Tin tức và Bình luận (tiếp theo)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin tức và Bình luận (tiếp theo)

Các bài dưới đây đươc đăng đ rng tầm nhìn thông tin và bình luận đa chiều. Ni dung nhng bài viết này không phn nh quan đim hay lp trường ca Website. BBT

THEO NHẬT BÁO BA SÀM

Có “Nhà nước pháp quyền XHCN” không?

Posted by adminbasam on 15/03/2016 – Bùi Quang Vơm – 15-3-2016
Không. Pháp quyền và XHCN là hai khái niệm khác nhau. Hoạt động theo hai cơ chế ngược nhau.
Nhà nưước pháp quyền (Etat de Droit) là nhà nước thực thi quyền hạn của mình thông qua, và chỉ thông qua luật pháp. Ngay chính bản thân nhà nước cũng bị điều chỉnh và hạn chế bởi luật pháp.
Trong một xã hội dân chủ, tất cả mọi quyền tự do của công dân được bảo đảm. Không một tổ chức, một ý chí nào dù của bất cứ ai, cũng không thể vi phạm. Cơ chế quản trị duy nhất là luật pháp. Về nguyên tắc, không một tác nhân nào, không một chủ thể nào, không một hành vi nào nằm bên ngoài khuôn khổ cuả luật pháp và thoát khỏi sự điều chỉnh của pháp luật. Mọi cá thể, mọi tổ chức vật lý hay pháp nhân đều được tự do hoàn toàn trước khi bị coi là vi phạm pháp luật. Nhưng xã hội được tổ chức theo một cơ chế mà trong đó không một cá thể hay tổ chức nào, kể cả Hội đồng Lập Hiến hay Toà Hiến pháp, Thượng viện, Hạ viện hay Quốc hội, Tổng thống hay Chính phủ, Thủ tướng hay Chánh án tối cao, không một định chế nào không bị đặt dưới sự kiểm soát cuả một định chế độc lập và phi chính trị. Mọi hoạt động của xã hội phải bao hàm trong hệ thống pháp luật, nghĩa là bất cứ một hành vi nào đều có thể quy dẫn về một điều khoản cụ thể trong pháp luật. Đọc tiếp »

Văn hóa ứng xử của người Việt hiện nay

Posted by adminbasam on 16/03/2016 – Thạch Đạt Lang – 16-3-2016
Trong bài viết Bàn Thêm Về Căn Bệnh Của Việt Nam, giáo sư Nguyễn Đình Cống ở Việt Nam có trích dẫn một đoạn từ bài viết của tôi: Sự Vô Cảm của Người Việt Nam.
Để làm sáng tỏ thêm những gì muốn nói trong bài viết trên, tôi viết thêm bài này. Tôi không có ý định tranh luận với ông Nguyễn Đình Cống vì xa quê hương đã 35 năm, sự nhận định về con người, xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam chắc chắn có nhiều sai lầm, thiếu sót, không được chính xác.
Theo kiến thức nông cạn, sự hiểu biết hạn hẹp của tôi, xã hội do con người tạo dựng nên, nhưng đồng thời con người cũng là sản phẩm của xã hội. Nói một cách vắn tắt: Xã hội nào, con người đó. Đọc tiếp »

TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN ĐỀ NGHỊ HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QG LÀM RÕ

Posted by adminbasam on 16/03/2016 – Blog Tễu – 16-3-2016

THƯ NGỎ

Ông Nguyễn Xuân Diện. Ảnh: blog Tễu.
V/v: Đề nghị làm rõ thông tin
Kính gửi: – Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ; – Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội; – Ông Nguyễn Văn Phong, ủy viên ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ủy viên Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội; – Hội đồng Bầu cử Quốc gia; – Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội.
Tôi là Nguyễn Xuân Diện; CMTND: 011293117, do Công an Hà Nội cấp ngày 16/5/2012; địa chỉ: 201, B8 TT Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội; một trong 47 người tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021.
Tôi ứng cử đại biểu Quốc hội với mong muốn cống hiến sức lực và trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng trở thành một quốc gia tự do, dân chủ, xã hội công bằng và văn minh.
Thế nhưng, tôi đã rất sốc khi đọc thông tin dưới đây trên trang báo điện tử VnExpress, ngày 15/3/2016, trong bài viết có tựa đề “Tổ chức phản động đứng sau một số người ứng cử Quốc hội” (trích):
“Theo một thành viên đoàn giám sát, Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia nhận định kỳ bầu cử lần này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử. Trong 47 người tự ứng cử tại Hà Nội, “một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động”, ông cho hay, tuy nhiên ông không nêu cụ thể trường hợp nào”. (hết trích)
Là một trong 47 người tự ứng cử tại Hà Nội, tôi rất bức xúc khi đọc các thông tin trên. Tôi tự hỏi, vì sao việc “hình thành phong trào tự ứng cử” lại có thể bị thành viên của Hội đồng Bầu cử Quốc gia nhận định như thể khiến cho “kỳ bầu cử lần này phức tạp hơn”, trong khi đó là một việc rất tốt, rất cần được khuyến khích, bởi nó mở rộng quyền tự do của người dân, đặc biệt là quyền tham gia chính trị?
Tôi cũng tự hỏi, “một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài”, là thế nào vậy? Tổ chức phản động đó là tổ chức nào, và một số người có sự ủng hộ đó là những ai?
Ảnh: blog Tễu
Trên phương diện luật pháp, điều khoản nào trong luật định nghĩa một tổ chức là phản động? Có những căn cứ pháp lý nào để xếp loại, đánh giá một tổ chức là phản động?
Tôi thật sự không thể hiểu nổi thành viên nọ có động cơ gì khi phát biểu những điều trên với báo chí, một cách hết sức hàm hồ, vô căn cứ, vô luật pháp. Đây là điều không thể chấp nhận được ở một người có vai trò “thành viên đoàn giám sát, Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng Bầu cử Quốc gia”.
Cách phát biểu hàm hồ như vậy khiến tôi có suy nghĩ: Phải chăng vì e ngại các ứng cử viên độc lập có thể trở thành đại biểu Quốc hội, mà thành viên nọ tìm cách dựng chuyện, chụp mũ chung chung cho các ứng viên, để giảm thiểu khả năng trúng cử của họ.
Với những tâm tư đó, tôi đề nghị Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng Bầu cử Quốc gia nêu ra và chỉ rõ:
– Ai, cá nhân nào “có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động” theo như bài báo của VnExpress nêu?
– Tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đó là tổ chức nào? Căn cứ vào đâu, cơ sở pháp lý nào mà họ bị đánh giá là “phản động”?
Nhằm đảm bảo thông tin thông suốt, “đảm bảo các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử”, “kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hoạt động phá hoại cuộc bầu cử”… như Chỉ thị 51-CT/TW ngày 04-01-2016 của Bộ Chính trị đã nêu rõ, tôi rất mong đề nghị trên đây của tôi được đáp ứng.
Nếu được, điều đó cũng sẽ giúp tôi vững lòng tin vào tính chất dân chủ và tự do của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV sắp tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016
Nguyễn Xuân Diện

Nỗi sợ của con người trước ác quỷ

Posted by adminbasam on 15/03/2016 – Blog VOA – Lê Anh Hùng – 15-3-2016
Quang cảnh Đà Lạt với những dãy núi phía xa bao bọc khu vực trung tâm thành phố. Photo: Wiki Common
Sau hơn 8 năm, tôi mới trở lại Đà Lạt vào một ngày đầu Xuân Bính Thân. Và một trong những điều mà tôi háo hức nhất khi thăm lại thành phố cao nguyên xinh đẹp và đầy mộng mơ quyến rũ này là diện kiến những bậc tiền bối lừng danh trong Nhóm Thân hữu Đà Lạt.
Tên tuổi đầu tiên mà tôi tìm đến là TS Hà Sỹ Phu, người vẫn thường được coi là thủ lĩnh của nhóm học thuật và đấu tranh dân chủ nổi tiếng khắp trong và ngoài nước ở Đà Lạt.
Do người ta đánh lại số nhà nên phải mất một lúc lâu tôi mới tìm được nhà ông theo địa chỉ mà ông công bố trên website cá nhân. Đập vào mắt tôi là một căn nhà cấp bốn nép mình khiêm tốn dưới cái dốc ngắn sát ngay bên đường Bùi Thị Xuân. Cánh cửa ngôi nhà khép chặt cùng ổ khoá bên ngoài báo hiệu chủ nhân đi vắng.
Tôi hỏi nhà hàng xóm thì được biết vợ ông phải vào Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cấp cứu cả tuần nay và ông phải ở trong viện để chăm sóc vợ. Đọc tiếp »

THEO DIỄN ĐÀN THẾ KỶ

Nguyễn Hưng Quốc – Tham nhũng và chống tham nhũng ở Việt Nam 

Thứ Ba, ngày 15 tháng 3 năm 2016

Nạn tham nhũng hoành hành ở Việt Nam là điều hầu như ai cũng biết. Cả thế giới biết: Trong các bảng xếp hạng về chỉ số tham nhũng của các tổ chức quốc tế, Việt Nam bao giờ cũng là một trong những quốc gia đứng đầu trong danh sách các quốc gia tham nhũng nhiều nhất. Người dân Việt Nam lại càng biết rõ điều đó. Ở đâu và làm gì cũng thấy tham nhũng. Việt kiều về nước, để khỏi bị hạnh hoẹ ở phi trường, nhiều người kẹp vài chục đô la trong passport. Đi làm giấy tờ, để cho nhanh, người ta phải đút lót cho cán bộ. Tìm trường học cho con cái, người ta phải hối lộ. Vào bệnh viện, muốn có giường nằm tốt, người ta phải xì tiền ra cho y tá. Lái xe trên đường, phạm lỗi, người ta phải gí tiền vào tay cảnh sát giao thông.

Kính Hòa/RFA – Chỉ thị 15 và quyền lực đảng trong cơ chế song trùng

Thứ Ba, ngày 15 tháng 3 năm 2016

200 thành viên Ủy ban Trung ương mới của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 12 vào ngày 28 tháng 1 năm 2016.
Việc tiết lộ nội dung của chỉ thị 15 qui định cơ quan công an không được theo dõi các đảng viên cộng sản phạm tội trước khi báo cáo cho đảng làm dấy lên nhiều chỉ trích về việc gần 4 triệu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đứng trên pháp luật.
Ngoài ra việc tiết lộ này được một nhân vật quan trọng chỉ huy cơ quan công an là thiếu tướng Phan Anh Minh đưa ra, đặt lại vấn đề cơ chế trùng lắp đảng-nhà nước ở Việt Nam gần 1 thế kỷ nay.
Sau đây là ghi nhận của Kính Hòa ý kiến một số nhà quan sát và hoạt động pháp luật tại Việt Nam về vấn đề này.

Đoàn Thanh Liêm – Ước mơ cuối đời của cha tôi

Thứ Ba, ngày 15 tháng 3 năm 2016

Cha tôi là người con trưởng của một ông cụ đồ nho. Ông sinh vào khỏang năm 1897 tại một làng quê trong tỉnh Nam Định thuộc vùng đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt nam. Cũng như đa số bà con trong làng thời ấy, cha mẹ tôi đều theo đuổi nghề làm ruộng – như tôi vẫn còn nhớ trong giấy khai sinh của mình thời trước năm 1945 thì được ghi bằng tiếng Pháp – mà trong mục nghề nghiệp của người cha, thì được viết là “cultivateur”.
Cha tôi
Tên thật của cha tôi là Đoàn Đức Hải, nhưng bà con thường gọi là ông Chánh Hải. Chữ Chánh ở đây là một “chức vị hàm” như Chánh Hương, Chánh Hội – chứ không phải là chức vị thực sự hẳn hòi trong hệ thống chính quyền ở thôn quê miền Bắc dưới thời Pháp thuộc như chức vụ Chánh Tổng là một viên chức có uy quyền cai quản cả một khu vực gồm đến 5 -7 xã trong một huyện (ở trong Nam, thì gọi là ông Cai Tổng). Như vậy là cha tôi đã không hề là một viên chức của chính quyền vào thời kỳ trước năm 1945; ông chỉ là một nông dân bình thường mà thôi.

Lê Phan – Biết làm sao giải thích? 

Thứ Ba, ngày 15 tháng 3 năm 2016

Cuộc tranh luận mới nhất của đảng Cộng Hòa hẳn đã làm các phụ huynh thở dài nhẹ nhõm. Ít nhất lần này không phụ huynh nào phải đỏ mặt hay hốt hoảng.
Như ông bà Gary Goyette và Andrea Todd, đang ngồi xem cuộc tranh luận ở nhà họ ở Sacremento với cậu con trai 10 tuổi khi, trong một hành động đột ngột mà ông nổi tiếng, ông Trump bắt đầu khoe khoang về khả năng tình dục của mình. Bà Todd nói, “Chúng tôi không tin nổi điều mình nghe nữa,” khi ông Trump tươi cười khoe là phần đó của cơ thể mình “không có vấn đề gì cả.” Bà và chồng nhìn nhau, bà kể lại, rồi nhìn vào đứa con. Sau cùng bà kể, “Gary nói ‘Tommy, con phải ra khỏi phòng, con phải ra khỏi phòng ngay tức khắc.’ Và Tommy, hốt hoảng trước thái độ của bố, đứng lên và chạy ra khỏi phòng.”

Phạm Chí Dũng – ‘Không để lọt vào quốc hội những phần tử thế này thế khác’ và chiến dịch triệt dân chủ 

Thứ Ba, ngày 15 tháng 3 năm 2016

Đúng vào ngày kỷ niệm 8/3 Quốc tế phụ nữ, người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng cảnh báo: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác” tại một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội.
Sau một thời gian theo dõi vừa đủ, dường như một chiến dịch phản công của đảng nhắm vào giới tự ứng cử mang khuynh hướng dân chủ nhân quyền đang được khởi sự.
Đúng vào ngày kỷ niệm 8/3 Quốc tế phụ nữ, người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng cảnh báo: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác” tại một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội.
Có ít nhất 2 gương mặt là nữ – Đặng Thị Bích Phượng và Nguyễn Thúy Hạnh – trong số những người tự ứng cử biểu trưng nhân quyền.
Đây là lần đầu tiên tổng bí thư còn “ở lại” sau Đại hội XII biểu hiện thái độ bức bối trước sự kiện nhiều người ngoài đảng tự nộp đơn tranh cử vào Quốc hội – một tổ chức vẫn bị coi là “bù nhìn” của đảng.

Theo Dân Quyền VN

Tiếp tục đánh võ mồm với Cộng sản Việt Nam.

amazon.com vừa chính thức phát hành tập sách Giáp chiến Cộng sản tập 2 của Bà Đầm Xòe Phạm Thành và các Còm sĩ do Nhà xuất bản Người Việt bên Hoa Kỳ xuất bản. Sách là tập hợp những bài chính luận vạch mặt sự dối trá, bịp bợm, phản nước, hại dân của lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, từ ông Hồ Chí Minh cho đến ông Nguyễn Phú Trọng. Đây là cú đánh võ mồm thứ 2 ( tập 2) của Bà Đầm Xòe Phạm Thành và các Còm sĩ sau cú đánh lần thứ nhất phát hành vào tháng 6 năm 2015 cũng do NXB Người Việt bên Hoa Kỳ xuất bản và amazon.com phát hành. Mời bạn đọc, bạn hữu gần xa, quan tâm chia sẻ, ủng hộ.

BÀN VỀ HIỆP THƯƠNG LẦN 2 CHO NHỮNG NGƯỜI TỰ ỨNG CỬ VÀ ĐƯỢC ĐỀ CỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG

Nguyễn Quang A: “Danh sách những người đã làm xong thủ tục ứng cử và danh sách những người trong danh sách sơ bộ PHẢI ĐƯỢC CÔNG KHAI. Không có bất cứ lý do gì để cho UBBC địa phương cũng như HĐBCQG giữ kín những thông tin này, nếu họ tôn trọng sự minh bạch.

Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, độc ác lắm! 

Văn Quang

Thưa bạn đọc,

Trên đây không phải là câu nói của tôi, câu nói này của vị Chủ tịch Quốc Hội VN mà báo chí VN gọi là phát ngôn “rất ấn tượng”.
Tất cả báo chí VN “lề trong” hay “lề ngoài” đều loan tin này với những lời bình luận khá gay gắt đối với thủ tục hành chính ở VN. Tôi dẫn chứng nguồn gốc tin tức đó:

47 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội: Hội đồng bầu cử Quốc gia tố cáo có sự ủng hộ các tổ chức phản động.

Khi Hội đồng bầu cử Quốc gia nói rằng “một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài, thậm chí còn được cung cấp tài chính để vận động, tranh thủ số phiếu của cử tri.” người ta yêu cầu Hội đồng này đưa ra rõ ràng tổ chức phản động trong và ngoài nước là tổ chức phản động nào. Nếu nói chung chung như vậy hóa ra chỉ vẫn là thói chụp mũ cố hửu của đảng cộng sản để ngăn chặn những người tự ứng cử.  Dù sao, Hiến pháp không có điều khoản nào cấm bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào ủng hộ những người ra ứng cử Quốc hội. Bằng chứng là 90% ứng cử viên sẽ được Hội đồng bầu cử Quốc gia chấp nhận là do đảng cộng sản chỉ định, ủng hộ, cung cấp tài chính, trả lương… Hãy dẹp rào cản và để cho toàn dân quyết định bầu cho ai . Đó là quyền của người dân. Riêng chúng tôi, những gì Hiến Pháp không cấm thì chúng tôi cứ làm. 
Dân Quyền