Tin tức và Bình luận (tiếp theo)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin tức và Bình luận (tiếp theo)

Babui (Danlambao)

Các bài dưới đây đươc đăng đ rng tầm nhìn thông tin và bình luận đa chiều. Ni dung nhng bài viết này không phn nh quan đim hay lp trường ca Website. BBT

Theo Dân Làm Báo

Hạ Trắng (Danlambao) – Thủ cũ hứa, thủ mới hứa, thủ nào cũng hứa. Nhưng rồi chỉ thấy đồng chấy thủ lợi mang tên thủ lợn. Cuối cùng, cũng vẫn người dân là… thúc thủ!!!

Một bà Mai khác

Một bà Mai khác ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016
“Từ đây góc bể bên trời 
Nắng mưa thui thủi quê người một thân.” Kiều
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – Tôi đang lẽo đẽo theo chân Anh Vũ đi lòng vòng Phnom Penh để tìm hiểu về sinh hoạt tôn giáo, và xã hội của một số người Việt đang sống ở thủ đô Cambodia thì nhận được thư của anh Ngô Thế Vinh. Tác giả Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng biểu tôi chạy lên Nam Lào chụp vài tấm ảnh – nơi vừa khởi công xây con đập Don Sahong – để dùng cho ấn bản tiếng Anh (The Nine Dragons Drained Dry The East Sea In Turmoil) cuốn sách sẽ do Giấy Vụn xuất bản nay mai.

Ếch ra đi, “quả đấm thép” vẫn thế

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Sau tháng Tư, 75, khi Việt Nam thống nhất về mặt địa lý hai miền, thì trên phần đất Miền Nam vừa phỏng hai hòn, có một nhân vật bị “xẻ làm đôi” (1): Một nửa Khánh Ly (KL) chạy nhào ra biển tìm đường thoát thân, một nửa Trịnh Công Sơn (TCS) ở lại “nối vòng tay lớn” với “Giặc Miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu anh em, đồng bào…” 

“Trò chơi” Hiến Pháp, “Cây Dù” Trung Quốc và “nỗi sợ” của công an phiệt

Giáo Già (Danlambao) – Vào khoảng 9h15 sáng ngày 31-3-2016, Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội CSVN. Tay đặt lên cuốn Hiến pháp 2013 màu đỏ, Tay phải giơ cao hướng lòng bàn tay về hội trường, Bà nói: “Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được đảng, nhà nước và nhân dân giao phó”.

Kể chuyện “áp tải 2000 cây số” và những kỷ niệm với khối 8406

Dân Oan Lê Thị Kim Thu viết, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Khối 8406.
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) – Đến với Khối 8406, có thể nói là một cái duyên, một con đường đi chung đã chọn sẵn. Con đường đi đó sẽ tạo thêm lòng tin vững chắc vào chính nghĩa; tạo thêm những bạn đồng hành đồng chí hướng; tạo thêm những sự hiệp thông hỗ trợ; và có thể cùng dẫn dắt nhau để đi đúng con đường mình đã chọn. Là Dân Oan, đi khiếu kiện từ Nam ra Bắc, gõ cửa công lý mà chẳng ai đoái hoài, nên không còn niềm tin nào với chế độ, thì việc đến với Khối 8406, với những sự tin tưởng vào con đường đi chung như trên là điều tất yếu.

41 lần tháng Tư – những câu hỏi và những câu hỏi…

Song Chi – Bây giờ thì ai mới thực sự là bên chiến thắng, ai mới thực sự là bên thua cuộc? Mỹ hay Việt Cộng? Đánh Mỹ để rồi bây giờ khao khát, ngưỡng mộ từ hàng hóa, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, con người, các giá trị sống…của nước Mỹ, để rồi quan chức VN từ thấp tới cao cứ có cơ hội là cho con cháu sang Mỹ học, làm việc, sinh sống, để rồi chỉ mong Mỹ quay lại khu vực này làm “cảnh sát” giùm trên biển Đông? Là thắng hay là thua?

Tâm sự chiếc xe bán nước Made in China

Tôi sinh ra có bốn bánh đi giữa cuộc đời
Hai bánh đi trước hai bánh đuôi
Xăng nhớt có nhân dân nuôi
Biết chạy không biết bơi
Vì đảo biển Hoàng, Trường Sa là nơi của Chệt
Biết rú ga, cười sặc sụa trên quê hương đầy xác chết.

Quyền được biết và Luật tiếp cận thông tin

Mẹ Nấm (Danlambao) – Sáng ngày 6/4/2016, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật tiếp cận thông tin với 88% số phiếu đồng ý. Báo đảng cũng cho hay: “Luật cũng quy định những thông tin công dân không được tiếp cận gồm: Thông tin thuộc bí mật nhà nước, thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác theo quy định của luật. Chỉ khi những thông tin này được giải mật, công dân mới được tiếp cận.”
Từ xưa đến nay, điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự minh bạch và công khai của một chính phủ chính là quyền tiếp cận thông tin của công dân, nói nôm na là Quyền Được Biết.

Theo Diễn Đàn Thế Ky ̉

Nguyễn Hưng Quốc – Can đảm và sáng suốt 

Thứ Năm, ngày 07 tháng 4 năm 2016

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa của TP.HCM kêu gọi phải xác định cho đúng khái niệm ta – bạn – thù. Ông còn mượn thơ để nói thay lời rằng:
“Nỏ thần chớ để sa tay giặc. Mất cả đất liền, cả biển sâu”.
Qua báo chí, trong mấy ngày vừa qua, tôi bắt gặp nhiều lời phát biểu rất can đảm và sáng suốt của một số đại biểu Quốc hội trong nước.
Trước hết là bài phát biểu của bà Võ Thị Dung tại phiên họp Quốc hội vào sáng ngày 28 tháng 3. Bà Dung nêu lên “7 điều lo và 3 điều ước”.
Bảy điều lo ấy, theo thứ tự là:
Thứ nhất, nạn ngoại xâm từ Trung Quốc, kẻ, trước đây đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, nay lại bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa để mưu toan lấn chiếm cả Biển Đông của Việt Nam.

ĐỌC THÊM »Nguyễn Nhân Trí – Phá Sản

Thứ Tư, ngày 06 tháng 4 năm 2016

Khi nói về phá sản, chúng ta thường nghĩ về sự cạn kiệt tiền tài. Đó là loại phá sản chúng ta thường thấy trên báo chí hay nghe bạn bè nói đến. Phá sản kinh tế tài chánh là một thảm cảnh không ai muốn mình lâm phải.
Có một loại phá sản khác, cũng là thảm cảnh nhưng ở tầm vóc to lớn hơn nhiều. Đó là phá sản chủng tộc.
Khi phá sản tài chánh, một sáng nào đó người ta thức dậy nhìn chung quanh không còn thấy tiền bạc, của cải gì của mình nữa. Khi phá sản chủng tộc, một ngày nào đó người ta mở mắt nhìn chung quanh không còn thấy ai cùng chung sắc dân, cùng chung ngôn ngữ, cùng chung văn hóa, cùng chung lịch sử, cùng chung quê hương xứ sở như mình nữa. Và tương tự như phá sản tài chánh, người bị phá sản chủng tộc cũng không còn tương lai.

Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa/ RFA – Viện trợ chính thức – và mặt trái

Thứ Tư, ngày 06 tháng 4 năm 2016

Cầu Nhật Tân nhìn từ bờ Nam sông Hồng tại Hà Nội
hôm 6/1/2016, là cây cầu được xây dựng bằng nguồn vốn từ chính phủ Nhật Bản.
Với viễn ảnh không xa là Việt Nam sẽ hết được viện trợ theo thể thức ODA, người ta bắt đầu nói đến những khó khăn sau đó, khi kinh tế vẫn cần huy động vốn mà phải vay theo điều kiện của thị trường kể từ Tháng Bảy năm tới. Chuyện ấy là gì và có hậu quả ra sao, mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu qua phần phân tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, gần đây, giới chức của Bộ Tài Chính Việt Nam có trách nhiệm về quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết là Việt Nam có thể không còn được vay nợ theo điều kiện viện trợ chính thức mà chuyển sang nguồn vay theo điều kiện thị trường. Hai định chế tài trợ quốc tế là Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á châu cũng xác nhận chiều hướng ấy. Ông nghĩ sao về việc này?

Thục Quyên – Dốt và gian

Thứ Tư, ngày 06 tháng 4 năm 2016
Nghị sĩ Patzelt đã đến tận toà đưa hộ chiếu ngọai giao xin vào.
Ngày 23 tháng 3 vừa qua “Tòa án Nhân dân” Hà Nội sau 2 năm nhốt người trái luật mà vẫn lúng túng không tìm được bằng chứng buộc tội, lại đem cái tội danh vớ vẩn “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” ra để kết án tù Anh Ba Sàm và cộng sự viên của ông, cô Nguyễn thị Minh Thúy.
Việc nhà nước Việt Nam đem cái luật đặc biệt đặt ra để siết cổ những  tiếng nói phản biện không có gì là lạ. Cái đặc biệt kỳ này là họ bị đẩy vào chân tường vì dù cố gắng ngăn chặn nhưng luật quốc tế đã không cho phép họ cấm hẳn một Nghị sĩ Đức, ông Martin Patzelt, đến Việt Nam.

Hà Tường Cát – Putin và Tập Cận Bình dính trong ‘Hồ Sơ Panama’ 

Thứ Tư, ngày 06 tháng 4 năm 2016
Bảng hiệu phía trước trụ sở Mossack Fonseca ở Panama City, hình chụp ngày 3 tháng Tư. (Hình: RODRIGO ARANGUA/AFP/Getty Images)
Hồ sơ Panama là vụ rò rỉ 11.5 triệu tài liệu mật của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama, vừa được biết hôm Chủ Nhật. Tiết lộ này khiến người ta hiểu tổ hợp Mossack Fonseca đã giúp giới giàu có và quyền lực trên khắp thế giới trong việc rửa tiền, tránh lệnh trừng phạt và trốn thuế, để che giấu tài sản như thế nào.
Dính dáng vào những vụ tẩu tán tài sản có các giới chức thân cận của Tổng Thống Nga, Vladimir Putin, gia đình Chủ Tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, cùng hàng chục nhà lãnh đạo, hàng trăm nhân vật vai vế khác, trong đó có cả các viên chức FIFA và cầu thủ ngôi sao Lionel Messi.
Mossack Fonseca nói rằng họ hoạt động hoàn hảo hàng ngày trong suốt 40 năm và chưa bao giờ bị cáo buộc hay truy tố về bất cứ tội gì. Theo lời giải thích, các công ty hải ngoại được dùng với mục đích hợp pháp có thẩm định kỹ lưỡng trước, và rất tiếc nếu dịch vụ của họ đã được dùng sai trái.