Tin tức và Bình luận (tiếp theo)
Các bài dưới đây được đăng để rộng tầm nhìn thông tin, bình luận đa chiều, nhưng không phản ảnh quan điểm hay lập trường của trang web. BBT
Theo Nhật Báo Ba Sàm
MỘT BẢNG SO SÁNH VUI GIỮA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ
Posted by adminbasam on 29/02/2016
FB Nguyễn Quang Thiều – 27-2-2016
Sau mấy lần đi Mỹ, một buổi chiều nhàn rỗi, chẳng biết làm gì, tôi ngồi và thử so sánh vui một vài điểm giữa người Mỹ và người Việt. Không phải so sánh nào cũng đúng và cũng không có mục đích gì. Dù thế nào cũng xin những người đọc bài này (cả người Mỹ và người Việt) đừng “tự ái” và mọi người có thể thêm vào những so sánh của mình cho vui.
– Người Mỹ giàu nhưng ít tiền mặt, người Việt ngèo nhưng lắm tiền mặt.
– Người Mỹ yêu chó, người Việt yêu thịt chó.
– Người Mỹ làm chuồng cho chim về ở, người Việt làm bẫy để bắt chim. Đọc tiếp »
Có thể hiểu “dân chủ thế nầy” như thế nào?
Posted by adminbasam on 29/02/2016
Hồ Văn Ngự – 29-2-2016
Chúng ta đã chứng kiến những dự án, những công trình “nhà nước và nhân dân cùng làm” thành công tốt đẹp như thế nào, gìờ đây lại xuất hiện một hình thái chính trị xã hội tương tự “đảng và nhân dân cùng làm”, đó là phong trào ứng cử đại biểu quốc hội 2016, hy vọng nó cũng tốt đẹp không kém.
Sống ở Việt Nam, hầu hết mọi người ngoài những kiến thức phổ thông, cần thiết phải có thêm những cái “tự hiểu” rất mực nhạy cảm, chẳng hạn: “công dân có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm”, cùng với đó là: “người ta được quyền làm những việc mà đảng không cấm”.
Hiện nay có nhiều tổ chức xã hội dân sự được thành lập ở Việt Nam, tồn tại trên danh nghĩa và hoạt động trên không gian mạng là chủ yếu. Chính quyền đang cầm trịch trong tình trạng: không cấm nhưng cũng chẳng công nhận, miễn sao nước sông không xâm phạm nước giếng. Thế nhưng bây giờ tình hình đã có chuyển biến, liệu rằng đây có phải là thời mở cửa chính trị sau tuyên bố của TBT Nguyễn Phú Trọng: “dân chủ thế nầy là cùng, không thể dân chủ hơn”. Đọc tiếp »
Việt Nam có thể kiện Trung Quốc về cái gì?
Posted by adminbasam on 29/02/2016
Trương Nhân Tuấn – 28-2-2016
Vấn đề quân sự hóa Biển Đông đã không còn là những lời răn đe suông. TQ từ khoảng hai năm nay đã đẩy mạnh những hoạt động ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa), TQ đã đặt các giàn ra đa, các ụ phòng không cũng như đưa các loại phi cơ chiến đấu. Tại Trường Sa, TQ đã ráo riết mở rộng các đảo nhân tạo trên các bãi cạn (Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn, Châu Viên, Su Bi, Ga Ven…), gấp rút xây dựng trên các bãi Chữ Thập, Su Bi… những phi đạo (dài trên 3000 mét). Những gì TQ đã và đang làm ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) chắc chắn sẽ được thực hành cho các đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Ta có thể khẳng định rằng TQ đã và đang “quân sự hóa Biển Đông”, bất chấp những phản đối của các đại cường Hoa Kỳ, Nhật, Ấn Độ, Úc… hay các nước có liên hệ trong khu vực. Đọc tiếp »
Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (VIII)?
Posted by adminbasam on 29/02/2016
Blog RFA – Nguyễn Thị Từ Huy – 28-2-2016
Bài trước chúng ta nói rằng, trong tình hình hiện nay cải cách là vấn đề sống còn của Việt Nam, vấn đề tồn tại hay không tồn tại, độc lập hay mất nước, cải cách đang là yêu cầu và là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, những ai quan tâm đến tương lai của Việt Nam đều thấy rõ điều này. Tuy nhiên, câu hỏi là : tầng lớp lãnh đạo của Việt Nam có nghĩ như vậy hay không, có nhìn thấy như vậy hay không, có hiểu được ý nghĩa sống còn của yêu cầu cải cách hay không ?
Chắc không ít người sẽ phản ứng ngay bằng cách nói rằng : những dân thường như chúng ta còn nhìn ra được điều này thì lãnh đạo phải thấy rõ hơn chúng ta chứ. Đọc tiếp »
CÓ NÊN QUAY VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA?
Posted by adminbasam on 28/02/2016 – Nguyễn Quang Duy – 28-2-2016
Được BBC phỏng vấn ông Dương Trung Quốc cho biết ông không bao giờ nghĩ mình là “người đối lập” vì cơ chế chưa có đối lập và đã theo luật chơi của cơ chế thì phải theo đúng luật chơi.
Cũng trên BBC, tác giả Nguyễn Tiến Trung nhận xét “thắng cuộc không phải là thắng cử!”, trong khi người dân khao khát thay đổi thì đảng Cộng sản vẫn không chấp nhận đối lập, nên không thể xem là chính danh.
Muốn thay đổi cần có chiến lược
Đối lập là phương cách đấu tranh nghị trường bởi thế cần có tổ chức và có chiến lược đối lập. Chưa có đối lập nỗ lực thay đổi từ bên ngoài chỉ là đối kháng. Đọc tiếp »
Theo Diễn Đàn Thế Kỷ
Hoàng Cầm – Vào Xuân
Chủ Nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2016
Đi vào nẻo xuân
Gặp đường lụa đỏ
Ai chờ em đó
Mà hoa trắng ngần
Đi vào thanh tân
Như về quê ngoại
Lúa hương đồng gần
Đương thì con gái
Hẹn cưới phân vân
Em nhìn mê mải
Chuồn ngô ngủ mãi
Bờ ao cúc tần
Khép tà áo mới
Em vào đêm xuân.
Hoàng Cầm
Trung Thu – Chơi Núi
Chủ Nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2016
Một ngày vào núi rong chơi
Bỏ nhà đi trốn theo lời cỏ cây
Ngó vào chỉ một ta đây
Ngó ra cây dại một bầy hoang vu
Tiếng rừng muôn thuở êm ru
Tiếng lòng ta dội ù ù hắt hiu
Nắng tràn giọt giọt trong veo
Dòng thiên thu nước cô liêu về trời
Lá khô rụng chẳng ai mời
Bầy chim rúc rích vẽ vời tiệc hoa
Hình như mình đã đi xa?
Hình như mình chẳng bước ra khỏi mình
Buồn buồn bẻ nhánh cây chơi
Quên quên nhớ nhớ chuyện người chuyện ta
Buồn buồn khe khẽ ngâm nga
Buồn buồn thiếp giấc xa hoa mộng đầy
Ô hay đã hết một ngày
Đứng lên ta hỏi ủa đây vẫn rừng?
Hoàng hôn vây bủa trùng trùng
Núi non vẫn thế ngập ngừng không thưa
Một ngày như thế đủ chưa?
Thưa rằng đã đủ đã vừa phiêu diêu
Bóng mình bóng núi xiêu xiêu
Chân theo dốc xuống hồn neo lại rừng
Vẫy tay gởi lại nụ buồn
Nhặt về hòn đá xanh nguồn ủi an
Một ngày ta đã thênh thang
Núi âu yếm cúi ôm choàng bóng ta…
2/2016
Tâm Thanh – Ðám Mây Bên Kia Hồ Mjosea
Chủ Nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2016
Tôi không dám nhìn lâu vào đôi mắt khẩn khoản của Gunnar. Tôi phải nhìn sang bên kia hồ Mjoesa, nơi có dẫy núi phủ mây trắng, dường như quanh năm; nơi mỗi lần có điều khó nghĩ tôi thường nhìn sang, dù đó là điều khó nghĩ của đứa bé bảy tuổi không biết viết thư cho Ông Già No-en phải gián tem bao nhiêu, có bớt giá cho con nít không hay điều khó nghĩ của một đứa con gái dậy thì nên mua cái áo hở ngực tới đâu, và giờ đây phải trả lời với người yêu ra sao. Gunnar tình cờ ngồi đúng cái ghế da mà ba tôi ngồi hôm đó, và tôi thì lại tình cờ ngồi đúng cái ghế da chị Lên ngồi, cái hôm kỳ cục đó.
Chị Lên là con lớn của dì Hoa, em ruột mẹ tôi. Chị có thân hình như một nữ lực sĩ bơi lội. Mỗi lần chị theo dì Hoa, cậu Dựng tới thăm gia đình tôi, chị thường “chào” tôi bằng cách nâng tôi lên trời ba lần. “Nữa đi!” tôi cười khanh khách nói. Và chị tung ba lần nữa. Sau đó chị lên phòng khách ngồi nói chuyện với ba trong khi mẹ và dì Hoa vào thẳng bếp chuyện trò và nấu phở. Những người khác, như cậu Dựng và mấy anh chị lớn, ngồi trong phòng TV nói chuyện, uống bia, uống nước ngọt, trước cái tivi mở không. Tôi nhảy vào lòng chị Lên, hóng chuyện, mặc dù không hiểu lắm ba và chị Lên nói gì. Thì thường là chuyện học hành và tập aerobic của chị Lên, chuyện báo đăng chó sói ăn thịt cừu, chuyện một tên cướp ngớ ngẩn, đánh cắp bưu điện để người ta tóm cổ tại chỗ. Có lần hai người tranh luận con bò có răng hay không, ba nói bò không răng, chị Lên nói có răng… Tôi thầm đồng ý với chị Lên rằng con bò có răng mới gặm cỏ được, nhưng tôi im lặng, nghe sau lưng thân hình nẩy nở và rắn chắc của chị, khác hẳn thân hình nhỏ và mềm của mẹ. Trong số những người bà con bên mẹ tôi, ba tôi không thích nói chuyện với ai cả; ba chê họ nói tiếng Na-uy dở quá, mà lại hay nói to, điếc cả tai; ba chỉ thích nói chuyện với chị Lên. Tôi để ý lúc nói chuyện với chị, ba tươi tỉnh khác thường. Chị Lên hay vuốt tóc khiến tôi buồn ngủ, tai lơ mơ nghe tiếng nói đều đều của hai người xen kẽ với tiếng cười vang trong lồng ngực to của chị Lên.
Ngô Nguyên Dũng – Chữ Hạnh
Chủ Nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2016
Người đàn ông trẻ đón ông Lâm Định ở phi trường nội địa thành phố D. đưa tay bắt, miệng cười vồn vã:
– Chào mừng giáo sư Lâm Định. Tôi là Andreas Moretti, người thường xuyên liên lạc với ông từ nhiều tháng qua. Ông vẫn khoẻ? Chuyến bay thoải mái, không có gì trở ngại chứ, thưa giáo sư?
Ông Lâm tươi mặt, cố nén cái đau đằm đằm vạch đường chữ thập trên phiến lưng:
– Rất hân hạnh được gặp anh. Tôi xin có lời khen ngợi, dấu giọng Việt ngữ của anh vô cùng tài hoa, hiếm người Âu tây đạt được trình độ như vậy.
Ngô Nhân Dụng – Xứ Ấn Độ đầy mâu thuẫn
Thứ Bảy, ngày 27 tháng 2 năm 2016
“Ấn Độ là một quốc gia chứa mâu thuẫn.” Bình thường, nói như vậy đã là cố giảm bớt những xung khắc bên trong xứ sở của hơn một tỷ người này. Nói “Ấn Độ là một khối mâu thuẫn khổng lồ” nghe sát sự thật hơn. Nhưng vẫn chưa nói chính xác đúng thực tế khối mâu thuẫn đó như thế nào. Cần thêm mấy chữ cho rõ nghĩa: “Ấn Độ là một khối mâu thuẫn khổng lồ luôn luôn đe dọa bùng nổ.”
Một người đến xứ Ấn Độ vào tháng Hai năm 2016 phải liên tiếp đọc hai tin tức lớn đầy các báo, đài. Tin nóng bỏng nhất là những người thuộc đẳng cấp Jat tại Tiểu bang Haryana biểu tình bạo động, họ đạt được mục đích chính trị sau khi làm 28 người chết và hơn 200 người bị thương. Tin nổi bật thứ hai là Thủ tướng Narendra Modi mới phát động phong trào “Làm tại Ấn Độ” (Made in India) trước khi công bố ngân sách quốc gia cho tài khóa tới, với mục đích thúc đẩy Ấn Độ phát triển các công nghiệp chế tạo, biến xứ Ấn Độ thành một “cơ xưởng của thế giới,” vai trò mà Trung Quốc đã chiếm giữ từ thập niên 1980 cho tới gần đây.
Hồ Như – Một Ngày
Chủ Nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2016
Nhu mở mắt. Tiếng chuông báo thức xen chói chang vào tiếng nhạc cũng từ chiếc đồng hồ. Cô xoay người, với tay tắt đi tiếng động khó chịu. Cơn mơ vừa mới đó còn rất thật vội vàng tan đi. Nhắm mắt lại, Nhu tự hỏi mình đang mơ gì nhỉ? Những hình ảnh mù mờ không rõ nét, tiếng động đã lẩn vào tiềm thức. Nhu ít khi nhớ những giấc mơ của mình, trừ khi giấc mơ có một ấn tượng rất mạnh với cô. Chẳng hạn, trong bao giấc mơ của đêm qua, cho ngay đến lúc Nhu mở mắt, cô đã quên hết, chỉ nhớ rằng: có một giấc mơ về Minh. Ngay trong giấc mơ, nhìn thấy Minh (hay đúng hơn hình ảnh Minh trong trí nhớ) cũng đủ cho tất cả tế bào trong Nhu run lên và thì thầm: Minh kìa, Minh kìa…
Những ngón tay ủ dưới chăn của Nhu nắm lại. Vâng, chỉ là giấc mơ thôi. Như thế Nhu có quyền mặc sức nhớ lại, đắm mình vào những hồi tưởng. Chỉ là giấc mơ, nên Nhu không phải cố gắng chống chọi với chính mình để làm ra vẻ thản nhiên. Chỉ là giấc mơ thôi, và Nhu không cần phải sợ rằng cuộc sống lặng lẽ của cô bây giờ sẽ bị xao động, rằng cô sẽ không còn làm chủ được chính mình, nụ cười và nước mắt của mình. Chỉ là giấc mơ, đêm đã qua, một ngày đang bắt đầu. Mùa xuân đã đến chưa? Ngoài khung cửa sổ, sao không có tiếng chim hót, tiếng lá reo? Sao không có vạt nắng nào nhảy chân sáo vào phòng gọi Nhu thức dậy? Mùa xuân chưa đến, hay đến rồi và bỏ quên mất Nhu, như bao giờ.
Nhu ngồi dậy. Hai tay vòng qua gối, úp mặt vào đầu gối. Mái tóc xõa xuống chung quanh như một tấm khăn choàng, thoang thoảng mùi thơm. Những lọc tóc mềm rối len qua kẽ tay, như muốn chia xẻ, muốn an ủi. Nhu không khóc đâu. Có gì mà khóc? Chỉ là cơn mơ, chút xao động đầu ngày.