Tin tức và Bình luận (tiếp theo)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin tức và Bình luận (tiếp theo)

Ông Trần Minh Lợi (áo trắng) bị công an bắt chiều 22-3 – Ảnh: Trung Tân/ Tuổi Trẻ.

Các bài dưới đây đươc đăng đ rng tầm nhìn  thông tin và bình luận đa chiều. Ni dung nhng bài viết này không phn nh quan đim hay lp trường ca Website. BBT

 

Theo Nhật Báo Ba Sàm

VỢ ANH TRẦN MINH LỢI BỊ ÁP LỰC PHẢI TỪ CHỐI LUẬT SƯ BÀO CHỮA

Posted by adminbasam on 27/03/2016 – FB Võ An Đôn
Trưa nay, chị Phan Thị Thảo là vợ anh Trần Minh Lợi (Người chống tham nhũng bị Công an tỉnh Đắk Nông bắt giam) gọi điện báo cho tôi biết là gia đình chị hiện nay bị áp lực từ nhiều phía nên đành phải từ chối tôi làm luật sư bào chữa cho anh Lợi, cho dù bản thân chị và gia đình rất yêu quý tôi.
Tôi hỏi lý do nào chị từ chối tôi bào chữa cho anh Lợi ? thì chị Thảo không trả lời cụ thể mà nói là vì lý do “nhạy cảm”. Chị Thảo cho biết là sẽ nhờ một luật sư khác bào chữa cho anh Lợi để khỏi bị áp lực.
Hai ngày trước chị Thảo và gia đình từ tỉnh Đắk Lắk đến nhà tôi hối thúc tôi làm thủ tục bào chữa cho anh Lợi, nhưng hôm nay đột ngột từ chối tôi bào chữa, chắc chắn là bị áp lực rất lớn từ phía công quyền. Đọc tiếp »
‘Đấu tố’ và ‘cân đối’
Sau hội nghị hiệp thương lần 2 tạm yên bình, gần ba chục nhân vật tự ứng cử đại biểu Quốc hội của xã hội dân sự và giới đấu tranh nhân quyền sắp chạm vào “lằn ranh đỏ”: vòng “hiệp thương tổ dân phố”.
Đây cũng chính là một rào cản mà trong quá khứ, chính quyền rất tâm đắc với thủ pháp “ý kiến quần chúng”. Ở những kỳ bầu cử Quốc hội khóa trước, một số người tự ứng cử như luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã chẳng thể chống lại màn “đấu tố” không thể lộ liễu hơn: anh bị “di dời” từ tổ dân phố nơi cư trú đến một tổ dân phố khác hoàn toàn lạ lẫm. Ở đó, nhiều chục người lạ mặt đã hùng hổ hóng sẵn cùng một trận tố cáo kịch liệt về “thành phần bất hảo”, “phản động”, theo tài liệu được chuẩn bị rất chu đáo. Sau hết, khối “quần chúng tự phát” ấy đồng loạt giơ tay biểu quyết là Lê Quốc Quân “không được tổ dân phố tín nhiệm”. Như tất thảy dân oan mất đất, người tự ứng cử không còn chỗ cắm dùi. Cuối cùng, “tên anh không có trong danh sách”. Chính quyền được tuyên xưng dân chủ đương nhiên loại được một kẻ đấu tranh cho dân quyền. Đọc tiếp »

BT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng hậu thuẫn giới đấu tranh dân chủ vào quốc hội

Posted by adminbasam on 28/03/2016 – BĐLB VOA – TS Luật Cù Huy Hà Vũ – 27-3-2016

Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Photo: AP

Trong cuộc họp báo sau khi Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN) bế mạc hôm 28/1 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Dân chủ đến thế là cùng!” khi nói về bầu cử tại Đại hội. Phát biểu này của người đứng đầu chế độ độc đảng ở Việt Nam hầu như ngay lập tức làm dấy lên phong trào tự ứng cử vào Quốc hội khóa 14 được bầu vào ngày 22/5 tới. Ngày 4/2, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với lý do nhằm “giúp ông Nguyễn Phú Trọng chứng minh ‘dân chủ đến thế là cùng!’” Tiếp theo ông A, đã có hàng chục người yêu nước – đấu tranh cho Dân chủ, Nhân quyền và Tiến bộ xã hội ở Việt Nam khác (sau đây gọi chung là “người đấu tranh dân chủ”) đã tuyên bố tương tự và tiến hành các thủ tục tự ứng cử vào cơ quan lập pháp.
Bên cạnh luồng dư luận đông đảo ủng hộ giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam tự ứng cử ĐBQH là một số ý kiến phản đối với những lập luận sau đây. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 27/03/2016 – Bùi Văn Bồng
Tại sao lãnh đạo thường có thói quen ‘cứ theo nếp cũ mà làm’, ngại, sợ đổi mới, bởi họ thấy sự ổn định đang có ấy thực sự có lợi cho chính bản thân họ và nhóm lợi ích của họ. Nếu gọi đó là biểu hiện của ‘chủ nghĩa cá nhân’ cũng không sai. Có vẻ như mâu thuẫn, nhưng là thực chất: lãnh đạo không xứng tầm thường rất sợ đổi mới, rất sợ sự phát triển cao của khoa học-công nghệ và sơ cả sự phát triển cao trình độ dân trí. ‘Ngu dân để trị’ cũng là cách thức của nhiều vị vua chúa. Dân chủ thường là khái niệm xa lạ mà những vị lãnh đạo coi đó như sự rung dọa quyền lực của mình.
Chẳng qua lãnh đạo thấy mình còn kém khôn, chỉ số IQ còn quá thấp. Động cơ của họ là phải để cho ‘ngu dân’ thì sự nhận ra yếu kém của lãnh đạo, mặt trái của chế độ mà họ đang trọng trách trị vì ít ai thấy, và mong họ chỉ biết tôn sùng lãnh đạo. Còn nữa, dân trí thấp, hiểu biết chính trị-pháp luật của người dân kém, không nên phổ quát nâng cao trình độ hiểu biết cho dân, sẽ ít có những phản biện, phản bác làm lộ cái sai, cái yếu kém của lãnh đạo…Bởi, họ tự thấy khả năng nhận thức, khả năng quản lý của họ chỉ đến vậy, cao hơn nữa họ không theo kịp, sợ (do đó) mất uy tín ‘nhà lãnh đạo’! Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 27/03/2016 – Trần Quang Thành
Ông Dương Văn Bậc, 75 tuổi, trú tại thôn 3 (Liên Hòa) xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang suốt mấy chục năm đi khiếu kiện từ địa phương đên trung ương về nỗi oan ức của hai mẹ con ông, bị nhà cầm quyền cộng sản địa phương cướp ruộng đất, nhà cửa, phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Mẹ ông đã qua đời, năm nay bước sang tuổi 75 phơ phơ đầu bạc, ông vẫn kiên trì cuộc đấu tranh, tố cáo tội ác của giới bạo quyền cộng sản đối với mẹ con ông.
Mấy chục năm đi khiếu kiện vẫn trong vô vọng, trước sự im lặng của giới bạo quyền cộng sản Việt Nam., ngày 23 tháng 3 năm 2016 mới đây, ông Dương Văn Bậc đã gửi lời tố cáo tội ác Cộng sản Việt Nam đối với mẹ con ông đến Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, đến các tổ chức nhân quyền trên thế giới và các cơ quan thông tấn, báo chí. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 26/03/2016 – BHC/ Ikaria
Phần 1 – 17-1-2016

Ảnh: BHC/ Internet

Muốn biết vì sao các triều đại sụp đổ, phải biết bằng cách nào chúng được dựng lên và nhờ đâu chúng đứng vững.
A. CÁC TRỤ CỘT CỦA MỘT TRIỀU ĐẠI
Mọi triều đại đều được xây dựng và duy trì trên những trụ cột quyền lực quan trọng dưới đây.
Nếu những trụ cột này còn vững chắc, thì triều đại còn đứng vững, bất kể mọi mối đe dọa và tình huống rủi ro có thể phát sinh.
Nhưng nếu một trong những trụ cột này lung lay, thì các trụ cột khác lập tức đứng trước nguy cơ rạn nứt theo hiệu ứng dây chuyền, nhất là khi hệ thống không kịp thời tự điều chỉnh để khắc phục sự cố. Nhiều kinh nghiệm lịch sử cho thấy chuỗi sự kiện làm sụp đổ một triều đại hoặc một quốc gia có thể kéo dài nhiều chục năm, thậm chí vài thế kỷ, khởi nguồn từ sự suy yếu của một trong các trụ cột quyền lực. Những gì xảy ra tiếp theo chỉ là hiệu ứng domino tất yếu, trong lúc hệ thống và người lãnh đạo còn đang ngủ quên. Đọc tiếp »