Tin tức và Bình luận (tiếp theo)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin tức và Bình luận (tiếp theo)

Các bài dưới đây đươc đăng đ rng tầm nhìn  thông tin và bình luận đa chiều. Ni dung nhng bài viết này không phn nh quan đim hay lp trường ca Website. BBT

Theo Nhật Báo Ba Sàm

THÔNG BÁO PHIÊN TÒA XÉT XỬ ANH BA SÀM

Phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh sẽ diễn ra lúc 8 giờ 30 phút ngày 23/3/2016 tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Cùng bị đưa ra xét xử trong vụ án là bà Nguyễn Thị Minh Thuý, được cho là cộng sự của anh Ba Sàm.
H1
Posted by adminbasam on 11/03/2016 – Blog VOA – Phạm Chí Dũng – 11-3-2016
‘Thay ngựa giữa dòng’
Quốc hội dự kiến kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước” – một “quyết nghị” khá bất ngờ và bất thường trong phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội tháng 2/2016, diễn ra gần một tháng sau khi Đại hội XII của đảng cầm quyền tạm lắng “cơn binh lửa”.
Kỳ họp 11 Quốc hội, dự kiến khai mạc vào ngày 21/3/2016. Như một hồi còi báo hiệu chính trường Việt Nam xung vào trận mới.
Như một tín hiệu cho thấy bên thắng trận sau Đại hội XII đang nôn nóng muốn “kết thúc” bàn cờ chính trị, sau khi hàng loạt ẩn số về nhân sự tại đại hội này đã được xử lý.
Hãy tưởng tượng bạn có một người hàng xóm, mà sau nhiều thế kỷ tương đối hòa bình, bắt đầu tham dự vào hành vi bắt nạt. Người hàng xóm này, thường cả kiêu ngạo lẫn không thể nói phải trái với ông ta, vừa giầu có vừa mang một cái gậy lớn, hãy kêu rằng cái ao dọc theo chiều dài đất của bạn và ở phía nam của lãnh thổ mình là tài sản không thể tranh cãi của mình và của nhà ông ta từ xửa, từ xưa. Hàng xóm bắt nạt này cứ khư khư lời tuyên bố này là một thực tế lịch sử, dù có nhiều bằng chứng là ngược lại.
Tệ hơn nữa, để thực thi các yêu sách của mình ngoài luật, người bắt nạt này đã bắt đầu xây dựng các hòn đảo ở các góc khác nhau của ao mà ông ta đang đặt các loại vũ khí rồi gần đây đã nói về kế hoạch cho phép người dân của mình đến sống. Từ trước đến nay ông ta đã sử dụng bạo lực và các đe dọa dùng bạo lực và hiện nay đang đưa dân của nhà mình vào một trận nổi giận, rồi nói với họ với phần còn lại của ao làng là ra để có được chúng. Trong khi gia đình của bạn đã đánh bắt cá trong ao này suốt nhiều đời, hàng xóm bắt nạt ấy tiếp tục quấy rối bạn và thậm chí đánh chìm và phá hủy thuyền của nhà bạn và phá hoại tàu thuyền ngư cụ, của cải của bạn. Gần đây, mô hình phá hoại này ngày càng tăng.

BÀN THÊM VỀ CĂN BỆNH CỦA VN

Nguyễn Đình Cống – 11-3-2016
Trên trang Ba Sàm ngày 11 tháng 3 có bài viết của Nguyễn Hưng Quốc “Những căn bệnh của Việt Nam”. Tác giả bắt đầu: “Nghĩ đến Việt Nam, chúng ta thường nghĩ ngay đến khía cạnh chính trị với những hiểm hoạ đến từ Trung Quốc, đặc biệt trên Biển Đông, cũng như hoạ độc tài toàn trị của đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cần được chú ý, trong đó, nổi bật nhất là về phương diện văn hoá; trong văn hoá, yếu tố đáng quan tâm nhất là tính cách của con người”.
Tính cách của người Việt có nhiều điều tốt mà mọi người đều biết và ca ngợi, ngoài ra còn có những tính xấu như  độc ác, thù hận, tham lam, hoang tưởng, khoe khoang…, theo Nguyễn Hưng Quốc đáng kể nhất là ích kỷ, giả dối, vô cảm, đó là 3 căn bệnh khá nặng. Tác giả đã vạch ra hiện tượng và tác hại của các căn bệnh này, còn để trống việc chỉ ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Tôi xin theo lối “tát nước theo mưa” mà bàn thêm về nguyên nhân và biện pháp.

Khai trương quán phở Gạc Ma – Trường Sa tại số 5D đường Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn

Lê Minh Thoa đứng ở bìa phải ảnh do Quang Lâm chụp.

Lê Minh Thoa là cựu binh Gạc Ma có mặt trên tàu HQ 604 trong chiến dịch “CQ 88” lịch sử. Sáng 14/3/1988, khi những chiến sĩ hải quân Việt Nam quả cảm ngã xuống chuyền tay bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng trong trận chiến không cân sức ở bãi đá ngầm Gạc Ma, thì anh làm nhiệm vụ dưới hầm máy tàu HQ 604. Cũng như đồng đội trên bãi đá, tàu vận tải HQ 604 trở thành mục tiêu tấn công hủy diệt của tàu chiến Trung Quốc. Con tàu HQ 604 bị hỏa lực pháo phòng không 100 mm hạ nòng bắn thẳng ở cự ly gần. Hầm máy bị đạn pháo xuyên toác vỡ toang, nước biển ập vào, áo quần trên người bốc cháy, Thoa bật lên boong tàu, phóng mình xuống biển để dập lửa cháy phỏng:
“Lúc đó xung quanh tôi anh em ngụp lặn chới với. Đạn pháo quân thù cắm xuống mặt biển bắn nước tung tóe, từng loạt đạn 60 mm, 37mm bay rát rạt qua đầu. Anh em người chụp được can nước, người níu được mảnh ván vỡ, người bị trúng đạn chết ngay máu loang trên biển. Tôi may mắn lặn dưới mặt nước hai tay bám vào cuống hai quả bí ngô (là thực phẩm trên tàu HQ 604) nên thoát được những làn đạn đại liên hung hãn quét sát mặt biển”.

Tướng Lê Mã Lương. Nguồn: internet

Về cuốn sách tri ân Liệt sĩ Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử đang được dư luận quan tâm: Cục Trưởng Cục Xuất bản – Bộ TTTT đưa ra yêu cầu lập Hội đồng lịch sử của Bộ Quốc Phòng và Bộ Tư Lệnh Hải Quân để thẩm định các chi tiết trong cuốn sách mới cho giấy phép xuất bản. Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh Hùng LLVTND, nguyên Giám đốc Bảo Tàng Quân Sự Việt Nam, chủ biên cuốn sách cho biết:
“Cách đây vài ngày tôi có trình bày cuốn sách và được sự ủng hộ nhiệt tình của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chúng ta đưa tin đúng với lịch sử là điều cần thiết và là mong đợi của toàn dân, ở trong và cả ngoài nước. Đó cũng chính là mong muốn của nhiều thế hệ và các gia đình có người thân đã hy sinh mạng sống của mình vì sự độc lập, chủ quyền của dân tộc. Ý kiến của Cục Xuất bản lập Hội Đồng Lịch sử của Bộ Quốc Phòng và Bộ Tư Lệnh Hải Quân để thẩm định các chi tiết cuốn sách tri ân liệt sĩ Gạc Ma là một điều không tưởng. Và có lẽ phải chờ vài chục năm nữa hội đồng đó cũng chưa ra đời và cuốn sách tri ân liệt sĩ cũng không thể xuất bản được. Bởi vì tôi đã phục vụ và làm việc ở Quân đội gần 50 năm và biết rất rõ ở Bộ Quốc Phòng và Bộ Tư Lệnh Hải Quân không có hội đồng thẩm định đó. Bản thân tôi đã là tác giả viết trên 30 cuốn sách về đề tài chiến tranh và có những sự việc chỉ có mình tôi chứng kiến thì không một ai có thể đủ hiểu biết và trách nhiệm để thẩm định thay tôi cả. Và tôi – tác giả là người chịu trách nhiệm về những điều tôi viết. Các nhà báo tác giả cuốn sách là những người đã lặn lội trực tiếp đi gặp phỏng vấn các gia đình Liệt sĩ Gạc Ma và các chiến sĩ bị Trung Quốc bắt để ghi lại tường tận các sự việc. Không ai hơn người trong cuộc, vì đó là sự thật đã xảy ra mà chỉ có người đó chứng kiến. Sau ngày 14/3/1998, trừ những người trong cuộc, có mặt chứng kiến trận thảm sát bi thương đó, rất ít người bên ngoài biết tường tận sự việc. Chỉ cho đến khi chính Trung Quốc công bố đoạn Clip ghi lại sự thật cuộc thảm sát Gạc Ma đó, chúng ta mới lắp rắp đầy đủ toàn cảnh và rất đúng với những chi tiết và câu chuyện những cán bộ chiến sĩ hải quân còn sống đã kể lại và được ghi lại trong sách. Nên nhớ rằng chính Trung Quốc công bố sự thật trận thảm sát trước – chứ không phải chúng ta – thì sao chúng ta phải quá e ngại và lo sợ khi tôn vinh, tri ân những người liệt sĩ đã ngã xuống hôm đó?
Tất cả những chi tiết và hình ảnh trong sách đều trích nguồn, chính tôi đã đọc và tìm hiểu rất kỹ về tính xác thực. Trong phần phụ lục có những bài phân tích luật biển quốc tế và chiến lược quân sự của các học giả, các nhà khoa học nước ngoài.
Nếu ai đã từng gặp, tiếp xúc với các gia đình liệt sĩ Gạc Ma, và các cựu binh Gạc Ma bị Trung Quốc bắt mới hiểu được trong suốt 28 năm qua họ đã sống vất vả, đau khổ vì những mất mát không thể nào bù đắp được. Cuốn sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” được xuất bản sẽ là nguồn động viên tinh thần lớn lao không chỉ đối với các cựu binh Gạc Ma, 64 gia đình liệt sĩ đã mất con, mất chồng, mất cha vì biển đảo quê hương, mà còn là sự hiểu biết rất cần có của nhiều thế hệ người Việt Nam chúng ta.
Tôi – một vị tướng quân đội Nhân Dân Việt Nam dày dạn kinh nghiệm trận mạc, với tất cả hiểu biết và trải nghiệm chiến trường bằng xương máu của chính mình – có thể khẳng định chắc chắn rằng: “Trên thế giới không có một Hội đồng lịch sử nào có thể thay thế được nhân chứng lịch sử được! Bởi vì khi xảy ra sự việc, họ không hề có mặt ở đó, thì sao đủ thẩm quyền và hiểu biết để thẩm định tính xác thực của sự việc được? Bất kỳ một Hội đồng lịch sử nào mà không đặt lợi ích của người dân, của dân tộc và quốc gia lên trên hết và không trân trọng sự hy sinh của người lính thì đều là vô nghĩa hết. Và Lịch sử – cũng như Sự thật – chỉ có một – không thể có hai. Và đôi lúc – sự thật không thuộc về số đông”.

Những căn bệnh của Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc

Blog VOA – 11-3-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Nghĩ đến Việt Nam, chúng ta thường nghĩ ngay đến khía cạnh chính trị với những hiểm hoạ đến từ Trung Quốc, đặc biệt trên Biển Đông, cũng như hoạ độc tài toàn trị của đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cần được chú ý, trong đó, nổi bật nhất là về phương diện văn hoá; trong văn hoá, yếu tố đáng quan tâm nhất là tính cách của con người.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã nêu lên những tính xấu của người Việt Nam hiện nay, như sự độc ác, thù hằn, tham lam, hoang tưởng và khoe khoang. Theo tôi, ba tính xấu đáng kể nhất là ích kỷ, giả dối và vô cảm. Đọc tiếp »

Tòa án Hà Nội kết tội Nguyễn Viết Dũng có hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS và tuyên án 15 tháng tù giam trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 14.12.2015 vừa qua. Nguồn: Facebook

GNsP – Theo lịch xét xử vào lúc 8 giờ sáng ngày mai 11.03.2016, tại Tòa án Nhân dân Hà Nội, sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử Nguyễn Viết Dũng.
Thông báo trên được Thẩm phán Lê Thị Bích Lan gửi đến Luật sư Võ An Đôn, một trong những LS tham gia bào chữa cho anh Dũng.
Được biết, trong phiên tòa phúc thẩm lần này, LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Khả Thành sẽ tham gia bào chữa cho Nguyễn Viết Dũng.
Sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, Luật sư Võ An Đôn cho GNsP biết: Tòa đã vi phạm các thủ tụng tố tụng khi liên tục ngắt lời Luật sư (LS) trong phần tranh luận. Dẫn đến các LS đã đồng lòng đứng dậy, ra về vì cho rằng bài bào chữa của các LS không còn ý nghĩa gì trong phiên tòa này.
Sau khi làm các thủ tục cần thiết trong phiên tòa sơ thẩm, anh Dũng yêu cầu hoãn phiên tòa vì sức khỏe yếu không thể tham gia phiên tòa được. “Nguyễn Viết Dũng, người tái xanh, tinh thần cương quyết, và suốt phiên Tòa anh chỉ ngồi nhắm mắt, im lặng, không trả lời bất kỳ một câu hỏi nào của Hội đồng xét xử (HĐXX).” LS Đôn nhận xét.