Tin tức và Bình luận tiếp theo …..

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin tức và Bình luận tiếp theo …..

THEO DÂN LÀM BÁO

Xứng danh Thứ trưởng bộ “Tài môi”

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) – Chiều ngày 30/6/2016, “Chính phủ” buộc phải chính thức công bố trước người dân nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt, ô nhiễm môi trường là do Formosa. Hai ngày sau, 2/7, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chối tội trước báo giới ông không từng phát ngôn rằng, nguyên nhân cá chết là do “thủy triều đỏ” và “chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa”.(1)

Vậy chúng ta cần nhớ lại cuộc “họp báo” hôm 27/4 xem ông Thứ trưởng đã nói gì. Sở dĩ tôi để chữ “họp báo” trong ngoặc kép vì thực chất, nó là một buổi “đọc thông báo” của bộ TN&MT và ông Nhân được vinh dự là người đọc. Đọc xong ông cắp đít đi trước sự ngỡ ngàng của các phóng viên báo chí.
Xin trích một phần trong bài đọc được ghi âm của ông Nhân:
“…Sau khi thảo luận loại trừ nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra, các nhà khoa học và cơ quan quản lý thống nhất nhận định sơ bộ như sau: Có 2 nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người, tạo nên tượng tảo nở hoa của nướcmà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.
 
Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt”. (2)
“Đọc”, hay “nói” thì cũng là những âm thanh phát ra từ miệng ông. Ông Nhân khi ấy đại diện cho bộ TN&MT, cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ điều tra, xác minh về vấn đề ô nhiễm môi trường. Tức là ông có tính chính danh (với đảng ông, với giới báo chí) hẳn hoi, đâu phải những câu nói chơi được sổ ra từ bàn nhậu lúc hơi men chếnh choáng. Ông thứ trưởng, đại diện cho một “bộ” đang trịnh trọng tuyên bố về vấn đề quốc gia đại sự trước bàn dân thiên hạ cơ mà. Oách lắm chứ! Thế mà hai tháng sau, ông cãi bay cãi biến – cũng trên diễn đàn báo chí (hẳn hoi), rằng ông không nói thế. Tất nhiên, chẳng ai làm gì được ông hiểu theo nghĩa quyền và tiền. Nhưng sĩ diện thì ông mất. Mà có lẽ ông cũng chẳng mấy quan tâm đến điều đó. Sĩ diện có mài ra mà ăn được đâu. Sĩ diện cũng không chuyển thành tài khoản ngân hàng được. Nó cũng không nằm trong điều lệ đảng.
Nhắc đến ông Nhân, người ta không quên gương mặt tức tối, hằn học của ông với câu nói để đời khi bị phóng viên phỏng vấn về vụ cá chết: “đừng hỏi câu đó, hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình”. 
Đã quá nhiều lời bình về thái độ và phát ngôn này của ông Nhân, xin phép không bình luận thêm nữa. Dù sao, ông cũng chỉ nói và làm cái việc mà các đồng chí đồng rận của ông vẫn nói, vẫn làm. Nói cho chuẩn, ông đích thị là một đảng viên cộng sản đúng nghĩa: Nói láo làm điêu nhiều tiền xông tới. Có như thế ông mới xứng với đảng của ông: đảng độc tài toàn trị.
Và xứng là thứ trưởng bộ Tài Môi. Môi miệng của ông, ông nói gì chả được. Nói xong quẹt mỏ. Ông thật là tài.3.7.2016

Phạm Thanh Nghiên
danlambaovn.blogspot.com

______________________________________

Chú thích:

(1) http://dantri.com.vn/xa-hoi/bo-tai-nguyen-moi-truong-chua-the-khang-dinh-formosa-lien-quan-den-tham-trang-ca-chet–20160427171255778.htm
(2) http://www.baogiaothong.vn/bo-tnmt-ca-chet-do-thuy-trieu-do-khong-phai-formosa-d147796.html

Sẽ có một ngày “Hồ Chí Minh” trả lại cho “Sài Gòn”

Viên D (Danlambao)  Ngày 2/7/1976, Lê Duẩn, Trường Chinh Đặng Xuân Khu và cộng sản bắc Việt đã cưỡng ép đổi tên Sài Gòn thành “thành phố Hồ Chí Minh”. Năm nay, Bộ máy tuyên truyền CSVN đang vận dụng hết công suất để làm nổi cái thời điểm “lịch sử” đó. Họ rêu rao rằng năm 1911 Hồ Chí Minh đã rời Sài Gòn để “tìm đường cứu nước”. Nhưng tất cả đều là một sự dối trá trắng trợn. Hồ Chí Minh tìm đường cứu thân, cứu gia đình của ông, chứ không phải “cứu nước”. Đó là sự thật cần phải nói cho người dân biết.
Người cộng sản có một tập quán rất ngạo mạn, thích áp đặt tên lãnh tụ của họ cho các đặt địa danh quan trọng. Cộng sản Nga Xô lấy tên Lenin đặt cho thành phố xinh đẹp St Petersburg thành “Leningrad”. Thành phố Tsaritsyn cũng bị cho mang tên Stalingrad một thời gian, đến khi Khrushchev xóa bỏ cái tên đồ tể đó để trả về cái tên cũ. Ở Việt Nam, cộng sản bắc Việt cũng bắt chước theo Nga Xô lấy tên Hồ Chí Minh đặt cho thành phố Sài Gòn. Sài Gòn đã phải ngậm ngùi mang cái tên của một kẻ bất lương bất nghĩa suốt 40 năm.
Thực ra, việc đổi tên Sài Gòn thành “Hồ Chí Minh” không phải đợi đến năm 1976, mà đã có âm ưu từ năm 1960. Theo tiết lộ của ông Nguyễn Minh Cần, năm 1960 chính trị bộ đảng CSVN họp ở Hà Nội và bàn về việc dùng tên “Hồ Chí Minh” cho thành phố Sài Gòn. Ông Cần còn tiết lộ rằng khi có người hỏi “Thế bác Hồ có ý kiến gì không” thì có người nói “Bác đồng ý, nhưng có dặn là chưa nên nói ra khi thành phố chưa ở trong tay mình”. Như vậy, rất có thể chính Hồ Chí Minh muốn lưu danh hậu thế nên gật đầu tán thành việc làm của đàn em. Điều này hoàn toàn hợp lý vì Hồ Chí Minh từng viết sách tự khen mình và xem mình ngang hàng với Đức Thánh Trần.
Nhưng đảng CSVN không dám tiết lộ ý đồ của Hồ Chí Minh nên phải tìm một lý do khác. Một trong những lý do Lê Duẩn và đồng bọn của y áp đặt tên Hồ Chí Minh cho Sài Gòn là ông Hồ Chí Minh rời bến Nhà Rồng, Sài Gòn năm 1911 để “tìm đường cứu nước”. CSVN xem đó là một thời điểm lịch sử. Nhưng những dữ kiện lịch sử được công bố ở Pháp trong vài năm qua cho thấy Hồ Chí Minh chỉ tìm đường cứu thân y, chẳng hề có ý định “cứu nước” gì cả.
Năm 1911, Hồ Chí Minh lúc đó lấy tên là Nguyễn Tất Thành đã 21 tuổi, nếu năm sanh thật là 1890. Trong một thời gian dài, Nguyễn Tất Thành bị đuổi học và không có việc làm. Thành trôi dạt vào nam, và sống lang thang, không có nghề cụ thể. Trong cùng thời gian thì cha của Thành là Nguyễn Sinh Sắc cũng sống lang thang, lúc thì hành nghề dạy trẻ, viết liễn, lúc thì làm lang băm. Tóm lại, tình cảnh của gia đình Nguyễn Tất Thanh trong thời gian đó rất ư là bi đát.
Chính vì thế nên Nguyễn Tất Thành tìm đường ra nước ngoài để học tiếp và hy vọng tìm được việc làm. Khi theo tàu Pháp Amiral Latouche-Tréville đến Marseille, Nguyễn Tất Thành lập tức viết đơn xin được đi học ở trường thuộc địa. Một đơn gởi cho bộ trưởng bộ thuộc địa Pháp, một thơ khác gởi cho tổng thống Pháp. Cả hai đơn có nội dung giống hệt nhau. Trong lá đơn đề ngày 15/9/1911 gởi cho tổng thống Pháp, Nguyễn Tất Thành viết như sau:
“Marseille, ngày 15 tháng Chín năm 1911
 
Kính thưa Tổng Thống Cộng Hòa,
 
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của Ngài ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú trường Thuộc Địa. Tôi hiện đang làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis (tàu Amiral Latouche-Tréville) để sinh sống.
 
Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được những ích lợi của nền học vấn.
 
Tôi người gốc tỉnh Nghệ An, xứ An nam.
 
Trong khi chờ đợi câu trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi của Tổng Thống, xin Ngài nhận trước nơi đây lòng biết ơn của tôi.
 
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892,
Con của ông Nguyễn Sinh Huy (Phó bảng).
Học sinh Pháp văn, Quốc ngữ và chữ Nho.” – (Bản dịch của GS Nguyễn Thế Anh).
Chú ý trong lá đơn trên, Hồ Chí Minh khai sanh năm 1892. Đó cũng là một lý do khác cho thấy khó biết sự thật Hồ Chí Minh sanh năm nào.
Trong lá đơn trên, Nguyễn Tất Thành tỏ ra rất khẩn khoản, van xin được học trường thuộc địa, để được làm quan. Như vậy, chính Hồ Chí Minh bày tỏ nguyện vọng để được làm quan thuộc địa chứ không hề có ý định “cứu nước” gì cả.
Hai lá đơn này bị đảng CSVN giấu kín, cho đến nay cũng không dám công bố. Hai lá đơn được GS Nguyễn Thế Anh phát hiện trong văn khố Pháp. GS Anh là nguyên viện trưởng viện đại học Huế trước 1975.
Nhưng đơn của Nguyễn Tất Thành bị bác bỏ. Lý do bác bỏ là vì trình độ của Thành còn quá kém. Ngay cả lá đơn Thành viết cũng có quá nhiều sai chính tả và ngữ vựng. Những sai lầm về cách dùng từ như thay vì subsistance thì Thành viết là substance, hay thay vì Veuillez agréer Monsieur le President, thì Thành viết Agréer Monsieur le President. Đại khái như thế.
Năm 1912, Nguyễn Tất Thành còn viết một thơ khác cho Khâm sứ Pháp tại Huế để xin việc cho cha ông. Lá thơ có lời lẽ rất thống thiết như sau:
“…cầu mong Ngài vui lòng cho cha tôi được nhận một công việc như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài…”
Những sự thật trên bị đảng CSVN giấu nhẹm nói lên 2 điều về ông Hồ Chí Minh. Điều thứ nhất là ông rời Việt Nam để tìm đường mưu cầu danh lợi cho cá nhân, cụ thể là muốn làm quan. Cậu Nguyễn Tất Thành không hề có ý định “cứu nước”. Điều thứ hai là trình độ học vấn của cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành rất kém. Cả hai sự thật chẳng có gì đáng trách. Ai cũng muốn mưu cầu hạnh phúc cho mình, chứ đâu riêng gì Hồ Chí Minh. Không có cơ hội theo học chính quy thì kém tiếng Pháp là điều hoàn toàn có thể thông cảm.
Nhưng điều thô bỉ nhất là bộ máy tuyên truyền của đảng CSVN muốn biến sự mưu cầu hạnh phúc cá nhân của Hồ Chí Minh thành một lý tưởng cao cả “cứu nước”. Một điều lố bịch và dối trá nữa là các văn nô CSVN lại tâng bốc rằng Hồ Chí Minh thông thạo 29 ngoại ngữ. Tiếng Pháp là ngoại ngữ tốt nhất của Hồ Chí Minh mà ông còn viết sai và nói sai nhiều thì chuyện thông thạo 29 ngôn ngữ chỉ là một sự bịa đặt. Sự thần tượng hóa trong chế độ cộng sản đã trở thành một truyền thống dối trá. Người cộng sản thừa biết rằng lập lại sự dối trá trong nhiều năm thì nó sẽ thành “sự thật”. Chính vì thế mà cả hai ba thế hệ người bắc vẫn còn tin rằng Hồ Chí Minh ra đi “tìm đường cứu nước”!
Những sự thật trên cũng nói lên hùng hồn rằng không có một lý do gì để đặt cái tên “Hồ Chí Minh” cho thành phố Sài Gòn. Sài Gòn là một cái tên lịch sử. Lấy tên Hồ Chí Minh để đặt cho thành phố lớn nhất của đất nước không chỉ là một sự ngạo mạn của người cộng sản mà còn là một hình thức xóa ký ức lịch sử dân tộc. Xóa ký ức sử là một trọng tội.
Ngày nay, khi cộng sản sụp đổ, “Leningrad” phải lại cho St Petersburg. Một ngày nào đó khi Việt Nam tự do và dân chủ, Hồ Chí Minh cũng phải trả lại cho Sài Gòn. Trả lại địa danh Sài Gòn là một điều hoàn toàn hợp lý vì Hồ Chí Minh hoàn toàn không có liên quan hay có bất cứ công trạng gì với Sài Gòn. Trả lại địa danh “Hồ Chí Minh” cho Sài Gòn cũng như đem xác ông đi chôn là cách giúp linh hồn ông được siêu thoát.
3.7.2016

Vài suy nghĩ về thách thức của Trung Cộng hiện tại ở Biển Đông

Mai Thanh Truyết (Danlambao)  Trong những tháng vừa qua, tình trạng biển Đông ngày càng căng thẳng: 1- Đệ VII và Đệ III hạm Đội Hoa Kỳ đã hiện diện trong vùng này, 2- Trung Cộng tiếp tục mang hàng trăm tàu chiến bố trí khắp nơi trong vùng, 3- TC tập trận bắn đạn thật, 4- Thái độ của ASEAN về các áp đặt của TC ở biển Đông, 5- Phản ứng quyết liệt của TC trước thềm quyết định của tòa án La Haye… Tất cả nói lên tính chất nghiêm trọng của vần đề.
Để trả lời câu hỏi “Trung Cộng muốn gì tại biển Đông”, xin được lần lượt phân tích qua về tầm quan trọng của biển Đông trong vùng cùng vị trí và âm mưu của TC cũng như của “chư hầu” Việt Cộng Bắc Việt.
Tầm quan trọng của biển Đông: 
1. Về tiềm năng dầu khí: Theo ước tính toàn vùng biển Đông có trữ lượng ước tính từ 28 đến 213 tỷ thùng dầu căn cứ vào Viện Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ năm 2008 và 3,8 ngàn tỷ thước khối khí đốt (US Geological Survey năm 2010) có khả năng cung cấp cho toàn vùng trong vài thập niên.
2. Về tiềm năng quân sự: Kiểm soát được vùng này có nghĩa là khống chế toàn vùng Đông Nam Á và kiểm soát được mọi di chuyển, trao đổi quân sự của các quốc gia trong vùng với đối tác bên ngoài, đặc biệt là vấn đề di chuyển vũ khí thiết bị quân sự và tình báo.
3. Về khả năng kinh tế: Kiểm soát các hoạt động kinh tế đi-đến của từng quốc gia; từ đó có thể ước lượng được sức mạnh kinh tế của các nước trong vùng.
4. Về chánh trị toàn cầu: Đây là tầm quan trọng nhứt. Nếu chiếm được biển Đông, ngoài các yếu tố trên, TC có thể “siết cổ” bất cứ quốc gia nào trong vùng, áp lực phải đi theo chiều hướng của Đại Hán trong chính sách đối ngoại với thế giới bên ngoài. Nhà cầm quyền nào không đi theo TC sẽ bị bóp nghẹt ngay từ trứng nước và quốc tế phải đứng trước sự đã rồi, không thể đáp ứng được hay gây áp lực với TC qua các thể chế của Liên Hiệp Quốc.
Những gì Trung Cộng muốn và những gì Trung Cộng đang làm
Nhìn qua tình hình xã hội bên trong lục địa TC, chúng ta nhận thấy tình trạng bất ổn trong xã hội như nạn thất nghiệp ngày càng cao do mức sản xuất và xuất cảng qua Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu giảm mạnh tạo ra sự khủng hoảng ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt tại Quảng Châu. Nơi đây dân chúng bắt đầu biểu tình đòi tăng lương, nâng cao phúc lợi cũng như nhân quyền và các quyền tự do khác. Và một hiện tượng bóp nghẹt tự do dân chủ gần đây nhứt, là vụ bắt nhốt Ông thị trưởng thành phố Ô Khảm do dân bầu phổ thông đầu phiếu lần đầu tiên trong lịch sử TC năm 2013 là chì dấu cho thấy TC muốn dùng chuyên chính vô sản để… tránh bạo loạn xã hội.
Thêm nữa, phong trào độc đòi độc lập ở Tây Tạng qua việc người dân và nhà sư tiếp tục tự thiêu và gây bạo động. Tân Cương cũng không yên ổn với các vụ đặt bom vừa qua… Pháp Luân Công tiếp tục rao giảng và ảnh hưởng lên nhiều tầng lớp trong toàn xã hội.
Và hiện tại, TC với chiến dịch “cắt lát xúc xích” (sách lược tằm ăn dâu) ở Biển Đông, nhằm hướng tới việc thống trị toàn khu vực. Nhu cầu nầy đã thể hiện trong một động thái mà Tờ báo New York Times đã gọi một cách đúng đắn là một “trò chơi gà” (game of chicken), làm cho nhiều người e rằng sự kiện trên có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh bi thảm giữa các cường quốc. Mục tiêu của Trung Cộng đơn giản là: thống trị khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và từ từ nhưng chắc chắn, đẩy bật Mỹ ra khỏi biển Đông. Tất cả đều nhắm vào một chiến lược đã được TC chuẩn bị và thi hành từ đầu thập niên 2000. Đó là chiến lược “chống tiếp cận/chống xâm nhập” (A2/AD).
Vì vậy,
Việc phô trương sức mạnh trên biển Đông trong những ngày tháng gần đây cho thấy nhiều chỉ dấu của TC nhằm:
– Thứ nhất: Chuyển hướng áp lực của người dân Trung Hoa, các mối bất ổn trong nội địa, và kích thích tinh thần quốc gia cực đoan Đại Hán trong vấn để biển Đông;
– Thứ hai: Phong trào dành độc lập trong nước nổi lên và TC không muốn thế giới bên ngoài chú tâm vào, cho nên càng làm nổi thêm đình đám trong vần đề biển Đông;
– Thứ ba: Phát triển kinh tế của TC trong mấy năm gần đây giảm sút mạnh không còn giữ ở mức độ 9-10% nữa (thống kê mới nhất chỉ có 7.6%); do đó, uy tín của nhà cầm quyền bị sụt giảm, người dân không còn tin tưởng chính sách của đảng nữa. Riêng năm 2015, xuất cảng giảm sút 25% do Liên hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ tẩy chay hàng hóa tạo ra một lượng không nhỏ lao động thất nghiệp vì hàng tồn kho ứ đọng;
– Thứ tư: Việc thiết lập các phi trường quân sự trên Hoàng Sa và Trường Sa, cùng hành động cho máy bay tiếp liệu hạng nặng, máy bay quân sự hoạt động trên các vùng đảo TC chiếm đóng của Việt Nam từ 1974 và 1988 đến nay. TC cũng không ngừng thành lập bộ chỉ huy quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa và đảo Vành Khăn, Trường Sa. Hiện tại, TC dự định biến hai nới nầy thành hai trung tâm du lịch và bắt đầu tiếp nhận du khách dự trù vào đầu tháng 9 tới đây. Do đó, những sự kiện nầy cho thấy âm mưu không chế biển Đông của TC càng rõ nét hơn;
– Thứ năm: Đây chính là cốt lõi của vấn đề TC làm ồn ào ở biển Đông. Đó là việc che đậy tiến trình Hán hóa một cách tiệm tiến và vững chắc của TC vào suốt chiều dài của Việt Nam từ Bắc chí Nam bằng cách xây dựng xí nghiệp, nhà máy, mang thiết bị, nhân công xâm nhập, thuê mướn rừng đầu nguồn dài hạn, thuê mướn đất nông nghiệp, thu mua tất cả sản phẩm chăn nuôi hay nông nghiệp và nguyên liệu của Việt Nam bằng bất cứ giá nào. Từ đó khống chế nền kinh tế VN và xâm nhập nhân công, đưa tình báo vào khắp mọi miền đất nước.
Tóm lại, chúng ta thấy rõ ràng âm mưu của TC thể hiện rõ qua năm chỉ dấu trên và hệ lụy của những sự kiện đó đưa đến kết quả là:
– Ở phía Đông, TC đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam;
– Ở phía Tây, TC đã dùng thế trận “nước” qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước;
– Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: – vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; – và nóc nhà nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, TC có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của TC một khi có chiến tranh xảy ra.
Như vậy về phía Việt Nam thì sao?
 
Những gì Cộng sản Bắc Việt chạy theo đuôi TC: 
– Tình trạng kinh tế qua việc tài chánh và ngân hàng cùng sản xuất sụp đổ hoàn toàn. Hàng loạt ngân hàng đóng cửa. Sáu tháng đầu năm 2016 có trên 50.000 xí nghiệp trung phá sản và bị đóng cửa. Nợ công nợ tư chồng chất.
– Đối với vấn đề tranh chấp biển Đông với TC, CS Bắc Việt chỉ chơi trò “đánh-đàm”, trò “cút bắt” qua các kịch bản của TC mà thôi. Chúng ta đừng nghĩ rằng Việt Nam tuyên bố luật biển của Việt Nam ngày 24/6/2012 thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, nhưng thật sự cũng nhằm vào sự đánh lạc hướng nỗi bất bình của người dân. Việc làm nầy chỉ nhằm vào việc giải tỏa áp lực qua các vụ biểu tình chống TC, biểu tình chiếm đất của người dân, vụ cá chết ở vùng biển Miền Trung và trong nội địa, và gần đây nhứt là vụ hai phi cơ quân sự của Việt Nam bị “bắn” rơi trong hải phận Việt Nam.
– Việt Nam vẫn để “tàu lạ” tiếp tục đâm chìm hay bắt các tàu đánh cá của ngư dân, thậm chí TC ngang nhiên chận bắt và săn đuổi tàu tuần tra của Việt Nam trong hải phận của mình nữa. Trong lúc đó, hai nước vẫn “thấm tình đồng chí” cùng hợp tác tuần tra chung trên biển Đông ở Vịnh Bắc Việt.
– CS Bắc Việt tiếp tục lờ đi cho TC xây các bè cá ngay trong vùng biển quân sự ở Cam Ranh và Nha Trang suốt 10 năm qua, mà nhà cầm quyền địa phương vẫn không biết.
Xét cho cùng, các cuộc tranh cãi giữa TC và Việt Nam trong vấn đề biển Đông chỉ là một màn kịch rẻ tiền do đàn anh dàn dựng và đàn em cs Bắc Việt theo đuôi để hầu xả bớt áp lực của người dân trong việc xâm chiếm một cách lộ liễu của TC.
Phải chăng đây chỉ là một sự dàn xếp của hai đảng cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt trong việc dâng trọn đất nước cho TC để đổi lấy “ngôi sao thứ sáu” trên lá cờ của đàn anh nước lớn Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc?
Trước tình thế hiện tại, chúng ta, người con Việt hải ngoại và quốc nội muốn gì và phải làm gì?
Xin đan cử vài gợi ý để chúng ta cùng suy nghĩ:
– Việt Nam cần liên lập (liên kết trong tinh thần độc lập) với các quốc gia trong vùng biển Đông, đặc biệt là ASEAN để cùng nhau cộng sinh trước bá quyền nước lớn là Trung Cộng. Muốn được như vậy Việt Nam cần phải có dân chủ mới có thể xây dựng được sức mạnh kinh tế, xã hội, văn hóa, và chính trị ổn định;
– Cần phải có được tiếng nói tổng hợp chung giữa các quốc gia trong vùng và cùng chủ trương một giải pháp quốc tế thay vì giải quyết song phương giữa từng nước với TC như hiện tại;
– Đối với người Việt trong nước, cần phải vận động triệt để hầu phủ nhận những ký kết song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh từ 1958, 1988, 1990 và cho đến nay; người Việt ngoài nước cần hỗ trợ đấu tranh bằng cách vận động sự đồng thuận và yểm trợ của thế giới tự do trong việc vô hiệu hóa các văn kiện giữa hai đảng cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt;
– Chúng ta đã biết rất rõ nguyên nhân của sự xâm chiếm tiệm tiến và Hán hóa dân tộc là do chính đảng CS Bắc Việt, một nhóm Thái thú biết nói tiếng Việt của TC. Do đó, đây mới chính là mục tiêu cần phải triệt tiêu. Người Việt hải ngoại, nếu muốn đóng góp vào tiến trình nầy, cần phải dứt khoát và tích cực trong việc cấm vận tài chánh cho Việt Nam bằng cách ngưng gửi tiền, ngưng du lịch và chấm dứt những việc từ thiện xã hội không cần thiết.
– Cuộc vận động quốc tế qua các quốc gia Tây phương, Bắc Mỹ, cùng các hiệp hội quốc tế để họ có cái nhìn chính xác hơn về chính sách “cai trị phi nhân” của đảng CS Bắc Việt đi ngược lại với đà phát triển chung của nhân loại.
– Với sự đấu tranh của người việt hải ngoại như các đề nghị trên, từ đó, quốc nội mới có khả năng làm một cuộc cách mạng có thể xóa tan được cơ chế mục nát của đảng CS Bắc Việt và đưa đất nước vào trật tự mới của toàn cầu.
Qua các phân tích vừa kể trên, chúng ta cần cùng nhau động não hầu mưu tìm một định hướng cho Việt Nam tương lai.
Kết luận
Chúng ta có thể kết luận rõ ràng là Trung Cộng và Cộng sản Bắc Việt đang hát bài “hợp ca Biển Đông”, “hợp tấu Mekong”, “bi hài kịch xây dựng các tụ điểm cho TC định cư”, trong đó ca sĩ chánh là TC và nhóm hát bè là CS Bắc Việt. Tiếng hát “bành trướng Đại Hán” càng to với hàng hàng lớp lớp tàu chiến tràn ngập biển Đông, kèm theo những tiếng bè nhỏ hơn nhưng người nghe vẫn cảm nhận được những câu bè “vô cảm” trước nỗi nhục của dân tộc, dâng đất, dâng biển cho ngoại bang để đổi lấy quyền lực và tài sản của Đất và Nước. Đó là tiếng hát bè của những thái thú biết nói tiếng Việt, đảng CS Bắc Việt!
Về phía Hoa Kỳ, mặc dù sức mạnh quân sự đang được tăng cường tại biển Đông, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam. Từ gần hai năm nay, những nhân vật đầu não của Mỹ luôn tuyên bố vấn đề tự do lưu thông hàng hải ở vùng biển Đông là một vấn đề lợi ích quốc gia đối với Mỹ, mặc dù trong hiện tại, đã hoạt động hết sức tích cực qua sự kiện bốn tầu chiến điện tử và hai tàu sân bay có mặt tại biển Đông, trong tình trạng sẵn sàng, và với những công bố cứng rắn về những động thái quân sự của TC trong những ngày gần đây. Mỹ đã và đang góp phần quyết định trong việc hoá giải những thủ đoạn của TC. Tuy nhiên, trong việc tranh chấp giữa TC và các quốc gia ASEAN, người Mỹ luôn đứng ngoài, tránh việc đối đầu trực tiếp với TC trong việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Về phía TC, Ông Trương Phong, một học giả thuộc khoa quan hệ đối ngoại của Trường “Các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương” của đại học quốc gia Úc. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Viện quốc gia nghiên cứu Đông Nam Á, (TC) và là tác giả cuốn sách “Trung Quốc độc bá: Chiến lược lớn và các thể chế quốc tế trong lịch sử Đông Á” có nêu vấn đề chính là cả các nước tranh chấp chủ quyền lẫn Trung Cộng đều không hiểu được chính xác Bắc Kinh muốn đạt được điều gì ở Bắc Kinh. Chỉ vì trong giới phân tích và hoạch định chính sách Trung Quốc có 3 luồng tư tưởng đấu đá nội bộ, gọi là 3 phe thực dụng, cứng rắn và ôn hòa.
1. Phe thực dụng cho rằng họ đang bảo vệ quyền lợi quốc gia, bằng cách tăng cường sự hiện diện vật chất ở Biển Đông.
2. Phe cứng rắn cũng có trong dân Trung Cộng, một bộ phận lớn chỉ có cái nhìn hời hợt về tình hình Biển Đông. Bộ phận này tỏ ra hung hăng vì cho rằng đấy là thể hiện yêu nước (cực đoan), nhưng họ không nghĩ về các lợi và hại của TC một khi phải đối đầu với các quốc gia liên quan, đặc biệt là Việt Nam và Phi Luật Tân.
3. Phe ôn hòa cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải sửa chủ trương để làm rõ các mục tiêu ở Biển Đông. Họ công nhận sự mập mờ hiện nay của Bắc Kinh về yêu sách chủ quyền lãnh thổ đang khiến thế giới quan ngại và không tin TC nữa.
Tuy nhiên, tất cả các phe nhóm có cùng một điểm chung là họ cũng cảm nhận rằng từ sự trỗi dậy của Trung Cộng, Bắc Kinh nên lập một sự hiện diện ở Biển Đông tương xứng với sức mạnh mới, nhất là khi hầu hết các nước tranh chấp đã hiện diện hàng chục năm tại khu vực này. Học giả Trương Phong nhận định: “Thế mạnh mới buộc TC phải làm rõ các thâm ý chiến lược của mình. Và hiện ngay, có lẽ cả lãnh đạo nước này cũng chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trên?
Chưa bao giờ hết, Việt tộc đang mang nỗi oan khiên nghiệt ngã nầy!
Vì vậy,
Một lần nữa, chúng tôi muốn gióng thêm lên tiếng chuông kêu gọi người Việt ở quốc nội cùng hải ngoại ý thức rằng cộng sản Bắc Việt đã đem “tình đồng chí của đảng CS” áp dụng chuyên chính vô sản trong suốt 41 năm qua, chẳng lẽ chúng ta không kết được “nghĩa đồng bào” của 89 triệu bà con trong nước (không kể 4 triệu đảng viên CS) và 2,5 triệu ở hải ngoại (không kể 1,5 đích thực là Việt kiều của Việt Nam Xã Nghĩa) để tẩy trừ những kẻ nội thù của quê hương.
Hội nghị Diên Hồng chính là trong thời điểm nầy của tổ quốc Việt Nam hôm nay.
 
Ngọn lửa Tunisia ngày nào sẽ phải bùng cháy cùng hòa lẫn với máu đào của Tuổi Trẻ Việt Nam nơi quê cha đất tổ. Chỉ có MÁU mới đổi MÁU mà thôi.
Ngày Tòa án La Haye phán quyết 12/7/2016
Mai Thanh Truyết – Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)

Liệu Trung Cộng sẽ đánh Việt Nam?

Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm (Danlambao) – Từ ngày tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama viếng thăm Việt Nam đến giờ, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn, đến nỗi sau cuộc họp của các nước Đông Nam Á vừa qua không ra được một thông cáo chung, ngoại trưởng Singapour định họp báo chung với ngoại trưởng Trung cộng, nhưng vì bất mãn, nên đã bỏ về sớm.

Từ đó có những người đưa ra nhiều giả thuyết, trong đó có giả thuyết Trung cộng sẽ đánh Việt Nam, người khác thì đưa ra giả thuyết hoàn toàn trái lại.
Chúng ta hãy cùng nhau xem xét vấn đề trên để có thể nhìn sự kiện sáng tỏ hơn: