn Hoa Kỳ tại cuộc Đối thoại Nhân Quyền Hoa Kỳ – Việt Nam diễn ra cuối tháng 5 vừa qua. Bà cho biết qua buổi đối thoại hai bên đã cùng nhau nhìn nhận nhiều vấn đề về nhân quyền còn tồn tại ở Việt Nam và phía Hoa Kỳ rất kỳ vọng vào những thay đổi của Chính phủ Hà Nội sau buổi đối thoại. Tuy nhiên bà cho biết phía Hoa Kỳ chưa dừng lại ở đó mà sẽ còn tiếp tục lên tiếng đấu tranh cho quyền con người của người dân Việt Nam:

Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng về những trường hợp cần được quan tâm đặc biệt, những trường hợp bị đàn áp, hành hung dã man, những trường hợp công an đàn áp người dân chỉ vì niềm tin tôn giáo của họ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục thúc giục các giới chức chính quyền giải quyết các vụ chanh chấp đất đai và những vụ bị cướp đất vì lý do tôn giáo. Và chúng tôi sẽ lên tiếng yêu cầu những nhóm tôn giáo phải được quyền thực thi tôn giáo của họ mà không bị hạch sách các thủ tục dài dòng. Tổng thống Donald Trump sẽ sang Việt Nam vào tháng 11 năm nay để dự hội nghị thượng đỉnh APEC và chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng những tiến triển về nhân quyền của Việt Nam rất quan trọng để mối quan hệ của hai nước đạt được tiềm năng tối ưu và chúng tôi dự tính sẽ lồng chuyện nhân quyền vào mọi vấn đề quan hệ song Phuong với Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn đài RFA về bản án 10 năm tù Việt Nam vừa tuyên phạt Mẹ Nấm, ông Grover Joseph Rec – Cựu đại sứ Mỹ ở Đông Timor nói rằng bản thân ông rất buồn khi nhận được thông tin này nhưng ông không lấy đó làm điều ngạc nhiên là vì:

Giới chức ngoại giao, những nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam và những người quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam đã lên tiếng về việc Việt Nam tuyên án tù với Mẹ Nấm. RFA

Thật không may là mẹ Nấm chỉ là một trong số rất nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Họ ban hành hàng loạt các điều luật nào là xâm phạm lợi ích quốc gia, nào là tuyên truyền chống nhà nước, rồi thì thông đồng với kẻ thù của Việt Nam. Nếu bạn ủng hộ tự do, dân chủ, nếu bạn chỉ trích chính sách của nhà cầm quyền, bạn có thể dễ dàng vi phạm những điều luật đó. Thậm chí có những người chỉ vô tình nói sai một điều gì đó cũng phải ngồi tù.

Nói về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, ông Rec cho rằng tự do, dân chủ của Việt Nam hiện đang trong tình trạng đáng báo động, nói thêm rằng đây là bản chất của chế độ:

Nếu bạn là một blogger và bạn muốn đăng bài nói rằng Việt Nam cần dân chủ hóa và cần đa nguyên đa đảng, khả năng lớn bạn sẽ phải lãnh kết cục trong tù. Họ nói là họ có tự do tôn giáo nhưng nếu người dân dùng quyền tự do tôn giáo đó để xâm phạm lợi ích quốc gia là phạm luật và họ bỏ tù rất nhiều người dân vì tội danh đó. Bạn muốn đi lễ ở nhà thờ thì phải lễ ở những nhà thờ do Nhà nước lập ra và quản lý. Nhiều người theo đạo Thiên chúa, Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài họ không muốn làm như vậy, họ muốn được thờ tự tại những nơi có giáo lý chân truyền của họ nhưng cũng vì vậy họ bị cho là phạm pháp.

Lên tiếng từ Việt Nam

Ngày Vận động Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 7 năm nay cũng có sự góp tiếng từ Việt Nam của một số nhà hoạt động xã hội dân sự. Cô Huỳnh Thục Vy, Chủ tịch Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam cho biết về hoạt động của hội:

Chúng tôi không chỉ hỗ trợ về công việc, mà còn trợ giúp nhân đạo và huấn luyện các chị em trong các chị em trong các cộng đồng đó về nhân quyền, bảo vệ nhân quyền.

-Cô Huỳnh Thục Vy

Công việc của chúng tôi là sát cánh với những phụ nữ dân oan, với những người nữ bất đồng chính kiến, những người bảo vệ nhân quyền mà là nữ giới, những cộng đồng bị ngược đãi như cộng đồng người thượng ở Tây Nguyên, đạo Cao Đài, nhóm Ân Đàn Đại Đạo. Chúng tôi không chỉ hỗ trợ về công việc, mà còn trợ giúp nhân đạo và huấn luyện các chị em trong các chị em trong các cộng đồng đó về nhân quyền, bảo vệ nhân quyền. Chúng tôi cũng viết báo cáo về nhân quyền, làm hồ sơ xin trợ cấp cho các trường hợp tù nhân lương tâm hay những trường hợp bị đàn áp, tra tấn cần trợ giúp khẩn cấp.

Nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển thì bày tỏ mong muốn được các tín đồ phật giáo Hòa Hảo ở Hoa Kỳ cũng kết nối, hỗ trợ các tín đồ trong nước trước tình trạng đàn áp ngày càng ráo riết của nhà cầm quyền:

Đặc biệt mong các vị làm việc chặt chẽ với dân biểu Alan Lowenthal để vận động, buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, tôn trọng quyền tự do tôn giáo của Phật giáo Hòa Hảo và các tín đồ Phật giáo khác. Tất cả các cộng đồng tôn giáo đều chịu sự đàn áp rất khắc nghiệt của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bởi vì họ không ghi danh, không chịu sự kiểm soát của ban trị sự do nhà nước dựng lên.

Ngay sau khi nhận được tin về bản án 10 năm tuyên cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một số tổ chức quốc tế khác như Ủy ban Bảo vệ Ký giả, Văn Bút Quốc tế… cũng lên án cho rằng đó là một bản án quá khắc nghiệt và những tiếng nói quốc tế tiếp tục kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho người chỉ ôn hòa bày tỏ quan điểm như blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/international-call-for-mothermushroom-s-release-06302017132258.html

 

Cưỡng chế đất, cơ sở tôn giáo và hệ lụy

Hòa Ái

Vụ việc Đan viện Thiên An trong thời gian qua liên tục bị lực lượng chức năng địa phương theo dõi, sách nhiễu thậm chí ra tay hành hung những tu sĩ tại đó do xung đột đất đai giữa tu viện Công giáo này với chính quyền Thừa Thiên-Huế.

Đây có phải chỉ là một vụ việc đơn lẻ? Và nếu tình trạng phổ biến sẽ dẫn đến hệ lụy gì?

Cơ sở tôn giáo bị trưng thu

49 héc-ta đất rừng thông thuộc sở hữu của Đan viện Thiên An, được Ty Điền địa Thừa Thiên-Huế chứng nhận từ năm 1959, bị chính quyền Thừa Thiên-Huế trưng thu hồi năm 1998 để xây khu du lịch mà không bồi hoàn một đồng nào cho Đan viện Thiên An.

Quá trình khiếu nại, kiện tụng từ địa phương đến trung ương trong suốt thời gian dài của các vị tu sĩ ở Đan viện Thiên An về 49 héc-ta đất rừng thông vừa nêu không được giải quyết.

Nếu gọi là một di tích lịch sử hay di tích về văn hóa thì phải được tôn trọng. Không phải chính quyền tôn trọng mà tất cả người dân cũng phải tôn trọng.

– TS. Sử học Nguyễn Nhã

Không những vậy, hồi đầu tháng 5 năm 2017, các vị tu sĩ còn bị chính quyền và những cơ quan truyền thông bôi nhọ với cáo buộc “có những phần tử xấu trong Đan viện Thiên An tàn phá rừng thông đặc dụng trên 60 năm tuổi”. Đơn thư yêu cầu giải quyết thông tin không đúng sự thật của Đan viện Thiên An được chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế hứa sẽ làm việc trong tháng 8 tới đây.

Tuy nhiên, trong hai ngày liên tiếp 28-29/6 vừa qua, một lực lượng đông đảo khoảng 100 công an, an ninh và côn đồ đến đập phá thánh giá cũng như hành hung các tu sĩ. Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi, người phát ngôn của Đan viện Thiên An cho RFA biết vụ việc xảy ra là do Đan viện quyết tâm bảo vệ 107 héc-ta tổng thể đất đai còn lại của Đan viện trước những dấu hiệu cho thấy chính quyền địa phương rắp tâm chiếm đoạt và bán cho các công ty Đài Loan.

Không chỉ Đan viện Thiên An mà nhiều cơ sở tôn giáo khác nhau từ Bắc vô Nam đều buộc phải ký vào các văn bản hiến tặng hoặc cho mượn đất đai và tài sản vật chất bởi sức ép của chính quyền Cộng sản sau năm 1975. Chúng tôi có thể trưng dẫn trường hợp điển hình như khu đất Tòa Khâm sứ cũ bị trưng dụng để xây dựng công viên hồi năm 2008, Nhà dòng nữ tu ở Vĩnh Long, thuộc Dòng thánh Phao Lồ bị tịch thu hơn 30 năm và đến năm 2008 nhà dòng bị mua bán để làm khu du lịch. Hay hai trường hợp mới nhất có thể kể đến gồm Chùa Liên Trì, ở quận 2, Sài Gòn bị cưỡng chế san bằng hồi đầu tháng 9 năm nay và tu viện Dòng Mến Thánh giá, giáo xứ Thủ Thiêm, được thành lập trên 177 năm, đứng trước nguy cơ bị giải tỏa và di dời do đề án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận mặc dù Chính phủ Việt Nam chủ trương hạn chế trưng dụng đất đai của các cơ sở tôn giáo, trong đó có Công giáo. Và đối với những cơ sở Công giáo đã hiến tặng cho chính quyền với mục đích được sử dụng vào từ thiện hay công ích xã hội mà nhận thấy việc sử dụng không còn theo như yêu cầu ban đầu thì các cơ sở này có nhu cầu cần dùng sẽ được chính quyền có thể xem xét trả lại. Thế nhưng, hầu hết các trường hợp xin xét duyệt được trả lại của các cơ sở tôn giáo đều không được chấp thuận.

Trả lời câu hỏi của RFA về khía cạnh lịch sử, văn hóa thì những di tích tôn giáo như nhà thờ, chùa chiền, đền miếu nên được bảo tồn và gìn giữ hay không, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã cho biết quan điểm của ông:

“Về nguyên tắc thì tất cả những gì liên quan đến di tích lịch sử văn hóa là không nên đụng tới. Bởi vì nếu đụng tới thì có hệ lụy không hay. Theo tôi, nếu gọi là một di tích lịch sử hay di tích về văn hóa thì phải được tôn trọng. Không phải chính quyền tôn trọng mà tất cả người dân cũng phải tôn trọng. Một quốc gia biết tôn trọng văn hóa lịch sử của mình thì tự nhiên đất nước đó sẽ phát triển. Bởi vì nếu tự hào với lịch sử văn hóa của mình thì mình sẽ có động lực để làm cho đất nước mình phát triển. Còn không biết khai thác và sử dụng thì theo tôi cuối cùng sẽ không hay.”

Hậu quả ra sao?

Mặc dù việc trưng dụng đất đai và tài sản tôn giáo tại Việt Nam trong suốt hơn 4 thập niên qua được chính quyền giải thích phục vụ cho nhu cầu xây dựng và phát triển quốc gia, nhưng hiệu quả từ việc làm này cho đến nay vẫn chưa có một thống kê chính thức nào được công bố. Ngược lại, một trong những hậu quả nghiêm trọng như Tiến sĩ Nguyễn Nhã đề cập đến “hệ lụy không hay” là sự xung đột giữa chính quyền với tôn giáo trong vấn đề tranh chấp đất đai. Nhà quan sát tình hình Việt Nam, Tiến sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng nhận định:

Việc đụng tới một cơ sở đất đai tôn giáo như Đan viện Thiên An thì rõ ràng có thể nói là một tình huống mà chính quyền đã hành xử cực kỳ thiếu ngôn ngoan.

– TS. Kinh tế Phạm Chí Dũng

“Qua việc đụng tới đất đai của tôn giáo, đặc biệt đụng tới đất đai của các cơ sở Công giáo thì điều đó không phải là chỉ ảnh hưởng đến niềm tin hay lòng tin của giáo dân đối với Chính phủ, chế độ hay đảng cầm quyền mà còn khuấy động cả một cuộc xung đột giữa Công giáo và Cộng sản mà đã từng xảy ra trong quá khứ. Đây mới là nguy cơ rất ghê gớm. Cho nên việc đụng tới một cơ sở đất đai tôn giáo như Đan viện Thiên An thì rõ ràng có thể nói là một tình huống mà chính quyền đã hành xử cực kỳ thiếu ngôn ngoan.”

Chúng tôi cũng tìm hiểu về ích lợi kinh tế, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đưa ra một ví dụ, diện tích đất 600 m2 của Chùa Liên Trì, vừa bị cưỡng chế, theo giá thị trường hiện tại có thể thu về 60 tỷ đồng. Theo suy luận của một nhà kinh tế, ông Phạm Chí Dũng cho rằng số tiền này là không lớn đối với chính quyền và hiệu quả kinh tế mang lại cho quốc gia từ diện tích đất đai của Chùa Liên Trì trong tương lai như thế nào thì chưa ai biết. Nhưng rõ ràng, thực tế cho thấy chính quyền quận 2 cưỡng chế đất đai Chùa Liên Trì sai luật theo Luật Đất đai 2013 cũng như vi phạm Luật Tố tụng Hành chính 2010.

Qua tìm hiểu và tiếp xúc với một số cơ sở tôn giáo ở Việt Nam bị trưng thu đất đai, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận sự phân hóa ngày càng lớn giữa chính quyền với tôn giáo trong tranh chấp đất đai đến mức các tổ chức nhân quyền thế giới lên tiếng cáo buộc Hà Nội không quan tâm gì về tâm linh, tín ngưỡng của người dân, thậm chí đàn áp tôn giáo qua việc cưỡng chế đất đai thờ tự và tu tập.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-grabs-from-churches-n-result-ha-06302017125701.html

 

Nữ bác sĩ Mai Khanh

tranh cử vào hạ viện vì cuộc chiến về y tế

Bà Mai Khanh Trần không khác nhiều đảng viên Dân Chủ khác chán nản hoặc bực bội kể từ khi ông Trump đắc cử tổng thống. Nhưng nữ bác sĩ nhi khoa 51 tuổi được biết đến trong cộng đồng ở Little Saigon, quyết định tham gia vào chính trường Hoa Kỳ để đem tiếng nói và hiểu biết của mình vào tiến trình làm luật, trong một thời kỳ mà y tế là một trong những chủ đề quan trọng nhất.

Giới quan sát ở Quận Cam, Nam California cho rằng việc bà Mai Khanh đắc cử là hầu như không thể xảy ra. Nhưng nhiều người tin rằng nếu có ai liên tục làm nên những kỳ tích trong cuộc đời mình, thì đó là bà Mai Khanh.

Năm 1975, bà tới Hoa Kỳ khi là một bé gái tị nạn 9 tuổi được cứu ra cuộc chiến ở Việt Nam, không có cha mẹ đi kèm. Bà đã trải qua những mùa hè hái dâu ở thôn quê Oregon, theo học đại học Harvard trong khi làm lao công. Bà trải qua hai lần ung thư vú và 8 cuộc thụ tinh trong ống nghiệm trước khi thụ thai ở tuổi 46.

Sau khi chứng kiến Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Y Tế Mỹ của đảng Cộng Hòa một cách nhanh chóng không ngờ, bà Mai Khanh quyết định phải tham gia chính trường, vì cho rằng Quốc Hội cần phải có những người thực sự hiểu vấn đề y tế.

Đối thủ của bà trong vòng sơ bộ của đảng Dân Chủ sẽ là cựu giáo sư hóa học Phil Janowicz. Nếu được đại diện cho đảng Dân Chủ, bà sẽ đối đầu với đương kim Dân biểu Cộng Hòa Ed Royce, người đã tái đắc cử lần gần đây nhất với 57% số phiếu.

Huy Lam / SBTN

http://www.sbtn.tv/nu-bac-si-mai-khanh-tranh-cu-vao-ha-vien-vi-cuoc-chien-ve-y-te/

 

Sau biệt phủ giám đốc sở tài nguyên,

Yên Bái ‘xác minh’ biệt phủ giám đốc công an

Sau vụ tai tiếng gia đình giám đốc sở tài nguyên và môi trường xây khu biệt phủ nguy nga bên một bờ hồ, nhà cầm quyền tỉnh Yên Bái được cho là đang xác minh thông tin gia đình giám đốc công an tỉnh sở hữu một khu biệt phủ khác trên một quả đồi.

Báo mạng VnExpress dẫn lời ông Chu Đình Ngữ, chánh văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, hôm Thứ Sáu 30/06 cho biết tỉnh đã giao cho cơ quan hữu trách kiểm tra thông tin, nói rằng gia đình thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, giám đốc công an tỉnh Yên Bái, là chủ sở hữu khu biệt phủ tại phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.

Cùng ngày, Thượng tá Trụ Văn Hải, phó phòng tham mưu công an tỉnh Yên Bái, nhận định rằng, luồng dư luận về tài sản của giám đốc công an tỉnh dù có thật hay không cũng ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an trong tỉnh này.

Mới đây, báo Giáo Dục Việt Nam đưa tin, một khu biệt thự được cho là thuộc sở hữu của gia đình Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu nằm trên một quả đồi, bên cạnh đường đôi Nguyễn Tất Thành, thuộc địa phận tổ 44, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, có diện tích trên 10,000 mét vuông.

Tờ Giáo Dục Việt Nam hiện là tâm điểm của những diễn biến đang được chú ý trên cả nước. Phóng viên Lê Duy Phong được báo này cử đi làm phóng sự đã bị công an tỉnh Yên Bái bắt giữ vì tội đòi hối lộ. Tuy nhiên, những chứng cứ khiến dư luận nghi ngờ rằng đây là một vụ gài bẫy.

Huy Lam / SBTN

http://www.sbtn.tv/sau-biet-phu-giam-doc-so-tai-nguyen-yen-bai-xac-minh-biet-phu-giam-doc-cong-an/

 

Hạ Viện thông qua dự luật về di dân bất hợp pháp

được tổng thống Trump ủng hộ

Washington DC. (Reuters) – Hai dự luật trấn áp di dân bất hợp pháp – được tổng thống Trump ủng hộ – vừa được Hạ Viện thông qua tại buổi bỏ phiếu chiều Thứ Năm 30/06.

Kết quả buổi bỏ phiếu thu hút sự chỉ trích của các nhà hoạt động vì quyền lợi của di dân. Những tổ chức dân quyền khác gọi chúng là mối đe doạ đối với nền tự do dân sự. Hạ Viện thông qua đạo luật “No Sanctuary for Criminals Act” với kết quả 228 trên 195, ngăn chặn sự tài trợ của liên bang cho khu vực được gọi nôm na là “thành phố trú ẩn”, những nơi không tuân thủ luật di trú của liên bang, hoặc không hợp tác với nhân viên di trú của liên bang.

Ngoài ra, Hạ Viện cũng thông qua dự luật “Kate’s law” với kết quả 257 trên 167, tăng mức phạt cho di dân bất hợp pháp bị trục xuất, nhưng vẫn quay lại Hoa Kỳ nhiều lần. Đạo luật đặt theo tên Kate Steinle 32 tuổi, bị bắn chết ở San Francisco năm 2015, trong khi đang đi dạo cùng cha. Hung thủ là một di dân bất hợp pháp, bị trục xuất 5 lần và bị kết án 7 lần. Trong số 167 phiếu phản đối dự luật “Kate’s law”, có 166 phiếu của đảng Dân Chủ.

Cả hai dự luật trên cần phải có sự chuẩn thuận của Thượng Viện mới có thể thành luật. Hiện nay đảng Cộng Hòa nằm quyền kiểm soát lưỡng viện, nên dự luật có thể được thông qua. (Mai Đức)

http://www.sbtn.tv/ha-vien-thong-qua-du-luat-ve-di-dan-bat-hop-phap-duoc-tong-thong-trump-ung-ho/