Tin Việt Nam – 01/06/2020
Cát Linh-Hà Đông: phía Trung Quốc cần gấp 50 triệu USD, không hứa thời hạn hoàn thành
Tổng thầu Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội dù không hứa ngày chạy tàu, nhưng lại đề nghị giao thêm số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác hoàn thiện.
Thông tin vừa nói được truyền thông trong nước loan hôm 1/6, theo báo cáo chính phủ gửi Quốc hội về một số dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, trong đó có dự án Đường sắt.
Cụ thể báo cáo nêu rõ, trong khi hồ sơ hoàn công và nghiệm thu chưa đủ điều kiện, cơ sở pháp lý; chưa đưa ra được cam kết thời gian hoàn thành bàn giao, thì Tổng thầu Trung Quốc tại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại cần 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống, đồng thời phải thanh toán toàn bộ cho Trung Quốc trước khi bàn giao
Cũng theo báo cáo, dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông dù cơ bản đã hoàn thành, nhưng còn một số các vướng mắc như thiết bị công nghệ khu Depot, đánh giá an toàn đoàn tàu, công tác vận hành và quyết toán….
Về việc Tổng thầu Trung Quốc cần 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao. Bộ Giao thông- Vận tải nêu rõ quan điểm, việc thanh toán phải tuân thủ theo quy định Hợp đồng EPC. Do đó, hai bên đồng ý sẽ xem xét các điều khoản hợp đồng trong vòng 15 ngày.
Trong báo cáo, Ban Quản lý Dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn vướng mắc để ‘sớm’ đưa dự án vào vận hành khai thác.
Tuy nhiên, Ban Quản lý Dự án trong báo cáo không cho biết ‘sớm’ là bao giờ và không có mốc thời gian cụ thể, dù đến nay dự án đã giải ngân hơn 14,7 nghìn tỷ đồng trong tổng số trên 15 nghìn tỷ đồng, đạt 81,9%.
Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, dài khoảng 13km, ban đầu dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.
Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án được Bộ Giao thông- Vận tải phê duyệt năm 2008 là 8,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vay Trung Quốc là hơn 400 triệu USD. Vào năm 2016, dự án được điều chỉnh lên hơn 18 ngàn tỷ đồng.
Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 ngàn tỷ đồng (tương đương trên 669 triệu USD).
Người dân chặn cổng Nhà máy thép
Hòa Phát – Dung Quất phản đối ô nhiễm
Người dân xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi sáng ngày 30/5 đã kéo đến chặn cổng Nhà máy thép Hòa Phát – Dung Quất sau nhiều ngày liên tiếp phải chịu đựng mùi hôi, khét từ khí thải Nhà máy.
Báo trong nước loan tin ngày 1/6, trích phát biểu của người dân nơi đây cho biết thêm từ ngày 22-30/5, mùi hôi, khét từ khí thải nhà máy vẫn tiếp tục xuất hiện nên phải cùng nhau phản đối.
Ông Ngô Văn Vương, Chủ tịch UBND xã Bình Thuận, có mặt tại hiện trường xác nhận rằng mùi hôi, khét rất nặng, rất khó chịu, ảnh hưởng đến các địa bàn dân cư trên toàn xã. Ngoài ra còn có khói từ nhà máy bay ra mù mịt đến khu dân cư, hình ảnh khá phức tạp và nhạy cảm.
Phía UBND xã Bình Thuận cũng xuống làm việc với công ty Hòa Phát nhưng tình trạng vẫn không được khắc phục.
Trưa ngày 30/5, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, ông Lý Thọ đã xuống trực tiếp khu vực Nhà máy để gặp gỡ, trao đổi nhân dân. Đồng thời giao trách nhiệm cho lãnh đạo Công ty thép Hòa Phát – Dung Quất phải cho kiểm tra hiện trường. Nếu có vấn đề gì trong quá trình vận hành khu vực Nhà máy thì có ý kiến với nhân dân về hướng khắc phục.
Bên cạnh đó, UBND xã Bình Thuận cũng đề nghị lãnh đạo Công ty thép Hòa Phát – Dung Quất cùng các ngành chức năng sớm có biện pháp giải quyết, tôn trọng cuộc sống, sức khỏe nhân dân, đảm bảo cho tình hình an ninh của địa phương được ổn định…
Phía người dân cho hay họ đã phải chịu đựng trong suốt thời gian dài vì mùi hôi, khét ảnh hưởng sinh hoạt.
Cập nhật vụ nhảy lầu tự tử
sau khi bị tuyên án 3 năm tù ở Bình Phước
Chiều ngày 29/5, ông Lương Hữu Phước, 55 tuổi – ngụ tại Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước , đã nhảy từ lầu 2 xuống đất tử vong tại sân của Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh sau khi bị tuyên án 3 năm tù với tội danh “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 1/6 cho biết luật sư hỗ trợ pháp lý cho ông Lương Hữu Phước đang làm đơn kiến nghị gửi TAND tối cao xem xét xử lý vụ án tai nạn giao thông liên quan.
Theo thông tin từ tờ Tuổi Trẻ, TAND tối cao đã yêu cầu TAND tỉnh Bình Phước rút hồ sơ về để xem xét.
Theo cáo trạng tại phiên xử phúc thẩm ngày 26/5, vào buổi trưa ngày 15/1/2017, ông Phước đến nhà một người bạn nhậu và sau đó chở anh Trần Hữu Quý (36 tuổi) đi hát karaoke.
Vì anh Quý không đội mũ bảo hiểm, ông Phước chở anh này về lấy. Trên đường về ông này đã rẽ trái không bật xi nhan và đi vào phần đường dành cho xe đi chiều ngược lại khiến bị một xe máy khác đâm phải. Tai nạn làm ông Phước bị thương nặng và anh Quý tử vong hai ngày sau đó.
Người điều khiển xe máy kia là anh Lâm Tươi bị xác định chưa có giấy phép lái xe và có nồng độ cồn khi điều khiển. Người này bị xử phạt hành chính nhưng không bị khởi tố.
TAND tỉnh Bình Phước huỷ án sơ thẩm, yêu cầu trả hồ sơ điều tra vì vi phạm tố tụng, thiếu sót chứng cứ quan trọng để buộc tội.
Đến tháng 12/2019, TAND Thành phố Đồng Xoài mở phiên sơ thẩm lần 2 và tuyên ông Lương Hữu Phước 3 năm tù khiến ông này kháng cáo kêu oan.
Luật sư của ông Phước nói sau khi toà tuyên y án phúc thẩm vào sáng 29/5, ông Phước đã về văn phòng luật sư với tình trạng bình thường, không tâm sự.
Báo trong nước nói trước khi đi đến trụ sở TAND tỉnh nhảy lầu, ông Phước đã đăng lên Facebook cá nhân nói sẽ tử tự. Dòng trạng thái bày tỏ mong muốn cái chết của bản thân sẽ làm thức tỉnh ngành tư pháp tỉnh Bình Phước.
Thêm vụ đình công
tại công ty Đài Loan ở Bình Dương
Gần 100 công nhân của công ty G.R.A của Đài Loan đã tập trung trước công ty ở khu công nghiệp Mỹ Phước, Bình Dương yêu cầu công ty trả sổ bảo hiểm để họ nhận các khoản trợ cấp nghỉ việc theo qui định.
Theo đại diện của Công an đồn tại KCN Mỹ Phước nói với truyền thông trong nước ngày 1 tháng 6 thì phía công ty đã giải thích và có thông báo cuối tháng 6 sẽ giải quyết hết các chế độ cho công nhân, nhưng công nhân không đồng ý.
Trong khi đó, trả lời trên mạng báo Tiền Phong, ông Đặng Tấn Đạt – Phó trưởng ban Chính sách – Pháp luật (Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương) cho hay, những người tập trung ở công ty đa số đã nghỉ việc nay quay lại đòi bảo hiểm. Liên đoàn Lao động đang làm việc với phía doanh nghiệp để giải quyết cho công nhân.
Tuần trước vào ngày 26/5, cũng tại Bình Dương, theo nguồn tin của RFA thì hơn 10 ngàn công nhân công ty Chí Hùng của Đài Loan cũng đã đình công đòi quyền lợi. Nguyên nhân được biết Công ty Chí Hùng thông báo công nhân sẽ phải nghỉ việc không lương 2 tháng do không có đơn hàng nhưng không thông báo cụ thể lúc nào công nhân sẽ đi làm trở lại. Vì lo lắng nên các công nhân đã đình công đòi lãnh đạo công ty giải thích.
Cuộc đình công đã trở nên tồi tệ hơn khi một nữ công nhân đang mang thai ngất xỉu vì bị chích điện và 4 công nhân khác bị công an bắt giữ. Tuy nhiên, sau sự vụ trên hầu hết báo chí trong nước đều đăng tải thông tin cho rằng một số công nhân bị kích động, có hành vi gây rối đã bị đưa về trụ sở công an làm việc.
Trả lời với truyền thông trong nước vào ngày 30/5, đại diện Công ty Chí Hùng cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong tháng 7 và 8 công ty không có đơn hàng nên sẽ tạm hoãn hợp đồng lao động với một số công nhân. Dù vậy, phía công ty chưa thông báo cụ thể về tình hình và chế độ hỗ trợ công nhân nên một số công nhân hiểu nhầm rồi đình công để đòi quyền lợi.
Hiện công ty vẫn đang sản xuất. Riêng các chính sách hỗ trợ (trong trường hợp tiếp tục thiếu đơn hàng dẫn tới phải tạm hoãn hợp đồng lao động), công ty sẽ thông báo sau ngày 20/6. Trong thời gian tới, công ty có khả năng thực hiện 2 phương án: Phương án 1- thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ với NLĐ và không trả lương trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ, còn việc hỗ trợ cho NLĐ trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ sẽ có thông báo sau ngày 20/6/2020. Phương án 2- đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Điểm C, Khoản 1, Điều 38 Bộ Luật Lao động 2012.
Được biết, qua giải thích của công ty, đến ngày 30/5, công nhân tại Công ty Chí Hùng đã hết đình công và trở lại làm việc.
Vụ án Hồ Duy Hải: Thiếu sót nghiêm trọng
khi pháp y không đưa ra thời điểm nạn nhân tử vong
khiến hung thủ có bằng chứng ngoại phạm?
Hiểu Minh
Luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích ở góc độ “hướng điều tra” của vụ án Hồ Duy Hải. Trong đó đề cập đến tình tiết là thời gian nạn nhân tử vong, vì nó khiến nghi can “lọt qua” do có tình tiết ngoại phạm. Đây là thiếu sót nghiêm trọng có hậu quả pháp lý lệch hướng điều tra, không bảo đảm xử lý đúng người phạm tội, bái viết thên báo Bảo vệ pháp luật.
Thiếu sót quá nghiêm trọng khi phía pháp y không đưa ra thời điểm nạn nhân tử vong
Trong các vụ án giết người, nạn nhân tử vong (phần lớn án truy xét vì không bắt được quả tang) như vụ án Hồ Duy Hải, Cơ quan Điều tra (CQĐT) truy xét trở lại những người có liên hệ qua điện thoại, email, trực tiếp… sát với thời điểm nạn nhân tử vong để lần tìm tung tích hung thủ. Cho nên xác định chính xác thời điểm hung thủ ra tay sát hại nạn nhân là vô cùng quan trọng trong điều tra vụ án.
Hồ sơ vụ án mô tả Hồ Duy Hải giết hại 2 nạn nhân được mô tả trong bản án phúc thẩm như sau:
Khoảng 19h ngày 13/1/2008, Hải đi xe mô tô của bà Rưỡi (dì ruột) đến bưu điện Cầu Voi, vào bên trong ngồi nói chuyện với chị Hồng. Khoảng 20h30′ Hải đưa tiền và kêu Vân đi mua trái cây. Khi chị Vân đi, Hải nảy sinh ý định quan hệ sinh lý với Hồng, nhưng bị chị Hồng phản ứng. Hải tức giận đánh vào mặt, bóp cổ, lấy thớt đập vào mặt và đầu làm chị Hồng bị ngất. Sau đó Hải lấy dao cắt vào cổ chị Hồng.
Căn cứ vào thời điểm mốc 20h30′, Điều tra viên triệu tập các nghi can và loại dần để tìm hung thủ. Khi thời điểm này bị sai, có thể hung thủ thật sự có tình tiết ngoại phạm (chẳng hạn lúc 20h30’ đang ở quán café). Ngược lại, người thật sự không phải hung thủ có thể không chứng minh được tình tiết ngoại phạm trong thời điểm này và vô hình chung người này bị đưa vào diện “nghi can đặc biệt” để điều tra viên tập trung hướng điều tra vào họ.
Vì tính chất quan trọng của thời điểm nạn nhân bị sát hại chết nên ngay khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, CQĐT phải yêu cầu bác sĩ pháp y đưa ra thời điểm nạn nhân chết để sàng lọc đối tượng. Trong vụ Hồ Duy Hải cả hai nạn nhân chết do vết cắt cổ sâu tới tủy xương nên nạn nhân tử vong ngay khi hung thủ ra tay.
Trong hồ sơ các vụ án giết người phải có hai thời điểm nạn nhân tử vong. Thời điểm thứ nhất là thời điểm do bác sĩ pháp y đưa ra bằng phương pháp khoa học từ các dấu tích tại thi thể, chẳng hạn “nạn nhân tử vong cách thời điểm khám nghiệm từ 15h đến 17h”. Thời điểm thứ hai do điều tra viên suy luận từ các lời khai, chứng cứ khác nhưng phải căn cứ từ thời điểm tử vong do pháp y đưa ra, chẳng hạn trong vụ án này là 20h30’ ngày 13/1/2008. Nếu hai thời điểm này chênh nhau thì phải làm rõ trở lại, kể cả khám nghiệm lại.
Thế nhưng, trong vụ án này thời điểm tử vong của hai cô gái không được phía pháp y đưa ra mà điều tra viên dựa vào các lời khai. Đây chính là sai lầm có thể dẫn đến chệch hướng truy tìm hung thủ.
Hai kết luận Giám định pháp y số 21/PY.08 và 22/PY.08 cùng ngày 17/1/2008 đều bỏ trống thời gian tử vong của hai nạn nhân. Đây rõ ràng là thiếu sót quá nghiêm trọng. Khi phía pháp y không đưa ra thời điểm nạn nhân tử vong, việc truy xét nghi can khó có thể chặt chẽ để tránh “lọt sàng” nghi can vì lúc đó điều tra viên không có cột mốc để suy luận ra thời điểm gây án.
Thời điểm nạn nhân tử vong khó có thể là 20h30’ như kết luận điều tra
Các bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi mô tả khá chi tiết các đặc điểm như sau:+ Biên bản khám nghiệm tử thi Nguyễn Thị Thu Vân lúc 11h40’ ngày 14/1/2008 không ghi nhận bất kỳ vết hoen ố nào ngoài da nạn nhân. Biên bản còn ghi “Bụng: da không trầy xước; Lưng: không thấy dấu vết gì” – Bút lục số 55 hồ sơ vụ án.
+ Biên bản khám nghiệm tử thi Nguyễn Thị Ánh Hồng lúc 12h10’ ngày 14/1/2008 không ghi nhận bất kỳ vết hoen ố nào ngoài da nạn nhân. Biên bản còn ghi “Lưng: không thấy dấu vết gì” – Bút lục số 57 hồ sơ vụ án. Ngoài ra Bản giám định pháp y số 21/PY.08 ngày 17/1/2008 đối với thi thể Nguyễn Thị Ánh Hồng cũng có kết luận “Bụng: da không trầy xước” – Bút lục số 60 hồ sơ vụ án.
+ Kết luận tại Bản giám định pháp y số 21/PY.08 ngày 17/1/2008 đối với thi thể Nguyễn Thị Ánh Hồng có kết luận “Dạ dày có chứa thức ăn đã nhuyễn, lượng ít” – Bút lục số 60 hồ sơ vụ án.
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường (bắt đầu lúc 8h10’ và kết thúc lúc 13h10’) ngày 14/1/2008 ghi “Trên sàn nhà nơi hai nạn nhân nằm có vũng máu đọng chưa khô hoàn toàn.” – Bút lục số 46 hồ sơ vụ án.
Sở dĩ nêu ra chi tiết các bút lục hồ sơ như trên để chúng ta thấy hiện rõ ba chi tiết, gồm: vũng máu chưa khô, cơ thể không có vết hoen ố và thức ăn đã nhuyễn trong dạ dày. Những chi tiết này đối chiếu với các công bố khoa học tại giáo trình pháp y cho thấy nạn nhân tử vong trong khoảng thời gian nào?
Thứ nhất, đối với dấu tích “Vết hoen tử thi”: Khi chết, trước 2h tử thi chưa xuất hiện hoen, từ 2 đến 10h hoen không cố định (bán cố định) và trên 10h sau chết hoen cố định. Nhưng các bản mô tả cho thấy trên thi thể cả hai nạn nhân không có vết hoen cố định nào. Điều này cho thấy khó mà suy ra các nạn nhân chết cách thời điểm khám nghiệm lên đến 15h đồng hồ (khám nghiệm lúc 11h40’ ngày 14/1 và điều tra kết luận chết lúc 20h30’ ngày 13/1).
Thứ hai, đối với dấu tích “Thức ăn nhuyễn trong dạ dày”: Cơm nhuyễn hoàn toàn biểu thị nó ở dạ dày đã hơn 3h. Nhưng đối với thức ăn khó tiêu hóa khác thì để thành nhuyễn phải ở trong dạ dày nhiều giờ
hơn. Chúng ta lưu ý khi cơ thể ngừng hoạt động thì tất cả các cơ chế tiêu hóa ở dạ dày ngừng theo. Nếu nạn nhân chết lúc 20h30′ thì phải ăn bữa tối trước 17h30′. Nhưng lúc 17h nhân chứng L.T.T.H. vẫn còn ở lại Bưu điện Cầu Voi với hai nạn nhân và chưa chuẩn bị bữa ăn tối, nên khó có thể cho rằng nạn nhân đã ăn tối trước 17h30’.
Ngoài ra chi tiết “Vũng máu chưa khô” cũng có thể cho thấy nạn nhân chết cách lúc khám nghiệm hiện trường (8h10’ ngày 14/1/2008) chưa lâu. Nếu nạn nhân chết lúc 20h30’, ngày 13/1 thì tới thời điểm khám nghiệm hiện trường vũng máu đã có thời gian lên tới gần 12h đồng hồ. Khi đó không thể có vũng máu chưa khô tồn tại.
Việc bác sĩ pháp y không đưa ra khoảng thời gian nạn nhân tử vong là một thiếu sót quan trọng tới mức dẫn đến việc điều tra viên không có căn cứ xác định thời gian hung thủ sát hại nạn nhân. Điều này dẫn đến nhiều khả năng có nghi can “lọt qua” do có tình tiết ngoại phạm, ảnh hưởng tới việc truy xét tội phạm. Đây là thiếu sót nghiêm trọng có hậu quả pháp lý lệch hướng điều tra, không bảo đảm xử lý đúng người phạm tội.
Trước đó luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải cũng đề nghị nhà chức trách làm rõ thời gian sát hại 2 nạn nhân, nếu xác định lúc 20h30 là quá sớm và có bằng chứng cho thấy Vân đi mua trái cây vào lúc 21h chứ không phải trước 20h30.
Cụ thể ông Phong đã đưa ra bằng chứng là vợ chồng người bán trái cây khai trong biên bản rằng lúc 20h45 – 21h ngày 13/1/2008, nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân đến mua trái cây tại đây. Như vậy thời gian gây án như kết luận 20h30 trước là sai lệch.
Ông nói rằng nếu xác định thời gian gây án lệch là hoàn toàn có thể dẫn đến khả năng sẽ bỏ lọt hung thủ thực sự.
Nhà báo liên tục bị đe doạ vì viết bài chống tiêu cực
Trong các ngày qua, một số nhà báo trong nước đã lên tiếng phản ánh việc họ và gia đình bị đe doạ vì đã có những bài viết phản ánh tiêu cực tại địa phương.
Cụ thể, VTC hôm 1/6 cho biết phóng viên của báo này là Nguyễn Vương, thường trú tại Huế, cho biết nhà báo đáo nhận cuộc gọi điện thoại từ ông Hồ Văn Hải, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Thiên An, đe doạ phóng viên này vì đã viết bài phản ánh việc công ty làm lễ khởi công dự án sân golf khi chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý được phê duyệt.
Theo VTC, sân golf do công ty Cổ phần Thiên An xây dựng ở thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên – Huế được khởi công hôm 30/5. Lễ khởi công sân golf có sự tham dự của lãnh đạo UBND thị xã Hương Thuỷ; nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế và nguyên lãnh đạo một số bộ ngành.
VTC đã phỏng vấn một lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên – Huế và được cho biết việc khởi công này là chưa phù hợp với quy định hiện hành.
Cũng trong ngày 1/6, báo Thanh Niên cho biết một nhà báo khác là bà Vũ Thị Hải, Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông thôn Ngày nay ở Hải Phòng đã bị kẻ xấu khủng bố bằng cách đổ chất bẩn vào nhà.
Theo Thanh Niên, vào sáng ngày 1/6, bà Vũ Thị Hải đã có đơn gửi Công an Quận Hải An, Công an TP Hải Phòng và các cơ quan báo chí, phản ánh việc kẻ xấu vào rạng sáng ngày 31/5 đã đổ dầu luyn pha mắm tôm vào cửa căn nhà ở Hải Phòng mà bà Hải vừa chuyển nhượng cho người khác trong tháng 5.
Trong đơn của mình, bà Hải cho rằng kẻ lạ mặt đổ chất bẩn vào cửa nhà bà vào rạng sáng ngày 31/5 nhằm mục đích đe doạ, khủng bố tinh thần, cản trở tác nghiệp báo chí của mình.
Bà Hải cho biết, thời gian gần đây, bà và đồng nghiệp ở Hải Phòng đã viết các bài phản ánh tiêu cực, sai trái ở một số đơn vị tại địa phương. Ngoài ra, bà cũng viết trên trang Facebook cá nhân phản ánh một số chủ trương của chính quyền Hải PHòng như định giao 99 ha đất để thanh toán dự án BT, chi tiền hàng trăm tỷ đồng mua ấm chén tặng người dân nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng.
Hà Nội dự kiến thu hồi
8000 m2 “đất vàng” cho thuê sai quy định
Chính quyền Hà Nội dự kiến trong tháng 6 sẽ thu hồi 8000 m2 đất ở vị trí đắc địa của thành phố đang cho thuê làm cửa hàng trưng bày ô tô (showroom ô tô) trái quy định.
Truyền thông trong nước, vào ngày 1/6, cho biết quyết định vừa nêu được thực hiện theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.
Cụ thể, khu “đất vàng” 8000 m2 đang cho thuê làm showroom ô tô nằm ở góc đường Phạm Hùng-Dương Đình Nghệ, quận Nam Từ Liêm và thuộc dự án “Đầu tư xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm ngành nghề truyền thống và dịch vụ kinh tế hợp tác, hợp tác xã”, do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án này có tổng diện tích mặt bằng gần 19.000m2, giao cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam quản lý và làm chủ đầu tư từ năm 2015. Tuy nhiên, dự án này được nói là đã bị phân nhỏ cho thuê trái quy định trong thời gian qua. Chính quyền quận Nam Từ Liêm từng phạt chủ đầu tư vi phạm hành chính 30 triệu đồng. Trong năm 2015, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng ra quyết định xử phạt hành chính do đã xây dựng sai với giấy phép được cấp.
Chính quyền thành phố Hà Nội dự kiến trong tháng 6 sẽ thu hồi 8000 m2 chủ đầu tư đang cho thuê làm showroom ô tô vì cho thuê không đúng quy định. Khu vực đất 8000 m2 và tòa nhà 6 tầng được xây trên khu đất này sẽ được đấu giá công khai, không làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Về giải quyết nghĩa vụ trong hợp đồng thuê đất giữa Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Công ty Cổ phần Lexus Thăng Long sẽ do hai bên thực hiện theo quy định pháp luật.
Phần diện tích đất còn lại chưa sử dụng của dự án, theo quy hoạch sẽ xây dựng tòa nhà 21 tầng, tiếp tục giao cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nếu có nhu cầu và đủ năng lực quản lý.
Chính quyền thành phố Hà Nội, đồng thời sẽ kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan sai phạm trong quản lý đất đai của dự án.
Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc
ký quyết định miễn Visa cho người ngoại quốc
vào đặc khu kinh tế Phú Quốc
Tin Vietnam.- Ngày 31 tháng 5 năm 2020, Facebook mang tên Quoc Thai Ly đã loan tải Quyết định số 80NQ-CP của ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam ký ngày 25 tháng 5 năm 2020 có nội dung, miễn visa cho người ngoại quốc nhập cảnh vào đặc khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2020.
Quyết định này được người dân hiểu là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã “rước voi về dày mả tổ”, mở đường cho người Trung Cộng vào Phú Quốc tự do, và vào Việt Nam như nhà không chủ.
Trước đó, vào ngày 21 tháng 4 năm 2020, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ký quyết định chính thức thành lập đặc khu kinh tế Vân Đồn ở tỉnh Quảng Ninh. Mặc dù đây là những quyết định rất quan trọng ảnh hưởng đến vận mạng quốc gia Việt Nam, nhưng so với tháng 6 năm 2018 thì lần này người dân Việt Nam, kể cả giới bất đồng chính kiến gần như không có phản ứng gì.
Một phần có thể vì những sự đàn áp mãnh liệt của nhà cầm quyền đối với những người tham gia cuộc biểu tình chống đặt khu vào tháng 06, 2018. Nhiều người đã bị bắt và bị tuyên án tù với 2 con số.
An Nhiên
EVFTA giúp hồi phục kinh tế Việt Nam
hậu Covid-19
Thanh Phương
Quốc Hội Việt Nam sắp chính thức phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu EVFTA, một hiệp định được xem là sẽ góp phần giúp hồi phục nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu Covid-19.
Với dân số hơn 500 triệu người, với GDP khoảng 15.000 tỷ đôla, chiếm 22% GDP toàn cầu, Liên Hiệp Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Một khi EVFTA có hiệu lực, hơn 99% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.
Trong báo cáo được công bố ngày 19/05, Ngân hàng Thế giới ước tính chỉ riêng việc tận dụng các ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ hiệp định EVFTA sẽ có thể giúp GDP của Việt Nam tăng 2,4% và xuất khẩu tăng 12% vào năm 2030, đồng thời thêm 100.000 – 800.000 người thoát nghèo vào năm 2030.
Nhưng hiệp định EVFTA đã được phê chuẩn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và đặc biệt châu Âu vẫn là khu vực có số ca nhiễm cao nhất thế giới. Dịch bệnh dĩ nhiên sẽ gây khó khăn trong ngắn hạn cho việc thực thi hiệp định EVFTA, nhưng sẽ tạo cơ hội lâu dài cho trao đổi thương mại giữa hai bên, nhờ xu hướng của các nước Âu Mỹ dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, như nhận định chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội ngày 21/05 vừa qua :
Phạm Chi Lan :Dịch bệnh chắc chắn là có tác động, bởi vì nhu cầu tiêu dùng giảm trên một loạt các sản phẩm, rồi nguồn cung cũng bị đứt gẫy, khả năng tài chính về đầu tư của các doanh nghiệp bị hạn chế đi. Tuy nhiên, tôi nghĩ là hiện tượng này sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định, chứ không lâu dài, bởi vì, về cơ bản, Liên Hiệp Châu Âu vẫn là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Cho nên, (hai bên) sẽ dần dần qua được thách thức lần này và điều chỉnh lại.
Khi đã điều chỉnh lại được tốt, thì tôi tin là sức bật mới sẽ còn lớn hơn, ví dụ như khi bớt được sự lệ thuộc vào Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu điều chỉnh lại một phần chuỗi cung ứng của mình, chuyển một phần sang các nước như Việt Nam, thì có thể là chuỗi cung ứng mới sẽ bền vững hơn, tạo được giá trị tốt hơn, tạo được những liên kết vững chắc, tin cậy lẫn nhau hơn, giữa các thành viên mới trong chuỗi cung ứng đó, từ đó làm cơ sở để bật lên tốt hơn. Cho nên, thách thức là rất lớn, nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy ở đấy một tương lai tốt hơn.
Châu Âu cũng sẽ dần dần ổn định thôi. Vả lại Việt Nam hiện nay xuất khẩu sang châu Âu chủ yếu là những mặt hàng giá rẻ, mang tính chất gia công. Trên cơ sở đó, nói thật là thu nhập của Việt Nam không có bao nhiêu, giá trị gia tăng qua các xuất khẩu đó không nhiều. Nên chăng là cùng nhau tìm kiếm những cơ hội mới, trong đó lượng xuất khẩu không nhiều, chẳng hạn như giày dép, hàng may mặc ít đi, nhưng sẽ có những mặt hàng khác có giá trị gia tăng cao hơn, thì về lâu dài sẽ tốt hơn cho Việt Nam.
RFI : Như vậy, theo bà thì EVFTA sẽ là một đòn bẩy thúc đẩy Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hóa để tiến tới một mức phát triển cao hơn ?
Phạm Chi Lan : Đúng vậy, đây là một sức ép, một thách thức, chẳng hạn như về xuất xứ hàng hóa, Liên Âu quy định rằng hàng xuất khẩu chỉ được hưởng những lợi ích về thuế khi bảo đảm được giá trị nội địa, giá trị cộng gộp nội khối là bao nhiêu, là 30 hay 40%. Đó là sức ép, là thách thức, nhưng đồng thời là cơ hội, là động lực để thay đổi. Nếu như (hàng xuất khẩu) có giá trị nội địa hay cộng gộp nội khối, thì lợi ích thật sự mới rơi vào tay doanh nghiệp Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Liên Hiệp Châu Âu, chứ nếu không thì những bên cung cấp phụ trợ như Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều hơn chính những doanh nghiệp đã phải chịu sức ép về mở cửa thị trường.
Cơ hội thoát Trung
RFI : Như vậy, theo bà thì dịch Covid-19 tuy có gây khó khăn ban đầu, nhưng về lâu dài cũng là cơ hội tốt, bởi vì hiện nay thế giới đều thấy rằng các nước phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, cho nên phải điều chỉnh lại hướng sản xuất và điều này là sẽ có lợi cho những nước như Việt Nam ?
Phạm Chi Lan : Tôi nhấn mạnh lại là không chỉ có lợi cho những nước như Việt Nam, mà có lợi cho chính các nước Liên Hiệp Châu Âu, hoặc Hoa Kỳ hay Nhật Bản, khi họ điều chỉnh lại, bởi vì sự lệ thuộc quá nhiều vào một nước nào đều không tốt. Bài học này thì rất cay đắng đối với Việt Nam rồi, kể cả các sản phẩm tiêu dùng trong nội địa. Nhiều khi hàng rẻ của Trung Quốc làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không còn cơ hội phát triển được nữa.
Đối với Liên Hiệp Châu Âu cũng tương tự như vậy. Hiện nay, các nước trong khối này cũng cần cấu trúc lại kinh tế của mình, cần tạo công ăn việc làm mới cho người dân. Ai cũng thấy rõ là một xã hội không thể chỉ có những người giàu, không thể chỉ có những doanh nghiệp thật lớn, mà rất cần những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người tạo công ăn việc làm cho xã hội. Bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc đi thì sẽ tăng thêm cơ hội cho người bản xứ. Như sự cay đắng ở Ý chẳng hạn, khi để cho ngành may mặc rơi vào tay Trung Quốc quá nhiều, thì những thương hiệu của Ý bán với giá Ý, nhưng tất cả những lợi ích đều rơi vào tay người Trung Quốc.
Tôi tin là hiệp định này sẽ mang lại những cơ hội mới cho cả Việt Nam lẫn Liên Hiệp Châu Âu để cùng nhau nâng sự phát triển lên một thời kỳ mới. Điều này chắc chắn mang lại lợi ích rất lớn cho Việt Nam, khi Việt Nam đang rất muốn chuyển giai đoạn phát triển của mình, thoát ra khỏi tình trạng gia công như lâu nay, kể cả đối với đầu tư nước ngoài chủ yếu cũng là gia công, dựa trên lao động giá rẻ, công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp.
Việt Nam đang rất muốn vượt lên trong chuỗi giá trị, sử dụng lao động có chất lượng cao hơn, kỹ năng cao hơn, mang lại giá trị cao hơn cho nền kinh tế. Mặt khác, Việt Nam cũng đang rất muốn thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc, bởi vì ngoài những nhân tố như các nước khác, bị đứt gãy về chuỗi cung ứng, Việt Nam còn đang bị những thách thức rất lớn về an ninh quốc phòng, với những hành động gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tình hình đó, Việt Nam muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc càng nhanh càng tốt. Nhưng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, thì rất cần những đối tác lớn mạnh của Việt Nam như Liên Hiệp Châu Âu, hoặc Hoa Kỳ, hoặc Nhật Bản tham gia nhiều hơn nữa.
Việt Nam cần nâng cao năng lực thực thi EVFTA
Trong báo cáo được công bố ngày 19/05, Ngân hàng Thế giới cũng nhận định là những lợi ích từ hiệp định EVFTA là « cần thiết để duy trì thành quả kinh tế tích cực trong lúc quốc gia ứng phó với đại dịch Covid-19 ». Nhưng định chế tài chính quốc tế này nhấn mạnh rằng Việt Nam « cần hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực thực thi để gặt hái đầy đủ lợi ích của hiệp định EVFTA ».
Cụ thể, theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần nâng cao năng lực thực thi ba vấn đề chính: các quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ cho cây trồng và vật nuôi và cơ chế xử lý tranh chấp giữa nhà nước – nhà đầu tư. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho rằng lợi ích từ việc tham gia những hiệp định thương mại thế hệ mới như EVFTA và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ còn lớn hơn nữa nếu Việt Nam thực hiện nghị trình cải cách kinh tế và thể chế toàn diện.
Theo lời ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, « nếu hành động kiên quyết nhằm thu hẹp khoảng cách về năng lực triển khai và tính tương thích pháp lý, Việt Nam có thể tận dụng tối đa hiệp định thương mại này, với những lợi ích trực tiếp ước tính ở mức lớn chưa từng có trong lịch sử ». Ông Ousmane Dione cũng cho rằng, « với COVID-19 là nút khởi động lại và EVFTA là nút tăng tốc, đây là thời điểm hoàn hảo để theo đuổi những cải cách trong nước sâu rộng hơn. »
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho rằng yêu cầu về quy tắc xuất xứ là một trong những thách thức chính mà Việt Nam phải vượt qua. Ngay cả khi sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, các nhà nhập khẩu của Liên Hiệp Châu Âu chưa chắc đã công nhận nguồn gốc đó, vì sản phẩm của Việt Nam nói chung còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Báo cáo chỉ ra rằng trong các ngành chế tạo chế biến xuất khẩu chủ chốt, phần lớn đầu vào vẫn nhập khẩu từ các quốc gia khác (chẳng hạn 62% trong lĩnh vực điện tử và 53% trong lĩnh vực xe hơi).
Đồng thời, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm chặt chẽ của châu Âu đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện các biện pháp vệ sinh dịch tễ một cách minh bạch và nhất quán hơn.
Ngoài ra, theo Ngân hàng Thế giới, với việc EVFTA được phê chuẩn, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng lên, số lượng đơn thư khiếu nại thương mại cũng sẽ tăng theo. Định chế tài chính quốc tế này khuyến nghị Việt Nam nên đẩy nhanh việc hình thành Cơ chế Xử lý Khiếu nại Đầu tư Một cách Hệ thống để xử lý tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư. Cuối cùng, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị là, để tối đa hóa lợi ích của EVFTA, các chính sách hỗ trợ khôi phục kinh tế sau Covid-19 cần ưu tiên các ngành hàng chủ chốt chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu.
Virus corona:
Người Việt ở Berlin đang sợ dịch như sợ ma?
Nguyễn Hải Nghĩa Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Berlin
“Nhiều lắm, hàng trăm người Việt dính Covid rồi. Sợ quá!”
“Tụ họp đánh bạc, liên hoan sinh nhật hàng trăm người, làm gì chả chết.”
“Cứ lây lan tốc độ này chả mấy chốc thì chết hết.”
“Nghe nói nhà N., nhà K. cả nhà H. dính rồi đấy. Nhà T. cũng bị. Ông M. vừa kể mình thế mà.”
“Chả dám đi chợ người Việt nữa”…
Người Việt ở Berlin: ‘Tôi mong sớm hết đại dịch Covid-19 vì…’
Covid-19: Nước Đức điềm tĩnh, người Việt vẫn hoang mang
Người Việt và virus corona tại Nga
Những mẩu đối thoại như vậy đang sôi nổi ở Berlin mấy ngày qua. Không khí cộng đồng người Việt ở Đông Berlin đang nóng nhanh gấp nhiều lần so với thời tiết vẫn đang đủng đỉnh mãi chưa chịu ấm hẳn ở Đức.
Nỗi sợ
Người Việt Berlin khuyên nhau “Có bệnh thì cứ công khai cho mọi người biết để thông cảm giúp đỡ chứ ai lại cứ giấu bệnh đi như thế?”
Trời, bài học các “phạm nhân Covid” mang số 17, 19, 21… vài tháng trước với đầy đủ mặt mũi, địa chỉ đăng đầy trên báo Việt trong nước, họ bị ném đá tơi bời, bao người còn nhớ như in.
Công khai danh tính, bị người người lánh xa, tẩy chay hàng hóa, dịch vụ của mình, trung tâm mua bán của mình thì sẽ sống làm sao?
“Mọi người không nên kỳ thị những người bị nhiễm Covid-19, họ đáng thương hơn đáng giận”, bà con ở Berlin lại khuyên nhau.
Đó là lời khuyên rất có tình, nhưng rất tiếc chưa được trải qua thử thách thực tế xem có dễ dàng áp dụng hay không?
Hỏi các nhà báo cả Tây và Ta, có ai biết con số chính xác bao nhiêu người Việt ở Berlin bị dính Covid -19 không?
Tất cả đều lắc đầu, làm sao mà biết được? Luật “Datenschutz”/”Bảo vệ dữ kiện cá nhân” chắc gì có cơ quan nào người ta dại dột cung cấp cho số liệu đó, biết đâu lại làm mồi ngon cho đám cực hữu chống người nước ngoài có lý do để bài xích người Việt?
“Đã có ai là người Việt bị chết chưa?”
“Chưa! Chỉ thấy nói về một trường hợp ở tít bên Tây Đức thôi, bởi có bệnh nền nặng thật”.
Mấy cuối tuần vừa qua có nhiều cuộc biểu tình rầm rộ ở Đức, nhiều nhất ở Berlin đòi xóa bỏ các giới hạn phong tỏa. Khỏi lo đi, các sinh hoạt chính trị ở Đức có thấy bóng người Việt nào tham gia bao giờ đâu mà sợ lây nhiễm ở đó.
Đi dạo, đạp xe, thể thao trong công viên, trong rừng.v.v… nói thật, vốn dĩ không phải là thói quen phổ biến của người Việt ta.
Có chăng chỉ một vài nhóm các bà, các chị túm năm, tụm ba rủ nhau ra công viên tranh thủ biểu diễn thời trang áo dài sặc sỡ, được người bản xứ rất để ý dõi theo mà thôi.
Một hai tuần nay người ta bắt gặp trên đường phố Berlin càng ngày càng nhiều hơn cảnh người Đức, đặc biệt người Thổ, người Ý gặp nhau tay bắt, mặt mừng, họ thậm chí ôm hôn nhau thắm thiết.
Người Việt ta gặp nhau có mấy khi thế, thường chỉ nhìn nhau bẽn lẽn, nên Covid-19 đâu có mấy cơ hội.
Nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng
Nhưng ngược lại phải công nhận rằng “tình làng, nghĩa xóm”, thói quen “tắt lửa tối đèn có nhau” của người Việt lại chính là liên lạc viên dẫn đường cho virus corona tới với dân ta rất tốt.
“Chiến dịch may khẩu trang” gặp nhau bàn soạn nhiều, vài ba gia đình gặp gỡ “cho trẻ nó chơi với nhau”, tới nhà nhau thắp hương chia buồn gia đình có hậu sự, đặc biệt tặng quà cáp, mua bán giúp nhau thứ nọ thứ kia, cho nhau đồ ăn thức uống mà không hề nghĩ rằng các đồ vật bị sờ, nắm chung nhau là những ngả lây lan rất tiện lợi.
Còn tin đồn rằng có cả “ổ bạc người Việt” bị cảnh sát Đức bắt quả tang, có tới mấy chục người xúm xít tham gia, số tiền phạt nghe nói tới cả chục nghìn. Song điểm qua các đầu báo chí Đức trong cả nước và riêng Berlin tuần qua chẳng hề thấy có mẩu tin nào nói về vụ này cả.
Vậy từ đâu ra con số hàng trăm người Việt đột nhiên bị dính nhiễm Covid-19 ở Berlin?
Các con số thống kê của cơ quan y tế Berlin họp báo hàng ngày công bố cho thấy, số lây nhiễm ở Berlin trong tuần lễ 25-31/05/2020 tăng chậm, không có đột biến lớn. Từ 6641 người hôm 24/05 lên 6799 người vào 31/05, tức tăng khoảng 158 người (trong khi dân số cả Berlin vào khoảng hơn ba triệu rưỡi).
Quận Lichtenberg ở phía Đông Berlin được mệnh danh là “thủ phủ”, “Hà Nội thu nhỏ” của người Việt Nam ở Đức, nơi có rất nhiều người Việt làm ăn, sinh sống ở đây, từ đầu mùa đại dịch lại luôn là nơi có số người dương tính thuộc loại thấp nhất Berlin.
Trong tuần lễ vừa rồi có ngày tăng cao nhất là chín người, còn lại thường chỉ một, hai người, thậm chí có ngày không hoàn toàn. Không lẽ chín trường hợp kia hoàn toàn là người Việt Nam? Con số chín sao có thể so với con số “hàng trăm”?
Từ đâu ra những tin đồn “rất nhiều người Việt ở Berlin dính Covid-19” vậy?
Các doanh nhân thuộc các trung tâm mua bán lớn ở Berlin tìm mọi cách bào chữa cho mình rằng nếu có dịch bùng phát thì phải là từ trung tâm khác chứ không phải từ trung tâm của mình.
Ai cũng lo không bán được hàng, bị đóng cửa tiệm. Họ đùn đẩy “trách nhiệm gây bùng phát dịch” cho nhau cứ như hai quốc gia lớn Mỹ – Trung thời gian vừa qua vậy.
Một số “nhà báo cộng đồng” người Việt ở Berlin sốt sắng đưa ra các tin tức, cảnh báo nóng hổi về dịch bệnh bùng phát kèm các lời khuyên giải mà chẳng ai có cách nào kiểm chứng được.
Người Việt ở Berlin hoang mang, không ít người đổ xô tới một số phòng mạch xin được xét nghiệm. Họ tới đông quá khiến các nhân viên y tế ở đây tá hỏa.
Mặc dù hai ngày 31/05 và 01/06 là ngày lễ, Hội Người Việt Nam ở Berlin kết hợp với một số tổ chức và cá nhân khác đã phải lo tổ chức hẳn hai buổi xét nghiệm riêng cho người Việt Nam tại một địa điểm gần chợ Đồng Xuân, dự kiến sẽ có khá đông người đến thử.
Ai sống hợp pháp, có bảo hiểm thì được xét nghiệm miễn phí, không giấy tờ tùy thân thì phải trả tiền mặt tại chỗ 96 euro.
Vì sao với đại dịch Covid-19 này, cộng đồng người Việt ở Berlin lại tỏ ra có sự khác biệt so với con số hơn 3,5 triệu cư dân còn lại của thủ đô Berlin như thế, với những nỗi lo sợ riêng, cách thức đối phó với dịch riêng?
Có lẽ cũng phải nói rằng với mức độ lây nhiễm Covid-19 ở châu Âu như vừa qua (trong khi Đức là quốc gia được đánh giá khá thành công trong công tác chống dịch) thì việc nếu có người Việt bị lây nhiễm cũng là điều tất yếu, hoàn toàn bình thường, không thể là ngoại lệ.
Quá trình phòng ngừa lây lan, phát hiện và chữa trị cho bệnh nhân người Việt cũng được hoàn toàn chú trọng như mọi sắc dân khác ở đây. Giả sử có xuất hiện “ổ dịch” bất thường trong cộng đồng người Việt, chắc chắn ngành y tế Đức cũng sẽ đặc biệt quan tâm tới với mức độ không khác gì đối với những nơi khác.
Thận trọng giữa người Việt với nhau không nên có nghĩa là mất cảnh giác với khả năng lây nhiễm từ những người thuộc các sắc dân khác.
“Virus corona như con ma ấy,” một chị bán hàng lớn tuổi nói. Chẳng nhìn thấy nó và cứ bị nó lởn vởn ám ảnh quanh mình suốt ngày, nhập vào mình lúc nào không hay.
Nhưng có nên sợ Covid-19 như sợ con ma?
Mọi biện pháp chống dịch được qui định rộng rãi, thống nhất rất chặt chẽ, rõ ràng cho tất cả mọi người dân. Tin tức về diễn biến dịch bệnh được truyền đi từng giờ, từng ngày trên rất nhiều phương tiện truyền thông có uy tín của Đức. Vấn đề còn lại chỉ là bà con ta có chịu khó cập nhật thông tin hay không thôi.
Không nghe những lời đồn đoán, đừng dễ tin vào các thông tin “ma” để rồi chỉ lại vô tình thổi phồng sự sợ hãi con virus corona như sợ con ma mà thôi.
Bài thể hiện quan điểm riêng của Nguyễn Hải Nghĩa, hiện sinh sống tại Berlin, CHLB Đức.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52877681
Hàng chục ngàn người Việt trở thành nạn nhân
của các công ty Trung Cộng cho vay nặng lãi
Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 31 tháng 5 năm 2020 loan tin, hàng chục ngàn người Việt, chủ yếu là những người trẻ đã trở thành nạn nhân của người Trung Cộng với hình thức vay tiền qua ứng dụng trên mạng (app).
Một nữ công nhân 28 tuổi, quê ở Tây Ninh là nạn nhân của nhóm cho vay nặng lãi Trung Cộng kể, vào tháng 7 năm 2019, do chị cần tiền đóng lãi ngân hàng mà lương chưa nhận được nên đã vay 1 triệu đồng qua app, với thời hạn 1 tuần phải trả 1.3 triệu đồng. Nhưng thực tế, nữ công nhân này chỉ nhận được số tiền vay là 900,000 đồng.
Đến thời gian trả nợ mà chị chưa nhận được lương, nên đành vay 2 triệu đồng qua app OneClickMoney để trả nợ cho app vay trước. Như vậy, chỉ sau 3 tháng, từ số tiền vay nhận được chưa ban đầu chưa đến 1 triệu đồng mà nữ công nhân này đã phải mang nợ số tiền cả gốc lẫn lãi là 20 triệu đồng.
Và đến Tết năm 2020 vừa qua, số nợ chị phải trả là 54 triệu đồng. Với số nợ này, cộng thêm việc bị thất nghiệp do dịch nên nữ công nhân không còn khả năng trả nợ nên đã bị nhóm cho vay khủng bố, bôi nhọ hình trên facebook.
Theo báo Tuổi trẻ, lãi suất mà nhóm người Trung Cộng áp dụng cho người Việt vay nợ là 1,000%/năm.
Thông tin từ Công an Cộng sản cho biết, có khoảng 60 đến 70 công ty của Trung Cộng vào Việt Nam lập công ty, thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền qua online với lãi suất cao “cắt cổ”, và đã có hàng chục ngàn người Việt trở thành nạn nhân của chúng.
An Nhiên
CSVN sẽ tham gia cuộc tập trận
vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2020?
Tin từ Hà Nội: Gần đây, Hải quân Hoa Kỳ chính thức mời quân đội cộng sản Việt Nam tham dự cuộc tập trận mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2020, tuy nhiên, chưa rõ Hà Nội có cử lực lượng hải quân đi tham dự cuộc tập trận có sự tham gia của 25 quốc gia nhưng không có Trung Cộng.
Việc tham gia của hải quân cộng sản Việt Nam có thể không làm hài lòng Bắc Kinh vì Hoa Kỳ không mời hải quân của Trung Cộng. Lý do không mời là thái độ hung hăng của Trung Cộng trên biển Đông.
Trong khi chưa có tuyên bố chính thức từ Bộ quốc phòng cộng sản Việt Nam thì báo Kiến Thức viết rằng việc tham gia RIMPAC 2020 sẽ giúp hải quân Việt Nam có cơ hội nâng cao khả năng trình độ tác chiến với các quốc gia có nền hải quân tân tiến và phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Australia.
Trang tin Vietpage đưa tin về khả năng Việt Nam sẽ cử 2 tàu hộ vệ gắn hoả tiễn Gepard tham gia.
Cách đây 2 năm, cộng sản Việt Nam cử quan sát viên tham dự RIMPAC 2018. RIMPAC2020, với chủ đề “Khả năng–Thích ứng–Đối tác,” sẽ diễn ra vào giữa tháng 8 trên vùng biển Hawaii. Mọi lần trước, cuộc tập trận đã diễn ra 2 tháng. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, cuộc tập trận lần này chỉ diễn ra trong 2 tuần và cắt giảm một số hạng mục để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm bệnh cho các đồng minh.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/csvn-se-tham-gia-cuoc-tap-tran-vanh-dai-thai-binh-duong-rimpac-2020/
Việt Nam ‘cần ngoại giao không quân’
khi Trung Quốc tính lập ADIZ Biển Đông
Trung Quốc chuẩn bị cho kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bên trên Biển Đông kể từ năm 2010, báo South China Morning Post đưa tin hôm 31/5, dẫn lời một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc.
Chuyên gia về Biển Đông Hoàng Việt nói với VOA rằng một trong những việc Việt Nam cần làm để chống động thái trên của Trung Quốc là gia tăng giao lưu không quân với các nước, đặc biệt là Mỹ.
Bản tin của South China Morning Post dịp cuối tuần dựa vào nguồn tin ẩn danh trong Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc cho hay rằng vùng ADIZ được hoạch định sẽ bao trùm các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông đang có nhiều tranh chấp.
Mặc dù Trung Quốc hiện kín tiếng về chủ đề này, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói hôm 4/5 rằng họ có biết về kế hoạch của Trung Quốc.
Theo lời nguồn tin của South China Morning Post, giới hữu trách Trung Quốc còn đang chờ thời điểm thích hợp để tuyên bố về ADIZ ở Biển Đông.
Vẫn nguồn tin này cho hay Trung Quốc bắt đầu có ý tưởng về cả ADIZ ở Biển Đông lẫn ADIZ ở Biển Hoa Đông vào năm 2010. Tuy nhiên, ADIZ ở Biển Hoa Đông đã được Trung Quốc tuyên bố năm 2013, sự kiện đã dẫn đến những phản đối cả bằng lời nói và hành động từ các nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ông Lu Li-Shih, một cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan ở Cao Hùng, nói trong bài báo của South China Morning Post rằng việc xây dựng và lắp đặt thiết bị trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông trong mấy năm gần đây, nhất là các đường băng và hệ thống radar trên các đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn, đều nằm trong kế hoạch của Bắc Kinh về ADIZ.
Dựa trên các ảnh vệ tinh của Israel và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, Mỹ, ông Lu chỉ ra rằng quân đội Trung Quốc đã triển khai máy bay cảnh báo sớm KJ-500 và máy bay tuần tiễu săn ngầm KQ-200 ở đá Chữ Thập. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng chuẩn bị cơ sở vật chất để sớm đưa máy bay chiến đấu ra bãi đá này để cùng các máy bay kia tiến hành tuần tra trong khuôn khổ ADIZ, ông nói.
Một nguồn tin ẩn danh khác trong quân đội Trung Quốc nói với South China Morning Post rằng nước này vẫn chần chừ chưa tuyên bố về ADIZ trên Biển Đông vì còn phải cân nhắc các vấn đề về “kỹ thuật, chính trị và ngoại giao”.
Theo lời nguồn tin thứ hai này, Bắc Kinh ý thức được rằng Biển Đông rộng lớn hơn nhiều Biển Hoa Đông, vì vậy, sẽ cần đến nhiều nguồn lực hơn mới có thể tuần tra đầy đủ.
“Vấn đề thực tiễn nhất là Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc trước đây không đủ khả năng điều động chiến đấu cơ để đuổi máy bay nước ngoài xâm phạm Trung Hoa Nam Hải [tức Biển Đông], mà biển này rộng lớn gấp vài lần so với Trung Hoa Đông Hải [tức Biển Hoa Đông], và sẽ tốn chi phí khổng lồ cho vùng ADIZ đó”, nguồn tin thứ hai nói với South China Morning Post.
Trong khi Trung Quốc tự nhận hầu hết Biển Đông là thuộc chủ quyền của họ, các nước Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia cũng có những tuyên bố chủ quyền về từng phần của vùng biển.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt, một chuyên gia về Biển Đông, nhận định với VOA rằng việc Bắc Kinh chính thức tuyên bố về ADIZ trên Biển Đông là điều “sớm muộn sẽ diễn ra” vì động thái này “hỗ trợ” cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Ông phân tích với VOA về những hệ lụy có phần chắc sẽ xảy ra với Việt Nam và các nước liên quan:
“Thứ nhất nó đe dọa những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Nó cũng sẽ đe dọa những tuyên bố chủ quyền của một số quốc gia ASEAN cũng về khu vực Trường Sa. Thêm nữa, đây là vùng biển rộng lớn, trên đó có bầu trời rộng lớn. Nếu tất cả máy bay đi ngang qua phải xin phép, thì không chỉ Việt Nam mà rất nhiều quốc gia phải xin phép Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các chuyến bay, ảnh hưởng đến nguyên tắc tự do hàng không”.
Chuyên gia là thành viên Ban Nghiên cứu Luật Biển, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, lưu ý rằng một khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ ở Biển Đông, Việt Nam và các nước liên quan “phải phản đối” để Bắc Kinh không có cớ nói rằng Trung Quốc đã thể hiện chủ quyền ở đó mà không bị phản bác.
Vẫn thạc sĩ luật Hoàng Việt nói thêm rằng bên cạnh phản đối bằng lời, các nước cần “tiếp tục sử dụng lực lượng máy bay của mình ở trên đó”. Ông nhắc lại sự kiện năm 2013 và nói cách làm này phải trên cơ sở “có thực lực”:
“Năm 2013, Trung Quốc đã tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên vùng Biển Hoa Đông. Một số nước đã thách thức ngay, trong đó có Nhật Bản, Hoa Kỳ. Nhưng những quốc gia này có tiềm lực mạnh mẽ về không quân, về hải quân, và Trung Quốc phải lo ngại. Chứ còn nếu Việt Nam [cho máy bay] lên thì rất có thể là nguy hiểm”.
Tuy Việt Nam có thể gặp khó về mặt hành động ở thực địa, song theo chuyên gia Hoàng Việt, Hà Nội vẫn có một số lựa chọn, trong đó ông nhấn mạnh đến việc Việt Nam cần phải kêu gọi các nước khác phản đối Trung Quốc, nhất là phối hợp với ASEAN.
Theo ông Việt, trong đàm phán giữa ASEAN với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, COC, Việt Nam cần phải thuyết phục các nước ASEAN đồng ý về một nội dung là khối này sẽ không chấp nhận một quốc gia đơn phương tuyến bố lập ADIZ trên Biển Đông.
Một con bài khác Việt Nam có thể sử dụng là tăng cường “giao lưu” về không quân với các nước. Điểm lại những năm gần đây, chuyên gia Hoàng Việt cho rằng Việt Nam đã làm “rất tốt ngoại giao hải quân” với việc đón tiếp nhiều tàu chiến Mỹ, đặc biệt là có cả một số tàu sân bay.
Ông Việt xem đó như một động thái để “răn đe” Trung Quốc, và đưa ra quan điểm rằng Việt Nam cần tiến thêm một bước là “mở cửa bầu trời” để tiến hành “ngoại giao không quân” bên cạnh “ngoại giao hải quân”. Chuyên gia này chia sẻ thêm với VOA một thông tin riêng mà ông nắm được:
“Tôi được nghe thông tin là Hoa Kỳ muốn cho máy bay P8 Poseidon hạ cánh ở một số sân bay của Việt Nam để giao lưu. Phía Việt Nam vẫn đang xem xét. Tôi nghĩ rằng việc cho các máy bay quân sự tối tân của Hoa Kỳ giao lưu với Việt Nam trong vùng bầu trời này cũng tạo ra khả năng răn đe tốt đối với Trung
Quốc, và cũng góp phần thách thức tuyên bố phi pháp của Trung Quốc về khu vực nhận dạng phòng không trên Biển Đông, nếu có”.
Ở thời điểm bài này được đăng, VOA vẫn đang cố gắng liên lạc với giới hữu trách Việt Nam và Mỹ để xác nhận thông tin kể trên nhưng chưa nhận được hồi đáp.
Các nhà quan sát quân sự cho rằng việc Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ trên Biển Đông sẽ làm tăng thêm căng thẳng với Mỹ cũng như gây ra những tổn hại không thể khắc phục trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, theo phóng sự của South China Morning Post.
Ông Drew Thompson, nhà nghiên cứu khách mời tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Singapore, được tờ báo trích lời nói rằng một tuyên bố như vậy của Bắc Kinh sẽ làm hư hại nghiêm trọng quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á.
Ông bình luận rằng nếu Trung Quốc ra tuyên bố, các nước này sẽ buộc phải lựa chọn giữa quan hệ kinh tế với Trung Quốc hay là chủ quyền của chính họ, chứ không phải là chọn đứng về phía nào giữa Mỹ hay Trung Quốc.
Việt Nam trao đổi với TQ lo ngại
về các diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông
Ngày 29/5, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung tiến hành hội nghị trực tuyến với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy để trao đổi về các biện pháp tăng cường quan hệ hai nước hiện nay và sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát.
Hai bên đã thông báo cho nhau về những kết quả đạt được trong công tác phòng chống dịch COVID-19, các biện pháp phòng, chống nguồn lây nhiễm từ bên ngoài; đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội phát triển bình thường sau dịch bệnh. Hai bên cũng đánh giá cao sự hỗ trợ, ủng hộ lẫn nhau trong công tác phòng, chống COVID-19.
Hai bên nhận thấy một số hoạt động giao lưu hợp tác Việt Nam – Trung Quốc tuy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng những tác động này xuất phát từ yếu tố khách quan, chỉ mang tính tạm thời; trên thực tế quan hệ Việt – Trung thời gian qua vẫn duy trì xu thế phát triển tích cực như: trao đổi cấp cao diễn ra với hình thức linh hoạt; giao thương hàng hóa được duy trì, kim ngạch thương mại Việt – Trung có tăng trưởng.
Trong quá trình này, các bộ, ngành, địa phương hai nước, trong đó Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện hai bên thường xuyên trao đổi để phối hợp về công tác chống dịch và tăng cường hợp tác, tháo gỡ khó khăn.
Hai bên cũng đã trao đổi về nhiều biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác thực chất với một số định hướng lớn như: tiếp tục duy trì giao lưu, tiếp xúc các cấp với hình thức linh hoạt; phát huy vai trò điều phối tổng thể của cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương trong việc thúc đẩy các mặt hợp tác giữa hai nước, giữa các ngành, địa phương, trong các lĩnh vực khác nhau.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung đề nghị Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện và phối hợp đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới trên đất liền, giảm ách tắc, tồn đọng hàng hóa tại khu vực cửa khẩu với các biện pháp cụ thể như xem xét phê chuẩn mới các cửa khẩu được chỉ định là cửa khẩu nhập khẩu hoa quả, lương thực, trước mắt là cửa khẩu quốc tế đường sắt Lào Cai – Hà Khẩu; tăng số lượng tàu hàng chuyên dụng nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam, mở rộng mặt hàng nông sản, hoa quả nhập khẩu tại cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng – Bằng Tường, tăng thời gian thông quan tại các cặp cửa khẩu.
Thứ trưởng đề nghị Trung Quốc đẩy nhanh hoàn tất các thủ tục mở cửa thị trường cho một số hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam, mở rộng danh sách doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu sữa và gạo sang Trung Quốc.
Hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi về phối hợp trong công tác quản lý biên giới trên đất liền và tổ chức hoạt động kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền; tiến hành kiểm tra liên hợp biên giới theo quy định của Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Nghị định thư phân giới cắm mốc vào thời điểm thích hợp.
Hai bên đã trao đổi chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí cần tiếp tục phát huy vai trò của các cơ chế đàm phán hiện nay đạt kết quả thực chất. Thứ trưởng Lê Hoài Trung cũng trao đổi về những lo ngại của Việt Nam trước các diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông
Thứ trưởng Lê Hoài Trung nêu ý kiến về những quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác và giải quyết bất đồng theo tinh thần tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, thỏa thuận, nhận thức chung giữa hai bên và luật pháp quốc tế.
Điểm tin trong nước sáng 1/6: Không thể xác minh
‘công trình người Trung Quốc xây dựng’
Tâm Minh – Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng ngày 1/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Không thể xác minh ‘công trình người Trung Quốc xây dựng’
TP. Nha Trang vừa có quyết định thụ lý giải quyết các tố cáo của người dân về việc Chủ tịch và phó chủ tịch UBND xã Phước Đồng TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) bao che nhiều công trình xây dựng không phép trên địa bàn xã.
Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Bình – đại diện nhiều người dân ở xã Phước Đồng cho biết vào chiều hôm 31/5, theo Tuổi trẻ.
Những công trình xây dựng không phép nằm ở các khu vực miếu Tam Hổ, nghĩa địa thôn; bãi giữ xe Trung Quốc tại trạm trộn bê-tông của Công ty Thanh Yến; trạm trộn bê-tông của Công ty Hoàn Cầu đối diện miếu Cậu (trên đại lộ Nguyễn Tất Thành).
TP. Nha Trang cũng thụ lý giải quyết tố cáo “Công ty Hoàn Cầu lấp dòng chảy gây ngập lụt làm chết dân ở thôn Phước Hạ” và tố cáo bao che cho Công ty TNHH Vạn Hoa san ủi đất rừng, phân lô bán nền, xây tường cao 7m trên đầu khu dân cư, uy hiếp an toàn tại đường Trần Nam Trung, thôn Phước Hạ.
Tuy nhiên, không thụ lý giải quyết tố cáo về “các công trình không phép trên đại lộ Nguyễn Tất Thành (đoạn trên địa bàn xã Phước Đồng – PV) do người Trung Quốc xây dựng” và tố cáo “dự án san ủi đất rừng phân lô bán nền trái phép (ở thôn Phước Điền, gần nhà ông Bùi Cao Pháp – phó chủ tịch xã Phước Đồng)”, vì “không có địa chỉ, chứng cứ tài liệu, người vi phạm cụ thể để thẩm tra xác minh” theo quy định của Luật tố cáo.
Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, Lê Văn Dẽ cho biết, vào tháng 12/2019, trên địa bàn xã Phước Đồng đã có 101 công trình xây dựng không phép.
Trong đó, có 7 nhà hàng, cơ sở kinh doanh vi phạm, xây dựng không phép, quy mô hàng ngàn mét vuông dọc đại lộ Nguyễn Tất Thành, chủ yếu phục vụ khách Trung Quốc.
Ủy ban Tư pháp Quốc hội xem xét kiến nghị của mẹ tử tù Hồ Duy Hải
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội – ông Nguyễn Văn Luật cho biết, đã có văn bản số 2518/UBTP14, phản hồi đơn của bà Nguyễn Thị Loan (ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).
Theo đó, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Loan, đề nghị Ủy ban Tư pháp kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử Hồ Duy Hải (là con trai bà Loan), bị kết án tử hình về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Văn bản của Ủy ban Tư pháp cho hay “Ủy ban Tư pháp đang xem xét, xử lý đơn của bà theo quy định của pháp luật”.
Theo điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự, trường hợp Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao sẽ mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.
Việt Nam ‘làm rõ nghi vấn’ công ty Nhật ‘hối lộ’
Bộ Tài chính Việt Nam mới cho biết đã chỉ thị lập đoàn thanh tra để “làm rõ nghi vấn hối lộ” của công ty con đặt tại tỉnh Bắc Ninh của công ty Tenma Nhật Bản.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng, hôm 25/5 đã yêu cầu “thanh tra Cục Thuế Bắc Ninh, Cục Hải quan Bắc Ninh và các tổ chức, cá nhân có liên quan”.
Theo tờ Asahi Shimbun của Nhật, “chi nhánh Việt Nam của công ty sản xuất sản phẩm nhựa Tenma đã chi tổng cộng khoảng 25 triệu yen [khoảng 5,4 tỷ đồng] cho các công chức địa phương” để được miễn truy thu thuế.
Tờ báo này của Nhật hôm 11/5 đưa tin “trưởng văn phòng của Tenma đã tự nguyện khai với Công tố viên ở Tokyo”.
Và đưa tin thêm rằng chủ tịch của Tenma “sẽ nhận trách nhiệm và hồi hưu tại cuộc họp của cổ đông vào tháng Sáu”.
Trước khi có nghi vấn hối lộ của Tenma Việt Nam, cơ quan tố tụng của Việt Nam đã từng dựa vào thông tin từ báo chí Nhật để phanh phui hai vụ nhận hối lộ của quan chức ngành giao thông trong khi làm việc với phía Nhật.
Đầu tiên là vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ – Nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP HCM, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây, nhận hối lộ trong vụ liên quan công ty Tư vấn Thái Bình Dương của Nhật Bản, còn gọi là vụ PCI, hồi năm 2010.
Vụ thứ hai xảy ra 5 năm sau đó liên quan tới 6 bị can nguyên là lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt thuộc Tổng Cty đường sắt Việt Nam nhận lót tay 11 tỷ đồng từ Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC).
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đầu năm nay công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) 2019, trong đó xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó.
Năm 2019, Việt Nam đạt 37/100 điểm. “Xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 thể hiện cảm nhận mức độ tham nhũng cao nhất và 100 là mức độ tham nhũng thấp nhất, năm 2019 Việt Nam vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50. Điều này cho thấy tham nhũng trong khu vực công vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam”.
Theo một khảo sát trong năm 2019 được tổ chức Hướng tới Minh bạch công bố đầu năm 2020, năm nhóm đối tượng bị xem là tham nhũng nhất ở Việt Nam gồm: cảnh sát giao thông (chiếm 30% bình chọn của người dân), công an (20%), cán bộ thuế (17%), lãnh đạo doanh nghiệp (15%) và cán bộ, công chức nhà nước (13%).
Nhiều cây xanh ven đường đang bị ‘bóp nghẹt’ bởi xi-măng
Hiện nay cây xanh trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM đang bị ‘bóp nghẹt’ do người dân bịt kín gốc bằng x-imăng chỉ vì muốn tận dụng khoảng trống hoặc chỉ đơn giản là muốn không gian trước nhà sạch hơn.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, đáng lo ngại nhất là trên đường E6, số 8 (P.Tân Thuận Tây, Q.7) hàng loạt cây xanh ven đường bị phủ kín mít. Người dân tận dụng các khoảng trống dưới gốc cây cho việc buôn bán, kinh doanh. Một số cây nghiêng hẳn ra ngoài đường, có thể gãy đổ gây mất an toàn cho người đi đường.
Tiến sĩ Đinh Quang Diệp – chuyên gia cây xanh đô thị – cho biết rễ cây được ví như bộ não của con người vậy, rễ quyết định việc phát triển của cây, nếu như bịt kín phần gốc sẽ dẫn đến tình trạng cây thiếu dưỡng chất và khó khăn trong việc tưới, chăm sóc cây. Lâu dần dẫn đến việc rễ cây bị yếu, giảm độ bám với đất, thân cây mục dần và chết.
Sau vụ cây phượng vĩ đổ ở Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM), một số trường đã đốn bỏ nhiều cây lớn, nhất là phượng vĩ. Sân trường bỗng trở nên ngột ngạt vì thiếu bóng cây.
Nhiều ý kiến cho rằng xử lý cây xanh không an toàn là tốt nhưng chặt vô tội vạ là không nên.
Điểm tin trong nước chiều 1/6:
Bắt cựu tá giả con dấu Bộ quốc phòng;
Bọ đen tấn công trường học
Tâm Minh – Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước chiều ngày 1/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Bắt cựu đại tá quân đội làm giả hồ sơ, chiếm đoạt tiền dự án triệu đô
Tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Thái Vĩnh Tính (ngụ TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) cựu Đại tá – Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng 384 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12 – Bộ Quốc phòng).
Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, sau khi thôi chức giám đốc tại một công ty thuộc Binh đoàn 12 với quân hàm Đại tá, ông Thái Vĩnh Tính đã lập công ty giả, làm giả con dấu của Bộ Quốc phòng, làm giả hồ sơ Trung tâm Dò tìm xử lý bom mìn vật liệu nổ Trường Sơn để tham gia đấu thầu các gói rà phá bom mìn trên địa bàn miền Trung.
Cuối năm 2017, cùng với số giấy tờ làm giả nói trên, ông Tính nộp hồ sơ tham gia gói thầu: “DH/NT.03 – rà phá bom mìn xây dựng Nghĩa trang xã Bảo Ninh” do Ban Quản lý Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu TP Đồng Hới làm chủ đầu tư và trúng thầu với giá trị thanh toán hơn 612 triệu đồng. Đây là gói thầu được thực hiện từ vốn đối ứng của địa phương nằm trong hai gói vốn vay gần 100 triệu USD của Ngân hàng ADB và Ngân hàng WB, do Ban quản lý Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu làm chủ đầu tư.
Liên quan tổng vốn vay gần 100 triệu USD để xây dựng hạ tầng và cải thiện môi trường TP Đồng Hới Quảng Bình, gây thất thoát gần 6,5 tỷ đồng, tính đến nay đã có tổng cộng 7 người bị khởi tố do liên quan đến 3 gói thầu rà phá bom mìn. Trong số đó 6 người bị bắt về tội “Thiếu trách nhiệm gậy hậu quả nghiêm trọng”còn riêng ông Tính bị khởi tố, tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bọ đen tấn công trường học
Bọ đen bay vào trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Phú, thị xã Bình Long gây mùi hôi khó chịu, dị ứng da.
Xuất hiện một tháng qua, bọ đen dày đặc ở các phòng học, hành lang, nhà vệ sinh… Loài này không cắn người nhưng lại tiết ra mùi hôi, khiến thầy cô và học sinh khó chịu khi dạy và học. Nếu tiếp xúc với dịch của bọ sẽ làm da ửng đỏ, một số học sinh da mẫn cảm đã bị dị ứng.
Thầy Nguyễn Hữu Thu, Hiệu trưởng trường Tiểu học & Trung học cơ sở An Phú cho hay, khoảng 10 năm nay cứ vào đầu mùa mưa, thầy và trò lại tìm cách đương đầu với nạn bọ đen tấn công, đến cuối mùa mưa chúng lại xuất hiện lần nữa.
Các năm trước, lúc bọ đen xuất hiện, học sinh đã nghỉ hè, nhưng năm nay do Covid-19 nên các em vẫn đang học. Nhà trường phải trưng dụng các phòng chức năng, nơi có ít bọ đen để bố trí sắp xếp phòng học cho các em.
Để diệt bọ đen, trường đã tổ chức dọn vệ sinh, phun xịt thuốc khử khuẩn, quét rửa phòng học bốn đợt vào các ngày cuối tuần.
“Hiện đã có hàng tấn bọ đen được thu gom để đốt. Mặc dù đã phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã can thiệp ngay từ những ngày đầu loài côn trùng này xuất hiện, tình trạng này chưa thấy giảm”, thầy Thu nói, theo VnExpress.
Thanh Hoá bắt một loạt quan chức đánh bạc
Ít nhất 3 quan chức tỉnh Thanh Hoá đã bị bắt khi đang đánh bạc từ chiều 31/5 đến sáng 1/6.
Vụ việc thứ nhất được phát hiện vào chiều chiều 31/5. Ông Bùi Quốc Toàn, 60 tuổi, Trưởng phòng Quản lý công chức, viên chức thuộc Sở Nội vụ tỉnh bị bắt với cáo buộc tổ chức đánh bạc.
“Trong ngày nghỉ, ông Toàn gọi ba người bạn đến nhà ở Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương chơi bài ăn tiền và bị cảnh sát hình sự bắt quả tang”, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Xuân Thủy xác nhận vụ việc với Vnexpress.
Ông Toàn và ba người đang bị tạm giữ tại Công an thành phố Thanh Hóa để điều tra cáo buộc đánh bạc và tổ chức đánh bạc với số tiền thu hơn 55 triệu đồng.
Đến sáng 1/6, Thanh Hoá lại bắt tiếp một vụ đánh bạc khác liên quan tới quan chức. Lần này, ông Nguyễn Văn Long, Phó chủ tịch huyện Hậu Lộc, bị bắt tại cơ quan khi đang chơi bài cùng Lê Duy Hưng, Trưởng phòng Tài chính và hai doanh nhân.
Theo báo Pháp luật, rạng sáng ngày 1/6, lực lượng chức năng Thanh Hoá ập vào một phòng làm việc ở trụ sở UBND huyện Hậu Lộc và thông báo đã bắt quả tang bốn người trên đang đánh bạc, thu giữ trên chiếu bạc 92 triệu đồng.
Khánh Hoà: Không thể xác minh ‘công trình người Trung Quốc xây dựng’
TP. Nha Trang vừa có quyết định thụ lý giải quyết các tố cáo của người dân về việc Chủ tịch và phó chủ tịch UBND xã Phước Đồng TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) bao che nhiều công trình xây dựng không phép trên địa bàn xã.
Những công trình xây dựng không phép nằm ở các khu vực miếu Tam Hổ, nghĩa địa thôn; bãi giữ xe Trung Quốc tại trạm trộn bê-tông của Công ty Thanh Yến; trạm trộn bê-tông của Công ty Hoàn Cầu đối diện miếu Cậu (trên đại lộ Nguyễn Tất Thành).
TP. Nha Trang cũng thụ lý giải quyết tố cáo “Công ty Hoàn Cầu lấp dòng chảy gây ngập lụt làm chết dân ở thôn Phước Hạ” và tố cáo bao che cho Công ty TNHH Vạn Hoa san ủi đất rừng, phân lô bán nền, xây tường cao 7m trên đầu khu dân cư, uy hiếp an toàn tại đường Trần Nam Trung, thôn Phước Hạ.
Tuy nhiên, không thụ lý giải quyết tố cáo về “các công trình không phép trên đại lộ Nguyễn Tất Thành (đoạn trên địa bàn xã Phước Đồng – PV) do người Trung Quốc xây dựng” và tố cáo “dự án san ủi đất rừng phân lô bán nền trái phép (ở thôn Phước Điền, gần nhà ông Bùi Cao Pháp – phó chủ tịch xã Phước Đồng)”, vì “không có địa chỉ, chứng cứ tài liệu, người vi phạm cụ thể để thẩm tra xác minh” theo quy định của Luật tố cáo.
Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, Lê Văn Dẽ cho biết, vào tháng 12/2019, trên địa bàn xã Phước Đồng đã có 101 công trình xây dựng không phép.
Trong đó, có 7 nhà hàng, cơ sở kinh doanh vi phạm, xây dựng không phép, quy mô hàng ngàn mét vuông dọc đại lộ Nguyễn Tất Thành, chủ yếu phục vụ khách Trung Quốc.