Tin Việt Nam – 01/04/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 01/04/2020

Bộ Y tế công bố thêm 6 ca nhiễm mới,

nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam lên 218

Khôi Minh

Người ra vào bệnh viện Bạch Mai được đo thân nhiệt tại cổng, ngày 28/3 (ảnh: Giang Huy/VnExpress).

Tối 1/4, Bộ Y tế ghi nhận thêm 6 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó, 2 người thuộc công ty Trường Sinh, 1 người khám ở Bạch Mai và 3 người từ nước ngoài về.

Như vậy, trong hôm nay (ngày 1/4), Bộ Y tế ghi nhận tổng cộng 11 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca lên 218. Cả 6 ca mới đều ở Hà Nội.

Theo báo VnExpress, riêng số ca liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai lên 39, gồm 26 nhân viên công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ ăn uống, hai nữ điều dưỡng cùng thân nhân, còn lại là bệnh nhân, người nuôi bệnh, người đến khám, và một ca liên quan do lây nhiễm trong cộng đồng.

Bác sỹ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 điều trị bệnh nhân Covid-19 được trang bị bảo hộ theo tiêu chuẩn quy định (ảnh: TTXVN).

Báo Đầu Tư Chứng Khoán cho biết, các bệnh nhân 213, 214, 216, 217, 218 đều là nữ có độ tuổi lần lượt là 40, 45, 48, 25, 43. Trong đó, BN213 là người đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, 2 bệnh nhân là BN214 là nhân viên công ty Trường Sinh, BN216, BN217, BN218 là 3 bệnh nhân từ nước ngoài về.

Bệnh nhân BN215 là nam, 31 tuổi, nhân viên Công ty Trường Sinh, có địa chỉ tại Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh nhân được cách ly từ ngày 30/3, đến ngày 31/3 được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Như vậy, tại Việt Nam, tính đến tối 1/4 cả nước ghi nhận 218 trường hợp mắc. 4.671 trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly. 79.537 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện 1.299 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác 44.417; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 33.821 người.

https://www.dkn.tv/thoi-su/bo-y-te-cong-bo-them-6-ca-nhiem-moi-nang-tong-so-ca-nhiem-covid-19-tai-viet-nam-len-218.html

 

Virus corona: Việt Nam

‘tiếp tục tìm lây nhiễm từ công ty Trường Sinh’

Công ty Trường Sinh, nơi cung cấp suất ăn cho Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, được Việt Nam xác định là nguồn lây nhiễm ổ dịch SASR-CoV-2 tại bệnh viện này.

Virus corona: Bệnh viện Bạch Mai thành ổ dịch, lỗi tại ai?

Covid-19: Có nhiều ca bệnh mới, TQ đóng cửa với người ngoài

Ký họa từ khu cách ly của du học sinh Anh được 45.000 tương tác

Tính đến ngày 1/4, đã có 26 nhân viên của Trường Sinh mắc Covid-19, theo thông báo của giới chức.

Bệnh viện Bạch Mai vì thế cũng đã có 34 người mắc COVID-19 liên quan Trường Sinh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát khoanh vùng những đối tượng nguy cơ lây nhiễm ở ổ dịch Công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai.

Mới nhất, Thanh Hóa nói họ đã ghi nhận 12 ca nghi nhiễm COVID-19, từng từng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ ngày 12/3 đến nay.

Thanh Hóa cũng đã yêu cầu cách ly y tế đối với gần 700 trường hợp người đi chăm, đi thăm người ốm, cán bộ, nhân viên y tế học tập, làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai trở về Thanh Hóa và những người có tiếp xúc với nhân viên Công ty Trường Sinh.

Công ty Trường Sinh cũng cung cấp suất ăn cho Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Hà Nội.

Bệnh viện này nói đã thực hiện biện pháp cách ly đồng thời tiến hành xét nghiệm đối với toàn bộ nhân viên của công ty này (bao gồm 19 người) đồng thời có 3 nhân viên y tế của Khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế thực hiện việc giám sát.

Hôm 30/3, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho hay toàn bộ nhân viên của Công ty TNHH Trường Sinh cung cấp suất ăn tại Bệnh viện Nội tiết đều có kết quả âm tính với COVID-19.

Nhà cung cấp suất ăn cho các bệnh viện Hà Nội

Theo giới chức, đến ngày 1/4, đã xác định Công ty TNHH Trường Sinh cung cấp dịch vụ cho năm đơn vị ngành y tế là Bệnh viện Bạch Mai (cả hai cơ sở), Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Nội tiết Trung ương – cơ sở 2, Bệnh viện A Thái Nguyên.

Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Trường Sinh, có địa chỉ số 43 Hoàng Văn Thái, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Người đại diện pháp luật là ông Trần Doãn Sinh.

Trang Viettimes cho hay ông Trần Doãn Sinh sinh năm 1957, thành lập công ty năm 2010.

Tháng 8/2019, Trường Sinh tiến hành tăng vốn từ 10 tỷ đồng lên mức 50 tỷ đồng.

Trang Viettimes nói Trường Sinh còn là chủ Dự án Đầu tư xây dựng đường nối từ đường Tố Hữu đến đường vành đai Hồ Núi Cốc và Tổ hợp thương mại- dịch vụ Trường Sinh, nằm trong 12 dự án thuộc quy hoạch xây dựng vùng du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên được chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2011.

Báo Dân Việt hôm 30/3 nói họ đã liên lạc qua điện thoại với ông Trần Doãn Sinh.

Ông Sinh nói ngắn gọn: “Các anh cứ hỏi Bệnh viện Bạch Mai, tôi không trả lời gì cả khi chưa có luật sư”, rồi cúp máy.

Theo tìm hiểu của Dân Việt, Trường Sinh có Trung tâm dịch vụ ăn uống và siêu thị tại Bệnh viện Bạch Mai.

Ngoài ra có Trung tâm Dịch vụ ăn uống và siêu thị thuộc Công ty Trường Sinh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Một địa điểm kinh doanh nữa là Căng tin Trường Sinh có địa chỉ tại Bệnh viện Hữu Nghị.

Theo nội dung đăng ký‎ doanh nghiệp, công ty Trường Sinh còn được phép hoạt động trong nhiều lĩnh vực như:

Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp

Bán buôn máy móc thiết bị

Bán buôn máy vi tính…

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52120186

 

Virus corona:

Việt Nam bắt đầu ‘cách ly toàn xã hội’ từ 1/4

Việt Nam bắt đầu thực hiện “cách ly toàn xã hội” trong vòng 15 ngày từ 0 giờ ngày 1/4 để chống Covid-19.

Covid-19: Để vượt qua cơn dịch bệnh

Ký họa từ khu cách ly của du học sinh Anh được 45.000 tương tác

Theo đó, mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp…

BBC ghi nhận quy định tại một số tỉnh, thành Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.

Nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa người lao động tối thiểu 2 mét, đồng thời mang khẩu trang tại nơi làm việc, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn, đảm bảo thông thoáng thường xuyên và có văn bản cam kết tuân thủ phòng, chống dịch gửi UBND quận-huyện nơi đặt nhà máy.

Người dân cần thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao dịch, làm việc, tiếp xúc và ăn uống; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Các cơ quan, đơn vị nhà nước cần tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực chống dịch, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.

Số lượng người làm việc tại công sở không quá 1/3 tổng số người lao động.

Riêng lực lượng vũ trang và ngành y tế TP phải đảm bảo 100% quân số.

Các bến xe, các doanh nghiệp vận tải dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng; hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.

Sở Y tế được yêu cầu xử lý triệt để “ổ dịch” tại quán bar Buddha. Chính quyền kêu gọi người dân đã đến quán bar này liên hệ ngành y tế để được theo dõi, giám sát y tế.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức cho người vô gia cư xin ăn, người xin sống nơi công cộng vào Trung tâm hỗ trợ xã hội.

Tỉnh Kon Tum

Thực hiện cách ly theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn làng cách ly với thôn làng, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm.

Tất cả những người đến/về địa bàn tỉnh Kon Tum từ sau 0 giờ ngày 01 tháng 4 phải thực hiện khai báo y tế bắt buộc, xác minh làm rõ là công dân của tỉnh hay công dân ngoài tỉnh, mục đích đến tỉnh, lập danh sách, đưa vào cách ly tập trung.

Với trường hợp có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thôi cách ly thì cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.

Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.

Dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế.

Đà Nẵng

Chỉ cho phép mở cửa các loại hình khám chữa bệnh, bán thuốc và vật tư y tế, chất đốt, ngân hàng, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, hoạt động của các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi chỉ được bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Đối với việc cung cấp thức ăn chế biến sẵn, cho phép các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, các bếp ăn tập thể hoạt động nhưng phải đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch và an toàn thực phẩm.

Đối với cửa hàng ăn uống bán qua mạng hoặc bán mang đi, chỉ được phép hoạt động đến 0h ngày 2/4.

Vận động đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình tài trợ các gói truyền hình (trước đây có thu tiền) để người dân có thêm biện pháp giải trí khi ở nhà.

Phân công cán bộ trực cơ quan, một bộ phận cán bộ, công chức viên chức thật cần thiết đến công sở để giải quyết công việc cấp bách, cung ứng hàng hóa thiết yếu, xử lý tài liệu mật, trực tiếp tham gia công tác chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19.

Không tập trung đông người tại công sở trong cùng một thời điểm, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để làm việc ở nhà.

Riêng đối với phụ nữ mang thai, có con nhỏ, các cán bộ, công chức, viên chức có tiểu sử bệnh hiểm nghèo, có nguy cơ cao thì được phép ở nhà.

Văn phòng Đoàn ĐBQH,HĐND, UBND thành phố chỉ xếp lịch họp thật sự cần thiết, trường hợp họp phải đảm bảo quy định không quá 20 người/ phòng và tăng cường họp trực tuyến.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52120184

 

Covid-19:

Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ

Lu-Hai LiangBBC Worklife

Chỉ cần có một diện tích nhỏ trên bề mặt nào đó trong văn phòng bị lây nhiễm, virus có thể lan ra toàn bộ nơi làm việc chỉ sau vài giờ.

Trên toàn thế giới, hàng triệu người đã rời bỏ văn phòng, nơi có những chiếc bàn, ghế được sắp đặt cẩn thận, những ánh đèn huỳnh quang, những máy photocopy chạy rầm rầm, bởi chính phủ các nước đang yêu cầu nhân viên làm việc từ nhà.

Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?

Covid-19: Làm việc ở nhà trong thời chống dịch thế nào

Covid-19: Cả Trung Quốc làm việc từ nhà

Đây là những biện pháp nhằm nỗ lực chặn mức lây lan của virus corona chủng mới; người lao động được coi là an toàn hơn khi thực hiện cách ly tại nhà, và tránh việc gom lại thành nơi đông người nơi công sở, qua đó giảm bớt tốc độ lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Cấm làm việc ở các văn phòng tập trung đông người không phải chỉ là một biện pháp phòng ngừa – công sở từng là và hiện vẫn là những địa điểm chính làm lây lan mạnh virus và vi khuẩn.

Bạn có lẽ đã quá quen với chu kỳ này: vào mùa, chứng ốm bệnh sẽ lây vòng quanh. Một người tới nơi làm việc, hắt hơi hoặc ho, làm loại virus nào đó mà họ đang mang trong mình lây sang các đồng nghiệp. Và việc này sẽ tiếp tục xảy ra. Thế là mọi người lần lượt thay phiên nhau ốm.

Các nhà nghiên cứu đã cho thấy là các loại mầm bệnh, virus, vi khuẩn lân lan dễ dàng nơi văn phòng.

Krissi Hewitt, giám đốc nghiên cứu và sáng tạo chiến lược tại Trường Khọc học và Toán học North Carolina, đã nghiên cứu sự đa dạng và mức độ sinh sôi nảy nở nhanh chóng của đời sống vi sinh vật nơi công sở.

“Mọi người dành phần lớn thời gian cuộc sống hàng ngày của mình trong phạm vi làm việc, nơi họ chia sẻ khoảng không và dùng chung với nhau rất nhiều các bề mặt, làm tăng số lượng vi trùng, vi khuẩn trên bề mặt và trong không khí,” bà nói.

Nói cách khác, nhiều bề mặt ở công sở, nơi mọi người thường chạm tay vào chính là nguồn nguy cơ cao gây lây lan virus, vi khuẩn.

Càng nhiều đồng nghiệp chạm vào, nguy cơ lây lan càng cao.

Jonathan Sexton, nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Arizona, thấy rằng các chỗ như tủ lạnh, tay nắm ngăn kéo, cần gạt vòi nước, tay nắm cánh cửa và các ly cà phê thường là những điểm ô nhiễm nhất.

Và chúng lan đi rất nhanh, theo nghiên cứu của Hiệp hội Vi sinh Hoa Kỳ.

Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh

Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha

Bắc Cực tan băng khiến nhiều virus cổ đại chết chóc thoát ra

Các nhà nghiên cứu đặt một mẫu phẩm virus vô hại vào chỉ một chỗ tay nắm cửa hoặc trên mặt bàn tại một toà nhà văn phòng. Khu vực đầu tiên bị nhiễm khuẩn này là phòng pha cà phê, Charles Gerba, nhà nghiên cứu đồng thời là nhà vi trùng học tại Đại học Arizona, nói.

Chỉ trong vòng từ hai đến bốn tiếng đồng hồ, virus này đã được phát hiện trên từ 40% đến 60% tổng số nhân viên, khách đến thăm và các vật thể có nhiều người chạm tay vào trong toà nhà.

Tình trạng kém vệ sinh từ các nhân viên văn phòng càng làm mức độ nghiêm trọng hơn: cuộc khảo sát được thực hiện tại Anh hồi 2019 cho thấy chỉ có 61% nhân viên văn phòng ở nước này rửa tay đúng cách với nước ấm và xà phòng sau khi vào nhà vệ sinh.

Virus trong không khí

Ngón tay bẩn và bàn làm việc là một chuyện, nhưng mối nguy lớn nhất trong chuyện lây lan virus là những gì bay lơ lửng trong không khí.

“Mối nguy lớn nhất không phải là đến từ toà nhà công sở mà là từ các nhân vien ốm bệnh,” Tiến sỹ Ali Khan, nhà dịch tễ học và là giáo sư Trường Y tế Công UNMC thuộc Đại học Nebraska, nói.

“Nếu như một người bị ốm bệnh, người đó có thể làm lây lan mầm bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi, khi họ chạm vào các bề mặt hoặc tiếp xúc gần với các đồng nghiệp khác. Ngay cả khi họ ngồi ở bàn riêng thì mầm bệnh cũng có thể lây lan qua việc bay trong các hạt li ti mà họ làm bắn ra, là những hạt sẽ đậu xuống các bề mặt và gây lây nhiễm.”

Luồng không khí lưu chuyển trong các văn phòng cũng làm lay lan vi trùng, vi khuẩn.

Hewitt nói rằng ở môi trường trong nhà, đời sống vi trùng, vi khuẩn được lưu chuyển trong không khí và trong các hệ thống điều hoà không khí.

“Bảo dưỡng các hệ thống và các bộ lọc khí có tác động lớn trong việc các thành phần lây nhiễm bị thổi đi trong không khí như thế nào, cho nên các toà nhà không được bảo dưỡng đúng cách đối với các bộ phận lưu thông, lọc khí, hút ẩm và điều chỉnh nhiệt độ có thể sẽ khiến cho có nhiều vi khuẩn, vi trùng được thổi đi trong hệ thống điều hoà không khí.”

Nhớ luôn rửa tay

Với việc làm việc tại nhà, chúng ta sẽ ngồi trong một môi trường có it người hơn và được điều chỉnh tốt hơn, trong lúc có ít bề mặt tiếp xúc hơn, theo Lisa Ackerley, chuyên gia y tế về môi trường và là phó chủ tịch Diễn đàn Khoa học Quốc tế về Vệ sinh Gia đình, nói.

Bạn sẽ không vấp phải rất nhiều những bề mặt mà các đồng nghiệp của bạn chạ tay vào, không phải lo đối phó với việc dính phải các hạt bụi li ti mà họ ho, hắt hơi ra, cũng không phải lo lắng về chuyện họ không giữ vệ sinh sạch sẽ khiến cho mầm bệnh lây lan nhanh.

Thế nhưng nếu như bạn chú ý thì sẽ thấy là bạn vẫn có khả năng mang virus về nhà trong thời gian bạn là việc tại gia, nếu như bạn không cẩn thận.

“Virus không thể tự sinh sôi ở trong nhà bạn được. Nó phải do ai đó bị lây nhiễm đem về,” Khan nói. Điều đó có nghĩa là có người trong nhà tiếp xúc với người bị bệnh hoặc chạm vào bề mặt có virus, sau đó truyền sang các bề mặt trong nhà bạn.

Tuy nhiên, cần nhớ là cách duy nhất để virus có thể sinh sôi nảy nở là chúng phải vào được bên trong cơ thể ta, tức là bạn phải khiến cho mầm bệnh xâm nhập vào người bạn – mà thường là do bạn chạm tay vào mặt – từ đó bạn mới bị ốm bệnh.

Đây là cách thức xảy ra đối với các loại virus corona, bao gồm cả Covid-19: ngay cả khi virus đã lây trên tay bạn rồi thì bạn vẫn cần phải làm cho nó xâm nhập vào người thì mới ngã bệnh.

Đó là lý do vì sao bạn cần phải ưu tiên giữ vệ sinh sạch sẽ, dù là làm việc ở công sở hay ở nhà.

Điểm tích cực là khi bạn quay trở lại môi trường làm việc ngồi chung với đồng nghiệp, bạn không cần phải sợ hãi rằng một đại dịch khác sẽ khởi nguồn từ bàn làm việc của mình.

Rất khó có khả năng là trận đại dịch kế tiếp sẽ phát sinh từ một văn phòng, Khan, người cũng là tác giả của cuốn Đại dịch Kế tiếp, nói.

“Không đâu, lần đại dịch tới sẽ không phát sinh từ môi trường văn phòng. Nó sẽ lại bắt nguồn từ thế giới hoang dã. Các văn phòng và những địa điểm đông người hác sẽ là những nơi thuận lợi cho việc lây lan virus,” ông nói.

Và ý tưởng hay – không, ta nên gọi là ý tưởng vĩ đại – chính là hãy rửa tay sạch sẽ, bất kể là thế nào.

Tham gia đóng góp cho bài viết: Manyu Jiang

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-52122625

 

Việt Nam giúp hồi hương 220 người Châu Âu

Hơn 200 người Châu Âu đã được đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất hôm 31/3 để đáp chuyến bay của Bamboo Airways từ TPHCM tới Lithuania.

VNExpress dẫn lời một phát ngôn viên của Bamboo Airways nói rằng chuyến bay đã được chấp thuận theo đề nghị từ Liên Hiệp Châu Âu và chính phủ Lithuania.

Cất cánh vào 7g sáng giờ địa phương, chiếc Boeing 787-9 Dreamliner ghé qua phi trường Suvarnabhumi ở Bangkok trước khi đáp xuống Sân bay quốc tế Kaunas ở Lithuania vào 5:15 giờ địa phương.

Đây là chuyến bay đầu tiên của một hãng hàng không Việt Nam tới Lithuania.

Có 220 công dân Châu Âu trên chuyến bay, trong số này có 120 người Lithuania.

Nguồn tin cũng cho hay là toàn bộ máy bay, từ buồng lái tới khoang hành lý đều được khử trùng.

Trước khi lên khoang, hành khách phải qua kiểm tra y tế, mỗi người xếp hàng cách nhau 2 mét, và hành khách buộc phải mang khẩu trang trong suốt chuyến bay.

Chiếc Dreamliner sẽ trở về Việt Nam, không mang theo hành khách nào, theo lệnh được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 22/3, cấm tất cả người nước ngoài nhập cảnh, kể cả những người gốc Việt và thân nhân được miễn visa.

HHK Bamboo đã hợp tác với các cơ sở ngoại giao để thực hiện các chuyến bay có tính cách nhân đạo. Hôm 25/3 một chuyến bay từ Hà Nội tới Praha, thủ đô Cộng hòa Séc đã giúp hồi hương gần 300 công dân Châu Âu.

Việt Nam ghi nhận 204 ca lây nhiễm vào sáng thứ Ba 31/3/2020.

https://www.voatiengviet.com/a/vn-giup-hoi-huong-220-nguoi-chau-au/5353864.html

 

Hà Nội và Sài Gòn hết ô nhiễm không khí

vì dịch coronavirus

Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 31 tháng 3 năm 2020 loan tin, từ khi dịch coronavirus 19 bùng phát cho đến nay, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều nhà máy, khu công nghiệp bị giảm mạnh, kéo theo đó là nhiều nhà máy đã ngưng xả thải đã giúp cho chất lượng không khí tại Sài Gòn, và Hà Nội được trong sạch hơn rất nhiều. Ngoài ra, lượng xe cộ tham gia giao thông tại hai thành phố lớn không còn nhiều cũng góp phần làm hạn chế ô nhiễm.

Chỉ số chất lượng không khí trên AirVisual tại Sài Gòn đo được vào sáng ngày 31 tháng 3 là 65, tương đương với màu vàng tức là chất lượng không khí ô nhiễm ở mức vừa phải. Không chỉ vậy, một số nơi ở Sài Gòn chỉ số chất lượng không khí còn thể hiện ở màu xanh, tức là chất lượng không khí tốt. Trong khi đó, chỉ cách đây vài tháng, Sài Gòn có những ngày nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Tương tự Sài Gòn là Hà Nội, chỉ số chất lượng không khí do AirVisual đo được là 47, đây là mức được xem là tốt cho sức khoẻ của con người. Còn vài tháng trước đó, Hà Nội nhiều lần đứng đầu thế giới về ô nhiễm môi trường.

AN

https://www.sbtn.tv/ha-noi-va-sai-gon-het-o-nhiem-khong-khi-vi-dich-coronavirus/

 

Việt Nam trích ngân sách mua thuốc sát trùng

 cho học sinh, sinh viên, người lao động

Bảo hiểm xã hội Việt Nam hôm 31/3 ban hành công văn cho biết sẽ sử dụng kinh phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu để mua thuốc sát trùng, xà bông, khẩu trang cho học sinh, sinh viên và người lao động nhằm phục vụ công tác chống dịch Covid-19.

Truyền thông trong nước loan tin ngày 1/4 trích công văn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đây là nguồn kinh phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu còn dư, sau khi đã mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu tại các cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết trước đó đã nhận được báo cáo của bảo hiểm xã hội một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin đề nghị được cho các cơ quan giáo dục, cơ quan… sử dụng số tiền với mục đích nói trên. Động thái này của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được nói nhằm đảm bảo tốt quyền lời của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Cũng liên quan, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) hôm 31/3 cũng ra thông báo sẽ miền tiền sử dụng nước cho các hộ nghèo, cận nghèo và các khu cách ly tập trung phòng dịch Covid-19 trong 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6/2020).

Tuy nhiên, khu cách ly trên địa bàn huyện Củ Chi sẽ không được áp dụng chương trình nói trên vì không thuộc phạm vi cấp nước của Sawaco.

Biện pháp trên của Sawaco được nói nhằm hưởng ứng chủ trưng của Thành uỷ và UBND TP.HCM công bố hôm 27/3 về việc hỗ trợ người lao động phải tạm nghỉ và chung tay cùng thành phố bảo đảm an sinh xã hội cho người dân ứng phó dịch bệnh.

Sawaco cam kết sẽ bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho người dân thành phố, đặc biệt trong mùa khô, hạn mạn và giai đoạn chống dịch Covid-19.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-to-spend-budget-buying-disinfectant-for-students-and-workers-04012020083416.html

 

Nhiều ngân hàng giảm phí dịch vụ

thanh toán và lãi suất cho vay

Ngày 31 tháng 3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Công văn về áp dụng chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán và giảm thêm lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thị trường.

Trong đó, nội dung của công văn nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, NHNN đã ban hành điều chỉnh giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được yêu cầu khẩn trương, tập trung thực hiện một số nội dung.

Vietinbank sẽ tiếp tục xem xét giảm lãi suất cho vay ở mức khoảng 2%/năm và có thể giảm cao hơn đối với các lĩnh vực, hoạt động phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của người dân, hoạt động sản xuất-kinh doanh cần thiết của doanh nghiệp.

Vietcombank dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài chính sách giảm lãi suất từ 1% – 1.5%/năm đối với dư nợ hiện hữu tới ngày 30 tháng 9. Đối với khoản cho vay mới, Vietcombank giảm từ 2% – 2,5%/năm và khách hàng sản xuất các mặt hàng thiết yếu sẽ được giảm tới 2,5%/năm lãi suất vay so với mặt bằng hiện hữu.

Theo ghi nhận, nhiều NH thương mại khác như Agribank, BIDV, MB Sacombank, SHB, HDBank…v.v, cũng đang triển khai chính sách hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bằng việc cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ… theo Thông tư 01 của NHNN.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải chủ động rà soát, cắt giảm chi phí hoạt động, không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản vay mới. Đồng thời, báo cáo về các loại phí giảm, mức phí giảm và thời gian áp dụng giảm phí trước ngày 15 tháng 4.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-banks-reduce-payment-service-fees-and-lending-interest-rates-04012020095637.html

 

Hoa Kỳ viện trợ gần 3 triệu Mỹ kim

cho CSVN chống dịch COVID-19

Tin từ Washington: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã quyết định viện trợ gần 3 triệu Mỹ kim cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để giúp Hà Nội đối phó với đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên quy mô toàn quốc.  Theo thông báo của Bộ Ngoại giao công bố trên website của bộ vào ngày 27/3, số tiền này nằm trong gói hỗ trợ nhân đạo và y tế khẩn cấp trị giá 274 triệu mà Hoa Kỳ cung cấp cho 64 quốc gia.

Theo đó, hỗ trợ của Hoa Kỳ nhằm giúp nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, cải thiện hệ thống giám sát phát hiện trường hợp khả nghi và dựa trên sự kiện, hỗ trợ chuyên gia trong việc ứng phó và chuẩn bị, truyền thông về rủi ro, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã hỗ trợ tổng cộng 1.8 tỷ Mỹ kim cho cộng sản Việt Nam, trong đó có 708 triệu hỗ trợ y tế.  Chiều 30/3, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam công bố dịch Covid-19 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.  Hiện Việt Nam có hơn 200 người bị nhiễm nhưng con số thực tế có thể gấp nhiều lần.

Trong đợt đại dịch Covid-19 này, cộng sản Việt Nam cũng đã từng hỗ trợ nhiều quốc gia, trong đó hỗ trợ 500,000 Mỹ kim cho Trung Cộng, Lào và Campuchia mỗi nước 100,000 Mỹ kim, bao gồm cả tiền mặt và hiện vật.  Vào ngày 26/3, Trung Cộng có thông báo hỗ trợ khẩn cấp y tế cho 83 quốc gia chống dịch COVID-19 nhưng không nêu cụ thể tên các nước được nhận hỗ trợ và không rõ liệu cộng sản Việt Nam có nằm trong số được viện trợ này không.

QT

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-vien-tro-gan-3-trieu-my-kim-cho-cong-san-viet-nam-chong-dich-covid-19/

 

Cơ sở cách ly, khám chữa bệnh COVID-19

được miễn tiền điện trong 3 tháng

Bộ Công thương vừa gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giảm giá điện cho các khách hàng trong 3 tháng kể từ 1/4 đến 1/7.

Truyền thông trong nước loan tin Bộ Công thương đề xuất giá điện sinh hoạt dưới 300kWh/tháng sẽ được hỗ trợ trên 10% tiền điện hàng tháng. Các đối tượng được hưởng đề xuất này chủ yếu là người lao động, công chức và công nhân.

Ngoài ra, giá điện sản xuất, kinh doanh cũng sẽ hạ 10%; đối với các cơ sở lưu trú khách sạn cũng được giảm giá điện bằng giá điện sản xuất.

Riêng những khách hàng sử dụng điện là cơ sở cách ly, khám chữa tập trung liên quan đến COVID-19 sẽ được miễn tiền điện trong 3 tháng. Còn các cơ sở khám chữa bệnh, có thực hiện khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 và các khách sạn dùng để cách ly sẽ được giảm 20% giá điện.

Theo lộ trình đề xuất giảm giá điện cụ thể như trên, tổng số tiền miễn, giảm tiền điện trong giai đoạn ảnh hưởng COVID-19 ước gần 11.000 tỷ đồng. Nghĩa là doanh thu của Tổng công ty điện lực năm 2020 sẽ giảm tương đương.

Bộ Công thương cho rằng việc hỗ trợ này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm vào giờ cao điểm, khuyến khích sử dụng điện vào giờ bình thường.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/covid-19-quarantine-treatment-facilities-to-charged-free-electricity-cost-within-3-months-04012020080945.html

 

Việt Nam công bố

xuất viện thêm 5 ca bệnh nhân COVID-19

Hôm 1/4, Việt Nam đã xuất viện thêm 5 bệnh nhân nhiễm COVID-19, đưa tổng số bệnh nhân được chữa khỏi từ khi bắt đầu mùa dịch đến nay lên 63 người, trong số 218 người nhiễm bệnh tính đến chiều ngày 1/4. Truyền thông trong nước loan tin này vào cùng ngày.

Những bệnh nhân được xuất viện ngày 1/4 bao gồm 2 bệnh nhân số 61 và 67 ở tỉnh Ninh Thuận là những người nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi trở về Việt Nam từ một sự kiện tôn giáo ở Kuala Lumpur, Malaysia hồi đầu tháng trước.

3 bệnh nhân khác có xét nghiệm âm tính 3 lần ở Bệnh viện dã chiến Củ Chi – TP Hồ Chí Minh.

Hiện Việt Nam vẫn còn 149 bệnh nhân COVID-19 khác đang được điều trị tại 22 cơ sở y tế trên cả nước.

Theo truyền thông trong nước, cả 149 bệnh nhân còn lại đều đang trong tình trạng sức khoẻ ổn định. 4 ca bệnh nặng nhất đã có tiến triển khả quan. 2 trường hợp nặng đã có 2 lần thử âm tính.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/another-5-covid-19-patient-recover-04012020080717.html

 

Công ty Nhật Bản Metran

sẽ cùng Việt Nam sản xuất máy trợ thở

Tin từ Nhật Bản: Công ty Metran của Nhật Bản, sáng lập bởi công dân Nhật Bản gốc Việt, Trần Ngọc Phúc, sẽ hợp tác cùng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong việc sản xuất máy trợ thở cho người bị bệnh về đường hô hấp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bùng phát ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.

Thông tin trên được chia sẻ bởi Giáo sư Trần Văn Thọ ở Tokyo, cũng là một công dân Nhật Bản gốc Việt.

Theo đó, việc sản xuất 2,000 máy trợ thở đầu tiên sẽ được tiến hành vào tháng tới, và hai bên cũng có kế hoạch mở rộng sản xuất lên 10,000 máy trong 3 tháng tiếp theo.

Giáo sư Thọ chia sẻ rằng trước tình hình dịch Covid-19 hoành hành ở Việt Nam, ông đã liên lạc với ông Trần Ngọc Phúc, một cựu du học sinh Nhật Bản, để bàn về việc hợp tác với Việt Nam để sản xuất máy trợ thở cho nhu cầu nội địa và xuất cảng.  Ông cũng cho biết Metran vừa phát minh một loại máy trợ thở nhỏ, dễ sử dụng và giá thành thấp, còn ông Trần Ngọc Phúc sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật.

Giáo sư Thọ đã trình bày ý tưởng này với thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc và ông này ủng hộ đề án, cử một phó thủ tướng để bàn về thực hiện kế hoạch.  Việt Nam đang thiếu trầm trọng loại máy trợ thở này.

Theo báo chí nhà nước cộng sản, cả nước chỉ có 260 máy trong khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng nguy hiểm và số người mắc bệnh có khả năng tăng mạnh lên hàng nghìn trong thời gian tới.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/cong-ty-nhat-ban-metran-se-cung-viet-nam-san-xuat-may-tro-tho/

 

Nhà máy Hyundai, Honda trụ sở tại Việt Nam

đóng cửa khi có lệnh cách ly toàn quốc

Vào ngày thứ Tư, 1 tháng 4, hai công ty Hyundai TC Motor và Honda Vietnam cho biết bắt đầu đóng cửa các nhà máy tại Việt Nam trong hai tuần. Biện pháp được đưa ra vào khi Việt Nam tiến hành giải pháp cách ly xã hội trên toàn quốc để hạn chế việc lây lan của bệnh dịch do coronavirus gây ra.

Honda Vietnam sẽ đóng cửa cả hai nhà máy lắp ráp xe máy và xe hơi ở tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nam cho đến ngày 15 tháng 4. Còn TC Motor, chuyên lắp ráp xe Hyundai cho biết họ đóng cửa  nhà máy tại tỉnh Ninh Bình.

Dù thông báo ngưng hoạt động sản xuất trong hai tuần lễ, nhưng việc tái tục còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh.

Hai nhà máy sản xuất của Ford và Toyota tại Việt Nam cũng đã tuyên bố ngưng sản xuất do dịch Covid-19 hiện nay.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-based-hyundai-honda-plants-close-amid-national-lockdown-04012020091410.html

 

Kêu gọi giới chức lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam

quyên góp chống dịch COVID-19

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện chia sẻ với RFA về lời kêu gọi giới chức lãnh đạo Việt Nam quyên góp chống dịch COVID-19 mà ông đăng tải trên trang Facebook cá nhân vào hôm 30/3:

“Trước tình hình ngày càng nghiêm trọng về dịch virus Vũ Hán này thì tôi quan sát thấy có 3 người là lãnh đạo cao cấp đã kêu gọi về vấn đề chung tay tương thân tương ái và góp tiền để chống dịch COVID-19. Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân là ba vị trong ‘tứ trụ’ đều kêu gọi như thế. Tôi thấy rằng Đảng CSVN có một câu là ‘đảng viên đi trước, làng nước theo sau’. Vì vậy tôi nghĩ ngay đến các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, bao gồm các ủy viên của Bộ Chính trị và các ủy viên Trung ương Đảng, rồi các chủ tịch và phó chủ tịch của các tỉnh, bí thư và phó bí thư của các tỉnh…làm gương trước trong việc đóng góp tiền của ưu tiên cho mua thiết bị y tế và có thể đóng góp thêm cho các chi tiêu trong những khu cách ly hiện nay.”

Đài RFA ghi nhận trong tháng 3, khi dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, thì truyền thông trong nước liên tục cập nhật thông tin nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân quyên góp tiền của trước lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước Việt Nam rằng cần chung tay chống dịch bệnh.

Trước tình hình ngày càng nghiêm trọng về dịch virus Vũ Hán này thì tôi quan sát thấy có 3 người là lãnh đạo cao cấp đã kêu gọi về vấn đề chung tay tương thân tương ái và góp tiền để chống dịch COVID-19. Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân là ba vị trong ‘tứ trụ’ đều kêu gọi như thế. Tôi thấy rằng Đảng CSVN có một câu là ‘đảng viên đi trước, làng nước theo sau’. Vì vậy tôi nghĩ ngay đến các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, bao gồm các ủy viên của Bộ Chính trị và các ủy viên Trung ương Đảng, rồi các chủ tịch và phó chủ tịch của các tỉnh, bí thư và phó bí thư của các tỉnh…làm gương trước trong việc đóng góp tiền của ưu tiên cho mua thiết bị y tế và có thể đóng góp thêm cho các chi tiêu trong những khu cách ly hiện nay

-Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện

Qua trang Facebook Thông tin Chính phủ, vào ngày 30/3 cho biết tính đến sáng cùng ngày đã có xấp xỉ 545 tỷ, bao gồm tiền và hiện vật đăng ký ủng hộ chống dịch COVID-19. Trong đó, số tiền đã chuyển là 221 tỷ đồng.

Dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin cụ Lê Thị Chi, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 91 tuổi ở Đà Nẵng đóng góp 5 triệu đồng tiền tiết kiệm để hỗ trợ chống dịch hay thông tin về nhiều doanh nghiệp quyên góp hàng trăm tỷ đồng; điển hình như Tập đoàn Vingroup hỗ trợ 5 tỷ tiền mặt chống dịch, 20 tỷ đồng cho các nghiên cứu chống dịch và 100 tỷ đồng để mua thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19.

Một thông tin khác cũng được dư luận chú ý là thông báo từ Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, tại buổi họp vào chiều ngày 26/3, rằng Chính quyền TP.HCM thống nhất sẽ giảm một nửa thu nhập tăng thêm trong năm 2020 của cán bộ, công chức để hỗ trợ cho 600.000 người lao động ở thành phố bị mất việc do dịch COVID-19.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhấn mạnh với RFA, theo quan điểm của ông, Đảng CSVN cần phát động phong trào đảng viên quyên góp phòng chống dịch COVID-19 và giới chức lãnh đạo cấp cao khởi động ngay để làm gương thì sẽ rất giúp ích một cách hiệu quả cho những lời kêu gọi “chung tay góp sức” của chính ba vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.

Thực tế ra sao?

Liên quan thông báo về Chính quyền TP.HCM giảm thu của cán bộ để hỗ trợ chống dịch COVID-19, Đài RFA liên lạc với một công an phường ở thành phố, anh NMQ chia sẻ rằng anh sẵn sàng chịu giảm lương để cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Tuy nhiên quan trọng hơn, đó là nhiệm vụ được giao nên phải hoàn thành.

Anh Thái Văn Đường, từng làm việc tại Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cho biết cán bộ, nhân viên làm việc ở các cơ quan nhà nước bắt buộc phải thực hiện mỗi khi cơ quan ra yêu cầu quyên góp.

“Trước đây, tôi làm việc ở trong ủy ban thì có chủ trương là mỗi một cán bộ công nhân viên chức quyên góp một, hai ngày lương thì bị trừ trực tiếp và số tiền đó được chuyển kín trong nội bộ nên cũng không biết đi về đâu.”

Đối với lời kêu gọi trên mạng xã hội của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, anh Thái Văn Đường cho rằng:

“Thật sự ra thì lời kêu gọi cũng thiết thực thôi, thế nhưng hiệu quả được bao nhiêu mới là điều quan trọng. Tôi đã từng làm trong ủy ban 10 năm và tôi nghỉ làm việc ở đấy từ năm 2015 đến giờ, tổng cộng 15 năm rồi mà tôi chưa thấy một ông nào bỏ ra đến 10 triệu để gọi là ủng hộ. Thậm chí có những đợt lũ lụt khắc nghiệt ở miền Trung mà họ cũng chẳng bỏ ra một xu nào. Họ chỉ kêu gọi để mị dân thôi.”

Anh Thái Văn Đường lý giải điều mà anh cho là “kêu gọi để mị dân” bởi vì sự kêu gọi đó nhắm vào tấm lòng tương trợ cộng đồng trong dịch bệnh của nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Thế nhưng, lời kêu gọi quyên góp thực chất là một mệnh lệnh của chính quyền đối với doanh nghiệp, không ủng hộ không được. Anh Thái Văn Đường nói rằng doanh nghiệp thông thường nhận được văn bản từ cơ quan chính quyền, mà gọi nôm na là ‘giấy xin tiền’ có đề ra một mức đóng góp cụ thể tối thiểu và đương nhiên doanh nghiệp phải quyên góp không thể ít hơn số tiền tối thiểu đó.

Thêm vào đó, còn có những trường hợp quyên góp vì ẩn chứa những mục đích khác. Anh Thái Văn Đường trưng dẫn:

“Ví dụ như trong đợt phòng chống dịch này thì báo chí thổi phòng Tập đoàn Vingroup tài trợ cái nọ, tài trợ cái kia. Thật ra không phải như thế đâu. Nếu nhìn một cách khách quan thì Tập đoàn Vingroup chuẩn bị lấy mấy trăm héc-ta đất vàng ở khu vực Láng-khu đô thị Hòa Lạc để làm khu đô thị lớn ở đây. Cho nên toàn là đánh đổi cả thôi, bao giờ cũng có sự đánh đổi với chính quyền.”

Trở lại lời kêu gọi giới chức lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam quyên góp chống dịch COVID-19 của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Đài RFA ghi nhận có hơn 500 người tương tác với status này sau một ngày được đăng tải trên Facebook. Ông Hoang Le Thanh cho RFA biết ông ủng hộ lời kêu gọi của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và theo ông thì sẽ có rất nhiều người cần sự giúp đỡ trong thời gian 14 ngày tới. Ông Hoang Le Thanh chia sẻ về tình trạng những người gặp khó khăn tại khu vực nơi ông sinh sống ở Đà Nẵng hiện nay:

Ví dụ như trong đợt phòng chống dịch này thì báo chí thổi phòng Tập đoàn Vingroup tài trợ cái nọ, tài trợ cái kia. Thật ra không phải như thế đâu. Nếu nhìn một cách khách quan thì Tập đoàn Vingroup chuẩn bị lấy mấy trăm héc-ta đất vàng ở khu vực Láng-khu đô thị Hòa Lạc để làm khu đô thị lớn ở đây. Cho nên toàn là đánh đổi cả thôi, bao giờ cũng có sự đánh đổi với chính quyền
-Anh Thái Văn Đường

“Bao nhiêu người thợ nghề lao động vất vả như thợ nề, thợ mộc, thợ xây dựng…thậm chí họ làm buổi sáng để ăn buổi trưa, chứ đừng nói đến buổi chiều. Ngày mai không ra đường làm việc thì họ đói. Còn vợ con họ làm trên vài ba đám ruộng bị thiếu nước, thiếu phân rồi tiền thuế, tiền vay, tiền lãi…họ xoay sở cũng không xuể. Cho nên đừng nói họ có dư tiền bạc để dành mua đồ ăn trong vài ngày. Tình hình trong 14 ngày tới thì tôi đoán thế nào cũng có trộm cướp.”

Mặc dù vậy, ông Hoang Le Thanh bày tỏ ông không tin rằng giới chức lãnh đạo cấp cao sẽ thực hiện việc quyên góp. Thậm chí, ông còn nghe tin gói 30 ngàn tỷ đồng hỗ trợ an sinh cho người nghèo, người thất nghiệp mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vào chiều ngày 31/3, còn lưu ý các chính quyền cơ sở, các cơ quan quản lý, các cơ quan chức năng có liên quan không để phát sinh tiêu cực, trục lợi chính sách.

Một số người khác quan tâm đến lời kêu gọi giới chức cấp cao làm gương trong quyên góp chống dịch COVID-19 thì tỏ ra lạc quan hơn, như anh Phạm Minh Vũ, một cựu tù nhân lương tâm, chia sẻ rằng “có thể một số người sẽ hưởng ứng chiếu lệ, họ không dại ủng hộ nhiều bởi vì việc làm đó sẽ phơi bày tài sản tham nhũng của chính họ.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/calling-for-leaders-of-thevcp-n-government-to-donate-incovid-19-03312020152813.html

 

“Chìa khoá” vạn năng và “ổ khoá” vứt đi

Phương Hiền

Sáng nay, phong toả toàn quốc, mấy gái vẫn kháo nhau đi dự “Sale” 200 bộ áo dài của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Thím có hơn 300 bộ, nay hưởng ứng kêu gọi của Thủ tướng, thím “sale” quá nửa, tăng ngân sách chống COVID-19. Một công đôi việc, vừa ghi điểm trước đại hội, vừa bớt đi những thứ không còn “mốt”. Chạy một mạch xuống tầng trệt… Hội trường vắng tanh, mới biết bị lỡm. Cá tháng Tư mà!

Nhưng cách ly xã hội trong cả nước lại là thật. Tiu ngỉu, nằm lướt mạng, bắt gặp thím Ngân nhận chìa khoá từ Mr. Tập trong một bức ảnh. Cười to thành tiếng, cô bạn cùng phòng ngủ rốn, càu nhàu. Sau khi giải thích, nó cười còn to hơn. Và rủa, đàn ông bất hảo chẳng kém gì Tàu! “Tán” được nhiều em thì tự hào mình là chìa khoá vạn năng (master key), các em “nhẹ dạ” với anh nọ anh kia, thì lại cho là đồ ổ khoá bỏ đi.

Mùa COVID-19, nhìn chìa khoá Tàu, ổ khoá Việt, nghĩ về sức mạnh “vạn năng” của Trung Quốc và vị thế “vứt đi” của Việt Nam, càng ngán ngẩm. Có muốn cười cũng không thành tiếng được, đành “cười ra nước mắt”! Phong toả, cách ly nhưng sao lại đóng cửa khẩu với Lào và Campuchia mà vẫn mở cho Tàu, quê hương “Virus Vũ Hán”. Thế chẳng khác nào “bịt lỗ hà ra lỗ hổng”.

Cũng là tuyên truyền cả, cũng thay mặt Ban bí thư mỗi đảng, mà ông Tập xuất hiện trước ống kính như anh hùng hảo hớn, cưu mang thần dân của mình chống lại “Virus Hoa Kỳ”, “Virus Nhật Bản”, mới đây chống cả “Virus Italy” nữa (?) Còn Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng sau hai tháng “mất tích”, trở lại chính trường thì chủ trương “tuần lễ vàng” thứ hai kể từ thời cướp chính quyền, móc túi dân để chống lại COVID-19.

Thật là một trời một vực! Một bên “vạn năng”, được cho là giang tay cứu vớt hàng triệu người lây nhiễm. Còn bên kia đồ “vứt đi”, bởi lòng tin vào chính quyền sắp cạn kiệt, lại vào thời “thóc cao gạo kém”, người dân lấy đâu ra tiền để làm từ thiện, ngoại trừ mấy gã “trúng mánh” nhờ cơ chế? Nhưng các đại gia kỳ này bị giới showbiz bỏ xa!

Tại sao động thái nào của Tàu cũng nham hiểm, độc địa như những âm mưu được toan tính thâm hậu? Còn mấy “đứa con hoàng đàng” – Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì gọi các bác ở Ba Đình như thế – lúc nào cũng giữ lễ nghĩa nhưng vẫn bị thiên triều phớt lờ?

Từ 9/2/2020, Việt Nam đã trao cho Trung Quốc vật tư, trang thiết bị y tế gồm máy thở, quần áo sát khuẩn, găng tay và khẩu trang y tế, như là những quà tặng, tổng trị giá nửa triệu USD.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh chỉ bày tỏ sự cảm động sâu sắc trước những hỗ trợ từ Nhật Bản giữa đại dịch và hứa rằng, “sẽ lưu giữ điều đó trong trái tim”. Tuy nhiên, sự lưu giữ ấy cũng “cầm bằng cho gió bay đi”. Chỉ mấy ngày sau, để chối bỏ quê hương vĩ đại của “Virus Vũ Hán”, Trung Quốc lại đã đổ thừa là corona ấy xuất phát từ Tokyo (!)

Trong khi Trung Quốc đang tìm mọi cách “gắp lửa bỏ tay người” thì hôm 24/3, một loạt trang mạng Việt Nam đăng tải bài về buổi party ở ngoại ô Westport, Connecticut (Mỹ) và giật tít “Đêm tiệc ‘số 0’ siêu lây nhiễm ở Mỹ đưa virus ra khắp thế giới”. Chu cha, người đọc chỉ có thể hiểu, Mỹ là thủ phạm chính phát tán virus corona ra thế giới (?!)

Nhưng đọc vào nội dung thì chẳng có chi tiết nào cho thấy bữa tiệc nói trên phát tán virus corona ra khắp thế giới cả. Vào 5/3, khi đêm tiệc ấy diễn ra, thế giới đã có tới 95.600 ca nhiễm, trong đó Tàu chiếm 80.400 ca. Thế mà dám viết “Đêm tiệc ‘số 0’ ở Mỹ đưa virus ra khắp thế giới” thì quả là “bưng bô cho Tàu”. Nó tung hứng với giọng lưỡi Trung Quốc, hết trút lên đầu Mỹ, Nhật, nay lại đổ thừa cho Italy là thủ phạm.

Cần tái khẳng định, chính Vũ Hán, Trung Quốc là nơi khởi phát virus corona 2019 đi khắp thế giới. Không những thế, khi dịch bệnh mới bùng lên, Bắc Kinh đã không ngần ngại gay gắt đả kích các nước đã nhanh chóng đóng cửa với Trung Quốc. Còn giờ đây, Bắc Kinh lại áp dụng cùng một biện pháp mà họ từng phản đối.

Trở lại chuyện chi viện, Tàu chỉ bỏ ra một phần rất nhỏ số khẩu trang và thiết bị y tế đầu cơ tích trữ từ đầu mùa dịch, nhưng lại tuyên truyền rầm rộ để làm PR cho mình. Nghịch lý ở chỗ, đóng góp của Mỹ vào các tổ chức quốc tế cho các nước khác cao gấp 10 đến 100 lần như thế. Viện trợ của chính phủ cũng lớn gấp 10 lần, còn đóng góp của tư nhân thì cao hơn 100 lần, mà thiên hạ đâu có rùm beng gì.

Từ “Virus Vũ Hán” nhắc lại câu chuyện “ba đặc khu”. Còn nhớ đòn phủ đầu của thím Ngân dạo ấy. Trong vai cơ quan quyền lực cao nhất, thím xưng xưng chém tay: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi… phải bàn để ra luật!” (Ý thím, lúc này đừng mất thời gian thảo luận nên hay không nên).

Nhưng phúc tổ mấy đời, tờ trình về Luật Ba đặc khu rước Tàu vào ở vĩnh viễn, tuy được Bộ Chính trị và Thường vụ Quốc hội gật, nhưng nhờ cảnh giác cao độ và quyết liệt của những người dân yêu nước, cùng các lão thành cách mạng, đến phút chót đã bị chặn lại. Tuy nhiên, giờ này mấy tay buôn bạc giả vẫn đang tiến hành làm chui.

Từ “ba đặc khu” tạm dừng bài viết này ở câu chuyện “thoát Trung”. Khi chỉ còn mấy thầy trò, giáo viên lắc đầu như muốn nói, không thoát được đâu: “Lúc trao chìa khoá, ông Tập ám chỉ, đây là chìa khoá để vào ngôi nhà chung, còn cửa kia đã khoá trái rồi!” Thầy còn diễu: “Với những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời @ này, có cho chúng thoát, chúng cũng tự trói tay dắt díu nhau lên biên giới xin về Tầu”.

Nhưng nghĩ cho cùng, “vạn năng” hay “vứt đi” chỉ là tương quan giữa hai chính quyền. Tập không thể bắt cả dân tộc này làm nô lệ! Dù có dán đủ loại nhãn mác ý thức hệ, cái chìa của ông cũng không thể “tra” vào mọi nguồn mạch tạo nên bản lĩnh Việt. Do hoàn cảnh, tầng lớp nào đó có thể ngả nghiêng, riêng thế hệ chúng tôi nhớ mãi lời nguyền của danh tướng trẻ Trần Bình Trọng: “Thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Xem thêm tại:

https://chantroimoimedia.com/2020/03/22/trung-quoc-lai-dong-vai-nguoi-hung/

https://news.zing.vn/dem-tiec-so-0-sieu-lay-nhiem-o-my-dua-virus-ra-khap-the-gioi-post1063361.html

http://vneconomy.vn/chu-tich-quoc-hoi-phai-ban-de-ra-duoc-luat-dac-khu-20180416130046666.htm

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/master-key-and-chuck-away-lock-03312020170136.html

 

Ứng phó của Hà Nội:

KIT xét nghiệm nhanh nhưng thực sự chậm!

TS. Nguyễn Hồng Vũ

Tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Hà Nội trong mấy ngày qua tăng nhanh đột biến và trở nên phức tạp hơn khi những người nhiễm được phát hiện có nhiều tiếp xúc với người khác trong cộng đồng trên diện rộng. Đặc biệt sự kiện ở bệnh viện Bạch Mai dẫn đến việc phong tỏa cả bệnh viện và “dịch có nguy cơ lan sang cả 30 quận huyện của Hà Nội”-như Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cảnh báo trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố ngày 30/3.

Để đối phó, gần đây nhất, ông Chung đã đưa ra phương án “lập 10 trạm xét nghiệm dã chiến và đưa vào sử dụng bộ test nhanh của Hàn Quốc từ sáng 31/3”.

Đây là bộ test do Hàn Quốc sản xuất và đang sử dụng, thông qua lấy mẫu máu, cho kết quả trong 10 phút. Theo ông Chung, việc xét nghiệm nhanh trên diện rộng sẽ tìm ra “xác suất, cách ly sớm người nhiễm, tránh mầm bệnh phát tán”. Nhưng đứng dưới góc độ khoa học, việc làm này thật sự không phù hợp cho mục đích trên.

Cho đến hiện nay, vì nhu cầu rất lớn về phát hiện là kiểm tra người nhiễm bệnh COVID-19 nên đã có nhiều cơ quan chính phủ hoặc công ty tư nhân ở khắp nơi trên thế giới tham gia vào việc nghiên cứu và sản xuất ra các KIT để xét nghiệm bệnh này. Dựa trên đối tượng phát hiện của sản phẩm KIT xét nghiệm, chúng được chia ra làm 2 loại:

Loại 1: Sử dụng dịch từ que quẹt mũi hoặc họng để xác định TRỰC TIẾP sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 có trong người nghi nhiễm, dựa trên bộ gene RNA của chúng.

Loại 2: Sử dụng máu của người nghi nhiễm để tìm kiếm các kháng thể đặc hiệu được tạo ra trong cơ thể chống lại virus SARS-CoV-2 sau khi bị nhiễm. Do vậy, có thể xem đây là phương pháp xác định GIÁN TIẾP virus đã nhiễm vào người bệnh.

Điểm khác biệt quan trọng ở 2 loại xét nghiệm trên là THỜI GIAN!

Loại 1 với phương pháp xác định TRỰC TIẾP có thể phát hiện được virus rất sớm có trong cơ thể người nhiễm (chỉ vài ngày sau khi nhiễm). Nhưng loại 2 với phương pháp xác định GIÁN TIẾP virus qua việc tìm kháng thể trong người nhiễm phải cần ít nhất 7 đến 10 ngày sau khi người này nhiễm virus.

Điểm khác biệt này là do kháng thể của chúng ta được tạo ra từ các tế bào miễn dịch trong pha trễ của phản ứng miễn dịch có tên gọi là “miễn dịch đáp ứng” (adaptive immunity). Nói cách khác, cần thời gian ít nhất từ 7 đến 10 ngày để cơ thể con người bắt đầu tạo ra kháng thể trong máu nhằm kháng lại tác nhân xâm nhập (trong trường hợp này là virus). Các kháng thể này có thể tiếp tục được tìm thấy trong máu ngay cả khi tác nhân gây bệnh đã bị tiêu diệt. Các nghiên cứu còn cho thấy chúng có thể tồn tại đến cả năm. Do vậy, dựa trên đặc điểm về thời gian thì phương pháp tìm kháng thể trong máu không có ý nghĩa trong việc phòng dịch bệnh COVID-19 lây lan.

Ngược lại, việc sử dụng phương pháp này có thể gây kết quả âm tính giả trong 1 tuần đầu tiên nhiễm virus vì cơ thể chưa tạo được kháng thể, hoặc cơ thể người bệnh tạo ra kháng thể trễ hơn thời gian thông thường. Điều này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng khi người mang kết quả âm tính giả này không được cảnh báo để thực hiện cách ly mà đi khắp nơi.

Vậy việc xét nghiệm dựa trên kháng thể có ý nghĩa trong trường hợp nào?

Do sự tạo ra kháng thể là hệ quả của việc nhiễm virus SARS-CoV-2 và phản ứng của cơ thể chống lại virus này, nên việc tìm thấy kháng thể chỉ có thể giúp xác định xem trong cơ thể người bệnh (hoặc đã bệnh) có tạo được kháng thể hay không, chứ không xác định được thực trạng người đó có còn virus trong cơ thể hay không.

Tuy nhiên, việc xác định kháng thể trong người bệnh này có một số ý nghĩa khác như sau:

Trong hoàn cảnh dịch bệnh nghiêm trọng và chưa có thuốc điều trị hữu hiệu thì những bệnh nhân đã hồi phục và trong máu chứa lượng kháng thể chống lại virus này có thể hiến huyết thanh của họ để giúp điều trị cho những bệnh nhân nguy kịch.

Việc xét nghiệm còn có thể giúp xác định những người đã miễn dịch với virus (sau khi đã nhiễm và khỏi) có thể an toàn hơn khi đảm nhận các công việc tuyến đầu trong đại dịch.

Sau một thời gian dịch bệnh lan tràn hoặc sau một thời gian tiêm phòng vaccine, việc kiểm tra kháng thể trong người dân có ý nghĩa để biết được bao nhiêu phần trăm người trong cộng đồng đã trở nên miễn nhiễm với virus này, từ đó có thể đánh giá mức độ miễn dịch cộng đồng.

Tóm lại, xét nghiệm dựa trên vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2 hiện nay vẫn là tiêu chuẩn vàng để xác định người nhiễm virus và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa lây lan của bệnh dịch COVID-19.

Phương pháp xét nghiệm dựa trên việc sử dụng máu để tìm kháng thể đặc hiệu vẫn chưa chứng minh được tính hữu dụng của nó để áp dụng một cách đại trà nhằm mục đích phòng dịch. Do vậy, việc Hà Nội quyết định đầu tư cho việc lập trạm xét nghiệm dã chiến và đưa vào sử dụng bộ test nhanh để nhằm mục đích tìm ra “xác suất, cách ly sớm người nhiễm, tránh mầm bệnh phát tán” là không phù hợp. Chúng tôi đề xuất nên cân nhắc lựa chọn lại các phương pháp xét nghiệm dựa trên việc xác định trực tiếp sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 có trong người nghi nhiễm, dựa trên bộ gene RNA của chúng.

TS. Nguyễn Hồng Vũ,

Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA

Tài liệu tham khảo:

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/about/testing.html

Rothe C et al., 2020. Transmission of 2019-nCoV Infection from an Asymptomatic Contact in Germany. N Engl J Med. 382(10):970-971.

Leung DT et al., 2004. Antibody Response of Patients with Severe Acute Respiratory Syndrome (SARS) Targets the Viral Nucleocapsid. J Infect Dis.190(2):379-86.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/hanoi-response-fast-test-kit-not-fast-03312020120801.html

 

Sài Gòn xây dựng

đề án lập thành phố trực thuộc thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) xin sáp nhập 3 quận để thành lập thành phố trực thuộc thành phố.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TPHCM cho báo chí biết tin vừa nói hôm 1/4/2020, sau khi ký văn bản gửi Bộ Xây dựng để xin ý kiến về việc này.

Theo ông Phong, đây là đề án thành lập thành phố phía Đông trực thuộc TPHCM, là khu đô thị sáng tạo tương tác cao, xây dựng trên diện tích sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức.

Nếu được chấp thuận, TPHCM sẽ là địa phương đầu tiên có mô hình “thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương”.

Dự kiến, thành phố phía Đông của TPHCM có tổng diện tích hơn 211 km2, với quy mô hơn 1,1 triệu dân, quy mô dân số sẽ đạt hơn 779,98% và diện tích tự nhiên cũng đạt hơn 141%.

Ngoài ra, UBND TPHCM cũng kiến nghị Bộ Xây dựng chấp thuận thành phố mới dự kiến được thành lập, sẽ không xem xét điều kiện về sự phù hợp với định hướng quy hoạch và tiêu chuẩn về đơn vị hành chính trực thuộc, tương tự như một số trường hợp đặc biệt khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã…

Sở Nội vụ TPHCM trước đó vào ngày 19/2 cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình thực hiện hồ sơ thành lập thành phố phía Đông.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/saigon-wants-to-set-up-a-city-directly-under-the-city-04012020074804.html

 

ĐIỂM TIN TRONG NƯỚC ngày 1/4:

Việt Nam công bố dịch virus Vũ Hán toàn quốc;

Người bán vé số được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày

Tâm Tuệ

Kính chào quý vị đến với ĐIỂM TIN TRONG NƯỚC ngày 1/4 của báo Đại Kỷ Nguyên. Bản tin hôm nay có những nội dung chính sau:

Việt Nam công bố dịch virus Vũ Hán toàn quốc

Báo VnExpress thông tin,  trưa ngày 1/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức công bố dịch virus Vũ Hán trên toàn quốc.

Theo đó, thời gian xảy ra dịch là 23/1, khi xác định người đầu tiên mắc virus Vũ Hán. Đây là bệnh truyền nhiễm nhóm A và nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Việt Nam thực hiện 10 nhóm biện pháp ứng phó theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, như lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh; cách ly y tế; kiểm soát ra vào vùng có dịch; huy động nguồn lực và hợp tác quốc tế chống dịch…

Quyết định do Thủ tướng ký yêu cầu các bộ, các cơ quan ngang bộ, các tỉnh, cơ sở y tế, các tổ chức, cá nhân thực hiện theo yêu cầu phòng chống dịch và các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trung Quốc ngang nhiên đưa máy bay quân sự ra đảo Trường Sa

mageSat International (ISI), hãng cung cấp hình ảnh vệ tinh của Israel, hôm 29/3 đăng lên Twitter hình ảnh vệ tinh cho thấy một máy bay vận tải quân sự Thiểm Tây Y-8 của Trung Quốc “có thể đưa hàng tiếp tế” đến đá Chữ Thập ở Trường Sa của Việt Nam – khu vực bị Trung Quốc cưỡng chiếm và bồi đắp thành đảo nhân tạo phi pháp.

“Hoạt động định kỳ của máy bay quân sự ở khu vực Biển Đông có thể cho thấy quân đội Trung Quốc gần như không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng y tế tại nước này”, ISI viết kèm hình ảnh chụp ngày 28/3, đề cập đến đại dịch virus Vũ Hán khởi phát từ Trung Quốc và đang bùng phát trên toàn cầu.

Xem chi tiết

Hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng cho người mất việc vì dịch

Báo VnExpress thông tin, chiều 31/3, trong buổi họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi virus Vũ Hán, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu đề xuất trên và cho biết, mức hỗ trợ tương đương 50% lương tối thiểu.

Ngoài số tiền trên, Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp chi trả thêm tối thiểu 50% lương tối thiểu hàng tháng (tương đương 1,8 triệu đồng) cho người lao động. Doanh nghiệp không đủ nguồn để chi trả thì vay Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu bổ sung nguồn cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Người nghèo dự kiến được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng. Một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, nhận 500.000 đồng/tháng. Hộ kinh doanh cá thể phải tạm ngừng kinh doanh, gặp khó khăn nhất do Covid-19, được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng.

Nguồn hỗ trợ trước mắt khoảng 3 tháng (tháng 4, 5, 6) trích từ ngân sách Trung ương và địa phương với tổng số tiền khoảng 28.000-30.000 tỷ đồng.

Hộ nghèo ở TP.HCM được miễn tiền nước

Báo Thanh Niên thông tin, chiều nay 31/3, Sawaco chính thức thông báo thực hiện miễn tiền sử dụng nước cho các hộ nghèo, cận nghèo và các khu cách ly tập trung phòng dịch virus Vũ Hán (trừ khu cách ly trên địa bàn huyện Củ Chi do khu vực này đang được Công ty cổ phần hạ tầng nước Sài Gòn cung cấp nước) trong 3 kỳ (tháng), từ kỳ 4 đến kỳ 6 năm 2020.

Theo Sawaco, việc miễn tiền nước lần này mục đích giúp người dân ứng phó dịch bệnh. Sawaco cũng cam kết đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho người dân, đặc biệt trong mùa khô, hạn mặn và giai đoạn quyết liệt phòng chống  dịch.

Người bán vé số được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày

Thông tin trên là đề xuất của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo đó, gần 8.000 người bán vé số sẽ được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày.

Thời gian hỗ trợ là 15 ngày, từ 1/4, tổng kinh phí dự kiến gần 6 tỷ đồng từ “Quỹ Vì người nghèo” thành phố và quận, huyện.

Việc này được thực hiện theo yêu cầu của UBND TP.HCM, sau khi các công ty xổ số ngừng phát hành vé số do Covid-19.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-ngay-1-4-viet-nam-cong-bo-dich-virus-vu-han-toan-quoc-nguoi-ban-ve-so-duoc-ho-tro-50-000-dong-ngay.html